Thang máy chữa cháy phục vụ chữa cháy & CNCH trong nhà cao tầng

Hiện nay, với sự phát triển của công nghệ xây dựng nhiều nhà cao tầng được xây dựng dẫn đến công tác triển khai lực lượng phương tiện của Cảnh sát PCCC&CNCH  để cứu người và tài sản lên tầng cao gặp nhiều khó khăn. Căn cứ vào tính chất phức tạp, đặc điểm nguy hiểm cháy nổ của từng công trình QCVN 06:2020/BXD có quy định “trong mỗi khoang cháy của các nhà có chiều cao >28m( trừ nhà F1.3) ; trong các ga ra ngầm có trên hai tầng hầm, mỗi khoang cháy phải bố trí ít nhất một thang máy làm việc ở chế độ chuyên hở lực lượng phương tiện chữa cháy”. Vì vậy, thang máy chữa cháy có thể được hiểu là một loại thang máy được thiết kế, lắp đặt đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật về phòng cháy và chữa cháy nhằm phục vụ chuyên chở lực lượng và phương tiện chữa cháy của lực lượng Cảnh sát PCCC&CNCH trong nhà cao tầng.

1.Một số yêu cầu của thang máy chữa cháy

  • Thang máy này được bố trí trong giếng thang đảm bảo yêu cầu chống cháy và có sảnh đệm ngăn cháy trước khi vào thang máy ở mỗi tầng. Kết cấu giếng thang máy, sảnh đệm ngăn cháy, cửa đi ngăn cháy phải có giới hạn chịu lửa đảm bảo theo quy định của QCVN06:2020/BXD.
  • Vật liệu bên trong của cabin phải là loại vật liệu không cháy, trong cabin thang máy phải có điện thoại chuyên dụng cho chữa cháy.
  • Tại tầng 1 (trệt), thang máy phải có cửa ra thông thẳng ra ngoài nhà hoặc qua lối đi với độ dài không quá 30 m để thông thẳng ra ngoài nhà và phải có nút bấm dành riêng cho lực lượng chữa cháy thao tác sử dụng.
  • Tốc độ thang máy phải đảm bảo thời gian đi từ tầng phục vụ chữa cháy (thường là tầng 1 hay tầng trệt) đến tầng cao nhất không quá 60 giây.
  • Hệ thống điện cấp cho thang máy và chiếu sáng phải có các nguồn điện cấp chính và phụ (khẩn cấp, dự phòng, luân phiên).
  • Thang máy phải có buồng đệm phía trước, cabin thang máy phải được làm từ vật liệu chống cháy.
  • Thang máy phải có nguồn điện cung cấp chính và phụ (khẩn cấp, dự phòng, luân phiên). Điều kiện tiên quyết là nguồn cung cấp điện phụ phải được bố trí trong khu vực được phòng cháy.
  • Trong thang máy cần có sẵn điện thoại, ống dẫn nước và các thiết bị thao tác chuyên dùng của đội chữa cháy.
  • Thang máy được bố trí trong giếng thang có một hành lang cháy đối diện với mỗi cửa tầng. Diện tích của mỗi hành lang phòng cháy được quy định theo các yêu cầu về vận chuyển các cáng tải thương và vị trí của các cửa trong mỗi trường hợp.
  • Thang máy phải phục vụ được cho mỗi tầng của tòa nhà.
  • Kích thước của thang máy chữa cháy phải được ưu tiên lựa chọn từ TCVN 7628-1 (ISO 4190-1). Trong bất cứ trường hợp nào, kích thước chiều rộng không được nhỏ hơn 1100mm, kích thước chiều sâu không được nhỏ hơn 1400mm và tải trọng định mức không được nhỏ hơn 630kg như đã quy định trong TCVN 7628-1 (ISO 4190-1).
  • Chiều rộng nhỏ nhất của lối vào cabin phải là 800mm.
  • Thiết bị điện trong giếng thang của thang máy chữa cháy và trên cabin, được bố trí trong phạm vi 1,0 m đối với bất cứ thành giếng thang nào có chứa cửa tầng, phải được bảo vệ tránh bị nước nhỏ giọt hoặc tránh tia nước phun hoặc được trang bị các vỏ bao che có cấp bảo vệ ít nhất là IPX3 theo EN 60529:1991.
  • Phải có các phương tiện thích hợp trong hố giếng thang để bảo đảm rằng nước sẽ không dâng lên trên mức của giảm chấn đã được nén lại hoàn toàn.
Sơ đồ bố trí thang máy chữa cháy và hành lang phòng cháy
1- Hành lang phòng cháy; 2- Thang máy chữa cháy; 3- thang máy thông thường

2.Cách sử dụng và lưu ý khi dùng thang máy chữa cháy

  • Thứ nhất, ngay khi phát hiện có đám cháy chúng ta cần nhanh chóng tiến hành kích hoạt chế độ cứu hỏa. Đối với những thiết bị thang máy thông minh hiện nay đều có chế độ kích hoạt chế độ cứu hỏa tự động nên người dùng, quản lý thang máy không cần thực hiện công việc này. Nếu không, chúng ta có thể sử dụng chế độ nay thông qua công tắc lắp đặt ở tầng thấp nhất của mỗi tòa nhà.
Ký hiệu trong thang máy chữa cháy
  • Thứ hai, sau khi thang máy được kích hoạt chế độ chữa cháy chúng ta cần kiểm tra lại một lần nữa tình trạng thực tế của thang máy. Trường hợp chế độ chữa cháy được kích hoạt thành công thiết bị sẽ đưa cabin thang máy về tầng thấp nhất của tòa nhà. Tuy nhiên, trong từng trường hợp cụ thể cơ chế hoạt động cũng có thể có những khác biệt nhất định. Theo đó, nếu đám cháy xuất hiện ở các tầng thấp thì thang máy sẽ hoạt động đưa người bên trong thang máy lên tầng cao nhất của tòa nhà rồi mới mở cửa.
  • Thứ ba, sử dụng ngay bảng điều khiển có trong cabin thang máy sau khi thiết bị được an toàn, lựa chọn tầng muốn tới rồi mới nhấn vào nút Call-Cancel để thang máy có thể hoạt động và đưa người dùng tới tầng chúng ta muốn tới.
  • Thứ tư, một vấn đề khác cần lưu ý là nhấn vào nút đóng cửa cabin  thang máy  tải khách trước khi thiết bị chính thức hoạt động. Điều này đảm bảo cho thiết bị có thể hoạt động phục vụ con người, nếu không thang máy không thể vận hành, không thể đưa người sử dụng tới được tầng, vị trí an toàn trong thời gian sớm nhất.
  • Thứ năm, sau khi điều khiển thang máy, tới được vị trí mà chúng ta mong muốn cần nhấn nút mở cửa để thiết bị hoạt động, giúp người dùng có thể thoát ra bên ngoài nhanh chóng nhất. Ngoài ra, cần chú ý khi ra bên ngoài cần quan sát cẩn trọng trước khi chính thức bước ra trong trường hợp tòa nhà đang có hỏa hoạn nhằm tránh những tác nhân nguy hiểm có thể gây ra những tác động mà chúng ta hoàn toàn không hề mong muốn. Cần chú ý thêm là thiết lập chế độ giữ thông qua việc nhấn nút Hold để mọi yêu cầu khác được đưa ra bị vô hiệu quả. Điều này giúp giảm thiểu những nguy hiểm, những tổn thương tới con người bởi trong tình huống hỏa hoạn thang máy chỉ được sử dụng trong các tình huống khẩn cấp, thực sự cần thiết.
  • Thứ sáu, cần nắm bắt thông tin về vị trí của đám cháy, độ lớn của đám cháy và tình hình thực tế hiện tại từ đó có được phương án điều khiển thang máy tới vị trí an toàn nhất, phù hợp nhất để giảm thiểu thương vong xuống mức thấp nhất, giúp người dùng có thể thoát ra ngoài một cách an toàn, tránh tình trạng bị mắc kẹt trong thang máy./.

Bao Minh Fire Protection – Thiết kế thi công PCCC Hà Nội

Sai lầm trong thiết kế, thi công hệ thống phòng cháy chữa cháy

Việc chữa cháy các tòa nhà cao tầng không hiệu quả bắt nguồn từ hệ thống phòng cháy chữa cháy (PCCC) được thiết kế và thi công không khoa học trong khi hệ thống lạnh đã không tính đến phương án tự ứng cứu.

Gói thầu thi công phòng cháy chữa cháy của các tòa nhà cao tầng thường chiếm giá trị rất lớn và quy mô. Tuy được quảng bá rất hiện đại, bảo đảm an toàn tuyệt đối nhưng nếu việc thiết kế hệ thống PCCC của tòa nhà tự ứng cứu được thì đã khỏi phải nhờ đến lực lượng PCCC.

Hãy thử nghĩ lại xem có bao nhiêu vụ cháy lớn mà hệ thống phòng cháy chữa cháy của tòa nhà tự ứng cứu hay tất cả đều “tịt ngòi” hết?



Có thể thấy trong vụ cháy trung tâm thương mại Sài Gòn cách đây 10 năm, vụ cháy các trung tâm thương mại, chợ, chung cư, nhà cao tầng…thì toàn là lực lượng bên ngoài ứng cứu, còn hệ thống PCCC trong nhà đều “im re”.

Cũng cần phải nói thêm rằng các vụ cháy nhỏ, mới bắt lửa thì các bình chữa cháy CO2 đủ sức để dập tắt an toàn. Điều tôi muốn nói ở đây là hệ thống PCCC bằng ống thép dẫn nước của các tòa nhà, nó hầu như “tịt ngòi” khi cháy.

Theo tôi thì có một số đặc điểm kỹ thuật sai lầm như sau:

– Các đầu phun tự động chỉ thiết kế khi nhiệt độ trên 70 độ C mới phát nổ và tự phun nước

Các vòi chữa cháy (dạng cuộn) bằng cần thì chỉ bố trí ngoài hành lang. Khi một đầu phun nào tự mở xả nước thì sụt áp trong ống và máy bơm tự đề để bơm nước cấp vào hệ thống, nếu điện mất thì máy Diesel ứng cứu. Đó là thiết kế mà các tòa nhà cao tầng đang áp dụng, nhưng khi cháy mới thấy lỗi ở các điểm sau:

– Đầu phun tự động được trang bị tận răng tới từng diện tích mét vuông trong cả tòa nhà đều không hoạt động khi cháy. Đó là nhiệt độ cháy không đủ tới ngưỡng 70 độ để kích nổ. Khi cháy không chỉ có lửa mà có cả khói, để chờ cho nó đủ 70 độ để kích nổ thì chắc con người sẽ chết hết. Đầu vòi này bố trí trên trần 2.5 đến 3m, nên nếu có cháy âm ỉ dưới nền thì còn lâu nó mới nổ được đầu phun.

Kết luận: việc thiết kế các đầu phun tự động này không bao giờ tự ứng cứu được. Nếu có xác suất tự ứng cứu được thì cũng chỉ vài % hi hữu nho nhỏ.

– Hệ thống đầu phun tự động chỉ là hệ thống đứng hàng thứ 2 sau hệ thống đầu dò khói tự động. Đầu này nghĩa là khi có khói thì chuông sẽ reo, báo động (hệ thống này tôi không có ý kiến)

– Các vòi chữa cháy dạng cuộn bố trí ngoài hành lang: loại này nếu xếp về mức độ ưu tiên ứng cứu thì xếp hạng sau cùng (nếu cháy lớn quá thì mới xài cái này, cháy nhỏ thì bình CO2 đủ dập rồi). Nhưng xin thưa rằng việc cầm cái đầu phun này không dễ chút nào, nếu không qua huấn luyện và trải nghiệm thực tế thì không mấy ai cầm được cái vòi phun này mà xịt (áp suất đẩy rất lớn, nên thường giật ngửa cả người). Nhưng có một thực tế là khi có cháy lớn thật sự xảy ra thì tất cả đều bỏ chạy, không ai đứng đó tự ứng cứu với các thiết bị này cả. Đó là tâm lý chung của con người.

– Một nghịch lý nữa là khi cháy lớn thì ưu tiên đầu tiên là ngắt điện toàn bộ hệ thống và kết quả là máy bơm nước chữa cháy đứng chân, hệ thống dự phòng diesel cũng đứng. Lý do là việc thiết kế hệ thống kỹ thuật chuyển đổi này thiếu tính toán, đúng nguyên tắc là mất điện lưới thì có động cơ diesel dự phòng. Nhưng xin nói rõ rằng một động cơ diesel 5-10 năm không chạy, chỉ chờ khi có cháy và mất điện mới xài đến, nếu không thì để nằm lạnh đó 5-10 năm và đến giờ cháy thiệt thì đề không nổ. Điều sai lầm ở đây là việc thiết kế hệ thống liên kết ứng cứu không cho phép tách ra và chạy độc lập để kiểm tra định kỳ động cơ diesel. Và kết quả là tự xưa đến nay có mấy hệ thống PCCC chữa cháy chuyên nghiệp của tòa nhà tự ứng cứu được đâu.



Trong vụ cháy tòa nhà EVN vừa rồi, nhiều ý kiến lại cho rằng hệ thống phòng cháy chữa cháy chưa đi vào hoạt động? Đó là lý do chính, nhưng hoàn toàn không phải như vậy. Nếu có đi vào hoạt động rồi thì cũng không hiệu quả. Lý do như sau:

– Nguyên nhân cháy và bắt lửa là lớp bông bảo ôn của hệ thống lạnh. Nếu hệ thống phòng cháy chữa cháy của tòa nhà này hiện đại đến bao nhiêu thì cũng không bao giờ ứng cứu được khi cháy hệ thống ống lạnh này

1: Hệ thống ống này bắt sát trần bê tông, trên mặt trần laphong, trong khi đầu dò cháy và đầu phun nước tự động nằm thấp hơn tầm 300mm nên hai hệ thống chữa cháy là Đầu dò khói và Đầu phun nước tự động bị loại ngay, không ứng cứu được

2: Sau khi hoàn thiện, mặt trần laphong che kín cả hệ thống này (ở dưới nhìn không thấy gì). Nếu có cháy ở trên này thì cũng không có đường mà xịt nước bằng vòi phun lên, nên hệ thống PCCC cuối cùng là vòi phun nước cũng hoàn toàn bất lực.

3: Hệ thống ống lạnh này thông suốt tất cả các vị trí và kín nên dù có cháy ở một vị trí nào đó thì khói theo ống này dẫn này thông đến tất cả. Như vụ EVN vừa rồi là một dẫn chứng, cháy ít mà khói phủ kín toàn bộ tòa nhà

4: Hệ thống lạnh này có quấn quanh nó một lớp bông giữ nhiệt xung quanh trong toàn bộ hệ thống phòng cháy chữa cháy và dán bằng keo con chó xung quanh. Nếu bất kì một vị trí ống này bắt lửa thì lan toàn bộ hệ thống từ A đến Z. Ống dẫn được gò bằng tôn kẽm 0.8mm nên khả năng dẫn nhiệt và giữ nhiệt cực kỳ nhanh, nên chỉ cần bắt lửa cháy là còn lâu mới dập tắt được.

5: Hệ thống này có quạt hút gió một đầu nên càng tạo điều kiện cho lửa bắt nhanh hơn, ống kín và hẹp nên ngọn lửa luồn trong ống này di chuyển cực kỳ nhanh. Các đoạn ống này thường ngắn từ 200mm đến 3000mm và đấu nối bằng bulong, tại các đầu nối có lót các lớp mút chống xì hơi 5mm để giữ áp suất, nên khi cháy lớp mút này cũng cháy luôn và để lộ khe hở cộng với quạt hút gió một đầu nên khói và lửa sẽ thâm nhập vào lõi ống dẫn này đi đến các nơi (nếu ống dẫn này có các đầu nối hàn kín thì khỏi phải bàn)

6: Vật liệu làm ống là tôn mạ kẽm, nên mặc dù bên trong ống không có vật liệu duy trì sự cháy nhưng lớp sơn hay kẽm bên trong này vẫn giữ được lửa và dẫn lửa rất nhanh

Chắc nhiều người cũng đã từng suy nghĩ và hay đặt câu hỏi là tại sao tòa nhà bằng bê tông cốt thép và gạch ngăn cách hết mà cháy lại lan nhanh đến thế. Cứ thử hình hình dung đơn giản theo kiểu nếu một căn phòng cháy thì làm sao nó lan được qua phòng bên cạnh được trong khi ngăn cách bằng tường rồi?

Nhiều câu trả lời lại cho rằng là do chập điện và lan truyền theo hệ thống điện. Thực tế không phải như vậy, hệ thống điện khi có cháy tại một phòng và có báo động thì điện sẽ được ngắt ngay hoặc nếu có chập thì hệ thống Asptomat 3 tầng bảo vệ cũng đã nhảy và ngắt hết. Vì vậy, lý do điện sẽ bị loại trừ.

Câu trả lời thực tế 100% là do hệ thống ống lạnh lan truyền mà không có biện pháp ngăn chặn nên nguyên nhân dẫn cháy và lan cháy có thủ phạm chính là hệ thống lạnh gây ra. Nếu muốn kiểm chứng thì sự cố cháy tòa nhà EVN là minh chứng cụ thể nhất.

Tôi sẽ mô tả quá trình lan cháy để mọi người có thể hình dung rõ hơn.

Đầu tiên là nếu có ngọn lửa cháy tại bất kỳ tại một vị trí nào đó trong phòng và bắt lửa vào lỗ thông hơi (miệng hệ thống lạnh) và lớp bông áp quanh ống bắt lửa và nó sẽ bắt đầu cháy rồi lan theo ống theo quy trình như trên đã trình bày.

Ngoài ra nó còn lan như sau: Tất cả các hệ thống này đều bắt kín trên trần. Cùng với hàng loạt hệ thống khác, khi lớp bông bắt đầu cháy và lan, nó sẽ lan sang hệ thống ống điện, hệ thống điện nhẹ bằng nhựa ngay trên đầu nó cách 150mm và hệ thống ống nhựa điện nặng. Nghĩa là toàn bộ các ống nhựa luồn dây điện nằm ngay trên đầu ống lạnh bắt lửa 100%. Sát bên cạnh ống lạnh 100mm là máng cáp điện thoại, internet, cáp truyền hình. Nếu có phoi lửa này lọt vào máng này thì lửa cũng bắt đầu lan.

Và như vậy là toàn bộ các ống nhựa và dây điện nằm trên sàn laphong đã bắt lửa và tiếp tục con đường dẫn lửa chạy.

Khi các hệ thống ống này rẽ ngoặt vào từng phòng, đầu tiên là lửa sẽ lan đến miệng lỗ thông hơi trong căn phòng và đốt cháy tấm nhựa kỹ thuật chỗ miệng này. Đầu tiên là cháy và tấm nhựa mềm ra làm cho các lỗ vít vặn tấm nhựa cứng với ống lỏng và bong ra, kết quả là tấm nhựa này rơi xuống sàn và đụng cái gì thì cái đó cháy ngay lập tức.

Chỉ trong thời gian ngắn toàn bộ lửa đã thâm nhập tất cả mọi phòng và đốt cháy toàn bộ hệ thống điện.

Và kết quả cuối cùng sau khi lực lượng phòng cháy chữa cháy bên ngoài cật lực làm việc để dập tắt hết lửa thì người chết, người nhập viện, toàn bộ hệ thống tòa nhà bị hư hại, chỉ còn trơ lại bê tông và đập bỏ.

Tóm lại, nguyên nhân kỹ thuật trực tiếp và dễ hiểu nhất của hệ quả này là:

– Hệ thống phòng cháy chữa cháy được thiết kế và thi công không khoa học.

– Hệ thống lạnh thiết kế sai lầm, không tính đến phương án tự ứng cứu.

– Hệ thống lạnh chính là tác nhân chính gây ra thiệt hại toàn bộ cho vụ cháy và thông thường thiết kế và thi công hệ thống PCCC và hệ thống lạnh là do cùng một nhà thầu đảm nhận.

– Hệ thống lạnh càng hiện đại (theo hướng phục vụ cho sự tiện nghi) thì càng treo lơ lửng nguy cơ gây hại cho tòa nhà.

Theo Dong lam

Phongchay3s.com -Nhà thầu chuyên nghiệp trong thi công hệ thống phòng cháy chữa cháy. Hãy gọi cho chúng tôi để được tư vấn!!

Giới thiệu hệ thống PCCC với công nghệ hiện đại nhất hiện nay

CÔNG NGHỆ PCCC HIỆN ĐẠI NHẤT HIỆN NAY

Công nghệ phòng cháy chữa cháy hiện đại nhất hiện nay

 

Theo thống kê của Bộ Công an, năm 2015 cả nước đã xảy ra 2.792 vụ cháy, trong đó xảy ra nhiều vụ cháy lớn tại khu dân cư, chung cư, chợ và trung tâm thương mại, gây thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản. Nguyên nhân chính được cho là mật độ xây dựng các công trình quá chật chội, ý thức của người dân và chủ đầu tư các tòa nhà về công tác PCCC chưa cao. Ngoài ra, các hệ thống PCCC hiện hành lại chưa được cập nhật, nâng cấp hợp lí dẫn đến chưa phát huy hiệu quả tối ưu khi các vụ cháy xảy ra.

Vì vậy, việc đầu tư lắp đặt hệ thống PCCC chất lượng có ý nghĩa rất quan trọng vì nó giúp bảo vệ tính mạng con người và tài sản, cũng như làm giảm thiệt hại khi hỏa hoạn xảy ra. Hệ thống báo cháy giúp phát hiện đám cháy, đồng thời cảnh báo cho cư dân trong tòa nhà để kịp thời sơ tán. Trong khi đó, hệ thống khắc phục đám cháy tại chỗ sẽ giúp ngăn chặn sự lan rộng của đám cháy và hỗ trợ lực lượng cứu hỏa trong việc dập tắt đám cháy một cách nhanh chóng và hiệu quả. Do vậy, khi thiết kế và xây dựng bất kì công trình nào, chủ đầu tư nên xem việc lắp đặt hệ thống PCCC là một trong những ưu tiên hàng đầu.

Bài viết này xin giới thiệu một số công nghệ PCCC hiện đại nhất hiện nay, nhằm cung cấp thông tin hữu ích cho các cá nhân và tổ chức trong quá trình lựa chọn, thiết kế và nâng cấp một hệ thống PCCC hợp lý, hiệu quả.

Một hệ thống PCCC truyền thống hay hiện đại đều bao gồm hai phần chính là hệ thống báo cháyhệ thống khắc phục đám cháy.

1. HỆ THỐNG BÁO CHÁY

Đối với hệ thống báo cháy, các đầu báo chính là thành phần quan trọng nhất. Các loại đầu báo phổ biến hiện nay là đầu báo nhiệt và đầu báo khói. Trên thị trường cũng đã xuất hiện một số loại đầu báo hiện đại có chức năng kết hợp cả báo nhiệt lẫn báo khói hoặc có khả năng tích hợp với các hệ thống âm thanh trong tòa nhà để đưa ra kịch bản di tản khi xảy ra cháy.

Hệ thống báo cháy tự động theo địa chỉ (Addressable fire alarm system) là hệ thống báo cháy tiên tiến nhất hiện nay. Khác với hệ thống báo cháy thông thường chỉ có khả năng báo cháy cho một khu vực rộng, hệ thống báo cháy địa chỉ sẽ truyền dẫn tín hiệu từ từng đầu báo riêng biệt về đến trung tâm điều khiển để phát hiện điểm gây cháy chính xác và cụ thể. Ngoài ra, hệ thống này có thể giao tiếp với hệ thống quản lý tòa nhà thông minh (IBMS), hệ thống âm thanh PA, hệ thống thang máy để cảnh báo trên phạm vi rộng hơn và sử dụng nhiều hình thức khác nhau để cảnh báo cho toàn bộ cư dân trong tòa nhà.

2. HỆ THỐNG KHẮC PHỤC ĐÁM CHÁY

Tại Việt Nam, phương tiện chữa cháy thông dụng nhất là bình bột và bình CO2, được lắp đặt ở hầu hết cơ quan, doanh nghiệp theo Luật Phòng cháy và Chữa cháy. Tuy nhiên, trên thực tế, không phải đám cháy nào cũng có thể khắc phục bằng bình chữa cháy. Ngoài ra, nếu không được trang bị kiến thức cơ bản, người sử dụng sẽ rất dễ gặp tai nạn trong quá trình sử dụng. Ví dụ, bình CO2 chỉ có thể làm loãng đám cháy trong không gian kín, nhưng do đặc tính CO2 gây suy hô hấp nên không thể sử dụng khi trong phòng vẫn có người. Ngoài ra, nếu dùng không đúng cách thì người sử dụng rất dễ bị bỏng lạnh. Các hệ thống khắc phục đám cháy thường được chia làm 3 loại là sử dụng nước, bọt và khí.

Hệ thống sử dụng nước

Hệ thống khắc phục đám cháy bằng nước quen thuộc nhất là hệ thống sprinkler. Đây là hệ thống được lắp đặt rộng rãi tại các khu vực có diện tích lớn như cao ốc văn phòng, chung cư, khách sạn và trung tâm thương mại. Tuy nhiên, hệ thống này chỉ là phương pháp chữa cháy tạm thời, không phù hợp để dập các đám cháy lớn dễ gây hư hỏng cho các thiết bị và tài sản quý giá.

Để khắc phục hạn chế trên, một số nhà sản xuất thiết bị PCCC đã phát triển công nghệ mới nhất trong chữa cháy sử dụng nước là công nghệ phun sương. Hệ thống chữa cháy phun sương có thể kiểm soát, ngăn chặn và dập tắt đám cháy hiệu quả bằng cách phun sương với tốc độ cao, tạo ra các hạt sương có kích thước cực nhỏ (từ 50 – 120µm) đi qua đầu phun và nhanh chóng bao trùm vào đám cháy cũng như làm mát khu vực xung quanh.

Hệ thống phun sương sẽ phun ra ba loại hạt với ba kích cỡ khác nhau. Loại hạt thứ nhất là hạt nhỏ nhất có tốc độ phát tán cực kì nhanh có tác dụng làm giảm nhiệt độ trong đám cháy. Loại hạt thứ hai với kích thước trung bình có tác dụng bao trùm lấy các đồ vật nhằm cách ly các vật này khỏi vùng cháy, tránh cho đám cháy lan rộng. Loại hạt thứ ba là hạt có kích thước lớn nhất nên không bị bay hơi quá nhanh, sẽ giúp hỗ trợ loại hạt đầu tiên lan tỏa nhanh chóng trong đám cháy.

Hệ thống sử dụng bọt

Với các đám cháy có nguyên nhân từ xăng, dầu, thì nước không có tác dụng dập được lửa. Khi đó, người ta phải sử dụng hệ thống chữa cháy bằng bọt. Hệ thống này, khi được kích hoạt, sẽ phun ra một loại bọt bao phủ lên trên bề mặt xăng dầu, tách chất lỏng dễ cháy ra khỏi không khí và lửa, nhờ đó ngọn lửa bị dập tắt.

Tuy nhiên, khi nén bình đựng bọt, áp suất cao trong bình có thể tiềm ẩn nhiều nguy hiểm, dễ gây cháy nổ. Vì vậy, một số nhà sản xuất thiết bị PCCC đã bắt đầu phát minh các bình chữa cháy bọt sử dụng áp suất bên ngoài thay vì trong bình, nhờ đó tăng cường sự an toàn cho người sử dụng. Đây chính là một trong những cải tiến đáng kể nhất trong chữa cháy bằng bọt.

Hệ thống sử dụng khí

Hệ thống chữa cháy dùng khí thông dụng nhất là khí CO2, tuy nhiên nó chỉ có thể sử dụng trong môi trường kín và không có mặt con người do khí này ngăn cản hô hấp của con người và có thể dẫn tới tử vong.

Để thay thế CO2, hỗn hợp khí trơ đang là phương pháp tiên tiến nhất và ngày càng được dùng rộng rãi. Hỗn hợp khí trơ phổ biến nhất bao gồm khí Cacbon Dioxit, Nitơ và Agon. Sử dụng hỗn hợp khí trơ để chữa cháy không gây hư hại cho máy móc, không gây chập điện và hơn cả là không gây nguy hiểm cho hô hấp và tính mạng con người. Với ưu điểm này, hệ thống khí trơ thường được dùng cho các trạm không lưu, data center và phòng máy chủ,v.v.

Tóm lại, một hệ thống PCCC cần có hệ thống báo cháy và hệ thống khắc phục đám cháy (sử dụng nước hoặc bọt hoặc khí hoặc kết hợp cả ba). Các hệ thống PCCC đã được cải tiến liên tục trong những năm qua, vậy nên người dân cũng như CĐT nên chú trọng tìm hiểu, cập nhật các công nghệ mới nhất này, cũng như tham khảo ý kiến chuyên gia để có thể tích hợp một hệ thống PCCC phù hợp và hiện đại nhất cho công trình của mình.

3S thiết kế, thi công và hoàn thiện hồ sơ hệ thống pccc

 Hoả hoạn cũng là một trong những mối nguy hiểm mà con người cần đề phòng nhất. Hiểu nguyên lý thiết kế để thi công hệ thống pccc hoàn chỉnh nhất

Chúng ta cần trang bị đầy đủ những phương tiện phòng cháy chữa cháy để kịp thời xử lí nhanh khi có xự cố xảy ra. Chỉ có những hệ thống báo cháy, chữa cháy được thiết kế đúng đắn, đầy đủ chức năng, ổn định và đạt tiêu chuẩn mới có thể đảm bảo cho cao ốc, nhà xưởng, ngôi nhà thân yêu của mình một cách chắc chắn khỏi những rủi ro do hoả hoạn gây ra.
Với những sản phẩm được thiết kế phù hợp, đạt tiêu chuẩn sẽ mang đến những tính năng hữu dụng nhất: Có thể tránh được những mối nguy hiểm do hoả hoạn gây ra. Báo trước được những hiểm hoạ do cháy nổ sắp xảy ra( nhờ hệ thống các đầu dò, đầu báo nhiệt, đầu báo khói, đầu báo gas…) Có thể xử lí dễ dàng khi xảy ra xự cố (nhờ những thiết bị chữa cháy được thiết kế phù hợp, hoàn hảo và dễ xử dụng). Sơ Đồ Hệ Thống Báo Cháy, Chữa Cháy Tự Động. Bình chữa cháy Hệ thống ống dẫn Vòi phun Màn hình hiển thị Chuông báo Nút ấn kích hoạt Đèn báo Đầu dò, đầu báo Màn chắn lửa Tủ trung tâm. Hệ thống báo cháy tự động là hệ thống bao gồm tập hợp các thiết bị có nhiệm vụ phát hiện và báo động khi có cháy xảy ra. Việc phát hiện ra các tiến hiệu cháy có thể được thực hiện tự động bởi các thiết bị hoặc bởi con người, và nhất thiết phải hoạt động liên tục trong 24/24 giờ.
II: CÁC THÀNH PHẦN CỦA MỘT HỆ THỐNG BÁO CHÁY TỰ ĐỘNG
1. Thành phần của hệ thống báo cháy Một hệ thống báo cháy tự động tiêu biểu sẽ có 3 thành phần như sau:
+, Trung tâm báo cháy Được thiết kế dạng tủ, bao gồm các thiết bị chính: một mainboard, một biến thế, một battery. +, Thiết bị đầu vào – Đầu báo: báo khói, báo nhiệt, báo lửa… – Công tắc khẩn ( nút nhấn khẩn)
+, Thiết bị đầu ra – Bảng hiển thị phụ (bàn phiếm) – Chuông báo động, còi báo động – Đèn báo động, đèn Exit – Bộ quay số điện thoại tự động.
2, Giải thích chi tiết các thiết bị:
+ Trung tâm báo cháy: (tủ trung tâm, trung tâm điều khiển, controlpanel)
Đây là thiết bị quan trọng nhất trong hệ thống và quyết định chất lượng cửa hệ thống cung cấp năng lượng cho các đầu báo cháy năng lượng hoặc các sự cố tín hiệu kỹ thuật, hiển thị các thông tin và phát lệnh báo động, chỉ thị nơi xảy ra cháy. Trong trường hợp cần thiết có thể truyền tín hiệu đến nơi nhận tin báo cháy. Có khả năng tự kiểm tra hoạt động bình thường của hệ thống, chỉ thị sự cố của hệ thống như: Đứt dây chập mạch.
+ Thiết bị đầu vào: Là thiết bị nhạy cảm với các hiện tượng của sự cháy(sự tăng nhiệt, toả khói, phát sáng, phát lửa), và có nhiệm vụ nhận thông tin nơi xảy ra sự cháy và truyền tín hiệu đến trung tâm báo cháy.
– Đầu báo khói:(Smoke detector) Là thiết bị giám sát trực tiếp phát hiện ra dáu hiệu khói để truyển các tín hiệu về trung tâm xử lý. Thời gian truyền tín hiệu về trung tâm báo cháy của các đầu báo khói không quá 30s. Mật độ khói trong môi trường tại khu vực đặt đầu báo vượt qua ngưỡng cho phép(10%-20%) thì đầu báo sẽ phát tín hiệu về trung tâm để xử lí.
– Đầu báo nhiệt: (Heat detector) Dùng để dò nhiệt độ của môi trường trong phạm vi được bảo vệ, khi nhiệt độ của môi trường không thoả mãn những qui định của các đầu báo nhiệt do nhà sản xuất qui định, thì nó sẽ phát tín hiệu báo động gửi về trung tâm xủ lí.
– Đầu báo lửa: (Flame detector) Là thiết bị cảm ứng các tia cực tím phát ra từ ngọn lửa, nhận tín hiệu, rồi gửi tín hiệu về trung tâm xử lý khi phát hiện lửa. Đầu báo lửa rất nhạy cảm với các tia cực tím và được nghiên cứu tỉ mỉ để tránh tình trạng báo cháy giả. Đầu dò chỉ phát tín hiệu về trung tâm báo cháy khi có hai xung cảm ứng tia cực tím sau hai khoảng thời gian mỗi thời kỳ là 5S. Đầu báo lửa xử dụng chủ yếu ở các nơi xét thấy có sự nguy hiểm cao độ những nơi mà ngọn lửa là dấu hiệu tiêu biểu cho sự cháy( ví dụ: kho chứa chất lòng dễ cháy)
– Công tắc khẩn cấp( Emergency breaker) Được lắp đặt tại những nơi dễ thấy của hành lang, các cầu thang để xử dụng khi cần thiết. Thiết bị này cho phép người sử dụng chủ động truyền thông tin báo cháy bằng cách nhấn hoặc kéo vào công tắc khẩn, báo động khẩn cấp cho mọi người đang hiện diện trong khu vực đó biết để có biện pháp xử lý hoả hoạn và di chuyển ra khỏi khu vực nguy hiểm bằng các lối thoát hiểm.
+ Thiết bị đầu ra: Nhận tín hiệu từ trung tâm báo cháy truyền đến và có tính năng phát đi bằng âm thanh(chuông, còi), bằng tín hiệu phát sáng(đèn) giúp mọi người nhận biết đang có hiện tượng cháy xảy ra. Bảng hiển thị phụ: Hiển thị thông tin các khu vực xảy ra sự cố từ trung tâm báo cháy truyền đến, giúp nhận biết tình trạng nơ xảy ra sự cố để xử lý kịp thời.
Chuông báo cháy: Được lắp đặt tại phòng bảo vệ, các phòng có nhân viên trực ban, hành lang, cầu thang hoặc những nơi có nhiều người qua lại nhằm thông báo cho những người xung quanh có thể biết được sự cố đang sảy ra để có phương án xử lý, di tản kịp thời. Khi xảy ra sự cố hỏa hoạn, chuông báo động sẽ phát tín hiệu báo động giúp cho nhân viên bảo vệ nhận biết và thông qua thiết bị theo dõi sự cố hoả hoạn (bảng hiển thị phụ) sẽ biết khu vực nào xảy ra hoả hoạn, từ đó thông báo kịp thời đến các nhân viên có trách nhiệm phòng cháy chữa cháy khắc phục sự cố hoặc có biện pháp xử lý thích hợp.
Đèn: Có công dụng phát tín hiệu báo động, mỗi loại đèn có chức năng khác nhau( Đèn chỉ lối thoát hiểm, đèn báo cháy, đèn báo phòng)
Bàn phiếm: là phương tiện điều khiển mọi hoạt động của hệ thống. Qua bàn phím, bạn có thể điều khiển hoạt động theo ý muốn một cách dễ dàng, như nhập lệnh đưa hệ thống vào chế độ giám sát, hoặc có thể ngưng chế độ giám sát một số khu vực trong toàn bộ hệ thống, hoặc có thể lập trình để hệ thống tự động chuyển sang chế độ giám sát vào một thời gian nhất định trong ngày đối với một khu vực nào đó.
III: NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA HỆ THỐNG BÁO CHÁY TỰ ĐỘNG
Quy trình hoạt động của hệ thống báo cháy là một qui trình khép kín. Khi có hiện tượng về sự cháy (chẳng hạn như nhiệt độ gia tăng đột ngột, có sự xuất hiện của khói hoặc lửa ) các thiết bị đầu vào (đầu báo, công tắc khẩn) nhận tín hiệu và truyền thông tin của sự cố về trung tâm báo cháy.
Tại đây trung tâm sẽ xử lý thông tin nhận được, xác định vị trí nơi xảy ra sự cháy (thông qua các zone) và truyền thông tin đến các thiết bị đầu ra(bảng hiển thị, chuông, còi, đèn) các thiết bị này sẽ phát tín hiệu âm thanh, ánh sáng để mọi người nhận biết khu vực đang xảy ra sự cháy và xử lí kịp thời.
1, Cách Nhận Biết Và Báo Cháy: Khi một đám cháy xảy ra, ở những vùng cháy thường có dấu hiệu sau: Lửa, khói, vật liệu chỗ cháy bị phá huỷ Nhiệt độ vùng cháy tăng lên cao Không khí bị ôxi hoá mạnh Có mùi cháy và khét Để đề phòng cháy chúng ta có thể dựa vào những dấu hiệu trên để đặt các hệ thống cảm biến làm các thiết bị báo cháy. Kịp thời khống chế đám cháy giai đoạn đầu. Thiết bị báo cháy điện tử giúp chúng ta liên tục theo dõi để hạn chế các vụ cháy tai hại, tăng cường độ an toàn, bình yên cho mọi người.
2, Thiết Bị Báo Động Thiết bị báo động gồm có hai loại: Báo động tại chỗ Báo động qua điện thoại Báo động tại chỗ ta có thể xử dụng các chuông điện, mạch tạo còi hú hay phát ra tiếng nói để cảnh báo. Trong các hệ thống báo cháy, bộ cảm biến thường đặt ở nơi dễ cháy và nối với các thiết bị báo động bằng dây dẫn điện, do đó trong một số trường hợp có thể làm dây bị đứt. Vì vậy một hệ thống báo cháy sẽ trở nên hiệu quả khi sử dụng các bộ phận vô tuyến, trong đó bộ phận thu được gắn với mạch báo động, còn mạch phat gắn với bộ cảm biến. tuy nhiên việc lắp đặt gặp nhiều khó khăn và giá thành cao. Báo động qua diện thoại giúp ta đáp ứng nhanh các thông tin về sự cố đến các cơ quan chức năng. Khi có tín hiệu báo động sẽ tự động quay số đến các cơ quan như: Nhà riêng, công an, phòng cháy chữa cháy…
3, Phân Loại Hệ Thống Báo Cháy
Hệ thống báo cháy sử dụng hai loại điện thế khác nhau: 12V và 24V. Về mặt lý thuyết cả hai loại này đều có tính năng kỹ thuật và công dụng như nhau. Nhưng, so với hệ thống báo cháy 24V thì hệ thống báo cháy 12V không mang tính chuyên nghiệp khả năng truyền tín hiệu đi xa hơn, và không bắt buộc phải có bàn phím lập trình. Tuy nhiên, trung tâm xử lí báo cháy 12V (trung tâm Networx) có giá thành thấp hơn so với trung tâm xử lý hệ báo cháy 24V (trung tâm microm,…) Hệ thống báo cháy được chia làm hai hệ chính:Gồm hệ báo cháy thông thường và hệ báo cháy địa chỉ: Hệ báo cháy thông thường: Với tính năng đơn giản, giá thành không cao, hệ thống báo cháy này chỉ thích hợp lắp đặt tại các công ty có số lượng phòng ban không nhiều, phân xưởng có diện tích vừa và nhỏ… Các thiết bị được mắc nối tiếp với nhau và mắc nối tiếp với trung tâm báo cháy, nên khi xảy ra sự cháy trung tâm báo cháy chỉ có thể nhận biết khái quát và hiển thị toàn bộ khu vực Zone mà hệ thống giám sát(chứ không cho biết chính xác vị trí từng đầu báo, từng địa điểm có cháy). Điều này làm hạn chế khả năng xử lý của nhân viên giám sát Hệ Thống Báo Cháy Địa Chỉ: Với tính năng kỹ thuật cao, hệ thống báo cháy địa chỉ dùng để lắp đặt tại các công ty mà mặt bằng sử dụng lớn, được chia ra làm nhiều khu vực độc lập, các phòng ban trong từng khu vực riêng biệt với nhau. Từng thiết bị trong hệ thống được mắc trực tiếp vào trung tâm báo cháy giúp trung tâm nhận tín hiệu xảy ra tại từng khu vực, từng địa điểm một cách rõ ràng, chính xác. Từ đó trung tâm có thể nhận biết thông tin sự cố một cách chi tiết và được hiển thị trên bảng hiển thị phụ giúp nhân viên giám sát có thể xử lý sự cố một cách nhanh chóng.
QUY ĐỊNH CHUNG
Việc thiết kế lắp đặt hệ thống báo cháy tự động phải tuân thủ các yêu cầu quy định của các tiêu chuẩn, quy phạm hiện hành có liên quan và phải được các cơ quan phòng cháy, chữa cháy có thẩm quyền chấp nhận.
1. Yêu cầu kỹ thuật đối với tủ trung tâm: Tủ trung tâm phải được lắp đặt trên tường, vách ngăn, trên bàn tại những nơi không có nguy hiểm về cháy nổ. Khoảng cách giữa các trung tâm báo cháy với trần nhà làm bằng vật liệu cháy không được nhỏ hơn 1.0m. Trong trường hợp các tủ trung tâm lắp cạnh nhau, khoảng cách giữa các tủ trung tâm báo cháy không được nhỏ hơn 50mm.
2. Yêu cầu kỹ thuật đối với đầu báo tự động: Đặc tính kỹ thuật Đầu báo cháy nhiệt Đầu báo cháy khói Đầu báo cháy lửa Thời gian tác động Không lớn hơn 120s Không lớn hơn 30s Không lớn hơn 5s Ngưỡng tác động Từ 40ºC đến 170ºC sự gia tăng nhiệt độ trên 5ºC/phút Độ che mờ do khói: Từ 20-70% trên khoảng cách giữa đầu phát và đầu thu của đầu báo khói tia chiếu. Từ 5-20% đầu báo cháy khói thông thường. Ngọn lửa trần cao 15mm, cách đầu báo cháy 3m. Độ ẩm không khí tại nơi dặt đầu báo. Không lớn hơn 98% Không lớn hơn 98% Không lớn hơn 98% Nhiệt độ làm việc Từ -10ºC – 170ºC Từ -10ºC – 50ºC Từ -10ºC – 50ºC Diện tích bảo vệ Từ 15m²-50m² Từ 50m²-100m² Hình chóp có góc 120º, chiề cao từ 3 đến 7m.
4. Yêu cầu kỹ thuật đối với các bộ phận liên kết: – Cáp tín hiệu của hệ thống báo cháy tự động phải dặt chìm trong tường, trần nhà… Và phải có biện pháp bảo vệ dây dẫn chốn chập hoặc đứt dây( luồn trong ống kim loại hoặc ống bảo vệ khác). – Các mạch tín hiệu báo cháy phải sử dụng dây dẫn riêng và cáp có lõi bằng đồng. Lõi đồng của từng dây dẫn tín hiệu từ các đầu báo cháy tự động đến đường cáp trục chính phải không nhỏ hơn 0.75mm. – Không cho phép chung các mạch điều khiển của hệ thống báo cháy tự động với mạch điện áp trên 60V trong cùng một đường ống, một hộp, một bó,..của cấu kiện xây dựng. Cho phép lắp đặt chung các mạch trên khi có vách ngăn ở giữa bằng vật liệu không cháy. – Số lượng đầu nối của các hộp đấu dây và số lượng dây dẫn của cáp trục chính phải có dự phòng 20%.
5. Yêu cầu kỹ thuật đối với nguồn điện và tiếp đất bảo vệ:
– Trung tâm của hệ thống báo cháy phải có hai nguồn điện độc lập. Một nguồn 220V xoay chiều và một nguồn là ắc quy dự phòng.
– Dung lượng ắc quy dự phòng phải bảo đảm ít nhất 12 giờ cho thiết bị hoạt động ở chế độ thường trực và 1 giờ khi có cháy.
– Các trung tâm báo cháy phải được tiếp đất bảo vệ.
PHẦN II: SẢN PHẨM TIÊU BIỂU
I: HƯỚNG DẪN ĐẤU LẮP TỦ BÁO CHÁY TỰ ĐỘNG PARADOX:
1. Giới thiệu trung tâm báo cháy Paradox Trung tâm báo cháy Paradox là một hệ thống báo cháy có chất lượng tốt, xuất xứ từ Canada. Hệ thống này được sử dụng rộng rãi trong các gia đình và công sở, mang lại sự an toàn, yên tâm cho quý khách. Ngoài ra , tủ Paradox còn có chức năng báo động ra số điện thoại của quý khách khi quý khách đặt báo động nhưng không ở trong nhà.Đây là một tính năng rất hữu ích của Paradox.
2. Cách đấu dây:
2.1:Lắp nguồn AC 16V. AC AC Biến Áp 220V AC
2.2 Lắp bàn phím. Các chân đấu trên bàn phím.: AUX + , AUX-, GRE, YEL. Các chân đấu trên bo chính: AUX + , AUX-, GRE, YEL. AUX + AUX- GRE YEL AUX + AUX – GRE YEL Bàn Phím
2.3 Lắp chuông. Các chân đấu chuông Bell 12+,- lắp chuông 1 chiều 12 V BELL + Bell – Dây +
2.4 Lắp đầu báo. Lắp báo nhiệt. VD : Lắp báo nhiệt ở cổng số 3, đầu báo nhiệt 4 chân. Zone 3 com 1K Trở 1K 2.5 Lắp đầu báo khói. Báo khói là đầu báo cháy có 4 chân, đầu báo cháy có nguồn nuôi, ta đấu chân số 2 đầu báo cháy vào chân PGM trên bo mạch chính, chân PGM có nhiệm vụ dập nguồn đầu báo khói khi muốn đặt lại trạng thái cho đầu báo khói. VD đấu đầu báo khói vào cổng số 4. PGM AUX+ COM ZONE4 ZONE4 3 2 R=1K 4 1 2.6. Lắp đường dây điện thoại TÍP RING +26V II: SẢN PHẨM HỆ THỐNG CHỮA CHÁY: 1, Bình Chữa Cháy: Bình bột BC Bình bột ABC Trọng lượng Áp suất Thời gian phun Khoảng cách phun MFZ1 MFZL1 1kg 1.4Mpa 6s 2.5m MFZ2 MFZL2 2kg 1.4Mpa 8s 2.5m MFZ3 MFZL3 3kg 1.4Mpa 8s 2.5m MFZ4 MFZL4 4kg 1.4Mpa 9s 4m MFZ5 MFZL5 5kg 1.4Mpa 9s 4m MFZ8 MFZL8 8kg 1.4Mpa 12s 5m 2, Lăng Vòi Chữa Cháy: Đường kính vòi (mm) 38 45 52 65 70 75 Màu sắc Trắng / Đỏ / Da cam / Đen… Áp suất nổ (bar) 55 50 50 48 47 46 Áp suất làm việc (bar) 22.5 Nhiệt độ -200C ~ +500C
PHẦN III: KẾT LUẬN
Sau một thời gian tìm hiểu đề tài, với sự hướng dẫn tận tình của giáo viên hướng dẫn và đội ngũ cán bộ kỹ thuật, 3S Việt Nam cùng với sự nỗ lực của toàn bộ thành viên trong nhóm trong việc tìm hiểu đề tài “ hệ thống báo cháy, chữa cháy tự động”. Đề tài này giúp chúng ta hiểu như thế nào là một hệ thống báo cháy, chữa cháy tự động và tầm quan trọng của hệ thống trong đời sống xã hội hiện nay. Tuy có sự hướng dẫn tận tình của giáo viên hướng dẫn và sự nỗ lực của tất cả các thành viên trong nhóm, nhưng đây là một đề tài khá mới mẽ những tài liệu liên quan còn hạn chế, nên bài viết trên không tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Rất mong đón nhận những ý kiến đóng góp của thầy cô cùng các bạn, để đề tài phát triển ngày càng hoàn thiện hơn. 
Nguồn: Tổng hợp

LIÊN HỆ PCCC BMC

Văn phòng

Tầng 11, Tòa nhà VEAM
Phú Thượng, Tây Hồ, Hà Nội


Kết nối với chúng tôi