Khắc phục PCCC theo Tổng kiểm tra 513/KH-BCA-C07. Kiến nghị phương án thực hiện

By PCCC BMC, 05/06/23

Khắc phục PCCC, cơ sợ bị đình chỉ hoạt động, theo kiến nghị trong đợt tổng kiểm tra 513 An toàn PCCC năm 2022.

Theo Kế hoạch Tổng kiểm tra PCCC số 513/KH-BCA-C07

Hướng dẫn chi tiết thực hiện kiến nghị khắc phục theo công văn hướng dẫn của cục cảnh sát PCCC số 1091/C07:

V/v tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong công tác bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy

3.1. Khắc phục PCCC Việc cơ sở sửa chữa, khắc phục các tồn tại, vi phạm về PCCC và CNCH để phù hợp với thiết kế và bảo đảm theo tiêu chuẩn, quy chuẩn tại thời điểm cơ sở được đưa vào hoạt động:

Khắc phục đình chỉ PCCC theo Kế hoạch số 513
  • Đối với cơ sở thuộc diện thẩm duyệt thiết kế về PCCC phải phù hợp với bản vẽ thiết kế đã được thẩm duyệt;
  • Đối với cơ sở không thuộc diện thẩm duyệt về PCCC phải đảm bảo theo tiêu chuẩn, quy chuẩn về PCCC tương ứng) thì:
    • Không xem xét là cải tạo để thực hiện thẩm duyệt theo Điều 13 Nghị định số 136
    • Không áp dụng QCVN 06:2022/BXD (trừ trường hợp nêu tại 3.2).

Cụ thể áp dụng với từng trường hợp cụ thể như sau:

a) Về các cơ sở còn tồn tại, vi phạm không thuộc diện phải tạm đình chỉ, đình chỉ hoạt động:

  • Hướng dẫn phương án, giải pháp
  • thống nhất thời gian khắc phục các tồn tại, vi phạm về PCCC.
  • Yêu cầu cơ sở có văn bản cam kết thời hạn hoàn thành khắc phục vi phạm
  • Cơ sở chịu trách nhiệm bảo đảm an toàn PCCC và CNCH khi hoạt động trong suốt thời gian khắc phục.

Lưu ý:

+ Đối với những tồn tại, vi phạm về trang bị phương tiện, thiết bị PCCC:

  • Có phương án trang bị bổ sung các phương tiện, thiết bị chữa cháy di động;
  • Tăng cường lực lượng thường trực 24/24 giờ
  • Thường xuyên tự kiểm tra an toàn về PCCC và CNCH,
  • Thực hiện nghiêm túc công tác quản lý, sử dụng hệ thống, thiết bị điện, nguồn lửa, nguồn nhiệt thiết bị sinh lửa, sinh nhiệt để loại trừ nguy cơ xảy ra cháy, nổ.

+ Đối với tồn tại, vi phạm liên quan đến ngăn cháy lan:

  • Có phương án bố trí, sắp xếp dây chuyền công nghệ, phương tiện, thiết bị, vật tư, hàng hóa
  • Mục đích nhằm tăng khoảng cách PCCC giữa các khu vực, công năng khác nhau.

+ Đối với tồn tại, vi phạm liên quan đến thoát nạn:

  • Có phương án điều chỉnh về số lượng người thường xuyên làm việc tại các khu vực
  • Đáp ứng về số lượng người tối đa trên 1m chiều rộng của lối thoát nạn theo quy định.
  • Tổ chức tập huấn về kiến thức, kỹ năng sử dụng phương tiện chữa cháy, thoát nạn cho CBCNV

– Sau khi cơ sở khắc phục PCCC theo kiến nghị tổng kiểm tra PCCC 513 BCA xong, chủ cơ sở có văn bản báo cáo, Bao gồm:

  • Hồ sơ, bản vẽ thiết kế, bản vẽ hoàn công,
  • Tài liệu liên quan đến việc sửa chữa, khắc phục các tồn tại, vi phạm

Hồ sơ trên gửi đến cơ quan quản lý trực tiếp cơ sở để kiểm tra xác nhận kết quả khắc phục của cơ sở.

b) Khắc phục PCCC theo kiến nghị tổng kiểm: cơ sở đang bị tạm đình chỉ, đình chỉ hoạt động:

– Đối với trường hợp thuộc điểm a, điểm b Khoản 1 Điều 17 Nghị định số 136:

  • Thực liên các biện pháp, phương án nhằm loại trừ nguy cơ trực tiếp phát sinh cháy, nổ,
  • khắc phục vi phạm quy định về phòng cháy và chữa cháy.

– Đối với trường hợp thuộc điểm c Khoản 1 Điều 17 Nghị định số 136 2020

  • Hoàn trả lại mặt bằng theo đúng thiết kế đã được thẩm duyệt, nghiệm thu về PCCC
  • Hoặc thực hiện thủ tục thẩm duyệt thiết kế bổ sung đối với nội dung cải tạo, thay đổi tính chất sử dụng.
  • Thực hiện nghiệm thu theo thiết kế thẩm duyệt mới

3.2. Khắc phục PCCC theo kiến nghị tổng kiểm tra PCCC 513 BCA: trường hợp cải tạo, thay đổi tính chất sử dụng của cơ sở, hạng mục trong cơ sở

Công trình thuộc diện thẩm duyệt theo quy định tại Phụ lục V của Nghị định số 136 2020 thì phải:

  • Thẩm duyệt về PCCC theo quy định
  • Áp dụng QCVN 06:2022/BXD trong phạm vi các cải tạo đó,
Khắc phục PCCC theo Kế hoạch số 513
Khắc phục PCCC theo Tổng kiểm tra 513

Cụ thể:

– Khi thay đổi tính chất sử dụng, chuyển đổi công năng của gian phòng, khoang cháy hoặc nhà

(bao gồm cả trường hợp cơ sở trước đây không thuộc diện thẩm duyệt và đến nay thuộc diện thẩm duyệt theo quy định tại Phụ lục V của Nghị định số 136/2020/NĐ-CP);

– Khi cải tạo trong các trường hợp:

+ Làm tăng quy mô của khoang cháy hoặc nhà

(như tăng số tầng (bao gồm cả tầng hầm), chiều cao PCCC, diện tích, khối tích,…);

+ Làm giảm giới hạn chịu lửa hoặc tăng mức nguy hiểm cháy đối với cấu kiện của khoang cháy hoặc nhà:

  • Giảm giới hạn chịu lửa của vách và cửa trên vách ngăn hành lang từ EI 30 thành EI 15 hoặc kính thường;
  • Giảm giới hạn chịu lửa tường ngoài không chịu lực…

+ Làm thay đổi giải pháp thoát nạn của khoang cháy hoặc nhà:

  • Thay đổi vị trí,
  • Thay đổi số lượng,
  • Thay đổi chủng loại lối ra thoát nạn,
  • Thay đổi cầu thang và buồng thang bộ trên đường thoát nạn…

+ Làm thay đổi hệ thống bảo vệ chống cháy

  • Hệ thống báo cháy và âm thanh công cộng;
  • Các hệ thống chữa cháy;
  • Hệ thống chống tụ khói; phương tiện chiếu sáng sự cố và chỉ dẫn thoát nạn;
  • Thang máy chữa cháy;
  • Giải pháp cấp điện cho hệ thống PCCC và
  • Các hệ thống kỹ thuật liên quan đến PCCC như:
    • Thay đổi thông số kỹ thuật thiết bị chính của hệ thống (thông số tủ trung tâm báo cháy, máy bơm cấp nước chữa cháy, bình chứa khí trong hệ thống chữa cháy tự động, quạt tăng áp, hút khói,…)
    • Thay đổi nguyên lý hoạt động chung (bổ sung thêm hệ thống mới cho gian phòng, khoang cháy hoặc nhà; thay đổi phân vùng hệ thống báo cháy tự động, hệ thống chữa cháy, hệ thống hút khói; thay đổi nguyên lý kích hoạt các van của hệ thống chữa cháy…).
  • Việc dịch chuyển vị trí thiết bị của hệ thống (vị trí đầu báo cháy, đầu phun Sprinkler, đầu phun khí chữa cháy, đường ống, miệng tăng áp, hút khói,…) không làm thay đổi thông số kỹ thuật của thiết bị hoặc nguyên lý hoạt động chung của hệ thống thì không bắt buộc thẩm duyệt thiết kế về PCCC.

– Cơ sở trước đây thuộc đối tượng thẩm duyệt nhưng chưa thực hiện thẩm duyệt:

Đến nay thuộc đối tượng thẩm duyệt theo quy định thì lập hồ sơ cải tạo để thẩm duyệt thiết kế, nghiệm thu về PCCC theo quy định

3.3. Khắc phục PCCC theo kiến nghị tổng kiểm tra PCCC 513 BCA Cơ sở đã được thẩm duyệt thiết kế, nghiệm thu về PCCC và đến nay không thuộc đối tượng thẩm duyệt theo quy định

Khắc phục PCCC theo Tổng kiểm tra 513
Khắc phục PCCC bị đình chỉ hoạt động theo Tổng kiểm tra 513
  • Khi sửa chữa, khắc phục các tồn tại theo kiến nghị của cơ quan Công an
  • Duy trì bảo đảm theo tiêu chuẩn, quy chuẩn tương ứng tại thời điểm cơ sở được thẩm duyệt, đưa vào hoạt động
  • Chủ cơ sở tổ chức khắc phục ngay và không yêu cầu thẩm duyệt thiết kế, nghiệm thu về PCCC.
  • Sau khi khắc phục xong cần báo cáo cơ quan Công an để kiểm tra kết quả khắc phục của cơ sở.

3.4. Cơ sở không thuộc đối tượng thẩm duyệt của:

  • Nghị định số 35/2003/NĐ-CP,
  • Nghị định số 46/2012/NĐ-CP,
  • Nghị định số 79/2014/NĐ-CP,
  • Nghị định số 136/2020/NĐ-CP :
  • Chủ cơ sở thực hiện khắc phục PCCC theo kiến nghị của cơ quan quản lý:
  • Thực hiện sửa chữa, khắc phục các tồn tại theo kiến nghị của cơ quan Công an
  • Duy trì bảo đảm theo tiêu chuẩn, quy chuẩn tương ứng tại thời điểm cơ sở đưa vào hoạt động.
  • Báo cáo cơ quan quản lý nhà nước về PCCC theo thẩm quyền để kiểm tra kết quả khắc phục của cơ sở.

3.5. Cơ sở có tồn tại, vi phạm khó có khả năng khắc phục được theo tiêu chuẩn, quy chuẩn tại thời điểm cơ sở được thẩm duyệt thiết kế về PCCC:

Hướng dẫn cơ sở áp dụng các quy định của tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật theo hướng có lợi cho cơ sở để sửa chữa, khắc phục các tồn tại, vi phạm về PCCC và CNCH (trừ trường hợp nêu tại 3.2).

  • Sau khi cơ sở khắc phục xong, chủ cơ sở có văn bản báo cáo
  • Bao gồm: hồ sơ, bản vẽ thiết kế, bản vẽ hoàn công, tài liệu liên quan đến việc sửa chữa, khắc phục các tồn tại, vi phạm
  • Cơ sở Gửi đến cơ quan quản lý trực tiếp cơ sở để kiểm tra xác nhận kết quả khắc phục của cơ sở.

4. Về thực hiện tạm đình chỉ hoạt động vi phạm PCCC

4.1. Trường hợp thuộc điểm a, điểm c Khoản 1 Điều 17 Nghị định số 136/2020/NĐ-CP:

  • Cơ quan quản lý PCCC Thực hiện thủ tục tạm đình chỉ hoạt động trong phạm vi nhỏ nhất theo quy định.
  • Đồng thời, hướng dẫn cơ sở thực hiện các biện pháp, phương án khắc phục
  • Thống nhất với cơ sở về thời hạn khắc phục; có văn bản kiến nghị cơ sở thực hiện.

4.2. Trường hợp thuộc điểm b Khoản 1 Điều 17 Nghị định số 136/2020/NĐ-CP:

  • Hướng dẫn cơ sở khắc phục tồn tại, vi phạm
  • Thống nhất với cơ sở về thời hạn khắc phục; có văn bản kiến nghị cơ sở thực hiện.

Đình chỉ hoạt động và Khắc phục PCCC theo kiến nghị tổng kiểm tra PCCC 513 BCA

Bài viết nổi bật

Dịch Vụ Tư Vấn Và Thi Công Hệ Thống Phòng Cháy Chữa Cháy: Lựa Chọn Hoàn Hảo Cho Sự An Toàn

30/08/24

Dịch Vụ Tư Vấn Và Thi Công Hệ Thống Phòng Cháy Chữa Cháy: Lựa Chọn Hoàn Hảo Cho Sự An Toàn

Hệ thống phòng cháy chữa cháy (PCCC) là yếu tố quan trọng để đảm bảo an toàn cho tòa nhà, doanh nghiệp, và cơ sở sản xuất. Việc chọn dịch vụ tư vấn và thi công chuyên nghiệp giúp bạn tuân thủ quy định pháp luật và bảo vệ tài sản, tính mạng. 1. Tại […]

Đọc tiếp
Phòng Cháy Chữa Cháy Trong Doanh Nghiệp Và Cơ Sở Sản Xuất: Hướng Dẫn Từ A-Z

21/08/24

Phòng Cháy Chữa Cháy Trong Doanh Nghiệp Và Cơ Sở Sản Xuất: Hướng Dẫn Từ A-Z

Phòng cháy chữa cháy (PCCC) trong doanh nghiệp và cơ sở sản xuất là yếu tố quan trọng để bảo vệ tài sản và con người, đồng thời tuân thủ quy định pháp lý. . Bài viết này sẽ cung cấp hướng dẫn chi tiết về PCCC trong doanh nghiệp và cơ sở sản xuất. […]

Đọc tiếp
Hướng Dẫn Phòng Cháy Chữa Cháy Trong Gia Đình: Bảo Vệ Ngôi Nhà và Người Thân

19/08/24

Hướng Dẫn Phòng Cháy Chữa Cháy Trong Gia Đình: Bảo Vệ Ngôi Nhà và Người Thân

Phòng cháy chữa cháy (PCCC) trong gia đình là yếu tố quan trọng để bảo vệ an toàn cho ngôi nhà và người thân. Việc trang bị kiến thức và thiết bị PCCC giúp ngăn ngừa nguy cơ cháy nổ và xử lý kịp thời khi sự cố xảy ra. 1. Nhận diện các nguy […]

Đọc tiếp

LIÊN HỆ PCCC BMC

Văn phòng

Tầng 11, Tòa nhà VEAM
Phú Thượng, Tây Hồ, Hà Nội


Kết nối với chúng tôi