1.Phòng cháy Nhà ở và Căn hộ Khi cải tạo sửa chữa nhà phải hạn chế các vật liệu dễ cháy, không sử dụng gỗ, tấm nhựa, mút xốp… để ốp tường, trần, vách ngăn nhằm hạn chế cháy lan.
2. Phải lắp đặt thiết bị bảo vệ tự ngắt (Aptomat) cho hệ thống điện chung tòa nhà, từng tầng, từng nhánh và từng thiết bị tiêu thụ điện công suất lớn; không để hàng hóa dễ cháy gần bóng đèn điện, ổ cắm, cầu dao, chấn lưu đèn neon.
3. Khi sử dụng bàn là (bàn ủi), bếp điện, lò sấy phải có người trông coi, không để trẻ nhỏ, người già mắt kém, người bị tàn tật, người bị tâm thần sử dụng các thiết bị điện.
4. Trước khi ra khỏi nhà và trước khi đi ngủ phải kiểm tra nơi đun nấu, nơi thờ cúng, ngắt tất cả các thiết bị điện không cần thiết.
5. Bố trí nơi thờ cúng hợp lý, tường phía đặt bàn thờ, trần phía bên trên bàn thờ phải bằng vật liệu không cháy. Khi đốt vàng mã phải trông coi, có che chắn tránh cháy lan hoặc bị gió cuốn tàn lửa gây cháy.
6. Ô tô, xe máy và các phương tiện dụng cụ có xăng, dầu, chất lỏng dễ cháy trong nhà phải để cách xa bếp đun nấu. Nơi đun nấu phải có vách ngăn bằng vật liệu không cháy, khi đun nấu phải có người trông coi.
7. Lối thoát nạn cho nhà phải đảm bảo thông thoáng, không kê, để đồ đạc, hàng hóa cản trở lối thoát nạn.
8. Phòng cháy nhà ở và căn hộ Mỗi gia đình cần trang bị dụng cụ chữa cháy ban đầu như bình chữa cháy, phuy nước, xô, thùng xách nước… để khi xảy ra sự cố có thể dập tắt ngay đám cháy