NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY (PCCC)

By Phòng Cháy Bmc, 22/11/22

Trong Luật phòng cháy chữa cháy (PCCC) giải thích từ ngữ chữa cháy là bao gồm các công việc huy động, triển khai lực lượng, thiết bị phòng cháy chữa cháy, cắt điện, tổ chức thoát nạn, cứu người, cứu tài sản, chống cháy lan, dập tắt đám cháy và các hoạt động khác có liên quan đến chữa cháy.

Tuy vậy, trong khoa học về phòng cháy chữa cháy có nghiên cứu quá trình chữa cháy là việc sử dụng lực lượng và phương tiện để tạo thành các điều kiện làm ngừng sự cháy. Nói cách khác đó là giảm nhiệt độ cháy xuống thấp hơn nhiệt độ tắt dần. Tóm lại, để chữa cháy cần phải có lực lượng, thiết bị phòng cháy chữa cháy, nước và các vật liệu chữa cháy cùng người chỉ huy chữa cháy để tổ chức, điều hành các hoạt động cần thiết nhằm dập tắt đám cháy và hạn chế tối đa các thiệt hại về người và tài sản do đám cháy gây ra.

– Biện pháp cơ bản trong chữa cháy: Luật phòng cháy chữa cháy (Điều 30) đã quy định cụ thể biện pháp cơ bản cần phải thực hiện trong hoạt động chữa cháy là:

  • Huy động nhanh nhất các lực lượng, phương tiện , thiết bị phòng cháy chữa cháy để dập tắt ngay đám cháy.
  • Tập trung cứu người, cứu tài sản và chống cháy lan.
  • Thống nhất chỉ huy, điều hành trong chữa cháy.

– Thông tin thiết bị báo cháy và chữa cháy: (Điều 32 Luật PCCC)

  • Thông tin báo cháy bằng hiệu lệnh hoặc bằng điện thoại. (đối với các thôn, ấp, bản nên chú trọng dùng hiệu lệnh để thông tin báo cháy cho đội viên dân phòng, còn điện thoại cũng cần được quan tâm để báo cháy cho đơn vị Cảnh sát PCCC biết).
  • Số điện thoại báo cháy được quy định thống nhất trong cả nước.
– Trách nhiệm chữa cháy và tham gia chữa cháy: (Điều 33 Luật PCCC)
  • Người phát hiện thấy cháy phải bằng mọi cách báo cháy nhanh nhất và chữa cháy; cơ quan, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân gần nơi cháy phải nhanh chóng thông tin và tham gia chữa cháy.
  • Lực lượng PCCC khi nhận được tin báo cháy trong địa bàn được phân công quản lý hoặc nhận được lệnh điều động phải lập tức đến chữa cháy; trường hợp nhận được thông tin báo cháy ngoài địa bàn được phân công quản lý thì phải báo ngay cho lực lượng PCCC nơi xảy ra cháy, đồng thời phải báo cáo cấp trên của mình.
  • Cơ quan Y tế, điện lực, cấp nước, môi trường đô thị, giao thông và các cơ quan hữu quan khác khi nhận được yêu cầu của người chỉ huy chữa cháy phải nhanh chóng điều động người và phương tiện đến nơi xảy ra cháy để phục vụ chữa cháy.
  • Lực lượng công an, dân quân, tự vệ có trách nhiệm tổ chức giữ gìn trật tự, bảo vệ khu vực chữa cháy và tham gia chữa cháy.
– Nguồn nước và các vật liệu chữa cháy: (Điều 35 Luật PCCC)

Khi có cháy, mọi nguồn nước, bình chữa cháy và các vật liệu chữa cháy phải được ưu tiên sử dụng cho chữa cháy.

– Người chỉ huy chữa cháy: Theo quy định của Luật PCCC và Nghị định hướng dẫn thi hành luật PCCC thì người làm chỉ huy chữa cháy là:

  • Trong mọi trường hợp, người có chức vụ cao nhất từ chỉ huy cấp đội Cảnh sát PCCC trở lên có mặt tại nơi xảy ra cháy là người chỉ huy chữa cháy.
  • Khi lực lượng Cảnh sát PCCC chưa đến nơi cháy thì trong phạm vi quản lý của mình, người làm chỉ huy chữa cháy là một trong số những người sau: Người đứng đầu cơ sở, đội trưởng đội PCCC cơ sở hoặc người được uỷ quyền; trưởng thôn (và cấp tương đương), đội trưởng đội dân phòng hoặc người được uỷ quyền; người chỉ huy phương tiện, chủ phương tiện, người điều khiển phương tiện giao thông cơ giới; chủ rừng hoặc người được uỷ quyền nếu rừng thuộc cơ quan, tổ chức.
  • Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, Chủ tịch UBND cấp xã trở lên có mặt tại đám cháy là người chỉ đạo, chỉ huy chữa cháy.
  • http://canhsatpccc.gov.vn

Bài viết nổi bật

Các Biện Pháp Phòng Cháy Chữa Cháy Hiệu Quả Trong Các Khu Công Nghiệp

23/07/24

Các Biện Pháp Phòng Cháy Chữa Cháy Hiệu Quả Trong Các Khu Công Nghiệp

Phòng cháy chữa cháy (PCCC) trong các khu công nghiệp là một vấn đề quan trọng và cần thiết, đặc biệt trong bối cảnh công nghiệp hóa và sự gia tăng nhanh chóng của các khu công nghiệp tại Việt Nam. Việc đảm bảo an toàn PCCC không chỉ bảo vệ tính mạng con người […]

Đọc tiếp
KỸ NĂNG THOÁT NẠN Ở NƠI TẬP TRUNG ĐÔNG NGƯỜI

08/05/24

KỸ NĂNG THOÁT NẠN Ở NƠI TẬP TRUNG ĐÔNG NGƯỜI

Trong những nơi công cộng như cơ sở tập trung đông người như trung tâm thương mại, sân bay, nhà ga đường sắt, hay các sự kiện lớn, việc biết cách thoát nạn là một kỹ năng quan trọng mà mọi người nên nắm vững. Trong tình huống khẩn cấp, việc biết cách tự bảo […]

Đọc tiếp
THI CÔNG PCCC KHU CÔNG NGHIỆP TẠI VĨNH PHÚC

05/09/23

THI CÔNG PCCC KHU CÔNG NGHIỆP TẠI VĨNH PHÚC

Thi công Phòng cháy chữa cháy (PCCC) là một phần quan trọng trong quá trình đảm bảo an toàn cho các khu công nghiệp, đảm bảo tính mạng và tài sản của cả người lao động và doanh nghiệp. Tỉnh Vĩnh Phúc, nằm ở phía Bắc Việt Nam, cũng không ngoại lệ khi tập trung […]

Đọc tiếp

LIÊN HỆ PCCC BMC

Văn phòng

Tầng 11, Tòa nhà VEAM
Phú Thượng, Tây Hồ, Hà Nội


Kết nối với chúng tôi