PCCC: Đừng chủ quan với tính mạng mình

PCCC: Đừng chủ quan với tính mạng mình(4/8/2018 11:01)
Qua điều tra, phân tích, đánh giá của các cơ quan chức năng cho thấy: ý thức chấp hành các quy định về an toàn phòng cháy và chữa cháy (PCCC) của cơ quan, tổ chức, chủ cơ sở, chủ hộ gia đình không nghiêm; người dân còn chủ quan, lơ là với công tác PCCC, xem nhẹ công tác an toàn cho chính bản thân và gia đình mình… chính là nguyên nhân sâu xa gây ra các vụ cháy nói chung và cháy lớn, cháy gây thiệt hại nghiêm trọng nói riêng.

Vụ cháy kinh hoàng tại chung cư Carina Plaza  (Quận 8, TPHCM) xảy ra vào tháng 03/2018 vừa qua được xem như một đòn thức tỉnh hết sức khốc liệt đánh thẳng vào tâm lý chủ quan, mất cảnh giác đối với công tác PCCC của cả cộng đồng. Thật vậy, thời điểm ấy cùng với sự quyết liệt của cơ quan chức năng, người dân cũng cho thấy một hiệu ứng đầy tích cực về sự quan tâm đến vấn đề phòng chống cháy, nổ bằng những việc làm thiết thực như: chủ động tìm hiểu mua sắm, trang bị các loại phương tiện, dụng cụ PCCC tại chỗ; tham gia đầy đủ các buổi tuyên tuyền do lực lượng Cảnh sát PCCC tổ chức; sẵn sàng thông tin phản ánh đến lực lượng chức năng về các sai phạm PCCC tại chung cư mình đang sinh sống; một số hành vi gây mất an toàn PCCC cũng được phát hiện, chia sẻ và phản đối mạnh mẽ trên các trang mạng xã hội…v.v… Theo đó, tình hình cháy, nổ chung cư, nhà cao tầng tại Thành phố Hồ Chí Minh và cả nước trong khoảng thời gian này cũng có dấu hiệu “hạ nhiệt” đôi chút.

Tuy nhiên chỉ sau hơn 04 tháng kể từ khi thảm họa chung cư Carina Plaza đi qua, giờ đây tất cả “đâu cũng lại vào đấy” và điệp khúc buồn trong công tác PCCC bắt đầu lặp lại: sự cố gắng chỉ đến từ một phía của lực lượng PCCC chuyên nghiệp. Bằng chứng là hạ tuần tháng 7 vừa qua, Phòng Cảnh sát PC&CC quận 11 đã tổ chức buổi tuyên truyền PCCC dành cho các chủ đầu tư dự án xây dựng, ban quản trị, ban quản lý… loại hình cơ sở nhà chung cư, nhà cao tầng đóng trên địa bàn; mặc dù đơn vị đã gửi kế hoạch và thư mời đến cơ sở trước đó khá lâu, tuy nhiên, số lượng người đến dự buổi tuyên truyền này là rất thưa thớt.

Các buổi tuyên truyền PCCC lại bắt đầu thiếu vắng sự tham gia của người dân

Thượng úy Lê Quốc Thanh – Cán bộ kiểm tra Phòng Cảnh sát PC&CC Quận 11 trăn trở: “Bao nhiêu mạng người và tài sản đã bị thiệt hại từ vụ cháy chung cư Carina Plaza là bài học hết sức đau lòng, là minh chứng sống về cái giá quá đắt phải trả cho sự chủ quan trong công tác PCCC. Vậy mà, tình trạng người dân không tham dự các buổi tuyên truyền về PCCC vẫn còn tiếp diễn. Thậm chí có trường hợp, chúng tôi phối hợp với chính quyền địa phương và cơ sở, tổ chức tuyên truyền, trao tặng bình chữa cháy ngay tại chung cư luôn vậy mà nhiều người dân vẫn cứ ở yên bên trong căn hộ của mình mà không hề mảy may quan tâm, trong khi chỉ cần vài bước chân đi vào thang máy là xuống đến nơi diễn ra hoạt động tuyên truyền. Nhiều lúc, bản thân thân tôi cũng thấy bất lực và tự hỏi không biết bà con suy nghĩ gì về sự an toàn tính mạng lẫn tài sản của chính họ nữa!

Đối với lĩnh vực PCCC thì luôn phải lấy yếu tố phòng ngừa làm chính và phương châm 04 tại chỗ cũng là một trong những giải pháp tối ưu để phòng chống “giặc lửa”. Bên cạnh đó, lực lượng Cảnh sát PCCC cũng đã liên tục hướng dẫn, nhắc nhở, khuyến cáo người dân, người đứng đầu cơ sở: phải cẩn trọng, chấp hành quy định về sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt, nguồn điện; lắp đặt, trang bị đầy đủ, đồng thời thường xuyên kiểm tra, bảo trì, bảo dượng hệ thống, thiết bị PCCC tại chỗ; tuyệt đối không được chèn chặn cửa thoát nạn; tập huấn cho lực lượng PCCC cơ sở; tích cực vận động cư dân tham gia đầy đủ những buổi tuyên truyền phòng chống cháy, nổ….v.v… Đây rõ ràng đều là các nội dung không mới, nhưng trên thực tế tất cả cũng đều không được áp dụng và thực hành một cách nghiêm túc, hiệu quả bởi một lý do cố hữu chính là sự chủ quan của con người. Và, trong công tác PCCC, sự chủ quan đồng nghĩa với việc người dân đang xem nhẹ an toàn tính mạng lẫn tài sản của chính mình.

BÍCH HẠNH

Kinh nghiệm trong PCCC: Xử lý khi rò rỉ gas: Bật đèn hay mở cửa sai cách cũng có thể khiến bạn trả giá đắt!

Kinh nghiệm trong PCCC: Xử lý khi rò rỉ gas: Bật đèn hay mở cửa sai cách cũng có thể khiến bạn trả giá đắt!

Hoa Hướng Dương | 

Xử lý khi rò rỉ gas: Bật đèn hay mở cửa sai cách cũng có thể khiến bạn trả giá đắt!

Ảnh: Cắt từ video trong bài

Chính vì sự tiện dụng của bình gas nên rất nhiều gia đình đều sử dụng nó hằng ngày, tuy vậy khi gặp sự cố liên quan rò rỉ bình gas thì ít người có thể xử lý đúng. Xin giới thiệu bài tổng hợp về kinh nghiệm PCCC để bạn tham khảo:

Bình gas là vật dụng mà hầu như mọi gia đình đều có, tuy được chúng ta sử dụng mỗi ngày nhưng rất ít người lại trang bị cho mình những kiến thức, kỹ năng PCCC cần thiết để xử lý trong các tình huống lên quan tới việc rò rỉ, cháy nổ bình gas.

Bài viết này sẽ giúp bạn có được những kỹ năng, kiến thức cần thiết đó để tránh hậu quả đáng tiếc xảy ra do cháy nổ, rò rỉ bình gas:

Tình huống giả định 1: Nếu đi làm về, khi mở cửa ra thì thấy có mùi khí gas trong phòng. Đây là một tình huống nghiêm trọng trong PCCC:

Đầu tiên, nguyên tắc 1 mà bạn cần nhớ là tránh mọi kích thích (nhiệt, điện…) vào căn phòng đang tràn ngập khí gas, tuyệt đối tránh các hành động sau:

– Bật quạt điện để quạt bớt khí gas hay bật/tắt công tắc điện (vì căn phòng tối chẳng hạn), đây là những hành động tự nhiên nhưng lại vô cùng nguy hiểm vì khi đó sự tác động của tia lửa điện có thể khiến cả căn phòng đang tràn ngập khí gas bị nổ tung.

Xử lý khi rò rỉ gas: Bật đèn hay mở cửa sai cách cũng có thể khiến bạn trả giá đắt! - Ảnh 1.

Xử lý thế nào khi bình gas rò rỉ. Ảnh: Abafire

Thậm chí, nhiều người còn dùng bật lửa, diêm để nhìn rõ hơn căn phòng, đây là điều tuyệt đối không được làm! Như vậy, bạn không nên kích hoạt bất cứ thiết bị điện nào mà thay vào đó, hãy sử dụng quạt tay để quạt khí gas.

– Nhiều người sẽ không vào phòng vì mùi khí gas quá nồng nặc, thay vào đó họ sẽ lấy điện thoại di động để gọi cho người thân hay cửa hàng gas để xử lý, điều này cũng rất nguy hiểm (giống như gọi điện thoại ở cây xăng vậy).

Thay vào đó, hãy đi ra xa căn phòng để thực hiện cuộc gọi.

– Một sai lầm phổ biến khác là nhiều người sẽ vội vàng mở toang các cách cửa để làm giảm nồng độ khí gas trong căn phòng, nếu cánh cửa được làm bằng kim loại thì khi mở nhanh như vậy có thể tạo ra tia lửa từ ma sát. Thay vào đó, hãy mở cửa nhẹ nhàng, từ từ.

Cuối cùng, hãy kiểm tra và khóa van an toàn bình gas, sau đó sử dụng nước pha xà phòng để kiểm tra rò rỉ van an toàn gas và ống dẫn gas.

Hãy sơ tán mọi người khi có dấu hiệu bình gas rò rỉ tạo thành tuyết bám xung quanh bình. Ảnh: Fireplaceproscolumbus

Trong trường hợp phát hiện thấy bình gas rò rỉ tạo thành tuyết bám xung quanh bình, bình phồng lên và nhiệt độ trong phòng tăng lên, hãy ngay lập tức sơ tán mọi người trong nhà tới nơi an toàn và gọi điện tới cơ quan pccc để được hỗ trợ.

Tình huống giả định 2: Bình gas bị cháy khi đang nấu ăn. Cách ứng phó cần thiết trong PCCC

Có thể khi đang nấu ăn, bất ngờ bình gas bị cháy do rò rỉ khí gas và bạn có thể thấy cả ngọn lửa rõ ràng, khi đó bạn cần hết sức bình tĩnh vì bình gas sẽ không thể nổ ngay, nếu xử lý đúng bạn sẽ tránh được các tình huống nguy hiểm.

Thứ nhất, do khí gas bên trong bình là khí gas hóa lỏng (Mỗi kilogam gas hóa lỏng tương đương với 25 lít khí gas) và không có oxy bên trong nên sẽ không có chuyện ngọn lửa cháy vào bên trong và gây nổ bình gas.

Thứ hai, để có thể gây nổ thì phải có một lượng khí gas lớn rò rỉ ra căn phòng, nhưng trong trường hợp này lượng khí gas thoát ra đã bị cháy hết do phản ứng cháy. Nhiều người do lo sợ bình gas nổ nên bỏ chạy dẫn tới nhiều hậu quả đáng tiếc sau đó.

Thứ ba, bình gas rất hiếm khi nổ vì được thiết kế với vật liệu đặc biệt. Những vụ nổ bình gas mà chúng ta lầm tưởng là bình gas bị nổ thực chất là do cháy nổ lượng gas rò rỉ ra bên ngoài.

Lưu ý: chỉ cần 1 kilogam gas rò rỉ ra ngoài cũng có thể tạo nên vụ nổ lớn khi kết hợp với không khí giàu oxy bên ngoài.

Bài viết được dịch từ các nguồn: Eonenergy, Howstuffworks, Britishgas, Admiral

LIÊN HỆ PCCC BMC

Văn phòng

Tầng 11, Tòa nhà VEAM
Phú Thượng, Tây Hồ, Hà Nội


Kết nối với chúng tôi