Nguy hiểm cháy nổ nhà xường trong các quá trình công nghệ sản xuất đóng vai trò quan trọng đối với công tác an toàn phòng cháy, chữa cháy. Vì chỉ trên cơ sở đánh giá đúng mức độ nguy hiểm cháy, nổ mới đề ra được các biện pháp phòng ngừa thích hợp và có hiệu quả.
Phương pháp đánh giá sự nguy hiểm cháy, nổ các quá trình công nghệ sản xuất hoặc từng giai đoạn của quá trình được tiến hành qua các bước sau
1. Phân tích những nguyên nhân gây hư hỏng máy móc thiết bị sản xuất.
PCCC Để phân tích vấn đề này cần phân loại các nguyên nhân gây hư hỏng các máy móc, thiết bị đường ống sản xuất thành các nhóm như:
– Nhóm những nguyên nhân cơ học như do qúa trình hoạt động các chi tiết máy bị mài mòn, hoạt động quá tải gây hỏng hóc ,
– Nhóm những nguyên nhân nhiệt và nhóm những nguyên nhân hoá học do quá trình hoạt động lâu dài, và quá tải của dây chuyển sản xuất dẫn đến là nguồn gây nhiệt làm giảm tính chất bôi trơn của các chất bôi trơn, hay thay đổi thành phần hóa học của dầu mỡ bôi trơn, cũng như chịu tác động của các hóa chất ăn mòn cao như axit sẽ gây hỏng hóc thiết bị
Từ đó xem xét đối với từng thiết bị cụ thể của các quá trình công nghệ xem chúng chịu tác động của những nguyên nhân nào.
2. Xác định tính chất và số lượng các chất cháy.
– Khi đánh giá sự nguy hiểm cháy, nổ nhà xưởng của các quá trình công nghệ sản xuất cần xác định số lượng các chất cháy được sử dụng và tạo thành trong quá trình sản xuất.
– Tính chất của các chất cháy được xác định bằng các thông số đặc trưng về sự nguy hiểm cháy, nổ của chúng. Các thông số được xác định cho từng loại chất cháy khác nhau, cụ thể:
Đối với chất lỏng cháy: Nhóm cháy, nhiệt độ sôi, tỉ trọng, nhiệt độ bùng cháy, nhiệt độ bốc cháy, nhiệt độ tự bốc cháy, các giới hạn nhiệt độ bốc cháy, các giới hạn nồng độ bốc cháy, khả năng tĩnh điện, nhiệt lượng cháy và tính độc hại.
Đối với chất khí cháy: Thành phần hoá học, nhiệt độ bốc cháy, nhiệt độ tự bốc cháy, các giới hạn nồng độ bốc cháy, tỉ trọng, nhiệt lượng cháy và tính độc hại.
Đối với chất rắn cháy: Nhóm cháy, thành phần hoá học, nhiệt độ bốc cháy, nhiệt độ tự bốc cháy, nhiệt lượng cháy, tính độc hại của sản phẩm khi bị phân huỷ nhiệt và do cháy, chất chữa cháy. Riêng đối với chất rắn có nhiệt độ nóng chảy dưới 300oC cần xác định thêm nhiệt độ bùng cháy.
Đối với các chất rắn ở dạng bụi, bột phải xác định giới hạn nồng độ bốc cháy thấp.
3. Xác định môi trường nguy hiểm cháy, nổ.
Đối với các máy móc, thiết bị chứa chất lỏng cháy, chất khí cháy và bụi cháy phải xác định những điều kiện hình thành môi trường nguy hiểm cháy, nổ bên trong chúng trong điều kiện làm việc bình thường, trong giai đoạn dừng và khởi động đưa vào vận hành, cũng như trong các trường hợp sự cố.
Ngoài việc xác định sự hình thành môi trường nguy hiểm cháy, nổ bên trong các thiết bị cần xác định môi trường nguy hiểm cháy, nổ, trong phòng sản xuất hoặc bên ngoài khi chất cháy thoát ra trong điều kiện các máy móc, thiết bị hoạt động bình thường cũng như khi hư hỏng, sự cố.
4. Xác định khả năng xuất hiện các nguồn nhiệt gây cháy.
PCCC Các nguồn nhiệt gây cháy trong các quá trình sản xuất rất đa dạng, chúng xuất hiện do nhiều nguyên nhân khác nhau. Để đề phòng cháy, nổ do tác động của các nguồn nhiệt cần xác định khả năng xuất hiện của các dạng nguồn nhiệt đối với từng công đoạn sản xuất, của mỗi quá trình công nghệ, cũng như những điều kiện để nguồn nhiệt trở thành nguồn gây cháy.
Thiết kế thi công hệ thống PCCC Giá rẻ – Chuyên nghiệp
Phòng cháy BMC – Nhà thầu PCCC Giá rẻ Chuyên nghiệp
5. Nguy hiểm cháy nổ nhà xường cần Xác định khả năng cháy lan.
Khả năng lan truyền của đám cháy trong các sơ sở sản xuất do các nguyên nhân và điều kiện khác nhau. Xác định được nguyên nhân nào dẫn đến cháy lan đối với từng cơ sở sản xuất mới đề ra được các biện pháp ngăn chặn hiệu quả, nhằm hạn chế mức thấp nhất thiệt hại do cháy gây ra.