PCCC: Cháy nhà trọ, nhà ở kết hợp sản xuất kinh doanh: nỗi lo còn đó

PCCC: Cháy nhà trọ, nhà ở kết hợp sản xuất kinh doanh: nỗi lo còn đó(1/11/2018 08:53)
Thời gian qua, trên địa bàn cả nước đã xảy ra liên tiếp nhiều vụ cháy nhà dân, chủ yếu là các loại hình nhà cho thuê trọ, nhà vừa ở, vừa sản xuất, kinh doanh nhỏ lẻ gây thiệt hại nghiêm trọng về người.
Điển hình như vụ cháy tại khu nhà trọ ngõ 879 đường Đê La Thành (Hà Nội) ngày 17/9/2018 làm 2 người tử vong, vụ cháy nhà dân ngày 11/10/2018 tại đường Nguyễn Lộ Trạch, TP Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế làm 1 người chết, vụ cháy xưởng sản xuất sofa lan sang 2 nhà dân tại khu BT4, khu đô thị Trung Văn, Hà Nội ngày 14/10/2018 làm 1 người chết và gần đây nhất là vụ cháy cửa hàng hoa tươi Hồng Nghĩa, chợ Hòa Thắng, TP Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk ngày 22/10/2018 làm 2 người chết…

Với mức độ nguy hiểm như vậy, nếu không có biện pháp phòng ngừa hữu hiệu, nguy cơ xảy ra cháy sẽ luôn thường trực và hậu quả khôn lường là không tránh khỏi. Ngày 11/9/2017, Ủy ban nhân dân Thành phố đã ban hành chỉ thị số 12/CT-UBND về việc tăng cường trách nhiệm đảm bảo an toàn phòng cháy, chữa cháy đối với nhà ở hộ gia đình và nhà ở kết hợp kinh doanh, sản xuất trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh

Để đảm bảo an toàn cháy nổ tại các khu dân cư, đặc biệt đối với loại hình nhà trọ, nhà ở kết hợp kinh doanh, cơ quan chức năng sẽ tăng cường kiểm tra điều kiện an toàn PCCC tại các khu dân cư, hộ gia đình, đặc biệt là loại hình nhà cho thuê trọ, nhà ở kết hợp sản xuất, kinh doanh trong khu dân cư; chỉ đạo lực lượng dân phòng luôn sẵn sàng về lực lượng, phương tiện để kịp thời xử lý sự cố cháy, nổ, cứu người bị nạn ngay từ khi mới phát sinh.

Cháy nhà dân kết hợp kinh doanh

Tăng cương tập trung tuyên truyền, hướng dẫn người dân trong việc sử dụng gas, điện, hóa chất, sắp xếp, lưu giữ hàng hóa, trang bị phương tiện PCCC, thoát nạn, thoát hiểm…Kiểm tracác điều kiện đảm bảo an toàn PCCC tại các khu dân cư, các loại hình nhà cho thuê trọ, nhà ở kết hợp sản xuất, kinh doanh…Kịp thời phát hiện sơ hở, thiết sót để hướng dẫn các biện pháp khắc phục và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm.

Tổ chức tốt lực lượng, phương tiện thường trực để kịp thời xử lý các vụ cháy, nổ, tai nạn, sự cố không để xảy ra cháy lớn, gây thiệt hại nghiêm trọng, nhất là thiệt hại về người.

Triển khai chữa cháy tại công ty bông vải

Đối với các hộ kinh doanh, cần chủ động đề phòng nguy cơ cháy, nổ tại nơi sinh hoạt, kinh doanh, vì hỏa hoạn không chừa một ai, chỉ cần một sơ hở, bất cẩn sẽ gây nên hậu quả khôn lường. Cần chấp hành nghiêm Luật PCCC, nhất là việc trang bị phương tiện chữa cháy, thoát hiểm tại chỗ; tham gia đầy đủ các lớp huấn luyện, tuyên truyền về PCCC do lực lượng Cảnh sát PCCC tổ chức, để trang bị những kiến thức cơ bản về PCCC; kỹ năng thoát nạn, thoát hiểm khi có cháy xảy ra. Đặc biệt, khi xảy ra sự cố, người dân cần bình tĩnh xử lý đám cháy, tìm lối thoát nạn, báo cho mọi người xung quanh ra khỏi khu vực nguy hiểm. Về lâu dài các cơ quan chức năng cần sớm ban hành quy định an toàn PCCC cho nhà ở hộ gia đình, kết hợp sản xuất kinh doanh, tạo hành lan pháp lý để người dân tuân thủ pháp luật an toàn PCCC, thoát nạn trong xây dựng công trình sản xuất kinh doanh mang đến cho cộng đồng cuộc sống an bình, hạnh phúc.

Minh Phương

An toàn PCCC là tạo môi trường thuận lợi cho đầu tư

An toàn PCCC là tạo môi trường thuận lợi cho đầu tư

VOV.VN -Phó Thủ tướng nêu vấn đề này tại Hội nghị trực tuyến về công tác phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ (PCCC-CNCH) do Bộ Công an tổ chức sáng 21/9.

Ngày 21/9, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng dự Hội nghị trực tuyến về phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ (PCCC- CNCH) do Bộ Công an tổ chức.

Thay mặt Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng ghi nhận và đánh giá cao thành tích mà các bộ, ngành, địa phương đã đạt được, đặc biệt là lực lượng PCCC-CNCH đã nỗ lực khắc phục khó khăn, hoàn thành tốt nhiệm vụ quan trọng này trong thời gian qua.

an toan pccc la tao moi truong thuan loi cho dau tu hinh 1
Phó Thủ tướng trao đổi với các đại biểu dự hội nghị. Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Dẫn lại số liệu về các vụ cháy nghiêm trọng xảy ra trong cả nước thời gian qua, như vụ cháy lớn tại khu vực Đê La Thành, ngay cạnh Bệnh viện Nhi Hà Nội gây thiệt hại lớn về tài sản, ảnh hưởng đến đời sống người dân; vụ cháy quán karaoke tại 68 Trần Thái Tông (Hà Nội) ngày 1/11/2016 làm 13 người chết; vụ cháy tại chung cư Carina (Thành phố Hồ Chí Minh) ngày 23/3/2018 làm 13 người chết…, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng cho rằng còn có nguyên nhân chủ quan, nhận thức chưa đầy đủ về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của công tác PCCC.

“Một bộ phận cán bộ, kể cả người đứng đầu, lãnh đạo các cấp, ngành và người dân chưa nhận thức đầy đủ về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của công tác PCCC; chưa nhận thức rõ trách nhiệm, nghĩa vụ của mình trong công tác này; mới tập trung cho đầu tư phát triển, nhưng chưa chú ý đến đầu tư cho phòng ngừa sự cố”, Phó Thủ tướng nhận định, đồng thời cho rằng hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức, pháp luật về phòng, chống cháy, nổ vẫn còn hạn chế.

Phó Thủ tướng chỉ ra thực trạng nhiều nhà chung cư, cao tầng chưa bảo đảm tiêu chuẩn, quy chuẩn về trang thiết bị, đảm bảo an toàn cháy nổ, hoặc vi phạm quy định về PCCC nhưng vẫn được xây dựng, đặc biệt là tại những khu dân cư đông đúc, khiến nguy cơ rất lớn về thiệt hại khi phát sinh sự cố.

Theo Phó Thủ tướng, việc quy hoạch, triển khai thành lập các đội chữa cháy khu vực, đội cứu nạn, cứu hộ chuyên nghiệp ở các địa bàn, khu vực trọng điểm còn chậm. “Nhất là tại các thành phố lớn, đông dân cư thì phải bố trí lực lượng đáp ứng yêu cầu ứng phó nhanh nhất. Tuy nhiên có thực trạng “tắt lửa thì công trình đã xong”, vì vậy việc chữa cháy cần có phương án bảo vệ được công trình, tài sản”, Phó Thủ tướng nêu.

an toan pccc la tao moi truong thuan loi cho dau tu hinh 2
Phó Thủ tướng nhấn mạnh bảo đảm an toàn phòng chống cháy nổ là tạo thuận lợi cho môi trường đầu tư. Ảnh: VGP/Nhật Bắc

An toàn PCCC là tạo môi trường thuận lợi cho đầu tư

Để tăng cường công tác PCCC-CNCH thời gian tới, Phó Thủ tướng nhấn mạnh “lấy phòng ngừa là chính và ứng phó kịp thời với mọi tình huống sự cố”, đồng thời “trước hết bảo đảm tính mạng của người dân, giảm thiệt hại tài sản ở mức thấp nhất, góp phần phát triển bền vững”.

Phó Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành, địa phương khẩn trương rà soát những vướng mắc, bất cập về hành lang pháp lý để đề xuất sửa đổi, bổ sung, ban hành mới các văn bản pháp luật, quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật trong lĩnh vực đầu tư, xây dựng, PCCC-CNCH nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về công tác này.

Bộ Công an sớm hoàn thiện, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, ban hành Chỉ thị về tăng cường công tác PCCC đối với khu dân cư. Bộ Xây dựng rà soát lại các quy định, quy chế trong công tác quản lý, vận hành chung cư, nhà cao tầng để để xuất sửa đổi phù hợp với yêu cầu thực tế. “Trong đó, phải quy định cụ thể trách nhiệm của chủ đầu tư, ban quản trị, ban quản lý tòa nhà trong việc duy trì bảo dưỡng, bảo trì các hệ thống kỹ thuật về PCCC của tòa nhà, nhất là đối với loại hình nhà tái định cư, nhà ở chính sách, nhà ở xã hội…”, Phó Thủ tướng giao nhiệm vụ.

Theo Phó Thủ tướng, làm tốt công tác PCCC-CNCH là tự bảo vệ tính mạng, tài sản của chính mình, tạo ra môi trường thuận lợi cho sản xuất, kinh doanh. Mỗi người dân phải chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật về PCCC-CNCH, tự giác tìm hiểu các kiến thức, kỹ năng cơ bản về PCCC và biết cách xử lý khi gặp cháy, nổ, sự cố, tai nạn.

Đồng thời, Phó Thủ tướng nhấn mạnh “người đứng đầu phải chịu trách nhiệm nếu để xảy ra cháy, nổ lớn, gây thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản trong phạm vi quản lý của mình”. Các bộ, ngành, địa phương tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức PCCC và kỹ năng, biện pháp thoát nạn cho nhân dân; tập trung chỉ đạo xây dựng, kiện toàn tổ chức, đầu tư trang bị, phương tiện cho đội PCCC cơ sở, đội chuyên ngành và đội dân phòng theo đúng quy định của pháp luật./.

PV/VOV.VN

Các biện pháp an toàn PCCC đối với dạng nhà ống

An toàn PCCC cho nhà dạng ống:

Phần lớn các thiết kế nhà mới tại đô thị hiện nay đều là nhà hình ống khép kín. Thiết kế này vô tình đã đẩy chính chủ nhà vào nguy hiểm khi hỏa hoạn xảy ra. Đây thực sự là nỗi lo thường trực bởi nhà dạng hình ống thường chỉ có một lối đi, khó thoát hiểm, dễ dẫn đến thiệt hại nghiêm trọng về người. Trong bối cảnh đó, điều cần làm là sớm có biện pháp khắc phục những bất cập, bố trí lối thoát hiểm phù hợp.
An toàn PCCC cho nhà dạng ống: Dù ở mặt đường hay trong các hẻm, nhà ống thường được thiết kế có một cầu thang duy nhất. Vì vậy, khi xảy ra hỏa hoạn khói, khí độc rất dễ lan nhanh theo trục đứng lên các tầng trên. Trong khi 3 mặt nhà đều là tường đặc, chỉ có mặt trước là có thể mở cửa sổ, do vậy khả năng thông gió hoặc thoát khói của những ngôi nhà này thường rất hạn chế. Ngoài ra, do lo ngại về tình trạng tội phạm đột nhập trộm cắp tài sản nên trong xây dựng nhà ở, các gia chủ thường yêu cầu xây kín đáo và phải khóa cửa nhiều lớp, không làm cửa hậu hay lối trổ lên mái và xây bít ban công bằng khung sắt kiên cố (chuồng cọp) nên khi xảy ra sự cố, thì không có lối thoát hiểm khẩn cấp hoặc dự phòng. Với nhà được thiết kế kiểu này, lực lượng chữa cháy cứu nạn, cứu hộ cũng khó khăn tiếp cận để cứu người, cứu tài sản đặc biệt là nhà trong ngõ hẻm nhỏ.

Có lẽ không thể tả hết, không thể nói hết nỗi đau khi nhiều người phải chứng kiến sự ra đi đột ngột của những người thân trong các vụ hỏa hoạn. Xót xa hơn, hầu hết trong số họ đều biến dạng. Hậu quả do cháy gây ra rất nghiêm trọng, cháy không chỉ gây thiệt hại trực tiếp về người và tài sản mà còn để lại hậu quả nặng nề cho xã hội như: Ngừng trệ sản xuất kinh doanh, người lao động mất việc làm, ảnh hưởng đến môi trường đầu tư nước ngoài vào Việt Nam… Còn gây ảnh hưởng xấu về an ninh trật tự, an toàn xã hội và môi trường sinh thái.

 An toàn PCCC cho nhà dạng ống:

Để hạn chế tối đa thiệt hại trong những vụ cháy, nổ đặc biệt là với những ngôi nhà hình ống thì ngoài việc điện thoại thông báo lực lượng PCCC chuyên nghiệp đến ứng cứu, thì mỗi người dân hãy chủ động thực hiện tốt công tác phòng chống cháy nổ, bằng việc tự trang bị những kiến thức cơ bản về PCCC. Bên cạnh đó, nhiều hộ dân thường chủ quan, không chuẩn bị các phương tiện cứu nạn phòng cháy cần thiết, dù nó không quá đắt. Ngoài ra, mỗi hộ gia đình nên tự trang bị một số phương tiện chữa cháy tại chỗ như bình chữa cháy xách tay.

An toàn PCCC cho nhà dạng ống: Khi xây dựng ngôi nhà người dân cần phải thiết kế lối thoát hiểm, cũng như chuẩn bị dụng cụ PC&CC để đề phòng những sự cố cháy nổ có thể xảy ra. Đối với những gia đình khi xây dựng thì phải thiết kế sao cho bên ngoài không thể vào được, nhưng bên trong có thể ra được dễ dàng. Đơn cử như, phải để chìa khóa mở cửa thoát hiểm ở vị trí các thành viên trong gia đình đều biết để cả nhà đều biết và sử dụng được khi cần. Đặc biệt, cần treo thêm một chiếc búa nhỏ gần ổ khóa để trong những trường hợp khẩn cấp, nếu mở không được thì dùng búa đập khung sắt để thoát ra ngoài.

Một số khuyến cáo đối với người dân khi sinh sống trong nhà có dạng hình ống:

Sau khi phát hiện ra cháy, cách tốt nhất là người dân nên tìm đường thoát hiểm phía đằng trước ngôi nhà như ban công, đóng chặt cửa ban công để ngăn khói tỏa ra, tự thoát nạn bằng cách trèo qua lan can sang nhà bên cạnh, dùng dây hoặc chăn vải kết thành sợi dây thoát xuống phía dưới và kịp thời thông báo cho lực lượng chữa cháy chuyên nghiệp đến giải cứu.

An toàn PCCC cho nhà dạng ống: Nếu ngôi nhà không có ban công và không thể thoát ra ngoài bằng dây thang thì lập tức chúng ta phải đóng chặt cửa ra vào phòng, lấy khăn ướt bịt kín các lỗ phía dưới và trên cửa để ngăn khói lan vào phòng; Gọi ngay cho lực lượng Cảnh sát PCCC qua số điện thoại 114 và thông tin về đám cháy như: nơi xảy ra cháy, vị trí (tầng mấy, phòng mấy) và có khoảng bao nhiêu người mắc kẹt.

Người dân không để nhiều đồ dùng, hàng hoá dễ cháy ở nơi đun nấu. Không dự trữ xăng, dầu, khí đốt và các chất lỏng dễ cháy ở trong nhà ở, trường hợp cần phải để dự trữ thì chỉ với số lượng ít nhất; ôtô, xe máy và các phương tiện dụng cụ có xăng dầu, chất lỏng dễ cháy để trong nhà ở phải cách xa bếp đun nấu, nguồn sinh nhiệt, thiết bị chứa, dẫn xăng, dầu… phải kín.

Không sử dụng gỗ, tấm nhựa, mút xốp… để ốp tường, trần, vách ngăn nhằm hạn chế cháy lan; Xem xét lại hệ thống điện trong nhà, thường xuyên kiểm tra đường dây dẫn điện, các thiết bị bảo vệ như công tắc, cầu chì, aptomat. Kiểm tra các thiết bị tiêu thụ điện không để gần chất liệu dễ cháy như màn, rèm…

An toàn PCCC cho nhà dạng ống: Khi sử dụng bàn là, bếp điện, lò sấy phải có người trông coi, không để trẻ nhỏ, người già mắt kém, người bị tàn tật, người bị tâm thần sử dụng các thiết bị điện; bố trí nơi thờ cúng hợp lý, tường phía đặt bàn thờ, trần phía trên bàn thờ phải bằng vật liệu không cháy. Đèn, hương, nến phải đặt chắc chắn trên các vật không cháy, cách xa vật dễ cháy, hạn chế tối đa vàng mã, hương, nến để trên bàn thờ. Khi đốt vàng mã phải trông coi, có che chắn tránh cháy lan hoặc bị gió cuốn tàn lửa gây cháy lan.

Nơi đun nấu phải có vách ngăn bằng vật liệu không cháy. Nếu dùng bếp gas phải có biện pháp chống chuột cắn thủng ống dẫn gas, khi đun nấu xong phải tắt bếp và đóng van xả gas. Nếu đun nấu bằng bếp dầu phải đủ bấc và thường xuyên được lau chùi sạch sẽ.

An toàn PCCC cho nhà dạng ống: Trước khi rót thêm dầu vào bếp phải tắt lửa, tuyệt đối không dùng xăng hoặc xăng pha dầu, nhớt để đun bếp dầu. Khi đun phải có người trông coi; trước khi đi ra khỏi nhà và trước khi đi ngủ phải kiểm tra nơi đun nấu, nơi thờ cúng, tắt các thiết bị điện không cần thiết; không lắp lồng sắt, lưới sắt ở lan can nhà cao tầng. Trường hợp đã lắp thì có cửa chốt trong và không được khoá.

An toàn PCCC cho nhà dạng ống: Chuẩn bị sẵn thang, thang dây để thoát nạn khi cháy xảy ra. Nếu cửa có nhiều khoá nên sử dụng các loại khoá kiểu chìa khác nhau để dễ phân biệt khi mở và quy định nơi để chìa khoá dễ thấy, dễ lấy.

Nhà có trẻ nhỏ, người già, người tàn tật thì phải có biện pháp thoát nạn, cứu người phù hợp và không được khoá cửa phòng của những người nêu trên; chuẩn bị sẵn dụng cụ phá dỡ để tạo lối thoát nạn; mỗi gia đình nên có dự kiến các tình huống thoát nạn khi có cháy xảy ra.

An toàn PCCC cho nhà dạng ống: Trang bị dụng cụ trữ nước, xô thùng xách nước để vừa phục vụ sinh hoạt, vừa phục vụ chữa cháy, trang bị bình chữa cháy và mọi người trong gia đình phải học tập để sử dụng thành thạo các dụng cụ chữa cháy đã được trang bị.

Các bộ phận của bình chữa cháy

An toàn PCCC cho nhà dạng ống: Khi không may xảy ra cháy, nổ, người dân cần thực hiện các kỹ năng cơ bản dưới đây:

Không hoảng sợ, hãy bình tĩnh suy xét là yếu tố quan trọng nhất.

La to hoặc ấn chuông báo cháy để thông báo cho mọi người biết là có cháy xảy ra.

Ngắt điện, hoặc báo cho chi nhánh điện lực để cắt điện tại khu vực xảy ra cháy, nổ.

Nếu đám cháy còn nhỏ, mới phát sinh thì nhanh chóng sử dụng các phương tiện chữa cháy tại chỗ như: bình chữa cháy, nước, cát, chăn nhúng nước để dập tắt đám cháy.

An toàn PCCC cho nhà dạng ống: Trong trường hợp không xử lý được đám cháy phải nhanh chóng thoát ra, bằng cách dùng khăn, vải, chăn màn thấm nước bịt kín mắt, mũi, miệng và bò sát mặt đất để thoát ra ngoài. Đóng cửa phòng bị cháy lại để ngăn khói và nguồn nhiệt thoát ra ngoài hạn chế không cho gió thổi vào tạo nguồn oxi gay cháy lan, cháy lớn.

an toan PCCC

An toàn PCCC cho nhà dạng ống: Gọi ngay cho lực lượng Cảnh sát PCCC chuyên nghiệp qua số điện thoại 114.

Lê Minh Tuấn

LIÊN HỆ PCCC BMC

Văn phòng

Tầng 11, Tòa nhà VEAM
Phú Thượng, Tây Hồ, Hà Nội


Kết nối với chúng tôi

Call Now Button