Những nguyên nhân gây ra cháy nổ ở các gara ô tô (PCCC)

Bài 1: Những nguyên nhân gây ra cháy nổ ở các gara ô tô (PCCC)

PCCC (LĐTĐ) Sự bất cẩn, thiếu an toàn trong quá trình sửa chữa hoặc do điều kiện thời tiết… là những nguyên nhân có thể gây ra cháy nổ trong các gara ô tô tư nhân.

Mới đây, một vụ cháy gara ô tô đối diện trường THCS Nam Trung Yên (phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội) đã khiến nhiều xe ô tô chưa kịp di tản bị cháy rụi. Toàn bộ kho đồ nội thất cũng bị lửa thiêu. Phần khung, mái che của khu xưởng đổ sập…

Vụ cháy này thêm một lần nữa gióng lên hồi chuông cảnh báo về những lỗ hổng trong công tác bảo đảm an toàn phòng cháy chữa cháy (PCCC) tại các gara ô tô tư nhân.

PCCC: Không chỉ TP. Hà Nội, nhiều tỉnh, thành khác cũng không ít gara bị cháy, nổ. Điển hình, ngày 26/10/2017, một vụ cháy xảy ra tại gara ôtô ở lô 98, khu tái định cư, phố 7 Đình Hương, phường Đông Cương, TP. Thanh Hóa khiến 1 chiếc xe ô tô và 1 xe máy bị thiêu rụi, vụ cháy còn khiến tầng trệt của nhà dân bên cạnh bị cháy gây hư hỏng nhiều đồ đạc.

bai 1 nhung nguyen nhan gay ra chay no o cac gara o to
Một gara ô tô gần trường Nam Trung Yên cháy lớn, gây thiệt hại nặng nề hồi cuối tháng 11. (Ảnh: Chính Nghĩa)

Ngày 22/9/2017, một vụ cháy khác cũng xảy ra tại gara ôtô Huấn Thành trên đường 30 tháng 4, phường Hòa Cường Bắc, quận Hải Châu, TP. Đà Nẵng. Vụ cháy may mắn không gây thiệt hại về người nhưng nhiều tài sản bị thiêu rụi.

Theo quan sát thực tế, các gara ô tô tư nhân vẫn đang tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ về cháy nổ. Bởi, nhiều gara ô tô tư nhân chỉ được quây tôn tạm bợ, nhếch nhác và thiếu phương tiện PCCC. Đường dây điện không đảm bảo, tự ý câu nối, không có thiết kế, hay trong quá trình sử dụng hệ thống dây dẫn nguồn điện bị hư hỏng lớp vỏ cách điện, quá tải không đảm bảo an toàn, gây chập cháy…

Nhiều người chi hàng trăm triệu đến hàng tỷ đồng để mua một chiếc xe ô tô và khi đưa vào gara bảo dưỡng, sửa chữa, không mấy ai quan tâm đến công tác PCCC tại gara đó liệu có đảm bảo để bảo vệ tài sản của mình hay không. Và, thực tế đã có nhiều vụ cháy nổ xảy ra, gây thiệt hại lớn.

Vậy, nguyên nhân cháy nổ xuất phát từ đâu? Lực lượng PCCC đã chỉ ra những nguy hiểm cháy, nổ tại các gara ô tô như sau:

Chập điện

Là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn tới các vụ cháy nổ, thậm chí có thương vong về người và của cải khá cao. Tuy được đào tạo bài bản về an toàn điện, cách thức thao tác để tránh xảy ra sự cố về điện nhưng chỉ một phút lơ đễnh là người thợ sửa xe hoặc chính bản thân chủ xe phải trả giá.

Hầu hết có thể kể đến nguyên nhân chập điện là do sạc bình ắc quy, mối hàn hoặc cắt các chi tiết, quá trình đấu dây cho hệ thống điện trên xe và cả lý do quên ngắt điện khi không có mặt tại khu vực sửa chữa.

Nhiên liệu dễ bắt lửa

Rò rỉ xăng dầu, bảo quản hoá chất chưa đúng quy cách, một số vật dụng dễ bắt lửa như mút xốp hay giấy nhám không kiểm soát… có thể tạo một cơn hoả hoạn ngoài sức tưởng tượng ngay tại garage của bạn.

Một số khuyến cáo về việc đóng khoá xăng hoặc xác lập đặt nguồn nhiên liệu dễ cháy nổ ở khu vực riêng; đồng thời kiểm soát nguồn nhập, tránh dùng những loại nhiên liệu không rõ nguồn gốc hoặc kém chất lượng.

Các chất phụ gia, hoá chất chuyên dụng nên chứa trong các bồn, thùng đặc biệt; khi sử dụng cần lấy vừa đủ liều lượng kèm theo bình chữa cháy dung tích lớn phù hợp ở gần các bồn chứa.

Điều kiện thời tiết

Thời tiết vào những ngày nắng nóng thường có nhiệt độ cao, việc để những vật dụng hay hoá chấp tiếp xúc với nguồn nhiệt lớn cũng có thể tạo ra chất xúc tác đủ mạnh để gây nổ hoặc bùng cháy dữ dội ngoài tầm kiểm soát.

Ngoài sử dụng mái che cách nhiệt trong khu garage, các chủ xe cũng phải thực hiện che đậy các chất có nguy cơ gây cháy hoặc không nên tạo ra nhiều ma sát gần khu vực chứa nhiên liệu, hoá chất có thể gây hoả hoạn.

Do bình gas (khí)

Áp suất trong bình gas thường được nạp tới mức giới hạn, tuy nhiên trong một số trường hợp, lý do thường là hay quên hoặc chủ quan mà khí nén trong bình gas có thể đạt quá mức, đồng thời các van đóng mở không đúng quy cách sẽ dẫn đến hiện tượng tràn hơi gas, không may tiếp xúc với nguồn nhiệt cao tạo ra cháy nổ ngoài ý muốn.

Khu vực dễ xảy ra hoả hoạn

Vị trí của garage thường gần khu đông dân cư, hoặc cơ sở hạ tầng của garage đang dần xuống cấp có thể tiềm ẩn nguy cơ cháy nổ không nhỏ.

Không gian xung quanh garage cần phải rộng thoáng, cũng như được trang bị các thiết bị phòng cháy chữa cháy đúng quy cách và đặc biệt là đội ngũ nhân viên, các chủ xe phải nắm rõ những nguyên tắc an toàn cháy nổ để kịp thời xử lý.

Bên cạnh đó, những nguyên nhân như động cơ xe tự bốc cháy, lỗi kỹ thuật từ nhà sản xuất hoặc một số tình huống khách quan khác cũng có thể mang nguy cơ cháy nổ cao đối với các gara ô tô.

H. Phong (còn nữa)

Hệ thống báo cháy hoạt động như thế nào, và một số lý do khiến chuông không thể kêu

Hệ thống báo cháy hoạt động như thế nào, và một số lý do khiến chuông không thể kêu

Hỏa hoạn xảy ra thì chuông báo cháy chính là một trong những yếu tố quan trọng nhất giúp thông báo đến toàn thể cư dân sinh sống trong khu vực. Nhưng nó hoạt động như thế nào

 Vụ cháy tại chung cư cao cấp Carina Plaza vào rạng sáng ngày 23/3/2018 đang khiến nhiều người – đặc biệt là cư dân tại các chung cư – cảm thấy lo lắng.
Vụ tai nạn đáng tiếc đã khiến ít nhất 13 người thiệt mạng và 28 người khác bị thương. Nhưng quan trọng hơn, theo như lời kể của những người may mắn thoát nạn, họ không hề nghe thấy chuông báo cháy vang lên, mà chỉ biết đến vụ cháy qua lời hô hoán của hàng xóm xung quanh.

Khả năng vận hành của hệ thống báo cháy tại Carina Plaza sẽ cần phải đợi cơ quan chức năng điều tra. Nhưng vào lúc này, hãy cùng tìm hiểu về cơ chế của một bộ thiết bị báo cháy. Chúng gồm những gì, hoạt động ra sao, và làm thế nào để biết khả năng hoạt động của chúng có tốt hay không?

Cấu tạo của một hệ thống báo cháy

Hệ thống báo cháy tự động không chỉ là một cái chuông, mà là cả một tập hợp các thiết bị có nhiệm vụ phát hiện và báo động khi có cháy xảy ra. Tín hiệu cháy có thể được phát hiện và ra thông báo tự động, hoặc từ tác động của trực tiếp của con người. Và hệ thống này phải làm việc 24/24.

Hệ thống báo cháy hoạt động như thế nào, và một số lý do khiến chuông không thể kêu - Ảnh 2.

Về cơ bản, một hệ thống báo cháy tự động sẽ có 3 phần chính: trung tâm báo cháy, thiết bị đầu vào, thiết bị đầu ra. Trong đó, trung tâm báo cháy được thiết kế dạng tủ, bao gồm các thiết bị chính: một bảng điều khiển chính, các module, một biến thế, pin.

Thiết bị đầu vào có thể hiểu là công cụ ghi nhận tín hiệu. Nó bao gồm đầu báo khói, đầu báo nhiệt, báo gas, báo lửa… và công tắc khẩn. Thiết bị đầu ra là các công cụ hiển thị và phát thông báo, gồm chuông báo động, đèn báo động, đèn thoát hiểm, bộ quay số điện thoại tự động…

Tất cả những thiết bị này sẽ được hoạt động theo một cơ chế đơn giản nhưng hiệu quả, đảm bảo tính chính xác cao.

Nguyên lý hoạt động của hệ thống báo cháy

Quy trình hoạt động của hệ thống báo cháy là một quy trình khép kín: Thiết bị đầu vào nhận tín hiệu – truyền tín hiệu đến trung tâm báo cháy – thiết bị đầu ra phát tín hiệu báo động.

Hệ thống báo cháy hoạt động như thế nào, và một số lý do khiến chuông không thể kêu - Ảnh 3.

Khi có tín hiệu về sự cháy như nhiệt độ gia tăng đột ngột, có sự xuất hiện của khói hoặc các tia lửa điện – các thiết bị đầu vào như đầu báo, công tắc khẩn sẽ nhận tín hiệu và truyền thông tin của sự cố về trung tâm báo cháy.

Tại đây trung tâm sẽ xử lý thông tin nhận được, xác định vị trí nơi xảy ra sự cháy và truyền thông tin đến các thiết bị đầu ra (bảng hiển thị phụ, chuông, còi, đèn). Lúc này, các thiết bị này sẽ phát tín hiệu âm thanh, ánh sáng để mọi người nhận biết khu vực đang xảy ra sự cháy và xử lý kịp thời.

Những lý do chuông báo cháy có thể không hoạt động

Không phải nhà nào cũng gắn chuông báo cháy. Nhưng một câu chuyện khác còn quan trọng hơn, đó là không phải chuông báo cháy nào cũng hoạt động vì nhiều lý do.

Hệ thống báo cháy hoạt động như thế nào, và một số lý do khiến chuông không thể kêu - Ảnh 4.

Muốn biết chuông báo động tại nơi mình sinh sống có hoạt động được không, bạn cần phải trả lời được 3 câu hỏi như sau:

– Chuông báo cháy là loại nào?

– Có được lắp đặt đúng chỗ?

– Và nó được lắp đặt từ bao giờ?

Tại sao lại phải hỏi những điều này? Năm 2017, trung tâm phòng cháy chữa cháy ở Orlando (Florida, Mỹ) đã thử đi từng căn nhà để kiểm tra các loại chuông báo cháy, và họ nhận ra rất nhiều vấn đề. Trong đó, chuông có thể không hoạt động vì thiếu pin, chuông lắp đặt sai chỗ không thể nhận khói…

Thậm chí, có những đầu báo khói cũng không hoạt động, dù chuông kêu khi bấm nút khẩn cấp.  Sau khi kiểm tra, hóa ra đầu báo đó đã sử dụng được 15 năm.

Hệ thống báo cháy hoạt động như thế nào, và một số lý do khiến chuông không thể kêu - Ảnh 6.

“Thiết bị báo cháy cần được thay thế 10 năm/lần,” – đội trưởng đội cứu hỏa khi ấy cho biết. “Qua thời gian, bụi bặm sẽ bám vào hệ thống cảm biến, và nó sẽ không nhận thấy khói nữa.”

Ngoài ra, một số nơi sử dụng đầu báo khói chạy pin. Nếu như là pin chất lượng tốt, thời hạn hoạt động của nó có thể lên tới 10 năm.

Nhưng nếu không tốt, tuổi thọ sẽ ngắn hơn và cần thay thế thường xuyên hơn. Và khi không ai để ý đến việc đó, hệ thống có thể không hoạt động là điều hoàn toàn dễ hiểu.

Tham khảo: HowStuffWorks, PCCC, Todays

LIÊN HỆ PCCC BMC

Văn phòng

Tầng 11, Tòa nhà VEAM
Phú Thượng, Tây Hồ, Hà Nội


Kết nối với chúng tôi