PHÒNG CHÁY QUÁ TRÌNH SƠN PCCC

1.Phòng cháy quá trình sơn Biện pháp thực thiện PCCC Sơn

– Thiết kế hệ thống thông gió để hút và đẩy hơi dung môi

Lưu lượng không khí qua buồng sơn: Q = F.v.a

Trong đó:

F – diện tích mặt cắt vị trí hở của buồng sơn, m2

Vk – vận tốc chuyển động của không khí qua vị trí hở ( tiếp nhận giá trị 1m/s; riêng đối với chất độc hại 1,3 m/s )

a – hệ số rò rỉ không khí qua khe hở của buồng sơn (tiếp nhận giá trị 1,1¸1,2)

            Vận tốc chuyển động của không khí qua vị trí hở của buồng sơn có ý nghĩa rất quan trọng. Vận tốc này cần có giá trị lớn hơn vận tốc khuếch tán hơi dung môi về phía phân xưởng.

phòng cháy quá trình sơn
PCCC công nghệ phun sơn trực tiếp

CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG CHÁY TRONG QUÁ TRÌNH SƠN PHUN

Khi sơn các vật hoặc cấu kiện có kích thước lớn (toa tầu, ôtô buýt v.v.), thông gió phải tiến hành theo nguyên tắc cục bộ, có nghĩa là chỉ thực hiện thông gió với phần đang sơn

– Trong buồng sơn và các ống dẫn cần được lắp đặt thiết bị phân tích khí, đảm bảo khoá chuyền hoạt động của quạt gió và hệ thống cấp sơn.

– Thay thế dung môi dễ cháy, vecni và dung môi cháy bằng chất không có nguy hiểm cháy

– Không để phát sinh tia lửa do va chạm cơ học hoặc do ma sát trong hệ thống thông gió và trong quá trình làm việc

– Hạn chế nguy cơ cháy lan :

+ Hạn chế khối lượng sơn và vật liệu cháy trực tiếp trong phân xưởng.

+ Rút ngắn đến mức thấp nhất chiều dài của đường ống thông gió và dẫn khí.

+ Bố trí van ngăn cháy đúng chủng loại tại các vị trí cần thiết.

+ Thường xuyên tiến hành vệ sinh công nghiệp, tránh để chất cháy lắng đọng trong phân xưởng hoặc đường ống.

2. Phòng cháy quá trình sơn nhúng, sơn tráng, Biện PCCC Sơn

– Để ngăn ngừa sự tạo thành môi trường nguy hiểm cháy, cần phải đảm bảo sự trao đổi khí đúng theo quy trình kỹ thuật, loại trừ được khả năng tạo thành nồng độ nguy hiểm nổ, vận tốc không khí tại miệng hút phải đạt giá trị 1,0 ¸ 1,5 m/s

– Trong hệ thống thông gió phải có hai hệ thống phụ, hệ thống phụ thứ nhất dùng để tạo cửa van không khí trong vị trí hở của buồng sơn, hệ thống thứ hai sử dụng để đảm bảo sự tuần hoàn không khí và duy trì nồng độ hơi dung môi bên trong buồng ở mức an toàn. Phần không khí tuần hoàn dư được thải ra môi trường bên ngoài

– Có hệ thống khoá truyền tự động cho phép ngừng cấp sơn khi quạt gió không hoạt động.

– Có hệ thống tự động kiểm tra và phát tín hiệu sự cố khi xuất hiện nồng độ nguy hiểm.

– Có hệ thống tự động điều tiết nồng độ hơi dung môi trong buồng sơn.

– Để tránh hiện tượng bám bẩn sơn trên thành buồng sấy, sơn cần được phun từ dưới lên. Lượng sơn dư trong khay chứa phải nhanh chóng đưa vào bể thu hồi. Thường xuyên làm sạch bề mặt tường, máng, ống dẫn bằng các dung dịch đặc biệt

– Cần bố trí tập trung các ống dẫn nếu như chúng được đặt ngoài phân xưởng, và bố trí thường xuyên kiểm tra chế độ làm việc của thiết bị

3. Phòng cháy quá trình sơn tĩnh điện PCCC sơn

– Thiết kế và đảm bảo hệ thống thông gió hoạt động với độ tin cậy cao, loại trừ được khả năng hình thành nồng độ nguy hiểm cháy nổ.

– Thể tích không khí hút ra được xác định ứng với vận tốc chuyển động của không khí qua cửa buồng 0,4 ¸ 0,5 m/s.

– Vận tốc chuyển động của không khí trực tiếp từ vùng phun sơn ra ngoài phải đạt 0,2 ¸ 0,5 m/s.

– Cung cấp sơn tự động theo sự thay đổi chế độ làm việc của thiết bị thông gió và thiết bị điện.

– Có hệ thống khoá chuyền đảm bảo chỉ mở thiết bị điện sau khi quạt gió hoạt động và tự động ngắt khi quạt gió không hoạt động.

– Có hệ thống khoá chuyền đối với cửa buồng sơn, đảm bảo ngắt điện cao áp và dừng quay của chén xoay trong vòi phun khi cửa này mở, tránh để hơi sơn lọt ra ngoài vào các phòng lân cận.

– Thiết kế nút “stop“ đảm bảo ngắt hoàn toàn thiết bị sơn khỏi mạng điện khi gặp sự cố hoặc hư hỏng.

phòng cháy quá trình sơn
PCCC quá trình sơn tĩnh điện

Phòng cháy Bảo Minh – BMC Fire Protection

Nhà thầu thi công Phòng cháy chữa cháy PCCC Giá rẻ – Uy tín – Chất lượng Việt Nam
Fanpage: FB.com/phonghchaybmc

LIÊN HỆ PCCC BMC

Văn phòng

Tầng 11, Tòa nhà VEAM
Phú Thượng, Tây Hồ, Hà Nội


Kết nối với chúng tôi