Bài viết này sẽ giới thiệu một số công nghệ PCCC thông dụng và hiện đại nhất hiện nay trên thế giới theo chuyên gia của Phòng cháy 3s, hy vọng có thể giúp các chủ đầu tư công trình lựa chọn hệ thống PCCC phù hợp.
Trước khi tìm hiểu về các giải pháp chữa cháy, chúng ta cần phải hiểu một đám cháy được hình thành như thế nào, cũng như là nguyên lý chữa cháy và cấu tạo của hệ thống PCCC. Một đám cháy xảy ra cần có ba yếu tố: ôxy, nguồn nhiệt và chất dẫn cháy (như giấy, báo, gỗ). Và để dập tắt một đám cháy, chúng ta cần “tiêu diệt” một hoặc cả ba yếu tố trên.
Một hệ thống PCCC cơ bản cần phải có hệ thống báo cháy và hệ thống khắc phục đám cháy.
1 – Báo cháy (Detection)
Nếu như trước đây, chúng ta chỉ quen thuộc với hình thức báo cháy là chuông báo, thì giờ đây thế giới đã và đang áp dụng hệ thống báo cháy tự động theo địa chỉ (Addressable fire alarm system) – hệ thống tiên tiến nhất hiện nay.
Khác với hệ thống báo cháy thông thường chỉ có khả năng cảnh báo cháy cho một khu vực rộng, hệ thống báo cháy địa chỉ có thể giao tiếp với hệ thống quản lý tòa nhà thông minh (IBMS), hệ thống âm thanh PA, hệ thống thang máy để cảnh báo trên phạm vi rộng hơn và sử dụng nhiều hình thức khác nhau để cảnh báo cho người trong tòa nhà.
Hiện nay, tại Việt Nam, các chủ đầu tư công trình có thể tiếp cận với thiết bị này, ngoài ra có một số hệ thống PCCC có một điểm đặc biệt khác đầu báo thông thường đó là đầu báo đa năng có thể cảm ứng cả nhiệt lẫn khói. Hơn thế, địa chỉ của từng đầu đọc được đặt ở đế và được lắp đặt ngay trong quá trình thi công. Vậy nên, khi công trình hoàn thành, việc lắp đặt các đầu báo sẽ không xảy ra sai sót, khiến tiến độ nhanh hơn và tiết kiệm chi phí hơn.
2 – Hệ thống chữa cháy
Hệ thống chữa cháy được chia làm ba loại: một là sử dụng nước, hai là sử dụng bọt và ba là sử dụng khí.
Hệ thống sử dụng nước
Hệ thống chữa cháy bằng nước quen thuộc nhất là hệ thống sprinkler. Hệ thống này có ưu điểm là lắp đặt nhanh, không tốn nhiều chi phí, nhưng thường chỉ là phương pháp chữa cháy tạm thời, không phù hợp để dập các đám cháy lớn.
Để khắc phục nhược điểm trên, một số nhà sản xuất thiết bị PCCC đã phát triển công nghệ mới nhất trong chữa cháy sử dụng nước là công nghệ phun sương. Hệ thống chữa cháy phun sương có thể kiểm soát, ngăn chặn và dập tắt đám cháy hiệu quả bằng cách phun sương ở tốc độ cao, tạo ra các hạt sương với kích thước cực nhỏ (50-120µm) khi đi qua đầu phun, nhanh chóng bao trùm vào đám cháy cũng như làm mát khu vực xung quanh. Trong buổi hội thảo giới thiệu giải pháp và đào tạo chuyên môn PCCC cũng đã hé lộ phát minh mang tính đột phá mang tên Aquamist – công nghệ chữa cháy phun sương hiện đại nhất hiện nay trên thế giới.
Aquamist là một hệ thống phun sương với ba kích cỡ hạt khác nhau. Loại hạt thứ nhất – là hạt nhỏ nhất có tốc độ phát tán cực kỳ nhanh để làm giảm nhiệt độ trong đám cháy nhanh hơn. Loại hạt thứ hai với kích thước trung bình, có tác dụng bao trùm lấy các đồ vật nhằm cách ly các vật này khỏi vùng cháy, tránh cho đám cháy lan rộng. Loại hạt thứ ba, cũng là hạt có kích thước lớn nhất nên không bị bay hơi quá nhanh, sẽ giúp hỗ trợ loại hạt đầu tiên lan tỏa trong đám cháy.
Hệ thống sử dụng bọt
Với các đám cháy hình thành từ chất dẫn là xăng dầu, thì nước không có tác dụng dập được lửa. Khi đó người ta phải sử dụng hệ thống bằng chữa cháy bằng bọt. Hệ thống chữa cháy bằng bọt (foam), khi được kích hoạt, sẽ phun ra một loại bọt bao phủ lên trên bề mặt xăng dầu, tách chất lỏng dễ cháy ra khỏi không khí và lửa, nhờ đó ngọn lửa bị dập tắt.
Tuy nhiên, khi nén bình đựng bọt, áp suất cao trong bình có thể tiềm ẩn nhiều nguy hiểm, dễ gây cháy nổ. Vì vậy, một số bình chữa cháy bọt sử dụng áp suất bên ngoài thay vì trong bình, nhờ đó tăng cường sự an toàn cho người sử dụng. Đây chính là một trong những cải tiến đáng kể nhất trong chữa cháy bằng bọt.
Hệ thống sử dụng khí
Hệ thống chữa cháy tự động bằng khí được sử dụng để chữa cháy các khu vực trung tâm điều khiển điện, tự động, viễn thông hoặc các khu vực mà hệ thống chữa cháy bằng nước, bọt, bột không phù hợp vì có thể gây ra hỏng hóc nghiêm trọng cho máy móc.
Hệ thống PCCC sử dụng khí thông dụng nhất là khí C02, tuy nhiên nó chỉ có thể sử dụng trong môi trường kín và không có mặt con người, do khí này gây tổn hại nghiêm trọng tới hệ hô hấp và có thể dẫn tới tử vong. Để khắc phục điều này, Tyco đã phát minh hỗn hợp khí trơ bao gồm nitơ, cacbon dioxit và agon. Hệ thống này khắc phục đám cháy bằng cách sử dụng nguyên lý giảm nồng độ ôxy xuống 12%. Ở nồng độ này, con người vẫn có thể hô hấp bình thường, trong khi đó lại giảm đủ oxy để hạn chế đám cháy.
Tóm lại, một hệ thống PCCC cần có hệ thống báo cháy và hệ thống khắc phục đám cháy (sử dụng nước hoặc bọt hoặc khí hoặc kết hợp cả ba). Mỗi hệ thống lại phù hợp với tính chất khác nhau của đám cháy, cũng như đặc thù từng công trình. CĐT nên coi trọng công tác này, cũng như nên tham khảo ý kiến chuyên gia trong quá trình thiết kế và lựa chọn giải pháp cho công trình của mình