NHỮNG KHÓ KHĂN VƯỚNG MẮC VỀ PCCC CỦA CÔNG TRÌNH

NHỮNG KHÓ KHĂN VƯỚNG MẮC VỀ PCCC CỦA CÔNG TRÌNH

Last updated 2018-05-31

Hiện nay công trình xây dựng được thực hiện mới và bài bản thường sẽ phải đáp ứng các yêu cầu về kiến trúc để đảm bảo an toàn PCCC được quy định trong QCVN 06 : 2010/BXD QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ AN TOÀN CHÁY CHO NHÀ VÀ CÔNG TRÌNH.

Những vướng mắc cơ bản của các công trình chủ yếu bao gồm:

  1.  Các yêu cầu đảm bảo an toàn cho người được quy định trong điều 3 Quy chuẩn 06 bao gồm:Lối thoát nạn không đảm bảo: về số lượng và kích thước của lối thoát, cửa thoát, cầu thang bộ. Chẳng hạn chiều cao của cửa thoát nạn phải lớn hơn 1,9m chiều rộng phải lớn hơn 0,8m.
    Công trình thuộc nhóm F1 phải có 2 cửa thoát nạn(lối thoát nạn).

    Phòng cháy 3s cùng cảnh sát nghiệm thu công trình
  2. Đảm bảo ngăn chặn cháy lan, được quy định tại điều 4 QC06:Việc ngăn chặn sự lan truyền của đám cháy được thực hiện bằng các biện pháp hạn chế diện tích cháy, cường độ cháy và thời gian cháy. 

     

    Cụ thể là:

    • Sử dụng giải pháp kết cấu và quy hoạch không gian, để ngăn cản sự lan truyền của các yếu tố nguy hiểm của đám cháy trong một gian phòng, giữa các gian phòng với nhau, giữa các nhóm gian phòng có tính nguy hiểm cháy theo công năng khác nhau, giữa các tầng và các đơn nguyên, giữa các khoang cháy, cũng như giữa các tòa nhà;
    • Hạn chế tính nguy hiểm cháy của vật liệu xây dựng được sử dụng ở các lớp bề mặt của kết cấu nhà, bao gồm: lớp lợp mái, các lớp hoàn thiện của tường ngoài, của các gian phòng và của các đường thoát nạn;
    • Hạn chế tính nguy hiểm cháy và nguy hiểm cháy nổ công nghệ trong các gian phòng và nhà;
    • Có các thiết bị chữa cháy ban đầu, trong đó bao gồm thiết bị tự động và cầm tay;
    • Có thiết bị phát hiện cháy và báo cháy.
  3. Các yêu cầu đối với chữa cháy và cứu nạn được quy định tại điều 5 QC06:Khoảng cách giữa các công trình hay khoảng cách an toàn PCCC cho công trình.
    Giao thông cho xe chữa cháy: chiều rộng đường và chiều cao thông thoáng của đường.

Để đánh giá các yêu cầu an toàn về PCCC cho nhà và công trình, chúng ta sẽ phải sử dụng nhiều tiêu chuẩn quy chuẩn khác nhau như: TCVN 2622, QC06:2010, TCVN 3890 – 2009, TCVN 5738.

Giới thiệu hệ thống PCCC với công nghệ hiện đại nhất hiện nay

CÔNG NGHỆ PCCC HIỆN ĐẠI NHẤT HIỆN NAY

Công nghệ phòng cháy chữa cháy hiện đại nhất hiện nay

 

Theo thống kê của Bộ Công an, năm 2015 cả nước đã xảy ra 2.792 vụ cháy, trong đó xảy ra nhiều vụ cháy lớn tại khu dân cư, chung cư, chợ và trung tâm thương mại, gây thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản. Nguyên nhân chính được cho là mật độ xây dựng các công trình quá chật chội, ý thức của người dân và chủ đầu tư các tòa nhà về công tác PCCC chưa cao. Ngoài ra, các hệ thống PCCC hiện hành lại chưa được cập nhật, nâng cấp hợp lí dẫn đến chưa phát huy hiệu quả tối ưu khi các vụ cháy xảy ra.

Vì vậy, việc đầu tư lắp đặt hệ thống PCCC chất lượng có ý nghĩa rất quan trọng vì nó giúp bảo vệ tính mạng con người và tài sản, cũng như làm giảm thiệt hại khi hỏa hoạn xảy ra. Hệ thống báo cháy giúp phát hiện đám cháy, đồng thời cảnh báo cho cư dân trong tòa nhà để kịp thời sơ tán. Trong khi đó, hệ thống khắc phục đám cháy tại chỗ sẽ giúp ngăn chặn sự lan rộng của đám cháy và hỗ trợ lực lượng cứu hỏa trong việc dập tắt đám cháy một cách nhanh chóng và hiệu quả. Do vậy, khi thiết kế và xây dựng bất kì công trình nào, chủ đầu tư nên xem việc lắp đặt hệ thống PCCC là một trong những ưu tiên hàng đầu.

Bài viết này xin giới thiệu một số công nghệ PCCC hiện đại nhất hiện nay, nhằm cung cấp thông tin hữu ích cho các cá nhân và tổ chức trong quá trình lựa chọn, thiết kế và nâng cấp một hệ thống PCCC hợp lý, hiệu quả.

Một hệ thống PCCC truyền thống hay hiện đại đều bao gồm hai phần chính là hệ thống báo cháyhệ thống khắc phục đám cháy.

1. HỆ THỐNG BÁO CHÁY

Đối với hệ thống báo cháy, các đầu báo chính là thành phần quan trọng nhất. Các loại đầu báo phổ biến hiện nay là đầu báo nhiệt và đầu báo khói. Trên thị trường cũng đã xuất hiện một số loại đầu báo hiện đại có chức năng kết hợp cả báo nhiệt lẫn báo khói hoặc có khả năng tích hợp với các hệ thống âm thanh trong tòa nhà để đưa ra kịch bản di tản khi xảy ra cháy.

Hệ thống báo cháy tự động theo địa chỉ (Addressable fire alarm system) là hệ thống báo cháy tiên tiến nhất hiện nay. Khác với hệ thống báo cháy thông thường chỉ có khả năng báo cháy cho một khu vực rộng, hệ thống báo cháy địa chỉ sẽ truyền dẫn tín hiệu từ từng đầu báo riêng biệt về đến trung tâm điều khiển để phát hiện điểm gây cháy chính xác và cụ thể. Ngoài ra, hệ thống này có thể giao tiếp với hệ thống quản lý tòa nhà thông minh (IBMS), hệ thống âm thanh PA, hệ thống thang máy để cảnh báo trên phạm vi rộng hơn và sử dụng nhiều hình thức khác nhau để cảnh báo cho toàn bộ cư dân trong tòa nhà.

2. HỆ THỐNG KHẮC PHỤC ĐÁM CHÁY

Tại Việt Nam, phương tiện chữa cháy thông dụng nhất là bình bột và bình CO2, được lắp đặt ở hầu hết cơ quan, doanh nghiệp theo Luật Phòng cháy và Chữa cháy. Tuy nhiên, trên thực tế, không phải đám cháy nào cũng có thể khắc phục bằng bình chữa cháy. Ngoài ra, nếu không được trang bị kiến thức cơ bản, người sử dụng sẽ rất dễ gặp tai nạn trong quá trình sử dụng. Ví dụ, bình CO2 chỉ có thể làm loãng đám cháy trong không gian kín, nhưng do đặc tính CO2 gây suy hô hấp nên không thể sử dụng khi trong phòng vẫn có người. Ngoài ra, nếu dùng không đúng cách thì người sử dụng rất dễ bị bỏng lạnh. Các hệ thống khắc phục đám cháy thường được chia làm 3 loại là sử dụng nước, bọt và khí.

Hệ thống sử dụng nước

Hệ thống khắc phục đám cháy bằng nước quen thuộc nhất là hệ thống sprinkler. Đây là hệ thống được lắp đặt rộng rãi tại các khu vực có diện tích lớn như cao ốc văn phòng, chung cư, khách sạn và trung tâm thương mại. Tuy nhiên, hệ thống này chỉ là phương pháp chữa cháy tạm thời, không phù hợp để dập các đám cháy lớn dễ gây hư hỏng cho các thiết bị và tài sản quý giá.

Để khắc phục hạn chế trên, một số nhà sản xuất thiết bị PCCC đã phát triển công nghệ mới nhất trong chữa cháy sử dụng nước là công nghệ phun sương. Hệ thống chữa cháy phun sương có thể kiểm soát, ngăn chặn và dập tắt đám cháy hiệu quả bằng cách phun sương với tốc độ cao, tạo ra các hạt sương có kích thước cực nhỏ (từ 50 – 120µm) đi qua đầu phun và nhanh chóng bao trùm vào đám cháy cũng như làm mát khu vực xung quanh.

Hệ thống phun sương sẽ phun ra ba loại hạt với ba kích cỡ khác nhau. Loại hạt thứ nhất là hạt nhỏ nhất có tốc độ phát tán cực kì nhanh có tác dụng làm giảm nhiệt độ trong đám cháy. Loại hạt thứ hai với kích thước trung bình có tác dụng bao trùm lấy các đồ vật nhằm cách ly các vật này khỏi vùng cháy, tránh cho đám cháy lan rộng. Loại hạt thứ ba là hạt có kích thước lớn nhất nên không bị bay hơi quá nhanh, sẽ giúp hỗ trợ loại hạt đầu tiên lan tỏa nhanh chóng trong đám cháy.

Hệ thống sử dụng bọt

Với các đám cháy có nguyên nhân từ xăng, dầu, thì nước không có tác dụng dập được lửa. Khi đó, người ta phải sử dụng hệ thống chữa cháy bằng bọt. Hệ thống này, khi được kích hoạt, sẽ phun ra một loại bọt bao phủ lên trên bề mặt xăng dầu, tách chất lỏng dễ cháy ra khỏi không khí và lửa, nhờ đó ngọn lửa bị dập tắt.

Tuy nhiên, khi nén bình đựng bọt, áp suất cao trong bình có thể tiềm ẩn nhiều nguy hiểm, dễ gây cháy nổ. Vì vậy, một số nhà sản xuất thiết bị PCCC đã bắt đầu phát minh các bình chữa cháy bọt sử dụng áp suất bên ngoài thay vì trong bình, nhờ đó tăng cường sự an toàn cho người sử dụng. Đây chính là một trong những cải tiến đáng kể nhất trong chữa cháy bằng bọt.

Hệ thống sử dụng khí

Hệ thống chữa cháy dùng khí thông dụng nhất là khí CO2, tuy nhiên nó chỉ có thể sử dụng trong môi trường kín và không có mặt con người do khí này ngăn cản hô hấp của con người và có thể dẫn tới tử vong.

Để thay thế CO2, hỗn hợp khí trơ đang là phương pháp tiên tiến nhất và ngày càng được dùng rộng rãi. Hỗn hợp khí trơ phổ biến nhất bao gồm khí Cacbon Dioxit, Nitơ và Agon. Sử dụng hỗn hợp khí trơ để chữa cháy không gây hư hại cho máy móc, không gây chập điện và hơn cả là không gây nguy hiểm cho hô hấp và tính mạng con người. Với ưu điểm này, hệ thống khí trơ thường được dùng cho các trạm không lưu, data center và phòng máy chủ,v.v.

Tóm lại, một hệ thống PCCC cần có hệ thống báo cháy và hệ thống khắc phục đám cháy (sử dụng nước hoặc bọt hoặc khí hoặc kết hợp cả ba). Các hệ thống PCCC đã được cải tiến liên tục trong những năm qua, vậy nên người dân cũng như CĐT nên chú trọng tìm hiểu, cập nhật các công nghệ mới nhất này, cũng như tham khảo ý kiến chuyên gia để có thể tích hợp một hệ thống PCCC phù hợp và hiện đại nhất cho công trình của mình.

Kiểm định, Thẩm duyệt, Cấp phép Hệ thống PCCC

Phòng cháy chữa cháy 3S Việt Nam cung cấp dịch vụ trọn gói tư vấn và thiết kế hồ sơ PCCC phù hợp với kiến trúc và công năng sử dụng của tòa nhà, công trình Với nhiều năm làm việc trong lĩnh vực tư vấn thiết kế, thi công và nghiệm thu chứng nhận đủ điều kiện về PCCC, 3S Việt Nam có kinh nghiệm làm việc các Sở PCCC và các Đội PCCC trên địa bàn.

Chúng tôi hiểu rõ các quy trình và các thủ tục cần thiết để đề nghị Cơ quan cảnh sát PCCC cấp Giấy chứng nhận Đủ điều kiện về Phòng cháy chữa cháy.

– Quy trình nghiệm thu cấp Giấy chứng nhận Đủ điểu kiện về PCCC bao gồm các hồ sơ sau:

  • Thẩm duyệt thiết kế thi công hệ thống PCCC
    • Công văn đề nghị thẩm duyệt hồ sơ thiết kế PCCC
    • Bản vẽ thiết kế hệ thống PCCC
    • Bản vẽ thiết kế kiến trúc, kết cấu, điện, nước
    • Bản vẽ hệ thống thông gió, hút khói, tăng áp, chống sét (nếu có)
    • Bản sao GCN quyền sử dụng đất và GPXD
    • Và các giấy tờ cần thiết khác
  • Nghiệm thu hệ thống PCCC
    • Công văn xin nghiệm thu
    • Bản vẽ thiết kế hệ thống PCCC
    • Bản vẽ thiết kế kiến trúc, kết cấu, điện, nước
    • Bản vẽ hệ thống thông gió, hút khói, tăng áp, chống sét (nếu có)
    • Giấy kiểm định thiết bị PCCC của cục PCCC
    • Bản vẽ hoàn công
    • Và các giấy tờ cần thiết khác

– Các bước thủ tục cần làm khi thực hiện xin cấp giấy phép PCCC

  • Bước 1: Chuẩn bị một bộ hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận phòng cháy chữa cháy đầy đủ theo quy định của Pháp luật
  • Bước 2: Đại diện cơ sở hoặc phương tiện cần cấp giấy đến nộp hồ sơ tại trụ sở Phòng/Cục cảnh sát PCCC công an tỉnh/thành phố.
  • Bước 3: Cán bộ tiếp nhận hồ sơ kiểm tra tính pháp lý, hợp lệ của hồ sơ
    • Trường hợp hồ sơ đã đầy đủ, hợp lệ thì viết giấy biên nhận trao cho người nộp
    • Trường hợp hồ sơ thiếu hoặc không hợp lệ thì cán bộ tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn để người đến nộp hồ sơ làm lại kịp thời.
  • Bước 4: Đến nhận giấy chứng nhận đủ điều kiện về phòng cháy chữa cháy tại trụ sở.

– Quý khách hàng có nhu cầu tư vấn về nghiệm thu hệ thống PCCC hoặc cần thiết kế thi công xin cấp phép hệ thống PCCC vui lòng liên hệ 3S Việt Nam theo Hotline: 091.316.8088 hoặc Email: phongchay3s@gmail.com để được hỗ trợ.

LIÊN HỆ PCCC BMC

Văn phòng

Tầng 11, Tòa nhà VEAM
Phú Thượng, Tây Hồ, Hà Nội


Kết nối với chúng tôi