XÁC ĐỊNH HẠNG NGUY HIỂM CHÁY VÀ CHÁY NỔ CỦA NHÀ, CÔNG TRÌNH ĐỂ LÊN PHƯƠNG ÁN PCCC TỐT NHẤT

By BMC Thiên Huy, 22/04/24

Để đảm bảo an toàn cho người dân và tài sản, việc xác định hạng nguy hiểm cháy nổ của nhà và công trình là một bước quan trọng không thể bỏ qua. Hạng nguy hiểm cháy nổ được đánh giá dựa trên các yếu tố như loại vật liệu xây dựng, cấu trúc công trình, hệ thống điện, hệ thống cấp nước và nhiều yếu tố khác. Dưới đây cùng PCCC Bảo Minh xác định hạng nguy hiểm cháy nổ của nhà và công trình một cách chi tiết và chính xác.

Theo Phụ lục C, bảng C.1 của QCVN 06. 2022:

C.2  Hạng nguy hiểm cháy và cháy nổ của nhà, công trình

C.2.1  Hạng A

C.2.1.1  Nhà, công trình được xếp vào hạng A nếu trong nhà, công trình đó có tổng diện tích của các gian phòng hạng A vượt quá 5% diện tích của tất cả các gian phòng của nhà, hoặc vượt quá 200 m2.

C.2.1.2  Nhà, công trình không được xếp vào hạng A nếu tổng diện tích của các gian phòng hạng A trong nhà, công trình đó không vượt quá 25% tổng diện tích của tất cả các gian phòng của nhà (nhưng không vượt quá 1 000 m2) và các gian phòng hạng A đó đều được trang bị các thiết bị chữa cháy tự động.

C.2.2  Hạng B

C.2.2.1  Nhà, công trình được xếp vào hạng B nếu đồng thời thỏa mãn 2 điều kiện sau:

–  Nhà, công trình không thuộc hạng A;

–  Tổng diện tích của các gian phòng hạng A và B vượt quá 5% tổng diện tích của tất cả các gian phòng của nhà, công trình đó hoặc vượt quá 200 m2.

C.2.2.2  Nhà, công trình không được xếp vào hạng B nếu tổng diện tích của các gian phòng hạng A và B trong nhà, công trình đó không vượt quá 25% tổng diện tích của tất cả các gian phòng của nhà, công trình (nhưng không vượt quá 1 000 m2) và các gian phòng đó đều được trang bị các thiết bị chữa cháy tự động.

C.2.3  Hạng C

C.2.3.1  Nhà, công trình được xếp vào hạng C nếu đồng thời thỏa mãn 2 điều kiện sau:

–  Nhà, công trình không thuộc hạng A hoặc B;

–  Tổng diện tích của các gian phòng hạng A, B và C1, C2 và C3 vượt quá 5% (10%, nếu trong nhà, công trình không có các gian phòng hạng A và B) tổng diện tích của tất cả các gian phòng của nhà, công trình.

C.2.3.2  Nhà, công trình không được xếp vào hạng C nếu tổng diện tích của các gian phòng hạng A, B và C1, C2 và C3 trong nhà, công trình đó không vượt quá 25% tổng diện tích của tất cả các gian phòng của nhà, công trình (nhưng không vượt quá 3 500 m2) và các gian phòng đó đều được trang bị các thiết bị chữa cháy tự động.

C.2.4  Hạng D

C.2.4.1  Nhà, công trình được xếp vào hạng D nếu đồng thời thỏa mãn 2 điều kiện sau:

–  Nhà, công trình không thuộc hạng A, B và C;

–  Tổng diện tích của các gian phòng hạng A, B, C1, C2, C3 và D vượt quá 5% tổng diện tích của tất cả các gian phòng của nhà, công trình.

C.2.4.2  Nhà, công trình không được xếp vào hạng D nếu tổng diện tích của các gian phòng hạng A, B, C1, C2, C3 và D trong nhà, công trình đó không vượt quá 25% tổng diện tích của tất cả các gian phòng của nhà, công trình (nhưng không vượt quá 5 000 m2) và các gian phòng hạng A, B, C1, C2 và C3 đều được trang bị các thiết bị chữa cháy tự động.

C.2.5  Hạng E

Nhà, công trình được xếp vào hạng E nếu nó không thuộc các hạng A, B, C hoặc D.

C.3  Phương pháp xác định các dấu hiệu để xếp hạng

C.3.1  Phương pháp xác định các dấu hiệu để xếp nhà, công trình và gian phòng có công năng sản xuất và kho vào các hạng theo tính nguy hiểm cháy và cháy nổ được quy định trong các tiêu chuẩn.

C.3.2  Một số nhà và gian phòng thuộc các phân xưởng, nhà kho, bộ phận sản xuất được phép phân hạng nguy hiểm cháy và cháy nổ như sau:

C.3.2.1  Hạng A

–  Phân xưởng chế tạo và sử dụng Natri và Kali;

–  Phân xưởng nhà máy làm sợi nhân tạo, cao su nhân tạo;

–  Phân xưởng sản xuất xăng, dầu;

–  Phân xưởng Hydro hóa chưng cất và phân chia khí;

–  Phân xưởng sản xuất nhiên liệu lỏng nhân tạo, thu hồi và chưng cất các chất lỏng hòa tan hữu cơ với nhiệt độ bùng cháy ở thể hơi từ 28 oC trở xuống;

–  Kho chứa bình đựng hơi đốt, kho xăng;

–  Các căn phòng chứa ắc quy kiềm và axit của nhà máy điện;

–  Các trạm bơm chất lỏng có nhiệt độ bắt cháy ở thể hơi từ 28 oC trở xuống.

C.3.2.2  Hạng B

–  Phân xưởng sản xuất và vận chuyển than cám, mùn cưa, những trạm tẩy rửa các thùng dầu madút và các chất lỏng khác có nhiệt độ bùng cháy ở thể hơi từ 28 oC đến 61 oC;

–  Gian nghiền và xay cán chất rắn, phân xưởng chế biến cao su nhân tạo, phân xưởng sản xuất đường, những kho chứa dầu madút của nhà máy điện, những trạm bơm chất lỏng có nhiệt độ bùng cháy ở thể hơi từ 28oC đến 61oC.

C.3.2.3  Hạng C

–  Phân xưởng xẻ gỗ, phân xưởng làm đồ mỹ thuật bằng gỗ;

–  Phân xưởng dệt và may mặc;

–  Phân xưởng công nghiệp giấy với quá trình sản xuất khô;

–  Xí nghiệp chế biến sơ bộ sợi bông, gai đay và những chất sợi khác;

–  Những bộ phận sàng, sẩy hạt của các nhà máy xay và kho chứa hạt;

–  Phân xưởng tái sinh dầu mỡ, chưng cất nhựa đường, những kho chứa vật liệu cháy và dầu mỡ;

–  Những thiết bị phân phối điện có máy ngắt điện và thiết bị điện với lượng dầu mỡ lớn hơn 60 kg cho một đơn vị thiết bị;

–  Hành lang băng tải dùng để vận chuyển than đá, than bùn;

–  Kho kín chứa than, những kho hàng hỗn hợp, những trạm bơm chất lỏng có nhiệt độ bùng cháy của hơi trên 61oC.

C.3.2.4  Hạng D

–  Phân xưởng đúc và luyện kim, phân xưởng rèn, hàn;

–  Trạm sửa chữa đầu máy xe lửa;

–  Phân xưởng cán nóng kim loại, gia công kim loại bằng nhiệt;

–  Những gian nhà đặt động cơ đốt trong;

–  Phòng thí nghiệm điện cao thế;

–  Nhà chính của nhà máy điện (gian lò, gian tuốc bin, và các gian tương tự);

–  Trạm nồi hơi.

C.3.2.5  Hạng E

–  Phân xưởng cơ khí gia công nguội kim loại (trừ hợp kim Magiê);

–  Sân chứa liệu (quặng);

–  Xưởng sản xuất xút (trừ bộ phận lò);

–  Trạm quạt gió, trạm máy ép không khí và các chất khí không cháy;

–  Phân xưởng tái sinh axít;

–  Trạm sửa chữa xe điện và đầu máy xe điện;

–  Phân xưởng dập, khuôn và cán nguội các khoáng chất quặng Amiăng, muối và các nguyên liệu không cháy khác;

–  Phân xưởng thuộc công nghiệp dệt và giấy có quá trình sản xuất ướt;

–  Phân xưởng chế biến thực phẩm, cá, thịt, sữa;

–  Trạm điều khiển điện;

–  Công trình làm sạch nước (lắng, lọc, tẩy và các công trình có đặc điểm sử dụng tương tự);

–  Trạm bơm và hút nước của nhà máy điện;

–  Bộ phận chứa Axit Cacbonic và Clo, các tháp làm lạnh, những trạm bơm chất lỏng không cháy.

Trên đây là cách xác định hạng nguy hiểm cháy nổ của nhà và công trình một cách chi tiết và chính xác. Việc xác định hạng nguy hiểm cháy nổ là bước quan trọng để đảm bảo an toàn cho mọi người và tài sản trong quá trình sử dụng và cũng như lên phương án phòng cháy chữa cháy hợp lý cho công trình.

Hotline Liên Hệ: 0775 888 114

Bài viết nổi bật

THI CÔNG PCCC KHU CÔNG NGHIỆP TẠI VĨNH PHÚC

05/09/23

THI CÔNG PCCC KHU CÔNG NGHIỆP TẠI VĨNH PHÚC

Thi công Phòng cháy chữa cháy (PCCC) là một phần quan trọng trong quá trình đảm bảo an toàn cho các khu công nghiệp, đảm bảo tính mạng và tài sản của cả người lao động và doanh nghiệp. Tỉnh Vĩnh Phúc, nằm ở phía Bắc Việt Nam, cũng không ngoại lệ khi tập trung […]

Đọc tiếp
Nhà Thầu Thi Công PCCC Chuyên Nghiệp Bảo Minh – Giải Pháp An Toàn Cho Mọi Công Trình

08/08/23

Nhà Thầu Thi Công PCCC Chuyên Nghiệp Bảo Minh – Giải Pháp An Toàn Cho Mọi Công Trình

Hiện nay, việc lựa chọn một Nhà thầu thi công pccc chuyên nghiệp là một yếu tố quan trọng. Với Bảo Minh, một đơn vị hàng đầu trong lĩnh vực thiết kế, thẩm duyệt, thi công, nghiệm thu PCCC, Bạn sẽ hoàn yên tâm nhận được dịch vụ chất lượng cao và uy tín, chuyên […]

Đọc tiếp
THI CÔNG PCCC CHUYÊN NGHIỆP UY TÍN HÀNG ĐẦU HÀ NỘI

27/07/23

THI CÔNG PCCC CHUYÊN NGHIỆP UY TÍN HÀNG ĐẦU HÀ NỘI

Dịch vụ thi công PCCC Bạn đang tìm kiếm dịch vụ thi công PCCC chuyên nghiệp và đáng tin cậy? Chúng tôi tự hào giới thiệu đến bạn dịch vụ thi công hệ thống PCCC Hà Nội và toàn quốc hàng đầu, đảm bảo mang đến giải pháp an toàn cháy nổ tối ưu cho […]

Đọc tiếp

LIÊN HỆ PCCC BMC

Văn phòng

Tầng 11, Tòa nhà VEAM
Phú Thượng, Tây Hồ, Hà Nội


Kết nối với chúng tôi