TRÁCH NHIỆM PCCC CỦA NGƯỜI ĐỨNG ĐẦU TỔ CHỨC

By PCCC BMC, 16/04/23

Trách nhiệm PCCC, CNCH của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, cơ sở bao gồm: trang bị an toàn pccc, thành lập đội pccc, tổ chức tuyên truyền, huấn luyện, chỉ huy chữa cháy, diễn tập nội quy, phương án pccc và cứu nạn cứu hộ

Được quy định tại Điều 5 Luật PCCC, được cụ thể hóa tại Nghị định số 136/2020/NĐ-CP ngày 24/11/2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật PCCC và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật PCCC (Nghị định số 136/2020/NĐ-CP),

Nghị định số 83/2017/NĐ-CP ngày 18/7/2017 của Chính phủ quy định về công tác cứu nạn, cứu hộ của lực lượng PCCC (Nghị định số 83/2017/NĐ-CP) và Thông tư số 149/2020/TT-BCA ngày 31/12/2020 của Bộ Công an quy định chi tiết thi hành một số điều và biện pháp thi hành Luật PCCC và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật PCCC và Nghị định số 136/2020/NĐ-CP ngày 24/11/2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật PCCC và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật PCCC (Thông tư số 149/2020/TT-BCA),

Thông tư số 08/2018/TT-BCA ngày 05/3/2018 của Bộ Công an quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 83/2017/NĐ-CP ngày 18/7/2017 quy định về công tác cứu nạn, cứu hộ của lực lượng PCCC (Thông tư số 08/2018/TT-BCA) và văn bản pháp luật khác có liên quan.

Căn cứ theo quy định của pháp luật về PCCC và quy mô, tính chất hoạt động, số lượng cán bộ, công nhân viên, người đứng đầu cơ quan, tổ chức, cơ sở (người đứng đầu cơ sở) trực tiếp tổ chức thực hiện hoặc phân công chức trách, nhiệm vụ trong thực hiện công tác PCCC, CNCH cho cá nhân, đơn vị thuộc phạm vi quản lý thực hiện, cụ thể như sau:

1. Tổ chức tuyên truyền, phổ biến kiến thức về PCCC và CNCH; xây dựng phong trào toàn dân tham gia hoạt động PCCC, CNCH

Nội quy, trách nhiệm PCCC

(căn cứ pháp luật: Điểm a khoản 3 Điều 5, khoản 2 Điều 6 Luật PCCC; khoản 2 Điều 7 Nghị định số 83/2017/NĐ-CP).

1.1. Xây dựng kế hoạch (tham khảo Mẫu số 06) và phê duyệt kinh phí tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật, kiến thức về PCCC và CNCH hằng năm.

– Việc tuyên truyền do cơ sở thực hiện hoặc đề nghị cơ quan Công an, cơ sở kinh doanh dịch vụ huấn luyện, hướng dẫn về nghiệp vụ PCCC thực hiện.

– Nội dung tuyên truyền phải phù hợp với đối tượng, tính chất nguy hiểm cháy, nổ của cơ sở và tập trung vào một số nội dung sau: Quy định của pháp luật về PCCC và CNCH; tính chất, đặc điểm nguy hiểm cháy, nổ và các biện pháp phòng ngừa cháy, nổ, sự cố, tai nạn; nội quy về PCCC, CNCH; kiến thức và kỹ năng thoát nạn, cứu nạn, sử dụng phương tiện, thiết bị PCCC, CNCH… được trang bị tại cơ sở.

1.2. Tổ chức các hoạt động phong trào toàn dân tham gia PCCC và CNCH thông qua các hình thức:

– Phát động thành phong trào thi đua thực hiện công tác PCCC và CNCH trong toàn cơ sở;

– Tổ chức thi đua giữa các đơn vị, bộ phận của cơ sở, trong đó có nội dung cam kết bảo đảm an toàn PCCC, phòng ngừa sự cố, tai nạn;

– Tổ chức các hoạt động hưởng ứng Ngày toàn dân PCCC (04/10), Tháng hành động về An toàn vệ sinh lao động hằng năm.

1.3. Cập nhật kết quả tổ chức tuyên truyền,

xây dựng phong trào toàn dân PCCC, CNCH trong hồ sơ, tài liệu của của cơ sở (tham khảo Mẫu số 01).

2. Thành lập, quản lý, bảo đảm điều kiện hoạt động của lực lượng PCCC cơ sở, chuyên ngành

(căn cứ pháp luật: Khoản 2 Điều 5 và khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều 31 Nghị định số 136/2020/NĐ-CP)

2.1. Ban hành quyết định thành lập đội PCCC cơ sở, chuyên ngành

(tham khảo Mẫu số 02) và quy chế hoạt động (tham khảo Mẫu số 03) đối với cơ sở thuộc Phụ lục III Nghị định số 136/2020/NĐ-CP; văn bản quy định và phân công chức trách, nhiệm vụ PCCC và CNCH đối với cơ sở thuộc Phụ lục IV Nghị định số 136/2020/NĐ-CP (tham khảo Mẫu số 04). Lưu ý:

– Trách nhiệm PCCC Đối tượng phải thành lập Đội PCCC cơ sở, gồm: Khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, cụm công nghiệp có diện tích dưới 50 ha; cơ sở quy định tại Phụ lục III Nghị định số 136/2020/NĐ-CP.

– Đối tượng phải thành lập Đội PCCC chuyên ngành, gồm: Các cơ sở được quy định tại khoản 3 Điều 44 Luật PCCC và Điều 13 Thông tư số 149/2020/TT-BCA.

– Đối tượng không bắt buộc phải thành lập Đội PCCC cơ sở, gồm:

+ Cơ sở quy định tại Phụ lục IV Nghị định số 136/2020/NĐ-CP (phải có phân công nhiệm vụ PCCC và CNCH cho người làm việc tại cơ sở).

+ Trạm biến áp được vận hành tự động quy định tại điểm g khoản 3 Điều 31 Nghị định số 136/2020/NĐ-CP.

– Việc phân công nhiệm vụ cho đội PCCC cơ sở, chuyên ngành bảo đảm theo quy định tại Điều 45 Luật PCCC, Điều 27 Nghị định số 83/2017/NĐ-CP và yêu cầu PCCC và CNCH của cơ sở.

2.2. Bố trí, hoạt động của đội PCCC cơ sở, chuyên ngành:

– Bố trí lực lượng PCCC cơ sở, chuyên ngành phù hợp với số người làm việc tại cơ sở và phải bảo đảm tối thiểu theo quy định tại khoản 3 Điều 31 Nghị định số 136/2020/NĐ-CP. Lưu ý:

+ Cơ sở có nhiều phân xưởng, bộ phận làm việc độc lập có trên 100 người thường xuyên làm việc thì mỗi bộ phận, phân xưởng có 01 tổ PCCC cơ sở, chuyên ngành; biên chế của tổ tối thiểu 05 người, trong đó có 01 tổ trưởng (việc thành lập tổ PCCC phải thể hiện rõ trong quyết định, quy chế hoạt động do người đứng đầu cơ sở ban hành).

+ Cơ sở được trang bị phương tiện chữa cháy cơ giới thì biên chế đội PCCC cơ sở, chuyên ngành phải bảo đảm duy trì số người thường trực đáp ứng theo cơ số của phương tiện chữa cháy cơ giới.

– Đội viên đội PCCC, người được phân công nhiệm vụ PCCC của cơ sở: Là người làm việc thường xuyên tại cơ sở; đáp ứng yêu cầu về độ tuổi, sức khỏe theo pháp luật lao động; có Chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ PCCC và CNCH…

– Đội PCCC cơ sở, chuyên ngành hoạt động theo chế độ chuyên trách hoặc không chuyên trách.

2.3. Tổ chức thường trực chữa cháy, CNCH

– Bố trí địa điểm (trạm/gian phòng) bảo đảm đủ diện tích tối thiểu cho người và phương tiện, thiết bị chữa cháy, CNCH trực, làm việc.

– Có phương tiện, thiết bị phục vụ trực, nhận tin, báo cháy, sự cố, tai nạn, như: Bàn, ghế, điện thoại, bộ đàm; danh bạ điện thoại của cá nhân, đơn vị có liên quan; bản vẽ sơ đồ về giao thông, nguồn nước phục vụ chữa cháy, hạng mục, dây chuyền công nghệ trong cơ sở; phương án chữa cháy, phương án CNCH của cơ sở…

– Bố trí số lượng đội viên trực trong 01 ca phải bảo đảm thực hiện các nhiệm vụ: Trực tiếp nhận, xử lý thông tin; trực chữa cháy, trực CNCH; cơ sở được trang bị phương tiện chữa cháy cơ giới thì bố trí số người trực phải đáp ứng đủ cơ số người theo phương tiện chữa cháy cơ giới.

Việc phân công lực lượng, phương tiện trực, bàn giao ca trực… cần được ghi nhận rõ trong sổ sách.

2.4. Định kỳ rà soát, kiện toàn đội viên của đội PCCC cơ sở, chuyên ngành và người được phân công nhiệm vụ PCCC của cơ sở bảo đảm số lượng theo quy định (cập nhật trong Quyết định).

Quyết định, quy chế hoạt động của Đội PCCC cơ sở, chuyên ngành phải gửi đến cơ quan Công an trực tiếp quản lý cơ sở và lưu trong hồ sơ theo dõi, quản lý hoạt động PCCC và CNCH của cơ sở.

3. Ban hành nội quy, biện pháp về PCCC và CNCH

(căn cứ pháp luật: khoản 1 Điều 5 Thông tư số 149/2020/TT-BCA, Điều 5 Thông tư số 08/2018/TT-BCA)

3.1. Ban hành nội quy PCCC, CNCH

(tham khảo Mẫu số 05), nội dung phải đáp ứng các yêu cầu sau:

3.1.1. Quy định việc quản lý, sử dụng điện, nguồn lửa, nguồn nhiệt, chất dễ cháy, nổ, thiết bị, dụng cụ sinh lửa, sinh nhiệt phù hợp với cơ sở.

3.1.2. Quy định trách nhiệm quản lý, bảo quản, bảo dưỡng, sử dụng phương tiện, thiết bị PCCC,

căn cứ Thông tư số 17/2021/TT-BCA ngày 05/02/2021 và TCVN 3890.

3.1.3. Quy định những hành vi bị nghiêm cấm, căn cứ theo Điều 13 Luật PCCC.

3.1.4. Các hành vi bị nghiêm cấm

căn cứ theo Điều 6 Nghị định số 83/2017/NĐ-CP.

3.1.5. Những việc phải làm khi có cháy, nổ xảy ra:

Báo cháy, triển khai chữa cháy…, căn cứ theo Điều 14 Luật PCCC.

3.1.6. Những việc phải làm khi xảy ra sự cố, tai nạn,

nội dung căn cứ theo khoản 1 Điều 13 Nghị định số 83/2017/NĐ-CP;

3.1.7. Việc bảo quản, sử dụng trang thiết bị, phương tiện, dụng cụ cứu nạn, cứu hộ

(Điều 29 Nghị định số 83/2017/NĐ-CP);

Lưu ý:

– Nội quy về PCCC, CNCH có thể được ban hành chung trong một nội quy hoặc ban hành thành các nội quy riêng.
– Cơ sở có nhiều khu vực hoặc hạng mục có tính chất nguy hiểm cháy, nổ khác nhau (gara để xe; trung tâm thương mại; văn phòng; nhà xưởng sản xuất, kho chứa…) thì nội dung của nội quy phải phù hợp với đặc điểm của từng hạng mục, khu vực (ban hành 01 Quyết định kèm theo nội quy của từng hạng mục, khu vực).
– Cơ sở có nhiều cơ quan, tổ chức cùng hoạt động: Người đứng đầu cơ sở ban hành và tổ chức thực hiện nội quy PCCC, CNCH chung; người đứng đầu cơ quan tổ chức hoạt động trong phạm vi của cơ sở có trách nhiệm thực hiện nội quy của cơ sở và ban hành nội quy phù hợp với khu vực thuộc phạm vi quản lý.

3.2. Ban hành sơ đồ chỉ dẫn về PCCC;

Trách nhiệm PCCC của người đứng đầu cơ sở phải ban hành biển cấm, biển báo, biển chỉ dẫn về PCCC và CNCH bảo đảm các nội dung quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 5 Thông tư số 149/2020/TT-BCA.

3.3. Tổ chức thực hiện nội quy an toàn, sơ đồ chỉ dẫn, biển cấm, biển báo, biển chỉ dẫn về PCCC và CNCH:

– Phổ biến nội quy, quy định… cho CBCNV tại cơ sở.

– Niêm yết ở những nơi dễ thấy để mọi người biết và chấp hành, trong đó: Sơ đồ chỉ dẫn về PCCC niêm yết tại phòng nghỉ khách sạn, căn hộ (cửa gian phòng); tại vị trí bị che khuất hoặc giao nhau trên đường, lối thoát nạn; biển cấm, biển báo, biển chỉ dẫn về PCCC và CNCH niêm yết tại nơi sản xuất, bảo quản, sử dụng vật liệu nổ, xăng, dầu, LPG, hóa chất dễ cháy, nổ.

– Quyết định và nội quy được lưu trong hồ sơ theo dõi, quản lý hoạt động về PCCC và CNCH của cơ sở.

4. Tổ chức thực hiện, kiểm tra, giám sát việc chấp hành quy định về PCCC và CNCH

(Căn cứ pháp luật: Điều 45 Luật PCCC; khoản 3 Điều 16 Nghị định 136/NĐ-CP; khoản 1 Điều 12 Nghị định số 83/2017/NĐ; Điều 8 Thông tư số 149/2020/TT-BCA).

4.1. Ban hành quy định hoặc kế hoạch kiểm tra an toàn về PCCC và CNCH

thường xuyên (tham khảo Mẫu số 06) đối với cơ sở thuộc phạm vi quản lý. Trong đó, cần quy định cụ thể thời gian, hình thức, nội dung kiểm tra thường xuyên về PCCC, kiểm tra định kỳ, đột xuất về CNCH phù hợp với đặc điểm của cơ sở; phân công chức trách, nhiệm vụ cho đơn vị, cá nhân thực hiện; chế tài xử phạt các hành vi vi phạm; khen thưởng, kỷ luật…

4.2. Trách nhiệm PCCC của người được phân công nhiệm vụ

Người được phân công nhiệm vụ có trách nhiệm tổ chức kiểm tra theo quy định, kế hoạch đã được phê duyệt, cụ thể:

4.2.1. Chuẩn bị hồ sơ, tài liệu và phương tiện, thiết bị, thử nghiệm hệ thống, thiết bị PCCC… phục vụ kiểm tra.

4.2.2. Kiểm tra việc duy trì điều kiện an toàn về PCCC

theo quy định tại khoản 2 Điều 16 Nghị định số 136/2020/NĐ-CP và các biện pháp phòng ngừa sự cố, tai nạn theo quy định của Nghị định số 83/2018/NĐ-CP.

4.2.3. Ghi nhận kết quả kiểm tra.

Kết thúc kiểm tra tổng hợp kết quả, đánh giá ưu điểm và những tồn tại, nguy cơ mất an toàn về PCCC, sự cố, tai nạn; ghi nhận kết quả kiểm tra bằng phiếu hoặc biên bản kiểm tra…. (tham khảo Mẫu số 07). Trong đó, kết quả kiểm tra phải thể hiện các nội dung cơ bản sau:

– Phạm vi được kiểm tra;

– Ghi nhận và đánh giá những tồn tại, nguy cơ mất an toàn về PCCC, sự cố, tai nạn (nếu có), đề xuất các biện pháp thực hiện;

– Các nội dung khác có liên quan (nếu có).

4.3. Kết thúc kiểm tra:

Người được phân công thực hiện kiểm tra, phải báo cáo kết quả kiểm tra cho lãnh đạo đơn vị trực tiếp quản lý, lãnh đạo cơ sở để nắm bắt, chỉ đạo khắc phục các thiếu sót, vi phạm tại cơ sở.

4.4. Báo cáo kết quả kiểm tra an toàn về PCCC

Trách nhiệm PCCC Định kỳ 06 tháng, xây dựng báo cáo kết quả kiểm tra an toàn về PCCC

(tham khảo Mẫu số 08) đối với cơ sở quy định tại Phụ lục III Nghị định số 136/2020/NĐ-CP theo quy định tại điểm b khoản 3 Điều 16 Nghị định này và gửi cơ quan Công an quản lý trực tiếp, gồm các nội dung cơ bản sau:

– Kết quả tự kiểm tra duy trì điều kiện an toàn về PCCC và CNCH;

– Kết quả thực hiện các yêu cầu, kiến nghị của cơ quan có thẩm quyền;

– Các nội dung khác (nếu có).

4.4. Kết quả kiểm tra PCCC

Kết quả kiểm tra, báo cáo kết quả kiểm tra được lưu trong hồ sơ hồ sơ theo dõi, quản lý hoạt động PCCC và CNCH.

5. Bảo đảm kinh phí cho hoạt động PCCC, CNCH;

Phải trang bị và duy trì hoạt động của phương tiện PCCC Dự trù và phê duyệt nguồn kinh phí hằng năm để bảo đảm cho hoạt động PCCC của cơ sở, cụ thể:

5.1. Bảo trì bảo dưỡng trang thiết bị

Trang bị, bảo dưỡng, sửa chữa, thay thế các hệ thống, thiết bị PCCC, CNCH tại cơ sở đã bị hư hỏng.

5.2. Trang bị phương tiện PCCC cho Đội PCCC cơ sở, chuyên ngành

theo quy định tại Thông tư số 150/2020/TT-BCA ngày 31/12/2020 của Bộ Công an.

5.3. Bảo đảm chế độ, chính sách cho đội viên Đội PCCC cơ sở

theo quy định của Thông tư liên tịch số 52/2015/TTLT-BLĐTBXH-BCA-BTC.

5.4. Tổ chức tuyên truyền, xây dựng phong trào toàn dân tham gia PCCC và CNCH

Huấn luyện nghiệp vụ PCCC và CNCH; xây dựng và tổ chức thực tập phương án chữa cháy, phương án CNCH; tổ chức chữa cháy, CNCH và các hoạt động khác có liên quan đến công tác PCCC và CNCH.

LUẬT PCCC 2013
phương án pccc cơ sở

6. Xây dựng, thực tập phương án chữa cháy, phương án CNCH

(Căn cứ pháp lý: khoản 1, 2 và khoản 4 Điều 19 Nghị định số 136/2020/NĐ-CP và khoản 1 Điều 9 Thông tư số 149/2020/TT-BCA; khoản 1, 3 và khoản 4 Điều 9 và mẫu số 04 ban hành kèm theo Nghị định số 83/2017/NĐ-CP)

6.1. Xây dựng, chỉnh lý, bổ sung phương án chữa cháy

6.1.1. Xây dựng phương án chữa cháy của cơ sở

theo mẫu và nội dung quy định, giả định được tình huống phức tạp nhất và tình huống đặc trưng phù hợp với cơ sở như: Tầng hầm, tầng trên cao, khu vực có nguy cơ cháy, nổ cao…:

– Đối với cơ sở quy định tại Phụ lục IV Nghị định số 136/2020/NĐ-CP: Tổ chức xây dựng và phê duyệt phương án chữa cháy của cơ sở (khoản 1 Điều 9 Thông tư số 149/2020/TT-BCA).

– Đối với cơ quy định tại Phụ lục III Nghị định số 136/2020/NĐ-CP: Tổ chức xây dựng, duyệt phương án và lập hồ sơ đề nghị cơ quan Công an trực tiếp quản lý cơ sở phê duyệt (Phòng Cảnh sát PCCC và CNCH hoặc Công an cấp huyện).

6.1.2. Bổ sung, chỉnh lý phương án

khi có thay đổi về quy mô, tính chất, đặc điểm nguy hiểm về cháy, nổ, độc và các điều kiện liên quan đến hoạt động chữa cháy và thực hiện thủ tục phê duyệt phương án theo quy định.

6.2. Xây dựng, chỉnh lý, bổ sung phương án CNCH

6.2.1. Xây dựng phương án CNCH của cơ sở

theo mẫu và nội dung quy định, giả định được tình huống sự cố, tai nạn phức tạp nhất, đặc trưng tại cơ sở; tổ chức phê duyệt phương án.

6.2.2. Bổ sung, chỉnh lý phương án khi có thay đổi

về tính chất, đặc điểm sự cố, tai nạn có thể xảy ra và các điều kiện liên quan đến hoạt động CNCH.

6.3. Phổ biến và tổ chức thực tập phương án:

6.3.1. Phổ biến phương án PCCC cơ sở

Trách nhiệm PCCC Tổ chức phổ biến phương án đã được phê duyệt cho đội PCCC cơ sở, CBCNV

(thông qua các buổi tuyên truyền, huấn luyện nghiệp vụ…);

6.3.2. Xây dựng kế hoạch

(tham khảo Mẫu số 06), bảo đảm kinh phí và các điều kiện để tổ chức thực tập phương án.

– Việc thực tập phương án được tổ chức: Định kỳ ít nhất 01 lần/ 01 năm đối với phương án chữa cháy; ít nhất hai năm một lần đối với phương án CNCH; đột xuất khi có yêu cầu bảo đảm về an toàn PCCC đối với các sự kiện đặc biệt về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội tổ chức ở địa phương.

– Mỗi lần thực tập phương án chữa cháy có thể thực tập một hoặc nhiều tình huống khác nhau, nhưng phải bảo đảm tất cả các tình huống trong phương án lần lượt được tổ chức thực tập. Lực lượng, phương tiện có trong phương án khi được huy động thực tập phải tham gia đầy đủ.

6.3.3. Tổ chức rút kinh nghiệm và có báo cáo kết quả tổ chức thực tập phương án

(tham khảo Mẫu số 08).

6.3.4. Quản lý, sử dụng phương án:

– Phương án chữa cháy, phương án CNCH, kế hoạch tổ chức thực tập phương án, báo cáo kết quả thực tập phương án của cơ sở được gửi đến cơ quan Công an trực tiếp quản lý cơ sở.

– Phương án, kế hoạch, báo cáo kết quả thực tập phương án lưu trong hồ sơ theo dõi, quản lý hoạt động PCCC, CNCH của cơ sở.

6.3.5. Thực tập phương án PCCC cơ sở

Tham gia thực tập phương án chữa cháy, phương án CNCH của cơ quan Công an đối với các cơ sở khác khi được huy động.

7. Huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ PCCC và CNCH

(Căn cứ pháp lý: Điều 33 Nghị định số 136/2020/NĐ-CP. Điều 11 Nghị định số 83/2017/NĐ-CP)

7.1. Xây dựng kế hoạch

(tham khảo Mẫu số 06), bảo đảm kinh phí và các điều kiện để tổ chức tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ PCCC và CNCH cho các đối tượng thuộc phạm vi quản lý. Lưu ý:

– Về PCCC: Đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 33 Nghị định số 136/2020/NĐ-CP.

– Về CNCH: Lực lượng PCCC cơ sở, chuyên ngành và đối tượng khác theo yêu cầu (khoản 1 Điều 11 Nghị định số 83/2017/NĐ-CP).

7.2. Đề nghị cơ quan Công an hoặc Cơ sở huấn luyện, hướng dẫn về nghiệp vụ PCCC

đã được xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ PCCC tổ chức huấn luyện. Trong đó:

– Trường hợp đề nghị cơ quan Công an huấn luyện: Lập hồ sơ đề nghị và gửi cơ quan Công an theo quy định tại điểm b khoản 5 và khoản 8 Điều 33 Nghị định số 136/2020/NĐ-CP.

– Trường hợp đề nghị cơ sở huấn luyện: Lập hồ sơ đề nghị theo quy định tại điểm a khoản 5 Điều 33 Nghị định số 136/2020/NĐ-CP và gửi cơ sở.

7.3. Khi Chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ PCCC, CNCH của cá nhân thuộc phạm vi quản lý bị hư hỏng, mất

cơ sở hoặc cá nhân lập hồ sơ đề nghị cấp đổi, cấp lại Chứng nhận theo quy định tại khoản 6, 7 và khoản 8 Điều 33 Nghị định số 136/2020/NĐ-CP.

7.4. Cập nhật, thống kê công tác huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ PCCC và CNCH

(tham khảo Mẫu số 01); Quyết định cấp Chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ hoặc bản sao Chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ được lưu trong hồ sơ theo dõi, quản lý hoạt động PCCC, CNCH của cơ sở.

Chỉ huy chữa cháy
Chỉ huy chữa cháy

8. Tổ chức chữa cháy, CNCH

8.1. Nhanh chóng báo động

Khi xảy ra cháy, nổ, sự cố, tai nạn thì người phát hiện phải nhanh chóng báo động cho mọi người xung quanh, lãnh đạo cơ sở biết để chữa cháy, CNCH và báo cho lực lượng Cảnh sát PCCC theo số điện thoại 114; sử dụng phương tiện, thiết bị tại chỗ để chữa cháy, CNCH.

8.2.Chỉ huy chữa cháy

Trách nhiệm PCCC Người chỉ huy chữa cháy, CNCH: Đội trưởng đội PCCC cơ sở, chuyên ngành; người đứng đầu cơ sở (khi lực lượng Cảnh sát PCCC và CNCH chưa đến) có nhiệm vụ chỉ huy lực lượng PCCC cơ sở thực hiện các công việc sau:

– Hướng dẫn người trong khu vực cháy, nổ, sự cố, tai nạn di chuyển ra khu vực an toàn. Trường hợp, có người bị nạn, bị thương phải ưu tiên cứu người ra nơi an toàn.

– Cắt điện và triển khai lực lượng, phương tiện để chữa cháy, CNCH;

– Trường hợp lực lượng PCCC cơ sở đã hoàn thành việc chữa cháy, CNCH trước khi lực lượng Cảnh sát PCCC đến, cơ sở phải báo ngay cho lực lượng Cảnh sát PCCC và CNCH biết.

8.3. Phối hợp chữa cháy

Khi lực lượng Cảnh sát PCCC đến hiện trường, người chỉ huy chữa cháy của cơ sở phải cung cấp thông tin, báo cáo tình hình và công tác tổ chức chữa cháy, CNCH của cơ sở. Khi đó lực lượng của cơ sở có trách nhiệm:

– Bố trí người phù hợp tham gia Ban Tham mưu chữa cháy khi có yêu cầu.

– Thực hiện nhiệm vụ chữa cháy, CNCH theo phân công của chỉ huy lực lượng Cảnh sát PCCC.

8.4. Trách nhiệm báo cáo vụ cháy nổ

Trách nhiệm PCCC của người chỉ huy PCCC Báo cáo vụ cháy, nổ gửi Cơ quan Công an trực tiếp quản lý cơ sở hoặc cơ quan, tổ chức cấp trên (tham khảo Mẫu số 08).

9. Thực hiện một số quy định khác

9.1. Trách nhiệm PCCC trong đầu tư xây dựng

Trong quá trình hoạt động của cơ sở, khi thực hiện xây dựng mới hạng mục công trình; cải tạo hoặc thay đổi tính chất sử dụng hoặc tăng quy mô của cơ sở có ảnh hưởng đến một trong các yêu cầu an toàn PCCC quy định tại Điều 11 Nghị định số 136/2020/NĐ-CP, phải thực hiện như sau:

9.1.1. Đối với công trình theo quy định tại Phụ lục V Nghị định số 136/2020/NĐ-CP.

– Lập hồ sơ thiết kế về PCCC và trình cơ quan Cảnh sát PCCC thẩm duyệt theo quy định (khoản 4, khoản 6 Điều 13 Nghị định số 136/2020/NĐ-CP).

– Tổ chức thi công, bảo đảm an toàn về PCCC đối với công trình xây dựng; tổ chức nghiệm thu về PCCC và gửi hồ sơ đề nghị kiểm tra nghiệm thu về PCCC đến cơ quan Cảnh sát PCCC đã thẩm duyệt trước đó (khoản 2, khoản 4 Điều 15 Nghị định số 136/2020/NĐ-CP).

9.1.2. Đối với công trình không thuộc Phụ lục V Nghị định số 136/2020/NĐ-CP. Lập hồ sơ thiết kế về PCCC, tổ chức thẩm định, thi công và nghiệm thu về PCCC theo quy định.

9.2. Tổ chức thực hiện các điều kiện an toàn về PCCC, CNCH

9.2.1. Trước khi đưa cở sở vào hoạt động

Thực hiện các điều kiện an toàn về PCCC, CNCH trước khi đưa cơ sở vào hoạt động và được duy trì trong suốt quá trình hoạt động. Trong đó:

– Cơ sở thuộc diện quản lý về PCCC phải duy trì các điều kiện an toàn về PCCC và CNCH quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 5 Nghị định số 136/2020/NĐ-CP và Nghị định số 83/2017/NĐ-CP.

– Cơ sở có phương tiện giao thông cơ giới thì các phương tiện phải duy trì các điều kiện quy định tại Điều 8 Nghị định số 136/2020/NĐ-CP.

– Cơ sở kinh doanh dịch vụ PCCC phải duy trì các điều kiện theo quy định tại Điều 41 Nghị định số 136/2020/NĐ-CP.

Lưu ý:

cơ sở có nhiều cơ quan, tổ chức cùng hoạt động thì người đứng đầu cơ quan, tổ chức có trách nhiệm thực hiện các điều kiện chung của cơ sở. Cơ quan, tổ chức hoạt động trong phạm vi một cơ sở phải bảo đảm các điều kiện an toàn về PCCC, CNCH thuộc phạm vi quản lý.

9.2.2. Hồ sơ theo dõi quản lý

Lập hồ sơ theo dõi, quản lý hoạt động PCCC và CNCH của cơ sở bảo đảm thành phần, nội dung theo quy định tại Điều 4 Thông tư số 149/2020/TTBCA và Điều 9 Thông tư số 08/2018/TT-BCA và cập nhật, bổ sung thành phần hồ sơ theo quy định.

9.3. Quy định bảo trì bảo dưỡng phương tiện PCCC CNCH

Thực hiện bảo dưỡng phương tiện PCCC, CNCH định kỳ theo quy định tại Thông tư số 17/2021/TT-BCA ngày 05/02/2021 (thay thế Thông tư số 52/2014/TT-BCA) và TCVN 3890.

9.4. Thực hiện đo điện trở tiếp địa, chống sét định kỳ;

kiểm định kỹ thuật thiết bị áp lực theo quy định (biên bản hoặc chứng nhận kết quả của đơn vị có chức năng theo quy định).

9.5. Thông báo những thay đổi điều chỉnh

Có văn bản thông báo sự thay đổi, điều chỉnh đến cơ quan Công an trực tiếp quản lý cơ sở (tham khảo Mẫu số 08)

PHỤ LỤC: CÁC MẪU KÈM THEO QUY ĐỊNH NÀY >>>DOWNLOAD<<<

Bài viết nổi bật

THI CÔNG PCCC KHU CÔNG NGHIỆP TẠI VĨNH PHÚC

05/09/23

THI CÔNG PCCC KHU CÔNG NGHIỆP TẠI VĨNH PHÚC

Thi công Phòng cháy chữa cháy (PCCC) là một phần quan trọng trong quá trình đảm bảo an toàn cho các khu công nghiệp, đảm bảo tính mạng và tài sản của cả người lao động và doanh nghiệp. Tỉnh Vĩnh Phúc, nằm ở phía Bắc Việt Nam, cũng không ngoại lệ khi tập trung […]

Đọc tiếp
Nhà Thầu Thi Công PCCC Chuyên Nghiệp Bảo Minh – Giải Pháp An Toàn Cho Mọi Công Trình

08/08/23

Nhà Thầu Thi Công PCCC Chuyên Nghiệp Bảo Minh – Giải Pháp An Toàn Cho Mọi Công Trình

Hiện nay, việc lựa chọn một Nhà thầu thi công pccc chuyên nghiệp là một yếu tố quan trọng. Với Bảo Minh, một đơn vị hàng đầu trong lĩnh vực thiết kế, thẩm duyệt, thi công, nghiệm thu PCCC, Bạn sẽ hoàn yên tâm nhận được dịch vụ chất lượng cao và uy tín, chuyên […]

Đọc tiếp
THI CÔNG PCCC CHUYÊN NGHIỆP UY TÍN HÀNG ĐẦU HÀ NỘI

27/07/23

THI CÔNG PCCC CHUYÊN NGHIỆP UY TÍN HÀNG ĐẦU HÀ NỘI

Dịch vụ thi công PCCC Bạn đang tìm kiếm dịch vụ thi công PCCC chuyên nghiệp và đáng tin cậy? Chúng tôi tự hào giới thiệu đến bạn dịch vụ thi công hệ thống PCCC Hà Nội và toàn quốc hàng đầu, đảm bảo mang đến giải pháp an toàn cháy nổ tối ưu cho […]

Đọc tiếp

LIÊN HỆ PCCC BMC

Văn phòng

Tầng 11, Tòa nhà VEAM
Phú Thượng, Tây Hồ, Hà Nội


Kết nối với chúng tôi