AN TOÀN PCCC NHÀ Ở: BIỆN PHÁP QUAN TRỌNG ĐỂ BẢO VỆ GIA ĐÌNH TÀI SẢN

An toàn PCCC nhà ở là một khía cạnh quan trọng trong việc bảo vệ gia đình và tài sản khỏi nguy cơ cháy nổ. Dưới đây là một số biện pháp và lời khuyên để đảm bảo an toàn phòng cháy chữa cháy tại nhà:

An toàn PCCC nhà ở là rất cần thiết
An toàn PCCC nhà ở là rất cần thiết

1. Lắp đặt hệ thống báo cháy:

Hệ thống báo cháy sẽ cảnh báo sớm khi có dấu hiệu cháy. Đảm bảo hệ thống hoạt động tốt và thường xuyên kiểm tra, bảo dưỡng để đảm bảo tính tin cậy của nó. Đây là một yếu tố quan trọng giúp phát hiện sớm và đối phó với nguy cơ cháy nổ.

2. Kiểm tra bình chữa cháy:

Đảm bảo bình chữa cháy luôn được kiểm tra và đảm bảo lượng chất chữa cháy đủ. Hãy học cách sử dụng bình chữa cháy đúng cách và đào tạo gia đình về cách dập lửa. Nhớ rằng, bình chữa cháy là một công cụ quan trọng giúp dập tắt đám cháy nhanh chóng trước khi nó lan rộng.

3. Thực hiện bài tập thoát hiểm:

Lên kế hoạch và thực hiện bài tập thoát hiểm thường xuyên để chuẩn bị cho trường hợp khẩn cấp. Định rõ các lộ trình thoát hiểm và điểm hẹn ngoài trời để tập trung sau khi thoát ra ngoài. Bài tập thoát hiểm giúp cải thiện kỹ năng ứng phó và giảm thiểu nguy cơ trong tình huống cháy nổ.

4. Đánh giá nguy cơ cháy:

Xác định các nguy cơ cháy trong nhà và đảm bảo loại bỏ chúng. Hãy tránh để đồ đạc, vật liệu dễ cháy quá gần nguồn nhiệt hoặc điện. Đảm bảo đèn và các thiết bị điện không bị hỏng để tránh nguy cơ chập điện gây cháy nổ.

5. Sử dụng thiết bị điện đúng cách:

Đừng để các thiết bị điện chạy quá tải và không sử dụng dây nguồn hỏng hoặc hỏng cách điện. Điều này giúp tránh nguy cơ chập điện và cháy nổ do lỗi kỹ thuật của thiết bị điện.

6. Thông qua kỹ năng an toàn cho trẻ em:

Dạy trẻ em về an toàn phòng cháy chữa cháy và cách ứng phó trong trường hợp cháy nổ. Hướng dẫn trẻ biết cách sử dụng bình chữa cháy đúng cách và dạy họ những nguyên tắc cơ bản để tránh nguy cơ cháy trong nhà.

7. Định kỳ kiểm tra hệ thống điện:

Để tránh tình trạng quá tải và nguy cơ cháy nổ, hãy kiểm tra định kỳ hệ thống điện trong nhà và sửa chữa các lỗi kỹ thuật kịp thời. Hệ thống điện ổn định và an toàn giúp giảm thiểu nguy cơ cháy nổ.

8. Lắp đặt đèn thoát hiểm:

Lắp đặt đèn thoát hiểm để dễ dàng phát hiện trong bóng tối và tìm đường thoát ra an toàn trong trường hợp khẩn cấp.

9. Lưu trữ chất dễ cháy đúng cách:

Lưu trữ các chất dễ cháy như xăng, dầu hoặc hóa chất trong nơi an toàn, khô ráo và xa tầm tay trẻ em. Điều này giúp giảm thiểu nguy cơ cháy nổ do chất dễ cháy không được bảo quản đúng cách.

10. Có kế hoạch cháy nổ:

Chuẩn bị một kế hoạch hành động cụ thể cho trường hợp cháy nổ, bao gồm cách thoát hiểm, địa điểm hẹn gặp và cách gọi cứu hỏa. Kế hoạch này giúp gia đình đối phó nhanh chóng và hiệu quả trong trường hợp xảy ra sự cố.

Kỹ năng xử lý khi xảy ra cháy nổ
Kỹ năng xử lý khi xảy ra cháy nổ

Nhớ rằng, sự hiểu biết và thực hành phòng cháy chữa cháy tại nhà là yếu tố quan trọng để đảm bảo an toàn cho gia đình và ngôi nhà. Hãy luôn cập nhật kiến thức và chia sẻ thông tin về phòng cháy chữa cháy với gia đình và cộng đồng để tăng cường ý thức và cảnh giác.

Táp lô cháy đen vì để kính râm sai chỗ

Một số vật dụng quen thuộc như chai nước, kính râm cũng có thể trở thành ‘thủ phạm’ gây cháy ô tô khi không được đặt đúng chỗ.

Chiều thứ Bảy 27/5, Dịch vụ Cứu hỏa và Cứu hộ hạt Nottinghamshire, Anh đã nhận được một cuộc gọi cứu hỏa ở Nuthall lúc 5h5′ chiều. Ngay lập tức, đội cứu hỏa được điều động đã tham gia và dập tắt đám cháy, may mắn là không có thiệt hại về người được ghi nhận.Qua điều tra, nguyên nhân của vụ cháy được xác định là do chiếc kính râm để trên táp lô đã tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời.

Được biết, ánh nắng khi khúc xạ qua một số đồ vật như chai nước, kính, quả cầu thủy tinh có thể tập trung năng lượng để nung nóng vật tiếp xúc, đốt cháy các chất liệu dễ bén lửa như da bọc ghế, từ đó gây nên hỏa hoạn.

Chiếc kính râm đã vô tình trở thành “thủ phạm” làm thủng một lỗ xuyên qua kính chắn gió và làm tan chảy một phần táp lô.Tại thời điểm xảy ra hỏa hoạn, nước Anh ghi nhận nhiệt độ lên cao kỷ lục tại một số vùng. Khác với nhiều nước nhiệt đới như Việt Nam, nhiệt độ kỷ lục được đề cập tại Anh chỉ ở mức hơn 24 độ C nhưng trong điều kiện thích hợp, ánh sáng hội tụ vẫn có thể khiến chủ sở hữu “đau đầu” vì thiệt hại không đáng có từ vụ cháy.

Cơ quan chức năng địa phương ngay lập tức đã đưa ra cảnh báo yêu cầu người dân cẩn thận hơn khi đặt các đồ vật thủy tinh hoặc đồ vật dạng trong suốt một cách trực tiếp dưới ánh sáng mặt trời vì hậu quả có thể rất nghiêm trọng. Bên cạnh đó, người dân cũng cần chú ý trang bị đầy đủ các phương tiện phòng cháy, chữa cháy như thiết bị báo động khói trong nhà hoặc bình cứu hỏa trong xe ô tô.

Nguồn : CTV Thu Ánh/VOV.VN Theo Nottinghamshire Fire and Rescue Service

Khuyến cáo biện pháp an toàn PCCC mùa nắng nóng

Trước những diễn biến phức tạp, bất thường của thời tiết nắng nóng kéo dài, độ ẩm thấp, vật liệu khô nỏ, cộng với nhu cầu sử dụng điện gia tăng dẫn đến nguy cơ xảy ra cháy, nổ tại cơ quan, doanh nghiệp đặc biệt tại hộ gia đình. Để bảo đảm an toàn PCCC, Cục Cảnh sát PCCC và CNCH khuyến cáo các biện pháp an toàn PCCC như sau: 

 1. Thường xuyên kiểm tra các thiết bị điện, tránh để các sự cố chập cháy do hư hỏng và tuổi thọ của các thiết bị; kiểm tra, lắp đặt các thiết bị bảo vệ như: cầu chì, công tắc, cầu dao, attomat, rơle tự đóng ngắt điện, chống quá tải, chập cháy cho đường dây dây điện trong nhà và chống quá nhiệt cho từng thiết bị điện, đặc biệt là các thiết bị có công suất lớn (Dùng attomat bảo vệ có thông số phù hợp riêng cho từng phòng, cho từng thiết bị có công suất lớn như bình nóng lạnh, điều hòa…) đảm bảo an toàn PCCC.

2. Không sử dụng cùng lúc nhiều thiết bị tiêu thụ điện vượt quá khả năng chịu tải của dây dẫn không bảo đảm an toàn PCCC. Phân bổ các thiết bị tiêu thụ điện trên đường dây dẫn điện để đảm bảo công suất truyền tải của dây dẫn tránh hiện tượng quá tải gây cháy; khi lắp đặt thêm thiết bị điện có công suất lớn phải lựa chọn dây dẫn cho phù hợp. Không sử dụng đồng thời nhiều thiết bị tiêu thụ điện trong cùng một ổ cắm.

3. Không tự ý câu, móc, đấu nối dây điện tùy tiện, tránh đi dây điện luồn qua mái lá, mái tôn, qua tấm lót sàn hoặc treo trên tường, vách làm bằng vật liệu dễ cháy. Khi sử dụng bàn là, bếp điện, bếp từ phải có người trông coi.

4. Không dự trữ xăng dầu, khí đốt, khí dễ cháy nổ và các chất lỏng dễ cháy ở trong nhà ở, trường hợp cần phải để dự trữ thì chỉ dự trữ số lượng ít nhất và để ở khu vực riêng biệt tránh nhầm lẫn và đổ vỡ.

5. Ô tô, xe máy và các phương tiện dụng cụ có xăng dầu, chất lỏng, đồ dùng, hàng hóa dễ cháy để trong nhà ở phải cách xa bếp đun nấu, nguồn sinh nhiệt. Thiết bị chứa, dẫn xăng, dầu… phải kín. Không nên để ô tô trong nhà ở phòng ngừa xe tự cháy hoặc khí khói độc khi nổ máy.

6. Hạn chế sử dụng gỗ, tấm nhựa, mút xốp… để ốp tường, trần, vách ngăn nhằm hạn chế cháy lan.

7. Bố trí nơi thờ cúng hợp lý, tường phía đặt bàn thờ, trần phía trên ban thờ phải bằng vật liệu không cháy. Đèn, bát hương, nến phải đặt chắc chắn trên các vật không cháy, cách xa vật dễ cháy, hạn chế tối đa vàng mã, hương, nến để trên bàn thờ. Chỉ đốt đèn, nến, thắp hương khi có người lớn ở nhà trông coi. Khi đốt vàng mã phải trông coi, có che chắn tránh cháy lan hoặc bị gió cuốn tàn lửa gây cháy lan.

8. Nơi đun nấu phải có vách ngăn bằng vật liệu không cháy. Nếu dùng bếp gas phải có biện pháp chống chuột cắn thủng ống dẫn gas, khi đun nấu xong phải tắt bếp và đóng van xả gas. Nếu đun nấu bằng bếp dầu phải đủ bấc và thường xuyên được lau chùi sạch sẽ. Trước khi rót thêm dầu vào bếp phải tắt lửa, tuyệt đối không dùng xăng hoặc xăng pha dầu, nhớt để đun bếp dầu. Khi đun phải có người trông coi.

9. Trước khi rời khỏi nhà và trước khi đi ngủ phải kiểm tra nơi đun nấu, nơi thờ cúng, tắt các thiết bị điện không cần thiết.

10. Không lắp lồng sắt, lưới sắt ở lan can nhà có tầng. Trường hợp đã lắp thì phải có cửa thoát hiểm, chìa khóa phải để ở vị trí dễ thấy, dễ lấy, thống nhất các thành viên trong gia đình biết. Chuẩn bị sẵn thang, thang dây để thoát nạn khi cháy xảy ra.

11. Nhà có trẻ nhỏ, người già, người tàn tật thì phải có nhiều biện pháp thoát nạn, cứu người phù hợp và không được khóa cửa phòng của những người nêu trên.

12. Chuẩn bị sẵn dụng cụ phá dỡ để tạo lối thoát nạn. Không bố trí đồ vật cản trở đường, lối, cửa thoát nạn.

13. Mỗi gia đình nên có dự kiến các tình huống thoát nạn để thoát nạn an toàn khi có cháy. Trang bị dụng cụ trữ nước, xô, thùng để phục vụ chữa cháy, trang bị bình chữa cháy, các thiết bị cảnh báo cháy sớm, phổ biến cho mọi người trong gia đình biết sử dụng thành thạo các dụng cụ chữa cháy đã được trang bị.

14. Khi xảy ra cháy tìm mọi cách báo cháy nhanh nhất cho mọi người xung quanh biết, gọi điện thoại cho cảnh sát PCCC 114 hoặc đội dân phòng, chính quyền, công an xã, phường gần nhất, đồng thời sử dụng phương tiện để chữa cháy và thoát nạn theo tình huống đã dự kiến.

Cục Cảnh sát PCCC và CNCH

BMC

Lưu ý về PCCC khi đầu tư xây dựng khách sạn (PCCC khách sạn)

Kinh doanh khách sạn là một trong những ngành dịch vụ đặc thù, bên cạnh việc làm ra lợi nhuận thì việc phải thực hiện nghiêm những quy định PCCC và thoát nạn là yêu cầu bắt buộc. Nếu bạn đang có ý định đầu tư xây dựng khách sạn mà chưa nắm được các quy định về phòng cháy và chữa cháy (PCCC khách sạn) như việc bắt đầu từ đâu, triển khai như thế nào, bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm hiểu kiến thức và các bước hoàn thiện hồ sơ thẩm duyệt, nghiệm thu về PCCC, góp phần giảm bớt rủi ro, thiệt hại không đáng có về kinh tế, công sức, thời gian khi phải tổ chức khắc phục các vi phạm, tồn tại về PCCC.

Hình 1: Hình ảnh minh họa công trình khách sạn (nguồn internet)

Phần 1: Giai đoạn chuẩn bị đầu tư dự án, công trình

Tùy theo tổng mức đầu tư, quy mô của khách sạn dự kiến đầu tư mà bạn cần tìm hiểu và tuân thủ theo quy định của Luật PCCC, Nghị định số 136/2020/NĐ-CP và các quy định của quy chuẩn, tiêu chuẩn hiện hành, tuy nhiên về cơ bản bạn cần biết và thực hiện một số nội dung PCCC khách sạn như sau:

1. Trách nhiệm của chủ đầu tư

Trước hết là quy định của pháp luật về trách nhiệm của chủ đầu tư đối với công tác PCCC, nội dung này được quy định cụ thể tại khoản 1 Điều 14 Nghị định số 136/2020/NĐ-CP. Trường hợp vi phạm sẽ bị cơ quan quản lý nhà nước xử lý theo quy định tại Nghị định số 167/2013/NĐ-CP và Điều 17 Nghị định số 136/2020/NĐ-CP, theo đó bạn cần lưu ý:

– Lập hồ sơ thiết kế cho khách sạn bảo đảm theo quy định tại Điều 11 Nghị định số 136/2020/NĐ-CP và phù hợp với quy hoạch được phê duyệt. Đối với công trình thuộc diện thẩm duyệt thiết kế về PCCC thì chỉ tiến hành thi công, xây dựng khi hồ sơ thiết kế công trình đã được cơ quan Cảnh sát PCCC&CNCH theo thẩm quyền thẩm duyệt thiết kế về PCCC;

– Tổ chức thi công, kiểm tra, giám sát thi công theo đúng thiết kế về PCCC đã được phê duyệt. Đối với công trình thuộc diện thẩm duyệt, trong quá trình thi công nếu có sự thay đổi, điều chỉnh về thiết kế và thiết bị PCCC ảnh hưởng đến các điều kiện an toàn PCCC thì phải lập thiết kế bổ sung để được thẩm duyệt điều chỉnh trước khi thi công;

– Bảo đảm an toàn PCCC trong suốt quá trình thi công;

– Tổ chức nghiệm thu về PCCC cho công trình trước khi đưa công trình vào sử dụng. Chịu trách nhiệm về kết quả nghiệm thu;

– Cung cấp hồ sơ thẩm duyệt thiết kế, nghiệm thu về PCCC của công trình cho đơn vị quản lý, vận hành và xuất trình khi có yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.

Khi chủ đầu tư không thực hiện các nội dung trên, cơ quan quản lý nhà nước về PCCC sẽ xử phạt vi phạm hành chính đối với các hành vi vi phạm quy định về PCCC trong đầu tư xây dựng theo quy định tại Điều 36 Nghị định số 167/2013/NĐ-CP (phạt đến 40 triệu đồng với lỗi tổ chức thi công, xây dựng công trình thuộc diện phải thẩm duyệt thiết kế về PCCC mà chưa có giấy chứng nhận thẩm duyệt; phạt đến 80 triệu đồng đối với hành vi đưa nhà, công trình vào sử dụng khi chưa tổ chức kiểm tra kết quả nghiệm thu về PCCC, đồng thời bị yêu cầu buộc phải tổ chức khắc phục). Trường hợp không tổ chức khắc phục và vẫn tiếp diễn hành vi vi phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định về PCCC thì công trình sẽ bị tạm đình chỉ, đình chỉ hoạt động, thông báo công khai trên trang thông tin điện tử, phương tiện truyền thông theo quy định tại Điều 17 Nghị định số 136/2020/NĐ-CP ngày 24/11/2020; xem xét, chuyển vụ việc vi phạm tới cơ quan Cảnh sát điều tra để giải quyết theo quy định theo khoản 4 Điều 313 Bộ Luật Hình sự.

2. Xác định công trình phải thực hiện thẩm duyệt thiết kế về PCCC hay không?

Cùng với việc thực hiện các quy định của pháp luật về đất đai, quy hoạch, cấp phép xây dựng thì bạn cũng phải xác định xem công trình của mình có phải thực hiện thủ tục thẩm duyệt thiết kế về PCCC hay không để tổ chức thực hiện bằng cách căn cứ vào số tầng, khối tích của công trình, đối chiếu với mục khách sạn tại điểm 7, Phụ lục V, Nghị định số 136/2020/NĐ-CP (hoặc mục nhà hỗn hợp tại điểm 2, Phụ lục V khi công trình có mục đích sử dụng vừa để ở vừa kinh doanh khách sạn với phần diện tích kinh doanh chiếm từ trên 30% tổng diện tích sàn);

– Khi công trình không thuộc diện thì không phải thực hiện thủ tục thẩm duyệt, kiểm tra kết quả nghiệm thu về PCCC. Tuy nhiên vẫn phải thiết kế và thi công đáp ứng đầy đủ các yêu cầu kỹ thuật tương ứng với quy mô công trình được quy định tại các quy chuẩn, tiêu chuẩn hiện hành về PCCC;

– Khi công trình thuộc diện thẩm duyệt thiết kế về PCCC (có chiều cao từ 7 tầng trở lên hoặc khối tích từ 5000 m3 trở lên), chủ đầu tư cần lập hồ sơ bảo đảm theo quy định tại điểm d, khoản 4, Điều 13 Nghị định số 136/2020/NĐ-CP gửi cơ quan Cảnh sát PCCC&CNCH theo thẩm quyền (quy định tại khoản 12, Điều 13 Nghị định số 136/2020/NĐ-CP) để thẩm duyệt và cấp Giấy chứng nhận thẩm duyệt thiết kế về PCCC cho công trình trước khi triển khai thi công;

– Lưu ý về tính số tầng, khối tích, chiều cao để xác định đối tượng, thẩm quyền thực hiện thẩm duyệt:

+ Số tầng nhà gồm toàn bộ các tầng trên mặt đất (kể cả tầng kỹ thuật, tầng tum) và tầng bán/nửa hầm, không bao gồm tầng áp mái. Đối với công trình có các cao độ mặt đất khác nhau thì số tầng nhà tính theo cao độ mặt đất thấp nhất theo quy hoạch được duyệt. Tầng tum không tính vào số tầng nhà của công trình khi chỉ có chức năng sử dụng để bao che lồng cầu thang bộ/giếng thang máy và che chắn các thiết bị kỹ thuật của công trình (nếu có), có diện tích mái tum không vượt quá 30 % diện tích sàn mái; Tầng lửng không tính vào số tầng của công trình khi chỉ bố trí sử dụng làm khu kỹ thuật (ví dụ: sàn kỹ thuật đáy bể bơi, sàn đặt máy phát điện hoặc các thiết bị công trình khác), có diện tích sàn xây dựng không vượt quá 10% diện tích sàn xây dựng của tầng ngay bên dưới.

+ Chiều cao công trình để xác định đối tượng, thẩm quyền thẩm duyệt là chiều cao PCCC, được xác định bằng khoảng cách từ mặt đường thấp nhất cho xe chữa cháy tiếp cận tới mép dưới của lỗ cửa (cửa sổ) mở trên tường ngoài của tầng trên cùng, không kể tầng kỹ thuật trên cùng. Khi không có lỗ cửa (cửa sổ), thì chiều cao PCCC được xác định bằng một nửa tổng khoảng cách tính từ mặt đường cho xe chữa cháy tiếp cận đến mặt sàn và đến trần của tầng trên cùng; Trong trường hợp mái nhà được khai thác sử dụng thì chiều cao PCCC của nhà được xác định bằng khoảng cách lớn nhất từ mặt đường cho xe chữa cháy tiếp cận đến mép trên của tường chắn mái (Điều 1.4.8 của QCVN 06:2021/BXD);

+ Tổng khối tích dự án, công trình để xác định đối tượng thẩm duyệt là tổng khối tích các hạng mục trong khuôn viên của dự án, công trình đó, không bao gồm các hạng mục phụ trợ không có nguy hiểm về cháy, nổ, được bố trí độc lập và bảo đảm khoảng cách an toàn PCCC đến các hạng mục xung quanh (nhà bảo vệ, nhà vệ sinh công cộng, trạm bơm nước thải…).

3. Thiết kế về PCCC cho công trình

Công trình phải được thiết kế bảo đảm theo các quy chuẩn, tiêu chuẩn, quy định về PCCC hiện hành, trong đó:

a) Một số quy chuẩn, tiêu chuẩn áp dụng

– Về quy mô, kiến trúc, các hệ thống kỹ thuật có liên quan đến PCCC của công trình (an toàn cháy) thực hiện theo QCVN 06:2021/BXD, QCVN 13:2018/BXD (nếu trong công trình có bố trí gara ô tô), và tham khảo TCVN 4391:2015, TCVN 5065:1990… Riêng đối với các công trình có chiều cao trên 150 m hoặc có từ 4 tầng hầm trở lên thì ngoài việc thực hiện theo QCVN 06:2021/BXD còn phải bổ sung các yêu cầu kỹ thuật và giải pháp về tổ chức, kỹ thuật phù hợp với đặc điểm công trình trên cơ sở tài liệu chuẩn hiện hành được phép áp dụng theo quy định tại Điều 1.1.10 QCVN 06:2021/BXD;

– Về trang bị phương tiện, hệ thống PCCC thực hiện theo TCVN 3890:2009;

– Về yêu cầu kỹ thuật của từng hệ thống: Hệ thống chữa cháy Sprinkler đáp ứng TCVN 7336:2003; hệ thống báo cháy tự động đáp ứng TCVN 5738:2001, TCVN 7568-14:2015 ISO 7240-14:2013; Trạm bơm nước chữa cháy với nhà cao 10 tầng trở lên hoặc có tổng diện tích sàn 18.000 m2 trở lên thực hiện theo QCVN 02:2020/BCA; hệ thống hút khói đáp ứng Phụ lục D QCVN 06:2021/BXD và TCVN 5687:2010; hệ thống cấp gas (LPG) bằng giàn chai chứa đáp ứng QCVN 10:2012/BCT; TCVN 7441:2004 …;

– Trường hợp sử dụng tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn nước ngoài về PCCC để thiết kế phải được Bộ Công an chấp thuận theo quy định tại khoản 4 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy số 40/2013/QH13.

b) Bậc chịu lửa, quy mô của công trình

– Theo quy định tại Bảng 4 QCVN 06:2021/BXD, bậc chịu lửa của nhà, công trình được phân làm 5 loại tương ứng với giới hạn chịu lửa của các kết cấu chính (bộ phận chịu lực, tường ngoài không chịu lực, sàn, mái, kết cấu buồng thang bộ). Thông thường các nhà, công trình xây dựng với các kết cấu chính bằng bê tông cốt thép sẽ được xếp loại chịu lửa bậc I hoặc II; bằng thép không bọc bảo vệ được xếp loại chịu lửa bậc IV, bằng gỗ chưa qua xử lý chống cháy sẽ được xếp loại chịu lửa bậc V. Đối với khách sạn có chiều cao PCCC từ trên 50m trở lên đến 150m, các bộ phận của nhà phải bảo đảm giới hạn chịu lửa theo quy định tại bảng A1 QCVN 06:2021/BXD;

– Số tầng cao được phép xây dựng và diện tích khoang cháy của một tầng sẽ tương ứng với bậc chịu lửa, giới hạn chịu lửa của các cấu kiện (quy định tại Mục H2, Phụ lục H; Mục A2, Phụ lục A QCVN 06:2021/BXD). Theo đó nếu công trình có bậc chịu lửa IV hoặc V thì chỉ được phép xây dựng không quá 2 tầng; có bậc chịu lửa I và các cấu kiện của nhà đáp ứng được quy định tại bảng A1 thì được xây dựng có chiều cao PCCC đến 150 m, diện tích khoang cháy của một tầng ở phần nhà có chiều cao dưới 50 m không quá 4.400 m2 (khi công trình trang bị hệ thống chữa cháy tự động), ở phần nhà có chiều cao từ 50 m trở lên không quá 2.200 m2, khu vực gara để xe ngầm không quá 3.000 m2.

c) Bố trí mặt bằng, công năng sử dụng

Thực tế hiện nay với một khách sạn có quy mô vừa và lớn thường có các công năng chính như: Gara ô tô, xe máy; trạm biến áp, máy phát điện; bếp, phòng ăn; hội trường (với nhiều mục đích sử dụng từ tổ chức sự kiện hội họp đến tiệc cưới,…), phòng Gym, bể bơi; quầy bar, cafe, các gian phòng giải trí; phòng ngủ lưu trú….. Khi dự kiến bố trí các công năng này trong khuôn viên khách sạn thì ngoài yếu tố tiện dụng, thẩm mỹ, phải bảo đảm các quy định về PCCC như:

– Gara ô tô không được bố trí quá 5 tầng hầm hoặc quá 9 tầng nổi; Không cho phép bố trí các gian phòng thương mại, quầy hàng, kiốt, sạp hàng … ngay trong các gian phòng lưu giữ ô-tô;

– Khu vực tầng hầm không bố trí các gian phòng có sử dụng hoặc lưu giữ các chất khí và chất lỏng cháy cũng như các vật liệu dễ bắt cháy; Các trạm biến áp chỉ cho phép đặt ở tầng một, tầng nửa hầm và tầng hầm đầu tiên (máy biến áp khô); Trạm bơm cấp nước chữa cháy khi đặt tại tầng hầm thì không đặt quá tầng hầm thứ nhất. Không bố trí các gian phòng có hạng nguy hiểm cháy nổ A, B (như trạm cấp gas (LPG), bồn chứa dầu) bên trong phạm vi của nhà có chiều cao PCCC từ trên 50 m;

– Các gian phòng, khu vực tập trung đông người (hội trường, phòng đa năng, phòng tập thể thao…) phải bố trí tại các tầng thấp để đảm bảo việc thoát nạn nhanh chóng và thuận lợi cho công tác cứu nạn theo quy định Phụ lục H QCVN 06:2021/BXD (khi công trình có bậc chịu lửa I, II được bố trí không quá tầng 14 với các gian phòng đến 300 chỗ; không quá tầng 3 với các gian phòng nhiều hơn 600 chỗ …). Ngoài ra đối với các công trình có chiều cao từ trên 50m phải bảo đảm quy định tại mục A2 Phụ lục A QCVN 06:2021/BXD như: các gian phòng công cộng đặt ở chiều cao PCCC trên 50 m thì số chỗ ngồi cố định không được vượt quá 100; mái nhà được sử dụng để bố trí các quán ăn, quán giải khát, hoặc các diện tích dùng cho ngắm cảnh, dạo chơi, trong đó có số người cùng một lúc, vượt quá 50 người thì khu vực đó phải có không ít hơn 2 lối ra thoát nạn; Các gian phòng có người khuyết tật sinh hoạt thường xuyên không được đặt cao hơn tầng 2, nếu có người khuyết tật dùng xe lăn thì không được đặt cao hơn tầng 1…;

– Khi công trình có từ 2 tầng hầm trở lên hoặc cao trên 10 tầng phải bố trí phòng trực điều khiển chống cháy đáp ứng một số tiêu chí như: diện tích không nhỏ hơn 6 m2, có lối thoát nạn trực tiếp ra ngoài (do đó phải được bố trí tại tầng 1 (tầng trệt)); có bảng theo dõi, điều khiển các thiết bị chữa cháy, khống chế khói, …; Chiều cao PCCC từ trên 50 m trở lên phải có phòng bảo quản các phương tiện chữa cháy tại chỗ bố trí ở tầng dưới của mỗi khoang cháy theo chiều cao…;

– Ngoài thang máy chở người và thang máy chở hàng thì tại các khách sạn có chiều cao PCCC lớn hơn 28 m, hoặc có chiều sâu của sàn tầng hầm dưới cùng (tính đến cao độ của lối ra thoát nạn ra ngoài) lớn hơn 9 m hoặc nhà có gara ô tô ngầm nhiều hơn 2 tầng hầm phải có tối thiểu một thang máy chữa cháy cho mỗi khoang cháy đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật theo quy định tại Điều 6.13 QCVN 06:2021/BXD và TCVN 6396-72:2010 (EN 81-72:2003), trong đó lưu ý: không được sử dụng các thang máy chủ yếu để vận chuyển hàng hóa để làm thang máy chữa cháy; Ở điều kiện bình thường, thang máy chữa cháy vẫn được sử dụng để chở người; Trước lối vào thang máy phải đi qua 1 sảnh đệm có diện tích tối thiểu 4 m2, được bao bọc bằng vách ngăn cháy loại 1, được tăng áp và lắp đặt họng chờ cấp nước DN 65 dành cho lực lượng chữa cháy chuyên nghiệp; thang máy phải đặt trong các giếng thang riêng (không chung với các loại thang máy khác) với kết cấu bao bọc có giới hạn chịu lửa không nhỏ hơn REI 120, có tốc độ di chuyển không được nhỏ hơn H/60 (m/s), trong đó H là chiều cao nâng (m); có số lượng được tính toán đủ để khoảng cách từ vị trí các thang máy đó đến một điểm bất kỳ trên mặt bằng tầng mà nó phục vụ không vượt quá 60 m (không quá 45m với nhà có chiều cao PCCC từ trên 50m);

      Hình 2: Bố trí thang máy chữa cháy

– Khách sạn có chiều cao PCCC trên 100 m phải bố trí tầng lánh nạn, gian lánh nạn bảo đảm các yêu cầu kỹ thuật theo quy định tại Điều A3.2 QCVN 06:2021/BXD.

d) Lối ra thoát nạn

Quá trình xem xét công năng sử dụng tại các khu vực trong khách sạn cần kết hợp với việc tính toán bố trí đường, lối ra thoát nạn cho từng gian phòng, từng tầng và toàn bộ công trình để đáp ứng các quy định tại Mục 3 và Mục A2 QCVN 06:2021/BXD (đối với khu vực gara ô tô đáp ứng quy định tại Điều 2.2.1.14 QCVN 13:2018/BXD). Theo đó tại tất cả các tầng nhà, công trình phải có không ít hơn 2 lối ra thoát nạn, bố trí phân tán để cho người trong tòa nhà, công trình có thể di chuyển ra ngoài trực tiếp hoặc qua hành lang, tiền sảnh, buồng thang bộ, trong đó lưu ý:


Hình 3: Lối ra thoát nạn từ tầng bất kỳ trừ tầng 1

– Đối với tầng kỹ thuật có diện tích tới 300 m2 cho phép bố trí một lối ra thoát nạn; tầng hầm, tầng nửa hầm cho phép có một lối ra thoát nạn khi có diện tích đến 300 m2 hoặc dùng cho không quá 15 người có mặt đồng thời; Đối với khu vực gara ô tô (trừ gara ô-tô cơ khí) tại mỗi tầng của một khoang cháy phải có không ít hơn hai lối thoát nạn (bố trí phân tán dẫn trực tiếp ra bên ngoài hoặc vào buồng thang bộ, cho phép một trong các lối thoát hiểm bố trí trên đường dốc cách ly); Thang bộ phục vụ cho tầng hầm và tầng nổi phải bảo đảm ngăn cách, tách biệt;

– Khi nhà chiều cao PCCC đến 28m cho phép đi qua cầu thang bộ loại 3 (cầu thang bên ngoài nhà, để hở) hoặc qua hành lang bên (hành lang mà ở một phía có thông gió với bên ngoài, không bị chắn liên tục theo chiều dài, với chiều cao thông thủy tính từ đỉnh của tường chắn ở mép hành lang lên phía trên không nhỏ hơn 1,2 m) vào cầu thang bộ loại 2 (cầu thang bên trong nhà, để hở). Ngoài ra đối với các nhà có chiều cao đến 21m (không quá 15 m thì diện tích mỗi tầng không được lớn hơn 300 m2; chiều cao từ trên 15 m đến 21 m thì diện tích mỗi tầng không được lớn hơn 200 m2 và toàn bộ nhà được bảo vệ bằng hệ thống chữa cháy tự động) cho phép có một lối ra thoát nạn từ mỗi tầng khi số người trên mỗi tầng (tính theo Bảng G.9, Phụ lục G, QCVN 06:2021/BXD) không vượt quá 20 người và khi lối thoát nạn đi vào buồng thang bộ không nhiễm khói có cửa đi ngăn cháy đạt giới hạn chịu lửa tối thiểu 30 phút.


Hình 4: Lối ra thoát nạn từ tầng bất kỳ trừ tầng 1 (vào hành lang bên của nhà có chiều cao PCCC dưới 28 m dẫn trực tiếp vào cầu thang bộ loại 2)

– Khi chiều cao PCCC trên 28m phải bố trí các buồng thang bộ không nhiễm khói (N1 – có lối vào buồng thang từ mỗi tầng đi qua một khoảng đệm không nhiễm khói được thực hiện bằng giải pháp thông gió tự nhiên phù hợp; N2 – có áp suất không khí dương trong buồng thang khi có cháy; N3 – có lối vào buồng thang từ mỗi tầng đi qua khoang đệm có áp suất không khí dương (áp suất không khí dương trong khoang đệm là thường xuyên hoặc khi có cháy);

– Đường thoát nạn, hành lang, buồng thang bộ phải bảo đảm các yêu cầu về chiều rộng, chiều cao thông thủy; khoảng cách thoát nạn; kết cấu, vật liệu bao che và tạo ra chúng… Khi chiều cao nhà từ trên 50m ngoài bảo đảm các yêu cầu trên thì phải đáp ứng được các quy định tại mục Mục A2 QCVN 06:2021/BXD;

– Ngoài ra phải bố trí lối ra mái trực tiếp từ các buồng thang bộ hoặc đi qua tầng áp mái, hoặc đi theo cầu thang bộ loại 3, hoặc đi theo thang chữa cháy ngoài nhà bảo đảm số lượng theo Điều 6.6 QCVN 06:2021/BXD khi nhà có chiều cao PCCC lớn hơn hoặc bằng 10 m tính đến diềm mái hoặc mép trên của tường ngoài (tường chắn).

– Khi cần tìm hiểu thêm về lối ra thoát nạn, tham khảo bài viết: Lối và đường thoát nạn: Khái niệm và một số yêu cầu theo quy định tại QCVN 06:2021/BXD linkhttp://canhsatpccc.gov.vn/ArticlesDetail/tabid/193/cateid/1136/id/10024/language/vi-VN/Default.aspx

đ) Giao thông phục vụ chữa cháy

– Vị trí dự kiến xây dựng, quy hoạch đường giao thông nội bộ trong khuôn viên khách sạn phải bảo đảm theo quy định tại Điều 6.2 đến Điều 6.5 QCVN 06:2021/BXD. Trong đó cần lưu ý:

– Bảo đảm đường cho xe chữa cháy tiếp cận được đến nhà, công trình. Khi có chiều cao PCCC ≤15 m, cho phép tiếp cận đến điểm bất kỳ trên hình chiếu bằng của nhà không lớn hơn 60 m. Chiều rộng thông thủy của mặt đường cho xe chữa cháy không được nhỏ hơn 3,5 m, chiều cao thông thủy không được nhỏ hơn 4,5 m;

– Tùy theo chiều cao công trình, bố trí bãi đỗ xe chữa cháy có kích thước rộng, dài tối thiểu (6 m x 15 m) và lối vào từ trên cao trên mặt tường ngoài nhà đối diện bãi đỗ (khách sạn có chiều cao PCCC lớn hơn 28m hoặc có chiều cao lớn hơn 15m nhưng nhỏ hơn 28m và trên mỗi tầng có quá 50 người, khoảng cách từ đường cho xe chữa cháy đến họng tiếp nước vào nhà lớn hơn 18m thì phải thực hiện).



Hình 5: Mô tả tổng thể giải pháp bố trí đường, bãi đỗ cho xe chữa cháy

e) Khoảng cách an toàn PCCC

– Phải bảo đảm khoảng cách an toàn PCCC đến các công trình dân dụng xung quanh theo quy định tại Bảng E1, E2 thuộc Phụ lục E QCVN 06:2021/BXD. Quá trình xem xét khoảng cách an toàn PCCC cần kết hợp với lựa chọn loại vật liệu bề mặt tường ngoài của nhà (hầu hết thiết kế hiện nay là tường ngoài không chịu lực) để vừa đáp ứng được yếu tố thẩm mỹ nhưng cũng phải bảo đảm giới hạn chịu lửa theo quy định tại Bảng 4 và Bảng A1 QCVN 06:2021/BXD;

– Đối với công trình có bố trí trạm cấp LPG (gas) bằng giàn chai chứa thì phải bảo đảm khoảng cách an toàn từ công trình đến trạm (tối thiểu 1 m khi trạm có trữ lượng dưới 400 kg; tối thiểu 3 m khi trạm có trữ lượng từ 400 kg đến 1000 kg).

f) Giải pháp ngăn cháy, chống cháy lan

Bảo đảm chống lan truyền cháy bằng tổ hợp các giải pháp ngăn cháy lan theo chiều ngang và chiều đứng quy định tại Mục 3, Mục 4 và Mục A2 QCVN 06:2021/BXD (khu vực gara ô tô bảo đảm quy định tại QCVN 13:2018/BXD). Trong đó lưu ý:

– Các phần nhà và gian phòng thuộc nhóm nguy hiểm cháy theo công năng khác nhau phải được ngăn cách với nhau bằng kết cấu ngăn cháy; các giải pháp ngăn cháy lan phải phù hợp với nhóm nguy hiểm cháy theo công năng tương ứng;

– Cửa các phòng kỹ thuật, cửa buồng thang bộ, cửa trên tường ngăn cháy, cửa trên sảnh đệm thang máy chữa cháy, sảnh đệm thang máy dưới hầm, cửa mở ra hành lang phục vụ thoát nạn … phải là các cửa chống cháy có cơ cấu tự động đóng với giới hạn chịu lửa phù hợp;

– Trên đường thoát nạn không sử dụng vật liệu dễ cháy làm trần, trải sàn hay ốp lát tường; Các hành lang trên đường thoát nạn phải được bao bọc bằng bộ phận ngăn cháy phù hợp (bộ phận ngăn cháy bao che hành lang giữa của nhà có bậc chịu lửa I, phải làm bằng vật liệu không cháy với giới hạn chịu lửa ít nhất El 30 và của nhà có bậc chịu lửa II, III, IV phải làm bằng vật liệu không cháy hoặc cháy yếu (Ch1) với giới hạn chịu lửa ít nhất EI 15); Các hành lang dài hơn 60 m phải được phân chia bằng các vách ngăn cháy loại 2 thành các đoạn có chiều dài không được vượt quá 60 m…);

– Các đường ống dẫn khí cháy, chất lỏng cháy không được đi xuyên phía dưới nhà, xuyên qua tường ngăn cháy loại 1, trong buồng thang bộ thoát nạn, hành lang thoát nạn, trên trần treo, trong tầng hầm. Tại các trục kỹ thuật có bố trí ống kỹ thuật, đường cáp đi xuyên qua kết cấu tường, sàn, vách phải được chèn bịt và xử lý chống cháy phù hợp để bảo đảm không làm giảm chỉ tiêu kỹ thuật về cháy của các kết cấu;

– Khi nhà có chiều cao PCCC từ trên 50 m phải bảo đảm thêm các nội dung như: được phân chia thành các khoang cháy theo chiều cao (không lớn hơn 50 m) bằng các tường ngăn cháy và sàn ngăn cháy hoặc bằng các tầng kỹ thuật; mặt đứng phía ngoài nhà qua các sàn ngăn cháy phải có giải pháp bảo đảm chống lan truyền các sản phẩm của đám cháy tại cao trình này bằng cách có thể bố trí mái đua bằng vật liệu không cháy bao quanh chu vi nhà với chiều rộng không nhỏ hơn 1 m tại cao trình của sàn ngăn cháy; Tường trong giữa các phòng ở của khách sạn, tường ngăn cách giữa các phòng với sảnh thông tầng; giữa hành lang với các phòng ở của khách sạn phải bảo đảm giới hạn chịu lửa EI60; Lớp hoàn thiện tường, trần và lớp phủ sàn trên đường thoát nạn (hành lang, tiền sảnh, phòng chờ), cũng như ở các tầng kỹ thuật phải được làm từ vật liệu không cháy …

g) Thiết bị, hệ thống PCCC

Khách sạn phải trang bị thiết bị, hệ thống PCCC bảo đảm theo quy định của tiêu chuẩn TCVN 3890:2009, theo đó:

– Tất cả các khu vực, hạng mục có nguy hiểm về cháy, nổ trong khách sạn kể cả những nơi đã được trang bị hệ thống chữa cháy đều phải trang bị bình chữa cháy. Lưu ý lựa chọn chủng loại bình chữa cháy, chất chữa cháy, vị trí, số lượng bảo đảm theo quy định tại Mục 5 TCVN 3890:2009, TCVN 7435-1:2004;

– Khách sạn cao từ 5 tầng trở lên hoặc khối tích từ 5000 m3 trở lên phải trang bị hệ thống báo cháy tự động. Ngoài ra với nhà cao từ trên 50 m phải là hệ thống báo cháy tự động theo địa chỉ đồng thời phải trang bị bổ sung hệ thống loa truyền thanh và điều khiển thoát nạn. Hệ thống báo cháy tự động phải bảo đảm các yêu cầu kỹ thuật theo TCVN 5738:2001, TCVN 7568-14:2015…;

– Khách sạn cao từ 5 tầng trở lên phải trang bị hệ thống họng nước chữa cháy trong nhà. Hệ thống phải thường xuyên có nước được duy trì ở áp suất bảo đảm yêu cầu chữa cháy. Việc trang bị số họng nước, lưu lượng của mỗi họng và các yêu cầu kỹ thuật khác thực hiện theo Điều 5.2 và Mục A2 (khi có chiều cao PCCC từ trên 50 m) QCVN 06:2021/BXD;

– Khách sạn có chiều cao PCCC từ 25 m phải trang bị hệ thống chữa cháy tự động cho toàn bộ tòa nhà (trừ các khu vực ẩm ướt, cầu thang bộ, khu vực không có nguy hiểm về cháy). Ngoài ra khi bên trong khách sạn (kể cả chiều cao PCCC không đến 25 m) có bố trí các gian phòng gara để xe ô tô ngầm, phòng máy biến áp (điện áp từ 110 kv hoặc công suất 63 MVA), thùng, téc chứa dầu với dung tích từ 3 m3 trở lên thì cũng phải trang bị cho các khu vực này. Tùy theo tính chất nguy hiểm cháy, nổ đặc điểm của từng khu vực để trang bị loại hệ thống cho phù hợp, ví dụ khu vực gara để xe và các công năng chính của khách sạn trang bị hệ thống chữa cháy tự động bằng nước Sprinkler; khu vực phòng máy biến áp, phòng kỹ thuật điện trang bị hệ thống chữa cháy tự động bằng khí; khu vực bồn, téc dầu trang bị hệ thống chữa cháy tự động bằng bọt. Yêu cầu kỹ thuật của hệ thống thiết kế bảo đảm theo Mục 7 TCVN 3890:2009, TCVN 7336:2003, TCVN 7161:2009, Mục A2 QCVN 06:2021/BXD (khi nhà có chiều cao PCCC từ trên 50 m)…;

– Tất cả các khách sạn phải trang bị hệ thống cấp nước chữa cháy ngoài nhà (trừ khách sạn có bậc chịu lửa I, II có khối tích đến 250 m3 bố trí tại các điểm dân cư). Việc tính toán lưu lượng, cột áp, khoảng cách giữa các trụ cấp nước… thực hiện theo Điều 5.1 QCVN 06:2021/BXD, TCVN 6379:1998. Đối với khách sạn nằm trong khu dân cư, đô thị đã bố trí hệ thống cấp nước chữa cháy ngoài nhà bằng trụ bảo đảm khoảng cách, lưu lượng, cột áp theo yêu cầu của công trình thì có thể không cần thiết kế riêng;

– Khách sạn có chiều cao PCCC từ 25 m và có hơn 50 người trên 1 tầng phải trang bị phương tiện cứu người. Việc trang bị loại phương tiện sẽ do cơ quan Cảnh sát PCCC&CNCH quyết định;

– Phương tiện chiếu sáng sự cố và chỉ dẫn thoát nạn được trang bị trên lối thoát nạn của nhà và công trình trong các khu vực sau: ở các chỗ nguy hiểm cho sự di chuyển của người; ở các lối đi và trên các cầu thang bộ dùng để thoát nạn cho người khi số lượng người cần thoát nạn lớn hơn 50 người; ở các vị trí chỉ dẫn cầu thang bộ trong các nhà ở có chiều cao lớn hơn 6 tầng; trong các gian phòng công cộng nếu ở đó khả năng tụ tập đồng thời nhiều hơn 100 người. Yêu cầu kỹ thuật bảo đảm theo Điều 10.1.5, Điều 10.1.6 TCVN 3890:2009;

– Trang bị tối thiểu một bộ dụng cụ phá dỡ thông thường cho nhà và công trình, bố trí tại khu vực thường trực về phòng cháy và chữa cháy;

– Bên trong phòng lưu trú của khách sạn cần trang bị phương tiện bảo hộ chống khói (tối thiểu một người 1 khẩu trang lọc độc, khuyến khích trang bị thêm mặt trùm lọc độc);

– Ngoài ra cần lưu ý tùy theo quy mô, số tầng, chiều cao công trình để bố trí các họng nhận, họng tiếp nước chữa cháy; trữ lượng bể nước chữa cháy và trạm bơm nước chữa cháy cho phù hợp; Khi nhà có từ 2 tầng hầm cần trang bị hệ thống liên lạc khẩn cấp hai chiều giữa phòng trực điều khiển chống cháy tới những khu vực như: phòng đặt trạm bơm cấp nước chữa cháy, phòng máy phát điện và phòng máy thang máy, các phòng lắp đặt thiết bị điều khiển hệ thống kiểm soát chống khói, thang máy chữa cháy, các gian lánh nạn.

h) Giải pháp chống tụ khói

Việc bảo vệ chống khói cho nhà và công trình nhằm để bảo vệ an toàn cho người thoát khỏi nhà khi xảy ra cháy. Hệ thống chống khói phải độc lập cho từng khoang cháy. Việc bảo vệ chống khói cho nhà và công trình bao gồm hút xả khói và cấp không khí vào. Căn cứ quy mô và công năng của khách sạn, thiết kế giải pháp chống tụ khói cho từng khu vực của công trình bảo đảm theo Phụ lục D QCVN 06:2021/BXD (khu vực gara ô tô theo QCVN 13:2018/BXD), TCVN 5687:2010. Trong đó lưu ý:

– Bố trí hệ thống hút khói cho các khu vực như: hành lang và sảnh với các nhà có chiều cao PCCC lớn hơn 28 m; hành lang có chiều dài lớn hơn 15 m của nhà cao từ 6 tầng trở lên; hành lang của tầng hầm, tầng nửa hầm không có thông gió tự nhiên mà hành lang này dẫn vào các khu vực thường xuyên có người; sảnh thông tầng của nhà có chiều cao PCCC lớn hơn 28 m, cũng như từ các sảnh thông tầng có chiều cao PCCC lớn hơn 15 m và từ các hành lang có cửa đi hoặc ban công mở thông với không gian của sảnh thông tầng trên (cho phép không bố trí cho hành lang và sảnh khi các gian phòng có cửa đi vào hành lang hoặc sảnh này đã được thoát khói trực tiếp); các gian phòng không có thông gió tự nhiên với diện tích từ 50 m2 trở lên, thường xuyên hoặc nhất thời tập trung từ 50 người trở lên (cho phép không bố trí khi các gian phòng này được trang bị chữa cháy tự động bằng khí, bột, aerosol hoặc các gian có diện tích đến 200 m2, được trang bị hệ thống chữa cháy tự động bằng bọt hoặc nước); Các gian phòng lưu giữ ô-tô, xe máy của các gara ô-tô, xe máy ngầm và gara ô-tô, xe máy kín trên mặt đất;

– Bố trí hệ thống tăng áp (cung cấp không khí tạo áp suất dương): cho các giếng thang máy của nhà có buồng thang không nhiễm khói và thang máy chữa cháy, buồng thang loại N2, khoang đệm của buồng thang loại N3 (thường ở các nhà có chiều cao PCCC trên 28 m) và khoang đệm trước thang máy trong tầng hầm và tầng nửa hầm…. Lưu lượng không khí vào khoang đệm tại miệng cấp gió phải không nhỏ hơn 1,3 m/s bảo đảm độ dư của áp suất không khí so với môi trường xung quanh không thấp hơn 20Pa và không lớn hơn 50Pa.

i) Nguồn điện cấp cho PCCC, hệ thống chống sét

– Nguồn điện cấp cho hệ thống PCCC và các hệ thống kỹ thuật khác có liên quan đến PCCC phải là nguồn điện ưu tiên (kết nối với ít nhất 2 nguồn điện), tách riêng với hệ thống điện phục vụ kinh doanh, sinh hoạt của nhà. Dây dẫn điện từ bảng điện đầu vào và phân phối đến hệ thống PCCC phải là dây điện, cáp điện có vỏ bọc chống cháy phù hợp theo QCVN 12:2014/BXD và các tiêu chuẩn hiện hành;

– Ngoài ra đối với các khách sạn có chiều cao PCCC từ trên 50 m, điện cấp cho các hệ thống thiết bị kỹ thuật (thang máy chữa cháy; Các thiết bị của hệ thống bảo vệ chống cháy; Hệ thống báo cháy tự động và hướng dẫn thoát nạn; Các thiết bị của hệ thống chữa cháy tự động và cấp nước chữa cháy; Các thiết bị bảo vệ chống cháy cho hệ thống thiết bị kỹ thuật; Các trang thiết bị phục vụ cứu hộ – cứu nạn) phải bảo đảm duy trì sự làm việc của các thiết bị đó trong thời gian không ít hơn 3 giờ kể từ khi có cháy và phải được lấy từ 3 nguồn cấp độc lập;

– Tùy theo quy mô, vị trí địa lý (vùng thường xuyên hoặc ít khi xuất hiện sét) để trang bị loại thiết bị, hệ thống chống sét cho phù hợp để bảo đảm tất cả các hạng mục trong công trình khách sạn được bảo vệ.

4. Thực hiện thủ tục thẩm duyệt thiết kế về PCCC

– Đối với công trình thuộc diện thẩm duyệt về PCCC sau khi thiết kế xong, chủ đầu tư phải lập hồ sơ bảo đảm thành phần theo quy định tại khoản 4, Điều 13 Nghị định số 136/2020/NĐ-CP. Trong đó lưu ý văn bản, giấy tờ trong hồ sơ là bản chính hoặc bản sao có công chứng, chứng thực hoặc bản sao hoặc bản chụp kèm theo bản chính để cán bộ tiếp nhận hồ sơ đối chiếu. Bản vẽ và thuyết minh thiết kế phải có xác nhận của chủ đầu tư. Hồ sơ nếu bằng tiếng nước ngoài thì có bản dịch ra tiếng Việt và chủ đầu tư phải chịu trách nhiệm về nội dung của bản dịch đó, đồng thời khi nộp hồ sơ cần bổ sung tài liệu chứng minh năng lực của đơn vị tư vấn thiết kế về PCCC như: giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ về PCCC, chứng chỉ hành nghề tư vấn thiết kế đối với chủ trì thiết kế;

– Công trình có chiều cao PCCC trên 100 m hoặc có tổng mức đầu tư từ 800 tỷ đồng trở lên (dự án nhóm A) nộp hồ sơ tại Cục Cảnh sát PCCC&CNCH; các công trình còn lại nộp tại Phòng Cảnh sát PCCC&CNCH – Công an cấp tỉnh (hoặc bộ phận hành chính công của tỉnh) nơi công trình dự kiến xây dựng;

– Tùy theo tình hình thực tế tại mỗi đơn vị, địa phương, cơ quan Cảnh sát PCCC&CNCH tổ chức tiếp nhận theo một hay cả ba hình thức (1)Trực tiếp tại Bộ phận Một cửa của cơ quan có thẩm quyền; (2)Trực tuyến tại Cổng Dịch vụ công của cấp có thẩm quyền;(3)Thông qua dịch vụ bưu chính công ích, qua thuê dịch vụ của doanh nghiệp, cá nhân hoặc qua ủy quyền theo quy định của pháp luật;

– Nhận kết quả và nộp phí thẩm duyệt thiết kế về PCCC theo quy định tại Thông tư số 258/2016/TT-BTC ngày 11/11/2016 của Bộ Tài chính.

Phần 2: Giai đoạn thực hiện đầu tư xây dựng dự án, công trình

Sau khi hoàn thành các thủ tục về đất đai, quy hoạch, PCCC và đủ điều kiện để khởi công xây dựng công trình. Quá trình thi công, nghiệm thu, đưa vào sử dụng khách sạn bạn cần lưu ý một số nội dung có liên quan đến PCCC như sau:

1. Công tác triển khai thi công xây dựng

– Lựa chọn nhà thầu thi công và nhà thầu tư vấn giám sát về PCCC có đủ năng lực (đã được cấp Giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ về PCCC);

– Tổ chức thi công, kiểm tra, giám sát thi công theo đúng thiết kế về PCCC đã được thẩm duyệt. Trường hợp trong quá trình thi công nếu có sự thay đổi, điều chỉnh về thiết kế và thiết bị phòng cháy và chữa cháy ảnh hưởng đến một trong các nội dung quy định tại điểm b hoặc điểm c khoản 5 Điều 13 Nghị định số 136/2020/NĐ-CP thì lập thiết kế bổ sung bảo đảm theo quy định của quy chuẩn, tiêu chuẩn phòng cháy và chữa cháy và phải được thẩm duyệt các nội dung thay đổi, điều chỉnh trước khi thi công;

– Bảo đảm an toàn về PCCC đối với công trình trong suốt quá trình xây dựng đến khi nghiệm thu, bàn giao đưa vào sử dụng. Đối với công trình thuộc diện thẩm duyệt về PCCC, cơ quan Cảnh sát PCCC&CNCH địa phương nơi có công trình xây dựng sẽ tổ chức kiểm tra an toàn PCCC trong quá trình thi công định kỳ một năm một lần (hoặc đột xuất khi có yêu cầu) theo quy định tại Điều 16 Nghị định số 136/2020/NĐ-CP.

– Trước khi mua sắm, đấu thầu và lắp các phương tiện PCCC (được quy định tại Phụ lục VII Nghị định số 136/2020/NĐ-CP như: thiết bị thuộc hệ thống báo cháy, thiết bị thuộc hệ thống chữa cháy, bơm chữa cháy, cửa chống cháy, vách ngăn cháy, kính chống cháy…) vào công trình, bạn phải yêu cầu đơn vị cung cấp, nhà thầu thi công thực hiện kiểm định và cung cấp giấy chứng nhận kiểm định về PCCC, đồng thời kiểm tra việc dán tem kiểm định của một số thiết bị PCCC theo quy định.



Hình 6: Minh họa hệ thống chữa cháy bằng nước (nguồn internet)

– Khi cần tìm hiểu về kiểm định phương tiện PCCC, xem thêm

+ “Một số điểm mới trong công tác kiểm định phương tiện PCCC theo Nghị định 136/2020/NĐ-CP của Chính phủ”.

http://canhsatpccc.gov.vn/ArticlesDetail/tabid/193/cateid/1198/id/9560/language/vi-VN/Default.aspx

+ “Một số nội dung liên quan đến công tác kiểm định kết cấu, cấu kiện ngăn cháy, chống cháy theo quy định của Nghị định 136/2020/NĐ-CP của Chính phủ

http://canhsatpccc.gov.vn/ArticlesDetail/tabid/193/cateid/1198/id/9562/language/vi-VN/Default.aspx

+ Hướng dẫn kiểm tra bảo mật tem kiểm định phuong tiện và truy xuất mã QRCORE

http://canhsatpccc.gov.vn/ArticlesDetail/tabid/193/cateid/1198/id/9828/language/vi-VN/Default.aspx

2. Công tác nghiệm thu, kiểm tra nghiệm thu về PCCC trước khi đưa vào sử dụng

– Khi khách sạn đã thi công hoàn thiện theo thiết kế, chủ đầu tư phải phối hợp với các đơn vị nhà thầu, tư vấn hoàn thiện bản vẽ hoàn công, các biên bản nghiệm thu nội bộ, hồ sơ hoàn thành công trình để tổ chức nghiệm thu công việc xây dựng, bộ phận, hạng mục công trình, công trình theo quy định tại Nghị định số 06/2021/NĐ-CP. Đối với khách sạn không thuộc diện thẩm duyệt thiết kế về PCCC thì không phải mời cơ quan Cảnh sát PCCC&CNCH tổ chức kiểm tra kết quả nghiệm thu về PCCC, tuy nhiên trước khi đưa vào sử dụng cần liên hệ với cơ quan quản lý nhà nước về PCCC tại địa phương để được hướng dẫn lập hồ sơ quản lý công tác PCCC và thực hiện các điều kiện an toàn về PCCC đối với một cơ sở theo quy định tại Điều 5 Nghị định số 136/2020/NĐ-CP.

– Đối với khách sạn đã được thẩm duyệt thiết kế về PCCC, chủ đầu tư phải lập hồ sơ nghiệm thu về PCCC bảo đảm theo quy định tại khoản 2 Điều 15 Nghị định số 136/2020/NĐ-CP nộp đến cơ quan Cảnh sát PCCC&CNCH thực hiện thẩm duyệt trước đó kiểm tra kết quả nghiệm thu và cấp văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu về PCCC cho công trình trước khi đưa vào hoạt động. Việc đề nghị kiểm tra kết quả nghiệm thu về PCCC có thể tổng thể toàn bộ công trình hoặc từng phần, từng giai đoạn. Để được nghiệm thu từng phần, từng hạng mục thì hạng mục đó phải bảo đảm các giải pháp an toàn PCCC trong điều kiện vận hành độc lập (giao thông cho xe chữa cháy, khoảng cách an toàn PCCC, giải pháp về kết cấu, lối thoát nạn, giải pháp ngăn cháy, các hệ thống PCCC và các hệ thống kỹ thuật khác có liên quan) và không bị ảnh hưởng bởi việc thi công, hoàn thiện của hạng mục khác.

3. Công tác bảo đảm an toàn PCCC khi đưa khách sạn vào sử dụng

Sau khi được cơ quan Cảnh sát PCCC&CNCH cấp văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu về PCCC, chủ đầu tư, đơn vị sử dụng cần phải:

– Liên hệ với cơ quan quản lý nhà nước về PCCC tại địa phương để được hướng dẫn lập hồ sơ quản lý công tác PCCC và thực hiện các điều kiện an toàn về PCCC đối với một cơ sở theo quy định tại Điều 5 Nghị định số 136/2020/NĐ-CP;

– Tập hợp, lưu trữ hồ sơ trong suốt quá trình đưa công trình vào sử dụng và xuất trình khi có yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền;

– Bảo đảm sử dụng theo đúng công năng, diện tích đã được thẩm duyệt, đồng thời tổ chức kiểm tra, bảo dưỡng phương tiện PCCC theo TCVN 3890:2009, Thông tư số 17/2021/TT-BCA ngày 05/02/2021 của Bộ Công an và quy định của pháp luật. Trường hợp cải tạo, thay đổi tính chất sử dụng các hạng mục thuộc khách sạn ảnh hưởng đến một trong các yêu cầu an toàn PCCC quy định tại điểm b khoản 5 Điều 13 Nghị định số 136/2020/NĐ-CP thì phải lập hồ sơ thiết kế điều chỉnh, gửi đến cơ quan Cảnh sát PCCC&CNCH theo thẩm quyền để được thẩm duyệt thiết kế và nghiệm thu về PCCC theo quy định.

https://phongchaybmc.com/giai-phap-pccc-phong-chay/Trên đây là một số nội dung cơ bản về PCCC có liên quan đến quá trình đầu tư xây dựng khách sạn, hy vọng nó sẽ hữu ích với bạn. Chúc bạn đầu tư, kinh doanh khách sạn thành công./.

Đặng Minh Tuấn

PCCC: Những đặc điểm nguy hiểm cháy nổ của loại hình chợ truyền thống

Chợ truyền thống đáp ứng nhu cầu mua bán của khu vực dân cư. Chợ truyền thống như: chợ đầu mối, chợ dân sinh, chợ kiên cố hoặc bán kiên cố … Đây là loại hình cơ sở tiềm ẩn nhiều nguy cơ dẫn đến cháy, nổ nếu công tác đảm bảo an toàn https://phongchaybmc.com PCCC không được quan tâm đúng mức.

PCCC Trong những năm qua, đã xảy ra nhiều vụ cháy chợ gây thiệt hại về người và tài sản, điển hình. Vụ cháy chợ tạm (thị trấn Còng, huyện Tĩnh Gia, Thanh Hóa) ngày 2/10/2019 gây thiệt hại 100 tỷ đồng, diện tích đám cháy: 2000m2; ….

Những đặc điểm nguy hiểm cháy, nổ của chợ có thể kể đến như sau:

1. Vị trí địa lý

Các chợ thường được bố trí xây dựng tại nơi tập trung đông dân cư, dễ giao thương hàng hóa. Vì vậy, khu vực xung quanh chợ luôn có những dãy nhà, tuyến phố kinh doanh buôn bán hàng hóa. Số lượng người và trữ lượng chất cháy cao hơn so với các khu vực khác trên địa bàn.

2. Giao thông, nguồn nước phục vụ chữa cháy PCCC

– Các tuyến đường, phố bên ngoài xung quanh chợ luôn là các tuyến đường kinh doanh buôn bán nhộn nhịp.

– Bên trong chợ, các lối đi giữa các quầy, sạp hàng thường nhỏ hẹp và hay bị các hộ kinh doanh lấn chiếm, tận dụng để bày bán hàng hóa. Khi có sự cố cháy, nổ xảy ra, lực lượng chữa cháy rất khó khăn khi tiếp cận đám cháy qua các lối này.



Hình ảnh: Lối đi lại bị tận dụng, lấm chiếm bày bán hàng hóa

– Nguồn nước chữa cháy tại các chợ thường là các bể nước sinh hoạt, bể nước chữa cháy theo thiết kế và các nguồn nước bên ngoài (ao, hồ, sông, các trụ nước chữa cháy …). Trường hợp xảy ra cháy cần tận dụng toàn bộ các nguồn nước có thể sử dụng được để chữa cháy.

3. Kiến trúc, xây dựng PCCC

– Các chợ như chợ dân sinh, chợ tạm chưa được xây dựng kiến cố, kết cầu xây dựng chủ yếu là khung thép, mái lợp tôn hoặc các vật liệu khác như gỗ, vải bạt, nhựa … có khả năng lan truyền ngọn lửa nhanh chóng khi xảy ra cháy.

– Các chợ được xây dựng kiên cố, bán kiên cố thì khu vực chợ chính được xây dựng từ 1-2 tầng bằng vật liệu gạch đất nung, bê tông cốt thép có bậc chịu lửa hạng I, II. Tuy nhiên, xung quanh khu vực chợ chính thường có các khu vực chợ tạm với đặc điểm nguy hiểm cháy như trên.

4. Chất cháy

– Khối lượng chất cháy trong các chợ vô cùng lớn và đa dạng, thường được chia thành các khu vực kinh doanh như: khu vực bán quần áo, vải vóc; khu vực bán hàng gia dụng (nhựa, gỗ, giấy …); khu vực để xe (xăng, dầu); khu vực bán thực phẩm (bao bì, nilong, …).

– Các chất cháy trên đa phần là các chất dễ cháy. Trường hợp xảy ra cháy, đám cháy sẽ lan truyền rất nhanh và phát triển thành cháy lớn nếu không can thiệp kịp thời.

5. Nguy cơ phát sinh ngọn lửa

– Do ngọn lửa trần như: Hoạt động thắp hương thờ cúng, đốt vàng mã, hút thuốc …

– Do sự cố thiết bị điện: Tình trạng sử dụng điện gây mất an toàn về PCCC vẫn còn tiếp diễn tại nhiều chợ như như: Dây điện giăng kéo chằng chịt, mắc trực tiếp vào các thanh sắt nhưng không được luồn vào ống nhựa cách điện, thậm chí biến thành dây treo đồ, vật dụng, hàng hóa; các mối nối tuy được quấn băng cách điện nhưng chưa đúng kỹ thuật, sự chủ quan này là nguy cơ mất an toàn điện rất cao.
– Ngoài ra còn có thể kể đến các trường hợp đốt phá hoại, tư thù cá nhân …

6. Lực lượng, phương tiện chữa cháy

– Đội PCCC được thành lập tại các chợ là lực lượng chính tham gia chữa cháy khi có cháy xảy ra. Tuy nhiên, với các chợ có diện tích rộng lớn, nhiều tầng, trong trường hợp đám cháy xảy ra mà không được phát hiện và xử lý kịp thời thì số lượng đội viên Đội PCCC tại chợ thường không đủ để xử lý, dẫn tới cháy lớn.

– Phương tiện chữa cháy tại chợ đa phần là hệ thống bình bột chữa cháy. Các chợ được xây dựng kiên cố, bán kiên cố thì được trang bị thêm hệ thống báo cháy, chữa cháy tự động, các họng nước chữa cháy vách tường, họng nước chữa cháy bên ngoài, máy bơm chữa cháy đặt tại các bể nước, lăng vòi chữa cháy… Các hệ thống này thường đã cũ, không được quan tâm bảo trì, bảo dưỡng thường xuyên, hoạt động kém, thậm chí còn mất tác dụng chữa cháy, nhiều vị trí để trang thiết bị chữa cháy bị che lấp bởi hàng hóa.



Hình ảnh: Các bình chữa cháy cũ, phủi bụi

Trước những nguy cơ tiềm ẩn nêu trên, để chủ động công tác phòng ngừa, không để xảy ra cháy và giảm thiểu thiệt hại do cháy, nổ gây ra tại các chợ truyền thống, lực lượng Cảnh sát PCCC và CNCH:

Phải thường xuyên hướng dẫn chủ cơ sở, Ban Quản lý chợ và đội viên Đội PCCC cơ sở các biện pháp bảo đảm an toàn PCCC. Phải kiểm tra, đôn đốc, kịp thời xử lý triệt để các vi phạm quy định an toàn về PCCC; xây dựng và tổ chức thực tập phương án chữa cháy, phương án CNCH để chủ động ứng phó khi có tình huống cháy, nổ, sự cố, tai nạn xảy ra.

Bên cạnh đó, chủ động tham mưu cho chính quyền địa phương quan tâm đầu tư cho hoạt động PCCC, có những giải pháp, biện pháp PCCC kịp thời khắc phục những tồn tại, nguy cơ dẫn đến cháy tại các chợ truyền thống./.

Nguyễn Bá Tuấn, Những đặc điểm nguy hiểm cháy, nổ của loại hình chợ truyền thống (canhsatpccc.gov.vn)

Hướng dẫn sử dụng vật liệu PCCC quán karaoke bảo đảm yêu cầu về tính nguy hiểm cháy tại các cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke, vũ trường

Ngày 30/11/2022, Bộ Xây dựng ban hành Thông tư số 06/2022/TT-BXD ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 06:2022/BXD về an toàn cháy cho nhà và công trình, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 16/01/2023. Tại Phụ lục A.4 của quy chuẩn QCVN 06:2022/BXD có các quy định bổ sung đối với nhà kinh doanh dịch vụ karaoke, vũ trường (thuộc nhóm F2.1). Trong đó có quy định sử dụng vật liệu PCCC quán karaoke đảm bảo yêu cầu về tính nguy hiểm cháy tại các cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke, vũ trường, cụ thể là: 

1. Phụ lục A.4.3 – QCVN 06:2022/BXD quy định đường thoát nạn trên mỗi tầng nhà phải được bảo vệ bởi bộ phận ngăn cháy có giới hạn chịu lửa vật liệu PCCC quán karaoke như sau:

a) Đối với nhà có bậc chịu lửa I – phải làm bằng vật liệu không cháy với giới hạn chịu lửa ít nhất EI 30;

b) Đối với nhà có bậc chịu lửa II, III, IV – phải làm bằng vật liệu không cháy hoặc cháy yếu (Ch1) với giới hạn chịu lửa ít nhất EI 15.

Trong đó:

– Tại Phụ lục B.1.1 của Quy chuẩn quy định vật liệu không cháy là vật liệu khi thử nghiệm theo tiêu chuẩn TCVN 12695 (ISO 1182) hoặc tiêu chuẩn tương đương có kết quả đảm bảo các yêu cầu trong suốt quá trình thử nghiệm:

+ Mức gia tăng nhiệt độ của lò đốt không quá 50oC;

+ Khối lượng mẫu bị giảm không quá 50%;

+ Thời gian kéo dài của ngọn lửa không quá 10 giây.

Ví dụ một số vật liệu thực tế được xếp vào loại vật liệu không cháy như: các vật liệu vô cơ nói chung như bê tông, gạch đất sét nung, gốm, kim loại, khối xây và vữa trát và vật liệu tương tự (Phụ lục B.1.1- QCVN 06:2022/BXD).

– Tại Phụ lục B.1.2 của Quy chuẩn quy định vật liệu cháy yếu (Ch1) là vật liệu có kết quả thử nghiệm đảm bảo các yêu cầu tại Bảng B.1 – QCVN 06:2022/BXD (các thông số thử nghiệm được xác định theo tiêu chuẩn quốc gia hiện hành hoặc tiêu chuẩn tương đương về phương pháp thử tính cháy của vật liệu xây dựng).

Vật liệu cũng có thể xếp vào nhóm cháy yếu (Ch1) nếu kết quả thử nghiệm theo tiêu chuẩn TCVN 12695 (ISO 1182) hoặc tiêu chuẩn tương đương có kết quả đảm bảo các yêu cầu trong suốt quá trình thử nghiệm:

+ Mức gia tăng nhiệt độ của lò đốt không quá 50oC;

+ Khối lượng mẫu bị giảm không quá 50 %;

+ Thời gian kéo dài của ngọn lửa không quá 20 giây.

2. Vật liệu hoàn thiện, trang trí (bao gồm cả tấm trần treo nếu có), vật liệu ốp lát và vật liệu phủ sàn sử dụng trong nhà kinh doanh dịch vụ karaoke, vũ trường phải có cấp nguy hiểm cháy không nguy hiểm hơn CV1 (Phụ lục A.4.5- QCVN 06:2022/BXD) vật liệu PCCC quán karaoke.

Cấp nguy hiểm cháy CV1 của vật liệu được quy định tại Bảng B.6 Phụ lục B.1.7 của Quy chuẩn QCVN 06:2022/BXD, theo đó vật liệu thuộc cấp CV1 là vật liệu có đồng thời các đặc tính kỹ thuật về cháy:

– Tính cháy không nguy hiểm hơn mức Ch1 (chi tiết tại mục 1 nêu trên);

– Tính bắt cháy không nguy hiểm hơn mức BC1 (khó bắt cháy): Là vật liệu có cường độ thông lượng nhiệt bề mặt tới hạn ≥ 35kW/m2 khi thử nghiệm theo ISO 5657 hoặc tiêu chuẩn tương đương (Phụ lục B.1.3- QCVN 06:2022/BXD);

– Khả năng sinh khói không lớn hơn mức SK2 (khả năng sinh khói vừa phải): Là vật liệu có giá trị hệ số sinh khói của vật liệu ≤ 500 m2/kg khi thử nghiệm theo ISO 5660-2 hoặc tiêu chuẩn tương đương (Phụ lục B.1.5- QCVN 06:2022/BXD);

– Độc tính của sản phẩm cháy không cao hơn mức ĐT2 (độc tính vừa phải): Chỉ số HCL50, g/m3 tương ứng với thời gian để lộ không vượt quá các giá trị tương ứng mức ĐT2 trong Bảng B.5 của Quy chuẩn QCVN 06:2022/BXD, việc thử nghiệm thực hiện theo ISO 13344 hoặc tiêu chuẩn tương đương (Phụ lục B.1.6 – QCVN 06:2022/BXD);

– Tính lan truyền lửa trên bề mặt không lớn hơn mức LT1 (không lan truyền): Vật liệu có cường độ thông lượng nhiệt bề mặt tới hạn ≥ 11 kW/m2 khi thử nghiệm theo ISO 5658-2, ISO 9239 hoặc tiêu chuẩn tương đương (Phụ lục B.1.4- QCVN 06:2022/BXD);

3. Việc xác định các trị số của các thông số thử nghiệm cháy phải dựa trên kết quả thử nghiệm mẫu vật liệu, đối chiếu theo các quy định tiêu chuẩn nêu trên, do các đơn vị đủ điều kiện thực hiện thử nghiệm cung cấp và có đánh giá, kết luận của đơn vị thử nghiệm vật liệu PCCC quán karaoke.

https://phongchaybmc.com

Hướng dẫn sử dụng vật liệu bảo đảm yêu cầu về tính nguy hiểm cháy tại các cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke, vũ trường (canhsatpccc.gov.vn)

Một số kỹ năng phá cửa cuốn, cửa xếp khi có sự cố cháy, nổ xảy ra

11/11/2022 12:00:00 SA

Hiện nay, các sản phẩm cửa cuốn, cửa xếp đã quá thông dụng ở nhiều công trình nhà ở dân dụng từ thành phố cho đến nông thôn bởi các loại cửa này có giá thành hợp lý, độ chắc chắn, độ bền tốt, chống chịu được mọi thời tiết, khí hậu thay đổi và có khả năng chống trộm hiệu quả, nhiều loại được trang bị dây chuyền tự động, khởi động nhanh, nhẹ, vận hành êm, ổn định đem đến cảm giác an toàn và các tiện ích cho người sử dụng.

Tuy nhiên, khi xảy ra sự cố cháy, nổ nếu đang ở trạng thái đóng các loại cửa này lại trở thành rào chắn, bịt kín lối thoát nạn của con người và ngăn cản các hoạt động tổ chức triển khai cứu người, cứu tài sản, chữa cháy. Do vậy, việc nắm bắt được các kỹ năng phá cửa cuốn, cửa xếp là rất cần thiết để khi có sự cố cháy, nổ xảy ra chúng ta kịp thời thoát nạn hoặc tổ chức triển khai các hoạt động cứu người, cứu tài sản, chữa cháy. Làm thế nào để phá cửa cuốn, cửa xếp nhanh nhất khi xảy ra sự cố cháy, nổ chúng ta cùng tìm hiểu một số kỹ năng dưới đây:

Hình ảnh mô tả cấu tạo của cửa cuốn, cửa xếp

1. Kỹ năng phá cửa cuốn.

Cửa cuốn thường có hai loại là cửa cuốn bằng tay và cửa cuốn tự động.

– Cửa cuốn bằng tay: là cửa không dùng motor điện để vận hành cửa, mà sửa dụng kiểu tay quay, bộ tời, dây xích, lò xo để đóng mở cửa. Thanh nan cửa cuốn thường là liền khối và có dày thường từ 0,25 mm đến 0,55 mm. Ray dẫn hướng của cửa thường sử dụng day kim loại nằm ở vị trí chắc chắn trong tường. Hệ thống khóa thường có hai loại:

+ Loại 1: Sử dụng ổ khóa để khóa thanh nan cuối cùng với nền nhà;

+ Loại 2: Sử dụng then ngang chốt với than day cửa cuốn.

– Cửa cuốn tự động: là loại sử dụng motor điện để đóng, mở cửa. Các thanh nan thường có độ dầy từ 1,1 mm; 1,4 mm; 1,6mm tùy loại cửa; ray dẫn hướng của cửa thường sử dụng day kim loại nằm ở vị trí chắc chắn trong tường, hệ thống khóa cửa được tích hợp với bộ điều khiển để đóng mở mạch điện cho motor giúp đóng mở cửa cuốn từ xa. Một số động cơ có tích hợp xích kéo để sử dụng khi thoát hiểm cần thiết cũng như khi mất điện.

Một số kỹ năng phá cửa:

– Đối với loại khóa dưới sàn có thể có thể dùng xà beng, búa đinh, kìm cộng lực, máy cắt, bộ thiết bị phá dỡ đa năng cầm tay để cắt bỏ, phá dỡ điểm bị khóa trên cửa.

– Đối với loại cửa cuốn bằng tay có khóa then ngang, cửa cuốn tự động sử đụng máy cưa bằng tay để cắt then chốt cửa hoặc cắt các thanh nan cửa theo hình chữ nhật, hình tam giác để tạo lối thoát nạn, cứu nạn nhân và triển khai các hoạt động chức chữa cháy.

2. Kỹ năng phá cửa xếp.

Cửa xếp (hay còn gọi là cửa kéo) là loại cửa làm bằng nhiều thanh kim loại ghép lại với nhau thông qua liên kết các khớp thanh kim loại xếp chéo trục xoay, khi đóng cửa thì kéo các thanh kim loại ra, khi mở cửa thì đẩy các thanh kim loại vào sao cho các thanh xếp gần lại với nhau. Kết cấu của cửa thường có dạng bi treo hoặc bi dưới chân.

Phân loại cửa xếp:

– Theo cách đóng/mở: Có loại trượt ngang sang hai bên và loại trượt ngang sang một bên;

– Theo độ kín của cửa: Có loại cửa lá kín (có lá chắn) và loại không kín (không lá chắn).

Cửa xếp thường sử dụng hệ thống khóa bằng tay, hệ thống khóa này bao gồm:

– Loại 1: Sử dụng khóa bấm (khóa chốt) để móc giữ hai tai khóa của hai cánh cửa với nhau hoặc giữa cánh cửa với tường nhà. Khóa bấm có thể là loại khóa bấm chống cắt và loại thông thường;

– Loại 2: Sử dụng khóa cửa tay gạt. Loại này có cấu tạo phần thanh ngang gạt xuống ở bên trong và bên ngoài là ổ khóa.

Kỹ năng phá cửa xếp:

Trên cơ sở đặc điểm cấu tạo và cách khóa cửa cho thấy, mục tiêu để phá cửa này là phải loại bỏ điểm khóa, do vậy có thể sử dụng biện pháp sau:

– Bước 1: Dùng đầu xà beng, búa, kìm cộng lực phá khóa bấm, khóa chốt. Trường hợp sử dụng khóa bấm loại chống cắt, có thể dụng thiết bị banh, cắt thủy lực hoặc máy cưa cầm tay để phá khóa;

– Bước 2: Sử dụng thiết bị phá cửa hoặc hoặc xà beng tạo khe hở giữa 2 cánh cửa (hoặc cánh cửa với tường). Sau đó, sử dụng máy cưa cầm tay hoặc thiết bị banh, cắt thủy lực cắt thanh gạt bên trong ổ khóa, loại bỏ khóa cửa này.

3. Yêu cầu an toàn khi phá dỡ.

Để đảm bảo an toàn, hiệu quả khi phá dỡ cần xác định chính xác các vị trí phá dỡ, kiểm tra nhiệt độ cửa trước khi tiến hành phá dỡ bằng cách đặt mu bàn tay lên hệ thống cửa để kiểm tra niệt độ, khi tiến hành phá dỡ cần mang đầy đủ các thiết bị bảo hộ lao động như: găng tay, mũ, ủng, khẩu trang…., khi mở cửa thì mở từ từ; đối với CBCS thuộc lực lượng Cảnh sát PCCC và CNCH khi tiến hành phá dỡ cần mang đầy đủ trang thiết bị bảo hộ cá nhân, khi thấy dấu hiệu có lửa trong phòng thoát ra ngoài khi mở cửa thì phải triển khai phun nước làm mát cho CBCS và chống lửa tạt khi mở cửa.

Trung tá Đoàn Văn Giáp /Phó trưởng Phòng 5 – C07

https://phongchaybmc.com/#home

Thực hành kế hoạch thoát nạn khi cháy tại nhà của bạn

Việc lập và thực hành một phương án thoát nạn tại nhà rất đơn giản. Hãy làm theo các bước dưới đây để bảo đảm các thành viên trong gia đình cần chuẩn bị và biết phải làm gì khi có sự cố cháy, nổ xảy ra.

Lập phương án thoát nạn

Hãy tìm hiểu ít nhất một cách thoát nạn khỏi đám cháy tại các phòng trong nhà như phòng bếp, phòng ngủ, phòng khách…, trong trường hợp lối ra của các phòng bị chặn hoặc nguy hiểm bởi khói và lửa, có thể sử dụng phương án thứ hai bằng cách tìm hiểu thêm các đường thoát nạn từ ban công, lô gia, thang thoát hiểm hoặc các đường tiếp cận sang nhà hàng xóm để thoát ra khỏi đám cháy.

Tự thực hành và di chuyển thấp người xuống, men theo vách tường, cầu thang, đường đi đến các lối thoát nạn khỏi nhà của mình khi gặp các trường hợp trường hợp có nhiều khói phát ra từ đám cháy.

Sau khi thoát ra được từ đám cháy trong nhà, cần chọn một địa điểm tập trung các thành viên trong gia đình tại một địa điểm an toàn và thực hiện các bước như hô hoán, báo động cho người dân xung quanh biết để kịp thời thoát nạn, tham gia chữa cháy ban đầu; thông báo cho đơn vị chức năng cúp cầu dao điện; dùng các phương tiện chữa cháy ban đầu như bình chữa cháy, nước, vải tẩm nước… để chữa cháy; gọi điện cho lực lượng Cảnh sát PCCC và CNCH theo số điện thoại 114 để thông báo khu vực xảy ra cháy.
Thực hiện diễn tập thoát nạn, chữa cháy tại nhà ít nhất hai lần một năm.

An toàn cháy, nổ đối với trẻ em

Cần phải có phương án khi có trẻ nhỏ trong nhà. Trẻ em có thể trở nên rất hoảng loạn, cần được hướng dẫn rõ ràng và giúp ra khỏi nhà. Trẻ em có thể không biết cách thoát nạn hoặc phải làm gì trừ khi có người lớn chỉ cho các em.

Phải có phương án cho trẻ nhỏ dưới sáu tuổi không thể tự ra ngoài. Trong đó, hãy nói về những người có thể sẽ giúp đứa trẻ ra ngoài an toàn.

Dạy trẻ em nên biết phải làm gì khi nghe thấy chuông báo động khi không có người lớn xung quanh. Giúp chúng tập đi đến điểm an toàn bên ngoài của ngôi nhà.

Dạy trẻ không bao giờ được quay lại bên trong một ngôi nhà đang cháy một khi chúng đã thoát nạn được ra ngoài.

Dạy trẻ đi thấp và bò trên mặt đất, nơi không khí ít bị sự ảnh hưởng của khói hơn.

Chỉ cho trẻ cách dùng mu bàn tay để kiểm tra độ nóng của cửa trước khi mở và sử dụng một lối thoát nạn khác nếu cửa bị nóng.

Nếu trẻ nhỏ cần sử dụng thang thoát hiểm, hãy chỉ cho chúng nơi bạn cất nó và hướng dẫn thực hành cách sử dụng nó (lưu ý luôn luôn phải có sự hướng dẫn của người lớn).

Tiến hành diễn tập thoát nạn, chữa cháy

Cháy, nổ có thể bắt đầu ở bất cứ đâu trong nhà và bất kỳ lúc nào, vì vậy hãy lập phương án vào các thời điểm khác nhau trong thời gian ngày hoặc đêm để thực hành các cách thoát nạn khác nhau.

Bước 1 : Biết nơi để đi.

Giải thích cho trẻ nhỏ rằng khi chuông báo động kêu, chúng cần nhanh chóng ra khỏi nhà và tập trung tại điểm an toàn đã hướng dẫn trước đó.

Bước 2: Kiểm tra báo động.

Kiểm tra thiết bị báo động và hướng dẫn trẻ nhỏ để chúng nhận biết được âm thanh.

Bước 3: Tiến hành báo cháy.

Cho trẻ và các thành viên trong gia đình vào phòng ngủ và đợi cuộc diễn tập phương án bắt đầu. Chỉ định người lớn giúp đỡ trẻ nhỏ. Giao nhiệm vụ cho một người lớn phụ trách âm thanh báo động cháy và điều hành cuộc diễn tập. Tiếp theo, âm thanh báo động, bắt đầu hẹn giờ trong một khoảng thời gian ngắn nhất và yêu cầu mọi người tập trung đến vị trí an toàn. Khi mọi người đã đến địa điểm an toàn, hãy dừng bộ đếm thời gian. Nếu tất cả mọi người trong gia đình hoàn thành trong vòng chưa đầy hai phút, mỗi thành viên sẽ nhận được một phần thưởng để khích lệ tinh thần. Nếu không, hãy thử lại một lần nữa. Trong trường hợp hỏa hoạn thực sự, hãy đến địa điểm tập trung an toàn, sau đó gọi 114 và yêu cầu mọi người tập trung tại vị trí đó cho đến khi Cảnh sát PCCC và CNCH đến./.

https://phongchaybmc.com/#home

Thực hành kế hoạch thoát nạn khi cháy tại nhà của bạn (canhsatpccc.gov.vn)

Thượng tá Lê Hữu Cường, PGĐ Trung tâm 1/C07

Hệ thống PCCC nhà xưởng bao gồm những gì

I. Hệ thống PCCC nhà xưởng bao gồm những gì?

Hệ thống pccc nhà xưởng bao gồm:

  • Bình chữa cháy
  • Hệ thống ống dẫn
  • Vòi phun
  • Chuông báo
  • Bộ phận kích hoạt hệ thống bằng tay
  • Đồng hồ chỉ thị chế độ hoạt động
  • Đầu dò, đầu báo: Thiết bị báo khói, báo nhiệt, báo gas, báo lửa, cảm biến tăng nhiệt độ, Nút công tắc khẩn
  • Màn chắn lửa
  • Tủ trung tâm
hệ thống pccc nhà xưởng
PCCC cho kho bãi, nhà xưởng

Các thiết bị hệ thống đầu ra: Màn hình hiển thị, Bảng hiển thị phụ, Đèn báo động, đèn exit; Bộ quay số điện thoại tự động.

2. Điều kiện an toàn về pccc nhà xưởng

Nghị định 79 mô tả điều kiện an toàn đối với rất nhiều đối tượng. Nhưng xét về hình thức hoạt động của các doanh nghiệp hiện nay có thể khái quát thành 2 trường hợp: Cơ sở hoạt động có nhà kho và kho xưởng xây dựng riêng với kết cấu đặc thù.

3. Điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy đối với cơ sở

Điều 7 của Nghị định 79 nêu rõ: Những cơ sở có kho hàng hóa, vật tư cháy được, hoặc vật tư hàng hóa không cháy nhưng đựng trong các bao bì cháy được, hay các bãi hàng hóa, vật tư có khả năng cháy,…phải đáp ứng các điều kiện an toàn về quy định thi công hệ thống pccc với kho hàng cụ thể như sau:

  1. Có quy định, nội quy, biển cấm, biển báo, sơ đồ hoặc biển chỉ dẫn về phòng cháy và chữa cháy, thoát nạn phù hợp với đặc điểm và tính chất hoạt động của cơ sở.
  2. Có quy định và phân công chức trách, nhiệm vụ phòng cháy và chữa cháy trong cơ sở.
  3. Hệ thống điện, chống sét, chống tĩnh điện; thiết bị sử dụng điện, sinh lửa, sinh nhiệt; việc sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt phải bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy.
  4. Có quy trình kỹ thuật an toàn về hệ thống phòng cháy chữa cháy phù hợp với điều kiện sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.
  5. Có lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở, chuyên ngành được huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy và tổ chức thường trực sẵn sàng chữa cháy đáp ứng yêu cầu chữa cháy tại chỗ.
  6. Có phương án chữa cháy, thoát nạn đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định tại Điều 21 Nghị định này.

Lưu ý, các tiêu chuẩn hệ thống PCCC nhà xưởng nêu trên phải được duy trì thực hiện trong suốt quá trình doanh nghiệp vận hành.

4. Điều kiện an toàn về PCCC đối với công trình cao tầng, nhà khung thép mái tôn

Với nhà xưởng trống dạng khung thép mái tôn vượt quá diện tích khoang ngăn cháy thì phải đáp ứng được thiết kế pccc nhà xưởng là:

  1. Có giải pháp chống cháy lan bằng kết cấu xây dựng hoặc hệ thống phòng cháy và chữa cháy
  2. Có giải pháp tăng giới hạn chịu lửa của cấu kiện xây dựng chủ yếu theo quy định của tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về phòng cháy và chữa cháy nhằm hạn chế nguy cơ sụp đổ khi xảy ra cháy.

Với những thông tin về hệ thống pccc nhà xưởng trên, nếu quý khách có nhu cầu thi công – lắp đặt – thiết kế hệ thống pccc nhà xưởng hoặc hệ thống pccc nhà kho, hệ thống pccc xây dựng,….. Vui lòng liên hệ với Công ty PCCC Bảo Minh để được tư vấn nhanh nhất

Theo PCCC Việt Nam

Hệ thống phòng cháy chữa cháy bao gồm những thiết bị gì?

Hệ thống phòng cháy chữa cháy là hệ thống bao gồm các thiết bị được sử dụng để phát hiện, báo cháy, ngăn chặn kịp thời đám cháy xảy ra, giúp giảm thiểu được tối đa những tổn thất không mong muốn từ người và của. Hệ thống phòng cháy thường được lắp đặt bởi đơn vị chuyên nghiệp, uy tín và được kiểm tra, giám sát chặt chẽ trước khi đưa vào sử dụng.

Hệ thống phòng cháy chữa cháy gồm những thiết bị gì?

Hệ thống phòng cháy chữa cháy hay còn gọi là hệ thống báo cháy, có vai trò vô cùng quan trọng trong việc phát hiện kịp thời đám cháy mới có biểu hiện bùng phát, cảnh báo cho cư dân trong tòa nhà, gửi tin nhắn đến chủ nhà, lực lượng PCCC để ngăn chặn, xử lý kịp thời đám cháy nhỏ.

Hệ thống phòng cháy

Hệ thống phòng cháy bao gồm 3 phần chính:

  • Trung tâm hệ thống báo cháy tự động (dạng tủ) gồm: một mainboard điều khiển, các module, một biến thế, một battery.
  • Hệ thống thiết bị đầu vào: Đầu báo (báo khói, báo nhiệt, báo gas, báo lửa…), công tắc khẩn (nút nhấn khẩn).
  • Hệ thống thiết bị đầu ra: Bảng hiển thị phụ (bàn phím), chuông hệ thống báo động, còi báo động, đèn báo động, đèn exit, bộ quay số điện thoại tự động.

Nếu hệ thống báo cháy thông thường chỉ có khả năng báo cháy cho một khu vực rộng thì hệ thống báo cháy địa chỉ sẽ truyền dẫn tín hiệu từ từng đầu báo riêng biệt về đến trung tâm điều khiển, để phát hiện điểm gây cháy chính xác, cụ thể. Với tính năng kỹ thuật cao, hệ thống báo cháy địa chỉ dùng để lắp đặt tại các công trình lớn, được chia ra làm từng điểm độc lập.

Hệ thống phòng cháy

Hiện nay, việc thiết kế, trang bị hệ thống phòng cháy chữa cháy là yêu cầu bắt buộc đối với mọi công trình xây dựng, giúp bảo đảm an toàn về tính mạng cũng như tài sản của mọi người trước những nguy cơ hỏa hoạn không thể lường trước. Để phát huy những công dụng tối đa của hệ thống phòng cháy, bên cạnh việc đảm bảo nguyên tắc khi lắp đặt, thường xuyên bảo dưỡng thì việc chọn lựa cho mình đơn vị cung cấp, thi công, lắp đặt hệ thống phòng cháy uy tín, chất lượng luôn là ưu tiên hàng đầu.

PCCC Bảo Minh – Đơn vị tư vấn, cung cấp, thi công hệ thống PCCC đảm bảo mọi tiêu chuẩn của Việt Nam

Hơn 10 năm xuất hiện trên thị trường, với hệ thống đại lý, chi nhánh trên khắp Việt Nam, Bảo Minh chính là đơn vị thi thi công hệ thống PCCC chất lượng hàng đầu thị trường.

Hệ thống phòng cháy

Khách hàng sẽ được tư vấn giải pháp thi công hệ thống phòng cháy chuyên nghiệp, đảm bảo tiêu chuẩn phòng cháy, kết hợp với những thiết bị chất lượng do chính Bảo Minh nghiên cứu và lựa chọn như: hệ thống giám sát, cảnh báo thông minh SFUL, đầu báo cháy SFUL, đèn exit, chiếu sáng sự cố, tủ báo cháy… chất lượng.

Theo Phúc Đại An

Phòng cháy chữa cháy tiếng Anh là gì?

Rất nhiều người dân thắc mắc, phòng cháy chữa cháy tiếng Anh là gì? Bởi đây là một thuật ngữ sử dụng phổ biến không chỉ ở Việt Nam mà còn ở trên toàn thế giới.  Thông thường trên các sản phẩm phòng cháy chữa cháy hay các hệ thống cảnh báo đa phần sẽ được ghi bằng tiếng Anh. Điều này đã làm khó nhiều người dân, kể cả những người có khả năng ngoại ngữ. Bởi thuật ngữ chuyên ngành luôn là điều khó đối với bất cứ ai. Thấu hiểu điều đó Phòng cháy chữa cháy Bảo Minh sẽ tổng hợp các thuật ngữ thông dụng nhất.

 1. Phòng cháy chữa cháy tiếng Anh là gì?

Phòng cháy chữa cháy là một khái niệm không còn xa lạ với nhiều người. Tuy nhiên tiếng anh của cụm từ này là gì thì nhiều người còn khá lúng túng. Phòng cháy chữa cháy (PCCC) thực chất là tổng hợp toàn bộ các biện pháp, giải pháp và thao tác kỹ thuật để hạn chế, giảm thiểu nguy cơ và thiệt hại do cháy nổ. Đồng thời với đó chính là việc tạo các điều kiện thuận lợi cho công tác cứu người, tài sản và giảm thiểu thiệt hại do các vụ cháy nổi gây ra. Trong tiếng Anh, thuật ngữ này được dịch và Fire Fighting and Prevention.

Phòng cháy chữa cháy tiếng Anh là gì?

 2. Các thuật ngữ trong ngành PCCC

Việc nắm được thuật ngữ phòng cháy chữa cháy tiếng Anh là gì chỉ là một phần nhỏ. Để có thể áp dụng vào cuộc sống và hiểu sâu hơn về nguyên lý hoạt động, còn có rất nhiều thuật ngữ khác bạn cần ghi nhớ.

CÁC THUẬT NGỮ LIÊN QUAN TỚI HỆ THỐNG CHỐNG CHÁY, BÁO CHÁY TIẾNG ANH LÀ GÌ?

– Hệ thống báo cháy: Fire Alarm System

– Hệ thống báo cháy theo quy ước là: Conventional Fire Alarm

– Hệ thống báo cháy ở địa chỉ cụ thể: Control Panel RPP-ABW. Ở đây tích hợp các thông tin liên quan tới vị trí để người cứu hộ nhanh chóng hỗ trợ.

– Hệ thống báo cháy tự động: Automatic Fire Alarm là hệ thống giúp tự động phát hiện cháy nổ và các nguy cơ gây cháy nổ

– Hệ thống chữa cháy bằng cách dùng nước vách tường: Water Spray System Certain. Loại hệ thống này sẽ được sử dụng dành cho các trường hợp báo cháy ở vị trí cao. Khi đó hệ thống sprinkler thông thường sẽ không thể nào hoạt động hiệu quả được.

– Hệ thống Foam:  Foam System. Khi bọt foam được kích hoạt sẽ giúp phun ra bọt phủ ở trên bề mặt gây cháy. Nó sẽ ngăn cách chất gây cháy đó và không khí từ đó làm dập tắt ngọn lửa.

– Hệ thống Spinkler: Spinkler Systerm. Đây là hệ thống đầu phun trực tiếp vào khu vực đang cháy để dập tắt đám cháy. Nó bao gồm phần đầu có thể phát hiện lượng nhiệt gia tăng sau đó gắn vào phần ống thép cấp nước và hệ thống bơm.

– Hệ thống CO2: CO2 System được sử dụng để dập tắt đám cháy. Về cơ bản hệ thống này sẽ được sử dụng ở các khu vực mà các chất chữa cháy khác có thể làm ảnh hưởng tới các sản phẩm máy móc, thiết bị. Khi đó hệ thống CO2 sẽ là một phương án hoàn hảo.

Các thuật ngữ liên quan tới Phòng cháy chữa cháy

CÁC THUẬT NGỮ LIÊN QUAN TỚI CÁC THIẾT BỊ CHỮA CHÁY TIẾNG ANH LÀ GÌ?

 – Bình chữa cháy: Fire extinguisher. Nếu chỉ nắm được PCCC tiếng Anh là gì thì chắc chắn chưa đủ. Để phòng tránh tốt nhất bạn cần trang bị cho gia đình mình bình chữa cháy.

– Bình dập cầm tay: Portable fire extinguisher

– Thiết bị báo cháy: Fire – warning device

– Bơm động cơ: Centrifugal pump

– Bơm ly tâm: Motor turnable ladder

– Lăng Phun chữa cháy: Fire fighting nozzle

– Máy bơm chữa cháy: Fire Pump được dùng trong việc chữa cháy ở các khu vực đặc thù như rừng, dân sự.

– Trạm cứu hỏa: Hydrant

– Xe chữa cháy: Motor pump

Những từ ngữ tiếng Anh liên quan tới PCCC

– Cục cảnh sát PCCC: Police department of fire fight and prevention

– Cán bộ hướng dẫn, chỉ đạo và thẩm duyệt Phòng cháy chữa cháy: Cadre of guilding, chairing and qualifying FFAP department

– Kỹ sư chữa cháy: Fire fight engineer

– Kỹ sư đường nước trong ngành chữa cháy: Engineer of fire fight water hose

– Trưởng phòng quản lý chất lượng PCCC: Quality management department chief

Theo wikipedia.com

An toàn PCCC khu công nghiệp

Thứ Tư 23/03/2022 10:39 (GMT+7)

Lực lượng Cảnh sát PCCC và CNCH tuyên truyền, kiểm tra, hướng dẫn công tác cho Đội PCCC tại chỗ.
Lực lượng Cảnh sát PCCC và CNCH tuyên truyền, kiểm tra, hướng dẫn công tác cho Đội PCCC tại chỗ. 

Các khu công nghiệp (KCN) là nơi có khối lượng lớn nguyên vật liệu, hàng hóa, thiết bị máy móc luôn tiềm ẩn nguy cơ xảy ra cháy, nổ cao. Để đảm bảo an toàn cho người lao động và tài sản của doanh nghiệp, lực lượng Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy (PCCC) và cứu nạn cứu hộ (CNCH) Công an tỉnh Thừa Thiên Huế đã tăng cường công tác tuyên truyền, kiểm tra, giám sát việc chấp hành các quy định về phòng cháy, chữa cháy tại các KCN trên địa bàn. 

Quyền lợi sát sườn

Ngay những ngày đầu tháng 3, khi mùa nắng nóng bắt đầu, cán bộ Phòng CS PCCC và CNCH đã đến công ty Cổ phần Frit Phú Xuân, Khu công nghiệp Phong Điền để tuyên truyền, hướng dẫn cho nhân viên đội PCCC của công ty. Tại đây, lực lượng PCCC và CNCH tập trung kiểm tra hồ sơ, kiểm tra thực tế các nội dung liên quan như: Giấy chứng nhận thẩm duyệt về thiết kế, nội quy, phương án PCCC tại chỗ, kiểm tra hệ thống điện và tiêu thụ điện; phương tiện, thiết bị PCCC ban đầu, nguồn nước, đường đi, hệ thống thoát nạn… 

Bên cạnh đó, lực lượng PCCC cơ sở của công ty còn được hướng dẫn kiến thức pháp luật cơ bản về PCCC và CNCH, ứng phó tình huống khẩn cấp xảy ra như sử dụng bình bọt, lăn vòi, kỹ năng vận hành trang thiết bị PCCC tại chỗ. Đây cũng là nội dung mà các đơn vị chức năng thường xuyên kiểm tra trong các khu công nghiệp. Kết quả kiểm tra thực tế cho thấy, phần lớn các doanh nghiệp tại khu công nghiệp Phong Điền ý thức trách nhiệm cao trong công tác đảm bảo an toàn PCCC và CNCH, xem đây nghĩa vụ và quyền lợi sát sườn của mỗi doanh nghiệp. 

Ông Nguyễn Minh Tùng, Trưởng phòng Tổ chức hành chính Công ty Cổ phần Frit Phú Xuân cho biết: Đơn vị chúng tôi luôn nêu cao vai trò, trách nhiệm người đứng đầu trong công tác kiểm tra, chỉ đạo; công tác tự kiểm tra theo qui định đơn vị hướng dẫn PCCC về nhân lực, trang thiết bị, máy móc, phương tiện đảm bảo trạng thái sẵn sàng xử lý khi sự cố xảy ra; thường xuyên tập huấn nghiệp vụ đội PCCC tại chỗ, đảm bảo yêu cầu chuyên môn cơ bản để xử lý tình huống ban đầu. 

Cũng như nhiều công ty tại khu công nghiệp Phong Điền, Công ty TNHH sơn Hoàng Gia, Khu công nghiệp Phú Bài (thị xã Hương Thuỷ) cũng rất chú trọng đến công tác an toàn cháy nổ để bảo vệ tính mạng, sức khoẻ và tài sản cho công ty. Trong đó, đặc biệt chú ý công tác tuyên truyền nâng cao ý thức PCCC cho cán bộ công nhân viên; trang bị, bảo dưỡng thiết bị, phối hợp các cơ quan chức năng tập huấn, đào tạo, kiểm tra nghiệp vụ cho lực lượng PCCC và CNCH tại chỗ, sẵn sàng xử lý, ứng khó với tình huống khi mới xảy ra. 

Nâng cao ý thức phòng cháy, chữa cháy

Tỉnh Thừa Thiên Huế hiện có 6 khu công nghiệp, với 150 cơ quan doanh nghiệp trong và ngoài nước đang hoạt động trong các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, với hàng chục nghìn cán bộ công nhân viên, chuyên gia đang làm việc. Thời gian gần đây, tình hình cháy, nổ vẫn luôn tiềm ẩn nhiều nguy cơ phức tạp, đã có một số vụ cháy xảy ra trong các khu công nghiệp gây thiệt hại lớn về tài sản. 

Xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, nhất là dịch COVID-19, một số đơn vị chưa tổ chức thực tập phương án PCCC và CNCH định kỳ hàng năm cho lực lượng PCCC tại chỗ nên khi sự cố xảy ra dễ dẫn đến lúng túng, bị động, nhất là khi mùa hè nóng nực đang đến gần, nguy cơ hỏa hoạn có thể xảy ra bất cứ lúc nào.

Vì vậy, để đảm bảo đảm ANTT nói chung cũng như an toàn cháy nổ nói riêng, lực lượng Cảnh sát PCCC và CNCH toàn tỉnh đã tập trung tham mưu nhiều giải pháp để bịt sở hở trong công tác này trên địa bàn toàn tỉnh, nhất là trong các khu công nghiệp.

Đại uý Lê Minh Chiểu, cán bộ Phòng Cảnh sát PCCC và CNCH chia sẻ: Thực hiện chỉ đạo của Ban chỉ huy đơn vị, chúng tôi đã tăng cường kiểm tra định kỳ tại các khu công nghiệp về điều kiện an toàn PCCC theo quy định của pháp luật. Đặc biệt chú trọng trang bị hệ thống, trang thiết bị và lực lượng PCCC và CNCH tại chỗ như: các loại bình chữa cháy xách tay các loại, hệ thống cấp nước chữa cháy trong và ngoài cơ sở, báo cháy tự động.

“Đây là thời điểm tình hình liên quan cháy nổ, diễn biến khó lường nên chúng tôi yêu cầu chủ doanh nghiệp, công nhân viên phải luôn luôn nêu cao tinh thần cảnh giác. Qua kiểm tra hồ sơ, thực tế, đơn vị đã tuyên truyền, hướng dẫn quy định mới của pháp luật về PCCC và CNCH cho các doanh nghiệp để kịp thời khắc phục cơ sở, tránh phát sinh các vụ việc đáng tiếc”, Đại uý Chiểu nói thêm.

“Song song với công tác tuyên truyền, kiểm tra, một trong giải pháp hữu hiệu là thành lập “Cụm an toàn, hỗ trợ PCCC và CNCH trong các khu công nghiệp”. Với phương châm “4 tại chỗ”, các đơn vị trong Cụm kịp thời hỗ trợ khi sự cố xảy ra; đồng thời còn tuyên truyền, vận động, khuyến khích các thành viên trong Cụm thực hiện nghiêm, đầy đủ các quy định của pháp luật về PCCC; duy trì, chia sẻ kinh nghiệm trong quản lý, sắp xếp hàng hoá, tổ chức sản xuất hiệu quả, an toàn”, Thượng tá Chế Công Tân, Phó Trưởng Phòng CS PCCC và CNCH nhấn mạnh.

Để công tác PCCC hiệu quả, trước hết các nhà máy, xí nghiệp tại các KCN phải nêu cao tinh thần trong PCCC, không được lơ là, chủ quan. Ngoài trách nhiệm của lực lượng PCCC và CNCH thì đòi hỏi các doanh nghiệp phải nâng cao ý thức về PCCC cho cán bộ, công nhân viên, thường xuyên phối hợp chặt chẽ với các đơn vị chức năng bịt kín sở hở trong công tác này nhằm đảm bảo tốt ANTT, góp phần tổ chức sản xuất kinh doanh an toàn, đạt hiệu quả cao.

https://baophapluat.vn/an-toan-phong-chay-chua-chay-doi-voi-cac-khu-cong-nghiep-post439030.html

NHỮNG PHƯƠNG PHÁP PHÒNG CHÁY CHỮA (PCCC) CHÁY HIỆU QUẢ HIỆN NAY

PCCC: Hiện nay có rất nhiều vụ cháy diễn ra ngày càng phức tạp hơn nên vì thế người dân phải có những biện pháp phòng cháy chữa cháy để tránh những hậu quả đáng tiếc xảy ra về tính mạng lẫn tài sản. Sau đây PCCC Bảo Minh xin giới thiệu các bạn những cách chữa cháy an toàn và hiệu quả nhất.

Những phương pháp phòng cháy chữa cháy hiệu quả hiện nay

Biện pháp phòng cháy chữa cháy (PCCC):

Trong hoạt động sản xuất kinh doanh, mục tiêu của biện pháp phòng cháy PCCC là :

– Tạo ra môi trường không cháy và khó cháy bằng cách thay thế các khâu sản xuất kinh doanh, môi trường, thiết bị vật liệu… từ dễ cháy, có nguy hiểm cháy trở thành không cháy và khó cháy. 

– Ngăn chặn kịp thời nguồn nhiệt gây cháy, quản lý chặt chẽ nguồn lửa, nguồn nhiệt sử dụng trong sản xuất hoạt động kinh doanh, trong sinh hoạt.

– Cách ly chất dễ cháy với nguồn lửa, nguồn nhiệt với máy móc thiết bị và với các khâu hoạt động sản xuất có khả năng sinh nhiệt, gây cháy.

– Xây dựng tường ngăn cháy, cửa ngăn cháy bao quanh vùng trống để ngăn chặn đường phát triển của lửa, cần lắp đặt thiết bị chống cháy lan.

– Lắp đặt hệ thống báo cháy tự động. 

– Cần phải có các thiết bị chữa cháy dự phòng như bình chữa cháy, máy bơm chữa cháy, đường ống dẫn nước, …. để khi xảy ra cháy thì kịp thời xử lý dập tắt lửa, hạn chế lửa lan rộng. 

Những phương pháp chữa cháy PCCC hiệu quả và an toàn:

Có 3 phương pháp chữa cháy cơ bản:

– Ngăn cách ôxy với chất cháy: Là phương pháp cách ly ôxy với chất cháy hoặc tách rời chất cháy ra khỏi vùng cháy. Dùng thiết bị chất chữa cháy úp chụp đậy phủ lên bề mặt của chất cháy. Ngăn chặn ôxy trong không khí tiếp cận với chất cháy. Đồng thời di chuyển vật cháy ra khỏi vùng cháy. Các thiết bị chất chữa cháy có tác dụng cách ly như cát, bọt chữa cháy, chăn nệm, bao tải, vải bạt. 

– Làm loãng nồng độ oxy và hỗn hợp chất cháy: Dùng các chất không tham gia phản ứng cháy phun vào vùng cháy làm loãng nồng độ oxy và hỗn hợp cháy tới mức bị ngạt không duy trì được sự cháy. Sử dụng các bình chữa cháy bột, bình chữa cháy co2,… để dập tắt hiệu quả.

– Phương pháp làm lạnh: Dùng các chất chữa cháy có khả năng thu nhiệt làm giảm nhiệt độ của đám cháy nhỏ hơn nhiệt độ bắt cháy của chất cháy sẽ tắt.

Việt Nam cử quân nhân mang chó nghiệp vụ sang Thổ Nhĩ Kỳ cứu hộ

76 quân nhân Việt Nam xuất quân sang Thổ Nhĩ Kỳ cùng thiết bị chuyên dụng và chó nghiệp vụ thực hiện nhiệm vụ cứu nạn cứu hộ. Ngoài ra Việt Nam cũng sẽ giúp 10 tấn lương khô.

Việt Nam cử quân nhân cùng chó nghiệp vụ sang Thổ Nhĩ Kỳ cứu hộ - Ảnh 1.
Thượng tướng Nguyễn Tân Cương động viên, thăm hỏi các quân nhân trước lúc lên đường làm nhiệm vụ – Ảnh: NAM TRẦN

Chiều 10-2 tại Hà Nội, Bộ Quốc phòng giao nhiệm vụ cho các cơ quan, đơn vị triển khai nhiệm vụ hỗ trợ nhân đạo, cứu trợ thảm họa tại Thổ Nhĩ Kỳ.

76 quân nhân lên đường thực hiện nhiệm vụ

Theo đó, Bộ Quốc phòng giao Cục Cứu hộ – cứu nạn chủ trì, phối hợp cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức thành lập lực lượng tham gia hỗ trợ nhân đạo, cứu trợ thảm họa của Quân đội nhân dân Việt Nam tại Thổ Nhĩ Kỳ.

Cụ thể, lực lượng này gồm 76 quân nhân thuộc đội quân y (Tổng cục Hậu cần), đội cứu sập (Binh chủng Công binh), đội chó nghiệp vụ tìm kiếm cứu nạn (Bộ tư lệnh Bộ đội biên phòng) cùng bộ phận chỉ huy, cán bộ Cục Gìn giữ hòa bình, Cục Đối ngoại, các phóng viên, biên tập viên…

Bộ Quốc phòng giao thiếu tướng Phạm Văn Tỵ – phó cục trưởng Cục Cứu hộ – cứu nạn, phó chánh văn phòng Ủy ban quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai, tìm kiếm cứu nạn – làm tổng chỉ huy các lực lượng Quân đội nhân dân Việt Nam tham gia hỗ trợ nhân đạo, cứu trợ tại Thổ Nhĩ Kỳ.

Ngoài ra, giao Tổng cục Hậu cần chuẩn bị 10 tấn lương khô giúp nhân dân Thổ Nhĩ Kỳ.

Trách nhiệm cao trước cộng đồng quốc tế

Thay mặt lãnh đạo Bộ Quốc phòng, thượng tướng Nguyễn Tân Cương – tổng tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam, thứ trưởng Bộ Quốc phòng – cho biết việc cử lực lượng Quân đội nhân dân Việt Nam tham gia hỗ trợ nhân đạo, cứu trợ thảm họa tại Thổ Nhĩ Kỳ thể hiện chính sách đối ngoại ưu việt, trách nhiệm cao trước cộng đồng quốc tế của Đảng, Nhà nước, nhân dân Việt Nam.

Đồng thời khẳng định uy tín, tinh thần trách nhiệm và năng lực của Quân đội nhân dân Việt Nam trong hội nhập, quan hệ, hợp tác quốc tế. 

Việt Nam cử quân nhân cùng chó nghiệp vụ sang Thổ Nhĩ Kỳ cứu hộ - Ảnh 2.
Triển khai các thiết bị dò tìm nạn nhân bằng âm thanh, hình ảnh – Ảnh: NAM TRẦN

Đối với lực lượng công tác của Quân đội nhân dân Việt Nam, thượng tướng đề nghị trong thời gian thực hiện nhiệm vụ tại Thổ Nhĩ Kỳ cần nêu cao tinh thần tự giác, ý thức tổ chức kỷ luật, đoàn kết, chủ động khắc phục khó khăn, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.

Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ cần chú trọng giải quyết tốt mối quan hệ, phối hợp với các lực lượng quốc tế; chính quyền, nhân dân nước sở tại, chú trọng bảo đảm kỷ luật, an toàn về người và trang bị.

Bên cạnh đó, phát huy tốt truyền thống, phẩm chất tốt đẹp của Bộ đội Cụ Hồ, của Quân đội nhân dân Việt Nam, để tạo ấn tượng tốt đẹp với bạn bè quốc tế và chính quyền, nhân dân Thổ Nhĩ Kỳ.

Việt Nam cử quân nhân cùng chó nghiệp vụ sang Thổ Nhĩ Kỳ cứu hộ - Ảnh 3.
Công tác chuẩn bị các trang thiết bị cứu hộ
Việt Nam cử quân nhân cùng chó nghiệp vụ sang Thổ Nhĩ Kỳ cứu hộ - Ảnh 4.
Đội chó nghiệp vụ tìm kiếm cứu nạn (Bộ tư lệnh Bộ đội biên phòng) – Ảnh: NAM TRẦN

Siết phòng cháy chữa cháy, doanh nghiệp lâm khó

Siết phòng cháy chữa cháy, doanh nghiệp lâm khó - Ảnh 1.
Công an Đồng Nai tổ chức diễn tập phòng cháy chữa cháy tại Khu công nghiệp Nhơn Trạch – Ảnh: CACC

Không ít doanh nghiệp bị động trong sản xuất, kinh doanh, thậm chí phải đóng cửa.Doanh nghiệp luôn bảo vệ tài sản của mình. Việc phòng cháy chữa cháy phải tuân thủ theo đúng pháp luật nhưng cần nhìn vào thời điểm doanh nghiệp xây dựng nhà xưởng.

Ngưng hoạt động hàng loạt

Tại Đồng Nai, anh L. – chủ một doanh nghiệp sản xuất nệm ở phường Hố Nai (TP Biên Hòa) – cho hay “nhà xưởng công ty đang sản xuất thì được yêu cầu kiểm tra các điều kiện về PCCC. Khi kiểm tra xong, dù bổ sung hồ sơ, hoàn chỉnh thiết kế cũng không thể nghiệm thu vì nhà xưởng nằm trong khu dân cư”.

Anh L. nói cảnh sát phòng cháy chữa cháy có chia sẻ về việc ngưng trệ sản xuất nhưng phải làm đúng Luật phòng cháy chữa cháy. “Tôi đã cho mấy chục công nhân nghỉ việc và đang đi tìm kho xưởng để thuê”, anh L. tâm sự và chỉ ra nhiều doanh nghiệp rơi vào tình cảnh phải ngưng hoạt động sau khi cảnh sát PCCC vào kiểm tra.

Tương tự, anh Dương – một chủ doanh nghiệp chuyên kinh doanh hàng nông sản ở Đồng Nai – chia sẻ: “Trước đây, tận dụng đất nông nghiệp làm kho. Nay kho bãi để được nghiệm thu PCCC phải xây dựng trên đất thổ cư“.

Vì vậy, anh Dương cho hay đã phải tạm dừng thu mua nông sản, vừa tìm được đất và xây dựng một kho chứa nông sản 2.000m2 ở huyện Định Quán. Đặc biệt, để làm xong kho, anh phải thanh toán chi phí cho riêng các gói thiết bị PCCC, thẩm định hết 700 triệu đồng.

Trong khi đó, một cảnh sát phòng cháy chữa cháy cho biết một thời gian dài, nhiều địa phương để xây dựng kho bãi trên đất rừng, đất nông nghiệp… và việc thẩm định PCCC ở cơ sở còn dễ dãi. Nay Bộ Công an yêu cầu chấn chỉnh thì nhiều kho bãi, công trình của doanh nghiệp không đáp ứng được các tiêu chí phòng cháy chữa cháy.

Thượng tá Nguyễn Văn Hải – trưởng Phòng cảnh sát phòng cháy chữa cháy và cứu hộ, cứu nạn Công an tỉnh Đồng Nai – xác nhận trước và sau Tết âm lịch, lực lượng PCCC đi kiểm tra các cơ sở sản xuất, kinh doanh thì phát hiện nhiều hồ sơ phòng cháy chữa cháy của doanh nghiệp chưa chuẩn. Vì vậy, lực lượng phòng cháy chữa cháy đã tạm đình chỉ trên 100 doanh nghiệp ở ngoài khu công nghiệp không đủ điều kiện về phòng cháy chữa cháy.

Khu công nghiệp cũng bị động

Đại diện Tổng công ty Sonadezi (kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp) cho hay một số công ty thành viên đang làm nhà xưởng cho thuê đều làm các kết cấu chịu lực và bảo vệ bằng sơn chống cháy. 

Trước khi nghị định số 136/NĐ-CP ngày 24-11-2020 của Chính phủ được ban hành (quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật PCCC), các nhà xưởng đã được thẩm định thiết kế, xây dựng và nghiệm thu phòng cháy chữa cháy theo đúng hồ sơ đã được thẩm duyệt.

Tuy nhiên, hiện nay việc thực hiện nghiệm thu PCCC theo nghị định số 136/NĐ-CP gặp một số bất cập.

Cụ thể, Sonadezi cho biết nghị định số 136/NĐ-CP quy định danh mục phương tiện phòng cháy chữa cháy và danh mục phương tiện phòng cháy chữa cháy thuộc diện kiểm định không bao gồm các công trình xây dựng như nhà xưởng, trụ sở cơ quan, chung cư…

Trong khi đó, Cục Cảnh sát phòng cháy chữa cháy và cứu hộ, cứu nạn lại căn cứ phụ lục 7 của nghị định số 136/NĐ-CP để hướng dẫn kiểm định cả kết cấu, cấu kiện ngăn cháy dẫn đến việc phải kiểm định các kết cấu của công trình nhà xưởng khi nghiệm thu phòng cháy chữa cháy.

Tương tự, nhiều doanh nghiệp khác cho hay tại thời điểm chưa ban hành nghị định số 136/NĐ-CP của Chính phủ, các nhà xưởng đã được thẩm định thiết kế, xây dựng và nghiệm thu PCCC theo hồ sơ đã được cơ quan chức năng thẩm duyệt theo quy định của nghị định 79/2014/NĐ-CP.

Trên cơ sở đó, các doanh nghiệp đã tiến hành xây dựng các nhà xưởng với kết cấu được bảo vệ bằng sơn chống cháy.

Tuy nhiên, sau khi xây dựng xong, nghị định 136/NĐ-CP được ban hành, nhiều nhà xưởng lại không được nghiệm thu phòng cháy chữa cháy.

“Cụ thể như cùng sử dụng các loại sơn chống cháy nhưng các công trình thực hiện trước thời điểm nghị định số 136/NĐ-CP ban hành vẫn nghiệm thu được, công trình nghiệm thu sau thời điểm nghị định này thì lại không được”, một doanh nghiệp dẫn chứng.

Nói về sự việc trên, thượng tá Nguyễn Văn Hải cho biết trên địa bàn có một số doanh nghiệp cũng rơi vào tình cảnh như Sonadezi. Cụ thể, trước khi sơn chống cháy, nhiều đơn vị được thuê làm nhà xưởng phải đi kiểm định sơn nhưng hầu như làm xong mới đi kiểm định nên nay xử lý các hồ sơ theo hướng dẫn của cục thì chưa thể nghiệm thu.

Khó chứng minh kết cấu thép đảm bảo phòng cháy chữa cháy

Thượng tá Hải cũng thông tin: “Cục vừa có văn bản mới nhất hướng dẫn để tháo gỡ về việc sơn chống cháy ở các nhà xưởng. Nhà xưởng có tăng diện tích lên không làm sơn chống cháy nữa mà chỉ chứng minh kết cấu thép đảm bảo…”.

“Việc thực hiện lấy mẫu cả… kết cấu thép của nhà xưởng đã sơn chống cháy để thực hiện kiểm định như quy định hiện nay là chưa thể thực hiện được. Vì vậy, một số công trình nhà xưởng đã xây dựng hoàn tất theo thiết kế nhưng không được nghiệm thu PCCC để đưa vào sử dụng, ảnh hưởng đến kế hoạch sản xuất kinh doanh của đơn vị”, đại diện Tổng công ty Sonadezi nói.

Một số doanh nghiệp cũng than khó làm chứng minh kết cấu thép chịu lực, chịu độ nóng khi nhà xưởng đã hoàn thành. Trả lời, thượng tá Hải giải thích: “Việc này đều thực hiện trên quy chuẩn của Bộ Xây dựng

Doanh nghiệp chỉ cần cung cấp mẫu, thông số kỹ thuật của nhà sản xuất. Khi Bộ Xây dựng có biên bản thí nghiệm chịu lực của kết cấu thép ở kho xưởng đó gửi lực lượng PCCC thì sẽ được chứng nhận thẩm định”.

Ông Hải cũng cho hay đang ghi nhận, hướng dẫn cho doanh nghiệp hiểu để tuân thủ các quy định PCCC. Chỗ nào bất cập, chưa phù hợp sẽ báo cáo cho cục để xem xét, tháo gỡ.

Theo Tuoitre.vn

Chữa cháy: Cháy căn hộ chung cư Linh Đàm, cảnh sát hướng dẫn hơn 100 người thoát nạn

TPO – Chữa cháy: Đêm 2/2, lực lượng chức năng hướng dẫn hơn 100 người thoát nạn khi xảy ra một vụ hỏa hoạn tại căn hộ chung cư Linh Đàm (Hoàng Mai, Hà Nội). Chung cư Linh Đàm là một khu vực tập trung nhiều dân cư tại quận Hoàng Mai, Hà Nội với nhiều Block nhà sát nhau.

Theo thông tin ban đầu, khoảng 22h40 cùng ngày, lực lượng chức năng nhận tin báo cháy tại phòng ngủ căn hộ 2414 toà nhà hh3c – KĐT Linh Đàm (phường Hoàng Liệt, quận Hoàng Mai).

Ngay lập tức, lực lượng PCCC cơ sở và công an phường Hoàng Liệt dùng bình chữa cháy và hệ thống chữa cháy trong nhà.

Bên cạnh đó, Đội PCCC và cứu nạn cứu hộ (PCCC&CNCH) Công an quận Hoàng Mai và Trung tâm 5 (Phòng Cảnh sát PCCC&CNCH Hà Nội) xuất 1 xe thang, 3 xe, 1 xe cứu hộ đến hiện trường triển khai và thoát khói.

Sau thời gian, lực lượng chức năng đã dập tắt và hướng dẫn thoát nạn khoảng 120 người ở tầng 23 – 24 – 25 tòa HH3C. Được biết, chủ nhà là N.H.C, diện tích đám cháy khoảng 8m2 là phòng ngủ. Hiện nguyên nhân vụ cháy đang được làm rõ.

Theo Tienphong.vn

PHÒNG CHỐNG CHÁY, NỔ DỊP TẾT NGUYÊN ĐÁN PCCC

PCCC Theo quy luật, dịp đầu xuân là lúc thời tiết thay đổi, trời hanh khô, nguy cơ xảy ra cháy, nổ rất cao. Đặc biệt là việc thắp hương, đốt vàng mã tại các đình, chùa, miếu, nơi tổ chức các hoạt động lễ, hội để thờ cúng… và hộ gia đình sẽ gia tăng, tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây cháy, nổ. Gần đây, ngày 04-02-2021, một đám cháy phố Tam Khương, phường Khương Thượng, quận Đống Đa đã làm 4 người thiệt mạng. Nguyên nhân ban đầu được xác định liên quan đến việc đốt vàng mã.

Để nhân dân vui xuân đón tết an toàn, hạn chế tối đa việc xảy ra cháy lớn, gây thiệt hại về người và tài sản, CATP Hà Nội đã tổ chức triển khai các biện pháp phòng cháy, chữa cháy mùa hanh khô và dịp Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021. Trong đó, chú trọng công tác tuyên truyền, thanh tra, kiểm tra cần nâng cao ý thức, trách nhiệm của người đứng đầu cơ sở đối với công tác PCCC; chủ động phát hiện và kịp thời xử lý các tồn tại, thiếu sót, vi phạm quy định về đảm bảo an toàn PCCC; tổ chức tốt công tác thường trực sẵn sàng chữa cháy, cứu nạn cứu hộ, chủ động lực lượng và phương tiện để kịp thời xử lý các tình huống cháy, nổ ngay từ khi mới phát sinh. Bên cạnh đó, CATP Hà Nội khuyến cáo khuyến cáo người dân nâng cao ý thức về phòng cháy chữa cháy và thực hiện tốt các biện pháp dưới đây để phòng tránh cháy nổ.

1. Quản lý chặt chẽ nguồn lửa, nguồn nhiệt: Khi đun nấu, thắp hương thờ cúng, thắp nến, đốt vàng mã…, sử dụng các thiết bị đốt nóng, sửa chữa, thi công, hàn cắt… (gây phát sinh nguồn lửa, nguồn nhiệt) phải có người trông coi;

2. Bố trí nơi thắp hương, thờ cúng phải đảm bảo an toàn PCCC như:

– Bát hương phải kê, đặt trên các thiết bị không cháy hoặc khó cháy.

– Đồ thắp hương dễ cháy (như vàng mã) phải để xa bát hương.

– Khi thắp hương phải có người trông coi đến khi hết tàn hương.

3. Hóa vàng mã phải đúng nơi quy định

– Không đốt vàng mã trong nhà ở, hành lang, cửa hàng kinh doanh, dịch vụ, trên vỉa hè các tuyến phố, nơi tập trung đông người và phương tiện tham gia giao thông qua lại.

– Trước khi đốt vàng mã phải chọn nơi kín gió, hoặc sử dụng lư hương, có các biện pháp che chắn tránh gió cuốn tàn lửa sang các khu vực xung quanh gây cháy (các thùng lư hương hoặc đỉnh bằng vật liệu không cháy để đốt vàng, mã và đặt cách xa hàng hóa dễ cháy ít nhất 2m).

– Khi đốt vàng mã phải có người trông coi đến khi không còn tàn lửa, bố trí bình chữa cháy hoặc xô chứa nước.

– Đốt xong để nguội hẳn mới đổ tro.

4. Sắp xếp đồ dùng, hàng hóa, vật liệu dễ cháy ngăn nắp, gọn gàng, cách xa nơi phát sinh nguồn lửa, nguồn nhiệt (như: tủ điện, ổ cắm điện…) ít nhất 0,5m;

5. Mỗi hộ gia đình hãy chủ động chuẩn bị phương án thoát nạn khi có cháy xảy ra, dự kiến các lối thoát nạn khác ngoài cửa chính như ban công, lô gia, sân thượng, lên mái, sang nhà bên cạnh;

6. Khi xảy ra cháy trong hộ gia đình, hãy thật bình tĩnh suy xét, hô hoán báo động cho tất cả mọi người trong nhà biết để mau chóng di chuyển ra ngoài. Khi thoát qua khu vực có khói, lửa hãy dùng khăn mềm thấm nước hoặc mặt nạ phòng độc, để che chắn mặt, cơ thể; tuyệt đối không núp trong phòng, nhà vệ sinh…; Đồng thời báo ngay cho lực lượng Cảnh sát PCCC theo số máy miễn phí 114.

Thực hiện: 

Bộ phận VHTT phường http://duongnoi.hadong.hanoi.gov.vn/phong-chong-chay-no-dip-tet-nguyen-dan

Diễn tập phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ (PCCC) tại Hải Phòng

  Thứ Năm, 29/09/2022 12:40 theo https://thanhphohaiphong.gov.vn

Sáng 29/9, tại Cụm Công nghiệp Vĩnh Niệm, Cụm cơ quan, doan0h nghiệp an toàn PCCC Vĩnh Niệm tổ chức thực tập phương án PCCC và cứu nạn, cứu hộ (CNCH). Đây là hoạt động hưởng ứng Ngày toàn dân phòng cháy, chữa cháy (PCCC) 4/10 hằng năm.

Lãnh đạo Phòng Cảnh sát PCCC&CNCH và lãnh đạo CAQ Lê Chân trao cờ lưu niệm tặng các đơn vị tham gia thực tập.

Tình huống giả định đặt ra là vào 9 giờ ngày 29/9, tại xưởng nhuộm thuộc Nhà xưởng sản xuất chỉ của Công ty TNHH Hoa Mỹ nằm trong Cụm Công nghiệp Vĩnh Niệm, phường Vĩnh Niệm, quận Lê Chân xảy ra cháy. Nguyên nhân cháy do sự cố điện. Đám cháy sau đó bén vào vật liệu dễ cháy gần đó gồm sợi chỉ nguyên liệu, gỗ, nhựa, cao su… làm đám cháy phát triển mạnh.

Lực lượng chữa cháy tại doanh nghiệp sử dụng bình chữa cháy nhưng không hiệu quả, đám cháy tiếp tục bùng phát mạnh và cháy lan sang các khu vực xung quanh. Có 3 công nhân trong xưởng nhuộm bị mắc kẹt và 2 người thuộc Đội PCCC cơ sở tham gia chữa cháy ban đầu bị thương không có khả năng tự thoát nạn.

Cứu người bị nạn thoát khỏi đám cháy.

Ngay lập tức lãnh đạo Công ty TNHH Hoa Mỹ thông báo tới toàn bộ các cơ quan, doanh nghiệp trong Cụm cơ quan, doanh nghiệp an toàn PCCC Vĩnh Niệm để nhanh chóng được hỗ trợ về phương tiện, thiết bị chữa cháy như bình bột, máy bơm, vòi chữa cháy. Đồng thời, huy động nhân lực cùng tham gia dập lửa; hướng dẫn cán bộ, công nhân viên, người lao động nhanh chóng thoát ra ngoài; sơ cứu người bị nạn; di chuyển, trông coi tài sản, phòng ngừa kẻ gian trộm cắp; đón các xe chuyên dụng của lực lượng Cảnh sát PCCC, hướng dẫn vị trí nguồn nước chữa cháy…

Di chuyển tài sản ra khỏi khu vực cháy.

Với sự hỗ trợ của 3 xe chữa cháy thuộc Đội PCCC và CNCH khu vực trung tâm và Đội Cảnh sát PCCC và CNCH Công an quận Lê Chân, sau 30 phút đám cháy được khống chế không để cháy lan sang các doanh nghiệp chung quanh, không có thiệt hại về người.

Các lực lượng phun nước dập lửa.

Qua buổi thực tập nhằm tuyên truyền, giáo dục, nâng cao ý thức, kiến thức PCCC đến toàn thể cán bộ, công nhân viên trong Cụm cơ quan, doanh nghiệp an toàn PCCC Vĩnh Niệm và đánh giá khả năng xử lý tình huống, biện pháp, khả năng phối hợp tổ chức cứu chữa của lực lượng PCCC tại chỗ.

Toàn cảnh buổi thực tập phương án PCCC&CNCH tại Cụm Công nghiệp Vĩnh Niệm.

Đồng thời kiểm tra tình trạng hoạt động của hệ thống PCCC và các thiết bị, phương tiện chữa cháy tại chỗ, phát hiện và khắc phục những vấn đề thiếu sót, từ đó chủ động phòng ngừa nguy cơ xảy ra cháy và sẵn sàng chữa cháy có hiệu quả, hạn chế thấp nhất thiệt hại do cháy gây ra.

Thái Bình

Nội quy phòng cháy chữa cháy 2023 mới cập nhật

Nội quy phòng cháy chữa cháy là mẫu bản nội quy chi tiết về công tác phòng cháy, chữa cháy tại cơ sở. Nội quy lập ra giúp mọi người thực hiện, tuân thủ theo đúng quy định của doanh nghiệp, hạn chế và ngăn chặn việc cháy nổ tại doanh nghiệp. Mời bạn đọc cùng tham khảo chi tiết và tải về mẫu nội quy phòng cháy chữa cháy tại đây.

Các cơ sở công ty, doanh nghiệp nên để bảng, biển nội quy phòng cháy chữa cháy ở vị trí dễ quan sát, dễ đọc và là khu vực có đông người qua lại.

Nội quy phòng cháy chữa cháy chuẩn nhất cho các cơ sở 2023

  • 1. Nội quy phòng cháy chữa cháy là gì?
  • 2. Cơ sở nào bắt buộc phải làm nội quy phòng cháy, chữa cháy?
  • 3. Mẫu nội quy phòng cháy chữa cháy tiêu chuẩn 2022
  • 4. Mẫu nội quy phòng cháy chữa cháy 2022 đầy đủ nhất
  • 5. Mẫu nội quy PCCC tại UBND huyện
  • 6. Mẫu nội quy phòng cháy chữa cháy tại sở giáo dục
  • 7. Mẫu nội quy phòng cháy chữa cháy 2022 tại công ty
  • 8. Mẫu nội quy phòng cháy chữa cháy trường học
  • 9. Mẫu nội quy sử dụng điện – Mẫu nội quy PCCC
  • 10. Nội quy PCCC ở khu vực để ô tô, xe máy

1. Nội quy phòng cháy chữa cháy là gì?

Nội quy phòng cháy chữa cháy được là mẫu nội quy được lập ra để quy định những nội dung liên quan đến việc phòng cháy chữa cháy của một cơ quan, doanh nghiệp. Mẫu được lập ra để giúp cho tất cả những cán bộ nhân viên làm việc tại doanh nghiệp đó có ý thức tuân thủ, thực hiên theo đúng quy định của nội quy phòng cháy chữa cháy để đề phòng, hạn chế đến mức thấp nhất việc cháy nổ xảy ra.

2. Cơ sở nào bắt buộc phải làm nội quy phòng cháy, chữa cháy?

Nhà xưởng sản xuất, kho hàng, chung cư, khách sạn, nhà hàng, công ty, doanh nghiệp, trường học, bệnh viện, sân bay, nhà ga….. là những cơ sở bắt buộc phải có nội quy, tiêu lệnh phòng cháy, chữa cháy.

Tiêu lệnh phòng cháy chữa cháy là gì? Một bộ tiêu lệnh PCCC đầy đủ có 4 nội dung được in trên 4 tấm bảng riêng. Cụ thể như sau:

  • Bảng nội quy phòng cháy chữa cháy
  • Bảng tiêu lệnh chữa cháy
  • Bảng cấm lửa (40cm x 18cm)
  • Bảng cấm hút thuốc (40x 18cm)

Bộ nội quy phòng cháy chữa cháy đầy đủ nhất
Bộ nội quy phòng cháy chữa cháy đầy đủ nhất

3. Mẫu nội quy phòng cháy chữa cháy tiêu chuẩn 2023

(CƠ SỞ BAN HÀNH)…..CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————————-

NỘI QUY PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY

(Ban hành kèm theo Quyết định số …/…./QĐ-NN)

Để bảo vệ tài sản của Nhà nước, tính mạng và tài sản của nhân dân, bảo vệ sản xuất kinh doanh và trật tự chung, …..…. ban hành nội quy – quy định an toàn về phòng cháy và chữa cháy như sau:

Điều 1. Việc phòng cháy và chữa cháy là nghĩa vụ của toàn thể mọi người làm việc tại cơ sở và khách hàng.

Điều 2. Mọi người phải tích cực đề phòng không để cháy xảy ra, đồng thời chuẩn bị sẵn sàng về lực lượng, phương tiện để khi cần có thể chữa cháy kịp thời và có hiệu quả.

Điều 3. Phải quản lý chặt chẽ và sử dụng an toàn các dạng nguồn nhiệt, hóa chất và các chất dễ cháy, nổ, chất độc hại, phóng xạ; triệt để tuân thủ các điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy.

Điều 4. …..

Điều 5. …..

Điều 6. …..

Điều 7. …..

Điều 8. Cá nhân có thành tích trong việc phòng cháy chữa cháy sẽ được khen thưởng. Người nào vi phạm các quy định trên, tùy từng trách nhiệm nặng, nhẹ mà bị xử lý từ phạt hành chính hoặc truy tố theo quy định của Pháp luật hiện hành.

Nội quy này có hiệu lực kể từ ngày ký./.

…….., ngày … tháng … năm ….

GIÁM ĐỐC(Ký, đóng dấu)

4. Mẫu nội quy phòng cháy chữa cháy 2023 đầy đủ nhất

NỘI QUY
PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY

(Ban hành kèm theo quyết định số ……../QĐ-PCCC ……..)

Để đảm bảo an toàn tính mạng, tài sản và trật tự an ninh trong doanh nghiệp, quy định nội quy phòng cháy và chữa cháy như sau:

Điều 1: Phòng cháy và chữa cháy là nghĩa vụ và trách nhiệm của toàn thể mọi người trong cơ sở kể cả những người khách đến cơ sở.

Điều 2: Việc quản lý, sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt, chất dễ cháy, nổ, thiết bị, dụng cụ có khả năng sinh lửa, sinh nhiệt được thực hiện như sau:

………………………………………………………………………

Điều 3:

Cấm thực hiện những hành vi sau đây:

1. Cố ý gây cháy, nổ trong cơ sở.

2. Báo cháy giả.

3. Sử dụng lửa, củi, đun nấu, hút thuốc trong kho và nơi cấm lửa.

4. Chiếm đoạt, hủy hoại, làm hư hỏng, tự ý thay đổi, di chuyển, che khuất phương tiện, thiết bị phòng cháy và chữa cháy, biển báo, biển chỉ dẫn.

5. Lợi dụng phòng cháy và chữa cháy để xâm hại tính mạng, sức khỏe con người, xâm phạm tài sản của tổ chức và cá nhân.

6. Cản trở lối thoát nạn khi xảy ra cháy, nổ.

7. Cản trở các hoạt động phòng cháy và chữa cháy; chống người thi hành nhiệm vụ phòng cháy và chữa cháy.

Điều 4: Sắp xếp vật tư hàng hoá, phương tiện trong phòng phải gọn gàng, sạch sẽ, xếp riêng từng loại có khoảng cách ngăn cháy, xa mái, xa tường để tiện kiểm tra và tra cứu khi cần thiết.

Điều 5: Phương tiện, dụng cụ chữa cháy phải để nơi dễ thấy, dễ lấy và thường xuyên kiểm tra bảo dưỡng theo quy định, không ai được lấy sử dụng vào việc khác.

Điều 6: Trước và sau giờ làm việc thủ kho phải kiểm tra hàng hoá vật tư, cắt điện, đóng cửa trước khi ra về. Khi kiểm tra kho phát hiện có vấn đề gì nghi vấn phải báo cáo ngay cho người có trách nhiệm.

Điều 7: Cá nhân nào vi phạm sẽ tuy theo mức độ mà bị xử lý theo quy định của Pháp luật.

Điều 8: Nội quy có hiệu lực kể từ ngày ……..

ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT CỦA DOANH NGHIỆP
(ký, ghi rõ họ trên, chức vụ, đóng dấu)

5. Mẫu nội quy PCCC tại UBND huyện

Mẫu nội quy PCCC tại UBND huyện
Mẫu nội quy PCCC tại UBND huyện

CỘNG HOÀ  HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập  Tự do  Hạnh phúc

NỘI QUY PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY
Tại trụ sở làm việc của Ủy ban nhân dân huyện ………. 
(Ban hành kèm theo QĐ số: …../QĐ-UBND, ngày……… của Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện ……….)

Để bảo vệ tài sản, an toàn tính mạng của toàn thể cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và các cá nhân đến làm việc và liên hệ công tác tại Trụ sở làm việc của Ủy ban nhân dân huyện, góp phần giữ gìn an ninh trật tự tại địa phương. Nay Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện ………. ban hành Nội quy phòng cháy và chữa cháy (PCCC) tại trụ sở làm việc, cụ thể như sau:

Điều 1. Phòng cháy và chữa cháy là nghĩa vụ của toàn thể cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và các cá nhân khi đến làm việc và liên hệ công tác. Mọi người đều phải tham gia tích cực vào công tác PCCC.

Điều 2. Tất cả các cá nhân đều phải chấp hành tuyệt đối công tác PCCC. Không được mang vật liệu chứa các chất dễ cháy, dễ nổ vào trong cơ quan.

Điều 3. Mỗi cán bộ, công chức, viên chức và người lao động của cơ quanphải có trách nhiệm bảo quản và đặt các phương tiện PCCC đúng nơi quy định, đảm bảo dễ thấy, dễ lấy sử dụng và không sử dụng phương tiện này vào mục đích khác.

Điều 4. Đội PCCC của cơ quan phải tăng cường kiểm tra thường xuyên công tác PCCC, nhất là việc bảo quản, bảo dưỡng các dụng cụ, phương tiện chữa cháy đã trang bị và đảm bảo sử dụng hiệu quả khi xảy ra cháy, nổ.

Điều 5. Các thành viên Đội PCCC của cơ quan có trách nhiệm tham gia học tập, thực tập theo phương án PCCC đã được Ủy ban nhân dân huyện ban hành và có trách nhiệm hướng dẫn, truyền đạt lại cho các đồng nghiệp trong cơ quan biết và vận dụng khi xảy ra cháy, nổ.

Điều 6. Khi rời khỏi nơi làm việc, tất cả mọi người phải có trách nhiệm ngắt (đóng) hết điện các thiết bị tiêu thụ điện và kiểm tra tình trạng an toàn PCCC. Không được tự ý câu mắc điện khi chưa được phép của người có trách nhiệm trong cơ

Điều 7. Khi phát hiện xảy ra cháy, nổ, các cá nhân phải nhanh chóng báo động (hô hoán, nhấn chuông báo cháy..) cho mọi người đều biết, đồng thời gọi điện thoại báo cháy cho Phòng Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và Cứu nạn cứu hộ Công an tỉnh ……. qua số điện thoại: 114

Điều 8. Yêu cầu toàn thể cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và các cá nhân đến làm việc và liên hệ công tác phải chấp hành nghiêm chỉnh các nội quy trên. Ai vi phạm tùy theo mức độ mà bị xử lý theo quy định của pháp luật hiện

……., Ngày….. tháng…… năm……
CHỦ TỊCH

6. Mẫu nội quy phòng cháy chữa cháy tại sở giáo dục

NỘI QUY
PHÒNG CHÁY  CHỮA CHÁY

(Kèm theo Quyết định số /QĐ-SGDĐT ngày tháng năm 2022 của Giám đốc Sở Giáo dục Đào tạo ……..)

Để đảm bảo an toàn tính mạng, tài sản và trật tự an ninh trong cơ quan Sở Giáo dục và Đào tạo …………, Giám đốc Sở quy định Nội quy phòng cháy và chữa cháy như sau:

Điều 1. Phòng cháy và chữa cháy là nghĩa vụ và trách nhiệm của toàn thể cán bộ, công chức, người lao động cơ quan Sở Giáo dục và Đào tạo …………, kể cả khách đến cơ quan liên hệ công tác.

Điều 2. Không được sử dụng lửa, củi, đun nấu, hút thuốc trong kho và nơi cấm lửa.

Điều 3. Không được câu, mắc, sử dụng điện tuỳ tiện; hết giờ làm việc phải kiểm tra và tắt đèn, quạt và các thiết bị điện khác trước khi ra về.Không:

  • Dùng các vật liệu dẫn điện khác thay cầu chì.
  • Dùng dây điện cắm trực tiếp vào ổ cắm.
  • Để các chất dễ cháy gần cầu chì, bảng điện, dây dẫn điện.
  • Để xăng dầu, các chất dễ cháy trong phòng làm việc.
  • Sử dụng bếp điện, thắp hương trong phòng làm việc.

Điều 4. Sắp xếp hồ sơ, tài liệu, vật tư, phương tiện, hàng hoá trong kho phải gọn gàng, sạch sẽ, xếp riêng từng loại, có khoảng cách ngăn cháy, xa mái, xa tường, để tiện kiểm tra và cứu chữa khi cần thiết.

Điều 5. Khu vực để ô tô, xe máy phải gọn gàng, có lối đi lại, khi đỗ xe phải hướng đầu xe ra ngoài.

Điều 6. Không để các chướng ngại vật trên các lối đi lại, hành lang, cầuthang.

Điều 7. Phương tiện dụng cụ chữa cháy phải để nơi dễ thấy, dễ lấy và thường xuyên kiểm tra, bảo dưỡng theo quy định, không ai được lấy sử dụng vào việc khác.

Điều 8. Cán bộ, công chức, người lao động cơ quan Sở Giáo dục và Đào tạo ………… thực hiện tốt quy định này được khen thưởng, người nào vi phạm sẽ tuỳ mức độ mà bị xử lý theo quy định của pháp luật./.Sửa

7. Mẫu nội quy phòng cháy chữa cháy 2023 tại công ty

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
……….oOo……..

NỘI QUY PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY

Để đảm bảo an toàn tài sản trang thiết bị nhà xưởng, an ninh trật tự của Công ty, quy định việc Phòng cháy chữa cháy như sau:

Điều 1: Phòng cháy và chữa cháy là nghĩa vụ của toàn thể Cán bộ – Công nhân viên Công ty kể cả khách hàng đến công tác tại Công ty.

Điều 2: Cấm không sử dụng lửa, củi đun nấu, hút thuốc trong kho, nơi sản xuất, dùng dây đồng, dây bạc thay cầu trì, dùng dây điện cắm trực tiếp vào ổ cắm điện, để các chất cháy gần cầu chì, bảng điện và trên dây dẫn điện.

Điều 3: Sắp xếp trật tự vật tư hàng hoá trong kho, khu vực sản xuất gọn gàng, sạch sẽ. Xếp riêng từng loại có khoảng cách ngăn cháy, xa mái nhà, xa tường để tiện việc kiểm tra hàng hoá và cứu chữa khi cần thiết. Khi sử dụng xăng công nghiệp, hoá chất phải thật cẩn thận, tuân theo hướng dẫn sử dụng.

Điều 4: Khi xuất nhập hàng hoá xe không được nổ máy trong kho nơi sản xuất và khi đậu xe, phải hướng đầu xe ra ngoài.

Điều 5: Không để các chướng ngại vật trên lối đi lại.

Điều 6: Phương tiện dụng cụ chữa cháy phải để nơi dễ thấy, dễ lấy, không được sử dụng vào việc khác.

Điều 7: Ai thực hiện tốt qui định này sẽ được khen thưởng, ai vi phạm sẽ tuỳ theo mức độ mà xử lý từ cảnh cáo đến thông báo đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền để truy tố trước pháp luật.

Điều 8: Nội quy này có hiệu lực kể từ ngày ký.

…………, ngày…tháng….năm….
TỔNG GIÁM ĐỐC CÔNG TY

8. Mẫu nội quy phòng cháy chữa cháy trường học

Nội quy PCCC trường học do người đứng đầu trường học ra văn bản thông báo. Nội quy gồm có:

NỘI QUY PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY TRONG TRƯỜNG HỌC

Điều 1: Phòng cháy và chữa cháy là nghĩa vụ của toàn thể Cán bộ, Giáo viên, Công nhân viên và học sinh. Mọi người đều phải tham gia tích cực công tác PCCC

Điều 2: Nghiêm cấm khách, Cán bộ, CNV, Giáo viên và học sinh tự ý câu mắc, thay đổi sửa chữa thiết bị an toàn, thiết bị tiêu thụ điện, dây dẫn điện. Không để chất dễ cháy gần cầu chì, bảng điện, đường dây dẫn điện.

Điều 3: Nghiêm cấm khách, Cán bộ, CNV, Giáo viên và học sinh sử dụng bếp điện, bàn ủi, hút thuốc ở nơi biển báo cấm lửa trong và ngoài giờ làm việc.

Điều 4: Phương tiện chữa cháy phải để đúng vị trí đã quy định, đảm bảo dễ thấy, dễ lấy đưa vào sử dụng khi cần thiết. Không sử dụng phương tiện PCCC vào việc khác.

Điều 5: Cán bộ, Giáo viên, CNV và học sinh phải có trách nhiệm bảo quản phương tiện PCCC, phải tham gia học PCCC và tuyên truyền cho mọi người cùng tham gia PCCC

Điều 6: Nghiêm cấm khách, cán bộ, CNV, giáo viên và học sinh mang chất dễ cháy và chất nổ vào trường

Điều 7: Bất cứ người nào khi phát hiện ra chất cháy phải báo động cho Nhà trường, Chính quyền địa phương hay Phòng Cảnh sát PCCC

Điều 8: Nhà trường tăng cường kiểm tra, nhắc nhở học sinh chấp hành nội quy PCCC trong và ngoài giờ làm việcSửa

9. Mẫu nội quy sử dụng điện – Mẫu nội quy PCCC

Mẫu nội quy sử dụng điện cũng là một trong những mẫu nội quy PCCC với nội dung chi tiết về vấn đề sử dụng điện.

NỘI QUY SỬ DỤNG ĐIỆN

Điều 1. Cán bộ, công chức, người lao động cơ quan Sở Giáo dục và Đào tạo ………… phải thực hiện tiết kiệm điện tại phòng làm việc. Đi ra ngoài hoặc hết giờ làm việc, trước khi về phải cắt điện với mọi thiết bị tiêu thụ điện.

Điều 2. Không được đấu nối, làm thay đổi hệ thống điện, bộ phận nào có nhu cầu sử dụng điện như chiếu sáng, ổ cắm hoặc dùng thêm thiết bị có công suất lớn phải báo cáo Lãnh đạo Sở (qua Văn phòng Sở) để có phương án giải quyết.

Điều 3. Cấm dùng các đồ điện cá nhân để đun nấu, sưởi, sấy…; thường xuyên kiểm tra an toàn điện để tránh các sự cố gây cháy nổ do điện.

Điều 4. Khi sử dụng hệ thống điện có sự cố chập, mất điện không được tự ý sửa chữa, phải cắt điện và báo ngay cho người phụ trách để sửa chữa./.

10. Nội quy PCCC ở khu vực để ô tô, xe máy

Khu vực ô tô, xe máy cũng là một khu vực trọng điểm cần phải tuân thủ nghiêm ngặt các nội quy về phòng cháy chữa cháy. Vì các phương tiện ô tô, xe máy cũng rất dễ xảy ra cháy nổ vì có nguyên liệu dễ cháy trong thân xe.

NỘI QUY
KHU VỰC ĐỂ Ô TÔ, XE MÁY

Điều 1. Không được để ôtô, xe máy bị hở hệ thống nhiên liệu vào khu vực để xe.

Điều 2. Không được mang chất nổ, các loại chất cháy vào khu vực để xe (ngoài các nhiên liệu trong bình chứa của xe).

Điều 3. Cấm hút thuốc, sử dụng lửa, làm các công việc phát sinh tia lửa điện trong khu vực để xe và cách khu vực để xe đến 10m.

Điều 4. Không được sửa chữa các hư hỏng liên quan đến điện, hệ thống nhiên liệu của xe trong khu vực để xe.

Điều 5. Các xe phải sắp xếp gọn gàng theo quy định, có lối thoát nạn cho các xe khi có cháy nổ xảy ra.

Điều 6. Không được tự ý thay đổi vị trí để phương tiện, dụng cụ chữa cháy được trang bị trong khu vực để xe hoặc sử dụng vào việc khác.

Điều 7. Trường hợp xảy ra cháy hệ thống nhiên liệu của xe chỉ được dùng bình bột, bình CO2dập lửa (không được dùng nước để chữa cháy)./.

11. Nội quy PCCC kho lưu trữ

NỘI QUY
PHÒNG CHÁY, CHỮA CHÁY KHO LƯU TRỮ

Điều 1. Cấm hút thuốc, thắp hương thờ cúng, đun nấu trong kho. Những người không có trách nhiệm không được vào kho khi chưa có ý kiến của người phụ trách kho.

Điều 2. Vật tư, hàng hoá trong kho phải để gọn gàng thành từng lô riêng biệt, cách xa đường dây điện, bảng điện, bóng đèn ít nhất 0,5m.

Điều 3. Các phương tiện chữa cháy phải để nơi dễ thấy, dễ lấy. Thường xuyên được kiểm tra, lau chùi, bảo quản, cấm mang phương tiện chữa cháy đi làm việc khác. Thủ kho phải biết sử dụng thành thạo phương tiện chữa cháy và xử lý tình huống khi có cháy tại kho hàng.

Điều 4. Cấm thủ kho không được tự ý sửa chữa, đấu mắc làm thay đổi hệ thống điện, khi hệ thống điện hư hỏng phải báo cho người có trách nhiệm sửa chữa thay thế.

Điều 5. Trước và sau giờ làm việc, thủ kho phải kiểm tra hàng hoá, vật tư, cắt điện, đóng cửa kho hàng trước khi ra về. Khi kiểm tra kho phát hiện có vấn đề nghi vấn phải báo cáo ngay cho người có trách nhiệm./.

12. Quy định về phòng cháy chữa cháy tại cơ sở

– Có bản nội quy, quy định về Phòng cháy và chữa cháy.

– Có quy định về chế độ trách nhiệm của các bộ phận cá nhân trong công tác PCCC. – Có các quy trình an toàn PCCC trong vận hành, quản lý thiết bị vật tư có nguy cơ cháy nổ.

– Tổ chức quán triệt và phổ biến các quy định về an toàn PCCC tới từng cán bộ công nhân viên có ký cam kết của từng người.

– Các bản nội quy, quy trình được niêm yết công khai ở những nơi thuận tiện để mọi người biết và thực hiện.

– Kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy định kỳ hằng quý đối với cơ sở có nguy hiểm về cháy nổ.

– Có sơ đồ phòng cháy chữa cháy và treo ở vị trí dễ nhìn. Có ghi chi tiết vị trí thiết bị chữa cháy, họng cứuhoả, bể nươc… và lối thoát hiểm trên sơ đồ.

– Có tiêu lệnh chữa cháy, nội quy PCCC treo tại vị trí dễ nhìn.

– Bố trí vị trí thiết bị chữa cháy ở vị trí dễ thấy, dễ lấy khi xảy ra sự cố cháy nổ (theo đúng các quy định hiện hành).

– Kho, nhà xưởng phải được trang bị thiết bị PCCC.

– Dụng cụ chữa cháy thô sơ: xẻng, quốc, xô, thang tre… phải luôn được kiểm tra thường xuyên, sử dụng tốt.

– Bể chứa cát phải đủ cát, bể chứa nước làm mát dầu sự cố đối với TBA (trung gian, 110kV) đảm bảo lượng nước có trong bể.

– Kiểm tra khuôn viên công trình, kho, nhà xưởng: đốt rác, xắp xếp vật tư không gọn gàng… có thể gây nguy cơ cháy nổ.

Trên đây Phòng cháy Bảo Minh đã gửi tới các bạn mẫu Nội quy phòng cháy chữa cháy 2022 mới nhất dành cho các cơ quan, doanh nghiệp. Mời bạn đọc cùng tham khảo thêm tại mục thủ tục hành chínhtrong mục biểu mẫu nhé.

Theo Hoatieu.vn

Cách phòng cháy chữa cháy nhanh và hiệu quả

Những tin tức về vụ cháy tại khu cư dân như một lời cảnh tỉnh cho công tác phòng cháy chữa cháy. Không chỉ là nhiệm vụ của các đơn vị chức năng mà việc tìm hiểu nguyên nhân, cách phòng và chửa cháy là điều hết sức cần thiết cho tất cả mọi người.

Nguyên nhân cháy nổ

– Vật liệu bị đốt cháy ở nhiệt độ cao: que diêm, dăm, bào gỗ, hàn điện…

– Vật liệu tự bốc cháy: gỗ thông 250, giấy 184, vải sợi hóa học.

– Cháy nổ do phản ứng hóa học của một số chất tác động lên nhau.

– Cháy nổ do bức xạ ánh sáng, tạo nguồn nhiệt có khả năng đốt cháy.

– Cháy do ma sát tĩnh điện, chập điệnsét đánh hay bất cẩn trong nấu ăn, sử dụng máy phục vụ sản xuất kinh doanh.

Nguyên nhân gây cháy nổ

Biện pháp phòng cháy nổ

– Thay thế các vật dụng dễ gây cháy hay dễ bắt lửa thành vật dụng khó và không bắt lửa.

– Quản lý chặt chẽ cũng như cẩn trọng khi sử dụng với các vật dụng dẫn nhiệt, cũng như nguồn lửa, nguồn nhiệt. Cách ly chúng khỏi các vật dụng dễ cháy.

– Các tòa nhà cao tầng cần trang bị các thiết bị báo cháy, chữa cháy tự động, bình chữa cháy hay những thiết bị vàng đai chống cháy lan. Kiểm tra hệ thống báo cháy thường xuyên.

Biện pháp phòng cháy nổ

Phương pháp chữa cháy

Với những điểm cháy nhỏ còn trong tầm kiểm soát, ngoài việc gọi đơn vị chữa cháy bạn nên thực hiện những việc sau:

+ Ngăn Oxy tiếp xúc với đám cháy: Bạn có thể dùng chậu kim loại, cát, chăn, nệm ướt phủ lên đám cháy.

Giảm nồng độ Oxy quanh đám cháy: Sử dụng bình chữa cháy phun khí Nitơ, CO2.

Làm lạnh: sử dụng nước, khí lạnh giảm nhiệt độ cũng như khả năng cháy lan của đám cháy, dần thu hẹp và dập tắt đám cháy.

Lưu ý: khi thực hiện chữa cháy bạn nên mặc kín, dùng khăn ướt che mũi và miệng, tránh lửa tiếp xúc với quần áo, cũng như khói xông vào khoang phổi gây ngạt.

Phương pháp chữa cháy

Mùa nắng khô nóng, tình trạng cháy nổ có thể dễ dàng xảy ra, Phòng cháy Bảo Minh mong rằng bạn có thể ghi nhớ nguyên nhân, phương pháp phòng cháy chữa cháy là việc tất yếu giúp bạn bảo vệ sức khỏe và tài sản của gia đình. Theo Bách hoá xanh: https://www.bachhoaxanh.com

NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY (PCCC)

Trong Luật phòng cháy chữa cháy (PCCC) giải thích từ ngữ chữa cháy là bao gồm các công việc huy động, triển khai lực lượng, thiết bị phòng cháy chữa cháy, cắt điện, tổ chức thoát nạn, cứu người, cứu tài sản, chống cháy lan, dập tắt đám cháy và các hoạt động khác có liên quan đến chữa cháy.

Tuy vậy, trong khoa học về phòng cháy chữa cháy có nghiên cứu quá trình chữa cháy là việc sử dụng lực lượng và phương tiện để tạo thành các điều kiện làm ngừng sự cháy. Nói cách khác đó là giảm nhiệt độ cháy xuống thấp hơn nhiệt độ tắt dần. Tóm lại, để chữa cháy cần phải có lực lượng, thiết bị phòng cháy chữa cháy, nước và các vật liệu chữa cháy cùng người chỉ huy chữa cháy để tổ chức, điều hành các hoạt động cần thiết nhằm dập tắt đám cháy và hạn chế tối đa các thiệt hại về người và tài sản do đám cháy gây ra.

– Biện pháp cơ bản trong chữa cháy: Luật phòng cháy chữa cháy (Điều 30) đã quy định cụ thể biện pháp cơ bản cần phải thực hiện trong hoạt động chữa cháy là:

  • Huy động nhanh nhất các lực lượng, phương tiện , thiết bị phòng cháy chữa cháy để dập tắt ngay đám cháy.
  • Tập trung cứu người, cứu tài sản và chống cháy lan.
  • Thống nhất chỉ huy, điều hành trong chữa cháy.

– Thông tin thiết bị báo cháy và chữa cháy: (Điều 32 Luật PCCC)

  • Thông tin báo cháy bằng hiệu lệnh hoặc bằng điện thoại. (đối với các thôn, ấp, bản nên chú trọng dùng hiệu lệnh để thông tin báo cháy cho đội viên dân phòng, còn điện thoại cũng cần được quan tâm để báo cháy cho đơn vị Cảnh sát PCCC biết).
  • Số điện thoại báo cháy được quy định thống nhất trong cả nước.
– Trách nhiệm chữa cháy và tham gia chữa cháy: (Điều 33 Luật PCCC)
  • Người phát hiện thấy cháy phải bằng mọi cách báo cháy nhanh nhất và chữa cháy; cơ quan, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân gần nơi cháy phải nhanh chóng thông tin và tham gia chữa cháy.
  • Lực lượng PCCC khi nhận được tin báo cháy trong địa bàn được phân công quản lý hoặc nhận được lệnh điều động phải lập tức đến chữa cháy; trường hợp nhận được thông tin báo cháy ngoài địa bàn được phân công quản lý thì phải báo ngay cho lực lượng PCCC nơi xảy ra cháy, đồng thời phải báo cáo cấp trên của mình.
  • Cơ quan Y tế, điện lực, cấp nước, môi trường đô thị, giao thông và các cơ quan hữu quan khác khi nhận được yêu cầu của người chỉ huy chữa cháy phải nhanh chóng điều động người và phương tiện đến nơi xảy ra cháy để phục vụ chữa cháy.
  • Lực lượng công an, dân quân, tự vệ có trách nhiệm tổ chức giữ gìn trật tự, bảo vệ khu vực chữa cháy và tham gia chữa cháy.
– Nguồn nước và các vật liệu chữa cháy: (Điều 35 Luật PCCC)

Khi có cháy, mọi nguồn nước, bình chữa cháy và các vật liệu chữa cháy phải được ưu tiên sử dụng cho chữa cháy.

– Người chỉ huy chữa cháy: Theo quy định của Luật PCCC và Nghị định hướng dẫn thi hành luật PCCC thì người làm chỉ huy chữa cháy là:

  • Trong mọi trường hợp, người có chức vụ cao nhất từ chỉ huy cấp đội Cảnh sát PCCC trở lên có mặt tại nơi xảy ra cháy là người chỉ huy chữa cháy.
  • Khi lực lượng Cảnh sát PCCC chưa đến nơi cháy thì trong phạm vi quản lý của mình, người làm chỉ huy chữa cháy là một trong số những người sau: Người đứng đầu cơ sở, đội trưởng đội PCCC cơ sở hoặc người được uỷ quyền; trưởng thôn (và cấp tương đương), đội trưởng đội dân phòng hoặc người được uỷ quyền; người chỉ huy phương tiện, chủ phương tiện, người điều khiển phương tiện giao thông cơ giới; chủ rừng hoặc người được uỷ quyền nếu rừng thuộc cơ quan, tổ chức.
  • Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, Chủ tịch UBND cấp xã trở lên có mặt tại đám cháy là người chỉ đạo, chỉ huy chữa cháy.
  • http://canhsatpccc.gov.vn

PHƯƠNG PHÁP PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY ĐỐI VỚI HỘ GIA ĐÌNH

Để đảm bảo an toàn phòng cháy và chữa cháy đối với nhà ở, phòng ở, chủ hộ và các thành viên trong gia đình cần thực hiện các biện pháp sau đây:

– Không để nhiều đồ dùng, hàng hoá dễ cháy ở nơi đun nấu. Không dự trữ xăng, dầu, khí đốt và các chất lỏng dễ cháy ở trong nhà ở, trường hợp cần phải để dự trữ thì chỉ dự trữ với số lượng ít nhất ảnh hưởng tới công tác phòng cháy, chữa cháy

– Ôtô, xe máy và các phương tiện dụng cụ có xăng dầu, chất lỏng dễ cháy để trong nhà ở phải cách xa bếp đun nấu; nguồn sinh nhiệt, thiết bị chứa, dẫn xăng, dầu… phải kín.

– Không sử dụng gỗ, tấm nhựa, mút xốp… để ốp tường, trần, vách ngăn nhằm hạn chế cháy lan.

– Phải lắp thiết bị tự ngắt (Aptomat) cho hệ thống điện chung toàn nhà, từng tầng, từng nhánh và từng thiết bị tiêu thụ điện công suất lớn, không để hàng hoá dễ cháy gần bóng điện, ổ cắm, cầu dao, chấn lưu đèn nêông.

– Khi sử dụng bàn là, bếp điện, lò sấy phải có người trông coi, không để trẻ nhỏ, người già mắt kém, người bị tàn tật, người bị tâm thần sử dụng các thiết bị điện.

– Bố trí nơi thờ cúng hợp lý, tường phía đặt bàn thờ, trần phía trên bàn thờ phải bằng vật liệu không cháy. Đèn, hương, nến phải đặt chắc chắn trên các vật không cháy, cách xa vật dễ cháy, hạn chế tối đa vàng mã, hương, nến để trên bàn thờ. Khi đốt vàng mã phải trông coi, có che chắn tránh cháy lan hoặc bị gió cuốn tàn lửa gây cháy lan.

– Nơi đun nấu phải có vách ngăn bằng vật liệu không cháy. Nếu dùng bếp gas phải có biện pháp chống chuột cắn thủng ống dẫn gas, khi đun nấu xong phải tắt bếp và đóng van xả gas. Nếu đun nấu bằng bếp dầu phải đủ bấc và thường xuyên được lau chùi sạch sẽ. Trước khi rót thêm dầu vào bếp phải tắt lửa, tuyệt đối không dùng xăng hoặc xăng pha dầu, nhớt để đun bếp dầu. Khi đun phải có người trông coi.

– Trước khi đi ra khỏi nhà và trước khi đi ngủ phải kiểm tra nơi đun nấu, nơi thờ cúng, tắt các thiết bị điện không cần thiết.

– Không lắp lồng sắt, lưới sắt ở lan can nhà cao tầng. Trường hợp đã lắp thì có cửa chốt trong và không được khoá. Chuẩn bị sẵn thang, thang dây để thoát nạn khi cháy xảy ra.

– Cửa có nhiều khoá nên sử dụng các loại khoá kiểu chìa khác nhau để dễ phân biệt khi mở và quy định nơi để chìa khoá dễ thấy, dễ lấy.

– Nhà có trẻ nhỏ, người già, người tàn tật thì phải có biện pháp thoát nạn, cứu người phù hợp và không được khoá cửa phòng của những người nêu trên.

– Chuẩn bị sẵn dụng cụ phá dỡ để tạo lối thoát nạn.

– Mỗi gia đình nên có dự kiến các tình huống thoát nạn khi có cháy xảy ra. Trang bị dụng cụ trữ nước, xô thùng xách nước để vừa phục vụ sinh hoạt, vừa phục vụ chữa cháy, trang bị bình chữa cháy và mọi người trong gia đình phải học tập để sử dụng thành thạo các dụng cụ chữa cháy đã được trang bị.

– Khi xảy ra cháy tìm mọi cách báo cháy nhanh nhất cho mọi người xung quanh biết, gọi điện thoại cho Cảnh sát Phòng cháy và Chữa cháy theo số 114 hoặc đội dân phòng, chính quyền, công an xã, phường gần nhất, đồng thời sử dụng phương tiện để chữa cháy và thoát nạn theo tình huống đã dự kiến.

Nguồn: Sở Cảnh sát Phòng cháy và Chữa cháy TP.HCM

Đảm bảo an toàn phòng cháy chữa cháy (PCCC) trong dịp Tết Nguyên đán

Công tác phòng cháy chữa cháy (PCCC) đóng vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống xã hội. Thực hiện tốt công tác PCCC là đã bảo vệ được tính mạng, tài sản, giữ được bình yên, hạnh phúc cho mọi gia đình và xã hội. Trong cuộc sống, nhiều lúc chỉ cần một phút lơ là, bất cẩn là có thể để xảy ra cháy. Mặc dù đã có nhiều biện pháp thông tin, tuyên truyền và sự nỗ lực của các cấp, các ngành để chỉ đạo thực hiện công tác an toàn vệ sinh lao động, phòng chống cháy nổ nhưng vẫn còn một số nơi, đơn vị, cá nhân còn chủ quan chưa thực sự chú trọng công tác PCCC, dẫn đến xảy ra các vụ cháy, nổ không được kiểm soát kịp thời gây hậu quả nghiêm trọng.

Vì vậy, để đảm bảo an toàn PCCC là việc phải được làm thường xuyên, liên tục, đồng đều, rộng khắp ở các địa phương. Ở các khu đông dân cư thì cháy rất dễ trở thành thảm họa, việc phòng cháy vì thế cần phải trở thành một nguyên tắc sống, ăn sâu bám rễ vào ý thức của từng người dân. Để mọi người có những hành động thiết thực ngăn chặn tai nạn cháy, nổ có thể xảy ra, giảm thiểu đến mức thấp nhất số vụ cháy và thiệt hại về tính mạng và tài sản cho mọi người, mọi gia đình và các cơ sở. Ủy ban nhân dân quận đã ban hành các văn bản triển khai thực hiện công tác PCCC, nay xin thông tin đến các cơ quan, đơn vị, cá nhân các biện pháp để đảm bảo an toàn phòng cháy chữa cháy như sau:

I. Tại nơi ở: Chủ hộ và các thành viên trong mỗi gia đình cần thực hiện: 

1. Kiểm tra nơi để đồ dùng, hàng hóa và các vật liệu khác có khả năng cháy được, nơi để các loại hàng hóa và đồ dùng dễ cháy phải cách xa nơi đun nấu và các nguồn nhiệt khác.

2. Kiểm tra hệ thống điện, khắc phục các hỏng hóc có nguy cơ dẫn đến chạm chập mạch điện. Các dây dẫn vỏ cách điện bị lão hóa, rạn nứt phải được thay thế; các thiết bị điện lắp đặt trong nhà phải đảm bảo an toàn.

3. Thường xuyên kiểm tra hệ thống bếp gas, thay mới các ống dẫn gas đã bị rạn nứt, hư hỏng.

4. Kiểm tra an toàn phòng cháy chữa cháy tại nơi thờ cúng, khoảng cách từ ngọn hương đèn phải cách trần tối thiểu là 0,5m; khi thắp hương, đèn phải có người trông coi.

5. Thực hiện việc bảo quản, sắp xếp đồ dùng trong gia đình ngăn nắp, đúng quy định, không lấn chiếm lối thoát nạn. Không dự trữ xăng, dầu, cồn trong nhà khi không cần thiết.

6. Có thể tự trang bị bình chữa cháy gia đình và biết cách sử dụng, đảm bảo chữa cháy tốt, hiệu quả khi xảy ra sự cố.

II. Đối với nơi làm việc: 

1. Ban hành và tổ chức thực hiện quy định an toàn PCCC; niêm yết nội  quy PCCC, biển cấm lửa, tiêu lệnh chữa cháy tại những nơi có nguy hiểm cháy, nổ; niêm yết sơ đồ, biển chỉ dẫn thoát nạn.

2. Trang bị đủ phương tiện chữa cháy tại chỗ phù hợp với yêu cầu chữa cháy của từng khu vực, thiết bị cứu người; hướng dẫn cán bộ công nhân viên sử dụng thành thạo các phương tiện, thiết bị đó.

3. Tổ chức lực lượng PCCC cơ sở, huấn luyện nghiệp vụ PCCC và duy trì hoạt động thường xuyên đối với lực lượng này.

4. Trước khi tiến hành công việc phải thực hiện kiểm tra an toàn phòng cháy chữa cháy tại nơi làm việc do chính mình đảm nhiệm, nếu phát hiện có dấu hiệu mất an toàn về phòng cháy và chữa cháy phải tìm mọi cách để khắc phục.

5. Không đốt nhang, đèn và đun nấu trong khu vực văn phòng làm việc; không để vật tư, hàng hóa, phương tiện cản trở lối đi, lối thoát nạn. Không tàng trữ các chất nguy hiểm cháy như xăng, dầu, gas tại nơi làm việc.

6. Khi nghỉ làm việc phải tắt các nguồn điện, nguồn nhiệt đồng thời kiểm tra các yếu tố khác có thể phát sinh nguồn nhiệt tại khu vực do mình đảm nhiệm.

Khi xảy ra cháy tìm mọi cách báo cháy nhanh nhất cho Cảnh sát PCCC số máy 114 và huy động lực lượng, phương tiện  để chữa cháy.

Để tiếp tục thực hiện có hiệu quả Luật phòng cháy và chữa cháy mỗi người hãy tích cực tìm hiểu kiến thức, pháp luật về phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ, nắm vững những mối nguy hiểm về cháy, nổ tại nơi làm việc, nơi ở và các biện pháp phòng ngừa. Thường xuyên chú trọng việc quản lý và sử dụng an toàn nguồn lửa, nguồn nhiệt và các chất dễ cháy khác ở mọi lúc, mọi nơi, biết cách xử lý kịp thời khi có cháy xảy ra. Thường xuyên tự kiểm tra công tác phòng cháy chữa cháy, phát hiện và khắc phục ngay những sơ hở, thiếu sót về phòng cháy và chữa cháy tại cơ sở để hạn chế thấp nhất số vụ cháy và thiệt hại do cháy gây ra, góp phần đảm bảo an ninh trật tự, bảo vệ cuộc sống bình yên và hạnh phúc cho mọi người.     

Theo: https://phuong6govap.gov.vn

Triển khai ‘chiến dịch’ 60 ngày tổng rà soát, kiểm tra an toàn phòng cháy chữa cháy (PCCC)

Triển khai ‘chiến dịch’ 60 ngày tổng rà soát, kiểm tra an toàn phòng cháy (PCCC)

Sáng 14/10, Đại tá Dương Đức Hải, Phó Giám đốc Công an TP Hà Nội chủ trì và phát biểu chỉ đạo tại hội nghị triển khai kế hoạch tổng rà soát, kiểm tra an toàn phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ (PCCC và CNCH) trên địa bàn TP Hà Nội.

Tại hội nghị, Đại tá Phạm Trung Hiếu – Trưởng phòng Cảnh sát PCCC và CNCH – Công an TP Hà Nội – cho biết, thực hiện Kế hoạch số 513/KH-BCA-C07 ngày 7/10/2022 của Bộ Công an về tổng rà soát, kiểm tra về PCCC và CNCH trên phạm vi toàn quốc; Công an TP Hà Nội ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện.

Toàn cảnh hội nghị.

Toàn cảnh hội nghị.

Mục đích nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về PCCC và CNCH, ngăn chặn, đẩy lùi, tiến tới chấm dứt xảy ra cháy gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, làm chết người do nguyên nhân chủ quan. Chấm dứt ngay tình trạng cơ sở không đủ điều kiện an toàn về PCCC và CNCH, chưa được nghiệm thu về PCCC nhưng vẫn hoạt động, cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện về ANTT hoặc cơ sở không đủ điều kiện nhưng vẫn được thẩm duyệt thiết kế, nghiệm thu về PCCC.

Tiến hành rà soát để nắm tình hình, đánh giá đúng thực trạng về PCCC và CNCH đối với cơ sở; kiểm tra, xử lý 100% hành vi vi phạm về PCCC và CNCH, kiên quyết tạm đình chỉ, đình chỉ hoạt động theo đúng quy định tại Điều 17 Nghị định 136/2020/NĐ-CP. Yêu cầu, bắt buộc các cơ sở đã đưa vào hoạt động phải khắc phục tất cả các tồn tại, vi phạm về PCCC và CNCH; tổ chức thực hiện nghiêm túc, đầy đủ, duy trì liên tục các điều kiện an toàn về PCCC và CNCH trong quá trình hoạt động.

Cùng với đó, chủ động phát hiện những tồn tại, hạn chế, thiếu sót trong công tác quản lý nhà nước về PCCC và CNCH; làm tốt công tác tham mưu với cấp ủy, chính quyền các cấp nhằm phát huy vai trò, trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cơ sở và người dân trong công tác PCCC và CNCH tại địa bàn. Kết hợp tổng kiểm tra, rà soát với tăng cường tuyên truyền nâng cao ý thức, kỹ năng của người dân về PCCC và CNCH; kiện toàn, củng cố lực lượng tại chỗ làm công tác PCCC và CNCH tại khu dân cư, cơ sở đáp ứng phương châm “4 tại chỗ”.

Trưởng phòng Cảnh sát PCCC và CNCH cho hay, trong quá trình triển khai, công tác rà soát, kiểm tra, xử lý vi phạm về PCCC và CNCH phải được triển khai quyết liệt, toàn diện, đảm bảo khách quan và tuân thủ các quy định của pháp luật; đảm bảo tất cả các cơ sở phải được kiểm tra, xử lý; cơ sở đang bị tạm đình chỉ, đình chỉ hoạt động phải được giám sát chặt chẽ; không để tồn tại lợi ích cá nhân, lợi ích nhóm; chống tiêu cực trong giám sát, kiểm tra.

Quán triệt cán bộ, chiến sỹ có người thân tham gia kinh doanh, sản xuất phải tuyên truyền, vận động người thân chấp hành nghiêm các quy định về PCCC; hướng dẫn, kiến nghị của lực lượng kiểm tra; nghiêm cấm lãnh đạo, cán bộ, chiến sỹ can thiệp vào hoạt động kiểm tra.

Đại tá Dương Đức Hải - Phó Giám đốc Công an Hà Nội yêu cầu công an các quận huyện phải coi công tác quản lý nghiệp vụ PCCC và CNCH quan trọng như công tác quản lý nghiệp vụ của công an.

Đại tá Dương Đức Hải – Phó Giám đốc Công an Hà Nội yêu cầu công an các quận huyện phải coi công tác quản lý nghiệp vụ PCCC và CNCH quan trọng như công tác quản lý nghiệp vụ của công an.

Đồng thời, phối hợp chặt chẽ với cơ quan quản lý xây dựng, văn hóa, UBND các cấp khi xem xét thẩm duyệt thiết kế về PCCC, cấp giấy phép xây dựng, nghiệm thu về PCCC và nghiệm thu đưa công trình vào sử dụng, cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện về ANTT, giấy phép kinh doanh phải đảm bảo các cơ sở đáp ứng đầy đủ điều kiện an toàn về PCCC và CNCH, ANTT.

Đại tá Phạm Trung Hiếu, Trưởng Phòng Cảnh sát PCCC và CNCH – Công an TP Hà Nội đã hướng dẫn công an các quận huyện và Đội Cảnh sát PCCC và CNCH triển khai Kế hoạch tổng rà soát, kiểm tra an toàn về PCCC và CNCH theo các nội dung: Tổ chức rà soát, lập danh sách các cơ sở thuộc diện quản lý về PCCC theo địa bàn khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, cụm công nghiệp và các cơ sở còn lại theo đơn vị hành chính cấp xã, cấp huyện.

Các cơ sở thuộc diện quản lý nhà nước về PCCC, tập trung kiểm tra kỹ các cơ sở kinh doanh có điều kiện về ANTT, cơ sở có quy mô lớn, tập trung đông người, có tính chất nguy hiểm cháy, nổ cao như: Khách sạn, nhà trọ, cơ sở kinh doanh karaoke, quán bar, vũ trường, chung cư, nhà cao tầng, chợ, trung tâm thương mại, nhà kho, xưởng sản xuất…

Công an quận phối hợp cùng UBND quận Hoàn Kiếm kiểm tra hoạt động phòng, chống cháy, nổ tại các quán karaoke trên địa bàn.

Công an quận phối hợp cùng UBND quận Hoàn Kiếm kiểm tra hoạt động phòng, chống cháy, nổ tại các quán karaoke trên địa bàn.

“Kế hoạch này kiểm tra đột xuất và định kỳ. Đối với cơ sở đã kiểm tra theo định kỳ thì phúc tra lại để xem việc thực hiện các hướng dẫn, tồn tại đến đâu; kiểm tra thiết bị, phương tiện, công tác sẵn sàng chiến đấu. Qua chiến dịch 60 ngày (từ 15/10 đến 15/12), các cơ sở sẽ phân vùng “đỏ, vàng, xanh” trong quản lý an toàn PCCC và CNCH, để từ đó nhằm ngăn chặn, đẩy lùi, tiến tới chấm dứt xảy ra cháy gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, làm chết người do nguyên nhân chủ quan”- Đại tá Phạm Trung Hiếu nhấn mạnh.

Để có kết quả cao, công an các quận huyện cần phải quán triệt nhận thức rõ đây là một “chiến dịch” đặc biệt, phải huy hiệu quả phong trào toàn dân tham gia công tác PCCC. Đồng thời, chủ động tham mưu với cấp ủy, chính quyền cơ sở ban hành các văn bản, chỉ đạo quyết liệt các ngành chức năng phối hợp chặt chẽ tổng kiểm tra, rà soát và chỉ cho phép các cơ sở hoạt động trở lại khi đủ điều kiện an toàn PCCC.

Phát biểu tại hội nghị, Đại tá Dương Đức Hải – Phó Giám đốc Công an TP Hà Nội yêu cầu công an các quận huyện phải coi công tác quản lý nghiệp vụ PCCC và CNCH quan trọng như công tác quản lý nghiệp vụ của công an. Qua chiến dịch rà soát, tổng kiểm tra này vừa là để các đơn vị tiếp tục chấn chỉnh, khắc phục những tồn tại, hạn chế, bất cập trong công tác PCCC và CNCH để nhằm bảo vệ an toàn tính mạng, sức khỏe, tài sản của nhân dân. Và từ kết quả này cũng là căn cứ để đánh giá, xem xem tránh nhiệm của CBCS trong nhiệm vụ được giao.

Cùng với kết hợp tổng kiểm tra, rà soát, Phó Giám đốc Công an TP yêu cầu các đơn vị tiếp tục tăng cường tuyên truyền nâng cao ý thức, kỹ năng của người dân về PCCC và CNCH; kiện toàn, củng cố lực lượng tại chỗ làm công tác PCCC và CNCH tại khu dân cư, cơ sở đáp ứng phương châm “4 tại chỗ” bảo đảm thực chất, hiệu quả.

Nguồn KTĐT: https://kinhtedothi.vn/trien-khai-chien-dich-60-ngay-tong-ra-soat-kiem-tra-an-toan-phong-chay.html

Thiết kế, lắp đặt ống gió hệ thống hút khói hành lang: Cách lắp, sơ đồ thiết kế

Thiết kế lắp đặt ống gió hệ thống hút khói hành lang là một hệ thống được lắp đặt tại các đơn vị như doanh nghiệp, chung cư, trường học…Với một mục đích là đảm bảo nguồn không khí được thông thoáng nhất có thể. Nhằm phục vụ cho quá trình thoát hiểm khi chẳng may xảy ra hỏa hoạn. Vậy bạn đã biết mục đích, các lý do tại sao phải lắp đặt ống gió hút khói hành lang? Các bước lắp đặt ống gió hút khói hành lang chưa ? Hãy cùng Phòng cháy Bảo Minh tham khảo bài viết dưới đây nhé!

1. Quạt thông gió, hút khói là gì?

Quạt hút khói là thiết bị có chức năng lưu chuyển không khí từ bên ngoài vào bên trong. Là thiết bị được sử dụng phổ biến ở nhiều nơi như các văn phòng, các tòa nhà, công trình lớn và còn ở các hộ gia đình. Đặc biệt là ở những nơi mà không khí không thể tự lưu chuyển được.

Quạt thông gió, hút khói
Quạt thông gió, hút khói

Quạt hút khói có nhiệm vụ đưa khói trong hành lang ra bên ngoài, đưa khí tươi vào trong, tạo môi trường thuận lợi để con người có thể.

2. Tại sao cần lắp đặt ống gió hút khói hành lang ?

Thiết kế hút khói hành lang là 1 trong những nhiệm vụ bắt buộc của người thiết kế hệ thống điều hòa thông gió, có 2 mục đích chình của việc thiết kế hút khói hành lang, đó là :

  1. Thứ nhất trong điều kiện bình thường, hành lang là nơi qua lại của nhiều người nên có rất nhiều bụi trong không khí hoặc các khí thải C02 từ con người, các chất bốc lên từ hóa chất tẩy rửa, lau sàn.. do đó hệ thống này sẽ đảm nhận hút mùi ở điều kiện bình thường.
  2. Thứ hai là trong điều kiện có cháy, hệ thống sẽ hoạt động với công suất cao hơn nhằm hút khói từ hành lang ra ngoài, giúp mọi người ko bị ngạt khói và cũng có thể nhìn thấy lối đi ra cầu thang thoát hiểm.

3. Mục đích của lắp đặt ống gió hút khói hành lang

Giữ cho khói và khói độc cách xa lối thoát hiểm. Tiến hành thu khói cháy, khói thông qua đường ống được đưa ra ngoài. Giúp cho lối thoát hiểm dọc trục cầu thang bộ được thông thoáng nhất có thể. Nhằm tạo điều kiện thoát hiểm nhanh chóng nhất hoặc giúp người gặp nạn tìm được nơi trú ẩn an toàn. Cầm cự trong thời gian chờ cứu hộ đến trợ giúp. Những lợi ích mà hệ thống mang lại:

  • Bảo vệ tính mạng tạm thời: Bảo vệ tính mạng của con người trong trường hợp có hỏa hoạn bằng những lối hiểm hoặc nơi ẩn nấp tạm thời.
  • Chóng lửa: để cho thao tác chống lửa phát huy hiệu quả. Thì những trục cầu thang máy hay cầu thang bộ cần được duy trì chênh áp để ngăn cản việc xâm nhập khói từ tầng bị cháy. Khi tầng bị cháy có hay có hệ thống điều hòa.
Mục đích của lắp đặt ống gió hút khói hành lang
Mục đích của lắp đặt ống gió hút khói hành lang

4. Cấu tạo của ống gió hút khói hành lang

  • Quạt hút công nghiệp NPF.
  • Hệ thống Ống dẫn gió: ống tôn kẽm.
  • Cảm biến, tủ nguồn và điều khiển.
  • Van đóng mở, van chặn lửa.
  • Cửa cấp gió,cửa hút khói.
Cấu tạo của ống gió hút khói hành lang
Cấu tạo của ống gió hút khói hành lang

5. Tiêu chuẩn áp dụng để tính toán thiết kế, lắp đặt hệ thống hút khói hành lang

  • TCVN 5687 – 2010: Thông Gió, điều tiết không khí và sưởi ấm – Tiêu chuẩn thiết kế.
  • TCXDVN 323 – 2004: Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam nhà cao tầng – tiêu chuẩn thiết kế.
  • AS 1668.1-1998: Tiêu chuẩn thiết kế hút khói của Úc.
  • DW 142/144: Tiêu chuẩn lắp đặt ống gió
  • MACNA: Sheet Metal & Air Conditioning Contractor’s National Association
  • CP553: Tiêu chuẩn thiết kế thông gió của Singapopre.
  • TT07 BXD 2010: Qui chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn cháy cho nhà và công trình

6. Các bước lắp đặt ống gió hút khói hành lang

Bước 1 : Bạn cần nắm bắt rõ ít nhất 2 tiêu chuẩn thường dùng để thiết kế hệ thống hút khói hành lang, đó là :

  • TCVN 5687-2010
  • Tiêu chuẩn Singapore SS553:2009

Cần phải thiết kế hút khói cho hành lang có độ dài trên 15m mà không có chiếu sáng tự nhiên

Cửa hút khói đặt trên trần hành lang hoặc trần sảnh, và chiều dài hành lang do 1 cửa hút khói đảm nhiệm không được quá 30m

Chỉ được thiết kế tối đa 2 cửa hút khói trên 1 hành lang ( vấn đề này cũng rât nhạy cảm; khi thiết kế các bạn nên hỏi bên phòng cháy; nếu hành lang dài quá thì cũng có thể thiết kế 3 cửa hút khói được )

Tính lưu lượng hút khói

Bước 2 : Sau khi đã tính toán được lưu lượng hút khói hành lang. Chúng ta sẽ đi tính toán kích thước của gió, kích thước ống gió

Bước 3: Thiết kế hút khói hành lang trên mặt phẳng

lắp đặt ống gió hút khói hành lang
lắp đặt ống gió hút khói hành lang

7. Nguyên lí hoạt động của hệ thống hút khói hành lang

Khi cháy xảy ra tại bất kỳ tầng nào đó trong tòa nhà, sẽ phát sinh khói và nhiệt. Đầu báo khói của hệ thống báo cháy sẽ tác động đưa tín hiệu về trung tâm báo cháy, trung tâm báo cháy sẽ truyền tín hiệu lên tủ quạt hút khói (thường đặt tại tầng mái) tác động cho quạt hút khói hoạt động.

– Các van gió kèm động cơ (MFD) được lắp đặt tại các tầng thường ở chế độ đóng và được tác động mở bởi 2 cách gồm: mở bởi tín hiệu báo cháy từ tủ trung tâm đưa tới hoặc mở bằng tác động bằng nút nhấn cưỡng bức từ tủ nút nhấn cững bực đặt tại phòng trực PCCC tại tầng 1.

– Khi các van MFD mở lượng khói của hành lang bị cháy sẽ được hút vào các miệng gió ở hành lang theo trục đứng rồi đẩy lên mái ra ngoài trời. Đồng thời hệ thống chuông, đèn báo cháy hoạt động để cảnh báo người đang hoạt động trong các tòa nhà di tản ra hành lang để chạy ra các lối thoát hiểm.

– Tùy từng đơn vị thiết kế hoặc người thẩm duyệt (thuộc cơ quan cục hoặc sở PCCC) sẽ bổ sung lắp van chăn lửa có gắn cầu chì (FD) sau van MFD hoặc yêu cầu các van MFD có thêm chức năng chặn lửa.

Hội nghị trực tuyến về phòng cháy chữa cháy: Thủ tướng nói những vụ vừa qua là ‘khẩn cấp’

Hội nghị trực tuyến về phòng cháy chữa cháy: Thủ tướng nói những vụ vừa qua là ‘khẩn cấp’

12/09/2022 09:11 GMT+722Lưu

TTO – Sáng 12-9, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã chủ trì hội nghị trực tuyến về công tác phòng cháy chữa cháy và sơ kết 5 năm thực hiện nghị định 83 quy định công tác cứu nạn, cứu hộ của lực lượng phòng cháy chữa cháy.

Hội nghị trực tuyến về phòng cháy chữa cháy: Thủ tướng nói những vụ vừa qua là khẩn cấp - Ảnh 1.

Thủ tướng chủ trì hội nghị trực tuyến về công tác phòng cháy chữa cháy với các địa phương – Ảnh: VGP

Hội nghị được kết nối trực tuyến tới tất cả các địa phương trên cả nước, trong bối cảnh thời gian qua xảy ra nhiều vụ việc cháy, nổ tại nhiều nơi, cá biệt có những vụ gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng. 

Phát biểu khai mạc, Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ việc bảo đảm mọi người dân được sống ấm no, tự do, hạnh phúc trong một môi trường xã hội trật tự, kỷ cương, an ninh, an toàn, lành mạnh là mục tiêu, nhiệm vụ quan trọng của cả hệ thống chính trị. 

Cũng bởi, văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII đã xác định: “Chú trọng an ninh, an toàn là một trong những yếu tố hàng đầu trong cuộc sống của người dân”.

Nhiều vụ cháy nghiêm trọng là lời cảnh báo

Theo Thủ tướng, thời gian qua tình hình cháy, nổ, sự cố, tai nạn diễn biến phức tạp, khó lường, tần suất ngày càng cao, nhất là các vụ cháy tại các khu dân cư, chung cư cao tầng, khu công nghiệp, chợ, trung tâm thương mại, cơ sở sản xuất, kinh doanh… và đặc biệt là các cơ sở kinh doanh karaoke, trong đó có nhiều vụ gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng. 

Vì vậy, tại hội nghị, Thủ tướng bày tỏ lời chia buồn sâu sắc tới thân nhân, gia đình người bị nạn và đề nghị các cơ quan, đơn vị, địa phương tổ chức thăm hỏi, động viên, chia sẻ hỗ trợ vật chất, tinh thần gia đình người bị nạn.

Theo Thủ tướng, những vụ việc nghiêm trọng, thương tâm trên là cảnh báo và cho thấy tình hình là khẩn cấp, đặt ra yêu cầu, nhiệm vụ, tư duy, cách tiếp cận mới cho công tác phòng ngừa, ứng phó với các sự cố, tai nạn, hỏa hoạn, để bảo đảm an toàn tài sản và nhất là tính mạng con người; đặt sức khỏe, tính mạng người dân lên trên hết, trước hết.

Vì vậy, Thủ tướng cho biết đã yêu cầu Bộ Công an chủ trì, phối hợp với các cơ quan, chỉ đạo điều tra, làm rõ nguyên nhân, trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước, chính quyền địa phương, cơ quan cấp phép, kiểm tra và các cá nhân liên quan, bảo đảm tính khách quan. 

Đồng thời, tổ chức hội nghị để kiểm điểm, đánh giá công tác phòng cháy, chữa cháy và kết quả sau 5 năm thực hiện nghị định 83 quy định công tác cứu hộ, cứu nạn của lực lượng phòng cháy chữa cháy.

Thẳng thắn nhìn nhận hạn chế

Tiếp tục nhấn mạnh công tác phòng cháy chữa cháy, cứu hộ, cứu nạn là nhiệm vụ rất quan trọng khi những rủi ro về cháy nổ, sự cố luôn tiềm ẩn. Trong khi đó, nhận thức, hành vi, thói quen về phòng cháy, chữa cháy và cứu hộ, cứu nạn có những lúc, những nơi hạn chế; kỹ năng xử lý, ứng phó chưa cao. 

Đặc biệt, việc thực thi quy định pháp luật và hoạt động quản lý nhà nước về phòng cháy, chữa cháy và cứu hộ, cứu nạn còn hạn chế, bất cập. Ví dụ, bất cập ngay từ khi làm quy hoạch, quy hoạch phải làm sao để khi sự cố xảy ra thì các phương tiện chữa cháy tiếp cận được?

Vì vậy, với vai trò của hội nghị là sẽ tạo chuyển biến thực chất trong công tác phòng cháy chữa cháy và cứu hộ, cứu nạn trên phạm vi toàn quốc, Thủ tướng yêu cầu cần nghiêm túc, thẳng thắn, tập trung đánh giá những kết quả đạt được, đặc biệt là những việc chưa làm được, những tồn tại, vướng mắc, làm rõ nguyên nhân và rút ra bài học. 

Thủ tướng gợi mở các vấn đề trọng tâm như: hoàn thiện chính sách, pháp luật; khâu tổ chức thực hiện và công tác quản lý nhà nước; nâng cao nhận thức, kiến thức, kỹ năng về phòng cháy chữa cháy, cứu hộ, cứu nạn; hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra, chế tài xử lý vi phạm; tăng cường năng lực phòng cháy, chữa cháy, cứu hộ cứu nạn, nhất là về con người, công nghệ, trang thiết bị… và trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị, cá nhân có liên quan.

Theo Tuoitre.vn

Lưu ý về phòng cháy chữa cháy khách sạn (PCCC khách sạn)

Kinh doanh khách sạn là một trong những ngành dịch vụ đặc thù, bên cạnh việc làm ra lợi nhuận thì việc phải thực hiện nghiêm những quy định PCCC khách sạn và thoát nạn là yêu cầu bắt buộc. Nếu đầu tư xây dựng khách sạn mà chưa nắm được các quy định về phòng cháy và chữa cháy (PCCC) như việc bắt đầu từ đâu, triển khai như thế nào, bài viết dưới đây sẽ giúp tìm hiểu kiến thức và các bước hoàn thiện hồ sơ thẩm duyệt, nghiệm thu về PCCC, góp phần giảm bớt rủi ro, thiệt hại không đáng có về kinh tế, công sức, thời gian khi phải tổ chức khắc phục các vi phạm, tồn tại về PCCC.

Hình 1: Hình ảnh minh họa công trình khách sạn (nguồn internet).

Phần 1: Giai đoạn chuẩn bị đầu tư dự án, công trình PCCC khách sạn

Tùy theo tổng mức đầu tư, quy mô của khách sạn dự kiến đầu tư, cần tìm hiểu và tuân thủ theo quy định của Luật PCCC, Nghị định số 136/2020/NĐ-CP và các quy định của quy chuẩn, tiêu chuẩn hiện hành, tuy nhiên về cơ bản cần biết và thực hiện một số nội dung sau:

  1. Trách nhiệm của chủ đầu tư

Trước hết là quy định của pháp luật về trách nhiệm của chủ đầu tư đối với công tác PCCC, nội dung này được quy định cụ thể tại Khoản 1, Điều 14, Nghị định số 136/2020/NĐ-CP. Trường hợp vi phạm sẽ bị cơ quan quản lý nhà nước xử lý theo quy định tại Nghị định số 167/2013/NĐ-CP và Điều 17, Nghị định số 136/2020/NĐ-CP, theo đó cần lưu ý:

– Lập hồ sơ thiết kế cho khách sạn bảo đảm theo quy định tại Điều 11, Nghị định số 136/2020/NĐ-CP và phù hợp với quy hoạch được phê duyệt. Đối với công trình thuộc diện thẩm duyệt thiết kế về PCCC thì chỉ tiến hành thi công, xây dựng khi hồ sơ thiết kế công trình đã được cơ quan Cảnh sát PCCC&CNCH theo thẩm quyền thẩm duyệt thiết kế về PCCC.

-Tổ chức thi công, kiểm tra, giám sát thi công theo đúng thiết kế về PCCC đã được phê duyệt. Đối với công trình thuộc diện thẩm duyệt, trong quá trình thi công nếu có sự thay đổi, điều chỉnh về thiết kế và thiết bị PCCC ảnh hưởng đến các điều kiện an toàn PCCC thì phải lập thiết kế bổ sung để được thẩm duyệt điều chỉnh trước khi thi công.

– Bảo đảm an toàn PCCC trong suốt quá trình thi công.

– Tổ chức nghiệm thu về PCCC cho công trình trước khi đưa công trình vào sử dụng. Chịu trách nhiệm về kết quả nghiệm thu.

– Cung cấp hồ sơ thẩm duyệt thiết kế, nghiệm thu về PCCC của công trình cho đơn vị quản lý, vận hành và xuất trình khi có yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.

Khi chủ đầu tư không thực hiện các nội dung trên, cơ quan quản lý nhà nước về PCCC sẽ xử phạt vi phạm hành chính đối với các hành vi vi phạm quy định về PCCC trong đầu tư xây dựng theo quy định tại Nghị định số 167/2013/NĐ-CP

  1. Xác định công trình phải thực hiện thẩm duyệt thiết kế về PCCC hay không?

Cùng với việc thực hiện các quy định của pháp luật về đất đai, quy hoạch, cấp phép xây dựng thì phải xác định xem công trình có phải thực hiện thủ tục thẩm duyệt thiết kế về PCCC hay không để tổ chức thực hiện bằng cách căn cứ vào số tầng, khối tích của công trình, đối chiếu với mục khách sạn tại điểm 7, Phụ lục V, Nghị định số 136/2020/NĐ-CP (hoặc mục nhà hỗn hợp tại điểm 2, Phụ lục V khi công trình có mục đích sử dụng vừa để ở vừa kinh doanh khách sạn với phần diện tích kinh doanh chiếm từ trên 30% tổng diện tích sàn).

– Khi công trình không thuộc diện thì không phải thực hiện thủ tục thẩm duyệt, kiểm tra kết quả nghiệm thu về PCCC. Tuy nhiên, vẫn phải thiết kế và thi công đáp ứng đầy đủ các yêu cầu kỹ thuật tương ứng với quy mô công trình được quy định tại các quy chuẩn, tiêu chuẩn hiện hành về PCCC.

– Khi công trình thuộc diện thẩm duyệt thiết kế về PCCC (có chiều cao từ 7 tầng trở lên hoặc khối tích từ 5000m³ trở lên), chủ đầu tư cần lập hồ sơ bảo đảm theo quy định tại điểm d, khoản 4, Điều 13 Nghị định số 136/2020/NĐ-CP gửi cơ quan Cảnh sát PCCC&CNCH theo thẩm quyền (quy định tại khoản 12, Điều 13 Nghị định số 136/2020/NĐ-CP) để thẩm duyệt và cấp Giấy chứng nhận thẩm duyệt thiết kế về PCCC cho công trình trước khi triển khai thi công.

– Lưu ý về tính số tầng, khối tích, chiều cao để xác định đối tượng, thẩm quyền thực hiện thẩm duyệt:

+ Số tầng nhà gồm toàn bộ các tầng trên mặt đất (kể cả tầng kỹ thuật, tầng tum) và tầng bán/nửa hầm, không bao gồm tầng áp mái. Đối với công trình có các cao độ mặt đất khác nhau thì số tầng nhà tính theo cao độ mặt đất thấp nhất theo quy hoạch được duyệt.

Tầng tum không tính vào số tầng nhà của công trình khi chỉ có chức năng sử dụng để bao che lồng cầu thang bộ/giếng thang máy và che chắn các thiết bị kỹ thuật của công trình (nếu có), có diện tích mái tum không vượt quá 30% diện tích sàn mái; Tầng lửng không tính vào số tầng của công trình khi chỉ bố trí sử dụng làm khu kỹ thuật (ví dụ: sàn kỹ thuật đáy bể bơi, sàn đặt máy phát điện hoặc các thiết bị công trình khác), có diện tích sàn xây dựng không vượt quá 10% diện tích sàn xây dựng của tầng ngay bên dưới.

+ Chiều cao công trình để xác định đối tượng, thẩm quyền thẩm duyệt là chiều cao PCCC, được xác định bằng khoảng cách từ mặt đường thấp nhất cho xe chữa cháy tiếp cận tới mép dưới của lỗ cửa (cửa sổ) mở trên tường ngoài của tầng trên cùng, không kể tầng kỹ thuật trên cùng. Khi không có lỗ cửa (cửa sổ), thì chiều cao PCCC được xác định bằng một nửa tổng khoảng cách tính từ mặt đường cho xe chữa cháy tiếp cận đến mặt sàn và đến trần của tầng trên cùng; Trong trường hợp mái nhà được khai thác sử dụng thì chiều cao PCCC của nhà được xác định bằng khoảng cách lớn nhất từ mặt đường cho xe chữa cháy tiếp cận đến mép trên của tường chắn mái (Điều 1.4.8 của QCVN 06:2021/BXD).

+ Tổng khối tích dự án, công trình để xác định đối tượng thẩm duyệt là tổng khối tích các hạng mục trong khuôn viên của dự án, công trình đó, không bao gồm các hạng mục phụ trợ không có nguy hiểm về cháy, nổ, được bố trí độc lập và bảo đảm khoảng cách an toàn PCCC đến các hạng mục xung quanh (nhà bảo vệ, nhà vệ sinh công cộng, trạm bơm nước thải…).

  1. Thiết kế về PCCC cho công trình

Công trình phải được thiết kế bảo đảm theo các quy chuẩn, tiêu chuẩn, quy định về PCCC hiện hành, trong đó:

  1. a) Một số quy chuẩn, tiêu chuẩn áp dụng

– Về quy mô, kiến trúc, các hệ thống kỹ thuật có liên quan đến PCCC của công trình (an toàn cháy) thực hiện theo QCVN 06:2021/BXD, QCVN 13:2018/BXD (nếu trong công trình có bố trí gara ô tô), và tham khảo TCVN 4391:2015, TCVN 5065:1990… Riêng đối với các công trình có chiều cao trên 150m hoặc có từ 4 tầng hầm trở lên thì ngoài việc thực hiện theo QCVN 06:2021/BXD còn phải bổ sung các yêu cầu kỹ thuật và giải pháp về tổ chức, kỹ thuật phù hợp với đặc điểm công trình trên cơ sở tài liệu chuẩn hiện hành được phép áp dụng theo quy định tại Điều 1.1.10 QCVN 06:2021/BXD.

– Về trang bị phương tiện, hệ thống PCCC thực hiện theo TCVN 3890:2009.

– Về yêu cầu kỹ thuật của từng hệ thống: Hệ thống chữa cháy Sprinkler đáp ứng TCVN 7336:2003; hệ thống báo cháy tự động đáp ứng TCVN 5738:2001, TCVN 7568-14:2015 ISO 7240-14:2013; Trạm bơm nước chữa cháy với nhà cao 10 tầng trở lên hoặc có tổng diện tích sàn 18.000m² trở lên thực hiện theo QCVN 02:2020/BCA; hệ thống hút khói đáp ứng Phụ lục D QCVN 06:2021/BXD và TCVN 5687:2010; hệ thống cấp gas (LPG) bằng giàn chai chứa đáp ứng QCVN 10:2012/BCT; TCVN 7441:2004 …

– Trường hợp sử dụng tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn nước ngoài về PCCC để thiết kế phải được Bộ Công an chấp thuận theo quy định tại khoản 4, Điều 1, Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy số 40/2013/QH13.

  1. b) Bậc chịu lửa, quy mô của công trình

– Theo quy định tại Bảng 4 QCVN 06:2021/BXD, bậc chịu lửa của nhà, công trình được phân làm 5 loại tương ứng với giới hạn chịu lửa của các kết cấu chính (bộ phận chịu lực, tường ngoài không chịu lực, sàn, mái, kết cấu buồng thang bộ). Thông thường các nhà, công trình xây dựng với các kết cấu chính bằng bê tông cốt thép sẽ được xếp loại chịu lửa bậc I hoặc II; bằng thép không bọc bảo vệ được xếp loại chịu lửa bậc IV, bằng gỗ chưa qua xử lý chống cháy sẽ được xếp loại chịu lửa bậc V. Đối với khách sạn có chiều cao PCCC từ trên 50m trở lên đến 150m, các bộ phận của nhà phải bảo đảm giới hạn chịu lửa theo quy định tại bảng A1 QCVN 06:2021/BXD.

– Số tầng cao được phép xây dựng và diện tích khoang cháy của một tầng sẽ tương ứng với bậc chịu lửa, giới hạn chịu lửa của các cấu kiện (quy định tại Mục H2, Phụ lục H; Mục A2, Phụ lục A QCVN 06:2021/BXD). Theo đó nếu công trình có bậc chịu lửa IV hoặc V thì chỉ được phép xây dựng không quá 2 tầng; có bậc chịu lửa I và các cấu kiện của nhà đáp ứng được quy định tại bảng A1 thì được xây dựng có chiều cao PCCC đến 150m, diện tích khoang cháy của một tầng ở phần nhà có chiều cao dưới 50m không quá 4.400m² (khi công trình trang bị hệ thống chữa cháy tự động), ở phần nhà có chiều cao từ 50m trở lên không quá 2.200m², khu vực gara để xe ngầm không quá 3.000m².

  1. c) Bố trí mặt bằng, công năng sử dụng

Thực tế hiện nay với một khách sạn có quy mô vừa và lớn thường có các công năng chính như: gara ô tô, xe máy; trạm biến áp, máy phát điện; bếp, phòng ăn; hội trường (với nhiều mục đích sử dụng từ tổ chức sự kiện hội họp đến tiệc cưới,…), phòng gym, bể bơi; quầy bar, cafe, các gian phòng giải trí; phòng ngủ lưu trú….. Khi dự kiến bố trí các công năng này trong khuôn viên khách sạn thì ngoài yếu tố tiện dụng, thẩm mỹ, phải bảo đảm các quy định về PCCC như:

– Gara ô tô không được bố trí quá 5 tầng hầm hoặc quá 9 tầng nổi; Không cho phép bố trí các gian phòng thương mại, quầy hàng, kiốt, sạp hàng … ngay trong các gian phòng lưu giữ ô tô.

– Khu vực tầng hầm không bố trí các gian phòng có sử dụng hoặc lưu giữ các chất khí và chất lỏng cháy cũng như các vật liệu dễ bắt cháy; các trạm biến áp chỉ cho phép đặt ở tầng một, tầng nửa hầm và tầng hầm đầu tiên (máy biến áp khô); trạm bơm cấp nước chữa cháy khi đặt tại tầng hầm thì không đặt quá tầng hầm thứ nhất. Không bố trí các gian phòng có hạng nguy hiểm cháy nổ A, B (như trạm cấp gas (LPG), bồn chứa dầu) bên trong phạm vi của nhà có chiều cao PCCC từ trên 50m.

– Các gian phòng, khu vực tập trung đông người (hội trường, phòng đa năng, phòng tập thể thao…) phải bố trí tại các tầng thấp để đảm bảo việc thoát nạn nhanh chóng và thuận lợi cho công tác cứu nạn theo quy định Phụ lục H QCVN 06:2021/BXD (khi công trình có bậc chịu lửa I, II được bố trí không quá tầng 14 với các gian phòng đến 300 chỗ; không quá tầng 3 với các gian phòng nhiều hơn 600 chỗ …).

Ngoài ra đối với các công trình có chiều cao từ trên 50m phải bảo đảm quy định tại mục A2 Phụ lục A QCVN 06:2021/BXD như: các gian phòng công cộng đặt ở chiều cao PCCC trên 50m thì số chỗ ngồi cố định không được vượt quá 100; mái nhà được sử dụng để bố trí các quán ăn, quán giải khát, hoặc các diện tích dùng cho ngắm cảnh, dạo chơi, trong đó có số người cùng một lúc, vượt quá 50 người thì khu vực đó phải có không ít hơn 2 lối ra thoát nạn; Các gian phòng có người khuyết tật sinh hoạt thường xuyên không được đặt cao hơn tầng 2, nếu có người khuyết tật dùng xe lăn thì không được đặt cao hơn tầng 1…

– Khi công trình có từ 2 tầng hầm trở lên hoặc cao trên 10 tầng phải bố trí phòng trực điều khiển chống cháy đáp ứng một số tiêu chí như: diện tích không nhỏ hơn 6m², có lối thoát nạn trực tiếp ra ngoài (do đó phải được bố trí tại tầng 1 (tầng trệt); có bảng theo dõi, điều khiển các thiết bị chữa cháy, khống chế khói, …; chiều cao PCCC từ trên 50m trở lên phải có phòng bảo quản các phương tiện chữa cháy tại chỗ bố trí ở tầng dưới của mỗi khoang cháy theo chiều cao…

– Ngoài thang máy chở người và thang máy chở hàng thì tại các khách sạn có chiều cao PCCC lớn hơn 28m, hoặc có chiều sâu của sàn tầng hầm dưới cùng (tính đến cao độ của lối ra thoát nạn ra ngoài) lớn hơn 9m hoặc nhà có gara ô tô ngầm nhiều hơn 2 tầng hầm phải có tối thiểu một thang máy chữa cháy cho mỗi khoang cháy đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật theo quy định tại Điều 6.13 QCVN 06:2021/BXD và TCVN 6396-72:2010 (EN 81-72:2003).

Trong đó lưu ý: không được sử dụng các thang máy chủ yếu để vận chuyển hàng hóa để làm thang máy chữa cháy; ở điều kiện bình thường, thang máy chữa cháy vẫn được sử dụng để chở người; trước lối vào thang máy phải đi qua 1 sảnh đệm có diện tích tối thiểu 4m², được bao bọc bằng vách ngăn cháy loại 1, được tăng áp và lắp đặt họng chờ cấp nước DN 65 dành cho lực lượng chữa cháy chuyên nghiệp; thang máy phải đặt trong các giếng thang riêng (không chung với các loại thang máy khác) với kết cấu bao bọc có giới hạn chịu lửa không nhỏ hơn REI 120, có tốc độ di chuyển không được nhỏ hơn H/60(m/s), trong đó H là chiều cao nâng (m); có số lượng được tính toán đủ để khoảng cách từ vị trí các thang máy đó đến một điểm bất kỳ trên mặt bằng tầng mà nó phục vụ không vượt quá 60 m (không quá 45m với nhà có chiều cao PCCC từ trên 50m).

Hình 2: Bố trí thang máy chữa cháy.

– Khách sạn có chiều cao PCCC trên 100m phải bố trí tầng lánh nạn, gian lánh nạn bảo đảm các yêu cầu kỹ thuật theo quy định tại Điều A3.2 QCVN 06:2021/BXD.

  1. d) Lối ra thoát nạn

Quá trình xem xét công năng sử dụng tại các khu vực trong khách sạn cần kết hợp với việc tính toán bố trí đường, lối ra thoát nạn cho từng gian phòng, từng tầng và toàn bộ công trình để đáp ứng các quy định tại Mục 3 và Mục A2 QCVN 06:2021/BXD (đối với khu vực gara ô tô đáp ứng quy định tại Điều 2.2.1.14 QCVN 13:2018/BXD). Theo đó, tại tất cả các tầng nhà, công trình phải có không ít hơn 2 lối ra thoát nạn, bố trí phân tán để cho người trong tòa nhà, công trình có thể di chuyển ra ngoài trực tiếp hoặc qua hành lang, tiền sảnh, buồng thang bộ, trong đó lưu ý:


Hình 3: Lối ra thoát nạn từ tầng bất kỳ trừ tầng 1.

– Đối với tầng kỹ thuật có diện tích tới 300m² cho phép bố trí một lối ra thoát nạn; tầng hầm, tầng nửa hầm cho phép có một lối ra thoát nạn khi có diện tích đến 300m² hoặc dùng cho không quá 15 người có mặt đồng thời; Đối với khu vực gara ô tô (trừ gara ô tô cơ khí) tại mỗi tầng của một khoang cháy phải có không ít hơn hai lối thoát nạn (bố trí phân tán dẫn trực tiếp ra bên ngoài hoặc vào buồng thang bộ, cho phép một trong các lối thoát hiểm bố trí trên đường dốc cách ly); thang bộ phục vụ cho tầng hầm và tầng nổi phải bảo đảm ngăn cách, tách biệt.

– Khi nhà chiều cao PCCC đến 28m cho phép đi qua cầu thang bộ loại 3 (cầu thang bên ngoài nhà, để hở) hoặc qua hành lang bên (hành lang mà ở một phía có thông gió với bên ngoài, không bị chắn liên tục theo chiều dài, với chiều cao thông thủy tính từ đỉnh của tường chắn ở mép hành lang lên phía trên không nhỏ hơn 1,2m) vào cầu thang bộ loại 2 (cầu thang bên trong nhà, để hở)…

Ngoài ra đối với các nhà có chiều cao đến 21m (không quá 15m thì diện tích mỗi tầng không được lớn hơn 300m²; chiều cao từ trên 15m đến 21m thì diện tích mỗi tầng không được lớn hơn 200m² và toàn bộ nhà được bảo vệ bằng hệ thống chữa cháy tự động) cho phép có một lối ra thoát nạn từ mỗi tầng khi số người trên mỗi tầng (tính theo Bảng G.9, Phụ lục G, QCVN 06:2021/BXD) không vượt quá 20 người và khi lối thoát nạn đi vào buồng thang bộ không nhiễm khói có cửa đi ngăn cháy đạt giới hạn chịu lửa tối thiểu 30 phút.


Hình 4: Lối ra thoát nạn từ tầng bất kỳ trừ tầng 1 (vào hành lang bên của nhà có chiều cao PCCC dưới 28 m dẫn trực tiếp vào cầu thang bộ loại 2.)

– Khi chiều cao PCCC trên 28m phải bố trí các buồng thang bộ không nhiễm khói (N1 – có lối vào buồng thang từ mỗi tầng đi qua một khoảng đệm không nhiễm khói được thực hiện bằng giải pháp thông gió tự nhiên phù hợp; N2 – có áp suất không khí dương trong buồng thang khi có cháy; N3 – có lối vào buồng thang từ mỗi tầng đi qua khoang đệm có áp suất không khí dương (áp suất không khí dương trong khoang đệm là thường xuyên hoặc khi có cháy).

– Đường thoát nạn, hành lang, buồng thang bộ phải bảo đảm các yêu cầu về chiều rộng, chiều cao thông thủy; khoảng cách thoát nạn; kết cấu, vật liệu bao che và tạo ra chúng… Khi chiều cao nhà từ trên 50m ngoài bảo đảm các yêu cầu trên thì phải đáp ứng được các quy định tại mục Mục A2 QCVN 06:2021/BXD.

– Ngoài ra phải bố trí lối ra mái trực tiếp từ các buồng thang bộ hoặc đi qua tầng áp mái, hoặc đi theo cầu thang bộ loại 3, hoặc đi theo thang chữa cháy ngoài nhà bảo đảm số lượng theo Điều 6.6 QCVN 06:2021/BXD khi nhà có chiều cao PCCC lớn hơn hoặc bằng 10m tính đến diềm mái hoặc mép trên của tường ngoài (tường chắn).

– Khi cần tìm hiểu thêm về lối ra thoát nạn, tham khảo bài viết: Lối và đường thoát nạn: Khái niệm và một số yêu cầu theo quy định tại QCVN 06:2021/BXD linkhttp://canhsatpccc.gov.vn/ArticlesDetail/tabid/193/cateid/1136/id/10024/language/vi-VN/Default.aspx.

đ) Giao thông phục vụ chữa cháy

– Vị trí dự kiến xây dựng, quy hoạch đường giao thông nội bộ trong khuôn viên khách sạn phải bảo đảm theo quy định tại Điều 6.2 đến Điều 6.5 QCVN 06:2021/BXD. Trong đó cần lưu ý:

– Bảo đảm đường cho xe chữa cháy tiếp cận được đến nhà, công trình. Khi có chiều cao PCCC ≤15m, cho phép tiếp cận đến điểm bất kỳ trên hình chiếu bằng của nhà không lớn hơn 60m. Chiều rộng thông thủy của mặt đường cho xe chữa cháy không được nhỏ hơn 3,5m, chiều cao thông thủy không được nhỏ hơn 4,5m.

– Tùy theo chiều cao công trình, bố trí bãi đỗ xe chữa cháy có kích thước rộng, dài tối thiểu (6m x 15m) và lối vào từ trên cao trên mặt tường ngoài nhà đối diện bãi đỗ (khách sạn có chiều cao PCCC lớn hơn 28m hoặc có chiều cao lớn hơn 15m nhưng nhỏ hơn 28m và trên mỗi tầng có quá 50 người, khoảng cách từ đường cho xe chữa cháy đến họng tiếp nước vào nhà lớn hơn 18m thì phải thực hiện).

Hình 5: Mô tả tổng thể giải pháp bố trí đường, bãi đỗ cho xe chữa cháy.

  1. e) Khoảng cách an toàn PCCC

– Phải bảo đảm khoảng cách an toàn PCCC đến các công trình dân dụng xung quanh theo quy định tại Bảng E1, E2 thuộc Phụ lục E QCVN 06:2021/BXD. Quá trình xem xét khoảng cách an toàn PCCC cần kết hợp với lựa chọn loại vật liệu bề mặt tường ngoài của nhà (hầu hết thiết kế hiện nay là tường ngoài không chịu lực) để vừa đáp ứng được yếu tố thẩm mỹ nhưng cũng phải bảo đảm giới hạn chịu lửa theo quy định tại Bảng 4 và Bảng A1 QCVN 06:2021/BXD.

– Đối với công trình có bố trí trạm cấp LPG (gas) bằng giàn chai chứa thì phải bảo đảm khoảng cách an toàn từ công trình đến trạm (tối thiểu 1m khi trạm có trữ lượng dưới 400kg; tối thiểu 3m khi trạm có trữ lượng từ 400kg đến 1000kg).

  1. f) Giải pháp ngăn cháy, chống cháy lan

Bảo đảm chống lan truyền cháy bằng tổ hợp các giải pháp ngăn cháy lan theo chiều ngang và chiều đứng quy định tại Mục 3, Mục 4 và Mục A2 QCVN 06:2021/BXD (khu vực gara ô tô bảo đảm quy định tại QCVN 13:2018/BXD). Trong đó lưu ý:

– Các phần nhà và gian phòng thuộc nhóm nguy hiểm cháy theo công năng khác nhau phải được ngăn cách với nhau bằng kết cấu ngăn cháy; các giải pháp ngăn cháy lan phải phù hợp với nhóm nguy hiểm cháy theo công năng tương ứng.

– Cửa các phòng kỹ thuật, cửa buồng thang bộ, cửa trên tường ngăn cháy, cửa trên sảnh đệm thang máy chữa cháy, sảnh đệm thang máy dưới hầm, cửa mở ra hành lang phục vụ thoát nạn … phải là các cửa chống cháy có cơ cấu tự động đóng với giới hạn chịu lửa phù hợp.

– Trên đường thoát nạn không sử dụng vật liệu dễ cháy làm trần, trải sàn hay ốp lát tường; Các hành lang trên đường thoát nạn phải được bao bọc bằng bộ phận ngăn cháy phù hợp (bộ phận ngăn cháy bao che hành lang giữa của nhà có bậc chịu lửa I, phải làm bằng vật liệu không cháy với giới hạn chịu lửa ít nhất El 30 và của nhà có bậc chịu lửa II, III, IV phải làm bằng vật liệu không cháy hoặc cháy yếu (Ch1) với giới hạn chịu lửa ít nhất EI 15); Các hành lang dài hơn 60m phải được phân chia bằng các vách ngăn cháy loại 2 thành các đoạn có chiều dài không được vượt quá 60m…).

– Các đường ống dẫn khí cháy, chất lỏng cháy không được đi xuyên phía dưới nhà, xuyên qua tường ngăn cháy loại 1, trong buồng thang bộ thoát nạn, hành lang thoát nạn, trên trần treo, trong tầng hầm. Tại các trục kỹ thuật có bố trí ống kỹ thuật, đường cáp đi xuyên qua kết cấu tường, sàn, vách phải được chèn bịt và xử lý chống cháy phù hợp để bảo đảm không làm giảm chỉ tiêu kỹ thuật về cháy của các kết cấu.

– Khi nhà có chiều cao PCCC từ trên 50m phải bảo đảm: được phân chia thành các khoang cháy theo chiều cao (không lớn hơn 50m) bằng các tường ngăn cháy và sàn ngăn cháy hoặc bằng các tầng kỹ thuật; mặt đứng phía ngoài nhà qua các sàn ngăn cháy phải có giải pháp bảo đảm chống lan truyền các sản phẩm của đám cháy tại cao trình này bằng cách có thể bố trí mái đua bằng vật liệu không cháy bao quanh chu vi nhà với chiều rộng không nhỏ hơn 1m tại cao trình của sàn ngăn cháy; tường trong giữa các phòng ở của khách sạn, tường ngăn cách giữa các phòng với sảnh thông tầng; giữa hành lang với các phòng ở của khách sạn phải bảo đảm giới hạn chịu lửa EI60; …

  1. g) Thiết bị, hệ thống PCCC

Khách sạn phải trang bị thiết bị, hệ thống PCCC bảo đảm theo quy định của tiêu chuẩn TCVN 3890:2009, theo đó:

– Tất cả các khu vực, hạng mục có nguy hiểm về cháy, nổ trong khách sạn kể cả những nơi đã được trang bị hệ thống chữa cháy đều phải trang bị bình chữa cháy. Lưu ý lựa chọn chủng loại bình chữa cháy, chất chữa cháy, vị trí, số lượng bảo đảm theo quy định tại Mục 5 TCVN 3890:2009, TCVN 7435-1:2004.

– Khách sạn cao từ 5 tầng trở lên hoặc khối tích từ 5000m² trở lên phải trang bị hệ thống báo cháy tự động. Ngoài ra với nhà cao từ trên 50m phải là hệ thống báo cháy tự động theo địa chỉ đồng thời phải trang bị bổ sung hệ thống loa truyền thanh và điều khiển thoát nạn. Hệ thống báo cháy tự động phải bảo đảm các yêu cầu kỹ thuật theo TCVN 5738:2001, TCVN 7568-14:2015…

– Khách sạn cao từ 5 tầng trở lên phải trang bị hệ thống họng nước chữa cháy trong nhà. Hệ thống phải thường xuyên có nước được duy trì ở áp suất bảo đảm yêu cầu chữa cháy. Việc trang bị số họng nước, lưu lượng của mỗi họng và các yêu cầu kỹ thuật khác thực hiện theo Điều 5.2 và Mục A2 (khi có chiều cao PCCC từ trên 50m) QCVN 06:2021/BXD.

– Khách sạn có chiều cao PCCC từ 25m phải trang bị hệ thống chữa cháy tự động cho toàn bộ tòa nhà (trừ các khu vực ẩm ướt, cầu thang bộ, khu vực không có nguy hiểm về cháy). Ngoài ra, khi bên trong khách sạn (kể cả chiều cao PCCC không đến 25m) có bố trí các gian phòng gara để xe ô tô ngầm, phòng máy biến áp (điện áp từ 110kv hoặc công suất 63MVA), thùng, téc chứa dầu với dung tích từ 3m² trở lên thì cũng phải trang bị cho các khu vực này. Tùy theo tính chất nguy hiểm cháy, nổ đặc điểm của từng khu vực để trang bị loại hệ thống cho phù hợp.

– Tất cả các khách sạn phải trang bị hệ thống cấp nước chữa cháy ngoài nhà (trừ khách sạn có bậc chịu lửa I, II có khối tích đến 250m³ bố trí tại các điểm dân cư). Việc tính toán lưu lượng, cột áp, khoảng cách giữa các trụ cấp nước… thực hiện theo Điều 5.1 QCVN 06:2021/BXD, TCVN 6379:1998. Đối với khách sạn nằm trong khu dân cư, đô thị đã bố trí hệ thống cấp nước chữa cháy ngoài nhà bằng trụ bảo đảm khoảng cách, lưu lượng, cột áp theo yêu cầu của công trình thì có thể không cần thiết kế riêng.

– Khách sạn có chiều cao PCCC từ 25m và có hơn 50 người trên 1 tầng phải trang bị phương tiện cứu người. Việc trang bị loại phương tiện sẽ do cơ quan Cảnh sát PCCC&CNCH quyết định.

– Phương tiện chiếu sáng sự cố và chỉ dẫn thoát nạn được trang bị trên lối thoát nạn của nhà và công trình trong các khu vực sau: ở các chỗ nguy hiểm cho sự di chuyển của người; ở các lối đi và trên các cầu thang bộ dùng để thoát nạn cho người khi số lượng người cần thoát nạn lớn hơn 50 người; ở các vị trí chỉ dẫn cầu thang bộ trong các nhà ở có chiều cao lớn hơn 6 tầng; trong các gian phòng công cộng nếu ở đó khả năng tụ tập đồng thời nhiều hơn 100 người. Yêu cầu kỹ thuật bảo đảm theo Điều 10.1.5, Điều 10.1.6 TCVN 3890:2009.

– Trang bị tối thiểu một bộ dụng cụ phá dỡ thông thường cho nhà và công trình, bố trí tại khu vực thường trực về phòng cháy và chữa cháy.

– Bên trong phòng lưu trú của khách sạn cần trang bị phương tiện bảo hộ chống khói (tối thiểu một người 1 khẩu trang lọc độc, khuyến khích trang bị thêm mặt trùm lọc độc).

– Ngoài ra cần lưu ý tùy theo quy mô, số tầng, chiều cao công trình để bố trí các họng nhận, họng tiếp nước chữa cháy; trữ lượng bể nước chữa cháy và trạm bơm nước chữa cháy cho phù hợp; khi nhà có từ 2 tầng hầm cần trang bị hệ thống liên lạc khẩn cấp hai chiều giữa phòng trực điều khiển chống cháy tới những khu vực như: phòng đặt trạm bơm cấp nước chữa cháy, phòng máy phát điện và phòng máy thang máy, các phòng lắp đặt thiết bị điều khiển hệ thống kiểm soát chống khói, thang máy chữa cháy, các gian lánh nạn.

  1. h) Giải pháp chống tụ khói

Việc bảo vệ chống khói cho nhà và công trình nhằm để bảo vệ an toàn cho người thoát khỏi nhà khi xảy ra cháy. Hệ thống chống khói phải độc lập cho từng khoang cháy. Việc bảo vệ chống khói cho nhà và công trình bao gồm hút xả khói và cấp không khí vào. Căn cứ quy mô và công năng của khách sạn, thiết kế giải pháp chống tụ khói cho từng khu vực của công trình bảo đảm theo Phụ lục D QCVN 06:2021/BXD (khu vực gara ô tô theo QCVN 13:2018/BXD), TCVN 5687:2010. Trong đó lưu ý:

– Bố trí hệ thống hút khói cho các khu vực như: hành lang và sảnh với các nhà có chiều cao PCCC lớn hơn 28m; hành lang có chiều dài lớn hơn 15m của nhà cao từ 6 tầng trở lên; hành lang của tầng hầm, tầng nửa hầm không có thông gió tự nhiên mà hành lang này dẫn vào các khu vực thường xuyên có người; sảnh thông tầng của nhà có chiều cao PCCC lớn hơn 28m, cũng như từ các sảnh thông tầng có chiều cao PCCC lớn hơn 15m và từ các hành lang có cửa đi hoặc ban công mở thông với không gian của sảnh thông tầng trên.

các gian phòng không có thông gió tự nhiên với diện tích từ 50m² trở lên, thường xuyên hoặc nhất thời tập trung từ 50 người trở lên (cho phép không bố trí khi các gian phòng này được trang bị chữa cháy tự động bằng khí, bột, aerosol hoặc các gian có diện tích đến 200m², được trang bị hệ thống chữa cháy tự động bằng bọt hoặc nước); các gian phòng lưu giữ ô-tô, xe máy của các gara ô-tô, xe máy ngầm và gara ô-tô, xe máy kín trên mặt đất.

– Bố trí hệ thống tăng áp (cung cấp không khí tạo áp suất dương): cho các giếng thang máy của nhà có buồng thang không nhiễm khói và thang máy chữa cháy, buồng thang loại N2, khoang đệm của buồng thang loại N3 (thường ở các nhà có chiều cao PCCC trên 28m) và khoang đệm trước thang máy trong tầng hầm và tầng nửa hầm…. Lưu lượng không khí vào khoang đệm tại miệng cấp gió phải không nhỏ hơn 1,3m/s bảo đảm độ dư của áp suất không khí so với môi trường xung quanh không thấp hơn 20Pa và không lớn hơn 50Pa.

  1. i) Nguồn điện cấp cho PCCC, hệ thống chống sét

– Nguồn điện cấp cho hệ thống PCCC và các hệ thống kỹ thuật khác có liên quan đến PCCC phải là nguồn điện ưu tiên (kết nối với ít nhất 2 nguồn điện), tách riêng với hệ thống điện phục vụ kinh doanh, sinh hoạt của nhà. Dây dẫn điện từ bảng điện đầu vào và phân phối đến hệ thống PCCC phải là dây điện, cáp điện có vỏ bọc chống cháy phù hợp theo QCVN 12:2014/BXD và các tiêu chuẩn hiện hành.

– Ngoài ra đối với các khách sạn có chiều cao PCCC từ trên 50m, điện cấp cho các hệ thống thiết bị kỹ thuật (thang máy chữa cháy; các thiết bị của hệ thống bảo vệ chống cháy; hệ thống báo cháy tự động và hướng dẫn thoát nạn; các thiết bị của hệ thống chữa cháy tự động và cấp nước chữa cháy; các thiết bị bảo vệ chống cháy cho hệ thống thiết bị kỹ thuật; các trang thiết bị phục vụ cứu hộ – cứu nạn) phải bảo đảm duy trì sự làm việc của các thiết bị đó trong thời gian không ít hơn 3 giờ kể từ khi có cháy và phải được lấy từ 3 nguồn cấp độc lập.

– Tùy theo quy mô, vị trí địa lý (vùng thường xuyên hoặc ít khi xuất hiện sét) để trang bị loại thiết bị, hệ thống chống sét cho phù hợp để bảo đảm tất cả các hạng mục trong công trình khách sạn được bảo vệ.

  1. Thực hiện thủ tục thẩm duyệt thiết kế về PCCC khách sạn

– Đối với công trình thuộc diện thẩm duyệt về PCCC sau khi thiết kế xong, chủ đầu tư phải lập hồ sơ bảo đảm thành phần theo quy định tại khoản 4, Điều 13, Nghị định số 136/2020/NĐ-CP. Trong đó lưu ý văn bản, giấy tờ trong hồ sơ là bản chính hoặc bản sao có công chứng, chứng thực hoặc bản sao hoặc bản chụp kèm theo bản chính để cán bộ tiếp nhận hồ sơ đối chiếu. Bản vẽ và thuyết minh thiết kế phải có xác nhận của chủ đầu tư.

Hồ sơ nếu bằng tiếng nước ngoài thì có bản dịch ra tiếng Việt và chủ đầu tư phải chịu trách nhiệm về nội dung của bản dịch đó, đồng thời khi nộp hồ sơ cần bổ sung tài liệu chứng minh năng lực của đơn vị tư vấn thiết kế về PCCC như: giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ về PCCC, chứng chỉ hành nghề tư vấn thiết kế đối với chủ trì thiết kế.

– Công trình có chiều cao PCCC trên 100m hoặc có tổng mức đầu tư từ 800 tỷ đồng trở lên (dự án nhóm A) nộp hồ sơ tại Cục Cảnh sát PCCC&CNCH; các công trình còn lại nộp tại Phòng Cảnh sát PCCC&CNCH – Công an cấp tỉnh (hoặc bộ phận hành chính công của tỉnh) nơi công trình dự kiến xây dựng.

– Tùy theo tình hình thực tế tại mỗi đơn vị, địa phương, cơ quan Cảnh sát PCCC&CNCH tổ chức tiếp nhận theo một hay cả ba hình thức (1)Trực tiếp tại Bộ phận Một cửa của cơ quan có thẩm quyền; (2)Trực tuyến tại Cổng Dịch vụ công của cấp có thẩm quyền;(3)Thông qua dịch vụ bưu chính công ích, qua thuê dịch vụ của doanh nghiệp, cá nhân hoặc qua ủy quyền theo quy định của pháp luật.

– Nhận kết quả và nộp phí thẩm duyệt thiết kế về PCCC theo quy định tại Thông tư số 258/2016/TT-BTC ngày 11/11/2016 của Bộ Tài chính.

Phần 2: Giai đoạn thực hiện đầu tư xây dựng dự án, công trình PCCC khách sạn

Sau khi hoàn thành các thủ tục về đất đai, quy hoạch, PCCC và đủ điều kiện để khởi công xây dựng công trình. Quá trình thi công, nghiệm thu, đưa vào sử dụng khách sạn bạn cần lưu ý một số nội dung có liên quan đến PCCC như sau:

  1. Công tác triển khai thi công xây dựng

– Lựa chọn nhà thầu thi công và nhà thầu tư vấn giám sát về PCCC có đủ năng lực (đã được cấp Giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ về PCCC).

– Tổ chức thi công, kiểm tra, giám sát thi công theo đúng thiết kế về PCCC đã được thẩm duyệt. Trường hợp trong quá trình thi công nếu có sự thay đổi, điều chỉnh về thiết kế và thiết bị phòng cháy và chữa cháy ảnh hưởng đến một trong các nội dung quy định tại điểm b hoặc điểm c, khoản 5, Điều 13, Nghị định số 136/2020/NĐ-CP thì lập thiết kế bổ sung bảo đảm theo quy định của quy chuẩn, tiêu chuẩn phòng cháy và chữa cháy và phải được thẩm duyệt các nội dung thay đổi, điều chỉnh trước khi thi công.

– Bảo đảm an toàn về PCCC đối với công trình trong suốt quá trình xây dựng đến khi nghiệm thu, bàn giao đưa vào sử dụng. Đối với công trình thuộc diện thẩm duyệt về PCCC, cơ quan Cảnh sát PCCC&CNCH địa phương nơi có công trình xây dựng sẽ tổ chức kiểm tra an toàn PCCC trong quá trình thi công định kỳ một năm một lần (hoặc đột xuất khi có yêu cầu) theo quy định tại Điều 16, Nghị định số 136/2020/NĐ-CP.

– Trước khi mua sắm, đấu thầu và lắp các phương tiện PCCC (được quy định tại Phụ lục VII Nghị định số 136/2020/NĐ-CP như: thiết bị thuộc hệ thống báo cháy, thiết bị thuộc hệ thống chữa cháy, bơm chữa cháy, cửa chống cháy, vách ngăn cháy, kính chống cháy…) vào công trình, phải yêu cầu đơn vị cung cấp, nhà thầu thi công thực hiện kiểm định và cung cấp giấy chứng nhận kiểm định về PCCC, đồng thời kiểm tra việc dán tem kiểm định của một số thiết bị PCCC theo quy định.

Hình 6: Minh họa hệ thống chữa cháy bằng nước (nguồn internet).

– Khi cần tìm hiểu về kiểm định phương tiện PCCC, xem thêm:

+ “Một số điểm mới trong công tác kiểm định phương tiện PCCC theo Nghị định 136/2020/NĐ-CP của Chính phủ”.

http://canhsatpccc.gov.vn/ArticlesDetail/tabid/193/cateid/1198/id/9560/language/vi-VN/Default.aspx

+ “Một số nội dung liên quan đến công tác kiểm định kết cấu, cấu kiện ngăn cháy, chống cháy theo quy định của Nghị định 136/2020/NĐ-CP của Chính phủ

http://canhsatpccc.gov.vn/ArticlesDetail/tabid/193/cateid/1198/id/9562/language/vi-VN/Default.aspx

+ Hướng dẫn kiểm tra bảo mật tem kiểm định phuong tiện và truy xuất mã QRCORE

http://canhsatpccc.gov.vn/ArticlesDetail/tabid/193/cateid/1198/id/9828/language/vi-VN/Default.aspx

  1. Công tác nghiệm thu, kiểm tra nghiệm thu về PCCC khách sạn trước khi đưa vào sử dụng

– Khi khách sạn đã thi công hoàn thiện để tổ chức nghiệm thu công việc xây dựng, bộ phận, hạng mục công trình, công trình theo quy định tại Nghị định số 06/2021/NĐ-CP. Đối với khách sạn không thuộc diện thẩm duyệt thiết kế về PCCC thì không phải mời cơ quan Cảnh sát PCCC&CNCH tổ chức kiểm tra kết quả nghiệm thu về PCCC, tuy nhiên trước khi đưa vào sử dụng cần liên hệ với cơ quan quản lý nhà nước về PCCC tại địa phương để được hướng dẫn lập hồ sơ quản lý công tác PCCC và thực hiện các điều kiện an toàn về PCCC đối với một cơ sở theo quy định tại Điều 5, Nghị định số 136/2020/NĐ-CP.

– Đối với khách sạn đã được thẩm duyệt thiết kế về PCCC, chủ đầu tư phải lập hồ sơ nghiệm thu về PCCC bảo đảm theo quy định tại khoản 2, Điều 15, Nghị định số 136/2020/NĐ-CP nộp đến cơ quan Cảnh sát PCCC&CNCH thực hiện thẩm duyệt trước đó kiểm tra kết quả nghiệm thu và cấp văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu về PCCC cho công trình trước khi đưa vào hoạt động. Việc đề nghị kiểm tra kết quả nghiệm thu về PCCC có thể tổng thể toàn bộ công trình hoặc từng phần, từng giai đoạn.

  1. Công tác bảo đảm an toàn PCCC khi đưa khách sạn vào sử dụng

Sau khi được cơ quan Cảnh sát PCCC&CNCH cấp văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu về PCCC, chủ đầu tư, đơn vị sử dụng cần phải:

– Liên hệ với cơ quan quản lý nhà nước về PCCC tại địa phương để được hướng dẫn lập hồ sơ quản lý công tác PCCC và thực hiện các điều kiện an toàn về PCCC đối với một cơ sở theo quy định tại Điều 5, Nghị định số 136/2020/NĐ-CP.

– Tập hợp, lưu trữ hồ sơ trong suốt quá trình đưa công trình vào sử dụng và xuất trình khi có yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.

– Bảo đảm sử dụng theo đúng công năng, diện tích đã được thẩm duyệt, đồng thời tổ chức kiểm tra, bảo dưỡng phương tiện PCCC theo TCVN 3890:2009, Thông tư số 17/2021/TT-BCA ngày 05/02/2021 của Bộ Công an và quy định của pháp luật. Trường hợp cải tạo, thay đổi tính chất sử dụng các hạng mục thuộc khách sạn ảnh hưởng đến một trong các yêu cầu an toàn PCCC quy định tại điểm b, khoản 5, Điều 13, Nghị định số 136/2020/NĐ-CP thì phải lập hồ sơ thiết kế điều chỉnh, gửi đến cơ quan Cảnh sát PCCC&CNCH theo thẩm quyền để được thẩm duyệt thiết kế và nghiệm thu về PCCC theo quy định./.

Theo Cục Cảnh sát PCCC&CNCH

7 BIỆN PHÁP PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY CHO NHÀ XƯỞNG

Phòng cháy chữa cháy cho nhà xưởng

Hiện nay, công tác đảm bảo phòng cháy chữa cháy cho nhà xưởng luôn được ưu tiên hàng đầu. Do tình trạng cháy nổ bên trong nhà xưởng xảy ra rất nhiều tại các khu công nghiệp. Các vụ cháy xảy ra để lại những hậu quả nghiêm trọng cho các doanh nghiệp sản xuất. Gây ra các thiệt hại cho người và tài sản.

Nguyên nhân dẫn đến các vụ cháy kia là gì?

Các nguyên nhân dẫn đến cháy nhà xưởng tại các khu công nghiệp xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau có thể là do sự cố xảy ra bên trong nhà xưởng hoặc do các trường hợp bất khả thi. Nguyên nhân có thể do khi xây dựng nhà xưởng đơn vị thiết kế thi công và nhà thầu thi công đã không lưu ý đến các vấn đề đảm bảo phòng cháy chữa cháy cho nhà xưởng khi thiết kế và xây dựng. Cũng có thể do nhà xưởng không được trang bị các thiết bị máy móc và hệ thống PCCC để có thể dập tắt đám lửa kịp thời. Do không có đường bao phòng cháy chữa cháy khiến cho việc tiến hành phòng cháy chữa cháy cho công trình chậm trễ và gặp nhiều khó khăn.

Gian phòng sản xuất thuốc PCCC
Gian phòng sản xuất thuốc PCCC

Các biện pháp phòng cháy chữa cháy cho nhà xưởng

Cần đề phòng phòng cháy chữa cháy nhà xưởng theo các biện pháp dưới đây để hạn chế tình trạng gây cháy nổ ảnh hưởng đến người và của:

  • Sử dụng các loại vật liệu xây dựng nhà xưởng bền bỉ, không có khả năng bén lửa cháy ở nhiệt độ cao.
  • Tạo vành đai phòng cháy chữa cháy. Ngăn chặn sự tiếp xúc của các tác nhân cháy và oxi hóa khi chúng chưa tham gia vào quá trình sản xuất bên trong nhà máy.
  • Các kho chứa phải được cách ly riêng biệt và cách xa các tác nhân phát sinh ra nhiệt. Xung quanh có bể chứa và các vách tường ngăn cách bằng vật liệu chống cháy.
  • Cách ly hoặc bố trí các thiết bị hay các công đoạn dễ cháy ra xa các thiết bị khác và những nơi thoáng gió hoặc đặt hẳn ngoài trời.
  • Loại trừ các khả năng phát sinh ra mồi lửa tại những khu vực sản xuất và lưu trữ hàng hóa.
  • Các thiết bị máy móc phải đảm bảo kín hạn chế thoát hơi, khí cháy ra khu vực sản xuất.
  • Dùng các chất phụ gia trơ, các chất ức chế, các chất chống cháy nổ. Giảm thiểu khả năng cháy của hỗn hợp cháy.
  • Phòng cháy chữa cháy nhà xưởng Phòng cháy chữa cháy nhà xưởng

Các tiêu chuẩn về phòng cháy chữa cháy

  • Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 2622- 1995 “Phòng cháy, chữa cháy cho nhà và công trình. Yêu cầu thiết kế”
  • Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5738-2001 “Hệ thống báo cháy – Yêu cầu kỹ thuật”.
  • Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5760-2001 “Hệ thống chữa cháy – Yêu cầu chung về thiết kế, lắp đặt và sử dụng”.
  • Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3256-89 “An toàn cháy- Yêu cầu chung”
  • Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3890-2009 “Phương tiện phòng cháy và chữa cháy cho nhà và công trình – Trang bị, bố trí, kiểm tra, bảo dưỡng”.
  • QCVN 06: 2010/BXD “Quy chuẩn kỹ thuật Quốc Gia về an toàn cháy cho nhà và công trình”.
  • QCVN 08: 2009/BXD “Quy chuẩn kỹ thuật Quốc Gia” Công trình ngầm đô thị.
  • Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4513 – 88 “Cấp nước bên trong – Tiêu chuẩn thiết kế”.
phòng cháy chữa cháy nhà xưởng
phòng cháy chữa cháy nhà xưởng

Hệ thống phòng cháy chữa cháy cho nhà xưởng có những loại nào?

Hiện nay trên thị trường đang phổ biến các loại hệ thống phòng cháy chữa cháy là:

Hệ thống PCCC vách tường:

Thường áp dụng cho những nhà xưởng, nhà kho có nguy cơ cháy thấp VD: xưởng cơ khí, xưởng in, xưởng gia công hàng thủ công mỹ nghệ…

Hệ thống chữa cháy bán tự động:

Hệ thống này thuộc dạng cổ điển, hệ thống chữa cháy này chỉ đơn giản gồm có hộp chữa cháy, hộp chữa cháy gắn trên vách tường (Hose Reel) chứa các thiết bị như cuộn vòi, lăng phun, bộ van. Kích hoạt chữa cháy bằng van xả đường ống áp lực có sẵn.

Hệ thống PCCC tự động Sprinkler:

Thường áp dụng cho nhà xưởng, kho có nguy cơ cháy cao VD: Nhà kho hóa chất, nhà kho chứa các vật liệu dễ cháy nổ như bông, vải…

Phòng cháy chữa cháy trong trường học hiệu quả

Cách phòng cháy chữa cháy trong trường học hiệu quả

Trường học là nơi tập trung đông người, đặc biệt các trường học đào tạo mẫu giáo, tiểu học, trung học cơ sở. Các em học sinh rất dễ bị hoảng loạn nếu như có đám cháy xảy ra. Do vậy cách PCCC trong trường học là vô cùng quan trọng. Cảnh sát PCCC &CNCH hướng dẫn các biện pháp phòng cháy chữa cháy trong trường học mà nhà trường cần áp dụng:

– Thường xuyên chú ý tới hoạt động của học sinh, không để các em nghịch lửa hay nhũng thiết bị điện gây cháy, nổ. Lồng kiến thúc, kỹ năng PCCC vào các bài giảng, nói chuyện về nhũng việc không được làm và hướng dẫn các em cách thoát nạn khi có cháy, nổ xảy ra.

– Nhà trường có thể tổ chúc các buổi tập huấn, dạy trẻ cách phòng cháy chữa cháy, các kỹ năng sinh tồn, cách sử dụng bình cứu hỏa hiệu quả. Ngoài ra, các bạn học sinh viên nên được thực hành diễn tập chữa cháy trong tình huống xảy ra hỏa hoạn ở hầm gũi xe, cách sơ cứu người bị nạn, cách sử dụng vòi phun nước cứu hỏa trong tình trạng khẩn cấp…

Công an quận Dương Kinh tuyên truyền phòng cháy chữa cháy tới học sinh trên địa bàn

Các trường mầm non cần đặc biệt chú ý đến khu vục đun nấu. Khu vực này phải được bố trí tách biệt với khu vục học tập và nghỉ ngơi của học sinh. Trong quá trình đun nấu, người thục hiện phải đảm bảo an toàn phòng cháy chữa cháy, bố trí bình GAS và bếp phải đảm bảo khoảng cách tối thiểu 1,2m. Bên cạnh đó, nhà trường cần thưòng xuyên kiểm tra bình GAS, hệ thống van, đường ống dẫn GAS và lắp đặt thiết bị báo rò rỉ khí GAS để kịp thời phát hiện và xử lý sự cố hỏa hoạn.

– Thường xuyên kiểm tra phát hiện định kỳ và khắc phục kịp thời nhũng sơ hở thiếu sót của hệ thống điện như hỏng cách điện do va đập, kéo dãn cơ học, chuột cắn…

– Quản lý chặt chẽ các chất dễ gây cháy nổ, nguồn nhiệt, nguồn điện và đảm bảo các điều kiện an toàn về phòng cháy chữa cháy. Bố trí, sắp xếp các thiết bị cũng như đồ dùng dụng cụ gọn gàng, cách xa các nguồn lửa, nguồn nhiệt…

Không để các chất dễ cháy như: mút xốp, giấy, bông, vải, sợi… gần các thiết bị, dụng cụ điện. Khi không sử dụng cần ngắt tất cả các thiết bị tiêu thụ điện không cần thiết và tắt hết các nguồn lửa, nguồn nhiệt.

Đội ngũ cán bộ, giáo viên cần thường xuyên tập luyện nghiệp vụ chữa cháy, thực hành sử dụng trang bị, phương tiện chữa cháy tại chỗ như xô, chậu, chăn, bình chũa cháy xách tay… để chủ động và xử lý kịp thời khi xảy ra cháy, nổ. Tích cục tham gia tập huấn sử dụng vòi phun, sử dụng bình chữa cháy, các phương tiện chữa cháy thông dụng khác để dập tắt đám cháy.

Khi xảy ra hỏa hoạn, cần tìm mọi cách báo cháy nhanh nhất cho lực lượng Cảnh sát phòng cháy chữa cháy theo số 114 đồng thời tổ chúc việc thoát nạn, dùng các phương tiện chũa cháy tại chỗ để dập tắt đám cháy.

Một số vấn đề về công tác PCCC đối với cơ sở sản xuất giấy và bột giấy

Trong thời gian vừa qua, nước ta đã xảy ra một số vụ cháy cơ sở sản xuất giấy và bột giấy gây thiệt hại nghiêm trọng về tài sản, gây mất trật tự an ninh, an toàn cho xã hội. PCCC Bảo Minh sẽ giới thiệu một số lưu ý:

Một số vụ cháy điển hình như vụ cháy tại Công ty CP Giấy Trường Xuân ở Phổ Yên, Thái Nguyên ngày 11/3/2020, thiệt hại gồm 01 xưởng giấy và 02 nhà kho chứa nguyên liệu, thành phầm với tổng diện tích khoảng 5000m2; vụ cháy ngày 04/5/2021 tại Công ty TNHH Giấy Đồng Tiến ở Bến Cát, Bình Dương hây thiệt hại 1200m2 nhà xưởng; Vụ cháy xảy ra trong ngõ 200 Vĩnh Hưng, Hoàng Mai, Hà Nội ngày 16/3/2022 của xưởng in, gia công hộp giấy, thiệt hại cháy 300m2 nhà xưởng… Do giấy được chế tạo chủ yếu từ gỗ và bột giấy, nên đây là những chất dễ bắt cháy, mặt khác do dây chuyền và công nghệ sản xuất giấy gồm những máy móc, thiết bị dễ phát sinh ra tia lửa và nhiệt độ gây ra những vụ cháy như: Máy nghiền, máy sấy, máy cắt,…

Để hạn chế các sự cố, tai nạn xảy ra, nhất là sự cố cháy, nổ đối với các cơ sở sản xuất giấy và bột giấy, chúng ta cần phải cảnh giác, nâng cao tinh thần trách nhiệm và thực hiện tốt các yêu cầu sau:

Một là, thường xuyên vệ sinh máy móc, dây chuyền công nghệ sản xuất giấy và bột giấy, vì theo thống kê của Cơ quan Điều hành An toàn và Sức khỏe từ Vương quốc Anh thì có đến 60% vụ cháy nhà máy giấy xảy ra ở đây là do lỗi máy móc vệ sinh kém. Dựa trên từng công đoạn sản xuất giấy và bột giấy để xác định các khu vực nguy hiểm cần vệ sinh định kỳ để tránh sự cố, tai nạn đáng tiếc có thể xảy ra.

Hai là, việc xây dựng các nhà xưởng sản xuất, nhà kho chứa nguyên liệu hoặc thành phẩm sản xuất phải được xây dựng và đáp ứng các tiêu chuẩn an toàn PCCC hiện hành như: Hệ thống báo cháy tự động; hệ thống chữa cháy tự động; chữa cháy vách tường; hệ thống chỉ lối, đường thoát nạn; hệ thống thông gió, hút khói; hệ thống chống sét,… hay các bộ phận chịu lửa như sàn, tường, cửa,… đểu phải bảo đảm. Thực tế cho thấy nhiều xưởng sản xuất, kho chứa thường không được trang bị hoặc có trang bị nhưng không bảo đảm các yêu cầu, an toàn về PCCC nên khi xảy ra cháy, nổ thường xảy ra cháy lớn, diễn biến phức tạp (sập đổ cấu kiện khung thép mái tôn, cháy hoá chất,…).

Ba là, chủ cơ sở quan tâm đầu tư, xây dựng đội phòng cháy, chữa cháy cơ sở tinh thông về nghiệp vụ phòng cháy, chữa cháy, đầu tư về trang thiết bị, phương tiện để đội phòng cháy, chữa cháy cơ sở được huấn luyện nghiệp vụ PCCC và CNCH hàng năm, xây dựng phương án chữa cháy, phương án cứu nạn, cứu hộ đồng thời thường trực hàng ngày sẵn sàng ứng phó với các sự cố, tai nạn có thể xảy ra.

Bốn là, thường xuyên định kỳ bảo dưỡng, kiểm tra khả năng vận hành của hệ thống phòng cháy, chữa cháy trong Công ty để tránh các hiện tượng như báo cháy giả, sạc nạp lại bình chữa cháy,… Chủ cơ sở cũng có thể nghiên cứu các giải pháp an toàn PCCC mới, hiện đại như: Hệ thống cảnh báo cháy sớm, các hệ thống chữa cháy tự động bằng khí,… để bảo đảm an toàn cho các khu vực trọng điểm, dễ xảy ra sự cố cháy, nổ trong nhà máy.

Trên đây là một số chú ý nhằm nâng cao công tác an toàn cháy, nổ đối với cơ sở sản xuất giấy, bột giấy./.

Nguồn: Tổng hợp

Phòng cháy chữa cháy là gì? Ý nghĩa?

Phòng cháy chữa cháy là việc làm quan trọng và cần thiết đối với mỗi cá nhân, nhất là trong thời điểm hỏa hoạn, cháy nổ xảy ra khá thường xuyên như hiện nay. Trong bài viết này, Phòng cháy chữa cháy Bảo Minh sẽ cung cấp cho bạn những thông tin chi tiết nhất. 

Phòng cháy chữa cháy là gì? Ý nghĩa của phòng cháy chữa cháy?

Phòng cháy chữa cháy là gì?

PCCC là một tập hợp các giải pháp mang tính kỹ thuật, có liên quan tới việc loại trừ, hạn chế tới mức tối thiểu các nguy cơ cháy nổ, hỏa hoạn, đồng thời nhanh chóng dập tắt khi đám cháy xảy ra, ngăn chặn cháy lan và xử lý thiệt hại về người và tài sản.

Cụm từ này có thể hiểu đơn giản bằng cách chia rõ hai vế phòng cháy và chữa cháy. Phòng cháy là các việc làm nhằm ngăn chặn, hạn chế, không cho nảy sinh hiểm họa cháy nổ, chữa cháy là xử lý kịp thời đám cháy đã xảy ra về cả hiện trường và hậu quả.

Mục tiêu của phòng cháy chữa cháy?

Mỗi tổ chức, cá nhân cần ý thức được tầm quan trọng của việc PCCC trong cuộc sống hàng ngày chứ không chỉ phó mặc trách nhiệm cho lực lượng cảnh sát PCCC. Cụ thể, trách nhiệm PCCC của từng đối tượng như sau:

Đối với lực lượng cảnh sát PCCC: Tuyên truyền, phổ biến kiến thức PCCC cho người dân, hướng dẫn, kiểm tra việc tuân thủ các quy định về PCCC của các tổ chức, hộ gia đình trên địa bàn quản lý, xử lý đám cháy nhanh chóng, kịp thời, hiệu quả ngay khi nhận được tin báo cháy.

Đối với các cơ quan, tổ chức: Người quản lý phải có trách nhiệm đứng ra phổ biến kiến thức về PCCC cho cán bộ công nhân viên trong cơ quan, tổ chức, duy trì hoạt động của đội PCCC nội bộ theo quy định pháp luật, thường xuyên kiểm tra, giám sát việc chấp hành nội quy PCCC, luôn đảm bảo ngân sách đủ đáp ứng cho công tác PCCC được vận hành hiệu quả nhất.

Đối với các hộ gia đình: Mỗi hộ dân cần nắm được PCCC là gì, có ý thức chủ động hạn chế tối đa nguy cơ xảy ra cháy nổ, trang bị đầy đủ các thiết bị phòng cháy chữa cháy chuyên dụng trong nhà và phối hợp hiệu quả với các lực lượng PCCC khi có hỏa hoạn xảy ra.

Ý nghĩa của công tác phòng cháy chữa cháy là gì?

1. Chủ động nắm bắt tình huống khi xảy ra hoả hoạn

Có sự hiểu biết về các phương pháp phòng cháy, chữa cháy sẽ giúp bạn có thể chủ động nắm bắt được tình hình, cách phòng tránh cháy nổ. Trong tình hình xảy ra hỏa hoạn có thể bình tĩnh xử lý, đảm bảo an toàn cho chính bản thân cũng như người thân.

2. Ý nghĩa phòng chống cháy nổ trong cơ quan, xí nghiệp là gắn kết cộng đồng

Không chỉ hạn chế rủi ro không mong muốn, phòng cháy chữa cháy còn mang ý nghĩa tích cực đó là để con người trong tập thể, cộng đồng gắn kết với nhau. Qua các buổi tập huấn không chỉ nâng cao kiến thức cần thiết về phòng chống cháy nổ mà còn giúp mọi người trong tập thể trở nên gần gũi, cùng giúp đỡ, hỗ trợ nhau, tăng tình đoàn kết cộng đồng.

3. Giúp hạn chế thiệt hại về người và của

Ý nghĩa của phòng cháy chữa cháy là giúp ngăn chặn các vụ cháy nổ xảy ra. Mọi người có thể hiểu rõ những nguyên nhân nào dẫn đến cháy, cách nào hạn chế thấp nhất lửa lan rộng, dập lửa đúng cách để không bùng phát trở lại. Bằng cách tìm hiểu kỹ các biện pháp phòng cháy, chữa cháy có thể tránh được những trường hợp xấu xảy ra, trong tình huống nguy cấp có thể giảm thiết hạn về người và tài sản của cá nhân, công ty, cộng đồng xã hội

Bên cạnh đó, có kiến thức, sự am hiểu thông tin về phòng cháy, chữa cháy giúp ngăn chặn kẻ xấu lợi dụng cơ hội cháy nổ để vi phạm pháp luật, gây ảnh hưởng đến tài sản, tính mạng của người khác.

Vai trò và tầm quan trọng của công tác phòng cháy chữa cháy trong tình hình hiện nay

Ý nghĩa phòng cháy chữa cháy sẽ không đầy đủ nếu như thiếu các thiết bị phòng chống cháy nổ cơ bản để đảm bảo an toàn trong trường hợp nguy cấp.

Các thiết bị phòng cháy nổ và chữa cháy đóng vai trò vô cùng to lớn, hỗ trợ xử lý các đám cháy hiệu quả, ngăn ngừa, hạn chế đám cháy lan rộng cũng như bảo vệ tính mạng, tài sản.

Mỗi gia đình dù sống trong khu vực đông dân cư hay không cũng cần phải có ít nhất một bình cứu hỏa để có thể sử dụng khi phát sinh tình huống cháy nổ. Tại các khu chung cư, khu công nghiệp, công ty, doanh nghiệp cần có hệ thống thiết bị báo cháy, bơm chữa cháy,…hạn chế nguy cơ tiềm ẩn, kịp thời xử lý nếu có hỏa hoạn xảy ra.

Các cách phòng cháy chữa cháy cần thực hiện

Phòng cháy là công tác luôn được chú trọng đầu tiên nhằm hạn chế tối đa hậu quả đáng tiếc xảy ra do cháy nổ, hỏa hoạn. Các tổ chức, cá nhân cần chủ động hạn chế tối đa những việc làm dẫn tới nguy cơ tiềm ẩn cháy nổ. Tại các gia đình, cơ quan, nhà xưởng nên thay thế những vật dụng, vật liệu dễ cháy bằng các sản phẩm có chức năng tương tự nhưng khó cháy nếu có thể, cách ly các nguồn cháy với chất dẫn cháy, dễ cháy và quan trọng nhất là trang bị các thiết bị phòng cháy chữa cháy tại nơi hoạt động, sinh hoạt để xử lý kịp thời khi có hỏa hoạn xảy ra.

Phòng cháy chữa cháy là gì? Ý nghĩa của phòng cháy chữa cháy?

Cập nhật các biện pháp chữa cháy

Mặc dù công tác phòng cháy có làm tốt đến đâu thì khả năng xảy ra hỏa hoạn cũng không phải là không có. Khi gặp đám cháy, hãy xử lý ngay bằng 3 biện pháp cơ bản sau:

Thứ nhất, ngăn chặn sự tiếp xúc của ngọn lửa với oxi bên ngoài môi trường bằng các thiết bị chữa cháy, dùng chất chữa cháy phủ lên bề mặt cháy, di chuyển các vật dễ cháy ra khỏi vùng cháy để tránh cháy lan.

Thứ hai, có thể sử dụng chăn, đệm nhúng nước, cát, bao tải để phủ lên bề mặt cháy, ngăn chặn tạm thời đám cháy lan nhanh.

Thứ ba, dùng nước để chữa cháy. Tuy nhiên nếu đám cháy xảy ra do chập điện thì nên cân nhắc vì nước cũng là chất dẫn điện, nếu trong đám cháy còn mạch điện hở thì nước chữa cháy có thể gây nguy hiểm tới người xử lý đám cháy.

Lưu ý khi mua thiết bị phòng cháy chữa cháy

Trên thị trường hiện nay không khó để tìm kiếm địa điểm bán các thiết bị phòng cháy chữa cháy, các thiết bị thoát hiểm. Tuy nhiên, sự tràn lan của các mẫu mã không rõ nguồn gốc lại trở thành vấn đề đáng lo ngại. Chất lượng khó kiểm định, nguồn gốc thiếu minh bạch có thể gây nguy hiểm cho người dùng, đặc biệt là trong tình huống đám cháy nguy hiểm.

Do đó, trước khi quyết định chọn mua các thiết bị cứu hỏa, thiết bị báo cháy, bạn cần tìm hiểu thật kỹ, chọn mua sản phẩm tốt, phù hợp nhất với nhu cầu sử dụng.

Ngoài ra, với mỗi đám cháy phát sinh từ các nguyên vật liệu khác nhau sẽ có bình cứu hỏa riêng, sử dụng không đúng không thể dập tắt đám cháy mà có thể làm ngọn lửa bùng phát lớn hơn. Vì vậy, khi chữa cháy cần lưu ý kỹ tránh nguy hiểm tới bản thân và người xung quanh.

Nguồn: Sưu tầm. 

GIẢI PHÁP PCCC PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY

BIỆN PHÁP PHÒNG CHÁY TRONG GIẢI PHÁP PCCC

Trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mục tiêu các biện pháp phòng cháy được sử dụng chủ yếu là:

1. Tạo môi trường không cháy và khó cháy bằng cách thay thế các khâu sản xuất kinh doanh, môi trường, thiết bị vật liệu, …từ dễ cháy, có nguy hiểm cháy, trở thành không cháy và khó cháy.

2. Ngăn chặn triệt tiêu nguồn nhiệt gây cháy, quản lý chặt chẽ nguồn lửa; nguồn nhiệt sử dụng trong sản xuất hoạt động kinh doanh, trong sinh hoạt.

3.Cách ly chất cháy với nguồn lửa, nguồn nhiệt với máy móc htiết bị với các khâu hoạt động sản xuất có khả năng sinh nhiệt, gây cháy.

4. Hạn chế diện tích sản xuất, diện tích bảo quản chất cháy với máy móc thiết bị tới mức cần thiết.


5.Ngăn chặn đường phát triển của lửa như xây tường ngăn cháy, cửa ngăn cháy đê bao vành đai trống, lắp đặt thiết bị chống cháy lan.

6. Lắp đặt hệ thống báo cháy và chữ cháy tự động, bán tự động.

Giải pháp pccc
Giải pháp pccc


BIỆN PHÁP PCCC – PHƯƠNG PHÁP CHỮA CHÁY

Có 3 phương pháp chữa cháy cơ bản:

1.Ngăn cách ôxy với chất cháy (cách ly):
Là phương pháp cách ly ôxy với chất cháy hoặc tách rời chất cháy ra khỏi vùng cháy.
Dùng thiết bị chất chữa cháy úp chụp đậy phủ lên bề mặt của chất cháy. Ngăn chặn ôxy trong không khí với vật cháy. Đồng thời di chuyển vật cháy ra khỏi vùng cháy.
Các thiết bị chất chữa có tác dụng cách ly như lắp đậy chậu, đất cát, bọt chữa cháy, chăn nệm, bao tải, vải bạt.

2. Làm loãng nồng độ ôxy và hỗn hợp chất cháy ( làm ngạt)

Là dùng các chất không tham gia phản ứng cháy phun vào vùng cháy làm loãng nồng độ ôxy và hỗn hợp cháy tới mức bị ngạt không duy trì được sự cháy.
Sử dụg các chất chữa cháy như khí CO2, nitơ ( N2) bọt trơ.

3. Phương pháp làm lạnh (thu nhiệt)
Là dùng các chất chữ cháy có khả năng thu nhiệt làm giảm nhiệt độ của đám cháy nhỏ hơn nhiệt độ bắt cháy của chất cháy đám cháy sẽ tắt.
Sử dụng các chất chữa cháy như khí trơ lạnh CO2, N2 H2O. Sử dụng nước chữa cháy cần chú ý không dùng nước chữa các đám cháy đang có điện, hóa chất kỵ nước như: xăng, dầu, gas và đám cháy có nhiệt độ cao trên 19000C mà nước quá ít.

pccc tòa nhà


C. QUY TRÌNH GIẢI QUYẾT SỰ CỐ CHÁY XẢY RA TRONG GIẢI PHÁP PCCC

Khi có cháy xảy ra cần tiến hành một cách khẩn trương các công việc sau:

Đàu tiên Báo động cháy ( tự động, kẻng, tri hô). Sau đó Cắt điện khu vực cháy. Và tổ chức cứu người bị nạn. Tổ chức giải thoát cho người và di chuyển tài sản ra khỏi khu vực cháy.


Tổ chức lực lượng sử dụng phương tiện chữa cháy tại chỗ để cứu chữa đám cháy. Gọi điện báo cháy cho đội chữa cháy chuyên nghiệp gần nhất hoặc báo về trung tâm chữa cháy ( sđt 114).

Các việc cần phải làm khác trong công tác PCCC

Cần bảo vệ ngăn chặn phần tử xấu lợi dụng chữa cháy để lấy cắp tài sản. giữ gìn trật tự phục vụ chữa cháy thuận lợi. Hướng dẫn đường nơi đỗ xe chữa cháy. Xem nguồn nước chữa cháy cho lực lượng chữa cháy chuyên nghiệp khi tới hỗ trợ.

Cuối cùng Phối hợp chặt chẽ với lực lượng chữa cháy chuyên nghiệp cứu chữa đám cháy. Triển khai lực lượng bảo vệ hiện trường cháy sau khi dâp tắt đám cháy.

NHÀ THẦU THIẾT KẾ GIÁM SÁT THI CÔNG PCCC CHUYÊN NGHIỆP

CÔNG TY XÂY DỰNG VÀ PHÒNG CHÁY BẢO MINH

PCCC CHUNG CƯ: THIẾT BỊ CỨU NẠN DÀNH CHO CHUNG CƯ CAO TẦNG

PCCC CHUNG CƯ: THIẾT BỊ CỨU NẠN DÀNH CHO CHUNG CƯ CAO TẦNG

PCCC CHUNG CƯ: Thiết bị cứu hộ cứu nạn dành cho chung cư cao tầng.
Các thiết bị cứu hộ cứu nạn tự cứu khi có sự cố đối với chung cư cao tầng như thang dây, mặt nạn phòng độc, bình chữa cháy, dây tụt thoát nạn, vải chống cháy – mền chống cháy,… được sử dụng để làm phương tiện thoát nạn khi có sự cố xảy ra tại chung cư cao tầng.

PCCC CHUNG CƯ:

1. Thang dây thoát nạn. Sử dụng thang dây thoát nạn giúp thoát khỏi đám cháy an toàn, những cuộn thang dây nên để sẵn tại các vị trí cửa sổ (cửa không nên có song chắn) để khi có sự cố thì chỉ việc lấy sử dụng. Chiều dai thang tùy vào nhu cầu sử dụng.
Có nhiều loại thang khác nhau, tuy nhiên, để sử dụng thang dây cần phải có một vài dụng cụ kèm theo.
Nếu loại thang dây không có móc treo tường sẵn thì sẽ cần 1 đoạn gỗ hoặc ống kim loại đường kính khoảng 5cm để làm giá đỡ treo thang.

thang dây thoát nạn chung cư

PCCC CHUNG CƯ:

2. Dây tụt thoát nạn Doosung.
Là dạng dây kèm đai dùng để thoát nạn từ trên cao, đeo đai vào người rồi tụt xuống tại vị trí phù hợp. Chiều dài của dây cũng có nhiều kích thước khác nhau. Dây chịu trọng tải vận hành tới 150kg.

dây tụt thoát nạn chung cư cao tầng

PCCC CHUNG CƯ:

3. Mặt nạn phòng độc.
Gồm:

  • Mặt nạ phòng độc phin lọc 306.
  • Mặt nạ phòng độc phin lọc 3M 3100
  • Mặt nạ phòng độc 618
  • Mặt nạ phòng độc liên xô
  • Mặt nạ phòng độc L2 TQ
mặt nạ phòng độc 306


PCCC CHUNG CƯ

4. Mền chống cháy – vải chống cháy
Là loại vải sợ thủy tinh chịu nhiệt tới 550 độ C, có các kích thước: 1mx1m, 1.8mx1.2m, 1.8mx1.8m, 1mx50m, 1.8mx50m.
Dùng loại vải này trùm thân khi thoát ra khỏi đám cháy, đi qua vùng có cháy.

sử dụng mền chống cháy

Các thiết bị phương tiện dùng để thoát nạn rất cần thiết đối với con người sống trên các tòa nhà cao tầng hiện nay, do tình trạng cháy diễn ra tại các công trình này xảy ra ngày một tăng. Nguyên nhân có nhiều nhưng chủ yếu đến từ việc công trình không được trang bị các hệ thống PCCC và do ý thức người dân sống trong chung cư chưa cao, không tuân thủ các quy định an toàn đối với công tác PCCC.

Khi cần tư vấn các giải pháp cho hệ thống pccc xin liên hệ Phòng cháy bảo minh

Theo PCCC HCM

Đám cháy Amazon: Dập tắt thành công đám cháy khổng lồ tại kho hàng Amazon

CÔNG NGHỆ

Đám cháy Amazon: Dập tắt thành công đám cháy khổng lồ tại kho hàng Amazon

Một vụ cháy lớn đã xảy ra tại Trung tâm phân phối của Amazon ở Redlands, California (Mỹ) vào 5 giờ 30 phút sáng 5/6 (giờ địa phương).

Đám cháy Amazon: Hỏa hoạn xảy ra khi có khoảng 40 nhân viên làm việc bên trong. Rất may bởi họ đã được sơ tán nên vụ cháy không gây thiệt hại về người. Ảnh: SB County Fire.
Hình ảnh trên cao cho thấy ngọn lửa bao trùm toàn bộ khu nhà với mái nhà sụp đổ, đám khói dày đặc có thể thấy rõ. Ảnh: AP.
Hiện chưa rõ nguyên nhân vụ cháy. Jim Topoleski, Đội trưởng đội cứu hỏa Redlands nói với KTLA rằng cơ quan này sẽ mở cuộc điều tra vụ cháy bởi đây là cơ sở mới xây, trang bị hệ thống phòng cháy hiện đại nhất. Một nhân viên làm tại kho hàng nói rằng anh ta không hề nghe tiếng còi báo cháy hay vòi phun nước. Ảnh: SB County Fire.
Đám cháy Amazon: Trung tâm phân phối này được điều hành bởi Kuehne và Nagel, hỗ trợ Amazon vận chuyển những mặt hàng kích thước lớn. Amazon hứa sẽ giúp Kuehne và Nagel vượt qua khó khăn do thiệt hại từ vụ cháy. Ảnh: Los Angeles Times.

Lính cứu hỏa đang phun nước vào ngọn lửa từ trên cao vì đám cháy khá lớn, khói bốc cao. Ảnh: SB County Fire.
Trong thông cáo của Amazon, công ty đã gửi lời cảm ơn đến lính cứu hỏa và lực lượng phản ứng, đồng thời bày tỏ vui mừng vì mọi người đều an toàn. Ảnh: AP.
Đám cháy Amazon: Đám cháy bao phủ tòa nhà có diện tích khoảng 56.000 m2. Ảnh: Los Angeles Times.
Đám cháy Amazon: Ít nhất 5 xe cứu hỏa được điều đến để dập lửa. Charles M. Duggan Jr., giám đốc thành phố Redlands cho biết không có mối liên hệ giữa vụ cháy kho hàng Amazon với những vụ bạo động liên quan đến cái chết của người đàn ông da đen tên George Floyd. Ảnh: CBS LA.
Đám cháy Amazon: Topoleski nói với Fox 11 rằng ngoài việc xác định nguyên nhân vụ cháy, cuộc điều tra sẽ làm rõ tại sao đám cháy lớn có thể xảy ra trong một cơ sở với hệ thống phòng cháy hiện đại. Nhiều công ty thương mại điện tử cũng đặt kho hàng, trung tâm phân phối ở Redlands, bang California. Ảnh: AP.
Đến khoảng 11 giờ 5/6 (giờ địa phương), đám cháy đã cơ bản được khống chế. Ảnh: AP.
Đám khói dày đặc khiến chính quyền địa phương đưa ra cảnh báo về chất lượng không khí ảnh hưởng đến sức khỏe tại khu vực xảy ra cháy. Ảnh: AP.
Đám cháy Amazon: Tuy là vụ cháy lớn, Amazon nói rằng khách hàng sẽ không bị ảnh hưởng nhiều bởi đơn hàng có thể được vận chuyển từ những Trung tâm phân phối khác. Ảnh: Los Angeles Times.
Đám cháy Amazon: Dù đã được dập tắt, khói từ đám cháy vẫn bốc nghi ngút. Mức độ thiệt hại đang được đánh giá, hình ảnh từ camera giám sát cũng được thu thập để phục vụ điều tra. Ảnh: AP.
http://phongchaybmc.com/chu-dong-trong-cong-tac-pccc-mua-nang-nong/

PCCC: Chủ động các biện pháp phòng ngừa cháy nổ mùa nắng nóng

PCCC: Trước những nguy cơ xảy ra cháy, nổ trong mùa nắng nóng, Đội Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ (PCCC&CNCH), Công an huyện Phúc Thọ đã chủ động triển khai các biện pháp phòng ngừa để hạn chế tối đa tình trạng cháy nổ và xử lý kịp thời khi có tình huống xảy ra.

Số liệu thống kê từ Đội Cảnh sát PCCC&CNCH, Công an huyện Phúc Thọ cho thấy, từ đầu năm đến nay, trên địa bàn huyện xảy ra 01 vụ cháy nhỏ, thiệt hại không đáng kể. Tuy nhiên để đảm bảo an toàn PCCC&CNCH trên địa bàn, Công an huyện Phúc Thọ đã tích cực tuyên truyền, hướng dẫn cho các cơ quan, doanh nghiệp và nhân dân thực hiện nghiêm túc các quy định về đảm bảo an toàn phòng cháy chữa cháy; thực hiện tổng điều tra, rà soát đưa tất cả các cơ sở thuộc diện quản lý Nhà nước về phòng cháy chữa cháy vào quản lý…

Người dân trên địa bàn huyện Phúc Thọ được tuyên truyền, tập huấn về công tác phòng cháy, chữa cháy 

Đội Cảnh sát PCCC&CNCH đã tổ chức 17 lớp tuyên truyền trong khu dân cư, giúp người dân hiểu được tầm quan trọng của công tác phòng cháy chữa cháy; mở 125 lớp huấn luyện nghiệp vụ về PCCC&CNCH cho lực lượng phòng cháy chữa cháy cơ sở; hướng dẫn 265 cơ sở tự thực tập phương án PCCC&CNCH; tiến hành rà soát, kiểm tra, bổ sung 100% phương án chữa cháy tại các cơ sở trọng điểm trên địa bàn huyện; khảo sát giao thông nguồn nước chữa cháy trên địa bàn huyện và địa bàn trọng điểm, nhằm chủ động trong công tác phòng cháy chữa cháy; xây dựng 6 cơ sở và khu dân cư điển hình tiên tiến về PCCC&CNCH.

Cùng với sự chủ động, tích cực của lực lượng chức năng, nhiều đơn vị, cơ sở và các hộ dân trên địa bàn huyện Phúc Thọ cũng đã chú trọng đến công tác PCCC. Thể hiện rõ ở việc các cơ quan, đơn vị đều thành lập đội PCCC cơ sở, tham gia các lớp tập huấn, hướng dẫn nghiệp vụ đầy đủ. Đồng thời chú trọng trang bị đầy đủ các phương tiện chữa cháy, tuân thủ quy định về PCCC trong buôn bán, kinh doanh, hoạt động.

Trong mùa nắng nóng, nhu cầu sử dụng điện của người dân tăng cao… khiến nguy cơ cháy nổ luôn ở trong tình trạng khó lường, Đội Cảnh sát PCCC&CNCH, Công an huyện Phúc Thọ sẽ tăng cường công tác tập huấn, huấn luyện, tổ chức diễn tập về PCCC tại cơ sở, nhất là đối với lực lượng dân phòng. Quan tâm công tác đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ phụ trách quản lý nhà nước về PCCC ở các địa phương. Xây dựng phương án để thành lập các đội PCCC chuyên ngành tại các chợ, các làng nghề… đáp ứng kịp thời yêu cầu PCCC tại cơ sở. Tăng cường thanh tra, kiểm tra, hướng dẫn các biện pháp an toàn PCCC đối với cơ sở, các hộ sản xuất kinh doanh… kịp thời phát hiện, kiến nghị khắc phục các thiếu sót; kiên quyết xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm quy định về PCCC…

Phương Huế

Theo Lao động: http://laodongthudo.vn/chu-dong-cac-bien-phap-phong-ngua-chay-no-mua-nang-nong-108862.html

PHÒNG CHÁY: TẦM QUAN TRỌNG CỦA VIỆC PHÒNG CHÁY

PHÒNG CHÁY: TẦM QUAN TRỌNG CỦA VIỆC PHÒNG CHÁY

Cơ bản về nguyên nhân gây ra cháy nổ, hậu quả và các biện pháp phòng chống cháy nổ, hạn chế các nguy cơ cháy nổ tiềm ẩn.

Nguyên nhân chính bao gồm: Không áp dụng tuân thủ các biện pháp, quy định về phòng cháy chữa cháy trong sản xuất và kinh doanh. Trong sử dụng điện không đảm bảo an toàn điện, không thường xuyên kiểm tra bảo trì hệ thống mạch điện, để xảy ra tình trạng quá tải khi sử dụng điện.

Cháy nổ hệ thống điện
Cháy nổ hệ thống điện

Với môi trường làm việc ở Việt Nam hiện nay, việc áp dụng các biện pháp an toàn lao động, an toàn PCCC, cháy nổ dường như phải bắt buộc, các cơ quan chức năng phải thường xuyên kiểm tra và xử phạt để cơ sở sản xuất kinh doanh áp dụng chúng, việc họ tự giác thực hiện thật quá hiếm. Với tư tưởng như vậy, cộng với ý thức làm việc của người lao động VN kém, tai nạn an toàn lao động, PCCC xảy ra thường xuyên là điều dễ hiểu. 

Không chỉ đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh nhỏ, mà các công ty quy mô lớn cũng gặp phải vấn đề này, nguyên nhân chính là họ tiếc ít tiền bỏ ra để phòng bị, trang bị các thiết bị PCCC chuyên dụng nhằm đảm bảo an toàn cho người lao động, an toàn đối với hầu hết các nguy cơ có thể xảy ra cháy, nổ. Và khi sự cố xảy ra, thiệt hại của nó còn lớn hơn gấp nhiều chục lần số tiền cần bỏ ra để trang bị an toàn PCCC. 

Hậu quả: Cháy nổ gây thiệt hại về tài sản cũng như tính mạng con người. Để lại hậu quả và gánh nặng cho xã hội. Những vụ cháy thường xuất phát do ý thức chủ quan, thiếu cẩn trọng, coi thường mạng sống. Theo các năm, số lượng các vụ cháy lớn không ngừng gia tăng, nếu các đám cháy xảy ra ở những nơi đông người khu dân cư, nó lại càng nguy hiểm hơn, vì khi đó đám cháy dễ dàng lan ra trên diện rộng, mà ở những nơi như vậy rất khó để thực hiện công tác chữa cháy.

Với hậu quả to lớn của cháy nổ, hỏa hoạn, việc phòng và chống luôn cần được đặt lên hàng đầu, cần có nhiều biện pháp giúp ngăn ngừa cháy nổ, làm giảm thiệt hại tối thiểu nếu có xảy ra cháy lớn.

Hệ thống phòng cháy nhà cao tầng
Hệ thống phòng cháy nhà cao tầng

Để thực hiện được công tác phòng chống cháy nổ hiệu quả điều đầu tiên là nâng cao ý thức, trách nhiệm của người dân.

Đảm bảo tốt công tác phòng chống cháy nổ ở nhà máy, xí nghiệp, xưởng sản xuất, hộ gia đình cần:

Trang bị các phương tiện phòng chống cháy như bình chữa cháy, lắp đặt hệ thống phòng cháy chữa cháy, báo cháy.

Thường xuyên kiểm tra các địa điểm dễ xảy ra cháy nổ như nơi đặt cầu giao điện, công tắc điện, những nơi sử dụng mỏ hàn, nơi có nguy cơ phóng điện.

Tại các công ty nhà máy xí nghiệp thường xuyên có các buổi huấn luận hướng dẫn cách ứng phó, xử lý sự cố, sử dụng bình chữa cháy khi có đám cháy.

Luôn luôn đề cao cảnh giác, đề phòng cháy nổ trong mọi tình huống.

Không nên để sự việc xảy ra rồi mới tìm cách cứu vãn, hãy luôn thực hiện tốt công tác phòng chống cháy nổ để đảm bảo an toàn.

Tham khảo thêm: http://www.pccc.hochiminhcity.gov.vn/web/guest/ban-can-biet;jsessionid=C7E3C368B5F71479965FE400D5E3B91D?p_p_id=EXT_ARTICLEVIEW&p_p_lifecycle=0&p_p_col_id=center-left-1&p_p_col_count=1&_EXT_ARTICLEVIEW_groupId=10217&_EXT_ARTICLEVIEW_articleId=401193&_EXT_ARTICLEVIEW_version=1.0&_EXT_ARTICLEVIEW_redirect=%2Fweb%2Fguest%2Fhome

TIÊU CHUẨN CHÂU ÂU EN-3 CHO BÌNH CHỮA CHÁY XÁCH TAY

TIÊU CHUẨN CHÂU ÂU EN-3 CHO BÌNH CHỮA CHÁY XÁCH TAY

EN-3 là tiêu chuẩn gì?

Tiêu chuẩn Châu Âu EN-3 có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 1997, là tiêu chuẩn duy nhất được ban hành cho toàn Khối liên minh Châu Âu quy định về bình chữa cháy xách tay.  Văn kiện này thay thế cho tiêu chuẩn cũ của Anh là BS 5423 trước đây được sử dụng phổ biến.

Ủy ban tiêu chuẩn Châu Âu (Comité Européen de Normalisation) là một tổ chức hành chính công có nhiệm vụ nâng cao sức mạnh của nền kinh tế Liên minh Châu Âu bằng việc xây dựng và công bố các bộ tiêu chuẩn kỹ thuật.  Đồng thời phát triển, sửa chữa và phổ biến rộng rãi các tiêu chuẩn đó ra thế giới.  Năm 1961 tổ chức này được thành lập.  34 quốc gia thành viên đã hợp sức xây dựng bộ tiêu chuẩn EN cho gần như tất cả các lĩnh vực trong nền kinh tế.  Từ đó mong muốn từng bước tạo lập vị thế của hàng hóa sản xuất tại Châu Âu trên thị trường thế giới.

Hiện nay EN-3 là tiêu chuẩn được áp dụng để sản xuất và đánh giá quy cách của bình chữa cháy xách tay.  Một số quy định đáng chú ý trong tiêu chuẩn này là:

  • Ít nhất 90% diện tích bề mặt thân bình phải được sơn màu đỏ.
  • Cho phép thể hiện chất chữa cháy chứa trong bình bằng các ký hiệu màu sắc trên vỏ bình.
  • Các ký hiệu trên bình phải tuân theo quy chuẩn
  • Các ký tự A, B, C, D, F trên bình thể hiện loại đám cháy phù hợp để có thể sử dụng bình chữa cháy.
  • Quy định độ dày tối thiểu của thân bình.
  • Nhiệt độ hoạt động của một số loại bình được nâng cao.
  • Yêu cầu thời gian xả của một số loại bình cao hơn trước.
Bình chữa cháy bột ABC 8kg FSB-8L Firestar

Phân loại đám cháy theo tiêu chuẩn Châu Âu

Khả năng chữa cháy đối với các loại đám cháy khác nhau được yêu cầu ghi rõ trên thân bình.

Đám cháy loại A:  Đám cháy chất rắn hữu cơ như gỗ, giấy …

Đám cháy loại B: Bao gồm các chất lỏng dễ cháy

Đám cháy loại C: có mặt các chất khí dễ cháy trong đám cháy

Đám cháy loại D: có mặt sự cháy kim loại

Đám cháy loại F: liên quan đến dầu, mỡ, chất béo trong nấu ăn.

Trước đây Tiêu chuẩn Châu Âu có quy định đám cháy loại E là đám cháy liên quan đến điện.  Tuy nhiên kể từ năm 1997 không còn phân loại này nữa.  Điều này dựa trên lập luận rằng khi xảy ra cháy và điện bị ngắt, đám cháy loại E này chuyển thành một trong 5 loại đám cháy còn lại.  Trong tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4878:2009 vẫn có phân loại đám cháy E.  Tuy nhiên việc phân loại này đã bị thay thế và loại bỏ trong tiêu chuẩn TCVN 7026 ban hành năm 2013.

Cuộn vòi cứu hỏa chữa cháy

Những việc cần làm đối với Bình chữa cháy xách tay

  • Đảm bảo rằng tất cả bình mới đươc trang bị đều tuân theo tiêu chuẩn EN-3
  • Đảm bảo rằng tất cả những người sinh hoạt và làm việc trong cơ sở đều hiểu rõ các ký hiệu bằng chữ và màu sắc trên thân bình.
  • Tổ chức huấn luyện, thực tập việc sử dụng bình chữa cháy xách tay
  • Không được để các bình chữa cháy cũ và mới ở cùng một vị trí.
  • Các bình cần phải được thường xuyên kiểm tra chất lượng.  Công việc này cần phải do một người có đủ kỹ năng được đào tạo để kiểm tra, đánh giá tình trạng và khả năng hoạt động của bình chữa cháy.  Đồng thời, người đó phải có đủ kiến thức và dụng cụ để bảo trì các bình chữa cháy luôn trong tình trạng sẵn sàng hoạt động tốt.

Các tiêu chuẩn Việt Nam tương đương EN-3

  • TCVN 7026:2013 Quy định về tính năng và cấu tạo của bình chữa cháy.  Hoàn toàn tương đương với tiêu chuẩn quốc tế ISO 7165:2009 và tiêu chuẩn EN3- phần 1.
  • TCVN 4878 Phân loại đám cháy.  Tương đương với tiêu chuẩn quốc tế ISO 3941. Tương đương với tiêu chuẩn EN3-phần 1 và phần 2
  • TCVN 6100 Quy định về chất chữa cháy Các bon đi ô xit (CO2) – Tương đương tiêu chuẩn ISO 5923.  Tương đương với tiêu chuẩn EN3 – chương 9.
  • TCVN 6102 Quy định về chất chữa cháy bột – Tương đương tiêu chuẩn ISO 7202 và bộ tiêu chuẩn EN-3.
  • TCVN 7828 Quy định về chất chữa cháy bọt foam – Tương đương tiêu chuẩn ISO 7203 và bộ tiêu chuẩn EN-3

Tham khảo thêm: http://www.pccc.hochiminhcity.gov.vn/web/guest/home;jsessionid=B562D5F4EAE74E1899D8CDDCAE487830

PCCC Bảo Minh xin trân trọng giới thiệu: http://phongchaybmc.com/

PCCC khách sạn: LƯU Ý VÀ QUY ĐỊNH PCCC tại Hà Nội

PCCC khách sạn Theo quy định, các điều kiện Phòng cháy chữa cháy (PCCC) đối với kinh doanh khách sạn, nhà nghỉ phải cần được lưu ý ngay từ những khâu đầu triển khai phương án thiết kế khách sạn. Xoay quanh vấn đề về phòng cháy chữa cháy và nguy cơ cháy, nổ, đã có không ít chủ đầu tư bày tỏ sự lo âu, lăn tăn.

Sau đây là những nội dung tóm tắt nhất về những lưu ý và quy định PCCC khách sạn, nhà nghỉ mà chúng tôi đã tổng hợp được. Mời bạn cùng tham khảo.

QUY ĐỊNH PCCC KHÁCH SẠN CÓ CHIỀU CAO TỪ 5 TẦNG TRỞ LÊN HOẶC CÓ KHỐI TÍCH TỪ 5000M3 TRỞ LÊN NHỮNG KHÔNG QUÁ 9 TẦNG HOẶC 25M

Nội dung này được quy định tại khoản 1 điều 7 Nghị định 79/2014/NĐ-CP (Hiện tại đã được thay thế bằng Nghị định 136/2020/NĐ-CP) như sau:

  • Có quy định, nội quy, biển cấm, biển báo, sơ đồ hoặc biển chỉ dẫn về phòng cháy và chữa cháy, thoát nạn phù hợp với đặc điểm và tính chất hoạt động của nhà nghỉ.
  • Có quy định và phân công chức trách, nhiệm vụ phòng cháy và chữa cháy trong nhà nghỉ.
  • Hệ thống điện, chống sét, chống tĩnh điện; thiết bị sử dụng điện, sinh lửa, sinh nhiệt; việc sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt phải bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy.
  • Có quy trình kỹ thuật an toàn về phòng cháy và chữa cháy phù hợp với điều kiện kinh doanh nhà nghỉ.
  • Có lực lượng phòng cháy và chữa cháy của nhà nghỉ, chuyên ngành được huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy và tổ chức thường trực sẵn sàng chữa cháy đáp ứng yêu cầu chữa cháy tại chỗ.
  • Có phương án chữa cháy, thoát nạn đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định tại Điều 21 Nghị định này.
  • Có hệ thống giao thông, cấp nước, thông tin liên lạc phục vụ chữa cháy, hệ thống báo cháy, chữa cháy, ngăn cháy, phương tiện phòng cháy và chữa cháy khác, phương tiện cứu người phù hợp với tính chất, đặc điểm của nhà nghỉ bảo đảm về số lượng, chất lượng và hoạt động phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về phòng cháy và chữa cháy hoặc theo quy định của Bộ Công an.
  • Có hồ sơ quản lý, theo dõi hoạt động phòng cháy và chữa cháy theo quy định của Bộ Công an.

QUY ĐỊNH PCCC KHÁCH SẠN CAO DƯỚI 5 TẦNG HOẶC KHỐI TÍCH DƯỚI 5000M3

Cụ thể, được quy định tại khoản 2 điều 7 của nghị định như sau: Bảo đảm điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy theo quy định tại Khoản 1 Điều 7  phù hợp với quy mô, tính chất hoạt động của nhà nghỉ  đó và phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về phòng cháy và chữa cháy.

QUY ĐỊNH KHÁCH SẠN, NHÀ NGHỈ CAO TRÊN 9 TẦNG HOẶC TỪ 25M TRỞ LÊN

Ngoài việc đáp ứng các điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy quy định tại Khoản 1 Điều 7 Nghị định này còn phải bảo đảm các điều kiện sau:

  • Kết cấu xây dựng của nhà phải có giới hạn chịu lửa phù hợp với tính chất sử dụng và chiều cao của nhà theo quy định của tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về phòng cháy và chữa cháy.
  • Tường, vách ngăn và trần treo của đường thoát nạn, lối thoát nạn, buồng thang thoát nạn, các gian phòng công cộng tập trung đông người không được sử dụng vật liệu trang trí nội thất, vật liệu cách âm, cách nhiệt là vật liệu dễ cháy.

NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý VỀ PCCC KHÁCH SẠN

Quy định đã ban hành rõ ràng, tuy nhiên, hiện nay ở một số khách sạn, nhà nghỉ và khu du lịch vẫn luôn tiềm ẩn những nguy cơ cháy lớn gây thiệt hại nghiêm trọng, trong đó nổi lên một số vấn đề sau:

  • Một số khách sạn, nhà nghỉ, khu du lịch xây dựng không đảm yêu cầu về PCCC, không đảm bảo yêu cầu khoảng cách an toàn chống cháy lan, không có lối thoát nạn an toàn khi xảy ra cháy.
  • Hệ thống PCCC, đường cho xe chữa cháy tiếp cận khi xảy ra cháy tại một số các nhà nghỉ, khách sạn, khu du lịch còn nhiều thiếu sót bất cập.
  • Nhiều khu du lịch khách sạn, nhà nghỉ được xây dựng bằng các vật liệu dễ cháy; tranh, tre, nứa, lá. Nguồn nhiên liệu cung cấp chính cho các nhà hàng là khí gas.
  • Hệ thống điện chiếu sáng sự cố, hướng dẫn lối thoát nạn không có.
  • Nhiều Khách sạn, nhà nghỉ, khu du lịch có qui mô lớn, có giá trị nhiều tỷ đồng lại ở cách xa đơn vị PCCC, trong khi đó lực lượng phương tiện chữa cháy tại chỗ chưa được đầu tư đúng mức.
  • Một số người đứng đầu cơ sở chưa nhận thức được đầy đủ trách nhiệm của mình đối với công tác PCCC, do đó chưa đầu tư đầy đủ đúng mức cho công tác này nhất là việc thực hiện các giải pháp kỹ thuật để quản lý chặt chẽ nguồn lửa, nguồn nhiệt, chất dễ cháy, điều kiện chống cháy lan, thoát nạn khi xảy ra cháy và tổ chức lực lượng PCCC cơ sở, hầu hết các vụ cháy ở khách sạn, nhà nghỉ, khu du lịch chủ yếu là lực lượng tại chỗ hoạt động kém hiệu quả. Còn không ít chủ cơ sở không quan tâm đến công tác PCCC, coi việc PCCC là của Công an hay của chính quyền địa phương.

Để tăng cường các biện pháp, giải pháp PCCC khách sạn, nhà nghỉ, khu du lịch trước hết cần xác định rõ trách nhiệm của các cấp, các ngành các tổ chức xã hội, đơn vị, cơ sở có liên quan đến công tác trong việc thực hiện các giải pháp PCCC khách sạn, nhà nghỉ, khu du lịch.

Theo qui định của Luật PCCC, Nghị định số 79/2014/NĐ/CP của Chính phủ, trách nhiệm trước hết thuộc về cấp chính quyền trực tiếp quản lý khách sạn, nhà nghỉ, khu du lịch. Để đảm bảo an toàn PCCC khách sạn, nhà nghỉ và khu du lịch chủ cơ sở tổ chức thực hiện triệt để các vấn đề sau:

  • Thực hiện đầy đủ các văn bản pháp luật, qui định về PCCC khách sạn, nhà nghỉ, khu du lịch để khắc phục kịp thời, triệt để những sơ hở thiếu sót, nguy cơ cháy nêu trên.
  • Đối với công trình xây dựng mới hcặc cải tạo khu du lịch, nhà nghỉ và khách sạn trước khi thi công phải trình thẩm duyệt thiết kế về PCCC nhằm tuân thủ nghiêm ngặt các qui chuẩn, tiêu chuẩn an toàn PCCC; lắp đặt cải tạo hệ thống PCCC, hệ thống điện theo đúng qui định an toàn PCCC, các hệ thống điện riêng biệt để chỉ dẫn lối thoát nạn, chiếu sáng sự cố, chiếu sáng bảo vệ, hệ thống điện phục vụ các thiết bị PCCC.
  • Các chủ cơ sở khi xây dựng, sửa chữa các nhà nghỉ, khách sạn, khu du lịch nên chọn các vật liệu không cháy. Còn nếu vì lý do nào khác mà sử dụng các vật liệu dễ cháy để xây dựng thì nên có biện pháp để tăng mức chịu lửa cho vật liệu đó như; sử dụng sơn chống cháy, hoá chất chống cháy,…
  • Hệ thống thoát nạn trong các nhà nghỉ, khu du lịch, khách sạn khi xảy ra cháy phải bố trí theo đúng tiêu chuẩn của Nhà nước qui định, đặc biệt là đối với Khách sạn, nhà nghỉ cao tầng và có tầng hầm v.v….
PCCC khách sạn nhà nghỉ
PCCC khách sạn nhà nghỉ

Yêu cầu đối với Chủ đầu tư trong PCCC Khách sạn

  • Ban hành và tổ chức thực hiện qui định nội qui PCCC khách sạn, nhà nghỉ, khu du lịch.
  • Tự tổ chức kiểm tra an toàn PCCC, kịp thời phát hiện và khắc phục những thiếu sót gây cháy, kiên quyết xử lý các trường hợp vi phạm qui định nội qui PCCC tạo ra nguy cơ gây cháy.
  • Thành lập đội PCCC cơ sở có đủ quân số tổ chức thường trực chữa cháy trong ngày, nhất là vào ban đêm và các dịp lễ tết, lựa chon những người có nhiệt tình, có tinh thần trách nhiệm cao để tham gia đội PCCC cơ sở. Tổ chức huấn luyện nghiệp vụ PCCC cho lực lượng cơ sở để lực lượng này có đủ kiến thức năng lực thực hiện nhiệm vụ PCCC tại chỗ.
  • Đầu tư kinh phí cho công tác PCCC để trang bị phương tiện chữa cháy tại chỗ, phương tiện cứu hộ, thoát nạn khi xảy ra cháy, đặc biệt chú ý đến nguồn nước tại chỗ phục vụ chữa cháy cho khách sạn, nhà nghỉ và khu du lịch, duy trì các hoạt động của lực lượng PCCC cơ sở và các lực lượng PCCC khác.
  • Các cơ sở phải xây dựng các phương án chữa cháy giả định nhiều tình huống có thể xảy ra cháy khác nhau và thường xuyên tổ chức thực tập để xử lý các tình huống nhằm chủ động bố trí lực lượng phương tiện và có chiến thuật thích hợp để nếu xảy ra cháy thì dập tắt tại chỗ, kịp thời, có hiệu quả.

Kết luận

Một biện pháp rất quan trọng nữa để giảm thiểu đến mức thấp nhất các vụ cháy và thiệt hại do cháy gây ra là lực lượng Cảnh sát PCCC theo chức năng quản lý Nhà nước về PCCC phải tăng cường công tác kiểm tra, hướng dẫn công tác PCCC khách sạn, nhà nghỉ, khu du lịch.

Tham khảo thêm: http://phongchaybmc.com

Với kinh nghiệm và năng lực đã được khẳng định, PCCC Bảo Minh tự hào sở hữu những công trình đảm bảo an toàn PCCC. Quý vị hãy liên hệ ngay với chúng tôi để sở hữu cho mình những khách sạn an toàn, tiện nghi PCCC tiêu chuẩn cao. Bảo minh hi vọng sẽ tiếp tục nhận được sự tin tưởng hợp tác và nhiệt thành ủng hộ từ Quý đối tác.

Phòng cháy: Chủ động phòng cháy trong mùa hanh khô

Phòng cháy: Chủ động phòng cháy trong mùa hanh khô

(LĐTĐ) Thời điểm này, dù mới bước vào mùa hanh khô nhưng tình hình cháy, nổ trên địa bàn Hà Nội đã có những diễn biến phức tạp, khó lường. Đặc biệt, vào những ngày cuối năm, hoạt động sản xuất và kinh doanh diễn ra sôi động, cho nên nguy cơ cháy, nổ cao. Do vậy, việc tăng cường ý thức phòng cháy của người dân, cơ quan, đơn vị ngay từ cơ sở là biện pháp hữu hiệu nhất để ngăn ngừa “bà hỏa”

Diễn tập phòng cháy

Phòng cháy: Vẫn còn chủ quan, lơ là

Thời tiết đang mùa hanh khô và sắp đến Tết Nguyên đán, các lễ hội đầu năm, hoạt động mua sắm hàng hóa, việc thắp hương, đốt vàng mã, sử dụng gas, điện, nhiên liệu trong sinh hoạt của người dân gia tăng tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây cháy, nổ. Bên cạnh đó, công tác phòng cháy, chữa cháy tại nhiều địa phương vẫn chưa được coi trọng dẫn đến xảy ra nhiều vụ cháy nổ lớn tại các siêu thị, chợ, khu dân cư.

Chỉ trong thời gian từ cuối tháng 8/2019 đến nay, trên địa bàn thành phố Hà Nội liên tiếp xảy ra các vụ cháy lớn gây hậu quả nghiêm trọng. Điển hình như vụ cháy Công ty cổ phần Bóng đèn phích nước Rạng Đông (quận Thanh Xuân) ngày 28/8; vụ cháy chợ Tó (huyện Đông Anh) ngày 23/9 và hàng chục các vụ cháy nổ khác.

Có thể thấy, trong thời gian này các vụ cháy xảy ra ở tất cả các loại hình cơ sở có nguy cơ cháy cao như kho, xưởng, chợ, chung cư, nhà tập thể, nhà ống. Trong số nguyên nhân dẫn đến các vụ cháy trên địa bàn thành phố, sự cố về điện chiếm tới hơn 60% và luôn là nguy cơ thường trực. Đáng nói là, mặc dù ai cũng thấy được những hậu quả nặng nề do cháy nổ gây ra, thế nhưng nhiều người dân vẫn còn chủ quan, lơ là.

Tìm hiểu thực tế tại một khu chợ tại phường Cổ Nhuế (Bắc Từ Liêm), có thể dễ dàng nhận thấy mạng lưới điện của một số hộ kinh doanh được lắp đặt sơ sài, xuống cấp. Không chỉ vậy, những hộ kinh doanh còn đấu nối, lắp thêm các thiết bị điện một cách tùy tiện.

Không chỉ có thế, tại một số khu nhà trọ giá trẻ ở quận Bắc Từ Liêm, trên đường Đê La Thành, khu vực Kim Chung, Hải Bối (huyện Đông Anh); Phùng Khoang, Trung Văn (quận Nam Từ Liêm); Tân Triều (huyện Thanh Trì) việc chủ quan, lơ là đối với công tác phòng chống cháy nổ vẫn thường xuyên diễn ra. Theo thống kê của Công an thành phố Hà Nội, trong số các loại hình xảy ra cháy trong mùa hanh khô, các cơ sở như nhà ở dạng ống kết hợp kinh doanh; nhà kho, xưởng sản xuất chiếm 80%-85% số thiệt hại về người và tài sản.

Tại quận Bắc Từ Liêm, đại diện đơn vị cho biết, qua kiểm tra các cơ sở như nhà kho, xưởng sản xuất, nhà ở dạng ống kết hợp kinh doanh cho thấy, nhiều nơi chỉ có duy nhất một lối thoát nạn, đường giao thông không bảo đảm cho công tác chữa cháy. Mặt khác, các cơ sở này chứa nhiều loại hàng hóa, hóa chất dễ cháy.

Đặc biệt, một trong những nguyên nhân gây cháy nổ dịp hanh khô là từ việc đốt vàng mã. Bà Nguyễn My Hương (phường Hàng Gai, Hoàn Kiếm) chia sẻ: “Năm ngoái, cũng vào dịp gần Tết Nguyên đán, tại đây đã xảy ra một vụ cháy nghiêm trọng. Nguyên nhân xuất phát từ việc một gia đình chủ quan, lơ là trong việc đốt vàng mã. Tôi cho rằng việc đốt vàng mã hiện nay vẫn còn phổ biến và nhiều người vẫn còn chủ quan cho rằng việc này không thể gây ra cháy nổ.

Tuy nhiên thực tế đã chứng minh, mỗi năm trên cả nước có hàng chục thậm chí hàng trăm vụ cháy chỉ vì lý do đốt vàng mã. Tôi hi vọng rằng mỗi người dân cần thay đổi thói quen và chú ý cẩn thận hơn trong việc đốt vàng mã cũng như trong sinh hoạt hàng ngày”.

Phòng cháy: Chủ động tại cơ sở

Tại phường Khương Trung (quận Thanh Xuân), công tác phòng chống cháy nổ trong mùa hanh khô cũng có những diễn biến phức tạp. Theo thống kê, trung bình mỗi năm trên địa bàn phường xảy ra từ 5-8 sự cố cháy, cột điện, nhà dân, gây thiệt hại đến tài sản và đe dọa tính mạng của nhân dân trên địa bàn. Trong khi đó, phường Khương Trung với địa bàn rộng, mật độ dân cư đông, các tuyến ngõ nhỏ và dài nếu xảy ra sự cố cháy thì lực lượng chữa cháy chuyên nghiệp thường mất từ 20 đến 30 phút mới đến được nơi xảy ra sự cố.

Nhiều hộ kinh doanh tại chợ vẫn chủ quan, lơ là trong công tác phòng chống cháy nổ. (Ảnh: K.Tiến)
Tăng cường tuyên truyền, nâng cao ý thức về phòng cháy (ảnh: K.Tiến)

Để chủ động phòng cháy, chữa cháy nhanh đạt hiệu quả cao, thực hiện phương châm bốn tại chỗ, Đảng ủy phường Khương Trung đã có Nghị quyết và vận động cán bộ, đảng viên và nhân dân của 28 chi bộ trực thuộc ủng hộ và tham gia thực hiện mô hình đội chữa cháy cơ động, chỉ đạo Ủy ban nhân dân phường mà trực tiếp là công an phường, Ban chỉ huy Quân sự phường phối hợp với các đơn vị chuyên môn về phòng cháy chữa cháy.

Đến đầu tháng 5/2019, phương tiện của đội chữa cháy cơ động gồm 2 xe gắn máy được gia cố lắp đặt máy phun nước, bình chữa cháy và các phương tiện chữa cháy đã hoàn thiện. Kinh phí thực hiện mô hình được sử dụng từ nguồn xã hội hoá trong cán bộ đảng viên và nhân dân.. Trong quá trình thực hiện và đưa vào sử dụng đề nghị Ủy ban phường có phương án quản lý, hỗ trợ kinh phí duy trì hoạt động hàng năm về phương tiện, thiết bị và hỗ trợ các cá nhân tham gia thành viên đội chữa cháy.

Tổng kinh phí thực hiện mô hình đến thời điểm hiện tại là 84 triệu, hiện nay đã sử dụng khoảng 57 triệu đồng. Trang thiết bị gồm có: 2 xe máy, giá để bình chữa cháy, máy bơm và hệ thống vòi đi kèm, bình bọt loại 8kg, búa tạ, xà cầy, ống tuýp nối, kìm cộng lực, quần áo phòng cháy chữa cháy, giày phòng cháy chữa cháy, mặt nạ phòng độc. Trong đó máy bơm, mặt nạ phòng độc, quần áo, giầy phòng cháy chữa cháy và một số trang thiết bị được Quận trang bị.

Trung tá Phạm Đức Dũng, Trưởng Công an phường Khương Trung cho biết, Công an phường đã tự bỏ kinh phí mua máy bơm để kịp thời chữa cháy trong các khu dân cư đông đúc, giao thông không thuận lợi… Đồng thời, phường cũng thiết lập 2 đội chữa cháy cơ động, giúp hoạt động chữa cháy ban đầu tăng thêm tính hiệu quả, xử lý kịp thời sự cố cháy trên địa bàn phường.

Việc xây dựng tốt mô hình phòng cháy chữa cháy cơ động tại phường Khương Trung đang ngày càng góp phần nâng cao hiệu quả công tác phòng chống cháy nổ ngay tại cơ sở. Việc đẩy mạnh tuyên truyền cho người dân hiểu phòng chống cháy nổ không chỉ là nhiệm vụ của các cấp, các ngành mà là nhiệm vụ của mọi người, mọi nhà.

Cùng với công tác tuyên truyền, lực lượng chức năng cũng phải thường xuyên tổ chức bảo quản, bảo dưỡng các phương tiện phòng cháy chữa cháy luôn hoạt động tốt. Ngoài ra, lực lượng cảnh sát phòng cháy chữa cháy tăng cường công tác thường trực 24/24 giờ, đảm bảo xử lý các tình huống cháy nổ kịp thời, góp phần đảm bảo phòng chống cháy nổ trong suốt mùa hanh khô năm 2019.

Theo Kim Tiến http://laodongthudo.vn/chu-dong-phong-chay-trong-mua-hanh-kho-100303.html

PCCC: Tập huấn phòng cháy chữa cháy (PCCC) trong cộng đồng dân cư

PCCC: Tập huấn phòng cháy chữa cháy (PCCC) trong cộng đồng dân cư

PCCC: (LĐTĐ) Ngày 12/11, CA Mỹ Đức đã tổ chức lớp tập huấn phòng cháy chữa cháy (PCCC) và CNCH trong cộng đồng dân cư

Tại buổi tập huấn, 100 học viên là các đồng chí trưởng thôn, tổ trưởng tổ dân phố của 22 xã, thị trấn trên địa bàn huyện được phổ biến một số văn bản quy phạm pháp luật về PCCC và CNCH.

Trong đó, tập trung phổ biến vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu các cấp ủy đảng, chính quyền, người đứng đầu cơ sở, chủ hộ kinh doanh nhỏ lẻ về công tác PCCC và CNCH.

Tập huấn phòng cháy chữa cháy (PCCC) trong cộng đồng dân cư. (Ảnh: N.Q)

Các học viên được cung cấp những thông tin bằng hình ảnh sinh động, trực quan về một số vụ cháy lớn gây thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản xảy ra trong thời gian qua.

Bên cạnh đó, cán bộ Công an huyện Mỹ Đức cũng tuyên truyền về những kiến thức cơ bản về công tác PCCC, các nguyên nhân gây ra cháy nổ và một số biện pháp PCCC tại gia đình và khu dân cư.

Đồng thời đưa ra một số tình huống xảy ra cháy nổ, phổ biến, hướng dẫn quy trình chữa cháy, sử dụng phương tiện chữa cháy tại chỗ, kỹ năng thoát hiểm..

Sau khi học lý thuyết, dưới sự hướng dẫn của các giảng viên, các học viên được hướng dẫn sử dụng bình chữa cháy và thực hành sử dụng bình bột, bình CO2 để dập tắt đám cháy.

Lớp tập huấn đã tăng cường hiệu lực hiệu quả nâng cao ý thức, trách nhiệm của cộng đồng dân cư, đặc biệt là đội ngũ cán bộ lãnh đạo cơ sở, đội PCCC cơ sở để chủ động phòng ngừa các nguy cơ xảy ra cháy, nổ, hạn chế thấp nhất thiệt hại về người và tài sản.

P.V

Theo Lao động

CẢNH SÁT PCCC KHUYÊN GÌ VỀ CÁCH THOÁT NẠN KHI CHÁY NHÀ CAO TẦNG?

PCCC: Tuyệt đối không dùng thang máy, không chạy lên các tầng cao hơn và dùng băng dính dán hoặc vải vóc bịt toàn bộ khe cửa không cho khói bay vào… là lời khuyên của cảnh sát PCCC.

Sau vụ cháy ở chung cư cao cấp Carina Plaza (TP.HCM) khiến 13 người tử vong, hàng chục trường hợp phải nhập viện cấp cứu, nhiều người đặt câu hỏi người dân sống ở các căn hộ cao tầng cần phải trang bị những gì phòng trường hợp cháy xảy ra, khi cháy họ phải làm gì và không được làm gì…
Cháy nhà cao tầng, người dân nên làm gì?
Theo trung tá Hoàng Văn Khoa, Phó phòng hướng dẫn, kiểm tra (Cảnh sát PCCC tỉnh Khánh Hòa), việc đầu tiên để thoát nạn khi xảy ra cháy phải bình tĩnh, tìm lối thoát hiểm bộ, tuyệt đối không dùng thang máy vì bạn có thể bị kẹt lại khi mất điện. Dùng chăn, áo thấm nước choàng lên người và bịt mũi để phòng khói ngạt, độc, lửa cháy lan trên cơ thể.

Cột chăn mền, dây để thoát thân trong vụ cháy chung cư Carina Sài Gòn. Ảnh: Tùng Tin.
Cũng theo trung tá Khoa, đôi khi các cuộn dây vòi nước vách tường tòa nhà chính là các dây làm vật dụng cứu nạn khi có hỏa hoạn. Người gặp nạn có thể dùng dây buộc vào nơi có thể để tụt theo dây xuống đất nếu độ cao đủ cho độ dài của dây vòi.

Còn trong trường hợp lửa lớn, không khống chế được, hãy vào phòng nơi không có lửa cháy đến đóng kín cửa, dùng băng dính dán hoặc vải vóc bịt toàn bộ khe cửa không cho khói bay vào và gọi báo cho lực lượng cứu nạn nói chính xác địa chỉ số phòng, số người, tầng mình đang mắc kẹt.

Đề cập đến vụ cháy ở chung cư Carina Palaza, đại tá Phạm Tiến Triệu, Phó giám đốc Cảnh sát PCCC Đắk Lắk cho rằng cần tìm hiểu thiết kế của chung cư này có đúng theo quy chuẩn hay không. Theo quy định, khi làm chung cư phải làm đường thoát hiểm.

“Trong trường hợp cháy ở tầng hầm thì khói sẽ lên trên. Vì vậy, cần kiểm tra lúc cháy hệ thống hút khói tại tầng hầm ra sao, vòi phun nước tự động có hoạt động hay không. Còn nếu hệ thống báo cháy đủ tiêu chuẩn thì khi xảy ra cháy sẽ dập được ngay và báo động để cư dân bỏ chạy ra ngoài”, đại tá Triệu nói.

Vụ cháy đã được cảnh báo từ trước. Ảnh: Lê Quân.

Không làm điều gì khi thoát nạn?

Đại tá Triệu cảnh báo, khi cháy ở nhà cao tầng, người dân không nên chạy lên các tầng cao hơn vì trong thời gian ngắn khói cũng sẽ bao trùm. Lúc này lực lượng cứu hộ rất khó tiếp cận giải cứu hoặc mất nhiều thời gian.

Còn trung tá Khoa cảnh báo, khi phát hiện cháy ở ngoài, trước khi mở cửa thoát, hãy đặt mu bàn tay lên cánh cửa, tay cầm chốt cửa kiểm tra độ nóng. Nếu thấy nóng thì tuyệt đối không mở bởi cháy đang ở bên ngoài, mở ra lửa sẽ tạt vào người hoặc cháy lan vào nhà.

Còn nếu không có khói hay lửa khi bạn mở cửa, hãy tiến thẳng đến cửa thoát hiểm nơi gần nhất. Trong khi đang tìm cách thoát nạn cùng người khác, hãy đi cùng nhau nếu có thể và gọi báo cho những người khác nơi đi qua.

“Tuyệt đối không được chui gầm giường hay tủ quần áo để tránh lửa dù có sợ hãi, vì khi đó, sẽ rất khó khăn để lính cứu hỏa tìm ra bạn”, trung tá Khoa khuyến cáo.

Phó phòng hướng dẫn, kiểm tra Cảnh sát PCCC tỉnh Khánh Hòa chia sẻ khi mua nhà chung cư, người dân nên tự trang bị các dụng cụ như, mặt nạ phòng độc, dây thoát hiểm, thang dây, bình cứu hỏa mini, chăn chống cháy…
Chung cư đúng chuẩn PCCC ra sao?

Tập huấn thoát nạn PCCC
PCCC: Tập huấn thoát nạn

Trung tá Khoa cho rằng, hiện tiêu chuẩn PCCC nhà chung cư được quy định rất rõ ràng. Ngoài hệ thống báo cháy, chữa cháy (tự động hoặc bán tự động) trên toàn bộ diện tích, lối thoát nạn cũng cần phải đảm bảo các tiêu chí nghiêm ngặt.

Cụ thể, cầu thang, hành lang thoát nạn; phòng lánh nạn cần phải được bố trí đầy đủ; cửa vào buồng than thoát nạn, phòng lánh nạn tạm thời làm bằng vật liệu không cháy, có cơ cấu tự động giải phóng. Ngoài ra, các giải pháp ngăn lửa và chống tụ khói cho hệ thống lối thoát nạn, sơ đồ chỉ dẫn từng khu vực.

Niêm yết nội quyPCCC, biển cấm hút thuốc, tiêu lệnh chữa cháy ở những nơi cần thiết, các quy định về đảm bảo an toàn PCCC trong việc sử dụng nguồn lửa, thiết bị sinh lửa, sinh nhiệt.

Ngoài ra, với các vật liệu là xăng, dầu, khí ga và các chất nguy hiểm cháy nổ không được đưa vào công trình, nếu trường hợp cần thiết phải sử dụng thì cần hạn chế tối đa số lượng và phải có các giải pháp, biện pháp đảm bảo an toàn PCCC.

Tuyệt đối, không sử dụng vật liệu dễ cháy để làm vách ngăn, ốp trần, tường, trang trí nội thất, cách âm…rèm cửa nên được làm bằng chất chống cháy.

Tổ chức, huấn luyện nghiệp vụ PCCC cho cán bộ quản lý, lực lượng PCCC cơ sở, an toàn viên và những người làm việc trực tiếp tại những nơi nguy hiểm là rất cần thiết.

“Thường có 2 mức định kỳ kiểm tra công tác PCCC đối với nhà cao tầng, là 3 và 6 tháng một lần. Tuy nhiên, trong trường hợp có nghi vấn hoặc người dân ý kiến về yếu tố PCCC của tòa nhà đó thì sẽ tiến hành kiểm, xử lý ngay”, trung tá Khoa nói.(Theo Zing.vn)

Phòng cháy: Làm gì khi xảy ra hoả hoạn

Phòng cháy: Khi phát hiện cháy chúng ta cần tuân thủ những hướng dẫn sau đây

– Khi phát hiện có hỏa hoạn, nhất là trong đêm tối, điện bị cắt, trước tiên người dân phải bình tĩnh suy xét, trấn an tinh thần những người có mặt, sử dụng phương tiện sẵn có để dập lửa (bình chữa cháymền chữa cháycuộn vòi chữa cháy,…), đồng thời gọi 114 báo cháy.

Như vậy

– Nếu cháy xảy ra ở nhà cao tầng, hãy bình tĩnh kiểm tra, nhận định “gốc lửa” đang bùng cháy từ dưới lên hay từ trên xuống, rồi tìm cách thoát theo hướng ngược lại.

– Tuyệt đối không thoát nạn bằng thang máy, bởi khi cháy xảy ra, điện tòa nhà lập tức bị ngắt, bạn có thể bị mắc kẹt khi đang di chuyển trong thang. Hãy thoát nạn theo đường thang bộ, nơi có đèn “Exit – Lối ra”.

– Trước khi mở cửa thoát khỏi căn hộ, hãy kiểm tra nhiệt độ bằng cách huơ lòng bàn tay (sau đó là sờ tay) lên bề mặt cửa hoặc tay nắm. Nếu thấy an toàn, không có nguồn nhiệt mới mở cửa thoát. Khi mở nên tránh mặt, người sang một bên đề phòng lửa táp gây bỏng hô hấp. Nhiệt độ bên ngoài quá cao, tuyệt đối không nên mở cửa.

– Trường hợp không thể thoát ra ngoài bằng cửa chính, hãy đóng chặt lại. Nếu khói lùa vào phòng qua khe cửa, hãy dùng giẻ ướt chèn chặt và di chuyển sang phòng khác hoặc ban công, cửa sổ thoáng khí và gọi to, dùng quần áo sáng màu vẫy ra hiệu cho người bên dưới biết để ứng cứu. Dùng mặt nạ lọc độc nếu có

– Nếu có dây cứu nạn hay thang dây hãy dùng nó để thoát thân; trường hợp không có hãy tận dụng các sợi dây đủ chắc có sẵn trong nhà để tụt xuống phía dưới. Lưu ý, đôi khi tấm rèm ga xé dọc hay quần áo gió buộc lại cũng là “sợi dây” thoát nạn lý tưởng. Người dân cần chú ý, mặc nhiều áo và cuốn nhiều giẻ vào tay trước khi tụt dây.

Do đó, cần thiết đưa người ra khỏi vùng nguy hiểm là việc quan trọng trong các biện pháp phòng cháy được khuyên dùng.

– Nếu phải băng qua lửa để tới điểm an toàn hơn, hoặc phải ứng cứu người thân mắc kẹt, hãy làm ướt quần áo, dùng chăn, áo chất liệu cotton nhúng nước trùm lên đầu. Khi di chuyển trong phòng, hành lang có nhiều khói, hãy bò thấp hoặc đi khom người vì nồng độ oxy phía dưới nhiều hơn.

– Trong mọi tình huống, người dân không thoát nạn bằng cách nhảy xuống từ tầng cao. Trường hợp khẩn cấp, chỉ nhảy khi có đệm không khí và lưới cứu nạn của lực lượng PCCC căng phía dưới, và được lực lượng chức năng chỉ dẫn thoát nạn.

(Theo Trung tâm nghiên cứu ứng dụng và đào tạo huấn luyện phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn cứu hộ – Sở Cảnh sát PC&CC TP Hà Nội)

PCCC&CNCH: Làm thế nào sống an toàn trong chung cư, nhà cao tầng?

PCCC&CNCH

PCCC&CNCH: Làm thế nào sống an toàn trong chung cư, nhà cao tầng?(9/10/2019 14:12)

PCCC&CNCH : Trong thời gian qua, tình hình cháy nổ trên cả nước nói chung, TP.HCM nói riêng có nhiều diễn biến phức tạp, gây thiệt hại lớn về người và tài sản, hoang mang, lo lắng trong dư luận.

PCCC&CNCH : Vậy làm thế nào để sinh sống an toàn tại các khu chung cư, nhà cao tầng?
Thượng tá Huỳnh Quang Tâm – Trưởng Phòng Cảnh sát PCCC&CNCH – Công an TP.HCM

THỰC TRẠNG CÒN NHIỀU BẤT CẬP
Vụ cháy đêm 23-3-2018 xảy ra tại chung cư Carina đường Võ Văn Kiệt, quận 8, TP. Hồ Chí Minh làm chết 13 người và gần 100 người bị thương, là hồi chuông cảnh tỉnh về tình hình an toàn phòng cháy chữa cháy (PCCC) tại các chung cư, nhà cao tầng hiện nay.Gần đây nhất liên tục xảy ra 2 vụ cháy tại căn hộ chung cư Era Town ở quận 7 và The Vista tại quận 2 làm người dân hoang mang, lo lắng.Sự lo ngại là có lý do, vì cháy nổ có thể ảnh hưởng trực tiếp tới tính mạng, sức khỏe và tài sản của người dân.Cháy chung cư trở thành nỗi ám ảnh của nhiều người dânTuy nhiên, điều đáng nói là người dân có nên quá lo lắng khi xảy ra cháy tại căn hộ chung cư?
PCCC&CNCH : Điều quan trọng nhất là trong xử lý các sự cố là phải giữ được tinh thần chủ động, bình tĩnh, sáng suốt để lựa chọn các giải pháp an toàn, hiệu quả. Có nhiều vụ cháy dù mới phát sinh và chưa gây nguy hiểm, nhưng do con người quá hoảng loạn đã để lại nhiều hậu quả đáng tiếc.Đối với chung cư, nhà cao tầng có những đặc điểm chung về PCCC.
Cụ thể: các chung cư cao tầng hiện nay thường có tầng hầm để xe, khối đế làm thương mại, dịch vụ và các tầng trên làm căn hộ ở. Các khu vực này có kiến trúc phức tạp, thường tập trung đông người, số lượng chất cháy lớn và các nguy cơ dẫn đến cháy, nổ nhiều.
Bên cạnh đó, đa số các chung cư, nhà cao tầng đều được thẩm duyệt thiết kế và nghiệm thu về PCCC đảm bảo các yêu cầu về bậc chịu lửa, giải pháp ngăn cháy, khoảng cách PCCC, giao thông phục vụ chữa cháy, lối thoát nạn và các hệ thống kỹ thuật về PCCC.Trong đó, chung cư cao tầng luôn có buồng thang bộ không nhiễm khói và đảm bảo ngăn cháy; hành lang chung cư được thông gió, hút khói bằng cơ khí hoặc thông gió tự nhiên; cửa các căn hộ đều là loại cửa chống cháy; chung cư được trang bị đầy đủ các hệ thống phòng cháy, chữa cháy theo quy định.Trên thực tế, thực trạng chung đối với việc sử dụng chung cư hiện nay còn nhiều bất cập, cụ thể:Trách nhiệm về PCCC của một số chủ đầu tư, ban quản lý toà nhà chưa được nâng cao.
Rất nhiều chung cư sau khi đã đưa vào hoạt động nhưng chưa thành lập ban quản trị, một số chủ đầu tư sau khi đã bàn giao nhà thì giao hết trách nhiệm cho ban quản trị, ban quản lý toà nhà nên việc tổ chức thực hiện công tác PCCC gặp nhiều khó khăn.Lực lượng PCCC tại chỗ thiếu và yếu. Lực lượng này chủ yếu là lực lượng bảo vệ, bảo trì chung cư, chế độ thường trực không rõ ràng, nhiệm vụ chủ yếu vẫn là công tác bảo vệ an ninh; việc thường trực, tuần tra, kiểm tra các điều kiện an toàn PCCC tại toà nhà thường được coi nhẹ.Công tác tuyên truyền, huấn luyện nghiệp vụ PCCC cho lực lượng này cũng chưa được các chủ đầu tư, ban quản lý coi trọng nên khi xảy ra sự cố cháy, nổ thường lúng túng, xử lý không kịp thời, hiệu quả dẫn đến các sự cố cháy, nổ lớn, phức tạp gây hậu quả nghiêm trọng.Cứu người dân thoát xuống từ tầng cao trong vụ cháy chung cư Carina, quận 8Ngoài lực lượng PCCC tại chỗ thì ý thức của người dân về công tác PCCC cũng chưa được nâng cao. Lực lượng Cảnh sát PCCC có định kỳ tổ chức tuyên truyền PCCC tại các chung cư, khu dân cư nhưng ghi nhận cư dân tham gia rất hạn chế. Khi xảy ra sự cố cháy tại các căn hộ, người dân chỉ biết chạy đi mà không biết thực hiện các bước xử lý ngay từ ban đầu, khi đám cháy mới phát sinh.Tuy các hệ thống kỹ thuật PCCC tại các chung cư được trang bị khá đầy đủ theo quy định nhưng việc bảo trì, bảo dưỡng các hệ thống, phương tiện PCCC chưa thực sự được coi trọng. Rất nhiều vụ cháy xảy ra nhưng hệ thống báo cháy, chữa cháy không có tác dụng.Nhiều chung cư hệ thống báo cháy tự động xảy ra hiện tượng báo động giả nhiều, bị người dân phản ánh nên chủ đầu tư, ban quản lý ngắt luôn hệ thống chuông báo động, khi xảy ra cháy, người dân sẽ không thể biết để thoát nạn.Theo quy định, cửa thoát nạn vào buồng thang bộ phải không có chốt khóa để có thể mở được cửa tự do từ bên trong mà không cần chìa. Hiện nay, để đảm bảo an ninh, các cửa vào buồng thang bộ được chủ đầu tư lắp đặt cửa 1 chiều, người dân khi vào buồng thang sẽ chỉ ra được tại tầng 1.Điều này sẽ rất nguy hiểm khi xảy ra cháy mà buồng thang bị nhiễm khói do một số lý do nào đó. Ngoài ra, các cửa lên sân thượng toà nhà cũng thường bị khoá làm ảnh hưởng đến yêu cầu an toàn thoát nạn cho người dân.

PCCC&CNCH cháy chung cư tại HN
PCCC&CNCH : XÁC ĐỊNH NGUYÊN NHÂN, NGĂN NGỪA TẬN GỐC
Trở lại với 2 vụ cháy gần đây tại chung cư Era Town và The Vista. Hai vụ cháy này xảy ra tại căn hộ, nguyên nhân ban đầu được xác định là do sự cố về điện, không có thiệt hại về người, thiệt hại tài sản chủ yếu là một số vật dụng gia đình. Khi phát hiện cháy, lực lượng tại chỗ đã phối hợp với lực lượng Cảnh sát PCCC dập tắt đám cháy không để cháy lan sang các căn hộ lân cận.Vụ cháy tại chung cư The Vista An Phú nhanh chóng được dập tắt, không lan sang các căn hộ xung quanhQua hai vụ cháy trên, dù chưa gây thiệt hại lớn về người và tài sản nhưng đã làm cho người dân hết sức hoang mang và lo lắngkhi xảy ra cháy tại chung cư. Tuy nhiên, mỗi người dân cần bình tĩnh để nhận định tình hình để có những giải pháp an toàn.Tại tòa nhà chung cư cao tầng, với những đám cháy, nổ xảy ra tại tầng hầm và các tầng thương mại, dịch vụ tại khối đế công trình sẽ rất nguy hiểm nếu các giải pháp ngăn cháy, điều kiện thoát nạn và hệ thống PCCC không hiệu quả. Các đám cháy này thường phát triển lan rộng do lượng chất cháy nhiều, tỏa nhiều khói, khí độc đe doạ tính mạng con người.Đối với các đám cháy xảy ra tại căn hộ đơn lẻ, người dân không cần thiết phải quá lo lắng, hoảng sợ do con người có thể kiểm soát được tình hình. Hầu hết các đám cháy xảy ra tại căn hộ đều là đám cháy cục bộ, khó có khả năng cháy lan sang các căn hộ khác do căn hộ luôn được xây dựng bằng các kết cấu xây dựng bao che là trần, sàn bê tông cốt thép, tường ngăn là tường gạch, cửa căn hộ là cửa chống cháy và trong căn hộ luôn được trang bị đầu phun chữa cháy tự động Sprinkler.Nếu hệ thống PCCC hoạt động tốt, hệ thống chữa cháy sẽ tự động dập tắt hoặc hạn chế sự phát triển của đám cháy. Khi xảy ra cháy tại căn hộ, người dân nên bình tĩnh ngắt điện, sử dụng bình chữa cháy và triển khai họng nước chữa cháy trong nhà để dập tắt đám cháy. Trong đường ống cấp nước chữa cháy tại tòa nhà luôn được duy trì áp lực nước đảm bảo yêu cầu chữa cháy.Với bất kỳ các sự cố báo cháy nào, người dân phải tiến hành thoát nạn theo đường cầu thang bộ gần nhất. Các buồng thang bộ thoát nạn tại chung cư đều là buồng thang bộ không nhiễm khói, được thiết kế thoát trực tiếp ra ngoài hoặc đi qua hành lang ngăn cháy. Với các sự cố cháy tại căn hộ, chúng ta cũng không nên quá hoang mang, lo sợ để dẫn đến những tai nạn đáng tiếc như nhảy xuống hoặc dẫm đạp lên nhau.Các sự cố cháy trong căn hộ chủ yếu là do nguyên nhân sự cố về điện, thắp nhang thờ cúng hoặc nấu ăn. Việc nâng cao ý thức của người dân trong việc sử dụng hệ thống điện, hệ thống gas và các dạng nguồn lửa, nguồn nhiệt khác sẽ hạn chế đa số các sự cố cháy nổ tại căn hộ chung cư.Qua đây, yêu cầu các chủ đầu tư, ban quản trị, ban quản lý phải nâng cao ý thức hơn nữa trong việc thực hiện trách nhiệm PCCC theo quy định của Pháp luật, xây dựng lực lượng PCCC tại chỗ đủ mạnh, thường xuyên bảo trì, bảo dưỡng, duy trì chế độ hoạt động của các hệ thống, phương tiện PCCC đã được trang bị với tính tin cậy cao nhất để xử lý nhanh và hiệu quả các tình huống cháy nổ xảy ra, không để gây thiệt hại lớn về người và tài sản.
PCCC&CNCH : MỘT SỐ KHUYẾN CÁO AN TOÀN PCCC ĐỐI VỚI CHUNG CƯ CAO TẦNGChấp hành nghiêm túc, đầy đủ các quy định về pháp luật về PCCC đối với các chung cư cao tầng. Tăng cường công tác thường trực bảo vệ nhất là khu vực tầng hầm.Tăng cường công tác tự kiểm tra kịp thời phát hiện , khắc phục các tồn tại về PCCC có nguy cơ cháy nổ xảy ra. Quản lý chặt chẽ việc sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt, các thiết bị sinh lửa, sinh nhiệt, hệ thống điện trong tòa nhà. Không đấu nối hệ thống điện vướt quá công suất của các thiết bị bảo vệ.Khuyến cáo người dân đang sinh sống tại các chung cư nâng cao ý thức PCCC trong từng căn hộ của mình, đảm bảo an toàn PCCC trong việc đun nấu, thờ cúng, thắp hương, hóa vàng mã…; phổ biến các thành viên trong gia đình kỹ năng thoát hiểm; Mỗi căn hộ cung cư nên trang bị các phương tiện chữa cháy, cứu nạn cứu hộ như: Bình chữa cháy xách tay, mặt nạ phòng độc, thang dây thoát nạn…Thường xuyên phối hợp với các Đội Cảnh sát PCCC&CNCH trên địa bàn tổ chức huấn luyện, bồi dưỡng kiến thực nghiệp vụ PCCC cho đội PCCC cơ sở; Tổ chức các buổi tuyên truyền về công tác PCCC cho các hộ dân của tòa nhà.Phải tiến hành kiểm tra, bảo trì, bảo dưỡng hệ thống PCCC được lắp đặt trong tòa nhà để đảm bảo hệ thống luôn luôn hoạt động tốt, theo đúng chức năng thiết kế ban đầu.Tại khu vực tầng hầm phải bố trí, sắp xếp phương tiện xe gọn gàng, không cản trở lối, đường thoát nạn; thường xuyên kiểm tra để phát hiện kịp thời các phương tiện hư hỏng hoặc sự cố rò rỉ xăng dầu để cách ly, di chuyển đảm bảo an toàn PCCC trong tòa nhà. Không bố trí phương tiện che lấp các tủ để phương tiện PCCC,…Tuyệt đối không khóa, chốt cửa thoát nạn; cửa buồng thang bộ phải luôn đóng kín đảm bảo ngăn lửa, khói khí có cháy nổ xảy ra. Bố trí mặt bằng, công năng sử dụng tại các vị trí trong tòa nhà phải theo đúng hồ sơ thiết kế được thẩm duyệt, nghiệm thu về PCCC.Bằng mọi cách thông báo cho mọi người xung quanh biết (hô hoán, ấn chuông báo cháy, còi, loa…). Báo cháy cho lực lượng Cảnh sát PCCC&CNCH qua số máy 114 hoặc Công an, chính quyền nơi gần nhất.Sử dụng các phương tiện chữa cháy đã được trang bị để dập tắt đám cháy. Nếu không được, hãy ra khỏi phòng và tìm cầu thang thoát nạn hoặc di chuyển ra ban công, cửa sổ gọi to, ra hiệu để được trợ giúp.Khi di chuyển trong phòng, hành lang nhiều khói, lấy khăn ướt bịt mũi miệng, đi khom hoặc bò sát nền để tránh khói, tránh khí độc.Khi tìm cứu người, chú ý các nơi kín, khuất như gầm giường, sau tủ, nhà tắm… Ưu tiên cứu người già, trẻ em, phụ nữ có thai và những người không có khả năng tự cứu, người tàn tật, tâm thần.
PCCC&CNCH : 19 PHƯƠNG ÁN THOÁT NẠN KHI GẶP SỰ CỐ CHÁY, NỔ
1. Việc đầu tiên là phải xem cầu thang bộ, cầu thang thoát nạn ở đâu, có thể bạn đi bằng lối thang máy nhưng vẫn cần biết.
2. Nên chú ý đến vị trí để các phương tiện chữa cháy bởi sử dụng chúng có thể tạo ra lối thoát nạn hoặc đôi khi các cuộn vòi chính là các “dây” cứu nạn:
3. Khi có cháy hãy bình tĩnh xử lý, đây là yếu tố quan trọng nhất. Sử dụng phương tiện sẵn có để dập cháy.
4. Nếu không dập được hãy ra khỏi phòng và đóng cửa phòng bị cháy lại.
5. Tìm các lối thoát nạn sẵn có theo đèn EXIT – Lối ra hoặc đèn chỉ dẫn mũi tên màu xanh. Hãy sử dụng cầu thang bộ, không dùng thang máy.
6. Trên đường đi, báo cho hàng xóm hay người ở các phòng lân cận biết đang có cháy xảy ra.
7. Nếu phải băng qua lửa, hãy dùng áo, chăn chất liệu cotton nhúng ướt và trùm lên đầu, lên người.
8, Bò hoặc đi khom người khi di chuyển trong phòng có nhiều khói. Nếu không nhìn thấy lối thoát nạn thì nên lần – sờ theo một bên tường để đi, chắc chắn sẽ tìm thấy cửa ra. Nên dùng khăn ướt bịt miệng mũi.
9, Nếu phải mở cửa, hãy kiểm tra nhiệt độ trước khi mở.
10. Khi mở nên tránh mặt và người sang một bên đề phòng lửa tạt. Nên cúi sát người xuống sàn khi mở cửa.
11. Nếu nhiệt độ quá cao, tuyệt đối không được mở.
12. Nếu khói lùa, dùng vải, giẻ ướt nhét vào khe cửa; hoặc dùng băng dính dán chặt.
13. Sau đó tìm lối thoát sang các phòng khác. Nếu không có lối ra, hãy di chuyển ra ban công, cửa sổ.
14. Từ đây hãy gọi to; dùng khăn, áo sáng màu ra hiệu cho người cứu biết.
15. Điện thoại 114 và 115, 113 hay công an phường, người thân… để thông báo vị trí bạn đang bị kẹt.
16. Trong khi chờ lực lượng PCCC hãy dùng các phương tiện có sẵn như: kìm cắt cửa, dây, thang… để thoát ra.
17. Đôi khi tấm rèm, ga xé dọc hay quần áo dài… buộc lại cũng trở thành 1 sợi dây cứu nạn.
18, Tuyệt đối KHÔNG nhảy,
19. Chỉ được nhảy khi có đệm, lưới ở dưới.
Thượng tá Huỳnh Quang Tâm – Trưởng Phòng Cảnh sát PCCC&CNCH – Công an TP.HCM
Tham khảo thêm: http://phongchaybmc.com/

PCCC: KHI NÀO CẦN BẢO TRÌ HỆ THỐNG PCCC

KHI NÀO CẦN BẢO TRÌ HỆ THỐNG PCCC

Khi nào cần bảo trì hệ thống báo cháy tự động?

Để biết khi nào cần bảo trì hệ thống báo cháy tự động là vấn đề khó có giải đáp, mọi người vẫn là theo cách đó là cứ khi nào hệ thống bị hỏng, có sự cố thì mới gọi nhà cung cấp dịnh vụ PCCC đến để bảo trì. Làm như vậy sẽ bị thụ động, không đáp ứng được các điều kiện sẵn sàng bảo vệ của hệ thống mà theo luật đã quy định là hệ thống phải đảm bảo luôn trong trạng thái sẵn sàng làm việc. Theo TCVN 3890 về bảo trì bảo dưỡng hệ thống PCCC, các hệ thống phòng cháy phải được bảo trì định kỳ 6 tháng 1 lần. Việc bảo trì bảo dưỡng là việc làm thường xuyên và liên tục chứ không phải là cứ khi có sự cố mới làm, đấy không phải là bảo trì bảo dưỡng ,mà là khắc phục sự cố.

Hệ thống PCCC tự động

Hệ thống cảnh báo PCCC

Các bộ phận chính của hệ thống báo cháy tự động:

  1. Hệ thống báo cháy tự động (Automatic fire alarm system): hệ thống tự động phát hiện và thông báo địa điểm cháy.
    1. Hệ thống báo cháy thông thường (Conventional fire alarm system): hệ thống báo cháy tự động không có chức năng thông báo địa chỉ của từng đầu báo cháy.
    2. Hệ thống báo cháy địa chỉ (Addressable fire alarm system): hệ thống báo cháy tự động có chức năng thông báo địa chỉ của từng đầu báo cháy.
    3. Hệ thống báo cháy thông minh (Intelligent fire alarm system): hệ thống báo cháy tự động ngoài chức năng báo cháy thường và địa chỉ còn có thể đo được một số thông số về cháy của khu vực nơi lắp đặt báo cháy như nhiệt độ, nồng độ khói hoặc/và tự động thay đổi ngưỡng tác động của đầu báo cháy theo yêu cầu của nhà thiết kế và lắp đặt.
  2. Đầu báo cháy tự động (Automatic fire detector): Thiết bị tự động nhạy cảm với các hiện tượng kèm theo sự cháy (sự tăng nhiệt độ, tỏa khói, phát sáng) và truyền tín hiệu thích hợp đến trung tâm báo cháy.
    1. Đầu báo cháy nhiệt (Heat detector): Đầu báo cháy tự động nhạy cảm với sự gia tăng nhiệt độ của môi trường nơi lắp đặt đầu báo cháy.
      1. Đầu báo cháy nhiệt cố định (Fixed Temperature Heat detector): Đầu báo cháy nhiệt, tác động khi nhiệt độ tại vị trí lắp đặt đầu báo cháy đạt đến giá trị xác định trước.
      2. Đầu báo cháy nhiệt gia tăng (Rate-of-rise heat detector): Đầu báo cháy nhiệt tác động khi nhiệt độ tại vị trí lắp đặt đầu báo cháy có vận tốc gia tăng đạt đến giá trị xác định.
      3. Đầu báo cháy nhiệt kiểu dây (Line-type heat detector): Đầu báo cháy nhiệt có cấu tạo dạng dây hoặc ống nhỏ
    2. Đầu báo cháy khói (Smoke detector): Đầu báo cháy tự động nhạy cảm với các tác động của khói tạo bởi các hạt rắn hoặc lỏng sinh ra từ quá trình cháy và/hoặc do phân hủy nhiệt.
      1. Đầu báo cháy khói ion hóa (Ionization smoke detector): Đầu báo cháy khói nhạy cảm với các sprinkler được sinh ra khi cháy có khả năng tác động tới các dòng ion hóa bên trong đầu báo cháy
      2. Đầu báo cháy khói quang điện (Photoelectric smoke detector): Đầu báo cháy khói nhạy cảm với các sprinkler được sinh ra khi cháy có khả năng ảnh hưởng đến sự hấp thụ bức xạ hay tán xạ trong vùng hồng ngoại và/hoặc vùng cực tím của phổ điện từ.
      3. Đầu báo cháy khói quang học (Optical smoke detector)
      4. Đầu báo cháy khói tia chiếu (Projected beam-type smoke detector): Đầu báo cháy khói gồm hai bộ phận là đầu phát tia sáng và đầu thu tia sáng, sẽ tác động khi ở khoảng giữa đầu phát và đầu thu xuất hiện khói.
    3. Đầu báo cháy lửa (Flame detector): Đầu báo cháy tự động nhạy cảm với sự bức xạ của lửa.
    4. Đầu báo cháy tự kiểm tra (Automactic Testing Function Detector – ATF): Đầu báo cháy có chức năng tự động kiểm tra các tính năng của nó để truyền về trung tâm báo cháy.
    5. Đầu báo cháy hỗn hợp (Combined detector): Đầu báo cháy tự động nhạy cảm với ít nhất 2 hiện tượng kèm theo sự cháy.
  3. Hộp nút nhấn báo cháy (Manual call point): Thiết bị thực hiện việc báo cháy ban đầu bằng tay.
  4. Nguồn điện (Electrical power supply): Thiết bị cấp năng lượng điện cho hệ thống báo cháy.
  5. Các bộ phận liên kết  (Conjunctive devices): Gồm các linh kiện, hệ thống cáp và dây dẫn tín hiệu, các bộ phận tạo thành tuyến liên kết với nhau giữa các thiết bị của hệ thống báo cháy.
  6. Trung tâm báo cháy (Fire alarm control panel): Thiết bị cung cấp năng lượng cho các đầu báo cháy tự động và thực hiện chức năng sau đây
    1. Nhận tín hiệu từ đầu báo cháy tự động và phát tín hiệu báo động cháy chỉ thị nơi xảy ra cháy.
    2. Có thể truyền tín hiệu phát hiện cháy qua thiết bị truyền tín hiệu đến nơi nhận tin báo cháy hoặc/và đến các thiết bị phòng cháy, chữa cháy tự động.
    3. Kiểm tra sự làm việc bình thường của hệ thống, chỉ thị sự cố của hệ thống như đứt dây, chập mạch…
    4. Có thể tự động điều khiển sự hoạt động của các thiết bị ngoại vi khác.

Bảo trì bảo dưỡng là kiểm tra trạng thái làm việc, thay thế sửa chữa các thiết bị hư hỏng sự cố và lau chùi, vệ sinh, làm sạch các thiết bị. Trong hệ thống báo cháy, việc khó khăn nhất đó là hệ thống đường dây nguồn và dây tín hiệu, nếu trong thi công không có khoa học, việc bảo trì sửa chữa rất khó khăn. Các đầu báo cần được làm sạch để chúng không bị nhiễu khi có sự cố có thể nhanh chóng phát hiện ra.

Một số yêu cầu khi bảo trì bảo dưỡng hệ thống báo cháy tự động:

  1. Trung tâm báo cháy tự động, một số yêu cầu chính: phải có chức năng tự động kiểm tra tín hiệu từ các kênh báo về để loại trừ các tín hiệu báo cháy giả. Tín hiệu âm thanh khi báo cháy và báo sự cố phải khác nhau.
  2. Đầu báo cháy tự động:
    1. Thời gian tác động: Đầu báo nhiệt không quá 120 giây. đầu báo khói không quá 30 giây, đầu báo lửa không quá 5 giây.
    2. Ngưỡng tác động: Đầu báo nhiệt từ 400C đến 1700C, Đầu báo khói Độ che mờ do khói*: Từ 5 đến 20%/m đối với đầu báo cháy khói thông thường và từ 20 đến 70% trên khoảng cách giữa đầu phát và đầu thu của đầu báo khói tia chiếu. Ngọn lửa trần cao 15mm, cách đầu báo cháy 3m.
    3. Các đầu báo cháy phải có đèn chỉ thị khi tác động. Trường hợp đầu báo cháy tự động không có đèn chỉ thị khi tác động thì đế đầu báo cháy tự động phải có đèn báo thay thế. Đối với đầu báo cháy không dây (đàu báo cháy vô tuyến và đầu báo cháy tại chỗ), ngoài đèn chỉ thị khi tác động còn phải có đèn báo về tình trạng của nguồn cấp.

PCCC: Khách hàng khi liên hệ với chúng tôi chủ yếu là về vấn đề sửa chữa các thiết bị hư hỏng, không hoạt động bình thường, hay nói cách khác là hỏng mới sửa, như vậy là cách làm chưa khoa học.

Để đạt được hiệu quả cao khi sử dụng các hệ thống PCCC, hệ thống báo cháy chữa cháy tự động, chúng ta cần phải có kế hoạch bảo trì bảo dưỡng định kỳ và kiểm tra trạng thái hoạt động. Và hãy quên đi suy nghĩ là chỉ khi gặp sự cố mới tìm nhà cung cấp dịch vụ PCCC để khắc phục.

Chúng ta hãy chủ động mọi lúc mọi nơi nhằm đảm bảo an toàn cho tất cả các hoạt động của cơ sở, doanh nghiệp của mình.

THIẾT BỊ BÁO CHÁY: NHỮNG ĐIỂM ĐÁNG CHÚ Ý VỀ THIẾT BỊ BÁO CHÁY DÙNG CHO GIA ĐÌNH

NHỮNG ĐIỂM ĐÁNG CHÚ Ý VỀ THIẾT BỊ BÁO CHÁY DÙNG CHO GIA ĐÌNH

Để đảm bảo an toàn cho ngôi nhà trong thời buổi hiện đại, bạn không thể thiếu đi công dụng của thiết bị báo cháy dùng cho gia đình.

Hệ thống thiết bị báo cháy

Với những tính năng hiện đại thông báo, phát ra tín hiệu khi phát hiện có dấu hiệu cháy nổ, hệ thống báo cháy đã giúp nhiều gia đình thoát khỏi những thiệt hại lớn về tài sản. Bên cạnh đó, nó còn được biết đến như dụng cụ đặc biệt, đảm bảo an toàn cho tính mạng con người. Vậy thiết bị báo cháy là gì? Tại sao nó được ứng dụng rộng rãi trong nhiều gia đình? Chúng tôi sẽ giúp bạn trả lời câu hỏi đó ngay dưới đây.

Kết cấu của hệ thống báo cháy như thế nào?

Hệ thống báo cháy dùng cho gia đình thường được thiết kế theo 3 bộ phận gồm:

  • Một bộ điều khiển trung tâm
  • Các thiết bị đầu dò ngoại vi khác như đầu dò báo nhiệt, báo khói, báo trộm, đầu dò chuyển động
  • Các đầu báo hiệu như loa, còi hú, đèn chớp, điện thoại…
  • Ngoài ra, mỗi hệ thống còn có bộ điều khiển từ xa và sạc pin.

Nguyên lý hoạt động của máy báo cháy khá đơn giản, nó được hoạt động dựa trên nguyên tắc nhất định như sau. Các tín hiệu đầu vào như báo khói, báo nhiệt… khi phát hiện ra sự cháy sẽ truyền tín hiệu điều khiển về trung tâm. Từ đó, trung tâm sẽ tiếp nhận và xử lý tín hiệu, đưa ra các cảnh báo cháy thể hiện khu vực đang xảy ra cháy và cảnh báo bằng chuông, đèn chớp, bằng âm thanh… Một số thiết bị còn tự động quay số của những số điện thoại cài đặt ban đầu.

Thiết bị báo cháy có những loại nào?

Trên thị trường hiện nay, thiết bị báo cháy có rất nhiều chủng loại khác nhau. Nó giúp khách hàng có thêm cho mình nhiều sự lựa chọn.Nếu thiếu kiến thức và kinh nghiệm, rất khó để chọn lựa được sản phẩm đảm bảo chất lượng, đơn giản khi sử dụng. Một số thương hiệu nổi tiếng được đông đảo khách hàng sử dụng như: Nohmi, Nittan, Hochiki, Horing, Hongchang, Woosung, Horing Lih, Caddx … Tùy thuộc vào nhu cầu và mục đích sử dụng khác nhau mà cóthiết bị phù hợp cho chính mình.

Nên chọn mua thiết bị loại nào chất lương?

Mặc dù trên thị trường có rất nhiều thiết bị báo cháy khác nhau. Tuy nhiên, bạn nên chọn sử dụng sản phẩm báo cháy hochiki. Đây được đánh giá là một trong những thiết bị chất lượng hàng đầu được khách hàng tin dùng. Thiết kế hiện đại với kiểu dáng trang nhã, phù hợp lắp đặt trong bất cứ không gian nào. Đặc biệt nhất, sản phẩm này có giá thành khá rẻ, nó phù hợp với điều kiện của người Việt.

Hệ thống thiết bị báo cháy tiêu chuẩn

Thiết bị có tác dụng lớn trong việc phát hiện và báo hiệu cháy nổ. Để sản phẩm này phát huy được tối đa hiệu quả hoạt động của nó bạn cần chú ý: Không lắp đặt ở những nơi có nhiệt độ lớn, độ ẩm cao, điện trường, từ trường mạnh. Nếu lắp đặt ngoài trời cần có hộp bảo vệ che mưa nắng.

Hiện nay có rất nhiều đơn vị cung cấp, hãy đến ngay với chúng tôi. Trải qua nhiều năm kinh nghiệm, chúng tôi cam kết giúp khách hàng sở hữu được những thiết bị hoàn hảo nhất.

Tham khảo thêm: http://www.pccc.hochiminhcity.gov.vn

Cháy nổ điện: Hướng dẫn biện pháp xử lý cháy nổ trong sử dụng điện

Cháy nổ điện: Kinhtedothi – Mỗi gia đình cần trang bị bình chữa cháy và biết cách sử dụng, khi xảy ra chảy nổ do sử dụng điện phải nhanh chóng cắt nguồn điện và báo động xung quanh và đặc biệt là không dùng nước dập lửa khi chưa cắt nguồn điện.

Tham khảo thêm: http://phongchaybmc.com/pccc-phong-benh-hon-chua-benh/

Cháy đường dây điện

Giám đốc Cty Điện lực Đà Nẵng Võ Hòa cho biết: Ngành điện Đà Nẵng đang thực hiện tháng cao điểm về đảm bảo an toàn. Tích cực phòng chống cháy nổ sử dụng điện trong nhân dân.

Hỗ trợ sửa chữa hệ thống điện, đồng thời sắp xếp, chỉnh trang cáp treo trên cột điện tại các tuyến đường. Nhất là khu vực hẻm, kiệt gây mất mỹ quan đô thị và tiềm ẩn nguy cơ cháy nổ cao.

Tại tháng cao điểm sẽ tiến hành sửa chữa miễn phí hệ thống điện sau công tơ cho 100 hộ gia đình khó khăn. Trong kế hoạch của năm 2018 sẽ chỉnh trang hệ thống cáp treo tại 76 tuyến đường với chiều dài gần 70km.

Vào mùa hè nóng nực, do nhu cầu sử dụng tăng đột biến khiến cho hệ thống truyền tải bị quá tải, dẫn đến nguy cơ cháy nổ tăng cao.

Hướng dẫn phòng chống cháy nổ điện

Đểhạn chế những thiệt hại do sử dụng điện không an toàn, khuyến cáo người dân sử dụng điện một số biện pháp để đảm bảo an toàn: Do đó:
1. Phòng, chống cháy nổ điện: Thường xuyên kiểm tra hệ thống điện trong gia đình. Tiến hành sửa chữa ngay những hư hỏng nhỏ nhất để đảm bảo không phát sinh hỏa hoạn.

2. Phòng chống cháy nổ điện cần: Lắp các thiết bị bảo vệ (như: cầu chì, áp tô mát) cho tòa nhà, từng tầng, từng nhánh, thiết bị công suất lớn trước trước các ổ cắm điện. Lựa chọn thiết bị, dây dẫn có nguồn gốc rõ ràng, đảm bảo chất lượng.
Ngắt các thiết bị, dụng cụ sinh nhiệt như: bàn là, bếp điện… ra khỏi nguồn điện khi không sử dụng hoặc khi đang mất điện. Kiểm tra các thiết bị điện trước khi ra khỏi nhà hoặc trước khi đi ngủ.

3. Không để các chất dễ cháy như: ga, xăng dầu, giấy, vải… gần đường đây điện hoặc gần các thiết bị điện, đặc biệt là các thiết bị điện sinh nhiệt.

4. Không sử dụng nhiều thiết bị điện cùng một lúc gây quá tải. Không treo móc hàng hóa đồ dùng lên đường dây điện, thiết bị điện…

5. Cháy nổ điện: Khi xảy ra cháy nổ phải ngắt nguồn điện, báo động cho người xung quanh. Hãy thông báo cho Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy. Mỗi gia đình cần phải có bình cứu hỏa và biết cách sử dụng bình cứu hỏa khi cần thiết. Đặc biệt là không được dùng nước dập lửa khi chưa cắt hết các nguồn điện.

Nguồn: Kinh tế đô thị http://kinhtedothi.vn/huong-dan-bien-phap-xu-ly-chay-no-trong-su-dung-dien-316945.html

PCCC: Phòng bệnh hơn chữa bệnh

PCCC: Phòng bệnh hơn chữa bệnh

(LĐTĐ) Nhằm mục đích thuận tiện cho công việc và tiết kiệm chi phí sinh hoạt, nhiều người đã lựa chọn lưu trú ngay tại xưởng sản xuất, kinh doanh. Tuy nhiên, điều này tiềm ẩn nhiều nguy cơ, đặc biệt là hiểm họa cháy nổ.

Liên tiếp xảy ra hỏa hoạn

Thời gian gần đây trên địa bàn thành phố Hà Nội xảy ra không ít vụ hỏa hoạn thương tâm, gây thiệt hại lớn về người và tài sản. Trong đó, nhiều vụ hỏa hoạn liên quan đến cháy xưởng. Cụ thể, tháng 10/2018, tại lô nhà số 30 và 31 của biệt thự liền kề BT 4 – 1, Khu đô thị Trung Văn Vinaconex 3 (thuộc địa bàn phường Trung Văn, quận Nam Từ Liêm) đã xảy ra một vụ cháy lớn.

hiem hoa khon luong 91796
Nhiều xưởng sản xuất kết hợp không gian diện tich vừa sản xuất, vừa để công nhân ăn ở ngay tại xưởng

Người dân tại khu vực này cho biết, 2 lô nhà này mới xây xong phần thô, chủ nhà cho 1 hộ kinh doanh thuê làm ghế sofa. Tại xưởng này, nhiều người ngửi thấy mùi khét và ngay sau đó khói đen cùng ngọn lửa dữ dội bốc lên. Theo thông tin từ phía lực lượng chức năng, vụ cháy đã làm 2 người bị thương nặng phải đưa đi cấp cứu và 1 người tử vong.

Gần đây nhất, ngày 12/4/2019, cũng tại phường Trung Văn, khoảng hơn 2h, vụ hỏa hoạn làm cháy 4 nhà xưởng trong khu vực đã xảy ra. Do khu vực kho xưởng nằm sâu trong khu dân cư hàng trăm mét, hiện trường có nhiều vật liệu dễ cháy như đồ nhựa, gỗ nên lửa lan nhanh và thiêu rụi cả 4 khu nhà xưởng. Đáng nói, vụ cháy nhà xưởng trên đã khiến cho 8 nạn nhân tử vong.Trong đó có một gia đình 4 người.

hiem hoa khon luong 91796
Xưởng cơ khí càng phải nêu cao công tác an toàn cháy nổ

Có thể thấy, dù nhiều vụ hỏa hoạn tại các kho xưởng đã xảy ra, nhưng trên thực tế, tình trạng lưu trú tại nơi sản xuất, kinh doanh vẫn diễn ra phổ biến. Cụ thể, tại tuyến phố Đại Linh (phường Trung Văn), hay dọc đường Thanh Bình (quận Hà Đông), đoạn ven sông Nhuệ… có rất nhiều nhà xưởng, nhà trọ, nối dài, mọc xen kẽ trong các nhà dân.

Hầu hết các nhà xưởng tại đây được thiết kế với diện tích nhỏ tận dụng vừa làm nơi sản xuất vừa làm kho chứa. Đặc biệt, trong nhiều nhà xưởng có những căn gác xếp được dựng lên bằng những thanh sắt và tấm ván ép để làm nơi sinh hoạt nghỉ ngơi cho công nhân ngay tại xưởng.

Tương tự, tại thôn Triều Khúc, xã Tân Triều (huyện Thanh Trì), đây là một địa phương tập trung khá nhiều xưởng tái chế phế liệu. Theo quan sát, ngõ phố trong thôn khá bé, chật chội nhưng lại tập trung đầy rẫy những xưởng sản xuất dây thun, nhựa tái chế, chỉ khâu, chỉ cuộn, vật liệu may mặc… đa phần là vật liệu dễ cháy.

Trong các xưởng này, tình trạng công nhân cư trú ngay tại xưởng cũng diễn ra thường xuyên.Tại Đê La Thành, con phố này nổi tiếng với các nhà xưởng kết hợp với nhà ở. Tại đây, các hộ dân thường sử dụng tầng một để làm nơi kinh doanh, buôn bán. Mặt hàng chủ yếu là đồ gỗ, sắt thép.Việc đục đẽo, cũng như gò hàn được thực hiện ngay tại tầng một, tiềm ẩn nguy cơ cháy nổ cao…

Nhiều cơ sở kinh doanh không đảm bảo an toàn

Theo thống kê của Công an TP Hà Nội, hiện nay, có khoảng 500 cơ sở là các kho, bãi hàng hóa và xưởng sản xuất thuộc diện quản lý nhà nước về phòng cháy, chữa cháy có nguy cơ cháy, nổ cao trên địa bàn thành phố.

Mới đây, ngày 20/5/2019, Tổ kiểm tra số 4 – Đoàn kiểm tra liên ngành Ban Chỉ đạo 197 thành phố Hà Nội đã tiến hành kiểm tra an toàn Phòng cháy chữa cháy (PCCC) & cứu nạn cứu hộ (CNCH) tại lô đất C12-1/ĐX1 Khu đô thị Nam Trung Yên, phường Trung Hoà, quận Cầu Giấy, TP Hà Nội. Qua kiểm tra, tổ liên ngành ghi nhận, lô đất trên thuộc sở hữu của Công ty Cổ phần Sài Gòn phụ tùng ô tô.

Hiện trạng đang bố trí Showroom ôtô Subaru, văn phòng và xưởng sửa chữa do Công ty TNHH AHCOM Hà Nội khai thác; gara ô tô do Công ty TNHH Usami Việt Nam khai thác; bãi đỗ xe thuộc Công ty Cổ phần Sài Gòn phụ tùng ô tô. Tại thời điểm kiểm tra, các khu vực trên chưa được thẩm duyệt thiết kế và nghiệm thu về PCCC hiện đã đưa vào hoạt động; chưa lập hồ sơ quản lý, theo dõi hoạt động PCCC& CNCH; không đảm bảo khoảng cách an toàn PCCC đến công trình lân cận; không đảm bảo điều kiện ngăn cháy lan giữa khu vực showroom và khu vực bảo trì xe ô tô; không đảm bảo về lối thoát nạn tại khu vực văn phòng và showroom Subaru (cửa thoát nạn tại tầng 1 mở ngược chiều thoát nạn, thang bộ từ tầng 2 xuống tầng 1 không đảm bảo kín, cửa buồng thang không phải là cửa chống cháy, cửa phòng họp lớn tại tầng 2 mở ngược chiều thoát nạn). Không trang bị đầy đủ phương tiện PCCC (hệ thống họng nước chữa cháy trong nhà, hệ thống chữa cháy tự động, đèn chiếu sáng sự cố, đèn chỉ dẫn thoát nạn)…

Cùng ngày, đoàn công tác đến kiểm tra tại Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Yên Bình địa chỉ: Km 5, quốc lộ 70, xã Tam Hiệp, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.Tại thời điểm kiểm tra, Tổ kiểm tra liên ngành ghi nhận công trình nhà xưởng, kho thuộc Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Yên Bình được xây dựng diện tích khu đất khoảng 2.480m2, trong đó tổng diện tích nhà xưởng và kho khoảng 2000m2, chiều cao 9m, kết cấu khung thép mái tôn; nhà văn phòng diện tích 50m2, cao 01 tầng. Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Yên Bình thuê lại của UBND xã Tam Hiệp hoạt động với tính chất gia công cơ khí, nhựa

Ghi nhận tại thời điểm kiểm tra, Công ty tồn tại vi phạm về PCCC như: Chưa xây dựng phương án cứu nạn cứu hộ của cơ sở, chưa thực hiện chế độ bảo hiểm cháy nổ bắt buộc. Giao thông phục vụ chữa cháy xe chữa cháy không thể tiếp cận được 2 phía chiều dọc của nhà xưởng (chiều rộng của nhà xưởng 30m).

Khoảng cách an toàn PCCC từ công trình đến đường ranh giới khu đất không đảm bảo (công trình xây dựng kết cấu khung thép, mái tôn bậc chịu lửa bậc V, tường nhà xưởng, kho là tường thưng tôn nằm sát đường ranh giới khu đất). Không đảm bảo tường ngăn cháy lan từ khu vực nhà xưởng và kho bên trong được ngăn cách bởi vách tôn. Lối thoát nạn không bố trí cửa thoát nạn tại khu vực nhà kho và nhà xưởng…

Nâng cao ý thức người dân

Như vậy có thể thấy, nguy cơ cháy nổ đối với các xưởng sản xuất, kinh doanh là rất lớn. Tuy nhiên trên thực tế, nhằm giảm bớt chi phí sinh hoạt, nhiều công nhân vẫn lựa chọn các địa điểm này làm nơi cư trú.

Nói về sự nguy hiểm của việc lưu trú tại nơi sản xuất, kinh doanh, đại diện phòng Cảnh sát PCCC & CNCH – Công an TP Hà Nội, cho rằng, hầu hết các kho xưởng, ki ốt thường có kết cấu tạm bợ, chỉ thiết kế một cửa ra vào. Do đó, khi xảy cháy, lửa và nhiệt tác động mạnh khiến kết cấu nhà nhanh chóng sụp đổ, người dân sẽ bị mắc kẹt khó thoát hiểm và việc chữa cháy, cứu nạn của lực lượng chức năng cũng rất khó khăn. Đặc biệt, nếu các vụ cháy xảy ra vào ban đêm lại càng nguy hiểm hơn. Vì trong lúc này con người đang rơi vào trạng thái ngủ sâu, mất nhận thức nên không kịp phản ứng để chạy thoát.

Mặc dù nguy hiểm thấy rõ, song việc quản lý việc lưu trú tại nơi sản xuất kinh doanh hiện nay đang gặp nhiều khó khăn. Đối với chính quyền địa phương, do hiện tại số lượng cán bộ còn khá mỏng, không đủ để kiểm soát đến từng nhà dân. Mặt khác, nhận thức của người sử dụng lao động và người lao động về những nguy hiểm có thể xảy ra còn hạn chế dẫn đến không thực hiện nghiêm các quy định về lưu trú.

Trước tình trạng trên, để đảm bảo an toàn cho người dân, mới đây, UBND Thành phố đã chỉ đạo Công an TP tổng kiểm tra việc lưu trú và công tác PCCC tại nơi sản xuất.Song, thiết nghĩ, nước xa không cứu được lửa gần, để đảm bảo an toàn phòng cháy, chữa cháy, việc đầu tiên phải làm là nâng cao ý thức cho người dân. Trước hết, đối với chủ các cơ sở sản xuất, kinh doanhphải tuân thủ nghiêm các quy định về lắp, chủ động lắp đặt các hệ thống phòng, chống cháy nổ và trang bị kỹ năng cần thiết cho người lao động theo đúng quy định, để bảo đảm an toàn phòng, chống cháy nổ…

Trong đó, ý thức, trách nhiệm phòng ngừa hỏa hoạn, của mỗi chủ thể để tự bảo vệ mình là quan trọng nhất. Còn về phía người lao động, cần ý thức được sự nguy hiểm của việc lưu trú, sinh hoạt tại nơi làm việc. Chủ động học các kỹ năng PCCC cũng như kỹ năng thoát hiểm khi có hỏa hoạn xảy ra.

Lê Thắm

Mở đợt cao điểm xử lý vi phạm về phòng cháy chữa cháy (PCCC)

Mở đợt cao điểm xử lý vi phạm về phòng cháy chữa cháy (PCCC)

(LĐTĐ) Thời gian qua, tình hình cháy, nổ xảy ra trên địa bàn Thành phố vẫn còn những diễn biến phức tạp. Mới đây, Công an thành phố Hà Nội đã mở đợt cao điểm tổng kiểm tra, xử lý vi phạm về phòng cháy chữa cháy (PCCC).

Trong thời gian qua, Đảng ủy, Ban Giám đốc Công an TP Hà Nội đã rất quan tâm và chỉ đạo sát sao đối với công tác đảm bảo an toàn về PCCC trên địa bàn Thành phố; đã tham mưu Thành ủy, UBND TP ban hành hàng chục văn bản chỉ đạo về công tác PCCC, từ Chỉ thị của Thành ủy, các Kế hoạch chuyên đề về PCCC của UBND Thành phố.

Công an TP đã ban hành cơ bản đầy đủ gần 20 quy trình, quy định về nghiệp vụ công tác PCCC và cứu nạn cứu hộ (CNCH); ban hành trên 50 đầu văn bản, Kế hoạch hướng dẫn, chỉ đạo các mặt nghiệp vụ, từ công tác tuyên truyền về PCCC, công tác điều tra cơ bản, hướng dẫn kiểm tra an toàn về công tác PCCC, công tác chữa cháy và CNCH.

Tuy nhiên, tình hình cháy, nổ xảy ra trên địa bàn Thành phố vẫn còn những diễn biến phức tạp. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên là do người đứng đầu một số địa phương, đơn vị chưa thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của Bộ Công an, Thành ủy, UBND Thành phố, chưa quan tâm, chú trọng chỉ đạo các cấp, các ngành, cơ quan, đơn vị, cơ sở và người dân thực hiện có hiệu quả công tác phòng ngừa cháy nổ ở cấp cơ sở, có nơi thực hiện rất hình thức.

cong an tp ha noi mo dot cao diem xu ly vi pham ve phong chay chua chay
Buổi tập huấn về phòng cháy chữa cháy ở phường Dịch Vọng Hậu, quận Cầu Giấy. (Ảnh VG)

Bên cạnh đó, công tác phối hợp giữa các đơn vị còn chưa chặt chẽ; chưa có cơ chế trao đổi thông tin và phối hợp nắm bắt tình hình, quản lý các cơ sở vi phạm về PCCC. Trang bị bảo hộ cá nhân cho cán bộ chiến sỹ tham gia chữa cháy trong điều kiện có nhiều sản phẩm cháy và khói, khí độc, hóa chất còn thiếu và hạn chế. Chế tài, biện pháp cưỡng chế buộc các cơ sở phải chấp hành, khắc phục vi phạm còn bấp cập, chưa đầy đủ…

Nhằm chấn chỉnh tình trạng trên, Công an TP Hà Nội xây dựng Kế hoạch Cao điểm tổng kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực PCCC đối với các cơ sở trong khu, cụm công nghiệp, cụm tiểu thủ công nghiệp, làng nghề và cơ sở sản xuất, kho hàng hóa trong khu dân cư trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Theo đó, lực lượng chức năng Công an TP Hà Nội sẽ tiến hành kiểm tra tại các khu, cụm công nghiệp, cụm tiểu thủ công nghiệp, làng nghề và cơ sở sản xuất, kho hàng hóa trong khu dân cư. Thời gian kiểm tra bắt đầu từ ngày 15/5/2019 đến hết ngày 30/8/2019.

Để thực hiện có hiệu quả, Công an TP Hà Nội sẽ chủ động, phối hợp với các cơ quan thông tấn, báo chí, các sở, ngành, đơn vị chức năng, UBND các quận, huyện, thị xã tăng cường tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về PCCC, vận động người đứng đầu cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, hộ gia đình và nhân dân chấp hành nghiêm quy định pháp luật và chỉ đạo các cấp, các ngành, cơ quan quản lý về đảm bảo an toàn PCCC tại nơi kinh doanh, sản xuất, nâng cao kiến thức, kỹ năng phòng ngừa và tự xây dựng phương án thoát nạn khi có cháy, nổ xảy ra.

Tham mưu với cấp ủy, chính quyền địa phương huy động hệ thống chính trị, các sở, ban, ngành liên quan tăng cường phối hợp thanh kiểm tra và xử lý đối với vi phạm về PCCC; đối với các cơ sở sản xuất, kho hàng hóa vi phạm trật tự xây dựng, chưa được cơ quan quản lý cấp phép phải cương quyết tạm đình chỉ, đình chỉ hoạt động và thực hiện các biện pháp cưỡng chế. Đẩy mạnh và làm tốt phong trào “Toàn dân PCCC”, chủ động phát hiện, cung cấp thông tin, tham gia tố giác các hành vi vi phạm pháp luật về PCCC…

P.V

Phòng cháy, chữa cháy: Chú trọng ngay từ cơ sở

Phòng cháy, chữa cháy: Chú trọng ngay từ cơ sở

ĐỖ QUỲNH CHIdientu@hanoimoi.com.vn
 06:47 thứ ba ngày 19/03/2019

6 kỹ năng thoát nạn khi cháy, nổ xảy ra tại trường học

6 kỹ năng thoát nạn khi cháy, nổ xảy ra tại trường học

(LĐTĐ) Trường học là môi trường cần bảo đảm nghiêm ngặt về vấn đề phòng cháy, chữa cháy. Bởi, với số lượng học sinh lớn, lại chưa có khả năng tự vệ trước sự cố cháy, nổ nên chỉ một sơ suất nhỏ cũng có thể gây hậu quả khôn lường. Do đó, trang bị những kỹ năng thoát hiểm khi có hỏa hoạn xảy ra sẽ giúp các em bình tĩnh và biết cách xử lý tình huống một cách an toàn nhất.

Phòng Cảnh sát Phòng cháy, chữa cháy và Cứu nạn, cứu hộ – Công an Thành phố Hà Nội hướng dẫn 6 kỹ năng thoát nạn mà học sinh phải “nằm lòng” khi cháy, nổ xảy ra tại các trường học:

Kỹ năng 1: Khi xảy ra sự cố về cháy, nổ ở trường học các em phải bình tĩnh làm theo sự chỉ dẫn của các thầy cô giáo.

Kỹ năng 2: Để tránh bị ngạt khói, các em di chuyển ra ngoài bằng cách bò sát mặt đất, bịt khăn hoặc vải thấm nước lên miệng, mũi. Hãy khoác thêm một chiếc áo được nhúng nước nếu có thể (Vì không những lửa mà khói và hơi khí độc cũng có thể dẫn đến tử vong). Trong khi bò nên bò theo men bờ tường để tìm lối thoát nạn một cách nhanh nhất. Không được trốn dưới gầm bàn ghế, trốn trong phòng vệ sinh.

ky nang thoat nan khi chay no xay ra tai truong hoc
Học sinh trường PTQT Newton được tập huấn kỹ năng thoát hiểm – một kĩ năng rất cần thiết cho mỗi cá nhân khi xảy ra sự cố cháy, nổ.

Kỹ năng 3: Trong trường hợp quần áo bị bén lửa các em phải dừng lại, nằm xuống và lăn người qua lại hoặc lăn tròn để làm tắt ngọn lửa.

Kỹ năng 4: Nếu mở cửa phải kiểm tra nhiệt độ của cửa trước khi mở. Khi mở cửa nên tránh sang một bên để đề phòng lửa tạt.

Kỹ năng 5: Khi thoát ra ngoài phòng, các em hãy bình tĩnh di chuyển thoát nạn theo đường cầu thang bộ. Tuyệt đối không được chen lấn, xô đẩy trong quá trình thoát nạn. Đối với các trường học mà có thang máy thì các em tuyệt đối không được sử dụng để thoát nạn.

Kỹ năng 6: Trong trường hợp ngọn lửa bùng phát, khói, khí độc bao trùm cả hành lang và không thể thoát ra ngoài, hãy lấy vải ướt bịt chặt các khe cửa. Sau đó các em di chuyển ra ngoài ban công, cửa sổ và gọi to hoặc dùng khăn, áo, mũ để ra hiệu cầu cứu để các lực lượng chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ hướng dẫn.

Tuyệt đối không được nhảy xuống dưới, trừ khi có đệm không khí, đệm hơi, lưới ở dưới và được các chú cảnh sát chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ hướng dẫn.

P.T

Tăng cường công tác phòng cháy chữa cháy (PCCC) mùa nắng nóng

Tăng cường công tác phòng cháy chữa cháy (PCCC) mùa nắng nóng

(LĐTĐ) Để chủ động xử lý tốt mọi tình huống cháy nổ xảy ra trên địa bàn, Đội Cảnh sát phòng cháy chữa cháy và cứu hộ cứu nạn (PCCC & CNCH), Công an huyện Đông Anh đã xây dựng kế hoạch thực hiện công tác PCCC & CNCH năm 2019 với mục tiêu hạn chế tới mức thấp nhất những sự cố cháy nổ xảy ra trong mùa nắng nóng.

Theo đó, huyện Đông Anh sẽ tăng cường công tác nắm tình hình, điều tra cơ bản, chủ động phòng ngừa, góp phần nâng cao hiệu quả công tác đảm bảo an toàn PCCC. Đổi mới nội dung, hình thức và phương pháp tuyên truyền, huy động toàn dân tham gia phong trào “Toàn dân PCCC & CNCH”.

tang cuong cong tac phong chay chua chay mua nang nong
Lực lượng chức năng huyện Đông Anh tập huấn công tác (Ảnh Trọng Công)

Thường xuyên phối hợp với Ban quản lý các chợ trên địa bàn huyện tiến hành kiểm tra an toàn PCCC; đẩy mạnh tuyên truyền, nhắc nhở và yêu cầu tiểu thương cam kết tuân thủ các biện pháp về phòng chống cháy nổ, tuyệt đối cấm việc thắp hương, nấu nướng tại điểm bán hàng; định kỳ tổ chức kiểm tra tại các điểm chợ, siêu thị, kho chứa hàng để đánh giá nguy cơ từ đó có biện pháp khắc phục kịp thời, luôn trực 24/24 giờ để kịp thời xử lý các sự cố cháy nổ có thể xảy ra.

Nhằm góp phần nâng cao trách nhiệm và hiểu biết pháp luật về công tác đảm bảo an toàn PCCC, huyện Đông Anh cũng đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền và tập huấn nghiệp vụ cho các cơ sở kinh doanh có điều kiện và người dân.

Cụ thể, trong quý I/2019, huyện đã tổ chức 46 lớp tuyên truyền cho hơn 3.900 người, cung cấp 1.200 tờ rơi, tài liệu tuyên truyền cho các hộ kinh doanh tại chợ Tó, và các hộ kinh doanh nhỏ lẻ, nhà hàng, quán intrernet… Đồng thời tổ chức 26 lớp tập huấn nghiệp vụ về PCCC cho 3.100 người của 315 cơ sở, qua đó đã cấp được 2.207 giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ PCCC.

Cạnh đó, công tác kiểm tra an toàn PCCC cũng được huyện tăng cường và thường xuyên tổ chức các đợt kiểm tra đột xuất tại các cơ sở, đơn vị trọng điểm. Đôn đốc các cơ sở kinh doanh có điều kiện chấp hành các quy định về PCCC.

Ngoài ra, huyện Đông Anh cũng tập trung đẩy mạnh các công tác nghiệp vụ cơ bản, tăng cường quản lý, kiểm tra an toàn PCCC đối với các cơ sở, địa bàn trọng điểm như: Chợ, siêu thị, trung tâm thương mại, chung cư mini, nhà trọ, nhà cao tầng, các công ty, doanh nghiệp trên địa bàn… hướng dẫn việc sử dụng bình chữa cháy đúng cách, kiểm tra thao tác và cách xử lý khi có tình huống cháy nổ xảy ra. Qua đó, giúp cho thành viên đội PCCC của các cơ sở nâng cao kỹ năng thực hành để có cách ứng phó linh hoạt khi có sự cố cháy xảy ra.

M.Q

Phòng cháy, chữa cháy tại các cơ sở giáo dục: Không thể coi thường (Kỳ 1)

Phòng cháy, chữa cháy tại các cơ sở giáo dục: Không thể coi thường (Kỳ 1)

(LĐTĐ) Trường học và cơ sở giáo dục đào tạo đều là nơi nuôi dưỡng, đào tạo các thế hệ dựng xây đất nước. Chính nơi đây, đã trang bị cho mỗi cá nhân  kiến thức cơ bản nhất để có thể bước những bước xa hơn trong cuộc sống sau này. Do vậy, tổ chức công tác phòng cháy, chữa cháy (PCCC) tại các cơ sở giáo dục có ý nghĩa vô cùng quan trọng, vừa góp phần đảm bảo an ninh, an toàn cho các cơ sở, đồng thời nâng cao ý thức trong mỗi cá nhân về công tác đảm bảo an toàn PCCC.

Công tác PCCC là một trong những yêu cầu quan trọng để đảm bảo môi trường an toàn cho nhà trường ở tất cả các cấp học, bậc học. Tuy nhiên, có một thực tế đáng lo ngại là tại nhiều cơ sở giáo dục, việc chấp hành các quy định về PCCC vẫn chưa thực sự nghiêm túc, nhiều trường không đảm bảo điều kiện an toàn về PCCC.

Còn tồn tại vi phạm

Mặc dù việc xảy ra cháy, nổ trong các trường học ít hơn nhiều so với tỷ lệ cháy nổ tại các hộ dân và các cơ sở sản xuất, kinh doanh, song công tác PCCC tại các trường học vẫn còn nhiều thiếu sót, bất cập. Theo Công an thành phố Hà Nội, thực hiện Kế hoạch 359/KH-CAHN-PV01 ngày 9/11/2018 về Tổng kiểm tra công tác PCCC và cứu nạn, cứu hộ (CNCH) trên địa bàn thành phố năm 2018, từ ngày 22/2/2019 đến ngày 28/2/2019, các lực lượng chức năng, Công an thành phố Hà Nội đã tổ chức kiểm tra 1.545 cơ sở, trong đó phát hiện 69 cơ sở không đảm bảo các điều kiện an toàn về Phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ (PCCC&CNCH). Đáng nói, trong số những cơ sở này, có cả các trường học, từ cấp mầm non đến đại học.

phong chay chua chay tai cac co so giao duc khong the coi thuong ky 1
Tập huấn PCCC tại Trường THPT Nguyễn Gia Thiều (quận Long Biên)

Tại huyện Phúc Thọ, Trường Mầm non Tam Hiệp (xã Tam Hiệp), khu điểm trường xây dựng mới và hoạt động từ tháng 9/2018 chưa được thẩm duyệt và nghiệm thu về PCCC, không có thiết kế hệ thống PCCC đối với công trình thuộc diện phải có thiết kế hệ thống PCCC, trang bị phương tiện PCCC không đầy đủ theo quy định. Trường THPT Ngọc Tảo (xã Ngọc Tảo) chưa lắp đặt hệ thống chữa cháy trong nhà đối với khối nhà C, B; bên ngoài cơ sở không có hệ thống cấp nước chữa cháy ngoài nhà.

Hay như tại quận Thanh Xuân, Trường THCS Nhân Chính (phường Nhân Chính) chưa lắp đặt hệ thống báo cháy tự động theo quy định; máy bơm chữa cháy động cơ xăng không hoạt động, máy bơm chữa cháy động cơ điện có hoạt động tuy nhiên khi thử áp lực nước đầu lãng không ra được nước; không lắp đặt đèn chiếu sáng sự cố, đèn chỉ dẫn thoát nạn. Trường Mầm non Đô Rê Mon, Trường Mầm non Hà Nội Steamford (phường Nhân Chính) chưa có giải pháp cho lối thoát nạn thứ 2; chưa bổ sung các trang thiết bị, phương tiện PCCC&CNCH, chưa bảo dưỡng các phương tiện PCCC&CNCH. Trường Mầm non Họa My (phường Nhân Chính) chưa lắp đặt hệ thống báo cháy tự động tại trường theo quy định; chưa bảo dưỡng máy bơm chữa cháy động cơ xăng theo quy định; không lắp đặt đèn chiếu sáng sự cố, đèn chỉ dẫn thoát nạn tại tất cả các cầu thang bộ.

Học viện Âm nhạc quốc gia Hà Nội (quận Đống Đa) cũng được “điểm danh” trong danh sách do chưa thực hiện nghĩa vụ mua bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc theo Nghị định 23/2018/NĐ-CP; khối nhà thư viện thiết kế 1 cầu thang bộ; các khối nhà phòng làm việc Hiệu bộ A1, khối nhà học A2, khối nhà thư viện, phòng hòa nhạc có trang bị hệ thống báo cháy tự động, hệ thống họng nước nhưng không hoạt động. Tại Trường Đại học Y Hà Nội, hệ thống PCCC trang bị tại công trình cải tạo mở rộng nhà B1, B2, B3, cải tạo nhà A2 khám chữa bệnh chưa được nghiệm thu về PCCC trước khi đưa vào hoạt động theo quy định.

Nhiều nguy cơ tiềm ẩn

Nhận diện những nguy cơ tiềm ẩn Nhiều trường mầm non được bố trí cải tạo chuyển đổi công năng từ nhà ở hộ gia đình, từ văn phòng, bố trí xen lẫn nhà ở trong chung cư… Trong các trường mầm non thông thường một giáo viên phải trông giữ từ 5 – 10 cháu, khi cháy xảy ra vấn để thoát nạn gặp nhau nhất định.

Học sinh trong trường học là đối tượng ít có hiểu biết về nguy hiểm cháy, khi có cháy lại thường bị hoảng loạn do vậy nếu cháy xảy ra trong giờ học sẽ rất dễ dẫn đến sự dẫm đạp lên nhau trong quá trình chạy thoát nạn. Bên cạnh đó, do ít hiểu biết về cháy nổ, nhiều em học sinh còn chơi đùa, nghịch lửa, nghịch điện, hóa chất trong giờ ra chơi, sinh hoạt và đó có thể trở thành nguồn nhiệt gây cháy.

Đối với các trường bậc phổ thông, đặc biệt là các trường học bán trú, do nơi nghỉ của học sinh bố trí liền với nơi học hoặc chính là phòng học nên vấn đề thoát nạn gặp khó khăn nhất định. Đối với các trường có khu ký túc xá là nơi tiềm ẩn nguy hiểm cháy, nổ cao do đây là nơi sinh hoạt, học tập của các em học sinh. Mật độ sinh hoạt đông, cuộc sống sinh hoạt phong phú, tâm lý lứa tuổi chưa ổn định là những nguy hiểm trong công tác PCCC.

Theo ông Phạm Ngọc Tuấn (Trưởng phòng Chính trị tư tưởng, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội), hiện nay, trên khắp địa bàn thành phố Hà Nội đều có trường học ở các cấp khác nhau, từ nhà trẻ, trường mẫu giáo, trường học các cấp đến các trung tâm giáo dục, học viện, đại học… Trong xây dựng và phát triển các trường học đã được đầu tư cơ sở vật chất mới hoặc được cải tạo lại với quy mô, các trang thiết bị và tiện nghi học tập, sinh hoạt tương đối đầy đủ, hoàn thiện. Các trường học được chia thành nhiều khu riêng biệt như: Khu vui chơi giải trí, khu học tập (phòng học); khu phục vụ sinh hoạt (phòng ngủ, phòng ăn, phòng vệ sinh…), khu vực chế biến thức ăn (bếp nấu, kho chăn màn…); khu vực để xe. Tại một số trường học còn có khu vực ký túc xá dành cho học sinh nội trú.

Các trường học là nơi tập trung số lượng lớn học sinh, sinh viên, giáo viên, cán bộ, nhân viên phục vụ. Để duy trì công việc học tập, đào tạo, nghiên cứu cần một khối lượng lớn cơ sở vật chất kỹ thuật, trong đó hầu hết là chất dễ cháy: Bàn, ghế, bệ, bục, hồ sơ, tài liệu… tiềm ẩn nguy cơ gây cháy, nổ.

Bên cạnh đó, cháy cũng có thể xảy ra bởi nhiều nguyên nhân khác nhau như do sơ xuất trong việc dùng lửa để nấu thức ăn, để thực hành thí nghiệm, do vi phạm quy định về PCCC như hút thuốc, đốt cỏ rác… Đối với các trường mẫu giáo, tiểu học… học sinh chưa có khái niệm nhiều về mức độ nguy hiểm của lửa vì vậy thường hay dùng lửa để nghịch như lấy diêm đốt giấy để sưởi ấm vào mùa đông, dùng lửa để đùa nghịch…

Ngoài ngọn lửa trực tiếp gây ra cháy thì việc sử dụng các thiết bị điện cũng có thể làm phát sinh nguồn nhiệt. Ở các trường học luôn có nhu cầu lớn về việc dùng điện chẳng hạn dùng điện để đun nấu, dùng điện để sưởi ấm, dùng điện để là quần áo, chăn màn cho các cháu, dùng điện để tiến hành các thí nghiệm, dùng điện để chiếu sáng… Quá trình sử dụng thiết bị điện quá công suất chịu tải của dây dẫn và các thiết bảo vệ, sử dụng sai quy định gây ra các hiện tượng quá tải, lâu ngày không kiểm tra đường dây dẫn điện nên bị chạm chập, quá tải, điện trở chuyển tiếp…

Chủ động PCCC là không bao giờ thừa bởi chỉ cần một phút lơ là chủ quan, ngọn lửa có thể thiêu rụi tài sản và có thể ảnh hưởng đến tính mạng con người. Đối với các cơ sở giáo dục, để công tác PCCC thực sự đem lại hiệu quả, thiết nghĩ, thời gian tới, chính quyền các địa phương cần chủ động phối hợp với lực lượng Cảnh sát PCCC tăng cường hơn nữa công tác kiểm tra; chỉ đạo, quan tâm đầu tư kinh phí xây dựng, cải tạo, nâng cấp hệ thống PCCC theo đúng Quy chuẩn, tiêu chuẩn hiện hành của Nhà nước; thực hiện đầy đủ quy định về thẩm duyệt thiết kế, nghiệm thu về PCCC đối với các công trình được cải tạo, mở rộng và xây mới.

Trong đó, đặc biệt chú ý vấn đề giải pháp về lối thoát nạn, hệ thống điện, các trang thiết bị PCCC… Đồng thời đẩy mạnh công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật về PCCC nhằm tạo sự chuyển biến về nhận thức của đội ngũ lãnh đạo, quản lý các trường học đối với công tác PCCC; từng bước đưa kiến thức an toàn PCCC vào chương trình dạy học nhằm trang bị cho học sinh kỹ năng thoát nạn khi có sự cố hỏa hoạn xảy ra…

Phạm Thảo

PCCC: 6 kỹ năng thoát nạn khi cháy, nổ xảy ra tại trường học

PCCC: 6 kỹ năng thoát nạn khi cháy, nổ xảy ra tại trường học

(LĐTĐ) Trường học là môi trường cần bảo đảm nghiêm ngặt về vấn đề phòng cháy, chữa cháy (PCCC). Bởi, với số lượng học sinh lớn, lại chưa có khả năng tự vệ trước sự cố cháy, nổ nên chỉ một sơ suất nhỏ cũng có thể gây hậu quả khôn lường. Do đó, trang bị những kỹ năng thoát hiểm khi có hỏa hoạn xảy ra sẽ giúp các em bình tĩnh và biết cách xử lý tình huống một cách an toàn nhất.

Phòng Cảnh sát Phòng cháy, chữa cháy (PCCC) và Cứu nạn, cứu hộ – Công an Thành phố Hà Nội hướng dẫn 6 kỹ năng thoát nạn mà học sinh phải “nằm lòng” khi cháy, nổ xảy ra tại các trường học:

Kỹ năng 1: Khi xảy ra sự cố về cháy, nổ ở trường học các em phải bình tĩnh làm theo sự chỉ dẫn của các thầy cô giáo.

Kỹ năng 2: Để tránh bị ngạt khói, các em di chuyển ra ngoài bằng cách bò sát mặt đất, bịt khăn hoặc vải thấm nước lên miệng, mũi. Hãy khoác thêm một chiếc áo được nhúng nước nếu có thể (Vì không những lửa mà khói và hơi khí độc cũng có thể dẫn đến tử vong). Trong khi bò nên bò theo men bờ tường để tìm lối thoát nạn một cách nhanh nhất. Không được trốn dưới gầm bàn ghế, trốn trong phòng vệ sinh.

ky nang thoat nan khi chay no xay ra tai truong hoc
PCCC: Học sinh trường PTQT Newton được tập huấn kỹ năng thoát hiểm – một kĩ năng rất cần thiết cho mỗi cá nhân khi xảy ra sự cố cháy, nổ.

Kỹ năng 3: Trong trường hợp quần áo bị bén lửa các em phải dừng lại, nằm xuống và lăn người qua lại hoặc lăn tròn để làm tắt ngọn lửa.

Kỹ năng 4: Nếu mở cửa phải kiểm tra nhiệt độ của cửa trước khi mở. Khi mở cửa nên tránh sang một bên để đề phòng lửa tạt.

Kỹ năng 5: Khi thoát ra ngoài phòng, các em hãy bình tĩnh di chuyển thoát nạn theo đường cầu thang bộ. Tuyệt đối không được chen lấn, xô đẩy trong quá trình thoát nạn. Đối với các trường học mà có thang máy thì các em tuyệt đối không được sử dụng để thoát nạn.

Kỹ năng 6: Trong trường hợp ngọn lửa bùng phát, khói, khí độc bao trùm cả hành lang và không thể thoát ra ngoài, hãy lấy vải ướt bịt chặt các khe cửa. Sau đó các em di chuyển ra ngoài ban công, cửa sổ và gọi to hoặc dùng khăn, áo, mũ để ra hiệu cầu cứu để các lực lượng chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ hướng dẫn.

Tuyệt đối không được nhảy xuống dưới, trừ khi có đệm không khí, đệm hơi, lưới ở dưới và được các chú cảnh sát chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ hướng dẫn.

P.T

PCCC: Nỗi lo bao trùm xóm trọ công nhân

PCCC: Nỗi lo bao trùm xóm trọ công nhân

(LĐTĐ) Câu chuyện về hình ảnh ba mẹ con nạn nhân ôm chặt nhau trong đám cháy tại xưởng sản xuất ở phường Trung Văn, quận Nam Từ Liêm khiến nhiều người nghe không cầm nổi nước mắt kèm theo đó là nỗi lo lắng trước nguy cơ mất an toàn đối với công nhân làm việc tại các xưởng sản xuất.

PCCC: Xưởng sản xuất thùng rác của Công ty Môi trường 79 nằm trong một xóm nhỏ của ngõ Đại Linh. Phân xưởng rộng khoảng 1.000 m2, hàng ngày vẫn vang lên tiếng rầm rì của máy móc, tiếng công nhân tấp nập ra vào vậy nhưng trong chiều 12/4, (khoảng hơn 10 giờ sau khi đám cháy xảy ra), điện vẫn đang bị cắt để phục vụ công tác điều tra, khắc phục hậu quả…

noi lo bao trum xom tro cong nhan
Sau vụ cháy, các mái tôn, vách tôn ám đen, nát bươm, sập từng mảng lớn, tới cuối giờ chiều ngày 12/4, hiện trường vụ cháy vẫn bị phong tỏa

PCCC: Mọi tiếng hoạt động của máy móc trở nên yên tĩnh lạ thường, thay vào đó hình ảnh người dân, công nhân trong các xưởng sản xuất cạnh đó vẫn tập trung đông nơi đây cùng dõi ánh nhìn xa xăm về nơi căn xưởng bị cháy kèm theo nỗi hoang mang, lo lắng, tiếc thương các nạn nhân xấu số.

Đứng gần hiện trường, ông Hoàng Văn Nam (ngõ 1 Đại Linh, Trung Văn, Nam Từ Liêm), một trong những người phát hiện vụ cháy sớm nhất cho biết, ông bị ám ảnh khi nhớ lại phút sinh tử của nạn nhân bên trong nhà xưởng. Nhà ông Nam ở ngay gần khu vực xưởng cháy nên tới giờ cả gia đình ông vẫn chưa hết bàng hoàng.

PCCC: Đó cũng là tâm trạng chung của mọi người dân quanh khu vực đám cháy xảy ra. Điều khiến người dân lo lắng là hiện nay nhiều nhà kho, nhà xưởng đều nằm trong khu dân cư. Trong khi đó, các địa điểm này thường tập kết rất nhiều hàng hóa, cùng với việc tập trung sản xuất, cung ứng hàng hóa cho thị trường thì nguy cơ cháy nổ cũng tăng theo do nhu cầu sử dụng điện, nguyên, nhiên liệu, hoạt động của máy móc, dây chuyền công nghệ… đều tăng.

noi lo bao trum xom tro cong nhan
Người dân quanh khu vực vẫn hướng ánh mắt dõi vào khu vực xưởng cháy và bàng hoàng khi kể lại sự việc

PCCC: Cùng chung nỗi lo đó, sau giờ tan làm những câu hỏi xoay quanh vụ cháy như số nạn nhân tử vong, danh tính các nạn nhân… đã bao trùm xuyên suốt trong câu chuyện của nhiều công nhân đang làm tại các xưởng sản xuất trên địa bàn Hà Nội.

Có mặt trong dãy trọ cách đám cháy chỉ một kênh mương, anh Nguyễn Văn Tam (quê Hòa Bình) làm công nhân trong xưởng sản xuất nhựa bày tỏ sự lo lắng: “Chứng kiến đám cháy, tôi hoang mang quá, từ sáng đến giờ chỉ nghĩ đến vụ cháy, số phận những công nhân như chúng tôi thật mong manh quá. Chúng tôi làm trong xưởng chứa nhiều đồ, có cả vật liệu dễ cháy, công nhân vẫn nhắc nhở nhau đảm bảo an toàn nhưng cũng không ai dám khẳng định trước điều gì”.

noi lo bao trum xom tro cong nhan
Sau vụ cháy nhiều công nhân lo lắng hơn về việc đảm bảo an toàn lao động trong các xưởng sản xuất

PCCC: Mặc dù được công ty quan tâm chu đáo đến công tác đảm bảo an toàn lao động nhưng anh Quách Công Tuyên (quê tỉnh Sơn La) xuống Hà Nội làm công nhân mưu sinh vẫn không giấu được sự lo ngại: “Gần sáng, chúng tôi ở bên này biết tin, thấy thương các nạn nhân quá. Chúng tôi cũng như họ đều trong cảnh vì cuộc sống mưu sinh nên phải xa quê đi làm nhưng chuyện đau lòng đó không may xảy ra thật khó tránh.

PCCC: Thường ngày, tôi cùng các anh em trong tổ cũng luôn nhắc nhở nhau về việc đảm bảo an toàn lao động, đặc biệt tôi cấm anh em trong tổ lúc làm việc không được uống rượu và bắt buộc phải mang đầy đủ bảo hộ lao động để đảm bảo an toàn cho công nhân yên tâm sản xuất. Về phía công ty chúng tôi được lãnh đạo quan tâm khá đầy đủ về công tác đảm bảo phòng cháy chữa cháy, an toàn lao động cho công nhân. Một tuần, chúng tôi được họp một ngày phổ biến kiến thức về an toàn lao động để hiểu và tránh được các tình huống đáng tiếc xảy ra”.

Hoa Nguyễn

PCCC: Còn đó hiểm họa cháy nổ tại các khu nhà tạm giá rẻ

PCCC: Còn đó hiểm họa cháy nổ tại các khu nhà tạm giá rẻ

(LĐTĐ) Những điểm tập kết hàng hóa, phế liệu bao bì, thậm chí cả những lò than dùng để nấu đậu được đặt ngay trong những gian nhà tối tăm dựng bằng những tấm tôn hay cót ép cũ nát, những “quả bom” này là lý do tiềm ẩn nguy cơ cháy nổ, đe dọa an toàn tính mạng tại các khu nhà tạm của người lao động nghèo.

Hầu hết những ngôi nhà tạm trên địa bàn Hà Nội đều là nơi ở của những người lao động nghèo, từ quê lên phố mưu sinh, không đủ điều kiện họ phải thuê trọ tại những nơi chặt hẹp, rẻ tiền.

Với những căn nhà tạm, họ thuê với giá vài trăm nghìn đồng, chật chội, không gian sống không đảm bảo, điều kiện sinh hoạt khó khăn.

con do hiem hoa chay no tai cac khu nha tam gia re
Tại các khu nhà trọ giá rẻ từ mái nhà được dùng bạt để che chắn cho tới cánh cửa nhà đều là những vật dụng dễ cháy

PCCC: Một trong những khu nhà tạm trên địa bàn Thủ đô là xóm lao động nghèo ven hồ Linh Quang (Văn Chương, Đống Đa) với những mái nhà chủ yếu lợp bằng fibro xi măng, dưới là những tấm cót, mảnh bạt cũ nát quây kín hai bên. Ngoài những ngôi nhà tạm ven hồ Linh Quang, những xóm lao động nghèo, xập xệ, cũ nát khác tại khu chợ Long Biên, khu Mễ Trì, đoạn bờ sông khu vực Cầu Giấy…. cũng trong tình trạng tương tự.

Không những phải sống trong không gian chật chội, những cư dân của các “khu ổ chuột” còn phải đối diện với nhiều nguy hiểm rình rập khác, trong đó có nguy cơ cháy nổ. Bởi hầu hết các khu nhà xập xệ này đều nằm trong những con ngõ chật chội, tạm bợ và không đảm bảo yêu cầu về phòng, chống cháy, nổ.

Đáng lo ngại hơn, căn phòng nhỏ đó không chỉ là nơi ở mà còn là nơi để chứa đủ thứ vật phẩm được người thuê trọ thu mua về, đồ đạc quần áo xếp lỉnh kỉnh khắp phòng. Phía trên mái nhà, họ chất tất cả các dụng cụ để chống nóng như rơm, thùng xốp, chăn bông, đệm mút… không đủ điều kiện nên đa phần các hộ dân dùng bếp củi để đun.

PCCC: Theo đó chính những căn bếp là nơi ẩn chứa nhiều nguy cơ cháy nổ bởi gọi là bếp nhưng chỉ được dựng lên bằng vài tấm gỗ mục nát, quây mảnh quạt xung quanh, bên cạnh chất đầy củi khô cùng những bao bì ni lông.

Có mặt tại khu nhà tạm ven hồ Linh Quang lúc hơn 5h chiều, chúng tôi ghi nhận được cảnh nấu ăn của người dân khu trọ. Phần lớn họ sử dụng bếp củi, do chính các em nhỏ tự đun bếp bởi bố mẹ thường đi làm tới khuya mới về. Có những em kết hợp việc đun bếp với việc chơi đùa cùng bạn bè, đôi lúc vô tình quên mất công việc đun bếp mình đang làm… Chính sự chưa hiểu của trẻ nhỏ đã làm tăng nguy cơ cháy nổ ở mức báo động cao.

Bên cạnh đó có một ít hộ gia đình sử dụng bếp ga, được đặt trên những tấm gỗ cũ, mục nát, xung quanh bếp họ quây kín bằng những mảnh gỗ khác, hay các vật liệu dễ cháy, đóng thành một khung vuông để cản gió.

PCCC: Nguy hiểm hơn, nhiều hộ dân trong xóm mưu sinh bằng nghề làm đậu phụ. Họ dùng than để nấu đậu, những chiếc bếp lò to được đặt trong một góc của căn nhà chưa đầy 10m2 được quây xung quang bởi những tấm bạt rách, bên cạnh là những chiếc xô, thùng, chậu, xoong, nồi,…các vật dụng sinh hoạt. Phía bên trên là đầy rẫy những đường dây điện chằng chịt cùng những dây móc quần áo căng kín nhà. Mỗi khi nhóm bếp, khói, lửa bay nghi ngút, ngột ngạt khắp căn phòng, những đốm lửa nhỏ có thể bay lan bắt vào những vật dụng trong nhà và bùng cháy to bất cứ lúc nào.

Cạnh những căn nhà tạm lụp xụp này là đống rác thải với đủ loại phế liệu dễ cháy như túi ni lông và các tấm gỗ, những bộ bàn ghế sô pha được bỏ đi….vây kín quanh các lối đi cùng với đó là những bình hơi cũ kỹ, rỉ sét người dân trong xóm vẫn thường dùng để bơm bóng bay.

Xuất phát từ lý do là nhà tạm nên hệ thống đường điện của các xóm trọ này cũng hết sức tạm bợ, được mắc kéo chằng chịt, xiên xỏ vào nhau, thậm chí gác tạm lên những cành gỗ khô, các mối nối không hề được quấn kín bằng băng dính, để hở phơi sương, phơi nắng…

con do hiem hoa chay no tai cac khu nha tam gia re
Trong những căn nhà chật chội, xập xệ được người dân chất đầy những vật dụng dễ cháy như ni lông, cái loại bông…

PCCC: Chị Nguyễn Thị Yến (Nam Định), cư dân sống được hơn 4 năm ở xóm chia sẻ với vẻ mặt lo âu, buồn phiền, mặc dù biết là cũ nát, chặt chội, thiếu thốn nhưng vì nghèo, thu nhập bấp bênh vợ chồng chị không đủ tiền để thuê những nơi tốt hơn nên biết là nguy hiểm nhưng vẫn phải chấp nhận.

Trước tình trạng gần đây nhiều vụ hỏa họan liên tiếp xảy ra tại các khu nhà trọ giá rẻ, được xây tạm bợ cho người tứ xứ về thuê trọ không đảm bảo yêu cầu phòng cháy, chữa cháy trên địa bàn Thủ đô. Điển hình mới đây nhất là vụ cháy khu nhà trọ gần bệnh viện Nhi Trung ương đã gióng lên hồi chuông cảnh báo đối với người dân sinh sống tại các khu vực này.

PCCC: Trước thực trạng nguy hiểm đó, cơ quan chức năng cần có những biện pháp kiểm tra, nhắc nhở, tuyên truyền cách thức sử dụng điện, lửa cho an toàn để hạn chế những rủi ro đáng tiếc xảy ra bởi lẽ nếu những khu này xảy ra hỏa hoạn thì việc chữa cháy, cứu người là hết sức khó khăn.

Hoa Nguyễn

PCCC: Phòng chống cháy nổ tại các khu dân cư: Thực hiện từ những con ngõ nhỏ

PCCC: Phòng chống cháy nổ tại các khu dân cư: Thực hiện từ những con ngõ nhỏ

(LĐTĐ) Các con phố lớn ngập các biển quảng cáo với ánh đèn nhấp nháy đã đành, phố nhỏ, ngõ nhỏ, ngách nhỏ trên khắp Thành phố cũng nhấp nhánh các biển quảng cáo, biển hiệu. Vẫn biết kinh doanh là phải thế, song điều đáng lo ngại đây lại đang là những nơi tiềm ẩn nguy cơ cháy chập điện vô cùng nguy hiểm nhất là ở trong các ngõ, khu dân cư đông người…

PCCC: Trong thời gian qua trên địa bàn thành phố đã có các vụ cháy gây thiệt hại nghiêm trọng về tài sản mà nguyên nhân là từ chập cháy biển quảng cáo điện tử. Quan sát cho thấy, biển quảng cáo điện tử hầu hết được thiết kế đặt ở ngoài trời nên thường bị ảnh hưởng bởi thời tiết. Do việc được lắp đặt ngoài trời đã khiến dây dẫn, phần bảo vệ đèn hay bị hỏng gây cháy chập điện. Ngoài ra, để đáp ứng yêu cầu của khách hàng là phải thu hút được người nhìn, chính vì vậy tại một số cơ sở đã sử dụng biển quảng cáo điện tử có công suất lớn. Đây là nguyên nhân dễ dẫn tới việc quá tải khi sử dụng.

PCCC: Bên cạnh nguyên nhân quá tải gây chập cháy điện, thì vấn đề kỹ thuật trong khi lắp đặt biển quảng cáo điện tử không đúng quy cách cũng khiến hệ thống điện của các biển quảng cáo điện tử dễ bị chập cháy. Với nhu cầu phát triển ngày càng tăng, vì vậy không phải cơ sở lắp đặt nào cũng có điều kiện để đào tạo nhân viên trong việc tuân thủ các quy tắc, nguyên lý sử dụng điện. Không những vậy, việc cạnh tranh về thời gian cũng khiến các cơ sở thi công lắp đặt biển quảng cáo điện tử chưa chú trọng trong công tác kiểm tra các thiết bị sau khi bàn giao cho khách hàng.

phong chong chay no tai cac khu dan cu thuc hien tu nhung con ngo nho
Việc lắp đặt các biển quảng cáo ngay bên cạnh hệ thống dây cáp viễn thông, truyền hình làm tăng nguy cơ cháy chập điện. Ảnh: T.An

PCCC: Ngoài đường đã vậy, nhưng khi đi sâu vào các con ngõ, khu dân cư mới thấy hết được sự bất cập và nguy hiểm do những biển quảng cáo mang đến. Với đặc thù của các khu dân cư, thường hệ thống dây cáp viễn thông và các loại cáp truyền hình, internet thường được bố trí ngay sát cửa nhà dân để tiện cho việc đi dây dẫn đến các hộ gia đình. Chính vì điều này mà tại một số nơi, bó dây cáp thường được treo ngay trước cửa nhà dân. Cùng với điều này thì việc lắp các biển quảng cáo điện tử tại đây cũng thường được lắp đặt, bố trí ngay bên cạnh hệ thống dây cáp.

PCCC: Qua khảo sát cho thấy, hiện nay tại một số hộ gia đình, các biển quảng cáo điện tử thường được lắp đặt trên cao, nên rất khó kiểm tra, bảo dưỡng thường xuyên. Điều này đã khiến hệ thống điện không an toàn, dễ dẫn đến sự cố về điện. Ngoài ra, tại các khu vực ngõ nhỏ, khu đông dân cư, việc treo biển quảng cáo tràn lan cũng là một trong các trở ngại gây nguy hiểm, cản trở lực lượng chữa cháy, cứu nạn tiếp cận hiện trường khi xảy ra sự cố.

PCCC: Để tăng cường và phòng ngừa, ngăn chặn tình hình cháy, nổ, hạn chế thấp nhất thiệt hại do cháy, nổ gây ra tại khu dân cư, mới đây, Thủ tướng chính phủ đã ban hành Chỉ thị 32/CT-TTg nhằm tăng cường công tác phòng cháy, chữa cháy tại khu dân cư. Trong đó, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tập trung chỉ đạo thực hiện một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm sau: Hàng năm, 100% khu dân cư phải tự tổ chức thực tập phương án chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ. Đối với khu dân cư có nguy hiểm cháy nổ cao thì tổ chức thực tập phương án chữa cháy có huy động nhiều lực lượng, phương tiện ít nhất mỗi năm 1 lần; Củng cố, xây dựng mới lực lượng dân phòng, bảo đảm các chế độ phụ cấp, phương tiện, dụng cụ chữa cháy,… Xây dựng quy định, biện pháp cụ thể xử lý đối với các nhà chuyển đổi công năng vừa ở, vừa sản xuất, kinh doanh, làm kho tàng, thu mua phế liệu,…nhưng không đảm bảo điều kiện an toàn PCCC; Trong quá trình cấp phép xây dựng, cải tạo đối với nhà ở riêng lẻ, nhà ở liên kế,…cần chú ý đến các điều kiện bảo đảm an toàn PCCC.

Rõ ràng nhằm giảm tối ta các nguy cơ cháy nổ, đối với các khu dân cư đông đúc, các cơ quan chức năng cần chỉ đạo kiểm tra việc cơi nới chiếm dụng lối đi chung; câu, mắc đường dây dẫn điện, cáp viễn thông không bảo đảm theo quy định. Tích cực vận động nhân dân đầu tư, mua sắm thiết bị, phương tiện phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ tại chỗ.

Duy trì hoạt động lực lượng dân phòng bảo đảm chế độ phụ cấp, phương tiện, dụng cụ chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ theo đúng quy định của pháp luật. Giao nhiệm vụ cụ thể cho lực lượng bảo vệ dân phố, dân quân tự vệ… trong việc phối hợp với lực lượng dân phòng bảo đảm an toàn phòng cháy, chữa cháy tại địa phương. Đối với những khu dân cư có nguy hiểm cháy, nổ cao phải tổ chức thực tập phương án chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ.

PCCC: Cùng với Chỉ thị của Thủ tướng, thời gian qua, UBND thành phố cũng yêu cầu các cơ quan chức năng liên quan tăng cường công tác kiểm tra an toàn phòng cháy chữa cháy đối với các chuyên đề nhà cao tầng và siêu cao tầng, các công trình ngầm và công trình có tầng hầm; chợ, trung tâm thương mại, nơi tập trung đông người… đây chính là động lực để các cơ quan ban ngành cùng chung tay trong công tác phòng chống cháy nổ trên địa bàn.

Để giảm thiểu các nguy cơ cháy nổ do biển quảng cáo điện tử lắp đặt tại các khu dân cư, trong thời gian tới, nhất là trong gian đoạn trước trong và sau tết Nguyên đán, đề nghị chính quyền địa phương, các cơ quan quản lý trên địa bàn thành phố cần rà soát lại việc lắp đặt các biển quảng cáo điện tử tại các khu dân cư để đề phòng hỏa hoạn, cháy nổ. Cùng với đó, các đơn vị có hệ thống dây và cáp viễn thông, truyền hình cũng cần lên phương án rà soát những nơi có nguy cơ cao về cháy nổ để có biện pháp khắc phục triệt để.

PCCC: Về phía người dân, các hộ kinh doanh có nhu cầu khi lắp đặt biển quảng cáo cần tuân thủ triệt để các biện pháp về phòng chống cháy nổ ngay tại gia đình mình. Việc treo biển quảng cáo cũng cần có sự cẩn trọng, không nên lắp đặt biển quảng cáo điện tử ở những nơi gần lưới điện, máy biến áp, nguồn nhiệt có thể gây cháy cao. Không nên lắp đặt biển quảng cáo có sử dụng nhiều đèn điện gần hệ thống các dây cáp viễn thông, truyền hình…Nơi treo biển quảng cáo nên đặt tại vị trí thông thoáng, để thuận tiện cho việc kiểm tra, sửa chữa, bảo dưỡng định kì. Ngoài ra, đối với các gia đình có lắp biển quảng cáo tại các khu dân cư phải trang bị bình chữa cháy để xử lý kịp thời khi có sự cố.

PCCC: Rõ ràng nhằm giảm tối đa các nguy cơ cháy nổ, đối với các khu dân cư đông đúc, các cơ quan chức năng cần chỉ đạo kiểm tra việc cơi nới chiếm dụng lối đi chung; câu, mắc đường dây dẫn điện, cáp viễn thông không bảo đảm theo quy định. Tích cực vận động nhân dân đầu tư, mua sắm thiết bị, phương tiện phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ tại chỗ. Duy trì hoạt động lực lượng dân phòng bảo đảm chế độ phụ cấp, phương tiện, dụng cụ chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ theo đúng quy định của pháp luật. Giao nhiệm vụ cụ thể cho lực lượng bảo vệ dân phố, dân quân tự vệ… trong việc phối hợp với lực lượng dân phòng bảo đảm an toàn phòng cháy, chữa cháy tại địa phương. Đối với những khu dân cư có nguy hiểm cháy, nổ cao phải tổ chức thực tập phương án chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ.

PCCC: Việc đảm bảo an toàn khi lắp đặt biển quảng cáo điện tử là nghĩa vụ và quyền lợi của mỗi công dân. Tuy nhiên nếu không làm tốt công tác PCCC trong các khu dân cư, thì chỉ cần một sơ xuất nhỏ cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến cháy nổ. Chính vì vậy, mỗi người dân phải là một chiến sỹ trong mặt trận phòng cháy tại địa phương. Làm được tốt điều này không chỉ đảm bảo an toàn về tính mạng và tài sản cho mỗi cá nhân, gia đình mà còn giảm thiểu được các nguy cơ cháy nổ tại các khu dân cư.

T.An

PCCC: Kỳ 2 Nếu chủ đầu tư và cư dân đều ý thức…

PCCC: Kỳ 2 Nếu chủ đầu tư và cư dân đều ý thức…

(LĐTĐ) Qua thực tế khảo sát và kinh nghiệm từ những vụ cháy chung cư đã xảy ra, trách nhiệm trong công tác phòng cháy, chữa cháy (PCCC) không thuộc của riêng ai, mà đến từ nhiều phía gồm: Cơ quan quản lý nhà nước (quy hoạch, xây dựng, PCCC), chính quyền địa phương, chủ đầu tư, ban quản lý, ban quản trị và cả chính những người dân chung cư. Nói như vậy để thấy, trách nhiệm trong PCCC không thuộc riêng ai mà phải có sự hợp tác, đồng thuận từ nhiều phía.

Vi phạm từ “ý thức”

Thực tế, trong PCCC chung cư, công tác thẩm duyệt thiết kế và nghiệm thu công trình đảm bảo an toàn PCCC, luôn được coi là biện pháp phòng ngừa đầu tiên trong việc bảo đảm an toàn PCCC cho các dự án, công trình. Về cơ bản, có thể khẳng định hầu hết các dự án chung cư cao tầng trên địa bàn Hà Nội trước khi được phê duyệt đều tuân thủ hàng loạt các tiêu chuẩn về an toàn và đã tính trước mọi khả năng PCCC trong nhiều tình huống.

Đó là: Nguyên lý thiết kế về nhà cao tầng, vật lý kiến trúc: Thông gió, thông khói, phòng cháy chữa cháy, thoát hiểm… Tất cả đều được tính đến từ khâu dự án còn nằm trên bản vẽ. Nếu khâu tiền kiểm các công trình không đảm bảo yêu cầu về PPCC, dự án không được duyệt, đồng nghĩa không thể triển khai xây dựng.

ky 2 neu chu dau tu va cu dan deu y thuc
Chung cư HH1 – HH2 tại ngõ 102 Trường Chinh địa chỉ mới nhất nằm trong danh sách các cơ sở không đảm bảo các điều kiện an toàn về PCCC&CNCH (ảnh T.Trần)

Nghịch lý ở chỗ không ít chủ đầu tư, nhà thầu thi công chủ quan hoặc vì lợi ích cá nhân mà không thực hiện đầy đủ các quy định về PCCC trong xây dựng, không thực hiện thẩm duyệt hoặc có thẩm duyệt PCCC nhưng khi thi công lại không tuân thủ theo thiết kế đã được thẩm duyệt, dẫn đến công trình gặp nhiều sai sót về PCCC. Từ câu chuyện này, nhiều ý kiến cho rằng khâu tiền kiểm và hậu kiểm phải song hành mật thiết cùng nhau.

Sở Xây dựng kiên quyết không cấp phép xây dựng khi công trình chưa được cơ quan Cảnh sát PCCC cấp giấy chứng nhận thẩm duyệt thiết kế về PCCC, không nghiệm thu, cấp văn bản nghiệm thu chất lượng công trình khi chưa được cấp văn bản nghiệm thu về PCCC. Đồng thời, tham mưu cho thành phố không giới thiệu địa điểm cấp đất, giao đất, cho thuê đất đối với các đơn vị đang là chủ đầu tư công trình nhà chung cư cao tầng vi phạm quy định về phòng cháy chữa cháy nhưng chưa được khắc phục.

Trao đổi về nguyên nhân các công trình vẫn chưa thể khắc phục, xử lý dứt điểm tồn tại, vi phạm, theo Trung tá Tô Hồng Nho, Phó Trưởng phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, Công an thành phố Hà Nội, nguyên nhân chủ yếu là do các chủ đầu tư thiếu ý thức, không chấp hành. Điển hình là 13 công trình có khả năng khắc phục nhưng vẫn chưa thể hoàn thành do chủ đầu tư chây ỳ mặc dù lực lượng chức năng đã hỗ trợ, hướng dẫn các biện pháp khắc phục.

Còn lại, ở một số chung cư, người dân không đồng tình cho chủ đầu tư sửa chữa hoặc đang chờ cơ quan chức năng xây dựng phương án, xin ý kiến các ngành liên quan về giải pháp thay thế… Cũng theo đại diện phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, thực tế cho thấy một số giải pháp cưỡng chế như cắt điện, nước, chuyển cơ quan cảnh sát điều tra lập hồ sơ… cũng khó áp dụng, khi đa số chung cư đang tồn tại vi phạm đều đã bố trí hộ dân vào sinh sống, nên dễ phát sinh tác động đến dân sinh.

Chú trọng cơ sở

Một trong những nguyên tắc PCCC hữu hiệu nhất chính là phương châm “bốn tại chỗ” (chỉ huy tại chỗ, lực lượng tại chỗ, hậu cần tại chỗ và phương tiện tại chỗ) cần phải được thực hiện nghiêm túc hơn nữa. Bởi qua các đợt kiểm tra của các cơ quan chức năng cho thấy lực lượng PCCC tại chỗ của các khu nhà cao tầng hiện còn rất yếu. Hiểu biết về các kỹ năng phòng cháy, cứu hộ, thoát nạn một cách khoa học của cư dân sống tại các chung cư, nhà cao tầng còn hạn chế. Nguyên nhân trước hết là do công tác phối hợp giữa cảnh sát PCCC với chủ đầu tư, đơn vị vận hành nhà cao tầng (hoặc ban quản trị nhà chung cư) và chính quyền địa phương thiếu chặt chẽ, đòi hỏi cần phải có sự thay đổi mạnh mẽ hơn nữa.

Vượt qua nhiều khó khăn, cần phải khẳng định công tác quản lý lĩnh vực PCCC đã có nhiều chuyển biến tích cực, song trong PCCC nói chung và PCCC ở các chung cư, nhà cao tầng nói riêng vẫn còn nhiều việc phải làm và phải quyết liệt hơn. Phòng hỏa hơn cứu hỏa, việc thực hiện tốt công tác PCCC từ cơ sở là rất quan trọng, có thể giúp giảm thiệt hại tối đa nếu xảy ra sự cố. Vì thế, tuyên truyền nâng cao ý thức về PCCC cho người dân; đồng thời chú trọng đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị cần thiết; bảo đảm việc phòng cháy ngay từ cấp cơ sở là những việc làm mang ý nghĩa quyết định trong thực hiện các mục tiêu đó.

Bên cạnh đó, chính quyền từ thành phố đến cơ sở phải thực hiện nghiêm Kế hoạch 52/KH-UBND, ban hành ngày 27/2/2019, của UBND thành phố Hà Nội về việc thực hiện Đề án “Nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về PCCC và cứu nạn, cứu hộ đối với các khu chung cư, nhà cao tầng trên địa bàn thành phố Hà Nội” năm 2019. Trong đó, đặc biệt chú trọng công tác quản lý nhà nước trong thẩm định, phê duyệt, nghiệm thu và xác nhận điều kiện an toàn về PCCC và cứu hộ, cứu nạn theo hướng bảo đảm 100% các dự án khu chung cư, nhà cao tầng mới phải thực hiện việc thẩm duyệt thiết kế về PCCC, thi công theo đúng hồ sơ thiết kế. Các tòa nhà chung cư cao tầng trước khi đưa vào hoạt động phải được cơ quan có thẩm quyền cấp văn bản xác nhận, đồng ý nghiệm thu. Những đơn vị, chủ đầu tư xây dựng khu đô thị, nhà cao tầng nếu không thực hiện đúng phương án PCCC đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt thì cần phải xem xét không cấp mới dự án.

Cùng với đó, cần thường xuyên rà soát, kiểm tra, tuyên truyền, nhắc nhở chủ đầu tư xây dựng, những chủ thể tham gia vận hành, sử dụng nhà chung cư, nhà cao tầng tuân thủ nghiêm các quy định, nguyên tắc về PCCC. Với những chủ đầu tư được nhắc nhở nhiều lần nhưng vẫn cố tình vi phạm cần chuyển hồ sơ sang cơ quan điều tra để xử lý hình sự, nhằm răn đe, phòng ngừa, thay đổi “thói quen” bấy lâu nay là “phạt cho tồn tại”. Đồng thời, cơ quan quản lý thường xuyên công khai danh sách các dự án không tuân thủ quy định, chưa được nghiệm thu hạng mục PCCC để người dân được cập nhật.

Với người dân, khi bỏ tiền mua nhà cần tham vấn các cơ quan chức năng chuyên ngành PCCC xem tòa nhà đó đã được thẩm duyệt phương án phòng cháy hay chưa. Nếu chưa được cấp phép để đưa vào vận hành, cần kiên quyết từ chối, tránh tình trạng “tiền mất tật mang” có thể xảy ra bất cứ lúc nào.

Ngoài ra, một trong những nguyên tắc PCCC hữu hiệu nhất chính là phương châm “bốn tại chỗ” (chỉ huy tại chỗ, lực lượng tại chỗ, hậu cần tại chỗ và phương tiện tại chỗ) cần phải được thực hiện nghiêm túc hơn nữa. Bởi qua các đợt kiểm tra của các cơ quan chức năng cho thấy lực lượng PCCC tại chỗ của các khu nhà cao tầng hiện còn rất yếu. Hiểu biết về các kỹ năng phòng cháy, cứu hộ, thoát nạn một cách khoa học của cư dân sống tại các chung cư, nhà cao tầng còn hạn chế. Nguyên nhân trước hết là do công tác phối hợp giữa cảnh sát PCCC với chủ đầu tư, đơn vị vận hành nhà cao tầng (hoặc ban quản trị nhà chung cư) và chính quyền địa phương thiếu chặt chẽ, đòi hỏi cần phải có sự thay đổi mạnh mẽ hơn nữa.

Tuấn Trần

(Còn nữa)

PCCC: Kỳ 1. Không thể nói hoài… nhắc mãi!

PCCC: Kỳ 1. Không thể nói hoài… nhắc mãi!

(LĐTĐ) Các khu đô thị, chung cư cao tầng trên địa bàn TP Hà Nội ngày càng mọc nhiều, trong khi năng lực chữa cháy vẫn còn hạn chế (đơn cử như hệ thống thang cứu hộ hiện mới lên được tầng 17)… Câu hỏi đặt ra là làm thế nào nào để đảm bảo an toàn tối đa về phòng chống cháy nổ cho các khu chung cư?

Đôi khi cảm thấy chưa yên tâm là tâm trạng chung của nhiều người dân sống tại các khu dân cư, chung cư cao tầng trên địa bàn Hà Nội, nhất là ở các tòa nhà chưa hoàn thiện hệ thống PCCC. Đáng nói, để nảy sinh tâm lý lo ngại như trên một phần xuất phát từ đơn vị quản lý, phần khác từ chính bản thân người dân.

ky 1 khong the noi hoai nhac mai
Nếu mỗi người dân trở thành một hạt nhân tuyên truyền thì công tác PCCC sẽ được nâng cao.

Nói các khác, tại nhiều nơi dù Cảnh sát PCCC đã kiểm tra, công khai danh sách, yêu cầu sớm khắc phục nhưng vẫn có những công trình vẫn chây ỳ, phía người dân vẫn còn một bộ phận thờ ơ, ôm tâm lý xem nhẹ công tác PCCC, coi đây “không phải là chuyện của riêng mình”.

PCCC: Canh cánh nỗi lo cháy nổ

Công an TP Hà Nội cho biết, từ ngày 22/2 – 28/2, đã tổ chức kiểm tra hơn 1.500 cơ sở, trong đó 74 cơ sở không đảm bảo các điều kiện an toàn về PCCC và cứu nạn, cứu hộ trên địa bàn thành phố. Trong danh sách này có nhiều công trình chung cư , nhà cao tầng đang tồn tại vi phạm PCCC gây mất an toàn cho hàng nghìn hộ dân đang sinh sống.

Theo Quyết định số 2880/QĐ-UBND về phê duyệt Đề án nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về PCCC đối với các khu chung cư, nhà cao tầng trên địa bàn thành phố giai đoạn 2018-2020 được ban hành vào giữa tháng 6/2018, Hà Nội phấn đấu đến năm 2020, xử lý và giải quyết xong các dự án, công trình còn tồn tại, vi phạm quy định về PCCC, không để phát sinh công trình vi phạm mới.

Theo yêu cầu của đề án, đối với các công trình nhà, chung cư cao tầng đang thi công nhưng chưa thẩm duyệt về thiết kế PCCC, yêu cầu chủ đầu tư dừng ngay hoạt động xây dựng để thực hiện quy định về thẩm duyệt thiết kế về PCCC.

Theo Phòng Cảnh sát PCCC và cứu nạn, cứu hộ, với các công trình không bảo đảm các điều kiện về PCCC, vi phạm quy định về PCCC trong lĩnh vực đầu tư xây dựng, không duy trì bảo đảm các điều kiện an toàn PCCC… đều có một nguyên nhân chính là do các chủ đầu tư thiếu tuân thủ.

Nói cách khác, vẫn còn một bộ phận chủ đầu tư tìm mọi cách để đối phó trong thực hiện các quy định an toàn PCCC, không chấp hành các kiến nghị, quyết định tạm đình chỉ, đình chỉ hoạt động của các cơ quan có thẩm quyền.

Chia sẻ nỗi lo trước bất cập về PCCC các khu chung cư, nhà cao tầng, tại hội thảo “Quy chuẩn, tiêu chuẩn phòng cháy chữa cháy ở công trình xây dựng và các vấn đề thực tiễn”, Thạc sĩ Phạm Việt Tiến, Phó Trưởng khoa Cứu nạn, cứu hộ, Trường Đại học PCCC phân tích, tại các chung cư cao tầng luôn tồn tại một lượng chất cháy lớn.

Chất cháy tồn tại chủ yếu là đồ dùng sinh hoạt, trang trí nội thất trong từng căn hộ., các loại vật liệu nội thất như bàn, ghế, giường, tủ làm bằng gỗ, vật liệu nhựa tổng hợp, vải… Bên cạnh đó, dưới tầng hầm là xe máy, ô tô là vật liệu xăng, dầu. Các loại vật liệu nói trên khi cháy trong phòng các căn hộ của tòa chung cư, sự trao đổi khí bị hạn chế nên tạo nhiều khói, khí độc như CO, HCI… gây khó khăn cho công tác tổ chức thoát nạn và chữa cháy.

Đáng ngại hơn, tại nhiều tòa nhà chung cư, lối thoát nạn đã bị bịt để sử dụng những mục đích khác nhau, dẫn đến khi có cháy, nổ xảy ra việc thoát nạn của người dân gặp nhiều khó khăn. Dự án Khu trung tâm thương mại, văn phòng và nhà ở cao cấp Hapulico, tại phường Thanh Xuân Trung (quận Thanh Xuân) là ví dụ.

PCCC: Theo tìm hiểu, dự án bao gồm 6 tòa nhà trong đó có 1 tòa văn phòng và 5 tòa chung cư với 802 căn hộ đã được đưa vào khai thác, sử dụng từ năm 2012. Đáng nói, theo cơ quan chức năng dự án này đang tồn tại nhiều bất cập liên quan đến công tác PCCC. Cụ thể, tại các tòa nhà 17 T1-T2; tòa 17 T3-T4; tòa 21 T1- T2; tòa 24 T1- T2 và Trung tâm thương mại – Công ty CP BĐS Hapulico, đều chưa thẩm duyệt bổ sung đối với tầng kỹ thuật cho một số đơn vị thuê làm kho và văn phòng, chưa cải tạo hệ thống điện tất cả các gian hàng.

Tiềm ẩn nhiều nguy cơ cháy nổ song đây không phải là lần đầu tiên cơ quan chức năng kiểm tra cho thấy hệ thống PCCC của dự án Hapulico Complex chưa đảm bảo. Trước đó, nhiều cư dân sống tại Hapulico còn tỏ ra bức xúc khi sân chơi của trẻ em trong tòa nhà không có mà nó biến thành chợ buôn bán thuốc và các thiết bị y tế dưới tòa nhà, đường đi bên cạnh tòa nhà hỗn loạn, nhốn nháo, an ninh phức tạp xe chở hàng thuốc hoạt động hàng ngày ra vào chợ thuốc. Phía các cơ quan chức năng đã đề nghị đơn vị quản lý sớm khắc phục nhưng dường như vẫn tồn tại tâm lý chây ì, chậm thực hiện khắc phục theo quy định.

Hiện đại hóa công tác PCCC

Khách quan nhìn nhận, suốt thời gian qua, nhằm hạn chế tối đa thiệt hại về người và tài sản do cháy xảy ra, lực lượng Cảnh sát PCCC đã tăng cường và đồng bộ nhiều biện pháp, trong đó chú trọng tổ chức tuyên truyền, nâng cao ý thức người dân và các kỹ năng thoát nạn, xử lý nhanh sự cố cháy.

Chia sẻ về vấn đề này, Đại tá Nguyễn Trường Sơn, Phó trưởng Công an quận Cầu Giấy cho biết: Ngoài việc nắm chắc địa bàn, tăng cường kiểm tra, đơn vị đã mở các lớp tuyên truyền đến người dân về công tác PCCC, và cứu nạn cứu hộ vào các buổi tối và ngày nghỉ. Đối với các ban – ngành thuộc cơ quan, trường học đơn vị đã tổ chức tuyên truyền nhiều đợt, nhiều nội dung khác nhau bởi lực lượng này còn là nòng cốt để lan tỏa các kỹ năng PCCC.

Tuy nhiên, một bất cập liên quan đến công tác PCCC hiện nay là, vẫn còn một bộ phận người dân xem nhẹ công tác PCCC. Theo đó, dù rất nhiều buổi tập huấn PCCC cơ quan chức năng tổ chức, dù đã được thông báo trước nhưng cư dân ở một số nhà chung cư tham dự không đầy đủ. Do vậy, nhiều người không nắm chắc những kỹ năng thoát hiểm, phòng, chống ngạt khói…

“Theo thống kê của cơ quan chức năng, hầu hết những người chết trong đám cháy nhà chung cư là do ngạt khói chứ không phải bị bỏng. Khói dễ dàng phát tán, dẫn đến mất phương hướng, khó nhìn nên nạn nhân càng khó thoát ra ngoài. Kinh nghiệm cho thấy, sử dụng các phương tiện bình bột, bình CO2 để dập tắt đám cháy ngay từ đầu; mua mặt nạ phòng độc sử dụng khi có cháy là giải pháp cơ bản, tại chỗ, hiệu quả nhất”, Đại tá Nguyễn Trường Sơn cho biết.

Hiện đại hóa công tác PCCC đang là mục tiêu hướng đến của nhiều đơn vị cấp cơ sở. Quận cầu giấy là ví dụ. Theo đó, nhằm nâng cao hiệu quả công tác PCCC, quận chỉ đạo xây dựng hệ thống phần mềm quản lý PCCC đối với các cơ sở và đối tượng thuộc diện quản lý về PCCC như đình, chùa, các cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng, các nhà hàng, cơ sở kinh doanh…

Đồng thời, đẩy mạnh công tác tuyên truyền bằng hình thức lưu động: Sử dụng xe ô tô để phát bằng âm thanh, hình ảnh tại các khu dân cư vào thời gian thích hợp trong ngày, hướng dẫn công tác PCCC, thoát nạn và hướng dẫn sử dụng các trang thiết bị chữa cháy…

Còn tại quận Nam Từ Liêm, theo ghi nhận, đây là một trong số ít những địa phương thành lập Đội chữa cháy chuyên nghiệp quận. Theo đó, để phòng ngừa tại chỗ nguy cơ cháy nổ, quận đã thành lập Đội chữa cháy với khoảng 30 cán bộ chiến sĩ và 4 xe chữa cháy, xe thang, xe cứu hộ. Đội chữa cháy chuyên nghiệp giúp rút ngắn cự ly nếu xảy ra hỏa hoạn tại địa bàn.

Hàng năm, quận cũng tổ chức các lớp tuyên truyền, huấn luyện nghiệp vụ PCCC cho chủ đầu tư, ban quản trị, đơn vị quản lý, vận hành chung cư nhằm nâng cao vai trò, trách nhiệm, ý thức thực hiện công tác PCCC; tổ chức Hội thảo nghiệp vụ PCCC cho lực lượng PCCC cơ sở , nhằm hướng dẫn lực lượng PCCC cơ sở sử dụng thành thạo các trang thiết bị, phương tiện PCCC tại cơ sở.

PCCC: Trở lại câu chuyện PCCC tại các khu chung cư, nhà cao tầng, rõ ràng công tác này cần sự tham gia của cả cộng đồng. Nếu bản thân người dân vẫn xem nhẹ, coi đây không phải là việc của mình thì tin chắc nguy cơ cháy nổ vẫn hiển hiện. Chính vì vậy, mỗi cá nhân cần trở thành một hạt nhân tuyên truyền PCCC. Một người tuyên truyền chưa đạt thì nhiều người chung tay, một lần chưa hiệu quả thì tuyên truyền nhiều lần.

Giang Nam (Còn nữa)

PCCC: Đẩy mạnh tuyên truyền phòng cháy, chữa cháy

PCCC: Đẩy mạnh tuyên truyền phòng cháy, chữa cháy

Để chủ động phòng ngừa, kịp thời ngăn chặn các vụ cháy nổ trên địa bàn thành phố Hà Nội và giảm thiểu đến mức thấp nhất thiệt hại, hậu quả do cháy nổ gây ra, Sở Thông tin và Truyền thông đề nghị các cơ quan báo chí tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền phòng cháy, chữa cháy.

tin nhap 20180406141151
Lực lượng Cảnh sát PCCC khống chế kịp thời đám cháy. ở  cửa hàng thời trang số 3 Hai Bà Trưng (ảnh minh hoạ)

Cụ thể, để chủ động phòng ngừa, kịp thời ngăn chặn các vụ cháy nổ trên địa bàn thành phố Hà Nội và giảm thiểu đến mức thấp nhất thiệt hại, hậu quả do cháy nổ gây ra, ngày 23/3/2018, Ban Thường vụ Thành ủy đã ban hành Công văn số 868-CV/TU yêu cầu các cấp, các ngành tập trung tăng cường công tác phòng cháy chữa cháy và tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ trên địa bàn Thành phố.

Căn cứ văn bản chỉ đạo của Ban Thường vụ Thành ủy, Sở Thông tin và Truyền thông đề nghị các cơ quan báo chí triển khai một số nội dung sau:

1. Tiếp tục đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền các quy định pháp luật nhằm nâng cao ý thức chấp hành của người dân về phòng cháy, chữa cháy. Đặc biệt trong các dịp lễ, hội; các sự kiện của Đảng, Nhà nước diễn ra trên địa bàn Thành phố; Tháng hành động về an toàn vệ sinh lao động; mùa hanh khô, mùa nắng nóng…

2. Tăng cường phổ biến kiến thức, kỹ năng để cán bộ, đảng viên và nhân dân làm tốt việc phòng chống cháy nổ, kỹ năng thoát nạn, thoát hiểm khi có sự cố xảy ra. Đặc biệt là chủ động thực hiện 04 phương châm PCCC tại chỗ (chỉ huy tại chỗ, lực lượng tại chỗ, phương tiện tại chỗ, vật tư và hậu cần tại chỗ).

3. Kịp thời phát hiện và phản ánh về những vi phạm quy định PCCC, nhất là tại các công trình có nguy cơ cháy nổ cao, các chung cư, nhà cao tầng, trung tâm thương mại, chợ, khu công nghiệp, khu chế xuất…

T.V

PCCC gara: Những nguyên nhân gây ra cháy nổ ở các gara ô tô

PCCC: Bài 1: Những nguyên nhân gây ra cháy nổ ở các gara ô tô

(LĐTĐ) Sự bất cẩn, thiếu an toàn trong quá trình sửa chữa hoặc do điều kiện thời tiết… là những nguyên nhân có thể gây ra cháy nổ trong các gara ô tô tư nhân.

PCCC: Mới đây, một vụ cháy gara ô tô đối diện trường THCS Nam Trung Yên (phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội) đã khiến nhiều xe ô tô chưa kịp di tản bị cháy rụi. Toàn bộ kho đồ nội thất cũng bị lửa thiêu. Phần khung, mái che của khu xưởng đổ sập…

Vụ cháy này thêm một lần nữa gióng lên hồi chuông cảnh báo về những lỗ hổng trong công tác bảo đảm an toàn phòng cháy chữa cháy (PCCC) tại các gara ô tô tư nhân.

PCCC: Không chỉ TP. Hà Nội, nhiều tỉnh, thành khác cũng không ít gara bị cháy, nổ. Điển hình, ngày 26/10/2017, một vụ cháy xảy ra tại gara ôtô ở lô 98, khu tái định cư, phố 7 Đình Hương, phường Đông Cương, TP. Thanh Hóa khiến 1 chiếc xe ô tô và 1 xe máy bị thiêu rụi, vụ cháy còn khiến tầng trệt của nhà dân bên cạnh bị cháy gây hư hỏng nhiều đồ đạc.

bai 1 nhung nguyen nhan gay ra chay no o cac gara o to
Một gara ô tô gần trường Nam Trung Yên cháy lớn, gây thiệt hại nặng nề hồi cuối tháng 11. (Ảnh: Chính Nghĩa)

PCCC: Ngày 22/9/2017, một vụ cháy khác cũng xảy ra tại gara ôtô Huấn Thành trên đường 30 tháng 4, phường Hòa Cường Bắc, quận Hải Châu, TP. Đà Nẵng. Vụ cháy may mắn không gây thiệt hại về người nhưng nhiều tài sản bị thiêu rụi.

Theo quan sát thực tế, các gara ô tô tư nhân vẫn đang tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ về cháy nổ. Bởi, nhiều gara ô tô tư nhân chỉ được quây tôn tạm bợ, nhếch nhác và thiếu phương tiện PCCC. Đường dây điện không đảm bảo, tự ý câu nối, không có thiết kế, hay trong quá trình sử dụng hệ thống dây dẫn nguồn điện bị hư hỏng lớp vỏ cách điện, quá tải không đảm bảo an toàn, gây chập cháy…

Nhiều người chi hàng trăm triệu đến hàng tỷ đồng để mua một chiếc xe ô tô và khi đưa vào gara bảo dưỡng, sửa chữa, không mấy ai quan tâm đến công tác PCCC tại gara đó liệu có đảm bảo để bảo vệ tài sản của mình hay không. Và, thực tế đã có nhiều vụ cháy nổ xảy ra, gây thiệt hại lớn.

Vậy, nguyên nhân cháy nổ xuất phát từ đâu? Lực lượng PCCC đã chỉ ra những nguy hiểm cháy, nổ tại các gara ô tô như sau

PCCC: Chập điện

Là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn tới các vụ cháy nổ, thậm chí có thương vong về người và của cải khá cao. Tuy được đào tạo bài bản về an toàn điện, cách thức thao tác để tránh xảy ra sự cố về điện nhưng chỉ một phút lơ đễnh là người thợ sửa xe hoặc chính bản thân chủ xe phải trả giá.

Hầu hết có thể kể đến nguyên nhân chập điện là do sạc bình ắc quy, mối hàn hoặc cắt các chi tiết, quá trình đấu dây cho hệ thống điện trên xe và cả lý do quên ngắt điện khi không có mặt tại khu vực sửa chữa.

PCCC: Nhiên liệu dễ bắt lửa

Rò rỉ xăng dầu, bảo quản hoá chất chưa đúng quy cách, một số vật dụng dễ bắt lửa như mút xốp hay giấy nhám không kiểm soát… có thể tạo một cơn hoả hoạn ngoài sức tưởng tượng ngay tại garage của bạn.

Một số khuyến cáo về việc đóng khoá xăng hoặc xác lập đặt nguồn nhiên liệu dễ cháy nổ ở khu vực riêng; đồng thời kiểm soát nguồn nhập, tránh dùng những loại nhiên liệu không rõ nguồn gốc hoặc kém chất lượng.

Các chất phụ gia, hoá chất chuyên dụng nên chứa trong các bồn, thùng đặc biệt; khi sử dụng cần lấy vừa đủ liều lượng kèm theo bình chữa cháy dung tích lớn phù hợp ở gần các bồn chứa.

PCCC: Điều kiện thời tiết

Thời tiết vào những ngày nắng nóng thường có nhiệt độ cao, việc để những vật dụng hay hoá chấp tiếp xúc với nguồn nhiệt lớn cũng có thể tạo ra chất xúc tác đủ mạnh để gây nổ hoặc bùng cháy dữ dội ngoài tầm kiểm soát.

Ngoài sử dụng mái che cách nhiệt trong khu garage, các chủ xe cũng phải thực hiện che đậy các chất có nguy cơ gây cháy hoặc không nên tạo ra nhiều ma sát gần khu vực chứa nhiên liệu, hoá chất có thể gây hoả hoạn.

PCCC: Do bình gas (khí)

Áp suất trong bình gas thường được nạp tới mức giới hạn, tuy nhiên trong một số trường hợp, lý do thường là hay quên hoặc chủ quan mà khí nén trong bình gas có thể đạt quá mức, đồng thời các van đóng mở không đúng quy cách sẽ dẫn đến hiện tượng tràn hơi gas, không may tiếp xúc với nguồn nhiệt cao tạo ra cháy nổ ngoài ý muốn.

PCCC: Khu vực dễ xảy ra hoả hoạn

Vị trí của garage thường gần khu đông dân cư, hoặc cơ sở hạ tầng của garage đang dần xuống cấp có thể tiềm ẩn nguy cơ cháy nổ không nhỏ.

Không gian xung quanh garage cần phải rộng thoáng, cũng như được trang bị các thiết bị phòng cháy chữa cháy đúng quy cách và đặc biệt là đội ngũ nhân viên, các chủ xe phải nắm rõ những nguyên tắc an toàn cháy nổ để kịp thời xử lý.

Bên cạnh đó, những nguyên nhân như động cơ xe tự bốc cháy, lỗi kỹ thuật từ nhà sản xuất hoặc một số tình huống khách quan khác cũng có thể mang nguy cơ cháy nổ cao đối với các gara ô tô.

H. Phong (còn nữa)

Quy định về phòng cháy chữa cháy (PCCC) đối với khách sạn, nhà nghỉ

Quy định về phòng cháy chữa cháy (PCCC) đối với khách sạn, nhà nghỉ

(LĐTĐ) Phòng cháy chữa cháy (PCCC) là trách nhiệm của mọi cá nhân và tổ chức để đảm bảo sự an toàn tài sản cũng như tính mạng của tất mọi người. Với loại hình kinh doanh khách sạn, nhà nghỉ thì đảm bảo an toàn PCCC là vô cùng quan trọng.

Điều kiện PCCC đối với kinh doanh khách sạn, nhà nghỉ:

Phụ lục III Nghị định 79/2014/NĐ-CP quy định về danh mục cơ sở thuộc diện phải thông báo với cơ quan cảnh sát PCCC về việc bảo đảm các điều kiện an toàn PCCC trước khi đưa vào sử dụng.

quy dinh ve phong chay chua chay doi voi khach san nha nghi
Một khách sạn trong phố cổ cháy đã khiến nhiều du khách nước ngoài hoảng sợ. (Ảnh: Hoàng Nhật)

Trong đó, nhà nghỉ cũng nằm trong danh mục những cơ sở này. Đồng thời, nhà nghỉ cũng thuộc vào danh mục thuộc diện quản lý về PCCC được quy định tại phụ lục I của Nghị định 79/2014/NĐ-CP và là cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ (đối với nhà nghỉ có chiều cao từ 5 tầng trở lên hoặc có khối tích từ 5000m3 trở lên). Vì vậy, nhà nghỉ cần tuân thủ một số điều kiện PCCC sau khi đi vào hoạt động kinh doanh:

Đối với nhà nghỉ có chiều cao từ 5 tầng trở lên hoặc có khối tích từ 5000m3 trở lên nhưng không quá 9 tầng hoặc 25m được quy định tại khoản 1 điều 7 Nghị định 79/2014/NĐ-CP như sau:

– Có quy định, nội quy, biển cấm, biển báo, sơ đồ hoặc biển chỉ dẫn về phòng cháy và chữa cháy, thoát nạn phù hợp với đặc điểm và tính chất hoạt động của nhà nghỉ.

– Có quy định và phân công chức trách, nhiệm vụ phòng cháy và chữa cháy trong nhà nghỉ.

– Hệ thống điện, chống sét, chống tĩnh điện; thiết bị sử dụng điện, sinh lửa, sinh nhiệt; việc sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt phải bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy.

– Có quy trình kỹ thuật an toàn về phòng cháy và chữa cháy phù hợp với điều kiện kinh doanh nhà nghỉ.

– Có lực lượng phòng cháy và chữa cháy của nhà nghỉ, chuyên ngành được huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy và tổ chức thường trực sẵn sàng chữa cháy đáp ứng yêu cầu chữa cháy tại chỗ.

– Có phương án chữa cháy, thoát nạn đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định tại Điều 21 Nghị định này.

– Có hệ thống giao thông, cấp nước, thông tin liên lạc phục vụ chữa cháy, hệ thống báo cháy, chữa cháy, ngăn cháy, phương tiện phòng cháy và chữa cháy khác, phương tiện cứu người phù hợp với tính chất, đặc điểm của nhà nghỉ bảo đảm về số lượng, chất lượng và hoạt động phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về phòng cháy và chữa cháy hoặc theo quy định của Bộ Công an.

– Có hồ sơ quản lý, theo dõi hoạt động phòng cháy và chữa cháy theo quy định của Bộ Công an.

Đối với nhà nghỉ có chiều cao dưới 5 tầng hoặc khối tích dưới 5000m3được quy định tại khoản 2 điều 7 của nghị định:

Bảo đảm điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy theo quy định tại Khoản 1 Điều 7 phù hợp với quy mô, tính chất hoạt động của nhà nghỉ đó và phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về phòng cháy và chữa cháy.

Đối với nhà nghỉ có chiều cao trên 9 tầng hoặc từ 25m trở lên, ngoài việc đáp ứng các điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy quy định tại Khoản 1 Điều 7 Nghị định này còn phải bảo đảm các điều kiện sau:

– Kết cấu xây dựng của nhà phải có giới hạn chịu lửa phù hợp với tính chất sử dụng và chiều cao của nhà theo quy định của tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về phòng cháy và chữa cháy.

– Tường, vách ngăn và trần treo của đường thoát nạn, lối thoát nạn, buồng thang thoát nạn, các gian phòng công cộng tập trung đông người không được sử dụng vật liệu trang trí nội thất, vật liệu cách âm, cách nhiệt là vật liệu dễ cháy.

Để đảm bảo an toàn PCCC khách sạn, nhà nghỉ và khu du lịch chủ cơ sở tổ chức thực hiện triệt để các vấn đề sau:

– Thực hiện đầy đủ các văn bản pháp luật, qui định về PCCC khách sạn, nhà nghỉ, khu du lịch để khắc phục kịp thời, triệt để những sơ hở thiếu sót, nguy cơ cháy nêu trên.

– Đối với công trình xây dựng mới hcặc cải tạo khu du lịch, nhà nghỉ và khách sạn trước khi thi công phải trình thẩm duyệt thiết kế về PCCC nhằm tuân thủ nghiêm ngặt các qui chuẩn, tiêu chuẩn an toàn PCCC; lắp đặt cải tạo hệ thống PCCC, hệ thống điện theo đúng qui định an toàn PCCC, các hệ thống điện riêng biệt để chỉ dẫn lối thoát nạn, chiếu sáng sự cố, chiếu sáng bảo vệ, hệ thống điện phục vụ các thiết bị PCCC.

– Các chủ cơ sở khi xây dựng, sửa chữa các nhà nghỉ, khách sạn, khu du lịch nên chọn các vật liệu không cháy. Còn nếu vì lý do nào khác mà sử dụng các vật liệu dễ cháy để xây dựng thì nên có biện pháp để tăng mức chịu lửa cho vật liệu đó như; sử dụng sơn chống cháy, hoá chất chống cháy….

– Hệ thống thoát nạn trong các nhà nghỉ, khu du lịch, khách sạn khi xảy ra cháy phải bố trí theo đúng tiêu chuẩn của nhà nước qui định, đặc biệt là đối với khách sạn, nhà nghỉ cao tầng và có tầng hầm v.v….

– Ban hành và tổ chức thực hiện qui định nội qui PCCC khách sạn, nhà nghỉ, khu du lịch.

– Tự tổ chức kiểm tra an toàn PCCC, kịp thời phát hiện và khắc phục những thiếu sót gây cháy, kiên quyết xử lý các trường hợp vi phạm qui định nội qui PCCC tạo ra nguy cơ gây cháy.

– Thành lập đội PCCC cơ sở có đủ quân số tổ chức thường trực chữa cháy trong ngày, nhất là vào ban đêm và các dịp lễ tết, lựa chon những người có nhiệt tình, có tinh thần trách nhiệm cao để tham gia đội PCCC cơ sở. Tổ chức huấn luyện nghiệp vụ PCCC cho lực lượng cơ sở để lực lượng này có đủ kiến thức năng lực thực hiện nhiệm vụ PCCC tại chỗ.

– Đầu tư kinh phí cho công tác PCCC để trang bị phương tiện chữa cháy tại chỗ, phương tiện cứu hộ, thoát nạn khi xảy ra cháy, đặc biệt chú ý đến nguồn nước tại chỗ phục vụ chữa cháy cho khách sạn, nhà nghỉ và khu du lịch, duy trì các hoạt động của lực lượng PCCC cơ sở và các lực lượng PCCC khác.

– Các cơ sở phải xây dựng các phương án chữa cháy giả định nhiều tình huống có thể xảy ra cháy khác nhau và thường xuyên tổ chức thực tập để xử lý các tình huống nhằm chủ động bố trí lực lượng phương tiện và có chiến thuật thích hợp để nếu xảy ra cháy thì dập tắt tại chỗ, kịp thời, có hiệu quả.

H. Phong

PCCC: Để “bà hỏa” không phát hỏa

PCCC: Để “bà hỏa” không phát hỏa

(LĐTĐ) Những ngày vừa qua, trên địa bàn Hà Nội liên tiếp xảy ra hàng loạt vụ cháy tại các quận nội thành. Điều này, một lần nữa lại gióng lên hồi chuông cảnh báo đối với công tác phòng cháy chữa cháy (PCCC) trên địa bàn Thành phố.

Qua thống kê sơ bộ, trong tháng 11, trên địa bàn Hà Nội đã liên tiếp xảy ra gần 10 vụ cháy. Cụ thể: Ngày 11/11 cháy tại Công ty CP Du lịch thương mại và đầu tư, gần bến xe Nước Ngầm; ngày 14/11, cháy cột điện ở khu dân cư trong ngõ 25/7 Vũ Ngọc Phan, quận Đống Đa, Hà Nội; ngày 15/11 cháy tại tòa nhà Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam số 118 Hoàng Quốc Việt; ngày 22/11, cháy tại tầng 9 của một khách sạn trên phố Hàng Than, quận Ba Đình, Hà Nội. Tiếp đến ngày 23/11, cháy tại số 360 Giải Phóng, Phương Liệt, Thanh Xuân.

Chỉ tính riêng trong ngày 26/11, trên địa bàn thành phố đã liên tiếp xảy ra 3 vụ cháy. Trong đó phải kể đến các vụ cháy tại ngôi nhà số 10 ngõ 97 phố Triều Khúc, phường Thanh Xuân Nam, Thanh Xuân, sau đó tại khu vực bên ngoài tòa nhà Big C Hà Đông lại xảy ra vụ cháy biển quảng cáo. Đến 21h50 cùng ngày, trên đường Phạm Hùng tiếp tục xảy ra vụ cháy khu nhà xưởng của công ty CP Thương mại dịch vụ HHK Việt Nam. Mặc dù các vụ cháy không có thiệt hại về người tuy nhiên, thiệt hại về tài sản của người dân sau đám cháy là rất lớn.

Việc các vụ cháy liên tiếp xảy ra trong tháng 11 cho thấy, công tác PCCC cần được các địa phương đẩy mạnh hơn nữa nhất là trong việc tuyên truyền đối với người dân. Bởi thực tế, các vụ cháy diễn ra trên nhiều địa bàn, nguyên nhân của các vụ cháy là không giống nhau, vì thế, để đảm bảo tính mạng và tài sản của người dân, việc nâng cao ý thức PCCC của người dân, doanh nghiệp là rất quan trọng.

Thông thường, thời gian trước, trong và sau tết Nguyên đán, thời tiết là hanh khô, nguy cơ cháy nổ thường tăng cao, do đó, công tác tuyên truyền về PCCC những tháng cuối năm cần tập trung vào các nhóm đối tượng tại các chợ, siêu thị, trung tâm thương mại, nhà chung cư, nhà dân, nhà ở kết hợp sản xuất kinh doanh, cũng như kho chứa hàng hóa dễ cháy.

Ngoài ra, đối với khu tập trung đông người cần có phương án PCCC cụ thể và phổ biến rộng rãi đến người dân. Cùng với đó, tiếp tục củng cố, nâng cao chất lượng các đội PCCC cơ sở để thực hiện tốt hơn phương châm “4 tại chỗ”. Bên cạnh đó, cơ quan chức năng cũng phải tăng cường kiểm tra, xử lý nghiêm các vi phạm về PCCC.

Mặc dù trong năm qua, số lượng các vụ cháy trên địa bàn thành phố đã giảm, tuy nhiên, người dân và doanh nghiệp vẫn không được chủ quan trong công tác PCCC. Để đảm bảo an toàn trong những tháng cuối năm, chính quyền và người dân cần phải xác định rõ trách nhiệm của mình trong công tác PCCC. Tiếp tục làm tốt công tác tuyên truyền, phổ biến sâu rộng kiến thức pháp luật, kỹ năng PCCC đến từng cơ quan, đơn vị, hộ gia đình để giảm bớt thiệt hại do cháy nổ gây ra.

T.An

PCCC khi vận chuyển bình gas: Đừng để những bình “bom” phát nổ!

PCCC khi vận chuyển bình gas: Đừng để những bình “bom” phát nổ!

PCCC (LĐTĐ) Hình ảnh những chiếc xe máy chở bình gas lưu thông trên phố không hề xa lạ với những người tham gia giao thông. Có người đã ví những chiếc xe chở bình gas đi trên phố như những “quả bom” di động. Chính sự nguy hiểm này đã khiến nhiều người lo ngại nguy cơ cháy nổ mỗi khi bắt gặp những người chở bình gas trên đường mà không đảm bảo các yêu cầu về phòng chống cháy nổ.

PCCC: Hàng ngày hình ảnh những chiếc xe máy chở gas với một kệ hàng đơn giản luồn lách trên phố, bản thân những người vận chuyển gas không đội mũ bảo hiểm, sử dụng điện thoại khi điều khiển phương tiện không phải là chuyện hiếm gặp. Thậm chí, nhiều người chở bình gas mà không có dây chằng buộc, vừa đi vừa vòng một tay ra sau để giữ bình gas.

PCCC: Không chỉ có xe máy mà một số phương tiện xe 3 bánh cũng thường xuyên được thuê để vận chuyển những bình gas lớn (loại 48kg). Tuy nhiên trên xe này lại không có bất kỳ thiết bị chữa cháy nào và những bình gas này cũng không được sắp xếp đúng quy định khi vận chuyển. Việc vận chuyển gas từ các cửa hàng kinh doanh tới các hộ gia đình bằng xe gắn máy hay các phương thiện thô sơ không đúng quy định đang là mối nguy hại cho người đi đường và bản thân người chở nếu như để xảy ra nổ bình gas trong lúc vận chuyển.

phong chong chay no khi van chuyen binh gas dung de nhung binh bom phat no
An toàn vận chuyển bình Ga phải được đặc biệt quan tâm. ảnh: VOV

PCCC: Không ít lần, người đi đường phải thót tim khi đang tham gia giao thông trên đường thì gặp cảnh bình gas lăn lông lốc ngay gần mình, chỉ vì những người vận chuyển không đảm bảo an toàn khi chở những bình gas đi lại trên phố.

Mặc dù trên địa bàn thành phố đến nay chưa ghi nhận trường hợp nổ bình gas khi đang lưu thông trên đường. Tuy nhiên, không ai dám đảm bảo điều này sẽ không xảy ra cháy nổ khi vận chuyển bình gas. Bởi chỉ cần một sơ xuất nhỏ, cùng với sử chủ quan, tai nạn cháy nổ có thể xảy ra bất cứ lúc nào.

PCCC: Theo Tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN) 6223:1996 về yêu cầu vận chuyển chai khí đốt hóa lỏng (gas), thì mỗi xe gắn máy chỉ được phép chở một bình có dung tích 50 lít, bình gas phải vận chuyển theo phương thẳng đứng. Nhưng phần lớn nhân viên chở gas bằng xe gắn máy thường đặt bình nằm ngang, do không biết, hoặc bỏ qua quy định này. Không những thế, nhiều người còn vận chuyển 2-3 bình trên xe mà không có thiết bị đảm bảo an toàn khi vận chuyển trên phố.

Điều 32 Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định về xử lý vi phạm quy định trong vận chuyển chất, hàng nguy hiểm về cháy, nổ.

Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi sắp xếp chất, hàng nguy hiểm về cháy, nổ trên phương tiện vận chuyển không đúng theo quy định; Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi không duy trì đầy đủ các điều kiện về an toàn phòng cháy và chữa cháy khi sử dụng phương tiện giao thông cơ giới vận chuyển chất, hàng nguy hiểm về cháy, nổ trong thời gian vận chuyển; Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với trường hợp vận chuyển chất, hàng nguy hiểm về cháy, nổ mà không có giấy phép vận chuyển chất, hàng nguy hiểm về cháy, nổ.

Khi được hỏi về quy định trong vận chuyển gas, anh T.A một nhân viên chuyên chở gas của một đại lý cung cấp gas cho biết: “Tôi không biết về quy định này, tôi chỉ biết làm công việc chở gas đến những địa chỉ theo yêu cầu. Trong trường hợp nhiều người gọi đến, nếu tiện đường tôi có thể chở vài bình gas cùng một lúc. Nếu mỗi lần chỉ chở một bình rồi quay về chở bình khác thì sẽ rất mất thời gian. Còn việc khi chở bình gas phải đặt theo chiều thẳng đứng như quy định thì tôi cũng không rõ, tuy nhiên nếu làm như vậy sẽ rất bất tiện khi di chuyển trong các khu dân cư đông đúc”.

Được biết, đối với các công ty chuyên cung cấp gas và khí hóa lỏng, hàng năm các công ty này đều tổ chức các chương trình tập huấn sử dụng gas an toàn cho khách hàng. Các hãng gas đều có hướng dẫn cụ thể cho các nhân viên đại lý về cách chở gas, cũng như giới hạn về số lượng bình gas được phép chở mỗi chuyến. Tuy nhiên, đối với các nhà cung cấp nhỏ lẻ hoặc các đại lý gas lại thường không chú trọng đến việc này. Chính vì thế mà việc đảm bảo an toàn và phòng chống cháy nổ khi vận chuyển gas cũng ít được quan tâm.

Ngoài ra, việc thời gian qua trên các phương tiện thông tin đại chúng liên tục đưa về các vụ làm gas giả, quay vòng bình gas, hoán cải các bình gas cũ thành bình mới để tái sử dụng cũng khiến nhiều người lo ngại về chất lượng các vỏ bình gas đang lưu thông trên thị trường. Mặc dù các bình gas đạt tiêu chuẩn rất khó bị nổ khi xảy ra va chạm mạnh, tuy nhiên trước tình trạng gas giả tràn lan thì không ai có thể đảm bảo về chất lượng vỏ bình khi sử dụng.

Vẫn biết việc vận chuyển gas từ các cửa hàng kinh doanh gas đến các hộ tiêu dùng thường sử dụng phương tiện xe máy để chuyên chở. Bởi đây là phương tiện thông dụng và thuận lợi khi di chuyển. Công việc này cũng được xem là mang lại yếu tố lợi nhuận đối với các đại lý cung cấp gas hiện nay do giảm được chi phí vận chuyển.Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn về PCCC, an ninh trật tự trên địa bàn, đồng thời đảm bảo an toàn cho những người vận chuyển gas và những người xung quanh.

Thiết nghĩ, các cửa hàng, đại lý bán gas cần thực hiện tốt các điều kiện đảm bảo phòng chống cháy nổ trong khi vận chuyển bình gas bằng xe máy. Chỉ nên sử dụng những nhân viên đã được huấn luyện nghiệp vụ PCCC để vận chuyển và lắp đặt bình gas. Phương tiện vận chuyển (xe gắn máy hai bánh) phải có giá đỡ chắc chắn, bình gas phải luôn ở vị trí thẳng đứng, van chai hướng lên trên; số lượng bình chuyên chở không được vượt quá 2 bình.

Ngoài ra, cần trang bị các phương tiện chữa cháy để dập tắt đám cháy ngay từ ban đầu, như: Chăn, bình chữa cháy xách tay… cho những người làm công việc vận chuyển. Khi gặp sự cố cần hỗ trợ, phải báo ngay cho Cảnh sát PCCC & CNCH theo số điện thoại 114. Bên cạnh đó, cũng cần có sự phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước về đảm bảo an toàn PCCC, các nhà cung cấp, nhất là giữa Cảnh sát Giao thông và Cảnh sát PCCC & CNCH để hướng dẫn, kiểm tra và xử lý các hành vi vi phạm, góp phần hạn chế cháy, nổ xảy ra.

Cháy nổ bình gas khi di chuyển là điều không ai mong muốn, vì vậy để đảm bảo an toàn tuyệt đối trong việc vận chuyển bình gas, khi tham gia giao thông thì chính những nhà cung cấp, các đại lý gas, người tham gia vận chuyển là những người phải nghiêm chỉnh chấp hành tốt các quy định phòng chống cháy nổ ngay tại cơ sở của mình. Tránh để tình trạng trên diễn ra, nhằm tạo sự an toàn cho chính người vận chuyển và những người dân xung quanh.

Điều 55, Nghị định 87/2018/NĐ-CP về kinh doanh khí, cửa hàng bán lẻ gas quy định điều kiện an toàn trong vận chuyển, giao nhận gas

Xe gắn máy (hai bánh) vận chuyển bình gas phải có giá đỡ chắc chắn, bình phải luôn ở vị trí thẳng đứng, van chai hướng lên trên. Không được vận chuyển gas cùng với người trong thang máy, trừ người trực tiếp vận chuyển.

Khi cung cấp gas cho khách hàng sử dụng, cửa hàng gas phải cung cấp cho khách hàng 1 bản phiếu giao hàng và có 1 bản lưu tại cửa hàng, trong đó phải có các thông tin tối thiểu: Chủ sở hữu, loại chai, số sê ri chai, hạn kiểm định, nơi nhập chai chứa cho cửa hàng, tên và địa chỉ khách hàng sử dụng, ngày giao cho khách hàng, tên, địa chỉ và điện thoại liên hệ của cửa hàng.

Khi giao nhận phải kiểm tra độ kín của bình gas, các đầu nối và ống mềm sau khi lắp đặt mới hoặc thay gas xong, có sự chứng kiến quá trình kiểm tra và ký tên xác nhận vào biên bản giao nhận của khách hàng sử dụng.

T.An

Phòng cháy và chữa cháy đối với hộ gia đình

Phòng cháy và chữa cháy đối với hộ gia đình

(LĐTĐ) Để đảm bảo an toàn phòng cháy và chữa cháy đối với nhà ở, phòng ở, chủ hộ và các thành viên trong gia đình cần thực hiện các biện pháp sau đây:

– Không để nhiều đồ dùng, hàng hoá dễ cháy ở nơi đun nấu. Không dự trữ xăng, dầu, khí đốt và các chất lỏng dễ cháy ở trong nhà ở, trường hợp cần phải để dự trữ thì chỉ dự trữ với số lượng ít nhất.

– Ôtô, xe máy và các phương tiện dụng cụ có xăng dầu, chất lỏng dễ cháy để trong nhà ở phải cách xa bếp đun nấu; nguồn sinh nhiệt, thiết bị chứa, dẫn xăng, dầu… phải kín.

– Không sử dụng gỗ, tấm nhựa, mút xốp… để ốp tường, trần, vách ngăn nhằm hạn chế cháy lan.

– Phải lắp thiết bị tự ngắt (Aptomat) cho hệ thống điện chung toàn nhà, từng tầng, từng nhánh và từng thiết bị tiêu thụ điện công suất lớn, không để hàng hoá dễ cháy gần bóng điện, ổ cắm, cầu dao, chấn lưu đèn nêông.

– Khi sử dụng bàn là, bếp điện, lò sấy phải có người trông coi, không để trẻ nhỏ, người già mắt kém, người bị tàn tật, người bị tâm thần sử dụng các thiết bị điện.

phong chay va chua chay doi voi ho gia dinh
Cần thường xuyên kiểm tra hệ thống điện trong gia đình. (Ảnh: Bảo Minh)

– Bố trí nơi thờ cúng hợp lý, tường phía đặt bàn thờ, trần phía trên bàn thờ phải bằng vật liệu không cháy. Đèn, hương, nến phải đặt chắc chắn trên các vật không cháy, cách xa vật dễ cháy, hạn chế tối đa vàng mã, hương, nến để trên bàn thờ. Khi đốt vàng mã phải trông coi, có che chắn tránh cháy lan hoặc bị gió cuốn tàn lửa gây cháy lan.

– Nơi đun nấu phải có vách ngăn bằng vật liệu không cháy. Nếu dùng bếp gas phải có biện pháp chống chuột cắn thủng ống dẫn gas, khi đun nấu xong phải tắt bếp và đóng van xả gas. Nếu đun nấu bằng bếp dầu phải đủ bấc và thường xuyên được lau chùi sạch sẽ. Trước khi rót thêm dầu vào bếp phải tắt lửa, tuyệt đối không dùng xăng hoặc xăng pha dầu, nhớt để đun bếp dầu. Khi đun phải có người trông coi.

– Trước khi đi ra khỏi nhà và trước khi đi ngủ phải kiểm tra nơi đun nấu, nơi thờ cúng, tắt các thiết bị điện không cần thiết.

– Không lắp lồng sắt, lưới sắt ở lan can nhà cao tầng. Trường hợp đã lắp thì có cửa chốt trong và không được khoá. Chuẩn bị sẵn thang, thang dây để thoát nạn khi cháy xảy ra.

– Cửa có nhiều khoá nên sử dụng các loại khoá kiểu chìa khác nhau để dễ phân biệt khi mở và quy định nơi để chìa khoá dễ thấy, dễ lấy.

– Nhà có trẻ nhỏ, người già, người tàn tật thì phải có biện pháp thoát nạn, cứu người phù hợp và không được khoá cửa phòng của những người nêu trên.

– Chuẩn bị sẵn dụng cụ phá dỡ để tạo lối thoát nạn.

– Mỗi gia đình nên có dự kiến các tình huống thoát nạn khi có cháy xảy ra. Trang bị dụng cụ trữ nước, xô thùng xách nước để vừa phục vụ sinh hoạt, vừa phục vụ chữa cháy, trang bị bình chữa cháy và mọi người trong gia đình phải học tập để sử dụng thành thạo các dụng cụ chữa cháy đã được trang bị.

– Khi xảy ra cháy tìm mọi cách báo cháy nhanh nhất cho mọi người xung quanh biết, gọi điện thoại cho Cảnh sát Phòng cháy và Chữa cháy theo số 114 hoặc đội dân phòng, chính quyền, công an xã, phường gần nhất, đồng thời sử dụng phương tiện để chữa cháy và thoát nạn theo tình huống đã dự kiến.

H. Phong

PCCC: Tại sao cháy nhà không nên trốn ở gầm gường, nhà vệ sinh

PCCC: Tại sao cháy nhà không nên trốn ở gầm gường, nhà vệ sinh

PCCC: Theo thói quen khi xảy ra hỏa hoạn, nhiều người thường chui xuống gầm gường, trốn vào tủ, nhà vệ sinh…mà không hay biết rằng đó là thói quen chết người.

Mới đây, vụ cháy ở ấp Cây Dầu, phường Tân Phú, quận 9 khiến hai bà cháu chết thảm cũng vì nguyên nhân này.

“Theo thông tin chúng tôi nắm được, lúc cháy cháu bé chui vào gầm giường trốn. Người bà đã tìm cách kéo cháu ra thì lửa đã lớn, bao trùm căn nhà… Nếu không cứu cháu, người bà đã thoát” – lãnh đạo Cảnh sát PC&CC TP.HCM thông tin.

tai sao chay nha khong nen tron o gam guongnha ve sinh
PCCC: Đám cháy ở quận 9 khiến hai bà cháu chết thảm. Ảnh: H.TÂM

PCCC: Trao đổi với Báo Pháp Luật TPHCM, Trung tá Huỳnh Quang Tuyến, Phó trưởng phòng Tham mưu (Cảnh sát PC&CC TP.HCM) chia sẻ ông cũng xuất thân là lính cứu hỏa, thuộc Cảnh sát PC&CC Quận 1, cuộc đời binh nghiệp, ông và đồng đội đã chứng kiến rất nhiều cái chết thương tâm xuất phát từ thói quen chui vào gầm gường, nhà vệ sinh, tủ…khi xảy ra hỏa hoạn.

PCCC: Tuyệt đối không trốn dưới gầm gường, nhà vệ sinh

“Đám cháy sẽ lan tới nơi, người dân chưa chết vì cháy đã chết vì ngạt khói. Ngoài ra, việc trốn ở những vị trí như gầm gường, nhà vệ sinh, tủ…còn khiến lực lượng cứu nạn cứu hộ khó tìm kiếm giải cứu”, ông Tuyến khẳng định.

Thay vì tìm chỗ lẩn trốn, Trung tá Huỳnh Quang Tuyến khuyến cáo các thành viên trong gia đình nên tìm cách thoát ra ngoài bằng các lối thoát hiểm. “Có thể là ra ban công, lên tầng thượng, leo sang mái nhà bên cạnh,…”

Nhưng nếu là nhà ống chỉ có một lối thoát hiểm duy nhất? Với vấn đề này, ông Tuyến cho biết phải căn cứ vào tình hình thực tế. Tuy nhiên, nếu ngọn lửa mới bắt đầu, chưa quá lớn, người dân có thể thoát ra ngoài bằng cách nhúng chăn, mền vào nước trùm lên để chạy ra ngoài.

PCCC: Làm mặt nạ phòng độc

Trường hợp nhà chỉ có một lối thoát hiểm, lối thoát cũng đã bị bít kín, nhà không có dụng cụ phá, “nói thẳng là chỉ còn cách ngồi một chỗ chờ chết” vậy phải làm sao?

tai sao chay nha khong nen tron o gam guongnha ve sinh
PCCC: Trung tá Huỳnh Quang Tuyến, Phó trưởng phòng Tham mưu (Cảnh sát PC&CC TP.HCM)

PCCC: Ông Tuyến chia sẻ thay vì tìm chỗ trốn, người dân có thể làm mặt nạ phòng độc để tranh thủ thời gian đợi lực lượng PCCC. Ông khẳng định khói là nguyên nhân hàng đầu gây ra thương vong trong các vụ cháy. Nạn nhân thường chết hoặc bất tỉnh do ngạt khói… trước khi bị lửa thiêu cháy.

“Bạn có thể dùng chăn, khăn mặt, khẩu trang, áo, mền,… (nói chung là dùng bất kỳ vật dụng gì có tác dụng như mặt nạ phòng độc) thậm chí là cả áo lót nhúng nước như trường hợp cô gái trong vụ hỏa hoạn Karaoke ở Hà Nội năm ngoái để tự tạo ra mặt nạ chống độc cho mình. Những vật dụng dùng để phòng độc nên nhúng nước vì nước giúp lọc độc hiệu quả hơn và khói khó xuyên qua được.”

“Nếu nhà mình cháy phải làm thế nào”

PCCC: Điều mà Trung tá Huỳnh Quang Tuyến luôn trăn trở là tâm lý chủ quan, “tử thần gọi ai người dạ”. Cháy nổ có thể xảy ra bất cứ đâu, bất cứ lúc nào: đun nồi canh cá quên tắt bếp, lau chùi nhà cửa bằng xăng rồi hồn nhiên hút thuốc…

Thực tế, khi xảy ra hỏa hoạn, tâm lý con người thường hoảng loạn, không biết phải làm gì. Thay vì “mất bò mới lo làm chuồng”, người dân có thể chủ động bằng cách, tự đặt câu hỏi: “Nếu không may nhà mình cháy, thoát hiểm bằng cách nào? Phải làm thế nào?”.

Thực tế, nhiều gia đình có hai, ba lối thoát hiểm nhưng thậm chí vào ở cả chục năm rồi mà chẳng để ý.

“Lối thoát hiểm ở đây không chỉ là cửa chính, có thể là ban công, cầu thang thông lên tầng thượng, ngó sang nhà bên lan can có thấp không, có thể leo qua đó rồi xuống an toàn hay không? Ngoài ra trong nhà nên trang bị sẵn trang thiết bị phá dỡ như xà beng, búa…

PCCC: Chưa chết vì cháy đã chết vì tai nạn

Vụ cháy ở quận 10 nhiều năm trước khiến ông nhớ mãi. Sự việc trôi qua đã lâu, ông không còn nhớ tường tận nhưng cái chết của người thanh niên khỏe mạnh khiến ông và đồng đội ám ảnh.

“Người ngồi trên xe lăn, không di chuyển được thì không sao. Nhưng người thanh niên khỏe mạnh vì sợ đã nhảy từ trên cao xuống, tử vong”.

Trung tá Huỳnh Quang Tuyến khuyến cáo nếu phát hiện cửa sổ hướng không cháy ở vị trí thấp, có thể nhảy xuống được thì trước khi nhảy hãy vứt chăn, gối, nệm xuống trước để đỡ khi bạn nhảy xuống.

PCCC: Người dân nên tìm cách bám vào những cấu kiện xây dựng để leo xuống vị trí càng thấp càng tốt và thả người rơi tự do để chân rơi xuống trước. Thực tế, có trường hợp nhảy từ độ cao khoảng 4-5 m bị chấn thương nặng và tử vong do không biết cách. Nếu thấy có cửa sổ nhưng vì vị trí cao, không thể nhảy xuống thì mở cửa ra để thoát khói, khí độc đồng thời la lớn, ra hiệu kêu cứu.

Theo Nguyễn Trà/plo.vn

PCCC: Càng cao tầng tiêu chuẩn phòng cháy phải càng cao

PCCC: Càng cao tầng tiêu chuẩn phòng cháy phải càng cao

(LĐTĐ) Chưa bao giờ đô thị Hà Nội lại phát triển như hiện nay, các khu đô thị mới, các nhà cao tầng mọc lên rất nhiều. Thành phố thay da đổi thịt theo hướng văn minh, hiện đại cũng nhờ một phần bởi các khu đô thị, nhà cao tầng. Tuy nhiên, thời gian qua không ít nơi công tác phòng chống cháy nổ ở một số khu đô thị, chung cư chưa được quan tâm thỏa đáng dẫn đến những vụ cháy làm thiệt hại người và của.

Chính vì thế, nhằm nâng cao ý thức về phòng cháy, chữa cháy (PCCC), vừa qua đoàn giám sát tối cao của Quốc hội do Phó Chủ tịch Quốc hội Đỗ Bá Tỵ dẫn đầu đã đi giám sát một số tập đoàn, khu đô thị trên địa bàn TP Hà Nội.

Yếu tố PCCC luôn đặt lên hàng đầu

Theo tin từ VPQH, tại buổi làm việc với Tập đoàn Vingroup và trực tiếp kiểm tra, giám sát Khu đô thị Times City (quận Hai Bà Trưng), Phó Chủ tịch Quốc hội Đỗ Bá Tỵ đánh giá công tác phòng cháy của khu đô thị này. Còn đại diện Vinhomes cho hay, Khu đô thị phức hợp Times City có diện tích hơn 36 ha, gồm nhiều khu chức năng với quy mô lớn như: Bệnh viện đa khoa quốc tế, trường phổ thông liên cấp và 23 toà chung cư cao tầng, hơn 56.000 cư dân, hàng nghìn mét vuông tầng hầm.

Do đó, công tác PCCC được Tập đoàn Vingroup hết sức coi trọng. Đơn cử, từ khâu thiết kế thi công, lựa chọn tư vấn, hồ sơ phòng cháy chữa cháy đều được các cơ quan chức năng nghiệm thu cấp phép trước khi đưa vào hoạt động. Tập đoàn cũng đã thành lập Ban chỉ đạo và lực lượng xung kích tại cơ sở nhằm thực hiện tốt chức năng phòng cháy chữa cháy tại chỗ.

cang cao tang tieu chuan phong chay phai cang cao
Khu đô thị phức hợp Times City được đánh giá rất cao về công tác PCCC. ảnh: M.Tiến

Đặc biệt, sau vụ cháy tại chung cư Carina tại TP.HCM, Tập đoàn đã có nhiều giải pháp để nâng cao khả năng phòng cháy chữa cháy như thay 40.000 cửa ra vào chống cháy cho các hộ chung cư và đưa tiêu chuẩn này vào xây dựng. Vì thế ngay từ khi đưa vào hoạt động, tất cả các cơ sở của Tập đoàn đều được cơ quan chức năng thẩm duyệt và nghiệm thu PCCC theo đúng quy định của pháp luật. Thực hiện thành lập ở mỗi công ty thuộc Tập đoàn một bộ phận chuyên trách về công tác PCCC với tên gọi là Phòng Kiểm soát an toàn và PCCC.

Bộ phận này có chức năng, nhiệm vụ tham gia mọi hoạt động về PCCC từ quá trình lập hồ sơ thiết kế từng dự án trước khi thi công, triển khai phối hợp với các cơ quan chức năng để thẩm duyệt, nghiệm thu theo quy định của pháp luật đến quản lý hoạt động PCCC trong quá trình vận hành; đồng thời, chịu trách nhiệm tổ chức kiểm tra, kiểm soát toàn bộ hệ thống PCCC tại các cơ sở của Tập đoàn; thường xuyên cập nhật tiêu chuẩn, quy chuẩn PCCC, các thông tư hay nghị định hiện hành để tư vấn các giải pháp về PCCC tại cơ sở và kịp thời báo cáo lãnh đạo cấp trên.

Cũng theo lãnh đạo tập đoàn, nhờ đội xung kích PCCC cơ sở mạnh nên hầu như các cơ sở tại Tập đoàn không xảy ra vụ cháy nào nghiêm trọng. Một số sự cố về cháy đều được khống chế dập tắt kịp thời ngay từ những phút đầu, không phát triển thành đám cháy lớn. Các sự cố sau khi xảy ra đều được Ban quản lý tòa nhà triển khai rút kinh nghiệm, xây dựng các biểu mẫu để tiến hành rà soát chung cho tất cả các cơ sở và đưa vào bảng kỷ yếu lỗi nhằm giảm thiểu rủi ro, cũng như tránh phải các sự cố tương tự. Lãnh đạo Vingroup khẳng định, bất luận khu đô thị, chung cư nào của Tập đoàn đều lấy yếu tố PCCC lên hàng đầu. An toàn cho người dân luôn là ưu tiên số một.

Tốt nhưng tiếp tục tốt hơn nữa

Đây đánh giá và đồng thời là đề nghị của đoàn giám sát tối cao của Quốc hội sau khi thăm, giám sát Khu đô thị phức hợp Times city. Với cách làm trên các thành viên Đoàn giám sát cho rằng, Tập đoàn Vingroup xứng đáng là điển hình tiêu biểu, đi đầu trong công tác PCCC.

Theo Ban quản lý Vinhomes Times City, hệ thống PCCC có 2 lớp. Mỗi tòa nhà Khu đô thị phức hợp Times City được lắp đặt một hệ thống báo cháy riêng biệt với tủ trung tâm đặt tại phòng kỹ thuật tầng 1 của các tòa nơi có lễ tân và bảo vệ trực 24/24.

Khu vực tầng hầm lắp đặt một hệ thống báo cháy riêng biệt với tủ trung tâm đặt tại phòng kỹ thuật tầng hầm B2 – T1. Tất cả các tủ trung tâm báo cháy của từng khu vực được kết nối chung về 1 phòng thường trực tại tầng hầm B2 – T1, nơi có kỹ thuật thường trực 24/24 để xử lý kỹ thuật và vận hành hệ thống khi có sự cố.

Điều quan trọng ngoài nâng cao ý thức phòng, chống cháy nổ của người dân cũng như khâu thiết kế chuẩn, đáp ứng các quy định về PCCC thì vấn đề trang thiết bị phải được quan tâm đặc biệt. Thực tế cho thấy, không ít tòa chung cư nhìn bề ngoài hào nhoáng, song các thiết bị về PCCC thì trang bị những đồ khá rẻ, thậm chí rất rẻ dẫn đến không an toàn.

Vì vậy, nhắc lại việc đa số các khu chung cư của Vinhomes được trang bị hệ thống PPCC tự động, hiện đại của các nước G7, như hệ thống báo cháy tự động của hãng Siemens; trang bị toàn bộ cửa căn hộ, của chống cháy tại phòng kỹ thuật điện với giới hạn chịu lửa 70 phút (số tiền nâng cấp lên đến 500 tỷ đồng) là một cách làm thể hiện lấy an toàn lên trên hết.

Tuy nhiên, không bằng lòng với những gì đã đạt được trong công tác PCCC, Đoàn giám sát cho rằng không chỉ với Vingroup, rất nhiều tập đoàn, công ty hiện đang xây dựng rất nhiều khu đô thị, nhà cao tầng trên địa bàn cả nước. Bởi thế, nhà càng cao tầng, chất lượng PCCC phải càng cao. Đây là yếu tố bắt buộc.

Một vấn đề nữa được đoàn giám sát đặc biệt lưu ý với lãnh đạo TP Hà Nội nói riêng, các tỉnh, thành phố trong cả nước nói chung và bản thân mỗi đơn vị xây dựng là hiện nay đa số công tác PCCC liên quan đến thang cứu nạn, cứu hộ mới lên được khoảng tầng 20; trong khi đa số các chung cư ở Hà Nội, TP Hồ Chí Minh đều từ 22- 40 tầng, thậm chí 60 – 80 tầng thì công tác PCCC sẽ như thế nào? Đây là vấn đề vô cùng hệ trọng.

Bởi vậy, đề nghị chính quyền trong đó chủ chốt là các Sở: Xây dựng, Công an cùng các chủ đầu tư phải tính kỹ khâu thiết kế. Kiên quyết những nhà vượt số tầng 20 trở lên (tầng thang cứu hộ đến được) phải có quy chuẩn về PCCC. Trong đó, xét đến tính đặc thù về kiến trúc lẫn hệ thống trang thiết bị để sẵn sàng đối phó với bất kỳ tình huống nào liên quan đến cháy nổ diễn ra….

H.Phạm- H.Thu

PCCC: Hạn chế nguy cơ cháy nổ cho các biển quảng cáo ngoài trời

PCCC: Hạn chế nguy cơ cháy nổ cho các biển quảng cáo ngoài trời

(LĐTĐ) Ở Hà Nội cũng như các thành phố lớn trên cả nước, không khó để chúng ta bắt gặp những tấm biển quảng cáo, đèn led lớn tràn ngập trên các con đường, tuyến phố, thậm chí nằm sâu trong các con hẻm nhỏ hoặc nằm lơ lửng trên các mái nhà…Những biển quảng cáo giúp các doanh nghiệp, tư nhân quảng bá sản phẩm của mình, tuy nhiên, nó lại tiềm ẩn những nguy cơ cháy nổ vô cùng nguy hiểm.

han che nguy co chay no cho cac bien quang cao ngoai troi
Trang bị hệ thống chiếu sáng cho biển quảng cáo nên chọn mua những thiết bị, đèn chất lượng,(Ảnh minh họa)

PCCC: Theo chia sẻ của Cảnh sát PCCC Hà Nội, rất nhiều các vụ cháy nổ đã diễn ra trên điện bàn thủ đô và rất nhiều vụ cháy nguyên nhân được xác định là do chập điện. Trong đó, biển quảng cáo cũng là một trong những nguy cơ ẩn họa cháy nổ khó lường. Sở dĩ biển quảng cáo điện tử rất dễ cháy, vì chất liệu chủ yếu là bằng nhựa, mecal, lắp đặt số lượng lớn bóng đèn led trên một diện tích nhỏ nên nhiệt lượng tỏa ra rất lớn, công suất điện năng cũng lớn dễ gây ra cháy. Biển quảng cáo hầu hết được thiết kế ở ngoài trời nên ảnh hưởng bởi thời tiết, dây dẫn, phần bảo vệ đèn bị hỏng dẫn đến chập điện gây cháy.

PCCC Hạn chế nguy cơ cháy nổ cho các biển quảng cáo ngoài trời

Bên cạnh đó, đơn vị kinh doanh khai thác quảng cáo khi có hợp đồng, giấy phép lắp đặt biển quảng cáo họ thường giao khoán cho một nhóm thợ, công nhân tự làm. Một số trường hợp đã xảy ra như, công nhân bớt xén tiền bằng cách mua dây dẫn, nhãn hiệu thiết bị ánh sáng, thiết bị điện loại rẻ tiền, không đạt tiêu chuẩn, khi kết nối các mối dây làm không cẩn thận sẽ biến tấm biển quảng cáo điện tử thành mối nguy cơ trước nhà.

PCCC: Ngoài ra, vị trí đặt biển quảng cáo là một trong các trở ngại gây nguy hiểm chết người, cản trợ lực lượng chữa cháy, cứu nạn tiếp cận hiện trường. Vì theo thiết kế số đông nhà ở tại đô thị đều theo kiểu hình ống, không có lối thoát hiểm do diện tích hạn chế duy nhất chỉ có mặt tiền. Các giàn giáo chống đỡ và biển quảng cáo vây kín bốn bề, khi cháy xảy ra không những không có lối thoát từ ban công, cầu thang phụ mà còn nguy cơ trở thành “lò nung” các tầng lầu, độ nguy hiểm càng tăng cao hơn.

Vì vậy, để tránh nguy cơ cháy nổ, đảm bảo an toàn PCCC trong các biển hiệu, hộp đèn quảng cáo, lực lượng Cảnh sát PCCC đã đưa ra khuyến cáo thiết thực đó là, khi trang bị hệ thống chiếu sáng cho biển quảng cáo người dân nên chọn mua những thiết bị, đèn chất lượng, tránh mua những loại đèn không rõ nguồn gốc, xuất xứ hoặc xuất xứ không rõ ràng.

Lựa chọn bảng mạch có tính ổn định và độ bền cao, có tích hợp các chương trình điều khiển tốc độ cho các bộ đèn led và tiết kiệm năng lượng. Nên sử dụng các bảng mạch điều khiển nhỏ gọn, tiện lợi tháo dỡ và lắp ráp. Chọn tủ điều khiển, cầu dao được bọc cách điện và chịu các tác động mưa, nắng, thời tiết bất ổn định. Nên sử dụng tủ điện có vỏ sơn tĩnh điện, không gỉ (Inox) để bảo vệ hệ thống điện bên trong.

PCCC: Lắp đặt bộ cầu dao riêng cho hệ thống điện chiếu sáng biển hiệu để ngắt điện phục vụ cho công việc sửa chữa, bảo dưỡng. Với các biển quảng cáo được cố định trên tường các ngôi nhà, cần thiết kế hệ thống điện riêng để hoạt động của biển quảng cáo không làm ảnh hưởng đến các thiết bị điện khác. Ngoài ra, cần đặt các bảng điện tử và bộ điều khiển hệ thống điện của biển quảng cáo trong các tủ điện tại khu vực riêng. Các tủ điện này cần đảm bảo cách điện và tránh được các tác động ngoại cảnh và sự va đập khi có gió, bão hay các tác động của côn trùng. Đánh dấu vị trí các đường dây điện được đi ngầm dưới đất để tránh đường ống nước và các đường cáp điện khác. Định kỳ đem biển quảng cáo đi kiểm tra, bảo dưỡng hệ thống điện, nếu thấy vỏ dây bị lão hóa, mối nối tiếp xúc kém …. cần thay mới ngay.

PCCC: Bên cạnh đó, việc treo biển quảng cáo cũng cần có sự cẩn trọng, không nên treo kín cả tòa nhà, hay lắp đặt bảng quảng cáo ở những nơi gần lưới điện, máy biến áp, nguồn nhiệt có thể gây cháy cao. Nơi treo biển nên đặt tại vị trí thông thoáng, xung quanh không có cây cối và các vật cản để thuận tiện cho việc kiểm tra, sửa chữa, bảo dưỡng định kì. Ngoài ra, điều này còn tránh trường hợp thời tiết mưa bão, gió to làm đổ các cành cây vào biển quảng cáo có thể làm hỏng thiết bị.

Trang bị bình chữa cháy để xử lý kịp thời khi có sự cố. Đối với những ngôi nhà hình ống, khi lắp đặt biển quảng cáo, cần lưu ý chừa lối thoát hiểm, cũng như lan can, hành lang để lực lượng chuyên nghiệp cứu chữa khi có cháy.

PCCC: An toàn PCCC nói chung và an toàn sử dụng điện để thắp sáng biển hiệu, hộp đèn quảng cáo nói riêng là nghĩa vụ và quyền lợi của mỗi công dân. Nếu chúng ta đều có ý thức trong việc lắp đặt biển quảng cáo an toàn, thì không chỉ gìn giữ an toàn về tính mạng và tài sản cho mỗi cá nhân, gia đình mà còn góp phần bảo vệ tốt an ninh và trật tự an toàn xã hội.

Tuấn Minh

Thi công PCCC: Các nguyên tắc an toàn cháy nổ khi ở khách sạn

Thi công PCCC: Các nguyên tắc an toàn cháy nổ khi ở khách sạn

(LĐTĐ) Bạn thường xuyên phải đi công tác và lưu trú tại khách sạn. Vậy, cần làm gì để bảo đảm an toàn khi ở trong khách sạn đối với tình huống xảy ra cháy? Đã có rất nhiều người mất mạng do không giữ được bình tĩnh trong trường hợp này.

Thi công PCCC: Những hướng dẫn dưới đây sẽ giúp bạn tránh hoảng sợ và thoát nạn thành công khi xảy ra sự cố:

– Chọn khách sạn được trang bị cả hệ thống báo cháy và chữa cháy tự động.

– Khi làm thủ tục nhận phòng, hãy hỏi lễ tân để nhận biết âm thanh báo cháy là như thế nào.

cac nguyen tac an toan chay no khi o khach san
Khi nhận phòng nên xem kỹ sơ đồ chỉ dẫn thoát nạn, đề phòng xảy ra cháy nổ . (Ảnh: PV)

– Khi nhận phòng, hãy xem sơ đồ chỉ dẫn thoát nạn được trang bị tại từng phòng.

– Dành thời gian để tìm các lối ra thoát nạn và đếm số cửa nằm giữa phòng của mình và lối ra thoát nạn. Hãy chắc chắn rằng lối ra thoát nạn được mở, nếu bị khóa, hãy báo cho quản lý khách sạn.

– Để chìa khóa phòng cạnh giường ngủ và cầm theo nếu xảy ra cháy.

– Khi có báo động, hãy rời đi ngay lập tức, đóng tất cả các cửa phía sau bạn và sử dụng cầu thang bộ, tuyệt đối không sử dụng thang máy khi xảy ra hỏa hoạn.

– Nếu phải thoát nạn xuyên qua khu vực có khói, hãy cúi thấp người và di chuyển bên dưới làn khói đến lối ra thoát nạn. Sử dụng mặt nạ (nếu có) hoặc dùng khăn ướt che mặt, mũi và chăn ướt quấn, choàng lên người.

Thi công PCCC: Trong trường hợp không thể tự thoát nạn sau khi kiểm tra nhiệt độ bên ngoài phòng bằng cách chạm tay vào tay nắm cửa hoặc quan sát, cần phải:

– Tắt tất cả các quạt và điều hòa không khí.

– Dùng khăn ướt chèn vào các khe cửa.

– Gọi điện thông báo vị trí nơi bạn đang mắc kẹt.

– Hãy đợi ở cửa sổ và gây sự chú ý bằng âm thanh, đèn hoặc quần áo sáng màu, sặc sỡ.

H. Phong

PCCC: Đảm bảo an toàn cháy, nổ trong các hoạt động lễ hội đầu năm

PCCC: Đảm bảo an toàn cháy, nổ trong các hoạt động lễ hội đầu năm

PCCC: (LĐTĐ) UBND TP Hà Nội vừa ban hành Công văn số 494/UBND-NC về tăng cường công tác đảm bảo an toàn phòng cháy, chữa cháy (PCCC) trong dịp tết Nguyên đán Kỷ Hợi và các hoạt động lễ hội đầu năm 2019 trên địa bàn thành phố.

Theo đó, để đảm bảo an toàn PCCC, cứu nạn cứu hộ (CNCH), hạn chế đến mức thấp nhất vụ cháy và thiệt hại do cháy gây ra; không để xảy ra các vụ cháy gây hậu quả nghiêm trọng; đảm bảo an ninh trật tự phục vụ nhân dân trước, trong và sau Tết, UBND TP Hà Nội yêu cầu Giám đốc, Thủ trưởng các Sở, ngành Thành phố, Chủ tịch UBND các quận, huyện, thị xã, xã, phường, thị trấn, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, người đứng đầu các cơ sở, chủ các hộ gia đình trên địa bàn thành phố thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, UBND TP về đảm bảo PCCC và CNCH; tập trung thực hiện có hiệu quả công tác kiểm tra, chấn chỉnh về PCCC, nhất là tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh, khu dân cư và khu tập trung đông người; tổ chức thực hiện kịp thời, hiệu quả những biện pháp đảm bảo an toàn PCCC sát hợp với tình hình, đặc điểm của đơn vị, địa phương mình.

dam bao an toan chay no trong cac hoat dong le hoi dau nam
Tăng cường kiểm tra, chấn chỉnh về PCCC, nhất là tại các khu dân cư và khu tập trung đông người. (Ảnh: P.N)

PCCC: Giám đốc, Thủ trưởng các Sở, ngành, Chủ tịch UBND các quận, huyện, thị xã, người đứng đầu cơ quan, đơn vị, cơ sở triển khai ngay công tác kiểm tra, tự kiểm tra an toàn PCCC; khắc phục các tồn tại, thiếu sót, vi phạm về an toàn PCCC và những sơ hở là nguyên nhân gây cháy, mất khả năng điều kiện thoát nạn, thoát hiểm, khi kiểm tra yêu cầu ghi biên bản để rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm, rõ thời điểm kiểm tra…; trang bị các loại phương tiện PCCC tại chỗ để kịp thời xử lý cháy, nổ ngay từ khi mới phát sinh. Chỉ đạo các lực lượng PCCC chuyên ngành, PCCC cơ sở, lực lượng dân phòng, bảo vệ thôn, tổ dân phố, bảo vệ cơ quan bảo đảm lực lượng, phương tiện, thiết bị, nhân lực, duy trì lệnh trực 24/24 giờ sẵn sàng ứng phó, thực hiện nhiệm vụ khi xảy ra cháy, nổ, CNCH theo phương châm “bốn tại chỗ”.

PCCC: Công an Thành phố chỉ đạo các đơn vị nghiệp vụ, Công an quận, huyện, thị xã chủ trì, phối hợp với các cấp chính quyền địa phương tổ chức kiểm tra, hướng dẫn công tác PCCC đến từng cơ quan, đơn vị, hộ gia đình; khuyến cáo, nhắc nhở nhân dân nêu cao ý thức, kỹ năng PCCC, thoát nạn, thoát hiểm; tự trang bị phương tiện PCCC tại chỗ, như: bình chữa cháy, mặt nạ phòng độc, thang dây, ống tụt, thiết bị cảnh báo, báo cháy tự động… nhằm kịp thời xử lý khi có sự cố cháy, nổ xảy ra.

PCCC: Chủ tịch UBND các quận, huyện, thị xã chỉ đạo thực hiện toàn diện các biện pháp hiệu quả công tác PCCC trên địa bàn. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về PCCC, công tác vận động xây dựng phong trào “Toàn dân PCCC”; siết chặt công tác quản lý nhà nước về PCCC, xử lý nghiêm minh các vi phạm về PCCC đối với các cơ sở trên địa bàn quản lý.

Giám đốc các Sở, ngành Thành phố: Công an, Xây dựng, Giao thông vận tải, Công thương, Tổng công ty Điện lực, Công ty nước sạch… phối hợp thực hiện nghiêm chức năng quản lý nhà nước liên quan đến công tác PCCC; phối hợp với UBND các quận, huyện, thị xã, người đứng đầu các cơ quan, đơn vị và cơ sở triển khai ngay các giải pháp khắc phục những tồn tại, thiếu sót, vi phạm có nguy cơ dẫn đến cháy, nổ gây hậu quả nghiêm trọng.

Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội, các tổ chức chính trị – xã hội, các hội, đoàn thể quần chúng nhân dân phối hợp chặt chẽ với các ngành chức năng đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quán triệt tới các đoàn viên, hội viên và toàn chúng nhân dân nêu cao ý thức PCCC; phát huy vai trò giám sát, phản biện xây dựng, nêu cao ý thức của cán bộ, công chức, viên chức, đoàn viên, hội viên, nhân dân trong việc chấp hành pháp luật về PCCC và CNCH.

P.V

Siết chặt quản lý PCCC các khu chung cư, nhà cao tầng: Chú trọng từ cấp cơ sở

Siết chặt quản lý PCCC các khu chung cư, nhà cao tầng: Chú trọng từ cấp cơ sở

(LĐTĐ) Theo thống kê của Phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy (PCCC) và cứu nạn, cứu hộ (Công an TP Hà Nội), toàn thành phố hiện có 1.109/1.407 chung cư, nhà cao tầng đang hoạt động thuộc diện quản lý Nhà nước về phòng cháy chữa cháy. Quanh vấn đề siết chặt quản lý PCCC tại các khu chung cư, nhà cao tầng, thực tế cho thấy, công tác PCCC chỉ thực sự hiệu quả khi được chú trọng ngay từ cấp cơ sở.


Cần thay đổi trong nhận thức

Theo Phòng Cảnh sát PCCC và cứu nạn, cứu hộ, với các công trình không bảo đảm các điều kiện về PCCC, vi phạm quy định về PCCC trong lĩnh vực đầu tư xây dựng, không duy trì bảo đảm các điều kiện an toàn PCCC… đều có một nguyên nhân chính là do các chủ đầu tư thiếu tuân thủ. Nói cách khác, vẫn còn một bộ phận chủ đầu tư tìm mọi cách để đối phó trong thực hiện các quy định an toàn PCCC, không chấp hành các kiến nghị, quyết định tạm đình chỉ, đình chỉ hoạt động của các cơ quan có thẩm quyền.

Số liệu thống kê cho thấy, từ đầu năm 2018 đến nay, trên địa bàn thành phố xảy ra hơn 60 vụ cháy tại các chung cư, nhà cao tầng. Để giải quyết triệt để vấn đề này, Công an TP Hà Nội đã triển khai Kế hoạch số 359/KH-CAHN-PV01 về “Tổng kiểm tra công tác PCCC và cứu nạn, cứu hộ trên địa bàn thành phố năm 2018”.

siet chat quan ly pccc cac khu chung cu nha cao tang chu trong tu cap co so
Tổ chức diễn tập phương án chữa cháy, tìm kiếm cứu nạn trên địa bàn quận Nam Từ Liêm

Chia sẻ nỗi lo trước bất cập về PCCC các khu chung cư, nhà cao tầng, tại hội thảo “Quy chuẩn, tiêu chuẩn phòng cháy chữa cháy ở công trình xây dựng và các vấn đề thực tiễn”, Thạc sĩ Phạm Việt Tiến, Phó Trưởng khoa Cứu nạn, cứu hộ, Trường Đại học PCCC phân tích, tại các chung cư cao tầng luôn tồn tại một lượng chất cháy lớn. Chất cháy tồn tại chủ yếu là đồ dùng sinh hoạt, trang trí nội thất trong từng căn hộ., các loại vật liệu nội thất như bàn, ghế, giường, tủ làm bằng gỗ, vật liệu nhựa tổng hợp, vải… Bên cạnh đó, dưới tầng hầm là xe máy, ô tô là vật liệu xăng, dầu. Các loại vật liệu nói trên khi cháy trong phòng các căn hộ của tòa chung cư, sự trao đổi khí bị hạn chế nên tạo nhiều khói, khí độc như CO, HCI… gây khó khăn cho công tác tổ chức thoát nạn và chữa cháy.

Mặt khác, tại các chung cư cao tầng luôn tiềm ẩn nguy cơ xảy ra cháy. Nguồn nhiệt gây cháy có thể do ngọn lửa trần, phát sinh do sơ xuất, thiếu ý thức của người dân như đốt vàng mã, vứt tàn thuốc vào chỗ dễ cháy nổ. Tại các chung cư cao tầng luôn có mật độ người tập trung lớn, đặc biệt là các tòa nhà dành cho người thu nhập thấp, các căn hộ có diện tích nhỏ chiếm đa số, trên một tầng có thể có 24 căn hộ, tổng số căn hộ lên tới 1.000. Do đó, tần suất người dân sử dụng chất cháy nguồn nhiệt không an toàn lớn, dẫn tới nguy cơ xảy ra cháy tăng cao. Đặc biệt, đám cháy xảy ra ở các tầng càng cao thì công tác tổ chức dập tắt đám cháy càng khó.

Theo ghi nhận thực tế, có một nguyên nhân nữa là hiện nhiều tòa nhà chung cư, lối thoát nạn đã bị bịt để sử dụng những mục đích khác nhau, dẫn đến khi có cháy, nổ xảy ra việc thoát nạn của người dân gặp nhiều khó khăn, đe dọa trực tiếp đến tính mạng của họ. Nghiêm trọng hơn cả là việc chấp hành các quy định của pháp luật về PCCC trong tiêu chuẩn, quy chuẩn trong thiết kế, nghiệm thu và đưa công trình vào hoạt động của chủ đầu tư, đơn vị quản lý, ban quản trị chung cư vẫn chưa đầy đủ, còn những tồn tại vi phạm phát sinh trong quá trình hoạt động, phổ biến là vi phạm về các điều kiện ngăn cháy lan, thoát nạn, hoạt động của hệ thống, thiết bị PCCC. Tại các chung cư nhà ở xã hội, nhà tái định cư, chung cư mini, phổ biến là nhà chung cư cũ thì hệ thống thiết bị phòng cháy chữa cháy khá “khiêm tốn”, chỉ duy trì ở mức tối thiểu.

Cải biến ngay từ cơ sở

Đề án nâng cao hiệu quả công tác quản lý Nhà nước về PCCC đối với các khu chung cư, nhà cao tầng trên địa bàn TP Hà Nội giai đoạn 2018 – 2020 vừa được UBND TP Hà Nôi phê duyệt trong Quyết định số 2880. Cụ thể, năm 2018, ngoài duy tu, bảo trì, bảo dưỡng 100% các trụ nước, bến lấy nước, hố ga thu nước phục vụ chữa cháy hiện có, sẽ xây dựng, lắp đặt bổ sung các trụ nước chữa cháy, bến lấy nước, hố ga thu nước tại các tuyến đường, phố, khu dân cư, khu công nghiệp, đô thị.

Đến năm 2020 phát triển hệ thống cấp nước chữa cháy ngoài nhà cơ bản đáp ứng yêu cầu quy chuẩn, tiêu chuẩn quy định. Cùng với đó, tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, kiến thức về PCCC đến các cơ quan, đơn vị quản lý các tòa nhà. Tổ chức phổ biến, hướng dẫn cho 100% người dân làm việc và sinh sống trong các nhà, chung cư cao tầng kiến thức cơ bản về PCCC, đặc biệt là kỹ năng xử lý ban đầu, kỹ năng tự tổ chức thoát nạn, thoát hiểm khi có cháy, nổ xảy ra.

Thực hiện phương châm PCCC “bốn tại chỗ” (chỉ huy tại chỗ, lực lượng tại chỗ, phương tiện tại chỗ, hậu cần tại chỗ)… 100% các dự án công trình nhà cao tầng mới phải thực hiện việc thẩm duyệt thiết kế về PCCC trước khi cấp phép xây dựng, thi công công trình theo đúng quy định. Đối với các công trình nhà, chung cư cao tầng đang thi công nhưng chưa thẩm duyệt về thiết kế PCCC, yêu cầu chủ đầu tư dừng ngay hoạt động xây dựng để thực hiện quy định về thẩm duyệt thiết kế về PCCC…

Khách quan nhìn nhận, hiện một số chung cư cao cấp đã tăng cường giải pháp PCCC bằng cách sử dụng thêm các vật liệu chống cháy như: Cửa chống cháy, vật liệu nội thất chống cháy, bê tông nhẹ, gạch nhẹ chống cháy… Việc sử dụng các vật liệu này giúp hạn chế tối đa tổn thất kinh tế và đảm bảo thời gian an toàn cho các công tác sơ tán, cứu trợ diễn ra kịp thời. Tuy nhiên, những ứng dụng trên vẫn chưa được phổ cập rộng rãi vì thế công tác PCCC bước đầu là hết sức quan trọng.

Mở rộng vấn đề trên, tại hội nghị tập huấn, tuyên truyền phổ biến pháp luật về công tác phòng cháy, chữa cháy, quản lý, sử dụng nhà chung cư trên địa bàn quận Cầu Giấy, do UBND quận Cầu Giấy tổ chức, Đại tá Nguyễn Trường Sơn, Phó trưởng Công an quận Cầu Giấy khẳng định, công tác PCCC cần sự tham gia của cả cộng đồng. Phó trưởng Công an quận Cầu Giấy chia sẻ, hiện đang có một bất cập là dù rất nhiều buổi tập huấn đã được thông báo trước nhưng cư dân ở một số nhà chung cư tham dự không đầy đủ, thậm chí rất thờ ơ. Người dân thường đổ lỗi cho Nhà nước khi xảy ra cháy nổ, nhưng khi các cấp tổ chức tập huấn cho người dân, ban quản trị nhà chung cư, đơn vị quản lý vận hành nhà chung cư thì họ không tham dự đủ. Do vậy, nhiều người không nắm chắc những kỹ năng thoát hiểm, phòng, chống ngạt khói…

“Theo thống kê của cơ quan chức năng, hầu hết những người chết trong đám cháy nhà chung cư là do ngạt khói chứ không phải bị bỏng. Khói dễ dàng phát tán, dẫn đến mất phương hướng, khó nhìn nên nạn nhân càng khó thoát ra ngoài. Kinh nghiệm cho thấy, sử dụng các phương tiện bình bột, bình CO2 để dập tắt đám cháy ngay từ đầu; mua mặt nạ phòng độc sử dụng khi có cháy là giải pháp cơ bản, tại chỗ, hiệu quả nhất”, Đại tá Nguyễn Trường Sơn cho biết.

Cần phải khẳng định, việc chủ động kiểm tra, hướng dẫn an toàn PCCC trong quá trình thi công, nghiệm thu PCCC trước khi đi vào sử dụng, tập huấn, tổ chức diễn tập và tuyên truyền cho người dân về PCCC… là những việc làm luôn được đặt lên hàng đầu để đảm bảo an toàn cho người dân. Một trong những địa phương đã và đang triển khai tốt công tác này là quận Nam Từ Liêm.

Theo ghi nhận, quận Nam Từ Liêm có tổng 17 khu đô thị (trong đó có 05 khu đô thị đi vào hoạt động trước năm 2009), với tổng số 88 nhà chung cư (trong đó có 48 nhà chung cư cao tầng). Với cơ sở hạ tầng phát triển, yếu tố đảm bảo PCCC luôn được đặt lên hàng đầu. Hiện Nam Từ Liêm đã thành lập Đội chữa cháy chuyên nghiệp quận với khoảng 30 cán bộ chiến sĩ và 4 xe chữa cháy, xe thang, xe cứu hộ. Việc đưa vào hoạt động Đội chữa cháy chuyên nghiệp Nam Từ Liêm nhằm đáp ứng nhu cầu bức thiết của sự phát triển đô thị hiện nay. Đội chữa cháy chuyên nghiệp giúp rút ngắn cự ly nếu xảy ra hỏa hoạn tại địa bàn.

Năm 2018, cơ quan chức năng quận Nam Từ Liêm đã tổ chức kiểm tra, hướng dẫn theo định kỳ hàng quý đối với các khu đô thị, chung cư cao tầng. Trong quá trình kiểm tra đã phát hiện kịp thời nhiều tồn tại mất an toàn PCCC, tiến hành lập biên bản xử lý vi phạm hành chính và ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với 20 trường hợp nhà Chung cư cao tầng với tổng số tiền 151 triệu đồng.

Đối với chủ đầu tư chây ỳ, chậm thực hiện các kiến nghị cư dân và cơ quan chức năng, cơ quan PCCC đã tiến hành tạm đình chỉ, đình chỉ hoạt động đối với 03 công trình. Đặc biệt, Cơ quan PCCC quận cũng hướng dẫn chủ đầu tư, ban quản trị và đơn vị quản lý, vận hành tổ chức tuyên truyền, huấn luyện nghiệp vụ PCCC cho lực lượng PCCC cơ sở và người dân tại chung cư trên địa bàn quận và tổ chức diễn tập phương án chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ theo tình huống giả định thực tế tại các nhà chung cư trên địa bàn quận.

Luyện Đinh

PCCC Hà Nội: Đời cứu hỏa

PCCC Hà Nội: Đời cứu hỏa

Các chiến sĩ cảnh sát Phòng cháy chữa cháy Hà Nội trong một lần chiến đấu với giặc lửa. Ảnh: HL
PCCC Hà Nội: Các chiến sĩ cảnh sát Phòng cháy chữa cháy Hà Nội trong một lần chiến đấu với giặc lửa. Ảnh: HL

Đẩy mạnh tuyên truyền để giảm nguy cơ cháy chợ

Đẩy mạnh tuyên truyền để giảm nguy cơ cháy chợ

(LĐTĐ) Mặc dù công tác phòng cháy chữa cháy (PCCC) tại các chợ đã được các cấp chính quyền quan tâm chỉ đạo sâu sát, tuy nhiên vẫn tiềm ẩn nguy cơ cháy nổ cao, nhất là thời điểm cận Tết, do vậy, mỗi tiểu thương kinh doanh cần phải nâng cao ý thức hơn nữa trong công tác PCCC nhằm bảo vệ chính bản thân và tài sản của mình.

Theo thống kê của Sở Công Thương, trên địa bàn Hà Nội hiện có 454 chợ, trong đó chỉ có 102 chợ kiên cố, 242 chợ bán kiên cố và 128 chợ lánh tạm, với tổng diện tích 170ha, 90.000 hộ kinh doanh. Đáng lo ngại, nhiều chợ ở các huyện ngoại thành đang có hiện tượng xuống cấp, hạ tầng chợ không đáp ứng yêu cầu về công tác PCCC. Lực lượng chức năng dù thường xuyên kiểm tra, nhắc nhở song một bộ phận tiểu thương vẫn còn tâm lý thờ ơ.

day manh tuyen truyen de giam nguy co chay cho
Vụ cháy chợ ở huyện Sóc Sơn ngày 21/6 đã gây hậu quả nghiêm trọng. (ảnh: Hữu Duyên)

Theo ghi nhận thực tế trên một số khu chợ như: Chợ Nhà Xanh nằm trên đường Phan Văn Trường (phường Dịch Vọng Hậu, quận Cầu Giấy), chợ Phùng Khoang (quận Nam Từ Liêm)… Có điểm chung tại các khu chợ này đó là thuộc vị trí gần các trường Đại học lớn nên từ sáng đến khuya luôn tấp nập. Hàng hóa bày bán tại chợ rất đa dạng và phong phú, phù hợp với đối tượng học sinh, sinh viên.

Tuy nhiên, qua quan sát công tác PCCC ở đây vẫn chưa được các tiểu thương quan tâm nhiều. Có thể dễ dàng nhận thấy hàng hóa được các tiểu thương bày bán kín trong và ngoài chợ. Giữa các quầy hàng gần như không có khoảng cách. Tại chợ thời điểm chiều tối còn có hiện tượng đun nấu ngay tại các sạp hàng.

Một số liệu đáng báo động mà cảnh Cảnh sát PC&CC TP Hà Nội công biết, đầu năm 2018, qua rà soát tại 313 chợ (bao gồm 220 chợ kiên cố và bán kiên cố thuộc diện quản lý, theo dõi về PCCC và 93 chợ không thuộc diện quản lý) chỉ có 35 chợ bảo đảm các điều kiện an toàn, 278 chợ còn lại (chiếm hơn 80%) không bảo đảm các tiêu chí về PCCC. Việc không đảm các điều kiện an toàn cháy nổ trong các khu chợ đã dẫn đến nhiều hệ lụy.

Chỉ tính riêng trong năm 2018, ít nhất đã có 3 vụ cháy chợ nghiêm trọng xảy ra trên địa bàn thành phố Hà Nội. Những vụ cháy chợ thường để lại những hậu quả nghiêm trọng cả về người và tài sản. Điển hình là vụ cháy chợ ở huyện Sóc Sơn ngày 21/6 đã khiến 223 trong tổng số 662 sạp hàng với diện tích 1.000m2 bị cháy rụi.

Trước đó, vụ cháy chợ Quang (xã Thanh Liệt, Thanh Trì) xảy ra vào chiều 31/3. Ngọn lửa bắt đầu bùng phát từ một gian hàng giữa chợ rồi nhanh chóng lan rộng sang các ki-ốt xung quanh. Dù được các lực lượng PCCC kịp thời ngăn chặn, xử lý song vụ cháy vẫn gây thiệt hại nhiều tài sản, khiến người dân hoảng loạn.

Nguyên nhân chủ yếu khiến các chợ dân sinh tiềm ẩn nguy cơ cháy nổ cao là bởi trong chợ có nhiều hàng hóa và vật liệu dễ cháy như đệm mút, bông, vải, nhựa, gỗ, giấy… Trong khi đó, ý thức về an toàn PCCC của tiểu thương chưa cao, nhiều người vẫn mang tâm lý chủ quan, phó mặc cho may rủi.

Để hạn chế nguy cơ cháy nổ, theo Đại tá Nguyễn Trường Sơn, Trưởng phòng Cảnh sát PCCC số 2, đối với lực lượng chức năng công tác tuyên truyền vẫn phải được đặt lên hàng đầu; còn đối với các hộ kinh doanh, cần phải ý thức việc PCCC chính là bảo vệ tính mạng và tài sản của mình, từ đó hạn chế tối đa các nguyên nhân gây cháy, đòng thời tổ chức có hiệu quả việc PCCC tại chỗ.

“Rõ ràng thiệt hại do cháy, nổ tại các chợ đã khiến nhiều gia đình tiểu thương phá sản, không ít người bị thương vong… Vì vậy, hơn bao giờ hết, công tác bảo đảm an toàn về PCCC tại các chợ phải được quan tâm đặc biệt và giải pháp tiên quyết để chặn “bà hỏa” đó là tuyên truyền và phối hợp thực hiện có hiệu quả các biện pháp ngăn chặn từ gốc”, Đại tá Nguyễn Trường Sơn nhấn mạnh.

Nguyễn Công

Thi công PCCC: Hạn chế nguy cơ cháy nổ cho các biển quảng cáo ngoài trời

Thi công PCCC: Hạn chế nguy cơ cháy nổ cho các biển quảng cáo ngoài trời

Thi công PCCC: (LĐTĐ) Ở Hà Nội cũng như các thành phố lớn trên cả nước, không khó để chúng ta bắt gặp những tấm biển quảng cáo, đèn led lớn tràn ngập trên các con đường, tuyến phố, thậm chí nằm sâu trong các con hẻm nhỏ hoặc nằm lơ lửng trên các mái nhà…Những biển quảng cáo giúp các doanh nghiệp, tư nhân quảng bá sản phẩm của mình, tuy nhiên, nó lại tiềm ẩn những nguy cơ cháy nổ vô cùng nguy hiểm.

han che nguy co chay no cho cac bien quang cao ngoai troi
Trang bị hệ thống chiếu sáng cho biển quảng cáo nên chọn mua những thiết bị, đèn chất lượng,(Ảnh minh họa)

Thi công PCCC: Theo chia sẻ của Cảnh sát PCCC Hà Nội, rất nhiều các vụ cháy nổ đã diễn ra trên điện bàn thủ đô và rất nhiều vụ cháy nguyên nhân được xác định là do chập điện. Trong đó, biển quảng cáo cũng là một trong những nguy cơ ẩn họa cháy nổ khó lường. Sở dĩ biển quảng cáo điện tử rất dễ cháy, vì chất liệu chủ yếu là bằng nhựa, mecal, lắp đặt số lượng lớn bóng đèn led trên một diện tích nhỏ nên nhiệt lượng tỏa ra rất lớn, công suất điện năng cũng lớn dễ gây ra cháy. Biển quảng cáo hầu hết được thiết kế ở ngoài trời nên ảnh hưởng bởi thời tiết, dây dẫn, phần bảo vệ đèn bị hỏng dẫn đến chập điện gây cháy.

Thi công PCCC: Bên cạnh đó, đơn vị kinh doanh khai thác quảng cáo khi có hợp đồng, giấy phép lắp đặt biển quảng cáo họ thường giao khoán cho một nhóm thợ, công nhân tự làm. Một số trường hợp đã xảy ra như, công nhân bớt xén tiền bằng cách mua dây dẫn, nhãn hiệu thiết bị ánh sáng, thiết bị điện loại rẻ tiền, không đạt tiêu chuẩn, khi kết nối các mối dây làm không cẩn thận sẽ biến tấm biển quảng cáo điện tử thành mối nguy cơ trước nhà.

Ngoài ra, vị trí đặt biển quảng cáo là một trong các trở ngại gây nguy hiểm chết người, cản trợ lực lượng chữa cháy, cứu nạn tiếp cận hiện trường. Vì theo thiết kế số đông nhà ở tại đô thị đều theo kiểu hình ống, không có lối thoát hiểm do diện tích hạn chế duy nhất chỉ có mặt tiền. Các giàn giáo chống đỡ và biển quảng cáo vây kín bốn bề, khi cháy xảy ra không những không có lối thoát từ ban công, cầu thang phụ mà còn nguy cơ trở thành “lò nung” các tầng lầu, độ nguy hiểm càng tăng cao hơn.

Thi công PCCC: Vì vậy, để tránh nguy cơ cháy nổ, đảm bảo an toàn PCCC trong các biển hiệu, hộp đèn quảng cáo, lực lượng Cảnh sát PCCC đã đưa ra khuyến cáo thiết thực đó là, khi trang bị hệ thống chiếu sáng cho biển quảng cáo người dân nên chọn mua những thiết bị, đèn chất lượng, tránh mua những loại đèn không rõ nguồn gốc, xuất xứ hoặc xuất xứ không rõ ràng.

Lựa chọn bảng mạch có tính ổn định và độ bền cao, có tích hợp các chương trình điều khiển tốc độ cho các bộ đèn led và tiết kiệm năng lượng. Nên sử dụng các bảng mạch điều khiển nhỏ gọn, tiện lợi tháo dỡ và lắp ráp. Chọn tủ điều khiển, cầu dao được bọc cách điện và chịu các tác động mưa, nắng, thời tiết bất ổn định. Nên sử dụng tủ điện có vỏ sơn tĩnh điện, không gỉ (Inox) để bảo vệ hệ thống điện bên trong.

Thi công PCCC: Lắp đặt bộ cầu dao riêng cho hệ thống điện chiếu sáng biển hiệu để ngắt điện phục vụ cho công việc sửa chữa, bảo dưỡng. Với các biển quảng cáo được cố định trên tường các ngôi nhà, cần thiết kế hệ thống điện riêng để hoạt động của biển quảng cáo không làm ảnh hưởng đến các thiết bị điện khác. Ngoài ra, cần đặt các bảng điện tử và bộ điều khiển hệ thống điện của biển quảng cáo trong các tủ điện tại khu vực riêng. Các tủ điện này cần đảm bảo cách điện và tránh được các tác động ngoại cảnh và sự va đập khi có gió, bão hay các tác động của côn trùng. Đánh dấu vị trí các đường dây điện được đi ngầm dưới đất để tránh đường ống nước và các đường cáp điện khác. Định kỳ đem biển quảng cáo đi kiểm tra, bảo dưỡng hệ thống điện, nếu thấy vỏ dây bị lão hóa, mối nối tiếp xúc kém …. cần thay mới ngay.

Thi công PCCC: Bên cạnh đó, việc treo biển quảng cáo cũng cần có sự cẩn trọng, không nên treo kín cả tòa nhà, hay lắp đặt bảng quảng cáo ở những nơi gần lưới điện, máy biến áp, nguồn nhiệt có thể gây cháy cao. Nơi treo biển nên đặt tại vị trí thông thoáng, xung quanh không có cây cối và các vật cản để thuận tiện cho việc kiểm tra, sửa chữa, bảo dưỡng định kì. Ngoài ra, điều này còn tránh trường hợp thời tiết mưa bão, gió to làm đổ các cành cây vào biển quảng cáo có thể làm hỏng thiết bị.

Thi công PCCC: Trang bị bình chữa cháy để xử lý kịp thời khi có sự cố. Đối với những ngôi nhà hình ống, khi lắp đặt biển quảng cáo, cần lưu ý chừa lối thoát hiểm, cũng như lan can, hành lang để lực lượng chuyên nghiệp cứu chữa khi có cháy.

Thi công PCCC: An toàn PCCC nói chung và an toàn sử dụng điện để thắp sáng biển hiệu, hộp đèn quảng cáo nói riêng là nghĩa vụ và quyền lợi của mỗi công dân. Nếu chúng ta đều có ý thức trong việc lắp đặt biển quảng cáo an toàn, thì không chỉ gìn giữ an toàn về tính mạng và tài sản cho mỗi cá nhân, gia đình mà còn góp phần bảo vệ tốt an ninh và trật tự an toàn xã hội.

Tuấn Minh

Thi công PCCC: Chủ động phòng cháy chữa cháy tại các chung cư không bao giờ là thừa

Thi công PCCC: Chủ động phòng cháy chữa cháy tại các chung cư không bao giờ là thừa

Thi công PCCC: (LĐTĐ) Không chỉ có các chung cư, khu tập thể cũ mới tiềm ẩn những nguy cơ rủi ro liên quan đến vấn đề cháy, nổ. Hiện nay, vấn đề bảo đảm an toàn phòng cháy chữa cháy (PCCC) tại các khu đô thị, chung cư mới, hiện đại cũng đang khiến nhiều người dân lo lắng, bất an. Để giảm bớt những nguy cơ không mong muốn liên quan đến công tác PCCC, bên cạnh sự ý thức của người dân, thì cũng cần phải có những chế tài mạnh mẽ đối với các chủ đầu tư không chấp hành các tiêu chuẩn PCCC.

chu dong phong chay chua chay tai cac chung cu khong bao gio la thua
Hỏa hoạn luôn là nỗi ám ảnh của người sống tại các chung cư hiện đại (Nguồn: Dân trí)

Thi công PCCC: Đề cập đến các vụ cháy, nổ tại các khu đô thị, chung cư mới không khó để người dân liệt kê ra hàng loạt các thảm họa mà tiêu biểu nhất, khó quên nhất có lẽ là vụ cháy chung cư Carina Plaza tại TP Hồ Chí Minh. Chưa tính đến thiệt hại về tài sản, chỉ tính riêng thiệt hại liên quan đến con người đã là quá lớn và khiến nhiều người khó có thể quên. Hay gần hơn tại địa bàn Hà Nội, nhiều người chắc hẳn vẫn chưa quên vụ cháy tại căn hộ ở tầng 18 chung cư A1 (đường Nguyễn Cơ Thạch, phường Mỹ Đình 1, quận Nam Từ Liêm). Hay trước đó, tại tòa chung cư CT5 (KĐT Văn Khê, phường Văn Quán, quận Hà Đông, Hà Nội) cũng bất ngờ xảy ra cháy tại một căn hộ ở tầng 21…

Thi công PCCC: Theo kết luận của các cơ quan chức năng, nguyên nhân của các vụ cháy xuất phát chủ yếu là do các chủ đầu tư chưa đảm bảo công tác PCCC, chất lượng lực lượng PCCC cơ sở tại các chung cư, đặc biệt ở chung cư tái định cư không bảo đảm; hầu hết đều không được huấn luyện nghiệp vụ định kỳ nên không nắm bắt được những kiến thức cơ bản trong PCCC. Bên cạnh đó, một phần không nhỏ là do ý thức chủ quan của người dân không quan tâm đến công tác PCCC và nhận thức về PCCC còn nhiều hạn chế.

Thi công PCCC: Theo số liệu của lực lượng cảnh sát PCCC đưa ra cho thấy, toàn Thành phố Hà Nội hiện còn hàng trăm chung cư chưa đảm bảo các điều kiện về PCCC và rất nhiều chung cư chưa được nghiệm thu về PCCC đã cho người dân vào ở. Cụ thể, trong số 960 cơ sở nhà chung cư trên địa bàn TP, mới có 443 cơ sở đảm bảo duy trì các điều kiện PCCC; 517 cơ sở còn tồn tại, vi phạm quy định về PCCC, gồm 233 chung cư thương mại, 152 chung cư tái định cư và 132 chung cư loại khác.

Qua rà soát của các ngành chức năng, có hàng chục cơ sở không duy trì đường nội bộ cho xe chữa cháy tiếp cận tòa nhà và hoạt động theo yêu cầu, không đảm bảo nguồn nước phục vụ chữa cháy và hàng trăm cơ sở không đảm bảo điều kiện ngăn cháy lan ra theo quy định…

Đáng chú ý, có tới 457 chung cư phát sinh nhiều tồn tại về PCCC trong quá trình hoạt động, mà trước hết là chưa kịp thời hoàn thiện hồ sơ quản lý, theo dõi hoạt động PCCC, ban hành quy định về PCCC chưa phù hợp, niêm yết chưa đầy đủ.

Thi công PCCC: Chủ động PCCC là không bao giờ thừa bởi chỉ cần một phút lơ là chủ quan, ngọn lửa có thể thiêu rụi tài sản và có thể ảnh hưởng đến tính mạng con người. Đối với các tòa nhà cao tầng, để công tác PCCC thực sự đem lại hiệu quả, ngoài sự cố gắng của chính quyền, lực lượng chức năng thì đòi hỏi người dân, các hộ gia đình phải nâng cao ý thức trách nhiệm; tham gia các lớp tập huấn, tuyên truyền phổ biến kiến thức PCCC, đồng thời thực hiện nghiêm túc các quy định về PCCC. Có như thế cháy nổ mới không xảy ra.

Nhằm hạn chế những vi phạm quy định về PCCC tại các dự án chung cư trên địa bàn thành phố, mới đây UBND thành phố Hà Nội đã yêu cầu Sở Xây dựng không cấp phép xây dựng khi công trình chưa được cơ quan Cảnh sát PCCC cấp giấy chứng nhận thẩm duyệt thiết kế về PCCC; không nghiệm thu và cấp văn bản nghiệm thu chất lượng công trình khi chưa được cấp văn bản nghiệm thu về PCCC.

Thi công PCCC: Thành phố cũng yêu cầu Sở Xây dựng chủ trì phối hợp với UBND các quận: Hai Bà Trưng, Hà Đông, Thanh Xuân, Long Biên, Cầu Giấy, Nam Từ Liêm, Bắc Từ Liêm tổ chức kiểm tra, thanh tra, xem xét trách nhiệm của các nhân, các đơn vị có liên quan đối với các công trình xây dựng chủ đầu tư thi công khi chưa được các cơ quan quản lý Nhà nước cho phép…

Tuấn Minh – PT

Thi công PCCC: Nguy cơ cháy nổ từ xe đạp điện

Thi công PCCC: Nguy cơ cháy nổ từ xe đạp điện

Thi công PCCC: (LĐTĐ) Tiện lợi, dễ sử dụng xe đạp điện đang là phương tiện di chuyển ưa thích của nhiều người. Tuy nhiên, trong những năm gần đây liên tiếp xẩy ra những vụ cháy nổ liên quan đến phương tiện này khiến người dân không khỏi hoang mang, lo lắng.

Vụ cháy gần đây nhất xảy ra vào ngày 10/12/2018, một đám cháy đã bất ngờ xảy ra tại ngôi nhà 2 tầng trên phố Cao Thắng, phường Yết Kiêu, quận Hà Đông, Hà Nội.

Theo thông tin ban đầu, khoảng 7h15, người dân bất ngờ thấy khói bốc ra từ tầng 2 của ngôi nhà. Tuy nhiên, khi gọi cửa không thấy ai trả lời.

Thi công PCCC: Lúc này mọi người hô hoán báo cháy. Nhiều người hàng xóm đã tìm cách phá cửa chính để tiếp cận, đồng thời bắc thang khoan cắt phía chuồng cọp ở tầng 2 để dập lửa cứu nạn.

Khoảng 15 phút sau, khi cửa được phá, người dân phát hiện một nam thanh niên nằm trên gác 2 có dấu hiệu bị ngạt khói. Nạn nhân nhanh chóng được đưa xuống dưới và thoát hiện trường đám cháy và được người dân chuyển đi bệnh viện.

Bước đầu, nguyên nhân được xác định do chủ nhà nạp pin xe đạp điện qua đêm.

Thi công PCCC: Trước đó, ngày 7/4/2017, trên phố Trần Cung, quận Cầu Giấy, Hà Nội, một phụ nữ điều khiển xe đạp điện chở 2 cháu bé tham gia giao thông, bỗng dưng chiếc xe phát nổ, sau đó bốc khói trên thân xe. Hậu quả tiếng nổ làm một cháu bé giật mình rơi khỏi xe, nhưng rất may chỉ bị thương thương nhẹ.

Năm 2016, cũng đã xảy ra một vụ cháy nhà do sạc xe đạp điện ở quận Hà Đông (Hà Nội) khiến một nữ thanh niên tử vong.

Những sự việc trên một lần nữa gióng lên hồi chuông cảnh báo người dân về nguy cơ cháy nổ từ chính chiếc xe đạp điện của mình.

nguy co chay no tu xe dap dien
Nhiều xe đạp điện bị cháy do bình ắc quy kém chất lượng hoặc để sạc pin qua đêm (Ảnh: ANTĐ)

Thi công PCCC: Theo tìm hiểu, nguyên nhân chủ yếu dẫn đến những sự cố cháy nổ này là do nguồn điện trong xe bị chập, khiến cho mạch của bộ sạc bị quá tải.

Ngoài ra, xe kém chất lượng thường có bình ắc quy không tốt, cấu tạo từ chì, thuộc nhóm chất thải nguy hại. Mỗi khi hỏng hóc, lượng chì và acid trong bình dễ chảy tràn ra ngoài, gây chập cháy rất nguy hiểm.

Một nguyên nhân quan trọng khác là chất lượng của bình ắc quy. Hiện nay, trên thị trường có nhiều loại ắc quy với nhiều giá thành khác nhau.

Nhiều khách hàng khi mua xe hay lựa chọn xe đạp điện có giá thành thấp, kém chất lượng nên dễ xảy cháy .

Để hạn chế tối đa nguy cơ cháy nổ từ xe đạp điện, một số chuyên gia cơ điện tử đưa ra lời khuyên, người dân khi mua xe đạp điện cần đến địa chỉ có uy tín, chọn xe có chế độ bảo hành cùng đầy đủ tem kiểm định chất lượng.

Thi công PCCC: Tiến hành bảo dưỡng cho xe theo đúng định kỳ. Khi xe có các dấu hiệu bất thường như sạc điện không vào, xe có mùi khét hay gặp những trục trặc khác phải mang đi kiểm tra ngay.

Thi công PCCC: Đặc biệt, với bộ phận hay xảy ra cháy nổ như pin, ắc quy, chủ xe cần bảo quản đúng cách, không để xe ở những nơi ẩm ướt hoặc có nhiệt độ cao, nhanh chóng làm khô các bộ phận này và dây cắm khi đi mưa hoặc rửa xe về trước khi khởi động xe. Ngoài ra, cần hạn chế tối đa việc sạc xe đạp điện vào ban đêm để tránh những rủi ro đáng tiếc.

Mộc Thanh

Thi công PCCC: Các nguyên tắc an toàn cháy nổ khi ở khách sạn

Thi công PCCC: Các nguyên tắc an toàn cháy nổ khi ở khách sạn

Thi công PCCC: (LĐTĐ) Bạn thường xuyên phải đi công tác và lưu trú tại khách sạn. Vậy, cần làm gì để bảo đảm an toàn khi ở trong khách sạn đối với tình huống xảy ra cháy? Đã có rất nhiều người mất mạng do không giữ được bình tĩnh trong trường hợp này.

Thi công PCCC: Những hướng dẫn dưới đây sẽ giúp bạn tránh hoảng sợ và thoát nạn thành công khi xảy ra sự cố:

– Chọn khách sạn được trang bị cả hệ thống báo cháy và chữa cháy tự động.

– Khi làm thủ tục nhận phòng, hãy hỏi lễ tân để nhận biết âm thanh báo cháy là như thế nào.

cac nguyen tac an toan chay no khi o khach san
Khi nhận phòng nên xem kỹ sơ đồ chỉ dẫn thoát nạn, đề phòng xảy ra cháy nổ . (Ảnh: PV)

Thi công PCCC:

– Khi nhận phòng, hãy xem sơ đồ chỉ dẫn thoát nạn được trang bị tại từng phòng.

– Dành thời gian để tìm các lối ra thoát nạn và đếm số cửa nằm giữa phòng của mình và lối ra thoát nạn. Hãy chắc chắn rằng lối ra thoát nạn được mở, nếu bị khóa, hãy báo cho quản lý khách sạn.

– Để chìa khóa phòng cạnh giường ngủ và cầm theo nếu xảy ra cháy.

– Khi có báo động, hãy rời đi ngay lập tức, đóng tất cả các cửa phía sau bạn và sử dụng cầu thang bộ, tuyệt đối không sử dụng thang máy khi xảy ra hỏa hoạn.

– Nếu phải thoát nạn xuyên qua khu vực có khói, hãy cúi thấp người và di chuyển bên dưới làn khói đến lối ra thoát nạn. Sử dụng mặt nạ (nếu có) hoặc dùng khăn ướt che mặt, mũi và chăn ướt quấn, choàng lên người.

Thi công PCCC: Trong trường hợp không thể tự thoát nạn sau khi kiểm tra nhiệt độ bên ngoài phòng bằng cách chạm tay vào tay nắm cửa hoặc quan sát, cần phải:

– Tắt tất cả các quạt và điều hòa không khí.

– Dùng khăn ướt chèn vào các khe cửa.

– Gọi điện thông báo vị trí nơi bạn đang mắc kẹt.

– Hãy đợi ở cửa sổ và gây sự chú ý bằng âm thanh, đèn hoặc quần áo sáng màu, sặc sỡ.

H. Phong

Thi công PCCC Hà Nội: Nguy cơ cháy nổ do thắp hương, đốt vàng mã dịp Tết

Thi công PCCC Hà Nội: Nguy cơ cháy nổ do thắp hương, đốt vàng mã dịp Tết

Thi công PCCC Hà Nội: (LĐTĐ) Trên thực tế đã có không ít những vụ hỏa hoạn xảy ra, mà nguyên nhân chính là do đốt vàng mã vô ý dẫn đến hậu quả nghiêm trọng. Vì thế, việc thắp hương thờ cúng, đốt vàng mã cần tuân thủ đúng quy định, đảm bảo an toàn phòng cháy càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.

Thi công PCCC Hà Nội: Thờ cúng tổ tiên vốn là truyền thống văn hóa tâm linh của người Việt từ xa xưa đến nay, cùng với đó là việc thắp hương, đốt vàng mã, nhất là vào các ngày rằm, mùng một, đặc biệt tăng cao vào các dịp Tết.

nguy co chay no do thap huong dot vang ma dip tet
Khi đốt vàng mã, phải sử dụng thùng kim loại có nắp đậy kín để tránh tàn lửa bay ra xung quanh. (Ảnh minh họa).

Để đảm bảo cho người dân vui chơi an toàn, vui vẻ, không để xảy ra cháy, nổ trong dịp Tết Nguyên đán 2019, thì công tác phòng cháy với mỗi người dân cần được chú trọng, đảm bảo an toàn phòng cháy chữa cháy (PCCC). Nếu phòng ngừa tốt, phát hiện, chữa cháy ngay từ ban đầu chắc chắn sẽ giảm thiểu thiệt hại nếu có cháy xảy ra.

Thi công PCCC Hà Nội: Theo cán bộ Phòng Cảnh sát PCCC số 2, Cảnh sát PCCC Thành phố Hà Nội, do vô ý, thiếu hiểu biết, người dân thắp hương nến, đốt vàng mã… vô tình gây nguy cơ cháy nổ cao tại đình chùa, gia đình, hay ngay chính nơi làm việc, hoặc các khu chung cư tập trung đông người..

Bởi vậy, nhằm đảm bảo an toàn PCCC, cán bộ Phòng Cảnh sát PCCC số 2 khuyến cáo người dân, không sử dụng lửa trần, hút thuốc, thắp hương, đốt vàng mã trong khu vực kinh doanh của chợ, siêu thị, trung tâm thương mại, cơ sở sản xuất, kho chứa hàng và tại những nơi có quy định cấm lửa.

Thi công PCCC Hà Nội: Đặc biệt, khi bố trí nơi thắp hương, thờ cúng phải đảm bảo an toàn PCCC như: Bố trí nơi thờ cúng hợp lý, tường phía đặt bàn thờ, phía trên bàn thờ, bàn thờ phải làm bằng vật liệu khó cháy hoặc không cháy và có vách ngăn chống cháy lan sang khu vực xung quanh; đèn, hương, nến phải đặt chắc chắn trên các vật liệu không cháy, cách xa vật liệu dễ cháy (khi thắp nến nên đặt trên đĩa sứ không cháy). Hạn chế tối đa vàng mã, hương, nến để trên bàn thờ; khi thắp hương phải có người trông coi đến khi hết tàn hương.

Thi công PCCC Hà Nội: Khi đốt vàng mã, người dân cần phải sử dụng thùng kim loại (sắt, inox) có nắp đậy kín để tránh tàn lửa bay ra xung quanh, đồng thời phải chờ vàng mã cháy hết, dùng nước vẩy lên tro, đề phòng cháy. Người dân tuyệt đối không đốt vàng mã ở những nơi cấm như chợ, trung tâm thương mại, nơi có vật liệu dễ cháy. Đối với nhà chung cư, nhà tập thể, các hộ liền kề phải hóa vàng tại đúng nơi quy định.

Tại các khu vực đền, chùa cần tăng cường tuyên truyền nâng cao nhận thức PCCC cho những người làm việc phục vụ tại chỗ, phát trên loa tuyên truyền cho khách đến cúng, viếng, có ý thức chấp hành về PCCC.

Thi công PCCC Hà Nội: Ngoài ra, trong thời điểm này, cơ quan chức năng cần phải đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền đến từng người dân, từng hộ gia đình bằng các biện pháp tích cực như: Phát tờ rơi, tuyên truyền trên báo chí, truyền hình, trên hệ thống loa của các chợ, đình, chùa, khu dân cư… Bản thân người dân cũng cần có ý thức hơn nữa để hạn chế thấp nhất nguy cơ hỏa hoạn.

Minh Khuê

Thi công PCCC Hà Nội: Đảm bảo an toàn cháy, nổ tại các khu dân cư: Ý thức vẫn là yếu tố quyết định

Thi công PCCC Hà Nội: Đảm bảo an toàn cháy, nổ tại các khu dân cư: Ý thức vẫn là yếu tố quyết định

(LĐTĐ) Trong những năm gần đây, tình hình cháy nổ trên phạm vi cả nước nói chung và Hà Nội nói riêng có chiều hướng gia tăng và diễn ra hết sức phức tạp. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến các vụ cháy nổ là do sự thiếu ý thức cảnh giác của người dân trong công tác phòng chống cháy nổ.

Thi công PCCC Hà Nội: Cùng với tốc độ đô thị hóa nhanh, tình hình cháy nổ đang có chiều hướng ngày càng gia tăng. Các vụ cháy nổ ngày càng đa dạng, từ công trình chợ, nhà ở và đặc biệt là nhà ở cao tầng. Điều đó cho thấy việc tổ chức hệ thống hạ tầng phục vụ phòng cháy, chữa cháy (PCCC) trong quy hoạch đô thị và việc nâng cao ý thức của người dân về việc PCCC cần được quan tâm đúng mức.

Theo thống kê của cơ quan chức năng, trong 5 năm trở lại đây, cả nước xảy ra khoảng 15.000 vụ cháy; trong đó, hơn 50% số vụ xảy ra tại khu dân cư, hộ gia đình; đặc biệt nhiều vụ cháy gây thiệt hại lớn về người, tài sản, ảnh hưởng đến an ninh, trật tự và đời sống an sinh của người dân.

Thi công PCCC Hà Nội: Mặc dù công tác truyền thông đã được đẩy mạnh nhưng tình hình cháy, nổ tại khu dân cư, hộ gia đình có chiều hướng tăng cả về số vụ lẫn thiệt hại. Phòng ngừa cháy nổ trong các khu dân cư đang trở nên ngày càng bức thiết và cần nhận được sự quan tâm đúng mức hơn của các cấp, các ngành và đặc biệt là ý thức của cộng đồng dân cư đô thị.

dam bao an toan chay no tai cac khu dan cu y thuc van la yeu to quyet dinh
Ngoài các thiết bị phòng cháy tại các khu dân cư, mỗi gia đình cần tự trang bị các thiết bị PCCC cho chính gia đình của mình. ảnh P.Thắng

Thi công PCCC Hà Nội: Phân tích của các cơ quan chức năng cho thấy, nguyên nhân gây cháy tại các khu dân cư có đến 50% là xuất phát từ điện và lửa trực tiếp như đun nấu, sử dụng điện không an toàn. Đây lại thường là những nơi có mật độ dân cư đông, điều kiện phương tiện và hạ tầng chữa cháy thường không đảm bảo.

Việc các nhà ở liền kề, kết hợp sống và kinh doanh, có nhiều vật liệu gây cháy cũng khiến cho việc xử lý khi xảy ra cháy nổ gặp khó khăn. Ngoài ra, đặc thù các vụ cháy nhà dân thường xảy ra vào ban đêm, rất khó phát hiện hoặc phát hiện muộn, dẫn đến không chữa cháy kịp thời.

Thi công PCCC Hà Nội: Cùng với đó, hệ thống dây điện chằng chịt, các nhà xây mái che cũng khiến xe chữa cháy khó tiếp cận các đám cháy. Khó khăn là vậy, tuy nhiên việc các hộ gia đình chủ động lắp đặt đầy đủ hệ thống thiết bị phòng chống cháy nổ lại rất hiếm. Ngoại trừ các doanh nghiệp sản xuất đóng tại khu dân cư và các chung cư, nhà cao tầng đưa vào sử dụng trong vài năm gần đây, còn lại đa phần nhà dân đều không có phương tiện, dụng cụ phòng chống cháy nổ.

Thi công PCCC Hà Nội: Ngoài những lí do trên, thì khó khăn lớn nhất khi chữa cháy tại khu dân cư chính là cơ sở hạ tầng giao thông và nguồn nước chữa cháy. Đối với hệ thống giao thông trong khu dân cư thường rất phức tạp, đặc biệt là các đô thị thường nhiều ngõ ngách, nhỏ hẹp, nhiều tuyến đường dân tự ý xây các cột bê tông chắn ngang nên xe chữa cháy không đi vào được. Giao thông phục vụ công tác PCCC còn bất cập, các quy chuẩn, tiêu chuẩn hầu như chưa được áp dụng thực hiện trong quy hoạch đô thị.

Theo Điều 8 của Nghị định số 79/2014/NĐ-CP quy định điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy đối với khu dân cư như sau:

1. Có quy định, nội quy về phòng cháy và chữa cháy, về sử dụng điện, sử dụng lửa và các chất dễ cháy, nổ; có biển cấm, biển báo, sơ đồ hoặc biển chỉ dẫn về phòng cháy và chữa cháy, thoát nạn phù hợp với đặc điểm của khu dân cư.

2. Có thiết kế và phải được thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy đối với khu dân cư xây dựng mới.

3. Hệ thống điện bảo đảm tiêu chuẩn an toàn về phòng cháy và chữa cháy.

4. Có hệ thống giao thông, nguồn nước phục vụ chữa cháy, giải pháp chống cháy lan, phương tiện phòng cháy và chữa cháy bảo đảm số lượng và chất lượng theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về phòng cháy và chữa cháy hoặc theo quy định của Bộ Công an.

5. Có phương án chữa cháy và thoát nạn đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định.

6. Có lực lượng dân phòng được huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy và tổ chức thường trực sẵn sàng chữa cháy đáp ứng yêu cầu chữa cháy tại chỗ.

7. Có hồ sơ quản lý, theo dõi hoạt động phòng cháy và chữa cháy theo quy định của Bộ Công an.

Thi công PCCC Hà Nội: Hiện nay ở Hà Nội có hơn 1.200 tuyến phố nhỏ, ngõ sâu, xe cứu hỏa không vào được, mật độ dân cư đông đúc, thường xuyên xảy ra ùn tắc vào giờ cao điểm, ảnh hưởng không nhỏ đến công tác chữa cháy, cứu hộ, cứu nạn. Thực trạng đáng lo ngại nêu trên cho thấy các đô thị lớn cần thực hiện nhiều giải pháp phòng ngừa để hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do cháy và PCCC có hiệu quả.

Bên cạnh việc phòng ngừa, trong thời gian qua, các ban ngành, đặc biệt là Công an PCCC đang tích cực kiểm tra, rà soát lại về công tác PCCC trong các đô thị và các khu đô thị. Công tác kiểm tra PCCC hiện nay chủ yếu là kiểm tra các trang thiết bị PCCC trong các tòa nhà, kiểm tra hệ thống báo cháy cũng như phương tiện chữa cháy, điều đó là cần thiết nhưng chưa đầy đủ.

Thi công PCCC Hà Nội: Vì vậy, để đảm bảo tốt việc PCCC, các cơ quan chức năng cần phải bổ sung, rà soát lại hệ thống giao thông trong đô thị đảm bảo các xe cứu hỏa đến được từng gia đình, từng tầng cao nhất của công trình. Rà soát toàn bộ hệ thống cấp nước PCCC, đảm bảo các họng chữa cháy phải được kiểm tra thường xuyên để đáp ứng PCCC. Cần đưa vào chương trình nghị sự các chương trình thu gom nước mưa làm hệ thống PCCC khu đô thị, thành phố hướng tới PCCC bền vững. Tại các khu đô thị cần chú trọng công tác giáo dục ý thức của cộng đồng dân cư trong việc PCCC, xây dựng các đô thị thông minh, an toàn với tất cả mọi người.

Thi công PCCC Hà Nội: Để ngăn ngừa các sự cố cháy nổ trong các khu dân cư, mỗi hộ gia đình, nơi sinh hoạt, sản xuất, kinh doanh… cần trang bị cho mình những kiến thức về an toàn phòng cháy chữa cháy; thường xuyên kiểm tra và vệ sinh các thiết bị sử dụng điện; không câu nối dăng móc chằng chịt dây điện trong nhà, không tăng phụ tải bừa bãi, phải lắp thiết bị tự động ngắt cho hệ thống điện chung toàn nhà, từng tầng, từng nhánh và từng thiết bị có công suất lớn; không để hàng hóa dễ cháy gần bóng điện, ổ cắm, cầu dao, chấn lưu, đèn neon; khi ra khỏi nhà phải kiểm tra tắt tất cả các thiết bị tiêu thụ điện, đồ dùng điện; không đặt các chất gây cháy gần các thiết bị, dụng cụ tiêu thụ điện như: Đèn, bàn ủi, bếp điện, ổ cắm điện, bảng điện; việc sử dụng bình gas cho nấu nướng trong nhà cần đóng ngắt sau khi sử dụng; những chỗ thờ cúng cũng hết sức chú ý đến nguồn điện, nguồn nhiệt; không tồn trữ các chất cháy nổ gây nguy hiểm trong gia đình…

Thi công PCCC Hà Nội: Ngoài ra, cần giáo dục ý thức PCCC cho mọi lứa tuổi, với mục đích mang lại kiến thức cho mỗi cá nhân, giúp họ bảo vệ tính mạng của mình, mang lại sự an toàn cho cộng đồng, bảo vệ tài sản chung của xã hội. Giáo dục ý thức PCCC trong cộng đồng và đào tạo các cư dân đô thị thành những người có ý thức bảo vệ an ninh và phòng chống thiên tai, thảm họa trong khu vực, hướng dẫn cụ thể cách sử dụng bình cứu hỏa cũng như cách xử lý các tình huống cháy nổ, đưa ra những bài học, lời khuyên dành cho các thế hệ về các vấn đề PCCC, để mỗi người có thể bảo vệ được mình, bảo vệ được người khác.

T.An

Thi công PCCC: Các nguyên tắc an toàn cháy nổ khi ở khách sạn

Thi công PCCC: Các nguyên tắc an toàn cháy nổ khi ở khách sạn

Thi công PCCC: (LĐTĐ) Bạn thường xuyên phải đi công tác và lưu trú tại khách sạn. Vậy, cần làm gì để bảo đảm an toàn khi ở trong khách sạn đối với tình huống xảy ra cháy? Đã có rất nhiều người mất mạng do không giữ được bình tĩnh trong trường hợp này.

Thi công PCCC: Những hướng dẫn dưới đây sẽ giúp bạn tránh hoảng sợ và thoát nạn thành công khi xảy ra sự cố:

– Chọn khách sạn được trang bị cả hệ thống báo cháy và chữa cháy tự động.

– Khi làm thủ tục nhận phòng, hãy hỏi lễ tân để nhận biết âm thanh báo cháy là như thế nào.

cac nguyen tac an toan chay no khi o khach san
Khi nhận phòng nên xem kỹ sơ đồ chỉ dẫn thoát nạn, đề phòng xảy ra cháy nổ . (Ảnh: PV)

Thi công PCCC:

– Khi nhận phòng, hãy xem sơ đồ chỉ dẫn thoát nạn được trang bị tại từng phòng.

– Dành thời gian để tìm các lối ra thoát nạn và đếm số cửa nằm giữa phòng của mình và lối ra thoát nạn. Hãy chắc chắn rằng lối ra thoát nạn được mở, nếu bị khóa, hãy báo cho quản lý khách sạn.

– Để chìa khóa phòng cạnh giường ngủ và cầm theo nếu xảy ra cháy.

– Khi có báo động, hãy rời đi ngay lập tức, đóng tất cả các cửa phía sau bạn và sử dụng cầu thang bộ, tuyệt đối không sử dụng thang máy khi xảy ra hỏa hoạn.

– Nếu phải thoát nạn xuyên qua khu vực có khói, hãy cúi thấp người và di chuyển bên dưới làn khói đến lối ra thoát nạn. Sử dụng mặt nạ (nếu có) hoặc dùng khăn ướt che mặt, mũi và chăn ướt quấn, choàng lên người.

Thi công PCCC: Trong trường hợp không thể tự thoát nạn sau khi kiểm tra nhiệt độ bên ngoài phòng bằng cách chạm tay vào tay nắm cửa hoặc quan sát, cần phải:

– Tắt tất cả các quạt và điều hòa không khí.

– Dùng khăn ướt chèn vào các khe cửa.

– Gọi điện thông báo vị trí nơi bạn đang mắc kẹt.

– Hãy đợi ở cửa sổ và gây sự chú ý bằng âm thanh, đèn hoặc quần áo sáng màu, sặc sỡ.

H. Phong

Thi công PCCC Hà Nội : An toàn cháy nổ tại làng nghề: Bao giờ hết nỗi lo?

Thi công PCCC Hà Nội : An toàn cháy nổ tại làng nghề: Bao giờ hết nỗi lo?

(LĐTĐ)Thi công PCCC Hà Nội: Hà Nội tự hào là địa phương có nhiều làng nghề truyền thống nhất trên cả nước, hoạt động sản xuất tại làng nghề đóng vai trò quan trọng vào sự phát triển kinh tế của thủ đô, thay đổi bộ mặt nông thôn, nâng cao thu nhập người dân… Quan trọng là vậy, tuy nhiên hiện công tác phòng cháy chữa cháy (PCCC) tại các làng nghề dường như còn bỏ ngỏ, mất an toàn khiến nhiều người lo lắng.

an toan chay no tai lang nghe bao gio het noi lo
Cần nâng cao tuyên truyền PCCC tại các làng nghề (ảnh Dantri)

Thi công PCCC Hà Nội: Số liệu từ Sở Công Thương Hà Nội cho thấy, hiện Thủ đô Hà Nội có 1.350 làng nghề (chiếm 30% tổng số làng nghề trong cả nước) đang tạo việc làm cho khoảng 1 triệu lao động với kim ngạch xuất khẩu lên đến 200 triệu USD/năm. Trong số các làng nghề truyền thống ở Hà Nội chúng ta không thể không nhắc đến các làng nghề nổi tiếng như: Bát Tràng, Vạn Phúc, tranh Thêu Quất Động…

Mặc dù giữ vai trò quan trọng và phát triển hợp lý công nghiệp khi sử dụng nhiều lao động, góp phần chuyển dịch nhanh cơ cấu lao động. Tuy nhiên, một trong những điểm yếu cố hữu được các nhà chuyên môn, cũng như cơ quan nhà nước chỉ ra cho thấy, hiện các làng nghề tại Hà Nội nói riêng và cả nước nói chung vẫn còn nhiều hạn chế, trong đó vấn đề vệ sinh môi trường và an toàn cháy nổi là một trong những điểm được quan tâm nhiều nhất.

Thi công PCCC Hà Nội: Nguy cơ cháy, nổ luôn rình rập mọi lúc, mọi nơi và đó không phải là vấn đề “nó cho có”, bởi thực tế chỉ mới đây thôi vào ngày đầu tháng 11/2018 một vụ cháy lớn đã xảy ra tại xưởng chế biến gỗ ở làng nghề Lũng Kênh, xã Đức Giang (Hoài Đức) gây thiệt hại nặng nề. Thời điểm phát hiện ra vụ việc, đám cháy nhanh chóng do nhà xưởng có nhiều vật liệu dễ cháy nổ. Mặc dù đã được lực lượng Cảnh sát PCCC Công an huyện Hoài Đức kịp thời đến hiện trường và xử lý, tuy nhiên do địa điểm xưởng nằm sâu trong ngõ, nên công tác chữa cháy gặp nhiều khó khăn. Mặc dù không có thiệt hại liên quan đến tính mạng người dân, tuy nhiên đám cháy đã thiêu rụi hoàn toàn 400m nhà xưởng và gây thiệt hại lớn về kinh tế…

Xa hơn nữa chắc nhiều người vẫn chưa thể quên vụ cháy nổ kinh hoàng tại xưởng sản xuất bánh kẹo nằm ven quốc lộ 32, thuộc địa phận xã Đức Thượng (Hoài Đức, Hà Nội), vụ cháy kinh hoàng ngày 29/7/2017 tại nhà xưởng rộng 170 m2 đã khiến 8 công nhân đang làm việc thiệt mạng…

Thi công PCCC Hà Nội: Trên đây chỉ là hai trong rất nhiều các sự việc liên quan đến cháy nổ tại các làng nghề ở Hà Nội, điều đó cho thấy hiện vấn đề quản lý PCCC tại khu vực làng nghề còn chưa sát sao và lơ là, khi hậu quả xảy ra, thiệt hại lớn nhất vẫn thuộc về những người dân, người lao động. Bên cạnh đó, một trong những nguyên nhân khiến các vụ cháy nổ xảy ra một phần cũng là do nhận thức về PCCC của người đứng đầu của cơ sở còn chưa đầy đủ, chủ quan trong công tác phòng ngừa.

Mặc dù chính phủ đã ban hành và bổ sung rất nhiều quy định nhằm tăng cường và thắt chặt công tác an toàn phòng chống cháy nổ và cứu hộ cứu nạn nhưng tình hình chung dường như chưa thay đổi được nhiều. Theo đó, nhiều cơ sở chưa chấp hành nghiêm túc các quy định của Nhà nước về công tác PCCC như chưa trang bị đầy đủ các phương tiện chữa cháy tại chỗ, không niêm yết nội quy, tiêu lệnh PCCC, nhiều cơ sở còn chưa tham gia tập huấn PCCC.

Theo khảo sát của chúng tôi, tại nhiều làng nghề ở Hà Nội, đa số các nhà xưởng, kho bãi đều được làm bằng khung thép, mái tôn, bao bọc xung quanh. Trong các xưởng sản xuất, kho chứa hàng có rất nhiều đồ dễ cháy như giấy, xốp, bao tải nhựa… Tuy nhiên, phần lớn đều không có hệ thống báo cháy. Đáng nói, các nhà kho, nhà xưởng vẫn được xây dựng theo kiểu chuồng cọp và chỉ có một lối thoát duy nhất. Điều này cho thấy, tình trạng coi thường công tác PCCC cũng như nhiều nguy cơ tiềm ẩn tại các nhà xưởng, đặc biệt là các nhà xưởng nằm xen kẽ trong các khu dân cư đông đúc vẫn hiện hữu và bị xem nhẹ.

Thi công PCCC Hà Nội: Công tác PCCC là của toàn dân. Thiết nghĩ, để đảm bảo an toàn PCCC và hạn chế đến mức thấp nhất những thiệt hại do cháy, nổ gây ra, mỗi người dân cần nâng cao ý thức trong công tác PCCC. Đồng thời chính quyền địa phương và các cơ quan chức năng cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, hướng dẫn, tập huấn nâng cao ý thức chấp hành các quy định phòng, chống cháy nổ cho các gia đình, doanh nghiệp tại làng nghề.

Tuấn Minh

Những nguyên nhân gây ra cháy nổ ở các gara ô tô (PCCC)

Bài 1: Những nguyên nhân gây ra cháy nổ ở các gara ô tô (PCCC)

PCCC (LĐTĐ) Sự bất cẩn, thiếu an toàn trong quá trình sửa chữa hoặc do điều kiện thời tiết… là những nguyên nhân có thể gây ra cháy nổ trong các gara ô tô tư nhân.

Mới đây, một vụ cháy gara ô tô đối diện trường THCS Nam Trung Yên (phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội) đã khiến nhiều xe ô tô chưa kịp di tản bị cháy rụi. Toàn bộ kho đồ nội thất cũng bị lửa thiêu. Phần khung, mái che của khu xưởng đổ sập…

Vụ cháy này thêm một lần nữa gióng lên hồi chuông cảnh báo về những lỗ hổng trong công tác bảo đảm an toàn phòng cháy chữa cháy (PCCC) tại các gara ô tô tư nhân.

PCCC: Không chỉ TP. Hà Nội, nhiều tỉnh, thành khác cũng không ít gara bị cháy, nổ. Điển hình, ngày 26/10/2017, một vụ cháy xảy ra tại gara ôtô ở lô 98, khu tái định cư, phố 7 Đình Hương, phường Đông Cương, TP. Thanh Hóa khiến 1 chiếc xe ô tô và 1 xe máy bị thiêu rụi, vụ cháy còn khiến tầng trệt của nhà dân bên cạnh bị cháy gây hư hỏng nhiều đồ đạc.

bai 1 nhung nguyen nhan gay ra chay no o cac gara o to
Một gara ô tô gần trường Nam Trung Yên cháy lớn, gây thiệt hại nặng nề hồi cuối tháng 11. (Ảnh: Chính Nghĩa)

Ngày 22/9/2017, một vụ cháy khác cũng xảy ra tại gara ôtô Huấn Thành trên đường 30 tháng 4, phường Hòa Cường Bắc, quận Hải Châu, TP. Đà Nẵng. Vụ cháy may mắn không gây thiệt hại về người nhưng nhiều tài sản bị thiêu rụi.

Theo quan sát thực tế, các gara ô tô tư nhân vẫn đang tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ về cháy nổ. Bởi, nhiều gara ô tô tư nhân chỉ được quây tôn tạm bợ, nhếch nhác và thiếu phương tiện PCCC. Đường dây điện không đảm bảo, tự ý câu nối, không có thiết kế, hay trong quá trình sử dụng hệ thống dây dẫn nguồn điện bị hư hỏng lớp vỏ cách điện, quá tải không đảm bảo an toàn, gây chập cháy…

Nhiều người chi hàng trăm triệu đến hàng tỷ đồng để mua một chiếc xe ô tô và khi đưa vào gara bảo dưỡng, sửa chữa, không mấy ai quan tâm đến công tác PCCC tại gara đó liệu có đảm bảo để bảo vệ tài sản của mình hay không. Và, thực tế đã có nhiều vụ cháy nổ xảy ra, gây thiệt hại lớn.

Vậy, nguyên nhân cháy nổ xuất phát từ đâu? Lực lượng PCCC đã chỉ ra những nguy hiểm cháy, nổ tại các gara ô tô như sau:

Chập điện

Là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn tới các vụ cháy nổ, thậm chí có thương vong về người và của cải khá cao. Tuy được đào tạo bài bản về an toàn điện, cách thức thao tác để tránh xảy ra sự cố về điện nhưng chỉ một phút lơ đễnh là người thợ sửa xe hoặc chính bản thân chủ xe phải trả giá.

Hầu hết có thể kể đến nguyên nhân chập điện là do sạc bình ắc quy, mối hàn hoặc cắt các chi tiết, quá trình đấu dây cho hệ thống điện trên xe và cả lý do quên ngắt điện khi không có mặt tại khu vực sửa chữa.

Nhiên liệu dễ bắt lửa

Rò rỉ xăng dầu, bảo quản hoá chất chưa đúng quy cách, một số vật dụng dễ bắt lửa như mút xốp hay giấy nhám không kiểm soát… có thể tạo một cơn hoả hoạn ngoài sức tưởng tượng ngay tại garage của bạn.

Một số khuyến cáo về việc đóng khoá xăng hoặc xác lập đặt nguồn nhiên liệu dễ cháy nổ ở khu vực riêng; đồng thời kiểm soát nguồn nhập, tránh dùng những loại nhiên liệu không rõ nguồn gốc hoặc kém chất lượng.

Các chất phụ gia, hoá chất chuyên dụng nên chứa trong các bồn, thùng đặc biệt; khi sử dụng cần lấy vừa đủ liều lượng kèm theo bình chữa cháy dung tích lớn phù hợp ở gần các bồn chứa.

Điều kiện thời tiết

Thời tiết vào những ngày nắng nóng thường có nhiệt độ cao, việc để những vật dụng hay hoá chấp tiếp xúc với nguồn nhiệt lớn cũng có thể tạo ra chất xúc tác đủ mạnh để gây nổ hoặc bùng cháy dữ dội ngoài tầm kiểm soát.

Ngoài sử dụng mái che cách nhiệt trong khu garage, các chủ xe cũng phải thực hiện che đậy các chất có nguy cơ gây cháy hoặc không nên tạo ra nhiều ma sát gần khu vực chứa nhiên liệu, hoá chất có thể gây hoả hoạn.

Do bình gas (khí)

Áp suất trong bình gas thường được nạp tới mức giới hạn, tuy nhiên trong một số trường hợp, lý do thường là hay quên hoặc chủ quan mà khí nén trong bình gas có thể đạt quá mức, đồng thời các van đóng mở không đúng quy cách sẽ dẫn đến hiện tượng tràn hơi gas, không may tiếp xúc với nguồn nhiệt cao tạo ra cháy nổ ngoài ý muốn.

Khu vực dễ xảy ra hoả hoạn

Vị trí của garage thường gần khu đông dân cư, hoặc cơ sở hạ tầng của garage đang dần xuống cấp có thể tiềm ẩn nguy cơ cháy nổ không nhỏ.

Không gian xung quanh garage cần phải rộng thoáng, cũng như được trang bị các thiết bị phòng cháy chữa cháy đúng quy cách và đặc biệt là đội ngũ nhân viên, các chủ xe phải nắm rõ những nguyên tắc an toàn cháy nổ để kịp thời xử lý.

Bên cạnh đó, những nguyên nhân như động cơ xe tự bốc cháy, lỗi kỹ thuật từ nhà sản xuất hoặc một số tình huống khách quan khác cũng có thể mang nguy cơ cháy nổ cao đối với các gara ô tô.

H. Phong (còn nữa)

Khái niệm cơ bản về hệ thống báo cháy tự động

1.KHÁI QUÁT NHIỆM VỤ CỦA HỆ THỐNG BÁO CHÁY TỰ ĐỘNG
1.1. Khái quát
Hệ thống báo cháy tự động là hệ thống thiết bị tự động phát hiện và thông báo địa điểm cháy (theo tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5738-2001). Hệ thống báo cháy tự động bao gồm: Trung tâm báo cháy, các đầu báo cháy, (tổ hợp chuông, đèn, nút ấn) và các thiết bị ngoại vi khác…


1.2. Nhiệm vụ
Tự động phát hiện ra cháy một cách nhanh chóng, chính xác và kịp thời trong vùng hệ thống đang bảo vệ.
Tự động phát ra các tín hiệu báo động, chỉ thị và các tín hiệu điều khiển các thiết bị ngoại vi của hệ thống báo cháy tự động nhằm thực hiện một nhiệm vụ cụ thể nào đó.
Đặc biệt, với hệ thống báo cháy tự động sử dụng đầu báo cháy khói thì nó còn có nhiệm vụ quan trọng hơn là “cảnh báo”, tức là phát hiện và thông báo sự sắp cháy, sự cháy âm ỉ chưa có ngọn lửa.
1.3. Phân loại hệ thống báo cháy tự động
* Phân loại hệ thống báo cháy tự động theo nguyên lý làm việc của đầu báo cháy có:
– Hệ thống báo cháy tự động sử dụng đầu báo cháy khói: là hệ thống báo cháy tự động làm việc dựa vào nguyên lý làm việc của đầu báo cháy khói. Hệ thống này chủ yếu phát hiện ra sự gia tăng nồng độ khói ở trong khu vực bảo vệ.
– Hệ thống báo cháy tự động sử dụng đầu báo cháy nhiệt: là hệ thống báo cháy tự động làm việc dựa theo nguyên lý làm việc của đầu báo cháy nhiệt. Hệ thống này chủ yếu phát hiện ra sự thay đổi nhiệt độ ở trong khu vực bảo vệ.
– Hệ thống báo cháy tự động sử dụng đầu báo cháy ánh sáng (lửa): làm việc dựa vào nguyên lý làm việc của đầu báo cháy lửa. Hệ thống này chủ yếu phát hiện ra nồng độ tăng cường ánh sáng của ngọn lửa trong khu vực bảo vệ.
– Hệ thống báo cháy tự động sử dụng đầu báo cháy hỗn hợp: là hệ thống làm việc dựa trên nguyên lý làm việc của đầu báo cháy hỗn hợp như: đầu báo cháy nhiệt và khói; đầu báo cháy nhiệt và lửa. Hệ thống này chủ yếu phát hiện ra sự thay đổi các yếu tố môi trường trong khu vực bảo vệ.
* Phân loại hệ thống báo cháy tự động theo đặc điểm kỹ thuật của hệ thống báo cháy.
– Hệ thống báo cháy tự động theo vùng (hệ thống báo cháy tự động thường) : (hệ thống báo cháy tự động thông thường – Couventional fire alarm system): là hệ thống báo cháy tự động có chức năng báo cháy tới một khu vực, một địa điểm (có thể có một hoặc nhiều đầu báo cháy). Diện tích bảo vệ của một khu vực có thể từ vài chục đến 2000 m2 (tuỳ thuộc đặc điểm khu vực đó).
– Hệ thống báo cháy tự động theo địa chỉ: (Addressable fire alarm system) : là hệ thống báo cháy tự động có khả năng báo cháy chính xác đến từng vị trí từng đầu báo riêng biệt (từng địa chỉ cụ thể). Diện tích bảo vệ của một địa chỉ báo cháy chỉ giới hạn trong khoảng vài chục mét vuông (tuỳ thuộc vào từng loại đầu báo cháy). Hệ thống báo cháy tự động thông minh: Với sự phát triển khoa học công nghệ, hệ thống báo cháy tự động theo địa chỉ đã phát triển thành hệ thống báo cháy thông minh (Intelligent fire alarm system). Đây là hệ thống báo cháy tự động ngoài chức năng báo cháy thông thường theo địa chỉ, nó còn có thể đo được một số thông số về môi trường của khu vực nơi lắp đặt đầu báo cháy như nhiệt độ, nồng độ khói,… và có thể thay đổi được ngưỡng tác động của đầu báo cháy theo yêu cầu của nhà thiết kế và lắp đặt. Trong thực tế thường dùng cách phân loại này.
2. NGUYÊN LÝ LÀM VIỆC CỦA HỆ THỐNG BÁO CHÁY TỰ ĐỘNG


2.1. Các trạng thái làm việc của hệ thống báo cháy tự động
+ Trạng thái thường trực (khi không có cháy)
+ Trạng thái báo cháy
+ Trạng thái sự cố
2.2. Nguyên lý làm việc
+ Bình thường toàn bộ hệ thống ở chế độ trực. ở chế độ này trung tâm báo cháy luôn có tín hiệu kiểm tra sự làm việc đến các thiết bị trong hệ thống đồng thời các đầu báo cháy địa chỉ, modul… cũng có tín hiệu hồi đáp về trung tâm. Định kỳ, theo thời gian (tuỳ đặt) trung tâm sẽ in tình trạng của hệ thống và thông tin về các thiết bị cần bảo dưỡng. Trong mạch luôn có dòng điện Io chạy qua.
+ Trong chế độ giám sát nếu trung tâm nhận được tín hiệu báo lỗi từ các thiết bị hoặc không nhận được tín hiệu hồi đáp từ các thiết bị thì trung tâm sẽ chuyển sang chế độ sự cố. Mọi thông tin về sự cố sẽ được hiển thị trên màn hình tinh thể lỏng LCD. Khi lỗi được khắc phục chế độ sự cố sẽ kết thúc và tự đưa hệ thống về chế độ giám sát bình thường.
+ Khi cháy xảy ra ở các khu vực bảo vệ, các yếu tố môi trường sự cháy (nhiệt độ, khói, ánh sáng) thay đổi sẽ tác động lên các đầu báo cháy. Khi các yếu tố này đạt tới ngưỡng làm việc thì các đầu báo cháy sẽ làm việc tạo ra tín hiệu truyền về trung tâm (gồm tín hiệu báo cháy và tín hiệu báo địa chỉ của thiết bị báo cháy). Tại trung tâm báo cháy sẽ diễn ra các hoạt động xử lý tín hiệu truyền về theo chương trình đã cài đặt để đưa ra tín hiệu thông báo khu vực xảy ra cháy qua loa trung tâm và màn hình tinh thể lỏng LCD. Đồng thời các thiết bị ngoại vi tương ứng sẽ kích hoạt để phát tín hiệu báo động cháy và thực hiện các nhiệm vụ đã đề ra.
+ Trong trường hợp trung tâm báo cháy có cài đặt thêm chức năng giám sát các thiết bị khác thì khi có sự có thay đổi về trạng thái của thiết bị (Ví dụ: bơm chữa cháy hoạt động, công tắc dòng chảy hoạt động…) thì hệ thống sẽ chuyển sang thông báo thiết bị cần giám sát thay đổi trạng thái. Thông tin về sự thay đổi này sẽ hiển thị trên màn hình tinh thể lòng của trung tâm. Chế độ này cũng sẽ tự kết thúc nếu các thiết bị cần giám sát trở về vị trí bình thường.
2.3. Yêu cầu kỹ thuật hệ thống báo cháy tự động
Theo tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5738 – 2001 “Hệ thống báo cháy tự động – Yêu cầu thiết kế” có quy định HT BCTĐ phải đáp ứng các yêu cầu sau:
+ Phát hiện cháy nhanh chóng theo chức năng đã được đề ra.
+ Chuyển tín hiệu cháy thành tín hiệu báo động rõ ràng để những người xung quanh có thể thực hiện ngay những biện pháp thích hợp.
+ Có khả năng chống nhiễu tốt (nhiễu thường xảy ra khi dây dẫn tín hiệu nằm trong vùng có điện trường mạnh hoặc khi dây dẫn đặt cạnh dây điện). Như vậy để chống nhiễu có thể sử dụng dây tín chống nhiễu hoặc dây tín hiệu thông thường nhưng phải được đi trong ống kim loại.
+ Báo hiệu nhanh chóng và rõ ràng mọi trường hợp sự cố của hệ thống.
+ Không bị tê liệt một phần hay toàn bộ do cháy gây ra trước khi phát hiện ra cháy .
+ Hệ thống phải hoạt động liên tục trong mọi điều kiện (nguồn AC, DC)
+ Việc lắp đặt các đầu báo cháy với trung tâm báo cháy phải chú ý đến sự phù hợp của hệ thống (Điện áp cấp cho đầu báo cháy, dạng tín hiệu báo cháy, phương pháp phát hiện ra sự cố…).
+ Hệ thống báo cháy phải đảm bảo độ tin cậy. Hệ thống này phải thực hiện đầy đủ các chức năng đã được đề ra mà không xảy ra sai sót .
+ Những tác động bên ngoài gây ra sự cố cho một bộ phận của hệ thống không được gây ra những sự cố tiếp trong hệ thống.
+ Hệ thống báo cháy tự động ngoài đáp ứng những yêu cầu trên thì các bộ phận của hệ thống cũng cần phải đáp ứng những yêu cầu riêng của nó theo đúng như tiêu chuẩn đã đề ra.
3. Đầu báo
3.1. Khái niệm – nhiệm vụ của đầu báo cháy 
3.2. Khái niệm
Đầu báo cháy là thiết bị cảm biến nhạy cảm với sự thay đổi của các yếu tố môi trường khi cháy như nhiệt độ, ánh sáng, nồng độ khói, để tạo ra các tín hiệu truyền về trung tâm khi giá trị của các yếu tố môi trường đạt một giá trị nhất định (ngưỡng).
3.3. Nhiệm vụ của đầu báo cháy
Đầu báo cháy có nhiệm vụ : tạo ra tín hiệu điện để truyền về trung tâm khi các yếu tố của môi trường xung quanh đầu báo đạt 1 giá trị nhất định. Có thể coi đầu báo cháy như 1 thiết bị giao tiếp giữa các yếu tố môi trường của sự cháy với hệ thống tự động báo cháy.
Đầu báo cháy chỉ thực hiện được nhiệm vụ của mình khi các yếu tố môi trường của sự cháy nằm trong diện tích bảo vệ của nó đạt đến ngưỡng làm việc.
Tín hiệu điện mà đầu báo háy tạo ra chủ yếu dưới 2 dạng chính :
– Tín hiệu đóng hoặc mở tiếp điểm .
– Tín hiệu biến thiên đột ngột về giá trị của dòng điện .
Tuỳ thuộc vào từng loại đầu báo cháy mà tín hiệu điện nó tạo ra là khác nhau.
4. PHÂN LOẠI ĐẦU BÁO CHÁY
4.1. Theo nguyên lý làm việc của đầu báo cháy : chia thành 4 loại:
– Đầu báo cháy nhiệt: Hoạt động dựa trên sự biến đổi của yếu tố nhiệt độ.
– Đầu báo cháy khói: Hoạt động dựa trên sự biến đổi nồng độ khói.
– Đầu báo cháy lửa: Nhạy cảm với ánh sáng (ánh lửa).
– Đầu báo cháy hỗn hợp: Hoạt động dựa trên sự biến đổi của 2 trong 3 yếu tố trên.
4.2. Phân loại theo điều kiện cung cấp năng lượng: chia thành 2 loại:
– Đầu báo cháy chủ động: Không cần cung cấp năng lượng cho đầu báo, nó vẫn hoạt động.
– Đầu báo cháy thụ động: Thường xuyên phải cung cấp năng lượng cho đầu báo.
4.3. Phân loại theo đặc điểm kỹ thuật
– Đầu báo cháy thường: Thường dùng cho hệ thống báo cháy theo vùng.
– Đầu báo cháy địa chỉ: Thường dùng cho hệ thống báo cháy địa chỉ.
4.4. Phân loại theo chế độ hoạt động
– Đầu báo cháy cực đại.
– Đầu báo cháy vi sai.
– Đầu báo cháy cực đại – vi sai.
5. CẤU TẠO NGUYÊN LÝ LÀM VIỆC CỦA ĐẦU BÁO CHÁY


5.1. Cấu tạo:
Tuỳ thuộc vào từng loại đầu báo cháy, vào nguyên lý làm việc, mà các đầu báo cháy có cấu tạo khác nhau. Nhưng nhìn chung đầu báo cháy bao gồm các bộ phận sau đây:
+ Bộ phận cảm biến : Đây là bộ phận quan trọng nhất của đầu báo cháy. Nó cảm nhận được sự thay đổi của các yếu tố môi trường và biến đổi sự thay đổi đó thành dạng tín hiệu điện khi các yếu tố này đạt đến 1 giá trị thích hợp đã được cài đặt sẵn. Với mỗi loại đầu báo cháy khác nhau thì bộ phận cảm biến là khác nhau.
+ Bộ phận mạch tín hiệu: là một mạch điện tử có nhiệm vụ truyền tín hiệu từ bộ phận cảm biến ra ngoài thiết bị truyền dẫn.
+ Vỏ – đế : là bộ phận bảo vệ và cố định đầu báo cháy ở khu vực cần bảo vệ.
5.2. Nguyên lý chung:
Khi xảy ra cháy các yếu tố môi trường sẽ bị thay các yếu tố này sẽ tác động lên đầu báo cháy và đầu báo cháy làm việc tạo ra tín hiệu điện truyền về trung tâm.

Phòng cháy: Only the brave – bộ phim đặc sắc về Những người hùng chữa cháy

Phòng cháy: Only the brave – bộ phim đặc sắc về Những người hùng chữa cháy

“Trong kỷ nguyên của siêu anh hùng, Only the brave là bộ phim về những người anh hùng bằng xương bằng thịt” của đạo diễn Joseph Kosinski. “Phim khám phá khái niệm về tình huynh đệ, sự hy sinh, sự cứu rỗi và tất cả được đặt trong bối cảnh đặc biệt là thế giới của nạn cháy rừng – đây là điều tôi chưa bao giờ xem trên màn ảnh trước đây”. Đạo diễn chia sẻ.

“Điều gì đã dẫn dắt những người đàn ông này đến với lửa? Điều gì đã làm cho họ muốn thực hiện công việc này”, nhà sản xuất Trent Luckinbill băn khoăn. “Những người đàn ông này đang mạo hiểm tính mạng của mình mỗi ngày để cứu người khác, cứu cộng đồng, để cứu con đường sống của mỗi người. Và câu chuyện này khao khát khám phá tại sao họ làm công việc này? Đây là loại nghề nghiệp nguy hiểm chết người! Đó còn là câu chuyện đẹp về những con người được sống đúng là mình và có tình huynh đệ của một đội”.

Bộ phim Only The Brave (Không lối thoát hiểm) của tác giả Sean Flynn, kể về chủ đề không thường thấy trên màn ảnh, đầy gay cấn, nhiều xúc cảm thông qua một thảm họa cháy rừng khủng khiếp ở bang Arizona hồi năm 2013. Trong thực tế, thảm nạn xảy ra trong vụ cháy rừng lịch sử này ở bang Arizona đã gây thiệt hại nhân mạng nặng nề nhất cho lính chữa cháy Mỹ, kể từ sau vụ khủng bố 11/9 cướp đi sinh mạng của 340 lính chữa cháy New York.

Vào đêm ngày 28/6/2013, một tia sét đã đánh xuống cánh đồng cỏ khô của ngọn đồi Yarnell bang Arizona, làm bùng phát một đám cháy nhỏ. Tuy nhiên, kết hợp điều kiện nhiệt độ tăng cao, độ ẩm thấp và có gió mạnh, đám cháy đã lan nhanh một cách chóng mặt và bùng phát thành một vụ hỏa hoạn kinh hoàng. Đội Đặc nhiệm Cứu hỏa Granite Mountain đã được điều đến hiện trường với hy vọng kiểm soát đám cháy này. Tuy nhiên, họ đã không lường trước được sức mạnh của cơn bão lửa khi chỉ trong phút chốc, 19 thành viên của đội đã bị ngọn lửa nhấn chìm. Chỉ sau khi đám cháy kết thúc, các nhân viên cứu hộ mới có thể tiếp cận được vị trí nhóm Granite Mountain lâm nạn. Và đau lòng thay khi họ phát hiện tất cả 19 thành viên đều đã thiệt mạng. Đau thương mà vụ cháy đồi Yarnell để lại thật sự nặng nề khi đây được xem là thảm kịch nghiêm trọng nhất của ngành cứu hỏa nước Mỹ kể từ sau vụ khủng bố 11/9.

Trận hỏa hoạn kinh hoàng có tên Yarnell Hill Fire, chỉ trong vài giờ đã lan rộng từ 200 mẫu ra 2.000 mẫu rừng tại thời điểm diễn ra thảm nạn với những người lính chữa cháy. Mức độ tàn phá khủng khiếp của trận hỏa hoạn đã khiến hơn 8.000 mẫu rừng đã bị cháy, cùng với 200 ngôi nhà dân trong thị trấn ven rừng đã bị thiêu rụi hoàn toàn.

Đội Cứu hỏa gặp nạn có tên gọi Granite Mountain Hotshots, với 20 thành viên toàn đội, đóng quân tại căn cứ ở Prescott, Arizona. Tại thời điểm thảm họa năm ấy, cả nước Mỹ chỉ có 107 Đội Đặc nhiệm Cứu hỏa kiểu này, với tổng quân số 2.140 người. Họ được tổ chức thành từng đơn vị 20 người mỗi đội, hoạt động gần như tự lực cánh sinh giữa các đám cháy, có thể so sánh như những nhóm lực lượng đặc biệt kiểu “biệt kích” trên chiến trường.

Sở Cứu hỏa Prescott chỉ có tổng cộng 5 Đội Đặc nhiệm Cứu hỏa vào thời gian đó. Họ không phải là lính chữa cháy bình thường, họ chính là Đặc nhiệm Chữa cháy đã trải qua quá trình rèn luyện khó khăn nhất. Họ thường xuyên phải tập chạy 2,5km và đi đường núi 4,5km trong khoảng thời gian gói gọn là 45 phút, bên cạnh là hành trang mang theo trên lưng với 23kg. Và để đến nơi làm nhiệm vụ, thông thường họ phải lội bộ qua rừng, qua núi và mang cả cưa máy, shelter, các chất tiếp liệu “hỏa công”.

Cách mà Đội Đặc nhiệm Cứu hỏa Granite Mountain Hotshots chữa cháy rừng rất khác so với những gì mà mọi người vẫn nghĩ. Họ dùng cách thức “lửa trị lửa”. Họ đào những đường rãnh, chặt cây và cố gắng tạo nên một dãy phân cách với từng đám cháy, như đường biên giới. Trên các dãy phân cách theo kiểu chiến hào ấy, họ đốt lửa, tạo nên đám cháy ở hướng ngược lại. Có thể nói, họ đã dùng “binh pháp” theo kiểu “dĩ độc công độc” để chống lại cháy rừng!

Only the Brave đã mạo hiểm khai thác một đề tài rất hiếm khi xuất hiện trên màn ảnh. Tác phẩm xây dựng nội dung dựa trên sự kiện có thật về Đội Cứu hỏa Granite Mountian Hotshots tại Arizona Mỹ. Bên cạnh hình ảnh về thảm họa cháy rừng, bộ phim còn mang đến những câu chuyện đầy xúc động về tình đồng nghiệp, tình cảm gia đình, đôi lứa.

Eric marsh là nhân vật chính trong phim – một người lính chữa cháy lão luyện, được đồng đội tin tưởng. Thế nhưng chính vì quá đam mê công việc, anh phải đối diện với nhiều vấn đề nảy sinh trong cuộc sống gia đình. Trách nhiệm với gia đình và nghĩa vụ phụng sự cộng đồng. Đó là khó khăn, xung đột mà bất cứ người lính chữa cháy nào cũng phải đối mặt.

Phòng cháy: Anh mong muốn biến đội chữa cháy của mình trở thành một đội đặc nhiệm tài năng, trực tiếp chiến đấu với những cơn bão lửa để bảo vệ cuộc sống của người dân thành phố. Nhằm củng cố đội hình, anh bắt đầu tuyển chọn các tân binh, điển hình trong số đó là Brendan – một thanh niên nghiện ngập đã bị mẹ đuổi ra khỏi nhà. Tuổi trẻ bồng bột, cậu sống buông thả, vô trách nhiệm và gây ra hàng loạt các sai lầm. Mọi chuyện chỉ thay đổi khi Brendan làm một cô gái có thai. Trách nhiệm của người cha đã giúp cậu tỉnh ngộ và bắt đầu làm lại từ đầu để đưa bản thân ra khỏi hố sâu bế tắc. Không bằng cấp cũng chẳng tài năng gì, Brendan cảm thấy may mắn khi được làm việc dưới sự chỉ huy của Eric. Vượt qua những bất đồng ban đầu, họ dần trở thành hai người bạn thân thiết, bắt đầu hoàn thành nhiệm vụ với các trận hỏa hoạn đáng sợ nhất tại nước Mỹ.

Phòng cháy: Bên cạnh việc khắc họa những khó khăn, vất vả của người lính chữa cháy, bộ phim còn mang đến sự xúc động với câu chuyện tình cảm gia đình. Người vợ bất lực nhìn những đám cháy cướp đi người đàn ông trụ cột của gia đình, sự bối rối của người cha khi chứng kiến cô con gái nhỏ thờ ơ mỗi anh hoàn thành nhiệm vụ trở về nhà. Tinh thần đồng chí, đồng đội cũng được đề cao khi các thành viên trong Đội Granite Mountian Hotshots xem nhau như những người anh em vào sinh ra tử, cùng chia sẻ niềm vui, nỗi buồn trong cuộc sống. Họ là những anh hùng giữa đời thật, hy sinh vì lợi ích cộng đồng, chấp nhận xả thân giữa bão lửa hiểm nguy.

Với nội dung mới lạ, cách xây dựng kịch bản hấp dẫn, Only the Brave phát triển mạch truyện theo hướng truyền thống, giới thiệu nhân vật và tiếp nối bằng hàng loạt các sự kiện liên quan đến toàn đội: từ những hoạt động luyện tập chung, đến những buổi hợp sức tác chiến trong các vụ cháy kinh hoàng. Những diễn biến được sắp xếp theo trình tự thời gian cố định giúp khán giả xem phim dễ dàng theo dõi, nắm bắt cốt truyện. Với những màn kỹ xảo điện ảnh đẹp mắt, tái hiện nhiều vụ cháy rừng khủng khiếp trên màn ảnh đã làm nổi bật sự nhỏ bé, bất lực của con người trước thảm họa thiên nhiên tàn khốc.

Cẩn trọng và tôn vinh cuộc sống đời thường của những người anh hùng đã cứu biết bao nhiêu hecta rừng, bao đô thị nhỏ ven rừng, đạo diễn Joseph Kosinski xây dựng bộ phim với nhịp điệu từ tốn và màu sắc sáng rỡ của vùng đất khô cằn Arizona. Cuộc sống đời thường được thể hiện thông qua tình yêu và xung đột về định hướng tương lai với Amanda (Jennifer Connelly).

Phòng cháy: Brendan người từng nghiện ngập trở thành có ích cho xã hội. Eric là kẻ ham công tiếc việc, chữa cháy là đam mê mà ông dành mọi tâm huyết vào đấy trong khi Amanda muốn có con, muốn có chồng luôn bên cạnh. Điều đó ảnh hưởng đến tình cảm của hai người. Tuy nhiên, Amanda thấu hiệu công việc của ông, và tình yêu của cô đủ lớn để tha thứ tất cả.

Câu chuyện phim còn xoay quanh sự cố gắng vượt qua chính mình của Brendan McDonough (Miles Teller) – một kẻ nghiện ngập bị mẹ ruột chán ghét đẩy ra khỏi nhà. Nhưng do vô tình khiến một cô gái có thai, Brendan đã hoàn toàn thay đổi, cậu muốn trở thành người có ích nên gia nhập đôi cứu hoả.

Những chân dung được dựng lên đầy dụng công của đạo diễn giúp cho chúng ta nhận diện những người hùng ở khía cạnh ít anh hùng nhất. Họ phải đối diện với những khó khăn trong cuộc sống thường nhật về tình yêu trách nhiệm. Nhưng điều đó không khiến họ chùn bước trước ngọn lửa đang thiêu rụi mọi thứ trên đường đi của nó. Joseph Kosinski khôn khéo cho khán giả thấy cách thức mà những người lính chữa cháy hành động

Phòng cháy: Sự chậm rãi của Joseph đã có tác dụng giúp khán giả hoà chung vào nhịp sống của các nhân vật. Chúng ta chứng kiến Brendan đổi đời. Chứng kiến xung đột vợ chồng của Eric, chứng kiến câu chuyện bị người yêu bỏ. Hay chứng kiến sự hạnh phúc khi cả đội được mang tên “đặc nhiệm” như một sự thăng cấp trong công việc.

Cảm xúc vỡ òa ở hồi ba của bộ phim, đó là lúc chân dung những người anh hùng có thật ngoài đời hiện ra rõ ràng nhất, dũng cảm nhất, và gây xúc động nhất. Khi màn ảnh lớn tràn ngập những siêu ảnh hùng tưởng tượng đi ra từ thế giới truyện tranh với những pha hành động mãn nhãn quy mô lớn trong tham vọng giải cứu sự huỷ diệt của hoài người thì Only the brave xây dựng những chân dung khiêm tốn hơn rất nhiều.

Phòng cháy: Họ có thể là bất kì ai trong xã hội với những nghề đặc biệt nguy hiểm như: cứu hoả, cứu hộ, cứu nạn… Họ là những con người thực, bằng thịt bằng xương, nên cảm xúc mà họ mang lại cho chúng ta quả thực rất đáng quý. Đằng sau mỗi người anh hùng ấy là một gia đình. Only the brave gợi cho khán giả suy nghĩ về những con người dũng cảm và mạnh mẽ vẫn bảo vệ mạng sống của chúng ta hàng ngày, những người không hành động đao to búa lớn và mang đầy vẻ hình thức. Họ là những người hùng thực sự, sẵn sàng hy sinh tính mạng trong quá trình làm nhiệm vụ. Họ – những người hùng đó, cũng giống như tất cả mọi người, có một người vợ đợi ở nhà, một đứa con đợi gọi tên cha. Khi họ đi, họ mong được trở về với gia đình của mình hơn tất cả, như tất cả chúng ta mà thôi./.

THẢO NGUYÊN

Quy trình thi công hệ thống phòng cháy chữa cháy nhà xưởng

Quy trình thi cônghệ thống phòng cháy chữa cháy nhà xưởng

Tháng Tám 20, 2018

Trong những năm trở lại đây, trên các phương tiện truyền thông đưa tin rất nhiều về những vụ hỏa hoạn nghiêm trọng khiến nhiều người người chết và bị thương. Tuy vậy, nhiều cá nhân và tổ chức dường như chưa nhận thức được mối nguy hiểm này. Hoặc nhận thức được nhưng chủ quan cho rằng trường hợp tương tự sẽ không xảy ra với mình.

Cũng có một vài hộ gia đình đã tự bảo vệ bằng cách đi học những lớp kĩ năng thoát hiểm khi có đám cháy, và mua sắm những vật dụng có thể hỗ trợ thoát thân khi rơi vào tình cảnh nguy hiểm. Đó là một việc làm tốt, nhưng chưa phải là cách làm tối ưu. Bởi đám cháy có khi diễn ra rất bất ngờ, nhiều ngôi nhà thiết kế kín như bưng, lúc phát hiện ra thì đã quá muộn và không có đường thoát thân. Do đó nhà nước đã đưa ra nhiều quy định bắt buộc về hệ thống phòng cháy chữa cháy trong các tòa nhà cao tầng và cơ sở kinh doanh. Ngay sau đây Phòng cháy Bảo Minh sẽ giới thiệu một quy trình thi công hệ thống phòng cháy chữa cháy (pccc) đúng chuẩn để các bạn tham khảo nhé.

 Vì sao cần lên quy trình thi công hệ thống phòng cháy chữa cháy

quy-trinh-lap-dat-he-thong-phong-chay-chua-chay
quy trình lắp đặt hệ thống phòng cháy chữa cháy

Bởi mỗi công trình có một thiết kế khác nhau, do đó việc thiết kế một quy trình lắp đặt hệ thống phòng cháy chữa cháy cũng sẽ có sự khác biệt. Nên việc lên quy trình sẽ giúp bạn tính toán được phương pháp nào vừa hữu hiệu lại ít tốn kém hơn.

 Quy trình thi công hệ thống phòng cháy chữa cháy

 

quy-trinh-lap-dat-he-thong-phong-chay-chua-chay
Quy trình lắp đặt hệ thống phòng cháy chữa cháy

Thi công hệ thống báo cháy

Dựa vào quy mô của nhà ở hoặc nhà xưởng mà chọn thi công hệ thống báo cháy phù hợp.

Công trình có quy mô nhỏ nên lựa chọn thi công hệ thống báo cháy thông thường. Ưu điểm của loại báo cháy này có thiết kế đơn giản hơn và giá thành lại thấp. Toàn bộ hệ thống báo cháy nối với nhau sau đó nối với hệ thống báo cháy trung tâm. Nên nó có nhược điểm là không thể phát hiện ra được vị trí chính xác xảy ra hỏa hoạn, nên sẽ làm giảm thiểu hiệu quả của công tác dập tắt đám cháy.

Ngược lại, những công trình nhà xưởng lớn nên sử dụng hệ thống báo cháy địa chỉ. Khi có đám cháy, từ vị trí bị cháy, tín hiệu được gửi trực tiếp lên hệ thống trung tâm. Do đó chúng ta sẽ biết được chính xác vị trí xảy ra hỏa hoạn nên có thể nhanh chóng giải quyết được vấn đề.

Thi công hệ thống chữa cháy

quy-trinh-lap-dat-he-thong-phong-chay-chua-chay
quy trình thi công hệ thống phòng cháy chữa cháy
  • Hệ thống pccc cháy thủ công: thiết kế hệ thống bơm nước và những vòi nước lớn bên trong và ngoài nhà xưởng. Khi hỏa hoạn xảy ra sẽ dùng vòi nước để dập tắt đám cháy.
  • Hệ thống pccc tự động: sử dụng kết hợp với hệ thống báo cháy địa chỉ. Khi có báo cháy thì hệ thống trung tâm sẽ xác định vị trí và điều khiển những van nhỏ phun nước để tắt lửa.
  • Hệ thống pccc bằng bọt: thường được sử dụng ở những nơi có nguy cơ cao về cháy nổ như cây xăng. Khi kích hoạt hệ thống bọt sẽ phun ra và bảo phủ bề mặt xăng dầu và phân tách nó với không khí để đám cháy không thể tiếp tục lan rộng.

Những lưu ý khi thực hiện quy trình thi công hệ thông phòng cháy chữa cháy

quy-trinh-lap-dat-he-thong-phong-chay-chua-chay
quy trình thi công hệ thống phòng cháy chữa cháy

Khi thực hiện quy trình lắp đặt hệ thống phòng cháy chữa cháy cần xem xét kĩ thiết kế của nhà xưởng để thiết kế sao cho hiệu quả nhất. Sau đó thì chọn những nhà thầu uy tín để thi công để đảm bảo chất lượng.

Sau bài viết này các bạn đã nhận thức được tầm quan trọng của hệ thống pccc đối với an toàn của con người chưa? Hãy liên hệ ngay với Phòng Cháy Bảo Minh để lên quy trình thi công hệ thống phòng cháy chữa cháy cho riêng nhà xưởng của các bạn.

>>>Bạn hãy chia sẻ những mong muốn của bạn với Phòng Cháy Bảo Minh – bằng cách để lại số điện thoại hoặc email

Lắp đặt hệ thống báo cháy tự động (thi công hệ thống PCCC tự động)

Lắp đặt hệ thống báo cháy tự động (thi công hệ thống PCCC tự động)

Lắp đặt hệ thống báo cháy tự động

Lắp đặt hệ thống báo cháy tự động

Quy trình lắp đặt hệ thống báo cháy tự động
Hệ thống báo cháy tự động là hệ thống tập hợp các thiết bị có nhiệm vụ và báo động khi có cháy xẩy ra. Việc phát hiện ra tín hiệu cháy có thể được thực hiện tự động bởi các thiết bị hoặc do tác động trực tiếp từ con người và nhất thiết phải hoạt động 24/24h.

I. TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG

(thi công hệ thống PCCC tự động)

Các thành phần tiêu biểu của hệ thống báo cháy.

– Trung tâm báo cháy : được thiết kế dạng tủ bao gồm các thành phần chính như mainboard điều khiển, các module, một biến thế và 01 battery

– Thiết bị đầu vào gồm có đầu báo khói, đầu báo nhiệt, báo ga, báo lửa và nút nhấn khẩn.

– Thiết bị đầu ra : Bảng hiển thị phụ (bàn phím ), chuông báo động, còi báo động, đèn báo động, đèn exit, bộ quay điện thoại tự động…

quy trinh lap dat he thong bao chay tu dong

– Nguyên lý hoạt động của hệ thống báo cháy là một quy trình khép kín, khi có hiện tượng về sự cháy như : nhiệt độ tăng đột ngột, sự xuất hiện của khói hoặc các tia lửa…các tín hiệu đầu báo nhận và truyền tín hiệu về trung tâm báo cháy. Tại đây trung tâm sẽ xử lý tin nhận được và xác định vị trí xảy ra sự cố thông qua các Zone và truyền thông tin đến các thiết bị đầu ra như bảng hiện thị phụ, chuông, còi, đèn…Các thiết bị sẽ phát tín hiện như âm thanh, ánh sáng để mọi người phát hiện ra khu vực xảy ra sự cố.

Lắp đặt hệ thống báo cháy tự động

Lắp đặt hệ thống báo cháy tự động

I. QUY TRÌNH THI CÔNG HỆ THỐNG.

(thi công hệ thống PCCC tự động)

Lập phương án thi công làm hồ sơ thẩm duyệt tại cơ quan chức năng:

1. Đi dây cáp tín hiệu:
– Thực hiện đi dây tất cả các vị trí đặt đầu báo khẩn, vị trí đặt trung tâm báo cháy. Các đường dây phải được lắp đặt có thẩm mỹ và đạt tiêu chuẩn về an toàn. Dây phải được luồn trong ống luồn dây để đảm bảo độ bền và tính an toàn cho hệ thống

2. Đo điện trở.
– Tiến hành đo điện trở cách điện cho hệ thống dây đã lắp đặt đảm bảo đúng các thông số kỹ thuật, đảm bảo tiêu chuẩn và an toàn cho hệ thống.

3. Quy tắc lắp đặt thiết bị.

– Lắp đặt và cài đặt tủ trung tâm : Đây là thiết bị quan trọng nhất trong hệ thống, nó quyết định đến chất lượng của hệ thống. Là thiết bị cung cấp năng lượng cho các đầu báo tự động có khả năng nhận và xử lý tín hiệu báo cháy từ các đầu báo cháy tự động hoặc tín hiệu sự cố kỹ thuật. Trong các trường hợp cần thiết có thể truyền tín hiệu đến các nơi báo cháy. Có khả năng kiểm tra hoạt động của hệ thống, chỉ thị sự cố của hệ thống như đứt dây, chập mach…

– Đầu báo khói : Được lắp đặt với chức năng giám sát trực tiếp các hoạt động, dấu hiệu khói, cháy báo về trung tâm để xử lý. Thời gian đầu báo khói nhận và truyền tín hiệu không quá 30s. Mật độ môi trường là 15% – 20% nếu nồng độ khói trong môi trường lớn hơn ngưỡng cho phép (15% – 20%) thì thiết bị sẽ phát tín hiệu báo động về tủ trung tâm để xử lý sự cố.

– Công tắc khẩn : Được lắp đặt tại các nơi dễ thấy như hành lang, cửa ra vào, cầu thang để dễ sử dụng khi cần thiết. Thiết bị này cho phép người sử dụng chủ động truyển thông tin báo cháy bằng cách nhấn hoặc kéo công tắc khẩn để báo động khẩn cấp cho mọi người đang trong khu vực xảy ra sự cố phát hiện và xử lý.

– Còi báo cháy : Được lắp đặt tại phòng bảo vệ, cầu thang hoặc nơi đông người…nhằm báo động cho những người xung quanh biết và xử lý sự cố kịp thời.

Lắp đặt hệ thống báo cháy tự động

Lắp đặt hệ thống báo cháy tự động pccc

Lắp đặt hệ thống báo cháy tự động pccc

4. Kiểm tra và chạy thử.

a. Kiểm tra hoạt động của tủ trung tâm ;

– Kiểm tra đèn báo pha : để test xem nguồn 3 pha vào có bị mất pha không

– Đèn báo quá tải: để test xem máy bơm có bị quá nhiệt hay quá tải không

– Kiểm tra đồng hồ volt, ampe: xem giá trị điện áp nguồn vào có đủ không

– Kiểm tra chế độ hoạt động của tủ ( luôn ở chế độ auto )

– Kiểm tra CB tổng + CB điều khiển máy bơm : xem các CB có sự cố khác thường không , CB luôn ở trạng thái ON

– Rơle trung gian + Delay timer: test xem các tiếp điểm có đóng ngắt tốt không

– Kiểm tra bộ sạc bình tự động : giá trị điện áp AC vào và nguồn DC ra bình.

b. Đưa toàn bộ hệ thống vào chạy thử.

– Sau khi hệ thống chạy thử sẽ test điểm các đầu báo khói để kiểm soát và làm quen tình trạng hoạt động của hệ thống.

– Bàn giao và hướng dẫn lại cho nhân viên phụ trách tại đơn vị để quản lý và kiểm soát toàn bộ hệ thống.

III. KẾT QUẢ

(thi công hệ thống PCCC tự động)

– Sau khi triển khai và hoàn thiện hệ thống Công ty Phòng cháy Bảo Minh sẽ bàn giao toàn bộ hồ sơ, chứng nhận đủ điều kiện an toàn PCCC cho đơn vị và tiến hành làm biên bản bàn giao hệ thống.

– Các thiết bị hệ thống mới được bảo hành miễn phí 01 năm kể từ ngày ký biên bản bàn giao.

Lắp đặt hệ thống báo cháy tự động

Phát triển phong trào toàn dân Phòng cháy, chữa cháy (PCCC)!

Dựa vào các tổ chức quần chúng có trong cơ sở và khu dân cư, như: Công đoàn; Đoàn Thanh niên; Hội Phụ nữ; Đội Thiếu niên Tiền Phong; Hội Cựu chiến binh; Hội Nông dân; Dân quân; Tự vệ; Cơ quan PCCC đề nghị với cấp Ủy Đảng; lãnh đạo chính quyền xác định rõ nhiệm vụ của mỗi tổ chức trong công tác phòng cháy và chữa cháy; xây dựng và hoàn thiện các quy định, nội quy, chế độ phòng cháy và chữa cháy cho thích hợp cho từng đơn vị cơ sở, khu dân cư.

Trên cơ sở các văn bản quy định của Nhà nước, của các ngành, các cấp chính quyền và của các đoàn thể quần chúng, tập trung tổ chức hướng dẫn quần chúng thực hiện các nội dung phòng cháy và chữa cháy sau:

Căn cứ vào Luật phòng cháy và chữa cháy số 27/2001/ QU10; Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật phòng cháy chữa cháy số 27/2001/ QH 10; Nghị định số: 79/2014/NĐ-CP ngày 31 /7/2014 của ít chính phủ”Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật PCCO và Luật sửa đổi, bổsung một số điều của Luật PCCC và Thông tư số: 66/2014/TT-BCA ngày 16/12/2014 của bộ Công an “Quy định chi tiết thi hành một số điều của Nghị định số 79/2014/NĐ-CP ngày 31/7/2014 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật phòng cháy chữa cháy và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật phòng cháy và chữa cháy”, Đề nghị với các ngành; các đơn vị cơ sở; khu dân cư tổ chức lực lượng phòng cháy và chữa cháy tại chỗ. Lực lượng này là tổ chức quần chúng; Làm việc học tập ở các đơn vị cơ sở và sinh hoạt ở các khu dân cư liền nhà, liền ngõ hoặc nhiều hộ trong một nhà ỏ các thị xã ,  thành phố nên hiểu rõ việc sinh hoạt đời sống trong việc sử dụng điện, xăng, đầu và các chất cháy khác, đường đi lối lại của từng hộ, từng người trong tổ, thuận tiện cho việc kiểm tra, nhắc nhở nhau chấp hành các quy định an toàn về phòng cháy và chữa cháy.

Tiêu lệnh chữa cháy cho công trình (BMC.Ltd)

Tạo ra phong trào quần chúng sôi nổi trong việc chấm điểm an toàn vệ sinh lao động; an toàn phòng chống cháy, nổ ở các xí nghiệp và các cơ sở sản xuất khác. Tổ chức tốt các hoạt động hưởng ứng: “Tuần lễ quốc gia an toàn vệ sinh lao động – phòng chống cháy, nổ”. Đây là việc làm có ý nghĩa thiết thực nhất về quyền lợi kinh tế của mỗi cơ sở sản xuất và của mỗi người công nhân.

Giảng dạy chương trình phòng cháy và chữa cháy trong các trường trung học cơ sở, phổ thông trung học và tổ chức “Câu lạc bộ chiến sỹ phòng cháy và chữa cháy trẻ tuổi”, là một hình thức tổ chức hoạt động phòng cháy và chữa cháy cho Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh. Các cháu tham gia công tác phòng cháy và chữa cháy ở trường học, ở các khu tập thể và ở cả ngay trong các cơ sở sản xuất cùa bố mẹ, anh chị.

Cán bộ Cảnh sát Phòng cháy và chữa cháy cần kết hợp chặt chẽ với Ban chỉ huy đội của đoàn TNCS Hồ Chí Minh của tỉnh, thành, quận, huyện, phường, xã và trong từng cơ sở đơn vị sản xuất học tập và tổ chức huấn luyện, hướng dẫn các”Câu lạc bộ Chiến sỹ Phòng cháy và chữa cháy trẻ tuổi”hoạt động có kết quả, tạo ra phong trào sôi nổi của lớp măng non đất nước. Để huy động được lực lượng quân đội tham gia công tác phòng cháy và chữa cháy, Chính Phủ đã ban hành Nghị định số: 78/2011/NĐ-CP ngày 1/9/2011 của Chính phủ: “Quy định việc phối họp giữa Bộ Công an với Bộ Quốc phòng trong tổ chức thực hiện công tác phòng cháy và chữa cháy đối với cơ sở quốc phòng”. Nghị định quy định, ngoài trách nhiệm phối hợp tuyên truyền, phổ biến pháp luật và kiến thức về phòng cháy và chữa cháy, Bộ quốc phòng còn có nhiệm vụ Tổ chức lực lượng và xây dựng phong trào phòng cháy và chữa cháy ở các cơ sở quốc phòng và các nội dung phối hợp khác.

Ngoài ra chúng ta còn có thể tổ chức cho hội Phụ nữ. hội Người cao tuổi, hội Cựu chiến binh v.v… làm công tác phòng cháy và chữa cháy ờ các khu dân cư. Các tổ chức này có tác dụng nhắc nhở con cháu và mọi người thận trọng khi sử dụng lửa, điện, xăng, dầu và các chất cháy khác trong sinh hoạt gia đình.

Đi đôi với công tác tuyên truyền và cổ động cần hướng dẫn để quần chúng thực hiện từng nhiệm vụ, từng nội dung của cuộc vận động. Tổ chức quần chúng tham gia hưởng ứng và thực hiện: “Ngày toàn dân phòng cháy và chữa cháy” vào tháng mười hàng năm. Các hành động thực tế của quần chúng và kết quả của các hoạt động đó là thước đo chất lượng của công tác vận động quần chúng phòng cháy và chữa cháy. Vì vậy đưa quần chúng ra hành động thực tể là cốt lõi của công tác vận động quần chúng. Chỉ khi nào nội dung của cuộc vận động được quần chúng tự giác thực hiện thì mục tiêu xây dựng phong trào quần chúng mới được thực hiện.

Trong công tác vận động, Cần hướng dẫn quần chúng thực hiện đúng trách nhiệm phòng cháy và chữa cháy của người đứng đầu cơ sở, chủ hộ gia đình và từng cá nhân. Đồng thời hướng dẫn quần chúng thực hiện đúng các yêu cầu, điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy đối với cơ sở; đối với nhà ở và khu dân cư; đối với hộ gia đình; đối với phương tiện giao thông cơ giới. Nội dung hướng dẫn để quần chúng tham gia hoạt động phòng cháy và chữa cháy cụ thể như sau:

  • Xây dựng, đề ra các nội quy, quy định về phòng cháy và chữa cháy ở địa phương, đơn vị cơ sở mình.
  • Tham gia tuyên truyền, vận động mọi người, mọi nhà làm công tác phòng cháy và chữa cháy.
  • Tự giác, nghiêm chinh thực hiện tốt các quy định của Nhà nước, của các ngành và các địa phương về công tác phòng cháy và chữa cháy.
  • Tự giác kiểm tra, giám sát nhắc nhở những người xung quanh chấp hành tốt các quy định an toàn phòng cháy và chữa cháy và chuẩn bị sẵn sàng dập tắt các đám cháy. Đồng thời tự giác phê bình, nhắc nhờ, lên án những hành vi vi phạm quy định an toàn phòng cháy và chữa cháy.
  • Tự giác tham lực lượng phòng cháy và chữa cháy tại chỗ, tích cực rèn luyện học tập, tham gia mua sắm phương tiện dụng cụ chữa cháy, thành thạo và bảo quan giữ gìn tốt phương tiện, dụng cụ chữa cháy.
  • Tự giác tham gia dập tắt các đám cháy khi cháy xảy ra, nghiêm chỉnh chấp hành lệnh điều động của chi huy chữa cháy chuyên nghiệp hoặc lãnh đạo đơn vị, để làm nhiệm vụ phòng cháy và chữa cháy hoặc việc đột xuất khác.
  • Tự giác phát hiện cho cơ quan Công an những hiện tượng nghi vấn có liên quan đến vụ cháy, tích cực tham gia bảo vệ hiện trường.

Xây dựng và nhân điển hình tiên tiến

Xây dựng và nhân điển hình tiên tiến là vấn đề rất cần thiết trong công tác vận động quần chúng phòng cháy và chữa cháy. Đó là phương pháp công tác khoa học, thể hiện tính tích cực chủ động đẩy mạnh phong trào. Có được điển hình tiên tiến sẽ thúc đẩy phong trào tiến lên vững chắc và mạnh mẽ. Với ý nghĩa đó, nên khi vận động quần chúng cần có kế hoạch xây dựng và nhân điển hình tiên tiến, để có kinh nghiệm thực tế chỉ đạo phong trào chung. Xây dựng và nhân điển hình tiên tiến là cách chỉ đạo từ điểm đến diện, là nghệ thuật trong phương pháp mở rộng và đẩy mạnh phong trào quần chúng phòng cháy và chữa cháy.

Hướng dẫn trẻ em kỹ năng thoát nạn

Đơn vị được chọn xây dựng điển hình tiên tiến phải là đơn vị tiêu biểu cho phong trào chung để qua thực tế chỉ đạo cuộc vận động ở đó có thể rút được kinh nghiệm tốt chỉ đạo nơi khác. Ở cơ sở đó có các tính chất, đặc điểm nguy hiểm cháy nổ phức tạp, có thể thường xuyên xảy ra cháy nhưng không cháy lớn. Việc chấp hành quy định, nội quy an toàn phòng cháy và chữa cháy không nghiêm, sự quan tâm của lãnh đạo đơn vị đối với công tác phòng cháy và chữa cháy chưa cao v.v… Nhưng có những điều kiện để xây dựng điển hình tiên tiến, các điều kiện đó là: Tổ chức Đảng, chính quyền, các đoàn thể quần chúng đoàn kết thống nhất. Nếu tuyên truyền, cổ động tốt thì sẽ có đội ngũ cán bộ cốt cán, có nhiều người tích cực tham gia, có khả năng làm chuyển biến được công tác phòng cháy và chữa cháy, điều kiện vật chất và thời gian cho phép phát động và xây dựng được phong trào quần chúng phòng cháy và chữa cháy tốt.

Khi đã chọn được cơ sở xây dựng điển hình tiên tiến thì phải đề ra kế hoạch cụ thể và tập trung việc thực hiện kế hoạch đó, phải bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ cốt cán nắm được nhiệm vụ và biết cách vận động quần chúng thực hiện tốt các mặt công tác phòng cháy và chữa cháy.

Khi đã tuyên truyền, giáo dục quần chúng nhân dân, cần đi sát hướng dẫn quần chúng từ chỗ làm tốt một mặt đến làm tốt mọi mặt công tác phòng cháy và chữa cháy. Chống chủ quan thoả mãn với một vài kết quả ban đầu của điển hình mà không phấn đấu giành những thắng lợi mới. Khi cơ sở đã tổ chức thực hiện công tác phòng cháy và chữa cháy có nề nếp, cấp ủy Đảng, chính quyền đã quan tâm đúng mức đến công tác phòng cháy và chữa cháy, ý thức trách nhiệm và kiến thức phòng cháy và chữa cháy đã được nâng cao, quần chúng đã bắt đầu tự giác thực các nội quy, quy ước phòng cháy và chữa cháy, tự giác tham gia lực lượng phòng cháy và chữa cháy tại chỗ, tham gia mua sắm, bảo quản phương tiện, dụng cụ chữa cháy và tích cực tập luyện sẵn sàng dập tất các đám cháy.

Khi các hoạt động phòng cháy và chữa cháy của quần chúng đã đi vào nề nếp trong sản xuất, sinh hoạt đời sống, thì cần tổ chức rút kinh nghiệm, nghiên cứu trao đổi, phổ biến kinh nghiệm học tập lẫn nhau để nhân điển hình tiên tiến, vấn đề trao đổi kinh nghiệm nhân điển hình tiên tiến bước đầu cũng chỉ nên đặt ra những cơ sở có tình hình và điều kiện tương tự như ở điển hình tiên tiến thì mới phát huy được tác dụng học tập lẫn nhau. Điển hình tiên tiến là cơ sở sản xuất thì cơ sở nhân điển hình tiên tiến cũng nên là cơ sở sản xuất. Nếu điển hình tiên tiến là khu dân cư thì cơ sở để nhân điển hình tiên tiến cũng nên là khu dân cư. Khi đã xây dựng được nhiều đơn vị, nhiều khu dân cư có phong trào phòng cháy và chữa cháy tốt thì phải chọn một nơi khá nhất để xây dựng lá cờ đầu, rồi động viên các nơi khác thi đua đuổi kịp và vượt lá cờ đầu tiên tiến.

Khi đã nhận điển hình tiên tiến ra diện rộng tạo thành phong trào quần chúng phòng cháy và chữa cháy ở khắp các cơ sở kinh tế, văn hoá, khu dân cư thì cần thường xuyên củng cố duy trì hoạt động chiều sâu của phong trào. Để thực hiện được việc đó, cần nắm vững nhiệm vụ chính trị cụ thể trong từng giai đoạn, ở từng địa bàn, để kịp thời đề ra yêu cầu nội dung và khẩu hiệu hoạt động cho sát hợp với tình hình của cơ sở. Phải kết hợp chặt chẽ phong trào sản xuất; xây dựng đời sống mới của các ngành, các địa phương và đoàn thể quần chúng với việc thực hiện nội dung phòng cháy và chữa cháy. Phải thường xuyên đôn đốc các ngành, các địa phương, đơn vị, cơ sở thực hiện có nề nếp tiêu chuẩn, quy phạm và quy định khác an về toàn phòng cháy và chữa cháy, củng cố, bồi dưỡng kiến thức cho lực lượng nòng cốt của cơ sở để phát huy tác dụng chỉ đạo, hướng dẫn công tác phòng cháy và chữa cháy tại chỗ.

Tổ chức tổng kết, sơ kết rút kinh nghiệm để nâng cao hiệu quả hoạt động của phong trào toàn dân phòng cháy và chữa cháy

Để không ngừng đổi mới, từng bước nâng cao chất lượng hiệu quả hoạt động của phong trào quần chúng phòng cháy và chữa cháy thì vấn đề tổ chức rút kinh nghiệm là yêu cầu cần thiết. Thông qua tổ chức tổng kết rút kinh nghiệm, giúp ta đánh giá đúng thực trạng hoạt động của phong trào để bổ sung biện pháp hợp lý, tạo điều kiện thuận lợi để lực lượng quần chúng mang lại kết quả cao hơn trong các hoạt động phòng cháy và Chữa cháy.

Tổng kết rút kinh nghiệm cần phải đạt yêu cầu là: đánh giá một cách chính xác, khách quan, toàn diện kết quả tổ chức vận động quần chúng phòng cháy và chữa cháy ở từng địa bàn; làm rõ những nội dung đã đạt được, những tổn tại khiếm khuyết, khó khăn, vướng mắc và những nguyên nhân của nó. Trên cơ sở đó dự kiến đề xuất các biện pháp mới để tổ chức vận động quần chúng tiếp theo.

Về phương pháp tổng kết có thể tiến hành theo các chuyên đề, tổ chức vận động quần chúng tham gia hoạt động phòng cháy và chữa cháy hoặc theo nội dung phòng cháy và chữa cháy ở địa bàn, cơ quan đơn vị trong từng thời gian. Phong trào quần chúng phòng cháy và chữa cháy cần được tiến hành đánh giá, tổng kết, rút kinh nghiệm một cách thường xuyên.

Thực hiện chế độ định kỳ sơ kết, tổng kết từng đợt của cuộc vận động, thi thao diễn chiến thuật, kỹ thuật cho lực lượng phòng cháy và chữa cháy tại chỗ ở từng cấp, từng cơ sở, từng ngành. Kịp thời khen thưởng những đơn vị, cá nhân có nhiều thành tích xuất sắc, đồng thời cũng phê phán các đơn vị không duy trì tốt phong trào. Trên cơ sở đó có kế hoạch tiếp tục củng cố, duy trì phát triển hoạt động cùa phong trào.

PCCC: Bảo hiểm cháy nổ chung cư: Bắt buộc vẫn thờ ơ

Kinhtedothi – Bảo hiểm cháy nổ (BHCN) bắt buộc là một phương án hiệu quả nhằm khắc phục và ổn định đời sống của người dân cũng như hoạt động sản xuất, kinh doanh của DN khi không may sự cố cháy nổ xảy ra. Tuy nhiên, thực tế, tại nhiều tòa nhà chung cư, chủ đầu tư vẫn thờ ơ với việc mua BHCN, cư dân thì vẫn còn mù mờ về loại hình bảo hiểm này.
PCCC: “Quên” bảo hiểm cháy nổ
Trong tháng 5/2018, đoàn liên ngành quận Nam Từ Liêm đã kiểm tra công tác phòng cháy chữa cháy (PCCC) tại các nhà cao tầng trên địa bàn. Ngoài các vi phạm phổ biến như hệ thống báo cháy tự động lỗi, một số vị trí vòi chữa cháy mục nát, hộp chữa cháy vách tường hỏng hóc, bình chữa cháy không đảm bảo… thì nhiều tòa nhà cao tầng tại đây vẫn “trắng” BHCN.
Cụ thể, tại Khu đô thị Mỹ Đình 1, các tòa A1, C2, C3… của chủ đầu tư Tổng Công ty Đầu tư Phát triển Nhà và Đô thị – Bộ Quốc phòng (MHDI) vẫn chưa có BHCN bắt buộc. Để đảm bảo an toàn PCCC, Phòng Cảnh sát PC&CC số 3 đã đề nghị chủ đầu tư và đơn vị vận hành khắc phục nhiều hạng mục vi phạm, trong đó có việc mua BHCN bắt buộc.
Theo số liệu thống kê của Cục Cảnh sát PCCC và cứu nạn, cứu hộ (Bộ Công an), hiện nay, trên toàn quốc có 43.693 cơ sở có nguy hiểm về cháy nổ đã tham gia bảo hiểm. Điều đáng nói, con số này chỉ chiếm 56% tổng số cơ sở thuộc diện phải mua BHCN bắt buộc. Theo đại diện Công ty Bảo hiểm Bảo Việt, vẫn còn khá nhiều chủ đầu tư, Ban quản trị của tòa nhà không tham gia BHCN do lơ là hoặc để tiết kiệm chi phí… Các cư dân cũng ít khi chủ động tham gia loại hình BHCN.
PCCC: Xử lý nghiêm vi phạm
Ông Nguyễn Quang Huyền – Phó Cục trưởng Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm, Bộ Tài chính cho biết, theo Nghị định số 23/2018/NĐ-CP, từ 15/4/2018, nhà chung cư cao từ 5 tầng trở lên phải mua BHCN bắt buộc. Trường hợp cơ sở nào thuộc diện phải mua, nhưng không mua có thể sẽ bị phạt 60 – 100 triệu đồng. Nếu cơ sở có nguy hiểm về cháy nổ không mua BHCN, có thể bị phạt với cá nhân từ 30 – 50 triệu đồng và 60 – 100 triệu đồng đối với tổ chức.
Về phía DN bảo hiểm, có thể bị phạt từ 40 – 50 triệu đồng khi từ chối bán BHCN bắt buộc cho cá nhân, tổ chức. Tuy nhiên, DN có quyền từ chối bán bảo hiểm nếu cơ sở chưa được nghiệm thu về PCCC theo quy định pháp luật. Trường hợp khác là cơ sở không có biên bản kiểm tra an toàn PCCC của cơ quan Cảnh sát PCCC hoặc biên bản kiểm tra đã quá một năm tính từ thời điểm lập đến thời điểm mua BHCN bắt buộc. Vì thế, nhiều chủ đầu tư và cư dân một số tòa nhà vi phạm đã bị công ty bảo hiểm từ chối.
PCCC: Để nâng cao ý thức của chủ đầu tư và cư dân về BHCN, TS Phạm Sỹ Liêm – Phó Chủ tịch Tổng hội Xây dựng Việt Nam cho rằng, cùng với việc đẩy mạnh thanh tra, hậu kiểm thì người mua nhà cũng phải tự trang bị kiến thức pháp luật và cương quyết từ chối mua, nhận những sản phẩm chưa bảo đảm chất lượng. Đồng thời có ý thức chấp hành nghiêm việc mua BHCN phần diện tích cá nhân nhằm hạn chế những rủi ro không đáng có.
Thời gian tới, để quy định này thực sự đi vào cuộc sống, cơ quan chức năng cần tăng cường tuyên truyền, hỗ trợ thực hiện BHCN; kiểm tra, giám sát và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm. Các DN bảo hiểm chủ động tiếp cận khách hàng, cải tiến sản phẩm, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của các DN, tổ chức, cá nhân.

PCCC: Nguy cơ cháy, nổ khi sử dụng gas tại gia đình và cách phòng tránh, xử lý

PCCC: Nguy cơ cháy, nổ khi sử dụng gas tại gia đình và cách phòng tránh, xử lý (13/11/2018 14:02)
Có thể nói, do sự thiếu hiểu biết trong quá trình sử dụng và thiếu kỹ năng ứng phó, nên khi gặp sự cố liên quan đến gas, nhiều người trở nên lúng túng hoặc thậm chí hành động sai lầm, khiến tình hình trở nên nghiêm trọng, có thể gây thiệt hại lớn về cả người và tài sản. Do đó, việc trang bị kiến thức phòng cháy và chữa cháy liên quan đến gas là hết sức cần thiết.

PCCC: Thời gian qua, trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh đã xảy ra nhiều vụ cháy liên quan đến sử dụng gas như: Vụ cháy tại tầng 7, Chung cư Fideco Riverview, phường Thảo Điền, quận 2, ngày 07/01/2018, do nấu ăn quên tắt bếp gas; vụ cháy tại phòng trọ thuộc hẻm 903 Trần Xuân Soạn, phường Tân Hưng, quận 7, ngày 14/4/2017 làm chết 01 người, nguyên nhân ban đầu được xác định do nổ bình gas mi ni; vụ cháy tại Quán Phúc Ký, 514 Lũy Bán Bích, Phường Hòa Thạnh, Quận Tân Phú, ngày 18/10/2015, làm chết 02 người, nguyên nhân do bất cẩn trong sử dụng gas,…

Thực tế, bản thân khí gas không gây cháy. Chỉ khi khí gas bị rò rỉ(thường gặp nhất là dây dẫn gas bị rò rỉ từ ống dẫn cao su, van hỏng,…) kết hợp với oxy trong không khí tạo thành hỗn hợp cháy, nếu có nhiệt độ cao phù hợp hoặc có tia lửa phát ra khi bật công tắc bật đèn, quạt, điện thoại, giày cao gót có kim loại tiếp với mặt sàn,… sẽ dễ dẫn đến cháy, nổ lớn.

PCCC: Do đó, để tránh xảy ra sự cố cháy, nổ khi sử dụng gas, người dùng phải lưu ý:

Đặt bình/chai chứa gas thẳng đứng ở nơi thông thoáng, không đặt cạnh các nguồn khí nén khác và cách xa nguồn nhiệt 1m (không bố trí bàn thờ, bếp than, bếp củi, cầu dao điện,… gần với khu vực đặt bếp, bình gas; không để các chất dễ cháy như cồn, xăng dầu, sơn,… trong tủ, hộc bếp; đặt bếp cao hơn bình gas, không để ống dẫn gas chạm vào bề mặt nóng của bếp).

– Không che chắn bếp bằng vật liệu dễ cháy, vị trí đặt bếp phải tránh gió lùa trực tiếp vì dễ gây tắt lửa khi đang đun nấu.

Khi đánh lửa bếp nhiều lần mà không thành công, phải để hơi gas trên bếp khuếch tán hết mới tiếp tục thao tác đề phòng ngọn lửa bùng cháy lớn gây nguy hiểm

Không tự ý tháo dỡ các phụ kiện của bình/chai chứa gas, không dùng lực quá mạnh để đóng hoặc mở van bình/chai chứa gas.

– Không để thiết bị sử dụng gas đè lên dây dẫn gas hoặc để dân dẫn gas gần nguồn nhiệt.

– Luôn vệ sinh sạch sẽ bếp, dây dẫn gas, van bình nhằm loại bỏ điều kiện động vật gặm, cắn dây. Thường xuyên kiểm tra rò, rỉ bằng nước xà phòng, tuyệt đối không được dùng bật lửa, diêm soi, xem chỗ hở.

– Luôn khóa van cổ bình khi không sử dụng.

Biện pháp xử lý khi xác định khí gas bị rò rỉ:

– Tuyệt đối không làm phát sinh tia lửa như: bật/tắt công tắc điện, quạt điện, sử dụng điện thoại di động.

– Ngay lập tức khóa van cấp gas;

Mở thông thoáng các cửa, nhất là các cửa phía trên để tạo đối lưu cho khí gas thoát đi và hạ nhiệt độ phòng. Dùng các phương pháp thủ công để quạt bớt mùi gas (như quạt nan, bìa giấy), nếu quạt máy đang mở thì vẫn cứ để nguyên.

– Nếu thấy chỗ rò, rỉ thì dùng vải ướt quấn quanh chỗ rò, rỉ hoặc dùng xà phòng bánh để bịt lỗ rò, rỉ tạm thời;

Trong trường hợp không xử lý được mùi gas, không khóa được van gas hay phát sinh đám cháy, phải dùng chăn ướt phủ lên bếp hoặc bình cho tắt lửa hoặc dùng bình chữa cháy phun dập tắt đám cháy và gọi điện ngay đến số 114.

Tổ Xây dựng phong trào toàn dân PCCC – Đội 4 – PC07

Phòng cháy PCCC BMC nhận thi công PCCC tại Hà Nội và các quận huyện tỉnh thành lân cận

BMC LÀ NHÀ THẦU THI CÔNG THẨM DUYỆT NGHIỆM THU PCCC HÀNG ĐẦU HÀ NỘI

Giới thiệu

Phòng cháy BMC nhận thi công phòng cháy chữa cháy, thiết kế, tư vấn, lắp đặt hệ thống phòng cháy chữa cháy (pccc) tốt nhất trong hạng mục về cơ điện, pccc, an ninh cho các tòa nhà cao tầng khu công nghiệp. Hãy liên hệ với chúng tôi để được thi công phòng cháy chữa cháy tại Hà Nội và các quận huyện tỉnh thành lân cận hiệu quả với mức giá ưu đãi hấp dẫn nhất

Phòng cháy BMC cùng cảnh sát nghiệm thu công trình

Thiết kế, thi công hệ thống pccc

Phòng cháy BMC nhận thi công phòng cháy chữa cháy, thiết kế, tư vấn, lắp đặt hệ thống phòng cháy chữa cháy (pccc). Trải qua những năm hình thành và phát triển chúng tôi cam kết tiếp tục mang đến cho khách hàng dịch vụ Thi công phòng cháy chữa cháy tốt nhất để tiếp tục đồng hành lâu dài cùng với quý khách, Chúng tôi nhận thi công phòng cháy chữa cháy tại Hà Nội, các quận huyện tại hà nội, bắc ninh, hưng yên, hải duong, vĩnh phúc, thái nguyên…

Đội ngũ nhân lực PCCC

Với đội ngũ công nhân kỹ sư Thi công phòng cháy chữa cháy giàu kinh nghiệm đã tham gia nhiều các lĩnh vực thiết kế, tư vấn, thi công trong hạng mục về cơ điện, pccc, an ninh cho các tòa nhà cao tầng khu công nghiệp ở tại Phòng cháy BMC nhận thi công phòng cháy chữa cháy tại Hà Nội, các quận huyện tại hà nội, bắc ninh, hưng yên, hải duong, vĩnh phúc, thái nguyên…

Tiêu chuẩn chất lượng  PCCC khắt khe

Phòng cháy BMC nhận thi công phòng cháy chữa cháy, thiết kế, tư vấn, lắp đặt hệ thống phòng cháy chữa cháy (pccc) tốt nhất  trong hạng mục về cơ điện, pccc, an ninh cho các tòa nhà cao tầng khu công nghiệp. Hãy liên hệ với chúng tôi để được thi công phòng cháy chữa cháy tại Hà Nội và các quận huyện tỉnh thành lân cận hiệu quả với mức giá ưu đãi hấp dẫn nhất

Chi phí PCCC luôn hợp lý nhất, rẻ nhất

Phòng cháy BMC nhận thi công phòng cháy chữa cháy cam kết luôn cung cấp các thiết bị đạt tiêu chuẩn và đầy đủ giấy tờ đã được các cơ quan chức năng cấp phép. các dịch vụ Thi công phòng cháy chữa cháy sau hậu mãi chúng tôi luôn nhanh ngọn và chính xác.

PCCC BMC NHÀ THẦU PCCC UY TÍN CHẤT LƯỢNG CHUYÊN NGHIỆP

Bạn đang phân vân với các câu hỏi Giá thi công hệ thống chữa cháy? thi công hệ thống chữa cháy giá bao nhiêu? thi công hệ thống chữa cháy giá rẻ? thi công hệ thống cứu hỏa giá bao nhiêu? thi công hệ thống cứu hỏa giá rẻ? thi công hệ thống PCCC giá bao nhiêu? thi công hệ thống PCCC giá rẻ? Giá thi công hệ thống cứu hỏa? Giá thi công hệ thống PCCC? thi công hệ thống chữa cháy có mấy loại? thi công hệ thống chữa cháy ở đâu uy tín?

Hãy liên hệ với Phòng cháy PCCC BMC chúng tôi để được thi công phòng cháy chữa cháy tốt nhất, an toàn và đảm bảo nhất.

PCCC: Cháy nhà trọ, nhà ở kết hợp sản xuất kinh doanh: nỗi lo còn đó

PCCC: Cháy nhà trọ, nhà ở kết hợp sản xuất kinh doanh: nỗi lo còn đó(1/11/2018 08:53)
Thời gian qua, trên địa bàn cả nước đã xảy ra liên tiếp nhiều vụ cháy nhà dân, chủ yếu là các loại hình nhà cho thuê trọ, nhà vừa ở, vừa sản xuất, kinh doanh nhỏ lẻ gây thiệt hại nghiêm trọng về người.
Điển hình như vụ cháy tại khu nhà trọ ngõ 879 đường Đê La Thành (Hà Nội) ngày 17/9/2018 làm 2 người tử vong, vụ cháy nhà dân ngày 11/10/2018 tại đường Nguyễn Lộ Trạch, TP Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế làm 1 người chết, vụ cháy xưởng sản xuất sofa lan sang 2 nhà dân tại khu BT4, khu đô thị Trung Văn, Hà Nội ngày 14/10/2018 làm 1 người chết và gần đây nhất là vụ cháy cửa hàng hoa tươi Hồng Nghĩa, chợ Hòa Thắng, TP Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk ngày 22/10/2018 làm 2 người chết…

Với mức độ nguy hiểm như vậy, nếu không có biện pháp phòng ngừa hữu hiệu, nguy cơ xảy ra cháy sẽ luôn thường trực và hậu quả khôn lường là không tránh khỏi. Ngày 11/9/2017, Ủy ban nhân dân Thành phố đã ban hành chỉ thị số 12/CT-UBND về việc tăng cường trách nhiệm đảm bảo an toàn phòng cháy, chữa cháy đối với nhà ở hộ gia đình và nhà ở kết hợp kinh doanh, sản xuất trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh

Để đảm bảo an toàn cháy nổ tại các khu dân cư, đặc biệt đối với loại hình nhà trọ, nhà ở kết hợp kinh doanh, cơ quan chức năng sẽ tăng cường kiểm tra điều kiện an toàn PCCC tại các khu dân cư, hộ gia đình, đặc biệt là loại hình nhà cho thuê trọ, nhà ở kết hợp sản xuất, kinh doanh trong khu dân cư; chỉ đạo lực lượng dân phòng luôn sẵn sàng về lực lượng, phương tiện để kịp thời xử lý sự cố cháy, nổ, cứu người bị nạn ngay từ khi mới phát sinh.

Cháy nhà dân kết hợp kinh doanh

Tăng cương tập trung tuyên truyền, hướng dẫn người dân trong việc sử dụng gas, điện, hóa chất, sắp xếp, lưu giữ hàng hóa, trang bị phương tiện PCCC, thoát nạn, thoát hiểm…Kiểm tracác điều kiện đảm bảo an toàn PCCC tại các khu dân cư, các loại hình nhà cho thuê trọ, nhà ở kết hợp sản xuất, kinh doanh…Kịp thời phát hiện sơ hở, thiết sót để hướng dẫn các biện pháp khắc phục và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm.

Tổ chức tốt lực lượng, phương tiện thường trực để kịp thời xử lý các vụ cháy, nổ, tai nạn, sự cố không để xảy ra cháy lớn, gây thiệt hại nghiêm trọng, nhất là thiệt hại về người.

Triển khai chữa cháy tại công ty bông vải

Đối với các hộ kinh doanh, cần chủ động đề phòng nguy cơ cháy, nổ tại nơi sinh hoạt, kinh doanh, vì hỏa hoạn không chừa một ai, chỉ cần một sơ hở, bất cẩn sẽ gây nên hậu quả khôn lường. Cần chấp hành nghiêm Luật PCCC, nhất là việc trang bị phương tiện chữa cháy, thoát hiểm tại chỗ; tham gia đầy đủ các lớp huấn luyện, tuyên truyền về PCCC do lực lượng Cảnh sát PCCC tổ chức, để trang bị những kiến thức cơ bản về PCCC; kỹ năng thoát nạn, thoát hiểm khi có cháy xảy ra. Đặc biệt, khi xảy ra sự cố, người dân cần bình tĩnh xử lý đám cháy, tìm lối thoát nạn, báo cho mọi người xung quanh ra khỏi khu vực nguy hiểm. Về lâu dài các cơ quan chức năng cần sớm ban hành quy định an toàn PCCC cho nhà ở hộ gia đình, kết hợp sản xuất kinh doanh, tạo hành lan pháp lý để người dân tuân thủ pháp luật an toàn PCCC, thoát nạn trong xây dựng công trình sản xuất kinh doanh mang đến cho cộng đồng cuộc sống an bình, hạnh phúc.

Minh Phương

VAI TRÒ NHIỆM VỤ CỦA ĐỘI PCCC TRONG DOANH NGHIỆP

PCCC: VAI TRÒ NHIỆM VỤ CỦA ĐỘI PCCC TRONG DOANH NGHIỆP

In Email
1. Nghiên cứu đề xuất thủ trưởng cơ quan, doanh nghiệp biện pháp phòng cháy thích hợp:
Để duy trì công tác phòng cháy, chữa cháy tại mục tiêu doanh nghiệp lực lượng bảo vệ có trách nhiệm đề xuất với chủ quản.
Ban hành nội quy, quy định an toàn chung cho mục tiêu và cho từng bộ phận phòng ban, đơn vị cơ sở.
Phát động và duy trì phong trào PCCC trong cán bộ công nhân viên mục tiêu.
Xây dựng quy chế thưởng phạt trong việc thực hiện nội dung công tác PCCC.

2. Tuyên truyền giáo dục cán bộ công nhân viên nâng cao nhận thức trách nhiệm trong công tác PCCC.
Xây dựng nội quy, biển cấm lửa ở nơi cần thiết thông qua hệ thống tuyên truyền của cơ quan, doanh nghiệp thường xuyên thông báo nhắc nhở việc PCCC.
Định kỳ tổ chức các buổi nói chuyện chuyên đề về công tác PCCC.
Nội dung tuyên truyền tập trung giáo dục và nâng cao ý thức, hướng dẫn kiến thức PCCC. Phổ thông và thông báo những nguy cơ có thể gây cháy tạimục tiêu và biện pháp đề phòng.

3. Kiểm tra phát hiện sơ hở thiếu sót , đề xuất biện pháp khắc phục.
Lực lượng bảo vệ thường xuyên kiểm tra việc chấp hành các quy định PCCC đối với những bộ phận có nhiều nguy hiểm để xảy ra cháy phải được kiểm tra hàng ngày.
Thông qua tuần tra bảo vệ mục tiêu, kiểm tra công tác PCCC đặc biệt lưu ý về ban đêm, ngày nghỉ, lễ, tết.
Đề xuất xử lý những trường hợp cố tình vi phạm quy định an tòan, hình thức xử lý theo quy chế đã ban hành và cần thông báo để rút kinh nghiệm chung.

4. Đề xuất tổ chức lực lượng PCCC tại chỗ.
Mỗi mục tiêu phải tổ chức một đội tại chỗ có một đội trưởng và các đội phó để chỉ huy đội, đội viên nên chọn những người trực tiếp theo ca và pâhn bổ đều ra các ca làm việc.
Nhiệm vụ của đội phải thể hiện cả hai mặt tổ chức công tác phòng ngừa và chữa cháy.
Thường xuyên tuyên truyền về công tác PCCC.
Phân công đội viên ở từng bộ phận trong mục tiêu.
Đôn đốc việc thực hiện quy định an tòan, chuẩn bị sẵn sàng chữa cháy.
Thực tập để làm quen với phương án chữa cháy tại chỗ.
Tổ chức cho đội tham gia các hội thảo về PCCC.

5. Đề xuất trang bị phương tiện, nguồn nước chữa cháy và bảo quản tốt trang thiết bị PCCC.

6.Tổ chức cứu chữa khi xảy ra cháy
Vận dụng phương án chữa cháy tại chỗ để triển khai lực lượng phương tiện trực tiếp chữa cháy.

7.Phối hợp chặt chẽ với lực lượng PCCC chuyên nghiệp để được giúp đỡ về nghiệp vụ.
Thực hiện nghiêm túc các kiến nghị của cơ quan công an, phối hợp xây dựng phương án phòng chống cháy lớn thư hiện báo động
Thử để lực lượng chuyên nghiệp tập dợt làm quen với mục tiêu, từ lối đi lại, nguồn nước và biện pháp chữa cháy trong từng tình huống.

8. Khi xảy ra cháy lực lượng bảo vệ phải triển khai thực hiện những nội dung công việc sau:
Tổ chức chữa cháy theo phương án đã định.
Phân công lực lượng cảnh giới đề phòng kẻ gian và các phần tử xấu lợi dụng chữa cháy để trộm cắp, tẩu tán tài sản.
Cảnh giác đề phòng kẻ gian gây cháy giả thu hút lực lượng tạo sơ hở chỗ khác để chúng đột nhập gây án với mức độ thiệt hại nghiêm trọng hơn.
Sau khi chữa cháy tổ chức bảo vệ hiện trường thu nhập thông tin ban đầu về đám cháy giúp cơ quan công an nhanh chóng đều tra làm rõ nguyên nhân cháy.

PCCC: Đừng chủ quan với tính mạng mình

PCCC: Đừng chủ quan với tính mạng mình(4/8/2018 11:01)
Qua điều tra, phân tích, đánh giá của các cơ quan chức năng cho thấy: ý thức chấp hành các quy định về an toàn phòng cháy và chữa cháy (PCCC) của cơ quan, tổ chức, chủ cơ sở, chủ hộ gia đình không nghiêm; người dân còn chủ quan, lơ là với công tác PCCC, xem nhẹ công tác an toàn cho chính bản thân và gia đình mình… chính là nguyên nhân sâu xa gây ra các vụ cháy nói chung và cháy lớn, cháy gây thiệt hại nghiêm trọng nói riêng.

Vụ cháy kinh hoàng tại chung cư Carina Plaza  (Quận 8, TPHCM) xảy ra vào tháng 03/2018 vừa qua được xem như một đòn thức tỉnh hết sức khốc liệt đánh thẳng vào tâm lý chủ quan, mất cảnh giác đối với công tác PCCC của cả cộng đồng. Thật vậy, thời điểm ấy cùng với sự quyết liệt của cơ quan chức năng, người dân cũng cho thấy một hiệu ứng đầy tích cực về sự quan tâm đến vấn đề phòng chống cháy, nổ bằng những việc làm thiết thực như: chủ động tìm hiểu mua sắm, trang bị các loại phương tiện, dụng cụ PCCC tại chỗ; tham gia đầy đủ các buổi tuyên tuyền do lực lượng Cảnh sát PCCC tổ chức; sẵn sàng thông tin phản ánh đến lực lượng chức năng về các sai phạm PCCC tại chung cư mình đang sinh sống; một số hành vi gây mất an toàn PCCC cũng được phát hiện, chia sẻ và phản đối mạnh mẽ trên các trang mạng xã hội…v.v… Theo đó, tình hình cháy, nổ chung cư, nhà cao tầng tại Thành phố Hồ Chí Minh và cả nước trong khoảng thời gian này cũng có dấu hiệu “hạ nhiệt” đôi chút.

Tuy nhiên chỉ sau hơn 04 tháng kể từ khi thảm họa chung cư Carina Plaza đi qua, giờ đây tất cả “đâu cũng lại vào đấy” và điệp khúc buồn trong công tác PCCC bắt đầu lặp lại: sự cố gắng chỉ đến từ một phía của lực lượng PCCC chuyên nghiệp. Bằng chứng là hạ tuần tháng 7 vừa qua, Phòng Cảnh sát PC&CC quận 11 đã tổ chức buổi tuyên truyền PCCC dành cho các chủ đầu tư dự án xây dựng, ban quản trị, ban quản lý… loại hình cơ sở nhà chung cư, nhà cao tầng đóng trên địa bàn; mặc dù đơn vị đã gửi kế hoạch và thư mời đến cơ sở trước đó khá lâu, tuy nhiên, số lượng người đến dự buổi tuyên truyền này là rất thưa thớt.

Các buổi tuyên truyền PCCC lại bắt đầu thiếu vắng sự tham gia của người dân

Thượng úy Lê Quốc Thanh – Cán bộ kiểm tra Phòng Cảnh sát PC&CC Quận 11 trăn trở: “Bao nhiêu mạng người và tài sản đã bị thiệt hại từ vụ cháy chung cư Carina Plaza là bài học hết sức đau lòng, là minh chứng sống về cái giá quá đắt phải trả cho sự chủ quan trong công tác PCCC. Vậy mà, tình trạng người dân không tham dự các buổi tuyên truyền về PCCC vẫn còn tiếp diễn. Thậm chí có trường hợp, chúng tôi phối hợp với chính quyền địa phương và cơ sở, tổ chức tuyên truyền, trao tặng bình chữa cháy ngay tại chung cư luôn vậy mà nhiều người dân vẫn cứ ở yên bên trong căn hộ của mình mà không hề mảy may quan tâm, trong khi chỉ cần vài bước chân đi vào thang máy là xuống đến nơi diễn ra hoạt động tuyên truyền. Nhiều lúc, bản thân thân tôi cũng thấy bất lực và tự hỏi không biết bà con suy nghĩ gì về sự an toàn tính mạng lẫn tài sản của chính họ nữa!

Đối với lĩnh vực PCCC thì luôn phải lấy yếu tố phòng ngừa làm chính và phương châm 04 tại chỗ cũng là một trong những giải pháp tối ưu để phòng chống “giặc lửa”. Bên cạnh đó, lực lượng Cảnh sát PCCC cũng đã liên tục hướng dẫn, nhắc nhở, khuyến cáo người dân, người đứng đầu cơ sở: phải cẩn trọng, chấp hành quy định về sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt, nguồn điện; lắp đặt, trang bị đầy đủ, đồng thời thường xuyên kiểm tra, bảo trì, bảo dượng hệ thống, thiết bị PCCC tại chỗ; tuyệt đối không được chèn chặn cửa thoát nạn; tập huấn cho lực lượng PCCC cơ sở; tích cực vận động cư dân tham gia đầy đủ những buổi tuyên truyền phòng chống cháy, nổ….v.v… Đây rõ ràng đều là các nội dung không mới, nhưng trên thực tế tất cả cũng đều không được áp dụng và thực hành một cách nghiêm túc, hiệu quả bởi một lý do cố hữu chính là sự chủ quan của con người. Và, trong công tác PCCC, sự chủ quan đồng nghĩa với việc người dân đang xem nhẹ an toàn tính mạng lẫn tài sản của chính mình.

BÍCH HẠNH

Đề phòng cháy cỏ rác trong mùa khô(22/10/2018 17:02)

Đề phòng cháy cỏ rác trong mùa khô(22/10/2018 17:02)
Phòng cháy: Miền nam đang chuẩn bị bước vào mùa khô, thời tiết nắng nóng kéo dài, hanh khô dễ dẫn tới nguy cơ cháy cỏ rác do cỏ mọc tại các khu đất trống. Nếu không có biện pháp ngăn chặn kịp thời dễ gây hậu quả nghiêm trọng về môi trường, sức khỏe cộng đồng, tình hình an ninh trật tự và an toàn xã hội.
Phòng cháy: 14h49 phút ngày 1/3/2018, một vụ cháy cỏ đã xảy ra tại khu phố 3, đường Phạm Văn Đồng, phường Linh Tây, quận Thủ Đức. Đội Cảnh sát PC&CC – Công an Quận 9 xuất 1 xe chữa cháy cùng 7 cán bộ, chiến sĩ nhanh chóng đến hiện trường triển khai 2 lăng B dập tắt đám cháy. Diện tích cháy là 16m2, may mắnđã được lực lượng Cảnh sát PCCC khống chế kịp thời, không để xảy ra cháy lan, cháy lớn, gây ảnh hưởng đến sự an toàn của các hộ dân sinh sống tại đây.Trước đó, chiều 20/1/2016, một vụ cháy cỏxảy ra tại đường số 5 (phường Long Thạnh Mỹ, quận 9) đã thiêu rụi hoàn toàn 2 rơ móc đang đậu  tại bãi giữ xe rộng hàng ngàn m2. Do thời tiết hanh khô, gió lớn đã khiến đám cháy phát triển mạnh, lửa cháy ngùn ngụt đã tạt qua bãixecontainer rộng hàng ngàn m2 bên cạnh. Cảnh sát PCCCđã điều 4 xe chuyên dụng cùng hơn 30 chiến sĩ đến hiện trường dập lửa, di dời các rơmooc đến nơi an toàn. Tuy nhiên,hai chiếc rơmooc đã bị lửa thiêu rụi hoàn toàn.

Tại các quận, huyện ven thành phố, do có nhiều khu đất trống bỏ hoang, cây cỏ mọc um tùm, người dân lo sợ dịch bệnh từ muỗi, rắn rết, mùi hôi từ rác thải chất lâu ngày gây mất vệ sinh môi trường nên đã phát quang bụi rậm, đốt cỏ, rác. Do không cẩn thận và lường trước được sự phát triển của ngọn lửa nên đã có nhiều vụ cháy cỏ, rác xảy ra. Gần đây nhất là vụ cháy rác xảy ra vào khoảng 12h trưa tại bãi đất trống ven đại lộ Nguyễn Văn Linh (xã Bình Hưng, huyện Bình Chánh) đã khiến 2 ô tô bị cháy đen. Nguyên nhân được xác định là do một người dân đốt rác nhưng sơ ý làm lửa bén sang bãi cỏ bên cạnh. Chưa tới 10 phút, ngọn lửa phát triển nhanh đã thiêu rụi hoàn toàn 2 chiếc xe ô tô cũ đang đậu gần đó.

Một vụ cháy cỏ xảy ra tại phường Linh Trung, quận Thủ Đức

Trong mùa khô năm 2017, lực lượng Cảnh sát PCCC đã điều động lực lượng và xuất xe đi cứu chữa kịp thời hàng chuc vụ cháy cỏ, rác, không để xảy ra hậu quả nghiêm trọng. Nguyên nhân gây cháy được xác định là do người dân hút thuốc, đốt rác, đun nấu, đốt nhang…gây cháy.

Để đề phòng cháy cỏ, rác gây cháy lan, cháy lớn và ảnh hưởng đến tình hình an ninh trật tự chung, chúng ta nên có các biện pháp đảm bảo an toàn cháy cỏ, rác trong mùa khô như sau:

Bộ phận thông tin văn hóa tiến hành phát thanh tuyên truyền công tác phòng cháy chữa cháy trong khu dân cư nhằm nâng cao ý thức trách nhiệm của người dân trong việc phát quang cây cỏ, đốt rác dọn dẹp vệ sinh.Vận động quần chúng tích cực tham gia công tác PCCC, tuyệt đối không tự ý đốt cỏ rác khi chưa tiến hành thu gom, tạo khoảng cách an toàn với các công trình xung quanh.

Kiểm tra việc thực hiện trách nhiệm của UBND các phường, Ban điều hành các khu phố  trong việc tổ chức tự kiểm tra an toàn phòng cháy chữa cháy; Đặc biệt là trách nhiệm của người đứng đầu.

Khi triển khai đốt cỏ rác phải thông báo cho lãnh đạo chính quyền địa phương, lực lượng PCCC chuyên nghiệp.Tuyệt đối không được đốt cỏ, rác vào buổi trưa có gió to.Để kiểm soát đám cháy, không đốt đồng loạt trên diện tích lớn.

Tăng cường khả năng hoạt động của lực lượng phòng cháy chữa cháy tại chỗ, lực lượng dân phòng đảm bảo về quân số, ứng trực, sử dụng thành thạo các phương tiện chữa cháy tại chỗ và nâng cao khả năng triển khai xử lý các tình huống cháy mới phát sinh.

Tổng kiểm tra, bảo dưỡng phương tiện PCCC tại chỗ hiện có, như: máy bơm chữa cháy, lăng, vòi chữa cháy, bình chữa cháy các loại,…Kịp thời huy động phương tiện khi có cháy xảy ra.

Chủ động phát quang, cắt cỏ xung quanh gần khu vực khu dân cư, các dự án và công trình xây dựng nhằm tạo khoảng cách chống cháy lan. Chủ đầu tư các dự án công trình đang và chưa xây dựng thường xuyên phát hoang, bố trí lực lượng ứng trực và phương tiện chữa cháy. Chịu trách nhiệm trước pháp luật khi để xảy ra cháy tại dự án. Kiểm tra việc niêm yết các biển báo cấm lửa, cấm hút thuốc, cấm đốt tại các các dự án công trình đang và chưa xây dựng, đặt ở nơi dễ thấy, còn nhìn rõ bảng hiệu.

Khi xảy ra cháy, tổ chức chữa cháy kịp thời, phát huy tốt phương châm 4 tại chỗ “Chỉ huy tại chỗ, lực lượng tại chỗ, phương tiện và vật tư hậu cần tại chỗ”, đồng thời nhanh chóng báo cháy cho lực lượng Cảnh sát PC&CC chuyên nghiệp (số điện thoại 114) và các cơ quan chức năng để được xử lý kịp thời, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do cháy, nổ gây ra. Tuyệt đối không chủ quan tự cứu chữa đến khi đám cháy phát triển lớn, phức tạp rồi mới báo cháy cho lực lượng chữa cháy chuyên nghiệp.

Minh Phương

KIỂM TRA HOẠT ĐỘNG HỆ THỐNG CUNG CẤP NƯỚC CHỮA CHÁY

KIỂM TRA HOẠT ĐỘNG HỆ THỐNG CUNG CẤP NƯỚC CHỮA CHÁY

  Hệ thống cung cấp nước chữa cháy được trang bị cho các cơ sở có tính chất nguy hiểm cháy nổ và do chính cơ sở quản lý để phục vụ công tác đảm bảo an toàn PCCC trong quá trình hoạt động của mình. Trong quá trình vận hành, cá nhân và tổ chức có trách nhiệm tại cơ sở thực hiện nhiệm vụ kiểm tra thường xuyên, đảm bảo cho hệ thống hoạt động tốt, luôn sẵn sàng phục vụ chữa cháy.

Các bước kiểm tra hoạt động hệ thống cung cấp nước chữa cháy

Cơ quan quản lý nhà nước (cán bộ kiểm tra an toàn PCCC quản lý trực tiếp cơ sở) chỉ đóng vai trò hướng dẫn và kiểm tra, đề xuất về chuyên môn nhằm đảm bảo cho các phương tiện trong hệ thống cung cấp nước chữa cháy luôn trong tình trạng thường trực sẵn sàng. Quá trình kiểm tra hệ thống cung cấp nước chữa cháy tại cơ sở được chia làm 3 giai đoạn: Giai đoạn chuẩn bị kiểm tra, giai đoạn kiểm tra và giai đoạn kết thúc kiểm tra.

Chuẩn bị kiểm tra hoạt động hệ thống cung cấp nước:

Để kiểm tra đạt chất lượng tốt, công việc chuẩn bị rất quan trọng. Nội dung của bước chuẩn bị gồm:

– Nghiên cứu các tiêu chuẩn, các điều kiện kỹ thuật và quy định vận hành đối với hệ thống cung cấp nước chữa cháy. Đó là các tiêu chuẩn TCVN 2622-1995; TCVN 4513-88; TCXDVN 33:2006 và các tiêu chuẩn khác có liên quan. Ngoài ra phải chuẩn bị và nghiên cứu các tài liệu hỗ trợ khác như tiêu chuẩn ngành, chuyên ngành các mục yêu cầu về cấp nước chữa cháy.

– Nghiên cứu các biên bản kiểm tra của cơ quan quản lý trực tiếp cơ sở theo thời gian, chú ý các đề xuất, kiến nghị của các lần kiểm tra trước.

– Chuẩn bị các điều kiện về tổ chức kiểm tra: Thông báo cho các bộ phận trong cơ sở, làm việc phân xưởng, tổ, đội…có liên quan để chuẩn bị cho kiểm tra.

Tiến hành kiểm tra

Nội dung kiểm tra hệ thống cung cấp nước chữa cháy bao gồm:

– Kiểm tra trạm bơm cần tập trung vào các nội dung sau:

+ Máy bơm có hoạt động đúng các thông số kỹ thuật để đảm bảo áp lực và lưu lượng nước cho hệ thống không.

+ Số lượng, trạng thái máy bơm chính và máy bơm dự phòng theo quy định của tiêu chuẩn.

+ Trạng thái nguồn điện: có đảm bảo hai nguồn độc lập cho động cơ của máy bơm hoạt động trong các tình huống khác nhau của đám cháy không?

+ Tình trạng kết nối máy bơm với động cơ.

+ Tình trạng các cấu kiện xây dựng của trạm bơm (vật liệu xây dựng, trạng thái cửa…).

+ Thời gian khởi công đưa máy vào hoạt động.

+ Trạng tái các van chặn, van một chiều, van giảm áp trên hệ thống đường ống để bảo vệ máy bơm không bị va đập thủy lực khi máy bơm ngừng hoạt động hoặc khi đường ống có sự cố.

+ Tình trạng hoạt động của các phương tiện thông tin liên lạc với trạm bơm. Có hay không các dụng cụ cần thiết để sửa chữa thông thường khi có những hỏng hóc nhỏ ở trạm.

+ Kiểm tra kiến thức bảo quản, vận hành trạm bơm khi có cháy xảy ra của công nhân quản lý trạm. Các sổ sách theo dõi kỹ thuật trạm theo quy định.

– Bể chứa nước cần kiểm tra lượng nước dự trữ trong bể chứa theo quy định, trong đó chú ý lượng nước dự trữ riêng cho chữa cháy trong các hệ thống có kết hợp với nước sinh hoạt.

+ Tình trạng bể chứa: giao thông, khoảng trống xung quanh bể, nắp bể…

+ Tình trạng sử dụng nước của bể.

+ Trạng thái bể có bị hư hỏng, rạn nứt, rác, rêu trong bể…làm ảnh hưởng đến khả năng lấy nước.

– Kiểm tra mạng đường ống cung cấp nước chữa cháy ngoài nhà cần làm rõ:

+ Tình hình của đường ống, có đảm bảo cung cấp đủ lưu lượng, áp lực để chữa cháy hay không.

+ Chiều dài của các đoạn đường ống cụt có đảm bảo theo quy định của tiêu chuẩn không?

+ Tình hình sử dụng các trụ nước chữa cháy có đảm bảo theo yêu cầu thiết kế và sử dụng hay không.

+ Tình hình sử dụng và số lượng các van và các trụ nước trên mạng đường ống; đặc tính kỹ thuật của chúng và khả năng tiếp cận và bảo dưỡng khi sử dụng.

– Khi kiểm tra hoạt động hệ thống cung cấp nước mạng đường ống cung cấp nước chữa cháy trong nhà cần làm rõ:

+ Trạng thái các thiết bị được lắp đặt trên đường ống cung cấp nước chữa cháy để đảm bảo cung cấp về lưu lượng, áp lực khi có cháy.

+ Độ chuẩn xác của các van lắp đặt trên đường ống.

– Kiểm tra họng nước chữa cháy: Số lượng các họng nước, số vòi, lăng và tình hình sử dụng chúng trong điều kiện cháy.

+ Tại vị trí các họng nước trong nhà của hệ thống có đảm bảo theo quy định của tiêu chuẩn không và điều kiện tiếp cận để bảo quản, sử dụng chúng.

Kết thúc kiểm tra hoạt động hệ thống cung cấp nước

Sau khi tiến hành kiểm tra, các thành viên trong đoàn kiểm tra họp để thống nhất kết quả kiểm tra
Sau khi tiến hành kiểm tra, các thành viên trong đoàn kiểm tra họp để thống nhất kết quả kiểm tra

Sau khi tiến hành kiểm tra, các thành viên trong đoàn kiểm tra họp để thống nhất kết quả kiểm tra gồm các nội dung cơ bản sau:

– Thảo luận và thống nhất về tình trạng hoạt động và các hư hỏng, thiếu sót của hệ thống.

– Thống nhất các biện pháp và giải pháp khắc phục.

– Thống nhất thời hạn khắc phục những hư hỏng, thiếu sót. Chú ý thời hạn khắc phục phải tính đến điều kiện thực tế của cơ sở.

– Những kết quả nội dung kiểm tra hoạt động hệ thống cung cấp nước và kiến nghị của đoàn kiểm tra được đưa vào biên bản kiểm tra, có chữ ký của các bên, một bản báo cáo cho lãnh đạo chịu trách nhiệm quản lý cơ sở.

NHỮNG KHÓ KHĂN VƯỚNG MẮC VỀ PCCC CỦA CÔNG TRÌNH

NHỮNG KHÓ KHĂN VƯỚNG MẮC VỀ PCCC CỦA CÔNG TRÌNH

Last updated 2018-05-31

Hiện nay công trình xây dựng được thực hiện mới và bài bản thường sẽ phải đáp ứng các yêu cầu về kiến trúc để đảm bảo an toàn PCCC được quy định trong QCVN 06 : 2010/BXD QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ AN TOÀN CHÁY CHO NHÀ VÀ CÔNG TRÌNH.

Những vướng mắc cơ bản của các công trình chủ yếu bao gồm:

  1.  Các yêu cầu đảm bảo an toàn cho người được quy định trong điều 3 Quy chuẩn 06 bao gồm:Lối thoát nạn không đảm bảo: về số lượng và kích thước của lối thoát, cửa thoát, cầu thang bộ. Chẳng hạn chiều cao của cửa thoát nạn phải lớn hơn 1,9m chiều rộng phải lớn hơn 0,8m.
    Công trình thuộc nhóm F1 phải có 2 cửa thoát nạn(lối thoát nạn).

    Phòng cháy 3s cùng cảnh sát nghiệm thu công trình
  2. Đảm bảo ngăn chặn cháy lan, được quy định tại điều 4 QC06:Việc ngăn chặn sự lan truyền của đám cháy được thực hiện bằng các biện pháp hạn chế diện tích cháy, cường độ cháy và thời gian cháy. 

     

    Cụ thể là:

    • Sử dụng giải pháp kết cấu và quy hoạch không gian, để ngăn cản sự lan truyền của các yếu tố nguy hiểm của đám cháy trong một gian phòng, giữa các gian phòng với nhau, giữa các nhóm gian phòng có tính nguy hiểm cháy theo công năng khác nhau, giữa các tầng và các đơn nguyên, giữa các khoang cháy, cũng như giữa các tòa nhà;
    • Hạn chế tính nguy hiểm cháy của vật liệu xây dựng được sử dụng ở các lớp bề mặt của kết cấu nhà, bao gồm: lớp lợp mái, các lớp hoàn thiện của tường ngoài, của các gian phòng và của các đường thoát nạn;
    • Hạn chế tính nguy hiểm cháy và nguy hiểm cháy nổ công nghệ trong các gian phòng và nhà;
    • Có các thiết bị chữa cháy ban đầu, trong đó bao gồm thiết bị tự động và cầm tay;
    • Có thiết bị phát hiện cháy và báo cháy.
  3. Các yêu cầu đối với chữa cháy và cứu nạn được quy định tại điều 5 QC06:Khoảng cách giữa các công trình hay khoảng cách an toàn PCCC cho công trình.
    Giao thông cho xe chữa cháy: chiều rộng đường và chiều cao thông thoáng của đường.

Để đánh giá các yêu cầu an toàn về PCCC cho nhà và công trình, chúng ta sẽ phải sử dụng nhiều tiêu chuẩn quy chuẩn khác nhau như: TCVN 2622, QC06:2010, TCVN 3890 – 2009, TCVN 5738.

NHỮNG BIỆN PHÁP PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY CƠ BẢN

NHỮNG BIỆN PHÁP PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY CƠ BẢN

In Email
A. BIỆN PHÁP PHÒNG CHÁY
Trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mục tiêu các biện pháp phòng cháy được sử dụng chủ yếu là:
1. Tạo môi trường không cháy và khó cháy bằng cách thay thế các khâu sản xuất kinh doanh, môi trường, thiết bị vật liệu…từ dễ cháy, có nguy hiểm cháy, trở thành không cháy và khó cháy.

2. Ngăn chặn triệt tiêu nguồn nhiệt gây cháy, quản lý chặt chẽ nguồn lửa, nguồn nhiệt sử dụng trong sản xuất hoạt động kinh doanh, trong sinh hoạt.3.Cách ly chất cháy với nguồn lửa, nguồn nhiệt với máy móc htiết bị với các khâu hoạt động sản xuất có khả năng sinh nhiệt, gây cháy.
4. Hạn chế diện tích sản xuất, diện tích bảo quản chất cháy với máy móc thiết bị tới mức cần thiết.
5.Ngăn chặn đường phát triển của lửa như xây tường ngăn cháy, cửa ngăn cháy đê bao vành đai trống, lắp đặt thiết bị chống cháy lan.
6. Lắp đặt hệ thống báo cháy và chữ cháy tự động, bán tự động.

B. PHƯƠNG PHÁP CHỮA CHÁY
Có 3 phương pháp chữa cháy cơ bản:

1.Ngăn cách ôxy với chất cháy (cách ly):
Là phương pháp cách ly ôxy với chất cháy hoặc tách rời chất cháy ra khỏi vùng cháy.
Dùng thiết bị chất chữa cháy úp chụp đậy phủ lên bề mặt của chất cháy. Ngăn chặn ôxy trong không khí với vậtt cháy. Đồng thời di chuyển vật cháy ra khỏi vùng cháy.
Các thiết bị chất chữa có tác dụng cách ly như lắp đậy chậu, đất cát, bọt chữa cháy, chăn nệm, bao tải, vải bạt.

2. Làm loãng nồng độ ôxy và hỗn hợp chất cháy ( làm ngạt)
Là dùng các chất không tham gia phản ứng cháy phun vào vùng cháy làm loãng nồng độ ôxy và hỗn hợp cháy tới mức bị ngạt không duy trì được sự cháy.
Sử dụg các chất chữa cháy như khí CO2, nitơ ( N2) bọt trơ.

3. Phương pháp làm lạnh (thu nhiệt)
Là dùng các chất chữ cháy có khả năng thu nhiệt làm giảm nhiệt độ của đám cháy nhỏ hơn nhiệt độ bắt cháy của chất cháy đám cháy sẽ tắt.
Sử dụng các chất chữa cháy như khí trơ lạnh CO2, N2 H2O. Sử dụng nước chữa cháy cần chú ý không dùng nước chữa các đám cháy đang có điện, hóa chất kỵ nước như: xăng, dầu, gas và đám cháy có nhiệt độ cao trên 19000C mà nước quá ít.

C. QUY TRÌNH GIẢI QUYẾT SỰ CỐ CHÁY XẢY RA
Khi có cháy xảy ra cần tiến hành một cách khẩn trương các công việc sau:
1.Báo động cháy ( tự động, kẻng, tri hô)
2. Cắt điện khu vực cháy
3. Tổ chức cứu người bị nạn, tổ chức giải thoát cho người và di chuyển tài sản ra khỏi khu vực cháy.
4. Tổ chức lực lượng sử dụng phương tiện chữa cháy tại chỗ để cứu chữa đám cháy.
5. Gọi điện báo cháy cho đội chữa cháy chuyên nghiệp gần nhất hoặc báo về trung tâm chữa cháy của thành phố ( sđt 114).
6. Bảo vệ ngăn chặn phần tử xấu lợi dụng chữa cháy để lấy cắp tài sản, giữ gìn trật tự phục vụ chữa cháy thuận lợi.
7. Hướng dẫn đường nơi đỗ xem nguồn nước chữa cháy cho lực lượng chữa cháy chuyên nghiệp khi tới hỗ trợ.
8. Phối hợp chặt chẽ với lực lượng chữa cháy chuyên nghiệp cứu chữa đám cháy.
9.Triển khai lực lượng bảo vệ hiện trường cháy sau khi dâp tắt đám cháy.

PCCC: Cư dân phố cổ được trang bị kỹ năng xử lý cháy nổ như thế nào?

PCCC: Cư dân phố cổ được trang bị kỹ năng xử lý cháy nổ như thế nào?

ĐẠT LÊ

12-06-2018
Kinhtedothi – Thời gian qua, Phòng Cảnh sát PCCC số 1 (Cảnh sát PCCC TP Hà Nội) trú trọng công tác tuyên truyền kiến thức PCCC, cứu nạn cứu hộ (CNCH) đối với cư dân phố cổ; Cùng với đó, lực lượng chức năng hướng dẫn người dân sử dụng một số khí tài phòng độc và kỹ năng thoát nạn khi có tình huống cháy, nổ cho người dân địa bàn quận Hoàn Kiếm.
TIN LIÊN QUAN
  • Hà Nội: Công bố mới nhất về các công trình, tòa nhà vi phạm PCCC
Nâng cao ý thức PCCC chủ hộ nhà ở  kết hợp kinh doanh
Mới đây, Phòng Cảnh sát PCCC Số 1 phối hợp với UBND phường Hàng Đào, Công ty CP Đồng Xuân tổ chức Tuyên truyền về PCCC, CNCH, sử dụng khí tài phòng độc và kỹ năng thoát nạn khi có tình huống cháy, nổ cho các lực lượng trên địa bàn phường Hàng Đào. Buổi tập huấn có sự tham gia của các lực lượng đoàn thể thuộc phường và hơn 150 hộ nhà ở có kết hợp kinh doanh trên địa bàn phường Hàng Đào.

 

 

Tại buổi tập huấn, đồng chí cáo cáo viên đã trao đổi, cung cấp thông tin về những vụ cháy lớn gây thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản xảy ra thời gian gần đây; đồng thời nêu ra vai trò của sức mạnh tập thể trong công tác PCCC, tầm quan trọng của mỗi cá nhân trong việc tham gia phong trào toàn dân PCCC.
Qua buổi tập huấn, báo cáo viên đã truyền đạt những kiến thức cơ bản về công tác PCCC, CNCH bao gồm: các nguyên nhân gây ra cháy nổ; một số biện pháp phòng cháy chữa cháy tại cơ quan, nơi kinh doanh và hộ gia đình; kỹ năng thoát hiểm, thoát nạn, cách xử lý tình huống khi xảy ra sự cố cháy nổ…

 

 

Bên cạnh đó, các học viên được truyền đạt quy trình xử lý một vụ cháy và nhiệm vụ của lực lượng dân phòng, lực lượng PCCC cơ sở khi xảy ra cháy; các kỹ năng cứu nạn cứu hộ cơ bản; sử dụng các phương tiện chữa cháy ban đầu… Sau phần lý thuyết, các học viên đã được hướng dẫn thực hành thao tác sử dụng phương tiện PCCC tại chỗ bằng bình chữa cháy xách tay; cách xử lý dập tắt đám cháy giả định khay xăng, bình gas 12kg.
Trước đó, vào cuối tháng 5/2018, Phòng Cảnh sát PCCC số 1 đã tổ chức tập huấn PCCC cho các hộ nhà ở kết hợp kinh doanh trên địa bàn phường Hàng Gai. Tại buổi tập huấn, cán bộ Phòng Cảnh sát PCCC số 1 đã trực tiếp hướng dẫn cho người dân cách thoát nạn, phòng chống khói, khí độc trong môi trường đám cháy… Học viên đã được hướng dẫn và trực tiếp thực hành xử lý các sự cố cháy gas, xăng dầu bằng phương tiện chữa cháy tại chỗ…
Trú trọng PCCC với phương châm “4 tại chỗ”
Trao đổi về công tác tuyên truyền về PCCC, CNCH, lãnh đạo UBND quận Hoàn Kiếm cho biết: UBND quận Hoàn Kiếm vừa ban hành Công văn số 688/UBND-PCCC1 về tăng cường công tác đảm bảo an toàn PCCC trên địa bàn. UBND quận yêu cầu thủ trưởng các đơn vị đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục kiến thức pháp luật PCCC, kỹ năng thoát nạn, thoát hiểm; biên soạn tài liệu với những nội dung ngắn gọn, sinh động; nghiên cứu hình thức tuyên truyền hiệu quả, đảm bảo sâu rộng nhằm nâng cao ý thức, trách nhiệm của người đứng đầu các cấp chính quyền, các cơ quan, tổ chức và các tầng lớp nhân dân để thực hiện có hiệu quả.
Cùng với đó, rà soát, củng cố lực lượng PCCC tại chỗ, đặc biệt là lực lượng dân phòng thành lập theo ô cảnh sát khu vực và lực lượng PCCC tại các cơ sở trọng điểm về PCCC (chợ, trung tâm thương mại, công trình cao tầng). Định kỳ tổ chức huấn luyện bổ sung cho các lực lượng này đảm bảo nắm vững những kiến thức cơ bản về PCCC, CNCH, có khả năng tuyên truyền, phố biến kiến thức pháp luật PCCC tại các địa bàn dân cư, có kỹ năng xử lý nhanh nhất các sự cố cháy, nổ, tai nạn ngay từ khi mới phát sinh; Tăng cường công tác phối hợp giữa các phòng ban, ngành, đoàn thể và UBND 18 phường trong công tác tuyên truyền, huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ PCCC; kiểm tra an toàn PCCC và vận động nhân dân tích cực tham gia công tác PCCC với phương châm “4 tại chỗ”.

 

 

Vào đầu tháng 5/2018, UBND quận Hoàn Kiếm cũng đã tổ chức lớp tập huấn sử dụng dụng khí tài phòng độc và kỹ năng thoát hiểm khi có tình huống cháy, nổ. Đây là lớp tập huấn sử dụng khí tài phòng độc, kỹ năng thoát hiểm của quận Hoàn Kiếm có sự phối hợp, giúp đỡ của Bộ tư lệnh Thủ đô Hà Nội, Bộ tư lệnh Hóa học, Ban chỉ huy quân sự quận Hoàn Kiếm, Công an quận Hoàn Kiếm và Phòng Cảnh sát PCCC số 1.
Lớp tập huấn được UBND quận Hoàn Kiếm tổ chức trên diện rộng đối với 18 phường, các ban quản lý, đại diện các hộ kinh doanh trong chợ Đồng Xuân và nhân dân trên địa bàn quận. Mục đích tập huấn nhằm giúp các ban quản trị nhà chung cư, ban quản lý chợ, hộ dân cư, tiểu thương nhận thức đầy đủ, biết cách sử dụng các khí tài phòng chống khói độc, kỹ năng thoát hiểm, cứu hộ, cứu nạn khi có tình huống cháy, nổ xảy ra. Đồng thời nâng cao trách nhiệm của cán bộ các cấp trong việc chủ động chuẩn bị các trang thiết bị, khí tài phòng chống cháy nổ.
Các đơn vị chuyên môn của Bộ tư lệnh Thủ đô Hà Nội, Bộ tư lệnh Hóa học đã giới thiệu cho người dân cách sử dụng mặt nạ phòng độc MV-5; kỹ năng thoát nạn khi có cháy, nổ xảy ra. Được biết, mặt nạ phòng độc MV-5 có tác dụng lọc không khí nhiễm độc, bảo vệ cơ quan hô hấp, mắt, da mặt, tránh các tác hại của khói độc, bụi phóng xạ và các tác nhân sinh học có trong không khí. Sau buổi tập huấn, các cơ quan quản lý, tổ dân phòng tiếp tục nhân rộng, phổ cập kỹ thuật sử dụng khí tài phòng chống khói độc và kỹ năng thoát hiểm khi có tình huống cháy, nổ xảy ra…

An toàn PCCC là tạo môi trường thuận lợi cho đầu tư

An toàn PCCC là tạo môi trường thuận lợi cho đầu tư

VOV.VN -Phó Thủ tướng nêu vấn đề này tại Hội nghị trực tuyến về công tác phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ (PCCC-CNCH) do Bộ Công an tổ chức sáng 21/9.

Ngày 21/9, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng dự Hội nghị trực tuyến về phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ (PCCC- CNCH) do Bộ Công an tổ chức.

Thay mặt Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng ghi nhận và đánh giá cao thành tích mà các bộ, ngành, địa phương đã đạt được, đặc biệt là lực lượng PCCC-CNCH đã nỗ lực khắc phục khó khăn, hoàn thành tốt nhiệm vụ quan trọng này trong thời gian qua.

an toan pccc la tao moi truong thuan loi cho dau tu hinh 1
Phó Thủ tướng trao đổi với các đại biểu dự hội nghị. Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Dẫn lại số liệu về các vụ cháy nghiêm trọng xảy ra trong cả nước thời gian qua, như vụ cháy lớn tại khu vực Đê La Thành, ngay cạnh Bệnh viện Nhi Hà Nội gây thiệt hại lớn về tài sản, ảnh hưởng đến đời sống người dân; vụ cháy quán karaoke tại 68 Trần Thái Tông (Hà Nội) ngày 1/11/2016 làm 13 người chết; vụ cháy tại chung cư Carina (Thành phố Hồ Chí Minh) ngày 23/3/2018 làm 13 người chết…, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng cho rằng còn có nguyên nhân chủ quan, nhận thức chưa đầy đủ về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của công tác PCCC.

“Một bộ phận cán bộ, kể cả người đứng đầu, lãnh đạo các cấp, ngành và người dân chưa nhận thức đầy đủ về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của công tác PCCC; chưa nhận thức rõ trách nhiệm, nghĩa vụ của mình trong công tác này; mới tập trung cho đầu tư phát triển, nhưng chưa chú ý đến đầu tư cho phòng ngừa sự cố”, Phó Thủ tướng nhận định, đồng thời cho rằng hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức, pháp luật về phòng, chống cháy, nổ vẫn còn hạn chế.

Phó Thủ tướng chỉ ra thực trạng nhiều nhà chung cư, cao tầng chưa bảo đảm tiêu chuẩn, quy chuẩn về trang thiết bị, đảm bảo an toàn cháy nổ, hoặc vi phạm quy định về PCCC nhưng vẫn được xây dựng, đặc biệt là tại những khu dân cư đông đúc, khiến nguy cơ rất lớn về thiệt hại khi phát sinh sự cố.

Theo Phó Thủ tướng, việc quy hoạch, triển khai thành lập các đội chữa cháy khu vực, đội cứu nạn, cứu hộ chuyên nghiệp ở các địa bàn, khu vực trọng điểm còn chậm. “Nhất là tại các thành phố lớn, đông dân cư thì phải bố trí lực lượng đáp ứng yêu cầu ứng phó nhanh nhất. Tuy nhiên có thực trạng “tắt lửa thì công trình đã xong”, vì vậy việc chữa cháy cần có phương án bảo vệ được công trình, tài sản”, Phó Thủ tướng nêu.

an toan pccc la tao moi truong thuan loi cho dau tu hinh 2
Phó Thủ tướng nhấn mạnh bảo đảm an toàn phòng chống cháy nổ là tạo thuận lợi cho môi trường đầu tư. Ảnh: VGP/Nhật Bắc

An toàn PCCC là tạo môi trường thuận lợi cho đầu tư

Để tăng cường công tác PCCC-CNCH thời gian tới, Phó Thủ tướng nhấn mạnh “lấy phòng ngừa là chính và ứng phó kịp thời với mọi tình huống sự cố”, đồng thời “trước hết bảo đảm tính mạng của người dân, giảm thiệt hại tài sản ở mức thấp nhất, góp phần phát triển bền vững”.

Phó Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành, địa phương khẩn trương rà soát những vướng mắc, bất cập về hành lang pháp lý để đề xuất sửa đổi, bổ sung, ban hành mới các văn bản pháp luật, quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật trong lĩnh vực đầu tư, xây dựng, PCCC-CNCH nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về công tác này.

Bộ Công an sớm hoàn thiện, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, ban hành Chỉ thị về tăng cường công tác PCCC đối với khu dân cư. Bộ Xây dựng rà soát lại các quy định, quy chế trong công tác quản lý, vận hành chung cư, nhà cao tầng để để xuất sửa đổi phù hợp với yêu cầu thực tế. “Trong đó, phải quy định cụ thể trách nhiệm của chủ đầu tư, ban quản trị, ban quản lý tòa nhà trong việc duy trì bảo dưỡng, bảo trì các hệ thống kỹ thuật về PCCC của tòa nhà, nhất là đối với loại hình nhà tái định cư, nhà ở chính sách, nhà ở xã hội…”, Phó Thủ tướng giao nhiệm vụ.

Theo Phó Thủ tướng, làm tốt công tác PCCC-CNCH là tự bảo vệ tính mạng, tài sản của chính mình, tạo ra môi trường thuận lợi cho sản xuất, kinh doanh. Mỗi người dân phải chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật về PCCC-CNCH, tự giác tìm hiểu các kiến thức, kỹ năng cơ bản về PCCC và biết cách xử lý khi gặp cháy, nổ, sự cố, tai nạn.

Đồng thời, Phó Thủ tướng nhấn mạnh “người đứng đầu phải chịu trách nhiệm nếu để xảy ra cháy, nổ lớn, gây thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản trong phạm vi quản lý của mình”. Các bộ, ngành, địa phương tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức PCCC và kỹ năng, biện pháp thoát nạn cho nhân dân; tập trung chỉ đạo xây dựng, kiện toàn tổ chức, đầu tư trang bị, phương tiện cho đội PCCC cơ sở, đội chuyên ngành và đội dân phòng theo đúng quy định của pháp luật./.

PV/VOV.VN

HỆ THỐNG TĂNG ÁP HÚT KHÓI CHO CÔNG TRÌNH

HỆ THỐNG TĂNG ÁP HÚT KHÓI CHO CÔNG TRÌNH

Tăng áp suất khu vực cầu thang thoát hiểm & giếng thang máy, hút khói khu vực sảnh và hành lang theo yêu cầu của hệ thống phòng cháy chữa cháy, cứu hộ, cứu nạn. Đặc biệt phù hợp với Quy chuẩn QCVN 06:2010/BXD và các tiêu chuẩn hiện hành của Nhà nước về hệ thống thông gió và PCCC cho các tòa nhà cao tầng như: TCVN 5687:2010, TCVN 6160-1996, TCVN 2622:1995,…

* Những mục đích chính của hệ thống điều áp (tăng áp và hút khói)

Mục tiêu của  việc lắp Quạt công nghiệp và các đường ống dẫn gió, các cửa cấp, các van đóng mở, các cảm biến, tủ cấp nguồn và điều khiển. của bất kì hệ thống điều áp nào cũng là giữ cho khói và khí độc cách xa lối thoát hiểm để cho người trong vùng cháy đó có thể thoát hiểm hoặc tìm nơi trú ẩn an toàn.

a)  An toàn cho con người: Bảo vệ tính mạng con người trong những trường hợp có hỏa hoạn bằng những lối thoát hiểm hoặc những nơi ẩn nấp tạm thời được điều áp.

b) Chống lửa: Để cho những thao tác chống lửa phát huy hiệu quả thì những trục thang máy hay cầu thang bộ cần phải được duy trì chênh áp để ngăn cản việc xâm nhập của khói từ tầng bị cháy khi tầng bị cháy có hay không có hệ thống điều hòa.

c) Bảo vệ tài sản: Sự lây lan của khói vào trong những khu vực mà ở đó chứa thiết bị có giá trị, phương tiện xử lí dữ liệu và thiết bị khác mà đặc biệt nhạy cảm khi có khói, thiệt hại cần phải được hạn chế.

* Nguyên lí của hệ thống tăng áp cầu thang:

Hệ thống tăng áp cầu thang trong các tòa nhà bao gồm Quạt công nghiệp, đường ống dẫn gió, các cửa cấp, các van đóng mở, các cảm biến, tủ cấp nguồn và điều khiển.

Chức năng của hệ thống này nhằm mục đích để khói và lửa không vào thang bộ được thì cột áp trong cầu thang phải cao hơn trong hành lang. Chính vì thế phải có quạt tạo áp lực cao cung cấp không khí vào cầu thang. Người (già yếu và khỏe) đều có thể đẩy được cửa để vào cầu  thang bộ (cửa này không được khóa bao giờ). Cửa cầu thang là  cửa chống cháy (chịu nhiệt và chịu lửa khoảng 1 hay 2 giờ) sẽ có bản lề thủy lực tự động đóng lại và một phần do áp lực trong thang mạnh sẽ đóng cửa liên tục.

THIẾT BỊ CỨU NẠN DÀNH CHO CHUNG CƯ CAO TẦNG

THIẾT BỊ CỨU NẠN DÀNH CHO CHUNG CƯ CAO TẦNG

Thiết bị cứu hộ cứu nạn dành cho chung cư cao tầng.

Các thiết bị cứu hộ cứu nạn tự cứu khi có sự cố đối với chung cư cao tầng như thang dây, mặt nạn phòng độc, bình chữa cháy, dây tụt thoát nạn, vải chống cháy – mền chống cháy,… được sử dụng để làm phương tiện thoát nạn khi có sự cố xảy ra tại chung cư cao tầng.

1. Thang dây thoát nạn. Sử dụng thang dây thoát nạn giúp thoát khỏi đám cháy an toàn, những cuộn thang dây nên để sẵn tại các vị trí cửa sổ (cửa không nên có song chắn) để khi có sự cố thì chỉ việc lấy sử dụng. Chiều dai thang tùy vào nhu cầu sử dụng.
Có nhiều loại thang khác nhau, tuy nhiên, để sử dụng thang dây cần phải có một vài dụng cụ kèm theo.
Nếu loại thang dây không có móc treo tường sẵn thì sẽ cần 1 đoạn gỗ hoặc ống kim loại đường kính khoảng 5cm để làm giá đỡ treo thang.

thang dây thoát nạn chung cư

2. Dây tụt thoát nạn Doosung.
Là dạng dây kèm đai dùng để thoát nạn từ trên cao, đeo đai vào người rồi tụt xuống tại vị trí phù hợp. Chiều dài của dây cũng có nhiều kích thước khác nhau. Dây chịu trọng tải vận hành tới 150kg.

dây tụt thoát nạn chung cư cao tầng

3. Mặt nạn phòng độc.
Gồm:

  • Mặt nạ phòng độc phin lọc 306.
  • Mặt nạ phòng độc phin lọc 3M 3100
  • Mặt nạ phòng độc 618
  • Mặt nạ phòng độc liên xô
  • Mặt nạ phòng độc L2 TQ

mặt nạ phòng độc 306
4. Mền chống cháy – vải chống cháy
Là loại vải sợ thủy tinh chịu nhiệt tới 550 độ C, có các kích thước: 1mx1m, 1.8mx1.2m, 1.8mx1.8m, 1mx50m, 1.8mx50m.
Dùng loại vải này trùm thân khi thoát ra khỏi đám cháy, đi qua vùng có cháy.

sử dụng mền chống cháy

Các thiết bị phương tiện dùng để thoát nạn rất cần thiết đối với con người sống trên các tòa nhà cao tầng hiện nay, do tình trạng cháy diễn ra tại các công trình này xảy ra ngày một tăng. Nguyên nhân có nhiều nhưng chủ yếu đến từ việc công trình không được trang bị các hệ thống PCCC và do ý thức người dân sống trong chung cư chưa cao, không tuân thủ các quy định an toàn đối với công tác PCCC.

LIÊN HỆ PCCC BMC

Văn phòng

Tầng 11, Tòa nhà VEAM
Phú Thượng, Tây Hồ, Hà Nội


Kết nối với chúng tôi