Quy Trình Bảo Trì Hệ Thống PCCC Cập Nhật 2024

Bảo trì hệ thống PCCC là công việc vô cùng quan trọng và cấp thiết trong bối cảnh ở Việt Nam thời gian gần đây liên tiếp xảy ra các vụ cháy gây thiệt hại về người và của. Đa số rủi ro hỏa hoạn bắt nguồn từ hệ thống phòng cháy chữa cháy không được bảo trì theo định kỳ, quy trình bảo dưỡng, bảo trì không chuyên nghiệp và đầy đủ các hạng mục. Bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giới thiệu về các quy định bàn hành, quy trình bảo trì hệ thống PCCC để đảm bảo rằng hệ thống hoạt động hiệu quả và đáp ứng được yêu cầu an toàn.

1.Tại Sao Phải Bảo Trì Hệ Thống PCCC Định Kỳ?

Hệ thống phòng cháy chữa cháy được thiết kế để hoạt động trong các tình huống khẩn cấp, nhưng qua thời gian, các thiết bị trong hệ thống có thể bị hao mòn, hư hỏng hoặc không còn đạt hiệu suất như ban đầu. Nếu không được bảo trì định kỳ, hệ thống có nguy cơ không hoạt động đúng cách, gây hậu quả nghiêm trọng khi xảy ra sự cố.

Việc bảo trì định kỳ giúp đảm bảo rằng hệ thống luôn trong trạng thái sẵn sàng hoạt động, từ việc phát hiện nguy cơ cháy nổ sớm đến xử lý hiệu quả khi xảy ra hỏa hoạn. Hơn nữa, bảo trì thường xuyên giúp phát hiện kịp thời các lỗi tiềm ẩn, như dây dẫn bị đứt, van chữa cháy bị tắc nghẽn hoặc đầu phun Sprinkler bị ăn mòn, tránh các sự cố lớn trong tương lai.

Ngoài ra, một hệ thống hoạt động ổn định sẽ giảm chi phí sửa chữa lớn hoặc thay thế toàn bộ thiết bị khi hỏng hóc nghiêm trọng. Đồng thời, doanh nghiệp hoặc tổ chức tuân thủ việc bảo trì sẽ đáp ứng được các tiêu chuẩn an toàn, tránh bị xử phạt hành chính hoặc mất uy tín khi kiểm tra PCCC định kỳ của cơ quan chức năng.

Bảo trì hệ thống PCCC định kỳ đảm bảo hiệu quả

2.Quy Định Về Bảo Dưỡng Hệ Thống PCCC Định Kỳ

Theo Thông tư số 17/2021/TT-BCA và các tiêu chuẩn quốc gia liên quan đến phòng cháy chữa cháy, mọi cơ sở, tổ chức và doanh nghiệp phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về quản lý, bảo quản, và bảo trì hệ thống PCCC nhằm giảm thiểu rủi ro, đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản, cũng như đáp ứng đủ điều kiện an toàn PCCC theo pháp luật.

2.1. Bảo quản, bảo dưỡng hệ thống báo cháy

– Thiết bị thuộc hệ thống báo cháy (tủ trung tâm báo cháy, đầu báo cháy các loại, thiết bị cảnh báo cháy sớm, modul các loại, chuông báo cháy, đèn báo cháy, nút báo cháy, nút ấn báo cháy, hệ thống âm thanh báo cháy và hướng dẫn thoát nạn) sau khi lắp đặt phải được chạy thử nghiệm để kiểm tra chất lượng và chỉ được đưa vào hoạt động sau khi có kết quả cho thấy hệ thống đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của thiết kế và các tiêu chuẩn liên quan.

– Thiết bị thuộc hệ thống báo cháy sau khi đưa vào hoạt động phải được kiểm tra ít nhất một năm một lần để đánh giá chất lượng và khả năng hoạt động của các thiết bị trong hệ thống.

– Việc bảo dưỡng định kỳ được thực hiện tùy theo điều kiện môi trường nơi lắp đặt và theo hướng dẫn của nhà sản xuất, nhưng ít nhất hai năm một lần phải tổ chức bảo dưỡng toàn bộ hệ thống.

Việc kiểm tra, bảo quản, bảo dưỡng thiết bị thuộc hệ thống báo cháy (tủ trung tâm báo cháy, đầu báo cháy các loại, thiết bị cảnh báo cháy sớm, modul các loại, chuông báo cháy, đèn báo cháy, nút báo cháy, nút ấn báo cháy, hệ thống âm thanh báo cháy và hướng dẫn thoát nạn) phải tuân theo chỉ dẫn của nhà sản xuất và theo TCVN 5738:2021 và TCVN 3890:2023.

2.2. Bảo quản, bảo dưỡng thiết bị thuộc hệ thống chữa cháy bằng khí, sol-khí, nước, bột, bọt

– Các thiết bị sau đây khi lắp đặt phải được chạy thử nghiệm để kiểm tra chất lượng và chỉ được đưa vào hoạt động sau khi có kết quả chạy thử nghiệm cho thấy hệ thống đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của thiết kế và các tiêu chuẩn liên quan: thiết bị thuộc hệ thống chữa cháy bằng khí, sol-khí, nước, bột, bọt (tủ điều khiển chữa cháy; chuông, còi, đèn, bảng cảnh báo xả chất chữa cháy; van báo động, van tràn ngập, van giám sát, van chọn vùng, van góc, công tắc áp lực, công tắc dòng chảy; ống phi kim loại dùng trong hệ thống cấp nước chữa cháy tự động, ống mềm dùng cho đầu phun chữa cháy; họng tiếp nước chữa cháy, đầu phun chất chữa cháy các loại; chai, thiết bị chứa khí, sol-khí, bột, bọt chữa cháy các loại).

– Thiết bị thuộc hệ thống chữa cháy bằng khí, sol-khí, nước, bột, bọt, sau khi đưa vào hoạt động phải được kiểm tra, bảo dưỡng định kỳ một năm một lần để đánh giá chất lượng và khả năng hoạt động của các thiết bị trong hệ thống.

– Việc kiểm tra, bảo quản, bảo dưỡng thiết bị thuộc hệ thống chữa cháy bằng khí, sol-khí, nước, bột, bọt, phải tuân theo hướng dẫn của nhà sản xuất và các tiêu chuẩn chuyên ngành (TCVN 6101:1996, TCVN 6305:1997, TCVN 7161:2022, TCVN 7336:2021, TCVN 7161:2009 và các tiêu chuẩn khác có liên quan).

2.3. Bảo quản, bảo dưỡng đèn chỉ dẫn thoát nạn, đèn chiếu sáng sự cố

– Đèn chỉ dẫn thoát nạn, đèn chiếu sáng sự cố sau khi lắp đặt phải được chạy thử nghiệm để kiểm tra chất lượng và chỉ được đưa vào hoạt động sau khi có kết quả chạy thử nghiệm cho thấy hệ thống đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của thiết kế và các tiêu chuẩn liên quan.

– Đèn chỉ dẫn thoát nạn, đèn chiếu sáng sự cố sau khi đưa vào hoạt động phải được kiểm tra, bảo dưỡng định kỳ một năm một lần để đánh giá chất lượng và khả năng hoạt động của các thiết bị trong hệ thống.

– Việc kiểm tra, bảo quản, bảo dưỡng đèn chỉ dẫn thoát nạn, đèn chiếu sáng sự cố phải tuân theo quy định tại TCVN 3890:2023 và hướng dẫn của nhà sản xuất.

3. Quy Trình Bảo Trì Hệ Thống PCCC 

Mỗi bước trong quy trình bảo trì đều đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo hệ thống PCCC hoạt động hiệu quả, giúp giảm thiểu rủi ro và bảo vệ an toàn tối đa cho con người và tài sản. Bằng cách thực hiện các kiểm tra định kỳ, bảo trì PCCC còn đảm bảo hiệu suất hoạt động tối ưu của hệ thống.

3.1. Bảo trì hệ thống báo cháy tự động

Hệ thống báo cháy tự động đóng vai trò quan trọng trong việc phát hiện sớm nguy cơ cháy nổ. Chính vì thế mà việc bảo trì, bảo dưỡng cho hệ thống này cần phải được kiểm tra tỉ mỉ và chi tiết. 

Quy trình bảo trì hệ thống báo cháy bao gồm:

  • – Kiểm tra hệ thống dây dẫn và tủ điều khiển trung tâm, đảm bảo kết nối không bị hỏng hóc hoặc xuống cấp. 
  • – Kiểm tra và làm sạch các đầu dò khói, đầu dò nhiệt để đảm bảo độ nhạy và chính xác. 
  • – Thử nghiệm hoạt động của còi báo động và đèn cảnh báo là bước cuối cùng, đảm bảo hệ thống luôn trong trạng thái sẵn sàng hoạt động.

Quy trình bảo trì hệ thống báo cháy tự động

3.2. Bảo trì hệ thống PCCC tự động Sprinkler

Hệ thống Sprinkler tự động là hệ thống chữa cháy sử dụng vòi phun nước tự động, được lắp đặt cố định tại các công trình có mức độ nguy cơ cháy thấp, cháy trung bình và luôn ở trạng thái sẵn sàng hoạt động khi nhiệt độ môi trường vượt quá mức cho phép. Đặc điểm chính của hệ thống này là trong đường ống luôn chứa đầy nước và được duy trì ở một áp lực nhất định theo tính toán (áp lực đó có thể được duy trì bằng bơm bù hoặc bể nước có khí nén).

Các bước bảo trì hệ thống chữa cháy tự động Sprinkler:

  • – Tháo các đầu phun, vệ sinh sạch và kiểm tra tình trạng của các chi tiết đầu phun Sprinkler.
  • – Khử cặn trong đường ống cấp nước cho đầu phun.
  • – Bảo trì hệ thống van, hệ thống điều khiển bơm. Thay thế các linh kiện bị ăn mòn hoặc lỗi kỹ thuật.
  • – Bảo trì bơm chữa cháy trong hệ thống chữa cháy tự động.

Kiểm tra hệ thống chữa cháy tự động Sprinkler

3.3. Bảo trì hệ thống chữa cháy vách tường

Hệ thống chữa cháy vách tường là hệ thống chữa cháy bán tự động thường được đặt ở các vách tường, cầu thang thoát hiểm, hành lang thang máy, trạm bơm cung cấp nước chữa cháy được kết nối với hệ thống họng lấy nước vách tường. 

Quá trình bảo trì bao gồm:

  • – Kiểm tra và sửa chữa hư hỏng. Máy bơm chữa cháy xăng, diesel, các đường ống, sprinkler và valve cứu hỏa phải đảm bảo đủ nhiên liệu và sẵn sàng hoạt động.
  • – Chạy máy bơm từ 5-15 phút để kiểm tra toàn bộ hệ thống chữa cháy.
  • – Xem máy bơm có bị quá nhiệt hay quá tải không.
  • – Kiểm tra các đồng hồ volt, ampe xem điện áp nguồn như thế nào.
  • – Xem xét chế độ hoạt động của tủ.
  • – Kiểm tra các cầu giao tổng, cầu giao điều khiển máy bơm xem có hoạt động bình thường và ổn định không.
  • – Rơle và delay timer xem tiếp điểm có đóng ngắt bình thường.
  • – Kiểm tra bảo trì máy bơm chữa cháy diesel xem có quá nhiệt, tốc độ quay có bình thường cũng như tình trạng rò rỉ dầu nhớt của máy.
  • – Xem các đường ống cứu hỏa chính dẫn lên các tầng xem có bị rò rỉ không, và kiểm tra đồng hồ đo áp lực nước.

Kỹ thuật viên kiểm tra hệ thống vách tường

3.4. Bảo trì hệ thống đèn chiếu sáng PCCC

Đèn chiếu sáng PCCC như đèn thoát hiểm và đèn khẩn cấp là thiết bị quan trọng trong việc hướng dẫn thoát nạn. Bảo trì hệ thống đèn chiếu sáng trong hệ thống phòng cháy chữa cháy đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo hiệu suất hoạt động của toàn bộ hệ thống. 

Quy trình này thường bao gồm một loạt các hoạt động cụ thể nhằm đảm bảo các đèn chiếu sáng hoạt động đúng cách khi có sự cần thiết:

  • – Kiểm tra các bóng đèn, cổng kết nối và các thành phần điện khác để đảm bảo chúng không bị hỏng hoặc bị mất kết nối. 
  • – Các đèn cần được làm sạch và kiểm tra kỹ lưỡng để loại bỏ bụi bẩn bám trên đó làm ảnh hưởng đến sự phát sáng.
  • – Thay thế các bóng đèn hỏng hoặc gãy.

Kiểm tra hệ thống đèn chiếu sáng PCCC

3.5. Bảo trì bình chữa cháy

Bình chữa cháy cầm tay cần được kiểm tra định kỳ để đảm bảo khả năng sử dụng khi cần thiết. Trong quy trình bảo trì, kỹ thuật viên sẽ kiểm tra hạn sử dụng, áp suất bên trong và bổ sung chất chữa cháy nếu cần. Các linh kiện như vòi xịt, van điều khiển cũng được kiểm tra và thay thế nếu có dấu hiệu hư hỏng.

Bảo trì hệ thống bình chữa cháy định kỳ 

4. Dịch Vụ Bảo Trì Hệ Thống PCCC

PCCC BẢO MINH BMC FP tự hào là nhà thầu chuyên nghiệp cung cấp dịch vụ bảo trì hệ thống PCCC tại Hà Nội với các tiêu chí:

  • – Đội ngũ kỹ thuật viên giàu kinh nghiệm, được đào tạo bài bản.
  • – Trang thiết bị hiện đại, đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn quốc tế.
  • – Cam kết mang đến giải pháp tối ưu, nhanh chóng và tiết kiệm chi phí.

Liên hệ ngay với Công ty bảo trì hệ thống PCCC Bảo Minh để được tư vấn chi tiết và đảm bảo hệ thống PCCC của bạn luôn trong trạng thái hoạt động tốt nhất!

KIỂM TRA HOẠT ĐỘNG HỆ THỐNG CUNG CẤP NƯỚC CHỮA CHÁY

KIỂM TRA HOẠT ĐỘNG HỆ THỐNG CUNG CẤP NƯỚC CHỮA CHÁY

  Hệ thống cung cấp nước chữa cháy được trang bị cho các cơ sở có tính chất nguy hiểm cháy nổ và do chính cơ sở quản lý để phục vụ công tác đảm bảo an toàn PCCC trong quá trình hoạt động của mình. Trong quá trình vận hành, cá nhân và tổ chức có trách nhiệm tại cơ sở thực hiện nhiệm vụ kiểm tra thường xuyên, đảm bảo cho hệ thống hoạt động tốt, luôn sẵn sàng phục vụ chữa cháy.

Các bước kiểm tra hoạt động hệ thống cung cấp nước chữa cháy

Cơ quan quản lý nhà nước (cán bộ kiểm tra an toàn PCCC quản lý trực tiếp cơ sở) chỉ đóng vai trò hướng dẫn và kiểm tra, đề xuất về chuyên môn nhằm đảm bảo cho các phương tiện trong hệ thống cung cấp nước chữa cháy luôn trong tình trạng thường trực sẵn sàng. Quá trình kiểm tra hệ thống cung cấp nước chữa cháy tại cơ sở được chia làm 3 giai đoạn: Giai đoạn chuẩn bị kiểm tra, giai đoạn kiểm tra và giai đoạn kết thúc kiểm tra.

Chuẩn bị kiểm tra hoạt động hệ thống cung cấp nước:

Để kiểm tra đạt chất lượng tốt, công việc chuẩn bị rất quan trọng. Nội dung của bước chuẩn bị gồm:

– Nghiên cứu các tiêu chuẩn, các điều kiện kỹ thuật và quy định vận hành đối với hệ thống cung cấp nước chữa cháy. Đó là các tiêu chuẩn TCVN 2622-1995; TCVN 4513-88; TCXDVN 33:2006 và các tiêu chuẩn khác có liên quan. Ngoài ra phải chuẩn bị và nghiên cứu các tài liệu hỗ trợ khác như tiêu chuẩn ngành, chuyên ngành các mục yêu cầu về cấp nước chữa cháy.

– Nghiên cứu các biên bản kiểm tra của cơ quan quản lý trực tiếp cơ sở theo thời gian, chú ý các đề xuất, kiến nghị của các lần kiểm tra trước.

– Chuẩn bị các điều kiện về tổ chức kiểm tra: Thông báo cho các bộ phận trong cơ sở, làm việc phân xưởng, tổ, đội…có liên quan để chuẩn bị cho kiểm tra.

Tiến hành kiểm tra

Nội dung kiểm tra hệ thống cung cấp nước chữa cháy bao gồm:

– Kiểm tra trạm bơm cần tập trung vào các nội dung sau:

+ Máy bơm có hoạt động đúng các thông số kỹ thuật để đảm bảo áp lực và lưu lượng nước cho hệ thống không.

+ Số lượng, trạng thái máy bơm chính và máy bơm dự phòng theo quy định của tiêu chuẩn.

+ Trạng thái nguồn điện: có đảm bảo hai nguồn độc lập cho động cơ của máy bơm hoạt động trong các tình huống khác nhau của đám cháy không?

+ Tình trạng kết nối máy bơm với động cơ.

+ Tình trạng các cấu kiện xây dựng của trạm bơm (vật liệu xây dựng, trạng thái cửa…).

+ Thời gian khởi công đưa máy vào hoạt động.

+ Trạng tái các van chặn, van một chiều, van giảm áp trên hệ thống đường ống để bảo vệ máy bơm không bị va đập thủy lực khi máy bơm ngừng hoạt động hoặc khi đường ống có sự cố.

+ Tình trạng hoạt động của các phương tiện thông tin liên lạc với trạm bơm. Có hay không các dụng cụ cần thiết để sửa chữa thông thường khi có những hỏng hóc nhỏ ở trạm.

+ Kiểm tra kiến thức bảo quản, vận hành trạm bơm khi có cháy xảy ra của công nhân quản lý trạm. Các sổ sách theo dõi kỹ thuật trạm theo quy định.

– Bể chứa nước cần kiểm tra lượng nước dự trữ trong bể chứa theo quy định, trong đó chú ý lượng nước dự trữ riêng cho chữa cháy trong các hệ thống có kết hợp với nước sinh hoạt.

+ Tình trạng bể chứa: giao thông, khoảng trống xung quanh bể, nắp bể…

+ Tình trạng sử dụng nước của bể.

+ Trạng thái bể có bị hư hỏng, rạn nứt, rác, rêu trong bể…làm ảnh hưởng đến khả năng lấy nước.

– Kiểm tra mạng đường ống cung cấp nước chữa cháy ngoài nhà cần làm rõ:

+ Tình hình của đường ống, có đảm bảo cung cấp đủ lưu lượng, áp lực để chữa cháy hay không.

+ Chiều dài của các đoạn đường ống cụt có đảm bảo theo quy định của tiêu chuẩn không?

+ Tình hình sử dụng các trụ nước chữa cháy có đảm bảo theo yêu cầu thiết kế và sử dụng hay không.

+ Tình hình sử dụng và số lượng các van và các trụ nước trên mạng đường ống; đặc tính kỹ thuật của chúng và khả năng tiếp cận và bảo dưỡng khi sử dụng.

– Khi kiểm tra hoạt động hệ thống cung cấp nước mạng đường ống cung cấp nước chữa cháy trong nhà cần làm rõ:

+ Trạng thái các thiết bị được lắp đặt trên đường ống cung cấp nước chữa cháy để đảm bảo cung cấp về lưu lượng, áp lực khi có cháy.

+ Độ chuẩn xác của các van lắp đặt trên đường ống.

– Kiểm tra họng nước chữa cháy: Số lượng các họng nước, số vòi, lăng và tình hình sử dụng chúng trong điều kiện cháy.

+ Tại vị trí các họng nước trong nhà của hệ thống có đảm bảo theo quy định của tiêu chuẩn không và điều kiện tiếp cận để bảo quản, sử dụng chúng.

Kết thúc kiểm tra hoạt động hệ thống cung cấp nước

Sau khi tiến hành kiểm tra, các thành viên trong đoàn kiểm tra họp để thống nhất kết quả kiểm tra
Sau khi tiến hành kiểm tra, các thành viên trong đoàn kiểm tra họp để thống nhất kết quả kiểm tra

Sau khi tiến hành kiểm tra, các thành viên trong đoàn kiểm tra họp để thống nhất kết quả kiểm tra gồm các nội dung cơ bản sau:

– Thảo luận và thống nhất về tình trạng hoạt động và các hư hỏng, thiếu sót của hệ thống.

– Thống nhất các biện pháp và giải pháp khắc phục.

– Thống nhất thời hạn khắc phục những hư hỏng, thiếu sót. Chú ý thời hạn khắc phục phải tính đến điều kiện thực tế của cơ sở.

– Những kết quả nội dung kiểm tra hoạt động hệ thống cung cấp nước và kiến nghị của đoàn kiểm tra được đưa vào biên bản kiểm tra, có chữ ký của các bên, một bản báo cáo cho lãnh đạo chịu trách nhiệm quản lý cơ sở.

Giới thiệu giải pháp lắp đặt chữa cháy phòng server HI-FOG

Giới thiệu giải pháp lắp đặt chữa cháy phòng server phun sương (HI-FOG)

Hiện nay việc lắp đặt chữa cháy phòng server có rất nhiều giải pháp, công nghệ khác nhau. Hãy cùng Phòng cháy 3S tìm hiểu một trong những giải pháp ưu việt nhất hiện nay – giải pháp chữa cháy HI-FOG.

lắp đặt chữa cháy phòng server

Hiện tượng cháy trong phòng server

Trong các phòng máy tính hay còn gọi là data center, server room, có hai loại đám cháy thường xảy ra, đó là cháy âm ỉ và bùng cháy.

Cháy âm ỉ

Khi các thiết bị điện có lớp vỏ nhựa hoặc các loại dây cáp bị quá nhiệt, sẽ xảy ra hiện tượng cháy âm ỉ. Loại cháy này tạo ra khói có thể gây nguy hiểm cho con người và gây ra các thiệt hại không tưởng cho thiết bị.

Cháy bùng phát

Khi các thiết bị quá nhiệt mà không kiểm soát, sẽ xảy ra đám cháy bùng phát. Đám cháy này có đặc điểm lan truyền rất nhanh và gây nguy hại cho các thiết bị xung quanh và cho cả tòa nhà, văn phòng. Vì vậy, việc chống cháy cần phải được thực hiện ngay từ giai đoạn đầu tiên bằng cách dập tắt nhanh chóng đám cháy âm ỉ, loại trừ khói để không ảnh hưởng tới các hoạt động.

lắp đặt chữa cháy phòng server

Hiện nay, công nghệ chữa cháy phun sương (water mist) HI-FOG được xem như là công nghệ hàng đầu thế giới. Hệ thống HI-FOG tạo ra sương bằng việc sử dụng áp lực cao với kích thước trung bình từ 50 – 120µm. Trên 5000 thử nghiệm đã được tiến hành, và đã chứng tỏ hiệu quả sử dụng tối ưu của hệ thống HI-FOG.

Tổng quan về hệ thống chữa cháy phun sương HI-FOG

Giải pháp chữa cháy phun sương Hi-Fog được ứng dụng vào việc lắp đặt chữa cháy phòng server (data center), phòng nguồn, tổng đài viễn thông (telecom center), phòng máy động cơ, phòng điều khiển, khu máng cáp, trạm biến thế, các khu vực trong nhà máy công nghiệp, nhà máy dầu khí và hóa dầu, kho hàng, kho chất lỏng dễ cháy, khu thương mại, khách sạn, văn phòng, viện bảo tàng, khu nhà nghỉ, và hầm tàu điện ngầm, hầm đường bộ…

Hệ thống chữa cháy Hi-Fog có thể xác định được rõ vị trí các điểm có nguy hiểm cháy nổ, phun nước vào khu vực bảo vệ trong 10 phút hoặc tối đa 30 phút theo tiêu chuẩn NFPA. Việc phun nước này đủ để dập tắt và hút khói đám cháy âm ỉ cũng như đám bùng cháy, ngăn ngừa các nguy hiểm cho thiết bị và con người.
Hệ thống phun sương Hi-Fog được công nhận bởi các tổ chức UL, FM, VdS và được ứng dụng rộng rãi trên khắp thế giới. Lượng nước sử dụng của Hi-Fog chỉ bằng 1/10 so với hệ thống Sprinkler thông thường, vì vậy mà các thiệt hại do nước được giảm xuống mức thấp nhất. Sương chỉ được phun ra ở khu vực có cháy, các thiết bị lân cận sẽ được bảo vệ khỏi nhiệt bức xạ. Hệ thống này hoạt động ngay cả khi cửa phòng mở, giúp con người thoát khỏi nơi nguy hiểm một cách dễ dàng.

Các thiết bị cần thiết khi lắp đặt chữa cháy phòng server

Bình nitrogen, đầu phun,  bình chứa nước, hệ thống đường ống và hệ thống bơm là những gì cần thiết cho hệ thống Hi-Fog phòng server.

Đầu phun

Đầu phun của Hệ thống chữa cháy Hi-Fog có 2 loại khác nhau là đầu phun hở (spray head) và đầu phun kín (sprinkler). Các đầu phun sẽ được lắp đặt trên trần và cả dưới sàn.

lắp đặt chữa cháy phòng server

Khi có cháy, đầu phun sẽ phun sương tốc độ cao với kích thước hạt sương chỉ từ 0.025 tới 0.2 mm, tạo ra hiệu quả khuếch tán lớn. Đảm bảo cho việc làm mát đám cháy và ngăn chặn hiệu quả bức xạ nhiệt.

Đường ống

Đường ống sử dụng trong Hệ thống chữa cháy Hi-Fog là loại ống thép không gỉ AISI316, có kích thước tối đa cho đường cấp nước chính là 38 mm, đường ống nhánh là 12 mm. Các khớp nối là loại nối ren, việc uốn lượn và lắp đặt rất thuận tiện.

lắp đặt chữa cháy phòng server
Hệ thống chữa cháy Hi-Fog sử dụng bơm khí (GPU – Gas Pump Unit) được kích hoạt bằng các bình nitrogen, vì vậy mà nó không phụ thuộc vào bất cứ nguồn điện nào, trong khi các ứng dụng lắp đặt chữa cháy phòng server khác có thể sử dụng bơm điện hoặc bơm diesel. Áp suất hoạt động của hệ thống bơm là 140 bar, đảm bảo một trạm bơm cũng có thể bảo vệ cả tòa nhà mà không cần quan tâm đến độ cao.
lắp đặt chữa cháy phòng server

Cách thức hoạt động của hệ thống phun sương HI-FOG

HI-FOG sử dụng nước một cách hiệu quả nhất bằng công nghệ tạo sương áp lực cao, dập tắt lửa bằng ba cơ chế làm mát, đẩy oxygen và hấp thu bức xạ nhiệt. Sự kết hợp giữa vận tốc cao và kích thước hạt sương phù hợp sẽ bảo đảm hấp thụ nhiệt, khói, và làm mát hiệu quả:

lắp đặt chữa cháy phòng server
– Làm mát: Hơi sương của nước hấp thụ nhiệt tốt hơn bất cứ hóa chất chữa cháy nào.
– Đẩy oxy: Hơi sương tràn vào không khí và sẽ đẩy oxygen ra ngoài.
– Hấp thụ bức xạ nhiệt: Hạt sương sẽ hấp thụ, làm tan bức xạ nhiệt một cách hiệu quả.

Lợi ích khi sử dụng hệ thống phun sương cho phòng server

Phòng server với máy móc hoạt động xuyên suốt, nhiệt độ cao rất dễ gây cháy, dẫn đến thiệt hại không nhỏ cho doanh nghiệp. Vì thế, trước khi đám cháy lây lan và bùng phát, nên dập tắt nó ngay tức khắc nếu không muốn những hậu quả kế tiếp xảy ra.

Doanh nghiệp không thể thuê nhân viên ngồi cả ngày chỉ để canh chừng phòng server, vì thế, lắp đặt chữa cháy phòng server là một giải pháp cần thiết và tối ưu.

Việc sử dụng hệ thống sprinkler và phun sương thông thường có áp suất thấp sẽ có thể gây thêm thiệt hại sau kích hoạt, bởi thiệt hại do nước có thể nhiều hơn cả thiệt hại do cháy. Do đó, quý khách hãy sử dụng hệ thống chữa cháy HI-FOG công nghệ cao của công ty Phòng cháy 3s

Với lượng nước rất nhỏ sẽ giúp giảm thiểu tối đa thiệt hại cho thiết bị cũng như vấn đề vệ sinh sau cháy. Việc lắp đặt cũng rất nhanh chóng và dễ dàng do đường ống có kích thước nhỏ gọn, đặc biệt là khi cần cho việc mở rộng hệ thống sau này.

Liên hệ với chúng tôi qua Hotline sau: 091.316.8088 nếu quý khách quan tâm đến vấn đề thiết kế, lắp đặt hệ thống PCCC

LIÊN HỆ PCCC BMC

Văn phòng

Tầng 11, Tòa nhà VEAM
Phú Thượng, Tây Hồ, Hà Nội


Kết nối với chúng tôi

Call Now Button