PCCC: KHI NÀO CẦN BẢO TRÌ HỆ THỐNG PCCC

By Phòng Cháy Bmc, 12/11/19

KHI NÀO CẦN BẢO TRÌ HỆ THỐNG PCCC

Khi nào cần bảo trì hệ thống báo cháy tự động?

Để biết khi nào cần bảo trì hệ thống báo cháy tự động là vấn đề khó có giải đáp, mọi người vẫn là theo cách đó là cứ khi nào hệ thống bị hỏng, có sự cố thì mới gọi nhà cung cấp dịnh vụ PCCC đến để bảo trì. Làm như vậy sẽ bị thụ động, không đáp ứng được các điều kiện sẵn sàng bảo vệ của hệ thống mà theo luật đã quy định là hệ thống phải đảm bảo luôn trong trạng thái sẵn sàng làm việc. Theo TCVN 3890 về bảo trì bảo dưỡng hệ thống PCCC, các hệ thống phòng cháy phải được bảo trì định kỳ 6 tháng 1 lần. Việc bảo trì bảo dưỡng là việc làm thường xuyên và liên tục chứ không phải là cứ khi có sự cố mới làm, đấy không phải là bảo trì bảo dưỡng ,mà là khắc phục sự cố.

Hệ thống PCCC tự động

Hệ thống cảnh báo PCCC

Các bộ phận chính của hệ thống báo cháy tự động:

  1. Hệ thống báo cháy tự động (Automatic fire alarm system): hệ thống tự động phát hiện và thông báo địa điểm cháy.
    1. Hệ thống báo cháy thông thường (Conventional fire alarm system): hệ thống báo cháy tự động không có chức năng thông báo địa chỉ của từng đầu báo cháy.
    2. Hệ thống báo cháy địa chỉ (Addressable fire alarm system): hệ thống báo cháy tự động có chức năng thông báo địa chỉ của từng đầu báo cháy.
    3. Hệ thống báo cháy thông minh (Intelligent fire alarm system): hệ thống báo cháy tự động ngoài chức năng báo cháy thường và địa chỉ còn có thể đo được một số thông số về cháy của khu vực nơi lắp đặt báo cháy như nhiệt độ, nồng độ khói hoặc/và tự động thay đổi ngưỡng tác động của đầu báo cháy theo yêu cầu của nhà thiết kế và lắp đặt.
  2. Đầu báo cháy tự động (Automatic fire detector): Thiết bị tự động nhạy cảm với các hiện tượng kèm theo sự cháy (sự tăng nhiệt độ, tỏa khói, phát sáng) và truyền tín hiệu thích hợp đến trung tâm báo cháy.
    1. Đầu báo cháy nhiệt (Heat detector): Đầu báo cháy tự động nhạy cảm với sự gia tăng nhiệt độ của môi trường nơi lắp đặt đầu báo cháy.
      1. Đầu báo cháy nhiệt cố định (Fixed Temperature Heat detector): Đầu báo cháy nhiệt, tác động khi nhiệt độ tại vị trí lắp đặt đầu báo cháy đạt đến giá trị xác định trước.
      2. Đầu báo cháy nhiệt gia tăng (Rate-of-rise heat detector): Đầu báo cháy nhiệt tác động khi nhiệt độ tại vị trí lắp đặt đầu báo cháy có vận tốc gia tăng đạt đến giá trị xác định.
      3. Đầu báo cháy nhiệt kiểu dây (Line-type heat detector): Đầu báo cháy nhiệt có cấu tạo dạng dây hoặc ống nhỏ
    2. Đầu báo cháy khói (Smoke detector): Đầu báo cháy tự động nhạy cảm với các tác động của khói tạo bởi các hạt rắn hoặc lỏng sinh ra từ quá trình cháy và/hoặc do phân hủy nhiệt.
      1. Đầu báo cháy khói ion hóa (Ionization smoke detector): Đầu báo cháy khói nhạy cảm với các sprinkler được sinh ra khi cháy có khả năng tác động tới các dòng ion hóa bên trong đầu báo cháy
      2. Đầu báo cháy khói quang điện (Photoelectric smoke detector): Đầu báo cháy khói nhạy cảm với các sprinkler được sinh ra khi cháy có khả năng ảnh hưởng đến sự hấp thụ bức xạ hay tán xạ trong vùng hồng ngoại và/hoặc vùng cực tím của phổ điện từ.
      3. Đầu báo cháy khói quang học (Optical smoke detector)
      4. Đầu báo cháy khói tia chiếu (Projected beam-type smoke detector): Đầu báo cháy khói gồm hai bộ phận là đầu phát tia sáng và đầu thu tia sáng, sẽ tác động khi ở khoảng giữa đầu phát và đầu thu xuất hiện khói.
    3. Đầu báo cháy lửa (Flame detector): Đầu báo cháy tự động nhạy cảm với sự bức xạ của lửa.
    4. Đầu báo cháy tự kiểm tra (Automactic Testing Function Detector – ATF): Đầu báo cháy có chức năng tự động kiểm tra các tính năng của nó để truyền về trung tâm báo cháy.
    5. Đầu báo cháy hỗn hợp (Combined detector): Đầu báo cháy tự động nhạy cảm với ít nhất 2 hiện tượng kèm theo sự cháy.
  3. Hộp nút nhấn báo cháy (Manual call point): Thiết bị thực hiện việc báo cháy ban đầu bằng tay.
  4. Nguồn điện (Electrical power supply): Thiết bị cấp năng lượng điện cho hệ thống báo cháy.
  5. Các bộ phận liên kết  (Conjunctive devices): Gồm các linh kiện, hệ thống cáp và dây dẫn tín hiệu, các bộ phận tạo thành tuyến liên kết với nhau giữa các thiết bị của hệ thống báo cháy.
  6. Trung tâm báo cháy (Fire alarm control panel): Thiết bị cung cấp năng lượng cho các đầu báo cháy tự động và thực hiện chức năng sau đây
    1. Nhận tín hiệu từ đầu báo cháy tự động và phát tín hiệu báo động cháy chỉ thị nơi xảy ra cháy.
    2. Có thể truyền tín hiệu phát hiện cháy qua thiết bị truyền tín hiệu đến nơi nhận tin báo cháy hoặc/và đến các thiết bị phòng cháy, chữa cháy tự động.
    3. Kiểm tra sự làm việc bình thường của hệ thống, chỉ thị sự cố của hệ thống như đứt dây, chập mạch…
    4. Có thể tự động điều khiển sự hoạt động của các thiết bị ngoại vi khác.

Bảo trì bảo dưỡng là kiểm tra trạng thái làm việc, thay thế sửa chữa các thiết bị hư hỏng sự cố và lau chùi, vệ sinh, làm sạch các thiết bị. Trong hệ thống báo cháy, việc khó khăn nhất đó là hệ thống đường dây nguồn và dây tín hiệu, nếu trong thi công không có khoa học, việc bảo trì sửa chữa rất khó khăn. Các đầu báo cần được làm sạch để chúng không bị nhiễu khi có sự cố có thể nhanh chóng phát hiện ra.

Một số yêu cầu khi bảo trì bảo dưỡng hệ thống báo cháy tự động:

  1. Trung tâm báo cháy tự động, một số yêu cầu chính: phải có chức năng tự động kiểm tra tín hiệu từ các kênh báo về để loại trừ các tín hiệu báo cháy giả. Tín hiệu âm thanh khi báo cháy và báo sự cố phải khác nhau.
  2. Đầu báo cháy tự động:
    1. Thời gian tác động: Đầu báo nhiệt không quá 120 giây. đầu báo khói không quá 30 giây, đầu báo lửa không quá 5 giây.
    2. Ngưỡng tác động: Đầu báo nhiệt từ 400C đến 1700C, Đầu báo khói Độ che mờ do khói*: Từ 5 đến 20%/m đối với đầu báo cháy khói thông thường và từ 20 đến 70% trên khoảng cách giữa đầu phát và đầu thu của đầu báo khói tia chiếu. Ngọn lửa trần cao 15mm, cách đầu báo cháy 3m.
    3. Các đầu báo cháy phải có đèn chỉ thị khi tác động. Trường hợp đầu báo cháy tự động không có đèn chỉ thị khi tác động thì đế đầu báo cháy tự động phải có đèn báo thay thế. Đối với đầu báo cháy không dây (đàu báo cháy vô tuyến và đầu báo cháy tại chỗ), ngoài đèn chỉ thị khi tác động còn phải có đèn báo về tình trạng của nguồn cấp.

PCCC: Khách hàng khi liên hệ với chúng tôi chủ yếu là về vấn đề sửa chữa các thiết bị hư hỏng, không hoạt động bình thường, hay nói cách khác là hỏng mới sửa, như vậy là cách làm chưa khoa học.

Để đạt được hiệu quả cao khi sử dụng các hệ thống PCCC, hệ thống báo cháy chữa cháy tự động, chúng ta cần phải có kế hoạch bảo trì bảo dưỡng định kỳ và kiểm tra trạng thái hoạt động. Và hãy quên đi suy nghĩ là chỉ khi gặp sự cố mới tìm nhà cung cấp dịch vụ PCCC để khắc phục.

Chúng ta hãy chủ động mọi lúc mọi nơi nhằm đảm bảo an toàn cho tất cả các hoạt động của cơ sở, doanh nghiệp của mình.

Bài viết nổi bật

THI CÔNG PCCC KHU CÔNG NGHIỆP TẠI VĨNH PHÚC

05/09/23

THI CÔNG PCCC KHU CÔNG NGHIỆP TẠI VĨNH PHÚC

Thi công Phòng cháy chữa cháy (PCCC) là một phần quan trọng trong quá trình đảm bảo an toàn cho các khu công nghiệp, đảm bảo tính mạng và tài sản của cả người lao động và doanh nghiệp. Tỉnh Vĩnh Phúc, nằm ở phía Bắc Việt Nam, cũng không ngoại lệ khi tập trung […]

Đọc tiếp
Nhà Thầu Thi Công PCCC Chuyên Nghiệp Bảo Minh – Giải Pháp An Toàn Cho Mọi Công Trình

08/08/23

Nhà Thầu Thi Công PCCC Chuyên Nghiệp Bảo Minh – Giải Pháp An Toàn Cho Mọi Công Trình

Hiện nay, việc lựa chọn một Nhà thầu thi công pccc chuyên nghiệp là một yếu tố quan trọng. Với Bảo Minh, một đơn vị hàng đầu trong lĩnh vực thiết kế, thẩm duyệt, thi công, nghiệm thu PCCC, Bạn sẽ hoàn yên tâm nhận được dịch vụ chất lượng cao và uy tín, chuyên […]

Đọc tiếp
THI CÔNG PCCC CHUYÊN NGHIỆP UY TÍN HÀNG ĐẦU HÀ NỘI

27/07/23

THI CÔNG PCCC CHUYÊN NGHIỆP UY TÍN HÀNG ĐẦU HÀ NỘI

Dịch vụ thi công PCCC Bạn đang tìm kiếm dịch vụ thi công PCCC chuyên nghiệp và đáng tin cậy? Chúng tôi tự hào giới thiệu đến bạn dịch vụ thi công hệ thống PCCC Hà Nội và toàn quốc hàng đầu, đảm bảo mang đến giải pháp an toàn cháy nổ tối ưu cho […]

Đọc tiếp

LIÊN HỆ PCCC BMC

Văn phòng

Tầng 11, Tòa nhà VEAM
Phú Thượng, Tây Hồ, Hà Nội


Kết nối với chúng tôi