PCCC NHÀ MÁY DƯỢC NHÀ KHO DƯỢC PHẨM

PCCC nhà máy dược, PCCC nhà kho chứa dược phẩm nói riêng; và nhà máy sàn xuất và nhà kho nói chung có yêu cầu cao về tiêu chuẩn an toàn PCCC. Cần đáp ứng nhiều tiêu chuẩn về an toàn phòng cháy và chống cháy.

TỔNG QUAN DỰ ÁN

  • Tên dự án: Thiết kế, Thi công hệ thống PCCC Nhà máy dược, PCCC Nhà kho dược phẩm tiêu chuẩn quốc tế EU – GMP WHO Nam Hà
  • Chủ đầu tư: Công ty cổ phần Dược phẩm Nam Hà – Một trong những công ty Dược phẩm hàng đầu Việt Nam
  • Địa điểm: Cụm khu công nghiệp Ngọc Hồi, Thanh Trì, Hà Nội
  • Thời gian thực hiện: 2017

QUY MÔ DỰ ÁN

  • Tổng diện tích: 1.170m2
  • Giá trị hợp đồng: 4.114.044.900 đ

TIÊU CHUẨN PCCC NHÀ MÁY SẢN XUẤT

  1. Đánh giá sự nguy hiểm cháy nổ trong pccc nhà máy dược, pccc nhà kho
  2. Thuyết minh công nghệ sản xuất
    • Sơ đồ dây chuyền sản xuất
    • Phân tích những nguyên nhân hư hỏng trong quá trình sản xuất
    • Xác định tính chất và số lượng chất cháy
    • Xác định môi trường nguy hiểm cháy nổ
    • Khả năng xuất hiện các nguồn nhiệt gây cháy
    • Xác định khả năng lan truyền của khi có đám cháy xảy ra
  3. Phân loại phân hạng mức độ nguy hiểm cháy và cháy nổ đối với cơ sở nhà máy sản xuất dược, PCCC nhà kho chứa dược phẩm
    • Yêu cầu tiêu chuẩn pccc nhà máy:
      • Các giải pháp bố trí mặt bằng
      • Bậc chịu lửa của công trình, diện tích tối đa cho phép đối với các bức tường ngăn cháy theo hạng và số tầng tối đa cho phép
      • Khoảng cách PCCC giữa các ngôi nhà, công trình bên cạnh
      • Bố trí thiết bị bảo vệ, thiết bị báo cháy, chữa cháy tự động cho công trình
    • Đề ra các biện pháp PCCC hợp lý và hiệu quả
    • Xác định vốn đầu tư cơ bản của công trình
  4. Phân hạng nguy hiểm cháy nổ PCCC nhà xưởng, nhà kho và các công trình khác. Căn cứ theo phụ lục C QCVN 06:2021 – BXD
  5. PCCC nhà máy dược, pccc nhà kho dược phẩm cần đáp ứng các tiêu chuẩn phòng cháy chữa cháy sau:
    • QCVN 06:2021/BXD : Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về an toàn cháy cho nhà và công trình
    • TCVN 2622-1995 : Phòng cháy chống cháy cho nhà và công trình – Yêu cầu thiết kế
    • TCVN 5279-1990 : An toàn cháy nổ – Bụi cháy – Yêu cầu chung
    • TCVN 5507-2002 : Hoá chất nguy hiểm – Quy phạm an toàn trong sản xuất kinh doanh, sử dụng, bảo quản và vận chuyển
    • TCVN 6155-1996 : Bình chịu áp lực yêu cầu lắp đặt, sử dụng sửa chữa – Phương pháp thử

THIẾT KẾ THI CÔNG THẨM DUYỆT NGHIỆM THU PCCC

NGUY HIỂM CHÁY NỔ NHÀ XƯỞNG PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ

Nguy hiểm cháy nổ nhà xường trong các quá trình công nghệ sản xuất đóng vai trò quan trọng đối với công tác an toàn phòng cháy, chữa cháy. Vì chỉ trên cơ sở đánh giá đúng mức độ nguy hiểm cháy, nổ mới đề ra được các biện pháp phòng ngừa thích hợp và có hiệu quả.

Phương pháp đánh giá sự nguy hiểm cháy, nổ các quá trình công nghệ sản xuất hoặc từng giai đoạn của quá trình được tiến hành qua các bước sau

nguy hiem chay no nha xuong
nguy hiem chay no nha xuong

1. Phân tích những nguyên nhân gây hư hỏng máy móc thiết bị sản xuất.

PCCC Để phân tích vấn đề này cần phân loại các nguyên nhân gây hư hỏng các máy móc, thiết bị đường ống sản xuất thành các nhóm như:

– Nhóm những nguyên nhân cơ học như do qúa trình hoạt động các chi tiết máy bị mài mòn, hoạt động quá tải gây hỏng hóc ,

– Nhóm những nguyên nhân nhiệt và nhóm những nguyên nhân hoá học do quá trình hoạt động lâu dài, và quá tải của dây chuyển sản xuất dẫn đến là nguồn gây nhiệt làm giảm tính chất bôi trơn của các chất bôi trơn, hay thay đổi thành phần hóa học của dầu mỡ bôi trơn, cũng như chịu tác động của các hóa chất ăn mòn cao như axit sẽ gây hỏng hóc thiết bị

Từ đó xem xét đối với từng thiết bị cụ thể của các quá trình công nghệ xem chúng chịu tác động của những nguyên nhân nào.

2. Xác định tính chất và số lượng các chất cháy.

– Khi đánh giá sự nguy hiểm cháy, nổ nhà xưởng của các quá trình công nghệ sản xuất cần xác định số lượng các chất cháy được sử dụng và tạo thành trong quá trình sản xuất.

– Tính chất của các chất cháy được xác định bằng các thông số đặc trưng về sự nguy hiểm cháy, nổ của chúng. Các thông số được xác định cho từng loại chất cháy khác nhau, cụ thể:

Đối với chất lỏng cháy: Nhóm cháy, nhiệt độ sôi, tỉ trọng, nhiệt độ bùng cháy, nhiệt độ bốc cháy, nhiệt độ tự bốc cháy, các giới hạn nhiệt độ bốc cháy, các giới hạn nồng độ bốc cháy, khả năng tĩnh điện, nhiệt lượng cháy và tính độc hại.

Đối với chất khí cháy: Thành phần hoá học, nhiệt độ bốc cháy, nhiệt độ tự bốc cháy, các giới hạn nồng độ bốc cháy, tỉ trọng, nhiệt lượng cháy và tính độc hại.

Đối với chất rắn cháy: Nhóm cháy, thành phần hoá học, nhiệt độ bốc cháy, nhiệt độ tự bốc cháy, nhiệt lượng cháy, tính độc hại của sản phẩm khi bị phân huỷ nhiệt và do cháy, chất chữa cháy. Riêng đối với chất rắn có nhiệt độ nóng chảy dưới 300oC cần xác định thêm nhiệt độ bùng cháy.

Đối  với các chất rắn ở dạng bụi, bột phải xác định giới hạn nồng độ bốc cháy thấp.

3. Xác định môi trường nguy hiểm cháy, nổ.

Đối với các máy móc, thiết bị chứa chất lỏng cháy, chất khí cháy và bụi cháy phải xác định những điều kiện hình thành môi trường nguy hiểm cháy, nổ bên trong chúng trong điều kiện làm việc bình thường, trong giai đoạn dừng và khởi động đưa vào vận hành, cũng như trong các trường hợp sự cố.

Ngoài việc xác định sự hình thành môi trường nguy hiểm cháy, nổ bên trong các thiết bị cần xác định môi trường nguy hiểm cháy, nổ, trong phòng sản xuất hoặc bên ngoài khi chất cháy thoát ra trong điều kiện các máy móc, thiết bị hoạt động bình thường cũng như khi hư hỏng, sự cố.

nguy hiem chay no nha xuong
nguy hiem chay no nha xuong

4. Xác định khả năng xuất hiện các nguồn nhiệt gây cháy.

PCCC Các nguồn nhiệt gây cháy trong các quá trình sản xuất rất đa dạng, chúng xuất hiện do nhiều nguyên nhân khác nhau. Để đề phòng cháy, nổ do tác động của các nguồn nhiệt cần xác định khả năng xuất hiện của các dạng nguồn nhiệt đối với từng công đoạn sản xuất, của mỗi quá trình công nghệ, cũng như những điều kiện để nguồn nhiệt trở thành nguồn gây cháy.

Thiết kế thi công hệ thống PCCC Giá rẻ – Chuyên nghiệp

Phòng cháy BMC – Nhà thầu PCCC Giá rẻ Chuyên nghiệp

5. Nguy hiểm cháy nổ nhà xường cần Xác định khả năng cháy lan.

Khả năng lan truyền của đám cháy trong các sơ sở sản xuất do các nguyên nhân và điều kiện khác nhau. Xác định được nguyên nhân nào dẫn đến cháy lan đối với từng cơ sở sản xuất mới đề ra được các biện pháp ngăn chặn hiệu quả, nhằm hạn chế mức thấp nhất thiệt hại do cháy gây ra.

PCCC: Chủ động các biện pháp phòng ngừa cháy nổ mùa nắng nóng

PCCC: Trước những nguy cơ xảy ra cháy, nổ trong mùa nắng nóng, Đội Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ (PCCC&CNCH), Công an huyện Phúc Thọ đã chủ động triển khai các biện pháp phòng ngừa để hạn chế tối đa tình trạng cháy nổ và xử lý kịp thời khi có tình huống xảy ra.

Số liệu thống kê từ Đội Cảnh sát PCCC&CNCH, Công an huyện Phúc Thọ cho thấy, từ đầu năm đến nay, trên địa bàn huyện xảy ra 01 vụ cháy nhỏ, thiệt hại không đáng kể. Tuy nhiên để đảm bảo an toàn PCCC&CNCH trên địa bàn, Công an huyện Phúc Thọ đã tích cực tuyên truyền, hướng dẫn cho các cơ quan, doanh nghiệp và nhân dân thực hiện nghiêm túc các quy định về đảm bảo an toàn phòng cháy chữa cháy; thực hiện tổng điều tra, rà soát đưa tất cả các cơ sở thuộc diện quản lý Nhà nước về phòng cháy chữa cháy vào quản lý…

Người dân trên địa bàn huyện Phúc Thọ được tuyên truyền, tập huấn về công tác phòng cháy, chữa cháy 

Đội Cảnh sát PCCC&CNCH đã tổ chức 17 lớp tuyên truyền trong khu dân cư, giúp người dân hiểu được tầm quan trọng của công tác phòng cháy chữa cháy; mở 125 lớp huấn luyện nghiệp vụ về PCCC&CNCH cho lực lượng phòng cháy chữa cháy cơ sở; hướng dẫn 265 cơ sở tự thực tập phương án PCCC&CNCH; tiến hành rà soát, kiểm tra, bổ sung 100% phương án chữa cháy tại các cơ sở trọng điểm trên địa bàn huyện; khảo sát giao thông nguồn nước chữa cháy trên địa bàn huyện và địa bàn trọng điểm, nhằm chủ động trong công tác phòng cháy chữa cháy; xây dựng 6 cơ sở và khu dân cư điển hình tiên tiến về PCCC&CNCH.

Cùng với sự chủ động, tích cực của lực lượng chức năng, nhiều đơn vị, cơ sở và các hộ dân trên địa bàn huyện Phúc Thọ cũng đã chú trọng đến công tác PCCC. Thể hiện rõ ở việc các cơ quan, đơn vị đều thành lập đội PCCC cơ sở, tham gia các lớp tập huấn, hướng dẫn nghiệp vụ đầy đủ. Đồng thời chú trọng trang bị đầy đủ các phương tiện chữa cháy, tuân thủ quy định về PCCC trong buôn bán, kinh doanh, hoạt động.

Trong mùa nắng nóng, nhu cầu sử dụng điện của người dân tăng cao… khiến nguy cơ cháy nổ luôn ở trong tình trạng khó lường, Đội Cảnh sát PCCC&CNCH, Công an huyện Phúc Thọ sẽ tăng cường công tác tập huấn, huấn luyện, tổ chức diễn tập về PCCC tại cơ sở, nhất là đối với lực lượng dân phòng. Quan tâm công tác đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ phụ trách quản lý nhà nước về PCCC ở các địa phương. Xây dựng phương án để thành lập các đội PCCC chuyên ngành tại các chợ, các làng nghề… đáp ứng kịp thời yêu cầu PCCC tại cơ sở. Tăng cường thanh tra, kiểm tra, hướng dẫn các biện pháp an toàn PCCC đối với cơ sở, các hộ sản xuất kinh doanh… kịp thời phát hiện, kiến nghị khắc phục các thiếu sót; kiên quyết xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm quy định về PCCC…

Phương Huế

Theo Lao động: http://laodongthudo.vn/chu-dong-cac-bien-phap-phong-ngua-chay-no-mua-nang-nong-108862.html

An toàn PCCC cho cơ sở Sản xuất

PCCC cho cơ sở Sản xuất là Công tác phòng cháy, chữa cháy có một vị trí hết sức quan trọng, bởi cháy là một trong bốn loại tai nạn “thủy, hỏa, đạo, tặc“ gây ra hậu quả rất lớn cho con người và tài sản. Làm tốt các hoạt động tuyên truyền về phòng cháy, chữa
cháy chính là làm hạn chế đến mức thấp nhất các thiệt hại về người và tài sản
của Nhà nước, của tập thể và của công dân

Nội quy PCCC
Nội quy An toàn PCCC cho cơ sở xản xuất
  • Niêm yết nội quy PCCC, biển cấm lửa, cấm hút thuốc, tiêu lệnh chữa cháy ở những nơi dễ thấy.
  • Nghiêm cấm sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt tại nhà kho, nơi sản xuất, nơi sử dụng và bảo quản hoá chất dễ cháy, nổ.
Lắp đặt Atomat
  • Lắp đặt thiết bị bảo vệ (aptômat) cho hệ thống điện toàn cơ sở, từng khu vực, phân xưởng và các thiết bị điện có công suất lớn, tách riêng nguồn điện: chiếu sáng, bảo vệ phục vụ thoát nạn, chữa cháy, nguồn điện sản xuất, sinh hoạt…
Kiểm tra an toàn thiết bị điện
Kiểm tra an toàn thiết bị điện
  • Thường xuyên kiểm tra hệ thống công nghệ, thiết bị, dây chuyền sản xuất, hệ thống điện,… nhằm kịp thời phát hiện những yếu tố mấtan toàn và có biện pháp khắc phục
Để hóa chất đúng nơi quy định
  • Không để hoá chất, thiết bị,đường ống chứa hoá chất dễcháy, nổ gần nguồn lửa, nguồn nhiệt.
Đặc biệt chú ý khi cắt hàn
  • Cấm hàn, cắt kim loại hoặclàm những việc phát sinh tia lửa, tia nhiệt gần khu vực nhà kho, nhà xưởng sản xuất và nơi đặt các vật liệu dễ cháy..
Sử dụng thiết bị điện phòng cháy, nổ đúng tiêu chuẩn
  • Tại nơi có hoá chất dễ cháy,nổ phải sử dụng các dụng cụ, thiết bị điện là loại phòng nổ.
  • Khi tiến hành kiểm tra kho,xưởng hoặc sửa chữa các đường ống dẫn hoá chất khôngsử dụng ngọn lửa trực tiếp để soi sáng
  • Không thờ cúng và đun nấu trong khu vực sản xuất, văn phòng làm việc.
  • Quản lý chặt chẽ nguồn lửa, nguồn nhiệt tại khu vực sản xuất
  • Lắp đặt hệ thống chống sét, chống rò điện phù hợp với từng loại công trình.
  • Có giải pháp chống tĩnh điện đối với những dây chuyền sản xuất, thiết bị phát sinh tĩnh điện.
Kho hàng sắp xếp theo đúng quy định
  • Hàng hoá trong kho phải được sắp xếp theo đúng quy định an toàn phòng cháy và chữa cháy.
  • Phân loại và sắp xếp riêng các loại hoá chất dễ cháy, nổ. Không được xếp sát tường, sát trần nhà.
Không sử dụng vật liệu dễ cháy trong thi công
  • PCCC cho cơ sở Sản xuất Không sử dụng vật liệu là chất dễ cháy để làm mái, trần nhà, vách ngăn
  • Gọi số 114 báo cháy khi có sự cố cháy, nổ xảy ra
  • Có hệ thống thông gió, chống tụ khói, chống tác động của nhiệt trên lối thoát nạn, phòng lánh nạn tạm thời.
  • Có sơ đồ chỉ dẫn lối thoát nạn.
  • Không để hàng hoá cản trở lối thoát nạn.
Có đội PCCC cơ sở theo quy dịnh

LIÊN HỆ PCCC BMC

Văn phòng

Tầng 11, Tòa nhà VEAM
Phú Thượng, Tây Hồ, Hà Nội


Kết nối với chúng tôi