KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ HỆ THỐNG CHỐNG SÉT

By Phòng Cháy Bmc, 11/05/18

Những điều cần biết về hệ thống chống sét

Bạn chưa hiểu hệ thống chống sét bao gồm những  bộ phận gì cấu thành nên. Chức năng của chúng ra sao, phạm vi hay còn gọi là vùng bảo vệ bao nhiêu. Cách kiểm định hệ thống chống sét cũng như bảo trì định kỳ nó ra sao. PCCC 3S sẽ giải thích chi tiết trong bài viết này.

1. Khái niệm những loại hệ thống chống sét

Hệ thống chống sét: Toàn bộ hệ thống dây dẫn được sử dụng để bảo vệ một công trình khỏi tác động của sét đánh.

– Bộ phận thu sét: Một bộ phận của hệ thống chống sét nhằm mục đích thu hút sét đánh vào nó.

– Mạng nối đất: Một bộ phận của hệ thống chống sét nhằm mục đích tiêu tán dòng điện sét xuống đất.

– Dây xuống: Dây dẫn nối bộ phận thu sét và mạng nối đất.

– Cực nối đất: Bộ phận hoặc nhóm các bộ phận dẫn điện có tiếp xúc với đất và có thể truyền dòng điện sét xuống đất.

– Cực nối đất mạch vòng: Cực nối đất tạo ra một vòng khép kín xung quanh công trình ở dưới hoặc trên bề mặt đất, hoặc ở phía dưới hoặc ngay trong móng của công trình.

– Cực nối đất tham chiếu: Cực nối đất có thể tách hoàn toàn khỏi mạng nối đất để dùng vào mục đích đo đạc kiểm tra.

– Điện cảm tự cảm: Đặc trưng của dây dẫn hoặc mạch tạo ra trường điện từ ngược khi có dòng điện thay đổi truyền qua chúng.

– Điện cảm tương hỗ: Đặc trưng của mạch ở đó một điện áp được tạo ra trong một vòng kín bởi một dòng điện thay đổi trong một dây dẫn độc lập.

– Điện cảm truyền dẫn: Đặc trưng của mạch ở đó một điện áp được tạo ra trong một vòng kín bởi một dòng điện thay đổi trong một mạch khác mà một phần của nó nằm trong vòng kín.

– Vùng bảo vệ: Thể tích mà trong đó một dây dẫn sét tạo ra khả năng chống sét đánh thẳng bằng cách thu hút sét đánh vào nó.

2. Chức năng của hệ thống chống sét

Chức năng của hệ thống thu và dẫn sét là thu hút sét đánh vào nó rồi chuyển dòng điện do sét tạo ra xuống đất một cách an toàn, tránh sét đánh vào các phần kết cấu khác cần được bảo vệ của công trình.

Phạm vi thu sét của một hệ thống thu và dẫn sét không cố định nhưng có thể coi là một hàm của mức độ tiêu tán dòng điện sét. Bởi vậy phạm vi thu sét là một đại lượng thống kê.

Mặt khác, phạm vi thu sét ít bị ảnh hưởng bởi cách cấu tạo hệ thống thu và dẫn sét, cho nên sự sắp đặt theo chiều ngang và chiều thẳng đứng là tương đương nhau. Do đó không nhất thiết phải sử dụng các đầu thu nhọn hoặc chóp nhọn, ngoại trừ việc đó là cần thiết về mặt thực tiễn.

3. Vùng bảo vệ

Khái niệm “vùng bảo vệ” được hiểu một cách đơn giản là thể tích mà trong giới hạn đó các bộ phận chống sét tạo ra một sự bảo vệ chống lại các cú phóng điện trực tiếp bằng việc thu các tia sét vào các bộ phận chống sét đó.

Kích thước và hình dáng của vùng bảo vệ thay đổi theo chiều cao của ngôi nhà hoặc chiều cao của các thiết bị thu sét thẳng đứng. Nói chung đối với các công trình không cao quá 20m, vùng bảo vệ của các bộ phận thu dẫn sétthẳng đứng từ dưới mặt đất lên được xác định là thể tích tạo bởi một hình nón với đỉnh của nó nằm ở đỉnh bộ phận thu sét và đáy nằm dưới mặt đất. Vùng bảo vệ của các bộ phận thu sét ngang được xác định bởi không gian tạo bởi hình nón có đỉnh nằm trên dây thu sét ngang chạy từ điểm đầu đến điểm cuối.

 

4. Các bộ phận cơ bản của hệ thống chống sét

Các bộ phận cơ bản của hệ thống chống sét bao gồm:

  1. Bộ phận thu sét
  2. Bộ phận dây xuống
  3. Các loại mối nối
  4.  Điểm kiểm tra đo đạc
  5. Bộ phận dây dẫn nối đất
  6. Bộ phận cực nối đất

5. Kiểm tra

Toàn bộ hệ thống chống sét nên được một người có trình độ chuyên môn thích hợp kiểm tra kỹ bằng mắt thường trong suốt quá trình lắp đặt, sau khi hoàn thành và sau khi thay đổi hoặc mở rộng, để xác nhận rằng chúng được làm tuân thủ theo tiêu chuẩn này. Việc kiểm tra nên được tiến hành định kỳ, tốt nhất là không quá 12 tháng. Đối với các khu vực có điều kiện khí hậu khắc nghiệt nên tăng tần suất kiểm tra.

Thêm nữa, trạng thái cơ học của tất cả các dây dẫn, liên kết, mối nối và các điện cực đất (bao gồm các điện cực tham chiếu) nên được kiểm tra và ghi chép lại. Nếu với bất kỳ lý do nào, như do các công việc khác tại công trường tạm thời không thể xem xét các phần lắp đặt cụ thể thì cũng nên ghi chép lại điều đó.

Trong suốt quá trình xem xét định kỳ hệ thống chống sét, việc ghép nối bất kỳ bộ phận bổ sung nào mới nên được kiểm tra để đảm bảo rằng nó phù hợp với những quy định của tiêu chuẩn này.

6. Đo đạc

Khi hoàn thành quá trình lắp đặt hoặc bất cứ chỉnh sửa nào, nên thực hiện các phép đo cách ly và kết hợp và/hoặc các kiểm tra sau đây. Các kết quả được ghi trong sổ theo dõi hệ thống chống sét.

  1. Điện trở nối đất của mỗi điện cực đất cục bộ với đất và bổ sung điện trở nối đất của hệ thống nối đất hoàn chỉnh.
  2. Mỗi điện cực đất cục bộ nên được đo tách biệt với điểm kiểm tra giữa dây xuống và điện cực đất trong vị trí tách rời (phép đo cách ly).
  3. Tiến hành đo tại điểm đo ở vị trí nối (phép đo kết hợp). Nếu có bất kỳ sự khác biệt đáng kể trong các phép đo liên quan tới các vị trí khác, nên điều tra nguyên nhân của sự khác nhau này.
  4. Các kết quả của việc kiểm tra tất cả các dây dẫn, lắp ghép và mối nối hoặc tính liên tục về điện đo được.

Việc đo đạc chi tiết có thể tham khảo tiêu chuẩn BS 7430 hoặc các tiêu chuẩn quốc tế có liên quan.

Nếu điện trở nối đất của một hệ thống chống sét vượt quá 10Ω thì nên giảm giá trị này, ngoại trừ các kết cấu trên đá. Nếu điện trở nhỏ hơn 10Ω nhưng cao hơn đáng kể so với lần kiểm tra trước, nên điều tra nguyên nhân và thực hiện các biện pháp khắc phục cần thiết.

Việc đo kiểm tra nên được tiến hành định kỳ, tốt nhất không quá 12 tháng.

GHI CHÚ 1: Việc chọn một chu kỳ ngắn hơn 12 tháng một chút có thể thuận lợi để thay đổi mùa mà phép thử được thực hiện.

GHI CHÚ 2: Trước khi ngắt việc nối đất bảo vệ sét đánh, nên đo kiểm tra để đảm bảo rằng kết nối đã bị ngắt, sử dụng một thiết bị kiểm tra điện áp nhạy.

7. Lưu trữ hồ sơ

Các hồ sơ sau đây nên được lưu trữ tại công trình hoặc do người có trách nhiệm bảo quản việc lắp đặt:

  1. Các bản vẽ có tỷ lệ mô tả bản chất, kích thước, vật liệu, và vị trí của tất cả các thành phần của hệ thống chống sét;
  2. Trạng thái tự nhiên của đất và bất kỳ lắp ráp nối đất đặc biệt nào;
  3. Loại và vị trí của các điện cực đất, bao gồm các điện cực tham chiếu;
  4. Các điều kiện kiểm tra và các kết quả đạt
  5. Các thay đổi, bổ sung hoặc sửa chữa hệ thống;
  6. Tên của người chịu trách nhiệm lắp đặt hoặc bảo dưỡng.

Bài viết nổi bật

THI CÔNG PCCC KHU CÔNG NGHIỆP TẠI VĨNH PHÚC

05/09/23

THI CÔNG PCCC KHU CÔNG NGHIỆP TẠI VĨNH PHÚC

Thi công Phòng cháy chữa cháy (PCCC) là một phần quan trọng trong quá trình đảm bảo an toàn cho các khu công nghiệp, đảm bảo tính mạng và tài sản của cả người lao động và doanh nghiệp. Tỉnh Vĩnh Phúc, nằm ở phía Bắc Việt Nam, cũng không ngoại lệ khi tập trung […]

Đọc tiếp
Nhà Thầu Thi Công PCCC Chuyên Nghiệp Bảo Minh – Giải Pháp An Toàn Cho Mọi Công Trình

08/08/23

Nhà Thầu Thi Công PCCC Chuyên Nghiệp Bảo Minh – Giải Pháp An Toàn Cho Mọi Công Trình

Hiện nay, việc lựa chọn một Nhà thầu thi công pccc chuyên nghiệp là một yếu tố quan trọng. Với Bảo Minh, một đơn vị hàng đầu trong lĩnh vực thiết kế, thẩm duyệt, thi công, nghiệm thu PCCC, Bạn sẽ hoàn yên tâm nhận được dịch vụ chất lượng cao và uy tín, chuyên […]

Đọc tiếp
THI CÔNG PCCC CHUYÊN NGHIỆP UY TÍN HÀNG ĐẦU HÀ NỘI

27/07/23

THI CÔNG PCCC CHUYÊN NGHIỆP UY TÍN HÀNG ĐẦU HÀ NỘI

Dịch vụ thi công PCCC Bạn đang tìm kiếm dịch vụ thi công PCCC chuyên nghiệp và đáng tin cậy? Chúng tôi tự hào giới thiệu đến bạn dịch vụ thi công hệ thống PCCC Hà Nội và toàn quốc hàng đầu, đảm bảo mang đến giải pháp an toàn cháy nổ tối ưu cho […]

Đọc tiếp

LIÊN HỆ PCCC BMC

Văn phòng

Tầng 11, Tòa nhà VEAM
Phú Thượng, Tây Hồ, Hà Nội


Kết nối với chúng tôi