Sự cần thiết phải phân hạng theo mức độ nguy hiểm cháy, nổ
Việc xác định mức độ nguy hiểm cháy, nổ trong các quá trình công nghệ sản xuất là một trong những vấn đề cơ bản của công tác PCCC trong quá trình công nghệ sản xuất. Vấn đề này phải được giải quyết từ khi tiến hành việc xác định các tiêu chuẩn định mức kỹ thuật của cơ quan PCCC. Hay nói cách khác,phân hạng để dựa vào đó mà xác định những vấn đề sau.
a.Những yêu cầu và tiêu chuẩn PCCC đối với các nhà sản xuất:
– Các giải pháp bố trí mặt bằng.
– Bậc chịu lửa của ngôi nhà và diện tích sàn tối đa cho phép giữa các tường ngăn cháy theo hạng,số tầng tối đa cho phép.
– Khoảng cách PCCC giữa các ngôi nhà,công trình.
– Lưu lượng nước chữa cháy.
– Việc bố trí thiết bị bảo vệ,thiết bị báo cháy,chữa cháy tự động.
b/ Đề ra các biện pháp PCCC hợp lý và có hiệu quả.
c/ Xác định vốn đầu tư cơ bản của công trình.
Xét về mặt kinh tế trong xây dựng, phân hạng còn là cơ sở để xác định vốn đầu tư cơ bản của công trình. Lẽ tất nhiên, khi mức độ nguy hiểm cháy, nổ của các công trình càng lớn thì đòi hỏi những yêu cầu về tiêu chuẩn an toàn PCCC càng cao và vốn đầu tư cho công trình càng lớn.
- Phân loại cơ sở thuộc diện nguy hiểm về cháy,nổ.
Cơ sở của sự phân hạng theo mức độ nguy hiểm cháy, nổ trong PCCC
- Dựa vào tính chất nguy hiểm cháy,nổ của các chất được sử dụng trong quá trình công nghệ sản xuất:
Đối với các hàng hóa, nguyên liệu được sử dụng trong quá trình công nghệ sản xuất chủ yếu dựa vào tính chất lý, hóa học, tính chất nguy hiểm cháy,nổ của chúng cụ thể là:
+ Đối với các chất lỏng cháy thì dựa vào nhiệt độ bùng cháy của chúng.
+ Đối với chất rắn cháy thì dựa vào mức độ nguy hiểm cháy, nổ của chúng khi tiếp xúc với nước,với oxy không khí và giữa chúng với nhau.
- Dựa vào đặc điểm của quá trình công nghệ sản xuất để có biện pháp PCCC phù hợp
Trong các cơ sở sản xuất mà quá trình công nghệ sản xuất không sử dụng các chất có nguy hiểm cháy,nổ việc phân hạng phải dựa vào đặc điểm của quá trình công nghệ sản xuất. Phải căn cứ vào việc gia công các chất không cháy đó với hình thức gia công nhiệt hay gia công nguội…
Nội dung của các hạng nguy hiểm cháy, nổ trong PCCC
Theo phụ lục C-QCVN06: 2010/BXD, nhà và các gian phòng được phân thành các hạng A, B, C1 đến C4, D và E.
* Hạng nguy hiểm cháy và cháy nổ của gian phòng được phân như bảng 1.1.
Bảng 1.1. Nội dung phân hạng nguy hiểm cháy, nổ đối với gian phòng
Hạng nguy hiểm cháy của gian phòng | Đặc tính của các chất Và vật liệu có trong gian phòng |
A Nguy hiểm cháy nổ | – Các chất khí cháy, chất lỏng dễ bắt cháy có nhiệt độ bùng cháy không lớn hơn 28°C, với khối lượng có thể tạo thành hỗn hợp khí-hơi nguy hiểm nổ, khi bốc cháy tạo ra áp suất nổ dư tính toán trong gian phòng vượt quá 5 kPa.– Các chất và vật liệu có khả năng nổ và cháy khi tác dụng với nước, với oxy trong không khí hoặc tác dụng với nhau, với khối lượng để áp suất nổ dư tính toán trong gian phòng vượt quá 5 kPa. |
B | Các chất bụi hoặc sợi cháy, chất lỏng dễ bắt cháy có nhiệt độ bùng cháy lớn hơn 28°C, các |
Hạng nguy hiểm cháy của gian phòng | Đặc tính của các chất và vật liệu có trong gian phòng |
Nguy hiểm cháy nổ | chất lỏng cháy, và khối lượng có thể tạo thành hỗn hợp khí-hơi nguy hiểm nổ, khi bốc cháy tạo ra áp suất dư tính toán trong gian phòng vượt quá 5 kPa. |
C1-C4 Nguy hiểm cháy nổ | – Các chất lỏng cháy hoặc khó cháy, các chất và vật liệu dễ cháy ở thể rắn, các chất và vật liệu khi tác dụng với nước, với oxy trong không khí hoặc tác dụng với nhau có khả năng gây cháy– Việc chia gian phòng từ C1-C4 theo trị số tải trọng cháy riêng của các chất chứa trong nó như sau:
C1: Có tải trọng cháy riêng lớn hơn 2200 MJ/m2 C2: Có tải trọng cháy riêng từ 1401 MJ/m2 đến 2200 MJ/m2 C3: Có tải trọng cháy riêng từ 181 MJ/m2 hơn 1400 MJ/m2 C4: Có tải trọng cháy riêng từ 1 MJ/m2 hơn 180 MJ/m2 |
D | Các chất và vật liệu không cháy ở trạng thái nóng, nóng đỏ hoặc nóng chảy, mà quá trình gia công có kèm theo phát sinh bức xạ nhiệt, tia lửa và ngọn lửa; Các chất rắn, lỏng, khí cháy được sử dụng để làm nhiên liệu.và các chất và vật liệu không cháy ở trạng thái nguội |
* Hạng nguy hiểm cháy, nổ trong nhà.
– Nhà được xếp vào hạng A nếu trong nhà có tổng diện tích của các gian phòng hạng A vượt quá 5% diện tích của tất cả các gian phòng của nhà hoặc vượt quá 200 m2.
Cho phép không xếp vào hạng A nếu tổng diện tích của các gian phòng hạng A trong nhà đó không vượt quá 25% tổng diện tích của tất cả các gian phòng của nhà (nhưng không vượt quá 1000 m2) và các gian phòng hạng A đó đều được trang bị các thiết bị chữa cháy tự động.
– Nhà được xếp vào hạng B nếu đồng thời thỏa mãn 02 điều kiện sau :
+ Nhà không thuộc hạng A.
+ Tổng diện tích của các gian phòng hạng A và B vượt quá 5% tổng diện tích của các gian phòng của nhà hoặc vượt quá 200 m2.
Cho phép không xếp vào hạng B nếu tổng diện tích của các gian phòng hạng A và B trong nhà đó không vượt quá 25 % tổng diện tích của tất cả các gian phòng của nhà (nhưng không vượt quá 1000 m2) và các gian phòng hạng A và B đó đều được trang bị các thiết bị chữa cháy tự động.
– Nhà được xếp vào hạng C nếu đồng thời thõa mãn 02 điều kiện sau:
+ Nhà không thuộc hạng A hoặc B.
+ Tổng diện tích của các gian phòng hạng A,B và C vượt quá 5% tổng diện tích của các gian phòng của nhà.
Cho phép không xếp vào hạng C nếu tổng diện tích của các gian phòng hạng A, B và C trong nhà đó không vượt quá 25% tổng diện tích của tất cả các gian phòng của nhà (nhưng không vượt quá 3500 m2) và các gian phòng hạng A, B và C đó đều được trang bị các thiết bị chữa cháy tự động.
– Nhà được xếp vào hạng D nếu đồng thời thõa mãn 02 điều kiện sau:
+ Nhà không thuộc hạng A, B và C.
+ Tổng diện tích của các gian phòng hạng A, B, C, và D vượt quá 5% tổng diện tích của tất cả các gian phòng của nhà.
Cho phép không xếp vào hạng D nếu tổng diện tích của các gian phòng hạng A, B, C và D trong nhà đó không vượt quá 25% tổng diện tích của tất cả các gian phòng của nhà (nhưng không vượt quá 5000m2) và các gian phòng hạng A, B, C và D đó đều được trang bị các thiết bị chữa cháy tự động.
– Nhà được xếp vào hạng E nếu nó không thuộc các hạng A,B,C hoặc D.
* Một số nhà và gian phòng thuộc các phân xưởng, nhà kho, bộ phận sản xuất được phân hạng nguy hiểm cháy và cháy nổ như sau:
– Hạng A
+ Phân xưởng chế tạo và sử dụng Natri và kali;
+ Phân xưởng nhà máy làm sợi nhân tạo;
+ Phân xưởng sản xuất xăng, dầu;
+ Phân xưởng Hydro hóa chưng cất và phân chia khí;
+ Phân xưởng sản xuất nhiên liệu lỏng nhân tạo, thu hồi và chưng cất các chất lỏng hòa tan hữu cơ với nhiệt độ bùng cháy ở thể hơi từ 28°C trở xuống;
+ Kho chứa bình đựng hơi đốt, kho xăng;
+ Các căn phòng chứa ắc quy kiềm và axit của nhà máy điện;
+ Các trạm bơm chất lỏng có nhiệt độ bắt cháy ở thể hơi từ 28°C trở xuống;
– Hạng B
+ Phân xưởng sản xuất và vận chuyển than cám, mùn cưa,
những trạm tẩy rửa các thùng dầu madut và các chất lỏng khác có nhiệt độ bùng cháy ở thể hơi từ 28°C đến 61°C;
+ Gian nghiền và xay cán chất rắn, phân xưởng chế biến cao su nhân tạo, phân xưởng sản xuất đường, những kho chứa dầu madut của nhà máy điện, những trạm bơm chất lỏng có nhiệt độ bùng cháy ở thể hơi từ 28°C đến 61°C.
– Hạng C
+ Phân xưởng xẻ gỗ,phân xưởng làm đồ mỹ thuật bằng gỗ;
+ Phân xưởng dệt và may mặc;
+ Phân xưởng công nghiệp giấy với quá trình sản xuất khô;
+ Xí nghiệp chế biến sơ bộ sợi bông, gai đay và những chất sợi khác;
+ Những bộ phận sàng, sẩy hạt của các nhà máy xay và kho chứa hạt;
+ Phân xưởng tái sinh dầu mỡ, chưng cất nhựa đường, những kho chứa vật liệu cháy và dầu mỡ;
+ Những thiết bị phân phối điện có máy ngắt điện và thiết bị điện với lượng dầu mỡ lớn hơn 60 kg cho một đơn vị thiết bị;
+ Cầu vượt, hành lang dùng để vận chuyển than đá, than bùn;
+ Kho kín chứa than, những kho hàng hỗn hợp, những trạm bơm chất lỏng có nhiệt độ bùng cháy của hơi trên 61°C.
– Hạng D
+ Phân xưởng đúc và luyện kim, phân xưởng rèn, hàn;
+ Trạm sửa chữa đầu máy xe lửa;
+ Phân xưởng cán nóng kim loại, gia công kim loại bằng nhiệt;
+ Những gian nhà đặt động cơ đốt trong;
+ Phòng thí nghiệm điện cao thế;
+ Nhà chính của nhà máy điện;
+ Trạm nồi hơi.
– Hạng E
+ Phân xưởng cơ khí gia công nguội kim loại (trừ hợp kim Magie);
+ Sân chứa liệu (quặng);
+ Xưởng sản xuất xút;
+ Trạm quạt gió, trạm máy ép không khí và các chất khí không cháy;
+ Phân xưởng tái sinh axit;
+ Trạm sửa chữa xe điện và đầu máy xe điện;
+ Phân xưởng dập, khuôn và cán nguội các khoáng chất quặng Amiang, muối và các nguyên liệu không cháy khác;
+ Phân xưởng thuộc công nghiệp dệt và giấy có quá trình sản xuất ướt;
+ Phân xưởng chế biến thực phẩm, cá, thịt, sữa;
+ Trạm điều khiển điện;
+ Công trình làm sạch nước (lắng, lọc, tẩy, …);
+ Trạm bơm và hút nước của nhà máy điện;