Phòng cháy: Làm gì khi xảy ra hoả hoạn

By Phòng Cháy Bmc, 09/12/19

Phòng cháy: Khi phát hiện cháy chúng ta cần tuân thủ những hướng dẫn sau đây

– Khi phát hiện có hỏa hoạn, nhất là trong đêm tối, điện bị cắt, trước tiên người dân phải bình tĩnh suy xét, trấn an tinh thần những người có mặt, sử dụng phương tiện sẵn có để dập lửa (bình chữa cháymền chữa cháycuộn vòi chữa cháy,…), đồng thời gọi 114 báo cháy.

Như vậy

– Nếu cháy xảy ra ở nhà cao tầng, hãy bình tĩnh kiểm tra, nhận định “gốc lửa” đang bùng cháy từ dưới lên hay từ trên xuống, rồi tìm cách thoát theo hướng ngược lại.

– Tuyệt đối không thoát nạn bằng thang máy, bởi khi cháy xảy ra, điện tòa nhà lập tức bị ngắt, bạn có thể bị mắc kẹt khi đang di chuyển trong thang. Hãy thoát nạn theo đường thang bộ, nơi có đèn “Exit – Lối ra”.

– Trước khi mở cửa thoát khỏi căn hộ, hãy kiểm tra nhiệt độ bằng cách huơ lòng bàn tay (sau đó là sờ tay) lên bề mặt cửa hoặc tay nắm. Nếu thấy an toàn, không có nguồn nhiệt mới mở cửa thoát. Khi mở nên tránh mặt, người sang một bên đề phòng lửa táp gây bỏng hô hấp. Nhiệt độ bên ngoài quá cao, tuyệt đối không nên mở cửa.

– Trường hợp không thể thoát ra ngoài bằng cửa chính, hãy đóng chặt lại. Nếu khói lùa vào phòng qua khe cửa, hãy dùng giẻ ướt chèn chặt và di chuyển sang phòng khác hoặc ban công, cửa sổ thoáng khí và gọi to, dùng quần áo sáng màu vẫy ra hiệu cho người bên dưới biết để ứng cứu. Dùng mặt nạ lọc độc nếu có

– Nếu có dây cứu nạn hay thang dây hãy dùng nó để thoát thân; trường hợp không có hãy tận dụng các sợi dây đủ chắc có sẵn trong nhà để tụt xuống phía dưới. Lưu ý, đôi khi tấm rèm ga xé dọc hay quần áo gió buộc lại cũng là “sợi dây” thoát nạn lý tưởng. Người dân cần chú ý, mặc nhiều áo và cuốn nhiều giẻ vào tay trước khi tụt dây.

Do đó, cần thiết đưa người ra khỏi vùng nguy hiểm là việc quan trọng trong các biện pháp phòng cháy được khuyên dùng.

– Nếu phải băng qua lửa để tới điểm an toàn hơn, hoặc phải ứng cứu người thân mắc kẹt, hãy làm ướt quần áo, dùng chăn, áo chất liệu cotton nhúng nước trùm lên đầu. Khi di chuyển trong phòng, hành lang có nhiều khói, hãy bò thấp hoặc đi khom người vì nồng độ oxy phía dưới nhiều hơn.

– Trong mọi tình huống, người dân không thoát nạn bằng cách nhảy xuống từ tầng cao. Trường hợp khẩn cấp, chỉ nhảy khi có đệm không khí và lưới cứu nạn của lực lượng PCCC căng phía dưới, và được lực lượng chức năng chỉ dẫn thoát nạn.

(Theo Trung tâm nghiên cứu ứng dụng và đào tạo huấn luyện phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn cứu hộ – Sở Cảnh sát PC&CC TP Hà Nội)

Bài viết nổi bật

Các Biện Pháp Phòng Cháy Chữa Cháy Hiệu Quả Trong Các Khu Công Nghiệp

23/07/24

Các Biện Pháp Phòng Cháy Chữa Cháy Hiệu Quả Trong Các Khu Công Nghiệp

Phòng cháy chữa cháy (PCCC) trong các khu công nghiệp là một vấn đề quan trọng và cần thiết, đặc biệt trong bối cảnh công nghiệp hóa và sự gia tăng nhanh chóng của các khu công nghiệp tại Việt Nam. Việc đảm bảo an toàn PCCC không chỉ bảo vệ tính mạng con người […]

Đọc tiếp
KỸ NĂNG THOÁT NẠN Ở NƠI TẬP TRUNG ĐÔNG NGƯỜI

08/05/24

KỸ NĂNG THOÁT NẠN Ở NƠI TẬP TRUNG ĐÔNG NGƯỜI

Trong những nơi công cộng như cơ sở tập trung đông người như trung tâm thương mại, sân bay, nhà ga đường sắt, hay các sự kiện lớn, việc biết cách thoát nạn là một kỹ năng quan trọng mà mọi người nên nắm vững. Trong tình huống khẩn cấp, việc biết cách tự bảo […]

Đọc tiếp
THI CÔNG PCCC KHU CÔNG NGHIỆP TẠI VĨNH PHÚC

05/09/23

THI CÔNG PCCC KHU CÔNG NGHIỆP TẠI VĨNH PHÚC

Thi công Phòng cháy chữa cháy (PCCC) là một phần quan trọng trong quá trình đảm bảo an toàn cho các khu công nghiệp, đảm bảo tính mạng và tài sản của cả người lao động và doanh nghiệp. Tỉnh Vĩnh Phúc, nằm ở phía Bắc Việt Nam, cũng không ngoại lệ khi tập trung […]

Đọc tiếp

LIÊN HỆ PCCC BMC

Văn phòng

Tầng 11, Tòa nhà VEAM
Phú Thượng, Tây Hồ, Hà Nội


Kết nối với chúng tôi