Lý Do Nên Thi Công PCCC Cùng Thời Gian Xây Dựng

Khi thực hiện thi công hệ thống PCCC (Phòng Cháy Chữa Cháy), việc tích hợp quá trình này cùng thời gian xây dựng có nhiều lợi ích quan trọng mà các chủ đầu tư và nhà thầu cần lưu ý. Trong bài viết này, cùng PCCC Bảo Minh tìm hiểu về tầm quan trọng của việc thi công PCCC đồng thời với quá trình xây dựng và lý do tại sao nên thực hiện điều này.

4 LÝ DO CHÍNH

1. Tính an toàn và bảo vệ

Việc thi công PCCC cùng thời gian xây dựng đảm bảo tính an toàn và bảo vệ cho công trình. Hệ thống PCCC chính là lớp bảo vệ đầu tiên trước nguy cơ cháy nổ, và việc thi công đồng thời với xây dựng giúp đảm bảo rằng công trình sẽ được bảo vệ ngay từ giai đoạn đầu.

2. Tiết kiệm chi phí và thời gian

Thi công PCCC cùng thời gian xây dựng giúp tiết kiệm chi phí và thời gian cho dự án. Việc tích hợp quá trình này sẽ giảm thiểu sự cố và tránh được việc phải điều chỉnh hoặc can thiệp sau này, từ đó giúp tiết kiệm chi phí và thời gian cho dự án.

3. Nâng cao chất lượng công trình

Việc thi công PCCC cùng thời gian xây dựng giúp nâng cao chất lượng của công trình. Bằng việc tích hợp hệ thống PCCC vào quy trình xây dựng từ đầu, bạn đảm bảo rằng công trình sẽ đáp ứng được các tiêu chuẩn an toàn và chất lượng, từ đó tăng cường giá trị và độ bền cho công trình.

4. Tuân thủ theo quy định pháp luật

Thi công PCCC cùng thời gian xây dựng giúp đảm bảo tuân thủ theo quy định pháp luật về an toàn phòng cháy chữa cháy. Việc có hệ thống PCCC hoàn chỉnh và đúng quy chuẩn từ giai đoạn đầu sẽ giúp tránh được rủi ro phạt và xử lý sau này.

KẾT LUẬN

Việc này không chỉ mang lại lợi ích về an toàn, tiết kiệm chi phí và thời gian, nâng cao chất lượng công trình mà còn giúp đảm bảo tuân thủ theo quy định pháp luật. Đây là một phương pháp hiệu quả và cần thiết mà các chủ đầu tư và nhà thầu cần xem xét và áp dụng trong các dự án xây dựng.

Đơn vị thi công PCCC chuyên nghiệp, uy tín tại Hà Nội

  • Thông tin công ty:
  • Công ty TNHH Xây dựng và Phòng cháy Bảo Minh
  • Văn phòng: tầng 11 tòa nhà Veam, Võ Chí Công, Tây Hồ, Hà Nội
  • +84-0775888114 | +84-913168088
  • phongchaybmc@gmail.com
  • www.phongchaybmc.com

Liên hệ tư vấn: 0775888114

Xây Dựng Khách Sạn Cần Trang Bị Phòng Cháy Chữa Cháy Thế Nào

Kinh doanh khách sạn là một trong những ngành dịch vụ đặc thù, bên cạnh việc làm ra lợi nhuận thì việc phải thực hiện nghiêm những quy định PCCC và thoát nạn là yêu cầu bắt buộc. Nếu bạn đang có ý định đầu tư xây dựng khách sạn mà chưa nắm được các quy định về phòng cháy và chữa cháy (PCCC) như việc bắt đầu từ đâu, triển khai như thế nào, bài viết dưới đây PCCC Bảo Minh sẽ giúp bạn tìm hiểu kiến thức và các bước hoàn thiện hồ sơ thẩm duyệt, nghiệm thu về PCCC, góp phần giảm bớt rủi ro, thiệt hại không đáng có về kinh tế, công sức, thời gian khi phải tổ chức khắc phục các vi phạm, tồn tại về PCCC.

Phần 1: Giai Đoạn Chuẩn Bị

Tùy theo tổng mức đầu tư, quy mô của khách sạn dự kiến đầu tư mà bạn cần tìm hiểu và tuân thủ theo quy định của Luật PCCC, Nghị định số 136/2020/NĐ-CP và các quy định của quy chuẩn, tiêu chuẩn hiện hành, tuy nhiên về cơ bản bạn cần biết và thực hiện một số nội dung sau:

1. Trách nhiệm của chủ đầu tư

Trước hết là quy định của pháp luật về trách nhiệm của chủ đầu tư đối với công tác PCCC, nội dung này được quy định cụ thể tại khoản 1 Điều 14 Nghị định số 136/2020/NĐ-CP. Trường hợp vi phạm sẽ bị cơ quan quản lý nhà nước xử lý theo quy định tại Nghị định số 167/2013/NĐ-CP và Điều 17 Nghị định số 136/2020/NĐ-CP, theo đó bạn cần lưu ý:

– Lập hồ sơ thiết kế cho khách sạn bảo đảm theo quy định tại Điều 11 Nghị định số 136/2020/NĐ-CP và phù hợp với quy hoạch được phê duyệt. Đối với công trình thuộc diện thẩm duyệt thiết kế về PCCC thì chỉ tiến hành thi công, xây dựng khi hồ sơ thiết kế công trình đã được cơ quan Cảnh sát PCCC&CNCH theo thẩm quyền thẩm duyệt thiết kế về PCCC;

Tổ chức thi công, kiểm tra, giám sát thi công theo đúng thiết kế về PCCC đã được phê duyệt. Đối với công trình thuộc diện thẩm duyệt, trong quá trình thi công nếu có sự thay đổi, điều chỉnh về thiết kế và thiết bị PCCC ảnh hưởng đến các điều kiện an toàn PCCC thì phải lập thiết kế bổ sung để được thẩm duyệt điều chỉnh trước khi thi công;

– Bảo đảm an toàn PCCC trong suốt quá trình thi công;

– Tổ chức nghiệm thu về PCCC cho công trình trước khi đưa công trình vào sử dụng. Chịu trách nhiệm về kết quả nghiệm thu;

– Cung cấp hồ sơ thẩm duyệt thiết kế, nghiệm thu về PCCC của công trình cho đơn vị quản lý, vận hành và xuất trình khi có yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.

Khi chủ đầu tư không thực hiện các nội dung trên, cơ quan quản lý nhà nước về PCCC sẽ xử phạt vi phạm hành chính đối với các hành vi vi phạm quy định về PCCC trong đầu tư xây dựng theo quy định tại Điều 36 Nghị định số 167/2013/NĐ-CP (phạt đến 40 triệu đồng với lỗi tổ chức thi công, xây dựng công trình thuộc diện phải thẩm duyệt thiết kế về PCCC mà chưa có giấy chứng nhận thẩm duyệt; phạt đến 80 triệu đồng đối với hành vi đưa nhà, công trình vào sử dụng khi chưa tổ chức kiểm tra kết quả nghiệm thu về PCCC, đồng thời bị yêu cầu buộc phải tổ chức khắc phục). Trường hợp không tổ chức khắc phục và vẫn tiếp diễn hành vi vi phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định về PCCC thì công trình sẽ bị tạm đình chỉ, đình chỉ hoạt động, thông báo công khai trên trang thông tin điện tử, phương tiện truyền thông theo quy định tại Điều 17 Nghị định số 136/2020/NĐ-CP ngày 24/11/2020; xem xét, chuyển vụ việc vi phạm tới cơ quan Cảnh sát điều tra để giải quyết theo quy định theo khoản 4 Điều 313 Bộ Luật Hình sự.

2. Xác định công trình phải thực hiện thẩm duyệt thiết kế về PCCC hay không?

Cùng với việc thực hiện các quy định của pháp luật về đất đai, quy hoạch, cấp phép xây dựng thì bạn cũng phải xác định xem công trình của mình có phải thực hiện thủ tục thẩm duyệt thiết kế về PCCC hay không để tổ chức thực hiện bằng cách căn cứ vào số tầng, khối tích của công trình, đối chiếu với mục khách sạn tại điểm 7, Phụ lục V, Nghị định số 136/2020/NĐ-CP (hoặc mục nhà hỗn hợp tại điểm 2, Phụ lục V khi công trình có mục đích sử dụng vừa để ở vừa kinh doanh khách sạn với phần diện tích kinh doanh chiếm từ trên 30% tổng diện tích sàn);

– Khi công trình không thuộc diện thì không phải thực hiện thủ tục thẩm duyệt, kiểm tra kết quả nghiệm thu về PCCC. Tuy nhiên vẫn phải thiết kế và thi công đáp ứng đầy đủ các yêu cầu kỹ thuật tương ứng với quy mô công trình được quy định tại các quy chuẩn, tiêu chuẩn hiện hành về PCCC;

– Khi công trình thuộc diện thẩm duyệt thiết kế về PCCC (có chiều cao từ 7 tầng trở lên hoặc khối tích từ 5000 m3 trở lên), chủ đầu tư cần lập hồ sơ bảo đảm theo quy định tại điểm d, khoản 4, Điều 13 Nghị định số 136/2020/NĐ-CP gửi cơ quan Cảnh sát PCCC&CNCH theo thẩm quyền (quy định tại khoản 12, Điều 13 Nghị định số 136/2020/NĐ-CP) để thẩm duyệt và cấp Giấy chứng nhận thẩm duyệt thiết kế về PCCC cho công trình trước khi triển khai thi công;

– Lưu ý về tính số tầng, khối tích, chiều cao để xác định đối tượng, thẩm quyền thực hiện thẩm duyệt:

+ Số tầng nhà gồm toàn bộ các tầng trên mặt đất (kể cả tầng kỹ thuật, tầng tum) và tầng bán/nửa hầm, không bao gồm tầng áp mái. Đối với công trình có các cao độ mặt đất khác nhau thì số tầng nhà tính theo cao độ mặt đất thấp nhất theo quy hoạch được duyệt. Tầng tum không tính vào số tầng nhà của công trình khi chỉ có chức năng sử dụng để bao che lồng cầu thang bộ/giếng thang máy và che chắn các thiết bị kỹ thuật của công trình (nếu có), có diện tích mái tum không vượt quá 30 % diện tích sàn mái; Tầng lửng không tính vào số tầng của công trình khi chỉ bố trí sử dụng làm khu kỹ thuật (ví dụ: sàn kỹ thuật đáy bể bơi, sàn đặt máy phát điện hoặc các thiết bị công trình khác), có diện tích sàn xây dựng không vượt quá 10% diện tích sàn xây dựng của tầng ngay bên dưới.

+ Chiều cao công trình để xác định đối tượng, thẩm quyền thẩm duyệt là chiều cao PCCC, được xác định bằng khoảng cách từ mặt đường thấp nhất cho xe chữa cháy tiếp cận tới mép dưới của lỗ cửa (cửa sổ) mở trên tường ngoài của tầng trên cùng, không kể tầng kỹ thuật trên cùng. Khi không có lỗ cửa (cửa sổ), thì chiều cao PCCC được xác định bằng một nửa tổng khoảng cách tính từ mặt đường cho xe chữa cháy tiếp cận đến mặt sàn và đến trần của tầng trên cùng; Trong trường hợp mái nhà được khai thác sử dụng thì chiều cao PCCC của nhà được xác định bằng khoảng cách lớn nhất từ mặt đường cho xe chữa cháy tiếp cận đến mép trên của tường chắn mái (Điều 1.4.8 của QCVN 06:2021/BXD);

+ Tổng khối tích dự án, công trình để xác định đối tượng thẩm duyệt là tổng khối tích các hạng mục trong khuôn viên của dự án, công trình đó, không bao gồm các hạng mục phụ trợ không có nguy hiểm về cháy, nổ, được bố trí độc lập và bảo đảm khoảng cách an toàn PCCC đến các hạng mục xung quanh (nhà bảo vệ, nhà vệ sinh công cộng, trạm bơm nước thải…).

3. Thiết kế về PCCC cho công trình

Công trình phải được thiết kế bảo đảm theo các quy chuẩn, tiêu chuẩn, quy định về PCCC hiện hành, trong đó:

a) Một số quy chuẩn, tiêu chuẩn áp dụng

– Về quy mô, kiến trúc, các hệ thống kỹ thuật có liên quan đến PCCC của công trình (an toàn cháy) thực hiện theo QCVN 06:2021/BXD, QCVN 13:2018/BXD (nếu trong công trình có bố trí gara ô tô), và tham khảo TCVN 4391:2015, TCVN 5065:1990… Riêng đối với các công trình có chiều cao trên 150 m hoặc có từ 4 tầng hầm trở lên thì ngoài việc thực hiện theo QCVN 06:2021/BXD còn phải bổ sung các yêu cầu kỹ thuật và giải pháp về tổ chức, kỹ thuật phù hợp với đặc điểm công trình trên cơ sở tài liệu chuẩn hiện hành được phép áp dụng theo quy định tại Điều 1.1.10 QCVN 06:2021/BXD;

– Về trang bị phương tiện, hệ thống PCCC thực hiện theo TCVN 3890:2009;

– Về yêu cầu kỹ thuật của từng hệ thống: Hệ thống chữa cháy Sprinkler đáp ứng TCVN 7336:2003; hệ thống báo cháy tự động đáp ứng TCVN 5738:2001, TCVN 7568-14:2015 ISO 7240-14:2013; Trạm bơm nước chữa cháy với nhà cao 10 tầng trở lên hoặc có tổng diện tích sàn 18.000 m2 trở lên thực hiện theo QCVN 02:2020/BCA; hệ thống hút khói đáp ứng Phụ lục D QCVN 06:2021/BXD và TCVN 5687:2010; hệ thống cấp gas (LPG) bằng giàn chai chứa đáp ứng QCVN 10:2012/BCT; TCVN 7441:2004 …;

– Trường hợp sử dụng tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn nước ngoài về PCCC để thiết kế phải được Bộ Công an chấp thuận theo quy định tại khoản 4 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy số 40/2013/QH13.

b) Bậc chịu lửa, quy mô của công trình

– Theo quy định tại Bảng 4 QCVN 06:2021/BXD, bậc chịu lửa của nhà, công trình được phân làm 5 loại tương ứng với giới hạn chịu lửa của các kết cấu chính (bộ phận chịu lực, tường ngoài không chịu lực, sàn, mái, kết cấu buồng thang bộ). Thông thường các nhà, công trình xây dựng với các kết cấu chính bằng bê tông cốt thép sẽ được xếp loại chịu lửa bậc I hoặc II; bằng thép không bọc bảo vệ được xếp loại chịu lửa bậc IV, bằng gỗ chưa qua xử lý chống cháy sẽ được xếp loại chịu lửa bậc V. Đối với khách sạn có chiều cao PCCC từ trên 50m trở lên đến 150m, các bộ phận của nhà phải bảo đảm giới hạn chịu lửa theo quy định tại bảng A1 QCVN 06:2021/BXD;

– Số tầng cao được phép xây dựng và diện tích khoang cháy của một tầng sẽ tương ứng với bậc chịu lửa, giới hạn chịu lửa của các cấu kiện (quy định tại Mục H2, Phụ lục H; Mục A2, Phụ lục A QCVN 06:2021/BXD). Theo đó nếu công trình có bậc chịu lửa IV hoặc V thì chỉ được phép xây dựng không quá 2 tầng; có bậc chịu lửa I và các cấu kiện của nhà đáp ứng được quy định tại bảng A1 thì được xây dựng có chiều cao PCCC đến 150 m, diện tích khoang cháy của một tầng ở phần nhà có chiều cao dưới 50 m không quá 4.400 m2 (khi công trình trang bị hệ thống chữa cháy tự động), ở phần nhà có chiều cao từ 50 m trở lên không quá 2.200 m2, khu vực gara để xe ngầm không quá 3.000 m2.

c) Bố trí mặt bằng, công năng sử dụng

Thực tế hiện nay với một khách sạn có quy mô vừa và lớn thường có các công năng chính như: Gara ô tô, xe máy; trạm biến áp, máy phát điện; bếp, phòng ăn; hội trường (với nhiều mục đích sử dụng từ tổ chức sự kiện hội họp đến tiệc cưới,…), phòng Gym, bể bơi; quầy bar, cafe, các gian phòng giải trí; phòng ngủ lưu trú….. Khi dự kiến bố trí các công năng này trong khuôn viên khách sạn thì ngoài yếu tố tiện dụng, thẩm mỹ, phải bảo đảm các quy định về PCCC như:

– Gara ô tô không được bố trí quá 5 tầng hầm hoặc quá 9 tầng nổi; Không cho phép bố trí các gian phòng thương mại, quầy hàng, kiốt, sạp hàng … ngay trong các gian phòng lưu giữ ô-tô;

– Khu vực tầng hầm không bố trí các gian phòng có sử dụng hoặc lưu giữ các chất khí và chất lỏng cháy cũng như các vật liệu dễ bắt cháy; Các trạm biến áp chỉ cho phép đặt ở tầng một, tầng nửa hầm và tầng hầm đầu tiên (máy biến áp khô); Trạm bơm cấp nước chữa cháy khi đặt tại tầng hầm thì không đặt quá tầng hầm thứ nhất. Không bố trí các gian phòng có hạng nguy hiểm cháy nổ A, B (như trạm cấp gas (LPG), bồn chứa dầu) bên trong phạm vi của nhà có chiều cao PCCC từ trên 50 m;

– Các gian phòng, khu vực tập trung đông người (hội trường, phòng đa năng, phòng tập thể thao…) phải bố trí tại các tầng thấp để đảm bảo việc thoát nạn nhanh chóng và thuận lợi cho công tác cứu nạn theo quy định Phụ lục H QCVN 06:2021/BXD (khi công trình có bậc chịu lửa I, II được bố trí không quá tầng 14 với các gian phòng đến 300 chỗ; không quá tầng 3 với các gian phòng nhiều hơn 600 chỗ …). Ngoài ra đối với các công trình có chiều cao từ trên 50m phải bảo đảm quy định tại mục A2 Phụ lục A QCVN 06:2021/BXD như: các gian phòng công cộng đặt ở chiều cao PCCC trên 50 m thì số chỗ ngồi cố định không được vượt quá 100; mái nhà được sử dụng để bố trí các quán ăn, quán giải khát, hoặc các diện tích dùng cho ngắm cảnh, dạo chơi, trong đó có số người cùng một lúc, vượt quá 50 người thì khu vực đó phải có không ít hơn 2 lối ra thoát nạn; Các gian phòng có người khuyết tật sinh hoạt thường xuyên không được đặt cao hơn tầng 2, nếu có người khuyết tật dùng xe lăn thì không được đặt cao hơn tầng 1…;

– Khi công trình có từ 2 tầng hầm trở lên hoặc cao trên 10 tầng phải bố trí phòng trực điều khiển chống cháy đáp ứng một số tiêu chí như: diện tích không nhỏ hơn 6 m2, có lối thoát nạn trực tiếp ra ngoài (do đó phải được bố trí tại tầng 1 (tầng trệt)); có bảng theo dõi, điều khiển các thiết bị chữa cháy, khống chế khói, …; Chiều cao PCCC từ trên 50 m trở lên phải có phòng bảo quản các phương tiện chữa cháy tại chỗ bố trí ở tầng dưới của mỗi khoang cháy theo chiều cao…;

– Ngoài thang máy chở người và thang máy chở hàng thì tại các khách sạn có chiều cao PCCC lớn hơn 28 m, hoặc có chiều sâu của sàn tầng hầm dưới cùng (tính đến cao độ của lối ra thoát nạn ra ngoài) lớn hơn 9 m hoặc nhà có gara ô tô ngầm nhiều hơn 2 tầng hầm phải có tối thiểu một thang máy chữa cháy cho mỗi khoang cháy đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật theo quy định tại Điều 6.13 QCVN 06:2021/BXD và TCVN 6396-72:2010 (EN 81-72:2003), trong đó lưu ý: không được sử dụng các thang máy chủ yếu để vận chuyển hàng hóa để làm thang máy chữa cháy; Ở điều kiện bình thường, thang máy chữa cháy vẫn được sử dụng để chở người; Trước lối vào thang máy phải đi qua 1 sảnh đệm có diện tích tối thiểu 4 m2, được bao bọc bằng vách ngăn cháy loại 1, được tăng áp và lắp đặt họng chờ cấp nước DN 65 dành cho lực lượng chữa cháy chuyên nghiệp; thang máy phải đặt trong các giếng thang riêng (không chung với các loại thang máy khác) với kết cấu bao bọc có giới hạn chịu lửa không nhỏ hơn REI 120, có tốc độ di chuyển không được nhỏ hơn H/60 (m/s), trong đó H là chiều cao nâng (m); có số lượng được tính toán đủ để khoảng cách từ vị trí các thang máy đó đến một điểm bất kỳ trên mặt bằng tầng mà nó phục vụ không vượt quá 60 m (không quá 45m với nhà có chiều cao PCCC từ trên 50m);

      Hình 2: Bố trí thang máy chữa cháy

– Khách sạn có chiều cao PCCC trên 100 m phải bố trí tầng lánh nạn, gian lánh nạn bảo đảm các yêu cầu kỹ thuật theo quy định tại Điều A3.2 QCVN 06:2021/BXD.

d) Lối ra thoát nạn

Quá trình xem xét công năng sử dụng tại các khu vực trong khách sạn cần kết hợp với việc tính toán bố trí đường, lối ra thoát nạn cho từng gian phòng, từng tầng và toàn bộ công trình để đáp ứng các quy định tại Mục 3 và Mục A2 QCVN 06:2021/BXD (đối với khu vực gara ô tô đáp ứng quy định tại Điều 2.2.1.14 QCVN 13:2018/BXD). Theo đó tại tất cả các tầng nhà, công trình phải có không ít hơn 2 lối ra thoát nạn, bố trí phân tán để cho người trong tòa nhà, công trình có thể di chuyển ra ngoài trực tiếp hoặc qua hành lang, tiền sảnh, buồng thang bộ, trong đó lưu ý:


Hình 3: Lối ra thoát nạn từ tầng bất kỳ trừ tầng 1

– Đối với tầng kỹ thuật có diện tích tới 300 m2 cho phép bố trí một lối ra thoát nạn; tầng hầm, tầng nửa hầm cho phép có một lối ra thoát nạn khi có diện tích đến 300 m2 hoặc dùng cho không quá 15 người có mặt đồng thời; Đối với khu vực gara ô tô (trừ gara ô-tô cơ khí) tại mỗi tầng của một khoang cháy phải có không ít hơn hai lối thoát nạn (bố trí phân tán dẫn trực tiếp ra bên ngoài hoặc vào buồng thang bộ, cho phép một trong các lối thoát hiểm bố trí trên đường dốc cách ly); Thang bộ phục vụ cho tầng hầm và tầng nổi phải bảo đảm ngăn cách, tách biệt;

– Khi nhà chiều cao PCCC đến 28m cho phép đi qua cầu thang bộ loại 3 (cầu thang bên ngoài nhà, để hở) hoặc qua hành lang bên (hành lang mà ở một phía có thông gió với bên ngoài, không bị chắn liên tục theo chiều dài, với chiều cao thông thủy tính từ đỉnh của tường chắn ở mép hành lang lên phía trên không nhỏ hơn 1,2 m) vào cầu thang bộ loại 2 (cầu thang bên trong nhà, để hở). Ngoài ra đối với các nhà có chiều cao đến 21m (không quá 15 m thì diện tích mỗi tầng không được lớn hơn 300 m2; chiều cao từ trên 15 m đến 21 m thì diện tích mỗi tầng không được lớn hơn 200 m2 và toàn bộ nhà được bảo vệ bằng hệ thống chữa cháy tự động) cho phép có một lối ra thoát nạn từ mỗi tầng khi số người trên mỗi tầng (tính theo Bảng G.9, Phụ lục G, QCVN 06:2021/BXD) không vượt quá 20 người và khi lối thoát nạn đi vào buồng thang bộ không nhiễm khói có cửa đi ngăn cháy đạt giới hạn chịu lửa tối thiểu 30 phút.


Hình 4: Lối ra thoát nạn từ tầng bất kỳ trừ tầng 1 (vào hành lang bên của nhà có chiều cao PCCC dưới 28 m dẫn trực tiếp vào cầu thang bộ loại 2)

– Khi chiều cao PCCC trên 28m phải bố trí các buồng thang bộ không nhiễm khói (N1 – có lối vào buồng thang từ mỗi tầng đi qua một khoảng đệm không nhiễm khói được thực hiện bằng giải pháp thông gió tự nhiên phù hợp; N2 – có áp suất không khí dương trong buồng thang khi có cháy; N3 – có lối vào buồng thang từ mỗi tầng đi qua khoang đệm có áp suất không khí dương (áp suất không khí dương trong khoang đệm là thường xuyên hoặc khi có cháy);

– Đường thoát nạn, hành lang, buồng thang bộ phải bảo đảm các yêu cầu về chiều rộng, chiều cao thông thủy; khoảng cách thoát nạn; kết cấu, vật liệu bao che và tạo ra chúng… Khi chiều cao nhà từ trên 50m ngoài bảo đảm các yêu cầu trên thì phải đáp ứng được các quy định tại mục Mục A2 QCVN 06:2021/BXD;

– Ngoài ra phải bố trí lối ra mái trực tiếp từ các buồng thang bộ hoặc đi qua tầng áp mái, hoặc đi theo cầu thang bộ loại 3, hoặc đi theo thang chữa cháy ngoài nhà bảo đảm số lượng theo Điều 6.6 QCVN 06:2021/BXD khi nhà có chiều cao PCCC lớn hơn hoặc bằng 10 m tính đến diềm mái hoặc mép trên của tường ngoài (tường chắn).

– Khi cần tìm hiểu thêm về lối ra thoát nạn, tham khảo bài viết: Lối và đường thoát nạn: Khái niệm và một số yêu cầu theo quy định tại QCVN 06:2021/BXD 

đ) Giao thông phục vụ chữa cháy

– Vị trí dự kiến xây dựng, quy hoạch đường giao thông nội bộ trong khuôn viên khách sạn phải bảo đảm theo quy định tại Điều 6.2 đến Điều 6.5 QCVN 06:2021/BXD. Trong đó cần lưu ý:

– Bảo đảm đường cho xe chữa cháy tiếp cận được đến nhà, công trình. Khi có chiều cao PCCC ≤15 m, cho phép tiếp cận đến điểm bất kỳ trên hình chiếu bằng của nhà không lớn hơn 60 m. Chiều rộng thông thủy của mặt đường cho xe chữa cháy không được nhỏ hơn 3,5 m, chiều cao thông thủy không được nhỏ hơn 4,5 m;

– Tùy theo chiều cao công trình, bố trí bãi đỗ xe chữa cháy có kích thước rộng, dài tối thiểu (6 m x 15 m) và lối vào từ trên cao trên mặt tường ngoài nhà đối diện bãi đỗ (khách sạn có chiều cao PCCC lớn hơn 28m hoặc có chiều cao lớn hơn 15m nhưng nhỏ hơn 28m và trên mỗi tầng có quá 50 người, khoảng cách từ đường cho xe chữa cháy đến họng tiếp nước vào nhà lớn hơn 18m thì phải thực hiện).

Hình 5: Mô tả tổng thể giải pháp bố trí đường, bãi đỗ cho xe chữa cháy

e) Khoảng cách an toàn PCCC

– Phải bảo đảm khoảng cách an toàn PCCC đến các công trình dân dụng xung quanh theo quy định tại Bảng E1, E2 thuộc Phụ lục E QCVN 06:2021/BXD. Quá trình xem xét khoảng cách an toàn PCCC cần kết hợp với lựa chọn loại vật liệu bề mặt tường ngoài của nhà (hầu hết thiết kế hiện nay là tường ngoài không chịu lực) để vừa đáp ứng được yếu tố thẩm mỹ nhưng cũng phải bảo đảm giới hạn chịu lửa theo quy định tại Bảng 4 và Bảng A1 QCVN 06:2021/BXD;

– Đối với công trình có bố trí trạm cấp LPG (gas) bằng giàn chai chứa thì phải bảo đảm khoảng cách an toàn từ công trình đến trạm (tối thiểu 1 m khi trạm có trữ lượng dưới 400 kg; tối thiểu 3 m khi trạm có trữ lượng từ 400 kg đến 1000 kg).

f) Giải pháp ngăn cháy, chống cháy lan

Bảo đảm chống lan truyền cháy bằng tổ hợp các giải pháp ngăn cháy lan theo chiều ngang và chiều đứng quy định tại Mục 3, Mục 4 và Mục A2 QCVN 06:2021/BXD (khu vực gara ô tô bảo đảm quy định tại QCVN 13:2018/BXD). Trong đó lưu ý:

– Các phần nhà và gian phòng thuộc nhóm nguy hiểm cháy theo công năng khác nhau phải được ngăn cách với nhau bằng kết cấu ngăn cháy; các giải pháp ngăn cháy lan phải phù hợp với nhóm nguy hiểm cháy theo công năng tương ứng;

– Cửa các phòng kỹ thuật, cửa buồng thang bộ, cửa trên tường ngăn cháy, cửa trên sảnh đệm thang máy chữa cháy, sảnh đệm thang máy dưới hầm, cửa mở ra hành lang phục vụ thoát nạn … phải là các cửa chống cháy có cơ cấu tự động đóng với giới hạn chịu lửa phù hợp;

– Trên đường thoát nạn không sử dụng vật liệu dễ cháy làm trần, trải sàn hay ốp lát tường; Các hành lang trên đường thoát nạn phải được bao bọc bằng bộ phận ngăn cháy phù hợp (bộ phận ngăn cháy bao che hành lang giữa của nhà có bậc chịu lửa I, phải làm bằng vật liệu không cháy với giới hạn chịu lửa ít nhất El 30 và của nhà có bậc chịu lửa II, III, IV phải làm bằng vật liệu không cháy hoặc cháy yếu (Ch1) với giới hạn chịu lửa ít nhất EI 15); Các hành lang dài hơn 60 m phải được phân chia bằng các vách ngăn cháy loại 2 thành các đoạn có chiều dài không được vượt quá 60 m…);

– Các đường ống dẫn khí cháy, chất lỏng cháy không được đi xuyên phía dưới nhà, xuyên qua tường ngăn cháy loại 1, trong buồng thang bộ thoát nạn, hành lang thoát nạn, trên trần treo, trong tầng hầm. Tại các trục kỹ thuật có bố trí ống kỹ thuật, đường cáp đi xuyên qua kết cấu tường, sàn, vách phải được chèn bịt và xử lý chống cháy phù hợp để bảo đảm không làm giảm chỉ tiêu kỹ thuật về cháy của các kết cấu;

– Khi nhà có chiều cao PCCC từ trên 50 m phải bảo đảm thêm các nội dung như: được phân chia thành các khoang cháy theo chiều cao (không lớn hơn 50 m) bằng các tường ngăn cháy và sàn ngăn cháy hoặc bằng các tầng kỹ thuật; mặt đứng phía ngoài nhà qua các sàn ngăn cháy phải có giải pháp bảo đảm chống lan truyền các sản phẩm của đám cháy tại cao trình này bằng cách có thể bố trí mái đua bằng vật liệu không cháy bao quanh chu vi nhà với chiều rộng không nhỏ hơn 1 m tại cao trình của sàn ngăn cháy; Tường trong giữa các phòng ở của khách sạn, tường ngăn cách giữa các phòng với sảnh thông tầng; giữa hành lang với các phòng ở của khách sạn phải bảo đảm giới hạn chịu lửa EI60; Lớp hoàn thiện tường, trần và lớp phủ sàn trên đường thoát nạn (hành lang, tiền sảnh, phòng chờ), cũng như ở các tầng kỹ thuật phải được làm từ vật liệu không cháy …

g) Thiết bị, hệ thống PCCC

Khách sạn phải trang bị thiết bị, hệ thống PCCC bảo đảm theo quy định của tiêu chuẩn TCVN 3890:2009, theo đó:

– Tất cả các khu vực, hạng mục có nguy hiểm về cháy, nổ trong khách sạn kể cả những nơi đã được trang bị hệ thống chữa cháy đều phải trang bị bình chữa cháy. Lưu ý lựa chọn chủng loại bình chữa cháy, chất chữa cháy, vị trí, số lượng bảo đảm theo quy định tại Mục 5 TCVN 3890:2009, TCVN 7435-1:2004;

– Khách sạn cao từ 5 tầng trở lên hoặc khối tích từ 5000 m3 trở lên phải trang bị hệ thống báo cháy tự động. Ngoài ra với nhà cao từ trên 50 m phải là hệ thống báo cháy tự động theo địa chỉ đồng thời phải trang bị bổ sung hệ thống loa truyền thanh và điều khiển thoát nạn. Hệ thống báo cháy tự động phải bảo đảm các yêu cầu kỹ thuật theo TCVN 5738:2001, TCVN 7568-14:2015…;

– Khách sạn cao từ 5 tầng trở lên phải trang bị hệ thống họng nước chữa cháy trong nhà. Hệ thống phải thường xuyên có nước được duy trì ở áp suất bảo đảm yêu cầu chữa cháy. Việc trang bị số họng nước, lưu lượng của mỗi họng và các yêu cầu kỹ thuật khác thực hiện theo Điều 5.2 và Mục A2 (khi có chiều cao PCCC từ trên 50 m) QCVN 06:2021/BXD;

– Khách sạn có chiều cao PCCC từ 25 m phải trang bị hệ thống chữa cháy tự động cho toàn bộ tòa nhà (trừ các khu vực ẩm ướt, cầu thang bộ, khu vực không có nguy hiểm về cháy). Ngoài ra khi bên trong khách sạn (kể cả chiều cao PCCC không đến 25 m) có bố trí các gian phòng gara để xe ô tô ngầm, phòng máy biến áp (điện áp từ 110 kv hoặc công suất 63 MVA), thùng, téc chứa dầu với dung tích từ 3 m3 trở lên thì cũng phải trang bị cho các khu vực này. Tùy theo tính chất nguy hiểm cháy, nổ đặc điểm của từng khu vực để trang bị loại hệ thống cho phù hợp, ví dụ khu vực gara để xe và các công năng chính của khách sạn trang bị hệ thống chữa cháy tự động bằng nước Sprinkler; khu vực phòng máy biến áp, phòng kỹ thuật điện trang bị hệ thống chữa cháy tự động bằng khí; khu vực bồn, téc dầu trang bị hệ thống chữa cháy tự động bằng bọt. Yêu cầu kỹ thuật của hệ thống thiết kế bảo đảm theo Mục 7 TCVN 3890:2009, TCVN 7336:2003, TCVN 7161:2009, Mục A2 QCVN 06:2021/BXD (khi nhà có chiều cao PCCC từ trên 50 m)…;

– Tất cả các khách sạn phải trang bị hệ thống cấp nước chữa cháy ngoài nhà (trừ khách sạn có bậc chịu lửa I, II có khối tích đến 250 m3 bố trí tại các điểm dân cư). Việc tính toán lưu lượng, cột áp, khoảng cách giữa các trụ cấp nước… thực hiện theo Điều 5.1 QCVN 06:2021/BXD, TCVN 6379:1998. Đối với khách sạn nằm trong khu dân cư, đô thị đã bố trí hệ thống cấp nước chữa cháy ngoài nhà bằng trụ bảo đảm khoảng cách, lưu lượng, cột áp theo yêu cầu của công trình thì có thể không cần thiết kế riêng;

– Khách sạn có chiều cao PCCC từ 25 m và có hơn 50 người trên 1 tầng phải trang bị phương tiện cứu người. Việc trang bị loại phương tiện sẽ do cơ quan Cảnh sát PCCC&CNCH quyết định;

– Phương tiện chiếu sáng sự cố và chỉ dẫn thoát nạn được trang bị trên lối thoát nạn của nhà và công trình trong các khu vực sau: ở các chỗ nguy hiểm cho sự di chuyển của người; ở các lối đi và trên các cầu thang bộ dùng để thoát nạn cho người khi số lượng người cần thoát nạn lớn hơn 50 người; ở các vị trí chỉ dẫn cầu thang bộ trong các nhà ở có chiều cao lớn hơn 6 tầng; trong các gian phòng công cộng nếu ở đó khả năng tụ tập đồng thời nhiều hơn 100 người. Yêu cầu kỹ thuật bảo đảm theo Điều 10.1.5, Điều 10.1.6 TCVN 3890:2009;

– Trang bị tối thiểu một bộ dụng cụ phá dỡ thông thường cho nhà và công trình, bố trí tại khu vực thường trực về phòng cháy và chữa cháy;

– Bên trong phòng lưu trú của khách sạn cần trang bị phương tiện bảo hộ chống khói (tối thiểu một người 1 khẩu trang lọc độc, khuyến khích trang bị thêm mặt trùm lọc độc);

– Ngoài ra cần lưu ý tùy theo quy mô, số tầng, chiều cao công trình để bố trí các họng nhận, họng tiếp nước chữa cháy; trữ lượng bể nước chữa cháy và trạm bơm nước chữa cháy cho phù hợp; Khi nhà có từ 2 tầng hầm cần trang bị hệ thống liên lạc khẩn cấp hai chiều giữa phòng trực điều khiển chống cháy tới những khu vực như: phòng đặt trạm bơm cấp nước chữa cháy, phòng máy phát điện và phòng máy thang máy, các phòng lắp đặt thiết bị điều khiển hệ thống kiểm soát chống khói, thang máy chữa cháy, các gian lánh nạn.

h) Giải pháp chống tụ khói

Việc bảo vệ chống khói cho nhà và công trình nhằm để bảo vệ an toàn cho người thoát khỏi nhà khi xảy ra cháy. Hệ thống chống khói phải độc lập cho từng khoang cháy. Việc bảo vệ chống khói cho nhà và công trình bao gồm hút xả khói và cấp không khí vào. Căn cứ quy mô và công năng của khách sạn, thiết kế giải pháp chống tụ khói cho từng khu vực của công trình bảo đảm theo Phụ lục D QCVN 06:2021/BXD (khu vực gara ô tô theo QCVN 13:2018/BXD), TCVN 5687:2010. Trong đó lưu ý:

– Bố trí hệ thống hút khói cho các khu vực như: hành lang và sảnh với các nhà có chiều cao PCCC lớn hơn 28 m; hành lang có chiều dài lớn hơn 15 m của nhà cao từ 6 tầng trở lên; hành lang của tầng hầm, tầng nửa hầm không có thông gió tự nhiên mà hành lang này dẫn vào các khu vực thường xuyên có người; sảnh thông tầng của nhà có chiều cao PCCC lớn hơn 28 m, cũng như từ các sảnh thông tầng có chiều cao PCCC lớn hơn 15 m và từ các hành lang có cửa đi hoặc ban công mở thông với không gian của sảnh thông tầng trên (cho phép không bố trí cho hành lang và sảnh khi các gian phòng có cửa đi vào hành lang hoặc sảnh này đã được thoát khói trực tiếp); các gian phòng không có thông gió tự nhiên với diện tích từ 50 m2 trở lên, thường xuyên hoặc nhất thời tập trung từ 50 người trở lên (cho phép không bố trí khi các gian phòng này được trang bị chữa cháy tự động bằng khí, bột, aerosol hoặc các gian có diện tích đến 200 m2, được trang bị hệ thống chữa cháy tự động bằng bọt hoặc nước); Các gian phòng lưu giữ ô-tô, xe máy của các gara ô-tô, xe máy ngầm và gara ô-tô, xe máy kín trên mặt đất;

– Bố trí hệ thống tăng áp (cung cấp không khí tạo áp suất dương): cho các giếng thang máy của nhà có buồng thang không nhiễm khói và thang máy chữa cháy, buồng thang loại N2, khoang đệm của buồng thang loại N3 (thường ở các nhà có chiều cao PCCC trên 28 m) và khoang đệm trước thang máy trong tầng hầm và tầng nửa hầm…. Lưu lượng không khí vào khoang đệm tại miệng cấp gió phải không nhỏ hơn 1,3 m/s bảo đảm độ dư của áp suất không khí so với môi trường xung quanh không thấp hơn 20Pa và không lớn hơn 50Pa.

i) Nguồn điện cấp cho PCCC, hệ thống chống sét

– Nguồn điện cấp cho hệ thống PCCC và các hệ thống kỹ thuật khác có liên quan đến PCCC phải là nguồn điện ưu tiên (kết nối với ít nhất 2 nguồn điện), tách riêng với hệ thống điện phục vụ kinh doanh, sinh hoạt của nhà. Dây dẫn điện từ bảng điện đầu vào và phân phối đến hệ thống PCCC phải là dây điện, cáp điện có vỏ bọc chống cháy phù hợp theo QCVN 12:2014/BXD và các tiêu chuẩn hiện hành;

– Ngoài ra đối với các khách sạn có chiều cao PCCC từ trên 50 m, điện cấp cho các hệ thống thiết bị kỹ thuật (thang máy chữa cháy; Các thiết bị của hệ thống bảo vệ chống cháy; Hệ thống báo cháy tự động và hướng dẫn thoát nạn; Các thiết bị của hệ thống chữa cháy tự động và cấp nước chữa cháy; Các thiết bị bảo vệ chống cháy cho hệ thống thiết bị kỹ thuật; Các trang thiết bị phục vụ cứu hộ – cứu nạn) phải bảo đảm duy trì sự làm việc của các thiết bị đó trong thời gian không ít hơn 3 giờ kể từ khi có cháy và phải được lấy từ 3 nguồn cấp độc lập;

– Tùy theo quy mô, vị trí địa lý (vùng thường xuyên hoặc ít khi xuất hiện sét) để trang bị loại thiết bị, hệ thống chống sét cho phù hợp để bảo đảm tất cả các hạng mục trong công trình khách sạn được bảo vệ.

4. Thực hiện thủ tục thẩm duyệt thiết kế về PCCC

– Đối với công trình thuộc diện thẩm duyệt về PCCC sau khi thiết kế xong, chủ đầu tư phải lập hồ sơ bảo đảm thành phần theo quy định tại khoản 4, Điều 13 Nghị định số 136/2020/NĐ-CP. Trong đó lưu ý văn bản, giấy tờ trong hồ sơ là bản chính hoặc bản sao có công chứng, chứng thực hoặc bản sao hoặc bản chụp kèm theo bản chính để cán bộ tiếp nhận hồ sơ đối chiếu. Bản vẽ và thuyết minh thiết kế phải có xác nhận của chủ đầu tư. Hồ sơ nếu bằng tiếng nước ngoài thì có bản dịch ra tiếng Việt và chủ đầu tư phải chịu trách nhiệm về nội dung của bản dịch đó, đồng thời khi nộp hồ sơ cần bổ sung tài liệu chứng minh năng lực của đơn vị tư vấn thiết kế về PCCC như: giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ về PCCC, chứng chỉ hành nghề tư vấn thiết kế đối với chủ trì thiết kế;

– Công trình có chiều cao PCCC trên 100 m hoặc có tổng mức đầu tư từ 800 tỷ đồng trở lên (dự án nhóm A) nộp hồ sơ tại Cục Cảnh sát PCCC&CNCH; các công trình còn lại nộp tại Phòng Cảnh sát PCCC&CNCH – Công an cấp tỉnh (hoặc bộ phận hành chính công của tỉnh) nơi công trình dự kiến xây dựng;

– Tùy theo tình hình thực tế tại mỗi đơn vị, địa phương, cơ quan Cảnh sát PCCC&CNCH tổ chức tiếp nhận theo một hay cả ba hình thức (1)Trực tiếp tại Bộ phận Một cửa của cơ quan có thẩm quyền; (2)Trực tuyến tại Cổng Dịch vụ công của cấp có thẩm quyền;(3)Thông qua dịch vụ bưu chính công ích, qua thuê dịch vụ của doanh nghiệp, cá nhân hoặc qua ủy quyền theo quy định của pháp luật;

– Nhận kết quả và nộp phí thẩm duyệt thiết kế về PCCC theo quy định tại Thông tư số 258/2016/TT-BTC ngày 11/11/2016 của Bộ Tài chính.

Phần 2: Giai Đoạn Thực Hiện Xây Dựng Công Trình

Sau khi hoàn thành các thủ tục về đất đai, quy hoạch, PCCC và đủ điều kiện để khởi công xây dựng công trình. Quá trình thi công, nghiệm thu, đưa vào sử dụng khách sạn bạn cần lưu ý một số nội dung có liên quan đến PCCC như sau:

1. Công tác triển khai thi công xây dựng

– Lựa chọn nhà thầu thi công và nhà thầu tư vấn giám sát về PCCC có đủ năng lực (đã được cấp Giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ về PCCC);

– Tổ chức thi công, kiểm tra, giám sát thi công theo đúng thiết kế về PCCC đã được thẩm duyệt. Trường hợp trong quá trình thi công nếu có sự thay đổi, điều chỉnh về thiết kế và thiết bị phòng cháy và chữa cháy ảnh hưởng đến một trong các nội dung quy định tại điểm b hoặc điểm c khoản 5 Điều 13 Nghị định số 136/2020/NĐ-CP thì lập thiết kế bổ sung bảo đảm theo quy định của quy chuẩn, tiêu chuẩn phòng cháy và chữa cháy và phải được thẩm duyệt các nội dung thay đổi, điều chỉnh trước khi thi công;

– Bảo đảm an toàn về PCCC đối với công trình trong suốt quá trình xây dựng đến khi nghiệm thu, bàn giao đưa vào sử dụng. Đối với công trình thuộc diện thẩm duyệt về PCCC, cơ quan Cảnh sát PCCC&CNCH địa phương nơi có công trình xây dựng sẽ tổ chức kiểm tra an toàn PCCC trong quá trình thi công định kỳ một năm một lần (hoặc đột xuất khi có yêu cầu) theo quy định tại Điều 16 Nghị định số 136/2020/NĐ-CP.

– Trước khi mua sắm, đấu thầu và lắp các phương tiện PCCC (được quy định tại Phụ lục VII Nghị định số 136/2020/NĐ-CP như: thiết bị thuộc hệ thống báo cháy, thiết bị thuộc hệ thống chữa cháy, bơm chữa cháy, cửa chống cháy, vách ngăn cháy, kính chống cháy…) vào công trình, bạn phải yêu cầu đơn vị cung cấp, nhà thầu thi công thực hiện kiểm định và cung cấp giấy chứng nhận kiểm định về PCCC, đồng thời kiểm tra việc dán tem kiểm định của một số thiết bị PCCC theo quy định.


Hình 6: Minh họa hệ thống chữa cháy bằng nước (nguồn internet)

2. Công tác nghiệm thu, kiểm tra nghiệm thu về PCCC trước khi đưa vào sử dụng

– Khi khách sạn đã thi công hoàn thiện theo thiết kế, chủ đầu tư phải phối hợp với các đơn vị nhà thầu, tư vấn hoàn thiện bản vẽ hoàn công, các biên bản nghiệm thu nội bộ, hồ sơ hoàn thành công trình để tổ chức nghiệm thu công việc xây dựng, bộ phận, hạng mục công trình, công trình theo quy định tại Nghị định số 06/2021/NĐ-CP. Đối với khách sạn không thuộc diện thẩm duyệt thiết kế về PCCC thì không phải mời cơ quan Cảnh sát PCCC&CNCH tổ chức kiểm tra kết quả nghiệm thu về PCCC, tuy nhiên trước khi đưa vào sử dụng cần liên hệ với cơ quan quản lý nhà nước về PCCC tại địa phương để được hướng dẫn lập hồ sơ quản lý công tác PCCC và thực hiện các điều kiện an toàn về PCCC đối với một cơ sở theo quy định tại Điều 5 Nghị định số 136/2020/NĐ-CP.

– Đối với khách sạn đã được thẩm duyệt thiết kế về PCCC, chủ đầu tư phải lập hồ sơ nghiệm thu về PCCC bảo đảm theo quy định tại khoản 2 Điều 15 Nghị định số 136/2020/NĐ-CP nộp đến cơ quan Cảnh sát PCCC&CNCH thực hiện thẩm duyệt trước đó kiểm tra kết quả nghiệm thu và cấp văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu về PCCC cho công trình trước khi đưa vào hoạt động. Việc đề nghị kiểm tra kết quả nghiệm thu về PCCC có thể tổng thể toàn bộ công trình hoặc từng phần, từng giai đoạn. Để được nghiệm thu từng phần, từng hạng mục thì hạng mục đó phải bảo đảm các giải pháp an toàn PCCC trong điều kiện vận hành độc lập (giao thông cho xe chữa cháy, khoảng cách an toàn PCCC, giải pháp về kết cấu, lối thoát nạn, giải pháp ngăn cháy, các hệ thống PCCC và các hệ thống kỹ thuật khác có liên quan) và không bị ảnh hưởng bởi việc thi công, hoàn thiện của hạng mục khác.

3. Công tác bảo đảm an toàn PCCC khi đưa khách sạn vào sử dụng

Sau khi được cơ quan Cảnh sát PCCC&CNCH cấp văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu về PCCC, chủ đầu tư, đơn vị sử dụng cần phải:

– Liên hệ với cơ quan quản lý nhà nước về PCCC tại địa phương để được hướng dẫn lập hồ sơ quản lý công tác PCCC và thực hiện các điều kiện an toàn về PCCC đối với một cơ sở theo quy định tại Điều 5 Nghị định số 136/2020/NĐ-CP;

– Tập hợp, lưu trữ hồ sơ trong suốt quá trình đưa công trình vào sử dụng và xuất trình khi có yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền;

– Bảo đảm sử dụng theo đúng công năng, diện tích đã được thẩm duyệt, đồng thời tổ chức kiểm tra, bảo dưỡng phương tiện PCCC theo TCVN 3890:2009, Thông tư số 17/2021/TT-BCA ngày 05/02/2021 của Bộ Công an và quy định của pháp luật. Trường hợp cải tạo, thay đổi tính chất sử dụng các hạng mục thuộc khách sạn ảnh hưởng đến một trong các yêu cầu an toàn PCCC quy định tại điểm b khoản 5 Điều 13 Nghị định số 136/2020/NĐ-CP thì phải lập hồ sơ thiết kế điều chỉnh, gửi đến cơ quan Cảnh sát PCCC&CNCH theo thẩm quyền để được thẩm duyệt thiết kế và nghiệm thu về PCCC theo quy định.

Trên đây là một số nội dung cơ bản về PCCC có liên quan đến quá trình đầu tư xây dựng khách sạn, hy vọng nó sẽ hữu ích với bạn. Chúc bạn đầu tư, kinh doanh khách sạn thành công./.

Nên Thi công PCCC vào thời điểm nào là thích hợp nhất

Để thi công PCCC vào thời điểm nào là thích hợp nhất là một câu hỏi quan trọng mà nhiều chủ đầu tư và nhà thầu quan tâm. Việc lựa chọn thời điểm phù hợp để thi công hệ thống PCCC không chỉ đảm bảo an toàn cho công trình mà còn giúp tối ưu hóa hiệu quả công việc.

NHỮNG YẾU TỐ QUYẾT ĐỊNH THỜI ĐIỂM THI CÔNG PCCC

  1. Thời tiết và môi trường xung quanh: Thời tiết và điều kiện môi trường có thể ảnh hưởng đến quá trình thi công PCCC. Việc chọn thời điểm thi công trong mùa khô, ít mưa sẽ giúp đảm bảo công việc diễn ra suôn sẻ hơn.
  2. Tiến độ xây dựng chung: Cần xem xét tiến độ xây dựng chung của công trình để quyết định thời điểm thi công PCCC. Thi công PCCC quá sớm hoặc quá muộn có thể ảnh hưởng đến tiến độ tổng thể của công trình.
  3. Phân công công việc và tài nguyên: Đảm bảo rằng có đủ nguồn lực, lao động và vật liệu cần thiết cho việc thi công PCCC vào thời điểm quyết định.
  4. Kiểm tra và chuẩn bị kỹ lưỡng: Trước khi bắt đầu thi công, cần tiến hành kiểm tra kỹ lưỡng hệ thống PCCC, chuẩn bị đầy đủ các thiết bị và vật liệu cần thiết để tránh trục trặc và giảm thiểu rủi ro.
  5. Tuân thủ quy định và tiêu chuẩn kỹ thuật: Luôn tuân thủ các quy định pháp lý và tiêu chuẩn kỹ thuật về PCCC để đảm bảo tính an toàn và hiệu quả của hệ thống.
  6. Bảo dưỡng và kiểm tra định kỳ: Sau khi hoàn thành việc thi công, cần thực hiện bảo dưỡng và kiểm tra định kỳ hệ thống PCCC để đảm bảo hoạt động ổn định và hiệu quả.

Tóm lại, việc thi công PCCC vào thời điểm nào là thích hợp nhất đòi hỏi sự cân nhắc kỹ lưỡng dựa trên các yếu tố như thời tiết, tiến độ xây dựng, phân công công việc, kiểm tra kỹ lưỡng và tuân thủ quy định. Đảm bảo các yếu tố này sẽ giúp công trình hoàn thành một cách an toàn và hiệu quả.

Đơn vị thi công PCCC chuyên nghiệp, uy tín tại Hà Nội

  • Thông tin công ty:
  • Công ty TNHH Xây dựng và Phòng cháy Bảo Minh
  • Văn phòng: tầng 11 tòa nhà Veam, Võ Chí Công, Tây Hồ, Hà Nội
  • +84-775888114| +84-913168088
  • phongchaybmc@gmail.com
  • www.phongchaybmc.com

Liên hệ tư vấn: 0775888114

Một số kỹ năng phá cửa cuốn, cửa xếp khi có sự cố cháy, nổ xảy ra

Hiện nay, các sản phẩm cửa cuốn, cửa xếp đã quá thông dụng ở nhiều công trình nhà ở dân dụng từ thành phố cho đến nông thôn bởi các loại cửa này có giá thành hợp lý, độ chắc chắn, độ bền tốt, chống chịu được mọi thời tiết, khí hậu thay đổi và có khả năng chống trộm hiệu quả, nhiều loại được trang bị dây chuyền tự động, khởi động nhanh, nhẹ, vận hành êm, ổn định đem đến cảm giác an toàn và các tiện ích cho người sử dụng.

Tuy nhiên, khi xảy ra sự cố cháy, nổ nếu đang ở trạng thái đóng các loại cửa này lại trở thành rào chắn, bịt kín lối thoát nạn của con người và ngăn cản các hoạt động tổ chức triển khai cứu người, cứu tài sản, chữa cháy. Do vậy, việc nắm bắt được các kỹ năng phá cửa cuốn, cửa xếp là rất cần thiết để khi có sự cố cháy, nổ xảy ra chúng ta kịp thời thoát nạn hoặc tổ chức triển khai các hoạt động cứu người, cứu tài sản, chữa cháy. Làm thế nào để phá cửa cuốn, cửa xếp nhanh nhất khi xảy ra sự cố cháy, nổ chúng ta cùng tìm hiểu một số kỹ năng dưới đây:

Hình ảnh mô tả cấu tạo của cửa cuốn, cửa xếp

KỸ NĂNG PHÁ CỬA CUỐN

Cửa cuốn thường có hai loại là cửa cuốn bằng tay và cửa cuốn tự động.

Cửa cuốn bằng tay: là cửa không dùng motor điện để vận hành cửa, mà sửa dụng kiểu tay quay, bộ tời, dây xích, lò xo để đóng mở cửa. Thanh nan cửa cuốn thường là liền khối và có dày thường từ 0,25 mm đến 0,55 mm. Ray dẫn hướng của cửa thường sử dụng day kim loại nằm ở vị trí chắc chắn trong tường. Hệ thống khóa thường có hai loại:

+ Loại 1: Sử dụng ổ khóa để khóa thanh nan cuối cùng với nền nhà;

+ Loại 2: Sử dụng then ngang chốt với than day cửa cuốn.

– Cửa cuốn tự động: là loại sử dụng motor điện để đóng, mở cửa. Các thanh nan thường có độ dầy từ 1,1 mm; 1,4 mm; 1,6mm tùy loại cửa; ray dẫn hướng của cửa thường sử dụng day kim loại nằm ở vị trí chắc chắn trong tường, hệ thống khóa cửa được tích hợp với bộ điều khiển để đóng mở mạch điện cho motor giúp đóng mở cửa cuốn từ xa. Một số động cơ có tích hợp xích kéo để sử dụng khi thoát hiểm cần thiết cũng như khi mất điện.

Một số kỹ năng phá cửa:

– Đối với loại khóa dưới sàn có thể có thể dùng xà beng, búa đinh, kìm cộng lực, máy cắt, bộ thiết bị phá dỡ đa năng cầm tay để cắt bỏ, phá dỡ điểm bị khóa trên cửa.

– Đối với loại cửa cuốn bằng tay có khóa then ngang, cửa cuốn tự động sử đụng máy cưa bằng tay để cắt then chốt cửa hoặc cắt các thanh nan cửa theo hình chữ nhật, hình tam giác để tạo lối thoát nạn, cứu nạn nhân và triển khai các hoạt động chức chữa cháy.

KỸ NĂNG PHÁ CỬA XẾP

Cửa xếp (hay còn gọi là cửa kéo) là loại cửa làm bằng nhiều thanh kim loại ghép lại với nhau thông qua liên kết các khớp thanh kim loại xếp chéo trục xoay, khi đóng cửa thì kéo các thanh kim loại ra, khi mở cửa thì đẩy các thanh kim loại vào sao cho các thanh xếp gần lại với nhau. Kết cấu của cửa thường có dạng bi treo hoặc bi dưới chân.

Phân loại cửa xếp:

Theo cách đóng/mở: Có loại trượt ngang sang hai bên và loại trượt ngang sang một bên;

Theo độ kín của cửa: Có loại cửa lá kín (có lá chắn) và loại không kín (không lá chắn).

Cửa xếp thường sử dụng hệ thống khóa bằng tay, hệ thống khóa này bao gồm:

Loại 1: Sử dụng khóa bấm (khóa chốt) để móc giữ hai tai khóa của hai cánh cửa với nhau hoặc giữa cánh cửa với tường nhà. Khóa bấm có thể là loại khóa bấm chống cắt và loại thông thường;

Loại 2: Sử dụng khóa cửa tay gạt. Loại này có cấu tạo phần thanh ngang gạt xuống ở bên trong và bên ngoài là ổ khóa.

Kỹ năng phá cửa xếp:

Trên cơ sở đặc điểm cấu tạo và cách khóa cửa cho thấy, mục tiêu để phá cửa này là phải loại bỏ điểm khóa, do vậy có thể sử dụng biện pháp sau:

Bước 1: Dùng đầu xà beng, búa, kìm cộng lực phá khóa bấm, khóa chốt. Trường hợp sử dụng khóa bấm loại chống cắt, có thể dụng thiết bị banh, cắt thủy lực hoặc máy cưa cầm tay để phá khóa;

Bước 2: Sử dụng thiết bị phá cửa hoặc hoặc xà beng tạo khe hở giữa 2 cánh cửa (hoặc cánh cửa với tường). Sau đó, sử dụng máy cưa cầm tay hoặc thiết bị banh, cắt thủy lực cắt thanh gạt bên trong ổ khóa, loại bỏ khóa cửa này.

YÊU CẦU AN TOÀN KHI PHÁ DỠ

Để đảm bảo an toàn, hiệu quả khi phá dỡ cần xác định chính xác các vị trí phá dỡ, kiểm tra nhiệt độ cửa trước khi tiến hành phá dỡ bằng cách đặt mu bàn tay lên hệ thống cửa để kiểm tra niệt độ, khi tiến hành phá dỡ cần mang đầy đủ các thiết bị bảo hộ lao động như: găng tay, mũ, ủng, khẩu trang…., khi mở cửa thì mở từ từ.

Đơn vị thi công PCCC chuyên nghiệp, uy tín tại Hà Nội

  • Thông tin công ty:
  • Công ty TNHH Xây dựng và Phòng cháy Bảo Minh
  • Văn phòng: tầng 11 tòa nhà Veam, Võ Chí Công, Tây Hồ, Hà Nội
  • +84-775888114| +84-913168088
  • phongchaybmc@gmail.com
  • www.phongchaybmc.com

Liên hệ tư vấn

Ứng dụng trí tuệ nhân tạo AI vào hệ thống phòng cháy, chữa cháy

01/03/2024 2:42:19 CH

 Hiện nay một số công cụ ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong việc đảm bảo an toàn phòng cháy, chữa cháy cho các công trình và tính mạng con người đang được phát triển.

Thiết kế dựa trên hiệu suất thông minh

Khi thiết kế các tòa nhà phức tạp như sân bay hoặc trung tâm thương mại có sảnh lớn, các kỹ sư phòng cháy chữa cháy từ lâu đã dựa vào tính toán động lực học để dự đoán lửa và khói sẽ lan truyền qua cấu trúc như thế nào. Những thử nghiệm này là vô cùng cần thiết đối với việc tính toán các điều kiện đảm bảo an toàn PCCC (dựa trên thiết kế, hiệu suất hoạt động của các dự án, công trình). Các chuyên gia cho biết, việc thực nghiệm mô phỏng này tốn kém và mất nhiều thời gian tính toán, khiến người đánh giá khó kiểm tra một số thiết kế khác nhau để có hiệu suất tối ưu. Để giải quyết vấn đề đó, các nhà nghiên cứu trí tuệ nhân tạo (AI) đang phát triển các hệ thống mới được vận hành bởi một trí tuệ nhân tạo được đào tạo, có thể thực hiện các phép tính và lập mô hình tương tự trong một khoảng thời gian ngắn. Hơn nữa, thay vì dựa vào mô hình tĩnh theo cách mô phỏng truyền thống, hệ thống AI có thể học từ kinh nghiệm và dữ liệu được tạo ra từ mỗi thử nghiệm mới, từ đó cải thiện độ chính xác theo thời gian.

Sau khi lập trình, kỹ sư chỉ cần nhập các thông số như kích thước tòa nhà, kích thước ngọn lửa và loại nhiên liệu, vật liệu và sẽ nhận được kết quả ngay lập tức.

Công cụ thiết kế hệ thống PCCC cho các tòa nhà

Một số dự án liên quan đến AI đang được thực hiện nhằm mục đích sử dụng AI để thiết kế hệ thống phòng cháy chữa cháy cho các tòa nhà dễ dàng hơn. Ví dụ: một chương trình AI đang được phát triển để tính toán ngay lập tức chiều cao và độ dốc trần trong toàn bộ tòa nhà, đồng thời ước tính vị trí tối ưu cho từng đầu phun Sprinkler và đầu báo khói nhằm tối đa hóa hiệu quả trong trường hợp sự cố cháy, nổ. Một chương trình AI khác đang được xem xét giống như một hộp công cụ để thiết kế đầu phun Sprinkler; bằng cách huấn luyện nó về các quy tắc và tiêu chuẩn khác nhau, chương trình có thể sớm có khả năng chỉ dẫn cho người thiết kế chính xác vị trí nào trong tòa nhà để đặt từng đầu phun nhằm đạt được sự tuân thủ và hiệu suất tối ưu.

Bản sao kỹ thuật số để chữa cháy

Sử dụng kết hợp cảm biến và AI, một số chuyên gia đánh giá các sở cứu hỏa một ngày nào đó sẽ thực hiện công tác chữa cháy từ xa bằng cách sử dụng bản sao kỹ thuật số (bản trình bày kỹ thuật số theo quy mô và thời gian thực của một tòa nhà, đường hầm hoặc cấu trúc khác trên ngọn lửa).

Trong tình huống cháy, nổ, người chỉ huy chữa cháy có thể tạo ra một bản sao kỹ thuật số của đám cháy trên màn hình máy tính để phác thảo theo thời gian thực về vị trí chính xác của đám cháy khi nó phát triển và lan rộng khắp tòa nhà. Vị trí của lính chữa cháy hoặc robot chữa cháy khi làm việc để dập tắt đám cháy sẽ được hiển thị trên màn hình. Ngoài ra sẽ hiện thị vị trí của các phương tiện, thiết bị PCCC của tòa nhà và nhiều thông tin hữu ích khác, như: trạng thái và vị trí của vòi phun nước, máy bơm chữa cháy, vị trí thoát hiểm, chỉ số nhiệt độ, tốc độ và hướng không khí, chuyển động của người đi bộ hoặc thậm chí phân tích dự đoán về các điều kiện có thể thay đổi theo từng phút. Người chỉ huy chữa cháy có thể kiểm soát các khía cạnh của đám cháy, chẳng hạn như thông gió, bằng cách nhấp vào nút mở cửa sổ trần bên trong cấu trúc.

Các bản sao kỹ thuật số đã được ứng dụng trong các dây chuyền sản xuất, nơi một công nhân làm việc trên máy tính có thể vận hành dây chuyền giống như trò chơi điện tử, chỉ nhấp chuột để ra lệnh cho máy móc phải làm gì và thậm chí thay đổi các biến số trong thực tế chỉ bằng cách thao tác với chúng trên màn hình.

Sơ tán và kiểm soát đám đông

Các phương pháp mới hiện có để sơ tán thông minh và quản lý đám đông có thể sớm nhận được sự thúc đẩy từ các chương trình AI nhanh hơn.

Biển báo lối thoát hiểm hướng dẫn mọi người đến lối thoát hiểm gần nhất và an toàn nhất trong trường hợp hỏa hoạn hoặc trường hợp khẩn cấp khác, tùy thuộc vào điều kiện cụ thể bên trong tòa nhà. Để một hệ thống như vậy hoạt động, một lượng lớn dữ liệu từ các cảm biến phải được xử lý theo thời gian thực để biết được khói và nhiệt tồn tại ở đâu trong tòa nhà và quan trọng là chúng đang lan truyền đi đâu và sau đó phối hợp hàng trăm biển báo thoát hiểm khác nhau trong toàn bộ tòa nhà để hiển thị thông tin lối ra chính xác. Khi các điều kiện thay đổi, đường thoát nạn tối ưu cũng có thể thay đổi. Việc thực hiện các chiến lược rút lui phức tạp như vậy gần như chắc chắn sẽ phụ thuộc vào AI và hệ thống máy tính để xử lý thông tin, sau đó dự đoán các mối nguy hiểm sẽ thay đổi như thế nào theo thời gian.

Các công cụ quản lý đám đông cũng được kỳ vọng sẽ nhận được sự thúc đẩy lớn từ AI. Các công cụ cơ bản đã tồn tại có thể xử lý thông tin từ camera an ninh, cảm biến, dữ liệu điện thoại di động và thậm chí cả phương tiện truyền thông xã hội để đánh giá số lượng đám đông trong một khu vực nhất định và tạo bản đồ mật độ. Việc bố trí các thuật toán AI mạnh mẽ trên các chương trình này có thể giúp cơ quan quản lý tại các sự kiện lớn phân tích mô hình di chuyển của đám đông nhanh hơn để chủ động quản lý dòng người và tránh các tình huống nguy hiểm tiềm ẩn. Hệ thống này, được sử dụng cùng với các công cụ bao gồm biển báo động, một ngày nào đó có thể tự động phát hiện các nút thắt cổ chai và các mối nguy hiểm khác tại các sự kiện lớn và sử dụng biển báo để hướng dẫn mọi người tránh tình trạng quá tải.

Mô phỏng và huấn luyện

AI có thể giúp tạo ra mô hình mô phỏng các tình huống cháy để huấn luyện nhân viên PCCC và cải thiện kỹ năng phản ứng trong các tình huống khẩn cấp.

Tổng hợp lại, việc mô phỏng và huấn luyện trong PCCC không chỉ giúp nâng cao kỹ năng của nhân viên mà còn giúp tăng cường sự sẵn sàng và hiệu quả trong xử lý các tình huống cháy.

Nhà hàng, quán ăn, quán cafe nào cần giấy phép PCCC và lắp đặt hệ thống PCCC

Khi mở một nhà hàng, quán ăn hay quán cafe, việc tuân thủ các quy định về phòng cháy chữa cháy (PCCC) là rất quan trọng để đảm bảo an toàn cho khách hàng và nhân viên. Trong bài viết này, cùng PCCC Bảo Minh sẽ tìm hiểu về các yêu cầu cần thiết để đáp ứng tiêu chuẩn PCCC và những biện pháp cần thực hiện để đảm bảo an toàn cho cơ sở kinh doanh của bạn.

Yêu cầu về PCCC cho nhà hàng, quán ăn và quán cafe:

Theo quy định tại Phụ lục I Nghị định 136/2020/NĐ-CP, nhà hàng quán ăn, quán cafe thuộc diện quản lý về phòng cháy chữa cháy. 

– Khoản 1 Điều 5 Nghị định Nghị định 136/2020/NĐ-CP quy định về điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy đối với cơ sở như sau: 

Cơ sở thuộc danh mục quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này phải bảo đảm các điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy sau đây:

+ Có nội quy, biển cấm, biển báo, sơ đồ hoặc biển chỉ dẫn về phòng cháy và chữa cháy, thoát nạn phù hợp với quy chuẩn, tiêu chuẩn về phòng cháy và chữa cháy hoặc theo quy định của Bộ Công an;

+ Có lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở, chuyên ngành tương ứng với loại hình cơ sở, được huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy và tổ chức sẵn sàng chữa cháy đáp ứng yêu cầu chữa cháy tại chỗ theo quy định, trừ trường hợp quy định tại điểm g khoản 3 Điều 31 Nghị định này;

+  Có phương án chữa cháy được cấp có thẩm quyền phê duyệt;

+  Hệ thống điện, chống sét, chống tĩnh điện, thiết bị sử dụng điện, sinh lửa, sinh nhiệt, việc sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt phải bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy phù hợp với quy chuẩn, tiêu chuẩn về phòng cháy và chữa cháy hoặc theo quy định của Bộ Công an;

+ Có hệ thống giao thông, cấp nước, thông tin liên lạc phục vụ chữa cháy, hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu về phòng cháy, chữa cháy và truyền tin báo sự cố, hệ thống báo cháy, chữa cháy, ngăn cháy, ngăn khói, thoát nạn, phương tiện phòng cháy và chữa cháy khác, phương tiện cứu người bảo đảm về số lượng, chất lượng phù hợp với quy chuẩn, tiêu chuẩn về phòng cháy và chữa cháy hoặc theo quy định của Bộ Công an;

+ Có Giấy chứng nhận thẩm duyệt thiết kế và văn bản thẩm duyệt thiết kế (nếu có) và văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy của cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy đối với dự án, công trình thuộc danh mục quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định này, trừ các cơ sở quốc phòng hoạt động phục vụ mục đích quân sự và phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy được các cơ sở quốc phòng chế tạo hoặc hoán cải chuyên dùng cho hoạt động quân sự.

Như vậy, theo quy định tại điều luật trên, nhà hàng, quán ăn, quán cafe thuộc diện bắt buộc phải xin giấy phép PCCC. Việc xin giấy phép phòng cháy chữa cháy giúp Nhà nước quản lý hoạt động kinh doanh của nhà hàng, quán ăn, quán cafe một cách đầy đủ và cụ thể nhất. Đồng thời, nó giúp hoạt động PCCC đạt kết quả cao, giúp đất nước phát triển một cách ổn định và rõ ràng nhất. 

cũng theo khoản 6 quy định tại Phụ lục V Nghị định 136/2020/NĐ-CP, nhà hàng quán ăn, quán cafe thuộc diện thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy chữa cháy.

6. Chợ, trung tâm thương mại, điện máy, siêu thị, cửa hàng bách hóa, cửa hàng tiện ích, nhà hàng, cửa hàng ăn uống có tổng khối tích từ 3.000 m3 trở lên phải làm thẩm duyệt thiết kế PCCC.

Phương án PCCC cho nhà hàng, quán ăn và quán cafe cần được lập kế hoạch cụ thể, chi tiết và được thực hiện đầy đủ để đảm bảo an toàn cho cơ sở kinh doanh và mọi người. Đồng thời, cần thường xuyên đào tạo và kiểm tra để đảm bảo sự sẵn sàng và hiệu quả của hệ thống PCCC.

Đơn vị thi công PCCC chuyên nghiệp, uy tín tại Hà Nội

  • Thông tin công ty:
  • Công ty TNHH Xây dựng và Phòng cháy Bảo Minh
  • Văn phòng: tầng 11 tòa nhà Veam, Võ Chí Công, Tây Hồ, Hà Nội
  • +84-9775888114 | +84-913168088
  • phongchaybmc@gmail.com
  • www.phongchaybmc.com

Liên hệ tư vấn

[Cập nhật] mới nhất về PCCC cho chung cư Mini

Thời gian gần đây, liên tục xảy ra những vụ cháy chung cư mini trên địa bàn các thành phố lớn, gây thiệt hại lớn về người và của. Điều này một lần nữa làm dư luận thắc mắc các yêu cầu về PCCC cho chung cư mini hiện nay như thế nào? Cách PCCC cho chung cư mini được thực hiện ra sao? Ai là người chịu trách nhiệm khi xảy ra cháy chung cư mini? Trong bài viết dưới đây, PCCC Bảo Minh sẽ cùng mọi tìm câu giải đáp cho các vấn đề trên.

Yêu cầu về PCCC cho chung cư mini như thế nào?

Căn cứ theo quy định tại Điều 5 Nghị định 136/2020/NĐ-CP, quy định yêu cầu về phòng cháy chữa cháy đối với nhà chung cư mini như sau:

Đối với nhà chung cư mini cao dưới 5 tầng và có khối tích dưới 5.000 m3:

– Có nội quy, biển cấm, biển báo, sơ đồ hoặc biển chỉ dẫn về phòng cháy và chữa cháy, thoát nạn phù hợp với quy chuẩn, tiêu chuẩn về phòng cháy và chữa cháy hoặc theo quy định của Bộ Công an;

– Có phương án chữa cháy được cấp có thẩm quyền phê duyệt;

– Hệ thống điện, chống sét, chống tĩnh điện, thiết bị sử dụng điện, sinh lửa, sinh nhiệt, việc sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt phải bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy phù hợp với quy chuẩn, tiêu chuẩn về phòng cháy và chữa cháy hoặc theo quy định của Bộ Công an.

– Có hệ thống giao thông, cấp nước, thông tin liên lạc phục vụ chữa cháy, hệ thống báo cháy, chữa cháy, ngăn cháy, ngăn khói, thoát nạn, phương tiện phòng cháy và chữa cháy khác, phương tiện cứu người bảo đảm về số lượng, chất lượng phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về phòng cháy và chữa cháy hoặc theo quy định của Bộ Công an;

– Có quy định và phân công chức trách, nhiệm vụ phòng cháy và chữa cháy. Người làm nhiệm vụ phòng cháy và chữa cháy phải được huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy theo quy định tại Điều 33 Nghị định 136/2020/NĐ-CP.

*Lưu ý: Đối với nhà chung cư mini 7 tầng trở lên hoặc có tổng khối tích từ 5.000 m3 trở lên ngoài những yêu cầu nêu trên còn phải có Giấy chứng nhận thẩm duyệt thiết kế và văn bản thẩm duyệt thiết kế (nếu có) và văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy.

Đối với nhà chung cư mini cao từ 5 tầng trở lên hoặc có khối tích từ 5.000 m3 trở lên:

Có nội quy, biển cấm, biển báo, sơ đồ hoặc biển chỉ dẫn về phòng cháy và chữa cháy, thoát nạn phù hợp với quy chuẩn, tiêu chuẩn về phòng cháy và chữa cháy hoặc theo quy định của Bộ Công an;

– Có lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở, chuyên ngành tương ứng với loại hình cơ sở, được huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy và tổ chức sẵn sàng chữa cháy đáp ứng yêu cầu chữa cháy tại chỗ theo quy định, trừ trường hợp quy định tại điểm g khoản 3 Điều 31 Nghị định 136/2020/NĐ-CP;

– Có phương án chữa cháy được cấp có thẩm quyền phê duyệt;

– Hệ thống điện, chống sét, chống tĩnh điện, thiết bị sử dụng điện, sinh lửa, sinh nhiệt, việc sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt phải bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy phù hợp với quy chuẩn, tiêu chuẩn về phòng cháy và chữa cháy hoặc theo quy định của Bộ Công an;

– Có hệ thống giao thông, cấp nước, thông tin liên lạc phục vụ chữa cháy, hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu về phòng cháy, chữa cháy và truyền tin báo sự cố, hệ thống báo cháy, chữa cháy, ngăn cháy, ngăn khói, thoát nạn, phương tiện phòng cháy và chữa cháy khác, phương tiện cứu người bảo đảm về số lượng, chất lượng phù hợp với quy chuẩn, tiêu chuẩn về phòng cháy và chữa cháy hoặc theo quy định của Bộ Công an;

– Có Giấy chứng nhận thẩm duyệt thiết kế và văn bản thẩm duyệt thiết kế (nếu có) và văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy của cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy đối với dự án, công trình thuộc danh mục quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định 136/2020/NĐ-CP, trừ các cơ sở quốc phòng hoạt động phục vụ mục đích quân sự và phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy được các cơ sở quốc phòng chế tạo hoặc hoán cải chuyên dùng cho hoạt động quân sự.

Yêu cầu về phòng cháy chữa cháy đối với nhà chung cư mini như thế nào? Chung cư mini có phải xin giấy phép phòng cháy chữa cháy không? (Hình từ internet)

Chung cư mini có phải xin giấy phép phòng cháy chữa cháy không?

Căn cứ tại Phụ lục IV và phụ lục V ban hành kèm Nghị định 136/2020/NĐ-CP, Điều 5 Nghị định 136/2020/NĐ-CP có đề cập đến chung cư mini như sau:

– Nhà chung cư mini cao dưới 05 tầng và có khối tích dưới 5.000 m3; nhà tập thể, nhà ở ký túc xá cao dưới 05 tầng và có tổng khối tích dưới 2.500 m3; nhà hỗn hợp cao dưới 05 tầng và có tổng khối tích dưới 1.500 m3 phải đảm bảo các điều kiện an toàn về phòng cháy, chữa cháy.

– Nhà chung cư mini, cao 7 tầng trở lên hoặc có tổng khối tích từ 5.000 m3 trở lên; phải có Giấy chứng nhận thẩm duyệt thiết kế và văn bản thẩm duyệt thiết kế (nếu có) và văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy.

Như vậy, theo quy định trên, chung cư mini dù cao trên 7 tầng hay dưới 5 tầng thì đều phải đảm bảo các điều kiện an toàn về phòng cháy, chữa cháy.

Vi phạm về yêu cầu phòng cháy, chữa cháy bị phạt như thế nào?

Xử phạt vi phạm hành chính:

Căn cứ tại Điều 51 Nghị định 144/2021/NĐ-CP, quy định về mức xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm về yêu cầu phòng cháy, chữa cháy như sau:

– Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định an toàn về phòng cháy và chữa cháy để xảy ra cháy, nổ gây thiệt hại về tài sản dưới 20.000.000 đồng.

– Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định an toàn phòng cháy và chữa cháy để xảy ra cháy, nổ gây thiệt hại về tài sản từ 20.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng.

– Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định an toàn phòng cháy và chữa cháy để xảy ra cháy, nổ gây thiệt hại về tài sản từ 50.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng.

– Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

+ Vi phạm quy định an toàn phòng cháy và chữa cháy để xảy ra cháy, nổ mà gây thiệt hại về tài sản trên 100.000.000 đồng;

+ Vi phạm quy định về phòng cháy và chữa cháy gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể dưới 61%;

+ Vi phạm quy định về phòng cháy và chữa cháy gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này dưới 61%.

Ngoài ra, trường hợp vi phạm quy định về phòng cháy và chữa cháy gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể dưới 61%; vi phạm quy định về phòng cháy và chữa cháy gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này dưới 61% còn bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả buộc chi trả toàn bộ chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với hành vi vi phạm.

Xử lý hình sự:

Căn cứ theo quy định về xử lý hình sự về tội vi phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy như sau:

Khung 1: Người nào vi phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy gây thiệt hại cho người khác thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:

– Làm chết người;

– Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;

– Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;

– Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.

Khung 2: Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 08 năm:

– Làm chết 02 người;

– Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%;

– Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng.

Khung 3: Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 12 năm:

– Làm chết 03 người trở lên;

– Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên;

– Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên.

Vi phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy trong trường hợp có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả quy định tại một trong các điểm a, b và c khoản 3 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bởi khoản 115 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 nếu không được ngăn chặn kịp thời, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm.

Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Như vậy, người phạm tội vi phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy có thể bị phạt tù lên đến 12 năm theo quy định.

Cháy nổ xe đạp điện, xe máy điện nguyên nhân và cách phòng ngừa

Xe đạp điện và xe máy điện đang được ưa chuộng hơn bao giờ hết. Những thiết bị này cung cấp cho người lái một phương tiện di chuyển với chi phí thấp, tiện dụng hơn và thân thiện với môi trường hơn. Tuy nhiên, nhiều người dùng không biết rằng pin cung cấp năng lượng cho xe đạp điện và xe máy điện cũng được cho là dễ bắt cháy và gây nổ.

Đám cháy từ xe điện

Nguyên nhân cháy nổ xe đạp điện, xe máy điện

Cháy nổ xe đạp điện và xe máy điện chủ yếu liên quan đến thiết bị sạc bị lỗi, cách sạc không đúng cách và mạch điện quá tải. Khi xảy ra cháy pin lithium ở xe đạp điện, xe máy điện, việc kiểm soát đám cháy có thể cực kỳ khó khăn. Đám cháy có thể sinh ra nhiều khói, khí độc và thường cần rất nhiều lượng chất chữa cháy để dập tắt. Ngay cả khi pin lithium dường như đã tắt, pin vẫn có thể cháy trở lại sau vài ngày hoặc thậm chí vài tuần do nhiệt lượng bên trong vẫn còn cao. Các loại pin lithium khi cháy, nổ là rất nguy hiểm, lượng nhiệt phát ra lớn, tác động lớn đến môi trường.

Chất lượng bình ắc quy không đảm bảo: Một số trường hợp cháy nổ trên xe máy điện xuất phát từ bình ắc quy kém chất lượng. Mối nối của bình ắc quy không được cách điện tốt có thể tạo ra hiện tượng phóng điện, gây ra nguy cơ cháy nổ.

Thao tác sạc không đúng cách: Sạc quá lâu, sử dụng nguồn điện không ổn định, hoặc sạc pin/ắc quy quá tải trong thời gian dài có thể tạo ra nhiệt độ cao, dẫn đến nguy cơ cháy nổ.

Bảo quản và sử dụng không đúng cách: Đặt xe máy điện chứa bình ắc quy ở nơi có nhiệt độ hoặc độ ẩm cao có thể gây chập điện, đặc biệt là khi pin/ắc quy không được bảo trì, bảo dưỡng đúng cách.

Một số vụ cháy tiêu biểu

PCCC Bảo Minh mới đây đã đưa tin về vụ cháy xe máy điện khi đang sạc xảy ra vào khoảng 11 giờ 40 phút tối 7/9 tại một ngôi nhà ở phường Cửa Nam, TP Vinh, Nghệ An. Theo camera an ninh ghi lại, chiếc xe máy điện đang được cắm sạc ở tầng 1 thì bất ngờ khói đen bốc ra, sau đó là một ngọn lửa bùng lên mạnh.

Rất may ngay sau đó, chủ nhà kịp phát hiện và dùng bình chữa cháy dập tắt ngọn lửa. Anh Nguyễn Quốc Toàn, chủ nhà cho biết lúc xe cháy cả nhà đang ngủ, nhưng may mắn là anh ở phòng bên cạnh nhìn thấy ánh sáng màu vàng qua cửa sổ nên đã ra kiểm tra và phát hiện vụ việc. Chiếc xe máy điện anh Toàn mua khoảng 2 năm và thường xuyên cắm sạc trong nhà.

Hà Tĩnh: Xe máy điện nổ lớn khi đang sạc trong nhà

Vào lúc 15h30p ngày 6/3/2017, một số người dân phát hiện trong nhà anh Nguyễn Viết An (xã Thạch Long, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh), bỗng có tiếng nổ lớn, kèm theo đó là lửa khói nghi ngút. Thời điểm đó nhà anh An đang khóa cửa ngoài, không ai có nhà.

Hơn 10 người dân đã vội chạy tới leo tường rào vào trong thì phát hiện chiếc xe máy điện đang sạc trong nhà xe bị nổ bình ắc quy, xe bốc cháy. Người dân đã tắt cầu dao, lấy nước dập lửa, kịp thời khống chế đám cháy. Được biết chiếc xe bị cháy là anh An mua cho con trước đó 1 năm, dùng để đi học hàng ngày. Xe vẫn được cắm sạc thường xuyên mỗi khi không sử dụng đến.

Cách phòng tránh cháy nổ xe điện

Có nhiều nguyên nhân có thể dẫn đến cháy nổ xe đạp điện, xe máy điện nhưng PCCC Bảo Minh xin đưa ra những cách phòng tránh chính sau đây:

  • Mua sản phẩm có kiểm định, đầy đủ tem mác và đạt tiêu chuẩn về chất lượng
  • Sạc pin/ắc quy đúng cách: Thực hiện theo hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất, bao gồm việc sạc pin khi dung lượng còn khoảng 20% và không sạc quá đêm.
  • Không thay đổi cấu trúc xe: Tránh tự ý thay đổi cấu trúc hoặc lắp thêm phụ kiện không đảm bảo tính tương thích, có thể làm tăng nguy cơ cháy nổ.
  • Bảo trì, bảo dưỡng định kỳ: Thực hiện kiểm tra và bảo dưỡng định kỳ cho hệ thống pin/ắc quy của xe máy điện để phát hiện và xử lý các vấn đề kịp thời.
  • Không sạc nhiều thiết bị trên 1 ổ điện
  • Không để xe điện ở gần những nơi có nhiệt độ cao

Xử lý khi xe đạp điện, xe máy điện gặp hiện tượng cháy nổ

Rút nguồn điện: Nếu phát hiện cháy nổ khi đang sạc, người dùng nên ngay lập tức rút nguồn điện.

Tháo rời bình ắc quy/pin: Nếu có thể, hãy tháo bình ắc quy/pin ra và đặt vào một nơi cách xa các vật dụng dễ cháy.

Sử dụng bình cứu hỏa: Trang bị trước một bình cứu hỏa chuyên dụng để dập tắt lửa nhanh chóng và hạn chế đám cháy lan rộng.

Đơn vị thi công PCCC chuyên nghiệp, uy tín tại Hà Nội

  • Thông tin công ty:
  • Công ty TNHH Xây dựng và Phòng cháy Bảo Minh
  • Văn phòng: tầng 11 tòa nhà Veam, Võ Chí Công, Tây Hồ, Hà Nội
  • +84-775888114 | +84-913168088
  • phongchaybmc@gmail.com
  • www.phongchaybmc.com

Xử lý vi phạm về PCCC và những điều bạn cần biết để tránh bị xử phạt

Xử lý vi phạm về PCCC và những điều bạn cần biết để tránh bị xử phạt

Phòng cháy chữa cháy là vấn đề luôn được Chính phủ, các Cơ quan Nhà nước và báo, đài thường xuyên tuyên truyền, cảnh báo từng cá nhân, cơ quan, tổ chức nghiêm chỉnh và nâng cao trách nhiệm trong công tác PCCC nhưng theo sau đó cũng có nhiều cá nhân, tổ chức vẫn còn lơ là chủ quan trong an toàn PCCC. Thời gian vừa qua, đã có rất nhiều vụ cháy nổ đáng tiếng xảy ra như vụ cháy căn chung cư mini 9 tầng xảy ra đêm ngày 12/9/2023 tại quận Thanh Xuân, TP. Hà Nội khiến 56 người chết, 37 người bị thương. Gần đây nhất, vào đầu năm 2024 xảy ra vụ cháy nhà ở Hàng Lược khiến 3 người tử vong trong đó có cả trẻ nhỏ đầy thương tâm.

Hậu quả của những vụ hỏa hoạn, cháy nổ hầu hết là cực kỳ nghiêm trọng và gây tổn thất rất lớn đến tài sản, sức khỏe và tính mạng của người dân. Hầu hết phần lớn nguyên nhân cháy là do những vi phạm về PCCC của một số các cá nhân, tổ chức không đảm bảo được đúng quy định của pháp luật về PCCC, một số hộ kinh doanh, tổ chức hoạt động kinh doanh khi không đạt đủ điều kiện về PCCC đối với những ngành nghề kinh doanh bắt buộc phải xin cấp phép PCCC; hoặc trong sinh hoạt hàng ngày, một số người dân còn bất cẩn, thiếu trách nhiệm trong việc bảo đảm phòng cháy ví dụ như dùng máy cắt, hàn điện không che chắn cẩn thận làm tia lửa điện bắn vào những vật dễ bốc cháy, sử dụng đồ dùng điện để nấu ăn, cắm nước, sạc điện thoại, máy tính nhưng quên tắt thiết bị dẫn đến chạm chập cháy, nổ, hoặc đốt vàng mã khiến tàn bay vào những vật dễ bén cháy…vv.

Luật Phòng cháy và chữa cháy hiện hành quy định người nào có hành vi vi phạm các quy định của Luật Phòng cháy và chữa cháy thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật. Vậy những hành vi vi phạm về PCCC này được pháp luật xử lý như thế nào? Cùng PCCC bảo Minh tìm hiểu.

Xử lý hành chính vi phạm về PCCC

Căn cứ Điều 51 Nghị định 144/2021/NĐ-CP ngày 31/12/2021 của Chính phủ quy định về xử lý hành vi vi phạm trong việc để xảy ra cháy, nổ như sau:

  • Hành vi vi phạm quy định an toàn phòng cháy và chữa cháy nổ gây thiệt hại về tài sản dưới 20 triệu đồng thì bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100 nghìn đồng đến 300 nghìn đồng.
  • Gây thiệt hại về tài sản từ 20 triệu đồng đến dưới 50 triệu đồng, thì bị phạt tiền từ 1 triệu đồng đến 3 triệu đồng.
  • Gây thiệt hại về tài sản từ 50 triệu đồng đến dưới 100 triệu đồng, thì bị phạt tiền từ 3 triệu đồng đến 5 triệu đồng.
  • Trường hợp gây thiệt hại một trong các hậu quả: (i) Thiệt hại về tài sản trên 100 triệu đồng; (ii) Gây thương tích hoặc tổn hại sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể dưới 61%; (iii) Gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổn tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này dưới 61%, thì bị phạt tiền từ 5 triệu đồng đến 10 triệu đồng. 
  • Ngoài ra, người vi phạm còn phải chi trả toàn bộ chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với các trường hợp gây thương tích hoặc tổn hại sức khỏe của người khác để khắc phục hậu quả. 

Đối với những hành vi vi phạm về an toàn phòng cháy và chữa cháy để xảy ra hậu quả gây tổn thất và thiệt hại nặng nề hơn thì có thể phải chịu trách nhiệm hình sự. 

Xử lý hình sự vi phạm về PCCC

Điều 313 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 quy định về Tội vi phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy. Theo đó, hành vi vi phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy gây thiệt hại cho người khác thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự như sau:

  • Điều 313 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 quy định về Tội vi phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy. Theo đó, hành vi vi phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy gây thiệt hại cho người khác thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự như sau:
    1. – Làm chết người
    2. – Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên
    3. – Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%
    4. – Gây thiệt hại về tài sản từ 100 triệu đồng đến dưới 500 triệu đồng.
  • Phạt tù từ 05 năm đến 08 năm khi thuộc các trường hợp sau:
    1. – Làm chết 02 người;
    2. – Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%;
    3. – Gây thiệt hại về tài sản từ 500 triệu đồng đến dưới 1,5 tỷ đồng.
  • Phạt tù từ 07 năm đến 12 năm khi thuộc các trường hợp sau:
    1. – Làm chết 03 người trở lên;
    2. – Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên;
    3. – Gây thiệt hại về tài sản 1,5 tỷ đồng trở lên.

Đối với trường hợp vi phạm các quy định về phòng cháy chữa cháy trong trường hợp có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả được nêu trên nếu không được ngăn chặn kịp thời, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm.
Ngoài các hình phạt nêu trên thì người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 50 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Trên thực tế, cơ quan tiến hành tố tụng đã giải quyết rất nhiều vụ vi phạm về PCCC. Ví dụ gần đây nhất, ngày 07/8/2023, Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội đưa ra xét xử vụ án “vi phạm quy định về phòng cháy chữa cháy” liên quan đến vụ cháy quán karaoke ISIS ở phố Quan Hoa, quận Cầu Giấy vào ngày 01/8/2022 khiến 3 chiến sĩ Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy hy sinh. Do bị cáo Phạm Duy Hùng – chủ cơ sở quán karaoke ISIS đã có những vi phạm về phòng cháy chữa cháy như kinh doanh khi chưa được cấp phép về PCCC, hậu quả của vụ cháy xảy ra khiến 3 chiến sĩ hy sinh, do đó Viện kiểm sát đề nghị truy tố theo khoản 3 Điều 313 Bộ luật Hình sự với khung hình phạt từ 7 đến 12 năm tù. Kết quả cuối phiên, Hội đồng xét xử tuyên Bị cáo lãnh mức án 10 năm tù về tội vi phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy. Về trách nhiệm dân sự, Bị cáo Hùng phải bồi thường thiệt hại mỗi gia đình của 3 chiến sĩ 230 triệu đồng, phải cấp dưỡng cho mẹ và các con của một trong 3 chiến sĩ hàng tháng.

Đây là một ví dụ cụ thể về trách nhiệm pháp lý của người vi phạm về phòng cháy, chữa cháy. Trên thực tế còn rất nhiều những vụ khác thương tâm, người vi phạm còn phải chịu trách nhiệm nặng nề hơn rất nhiều. 

Trách nhiệm của người dân, các cá nhân, cơ quan và tổ chức để tránh vi phạm về PCCC

Công tác PCCC không phải của riêng ai, mà là trách nhiệm và nhiệm vụ của toàn dân. Do đó, để hạn chế những hậu quả đáng tiếc xảy ra, mọi cá nhân, tổ chức, cơ quan cần có trách nhiệm nâng cao tinh thần chủ động phòng cháy, chữa cháy như:

  • Cơ quan có thẩm quyền thường xuyên tuyên truyền, phổ biến kiến thức về phòng cháy và chữa cháy cho người dân và các cơ quan, tổ chức. 
  • Chủ động tìm hiểu các quy định về phòng cháy và chữa cháy, học hỏi kiến thức, kỹ năng cơ bản về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; tích cực tham gia các buổi tuyên truyền, huấn luyện về phòng cháy chữa cháy do cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy, địa phương tổ chức.
  • Thường xuyên tự kiểm tra để kịp thời phát hiện và khắc phục ngay những nguyên nhân, nguy cơ gây cháy, nổ trong phạm vi quản lý của mình; trang bị các phương tiện phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ tại chỗ.
  • Phổ biến, đôn đốc, nhắc nhở thành viên trong gia đình, người lao động và mọi người xung quanh thực hiện các quy định của pháp luật về PCCC.
  • Quản lý chặt chẽ nguồn lửa, nguồn nhiệt, nguồn điện: đun nấu, thắp hương thờ cúng, đốt vàng mã,…; phải ngắt các thiết bị điện khi không sử dụng; sử dụng vật chống cháy che chắn khi thực hiện các công việc như hàn, cắt; không đốt vàng mã ở trong nhà, cửa hàng kinh doanh, dịch vụ, vỉa hè, nơi tập trung đông người và phương tiện tham gia giao thông qua lại, nên sử dụng các dụng cụ chất liệu không cháy như kim loại, sành sứ, có nắp đạy kín để tránh tàn lửa bay ra và phải chờ vàng mã cháy hết, dùng nước vẩy tro để lửa tắt hoàn toàn. 
  • Thực hiện nghiêm chỉnh các điều kiện an toàn về PCCC theo quy định của Luật Phòng cháy và chữa cháy.

PCCC Bảo Minh đơn vị thi công PCCC chuyên nghiệp, uy tín tại Hà Nội

  • Thông tin công ty:
  • Công ty TNHH Xây dựng và Phòng cháy Bảo Minh
  • Văn phòng: tầng 11 tòa nhà Veam, Võ Chí Công, Tây Hồ, Hà Nội
  • +84-775888114 | +84-913168088
  • phongchaybmc@gmail.com
  • www.phongchaybmc.com

BMC FP cung cấp đa dạng các Dịch vụ, sản phẩm trong lĩnh vực PCCC. Chúng tôi chuyên thiết kế, cung cấp, lắp đặt, bảo trì, thử nghiệm và vận hành PCCC ở nhiều cơ sở khác nhau như các tòa nhà thương mại và công nghiệp, văn phòng, cơ quan chính phủ, khu dân cư và các địa điểm công cộng khác. Tại BMC, chúng tôi có đầy đủ giấy phép được cơ quan có thẩm quyền cấp. Có đủ năng lực thực hiện dự án đảm bảo nhu cầu đa dạng của khách hàng. Những dịch vụ chính của chúng tôi bao gồm:

  • Tư vấn về lĩnh vực PCCC
    • Tư vấn thiết kế, tư vấn giám sát, Huấn luyện nghiệp vụ PCCC
    • Tư vấn dự toán, thẩm duyệt thiết kế, tư vấn kiểm tra về PCCC
  • Thi công PCCC & các hạng mục khác liên quan
    • Thi công hệ thống báo cháy, chữa cháy, hệ thống thoát nạn
    • Thi công hệ thống tăng áp, hút khói, chống sét, cơ điện
    • Thi công xây dựng công trình dân dụng và công nghiệp
  • Kiểm tra thẩm duyệt nghiệm  thu
    • Thẩm duyệt thiết kế về PCCC
    • Kiểm định trang thiết bị, vật tư PCCC
    • Nghiệm thu hệ thống PCCC

Tại BMC Bộ phận thi công lắp đặt và bảo trì PCCC được trang bị kỹ năng chuyên môn tốt, các kỹ sư giàu kinh nghiệm và rất thành thạo chuyên môn. Đội ngũ lắp đặt của chúng tôi là thợ bậc cao và được đào tạo bài bản và từng có kinh nghiệm thực hiện nhiều dự án khác nhau.

Liên hệ Tư Vấn

Đầu năm 2024 xảy ra hơn 200 vụ cháy nghiêm trọng, Công An Hà Nội khuyến cáo đặc biệt

1 tháng đầu năm 2024 Hà Nội xảy ra gần 200 vụ cháy nghiêm trọng

Hiện trường vụ cháy trên phố Hàng Lược khiến 3 người tử vong.

Trên địa bàn thành phố Hà Nội thời gian vừa qua liên tiếp xảy các vụ ra cháy gây thiệt hại nghiêm trọng về người, tài sản. Công an TP Hà Nội khuyến cáo người dân cần nâng cao ý thức đảm bảo an toàn phòng cháy chữa cháy (PCCC).

Theo thống kê của Công an TP Hà Nội, chỉ trong tháng 1/2024, trên địa bàn Thủ đô đã xảy ra 194 vụ cháy, sự cố gây cháy, trong đó số vụ cháy xảy ra tập trung nhiều đối với loại hình nhà ở riêng lẻ, nhà ở kết hợp sản xuất kinh doanh vẫn chiếm tỷ lệ cao (87/194 vụ ~ 44,8% tổng số vụ cháy, sự cố gây cháy).

Mới đây nhất là vụ cháy xảy ra ngày 15/1/2024 tại nhà ở kết hợp kinh doanh, số 4 Hàng Lược, Hàng Mã, Hoàn Kiếm làm 4 người thương vong. Trước đó, trong năm 2023 toàn Thành phố cũng liên tiếp xảy ra 3 vụ cháy gây thiệt hại nghiêm trọng về người đối với loại hình này: vụ cháy ngày 13/5/2023 tại số 24 Thành Công, Quang Trung, Hà Đông làm 4 người chết; vụ cháy ngày 8/7/2023 tại số 12 Thổ Quan, Đống Đa, làm 3 người chết; vụ cháy ngày 19/7/2023 tại nhà ở kết hợp kinh doanh xe đạp, xe máy điện Ánh Dương tại Yên Khê, Hoài Đức làm 3 người chết.

Đặc điểm của những vụ cháy nghiệm trọng gần đây

Đặc điểm chung đáng chú ý các vụ cháy làm chết người nêu trên đều xảy ra vào đêm khuya và rạng sáng, khi các gia đình đang ngủ say. Việc thiếu các phương tiện, thiết bị cảnh báo cháy sớm ngay từ ban đầu khi đám cháy mới phát sinh là một trong những nguyên nhân các thành viên trong gia đình không phát hiện có cháy kịp thời, khói khí độc theo trục thang bộ tòa nhà, kèm theo ngọn lửa bùng phát và lan truyền nhanh lên các tầng nhà trong thời gian rất ngắn. Khi con người phát hiện ra cháy đã muộn, gây tâm lý hoảng loạn, không còn khả năng kiểm soát tình hình cũng như thoát nạn dẫn đến hậu quả đáng tiếc xảy ra.

Công an Hà Nội nhận định, một trong những nguyên nhân dẫn đến chết người trong các vụ cháy nêu trên là yếu tố liên quan đến đặc điểm kiến trúc của các hộ gia đình, hộ gia đình kết hợp sản xuất kinh doanh đều dạng nhà ống, mặt tiền nhỏ hẹp, thang bộ bên trong nhà để hở, không có biện pháp ngăn cháy, ngăn khói lan truyền giữa khu vực sản xuất, kinh doanh, khu vực để hàng hóa dễ cháy với không gian sinh hoạt của gia đình.

Những việc cần làm ngay để ngăn chặn những vụ cháy nghiêm trọng xảy ra

Để đảm bảo an toàn PCCC trước, trong dịp Tết Nguyên đán 2024, Công an TP Hà Nội khuyến cáo một số nội dung cần thực hiện ngay:

Đối với cơ sở sản xuất kinh doanh: Người đứng đầu cần quan tâm tổ chức công tác tuyên truyền, nhắc nhở cán bộ công nhân viên và người lao động chấp hành nghiêm nội quy, quy định PCCC; tăng cường công tác tự kiểm tra, kịp thời khắc phục những thiếu sót có thể phát sinh cháy, nổ; sắp xếp nguyên vật liệu, hàng hóa cách xa nguồn lửa, nguồn nhiệt; bảo đảm các điều kiện để lực lượng chữa cháy tại chỗ hoạt động hiệu quả; tổ chức các ca trực trong quá trình sản xuất và ngoài giờ hành chính để kịp thời phát hiện và dập tắt cháy ngay khi mới phát sinh, không để xảy ra cháy lớn, gây thiệt hại nghiêm trọng.

Đối với các khu dân cư: UBND quận, huyện, thị xã, xã, phường, thị trấn cần xây dựng và duy trì hoạt động của lực lượng dân phòng và các mô hình “Tổ liên gia an toàn PCCC”, “Điểm chữa cháy công cộng”; xây dựng phương án chữa cháy và tổ chức cho đội dân phòng thực tập giải quyết các tình huống giả định cháy sát thực tế; phát huy thực sự có hiệu quả phương châm “bốn tại chỗ”.

Đối với hộ gia đình: Có giải pháp ngăn cháy lan theo cầu thang bộ bên trong nhà với các khu vực có công năng khác; thường xuyên kiểm tra hệ thống điện, các thiết bị điện, bếp đun nấu, nơi thờ cúng để kịp thời khắc phục những nguy cơ gây cháy; tắt nguồn lửa và ngắt các thiết bị điện khi không sử dụng; cẩn trọng trong việc thắp hương, đốt vàng mã. Khuyến cáo, kiến nghị các hộ gia đình, hộ gia đình kết hợp sản xuất kinh doanh trang bị, lắp đặt hệ thống báo cháy tự động để kịp thời báo cháy, cảnh báo cho con người thoát nạn ngay từ thời điểm ban đầu khi đám cháy mới phát sinh.

Đơn vị thi công PCCC chuyên nghiệp, uy tín tại Hà Nội

  • Thông tin công ty:
  • Công ty TNHH Xây dựng và Phòng cháy Bảo Minh
  • Văn phòng: tầng 11 tòa nhà Veam, Võ Chí Công, Tây Hồ, Hà Nội
  • +84-982222610 | +84-913168088
  • phongchaybmc@gmail.com
  • www.phongchaybmc.com

BMC FP cung cấp đa dạng các Dịch vụ, sản phẩm trong lĩnh vực PCCC. Chúng tôi chuyên thiết kế, cung cấp, lắp đặt, bảo trì, thử nghiệm và vận hành PCCC ở nhiều cơ sở khác nhau như các tòa nhà thương mại và công nghiệp, văn phòng, cơ quan chính phủ, khu dân cư và các địa điểm công cộng khác. Tại BMC, chúng tôi có đầy đủ giấy phép được cơ quan có thẩm quyền cấp. Có đủ năng lực thực hiện dự án đảm bảo nhu cầu đa dạng của khách hàng. Những dịch vụ chính của chúng tôi bao gồm:

  • Tư vấn về lĩnh vực PCCC
    • Tư vấn thiết kế, tư vấn giám sát, Huấn luyện nghiệp vụ PCCC
    • Tư vấn dự toán, thẩm duyệt thiết kế, tư vấn kiểm tra về PCCC
    • Thi công PCCC & các hạng mục khác liên quan
      • Thi công hệ thống báo cháy, chữa cháy, hệ thống thoát nạn
      • Thi công hệ thống tăng áp, hút khói, chống sét, cơ điện
      • Thi công xây dựng công trình dân dụng và công nghiệp
    • Kiểm tra thẩm duyệt nghiệm  thu
      • Thẩm duyệt thiết kế về PCCC
      • Kiểm định trang thiết bị, vật tư PCCC
      • Nghiệm thu hệ thống PCCC
    • Kinh doanh thiết bị, phương tiện PCCC
      • Cung cấp trang thiết bị báo cháy, chữa cháy, thoát nạn, thoát hiểm,…
      • Kinh doanh thiết bị báo động, kiểm soát an ninh, CCTV,…

Tại BMC Bộ phận thi công lắp đặt và bảo trì PCCC được trang bị kỹ năng chuyên môn tốt, các kỹ sư giàu kinh nghiệm và rất thành thạo chuyên môn. Đội ngũ lắp đặt của chúng tôi là thợ bậc cao và được đào tạo bài bản và từng có kinh nghiệm thực hiện nhiều dự án khác nhau.

PCCC: Những đặc điểm nguy hiểm cháy nổ của loại hình chợ truyền thống

Chợ truyền thống đáp ứng nhu cầu mua bán của khu vực dân cư. Chợ truyền thống như: chợ đầu mối, chợ dân sinh, chợ kiên cố hoặc bán kiên cố … Đây là loại hình cơ sở tiềm ẩn nhiều nguy cơ dẫn đến cháy, nổ nếu công tác đảm bảo an toàn https://phongchaybmc.com PCCC không được quan tâm đúng mức.

PCCC Trong những năm qua, đã xảy ra nhiều vụ cháy chợ gây thiệt hại về người và tài sản, điển hình. Vụ cháy chợ tạm (thị trấn Còng, huyện Tĩnh Gia, Thanh Hóa) ngày 2/10/2019 gây thiệt hại 100 tỷ đồng, diện tích đám cháy: 2000m2; ….

Những đặc điểm nguy hiểm cháy, nổ của chợ có thể kể đến như sau:

1. Vị trí địa lý

Các chợ thường được bố trí xây dựng tại nơi tập trung đông dân cư, dễ giao thương hàng hóa. Vì vậy, khu vực xung quanh chợ luôn có những dãy nhà, tuyến phố kinh doanh buôn bán hàng hóa. Số lượng người và trữ lượng chất cháy cao hơn so với các khu vực khác trên địa bàn.

2. Giao thông, nguồn nước phục vụ chữa cháy PCCC

– Các tuyến đường, phố bên ngoài xung quanh chợ luôn là các tuyến đường kinh doanh buôn bán nhộn nhịp.

– Bên trong chợ, các lối đi giữa các quầy, sạp hàng thường nhỏ hẹp và hay bị các hộ kinh doanh lấn chiếm, tận dụng để bày bán hàng hóa. Khi có sự cố cháy, nổ xảy ra, lực lượng chữa cháy rất khó khăn khi tiếp cận đám cháy qua các lối này.



Hình ảnh: Lối đi lại bị tận dụng, lấm chiếm bày bán hàng hóa

– Nguồn nước chữa cháy tại các chợ thường là các bể nước sinh hoạt, bể nước chữa cháy theo thiết kế và các nguồn nước bên ngoài (ao, hồ, sông, các trụ nước chữa cháy …). Trường hợp xảy ra cháy cần tận dụng toàn bộ các nguồn nước có thể sử dụng được để chữa cháy.

3. Kiến trúc, xây dựng PCCC

– Các chợ như chợ dân sinh, chợ tạm chưa được xây dựng kiến cố, kết cầu xây dựng chủ yếu là khung thép, mái lợp tôn hoặc các vật liệu khác như gỗ, vải bạt, nhựa … có khả năng lan truyền ngọn lửa nhanh chóng khi xảy ra cháy.

– Các chợ được xây dựng kiên cố, bán kiên cố thì khu vực chợ chính được xây dựng từ 1-2 tầng bằng vật liệu gạch đất nung, bê tông cốt thép có bậc chịu lửa hạng I, II. Tuy nhiên, xung quanh khu vực chợ chính thường có các khu vực chợ tạm với đặc điểm nguy hiểm cháy như trên.

4. Chất cháy

– Khối lượng chất cháy trong các chợ vô cùng lớn và đa dạng, thường được chia thành các khu vực kinh doanh như: khu vực bán quần áo, vải vóc; khu vực bán hàng gia dụng (nhựa, gỗ, giấy …); khu vực để xe (xăng, dầu); khu vực bán thực phẩm (bao bì, nilong, …).

– Các chất cháy trên đa phần là các chất dễ cháy. Trường hợp xảy ra cháy, đám cháy sẽ lan truyền rất nhanh và phát triển thành cháy lớn nếu không can thiệp kịp thời.

5. Nguy cơ phát sinh ngọn lửa

– Do ngọn lửa trần như: Hoạt động thắp hương thờ cúng, đốt vàng mã, hút thuốc …

– Do sự cố thiết bị điện: Tình trạng sử dụng điện gây mất an toàn về PCCC vẫn còn tiếp diễn tại nhiều chợ như như: Dây điện giăng kéo chằng chịt, mắc trực tiếp vào các thanh sắt nhưng không được luồn vào ống nhựa cách điện, thậm chí biến thành dây treo đồ, vật dụng, hàng hóa; các mối nối tuy được quấn băng cách điện nhưng chưa đúng kỹ thuật, sự chủ quan này là nguy cơ mất an toàn điện rất cao.
– Ngoài ra còn có thể kể đến các trường hợp đốt phá hoại, tư thù cá nhân …

6. Lực lượng, phương tiện chữa cháy

– Đội PCCC được thành lập tại các chợ là lực lượng chính tham gia chữa cháy khi có cháy xảy ra. Tuy nhiên, với các chợ có diện tích rộng lớn, nhiều tầng, trong trường hợp đám cháy xảy ra mà không được phát hiện và xử lý kịp thời thì số lượng đội viên Đội PCCC tại chợ thường không đủ để xử lý, dẫn tới cháy lớn.

– Phương tiện chữa cháy tại chợ đa phần là hệ thống bình bột chữa cháy. Các chợ được xây dựng kiên cố, bán kiên cố thì được trang bị thêm hệ thống báo cháy, chữa cháy tự động, các họng nước chữa cháy vách tường, họng nước chữa cháy bên ngoài, máy bơm chữa cháy đặt tại các bể nước, lăng vòi chữa cháy… Các hệ thống này thường đã cũ, không được quan tâm bảo trì, bảo dưỡng thường xuyên, hoạt động kém, thậm chí còn mất tác dụng chữa cháy, nhiều vị trí để trang thiết bị chữa cháy bị che lấp bởi hàng hóa.



Hình ảnh: Các bình chữa cháy cũ, phủi bụi

Trước những nguy cơ tiềm ẩn nêu trên, để chủ động công tác phòng ngừa, không để xảy ra cháy và giảm thiểu thiệt hại do cháy, nổ gây ra tại các chợ truyền thống, lực lượng Cảnh sát PCCC và CNCH:

Phải thường xuyên hướng dẫn chủ cơ sở, Ban Quản lý chợ và đội viên Đội PCCC cơ sở các biện pháp bảo đảm an toàn PCCC. Phải kiểm tra, đôn đốc, kịp thời xử lý triệt để các vi phạm quy định an toàn về PCCC; xây dựng và tổ chức thực tập phương án chữa cháy, phương án CNCH để chủ động ứng phó khi có tình huống cháy, nổ, sự cố, tai nạn xảy ra.

Bên cạnh đó, chủ động tham mưu cho chính quyền địa phương quan tâm đầu tư cho hoạt động PCCC, có những giải pháp, biện pháp PCCC kịp thời khắc phục những tồn tại, nguy cơ dẫn đến cháy tại các chợ truyền thống./.

Nguyễn Bá Tuấn, Những đặc điểm nguy hiểm cháy, nổ của loại hình chợ truyền thống (canhsatpccc.gov.vn)

7 BIỆN PHÁP PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY CHO NHÀ XƯỞNG

Phòng cháy chữa cháy cho nhà xưởng

Hiện nay, công tác đảm bảo phòng cháy chữa cháy cho nhà xưởng luôn được ưu tiên hàng đầu. Do tình trạng cháy nổ bên trong nhà xưởng xảy ra rất nhiều tại các khu công nghiệp. Các vụ cháy xảy ra để lại những hậu quả nghiêm trọng cho các doanh nghiệp sản xuất. Gây ra các thiệt hại cho người và tài sản.

Nguyên nhân dẫn đến các vụ cháy kia là gì?

Các nguyên nhân dẫn đến cháy nhà xưởng tại các khu công nghiệp xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau có thể là do sự cố xảy ra bên trong nhà xưởng hoặc do các trường hợp bất khả thi. Nguyên nhân có thể do khi xây dựng nhà xưởng đơn vị thiết kế thi công và nhà thầu thi công đã không lưu ý đến các vấn đề đảm bảo phòng cháy chữa cháy cho nhà xưởng khi thiết kế và xây dựng. Cũng có thể do nhà xưởng không được trang bị các thiết bị máy móc và hệ thống PCCC để có thể dập tắt đám lửa kịp thời. Do không có đường bao phòng cháy chữa cháy khiến cho việc tiến hành phòng cháy chữa cháy cho công trình chậm trễ và gặp nhiều khó khăn.

Gian phòng sản xuất thuốc PCCC
Gian phòng sản xuất thuốc PCCC

Các biện pháp phòng cháy chữa cháy cho nhà xưởng

Cần đề phòng phòng cháy chữa cháy nhà xưởng theo các biện pháp dưới đây để hạn chế tình trạng gây cháy nổ ảnh hưởng đến người và của:

  • Sử dụng các loại vật liệu xây dựng nhà xưởng bền bỉ, không có khả năng bén lửa cháy ở nhiệt độ cao.
  • Tạo vành đai phòng cháy chữa cháy. Ngăn chặn sự tiếp xúc của các tác nhân cháy và oxi hóa khi chúng chưa tham gia vào quá trình sản xuất bên trong nhà máy.
  • Các kho chứa phải được cách ly riêng biệt và cách xa các tác nhân phát sinh ra nhiệt. Xung quanh có bể chứa và các vách tường ngăn cách bằng vật liệu chống cháy.
  • Cách ly hoặc bố trí các thiết bị hay các công đoạn dễ cháy ra xa các thiết bị khác và những nơi thoáng gió hoặc đặt hẳn ngoài trời.
  • Loại trừ các khả năng phát sinh ra mồi lửa tại những khu vực sản xuất và lưu trữ hàng hóa.
  • Các thiết bị máy móc phải đảm bảo kín hạn chế thoát hơi, khí cháy ra khu vực sản xuất.
  • Dùng các chất phụ gia trơ, các chất ức chế, các chất chống cháy nổ. Giảm thiểu khả năng cháy của hỗn hợp cháy.
  • Phòng cháy chữa cháy nhà xưởng Phòng cháy chữa cháy nhà xưởng

Các tiêu chuẩn về phòng cháy chữa cháy

  • Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 2622- 1995 “Phòng cháy, chữa cháy cho nhà và công trình. Yêu cầu thiết kế”
  • Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5738-2001 “Hệ thống báo cháy – Yêu cầu kỹ thuật”.
  • Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5760-2001 “Hệ thống chữa cháy – Yêu cầu chung về thiết kế, lắp đặt và sử dụng”.
  • Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3256-89 “An toàn cháy- Yêu cầu chung”
  • Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3890-2009 “Phương tiện phòng cháy và chữa cháy cho nhà và công trình – Trang bị, bố trí, kiểm tra, bảo dưỡng”.
  • QCVN 06: 2010/BXD “Quy chuẩn kỹ thuật Quốc Gia về an toàn cháy cho nhà và công trình”.
  • QCVN 08: 2009/BXD “Quy chuẩn kỹ thuật Quốc Gia” Công trình ngầm đô thị.
  • Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4513 – 88 “Cấp nước bên trong – Tiêu chuẩn thiết kế”.
phòng cháy chữa cháy nhà xưởng
phòng cháy chữa cháy nhà xưởng

Hệ thống phòng cháy chữa cháy cho nhà xưởng có những loại nào?

Hiện nay trên thị trường đang phổ biến các loại hệ thống phòng cháy chữa cháy là:

Hệ thống PCCC vách tường:

Thường áp dụng cho những nhà xưởng, nhà kho có nguy cơ cháy thấp VD: xưởng cơ khí, xưởng in, xưởng gia công hàng thủ công mỹ nghệ…

Hệ thống chữa cháy bán tự động:

Hệ thống này thuộc dạng cổ điển, hệ thống chữa cháy này chỉ đơn giản gồm có hộp chữa cháy, hộp chữa cháy gắn trên vách tường (Hose Reel) chứa các thiết bị như cuộn vòi, lăng phun, bộ van. Kích hoạt chữa cháy bằng van xả đường ống áp lực có sẵn.

Hệ thống PCCC tự động Sprinkler:

Thường áp dụng cho nhà xưởng, kho có nguy cơ cháy cao VD: Nhà kho hóa chất, nhà kho chứa các vật liệu dễ cháy nổ như bông, vải…

Một số vấn đề về công tác PCCC đối với cơ sở sản xuất giấy và bột giấy

Trong thời gian vừa qua, nước ta đã xảy ra một số vụ cháy cơ sở sản xuất giấy và bột giấy gây thiệt hại nghiêm trọng về tài sản, gây mất trật tự an ninh, an toàn cho xã hội. PCCC Bảo Minh sẽ giới thiệu một số lưu ý:

Một số vụ cháy điển hình như vụ cháy tại Công ty CP Giấy Trường Xuân ở Phổ Yên, Thái Nguyên ngày 11/3/2020, thiệt hại gồm 01 xưởng giấy và 02 nhà kho chứa nguyên liệu, thành phầm với tổng diện tích khoảng 5000m2; vụ cháy ngày 04/5/2021 tại Công ty TNHH Giấy Đồng Tiến ở Bến Cát, Bình Dương hây thiệt hại 1200m2 nhà xưởng; Vụ cháy xảy ra trong ngõ 200 Vĩnh Hưng, Hoàng Mai, Hà Nội ngày 16/3/2022 của xưởng in, gia công hộp giấy, thiệt hại cháy 300m2 nhà xưởng… Do giấy được chế tạo chủ yếu từ gỗ và bột giấy, nên đây là những chất dễ bắt cháy, mặt khác do dây chuyền và công nghệ sản xuất giấy gồm những máy móc, thiết bị dễ phát sinh ra tia lửa và nhiệt độ gây ra những vụ cháy như: Máy nghiền, máy sấy, máy cắt,…

Để hạn chế các sự cố, tai nạn xảy ra, nhất là sự cố cháy, nổ đối với các cơ sở sản xuất giấy và bột giấy, chúng ta cần phải cảnh giác, nâng cao tinh thần trách nhiệm và thực hiện tốt các yêu cầu sau:

Một là, thường xuyên vệ sinh máy móc, dây chuyền công nghệ sản xuất giấy và bột giấy, vì theo thống kê của Cơ quan Điều hành An toàn và Sức khỏe từ Vương quốc Anh thì có đến 60% vụ cháy nhà máy giấy xảy ra ở đây là do lỗi máy móc vệ sinh kém. Dựa trên từng công đoạn sản xuất giấy và bột giấy để xác định các khu vực nguy hiểm cần vệ sinh định kỳ để tránh sự cố, tai nạn đáng tiếc có thể xảy ra.

Hai là, việc xây dựng các nhà xưởng sản xuất, nhà kho chứa nguyên liệu hoặc thành phẩm sản xuất phải được xây dựng và đáp ứng các tiêu chuẩn an toàn PCCC hiện hành như: Hệ thống báo cháy tự động; hệ thống chữa cháy tự động; chữa cháy vách tường; hệ thống chỉ lối, đường thoát nạn; hệ thống thông gió, hút khói; hệ thống chống sét,… hay các bộ phận chịu lửa như sàn, tường, cửa,… đểu phải bảo đảm. Thực tế cho thấy nhiều xưởng sản xuất, kho chứa thường không được trang bị hoặc có trang bị nhưng không bảo đảm các yêu cầu, an toàn về PCCC nên khi xảy ra cháy, nổ thường xảy ra cháy lớn, diễn biến phức tạp (sập đổ cấu kiện khung thép mái tôn, cháy hoá chất,…).

Ba là, chủ cơ sở quan tâm đầu tư, xây dựng đội phòng cháy, chữa cháy cơ sở tinh thông về nghiệp vụ phòng cháy, chữa cháy, đầu tư về trang thiết bị, phương tiện để đội phòng cháy, chữa cháy cơ sở được huấn luyện nghiệp vụ PCCC và CNCH hàng năm, xây dựng phương án chữa cháy, phương án cứu nạn, cứu hộ đồng thời thường trực hàng ngày sẵn sàng ứng phó với các sự cố, tai nạn có thể xảy ra.

Bốn là, thường xuyên định kỳ bảo dưỡng, kiểm tra khả năng vận hành của hệ thống phòng cháy, chữa cháy trong Công ty để tránh các hiện tượng như báo cháy giả, sạc nạp lại bình chữa cháy,… Chủ cơ sở cũng có thể nghiên cứu các giải pháp an toàn PCCC mới, hiện đại như: Hệ thống cảnh báo cháy sớm, các hệ thống chữa cháy tự động bằng khí,… để bảo đảm an toàn cho các khu vực trọng điểm, dễ xảy ra sự cố cháy, nổ trong nhà máy.

Trên đây là một số chú ý nhằm nâng cao công tác an toàn cháy, nổ đối với cơ sở sản xuất giấy, bột giấy./.

Nguồn: Tổng hợp

Hệ thống báo cháy hoạt động như thế nào, và một số lý do khiến chuông không thể kêu

Hệ thống báo cháy hoạt động như thế nào, và một số lý do khiến chuông không thể kêu

Hỏa hoạn xảy ra thì chuông báo cháy chính là một trong những yếu tố quan trọng nhất giúp thông báo đến toàn thể cư dân sinh sống trong khu vực. Nhưng nó hoạt động như thế nào

 Vụ cháy tại chung cư cao cấp Carina Plaza vào rạng sáng ngày 23/3/2018 đang khiến nhiều người – đặc biệt là cư dân tại các chung cư – cảm thấy lo lắng.
Vụ tai nạn đáng tiếc đã khiến ít nhất 13 người thiệt mạng và 28 người khác bị thương. Nhưng quan trọng hơn, theo như lời kể của những người may mắn thoát nạn, họ không hề nghe thấy chuông báo cháy vang lên, mà chỉ biết đến vụ cháy qua lời hô hoán của hàng xóm xung quanh.

Khả năng vận hành của hệ thống báo cháy tại Carina Plaza sẽ cần phải đợi cơ quan chức năng điều tra. Nhưng vào lúc này, hãy cùng tìm hiểu về cơ chế của một bộ thiết bị báo cháy. Chúng gồm những gì, hoạt động ra sao, và làm thế nào để biết khả năng hoạt động của chúng có tốt hay không?

Cấu tạo của một hệ thống báo cháy

Hệ thống báo cháy tự động không chỉ là một cái chuông, mà là cả một tập hợp các thiết bị có nhiệm vụ phát hiện và báo động khi có cháy xảy ra. Tín hiệu cháy có thể được phát hiện và ra thông báo tự động, hoặc từ tác động của trực tiếp của con người. Và hệ thống này phải làm việc 24/24.

Hệ thống báo cháy hoạt động như thế nào, và một số lý do khiến chuông không thể kêu - Ảnh 2.

Về cơ bản, một hệ thống báo cháy tự động sẽ có 3 phần chính: trung tâm báo cháy, thiết bị đầu vào, thiết bị đầu ra. Trong đó, trung tâm báo cháy được thiết kế dạng tủ, bao gồm các thiết bị chính: một bảng điều khiển chính, các module, một biến thế, pin.

Thiết bị đầu vào có thể hiểu là công cụ ghi nhận tín hiệu. Nó bao gồm đầu báo khói, đầu báo nhiệt, báo gas, báo lửa… và công tắc khẩn. Thiết bị đầu ra là các công cụ hiển thị và phát thông báo, gồm chuông báo động, đèn báo động, đèn thoát hiểm, bộ quay số điện thoại tự động…

Tất cả những thiết bị này sẽ được hoạt động theo một cơ chế đơn giản nhưng hiệu quả, đảm bảo tính chính xác cao.

Nguyên lý hoạt động của hệ thống báo cháy

Quy trình hoạt động của hệ thống báo cháy là một quy trình khép kín: Thiết bị đầu vào nhận tín hiệu – truyền tín hiệu đến trung tâm báo cháy – thiết bị đầu ra phát tín hiệu báo động.

Hệ thống báo cháy hoạt động như thế nào, và một số lý do khiến chuông không thể kêu - Ảnh 3.

Khi có tín hiệu về sự cháy như nhiệt độ gia tăng đột ngột, có sự xuất hiện của khói hoặc các tia lửa điện – các thiết bị đầu vào như đầu báo, công tắc khẩn sẽ nhận tín hiệu và truyền thông tin của sự cố về trung tâm báo cháy.

Tại đây trung tâm sẽ xử lý thông tin nhận được, xác định vị trí nơi xảy ra sự cháy và truyền thông tin đến các thiết bị đầu ra (bảng hiển thị phụ, chuông, còi, đèn). Lúc này, các thiết bị này sẽ phát tín hiệu âm thanh, ánh sáng để mọi người nhận biết khu vực đang xảy ra sự cháy và xử lý kịp thời.

Những lý do chuông báo cháy có thể không hoạt động

Không phải nhà nào cũng gắn chuông báo cháy. Nhưng một câu chuyện khác còn quan trọng hơn, đó là không phải chuông báo cháy nào cũng hoạt động vì nhiều lý do.

Hệ thống báo cháy hoạt động như thế nào, và một số lý do khiến chuông không thể kêu - Ảnh 4.

Muốn biết chuông báo động tại nơi mình sinh sống có hoạt động được không, bạn cần phải trả lời được 3 câu hỏi như sau:

– Chuông báo cháy là loại nào?

– Có được lắp đặt đúng chỗ?

– Và nó được lắp đặt từ bao giờ?

Tại sao lại phải hỏi những điều này? Năm 2017, trung tâm phòng cháy chữa cháy ở Orlando (Florida, Mỹ) đã thử đi từng căn nhà để kiểm tra các loại chuông báo cháy, và họ nhận ra rất nhiều vấn đề. Trong đó, chuông có thể không hoạt động vì thiếu pin, chuông lắp đặt sai chỗ không thể nhận khói…

Thậm chí, có những đầu báo khói cũng không hoạt động, dù chuông kêu khi bấm nút khẩn cấp.  Sau khi kiểm tra, hóa ra đầu báo đó đã sử dụng được 15 năm.

Hệ thống báo cháy hoạt động như thế nào, và một số lý do khiến chuông không thể kêu - Ảnh 6.

“Thiết bị báo cháy cần được thay thế 10 năm/lần,” – đội trưởng đội cứu hỏa khi ấy cho biết. “Qua thời gian, bụi bặm sẽ bám vào hệ thống cảm biến, và nó sẽ không nhận thấy khói nữa.”

Ngoài ra, một số nơi sử dụng đầu báo khói chạy pin. Nếu như là pin chất lượng tốt, thời hạn hoạt động của nó có thể lên tới 10 năm.

Nhưng nếu không tốt, tuổi thọ sẽ ngắn hơn và cần thay thế thường xuyên hơn. Và khi không ai để ý đến việc đó, hệ thống có thể không hoạt động là điều hoàn toàn dễ hiểu.

Tham khảo: HowStuffWorks, PCCC, Todays

Cảnh sát PCCC khuyên gì về cách thoát nạn khi cháy nhà cao tầng?

 Tuyệt đối không dùng thang máy, không chạy lên các tầng cao hơn và dùng băng dính dán hoặc vải vóc bịt toàn bộ khe cửa không cho khói bay vào… là lời khuyên của cảnh sát PCCC.

Sau vụ cháy ở chung cư cao cấp Carina Plaza (TP.HCM) khiến 13 người tử vong, hàng chục trường hợp phải nhập viện cấp cứu, nhiều người đặt câu hỏi người dân sống ở các căn hộ cao tầng cần phải trang bị những gì phòng trường hợp cháy xảy ra, khi cháy họ phải làm gì và không được làm gì…

Cháy nhà cao tầng, người dân nên làm gì?

Theo trung tá Hoàng Văn Khoa, Phó phòng hướng dẫn, kiểm tra (Cảnh sát PCCC tỉnh Khánh Hòa), việc đầu tiên để thoát nạn khi xảy ra cháy phải bình tĩnh, tìm lối thoát hiểm bộ, tuyệt đối không dùng thang máy vì bạn có thể bị kẹt lại khi mất điện. Dùng chăn, áo thấm nước choàng lên người và bịt mũi để phòng khói ngạt, độc, lửa cháy lan trên cơ thể.

Canh sat PCCC khuyen gi ve cach thoat nan khi chay nha cao tang? hinh anh 1
Cột chăn mền, dây để thoát thân trong vụ cháy chung cư Carina Sài Gòn. Ảnh: Tùng Tin.

Cũng theo trung tá Khoa, đôi khi các cuộn dây vòi nước vách tường tòa nhà chính là các dây làm vật dụng cứu nạn khi có hỏa hoạn. Người gặp nạn có thể dùng dây buộc vào nơi có thể để tụt theo dây xuống đất nếu độ cao đủ cho độ dài của dây vòi.

Còn trong trường hợp lửa lớn, không khống chế được, hãy vào phòng nơi không có lửa cháy đến đóng kín cửa, dùng băng dính dán hoặc vải vóc bịt toàn bộ khe cửa không cho khói bay vào và gọi báo cho lực lượng cứu nạn nói chính xác địa chỉ số phòng, số người, tầng mình đang mắc kẹt.

Đề cập đến vụ cháy ở chung cư Carina Palaza, đại tá Phạm Tiến Triệu, Phó giám đốc Cảnh sát PCCC Đắk Lắk cho rằng cần tìm hiểu thiết kế của chung cư này có đúng theo quy chuẩn hay không. Theo quy định, khi làm chung cư phải làm đường thoát hiểm.

“Trong trường hợp cháy ở tầng hầm thì khói sẽ lên trên. Vì vậy, cần kiểm tra lúc cháy hệ thống hút khói tại tầng hầm ra sao, vòi phun nước tự động có hoạt động hay không. Còn nếu hệ thống báo cháy đủ tiêu chuẩn thì khi xảy ra cháy sẽ dập được ngay và báo động để cư dân bỏ chạy ra ngoài”, đại tá Triệu nói.

Canh sat PCCC khuyen gi ve cach thoat nan khi chay nha cao tang? hinh anh 2
Vụ cháy đã được cảnh báo từ trước. Ảnh: Lê Quân.

Không làm điều gì khi thoát nạn?

Đại tá Triệu cảnh báo, khi cháy ở nhà cao tầng, người dân không nên chạy lên các tầng cao hơn vì trong thời gian ngắn khói cũng sẽ bao trùm. Lúc này lực lượng cứu hộ rất khó tiếp cận giải cứu hoặc mất nhiều thời gian.

Còn trung tá Khoa cảnh báo, khi phát hiện cháy ở ngoài, trước khi mở cửa thoát, hãy đặt mu bàn tay lên cánh cửa, tay cầm chốt cửa kiểm tra độ nóng. Nếu thấy nóng thì tuyệt đối không mở bởi cháy đang ở bên ngoài, mở ra lửa sẽ tạt vào người hoặc cháy lan vào nhà.

Còn nếu không có khói hay lửa khi bạn mở cửa, hãy tiến thẳng đến cửa thoát hiểm nơi gần nhất. Trong khi đang tìm cách thoát nạn cùng người khác, hãy đi cùng nhau nếu có thể và gọi báo cho những người khác nơi đi qua.

“Tuyệt đối không được chui gầm giường hay tủ quần áo để tránh lửa dù có sợ hãi, vì khi đó, sẽ rất khó khăn để lính cứu hỏa tìm ra bạn”, trung tá Khoa khuyến cáo.

Phó phòng hướng dẫn, kiểm tra Cảnh sát PCCC tỉnh Khánh Hòa chia sẻ khi mua nhà chung cư, người dân nên tự trang bị các dụng cụ như, mặt nạ phòng độc, dây thoát hiểm, thang dây, bình cứu hỏa mini, chăn chống cháy…

Canh sat PCCC khuyen gi ve cach thoat nan khi chay nha cao tang? hinh anh 3
Nhiều xe máy cháy rụi sau vụ hỏa hoạn ở chung cư. Ảnh: Lê Quân.

Chung cư đúng chuẩn PCCC ra sao?

Trung tá Khoa cho rằng, hiện tiêu chuẩn PCCC nhà chung cư được quy định rất rõ ràng. Ngoài hệ thống báo cháy, chữa cháy (tự động hoặc bán tự động) trên toàn bộ diện tích, lối thoát nạn cũng cần phải đảm bảo các tiêu chí nghiêm ngặt.

Cụ thể, cầu thang, hành lang thoát nạn; phòng lánh nạn cần phải được bố trí đầy đủ; cửa vào buồng than thoát nạn, phòng lánh nạn tạm thời làm bằng vật liệu không cháy, có cơ cấu tự động giải phóng. Ngoài ra, các giải pháp ngăn lửa và chống tụ khói cho hệ thống lối thoát nạn, sơ đồ chỉ dẫn từng khu vực.

Niêm yết nội quy PCCC, biển cấm hút thuốc, tiêu lệnh chữa cháy ở những nơi cần thiết, các quy định về đảm bảo an toàn PCCC trong việc sử dụng nguồn lửa, thiết bị sinh lửa, sinh nhiệt.

Ngoài ra, với các vật liệu là xăng, dầu, khí ga và các chất nguy hiểm cháy nổ không được đưa vào công trình, nếu trường hợp cần thiết phải sử dụng thì cần hạn chế tối đa số lượng và phải có các giải pháp, biện pháp đảm bảo an toàn PCCC.

Tuyệt đối, không sử dụng vật liệu dễ cháy để làm vách ngăn, ốp trần, tường, trang trí nội thất, cách âm…rèm cửa nên được làm bằng chất chống cháy.

Tổ chức, huấn luyện nghiệp vụ PCCC cho cán bộ quản lý, lực lượng PCCC cơ sở, an toàn viên và những người làm việc trực tiếp tại những nơi nguy hiểm là rất cần thiết.

“Thường có 2 mức định kỳ kiểm tra công tác PCCC đối với nhà cao tầng, là 3 và 6 tháng một lần. Tuy nhiên, trong trường hợp có nghi vấn hoặc người dân ý kiến về yếu tố PCCC của tòa nhà đó thì sẽ tiến hành kiểm, xử lý ngay”, trung tá Khoa nói.

Theo Zing.vn (23.4.2018)

Chiến thuật chữa cháy đường hầm(11/10/2012 10:47)

1. Những đặc điểm đặc trưng liên quan đến chiến thuật chữa cháy đường hầm: Để đáp ứng nhu cầu về giao thông cũng như hạn chế vấn nạn kẹt xe và đảm bảo mỹ quan đô thị nói chung và đặc biệt là các thành phố lớn, có mật độ dân cư đông đang là vấn đề cấp bách hiện nay và cả trong tương lai.
Đảng và Nhà nước ta đang có những chủ trương lớn trong việc quy hoạch và xây dựng mới các đường hầm vượt sông, đường hầm thông qua núi cụ thể như đường hầm Đèo Hải Vân ở Đà Nẵng, đường hầm Thủ Thiêm ở Thành phố Hồ Chí Minh.

Nhưng để chủ động trong công tác phòng cháy và chữa cháy đường hầm và cứu nạn – cứu hộ khi xảy ra sự cố cháy, nổ trong đường hầm, Sở CS PCCC Thành phố nghiên cứu những đặc điểm có liên quan đến đường hầm để từ đó có những giải pháp, biện pháp phòng cháy cũng như công tác chữa cháy đường hầm, cứu nạn – cứu hộ khi có cháy xảy ra.

Các đám cháy xảy ra trong tầng hầm có thể được chia thành 2 nhóm nguyên nhân chủ yếu là nhóm nguyên nhân cháy do nội sinh và nhóm nguyên nhân cháy do ngoại sinh:

Nhóm nguyên nhân cháy do nội sinh là do phát sinh cháy trong bản thân hệ thống các thiết bị, máy móc, công nghệ của đường hầm.

Nhóm nguyên nhân cháy ngoại sinh do phát sinh cháy, nổ từ các phương tiện lưu thông qua đường hầm.

 Khi xảy ra cháy trong công trình hầm, ngầm và đường hầm nói riêng thì trong giai đoạn đầu sự phát triển của đám cháy diễn ra tương tự như ở các đám cháy trong các công trình xây dựng trên mặt đất vì trong thể tích các công trình hầm đã sẵn có không khí để cung cấp cho quá trình cháy.

Sau khoảng thời gian 10-30 phút, không khí cung cấp cho vùng cháy dần hết và đám cháy vì thế cũng phát triển chậm lại, đồng thời sẽ tỏa ra rất nhiều khói và nhiệt độ cao. Sau đó cháy chỉ diễn ra mạnh ở những nơi không khí được cung cấp đầy đủ.

Cháy trong đường hầm bị hạn chế khả năng trao đổi khí, làm cho sự cháy diễn ra thiếu oxy và tạo thành nhiều sản phẩm cháy không hoàn toàn như khí CO rất độc hại cho cơ thể con người.

Toàn bộ các sản phẩm cháy, khói, khí độc của các đám cháy trong đường hầm thường bị tích tụ lại trong đường hầm mà ít được thoát ra ngoài, chúng tạo thành một vùng khói mù mịt, bao trùm và bịt kín xung quanh điểm cháy làm cho khả năng quan sát, trinh sát và tìm ra điểm cháy hết sức khó khăn.

Nhiệt độ đám cháy trong đường hầm rất cao, có thể lên tới 1000oC thậm chí cao hơn, nhiệt lượng cháy tỏa ra rất lớn có thể dẫn đến biến dạng các kiến trúc, kết cấu của đường hầm, đối với các đám cháy lớn và lâu dài thậm chí có thể làm sụp đổ cục bộ một phần đường hầm vì thế các đám cháy trong đường hầm cũng rất nguy hiểm đặc biệt các điểm cháy nằm sâu phía trong đường hầm, rất khó cho việc trinh sát, xác định gốc lửa. Chỉ huy chữa cháy đường hầm cũng khó khăn khi ra lệnh triển khai các đội hình chiến đấu và phân công nhiệm vụ cho các mũi tấn công.

Cháy đường hầm Tauern ở Austria,

ngày 23/5/1999 làm 12 người chết, 39 người bị thương

Do trong đường hầm không gian hẹp các phương tiện giao thông lớn, lại nhiều rất khó khăn trong việc di chuyển thoát nạn nên đám cháy trong tầng hầm thường rất dễ gây hốt hoảng cho nạn nhân, đặc biệt số người lưu thông trong đường hầm trên các phương tiện giao thông là rất đông. Khi sự cố xảy ra bản năng tâm lý rối loạn khiến nạn nhân không còn đủ tỉnh táo để nhận định tình hình, phán đoán xu hướng xảy ra. Hình ảnh khói lửa mịt mù, nóng và ngạt của đám cháy khiến nạn nhân chỉ còn tìm cách thoát làm sao nhanh nhất ra khỏi đám cháy, bất chấp hậu quả. Vì thế, nạn nhân có những hành động vội vàng hấp tấp, không hợp lý, thiếu chính xác… Tất cả những điều đó sẽ là trở ngại lớn cho lực lượng tham gia cứu người, hướng dẫn thoát nạn.

Trong đường hầm thường xuyên sử dụng hệ thống ánh sáng nhân tạo, khi sự cố xảy ra điện trong đường hầm bị cắt toàn bộ hệ thống ánh sáng, ánh sáng từ đèn sự cố không đảm bảo độ sáng cũng như thời gian chiếu sáng để phục vụ cho công tác cứu chữa, chỉ huy chữa cháy đường hầm. Vì vậy đây cũng là một trở ngại lớn trong công tác trinh sát, quan sát đám cháy và chỉ huy chữa cháy đường hầm.

2. Diễn biến của đám cháy trong đường hầm:

2.1. Diễn biến đám cháy trong giai đoạn đầu:

Cháy đường hầm có những đặc thù riêng so với bên ngoài trời, không gian trong hầm nhỏ và kín, nếu có sự cố cháy nổ xảy ra, công tác chữa cháy, cứu hộ – cứu nạn sẽ gặp rất nhiều khó khăn: Khói, ách tắc giao thông, tiếp cận đám cháy để chữa cháy đường hầm  gặp rất nhiều khó khăn.

Nếu có sự cố cháy, nổ xảy ra, không chữa cháy đường hầm kịp thời, sau 10 phút dẫn đến: các chất khí độc hại: CO, CO2, SO2, NO2, HCl, … lẫn trong khói tích tụ trong không gian hẹp (tốc độ gió bằng không) lớp khói bị hạ nhiệt độ, phân tầng và lan rộng nhanh trong hầm, ngoài ra lượng khói tỏa ra còn làm giảm nồng độ ôxy không khí xung quanh vùng xảy ra cháy và làm giảm tầm quan sát nhanh chóng, từ mức giới hạn 65%/100m xuống dưới 10%/100m. Nồng độ ôxy giảm 14 đến 16% thể tích gây khó thở, nếu giảm dưới 9% đe doạ nghiêm trọng sự sống của con người nếu không kịp thoát hiểm.

Tuy nhiên dọc theo hầm có 2 đường thoát hiểm, thoát hiểm theo hầm chính và thoát hiểm theo hầm thoát hiểm, dọc theo 2 làn xe chạy của đường hầm có nhiều cửa thoát hiểm để đến nơi an toàn, vì vậy nguy cơ xảy ra sự cố trên là thấp.

Ngoài ra, không loại trừ các trường hợp cố ý phá hoại, gây ra các sự cố cháy nổ trong hầm, nhằm mục đích phá hoại nền kinh tế, làm bất ổn về chính trị.

Cháy đường hầm Mont Blanc giữa Pháp và Ý,

ngày 24/3/1999 làm 39 người thiệt mạng

2.2. Đặc điểm nguy hiểm cháy, nổ của các chất cháy chủ yếu trong đường hầm:

Chất cháy luôn tồn tại trong hầm chủ yếu là các loại phương tiện lưu thông trong hầm và hàng hóa trên các loại phương tiện đó. Nhìn chung các loại chất cháy này rất đa dạng nhưng tồn tại chủ yếu là thường xuyên là: xăng dầu (trong xe ôtô), cao su (lốp xe, đệm mút trên xe), …

2.2.1. Chất cháy là xăng dầu:

Xăng dầu là chất lỏng không tan trong nước, có tỷ trọng nhẹ hơn nước nên có thể cháy trên mặt nước. Là chất lỏng có tính nguy hiểm nổ cao, đặc biệt khi hổn hợp với không khí.

Xăng dầu có tốc độ cháy lan rất lớn: VL = 30m/phút .

Xăng dầu có đặc điểm luôn bay hơi ở điều kiện bình thường hơi xăng dầu nặng hơn không khí 3 – 5 lần nên nó thường bay là là trên mặt đất và động lại ở các hố trũng tạo ra môi trường nguy hiểm cháy, nổ rất cao nên có khả năng bắt cháy khi có nguồn nhiệt tác động vào.

Xăng dầu khi cháy còn tỏa ra một nhiệt lượng lớn và nhiệt độ tại vùng cháy rất cao, đồng thời, còn tạo ra một lượng khí rất độc đậm đặc và thường kèm theo hiện tượng sôi trào, phụt bắn gây cháy lớn và cháy lan.

Do có đặc điểm như vậy, cho nên khi xảy ra cháy, đám cháy sẽ nhanh chóng lan nhanh kèm theo rất nhiều khói và khí độc. Sự tỏa nhiệt ra môi trường xung quanh rất lớn. Chính những điều này đã gây cản trở sự tiếp cận của điểm cháy của lực lượng phòng cháy chữa cháy dẫn tới việc công tác cứu người và tổ chức triển khai chữa cháy không đạt hiệu quả cao.

2.2.2. Chất cháy là cao su:

Cao su là loại hợp chất cao phân tử của Hydrocacbon không no.

Nhiệt độ nóng chảy là 1200C.

Nhiệt độ phân huỷ là 2500C, khi phân hủy tạo thành các sản phẩm độc hại.

Nhiệt độ bốc cháy từ 2200C – 3200C.

Khi cháy vận tốc cháy đạt từ 0,6 – 1m/phút, đồng thời sinh ra một lượng lớn khói và sản phẩm cháy độc hại như: CO2, CO, SO2 …. Nếu nồng độ khí COđạt đến 4,5% có thể làm ngất và gây tử vong, nồng độ khí CO đạt đến 0,4% sẽ gây tử vong.

3. Khả năng cháy lan và nguy hiểm đối với con người trong quá trình cháy:

Nguy cơ xảy ra cháy trong đường hầm phần lớn đến từ các loại phương tiện tham gia giao thông trong hầm, tuy nhiên, nguy cơ này cũng được giảm thiểu, do quy định cấm các phương tiện chở các loại vật liệu và chất dễ cháy, nổ, chất độc hại… tham gia giao thông qua hầm. Hàng ngày, lưu lượng phương tiện tham gia giao thông trong hầm rất lớn vì đây là tuyến đường lưu thông chính của các tĩnh với nhau, bình quân đạt tương đương 6000 xe/24 giờ, có những ngày cao điểm phương tiện qua hầm đạt 8500 xe/24 giờ. Có những thời điểm số lượng phương tiện lưu thông trong hầm đạt hàng 100 xe, bao gồm: Xe đầu kéo, xe tải, xe ca, xe con vì vậy luôn luôn tiềm ẩn nguy cơ cháy nổ  xảy ra bất cứ lúc nào.

Nguy cơ xảy ra sự cố cháy, nổ xếp chồng, cháy nhiều xe cùng một lúc cũng có thể xảy ra do: Đường hầm có hai độ dốc dọc, từ cửa hầm và ý thức của lái xe không chấp hành nghiêm túc các quy định khi tham gia giao thông trong hầm, vi phạm khoảng cách với xe trước, nếu có cháy, nổ có tràn nhiên liệu xảy ra, lượng nhiên liệu xe chảy dọc theo cống thoát nước hai bên đường hầm dẫn đến có nguy cơ cháy lan ra các phương tiện dừng gần xe bị cháy, đây là thời điểm rất khó khăn cho việc cứu chữa đám cháy: Nhiều chất cháy do các phương tiện vận chuyển, nhiên liệu hoạt động của phương tiện sẽ tham gia quá trình gây cháy trong hầm sẽ làm nhiệt lượng đám cháy tỏa ra lớn, khả năng tiếp cận đám cháy khó khăn, cường độ phá hủy của ngọn lửa lớn, giảm tầm quan sát, giảm nồng độ ôxy.

II. ĐIỀU HÀNH CHỈ HUY CHỮA CHÁY, CỨU NẠN – CỨU HỘ KHI CÓ SỰ CỐ XẢY RA TRONG ĐƯỜNG HẦM:

1. Tổ chức các hoạt động chữa cháy và cứu nạn – cứu hộ trong đường hầm:

1.1. Trinh sát đám cháy:

Công tác trinh sát phải được tiến hành hết sức khẩn trương ngay từ khi đến đám cháy, qua trinh sát sẽ giúp cho chỉ huy chữa cháy nắm chắc được tình hình diễn biến, tính chất, mức độ nguy hiểm của đám cháy, mức độ khói, khí và sản phẩm cháy để áp dụng chiến, kỹ thuật chữa cháy thích hợp.

Nhanh chóng thu thập các thông tin ban đầu từ Ban quản lý đường hầm, xác định chất cháy, vị trí cháy, số lượng, mật độ phương tiện và lượng người chưa thoát ra khỏi đường hầm cũng như xác định khả năng cô lập đường hầm, ngăn chặn các xe vào ở hai đầu đường hầm, công tác thông gió, thoát khói và tổ chức cho người và các phương tiện thoát ra khỏi đường hầm.

Có thể chia thành 2 tổ trinh sát tiếp cận đám cháy theo 2 hướng vào đường hầm, mỗi tổ ít nhất 3 người trở lên và có các trang bị phương tiện cần thiết như: Mặt nạ phòng độc, đèn pin, bộ đàm, các trang thiết bị an toàn khác,…và thực hiện các nhiệm vụ sau:

Tổ chức hướng dẫn người trên các phương tiện thoát nạn qua các đường thoát nạn của đường hầm ra hướng gần nhất, tập trung tại khu vực tập kết ở hai cửa hầm để cung cấp thông tin về người và phương tiện trong hầm cho lực lượng chữa cháy và cứu nạn – cứu hộ khi cần thiết.

Tìm kiếm người bị nạn trong đám cháy, kể cả ở khu vực lân cận, lửa đang cháy lan và khu vực khói, nhiệt, sản phẩm cháy đang uy hiếp họ để có biện pháp cứu nạn kịp thời.

Xác định chất cháy, khả năng cháy lan của đám cháy sang các phương tiện lưu thông trong đường hầm, đặc biệt các phương tiện chứa chất dễ cháy, nổ và các phương tiện có nhiều người để có biện pháp tạo khoảng cách an toàn cũng như tổ chức làm mát chống chống cháy lan, cháy lớn.

Xác định khả năng hoạt động của các cửa thoát nạn dẫn vào đường hầm thoát nạn. Khả năng hoạt động của hệ thống phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn – cứu hộ trong đường hầm.

Xác định mức phát xạ nhiệt của đám cháy, khả năng bị nhiệt tác động đến các cấu kiện và kiến trúc xây dựng của đường hầm.

1.2. Hướng dẫn thoát nạn và cứu người bị nạn:

Công tác cứu người bị nạn trong đám cháy là một trong những nhiệm vụ quan trọng của lực lượng chữa cháy. Khi đến đám cháy nếu có người bị kẹt chưa thoát ra ngoài thì nhiệm vụ đầu tiên của lực lượng chữa cháy là phải nhanh chóng và tìm mọi cách cứu những người đang bị đám cháy đe dọa tới tính mạng và sức khỏe của họ ra ngoài.

Đặc biệt, khi xảy ra cháy đường hầm sự nguy hiểm nhất đe dọa trực tiếp đến sức khỏe và tính mạng con người đó là sự tác động của khói, trong đó có chứa các sản phẩm phân hủy nhiệt độc hại.

Sự nguy hiểm lớn nhất khi cháy đường hầm đối với con người là hít thở không khí có nồng độ ôxy thấp, nếu nồng độ ôxy trong không khí thấp dưới 10% (theo thể tích) sẽ gây ngất và nếu giảm tới 6% sẽ gây co giật và nếu không kịp thời cấp cứu sẽ chết trong vòng vài phút.

Nhiệt độ cao ở đám cháy cũng là một trong những yếu tố gây nguy hiểm cho con người. Nhiệt độ của đám cháy ở trong đường hầm rất cao có thể đạt tới 800 oC đến 900oC.

Sơ đồ thoát nạn khi có sự cố cháy đường hầm

Một yếu tố nguy hiểm cuối cùng ở đám cháy đối với con người cần phải kể đến đó là hiện tượng hoảng loạn. Trong tiềm thức con người luôn luôn nhận biết rằng đám cháy là mối nguy hiểm lớn đe dọa tới sự sống của con người. Do đó khi cháy xảy ra họ khiếp sợ và dẫn đến hoảng loạn. Khi hoảng loạn mọi người chen lẫn, xô đẩy lẫn nhau, ai cũng muốn thoát ra trước gây ra tắc nghẽn đường thoát nạn. Trong trạng thái hoảng loạn con người sẽ mất hết khả năng định hướng và nhận định tình hình, họ sẽ chuyển động hoảng loạn đôi khi xô đẩy, dẫm đạp lên nhau gây tai nạn và không thể thoát ra khỏi nơi nguy hiểm.

Ngay từ ban đầu khi đến đám cháy chỉ huy chữa cháy phải nhanh chóng tổ chức lực lượng và phương tiện hướng dẫn thoát nạn và cứu người bị nạn như:

Cử cán bộ chiến sỹ có trang bị đầy đủ các thiết bị an toàn, đèn pin, mặt nạ phòng độc,… kịp thời vào nơi có người bị nạn để tổ chức hướng dẫn thoát nạn vào đường hầm thoát nạn cũng như tổ chức đưa người bị nạn ra nơi an toàn và kịp thời sơ cấp cứu ban đầu và phối hợp với các lực lượng phối hợp làm các nhiệm vụ tiếp theo.

1.3. Tổ chức các hoạt động chiến đấu để dập tắt đám cháy trong dường hầm:

Trong việc tổ chức chữa cháy đường hầm thì chỉ huy chữa cháy nhất thiết phải thành lập Ban chỉ huy chữa cháy, Ban tham mưu, công tác hậu cần phục vụ chữa cháy đường hầm… và phải tập trung nhiều lực lượng phương tiện. Tính toán lực lượng và phương tiện cần thiết phải tập trung để chữa cháy đường hầm.

Quyết định hướng tấn công chính, đưa ra chiến thuật, kỹ thuật tổ chức chữa cháy. phân công các khu vực chiến đấu, như; khu vực làm mát, khu vực dập tắt đám cháy, khu vực đảm bảo an toàn cho CBCS và phương tiện, phải xác định đường thoát nạn củng như công tác cứu nạn, cứa hộ trong đám cháy… Những người không có nhiệm vụ ra khỏi phạm vị khu vực nguy hiểm.

Triển khai các đội hình chữa cháy đường hầm trước hết bằng lực lượng, phương tiện chữa cháy tại chỗ. Sử dụng các lăng phun từ hệ thống chữa cháy của đường hầm để chữa cháy, tùy theo các loại chất cháy mà lựa chọn chất chữa cháy là bọt hoặc nước để chữa cháy. Đồng thời với công tác chữa cháy là sử dụng các lăng phun nước để làm mát cho công tác thoát nạn, cứu người bị nạn, các chiến sỹ chữa cháy và làm mát các cấu kiện xây dựng trong đám cháy.

Song với triển khai của lực lượng tại chỗ, sử dụng các xe chữa cháy của lực lượng chữa cháy chuyên nghiệp để chữa cháy. Các xe chữa cháy đỗ phía ngoài cửa hầm, triển khai các đội hình chữa cháy dọc theo đường hầm để dập tắt đám cháy và làm mát, cứu người bị nạn.

Sơ đồ bố trí các lăng chữa cháy trong đường hầm

Tìm nguồn nước gần nhất, triển khai các đội hình tiếp nước cho các xe chữa cháy đang chiến đấu tại mặt lửa, đảm bảo nước liên tục cho các xe chữa cháy.

Khi các lực lượng chi viện đến nơi, chỉ huy phân công chữa cháy ở các khu vực chiến đấu đảm bảo cô lập đám cháy, khống chế và dập tắt hoàn toàn đám cháy nhanh và hiệu quả nhất.

2. Các biện pháp kỹ thuật an toàn trong chữa cháy đường hầm:

Do đặc điểm cháy đường hầm tạo nên nhiều yếu tố nguy hiểm như nhiệt độ cao, khói, khí độc và có khả năng công trình bị sụp đổ … vì thế người chỉ huy chữa cháy cần lưu ý việc thực hiện các biện pháp kỹ thuật an toàn cho lực lượng phương tiện tham gia chữa cháy đường hầm.

Phải trang bị đầy đủ các loại phương tiện hiện đại để đảm bảo trong quá trình tiếp cận đám cháy như thiết bị phòng chống khói, khí độc, các lực lượng trực tiếp chiến đấu trong hầm. Kiểm tra kỹ các loại phương tiện kỹ thuật trước khi sử dụng. Lực lượng làm việc trong đường hầm phải tổ chức chặt chẽ, quy định cụ thể quy trình thực hiện và thông tin, báo cáo rõ ràng để thường xuyên liên hệ, kiểm tra lẫn nhau, khi gặp sự cố phải cứu trợ kịp thời. Đặc biệt là khi thực hiện các nhiệm vụ chiến đấu phải bám sát nội dung phương án chữa cháy đề ra. Có như vậy, kết quả cứu chữa mới cao, đảm bảo an toàn và chủ động trong công tác chữa cháy đường hầm.

Khởi động các quạt hút khói của hầm để đẩy khói ra khỏi đường hầm tạo điều kiện thuận lợi cho công tác thoát nạn và chữa cháy.

 

                                                                 Đại tá Nguyễn Quang Nhật –

                                                                  Trưởng Phòng Hướng dẫn, Chỉ đạo  về chữa cháy

Continue reading “Chiến thuật chữa cháy đường hầm(11/10/2012 10:47)”

Công ty tư vấn phòng cháy chữa cháy uy tín

Các đơn vị tư vấn phòng cháy chữa cháy ngày càng phát triển giúp phục vụ nhu cầu ngày càng cao của khách hàng. Công ty TNHH phòng cháy chữa cháy 3S Việt Nam với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực phòng cháy chữa cháy sẽ là địa chỉ tư vấn giúp bạn đạt được hiệu quả an toàn cũng như tiết kiệm tối đa cho bạn.

Hiện nay trên thị trường có nhiều trung tâm tư vấn về phòng cháy chữa cháy tuy nhiên Công ty TNHH phòng cháy chữa cháy 3S Việt Nam luôn là địa chỉ được đông đảo khách hàng tin tưởng và ủng hộ.

Những lý do Công ty TNHH phòng cháy chữa cháy 3S Việt Nam được đánh giá cao.

Công ty TNHH phòng cháy chữa cháy 3S Việt Nam có đội ngũ nhân viên có trình độ cao.

Hầu hết các nhân viên tại Công ty TNHH phòng cháy chữa cháy 3S Việt Nam đều được đào tạo bài bản, có kiến thức vững vàng về hoạt động phòng cháy chữa cháy. Do vậy họ luôn đưa ra các tư vấn về phòng cháy chữa cháy hiệu quả cho khách hàng.

Lý do nên chọn tư vấn về phòng cháy chữa cháy tại PCCC Lan Anh 1

Tư vấn về phòng cháy chữa cháy

Bên cạnh đó kinh nghiệm cùng sự nhiệt tình, tận tâm của đội ngũ nhân viên sẽ lắp đặt hệ thống phòng cháy chữa cháy theo yêu cầu của khách hàng nhanh chóng, thuận tiện với hiệu quả phòng cháy tốt nhất.

Trang thiết bị phòng cháy chữa cháy đa dạng, chất lượng.

Là công ty tư vấn về phòng cháy chữa cháy có nền tảng phát triển tốt, Công ty TNHH phòng cháy chữa cháy 3S Việt Nam có nguồn hàng thiết bị phòng cháy chữa cháy đa dạng như: còi báo cháy, chuông báo cháy, bình cứu hỏa, lăng phun, vòi chữa cháy, tủ chữa cháy…Chúng tôi đáp ứng đầy đủ nhu cầu của khách hàng.

Bên cạnh đó Công ty TNHH phòng cháy chữa cháy 3S Việt Nam luôn cung cấp các thiết bị chất lượng nhất, đảm bảo nhất mang lại hiệu quả phòng cháy chữa cháy lâu dài, hiệu quả.

Lý do nên chọn tư vấn về phòng cháy chữa cháy tại PCCC Lan Anh 2

Tư vấn về phòng cháy chữa cháy

Công ty TNHH phòng cháy chữa cháy 3S Việt Nam có đầy đủ dịch vụ phòng cháy chữa cháy.

Ngoài tư vấn về thiết bị PCCC tại Công ty TNHH phòng cháy chữa cháy 3S Việt Nam bạn có thể sử dụng đa dạng các loại dịch vụ khác như: tư vấn lắp đặt hệ thống phòng cháy chữa cháy,bảo hành sửa chữa thiết bị phòng cháy chữa cháy, cung cấp lắp đặt hệ thống thiết bị điện….Như vậy tại Công ty TNHH phòng cháy chữa cháy 3S Việt Nam mọi vấn đề về phòng cháy chữa cháy bạn mong muốn đều được trung tâm giải quyết nhanh chóng, hiệu quả.

Trung tâm nhận được phản hồi tích cực của khách hàng

Một trong những lí do lớn nhất khiến bạn nên tư vấn phòng cháy chữa cháy tại Công ty TNHH phòng cháy chữa cháy 3S Việt Nam đó là những phản hồi tích cực từ phía khách hàng. Hầu hết khách hàng đã từng sử dụng dịch vụ của Công ty TNHH phòng cháy chữa cháy 3S Việt Nam đều tỏ ra vô cùng hài lòng và muốn quay lại sử dụng tiếp dịch vụ khi cần.

Lý do nên chọn tư vấn về phòng cháy chữa cháy tại PCCC Lan Anh 3

Tư vấn về phòng cháy chữa cháy

Như vậy tư vấn về phòng cháy chữa cháy tại Công ty TNHH phòng cháy chữa cháy 3S Việt Nam là một trong những địa chỉ gợi ý hoàn hảo hiện nay. Đến với Công ty TNHH phòng cháy chữa cháy 3S Việt Nam là đến với dịch vụ phòng cháy chữa cháy trọn gói, giá rẻ, an toàn và chất lượng nhất.

Theo Lan Anh

Thay đổi quan điểm thiết kế hệ thống phòng cháy chữa cháy

Hệ thống phòng cháy chữa cháy (PCCC) phải đáp ứng lấy thủy trị hỏa khi cháy xảy ra trong mọi tình huống. Không có lý do hư cái này, thiếu cái kia mà “tịt ngòi” rồi quy trách nhiệm cá nhân.

Chúng tôi xin giới thiệu bài viết của tác giả Lê Quang Tèo, tác giả bài viết ” Sai lầm trong thiết kế và thi công hệ thống phòng cháy chữa cháy“.

Sơ đồ hoạt động của hệ thống

Tôi trân trọng các ý kiến bình luận của mọi độc giả khác nhau về những gì tôi đã trình bày trong bài viết. Nhiều ý kiến cho rằng tôi nói tầm bậy, thiếu hiểu biết kỹ thuật, viết tào lao. Tôi chỉ đứng đứng dưới góc độ của một người dân, còn các anh kỹ sư điện lạnh làm sao để nếu cháy mà chữa được, cứu được người và của thì là ổn.

Tôi không phản bác tất cả hệ thống phòng cháy chữa cháy đã áp dụng. Điều tôi muốn nhấn mạnh ở đây là cần thay đổi quan điểm thiết kế để hệ thống được hoàn hảo hơn, cuộc sống an toàn hơn. Trong mọi tình huống xấu nhất “vẫn còn đường về”, chứ không phải là tháo tất cả đem vứt.

Chúng ta cần đưa ra các tình huống xấu nhất xảy ra, từ đó mới điều chỉnh lại bài toán thiết kế để phù hợp. Chứ đừng để cháy xảy ra là gọi 114 mang đồ nghề chạy đến và dân chạy tán loạn trong tòa nhà, còn các hệ thống trong tòa nhà thì chỉ đủ dập các đám cháy nho nhỏ.

Tôi đưa thêm ý kiến về các vấn đề sau

– Hệ thống đầu phun nước tự động trong hệ thống phòng cháy chữa cháy:

Tôi cũng như hầu hết các bạn đều thừa nhận các đầu phun tự động này là niềm tin của tất cả mọi người khi bước vào nhà cao tầng. Đầu phun này sẽ tự kích nổ khi nhiệt độ đạt đủ ngưỡng: Đó là yếu tố duy nhất để nó làm việc. Nhưng tầm khoảng cách của nó là từ 2.5 đến 3m, chỉ khi cháy từ dưới lên và đủ sức lớn của nhiệt thì mới kích được. Và phải chờ cho cháy hơi lớn chút thì cái này mới xả nước kịp, trong khoảng thời gian chờ xả nước tự động thì cháy đã lan quanh nhiều rồi và theo một chuỗi thời gian nối tiếp nhau cho tới khi hết cái để cháy hoặc dập cháy cưỡng bức thì mới tắt.

Phạm vi đặt vòi này không phải là phủ kín 100% diện tích toàn bộ, nên khả năng nhận nhiệt độ khi các đám cháy nằm xa tâm rất lâu.

Tầm bố trí của vòi này là ngang mặt trần laphong, nếu cháy xảy ra ở mặt trên trần thì cũng hơi khó cho cái đầu này nhận nhiệt để nổ.

Bố trí hệ thống đầu báo

Nếu nói về thành tích tham gia ứng cứu của hệ thống phòng cháy chữa cháy này như nhiều độc giả đã chỉ ra và bảo tôi cần phải tìm hiểu thì chúng ta cần nhìn nhận dưới nhiều góc độ khác nhau:

Nếu cháy đủ lớn và vòi này kích nổ và tự dập lửa kịp thì quá tốt, vì đó là trách nhiệm của nó. Nhưng thiết nghĩ nếu cháy đâu chỉ có lửa mà còn khói, khỏi vẫn tiềm ẩn nguy cơ cháy tiếp theo và gây chết người. Mà khói thì đâu củ đủ sức làm cái vòi này nổ đâu.

Một đám cháy đang bắt đầu phát ra từ góc phòng làm việc, đầu tiên là có người hô hoán lên rồi có kẻ bỏ chạy, có người ở lại tìm mọi cách dập lửa chống cháy lan bằng bình CO2. Nhưng dập không nổi, lửa vẫn lan và đầu phun vẫn chưa đủ nhiệt để nổ. Thôi bỏ chạy hết, chỉ còn lại một người ở lại cố gắng dập lửa, mà cái người ở lại đó là một anh kỹ sư điện lạnh. Anh biết trên đầu anh có nước, đủ 70 độ là cái vòi trên đầu nổ xả nước cứu, nên anh nghĩ ở lại chắc hơn chờ tí nữa là nước xả xuống chứ chạy xuống kia chen nhau không khéo rồi chết.

Một đám cháy đang bắt đầu phát ra từ góc phòng làm việc, đầu tiên là có người hô hoán lên rồi có kẻ bỏ chạy, có người ở lại tìm mọi cách dập lửa chống cháy lan bằng bình CO2. Nhưng dập không nổi, lửa vẫn lan và đầu phun vẫn chưa đủ nhiệt để nổ. Thôi bỏ chạy hết, chỉ còn lại một người ở lại cố gắng dập lửa, mà cái người ở lại đó là một anh kỹ sư điện lạnh. Anh biết trên đầu anh có nước, đủ 70 độ là cái vòi trên đầu nổ xả nước cứu, nên anh nghĩ ở lại chắc hơn chờ tí nữa là nước xả xuống chứ chạy xuống kia chen nhau không khéo rồi chết.

Nhiều ý kiến lại cho rằng tôi cần tìm hiểu thêm về vấn đề này và phê bình về chuyên môn. Cũng có ý kiến cho rằng 5, 10 phút là nhiệt độ đủ ngưỡng 50 đến 100 độ. Chẳng lẽ bạn cầu mong cháy thêm tí nữa hay sao? Cháy nhiều hơn, cháy lâu hơn?

Tôi muốn nhiều bạn đọc cần nhìn nhận vấn đề dưới góc độ người tiêu dùng chứ không phải là một nhà chuyên môn, nhà thầu chào hàng, quảng bá để thi công. Rồi bình luận nội dung dưới các góc độ phiến diện khác nhau. Nếu nó xịn và đủ sức ứng cứu mọi tình huống thì các vụ cháy xảy ra khỏi cần nhờ đến 114.

Vậy điểm yếu của đầu phun tự động của hệ thống phòng cháy chữa cháy là ở đâu? Điều kiện duy nhất để nó hoạt động là có ngọn lửa cháy khách quan để nổ đầu phun.

Trở lại vi dụ trên, nếu anh kỹ sư kia còn đủ thông minh và tỉnh táo thì ảnh kiếm ngọn lửa hơ dưới đầu vòi cho nó nổ và xịt nước (mặc dù xét theo luật, đó là phóng thêm hỏa). Còn nếu cứ máy móc có đủ nhiệt để nước xịt thì ngồi chờ chết, đơn giản chỉ cần đập văng cái đầu này đi là nước xịt như mở nước rửa tay chứ có gì đâu mà (nếu anh kỹ sư kia cùng đồng nghiệp của ảnh làm cho cái vòi này xịt nước ngay từ lúc mới phát cháy đi thì vụ cháy chỉ còn là xử lý nội bộ). Điều tôi muốn nhắc đến là tại sao đầu phun không thiết kế bán tự động, ngoài điều kiện đủ 70 độ nổ thì còn cho phép con người giật tụt cái vòi này bằng tay khi thấy cần thiết.

Có tài liệu thiết kế hệ thống phòng cháy chữa cháy nào hay văn bản hướng dẫn PCCC nào chỉ dẫn là giật cho văng cái đầu này để nước xịt ra không?

Tôi chắc chắn rằng, sẽ có nhiều ý kiến lại cho rằng, sao không dùng bình CO2, vòi chữa nước bằng tay để dập lửa như theo tình huống vị dụ trên. Nhưng tôi muốn nói thêm rằng, sự ngẫu nhiên trong xã hội là rất nhiều, bình CO2 không có (thiếu, hết), vòi nước bên ngoài chỉ có mấy cái, đang dập lửa chỗ khác, không ai biết sử dụng…v.v. Và kết cấu các tòa nhà thiên biến vạn hóa đủ kiểu, thiết kế và bố trí theo nhiều cách khác nhau

 – Hệ thống bơm và các phương án dự phòng của một hệ thống phòng cháy chữa cháy:

Nếu đúng quy trình là việc kiểm tra các hệ thống này được thực hiện hằng tuần, vậy tại sao phải kiểm tra liên tục? Mục đích là kiểm tra cho chắc hay là vì không tin vào thiết bị? Nhưng khi kiểm tra mấy hệ thống này đâu phải đơn giản, kéo theo nhiều vấn đề rắc rối xung quanh, nên thông thường là nhát thực hiện.

Nếu lấy lý do là những người vận hành không làm đúng quy trình và cháy đã xảy ra rồi quy trách nhiệm, vậy tại sao không thiết kế hệ thống phòng cháy chữa cháy đủ tin cậy, cần là xài được ngay, khỏi phải sợ hư rồi chạy thử theo quy định mãi.

Trách nhiệm PCCC là của nhà quản lý, nhà đầu tư, nhà thiết kế phải tưởng tượng ra các tình huống mà thiết kế phòng tránh. Chứ đâu có phải là giao cho ban bảo vệ các tòa nhà. Liệu có bao nhiêu ban bảo vệ các tòa nhà cao tầng, chung cư làm đúng quy trình này, trong khi hợp đồng lao động của họ là có thời hạn

– Các hệ thống lạnh, điện (vật liệu chống cháy):

Nhiều ý kiến lại cho rằng các vật liệu trên là chống cháy! Và tôi đã đưa ra nhận định sai, cần tìm hiểu nhưng theo tôi chống cháy chứ đâu có phải không cháy, không cháy liền thì từ từ cũng cháy…Còn vật liệu cách nhiệt cách âm là sợi thủy tinh, ống dẫn điện không cháy, lâu cháy. Đó là thành quả nghiên cứu của khoa học sau khi đã có cháy rồi mới cùng nghiên cứu và phát triển.

Các vật liệu trên ra đời khi nào, bạn có thể bảo tôi đọc một bản thiết hệ thống thông gió – điện tòa nhà năm 2011. Các vật liệu chống cháy mới ra đời năm 2000 chẳng hạn. Vậy các tòa nhà trước năm 2000 sử dụng loại gì? (nếu lui thời gian lại thì cũng được). Rồi các nhà sản sản xuất những vật liệu cứ cho là không hợp chuẩn 5 sao đi, thì họ bán cho các chuẩn 1 sao, bán chui, thi công chui. Có biết bao nhiêu nhà sản xuất, bao nhiêu nhà thầu, bao nhiêu tiêu chuẩn công trình 3, 4, 5 sao để chủ đầu tư lựa chọn nhà thầu hạch toán giá gói thầu…v.v? Bao nhiêu hệ thống hiện đại chống cháy mới ra đời sau này còn các công trình xây dựng trước đây thì sao?

Tôi chỉ nhìn nhận vấn đề dưới góc độ người tiêu dùng, người dân, chứ không phải nhà chuyên môn như nhiều bạn đọc đã bình luận.

Hệ thống PCCC phải đáp ứng lấy thủy trị hỏa khi cháy xảy ra trong mọi tình huống. Không có lý do hư cái này, thiếu cái kia mà “tịt ngòi” rồi quy trách nhiệm cá nhân. Nếu các bạn đọc bình luận theo quan điểm phê bình chuyên môn mà không nhìn nhận thực tế, tôi xin dừng góp ý tại đây. Nếu quan điểm của tôi là sai thiếu chuyên môn thì quan điểm của các bạn là đúng. Nhưng sự thật là khi “cháy thì ai cũng bỏ chạy” hàng loạt và gọi 114 cho chắc.

Lê Quang Tèo

Đón tết cũng những chiến sỹ phòng cháy chữa cháy

Dịp Tết cũng là khoảng thời gian cao điểm và căng thẳng nhất đối với lực lượng cảnh sát phòng cháy chữa cháy, bởi thời điểm này hoạt động thắp hương, đốt vàng mã để cúng ông bà, tổ tiên khiến cho nguy cơ cháy nổ tăng cao. Chỉ cần một chút bất cẩn là có thể xảy ra cháy lớn.

Trong những ngày này, tất cả cán bộ chiến sĩ phòng cháy chữa cháy đều được quán triệt tinh thần tập trung cao nhất cho công việc, các phương tiện chữa cháy như xe bồn chữa cháy, xe thang, vòi phun,… đều được kiểm tra kỹ càng hàng ngày để sẵn sàng khi có sự việc xảy ra.

Ngày 15-2 (tức ngày 30 tết) những người lính Phòng Cảnh sát phòng cháy chữa cháy số 4 đang chuẩn bị đón giao thừa tại đơn vị, trên gương mặt mỗi người, ai nấy đều vui vẻ, chúng tôi cảm nhận những niềm tin, phấn khởi mong năm mới an vui hạnh phúc.

Cs phòng cháy chữa cháy quây quần bên nhau hát ca khúc mừng năm mới tại điểm bảo vệ pháo hoa

Chữa cháy xe trên đèo Hải Vân.

Lập tức, tiếng bộ đàm vang lên từ trung tâm thông tin chỉ huy thông báo có một vụ cháy xe du lịch 45 chỗ BKS 43B-02531 của Công ty Dịch vụ du lịch Khanh Hoa bốc cháy trên đèo Hải Vân, có 26 khách du lịch đang mắc kẹt trên xe. Gác lại mọi chuyện, CS phòng cháy chữa cháy “hỏa tốc” lên đường làm nhiệm vụ.

Quãng đường xa, đèo dốc khiến việc di chuyển của xe chữa cháy và công tác tiếp nước gặp nhiều khó khăn. Sau khi tiếp cận, lực lượng chữa cháy đã phá kính, triển khai 3 lăng B dập tắt hoàn toàn đám cháy sau 20 phút, đưa khách du lịch ra ngoài an toàn. Đồng thời phun nước làm mát khu vực xung quanh, nhất là các lùm cây ven đường không để cháy lan sang rừng Hải Vân.

Đêm giao thừa trong khi các gia đình được quây quần bên nhau, trao nhau những lời chúc yêu thương thì những chiến sĩ Cảnh sát phòng cháy chữa cháy thành phố phải sẵn sàng thường trực chiến đấu tại đơn vị, tại các điểm bắn pháo hoa để đảm bảo an toàn cho người dân đón Tết.

Chẳng năm nào các anh có một cái Tết trọn vẹn bên gia đình, người thân nhưng với họ Tết cũng rất đặc biệt, Tết bên đồng chí, đồng đội cùng nhau hát những ca khúc mừng năm mới và luôn trong tâm thế sẵn sàng chiến đấu vì bình yên hạnh phúc của nhân dân.

Thường trực sẵn sàng đảm bảo an toàn phòng cháy chữa cháy.

Có lẽ việc chữa cháy trong thời điểm đầu năm mới là kỷ niệm đáng nhớ nhất với Thiếu úy Trần Minh Đức – Cán bộ đội chữa cháy Phòng Cảnh sát phòng cháy chữa cháy số 1 chia sẻ, đây là năm đầu tiên anh đón tết tại đơn vị, sau khi nhận lời chúc tết của lãnh đạo từ lúc 23h anh cùng đồng đội lên đường ứng trực lễ hội pháo hoa. Hơn 1h sáng anh mới về đến đơn vị.

Chưa kịp nghỉ ngơi, các anh lại nhận được tin có một vụ cháy xảy ra tại số nhà K381/27 đường Phan Châu Trinh do ông Trần Văn Vần làm chủ hộ. Sau 5 phút, lực lượng cảnh sát phòng cháy chữa cháy đã huy động 2 xe chữa cháy cùng hàng chục chiến sỹ trực tiếp đến hiện trường, phối hợp với chính quyền và người dân địa phương dập tắt đám cháy.

Tuy nhiên vụ cháy đã khiến một đồng chí Nguyễn Phan Quốc Thịnh (chiến sĩ Phòng Cảnh sát phòng cháy chữa cháy số 1) bị thương phải vào bệnh viện. Có thể thấy công việc của lính chữa cháy khó khăn, vất vả nhưng họ không hề quản ngại khó khăn, xông pha cứu người cứu tài sản cho nhân dân.

CS phòng cháy chữa cháy chữa cháy tại số nhà K381/27 đường Phan Châu Trinh sau đêm giao thừa.

Qua những câu chuyện của người lính phòng cháy chữa cháy dịp Tết, càng hiểu sâu hơn về những hy sinh thầm lặng mà mỗi người lính phòng cháy chữa cháy đang đối mặt và nếm trải. Trong thời khắc thiêng liêng của ngày đầu năm mới, họ đã phải nhận nhiệm vụ khó khăn, vất vả và không kém phần hiểm nguy. Thế nhưng không một ai nao núng tinh thần. Tất cả nhận lệnh như “bản năng của nghề nghiệp” Có lệnh là lên đường.

Cháy, nổ xảy ra là điều không ai mong muốn, điều không mong muốn nữa là trong dịp Tết. Tuy nhiên điều không mong muốn ấy vẫn diễn ra. Vượt qua những khó khăn, nguy hiểm, những người lính phòng cháy chữa cháy Cảnh sát phòng cháy chữa cháy TP Đà Nẵng đã tỏa sáng những việc tốt, bình dị, cao quý, góp phần giữ bình yên cuộc sống, để một mùa Xuân mới đến với mọi người, mọi nhà trong an lành, hạnh phúc… Tất cả vì bình yên, hạnh phúc của nhân dân.

(Theo Công An Nhân Dân)

LIÊN HỆ PCCC BMC

Văn phòng

Tầng 11, Tòa nhà VEAM
Phú Thượng, Tây Hồ, Hà Nội


Kết nối với chúng tôi