CÔNG TRÌNH THUỘC DIỆN THẨM DUYỆT PCCC: YÊU CẦU VÀ QUY TRÌNH

By PCCC BMC, 31/07/23

I. Giới thiệu về công trình thuộc diện thẩm duyệt PCCC

Công trình thuộc diện thẩm duyệt PCCC (Phòng cháy chữa cháy) Thuộc diện thẩm duyệt theo Phụ lục V NĐ 136/2020/NĐ-CP: là những công trình , tòa nhà, khu đô thị, hay dự án xây dựng có quy mô lớn và có yêu cầu phải tuân thủ các quy định về phòng cháy chữa cháy. Điều này nhằm đảm bảo an toàn cho cư dân, nhân viên và tài sản trước nguy cơ cháy nổ. Việc xây dựng, thiết kế và vận hành các công trình thuộc diện này đòi hỏi phải tuân thủ các quy chuẩn và quy định chặt chẽ.

Nhiều đơn vị gặp khó khăn xác định có thuộc diện thẩm duyệt PCCC theoPhụ lục V NĐ 136
Nhiều đơn vị gặp khó khăn xác định có thuộc diện thẩm duyệt PCCC

II. Điều kiện và yêu cầu để xây dựng công trình thuộc diện thẩm duyệt PCCC

1. Thiết kế an toàn PCCC cho công trình thuộc Phụ lục V NĐ 136

a. Thiết kế an toàn PCCC:

Công trình phải có bản thiết kế PCCC và các hạng mục khác liên quan phải đáp ứng các yêu cầu thẩm duyệt PCCC kỹ thuật cần thiết để ứng phó với nguy cơ cháy nổ. Hệ thống PCCC bao gồm cả cấu trúc chống cháy, hệ thống cảnh báo và báo động, hệ thống dập cháy tự động và bảo vệ, lối thoát hiểm, và các biện pháp phòng cháy nổ.

Thiết kế thẩm duyệt PCCC và các hạng mục liên quan phải áp dụng nhiều Tiêu chuẩn quy chuẩn
Thiết kế PCCC và các hạng mục liên quan phải áp dụng nhiều Tiêu chuẩn quy chuẩn

b. Các Tiêu chuẩn áp dụng trong thiết kế thẩm duyệt hệ thống PCCC hiện hành:

– QCVN 06:2022/BXD: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn cháy cho nhà và công trình;

– TCVN 3890:2023: Phương tiện PCCC cho nhà và công trình – Trang bị, bố trí, kiểm tra, bảo dưỡng (sắp ban hành TCVN thay thế);

– TCVN 13456:2022 Phòng cháy chữa cháy – Phương tiện chiếu sáng sự cố và chỉ dẫn thoát nạn – Yêu cầu thiết kế, lắp đặt;

– QCVN 05:2020/BCT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn trong sản xuất, kinh doanh, sử dụng, bảo quản và vận chuyển hóa chất nguy hiểm (nếu có);

– QCVN 02:2020/BCA: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và Trạm bơm cấp nước chữa cháy (nếu có);

– QCVN 10:2012/BCT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn trạm cấp khí dầu mỏ hóa lỏng (nếu có);

– TCVN 5738:2021: Phòng cháy chữa cháy – Hệ thống báo cháy tự động – Yêu cầu kỹ thuật (nếu có);

– TCVN 7336:2021: Phòng cháy chữa cháy – Hệ thống chữa cháy tự động bằng nước, bọt – Yêu cầu thiết kế (nếu có);

c. Các Tiêu chuẩn liên quan trong thiết kế hệ thống PCCC và các hệ thống liên quan

– TCVN 7161-1:2022 ISO 14520-1:2015 Hệ thống chữa cháy bằng khí – Tính chất vật lý và thiết kế hệ thống – Phần 1: Yêu cầu chung (nếu có);

– TCVN 7161-5:2021 ISO 14520-5:2019: Hệ thống chữa cháy bằng khí – Tính chất vật lý và thiết kế hệ thống – Phần 5: Khí chữa cháy FK-5-1-12 (nếu có);

– TCVN 13333:2021: Hệ thống chữa cháy bằng Sol-khí – Yêu cầu về thiết kế, lắp đặt, kiểm tra và bảo dưỡng (nếu có);

– TCVN 7161-9:2009-ISO 14520-9:2006: Hệ thống chữa cháy bằng khí – Tính chất vật lý và thiết kế hệ thống Phần 9: Chất chữa cháy HFC-227ea (nếu có);

– TCVN 7161-13:2009-ISO 14520-13:2006: Hệ thống chữa cháy bằng khí – Tính chất vật lý và thiết kế hệ thống Phần 13: Chất chữa cháy IG–100 (nếu có);

d. Các tiêu chuẩn cũ vẫn còn hiệu lực

– TCVN 6101:1996 ISO 6183:1990: Thiết bị chữa cháy – Hệ thống chữa cháy Cacbon dioxit thiết kế và lắp đặt (nếu có);

– TCVN 4513-1988: Cấp nước bên trong tiêu chuẩn thiết kế (nếu có);

– TCVN 5687:2010 Thông gió, điều hòa không khí – Tiêu chuẩn thiết kế (nếu có);

– TCVN 5740:2009: Phương tiện PCCC – Vòi đẩy chữa cháy – Vòi đẩy bằng sợi tổng hợp tráng cao su (nếu có);

– Quy phạm 11 TCN-20-2006 Quy phạm trang bị điện Phần 3: Trang bị phân phối và trạm biến áp (nếu có);

– TCVN 6379:1998 Thiết bị chữa cháy – Trụ nước chữa cháy – Yêu cầu kỹ thuật (nếu có);

– TCVN 7441:2004 Hệ thống cung cấp khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG) tại nơi tiêu thụ – Yêu cầu thiết kế, lắp đặt và vận hành (nếu có);

– TCVN 5307:2009 Kho dầu mỏ và sản phẩm dầu mỏ – Yêu cầu thiết kế (nếu có).

Thiết bị cung cấp cho hệ thống PCCC phải kiểm định PCCC
Thiết bị cung cấp cho hệ thống PCCC phải được kiểm định PCCC

2. Chất lượng vật liệu và thiết bị:

Các vật liệu xây dựng và thiết bị sử dụng trong công trình phải đáp ứng các tiêu chuẩn an toàn PCCC, được chứng nhận và kiểm định PCCC đầy đủ theo quy định

3. Chứng chỉ PCCC hợp lệ:

Tư vấn thiết kế cần có chứng chỉ PCCC và Giấy phép đủ điều kiện kinh doanh lĩnh vực PCCC hợp lệ và đáp ứng các yêu cầu liên quan để được thẩm duyệt xây dựng công trình.

4. Chứng nhận quyền sử dụng đất:

Công trình phải được xây dựng trên đất hợp pháp và có giấy phép xây dựng, Chủ trương, quyết định đầu tư,….

III. Danh sách chi tiết các công trình thuộc diện phải thẩm duyệt thiết kế Theo Phụ Lục V Nghị định 136/NĐ-CP năm 2020

Công trình thuộc diện thẩm duyệt thiết kế về PCCC
Công trình thuộc diện thẩm duyệt thiết kế về PCCC theo Phụ lục V NĐ 136

a. Nhóm 1

1. Trụ sở cơ quan nhà nước các cấp cao từ 7 tầng trở lên hoặc có tổng khối tích từ 5.000 m3 trở lên.

2. Nhà chung cư, nhà tập thể, nhà ở ký túc xá cao 7 tầng trở lên hoặc có tổng khối tích từ 5.000 m3 trở lên; nhà hỗn hợp cao từ 7 tầng trở lên hoặc có tổng khối tích từ 5.000 m3 trở lên.

3. Nhà trẻ, trường mẫu giáo, mầm non có từ 100 cháu trở lên hoặc có tổng khối tích 3.000 m3 trở lên; trường tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, trường phổ thông có nhiều cấp học có tổng khối tích từ 5.000 m3 trở lên; trường cao đẳng, đại học, học viện, trường trung cấp chuyên nghiệp, trường dạy nghề, cơ sở giáo dục thường xuyên, cơ sở giáo dục khác được thành lập theo Luật Giáo dục cao từ 5 tầng trở lên hoặc có tổng khối tích từ 5.000 m3 trở lên.

b. Nhóm 2

4. Bệnh viện; phòng khám đa khoa, khám chuyên khoa, nhà điều dưỡng, phục hồi chức năng, chỉnh hình, nhà dưỡng lão, cơ sở phòng chống dịch bệnh, trung tâm y tế, cơ sở y tế khác được thành lập theo Luật Khám bệnh, chữa bệnh cao từ 5 tầng trở lên hoặc có tổng khối tích từ 3.000 m3 trở lên.

5. Nhà hát, rạp chiếu phim, rạp xiếc có từ 300 chỗ ngồi trở lên; trung tâm hội nghị, tổ chức sự kiện cao từ 5 tầng trở lên hoặc có tổng khối tích từ 5.000 m3 trở lên; nhà văn hóa, cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke, vũ trường, quán bar, câu lạc bộ, thẩm mỹ viện, kinh doanh dịch vụ xoa bóp, công viên giải trí, vườn thú, thủy cung cao từ 3 tầng trở lên hoặc có tổng khối tích từ 1.500 m3 trở lên.

6. Chợ, trung tâm thương mại, điện máy, siêu thị, cửa hàng bách hóa, cửa hàng tiện ích, nhà hàng, cửa hàng ăn uống có tổng khối tích từ 3.000 m3 trở lên.

c. Nhóm 3

7. Khách sạn, nhà khách, nhà nghỉ, nhà trọ, cơ sở lưu trú khác được thành lập theo Luật Du lịch cao từ 7 tầng trở lên hoặc có tổng khối tích từ 5.000 m3 trở lên.

8. Nhà làm việc của doanh nghiệp, tổ chức chính trị, xã hội cao từ 7 tầng trở lên hoặc có tổng khối tích từ 5.000 m3 trở lên.

9. Bảo tàng, thư viện, triển lãm, nhà trưng bày, nhà lưu trữ, nhà sách, nhà hội chợ có tổng khối tích từ 5.000 m3 trở lên.

10. Bưu điện, cơ sở truyền thanh, truyền hình, viễn thông, nhà lắp đặt thiết bị thông tin, trung tâm lưu trữ, quản lý dữ liệu cao từ 5 tầng trở lên hoặc có tổng khối tích từ 5.000 m3 trở lên.

d. Nhóm 4

11. Sân vận động có sức chứa từ 5.000 chỗ ngồi trở lên; nhà thi đấu thể thao, cung thể thao trong nhà, trung tâm thể dục, thể thao, trường đua, trường bắn, cơ sở thể thao khác được thành lập theo Luật Thể dục, thể thao có sức chứa từ 5.000 chỗ ngồi trở lên hoặc có tổng khối tích từ 5.000 m3 trở lên.

12. Cảng hàng không; đài kiểm soát không lưu; bến cảng biển; cảng cạn; cảng thủy nội địa; nhà chờ bến xe ô tô, nhà ga đường sắt, nhà chờ cáp treo vận chuyển người, trạm dừng nghỉ có tổng khối tích từ 1.500 m3 trở lên; công trình tàu điện ngầm; cơ sở đăng kiểm phương tiện giao thông cơ giới, cửa hàng kinh doanh, sửa chữa, bảo dưỡng ô tô, mô tô, xe gắn máy có diện tích kinh doanh từ 500 m2 trở lên hoặc có khối tích từ 5.000 m3 trở lên.

13. Gara để xe ô tô trong nhà có tổng khối tích từ 3.000 m3 trở lên.

14. Hầm đường bộ có chiều dài từ 500 m trở lên; hầm đường sắt có chiều dài từ 1.000 m trở lên.

e. Nhóm 5

15. Cơ sở hạt nhân; cơ sở sản xuất, kinh doanh, bảo quản, vật liệu nổ công nghiệp và tiền chất thuốc nổ; kho vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ; cảng xuất, nhập vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ; kho vũ khí, công cụ hỗ trợ.

16. Cơ sở khai thác, chế biến, sản xuất, vận chuyển, kinh doanh, bảo quản dầu mỏ và sản phẩm dầu mỏ, khí đốt trên đất liền; kho dầu mỏ và sản phẩm dầu mỏ, kho khí đốt; cảng xuất, nhập dầu mỏ và sản phẩm dầu mỏ, khí đốt; cửa hàng kinh doanh xăng dầu, trạm cấp xăng dầu nội bộ có từ 01 cột bơm trở lên; cơ sở kinh doanh khí đốt, hệ thống cấp khí đốt trung tâm có tổng lượng khí tồn chứa từ 200 kg trở lên.

17. Cơ sở công nghiệp có hạng nguy hiểm cháy, nổ A, B có tổng khối tích từ 1.500 m3 trở lên; hạng nguy hiểm cháy, nổ C, D, E có tổng khối tích từ 5.000 m3 trở lên.

18. Nhà máy điện; trạm biến áp có điện áp từ 110 kV trở lên.

19. Hầm có hoạt động sản xuất, bảo quản, sử dụng chất cháy, nổ và có tổng khối tích từ 1.000 m3 trở lên. Nhà kho hàng hóa, vật tư cháy được hoặc có bao bì cháy được có tổng khối tích từ 3.000 m3 trở lên.

f. Nhóm 6

20. Công trình hạ tầng kỹ thuật có liên quan đến phòng cháy và chữa cháy của đô thị, khu kinh tế, khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao và các khu chức năng khác theo Luật Quy hoạch thuộc thẩm quyền phê duyệt của cấp huyện trở lên.

21. Phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy: Phương tiện giao thông đường sắt, phương tiện đường thủy có chiều dài từ 20 m trở lên vận chuyển hành khách, vận chuyển xăng, dầu, chất lỏng dễ cháy, khí cháy, vật liệu nổ, hóa chất có nguy hiểm về cháy, nổ./.

Hồ sơ thẩm duyệt thiết kế PCCC
Hồ sơ thẩm duyệt PCCC

IV. Quy trình thẩm duyệt PCCC cho công trình

1. Nộp hồ sơ thẩm duyệt PCCC trực tuyến tại Cổng dịch vụ công Bộ Công An:

Chủ đầu tư hoặc đơn vị thiết kế phải nộp hồ sơ đầy đủ, bao gồm bản vẽ thiết kế PCCC, các giấy tờ chứng minh chất lượng vật liệu và thiết bị, chứng chỉ PCCC và giấy phép xây dựng.

2. PC07 Địa phương Kiểm tra và đánh giá:

Cơ quan chức năng sẽ tiến hành kiểm tra, đánh giá hồ sơ và thiết kế PCCC. Trường hợp hồ sơ không đủ hoặc không đáp ứng yêu cầu, chủ đầu tư sẽ được yêu cầu điều chỉnh và bổ sung hồ sơ.

3. Thẩm định và cấp giấy chứng nhận thẩm duyệt thiết kế

Sau khi hồ sơ đạt yêu cầu, cơ quan chức năng sẽ thẩm định và cấp phép xây dựng công trình. Việc này đảm bảo rằng công trình được xây dựng đúng quy chuẩn và đảm bảo an toàn PCCC.

V. Lợi ích của việc thực hiện yêu cầu thẩm duyệt PCCC cho công trình – Phụ lục V NĐ 136

1. Đảm bảo an toàn cho cư dân và nhân viên và người sử dụng

Công trình được thiết kế và xây dựng với hệ thống PCCC đạt chuẩn sẽ giảm thiểu nguy cơ cháy nổ, đảm bảo sự an toàn cho cư dân và nhân viên trong công trình.

2. Bảo vệ tài sản cơ quan, tổ chức, người dân:

Phòng cháy chữa cháy hiệu quả giúp giảm thiểu thiệt hại tài sản gây ra do hỏa hoạn, giữ gìn giá trị của công trình và trang thiết bị bên trong.

3. Tuân thủ pháp luật:

Thực hiện thẩm duyệt PCCC cho công trình là việc tuân thủ pháp luật về an toàn PCCC, giúp tránh vi phạm và xử lý hậu quả pháp lý.

4. Tăng độ tin cậy và an toàn cho cơ sở

Các công trình được thẩm duyệt PCCC thường có độ tin cậy và uy tín cao hơn trong mắt khách hàng, đối tác và cơ quan quản lý.

Thiết kế thẩm duyệt PCCC và các hạng mục liên quan theo Phụ lục V NĐ 136
Thiết kế PCCC và các hạng mục liên quan

vI-xác định công trình Thuộc diện thẩm duyệt theo Phụ lục V NĐ 136/2020/NĐ-CP

Việc xây dựng công trình thuộc diện thẩm duyệt PCCC là một quy trình quan trọng và bắt buộc đảm bảo an toàn PCCC cho cư dân, nhân viên và tài sản. Chủ đầu tư và đơn vị thiết kế cần chú trọng đến việc tuân thủ các yêu cầu và quy định về PCCC, đồng thời tăng cường sự hợp tác với cơ quan chức năng để đạt được kết quả tốt nhất trong việc thẩm duyệt PCCC cho công trình.

Bài viết nổi bật

THI CÔNG PCCC KHU CÔNG NGHIỆP TẠI VĨNH PHÚC

05/09/23

THI CÔNG PCCC KHU CÔNG NGHIỆP TẠI VĨNH PHÚC

Thi công Phòng cháy chữa cháy (PCCC) là một phần quan trọng trong quá trình đảm bảo an toàn cho các khu công nghiệp, đảm bảo tính mạng và tài sản của cả người lao động và doanh nghiệp. Tỉnh Vĩnh Phúc, nằm ở phía Bắc Việt Nam, cũng không ngoại lệ khi tập trung […]

Đọc tiếp
Nhà Thầu Thi Công PCCC Chuyên Nghiệp Bảo Minh – Giải Pháp An Toàn Cho Mọi Công Trình

08/08/23

Nhà Thầu Thi Công PCCC Chuyên Nghiệp Bảo Minh – Giải Pháp An Toàn Cho Mọi Công Trình

Hiện nay, việc lựa chọn một Nhà thầu thi công pccc chuyên nghiệp là một yếu tố quan trọng. Với Bảo Minh, một đơn vị hàng đầu trong lĩnh vực thiết kế, thẩm duyệt, thi công, nghiệm thu PCCC, Bạn sẽ hoàn yên tâm nhận được dịch vụ chất lượng cao và uy tín, chuyên […]

Đọc tiếp
THI CÔNG PCCC CHUYÊN NGHIỆP UY TÍN HÀNG ĐẦU HÀ NỘI

27/07/23

THI CÔNG PCCC CHUYÊN NGHIỆP UY TÍN HÀNG ĐẦU HÀ NỘI

Dịch vụ thi công PCCC Bạn đang tìm kiếm dịch vụ thi công PCCC chuyên nghiệp và đáng tin cậy? Chúng tôi tự hào giới thiệu đến bạn dịch vụ thi công hệ thống PCCC Hà Nội và toàn quốc hàng đầu, đảm bảo mang đến giải pháp an toàn cháy nổ tối ưu cho […]

Đọc tiếp

LIÊN HỆ PCCC BMC

Văn phòng

Tầng 11, Tòa nhà VEAM
Phú Thượng, Tây Hồ, Hà Nội


Kết nối với chúng tôi