PCCC BÁO CHÁY HOCHIKI

Báo cháy Hochiki là sản phẩm cao cấp phổ biến trên thị trường. Hochiki Corporation là tập đoàn hàng đầu thế giới về thiết bị phòng cháy chữa cháy. Được thành lập tại Nhật Bản vào năm 1918. Hiện nay Hochiki có 18 công ty con trên toàn thế giới.

Tổng quan:

Hochiki là nhà cung cấp đầu báo khói chất lượng cho ngành báo cháy. Nhiều khách hàng của họ là các công ty nổi tiếng như Simplex (hơn 20 năm), Silent Knight (hơn 20 năm), Radionics, Bosch, Potter, Napco và Fike. Những mối quan hệ lâu dài này không phải ngẫu nhiên – đó là do Hochiki cung cấp chất lượng tay nghề cao nhất với giá cả cạnh tranh. Chất lượng là “được xây dựng trong”Chỉ sử dụng những nguyên liệu thô tốt nhất và thiết bị sản xuất và kiểm tra tự động tiên tiến nhất có sẵn ở bất cứ đâu.  

Hệ thống PCCC cao cấp

Các quy trình vận hành nội bộ của Hochiki đều theo tiêu chuẩn ISO 9001, tiêu chuẩn cao nhất và được công nhận nhất trong ngành. Và theo yêu cầu đối với Hoa Kỳ và các thị trường quốc tế khác, sản phẩm của họ được liệt kê và phê duyệt bởi các cơ quan được công nhận như Phòng thí nghiệm Underwriters và Factory Mutual.

Với việc nhiều công ty chuyển phần lớn hoạt động sản xuất ra nước ngoài, Nó đã tăng nhân viên sản xuất lên hơn 150% và bổ sung thêm hai dây chuyền lắp ráp mạch in gắn trên bề mặt tự động mới vào hoạt động của mình. Hochiki tin rằng bí mật của độ tin cậy là kiểm soát quá trình sản xuất từng bước; kiểm tra, thử nghiệm và kiểm tra lại mọi thứ mà nó tạo ra trong suốt quá trình sản xuất.

Báo cháy Hochiki thậm chí còn tăng thêm giá trị cho các sản phẩm của mình bằng cách cung cấp năng lượng cho mọi thiết bị mà họ tạo ra trước khi đưa nó đi kiểm tra chấp nhận lần cuối. Hochiki cũng cung cấp hỗ trợ kỹ thuật và sau khi đưa ra thị trường và đào tạo kỹ thuật để đảm bảo rằng các sản phẩm của họ được sử dụng đúng cách và có trách nhiệm.

Sản phẩm PCCC cao cấp đến từ Nhật Bản


Hochiki đã thành lập một bộ phận ngăn chặn đám cháy vào năm 2013 và đã đạt được thành công to lớn với hệ thống dập tắt lửa nhà bếp.,Cùng với hệ thống phát hiện khói lấy mẫu không khí có độ nhạy cao của họ. Hochiki không ngừng tiến về phía trước và nhìn về tương lai; cho bạn và khách hàng của bạn.

Tại sao Hochiki ? Nói một cách đơn giản, Hochiki cung cấp hệ thống báo cháy và dập lửa đáng tin cậy và cạnh tranh nhất các sản phẩm có sẵn hôm nay. 

PCCC Bảo Minh cung cấp các sản phẩm PCCC Hochiki cho các dự án của mình. Các dự án mong muốn có độ bền và tin cậy cao trong công tác an toàn phòng cháy chữa cháy.

Lắp đặt hệ thống báo cháy tự động (thi công hệ thống PCCC tự động)

Lắp đặt hệ thống báo cháy tự động (thi công hệ thống PCCC tự động)

Lắp đặt hệ thống báo cháy tự động

Lắp đặt hệ thống báo cháy tự động

Quy trình lắp đặt hệ thống báo cháy tự động
Hệ thống báo cháy tự động là hệ thống tập hợp các thiết bị có nhiệm vụ và báo động khi có cháy xẩy ra. Việc phát hiện ra tín hiệu cháy có thể được thực hiện tự động bởi các thiết bị hoặc do tác động trực tiếp từ con người và nhất thiết phải hoạt động 24/24h.

I. TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG

(thi công hệ thống PCCC tự động)

Các thành phần tiêu biểu của hệ thống báo cháy.

– Trung tâm báo cháy : được thiết kế dạng tủ bao gồm các thành phần chính như mainboard điều khiển, các module, một biến thế và 01 battery

– Thiết bị đầu vào gồm có đầu báo khói, đầu báo nhiệt, báo ga, báo lửa và nút nhấn khẩn.

– Thiết bị đầu ra : Bảng hiển thị phụ (bàn phím ), chuông báo động, còi báo động, đèn báo động, đèn exit, bộ quay điện thoại tự động…

quy trinh lap dat he thong bao chay tu dong

– Nguyên lý hoạt động của hệ thống báo cháy là một quy trình khép kín, khi có hiện tượng về sự cháy như : nhiệt độ tăng đột ngột, sự xuất hiện của khói hoặc các tia lửa…các tín hiệu đầu báo nhận và truyền tín hiệu về trung tâm báo cháy. Tại đây trung tâm sẽ xử lý tin nhận được và xác định vị trí xảy ra sự cố thông qua các Zone và truyền thông tin đến các thiết bị đầu ra như bảng hiện thị phụ, chuông, còi, đèn…Các thiết bị sẽ phát tín hiện như âm thanh, ánh sáng để mọi người phát hiện ra khu vực xảy ra sự cố.

Lắp đặt hệ thống báo cháy tự động

Lắp đặt hệ thống báo cháy tự động

I. QUY TRÌNH THI CÔNG HỆ THỐNG.

(thi công hệ thống PCCC tự động)

Lập phương án thi công làm hồ sơ thẩm duyệt tại cơ quan chức năng:

1. Đi dây cáp tín hiệu:
– Thực hiện đi dây tất cả các vị trí đặt đầu báo khẩn, vị trí đặt trung tâm báo cháy. Các đường dây phải được lắp đặt có thẩm mỹ và đạt tiêu chuẩn về an toàn. Dây phải được luồn trong ống luồn dây để đảm bảo độ bền và tính an toàn cho hệ thống

2. Đo điện trở.
– Tiến hành đo điện trở cách điện cho hệ thống dây đã lắp đặt đảm bảo đúng các thông số kỹ thuật, đảm bảo tiêu chuẩn và an toàn cho hệ thống.

3. Quy tắc lắp đặt thiết bị.

– Lắp đặt và cài đặt tủ trung tâm : Đây là thiết bị quan trọng nhất trong hệ thống, nó quyết định đến chất lượng của hệ thống. Là thiết bị cung cấp năng lượng cho các đầu báo tự động có khả năng nhận và xử lý tín hiệu báo cháy từ các đầu báo cháy tự động hoặc tín hiệu sự cố kỹ thuật. Trong các trường hợp cần thiết có thể truyền tín hiệu đến các nơi báo cháy. Có khả năng kiểm tra hoạt động của hệ thống, chỉ thị sự cố của hệ thống như đứt dây, chập mach…

– Đầu báo khói : Được lắp đặt với chức năng giám sát trực tiếp các hoạt động, dấu hiệu khói, cháy báo về trung tâm để xử lý. Thời gian đầu báo khói nhận và truyền tín hiệu không quá 30s. Mật độ môi trường là 15% – 20% nếu nồng độ khói trong môi trường lớn hơn ngưỡng cho phép (15% – 20%) thì thiết bị sẽ phát tín hiệu báo động về tủ trung tâm để xử lý sự cố.

– Công tắc khẩn : Được lắp đặt tại các nơi dễ thấy như hành lang, cửa ra vào, cầu thang để dễ sử dụng khi cần thiết. Thiết bị này cho phép người sử dụng chủ động truyển thông tin báo cháy bằng cách nhấn hoặc kéo công tắc khẩn để báo động khẩn cấp cho mọi người đang trong khu vực xảy ra sự cố phát hiện và xử lý.

– Còi báo cháy : Được lắp đặt tại phòng bảo vệ, cầu thang hoặc nơi đông người…nhằm báo động cho những người xung quanh biết và xử lý sự cố kịp thời.

Lắp đặt hệ thống báo cháy tự động

Lắp đặt hệ thống báo cháy tự động pccc

Lắp đặt hệ thống báo cháy tự động pccc

4. Kiểm tra và chạy thử.

a. Kiểm tra hoạt động của tủ trung tâm ;

– Kiểm tra đèn báo pha : để test xem nguồn 3 pha vào có bị mất pha không

– Đèn báo quá tải: để test xem máy bơm có bị quá nhiệt hay quá tải không

– Kiểm tra đồng hồ volt, ampe: xem giá trị điện áp nguồn vào có đủ không

– Kiểm tra chế độ hoạt động của tủ ( luôn ở chế độ auto )

– Kiểm tra CB tổng + CB điều khiển máy bơm : xem các CB có sự cố khác thường không , CB luôn ở trạng thái ON

– Rơle trung gian + Delay timer: test xem các tiếp điểm có đóng ngắt tốt không

– Kiểm tra bộ sạc bình tự động : giá trị điện áp AC vào và nguồn DC ra bình.

b. Đưa toàn bộ hệ thống vào chạy thử.

– Sau khi hệ thống chạy thử sẽ test điểm các đầu báo khói để kiểm soát và làm quen tình trạng hoạt động của hệ thống.

– Bàn giao và hướng dẫn lại cho nhân viên phụ trách tại đơn vị để quản lý và kiểm soát toàn bộ hệ thống.

III. KẾT QUẢ

(thi công hệ thống PCCC tự động)

– Sau khi triển khai và hoàn thiện hệ thống Công ty Phòng cháy Bảo Minh sẽ bàn giao toàn bộ hồ sơ, chứng nhận đủ điều kiện an toàn PCCC cho đơn vị và tiến hành làm biên bản bàn giao hệ thống.

– Các thiết bị hệ thống mới được bảo hành miễn phí 01 năm kể từ ngày ký biên bản bàn giao.

Lắp đặt hệ thống báo cháy tự động

Hệ thống PCCC: Khi nào cần bảo trì

Hệ thống PCCC: KHI NÀO CẦN BẢO TRÌ HỆ THỐNG PCCC

Last updated 2017-12-26

Khi nào cần bảo trì hệ thống báo cháy tự động?

Hệ thống PCCC

Để biết khi nào cần bảo trì hệ thống báo cháy tự động là vấn đề khó có giải đáp, mọi người vẫn là theo cách đó là cứ khi nào hệ thống bị hỏng, có sự cố thì mới gọi nhà cung cấp dịnh vụ PCCC đến để bảo trì. Làm như vậy sẽ bị thụ động, không đáp ứng được các điều kiện sẵn sàng bảo vệ của hệ thống mà theo luật đã quy định là hệ thống phải đảm bảo luôn trong trạng thái sẵn sàng làm việc. Theo TCVN 3890 về bảo trì bảo dưỡng hệ thống PCCC, các hệ thống PCCC phải được bảo trì định kỳ 6 tháng 1 lần. Việc bảo trì bảo dưỡng là việc làm thường xuyên và liên tục chứ không phải là cứ khi có sự cố mới làm, đấy không phải là bảo trì bảo dưỡng ,mà là khắc phục sự cố.

Hệ thống PCCC

Các bộ phận chính của hệ thống báo cháy tự động:

  1. Hệ thống báo cháy tự động (Automatic fire alarm system): hệ thống tự động phát hiện và thông báo địa điểm cháy.
    1. Hệ thống báo cháy thông thường (Conventional fire alarm system): hệ thống báo cháy tự động không có chức năng thông báo địa chỉ của từng đầu báo cháy.
    2. Hệ thống báo cháy địa chỉ (Addressable fire alarm system): hệ thống báo cháy tự động có chức năng thông báo địa chỉ của từng đầu báo cháy.
    3. Hệ thống báo cháy thông minh (Intelligent fire alarm system): hệ thống báo cháy tự động ngoài chức năng báo cháy thường và địa chỉ còn có thể đo được một số thông số về cháy của khu vực nơi lắp đặt báo cháy như nhiệt độ, nồng độ khói hoặc/và tự động thay đổi ngưỡng tác động của đầu báo cháy theo yêu cầu của nhà thiết kế và lắp đặt.
  2. Đầu báo cháy tự động (Automatic fire detector): Thiết bị tự động nhạy cảm với các hiện tượng kèm theo sự cháy (sự tăng nhiệt độ, tỏa khói, phát sáng) và truyền tín hiệu thích hợp đến trung tâm báo cháy.
    1. Đầu báo cháy nhiệt (Heat detector): Đầu báo cháy tự động nhạy cảm với sự gia tăng nhiệt độ của môi trường nơi lắp đặt đầu báo cháy.
      1. Đầu báo cháy nhiệt cố định (Fixed Temperature Heat detector): Đầu báo cháy nhiệt, tác động khi nhiệt độ tại vị trí lắp đặt đầu báo cháy đạt đến giá trị xác định trước.
      2. Đầu báo cháy nhiệt gia tăng (Rate-of-rise heat detector): Đầu báo cháy nhiệt tác động khi nhiệt độ tại vị trí lắp đặt đầu báo cháy có vận tốc gia tăng đạt đến giá trị xác định.
      3. Đầu báo cháy nhiệt kiểu dây (Line-type heat detector): Đầu báo cháy nhiệt có cấu tạo dạng dây hoặc ống nhỏ
    2. Đầu báo cháy khói (Smoke detector): Đầu báo cháy tự động nhạy cảm với các tác động của khói tạo bởi các hạt rắn hoặc lỏng sinh ra từ quá trình cháy và/hoặc do phân hủy nhiệt.
      1. Đầu báo cháy khói ion hóa (Ionization smoke detector): Đầu báo cháy khói nhạy cảm với các sprinkler được sinh ra khi cháy có khả năng tác động tới các dòng ion hóa bên trong đầu báo cháy
      2. Đầu báo cháy khói quang điện (Photoelectric smoke detector): Đầu báo cháy khói nhạy cảm với các sprinkler được sinh ra khi cháy có khả năng ảnh hưởng đến sự hấp thụ bức xạ hay tán xạ trong vùng hồng ngoại và/hoặc vùng cực tím của phổ điện từ.
      3. Đầu báo cháy khói quang học (Optical smoke detector)
      4. Đầu báo cháy khói tia chiếu (Projected beam-type smoke detector): Đầu báo cháy khói gồm hai bộ phận là đầu phát tia sáng và đầu thu tia sáng, sẽ tác động khi ở khoảng giữa đầu phát và đầu thu xuất hiện khói.
    3. Đầu báo cháy lửa (Flame detector): Đầu báo cháy tự động nhạy cảm với sự bức xạ của lửa.
    4. Đầu báo cháy tự kiểm tra (Automactic Testing Function Detector – ATF): Đầu báo cháy có chức năng tự động kiểm tra các tính năng của nó để truyền về trung tâm báo cháy.
    5. Đầu báo cháy hỗn hợp (Combined detector): Đầu báo cháy tự động nhạy cảm với ít nhất 2 hiện tượng kèm theo sự cháy.
  3. Hộp nút nhấn báo cháy (Manual call point): Thiết bị thực hiện việc báo cháy ban đầu bằng tay.
  4. Nguồn điện (Electrical power supply): Thiết bị cấp năng lượng điện cho hệ thống báo cháy.
  5. Các bộ phận liên kết  (Conjunctive devices): Gồm các linh kiện, hệ thống cáp và dây dẫn tín hiệu, các bộ phận tạo thành tuyến liên kết với nhau giữa các thiết bị của hệ thống báo cháy.
  6. Trung tâm báo cháy (Fire alarm control panel): Thiết bị cung cấp năng lượng cho các đầu báo cháy tự động và thực hiện chức năng sau đây
    1. Nhận tín hiệu từ đầu báo cháy tự động và phát tín hiệu báo động cháy chỉ thị nơi xảy ra cháy.
    2. Có thể truyền tín hiệu phát hiện cháy qua thiết bị truyền tín hiệu đến nơi nhận tin báo cháy hoặc/và đến các thiết bị phòng cháy, chữa cháy tự động.
    3. Kiểm tra sự làm việc bình thường của hệ thống, chỉ thị sự cố của hệ thống như đứt dây, chập mạch…
    4. Có thể tự động điều khiển sự hoạt động của các thiết bị ngoại vi khác.

Hệ thống PCCC

Bảo trì bảo dưỡng là kiểm tra trạng thái làm việc, thay thế sửa chữa các thiết bị hư hỏng sự cố và lau chùi, vệ sinh, làm sạch các thiết bị. Trong hệ thống báo cháy, việc khó khăn nhất đó là hệ thống đường dây nguồn và dây tín hiệu, nếu trong thi công không có khoa học, việc bảo trì sửa chữa rất khó khăn. Các đầu báo cần được làm sạch để chúng không bị nhiễu khi có sự cố có thể nhanh chóng phát hiện ra.

Một số yêu cầu khi bảo trì bảo dưỡng hệ thống báo cháy tự động:

  1. Trung tâm báo cháy tự động, một số yêu cầu chính: phải có chức năng tự động kiểm tra tín hiệu từ các kênh báo về để loại trừ các tín hiệu báo cháy giả. Tín hiệu âm thanh khi báo cháy và báo sự cố phải khác nhau.
  2. Đầu báo cháy tự động:
    1. Thời gian tác động: Đầu báo nhiệt không quá 120 giây. đầu báo khói không quá 30 giây, đầu báo lửa không quá 5 giây.
    2. Ngưỡng tác động: Đầu báo nhiệt từ 400C đến 1700C, Đầu báo khói Độ che mờ do khói*: Từ 5 đến 20%/m đối với đầu báo cháy khói thông thường và từ 20 đến 70% trên khoảng cách giữa đầu phát và đầu thu của đầu báo khói tia chiếu. Ngọn lửa trần cao 15mm, cách đầu báo cháy 3m.
    3. Các đầu báo cháy phải có đèn chỉ thị khi tác động. Trường hợp đầu báo cháy tự động không có đèn chỉ thị khi tác động thì đế đầu báo cháy tự động phải có đèn báo thay thế. Đối với đầu báo cháy không dây (đàu báo cháy vô tuyến và đầu báo cháy tại chỗ), ngoài đèn chỉ thị khi tác động còn phải có đèn báo về tình trạng của nguồn cấp.

Hệ thống PCCC

Khách hàng khi liên hệ với chúng tôi chủ yếu là về vấn đề sửa chữa các thiết bị hư hỏng, không hoạt động bình thường, hay nói cách khác là hỏng mới sửa, như vậy là cách làm chưa khoa học.

Để đạt được hiệu quả cao khi sử dụng các hệ thống PCCC, hệ thống báo cháy chữa cháy tự động, chúng ta cần phải có kế hoạch bảo trì bảo dưỡng định kỳ và kiểm tra trạng thái hoạt động. Và hãy quên đi suy nghĩ là chỉ khi gặp sự cố mới tìm nhà cung cấp dịch vụ PCCC để khắc phục.

Chúng ta hãy chủ động mọi lúc mọi nơi nhằm đảm bảo an toàn cho tất cả các hoạt động của cơ sở, doanh nghiệp của mình.

NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT TRONG CÔNG TÁC PCCC CHO NHÀ Ở, HỘ GIA ĐÌNH

Phòng cháy chữa cháy là công việc vô cùng quan trọng, hậu quả mà hỏa hoạn gây ra là những mất mát to lớn về người và tài sản, nếu không có biện pháp, giải pháp hiệu quả để phòng tránh, hạn chế kịp thời đám cháy xảy.

Đặc biệt trong tình hình hiện nay cháy, nổ diễn ra hết sức phức tạp đối với nhà ở, hộ gia đình. Nguyên nhân chủ yếu vẫn là do sự cố về điện và bất cẩn trong sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt như: tự ý câu, móc thêm các thiết bị tiêu thụ điện ngoài thiết kế ban đầu, đấu nối dây dẫn tự ý, không đảm bảo yêu cầu kỹ thuật điện, đường dây dẫn điện không được kiểm tra, thay thế kịp thời, không ngắt điện bàn là, tủ lạnh, máy vi tính… khi đun nấu không tắt bếp trước khi ra khỏi nhà.


Một số hình ảnh  gây ra cháy

Nhằm đảm bảo an toàn phòng cháy chữa cháy (PCCC) đối với nhà ở, hộ gia đình cần lưu ý một số nội dung sau:

1. Không để nhiều đồ dùng, hàng hóa dễ cháy nơi đun nấu. Không dự trữ xăng, dầu, khí đốt, khí dễ cháy nổ và các chất lỏng dễ cháy ở trong nhà gây mất an toàn phòng cháy chữa cháy.

2. Ô tô, xe máy và các phương tiện dụng cụ có xăng dầu, chất lỏng dễ cháy để trong nhà ở phải cách xa bếp đun nấu, nguồn sinh nhiệt. Thiết bị chứa, dẫn xăng, dầu… phải đảm bảo kín tránh dẫn đến cháy nổ, thiếu an toàn phòng cháy chữa cháy.

3. Hạn chế sử dụng gỗ, tấm nhựa, mút xốp… để ốp tường, trần, vách ngăn nhằm hạn chế cháy lan. Những vật liệu dễ bắt lửa gây ra nguy cơ cao đối với toà nhà, khu dân cư. Do đó, phải đảm bảo hệ thống phòng cháy chữa cháy hoạt động trơn tru và hiệu quả

4. Lắp thiết bị tự ngắt (Aptomat) cho hệ thống điện chung toàn nhà, từng tầng, từng nhánh và từng thiết bị điện tiêu thụ điện công suất lớn, không để hàng hóa dễ cháy gần hệ thống điện như: bóng điện, ổ cắm, cầu dao. Việc bố trí các thiết bị, hàng hoá nhằm tránh gây ra cháy nổ là một yêu cầu cơ bản của hệ thống phòng cháy chữa cháy.

5. Khi sử dụng bàn là, bếp điện, lò sấy phải có người trông coi, không để trẻ nhỏ, người già mắt kém, người bị tàn tật, người bị tâm thần sử dụng các thiết bị điện. Cần lưu ý, những thiết bị, dụng cụ dành cho các đối tượng này cần được tuỳ chỉnh cho phù hợp để đạt hiệu quả sử dụng cao, an toàn cháy nổ.`

6. Bố trí nơi thờ cúng hợp lý, tường phía đặt bàn thờ, trần phía trên ban thờ phải bằng vật liệu không cháy. Đèn, hương, nến phải đặt chắc chắn trên các vật không cháy, cách xa vật dễ cháy, hạn chế tối đa vàng mã, hương, nến để trên bàn thờ. Chỉ đốt đèn, nến, thắp hương khi có người lớn ở nhà trông coi. Khi đốt vàng mã phải trông coi, có che chắn tránh cháy lan hoặc bị gió cuốn tàn lửa gây cháy lan.

7. Khi sử dụng gas cần lưu ý: Khóa van bình gas trước, sau đó mới khóa van bếp, tránh trường hợp chỉ khóa van bếp mà quên khóa van bình gas. Khi ngửi thấy mùi khí ngay lập tức cảnh báo cho mọi thành viên trong gia đình biết, tuyệt đối không bật công tắc điện, hay bất cứ dụng cụ, thiết bị nào có phát sinh tia lửa mà nhanh chóng mở tất cả các cửa để thông gió; kiểm tra cụm van, bình gas, đường ống xác định vị trí rò rỉ bằng nước xà phòng. Cố định tạm thời vị trí rò rỉ hoặc tháo dây dẫn gas và mang bình ra nơi thoáng gió và thông báo cho nhà cung cấp gas hoặc đơn vị phòng cháy chữa cháy để xử lý

8. Trước khi rời khỏi nhà và trước khi đi ngủ phải tắt hết tất cả thiết bị điện không cần thiết.

9. Không lắp lồng sắt, lưới sắt ở lan can nhà cao tầng nên trang bị thang dây để thoát nạn khi cháy xảy ra.

10. Cửa có nhiều khóa nên sử dụng các loại khóa kiểu chìa khác nhau để dễ phân biệt khi mở và quy định nơi để chìa khóa dễ thấy, dễ lấy.

11. Nhà có trẻ nhỏ, người già, người tàn tật thì phải có nhiều biện pháp thoát nạn, cứu người phù hợp và không được khóa cửa phòng của những người nêu trên.

12. Chuẩn bị sẵn dụng cụ phá dỡ như búa, rìu, kiềm cộng lực để tạo lối thoát nạn. Không bố trí đồ vật cản trở đường lối, cửa thoát nạn.

13. Mỗi gia đình nên có dự kiến các tình huống thoát nạn khi có cháy xảy ra để thoát nạn an toàn khi cháy. Các thiết bị phòng cháy chữa cháy cơ bản cần được người dân chú ý, quan tâm. Trang bị dụng cụ chứa nước, xô thùng xách nước để vừa phục vụ sinh hoạt, vừa phục vụ chữa cháy, trang bị bình chữa cháy khí CO2 và bột khô, đồng thời hướng dẫn cho mọi người trong gia đình phải biết sử dụng thành thạo các dụng cụ chữa cháy đã được trang bị.

14. Khi xảy ra cháy tìm mọi cách báo cháy nhanh nhất cho mọi người xung quanh biết, gọi điện thoại cho lực lượng cảnh sát PCCC 114 đồng thời sử dụng phương tiện chữa cháy ban đầu cứu chữa. Hệ thống phòng cháy chữa cháy tại chỗ chỉ có thể hỗ trợ chữa cháy ban đầu, lực lượng chữa cháy chuyên nghiệp sẽ đảm bảo đám cháy được khống chế tốt.

(Theo CS PCCC)

BIÊN PHÁP QUY TRÌNH THI CÔNG LẮP ĐẶT PCCC

Phòng chống cháy chữa cháy (PCCC) là một phần quan trọng của mọi công trình xây dựng. Tìm hiểu quy trình thi công lắp đặt PCCC và các biện pháp an toàn trong bài viết dưới đây.

Hệ thống PCCC của công trình, khu dân cư cần phải được chú trọng, bao gồm hệ thống báo cháy và hệ thống chữa cháy. Việc thi công cần phải được tiến hành thận trọng, đúng tiêu chuẩn và hiệu quả. Thi công hệ thống chữa cháy, báo cháy và thiết bị thoát nạn cần đồng bộ, đầy đủ

I. THUYẾT MINH BIỆN PHÁP, QUY TRÌNH THI CÔNG HỆ THỐNG PCCC

1.  HỆ THỐNG BÁO CHÁY TỰ ĐỘNG

a. Khái niệm chung về hệ thống báo cháy tự động.

Hệ thống báo cháy tự động là hệ thống thiết bị tự động phát tín hiệu cháy và thông báo khu vực cháy. Hệ thống báo cháy gồm các thiết bị:

  • Trung tâm báo cháy: Có hai loại là Tủ báo thường và tủ báo cháy địa chỉ
  • Đầu báo cháy: Khói, Nhiệt, Báo khói Tia chiếu Beam,….
  • Nút ấn báo cháy,
  • Chuông báo cháy,
  • Đèn báo cháy, đèn báo phòng
  • Modul điều khiển, Module giám sát, Module cách ly đối với hệ thống báo cháy địa chỉ
  • Dây cáp nguồn, cáp tín hiệu chống cháy
  • Ông gel PVC, ống kẽm bảo vệ dây dẫn, nguồn cung cấp.
 b. Nội dung Yêu cầu, thiết kế trang bị lắp đặt hệ thống báo cháy tuân theo QCVN 06:2022/BXD và TCVN 3890:2023 ; TCVN 5738 :2021
Yêu cầu thiết kế

– Thiết kế trung tâm báo cháy, nút ấn báo cháy bằng tay, chuông kết hợp đèn báo cháy, hệ thống dây dẫn liên kết tín hiệu.

-Số đầu báo cháy tự động lắp trên một kênh của hệ thống báo cháy phụ thuộc vào đặc tính kỹ thuật của trung tâm báo cháy tự động nhưng diện tích bảo vệ của mỗi kênh không lớn hơn 2 000 m2 đối với khu vực bảo vệ hở và 500 m2 đối với khu vực bảo vệ kín. Các đầu báo cháy tự động phải sử dụng theo yêu cầu kỹ thuật, tiêu chuẩn và tài liệu kỹ thuật của đầu báo cháy tự động do nhà sản xuất công bố và có tính đến điều kiện môi trường nơi cần bảo vệ.

-Tổng điện trở mỗi kênh liên lạc báo cháy không được lớn hơn 100Ω nhưng không được lớn hơn giá trị yêu cầu đối với từng loại trung tâm báo cháy.

-Số lượng đầu báo dựa vào tiêu chuẩn TCVN 5738:2021 và phải đảm bảo không vượt quá thông số trong catalog của hãng sản xuất.

-Số lượng đầu báo phải đảm bảo kiểm soát hết diện tích cần bảo vệ và phải đảm bảo khoảng cách giữa các đầu báo và khoảng cách giữa đầu báo đến tường đảm bảo theo tiêu chuẩn. Đối với đầu báo khói theo bảng 1 mục 6.13 tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5738:2021. Đối với đầu báo nhiệt theo bảng 2 mục 6.15.1 tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5738:2021.

 Yêu cầu lắp đặt

–  Dùng hệ thống báo cháy tự động để giám sát các khu vực của công trình,

–  Tại các khu vực của tào nhà: Sử dụng đầu báo cháy tự động kết hợp sử dụng hệ thống báo cháy bằng tay thông qua nút nhấn báo cháy được đặt đều trong các vị trí thuận tiện như hành lang thoát hiểm…

–  Tại khu vực văn phòng, dùng thiết bị báo cháy tự động (đầu báo cháy khói quang điện, đầu báo nhiệt gia tăng) kết hợp với báo cháy bằng tay, đảm bảo các khi xảy ra cháy tại bất cứ khu vực nào thì đám cháy đó cũng được phát hiện sớm và kịp thời.

–  Tín hiệu cháy được tủ trung tâm sử lý và phát tín hiệu thông qua hệ thống loa báo tại tủ trung tâm, hệ thống chuông và đèn báo cháy được lắp tại tất cả các khu vực thuận tiện cho con người quan sát và nhận thông tin nhanh nhất. Chuông và đèn báo cháy được lắp đặt cách trần nhà 40 cm và 50 cm để đảm bảo mỹ quan cho công trình đồng thời phát huy tối đa được tốc độ truyền âm thanh trong nhà xưởng cũng như toàn bộ công trình.

–  Các đầu báo khói, báo nhiệt được bố trí lắp đặt phù hợp với các tiêu chuẩn PCCC hiện hành của Việt Nam.

 Kết quả hình ảnh cho Các đầu báo khói, báo nhiệt được bố trí lắp đặt phù hợp với các tiêu chuẩn PCCC hiện hành của Việt Nam.

CHỨC NĂNG VÀ NHIỆM VỤ CỦA TỪNG THIẾT BỊ

i, Trung tâm xử lý chính :

Là bộ phận tạo thành tuyến liên kết với nhau giữa các thiết bị của hệ thống báo cháy tự động . Trung tâm xử lý tín hiệu báo cháy được đặt tại phòng kỹ thuật . Đây là một phần bộ phận chính , có nhiệm vụ nhận và xử lý các tín hiệu báo cháy , các tín hiệu sự cố kỹ thuật và hiển thị các thông tin về hệ thống báo cháy tự động.

  • Thường xuyên hoạt động suốt 24/24 giờ .
  • Trung tâm được cấp nguồn điện xoay chiều một pha 220V/50Hz , khi mất nguồn AC ( điện lưới ) hệ thống vẫn hoạt động bình thường nhờ có bộ nguồn dự phòng ( 24VDC ) bảo đảm hoạt động liên tục suốt ngày đêm .
  • Có chức năng kích hoạt máy bơm chữa cháy của hệ thống chữa cháy cấp nước vách tường và kích hoạt hoạt động của hệ thống chữa cháy tự động ( sprinkler System , CO2 , Extinguising System ) hay điều khiển thang máy .
  • Có chức năng truyền thông tin sự cố cháy và các thông tin chi tiết về trung tâm Cảnh Sát PCCC ( Monitoring Satation ) , qua đường dây điện thoại hoặc vô tuyến .

a)        Đầu báo khói của hệ thống báo cháy tự động

Đầu báo khói là thiết bị trực tiếp giữ vai trò giám sát , phát hiện dấu hiệu có khói xuất hiện và gửi tín hiệu về trung tâm xử lý . Thời gian tác động của các đầu báo khói không lớn hơn 30 giây . Mật độ khói của môi trường có tác dụng đến đầu báo khói từ 5% đến 20% .

b)        Đầu báo nhiệt gia tăng

Là loại đầu báo không cảm ứng khói . Nó sẽ cảm ứng hiện tượng bầu không khí xung quanh gia tăng nhiệt độ một cách đột ngột , khoảng  5oC / phút . Nó sẽ phát hiện tình trạng nhiệt độ không khí bất thường này và phát tín hiệu báo động gửi về trung tâm xử lý .

c)        Công tắc báo cháy khẩn cấp

Là loại thiết bị thực hiện việc báo cháy bằng tay khi có người phát hiện sự cố cháy , trong trường hợp khẩn cấp được lắp đặt tại những nơi thuận tiện để con người có thể dễ dàng nhìn thấy và tác động vào khi có sự cố .

d)        Chuông báo cháy

Khi xảy ra sự cố cháy , chuông sẽ báo động với cường độ 90ddB tại vị trí cách 1m , chuông báo cháy được đặt ở những nơi có người trực thường xuyên và nhiều người qua lại để thông báo và yêu cầu mọi người tham gia chữa cháy , thoát nạn .

e)        Nguồn điện

Để đảm bảo hệ thống báo cháy làm việc liên tục khi mất điện hoặc có cháy , ngoài nguồn điện chính xoay chiều ( AC ) lấy từ lưới điện quốc gia , trung tâm báo cháy được trang bị một bộ nguồn dự phòng nhằm đảm bảo cho hệ thống làm việc 24 giờ liên tục khi mất điện trong trạng thái giám sát bình thường và trong 3 giờ khi có sự cố cháy .

f)         Đèn chớp báo cháy

Đèn báo cháy được đặt trên cao cùng với chuông để thông báo cho người đang ở khu vực xung quanh biết được chính xác khu vực bị cháy . Điều này có ý nghĩa quan trọng , vì trong lúc bối rối do sự cố cháy , thì người sử dụng cần phân biệt rõ ràng vị trí nơi xảy ra sự cố để xử lý kịp thời .

g)        Các yếu tố liên kết

Gồm các linh kiện , hệ thống cáp và dây tín hiệu , các

  1. 3.  Biện pháp và quy trình thi công và lắp đặt thiết bị: 

–         Phân bổ vùng lắp đặt báo cháy: Thi công theo bản vẽ đã được thẩm duyệt về mặt PCCC.

Tủ trung tâm báo cháy (Fire Alarm Control Panel)

–         Khi xảy ra báo động cháy, nó sẽ xác định chính xác vị trí xảy ra cháy. Trung tâm báo cháy được lắp đặt trên tường không có nguy cơ cháy nổ, nơi có người thường trực thường xuyên, cách mặt sàn từ  0.8 mét đến 1.0 mét.

Chuông báo tự động ( Fire Alarm Bell)

–         Ở dọc các hành lang, nơi có số người thường qua lại, có thể lắp đặt chuông báo động, công tắt kéo khẩn (Full Station)( xem vùng đó là nơi công cộng theo NFPA 72E). Thiết bị báo động bằng âm thanh (chuông, loa..) có cường độ âm thanh lớn hơn 100db (ở khoảng cách 1m).

–         Là thiết bị báo động khi có cháy, đặt ở nơi có người trực thường xuyên và nơi có nhiều người qua lại nhằm thông báo di chuyển và yêu cầu mọi người có trách nhiệm tham gia chữa cháy.

–         Đặt tại cao độ 2.8 – 3.5m so với sàn nhà và được đặt bên chỗ đặt công tắc khẩn.

Đầu báo khói /nhiệt ( Smoke/ Heat Detector):

–         Trong các phòng riêng biệt được lắp các đầu báo khói loại ION chúng sẽ nhận biết được dấu hiệu cháy khi khói của đám cháy thâm nhập vào buồng cảm ứng của nó. Các đầu báo ở đây hoạt động với độ tin cậy cao, phù hợp cho môi trường có độ ẩm, nhiệt độ biến đổi mạnh, chống nhiễu cao. Các đầu báo khói được lắp đặt trên trần nhà tại các kho, phòng.

Công tắc kéo khẩn ( Pull Station)

–         Thiết bị này cho phép người sử dụng chủ động truyền tín hiệu báo cháy về trung tâm bằng cách kéo giật công tắc. Công tắc lắp đặt trên tường và các cấu kiện xây dựng ở độ cao 1.5m tính từ sàn nhà (TCVN 5738 – 1993). Ngoài ra, công tắc này cũng được kết nối với hệ thống chữa cháy (cấp nước vách tường, Spinkler..)

  4HỆ THỐNG LIÊN KẾT.        

–         Gồm các linh kiện ống, dây cáp, dây tín hiệu cùng các bộ phận tạo thành tuyến liên kết thống nhất giữa các thiết bị của hệ thống PCCC.

–          Cáp tín hiệu sử dụng loại cáp tín hiệu Cu/PVC chống nhiễu có tiết diện 2C x 1.5 mm² và loại 4C x 1.5 mm².

–         Dây nguồn báo cháy được sử dụng loại dây Cu/PVC chống nhiễu theo tiêu chuẩn ngành có tiết diện 2C x 1.5mm² .

–         Cáp tín hiệu được lắp âm vào tường, trần nhà. Trường hợp gắn nổi bên ngoài thì có biện pháp chống chuột cắn hoặc các tác nhân cơ học khác.

–         Ống luồn dây tín hiệu là loại ống nhựa PVC .

5.   NGUỒN ĐIỆN

–         Để đảm bảo hệ thống báo cháy làm việc liên tục khi mất điện hoặc khi có cháy, ta lựa chọn nguồn ắc quy dự phòng có dung lượng đảm bảo cho hệ thống làm việc 24 giờ liên tục kể từ khi mất điện trong điều kiện bình thừơng và lớn hơn 3 giờ khi có cháy.

–         Bình điện 12v – 35Ah.

–         Nguồn điện AC được lấy từ tủ chính để đảm bảo hệ thống hoạt động liên tục.

–         Ngoài ra trung tâm báo cháy phải được tiếp đất bảo vệ. Việc tiếp đất phải thoã mãn yêu cầu của TCVN 4756: 1989.

Hệ thống báo cháy tự động phải được kiểm tra nghiệm thu trước khi đưa vào sử dụng.

B.     HỆ THỐNG CHỮA CHÁY VÁCH TƯỜNG & SPRINKLER

1.Tiêu chuẩn thiết kế hệ thống chữa cháy:

 

Hệ thống chữa cháy tại Công trình Trụ sở làm việc và văn phòng cho thuê được thiết kế dựa trên các tiêu chuẩn sau:

–           Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3254-1989 “An toàn cháy. Yêu cầu chung”.

–           Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 2622-1995 “Phòng cháy, chống cháy cho nhà và công trình. Yêu cầu thiết kế”.

–           Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5760-1993 “Hệ thống chữa cháy. Yêu cầu chung về thiết kế, lắp đặt và sử dụng”.

–           Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5739-1993 “Thiết bị chữa cháy. Đầu nối”.

–           Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5740-1993 “Thiết bị chữa cháy. Vòi chữa cháy sợi tổng hợp tráng cao su”.

–           Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6379 – 1998 “Thiết bị chữa cháy – Trụ nước chữa cháy – Yêu cầu kỹ thuật”.

–           Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4513-1998 “Cấp nước bên trong. Tiêu chuẩn thiết kế”.

–           Tiêu chuẩn ngành 20TCN 33-85 “Cấp nước mạng lưới bên ngoài và công trình – Yêu cầu thiết kế”.

–           Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7435-1- 2004-ISO 11602-1: 2000 Phòng cháy chữa cháy – Bình chữa cháy sách tay và xe đẩy chữa cháy – Lựa chọn và bố trí.

–           Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3890 – 2009 Phương tiện phòng cháy và chữa cháy cho nhà và công trình – trang bị, bố trí, kiểm tra, bảo dưỡng.

 

  1. 1.          Cấu tạo của hệ thống chữa cháy:

Hệ thống chữa cháy được thiết kế cho Công trình bao gồm các thiết bị chính sau:

  • Hộp chữa cháy vách tường trong nhà của hệ thống chữa cháy:

–           Trong hộp chữa cháy vách tường: Hộp chữa cháy vách tường được sử dụng chữa cháy trong tầng hầm, khu văn phòng, nhà kho hay các khu vực quan trọng khác, các vị trí đặt hộp được tính toán để đặt hộp 01 cuộn vòi hoặc 2 cuộn vòi vải tráng cao su D50 x 20m phù hợp với nhu cầu chữa cháy, van và lăng phun nước lưu lượng 2,5l/s.

  • Trụ chữa cháy ngoài nhà là trụ D100 có hai cửa ra D65 và mỗi vị trí đặt hai cuộn vòi D65 x 20m, lăng phun đảm bảo lưu lượng nước chữac cháy 5l/s.
  • Bình chữa cháy xách tay:

–            Bình chữa cháy xách tay có hai loại: bình chữa cháy bột và bình chữa cháy CO2. Bình chữa cháy xách tay dùng để chữa cháy các đám cháy nhỏ, mới phát sinh hoặc đám cháy không thể sử dụng nước để chữa cháy .

  • Hệ thống đường ống cấp nước chữa cháy, đường ống chính: D150, D100 và ống chạy vào trụ và hộp vách tường từ D100, D80,  D65 đến D50.
  1. 2.            Nguyên lý hoạt động của hệ thống chữa cháy:

–           Hệ thống chữa cháy vách tường được thiết kế và lắp đặt để có thể dễ dàng sử dụng và vận hành. Các hộp chữa cháy được lắp đặt hành lang.

–                      Khi hoạt động hệ thống chữa cháy vách tường, tùy vào vị trí của đám cháy mà người tham gia chữa cháy có thể dùng hệ thống chữa cháy trong nhà hay chữa cháy ngoài nhà. Khi chữa cháy, triển khai lăng vòi, mở van chữa cháy và tiến hành chữa cháy.

–                      Hệ thống chữa cháy được thiết kế cho công trình là hệ thống đường ống kiểu ướt, tức là trong đường ống luôn luôn có một lượng nước nhất định và áp lực đường ống luôn luôn được duy trì ở mức 6kg-9kg/1cm2. Để duy trì áp lực đường ống thì hệ thống phòng bơm phải tăng cường 1 bơm bù áp, khi áp lực đường ống giảm xuống dưới 6kg/1cm2 thì máy bơm tự động hoạt động để bù áp vào đường ống.

–                      Với các đám cháy nhỏ, các đám cháy mới phát sinh hay các đám cháy tại các vị trí không thể dùng vòi rồng để chữa cháy thì sử dụng bình chữa cháy sách tay.

Các thiết bị chính của hệ thống chữa cháy:

a. Hộp chữa cháy vách  tường trong nhà và ngoài nhà

–           Từ đường ống chính D150, D100 nối đến các đường ống nhánh D100, D80, D65, D50 và cung cấp nước cho hệ thống họng vách tường, lưu lượng nước cung cấp cho chữa cháy trong nhà là 2.5l/s x 2 = 5l/s. Chọn vòi chữa cháy là vòi vải tráng cao su D50 dài 20m. Lăng chữa cháy lưu lượng không nhỏ hơn 2,5 l/s và khoảng cách phun tia nước đặc không nhỏ hơn 6m.

–           Từ đường ống chính D150, D100 cung cấp đến các trụ nước chữa cháy, mỗi trụ nước có hai họng ra D65 cung cấp chữa cháy bên ngoài và hộp đựng lăng vòi được thiết kế ngay bên cạnh trụ chữa cháy thuận tiện cho các thao tác. Tại mỗi trụ được lắp đặt 02 cuộn vòi chữa cháy là cuộn vòi vải tráng cao su D65 dài 20m. Lăng chữa cháy lưu lượng không nhỏ hơn 5 l/s và khoảng cách phun không nhỏ hơn 6m.

 

b. Hê thống chữa cháy tự động Spinrinler


–  Đường ống chính STK tạo thành mạch vòng.  Đầu phun Sprinkler cường độ phun 0.08l/s/m2. diên tích bảo vệ 1 đầu phun là 12m2, khoảng cách giữa các đầu

 

c. Máy  Bơm chữa cháy của hệ thống chữa cháy


–           Máy bơm chữa cháy đóng vai trò chủ đạo và có tính chất quyết định hiệu quả của công việc cứu chữa một vụ cháy. Ngoài việc cung cấp đầy đủ và liên tục lưu lượng nước chữa cháy theo yêu cầu (Q = 120 m3/h) máy bơm còn phải có áp lực cần thiết để đưa nước đến được các vị trí xa nhất, cao nhất của công trình. Để bảo đảm các yêu cầu trên máy bơm cần phải vượt qua (khắc phục) được những lực cản (sự tổn thất áp lực) diễn ra trên quãng đường truyền nước từ máy bơm đến đám cháy.

–           Điện áp                                                          380 VAC / 3ph / 50 Hz

–           Công suất máy                                              Q =67.6L/s @=90m

Máy bơm  điện dự phòng có công xuất tương đương và có cùng thống số kỹ thuật như trên.

Máy bơm bù áp:

– Điện áp:                                                              380VAC/ 3pha/50Hz

– Công suất:                                                          Q = 1.5L/s @=95m

d. Phương pháp lắp đặt

  • Lắp đặt đường ống nước.

–           Trục mạch chính D150, D100 và các đường ống nhánh D100, D80, D65, D50 phải thi công lắp đặt đồng thời với các công trình ngầm khác của công trình.

  • Ghép nối

–           Trong trạm bơm các mối nối đều phải hàn kết nối thiết bị bằng mặt bích

–           Các đường trục chính (trừ các nhánh phân phối đi vào các tầng) các mối nối đều phải ren để bảo đảm độ kín và duy trì áp lực

–           Các trục đường ống còn lại các mối nối quy định sau:

–           Đường kính ống D =150/100/80/65mm    – Phương pháp hàn mặt bích, coupling, hàn

–           Đường kính ống D = 50/25 mm                              – phương pháp ren

–           Các van  còn lại các mối nối quy định sau:

–           Các van có đường kính        D > 65mm                  – phương pháp mặt bích, coupling, hàn

–           D < 65mm      – phương pháp ren

DIỄN GIẢI HỆ THỐNG CHỮA CHÁY

–         Hệ thống chữa cháy vách tường:

–         Hệ thống cấp nước chữa cháy vách tường được thiết kế độc lập với hệ thống chữa cháy Sprinkler.

–         Trừ  trạm bơm chữa cháy được đặt trên tầng trệt cấp các tầng 1 đến kỹ thuật, tầng kỹ thuật nối lại thành mạng vòng và nối với hồ nước mái bằng đường ống TTK DN150.

–         Mỗi tầng được lắp đặt 02 họng chữa cháy, các hộp PCCC kèm theo 01 cuộn vòi D50 và dài 30m và lăng phun 13 ly.

–         Hệ thống chữa cháy tự động:

–         Đầu phun Sprinkler 68 độ C tương ứng với các điều kiện của từng khu vực .

–         Hệ thống điều khiển bơm chữa cháy của hệ thống chữa cháy: tủ điều khiển hệ thống, các công tắc điều khiển, công tắc báo động dòng chảy, công tắc áp lực.

–         Bộ phận cung cấp và dự trữ chất chữa cháy: 1 bể nước – 1 máy bơm động cơ điện (bơm chính); 1 máy bơm động cơ điện (bơm dự phòng); 1 máy bơm bù áp – 1 họng chờ tiếp nước cứu hỏa (loại có 2 ngõ tiếp nước D65)

–         Máy bơm:

–         Hệ thống bơm chữa cháy của hệ thống chữa cháy được thiết kế độc lập với hệ thống cấp nước sinh hoạt. Do áp lực tự nhiên không đủ nên phải lắp đặt thêm máy bơm nước chữa cháy chuyên dụng, nhằm tăng áp lực nước trong hệ thống khi xảy ra sự cố đảm bảo áp lực theo tiêu chuẩn thiết kế. Đây là loại máy bơm chuyên dùng chỉ hoạt động khi có cháy và phải đảm bảo lưu lượng và áp lực theo yêu cầu thiết kế.

–         Đối với máy bơm điện: được khởi động từ xa hoặc tại tủ điều khiển trong phòng bơm. Ngoài ra còn có thể khởi động trực tiếp tại nút nhấn khẩn động ngay trên tủ điều khiển.

–         Hệ thống luôn được nén áp lực thường trực 6kg/cm², khi có sự cố tuột áp (nguyên nhân do rủi ro có cháy)xuống dưới hạn 4kg/cm² trong hệ thống đường ống. Bơm bù áp (Jockey) sẽ tự động vận hành để bù áp lực đã mất. Nếu sự vận hành bù áp của bơm Jockey vẫn không đủ, áp lực đường ống tiếp tục hạ xuống còn 3.5kg/cm² khi đó bơm chính sẽ tự động khởi động. Trong quá trình vận hành mà máy bơm điện có sự cố xảy ra thì máy bơm dự phòng lập tức tự khởi động ở áp lực 2.5kg.cm².

–         Việc cấp điện đến bảng điều khiển máy bơm chữa cháy sẽ được đầu nối trực tiếp từ bên trên tủ điện phân phối chính với 2 nguồn:

–         Từ trạm biến thế

–         Từ tổ máy phát điện

Hệ thống Sprinkler là một phần của hệ thống chữa cháy:

–         Sprinkler là hệ thống thường xuyên có áp lực.

–         Đường ống xuất phát từ hệ thống ống trong phòng máy bơm

–         Có thể khởi động các valve điều khiển bằng tay để thử các bơm chữa cháy chính.

–         Trong điều kiện thử nghiệm, các bơm chữa cháy chính sẽ bơm tuần hoàn từ các bể chứa chính mà không khởi động mạch báo động.

–         Hệ thống chữa cháy tự động Sprinkler được thiết kế theo tiêu chuẩn TCVN 6305-1:1997 – ISO 6182 -1:1993 – PCCC – Hệ thống Sprinkler tự động.

–         Sprinkler có bầu thuỷ tinh mở ra trước tác động của nhiệt làm dản nở chất lỏng chứa trong bầu thuỷ tinh.

–         Hệ thống Sprinkler được lắp đặt đảm bảo sao cho không dễ dàng tháo dỡ, điều chỉnh hoặc lắp ráp lại.

–         Hệ thống Sprinkler gồm các đầu phun có cơ cấu nhạy cảm nhiệt được thiết kế để tác động ở một nhiệt độ cố định trước nhằm tự động xả luồn nước và phân bổ chúng theo đặc tuyến và lưu lượng đã quy định trên một diện tích thiết kế nhất địnhĐầu phun Sprinkler có nhiệt độ nhả danh nghĩa là 68°C. Áp lực được phân bố trong đường ống từ  6 – 8 at.

–         Sự điều khiển tự động việc phun nước từ Sprinkler vào bên trong tòa nhà sẽ được thiết kế dựa theo tiêu chuẩn đối với các khu vực được bảo vệ như sau:

–         Nhiệt độ hoạt động 68°C.

–         Một đầu Sprinkler bảo vệ tối đa 12m²

Đường ống:

–         Ống cấp chính cho hệ thống chữa cháy sẽ bố trí theo kích thước đường ống DN 125 từ phòng bơm đi ra 2 cột nước xuyên tầng DN150 cấp cho chữa cháy vách tường và 1 cột nước xuyên tầng DN150 cấp cho hệ thống Sprinkler đi trong hộp ghen, gắn trực tiếp vào kết cấu tòa nhà.

–         Trong hệ thống chữa cháy hệ thống đường ống dùng để truyền dẫn nước chữa cháy từ bể đến lăng phun. Hệ thống đường ống đã được tính toán đảm bảo lưu lượng, áp lực, giảm tổn hao trên đường ống .

–         Ống đi âm dưới đất được sơn chống sét và lấp cát.

–         Ống đi trên tường và dầm đà được gia cố bằng giá đỡ sơn chống sét và sơn đỏ.

–         Kiểm tra độ kín của đường ống bằng thử áp lực với áp lực không dưới10kg/cm2. Duy trì trong vòng 4 giờ áp lực không được tổn thất quá 4%.

–         Kết cấu đỡ sẽ tính đến trọng lượng của hệ thống ống khi đầy nước.

–         Các bề mặt bên ngoài ống sẽ được sơn phủ chống sét bằng sơn màu đỏ.

Họng tiếp nước chữa cháy của hệ thống chữa cháy:

–         Họng tiếp nước được bố trí bên ngoài tòa nhà và được định vị dùng để bổ sung nước vào hệ thống chữa cháy từ các xe chữa cháy.

–         Họng tiếp nước được bố trí như trong bản vẽ thiết kế được xem như là một phần của bản mô tả này.

–         Các họng tiếp nước được bố trí sao cho không làm cản trở đến lưu lượng giao thông bình thường.

Vòi chữa cháy – cấp nước vách tường:

–         Vòi chữa cháy trong hộp vòi chữa cháy sử dụng loại đặt âm tường được bố trí trong hành lang của tòa nhà.

–         Mỗi hộp vòi chữa cháy có 01 cuộn vòi dài 30m và có 01 đầu nối vòi một đầu gắn vào van chữa cháy và một đầu gắn lăng chữa cháy. Các đầu nối phải phù hợp với tiêu chuẩn Việt Nam.

–         Vòi chữa cháy là loại đường kính 50mm.

–         Hệ thống bơm chữa cháy được kích hoạt bởi hoạt động của bất kì họng chữa cháy nào trong tòa nhà.

–         Vòi chữa cháy được xem là trợ giúp ban đầu cho nhân viên cũng như chỉ huy lực lượng chữa cháy tại chỗ sử dụng.

Bình chữa cháy xách tay để chữa cháy ban đầu của hệ thống chữa cháy:

–         Bình chữa cháy xách tay trang bị cho tòa nhà sẽ được bố trí tại những vị trí xung yếu, cạnh các hộp chữa cháy ở mỗi tầng.

–         Những khu vực dễ cháy như phòng máy phát điện chạy Diesel, khu vực kỹ thuật, khu vực bếp, phòng bố trí tủ điện phải trang bị các bình chữa cháy loại treo tường, những khu vực có diện tích rộng được trang bị các loại bình lớn hơn.

–         Bình chữa cháy được xem là trợ giúp ban đầu và do nhân viên cũng như chỉ huy lực lượng chữa cháy tại chỗ sử dụng.

Bảng điều khiển hệ thống chữa cháy:

–         Bảng điều khiển hệ thống chữa cháy có nhiệm vụ nhận tín hiệu đầu vào đó là các tín hiệu đi và đến của hệ thống Sprinkler. Bảng điều khiển có các bộ phận xử lý để diễn dịch các tín hiệu đầu vào và phản hồi thích ứng, đó là khởi động các máy bơm và gửi đi các tín hiệu tương ứng.

–         Bảng điều khiển được bố trí tại phòng trạm bơm cấp cho hệ thống chữa cháy tự động và chữa cháy vách tường.

–         Tủ điều khiển bơm chữa cháy hiện rõ điện áp, cường độ dòng điện, tình trạng hoạt động.

–         Tủ điều khiển được thiết kế mạch điện tử điều khiển để tránh tình trạng mất pha, ngựơc pha.

–         Hệ thống chữa cháy bằng nước được điều khiển thông qua hệ thống điều khiển các van cấp nước chữa cháy (bằng tay). Trên đường ống chính và đường ống phụ luôn luôn có nước và áp lực nước được duy trì bởi bơm duy trì áp lực. Khi có tín hiệu báo cháy người chữa cháy chỉ việc mở van ở bất kỳ khu vực nào thì bơm điện duy trì áp lực sẽ chạy, nếu sụt áp £ 5 kg/cm² thì bơm điện chính chữa cháy sẽ khởi động và áp lực nước chữa cháy sẽ được duy trì cho đến khi hết đám cháy.

–         Tủ điều khiển hệ thống máy bơm chữa cháy điện sẽ hoạt động liên tục để điều khiển sự hoạt động của các máy bơm cấp nước cho hệ thống chữa cháy qua các van điều khiển, công tắc áp lực tự động, bồn áp lực.

III./ AN TOÀN VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG SỰ CỐ

Để phòng chống các sự cố cháy nổ cần áp dụng đồng bộ các biện pháp về kỹ thuật, tổ chức huấn luyện, tuyên truyền giáo dục và pháp chế như:

  • Các máy móc thiết bị được sắp xếp bố trí đảm bảo trật tự, gọn và tạo khoảng cách an toàn cho Ngừơi khi có sự cố cháy nổ xảy ra.
  • Hệ thống dây điện, các chỗ tiếp xúc, cầu dao điện có thể gây tia lửa được bố trí thật an toàn.
  • Bố trí các bình cứu hỏa cầm tay ở những vị trí thích hợp nhất để tiện sử dụng, các phương tiện chữa cháy sẽ luôn được kiểm tra thường xuyên và đảm bảo trong tình trạng sẵn sàng.
  • Cách ly các công đoạn dễ cháy ra khu vực riêng. Các chất dễ cháy như các loại hóa chất, nhiên liệu sẽ được chứa trong các kho cách ly riêng biệt, tránh xa các nguồn có khả năng phát lửa.
  • Các trang thiết bị bảo hộ lao động phải luôn kiểm tra định kỳ và được sử dụng khi làm việc để hạn chế tác hại của hoá chất vào cơ thể con người.
  • Tuân thủ đúng chế độ kỹ thuật, lắp đặt các bảng chỉ dẫn vận hành và chỉ dẫn an toàn lao động cho người vận hành.
  • Tất cả các vấn đề trên sẽ tuân thủ đúng theo các hướng dẫn về PCCC do Bộ Công an ban hành.
  • Lối thoát nạn của tòa nhà (từ nơi xa nhất đến cửa thoát nạn) ≤ 25 m.
  • Hệ thống chống sét phải nối với hai hệ tiếp địa riêng biệt, cây tiếp địa dài ≥ 2.4 m, đầu trên cây tiếp địa cách mặt đất ≥ 1.2 m được sơn phủ bảo vệ.
  • …..vv

Ngoài ra Ban chỉ huy công trình sẽ thường xuyên tổ chức tập luyện, nâng cao ý thức phòng cháy, chống cháy tốt cho toàn thể CBCNV thông qua các lớp tập huấn PCCC.

Tất cả các vấn đề trên sẽ tuân thủ đúng theo các hướng dẫn về PCCC do Bộ Công An ban hành có hiệu lực.

LIÊN HỆ PCCC BMC

Văn phòng

Tầng 11, Tòa nhà VEAM
Phú Thượng, Tây Hồ, Hà Nội


Kết nối với chúng tôi