Chiều cao PCCC Là gì (Phòng cháy chữa cháy)

Điều 1.4.9 QCVN 06:2022 Chiều cao PCCC là gì?

Chiều cao PCCC của nhà (không tính tầng kỹ thuật trên cùng) được xác định như sau:

– Bằng khoảng cách lớn nhất tính từ mặt đường cho xe chữa cháy tiếp cận đến mép dưới của lỗ cửa (cửa sổ) mở trên tường ngoài của tầng trên cùng;

– Bằng một nửa tổng khoảng cách tính từ mặt đường cho xe chữa cháy tiếp cận đến mặt sàn và đến trần của tầng trên cùng – khi không có lỗ cửa (cửa sổ).

CHÚ THÍCH 1: Khi mái nhà được khai thác sử dụng thì chiều cao PCCC của nhà được xác định bằng khoảng cách lớn nhất từ mặt đường cho xe chữa cháy tiếp cận đến mép trên tường bao của mái.
CHÚ THÍCH 2: Khi xác định chiều cao PCCC thì mái nhà không được tính là có khai thác sử dụng nếu con người không có mặt thường xuyên trên mái.
CHÚ THÍCH 3: Khi có ban công (lô gia) hoặc kết cấu bao che (lan can) cửa sổ thì chiều cao PCCC được tính bằng khoảng cách lớn nhất từ mặt đường cho xe chữa cháy tiếp cận đến mép trên của kết cấu bao che (lan can).
CHÚ THÍCH 4: Trong trường hợp các mặt đường tiếp cận nhà có cao độ khác nhau thì nhà có thể có các chiều cao PCCC khác nhau tùy thuộc vào phương án thiết kế an toàn cháy cụ thể. ( Bổ sung theo Thông tư 09/2023/TT-BXD có hiệu lực từ ngày 01/12/2023)
Xác định chiều cao PCCC
Xác định chiều cao PCCC

Điều 1.4.9 QCVN 06:2022

Chiều cao PCCC được xác định như thế nào?

Theo quy định của Điều 1.4.9 của QCVN 06:2022, chiều cao PCCC của nhà (không tính tầng kỹ thuật trên cùng) được xác định dựa trên hai phương pháp sau:

  1. Bằng khoảng cách lớn nhất tính từ mặt đường cho xe chữa cháy tiếp cận đến mép dưới của lỗ cửa (cửa sổ) mở trên tường ngoài của tầng trên cùng.
  2. Bằng một nửa tổng khoảng cách tính từ mặt đường cho xe chữa cháy tiếp cận đến mặt sàn và đến trần của tầng trên cùng – khi không có lỗ cửa (cửa sổ).

Cách tính chiều cao PCCC theo Quy chuẩn QCVN 06:2022

Khi xác định chiều cao PCCC, cần lưu ý các điều khoản sau:

  • Khi mái nhà được khai thác sử dụng, chiều cao PCCC của nhà được xác định bằng khoảng cách lớn nhất từ mặt đường cho xe chữa cháy tiếp cận đến mép trên tường bao của mái.
  • Mái nhà không được tính là có khai thác sử dụng nếu con người không có mặt thường xuyên trên mái.
  • Khi có ban công (lô gia) hoặc kết cấu bao che (lan can) cửa sổ, chiều cao PCCC được tính bằng khoảng cách lớn nhất từ mặt đường cho xe chữa cháy tiếp cận đến mép trên của kết cấu bao che (lan can).
Ví dụ xác định chiều cao PCCC
Ví dụ xác định chiều cao PCCC

Chiều cao PCCC của nhà và công trình là gì

Chiều cao PCCC của nhà được xác định như thế nào?

Chiều cao PCCC của nhà được xác định theo quy định của Điều 1.4.9 QCVN 06:2022 như đã nêu ở phần trước.

Ý nghĩa Chiều cao PCCC khi mái nhà được khai thác sử dụng

Khi mái nhà được sử dụng làm không gian sinh hoạt, chiều cao PCCC của nhà được xác định bằng khoảng cách lớn nhất từ mặt đường cho xe chữa cháy tiếp cận đến mép trên tường bao của mái.

Mái nhà không được tính là có khai thác sử dụng khi nào?

Mái nhà không được tính là có khai thác sử dụng theo quy định khi con người không có mặt thường xuyên trên mái, đảm bảo an toàn trong trường hợp phòng cháy chữa cháy.

Chiều cao PCCC khi có ban công hoặc kết cấu bao che

Khi có ban công (lô gia) hoặc kết cấu bao che (lan can) cửa sổ, chiều cao PCCC được tính bằng khoảng cách lớn nhất từ mặt đường cho xe chữa cháy tiếp cận đến mép trên của kết cấu bao che (lan can).

Chiều cao PCCC của công trình áp dụng quy định tiêu chuẩn quy chuẩn phù hợp
Chiều cao PCCC của công trình áp dụng quy định tiêu chuẩn quy chuẩn phù hợp

Kết luận Chiều cao PCCC là gì

Tầm quan trọng của việc xác định chiều cao PCCC

Việc xác định chiều cao PCCC đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo an toàn phòng cháy chữa cháy cho các công trình xây dựng. Quy định chiều cao PCCC giúp ngăn chặn và giảm thiểu nguy cơ cháy nổ, bảo vệ tính mạng và tài sản của cư dân cũng như người lao động trong công trình.

+ Khi mái nhà được khai thác sử dụng thì chiều cao PCCC của nhà được xác định bằng khoảng cách lớn nhất từ mặt đường cho xe chữa cháy tiếp cận đến mép trên tường bao của mái. Mái nhà được khai thác sử dụng là mái nhà có sự có mặt thường xuyên của con người (không ít hơn 2 giờ liên tục hoặc tổng thời gian không ít hơn 6 giờ trong vòng một ngày đêm);
+ Khi xác định chiều cao PCCC thì mái nhà không được tính là có khai thác sử dụng nếu con người không có mặt thường xuyên trên mái;
+ Khi có ban công (lô gia) hoặc kết cấu bao che (lan can) cửa sổ thì chiều cao PCCC được tính bằng khoảng cách lớn nhất từ mặt đường cho xe chữa cháy tiếp cận đến mép trên của kết cấu bao che (lan can).

Đảm bảo an toàn phòng cháy chữa cháy

Việc tuân thủ quy định về chiều cao PCCC không chỉ đảm bảo an toàn cho người sử dụng công trình mà còn giúp tăng cường khả năng chữa cháy và cứu nạn trong trường hợp xảy ra sự cố. Điều này góp phần quan trọng trong việc duy trì an ninh, an toàn phòng cháy chữa cháy cho cộng đồng và xã hội.

Với những quy định cụ thể về chiều cao PCCC như đã nói ở trên, việc thiết kế và xây dựng công trình theo đúng quy chuẩn sẽ mang lại hiệu quả cao trong việc đảm bảo an toàn phòng cháy chữa cháy.

CÔNG NGHỆ CHỮA CHÁY PIN TRÊN XE Ô TÔ ĐIỆN

Công nghệ chữa cháy và cải tiến an toàn cho pin xe ô tô điện đang trở thành một lĩnh vực nghiên cứu và phát triển quan trọng. Dưới đây là một số tiến bộ đáng chú ý trong lĩnh vực này:

1. CÔNG NGHỆ CHỮA CHÁY PIN TRÊN XE Ô TÔ ĐIỆN

Hệ Thống Quản Lý Nhiệt và Vật Liệu Chống Cháy

  • Hệ thống quản lý nhiệt: Xe điện hiện nay được trang bị hệ thống quản lý nhiệt tinh vi, giúp giảm đáng kể nguy cơ hỏa hoạn, đặc biệt ở các gara tầng hầm.
  • Vật liệu mới: Các nhà nghiên cứu đã phát triển vật liệu điện cực mới có tính ổn định hơn ở nhiệt độ cao, giảm nguy cơ thoát nhiệt và cháy nổ. Ví dụ, cực dương làm bằng silicon thay thế cho loại làm bằng than chì truyền thống, giúp pin lưu trữ nhiều năng lượng hơn

Cải Tiến Trong Công Nghệ Pin

  • Công nghệ mới phát triển: Các nhà khoa học tại Đại học Maryland đang nghiên cứu để ngăn chặn sự tăng trưởng dendrite trong lithium, một vấn đề gây ra sự thoát nhiệt và nguy cơ cháy nổ.
  • Pin thể rắn: Loại pin này đang được phát triển để tăng khả năng lưu trữ năng lượng và giảm nguy cơ cháy nổ

An Toàn Và Quy Định

  • Quy định an toàn: Các nhà sản xuất xe điện phải tuân thủ các tiêu chuẩn an toàn nghiêm ngặt từ các cơ quan quản lý và chính phủ, bao gồm hiệu suất, mức độ an toàn, và độ bền của pin.
  • Quy định kỹ thuật toàn cầu của Liên Hợp Quốc về an toàn xe điện: Đây là một trong những tiêu chuẩn quan trọng, đảm bảo các sản phẩm đáp ứng các tiêu chuẩn an toàn nghiêm ngặt.

Các Thách Thức Và Nhu Cầu Cải Tiến

  • Quản lý chất lượng và tăng hiệu suất: Ngành pin xe điện đang đối mặt với thách thức trong việc kiểm soát chất lượng và tăng hiệu suất để đáp ứng nhu cầu pin ngày càng tăng.
  • Tăng trưởng mạnh và chuỗi cung ứng: Sự tăng trưởng mạnh của ngành có thể dẫn đến vấn đề về kiểm soát chất lượng trong chuỗi cung ứng, từ nguyên liệu thô, hóa chất cho đến pin và linh kiện ô tô.
chữa cháy pin oto điện
chữa cháy pin oto điện

2. CÔNG NGHỆ CHỮA CHÁY PIN TRÊN XE Ô TÔ ĐIỆN TẠI MỸ

Theo Cơ quan an toàn giao thông quốc gia Mỹ National Highway Traffic Safety Administration (NHTSA) thì từ tháng 08/2012 đã bắt đầu nghiên cứu về nguy cơ cháy nổ của pin Lithium-ion trong xe điện thông qua 2 trường hợp: pin điện cao áp có bị cháy khi đang được sạc và khi gặp tai nạn giao thông. Qua đó, tháng 10/2017, kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng: sự đánh lửa của các dung môi điện phân dễ cháy được sử dụng trong hệ thống pin Li-ion được dự đoán là bằng hoặc ít hơn so với nhiên liệu xăng hoặc dầu diesel. Do đó, pin ô tô điện Li-ion sẽ ít gây cháy nổ hơn do lượng dung môi dễ cháy được giải phóng và đốt cháy trong tình huống hỏng hóc là rất nhỏ.

 Bên cạnh đó, xe ô tô điện có khả năng bắt lửa ít hơn 500% so với xe động cơ đốt trong, nên có thể hạn chế nguy cơ cháy nổ hơn. Đặc điểm này đã được chứng minh thông qua dữ liệu do Air Quality New thu được từ Freedom of Information (FOI) qua các năm:

– Năm 2019, đội cứu hỏa thủ đô Luân Đôn đã xử lý 54 vụ cháy xe điện so với 1898 vụ cháy xăng và dầu diesel.

– Năm 2020, đội cứu hỏa phải xử lý 1021 vụ cháy xăng dầu, trong khi đó cháy xe điện xảy ra khoảng 27 vụ.

Về cơ bản, xe ô tô điện có độ an toàn cao và chỉ xuất hiện nguy cơ cháy nổ khi pin Lithium-ion bị hỏng hoặc gặp sự cố va chạm nặng. Người điều khiển cần nắm rõ nguyên nhân gây ra cháy nổ và các biện pháp phòng chống cháy nổ ô tô điện để quá trình sử dụng hiệu quả nhất.

Nguyên nhân dẫn đến cháy nổ xe ô tô điện

Có 2 nguyên nhân chính dẫn đến hiện tượng cháy nổ ô tô điện là:

Các vấn đề ngoại cảnh do thời tiết, va chạm giao thông: Pin Lithium-ion có thể lưu trữ một lượng năng lượng khổng lồ trong một khoảng không gian rất nhỏ. Nếu pin tiếp xúc với nhiệt độ quá cao hoặc xe gặp phải sự cố giao thông có thể dẫn đến đoản mạch. Lượng nhiệt được tạo ra khi dòng điện đi qua nhưng không thể thoát kịp dẫn đến nhiệt sinh ngày càng nhiều, làm cho pin bắt lửa và gây ra cháy nổ. Hoặc khi va chạm giao thông, pin Lithium-ion có thể bị vỡ và thoát nhiệt gây ra tình trạng cháy nổ.

Các rủi ro liên quan đến chất lượng pin, hệ thống điện ô tô: trường hợp pin bị hỏng, pin kém chất lượng hoặc các bộ phận bị mài mòn và bị lỗi nhưng vẫn sử dụng có thể dẫn đến cháy nổ về sau (kể cả khi xe không hoạt động). Ngoài ra, hệ thống điện trên xe ô tô hoạt động ở điện áp cao, xe bắt lửa nhưng không có cảnh báo mặc dù xe đã tắt và được cách ly điện.

Giải pháp về phòng cháy chữa cháy đối với pin trên xe ô tô điện

Giải pháp về công tác phòng ngừa

Về vấn đề này, các nhà sản xuất xe ôto điện và của các chuyên gia NHTSA có ý kiến như sau:

Giáo sư Paul Christensen cho rằng: để chống phát sinh cháy nổ trên ô tô điện, người điều khiển nên tăng cường sự hiểu biết nhằm tránh và giảm thiểu rủi ro theo cách tốt nhất có thể. Cụ thể:

– Người lái xe nên tắt hệ thống điện áp cao bằng cách thủ công thay vì chờ đợi hệ thống tự động tắt. Đây là việc làm cần thiết phải thực hiện nhằm phòng ngừa phát sinh cháy nổ khi xe gặp sự cố. Để đảm bảo an toàn khi sử dụng ô tô điện, tốt hơn hết người điều khiển nên đọc kỹ hướng dẫn từ nhà sản xuất để nắm rõ cách xử lý khi xe bị hư hỏng hoặc gặp tai nạn.

– Trên xe cần được tích hợp sẵn hệ thống chăn chữa cháy nhằm kiểm soát sự lây lan của ngọn lửa. Ngoài ra, các vật liệu được dùng trong chăn chữa cháy có thể chủ động tích hợp vào hệ thống đẩy pin để ngăn chặn sự lan truyền nếu pin bị hỏng. Người điều khiển cũng nên kiểm tra hệ thống điện trên ô tô một cách thường xuyên nhằm hạn chế tình trạng chập điện gây cháy nổ khi xe đang vận hành.

Giải pháp trong công tác chữa cháy

Ứng dụng hệ thống phun sương nước áp suất cao đang được đánh giá là giải pháp ưu việt nhất nhất vì khả năng dễ di chuyển môi trường oxy, giảm nguy cơ đám cháy lan rộng và bùng phát trở lại nhằm:

+ Triển khai nhanh trong khoảng thời gian ngắn, khi phương tiện đang cháy.

+ Kích hoạt hệ thống từ khoảng cách an toàn.

+ Chữa cháy hiệu quả bằng nguyên lý làm mát các mô-đun và tế bào pin bên trong vỏ pin.

Hệ thống trên có thể sử dụng để dập tắt đám cháy pin lithium-ion điện áp cao đang cháy một cách an toàn và hiệu quả. Nó cho phép làm mát trực tiếp các mô-đun và các tế bào pin bên trong các mô-đun, từ đó ngăn chặn quá trình truyền nhiệt giữa các tế bào pin.

* Mô tả hệ thống

Hệ thống chữa cháy công nghệ mới cho pin điện áp cao trong xe điện là một hệ thống chữa cháy an toàn, hiệu quả và nhanh chóng dựa trên công nghệ lithium-ion. Nó cho phép làm mát trực tiếp các mô-đun pin hoặc các phần tử bên trong mô-đun và hạn chế nhanh quá trình truyền nhiệt của các phân tử.

Hệ thống bao gồm hai thành phần chính – thiết bị chữa cháy và thiết bị điều khiển, được kết nối với nhau bằng đường ống dẫn. Bộ phận chữa cháy được định vị trên pin và có thể cắm vào thân xe hoặc các điểm khác.

Vị trí thích hợp của thiết bị chữa cháy là ở mặt dưới của xe. Bộ điều khiển kích hoạt các thiết bị đâm xiên vào vỏ pin từ một khoảng cách an toàn so với vị trí cháy. Ngay sau khi bị xuyên thủng, vỏ pin bị ngập trong nước và các bộ phận bên trong được làm mát hiệu quả.

Hai bộ phận chính là bộ phận chữa cháy và bộ phận điều khiển (Hình 1).

Hình ảnh sử thử nghiệm hệ thống chữa cháy trên xe điện (Hình 2).

Sự an toàn của các chiến sĩ là ưu tiên hàng đầu trong quá trình phát triển hệ thống. Trên thực tế, lính chữa cháy chỉ cần duy trì khoảng cách gần chiếc xe đang cháy trong thời gian rất ngắn để kích hoạt hệ thống từ một khoảng cách an toàn. Hệ thống chữa cháy dẫn nước chính xác vào những vị trí cần thiết để làm mát các tế bào pin và mô-đun bên trong vỏ pin. Do đó, công tác chữa cháy diễn ra rất nhanh chóng, giúp giảm thiểu sự xả thải của khí ô nhiễm xuống mức tối thiểu.

Hệ thống được kết nối với nhau bằng các đường ống, bộ phận chữa cháy được định vị với khu vực tấm pin, và nếu cần thiết có thể định vị trên thùng xe hoặc các vị trí chữa cháy khác. Hệ thống có khả năng chữa cháy đám cháy pin tốt nhất khi xe đang nằm trên đường, đặt dưới gầm xe, trong khoảng cách từ gầm xe xuống mặt đường. Hệ thống cũng có thể thao tác chữa cháy từ khoang nội thất và khoang hành lý, hoặc từ trên xuống trong trường hợp xe nằm nghiêng hoặc xe bị lật.

Hệ thống được kích hoạt thông qua thiết bị điều khiển ở khoảng cách an toàn tính từ xe (khoảng 8 mét). Đầu chữa cháy xuyên phá đâm xuyên vào tấm pin với một lực khoảng vài tấn và nước được xả trực tiếp vào tấm pin qua các lỗ trên đầu phun chữa cháy. Nước chiếm chỗ toàn bộ tấm pin và đảm bảo làm mát trong thời gian ngắn nhất. Nguồn cấp nước từ xe chữa cháy thông thường là đủ để bảo đảm dập tắt đám cháy thành công. Ngoài ra, có thể sử dụng một máy bơm khiêng tay áp suất thông thường là đủ để cung cấp nước cho hệ thống này.

Sau khi tấm pin được làm mát đến nhiệt độ an toàn, xe đã sẵn sàng để vận chuyển đi. Đầu phun chữa cháy có thể duy trì trạng thái cắm vào tấm pin trong quá trình vận chuyển xe đến nơi an toàn (và tại địa điểm cách ly). Tính năng này cho phép phun nước chữa cháy trở lại vào tấm pin bất cứ lúc nào, bất kể phương tiện đang được vận chuyển bằng container hở mái hay trên xe cứu hộ.

Quá trình thử nghiệm thao tác phản ứng nhanh khi xảy ra sự cố (Hình 3).

*Đánh giá hiệu quả trong quá trình thử hệ thống

Tiết kiệm nhiên liệu

– Lính chữa cháy có thể dập tắt hiệu quả trong khoảng thời gian rất ngắn. Quá trình nghiên cứu, thử nghiệm nhiều lần trực tiếp trên xe điện đều chữa cháy dập tắt hiệu quả với nguồn nhiên liệu không đáng kể.

– Lực lượng chữa cháy chỉ cần một khoảng thời gian ngắn thao tác trực tiếp trên xe điện là có thể dập tắt được đám cháy.

– Hiệu quả chữa cháy nhanh và trực tiếp tại xe làm giảm nguy cơ ô nhiễm với các thành phần khí khói độc ở pin tỏa ra ngoài không khí. Thực nghiệm trong điều kiện thực tế

Trong quá trình nghiên cứu và phát triển, nhiều hệ thống pin và xe đã được hoàn chỉnh. Hệ thống chữa cháy được thử nghiệm trên tất cả các loại thành phần cấu tạo pin thông dụng (dạng tròn, túi hoặc hình lăng trụ) trong các hãng xe của Châu Âu, xe hơi và xe tải của Mỹ. Pin được thử nghiệm có công suất lên đến 120 kWh.

Update thông tin thường xuyên qua các đợt thử nghiệm

Lực lượng chữa cháy chuyên nghiệp và tự nguyện tại các nước Châu Âu vẫn đang tiếp tục thử nghiệm hệ thống chữa cháy kéo dài hàng tháng và thường xuyên update thông tin phản hồi những số liệu quan trọng qua thực tiễn.

Hiệu quả chữa cháy cao

Hệ thống chữa cháy đưa dung dịch chất chữa cháy đến nơi cần thiết 1 cách chính xác để làm mát các tế bào và các mô-đun trong vỏ pin. Điều này có nghĩa là việc dập tắt đó rất tiết kiệm nhiên liệu và lượng khói khí độc lan truyền được giảm đến mức tối thiểu.

Có thể kết hợp với hệ thống chữa cháy thông thường.

Hệ thống chữa cháy chỉ cần sử dụng nước với một áp suất 5-10 bar làm phương tiện chữa cháy. Điều này có nghĩa là mọi áp suất bình thường hiện có hệ thống chữa cháy có thể được sử dụng.

Dung dịch chất chữa cháy được cung cấp thông qua kết nối Storz C.

Tiếp cận nhanh

Nhờ phương pháp và công nghệ đặc biệt của phương pháp tiếp cận đâm xuyên. Tất cả các loại pin được sủ dụng để thử nghiệm đều được đánh giá việc thâm nhập đảm bảo an toàn.

Tính độc lập

Nguồn dung dịch chất chữa cháy phun cần thiết để dập tắt đám cháy được truyền qua áp lực của bình khí nén.

Hệ thống này đã được thử nghiệm trong nhiều bài kiểm tra với nhiều kiểu thiết kế pin trên các loại xe khác nhau. Ngoài ra, các đơn vị cứu hỏa công nghiệp, chuyên nghiệp và tình nguyện trên khắp Châu Âu đã thử nghiệm hệ thống này trong nhiều tháng với các chiến thuật, công nghệ và đội viên của họ, để chứng tỏ rằng hệ thống chữa cháy hoàn toàn mới này có thể tương thích được với những nguồn lực phục vụ công tác chữa cháy nói trên.

Hệ thống chữa cháy dành cho pin trên xe điện hiện là một trong những hệ thống chữa cháy tốt và sáng tạo để có thể dập tắt đám cháy pin trên xe điện. Hoạt động rất hiệu quả và thân thiện với người dùng. Theo đánh giá của các nhà chuyên gia, hệ thống này là thiết bị cần phải được trang bị rộng rãi lực lượng phòng cháy và chữa cháy.

Hình ảnh thử nghiệm mô hình chữa cháy trực tiếp trên xe ôtô điện (Hình 4)

“Nghiên cứu hệ thống chữa cháy pin trên xe điện là một đóng góp quan trọng cho việc sử dụng điện động lực một cách an toàn, cũng như đóng góp tích cực cho xã hội. Đây là lý do tại sao các cơ quan VDA/VDIK (Hiệp hội công nghiệp tự động hóa CHLB Đức/Hiệp hội các nhà sản xuất phương tiện sử dụng động cơ toàn cầu) ủng hộ đề tài nghiên cứu này. Các hãng xe lớn như: Opel, Volkswagen, BMW, Volvo, Tesla và Audi đã cung cấp các hệ thống pin thế hệ mới nhất cũng như các phương tiện hoàn chỉnh, để phục vụ các cuộc thử nghiệm quan trọng và cần thiết trong hai năm qua. Phương án tốt nhất để ngăn chặn các chất gây ô nhiễm không khí và nguồn nước chữa cháy là dập tắt đám cháy một cách nhanh chóng và hiệu quả. Và đó là những gì mà hệ thống chữa cháy dành cho pin trên xe điện của Rosenbauer đã chứng minh, cùng với việc ứng dụng vào thực tế để bảo đảm an toàn nhất có thể cho những người lính chữa cháy.”

Kết Luận

Trong khi ngành công nghiệp ô tô điện tiếp tục phát triển, việc đảm bảo an toàn của pin xe điện là một vấn đề quan trọng. Các đổi mới công nghệ và quy định an toàn đang được áp dụng để giảm thiểu nguy cơ cháy nổ, nhưng vẫn còn những thách thức

SỬA ĐỔI QCVN 06:2022/BXD – NHỮNG THAY ĐỔI QUAN TRỌNG TRONG AN TOÀN CHÁY CHO NHÀ VÀ CÔNG TRÌNH

Bài viết này sẽ giới thiệu về sự thay đổi quan trọng của QCVN 06:2022/BXD.

Ngày 16/10/2023, Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành Thông tư 09/2023/TT-BXD Sửa đổi 1:2023 QCVN 06:2022/BXD Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn cháy cho nhà và công trình.

Những Thay Đổi Quan Trọng

Sự thay đổi trong Sửa đổi QCVN 06:2022/BXD đánh dấu một bước quan trọng trong việc nâng cao hiệu suất an toàn cháy trong ngành xây dựng. Dưới đây là một số điểm quan trọng trong những thay đổi này

  1. Sự Cập Nhật Các Tiêu Chuẩn Cháy: Một số tiêu chuẩn cháy đã được cập nhật để đảm bảo tính hiệu quả và an toàn của hệ thống chữa cháy. Điều này bao gồm việc sử dụng các thiết bị và vật liệu chống cháy mới và cải tiến.
  2. Yêu Cầu Về Kiểm Tra Định Kỳ: Sửa đổi này đưa ra các yêu cầu cụ thể về việc kiểm tra định kỳ và bảo trì hệ thống chữa cháy. Điều này đảm bảo rằng hệ thống luôn ở trạng thái hoạt động tốt và có khả năng phản ứng nhanh chóng trong trường hợp cháy nổ.
  3. Thay Đổi Về Thiết Kế: Một số thay đổi liên quan đến thiết kế hệ thống chữa cháy được áp dụng để đảm bảo tính hiệu quả và an toàn tối đa. Điều này bao gồm việc xem xét vị trí và loại thiết bị chữa cháy, hệ thống phun nước tự động, và nhiều yếu tố khác.

Toàn văn nội dung Thông tư 09/2023/TT-BXD : BAN HÀNH SỬA ĐỔI 1:2023 QCVN 06:2022/BXD QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ AN TOÀN CHÁY CHO NHÀ VÀ CÔNG TRÌNH

Điều 2. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 01/12/2023.

Điều 3. Quy định chuyển tiếp

1. Hồ sơ thiết kế xây dựng đã hoàn thành thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy chữa cháy bởi cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền, trước khi Thông tư này có hiệu lực, tiếp tục được thực hiện theo hồ sơ thiết kế đã thẩm duyệt.

2. Hồ sơ thiết kế xây dựng đã có văn bản góp ý trả lời về thiết kế phòng cháy chữa cháy tại bước thiết kế cơ sở của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền, nhưng chưa được thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy chữa cháy, trước khi Thông tư này có hiệu lực, tiếp tục được thực hiện thẩm duyệt thiết kế theo văn bản góp ý trả lời.

3. Hồ sơ thiết kế xây dựng chưa được góp ý và thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy chữa cháy bởi cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền kể từ thời điểm Thông tư này có hiệu lực, thì phải tuân thủ các quy định của QCVN 06:2022/BXD và Sửa đổi 1:2023 QCVN 06:2022/BXD

SỬA ĐỔI 1:2023 QCVN 06:2022/BXD QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ AN TOÀN CHÁY CHO NHÀ VÀ CÔNG TRÌNH

Amendment 1:2023 QCVN 06:2022/BXD

National technical regulation on Fire Safety of Buildings and Constructions

Lời nói đầu

Sửa đổi 1:2023 QCVN 06:2022/BXD chỉ bao gồm nội dung sửa đổi, bổ sung một số quy định của QCVN 06:2022/BXD. Các nội dung không được nêu tại Sửa đổi 1 này thì tiếp tục áp dụng QCVN 06:2022/BXD ban hành kèm theo Thông tư số 06/2022/TT-BXD ngày 30 tháng 11 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng.

Sửa đổi 1:2023 QCVN 06.2022/BXD do Viện Khoa học công nghệ xây dựng (Bộ Xây dựng) chủ trì, Cục Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ (Bộ Công an), Phòng Cảnh sát phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ (Công an TP. Hà Nội), Phòng Cảnh sát phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ (Công an TP. Hồ Chí Minh) phối hợp biên soạn, Vụ Khoa học công nghệ và môi trường (Bộ Xây dựng) trình duyệt, Bộ Khoa học và Công nghệ thẩm định, Bộ Xây dựng ban hành kèm theo Thông tư số 09/2023/TT-BXD ngày 10 tháng 10 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng.

1  QUY ĐỊNH CHUNG

Sửa đổi, bổ sung điểm 1.1.2 như sau:

– Sửa đổi đoạn thứ nhất, đoạn a) và CHÚ THÍCH của đoạn a) như sau:

1.1.2 Quy chuẩn này áp dụng đối với các nhà sau:

a) Nhà ở:

1) Chung cư và nhà ở tập thể có chiều cao PCCC không quá 150 m và không quá 3 tầng hầm;

2) Nhà ở riêng lẻ, nhà ở riêng lẻ có kết hợp mục đích sử dụng khác và nhà ở riêng lẻ được chuyển đổi sang mục đích sử dụng khác có quy mô như sau:

– cao từ 7 tầng trở lên (hoặc có chiều cao PCCC từ 25 m trở lên);

– hoặc có khối tích từ 5 000 m3 trở lên;

– hoặc có nhiều hơn 1 tầng hầm đến 3 tầng hầm.

CHÚ THÍCH: Đối với nhà ở riêng lẻ, nhà ở riêng lẻ có kết hợp các mục đích sử dụng khác, nhà ở riêng lẻ được chuyển đổi sang mục đích sử dụng khác có quy mô khác với quy mô đã nêu tại đoạn 2) điểm 1.1.2 thì có thể áp dụng các yêu cầu an toàn cháy nêu trong tiêu chuẩn về nhà ở riêng lẻ, các tài liệu chuẩn khác để thiết kế an toàn cháy và tuân thủ các quy định pháp luật có liên quan.”.

– Bổ sung vào cuối điểm 1.1.2 các đoạn văn sau:

“Quy chuẩn này cũng có thể được xem xét áp dụng đối với các nhà không thuộc phạm vi điều chỉnh của quy chuẩn này nếu các yêu cầu trong quy chuẩn này phù hợp với nhà đó.

Đối với các nhà đứng độc lập (trừ các nhà thuộc nhóm F5 và các nhà đã nêu tại CHÚ THÍCH của đoạn 2) điểm 1.1.2) có chiều cao dưới 7 tầng, chiều cao PCCC dưới 25 m và khối tích dưới 5 000 m3), nếu không thể tuân thủ các quy định của quy chuẩn này thì căn cứ trên công năng cụ thể của nhà cũng có thể áp dụng các tài liệu chuẩn để thiết kế an toàn cháy và tuân thủ các quy định pháp luật có liên quan.”.

Sửa đổi điểm 1.1.4 như sau:

1.1.4 Quy chuẩn này áp dụng khi xây dựng mới các nhà thuộc phạm vi điều chỉnh của quy chuẩn này; hoặc chỉ áp dụng đối với các bộ phận, khu vực trực tiếp được cải tạo sửa chữa, trong các trường hợp sau:

a) Cải tạo, sửa chữa thay đổi công năng của tầng nhà, khoang cháy hoặc nhà dẫn đến nâng cao các yêu cầu an toàn cháy đối với tầng nhà, khoang cháy và nhà;

b) Cải tạo, sửa chữa làm thay đổi các giải pháp thoát nạn của tầng nhà, khoang cháy hoặc nhà theo hướng làm giảm số lượng lối thoát nạn hoặc cầu thang thoát nạn;

c) Cải tạo, sửa chữa làm tăng hạng nguy hiểm cháy và cháy nổ của tầng nhà, khoang cháy hoặc nhà;

d) Cải tạo, sửa chữa tăng quy mô dẫn đến nâng cao các yêu cầu an toàn cháy đối với tầng nhà, khoang cháy và nhà.

Trường hợp nhà, khoang cháy hoặc tầng nhà được cải tạo, sửa chữa không thể đáp ứng các yêu cầu của quy chuẩn này thì áp dụng 1.1.10.”.

Sửa đổi điểm 1.1.5 như sau:

– Thay cụm từ “Các phần 2, 3, 4, 5 và 6” bằng cụm từ “Quy chuẩn này”.

– Bổ sung cụm từ “công trình hầm giao thông; tháp đèn biển;” vào sau cụm từ “không lưu;”.

Sửa đổi điểm 1.1.7 như sau:

1.1.7  Cho phép sử dụng các tài liệu chuẩn của nước ngoài trên cơ sở bảo đảm nguyên tắc quy định tại 1.5 của quy chuẩn này và các quy định pháp luật của Việt Nam về phòng cháy, chữa cháy cùng các quy định về áp dụng tiêu chuẩn của nước ngoài trong hoạt động xây dựng ở Việt Nam.”.

Sửa đổi điểm 1.1.10 như sau:

1.1.10  Trong một số trường hợp riêng biệt, có thể xem xét bổ sung, thay thế một số yêu cầu của quy chuẩn này đối với công trình cụ thể bằng các yêu cầu an toàn cháy phù hợp khác theo tài liệu chuẩn hoặc có luận chứng kỹ thuật phù hợp.”.

Bổ sung điểm 1.1.11 như sau:

1.1.11 Các địa phương được ban hành quy chuẩn kỹ thuật địa phương để thay thế, sửa đổi hoặc bổ sung một số quy định tại các phần 3, 4, 5, 6 và các phụ lục của quy chuẩn này cho phù hợp với điều kiện đặc thù của địa phương, trên cơ sở tuân thủ quy định pháp luật về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và pháp luật về phòng cháy chữa cháy.”.

Bãi bỏ điểm 1.3.

Sửa đổi, bổ sung một số thuật ngữ của điểm 1.4 như sau:

– Bổ sung cụm từ “; hoặc các bộ phận khác có chức năng ngăn cháy” vào sau cụm từ “sàn ngăn cháy” tại điểm 1.4.5.

– Bổ sung vào cuối điểm 1.4.9 như sau:

“CHÚ THÍCH 4: Trong trường hợp các mặt đường tiếp cận nhà có cao độ khác nhau thì nhà có thể có các chiều cao PCCC khác nhau tùy thuộc vào phương án thiết kế an toàn cháy cụ thể.”.

– Sửa đổi điểm 1.4.11 như sau:

“1.4.11

Cửa nắp hút khói (cửa trời hoặc cửa chớp)

Bộ phận (mở được khi có cháy) được điều khiển tự động và từ xa hoặc luôn mở sẵn, che các lỗ mở trên các kết cấu bao che bên ngoài của không gian nhà (hoặc gian phòng) mà được bảo vệ bằng hệ thống thông gió hút xả khói theo cơ chế tự nhiên.”.

– Bổ sung điểm 1.4.21a như sau:

“1.4.21a

Gian phòng chung

Gian phòng có công năng dùng để tổ chức sự kiện (ví dụ: hội họp, hội thảo, trình diễn, thể thao và tương tự), có sự tập trung cùng lúc một nhóm người, trong một khoảng thời gian được ấn định cụ thể. Nhóm người này có đặc điểm chung là không quen thuộc với địa điểm được tập trung (không thường xuyên hoặc không định kỳ có mặt). Các văn phòng, gian phòng sản xuất, các gian phòng khác mà được sử dụng chủ yếu cho người trong nội bộ tòa nhà thì không được coi là các gian phòng chung (ví dụ: phòng họp nội bộ, phòng ăn nội bộ, phòng sinh hoạt chung nội bộ và tương tự).”.

– Sửa đổi tên thuật ngữ “Gian phòng có người làm việc thường xuyên” tại điểm 1.4.22 thành “Gian phòng có người làm việc thường xuyên (hoặc thường xuyên có người)”.

– Sửa đổi điểm 1.4.23 như sau:

“1.4.23

Hành lang bên

Hành lang mà ở một phía có thông gió với bên ngoài qua các lỗ mở thông với không khí bên ngoài khi có cháy, với chiều cao thông thủy tính từ đỉnh của tường chắn ở mép hành lang lên phía trên không nhỏ hơn 1,2 m.

CHÚ THÍCH: Kích thước các lỗ mở trên tường ngoài của hành lang bên bảo đảm một trong các yêu cầu sau:

– Khi hành lang bên được ngăn cách với các gian phòng liền kề bằng các bộ phận ngăn cháy theo quy định của quy chuẩn thì tổng diện tích các lỗ mở không được nhỏ hơn 15 % diện tích sàn của hành lang bên và khoảng cách từ một điểm bất kỳ trên hành lang bên đến mép gần nhất của lỗ mở bất kỳ không được lớn hơn 9 m, đo theo phương ngang.

– Khi hành lang bên không được ngăn cách với các gian phòng liền kề bằng các bộ phận ngăn cháy thì tổng diện tích các lỗ mở không được nhỏ hơn 50 % diện tích sàn của hành lang bên và khoảng cách từ một điểm bất kỳ trên hành lang bên đến mép gần nhất của lỗ mở bất kỳ không được lớn hơn 9 m.”.

– Sửa đổi điểm 1.4.26 như sau:

“1.4.26

Hệ thống hút xả khói

Hệ thống được điều khiển tự động và từ xa, hoặc luôn sẵn sàng hoạt động khi có cháy, có tác dụng xả khói và các sản phẩm cháy qua cửa thu khói ra ngoài trời.”.

– Bổ sung các điểm 1.4.32a, 1.4.33a, 1.4.49a như sau:

“1.4.32a

Khối đế

Phần dưới của nhà (có thể bao gồm một số tầng dưới cùng của nhà), thường được thiết kế vươn ra so với kết cấu chịu lực của khối tháp bên trên và thường được sử dụng vào các mục đích thương mại, dịch vụ.”.

“1.4.33a

Lối ra ngoài trực tiếp

Cửa hoặc lối đi qua các vùng an toàn trong nhà (cùng tầng với lối ra ngoài trực tiếp) để dẫn ra ngoài nhà (ra khỏi các tường bao che của nhà) đến khu vực thoáng mà con người có thể di tản an toàn.

CHÚ THÍCH: Một số trường hợp có thể được coi là lối đi qua các vùng an toàn trong nhà để dẫn ra ngoài nhà như sau:

a) Đi qua khu vực không có tải trọng cháy hoặc có nguy cơ cháy thấp (ví dụ khu vực này có thể có quầy lễ tân, bàn ghế gỗ, kim loại, quạt cây, hoặc các đồ vật tương tự với số lượng hạn chế), khu vực này được ngăn cách với các hành lang và các gian phòng tiếp giáp (nếu có) bằng vách ngăn cháy loại 1 có cửa đi với cơ cấu tự đóng và khe cửa được chèn kín, hoặc ngăn cách bằng giải pháp khác tương đương (ví dụ: giải pháp nêu tại đoạn b) của 4.35, hoặc dùng màn ngăn cháy);

b) Đi qua lối đi hở, có thông khí với ngoài trời (ví dụ hành lang bên, ram dốc), được ngăn cách với các gian phòng, khu vực liền kề bởi bộ phận ngăn cháy làm bằng vật liệu không cháy với giới hạn chịu lửa ít nhất El 30 đối với nhà có bậc chịu lửa I, và phải làm bằng vật liệu không cháy hoặc cháy yếu (Ch1) với giới hạn chịu lửa ít nhất El 15 đối với nhà có bậc chịu lửa II, III, IV;

c) Đi qua các khu vực khác được coi là an toàn đối với con người.”.

1.4.49a

Sảnh thông tầng

Không gian trống nối thông từ hai tầng trở lên trong nhà dân dụng và được bao che ở trên đỉnh không gian này (thường là không gian rộng lớn, sử dụng vì mục đích kiến trúc hoặc tạo không gian thương mại, dịch vụ, kinh doanh, trưng bày và tương tự. Các lỗ mở trên sàn nối thông chỉ vì mục đích làm thang bộ, thang cuốn, giếng thang máy, hoặc các giếng, kênh kỹ thuật không được coi là sảnh thông tầng). Không gian này có thể thông với các phần nhà tại mỗi tầng được nối thông (hành lang, gian phòng và tương tự).”.

– Bổ sung vào cuối CHÚ THÍCH của điểm 1.4.50 như sau: “Đối với nhà nhóm F1 đến F4, tầng lửng không tính vào số tầng nhà của công trình khi được sử dụng làm khu kỹ thuật và có diện tích sàn xây dựng không vượt quá 10 % diện tích sàn ngay bên dưới và không vượt quá 300 m2 (chỉ được 01 tầng lửng không tính vào số tầng nhà).”.

– Sửa đổi điểm 1.4.53 như sau: Bổ sung cụm từ “và hướng dẫn kỹ thuật (guidelines, handbook)” vào sau cụm từ “quy chuẩn kỹ thuật (technical regulation)”.

– Bổ sung điểm 1.4.68a như sau:

1.4.68a

Vật liệu hoàn thiện, trang trí

Lớp hoàn thiện (có thể kết hợp mục đích trang trí), che phủ và được cố định trên bề mặt ngoài của các kết cấu/bộ phận bao che trong nhà.

CHÚ THÍCH: Vật liệu hoàn thiện, trang trí có thể là các lớp vôi, vữa, thạch cao và tương tự; các tấm ốp hoàn thiện hoặc cách âm bằng gạch, gỗ, nhựa, mút xốp và tương tự cố định trên bề mặt ngoài của tường, trần. Các đồ vật treo trên tường, trần chỉ nhằm mục đích trang trí nội thất (như tranh, ảnh, các đồ trang trí và tương tự) không phải là vật liệu hoàn thiện, trang trí.”.

Sửa đổi điểm 1.5.4 như sau:

1.5.4  Khi cần có luận chứng kỹ thuật (theo 1.1.10) thì luận chứng này được coi là một trong những nội dung của hồ sơ thiết kế về PCCC. Trong luận chứng cần trình bày các giải pháp kỹ thuật để thay thế, bổ sung một số yêu cầu an toàn cháy của quy chuẩn này và cơ sở của các giải pháp kỹ thuật đó, trên nguyên tắc: đáp ứng các quy định nêu tại 1.5, phù hợp với mục đích của các yêu cầu an toàn cháy cần thay thế, bổ sung và phù hợp với các tài liệu chuẩn về thiết kế an toàn cháy được áp dụng. Cơ sở của các giải pháp kỹ thuật thay thế có thể là: tính toán, mô phỏng cháy dựa trên kỹ thuật an toàn cháy (fire engineering); các tài liệu chuẩn về thiết kế an toàn cháy được áp dụng; hoặc các giải pháp kỹ thuật phù hợp khác.

Khi trong luận chứng kỹ thuật mà có sử dụng kỹ thuật an toàn cháy thì cần xem xét các kịch bản cháy (các tình huống có thể xảy ra đám cháy) dựa trên tương quan giữa sự phát triển và lan truyền các yếu tố nguy hiểm của đám cháy, việc thoát nạn của người và việc tổ chức chữa cháy.

Việc tiếp cận đám cháy và thực hiện các biện pháp chữa cháy, cứu người của lực lượng chữa cháy và phương tiện chữa cháy phải theo phương án chữa cháy được phê duyệt phù hợp với thiết kế PCCC của nhà.

Khi mô phỏng cháy thì đám cháy được coi là phát triển tự do cho đến khi bị kiềm chế bởi các yếu tố khác (ví dụ: thời điểm lực lượng chữa cháy tiếp cận và bắt đầu chữa cháy; khả năng cháy lan; các bộ phận ngăn cháy, ngăn khói; hệ thống chữa cháy trong nhà; bảo vệ chống khói; và các yếu tố có tác dụng tương tự). Khi đó, trường hợp chủ công trình/cơ sở không có nhu cầu bảo vệ tài sản hoặc hạn chế thiệt hại về tài sản thì thiết kế cần bảo đảm các điều kiện sau: 1) con người trong nhà có thể thoát nạn an toàn trước khi bị nguy cơ đe dọa tính mạng và sức khoẻ do tác động của các yếu tố nguy hiểm của đám cháy; 2) nhà vẫn duy trì được tính ổn định tổng thể (không sập đổ) trong một khoảng thời gian tương ứng với giới hạn chịu lửa của kết cấu chịu lực của nhà theo bậc chịu lửa của nhà (xem CHÚ THÍCH 7 của Bảng 4); và 3) ngăn chặn cháy lan sang các công trình lân cận.”.

Bổ sung điểm 1.5.5 như sau:

1.5.5  Cho phép áp dụng các giải pháp và phương án PCCC khác nhau (kể cả các giải pháp, phương án không nêu trong quy chuẩn này) để thực hiện các yêu cầu an toàn cháy của quy chuẩn này, trên nguyên tắc bảo đảm mục đích của các yêu cầu đó.

Có thể chấp thuận các sai số thi công khi áp dụng các quy định về kích thước, khoảng cách của quy chuẩn này theo tiêu chuẩn thi công và nghiệm thu tương ứng. Đối với các kích thước chiều rộng, chiều cao của lối ra thoát nạn, lỗ cửa, hành lang, thang bộ, thang máy, đường thoát nạn và tương tự thì được áp dụng sai số thi công là ± 5 %.”.

Bổ sung điểm 1.5.6 như sau:

1.5.6  Các yêu cầu an toàn cháy phải được xác định và tuân thủ căn cứ vào công năng sử dụng thực tế của gian phòng, phần nhà và nhà. Trường hợp nhà (phần nhà) có từ hai công năng khác nhau trở lên thì cần căn cứ thêm vào giải pháp ngăn chặn cháy lan giữa các công năng này (quy định tại Phần 4) để xác định các yêu cầu an toàn cháy tương ứng.”.

2  PHÂN LOẠI KỸ THUẬT VỀ CHÁY

Sửa đổi CHÚ THÍCH tại 2.3.2.2 như sau:

– Thay cụm từ “ISO 10294” bằng cụm từ “ISO 21925”.

Sửa đổi CHÚ THÍCH 2, CHÚ THÍCH 6 và bổ sung CHÚ THÍCH 7, CHÚ THÍCH 8 vào Bảng 4 như sau:

“CHÚ THÍCH 2: Không quy định giới hạn chịu lửa của các tấm lợp (kể cả các tấm lợp có cách nhiệt) nếu chúng được làm từ vật liệu không cháy, hoặc cháy yếu (Ch1) và lan truyền yếu (LT2) (trừ nhà F5 hạng A, B).

Không quy định giới hạn chịu lửa của các xà gồ đỡ tấm lợp (trừ xà gồ của các nhà, khoang cháy, gian phòng nhóm F3.1, F3.2; nhà nhóm F5.1, F5.2 hạng A, B và các nhà, gian phòng, khoang cháy khác thuộc hạng A, B) khi thỏa mãn đồng thời các điều kiện sau:

– Mặt dưới xà gồ nằm cách sàn ngay dưới chúng một khoảng cách tối thiểu 10 m đối với nhà hạng C và 6,1 m đối với các nhà còn lại;

– Xà gồ được làm từ các vật liệu không cháy đối với nhà hạng C hoặc tối thiểu là cháy yếu (Ch1) đối với các nhà còn lại.

– Riêng đối với nhà hạng C phải tuân thủ thêm các điều kiện sau: 1) được trang bị chữa cháy tự động; 2) xà gồ chỉ được mang thêm phụ tải như đường ống chữa cháy, máng điện, dây điện hoặc các phụ tải khác với tổng tải trọng phụ thêm (trừ trọng lượng bản thân xà gồ và tấm lợp) không quá 10 kg/m2, tính trên phần diện tích mái được đỡ bởi xà gồ đang xét.”.

“CHÚ THÍCH 6: Giới hạn chịu lửa của tường ngoài không chịu lực trong Bảng 4 chỉ áp dụng đối với các mảng tường sử dụng làm đai hoặc dải ngăn cháy theo phương đứng hoặc phương ngang quy định tại 4.32 và 4.33.”.

“CHÚ THÍCH 7: Trường hợp áp dụng mô phỏng cháy căn cứ trên các điều kiện cụ thể về tải trọng cháy trong gian phòng, phần nhà hoặc toàn nhà, cho phép xác định giới hạn chịu lửa của các bộ phận, cấu kiện quy định trong Bảng 4 dựa trên nhiệt độ từ mô phỏng cháy. Các thông số của tải trọng cháy (khối lượng, phân bố, nhiệt lượng cháy thấp, tốc độ lan truyền lửa, mô hình lan truyền lửa và các thông số tương tự) được xác định căn cứ trên hồ sơ thiết kế và tài liệu chuẩn được áp dụng.”.

“CHÚ THÍCH 8: Không quy định giới hạn chịu lửa của bản thang và chiếu thang trong buồng thang bộ được bảo vệ bởi các tường trong có giới hạn chịu lửa đáp ứng yêu cầu của Bảng 4 tương ứng với bậc chịu lửa của nhà. Khi đó các bản thang và chiếu thang, cũng như vật liệu hoàn thiện bên trong buồng thang (nếu có) phải là vật liệu không cháy hoặc bảo đảm Ch1, BC1.”.

Sửa đổi điểm 2.5.3.3 như sau:

– Bổ sung câu văn sau vào sau cụm từ “sự ổn định không gian cho nhà khi có cháy.”: “Trường hợp kết cấu giàn, dầm, xà gồ của kết cấu mái của nhà không có tầng áp mái không tham gia vào sự bảo đảm độ bền tổng thể và sự ổn định không gian cho nhà khi có cháy thì giới hạn chịu lửa yêu cầu của các kết cấu này được xác định theo cột 6 của Bảng 4.”.

3  BẢO ĐẢM AN TOÀN CHO NGƯỜI

Sửa đổi điểm 3.1.7 như sau:

3.1.7 Trong các nhà có từ 2 đến 3 tầng hầm, được phép bố trí phòng hút thuốc, các siêu thị và trung tâm thương mại, quán ăn, quán giải khát và các gian phòng công cộng khác nằm sâu hơn tầng hầm 1 khi thiết kế theo các tài liệu chuẩn được phép áp dụng, hoặc có luận chứng kỹ thuật theo 1.1.10.

Đối với bệnh viện và trường phổ thông, chỉ cho phép bố trí các công năng khám bệnh không có điều trị nội trú (khi đó không áp dụng 3.1.6 đối với bệnh viện), các công năng văn phòng, phụ trợ khác từ tầng bán hầm hoặc tầng hầm 1 (trong trường hợp không có tầng bán hầm) trở lên.

Tại tất cả các sàn tầng hầm, ít nhất phải có một lối vào buồng thang bộ thoát nạn đi qua sảnh ngăn khói được ngăn cách với không gian xung quanh bằng vách ngăn cháy loại 1 hoặc giải pháp tương đương khác. Các cửa đi phải là loại có cơ cấu tự đóng.”.

Bổ sung vào cuối đoạn a) điểm 3.2.2 như sau:

“Đối với nhà nhóm F1.2, F1.3, F2, F3, F4 có chiều cao PCCC dưới 28 m, trường hợp không thể bố trí được lối đi riêng ra bên ngoài mà phải đi qua sảnh chung thì lối vào buồng thang bộ chung từ các tầng hầm phải đi qua khoang đệm với giải pháp bao che giống như khoang đệm ngăn cháy loại 1, và phải có vách ngăn cháy loại 1 ngăn cách với phần còn lại của buồng thang bộ;”.

Sửa đổi điểm 3.2.3 như sau:

3.2.3 Các lối ra không được coi là lối ra thoát nạn nếu trên lối ra này có đặt cửa cuốn hoặc cửa quay.

Được sử dụng cửa trượt hoặc cửa xếp trên lối ra thoát nạn (trừ các trường hợp: cửa này có yêu cầu về giới hạn chịu lửa, hoặc có yêu cầu về việc cửa phải tự đóng kín sau khi mở, hoặc trong các nhà nhóm F1.3, cơ sở mầm non, trường tiểu học và tương đương), khi đó không áp dụng quy định về chiều mở cửa tại 3.2.10, và phải có biển thông báo/ghi chú về loại cửa và chiều mở của cửa.”.

Sửa đổi đoạn b) điểm 3.2.5 như sau:

“b) Các gian phòng trong các tầng hầm và tầng nửa hầm có mặt đồng thời hơn 15 người;’’.

Sửa đổi đoạn a) và đoạn d) của điểm 3.2.6.2 như sau:

”a) Từ mỗi tầng (hoặc từ một phần của tầng được ngăn cách khỏi các phần khác của tầng bằng các bộ phận ngăn cháy) có nhóm nguy hiểm cháy theo công năng F1.2, F2, F3, F4.2, F4.3 và F4.4, khi thỏa mãn đồng thời các điều kiện sau:

1) Đối với nhà có chiều cao PCCC không quá 15 m:

– Diện tích mỗi tầng đang xét không được lớn hơn 300 m2;

– Số người lớn nhất trên mỗi tầng không vượt quá 20 người;

– Không được để xe cơ giới, không được bố trí kho hạng A, B, C tại tầng có lối thoát nạn ra ngoài nhà, trừ khi các khu vực này được ngăn cách theo các quy định của quy chuẩn này;

– Đối với nhà trên 3 tầng hoặc có chiều cao PCCC lớn hơn 9 m: các lối ra thoát nạn của các gian phòng và từ mỗi tầng phải tuân thủ yêu cầu của quy chuẩn này;

– Đối với nhà từ 3 tầng trở xuống hoặc có chiều cao PCCC từ 9 m trở xuống: được sử dụng cầu thang bộ loại 2 để thoát nạn khi bảo đảm điều kiện người trong nhà có thể thoát ra lối thoát nạn khẩn cấp (ra ban công, lô gia thoáng, qua cửa sổ hoặc lối thoát nạn khẩn cấp tương tự) hoặc lên được sân thượng thoáng khi có cháy, và thang bộ loại 2 phải được ngăn cách với khu vực tầng hầm (nếu có) bằng vách ngăn cháy loại 2;

CHÚ THÍCH: Ban công thoáng hoặc sân thượng thoáng nghĩa là hở ra ngoài trời và bộ phận bao che (nếu có) phải bảo đảm cho việc thoát nạn, cứu nạn dễ dàng khi lực lượng chữa cháy tiếp cận.

2) Đối với nhà có chiều cao PCCC từ trên 15 m đến 21 m:

– Diện tích mỗi tầng đang xét không được lớn hơn 200 m2;

– Số người lớn nhất trên mỗi tầng không vượt quá 20 người;

– Không được để xe cơ giới, không được bố trí kho hạng A, B, C tại tầng có lối thoát nạn ra ngoài nhà, trừ khi các khu vực này được ngăn cách theo các quy định của quy chuẩn này;

– Các khu vực có công năng đang xét được bảo vệ bằng chữa cháy tự động. Trường hợp không thể trang bị chữa cháy tự động thì thay thế bằng hệ thống báo cháy tự động cho toàn bộ nhà (ưu tiên sử dụng đầu báo cháy khói);

– Người trong nhà có thể thoát ra ngoài nhà qua lối thoát nạn khẩn cấp (ra ban công, lô gia thoáng, qua cửa sổ hoặc lối thoát nạn khẩn cấp tương tự) với các thiết bị hỗ trợ thoát nạn (ví dụ thang P1, P2, thang ngoài nhà, thang dây, ống tụt và các thiết bị hỗ trợ thoát nạn khác); hoặc lên được sân thượng thoáng khi có cháy;

– Các lối ra thoát nạn của các gian phòng và từ mỗi tầng phải tuân thủ yêu cầu của quy chuẩn này;

3) Đối với nhà có chiều cao PCCC từ trên 21 m đến 25 m:

– Diện tích mỗi tầng đang xét không được lớn hơn 150 m2;

– Số người lớn nhất trên mỗi tầng không vượt quá 15 người;

– Không được để xe cơ giới, không được bố trí kho hạng A, B, C tại tầng có lối thoát nạn ra ngoài nhà, trừ khi các khu vực này được ngăn cách theo các quy định của quy chuẩn này;

– Nhà được bảo vệ bằng hệ thống báo cháy và chữa cháy tự động;

– Người trong nhà có thể thoát ra ngoài nhà qua lối thoát nạn khẩn cấp (ra ban công, lô gia thoáng, qua cửa sổ và các lối thoát nạn khẩn cấp tương tự) với các thiết bị hỗ trợ thoát nạn (ví dụ thang P1, P2, thang ngoài nhà, thang dây, ống tụt và các thiết bị hỗ trợ thoát nạn khác); hoặc lên được sân thượng thoáng khi có cháy;

– Các lối ra thoát nạn của các gian phòng và từ mỗi tầng phải tuân thủ yêu cầu của quy chuẩn này.”.

“d) Từ các tầng (hoặc một phần của tầng được ngăn cách khỏi các phần khác của tầng bằng các bộ phận ngăn cháy) thuộc nhóm nguy hiểm cháy theo công năng F4.1, khi thỏa mãn các điều kiện tại đoạn a) điểm 3.2.6.2, hoặc thỏa mãn đồng thời các điều kiện sau:

– Đối với cấp tiểu học và tương đương: Nhà có chiều cao PCCC không quá 9 m, diện tích tầng đang xét không quá 300 m2; Đối với các nhà còn lại thuộc nhóm F4.1: Nhà có chiều cao PCCC không quá 15 m, diện tích tầng đang xét không quá 500 m2;

– Không được để xe cơ giới, không được bố trí kho hạng A, B, C tại tầng có lối thoát nạn ra ngoài nhà, trừ khi các khu vực này được ngăn cách theo các quy định của quy chuẩn này.”.

Sửa đổi điểm 3.2.8 như sau:

– Sửa đổi câu cuối cùng của đoạn thứ hai như sau: “Khoảng cách giữa hai lối ra thoát nạn được đo theo đường thẳng nối giữa hai cạnh xa nhất của chúng và phải lớn hơn hoặc bằng 7 m. Trường hợp khoảng cách này nhỏ hơn 7 m thì khoảng cách giữa hai lối ra thoát nạn được đo theo đường thẳng nối giữa hai cạnh gần nhất của chúng (xem Hình I.4 a), b), c)).”.

– Tại đoạn thứ ba bổ sung cụm từ “, phần nhà hoặc tầng nhà” vào sau cụm từ “gian phòng”.

– Tại đoạn thứ tư bổ sung cụm từ “hoặc hành lang bên” vào sau cụm từ “bằng một hành lang trong”.

Sửa đổi câu thứ hai của đoạn thứ tư điểm 3.2.9 như sau:

“Cửa hai cánh nếu có yêu cầu về giới hạn chịu lửa thì phải được lắp cơ cấu tự đóng sao cho các cánh được đóng lần lượt.”.

Sửa đổi đoạn cuối điểm 3.2.9 như sau:

“Các cửa trên đường thoát nạn nếu có yêu cầu về giới hạn chịu lửa thì phải được lắp cơ cấu tự đóng.”.

Bãi bỏ câu thứ hai của đoạn thứ nhất điểm 3.2.11.

Sửa đổi, bổ sung điểm 3.3.1 như sau:

– Thay cụm từ “TCVN 3890” bằng cụm từ “tài liệu chuẩn”.

Sửa đổi đoạn thứ nhất của điểm 3.3.2 như sau:

“Khoảng cách thoát nạn giới hạn cho phép (Phụ lục G) trên mỗi tầng được đo dọc theo tâm đường thoát nạn, bắt đầu từ tâm của cửa các gian phòng hoặc từ chỗ xa nhất có thể có người trong phòng (tùy thuộc vào việc có ngăn cháy giữa gian phòng và đường thoát nạn hay không) đến tâm của lối ra thoát nạn gần nhất của mỗi tầng (ví dụ: cửa ra ngoài nhà, cửa vào buồng thang bộ hoặc cửa ra cầu thang bộ loại 3, mép bậc đầu tiên của cầu thang bộ loại 2 trên tầng đó nếu cầu thang loại 2 là cầu thang thoát nạn, cửa vào khoang cháy lân cận, hoặc đến lối ra thoát nạn khác). Khoảng cách này phải được hạn chế tùy thuộc vào:”.

Sửa đổi, bổ sung điểm 3.3.5 như sau:

– Bãi bỏ câu thứ ba của đoạn thứ hai.

– Bổ sung vào sau đoạn thứ hai như sau:

“Riêng nhà có hạng nguy hiểm cháy và cháy nổ D, E có thể bao che hành lang bằng tường kính hoặc bộ phận bao che từ vật liệu không cháy. Không yêu cầu giới hạn chịu lửa của tường ngăn và các ô cửa giữa các gian phòng và hành lang bên (trừ các gian phòng nhóm F5 hạng A, B, C hoặc bếp).

Đối với các tầng nhà có hành lang, gian phòng không được bao che bằng các bộ phận ngăn cháy theo quy định tại điểm 3.3.5 hoặc không tuân thủ yêu cầu tại 3.3.4 thì khoảng cách giới hạn cho phép của đường thoát nạn (Phụ lục G) phải tính từ điểm xa nhất có thể có người của gian phòng trên tầng nhà đó. Riêng các nhà kinh doanh dịch vụ karaoke, vũ trường phải bảo đảm việc ngăn cách hành lang, gian phòng trên đường thoát nạn bằng các bộ phận ngăn cháy như quy định ở trên. Các nhà nhóm F1.3 phải tuân thủ quy định tại 4.5.”.

– Bổ sung cụm từ sau vào sau cụm từ “vách ngăn cháy loại 2” của đoạn thứ ba: “(hoặc bằng các vách ngăn khói, màn ngăn khói, có mép dưới cách sàn hành lang tối đa 2,5 m)”.

Sửa đổi, bổ sung điểm 3.4.1 như sau:

– Sửa đổi gạch đầu dòng thứ nhất như sau: “- 1,2 m – đối với nhà nhóm F1.1 có tổng số người thoát nạn qua thang này lớn hơn 15 người từ mỗi tầng; 1 m – đối với nhà nhóm F1.1 có tổng số người thoát nạn qua thang này từ 15 người trở xuống từ mỗi tầng; ”.

– Sửa đổi gạch đầu dòng thứ ba như sau: 0,7 m – đối với nhà có chiều cao PCCC không quá 15 m và tổng số người thoát nạn qua thang này từ mỗi tầng không quá 15 người (trường hợp này chấp nhận bản thang có thể nhỏ hơn chiều rộng cửa thoát nạn của thang);”.

– Bổ sung vào cuối điểm 3.4.1 đoạn văn sau: “Trong trường hợp không thể bảo đảm được các kích thước trên, có thể sử dụng tài liệu chuẩn để tính toán thoát nạn cho người và xác định kích thước cần thiết của bản thang, lối thoát nạn, đường thoát nạn căn cứ trên điều kiện cụ thể của công trình.”.

Sửa đổi, bổ sung điểm 3.4.4 như sau:

– Bổ sung đoạn văn sau vào trước đoạn thứ nhất: “Được sử dụng thang cong toàn phần hoặc một phần, thang với các bậc thang chéo khi đáp ứng một trong hai điều kiện sau: 1) mỗi bậc thang có một phần mặt bậc thỏa mãn các điều kiện nêu tại 3.4.1 và 3.4.2; hoặc 2) thỏa mãn các điều kiện nêu dưới đây đối với nhóm nhà cụ thể. Đối với nhà nhóm F1.4, không áp dụng quy định tại 3.3.7.”.

– Thay cụm từ “F4” tại đoạn thứ nhất bằng cụm từ: “F1.2, F1.3, F2, F3, F4, F5”.

– Bổ sung vào cuối điểm 3.4.4 đoạn văn sau: “Trong các nhà nhóm F1.2, F1.3, F2, F3, F4, F5 với chiều cao PCCC không quá 15 m và số người tối đa trên mỗi tầng không quá 15 người, tại mỗi chiếu nghỉ hoặc góc xoay bản thang không quá 90° cho phép bố trí tối đa 3 bậc thang chéo (rẻ quạt).”.

Sửa đổi điểm 3.4.5 như sau:

– Bổ sung vào cuối điểm 3.4.5, trước cụm từ “phòng công năng nào”: “, trừ các phòng vệ sinh và phòng kỹ thuật nước”.

Sửa đổi đoạn a) và đoạn b) của điểm 3.4.8 như sau:

– Bổ sung cụm từ sau vào đoạn a) điểm 3.4.8, sau chữ “L2” đầu tiên: “và phần cầu thang tại tầng hầm, tầng bán hầm”.

– Sửa đổi, bổ sung vào đoạn b) của điểm 3.4.8 như sau: Bãi bỏ cụm từ “là buồng thang bộ không nhiễm khói và”; và bổ sung đoạn văn vào cuối đoạn b) điểm 3.4.8 như sau: “Nếu là buồng thang bộ thông thường thì phải bố trí các lỗ thoát khói trên tum thang với tổng diện tích tối thiểu bằng 10 % diện tích phủ bì (tính cả tường bao che) của sàn buồng thang (không yêu cầu bố trí lỗ thoát khói nếu nhà có tối thiểu hai cầu thang thoát nạn hoặc một cầu thang thoát nạn nhưng có các lối thoát nạn khẩn cấp khác như quy định tại 3.2.6.2).”.

Bổ sung vào cuối điểm 3.4.11 như sau:

“Được sử dụng cầu thang bộ loại 3 làm cầu thang thoát nạn trong các nhà có chiều cao PCCC từ trên 28 m đến 50 m với điều kiện phần thang bộ loại 3 từ trên 28 m phải được bảo vệ chống rơi ngã trên toàn bộ chiều cao các mặt thang hở ra ngoài trời.”.

Sửa đổi điểm 3.4.13 như sau:

– Bãi bỏ đoạn thứ hai điểm 3.4.13.

– Thay cụm từ “tại 2.5.1 c)” trong CHÚ THÍCH bằng cụm từ “tại 2.4.3.3”.

– Bãi bỏ đoạn a).

Sửa đổi điểm 3.4.14 như sau:

– Bổ sung cụm từ vào cuối điểm 3.4.14 như sau: “theo yêu cầu của Phụ lục D”.

Sửa đổi điểm 3.5.10 như sau:

3.5.10  Cho phép áp dụng các yêu cầu về an toàn cháy đối với vật liệu hoàn thiện, trang trí, vật liệu ốp lát, vật liệu phủ sàn và các tiêu chí thử nghiệm tương ứng theo các tài liệu chuẩn được phép áp dụng để thay thế cho các yêu cầu từ 3.5.1 đến 3.5.9 và Phụ lục B.

Trường hợp gian phòng chung có trang bị chữa cháy tự động (trừ các gian phòng có diện tích lớn hơn 20 m2 dành cho điều trị nội trú, cơ sở dưỡng lão, chăm sóc người khuyết tật) thì không yêu cầu về cấp nguy hiểm cháy của vật liệu. Các trường hợp khác khi có chữa cháy tự động thì được phép giảm một cấp so với quy định trong Phụ lục B.

Không yêu cầu về cấp nguy hiểm cháy đối với các vật liệu hoàn thiện, trang trí, ốp lát, phủ sàn ở mặt ngoài cùng của tường, trần, sàn, khi các vật liệu này có chiều dày không quá 1 mm và được đặt trên vật liệu nền là vật liệu không cháy, hoặc trong trường hợp cơ quan cảnh sát PCCC&CNCH có thẩm quyền xác định nguy cơ cháy lan và sinh khói là thấp hoặc không có.

Không yêu cầu về cấp nguy hiểm cháy đối với các loại vật liệu hoàn thiện, trang trí, ốp lát ở mặt ngoài cùng của tường hoặc trần khi:

a) tổng diện tích các vật liệu này chiếm không quá 20 % diện tích tường hoặc trần mà chúng được gắn vào (đối với cao su, nhựa và các vật liệu trùng hợp tương tự – không quá 10 %): và

b) các bộ phận vật liệu này được phân bố tương đối rời rạc.

Trường hợp các gian phòng chung không đáp ứng được các yêu cầu về cấp nguy hiểm cháy của vật liệu thì các gian phòng đó phải đáp ứng các yêu cầu sau:

a) được lắp đặt báo cháy tự động; và

b) các kết cấu bao che của chúng phải là bộ phận ngăn cháy có giới hạn chịu lửa tối thiểu là:

– El (hoặc ElW) 45 đối với nhà có bậc chịu lửa I, II, III và/hoặc chiều cao PCCC từ 28 m trở lên;

– El (hoặc ElW) 30 đối với nhà có bậc chịu lửa I, II, III và chiều cao PCCC dưới 28 m;

– El (hoặc ElW) 15 đối với nhà có bậc chịu lửa IV.”.

4  NGĂN CHẶN CHÁY LAN

Sửa đổi, bổ sung đoạn thứ nhất của điểm 4.5 như sau:

– Thay cụm từ “vách ngăn cháy loại 1 và (hoặc) sàn ngăn cháy loại 3” bằng cụm từ: “bộ phận ngăn cháy có giới hạn chịu lửa tối thiểu El 45 đối với nhà có bậc chịu lửa I đến III; tối thiểu El 15 đối với nhà có bậc chịu lửa IV; hoặc giải pháp ngăn cháy tương đương khác”.

Bổ sung các đoạn văn vào trước CHÚ THÍCH của điểm 4.5 như sau:

“Trong các nhà nhóm F1, F2, F3, F4, không yêu cầu ngăn cháy với các công năng khác đối với các gian phòng sau (trừ các trường hợp riêng được quy định trong quy chuẩn này hoặc tiêu chuẩn chuyên ngành): các gian phòng nhóm F5 hạng C4, E; các gian phòng kỹ thuật nước; các gian phòng ẩm ướt hoặc có nguy cơ cháy thấp; phòng kho diện tích tối đa 10 mkhông chứa các chất khí dễ cháy và chất lỏng dễ cháy; các gian phòng không có yêu cầu trang bị chữa cháy tự động hoặc báo cháy tự động theo tài liệu chuẩn; các khu vực chỉ phục vụ ăn uống (không có bếp nấu và kho lưu trữ thực phẩm); các phòng họp nội bộ; và các trường hợp tương tự khác.

Đối với một tầng nhà (hoặc một phần tầng nhà đã được ngăn cách với phần còn lại theo quy định của quy chuẩn này) có từ hai công năng khác nhau trở lên, nếu không ngăn cách các công năng theo quy định tại quy chuẩn này thì các yêu cầu an toàn cháy đối với tầng nhà (hoặc phần tầng nhà) này phải lấy theo yêu cầu cao nhất giữa các công năng. Phải ngăn cách các khu vực có nhóm nguy hiểm cháy theo công năng A, B, C với các khu vực có công năng ở hoặc công năng công cộng khác.”.

Sửa đổi, bổ sung điểm 4.23 như sau:

– Bổ sung vào cuối đoạn thứ nhất như sau:

“Không yêu cầu giới hạn chịu lửa đối với cửa giếng thang máy mở ra hành lang bên.”.

– Bổ sung vào sau cụm từ “vách ngăn cháy loại 1” của đoạn thứ hai: “(hoặc màn ngăn cháy với giới hạn chịu lửa tương đương, hoặc màn nước drencher như quy định tại H.2.12.7)”.

Sửa đổi điểm 4.27 như sau:

4.27  Khu vực, trong đó có bố trí cầu thang bộ loại 2 theo quy định tại 3.4.16, phải được ngăn cách với các hành lang thông với nó hoặc với các gian phòng khác bằng các vách ngăn cháy loại 1 hoặc giải pháp tương đương khác.

Không yêu cầu giới hạn chịu lửa đối với vách ngăn khu vực có bố trí cầu thang bộ loại 2 hoặc hành lang thông với cầu thang bộ loại 2 (áp dụng cho cả 4.26) khi nhà (hoặc khoang cháy có cầu thang bộ loại 2) có chiều cao PCCC không lớn hơn 9 m với diện tích một tầng không quá 300 m2 hoặc khi nhà có trang bị chữa cháy tự động (khi đó các khu vực có nguy hiểm cháy cao (ví dụ gian để xe, khu vực kinh doanh hàng hóa dễ cháy nổ và tương tự) phải được ngăn cách với cầu thang bộ loại 2 bằng vách ngăn cháy loại 1 hoặc giải pháp tương đương khác).”.

Sửa đổi điểm 4.31 như sau:

– Thay cụm từ “TCVN 3890” bằng cụm từ “tài liệu chuẩn”.

Sửa đổi, bổ sung điểm 4.32.2 như sau:

4.32.2 Cho phép không áp dụng các quy định tại 4.32.1 nếu nhà được trang bị chữa cháy tự động.”.

Sửa đổi, bổ sung điểm 4.33.3 như sau:

– Bổ sung cụm từ “như quy định tại đoạn c) điểm 4.33.1” vào cuối điểm 4.33.3.

Sửa đổi điểm 4.33.4 như sau:

4.33.4  Cho phép không áp dụng các quy định tại 4.33 đối với nhà từ ba tầng trở xuống hoặc có chiều cao PCCC dưới 15 m, ga ra để xe nổi dạng hở, hoặc nhà được trang bị chữa cháy tự động.”.

Sửa đổi điểm 4.34 như sau:

– Thay chữ “và” sau cụm từ “(quy định tại điểm E.1 và điểm E.2 trong Phụ lục E)” bằng chữ “hoặc”.

Sửa đổi đoạn d) điểm 4.35 như sau:

“d) Diện tích tầng trong phạm vi khoang cháy có sảnh thông tầng được xác định theo Phụ lục H.”.

5  CẤP NƯỚC CHỮA CHÁY

Sửa đổi, bổ sung điểm 5.1.1.1 như sau:

5.1.1.1  Việc trang bị cấp nước chữa cháy ngoài nhà phải được thực hiện khi đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật của các khu dân cư, đô thị, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, cụm công nghiệp và các khu có đặc điểm tương tự.

Đối với các nhà khi nằm trong phạm vi phục vụ của các nguồn cấp nước chữa cháy ngoài nhà (bồn, bể, trụ nước chữa cháy ngoài nhà, hồ nước chữa cháy tự nhiên và nhân tạo và các nguồn nước tương tự khác) thì không yêu cầu bắt buộc phải trang bị cấp nước chữa cháy ngoài nhà.

CHÚ THÍCH: Việc trang bị cấp nước chữa cháy ngoài nhà có thể tham khảo TCVN 3890:2023 .”.

Sửa đổi điểm 5.1.1.3 như sau:

– Bãi bỏ cụm từ “được trang bị phương tiện”.

Sửa đổi điểm 5.1.1.4 như sau:

– Thay cụm từ “(nằm trên mặt đất)” bằng cụm từ “(đo ở vị trí cao độ bằng với mặt đất)”.

– Thay cụm từ “10 m” trong câu thứ nhất và câu thứ ba bằng cụm từ “10 m cột nước”.

– Thay cụm từ “60 m” bằng cụm từ “60 m cột nước”.

Bãi bỏ CHÚ THÍCH 3 của Bảng 7.

Sửa đổi, bổ sung Bảng 10 như sau:

Bng 10 – Lưu lượng nước cho chữa cháy ngoài nhà cho nhà nhóm F5 không có l m trên mái có chiu rộng trên 60 m

Bậc chịu la của nhàCp nguy him cháy kết cấu của nhàHạng nguy him cháy  cháy nổ của nhàLưu lượng nước chữa cháy ngoài nhà đối với nhà không có l mở trên mái có chiu rộng t 60 m trở lên, tính cho 1 đám cháy, L/s, theo khối tích nhà, 1 000 m3
≤ 50> 50 và ≤ 100> 100 và ≤ 200> 200 và ≤ 300> 300 và ≤ 400> 400 và ≤ 500> 500 và ≤ 600> 600 và ≤ 700> 700
I và IIS0, S1A, B, C2030405060708090100
I và IIS0D, E101520253035404550
IIIS0, S1A, B, C40506060708090100110
IIIS0, S1D, E203540404545505060
IVS0, S1A, B, C506065708090
IVS0, S1D, E354555606570758090
IVS2, S3E405060
CHÚ THÍCH: Lỗ mở trên mái là các lỗ mở để thông gió hoặc lấy sáng đặt trên kết cấu mái của nhà (nóc gió (cửa trời); lỗ thường xuyên mở; lỗ mở khi có chảy; ô kính; tấm lợp lấy sáng, hoặc các lỗ mở tương tự) có diện tích không nhỏ hơn 2,5 % diện tích xây dựng của nhà đó.

Bổ sung gạch đầu dòng thứ năm của điểm 5.1.3.3 như sau:

– Đối với các nhà có yêu cầu về lưu lượng cho cấp nước chữa cháy ngoài nhà quy định tại các bảng 8, 9, 10 đến 15 L/s (cho nhà nhóm F1, F2, F3, F4) và đến 20 L/s (cho nhà nhóm F5) thì thời gian chữa cháy của chúng lấy là 1 giờ.

Sửa đổi, bổ sung điểm 5.1.3.4 như sau:

5.1.3.4 Thời gian lớn nhất để phục hồi nước dự trữ chữa cháy không lớn hơn:

24 giờ – đối với khu dân cư trên 5 000 người hoặc cơ sở công nghiệp có các nhà thuộc hạng nguy hiểm cháy nổ A, B, C;

36 giờ – đối với cơ sở công nghiệp có các nhà thuộc hạng nguy hiểm cháy nổ D và E;

72 giờ – đối với các khu dân cư đến 5 000 người hoặc cơ sở nông nghiệp.

CHÚ THÍCH 1: Đối với cơ sở công nghiệp có yêu cầu về lưu lượng nước cho chữa cháy ngoài nhà đến 20 L/s thì cho phép tăng thời gian phục hồi nước chữa cháy lên đến:

48 giờ – đối với các nhà thuộc hạng nguy hiểm cháy D và E;

36 giờ – đối với các nhà thuộc hạng nguy hiểm cháy C.

CHÚ THÍCH 2: Khi không thể bảo đảm phục hồi lượng nước dự trữ cho chữa cháy theo thời gian quy định thì cần cung cấp thêm lượng nước bổ sung dự trữ cho chữa cháy ΔW, tính theo công thức:

trong đó”

ΔW là lượng nước dự trữ bổ sung, tính bằng mét khối (m3);

W là lượng nước dự trữ cho chữa cháy, tính bằng mét khối (m3);

K là tỉ số giữa thời gian phục hồi lượng nước chữa cháy theo thực tế và thời gian phục hồi lượng nước chữa cháy theo yêu cầu quy định tại 5.1.3.4.”.

Sửa đổi điểm 5.1.4.2 như sau:

– Bổ sung cụm từ “cho mỗi nhà” trước cụm từ “đến 12” và chữ “họng” sau cụm từ “đến 12”.

Sửa đổi điểm 5.1.4.7 như sau:

– Thay cụm từ “200 m” bằng cụm từ “hơn 400 m”.

Sửa đổi điểm 5.1.5.4 như sau:

– Thay cụm từ “bãi đỗ xe kích thước không nhỏ hơn 12 m x 12 m” bằng cụm từ “bãi lấy nước”.

Sửa đổi điểm 5.1.5.6 như sau:

– Thay cụm từ “riêng lẻ” tại đoạn thử nhất bằng cụm từ “độc lập”.

Sửa đổi gạch đầu dòng thứ hai của điểm 5.1.5.7 như sau:

– Bãi bỏ cụm từ “ngoài khu dân cư”.

Sửa đổi điểm 5.1.5.9 như sau:

5.1.5.9 Bồn, bể, trụ nước chữa cháy ngoài nhà, hồ nước chữa cháy tự nhiên và nhân tạo phải đặt tại vị trí bảo đảm bán kính phục vụ:

– Khi có máy bơm của xe chữa cháy – là 400 m;

– Khi có máy bơm di động – đến 300 m trong phạm vi hoạt động kỹ thuật của máy bơm;

– Để tăng bán kính phục vụ, cho phép lắp đặt các đường ống cụt có chiều dài không quá 200 m từ bồn, bể và hồ nhân tạo đến các bể trung gian (hổ thu nước) bảo đảm theo quy định tại 5.1.5.8.”.

Sửa đổi điểm 5.1.5.10 như sau:

– Thay cụm từ “từ 3 m3 đến 5 m3” bằng cụm từ “không nhỏ hơn 3 m3”.

Sửa đổi điểm 5.2.1 như sau:

– Bổ sung vào đoạn thứ tư, trước cụm từ “Trường hợp sử dụng các họng nước lưu lượng thấp”: “Căn cứ vào công năng của đối tượng bảo vệ có thể lựa chọn các phương án trang bị hệ thống họng nước chữa cháy theo quy định tại 5.2.18.”.

Sửa đổi Bảng 11 như sau:

– Thay cụm từ “nhà dưỡng” ở gạch đầu dòng cuối cùng của 2) bằng cụm từ “nhà dưỡng lão”.

Sửa đổi điểm 5.2.6 như sau:

– Thay cụm từ “0,90 MPa” tại đoạn thứ hai bằng cụm từ “0,6 MPa” và cụm từ “0,4 MPa” tại đoạn thứ tư bằng cụm từ “0,45 MPa”.

Bổ sung CHÚ THÍCH 3 vào điểm 5.2.11 như sau:

“CHÚ THÍCH 3: Cho phép tăng bán kính phục vụ của các họng nước chữa cháy bằng việc kết nối các vòi chữa cháy với tổng chiều dài đến 40 m. Khi đó các vòi phải treo ở dạng xếp trên giá đỡ và được kết nối sẵn với họng nước và lăng phun.”.

Sửa đổi điểm 5.3.1 như sau:

– Tại đoạn thứ nhất: Thay cụm từ “công suất tương đương với” bằng cụm từ “có thông số về lưu lượng, áp lực cấp nước không nhỏ hơn”.

6  CHỮA CHÁY VÀ CỨU NẠN

Bổ sung vào điểm 6.2.2.1 như sau:

– Bổ sung cụm từ “, hoặc có phương án chữa cháy phù hợp từ ngoài nhà” vào sau cụm từ “60 m”.

Bổ sung vào điểm 6.2.2.3 như sau:

– Bổ sung CHÚ THÍCH cho đoạn b):

“CHÚ THÍCH: Nếu các lỗ thông tầng được bảo vệ chống cháy lan thì diện tích sàn cho phép tiếp cận được tính bằng diện tích một sàn lớn nhất trong số các sàn được nối thông tầng cộng với diện tích các lỗ thông tầng trong phạm vi được bảo vệ.”.

– Bổ sung vào sau cụm từ “phương tiện chữa cháy” của đoạn c): “(chỉ yêu cầu có đường cho xe chữa cháy tiếp cận như 6.2.2.1 hoặc có phương án chữa cháy phù hợp khác đối với nhà F5 hạng A, B có tổng diện tích sàn đến 300 m2, nhà F5 hạng C, D, E có diện tích và chiều cao không vượt quá giới hạn cho phép lấy theo nhà có bậc chịu lửa V theo Phụ lục H).”.

– Bổ sung vào sau cụm từ “trên 28 m.” như sau: “Không quy định khoảng cách này khi không có yêu cầu cứu nạn từ trên cao và lực lượng chữa cháy có phương án khác để tiếp cận chữa cháy.”.

– Bãi bỏ CHÚ THÍCH 2.

Bổ sung CHÚ THÍCH vào cuối điểm 6.3.5 như sau:

“CHÚ THÍCH” Không quy định về cách bố trí các lối vào từ trên cao khi có phương án phù hợp khác để lực lượng chữa cháy tiếp cận.”.

Sửa đổi điểm 6.4 như sau:

6.4 Thiết kế bãi quay xe phải phù hợp với phương tiện chữa cháy ở địa phương.”.

Sửa đổi điểm 6.12 như sau:

– Thay số “100” bằng số “75”.

– Bổ sung vào cuối điểm 6.12: “Trường hợp không thể bảo đảm yêu cầu này thì tại mỗi tầng cần bố trí ít nhất một họng khô để cấp nước chữa cháy cho tầng đó. Không yêu cầu khe hở vế thang đối với cầu thang loại 3.”.

Sửa đổi gạch đầu dòng thứ ba của điểm 6.13 như sau:

“- Có số lượng được tính toán đủ để khoảng cách từ vị trí cửa các thang máy đó đến một điểm bất kỳ trên mặt bằng tầng mà nó phục vụ (bán kính phục vụ) không vượt quá 60 m;”.

Sửa đổi điểm 6.14 như sau:

– Bổ sung cụm từ “, nếu được thiết kế để lực lượng chữa cháy tiếp cận qua mái thì” vào sau cụm từ “lớn hơn 7 m”.

Bãi bỏ cụm từ theo A.4” tại điểm 6.17.1.

Sửa đổi gạch đầu dòng thứ hai của điểm 6.17.2 như sau:

“- Có ít nhất một lối ra trực tiếp thông với hành lang chính để thoát nạn hoặc lối ra trực tiếp ra ngoài nhà, hoặc thông trực tiếp với cầu thang thoát nạn;”.

7  TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Bãi bỏ điểm 7.4.

PHỤ LỤC A

(quy định)

QUY ĐỊNH BỔ SUNG ĐỐI VỚI MỘT SỐ NHÓM NHÀ CỤ THỂ

Sửa đổi điểm A.1.2.1 như sau:

A.1.2.1 Khi xác định số lượng tầng của nhà thì mỗi sàn công tác, sàn đỡ thiết bị và sàn lửng nằm ở cao độ bất kỳ có diện tích lớn hơn 40 % diện tích một tầng của nhà đó, phải được tính như một tầng.

Diện tích một tầng của nhà trong phạm vi một khoang cháy được xác định theo chu vi bên trong của tường bao của tầng, không tính diện tích buồng thang bộ. Nếu trong diện tích đó có các sàn công tác, sàn đỡ thiết bị và sàn lửng thì đối với nhà 1 tầng phải cộng thêm diện tích của tất cả các sàn này; còn đối với nhà nhiều tầng (hoặc phần nhà nhiều tầng) thì diện tích khoang cháy của mỗi tầng phải cộng thêm diện tích các sản công tác, sàn đỡ thiết bị và sàn lửng nằm trong tầng đó. Diện tích của thềm (cầu) xếp dỡ phía ngoài dùng cho phương tiện vận tải đường bộ và đường sắt không được tính vào diện tích của tầng nhà trong phạm vi khoang cháy. Diện tích các gian phòng có chiều cao thông từ 2 tầng trở lên, trong phạm vi một nhà nhiều tầng (gian phòng thông 2 tầng hoặc nhiều tầng) mà lỗ thông tầng không được bảo vệ ngăn cháy thì được tính vào diện tích tổng cộng của nhà trong phạm vi một tầng.

Diện tích xây dựng được xác định theo chu vi ngoài của nhà ở cao độ chân tường, bao gồm cả các phần nhô ra, đường đi qua dưới nhà, các phần nhà không có kết cấu ngăn che bên ngoài.”.

Bãi bỏ đoạn thứ hai của điểm A.1.3.2.

Sửa đổi điểm A.1.3.6 như sau:

– Thay chữ “hạng” bằng chữ “cấp”.

Sửa đổi điểm A.1.3.10 như sau:

A.1.3.10 Kho cất giữ hàng có hạng nguy hiểm cháy và cháy nổ C trên giá đỡ cao tầng phải được bố trí trong nhà 1 tầng có bậc chịu lửa I đến IV và cấp nguy hiểm cháy kết cấu của nhà S0. Trường hợp bố trí trong nhà nhiều tầng thì các giá đỡ cao tầng phải được bảo vệ bởi hệ thống chữa cháy tự động theo các tài liệu chuẩn được phép áp dụng, và phải bảo đảm tất cả người trong nhà có thể thoát nạn an toàn ra ngoài trong mọi trường hợp cháy.”.

Bãi bỏ điểm A.1.3.12.

Bổ sung sau cụm từ “khoang cháy” của điểm A.2.3 cụm từ sau: “(hoặc phân khoang cháy)”.

Bổ sung câu văn vào cuối điểm A.2.4 như sau:

“Cho phép bố trí các gian phòng tập trung đông người ở chiều cao PCCC cao hơn quy định trên khi có tính toán thoát nạn cho người theo tài liệu chuẩn (ví dụ [5]) bảo đảm nguyên tắc người thoát nạn an toàn ra ngoài nhà trước khi bị các yếu tố nguy hiểm cháy tác động.”.

Sửa đổi, bổ sung điểm A.2.11 như sau:

A.2.11 Các sảnh thang máy phải được ngăn cách với các hành lang và các phòng bên cạnh bằng các vách ngăn cháy hoặc giải pháp ngăn cháy khác có giới hạn chịu lửa theo quy định tại A.2.24, nếu các thang máy này có phục vụ tầng hầm, hoặc cửa giếng thang máy không đáp ứng yêu cầu tại A.2.24.”.

Sửa đổi, bổ sung điểm A.2.12 như sau:

A.2.12 Phải bố trí thang máy chữa cháy trong các giếng thang riêng biệt, có sảnh thang máy độc lập. Trường hợp bố trí chung giếng thang và sảnh thang thì việc bảo vệ các giếng thang, sảnh thang chung này phải tuân thủ các yêu cầu tại A.2.24 như đối với thang máy chữa cháy.

Lối ra ngoài nhà từ tối thiểu một trong số các thang máy chữa cháy không được bố trí đi qua tiền sảnh chung của nhà.

Số lượng thang máy chữa cháy cho mỗi khoang cháy phải được tính toán đủ để khoảng cách từ vị trí cửa các thang máy đó đến một điểm bất kỳ trên mặt bằng tàng mà nó phục vụ (bán kính phục vụ) không vượt quá 45 m.”.

Sửa đổi, bổ sung điểm A.2.14 như sau:

A.2.14 Các hành lang phải được phân chia thành các khoang ngăn cách nhau bằng vách ngăn cháy loại 1 và cửa ngăn cháy loại 2 có cơ cấu tự đóng, hoặc bằng các vách ngăn khói, màn ngăn khói từ vật liệu không cháy có mép dưới cách sàn hành lang tối đa 2,5 m. Chiều dài mỗi khoang hành lang phải bảo đảm như sau:

– Đối với khối căn hộ: không quá 30 m.

– Đối với khối nhà không phải là căn hộ: không quá 60 m.”.

Sửa đổi, bổ sung điểm A.2.20 như sau:

A.2.20 Nhà có chiều cao PCCC trên 100 m (trên 120 m nếu được trang bị báo cháy tự động và chữa cháy tự động) phải bố trí các khu vực lánh nạn tạm thời theo A.3.2.”.

Bổ sung điểm A.2.25.5 như sau:

A.2.25.5 Trường hợp không tuân thủ được các yêu cầu từ A.2.25.1 đến A.2.25.4 thì có thể thực hiện theo 3.5.10.”.

Sửa đổi điểm A.3.1.8 như sau:

– Bãi bỏ cụm từ “với khoảng cách hở thông thủy giữa các bản thang không nhỏ hơn 100 mm”.

Sửa đổi điểm A.3.1.13 như sau:

– Bổ sung cụm từ “, trường hợp không thể đáp ứng thì tuân thủ 3.5.10” sau cụm từ “vật liệu không cháy”.

Bãi bỏ đoạn e) điểm A.3.1.16.

Sửa đổi đoạn thứ nhất và đoạn a) của điểm A.3.2.1 như sau:

A.3.2.1 Đối với nhà có chiều cao PCCC từ trên 100 m (trên 120 m nếu được trang bị báo cháy tự động và chữa cháy tự động) đến 150 m, ngoài việc tuân thủ các quy định tại A.3.1, phải bố trí các khu vực lánh nạn tạm thời theo A.3.2.1 hoặc A.3.2.2, hoặc kết hợp hai phương án. Giải pháp thiết kế phải bảo đảm thoát nạn kịp thời và thông suốt cho mọi người ra ngoài hoặc vào những khu vực lánh nạn tạm thời (bao gồm vùng an toàn bố trí tại các tầng và/hoặc gian lánh nạn thuộc tầng lánh nạn) phù hợp với phương án tổ chức thoát nạn cho nhà khi có cháy.

Nếu lựa chọn khu vực lánh nạn tạm thời là các tầng lánh nạn, gian lánh nạn thì phải đáp ứng những yêu cầu sau đây:

a) Tầng lánh nạn cách nhau không quá 20 tầng, tầng lánh nạn đầu tiên được bố trí không cao quá tầng thứ 21. Khu vực bố trí gian lánh nạn phải được ngăn cách với các khu vực khác bằng bộ phận ngăn cháy có giới hạn chịu lửa không nhỏ hơn REI 150. Các khu vực khác ngoài khu vực bố trí gian lánh nạn có thể sử dụng cho các công năng công cộng hoặc bố trí căn hộ với điều kiện bảo đảm các yêu cầu về thoát nạn đối với các khu vực này;

CHÚ THÍCH. Có thể sử dụng tầng kỹ thuật hoặc một phần tầng kỹ thuật làm khu vực lánh nạn khi đáp ứng các quy định tại các đoạn b), c), d), e), f).”.

Bổ sung điểm A.3.2.2 như sau:

A.3.2.2 Nếu lựa chọn khu vực lánh nạn tạm thời là các vùng an toàn thì phải tuân thủ các quy định sau đây:

a) Vùng an toàn được phân thành 4 loại sau:

Vùng an toàn loại 1: là gian phòng được ngăn cách với các khu vực khác bằng kết cấu bao che có giới hạn chịu lửa bằng giới hạn chịu lửa của tường trong của buồng thang bộ tương ứng với bậc chịu lửa của nhà (không xét chỉ tiêu R nếu các kết cấu bao che này không phải kết cấu chịu lực) và các bộ phận chèn bịt lỗ mở có giới hạn chịu lửa El 60, kín khói, được bảo vệ bởi hệ thống chữa cháy tự động, được tạo áp suất không khí dương khi có cháy trong gian phòng hoặc trong khoang đệm ngăn cháy ở lối vào của gian phòng này, hoặc lối vào gian phòng đi qua một vùng đệm không khí không nhiễm khói theo các đường đi chuyển tiếp hở (tương tự lối vào buồng thang bộ N1).

Lối ra thoát nạn từ vùng an toàn loại 1 phải dẫn vào buồng thang bộ thoát nạn (vào trực tiếp, hoặc qua các khu vực an toàn được bảo vệ như đường thoát nạn của nhà, hoặc đi qua các vùng đệm không khí không nhiễm khói, hoặc kết hợp các phương án trên).

Vùng an toàn loại 2: là vùng nằm ở trên mái có khai thác sử dụng với lối ra mái phải đi qua khoang đệm ngăn cháy loại 1.

Vùng an toàn loại 3: là khoang cháy hoặc phân khoang cháy, có đường thoát nạn độc lập được bảo vệ bằng vách ngăn cháy loại 1 và sàn ngăn cháy loại 3.

Vùng an toàn loại 4: là buồng thang bộ.

b) Vùng an toàn loại 4 chỉ được sử dụng cho các nhà nhóm F1.3. Các nhà thuộc các nhóm công năng khác được lựa chọn loại 1, 2, hoặc 3, hoặc kết hợp.

c) Vùng an toàn phải được bố trí trên tất cả các tầng của nhà (trừ tầng có lối ra ngoài trực tiếp) hoặc bố trí cách tối đa 5 tầng, có chỉ dẫn thoát nạn tại mỗi tầng, đồng thời phải bảo đảm tiếp cận được cho người khuyết tật và những người có khả năng di chuyển hạn chế khác cần phải sử dụng xe lăn. Tại lối vào của các vùng an toàn phải có biển thông báo với nội dung “KHU VỰC LÁNH NẠN TẠM THỜI/FIRE EMERGENCY HOLDING AREA” với quy cách như quy định tại đoạn g) của A.3.2.1.

d) Diện tích vùng an toàn tính cho một tầng nhà phải tính toán căn cứ vào số lượng người cần được bố trí lánh nạn tạm thời (số người với khả năng di chuyển hạn chế) tùy theo công năng của phần nhà đó và định mức diện tích sàn cho mỗi người, có xét đến các công cụ hỗ trợ di chuyển (ví dụ xe lăn, gậy chống, cáng, các công cụ tương tự, nếu có), số lượng người cần được bố trí lánh nạn tạm thời được xác định theo nhiệm vụ thiết kế, định mức diện tích sàn cho mỗi người xác định căn cứ trên diện tích hình chiếu bằng của người đó với khả năng xê dịch trong phạm vi hẹp. Trường hợp không tính toán được số lượng người cần lánh nạn tạm thời hoặc định mức diện tích sàn cho mỗi người, thì có thể xác định diện tích vùng an toàn theo quy định tại đoạn b) của A.3.2.1.

CHÚ THÍCH: Nếu nhiệm vụ thiết kế không xác định được số người với khả năng di chuyển hạn chế, thì giá trị này có thể xác định theo tỉ lệ trên tổng số người sử dụng tầng nhà, tham khảo các tài liệu chuẩn (ví dụ [5, 7]), diện tích hình chiếu bằng của người có thể tham khảo [5] hoặc lấy theo quy định tại H.2.10.1.

e) Nếu vùng an toàn là gian phòng riêng thì được sử dụng các công năng khác trong vùng an toàn như đối với gian lánh nạn quy định tại đoạn b) của A.3.2.1, nhưng phải bảo đảm đủ diện tích trống như định mức quy định.

f) Mỗi vùng an toàn phải được lắp đặt chiếu sáng sự cố, hệ thống truyền thanh chỉ dẫn thoát nạn và tương tự, có thiết bị liên lạc hai chiều với phòng trực điều khiển chống cháy, hoặc phòng trực có người trực 24/24 của nhà.”.

Bãi bỏ A.4 của Phụ lục A.

PHỤ LỤC C

(quy định)

HẠNG NGUY HIỂM CHÁY VÀ CHÁY NỔ CỦA NHÀ, CÔNG TRÌNH VÀ CÁC GIAN PHÒNG CÓ CÔNG NĂNG SẢN XUẤT VÀ KHO

Sửa đổi, bổ sung điểm C.3.1 như sau:

C.3.1 Phương pháp xác định các dấu hiệu để xếp nhà, công trình và gian phòng có công năng sản xuất và kho vào các hạng theo tính nguy hiểm cháy và cháy nổ được quy định trong các tiêu chuẩn, có thể áp dụng [8] và các tài liệu hướng dẫn liên quan để thực hiện.

Các thông số của chất cháy trong nhà và gian phòng có thể tham khảo các tải liệu chuẩn [3, 4, 5, 6, 8, 9] hoặc các tài liệu chuẩn khác.”.

Sửa đổi đoạn thứ nhất của điểm C.3.2 như sau:

C.3.2 Khi không có các tính toán cụ thể để phân hạng nguy hiểm cháy và cháy nổ theo tiêu chuẩn, có thể tham khảo hạng nguy hiểm cháy và cháy nổ của một số nhà và gian phòng thuộc các phân xưởng, nhà kho, bộ phận sản xuất như sau:”.

Bổ sung vào gạch đầu dòng thứ hai của điểm C.3.2.2 như sau:

– Bổ sung cụm từ “có tạo ra các bụi cháy được và có khả năng tạo thành các hỗn hợp nguy hiểm nổ (theo Bảng C.1) khi có sự cố” vào sau cụm từ “chất rắn”.

PHỤ LỤC D

(quy định)

BẢO VỆ CHỐNG KHÓI

Bổ sung vào cuối điểm D.1.1 như sau:

“Nếu không có các quy định cụ thể về thời gian tiếp cận công trình của lực lượng chữa cháy và thời gian mà lực lượng chữa cháy sẽ hoạt động trong công trình để chữa cháy, và không có yêu cầu về bảo vệ tài sản khi xảy ra cháy, thì việc thiết kế bảo vệ chống khói của nhà cần bảo đảm mục tiêu tối thiểu là an toàn cho người thoát nạn ra ngoài.”.

Sửa đổi điểm D.1.2 như sau:

– Bổ sung cụm từ “(hoặc lấy theo giá trị quy định trong tài liệu chuẩn áp dụng)” vào sau cụm từ “không thấp hơn 2 m”.

Sửa đổi đoạn thứ nhất của điểm D.1.3 như sau:

D.1.3 Các thiết bị của hệ thống hút xá khói và cấp không khí chống khói, không phụ thuộc vào cơ chế hoạt động (tự nhiên hoặc cưỡng bức), phải luôn bảo đảm hoạt động đúng thiết kế khi có cháy.”.

Sửa đổi đoạn thứ nht của điểm D.1.5 như sau:

– Bổ sung cụm từ “hoạt động” trước cụm từ “độc lập”.

Sửa đổi điểm D.1.7 như sau:

D.1.7 Cho phép thay đổi các yêu cầu trong Phụ lục D này trên cơ sở có thiết kế bảo vệ chống khói phù hợp với tiêu chuẩn được phép áp dụng và thỏa mãn yêu cầu tại D.1.1”.

Sửa đổi CHÚ THÍCH của điểm D.1.8 như sau:

– Thay cụm từ “ISO 14644” bằng cụm từ “TCVN 8664 (ISO 14644)”.

Sửa đổi, bổ sung điểm D.2 như sau:

– Tại đoạn thứ nhất: thay cụm từ “hút xả khói” bằng cụm từ “thoát khói”.

– Bổ sung vào cuối đoạn c) như sau:

“CHÚ THÍCH: Không yêu cầu thiết kế thoát khói cho các hành lang có chiều dài lớn hơn 15 m mà không có thống gió tự nhiên khi có cháy trong các tầng của nhà thuộc nhóm F4 cao từ 6 tầng trở xuống, khi các tầng này được trang bị báo cháy tự động với đầu báo cháy khói, hoặc chữa cháy tự động.”.

– Sửa đổi đoạn f) như sau: Bỏ cụm từ “D, E”.

– Sửa đổi đoạn g) như sau: Bổ sung cụm từ “với diện tích lớn hơn 50 m2” sau từ “hàng hóa” tại gạch đầu dòng thứ hai.

– Bổ sung vào cuối điểm D.2 như sau:

“CHÚ THÍCH 4: Để thông gió tự nhiên khi có cháy cho các gian phòng hoặc hành lang, cũng có thể bố trí (phân bố tương đối đều) các ô cửa mở trên kết cấu bao che ngoài của gian phòng, hành lang ở độ cao khống nhỏ hơn 2,2 m từ mặt sàn đến mép dưới của ô cửa và với tổng diện tích hữu hiệu không nhỏ hơn 2,5 % diện tích sàn của gian phòng, hành lang.”.

Sửa đổi đoạn thứ nhất và đoạn thứ hacủa điểm D.8 như sau:

D.8 Để thoát khỏi trực tiếp cho các gian phòng và hành lang của nhà một tầng có thể áp dụng hệ thống hút xả khói theo cơ chế tự nhiên (giải pháp thoát khói tự nhiên), hoặc theo cơ chế cưỡng bức. Trong các nhà nhiều tầng cần sử dụng hệ thống hút xả khói theo cơ chế cưỡng bức, hoặc có thể sử dụng giải pháp thoát khói tự nhiên nếu tính toán thoát khói cho phép, nhưng phải thỏa mãn yêu cầu tại D.1.1. Cho phép sử dụng giải pháp thoát khói tự nhiên đối với tầng trên cùng của nhà nhiều tầng, thông qua van khói, cửa nắp hút khói, hoặc các cửa trời mở, cửa chớp mở và không đón gió vào.”.

Sửa đổi đoạn b) của điểm D.9 như sau:

“b) Các đường ống và kênh dẫn nếu có yêu cầu về giới hạn chịu lửa thì phải được chế tạo từ vật liệu không cháy (bao gồm cả các lớp bọc phủ cách nhiệt và bảo vệ chịu lửa của ống), với giới hạn chịu lửa không thấp hơn:”.

Bổ sung CHÚ THÍCH 3 và CHÚ THÍCH 4 vào sau CHÚ THÍCH 2 của đoạn b) điểm D.9 như sau:

“CHÚ THÍCH 3: Không yêu cầu chỉ tiêu I đối với các đường ống và kênh dẫn khói và ống cấp không khí vào trong phạm vi một khoang cháy nếu thỏa mãn đồng thời các điều kiện sau: 1) việc dẫn khói và không khí trong các ống này không gây chảy các hệ thống kỹ thuật khác hoặc gây cháy tại các khu vực mà đường ống và kênh dẫn đi qua; 2) không làm tăng nhiệt độ không khí ở khu vực trên đường thoát nạn quá 65 °C.”.

Chú thích này được áp dụng cho tất cả các quy định khác của quy chuẩn này liên quan đến yêu cầu về giới hạn chịu lửa của đường ống, kênh dẫn khác (nếu có).

CHÚ THÍCH 4: Không yêu cầu giới hạn chịu lửa của đường ống, kênh dẫn khói và ống cấp không khí vào nếu thỏa mãn đồng thời các điều kiện sau: 1) ống được làm bằng thép mạ kẽm có chiều dày tối thiểu 1,2 mm; 2) toàn bộ chiều dài ống được bảo vệ bang hệ thống sprinkler được thiết kế theo tài liệu chuẩn được áp dụng và các đầu phun được bố trí bên trên và bên dưới ống (không phụ thuộc vào kích thước ống); 3) ống và kết cấu treo, đỡ được thiết kế và thi công phù hợp với quy cách của đường ống quy định trong tiêu chuẩn áp dụng.

Chú thích này được áp dụng cho tất cả các quy định khác của quy chuẩn này liên quan đến yêu cầu về giới hạn chịu lửa của đường ống, kênh dẫn khác (nếu có).”.

Sửa đổi điểm D.14.5 như sau:

– Sửa đổi đoạn thứ nhất như sau: “D.14.5 Để bù lại khối tích khói đã bị hút ra khỏi khu vực được bảo vệ bởi hệ thống hút xả khói, phải thiết kế cấp không khí vào theo cơ chế tự nhiên hoặc cưỡng bức:”.

– Sửa đổi đoạn a) như sau:

“a) Cấp không khí theo cơ chế tự nhiên: sử dụng các ô cửa, cửa sổ, hoặc khe hở khác có thể thông với không khí bên ngoài (mở khi có cháy). Các ô cửa, cửa sổ, khe hở phải được bố trí ở phần dưới của khu vực được bảo vệ. Tổng diện tích thông khí của các lỗ mở (phần ô cửa, cửa sổ, khe hở nằm dưới biên dưới của tầng khói) phải được xác định phù hợp với D.4 và đáp ứng yêu cầu vận tốc dòng không khí đi qua các lỗ cửa không vượt quá 6 m/s (không yêu cầu vận tốc này đối với các lỗ mở để bù không khí mà con người không thoát nạn qua đó);”.

– Sửa đổi đoạn b) như sau: Thay cụm từ “chống khói” bằng chữ “vào”.

PHỤ LỤC E

(quy định)

KHOẢNG CÁCH PHÒNG CHÁY CHỐNG CHÁY

Sửa đổi, bổ sung CHÚ THÍCH 6 của Bảng E.1 như sau:

“CHÚ THÍCH 6: Không quy định khoảng cách giữa các nhà và công trình công cộng khi tổng diện tích đất xây dựng (gồm cả diện tích đất không xây dựng giữa chúng) không vượt quá diện tích tầng cho phép lớn nhất trong phạm vi của một khoang cháy (xem Phụ lục H). Trong trường hợp nhà thuộc nhóm F1.1, F4.1 thì không được bố trí các phòng kho, bếp ăn tại khu vực tiếp giáp giữa hai nhà.

Diện tích đất không xây dựng giữa hai nhà là diện tích hình chiếu bằng giới hạn bởi hai tường bao đối diện của hai nhà và các đường nối hai điểm góc đối diện nhau của hai nhà.

Chú thích này không áp dụng cho các cơ sở kinh doanh khí đốt, chất lỏng cháy và chất lỏng dễ bắt cháy, cũng như các chất và vật liệu có khả năng nổ và cháy khi tác dụng với nước, ô xi trong không khí hoặc giữa chúng với nhau.”.

Sửa đổi điểm E.2 như sau:

– Thay cụm từ “trong một cơ sở công nghiệp” bằng cụm từ “sản xuất, nhà kho”.

Sửa đổi tiêu đề điểm E.3 như sau:

“E.3 Khoảng cách phòng cháy chống cháy xác định theo đường ranh giới”.

Sửa đổi, bổ sung điểm E.3.1 như sau:

– Thay cụm từ “để xác định” bằng cụm từ “được xác định tương ứng với”.

Sửa đổi điểm E.3.2 như sau:

– Thay cụm từ “đo theo phương ngang vuông góc 90° từ tường ngoài nhà” bằng cụm từ “đo vuông góc theo phương ngang từ mặt ngoài tường ngoài nhà (hoặc từ mép ngoài của bộ phận cháy được gần nhất trong nhà, bao gồm cả nội thất)”.

Bổ sung vào sau câu thứ hai của điểm E.3.3 như sau:

“Khi tường ngoài có yêu cầu về giới hạn chịu lửa theo Bảng E.3 thì tổng diện tích các lỗ mở không được bảo vệ chống cháy không được vượt quá các giá trị cho phép tại Bảng E.4a hoặc Bảng E.4b. Khi tường ngoài không có yêu cầu về giới hạn chịu lửa theo Bảng E.3 thì diện tích các lỗ mở không cần tuân thủ Bảng E.4a hoặc Bảng E.4b.

Cho phép nhân đôi diện tích lỗ mở không được bảo vệ chống cháy nếu nhà đang xét được trang bị chữa cháy tự động. Cho phép sử dụng giải pháp khác ngăn cháy lan như quy định tại đoạn b) điểm 4.35 đối với các ô cửa từ E 60 trở xuống.”.

PHỤ LỤC G

(quy định)

KHOẢNG CÁCH ĐẾN CÁC LỐI RA THOÁT NẠN VÀ CHIỀU RỘNG LỐI RA THOÁT NẠN

Bãi bỏ CHÚ THÍCH của điểm G.1.2.1.

Sửa đổi Bảng G2a như sau:

– Bãi bỏ chữ “buồng” tại điểm 1 Bảng G2a.

Sửa đổi điểm G.3 như sau:

– Bổ sung vào sau từ “G.9” tại đoạn thứ nhất của G.3 cụm từ sau: “, hoặc xác định theo tài liệu chuẩn khác (ví dụ [5])”.

PHỤ LỤC H

(quy định)

BẬC CHỊU LỬA VÀ CÁC YÊU CẦU BẢO ĐẢM AN TOÀN CHÁY CHO NHÀ, CÔNG TRÌNH, KHOANG CHÁY

Sửa đổi đoạn thứ nhất của điểm H.2.1 như sau:

– Thay cụm từ “và khách sạn kiểu căn hộ như nhà ở” bằng cụm từ “dạng căn hộ”.

Sửa đổi điểm H.2.4.4 như sau:

H.2.4.4 Trên tầng 3 của nhà trẻ, mẫu giáo, mầm non cho phép bố trí các phòng dành cho lớp lớn, phòng học nhạc và thể chất, phòng chơi, phòng phục vụ. Khi đó các phòng có diện tích lớn hơn 50 m2 thì phải có một trong các lối ra thoát nạn dẫn trực tiếp vào thang bộ thoát nạn hoặc đi qua hành lang thoát nạn vào thang bộ thoát nạn.”.

Sửa đổi CHÚ THÍCH của Bảng H.6 như sau:

“CHÚ THÍCH: Số tầng nhà được xác định bằng số các tầng trên mặt đất, không tính tầng kỹ thuật trên cùng. Đối với trường trung học cơ sở và trung học phổ thông hoặc tương đương, chiều cao PCCC lớn nhất cho phép của nhà được lấy đến 25 m (7 tầng) nếu nhà có tối thiểu hai thang thoát nạn bảo đảm yêu cầu của quy chuẩn này.”.

Sửa đổi, bổ sung điểm H.2.9.1 như sau:

H.2.9.1 Nhà bệnh viện (nhóm F1.1) cần được bố trí trong các nhà đứng độc lập hoặc trong khoang cháy riêng với chiều cao PCCC không quá 28 m (hoặc 9 tầng).

Trường hợp bố trí các công năng chính của bệnh viện (nhóm F1.1) vượt quá chiều cao PCCC 28 m (hoặc quá 9 tầng, nhưng tối đa 50 m), phải tuân thủ đồng thời các điều kiện bổ sung sau:

– Bậc chịu lửa của nhà là bậc I;

– Toàn nhà được trang bị báo cháy tự động và chữa cháy tự động;

– Chiều cao PCCC tối đa cho phép của nhà phải bảo đảm khả năng có thể cứu nạn và tiếp cận chữa cháy thông qua các lối vào từ trên cao;

– Chiều rộng bản thang thoát nạn tối thiểu 1,35 m;

– Vật liệu hoàn thiện trên đường thoát nạn phải bảo đảm không nguy hiểm hơn CV1;

– Chiều rộng thông thủy của cửa thoát nạn từ mỗi tầng và trên đường thoát nạn (nếu có) không nhỏ hơn 1,2 m, với định mức người cần thoát nạn qua cửa này tối đa là 72 người, số lượng người tối đa trên một tầng nhà lấy theo thiết kế, nếu bệnh viện cho phép bệnh nhân có người chăm sóc thì mỗi bệnh nhân phải tính thêm ít nhất 01 người chăm sóc;

– Có tối thiểu 2 thang máy chữa cháy (hoặc 1 thang máy chữa cháy, 1 thang máy thoát nạn) có thể phục vụ việc cứu nạn cho bệnh nhân nằm trên giường bệnh với kích thước thông thủy của buồng thang máy đủ để chứa giường bệnh;

– Mỗi tầng nhà phải có họng nước chữa cháy với số lượng, vị trí, kích thước và lắp đặt theo tiêu chuẩn thiết kế áp dụng;

– Mỗi tầng nhà có công năng thuộc nhóm F1.1 với chiều cao PCCC trên 28 m phải có vùng an toàn đáp ứng yêu cầu như tại A.3.2.2 với định mức 2,8 m2/bệnh nhân. Có thể ngăn chia tầng thành tối thiểu hai khoang cháy và cho phép lánh nạn tạm thời trong khoang cháy còn lại nếu một khoang cháy có đám cháy. Mỗi khoang cháy phải tiếp cận trực tiếp được qua lối vào từ trên cao, và phải có đường thoát nạn dẫn vào buồng thang bộ mà không cần qua khoang cháy còn lại.”.

Sửa đổi, bổ sung điểm H.2.10.1 như sau:

H.2.10.1 Chiều cao PCCC của nhà khám bệnh đa khoa ngoại trú (nhóm F3.4) tối đa 28 m (hoặc 9 tầng). Bậc chịu lửa của nhà từ 2 tầng trở lên không được thấp hơn bậc II, cấp nguy hiểm cháy kết cấu không thấp hơn S0.

Trường hợp bố trí các công năng đa khoa ngoại trú (nhóm F3.4) vượt quá chiều cao PCCC 28 m (hoặc quá 9 tầng), phải tuân thủ đồng thời các điều kiện bổ sung sau:

– Bậc chịu lửa của nhà là bậc I;

– Toàn nhà được trang bị báo cháy tự động và chữa cháy tự động;

– Chiều cao PCCC tối đa cho phép của nhà phải bảo đảm khả năng có thể cứu nạn và tiếp cận chữa cháy thông qua các lối vào từ trên cao;

– Chiều rộng bản thang thoát nạn lấy theo 3.4.1, nhưng không nhỏ hơn 1 m;

– Vật liệu hoàn thiện trên đường thoát nạn phải bảo đảm không nguy hiểm hơn CV1;

– Có tối thiểu 2 thang máy chữa cháy (hoặc 1 thang máy chữa cháy, 1 thang máy thoát nạn), trong đó có ít nhất 1 thang có thể phục vụ việc cứu nạn cho bệnh nhân nằm trên giường bệnh với kích thước thông thủy của buồng thang máy đủ để chứa giường bệnh;

– Mỗi tầng nhà có công năng đa khoa ngoại trú thuộc nhóm F3.4 với chiều cao PCCC trên 28 m phải có vùng an toàn đáp ứng yêu cầu như tại A.3.2.2 với định mức 2,65 m2/một bệnh nhân di chuyển bằng xe lăn có người hỗ trợ, 0,75 m2/một bệnh nhân tự di chuyển với công cụ hỗ trợ, và 0,5 m2/một bệnh nhân có thể tự di chuyển không cần công cụ hỗ trợ (số lượng các bệnh nhân nêu trên lấy theo hồ sơ thiết kế, hoặc có thể tham khảo [5] tương ứng với loại hình khám bệnh), có thể ngăn chia tầng thành tối thiểu hai khoang cháy và cho phép lánh nạn tạm thời trong khoang cháy còn lại nếu một khoang cháy có đám cháy. Mỗi khoang cháy phải tiếp cận trực tiếp được qua lối vào từ trên cao, và phải có đường thoát nạn dẫn vào buồng thang bộ mà không cần qua khoang cháy còn lại.”.

Bãi bỏ điểm H.2.10.3.

Sửa đổi điểm H.2.11.1 như sau:

– Bổ sung cụm từ “ (hoặc 9 tầng). Trường hợp cao quá 28 m (hoặc quá 9 tầng) phải tuân thủ các yêu cầu bổ sung như quy định tại H.2.9.1” vào sau cụm từ “28 m”.

Bổ sung vào cuối điểm H.2.12.4 như sau:

“Không yêu cầu giới hạn chịu lửa của mái hiên, mái che phần phụ, mái che hành lang, sảnh ngoài nhà như quy định tại H.2.12.1 và H.2.12.4 nếu mái không khai thác sử dụng, hoặc không có nguy cơ cháy lan từ các khu vực dưới mái lên khối nhà chính.”.

Bổ sung điểm H.2.12.10 như sau:

H.2.12.10 Chiều cao PCCC lớn nhất cho phép của nhà tại các bảng H.5, H.6 và H.7 có thể xác định không theo giá trị mét, mà theo số tầng trên mặt đất không kể tầng kỹ thuật trên cùng (giá trị trong ngoặc đơn tại cột 4 của các bảng, nếu có) khi nhà được trang bị hệ thống báo cháy tự động hoặc hệ thống chữa cháy tự động, và chiều cao PCCC của nhà không quá 28 m.”.

Bổ sung vào cuối CHÚ THÍCH 2 của Bảng H.8 như sau:

“Trường hợp nhà được trang bị hệ thống báo cháy tự động hoặc hệ thống chữa cháy tự động, hoặc nếu nhà có tối thiểu hai cầu thang thoát nạn thỏa mãn yêu cầu của quy chuẩn này thì chiều cao bố trí các gian phòng trên tuân thủ Bảng H.8.”

Sửa đổi điểm H.4.1 như sau:

– Thay cụm từ “theo A.2.1” tại đoạn thứ hai bằng cụm từ “theo A.1.2″.

Sửa đổi, bổ sung Bảng H.9 như sau:

– Sửa đổi ô tại cột 5, hạng C, bậc III, cấp S0, S1 thành:
– Sửa đổi ô tại cột 5, hạng C, bậc IV, cấp S0, S1 thành:

– Sửa đổi ký hiệu “-” ở cột 7, hạng C, bậc IV, cấp S0, S1 thành “1 400 5)”; ở cột 7, hạng C, bậc IV, cấp S2, S3 thành “1 100 5)“.

– Sửa đổi 4) như sau:

4) Dành cho các nhà hạng C bậc V, các xưởng cưa (xẻ) có tối đa 4 khung nhà, các xưởng sản xuất chế biến gỗ sơ bộ và các trạm nghiền (băm) gỗ.”.

– Bổ sung 5) như sau:

5) Tối đa 3 tầng (chiều cao nhà được phép đến 22 m) và phải trang bị chữa cháy tự động.”.

– Sửa đổi CHÚ THÍCH như sau:

“CHÚ THÍCH: Những chỗ có ký hiệu “-” thì cho phép áp dụng tài liệu chuẩn NFPA 5000 [1] hoặc tiêu chuẩn tương đương khác để xác định chiều cao và diện tích lớn nhất cho phép của một tầng nhà trong phạm vi một khoang cháy tương ứng với giới hạn chịu lửa của các kết cấu, cấu kiện nhà và các điều kiện khác.”.

Sửa đổi, bổ sung Bảng H.10 như sau:

– Sửa đổi ký hiệu “-” ở cột 7, hạng C, bậc IV, cấp S0, S1 thành “1 400 2)”; ở cột 7, hạng C, bậc IV, cấp S2, S3 thành “1 100 2)”.

– Bổ sung 2) như sau:

2) Tối đa 3 tầng (chiều cao nhà được phép đến 22 m) và phải trang bị chữa cháy tự động.”.

– Sửa đổi CHÚ THÍCH 1 và CHÚ THÍCH 2 như sau:

“CHÚ THÍCH 1: Những chỗ có ký hiệu “-” thì cho phép áp dụng tài liệu chuẩn NFPA 5000 [1] hoặc tiêu chuẩn tương đương khác đẻ xác định chiều cao và diện tích lớn nhất cho phép của một tầng nhà trong phạm vi một khoang cháy tương ứng với giới hạn chịu lửa của các kết cấu, cấu kiện nhà và các điều kiện khác.

CHÚ THÍCH 2: Nhà hạng D bậc V lấy tương đương như nhà hạng E bậc V.”.

Sửa đổi, bổ sung Bảng H.11 như sau:

– Sửa đổi ký hiệu ở cột 6, hạng C, bậc IV, cấp S0, S1 thành “1 600”; ở cột 7, hạng C bậc IV, cấp S0, S1 thành “1600 3)”.

– Sửa đổi “12” tại cột 2, hạng E, bậc IV, cấp S0, S1 thành “Không quy định”.

– Sửa đổi ký hiệu ở cột 7, hạng E, bậc IV, cấp S0, S1 thành “2200 4)”.

– Bổ sung 3) và 4) sau 2) như sau:

3) Tối đa 4 tầng (chiều cao nhà được phép đến 22 m). Trong trường hợp nhà kho 4 tầng thì phải có chữa cháy tự động.

4) Tối đa 4 tầng (chiều cao nhà được phép đến 22 m).”.

– Sửa đổi CHÚ THÍCH 1 như sau:

“CHÚ THÍCH 1: Những chỗ có ký hiệu “-” thì cho phép áp dụng tài liệu chuẩn NFPA 5000 [1] hoặc tiêu chuẩn tương đương khác để xác định chiều cao và diện tích lớn nhất cho phép của một tầng nhà trong phạm vi một khoang cháy tương ứng với giới hạn chịu lửa của các kết cấu, cấu kiện nhà và các điều kiện khác.”.

– Bổ sung CHÚ THÍCH 3 như sau:

“CHÚ THÍCH 3: Đối với các nhà gara để xe bậc IV và từ 2 tầng trở lên, trong trường hợp chủ công trình/cơ sở không có yêu cầu về hạn chế thiệt hại đối với các xe trong gara, cho phép không bảo vệ chịu lửa các sàn tầng với điều kiện các cầu thang thoát nạn từ các tầng trên được bố trí sát biên nhà.”.

Sửa đổi điểm H.5.2 như sau:

– Thay cụm từ “khung giá đỡ, tầng lửng” bằng cụm từ “sàn đỡ thiết bị và sàn lửng”.

– Thay cụm từ “Bảng H.10” bằng cụm từ “Bảng H.11”.

Sửa đổi gạch đầu dòng cuối cùng của đoạn thứ hai điểm H.6.2 như sau:

“- Trong các nhà thuộc nhóm nguy hiểm cháy theo công năng F1.1, F1.2, F2 đến F4 với các gian thông tầng để bố trí cầu thang hở, thang cuốn, sảnh thông tầng và các công năng khác, diện tích một sàn trong phạm vi một khoang cháy là tổng diện tích của tầng dưới cùng của gian thông tầng và của các hành lang, lối đi bộ và các gian phòng của tất cả các tầng phía trên của gian thông tầng trong phạm vi không gian được ngăn cách như quy định tại đoạn b) điểm 4.35. Trường hợp không ngăn cách như quy định tại đoạn b) điểm 4.35 thì diện tích một tầng trong phạm vi một khoang cháy là tổng diện tích của các tầng tương ứng.”.

Bổ sung điểm H.7 như sau:

H.7 Các yêu cầu an toàn cháy bổ sung trong một số trường hợp khác

H.7.1 Trong trường hợp phần nhà có công năng xác định (và các công năng phụ trợ cho công năng chính) được ngăn cách thành một khoang cháy riêng thì các yêu cầu của Phụ lục H được áp dụng cho phần nhà (khoang cháy) đó. Các công năng độc lập khác được phép bố trí ở các phần nhà phía trên khoang cháy này, khi thỏa mãn các điều kiện tại Phụ lục H đối với công năng đó.

H.7.2 Trong trường hợp nhà có số tầng (chiều cao) và diện tích không được quy định cụ thể hoặc bị giới hạn trong Phụ lục H, có thể áp dụng tài liệu chuẩn NFPA 5000 [1] hoặc tài liệu chuẩn khác để xác định chiều cao và diện tích lớn nhất cho phép của một tầng nhà trong phạm vi một khoang cháy tương ứng với giới hạn chịu lửa của các cấu kiện, kết cấu nhà và các điều kiện khác (trong đó phải bao gồm các điều kiện liên quan đến thoát nạn cho người); hoặc theo luận chứng kỹ thuật.”.

PHÒNG CHÁY CƠ SỞ SẢN XUẤT CHẾ BIẾN GỖ TẠI BÌNH DƯƠNG

1. Đặt vấn đề phòng cháy cho cơ sở sản xuất chế biến gỗ nói chung và các cơ sở tại Bình Dương nói riêng.

Bình Dương là địa phương có thể mạnh về sản xuất, chế biển gỗ và là một trong những địa phương hàng đầu của cả nước về xuất khẩu đồ gỗ. Theo thống kê của Công an tỉnh Binh Dương, tính đến hết năm 2022, trên địa bàn tỉnh hiện có 946 cơ sở sản xuất, chế biến gỗ thuộc diện quản lý về PCCC thuộc Phụ lục I Nghị định số 136/2020/NĐ-CP, trong đó có 539/946 cơ sở sản xuất, chế biến gỗ (chiếm 56,98%) có nguy hiểm về cháy, nổ thuộc Phụ lục II Nghị định số 136/2020/NĐ-CP [1]
Ngành sản xuất, chế biến gỗ tỉnh Bình Dương là một ngành hàng xuất khẩu chủ lực của tỉnh, chiếm tỷ trọng xuất khẩu lớn nhất. Tuy nhiên, qua thực tiễn và báo cáo kết quả công tác kiểm tra an toàn về CCC&CNCH đối với loại hình cơ sở này cho thấy còn nhiều tồn tại, hạn chế gây mất an toàn về PCCC cần được tiếp tục nghiên cứu, đề xuất các giải pháp kịp thời, hiệu quả góp phần bảo đảm an toàn PCCC và thúc đẩy phát triển bền vững.

Phòng cháy chế biến gỗ tại Bình Dương
Phòng cháy chế biến gỗ tại Bình Dương

2. Thực trạng công tác bảo đảm an toàn về PCCC đối với các cơ sở sản xuất, chế biến gỗ trên địa bàn tỉnh Bình Dương

Thời gian qua, nhận thức rõ ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác bảo đảm an toàn về PCCC đối với các loại hình cơ sở trên địa bàn tỉnh nói chung và đối với các cơ sở sản xuất, chế biến gỗ nói riêng; lực lượng Cảnh sát PCCC&CNCH – Công an tỉnh Bình Dương đã chủ động làm tốt công tác nắm tình hình, điều tra cơ bản về PCCC, tham mưu, đề xuất Ban Giám đốc Công an tỉnh ban hành các văn bản cũng như trình UBND tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo công tác quản lý, bảo đảm an toàn về PCCC đối với các cơ sở sản xuất, chế biến gỗ trên địa bàn quản lý. Qua báo cáo kết quả triển khai thực hiện của Công an tỉnh
Bình Dương cho thấy, các cơ sở sản xuất, chế biến gỗ trên địa bàn cơ bản đã thực hiện quy định về PCCC trong đầu tư xây dựng, quản lý, vận hành và duy trì các điều kiện an toàn PCCC, điển hình như: có 447/946 cơ sở sản xuất, chế biến gỗ (chiếm 47,3%) đã được thẩm duyệt thiết kế, nghiệm thu về PCCC; 100% các cơ sở sản xuất, chế biến gỗ đã thành lập Đội PCCC cơ sở theo đúng quy định, trong đó có 937/946 cơ sở sản xuất, chế biến gỗ (chiếm 99,05%) đã duy trì bảo đảm hoạt động của Đội PCCC cơ sở;… [1] Thống kê kết quả công tác PCCC&CNCH năm 2022 của Công an tỉnh Bình Dương cũng cho thấy, chỉ có 01 vụ cháy xảy ra đối với loại hình cơ sở này và đây cũng không phải là vụ cháy lớn [2].
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, vẫn còn những tồn tại, vi phạm quy định an toàn PCCC đối với các cơ sở sản xuất, chế biến gỗ trên địa bàn tỉnh Bình Dương, phổ biến như: Hệ thống cáp, dây dẫn điện chưa được đi trong các ống, máng, cáp bảo vệ theo quy định; trong quá trình hoạt động còn câu mắc thêm các thiết bị tiêu thụ điện không có trong thiết kế như: sử dụng các quạt công nghiệp, các bóng đèn chiếu sáng; sử dụng dây dẫn điện cắm trực tiếp vào ổ cắm; sắp xếp hàng hóa không đảm bảo khoảng cách an toàn PCCC đến các thiết bị điện; bóng đèn chiếu sáng phía trên hàng hóa dễ cháy nhưng không có biện pháp che chắn, chụp bảo vệ; điều kiện hạ tầng giao thông, nguồn nước còn nhiều bất cập, đường nội bộ của cơ sở thường tận dụng làm bãi để xe ô tô, xe máy, mái nối, các cây xanh xung quanh… cản trở và gây khó khăn cho xe chữa cháy tiếp cận để chữa cháy và triển khai công tác cứu nạn, cứu hộ khi có sự cố xảy ra. Việc sắp xếp hàng hóa trong các phân xưởng còn cản trở lối thoát nạn, cửa thoát nạn. Đèn chiếu sáng sự cố, đèn chỉ dẫn thoát nạn lắp đặt chưa đầy đủ về số lượng, vị trí lắp đặt, quy cách đèn chưa phù hợp chỉ dẫn đúng lối ra thoát nạn, nhiều đèn bị hư hỏng, mắt tác dụng. Việc duy trì, bảo dưỡng phương tiện, hệ thống PCCC định kỳ chưa được doanh nghiệp quan tâm thực hiện thường xuyên, dẫn đến hệ thống, phương tiện PCCC không bảo đảm sẵn sàng hoạt động khi có sự cố xảy ra. Trong quá trình hoạt động. để phù hợp với mục đích sử dụng, chủ đầu tư có thực hiện cải tạo, thay đổi tính chất sử dụng các hạng mục công trình. Tuy nhiên, việc điều chỉnh này chưa lập hồ sơ trình cơ quan Cảnh sát PCCC&CNCH thẩm duyệt bổ sung dẫn đến các khu vực này có nhiều yếu tổ không đảm bảo an toàn PCCC; thi công, xây dựng công trình thuộc diện thẩm duyệt về PCCC nhưng không có giấy chứng nhận thẩm duyệt. Một số trường hợp đưa công trình này vào hoạt động mà chưa có văn bản xác nhận nghiệm
thu của cơ quan Cảnh sát PCCC. Tại buồng sấy gỗ, các đường ống dẫn hơi nóng trực tiếp từ lò đốt vào buồng sấy thường được làm bằng tôn. Qua thời gian sử dụng lâu ngày bị hư hỏng tạo các khe hở, tàn lửa sẽ lọt qua làm cháy gỗ đang được sấy. Có nơi, các lỗ đốt được xây bằng gạch không có nắp che chắn nên tàn lửa bay ra làm cháy mùn cưa, gỗ vụn dùng để đốt lò. Tại các khu vực phun sơn, trong quá trình sơn có sử dụng các loại dung môi như dầu, xăng… thường tạo ra môi trường có nồng độ nguy hiểm cháy, nổ cao. Nếu hệ thống thông gió hoạt động không tốt hoặc bị hư hỏng, các thiết bị điện tại khu vực này không phải là loại thiết bị phòng nổ hoặc khi có nguồn lửa trần sẽ gây ra cháy, nổ. Các thùng
chứa sơn làm bằng tôn, trong quá trình sản xuất do bị dịch chuyển ma sát trực tiếp với sàn bê tông tạo ra tia lửa sẽ gây cháy. Các giẻ lau, bìa các-tông, bao bì có dính sơn trong các ca sản xuất không được thu dọn ngay khi gặp nguồn lửa gây ra cháy. Đường ống thông gió tại buồng phun sơn không được vệ sinh thường xuyên nên khi có SỰ cố động cơ của quạt hút sẽ gây ra cháy. Việc để tập trung các chất dễ cháy như: sơn, dung môi… với số lượng, khối lượng lớn tại khu vực phun sơn mà không có giải pháp bảo vệ, cách ly cũng là nguồn gây chảy nguy hiểm. Về điều kiện ngăn cháy, không đảm bảo về tường, vách
ngăn chảy, cửa ngăn chảy và các giải pháp ngăn cháy giữa các bộ phận của công trình có công năng sử dụng khác nhau: khu vực bảo quản, pha chứa sơn, phòng sơn với khu vực sản xuất; các công đoạn của dây chuyền công nghệ kho chứa với khu sản xuất bảo đảm yêu cầu ngăn cháy lan với nhau. Lắp đặt vách, mái che nối các nhà xưởng và kho, cầu nối giữa các nhà xưởng nhiều tầng mà không thực hiện các giải pháp ngăn cháy theo quy định.
Về phương tiện PCCC, các hệ thống PCCC không được bảo dưỡng thường xuyên dẫn đến hư hỏng một phần hoặc toàn bộ; bố trí đường ống cấp nước chữa cháy chính theo các cột, dầm bằng thép không đảm báo giới hạn chịu lửa theo quy định; vô hiệu hóa tạm thời hệ thống báo cháy hoặc các đầu báo cháy để tránh báo cháy giả; bố trí vật dụng che chắn vị trí các phương tiện PCCC, sử dụng phương tiện PCCC sai mục đích; không trang bị đầy đủ phương tiện PCCC tại khu vực chứa chai gas, phòng máy phát điện,
trạm biến áp, nhà hóa hơi của hệ thống cung cấp gas…. Trước những tồn tại, vi phạm quy định về PCCC đó, lực lượng Cảnh sát PCCC&CNCH – Công an tỉnh Bình Dương đã lập biên bản và ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính 472 lượt với tổng số tiền là 13.265,2 triệu đồng [1] Đồng thời, hướng dẫn và ra công văn kiến nghị các cơ sở sản xuất, chế biến gỗ trên địa bàn khắc phục các tồn tại, vi phạm quy định về PCCC, bảo đảm an toàn PCCC trong quá trình hoạt động sản xuất, chế biến gỗ. Nguyên nhân điển hình của những tồn tại, hạn chế trên đó là chủ các cơ sở sản xuất, chế biến gỗ còn tình trạng chủ quan về an toàn PCCC của công trình, đặt nặng mục tiêu về hiệu quả kinh tế, cố tình cắt giảm chi phí đầu tư ban đầu cho công tác PCCC, đầu tư các hệ thống kém chất lượng, sau một thời gian sử dụng bị hư hỏng, xuống
cấp. Nhiều chủ cơ sở chỉ tập trung vào công tác sản xuất, kinh doanh nên chủ quan, lơ là trong thực hiện công tác bảo đảm an toàn PCCC, giao nhiệm vụ thực hiện công tác PCCC cho các phòng, ban (thường là phòng nhân sự hoặc là phòng an toàn) nhưng thiếu việc kiểm tra, giám sát nên công tác bảo đảm an toàn PCCC tại cơ sở không được duy trì thường xuyên. Việc chuyển giao công nghệ, tập huấn, huấn luyện giữa đơn vị thi công và chủ đầu tư, đơn vị quản lý vận hành chưa đầy đủ, dẫn đến các đơn vị này không
nắm vững kiến thức, tính năng của hệ thống, phương tiện, thiết bị PCCC dẫn đến lúng túng trong khâu kiểm tra, vận hành, bảo trì, bảo dưỡng. Người đứng đầu một số cơ sở còn chưa thực sự quan tâm đến tầm quan trọng của công tác PCCC, tuy đã được lực lượng Cảnh sát PCCC&CNCH – Công an tỉnh Bình Dương hưởng tuyên truyền thường xuyên qua các phương tiện thông tin đại chúng, qua các đợt kiểm tra an toàn PCCC nhưng các cơ sở không chủ trọng, không trang bị phương tiện PCCC tại chỗ, cũng như không thực hiện các hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền đã bị xử lý vi phạm hành chính nhưng vẫn tiếp tục vi phạm không có hướng khắc phục. Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp hiện nay vừa phục hồi sản xuất, kinh doanh sau dịch bệnh COVID-19 nên còn nhiều khó khăn trong sản xuất, kinh doanh cũng như trong đầu tư, trang bị về công tác PCCC&CNCH. Đồng thời, số lượng cơ sở thuộc diện quản lý về PCCC trên địa bàn tỉnh Bình Dương lớn, số lượng cán bộ, chiến sỹ làm công tác PCCC&CNCH của Công an tỉnh về cơ bản chưa đảm bảo đáp ứng được chức năng, nhiệm vụ theo phân công, phân cấp…. 11

Ngành gỗ Việt Nam ngày càng phát triển
Ngành gỗ Việt Nam ngày càng phát triển

3. Giải pháp bảo đảm an toàn về PCCC đối với các cơ sở sản xuất, chế biến gỗ trên địa bàn tỉnh Bình Dương thời gian tới

Thời gian tới, tiếp tục triển khai thực hiện Quyết định số 3085/QĐ-UBND ngày 24/11/2022 của UBND tỉnh Bình Dương về Phê duyệt Đễ an phát triển ngành công nghiệp chế biến gỗ tỉnh Bình Dương đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Theo đó, các cơ sở sản xuất, chế biến gỗ sẽ tiếp tục được đầu tư, phát triển mạnh mẽ theo định hướng đã được phê duyệt. Với vai trò là lực lượng nòng cốt, tham mưu Ban Giám đốc Công an tỉnh trình UBND cùng cấp lãnh đạo chỉ đạo toàn diện các mặt công tác quản lý, bảo đảm an toàn về PCCC đối với các loại hình cơ sở trên địa bàn quản lý nói chung, đặc biệt là đối với các cơ sở sản xuất, chế biến gỗ, lực lượng Cảnh sát PCCC&CNCH – Công an tỉnh Bình Dương, Công an các thành phố, huyện, thị xã thuộc tỉnh có liên quan cần tiếp tục tổ chức triển khai thực hiện hiệu quả các giải pháp sau:
(1) Tiếp tục làm tốt công tác nắm tình hình, địa bàn, nhất là công tác phối hợp, trao đổi thông tin giữa lực lượng Cảnh sát Quản lý hành chính, Cảnh sát Khu vực, Cảnh sát PCCC&CNCH để kịp thời hướng dẫn, phát hiện, xử lý các vi phạm về PCCC, đặc biệt, đối với các cơ sở chế biến, sản xuất gỗ, ngay từ khi mới đưa vào hoạt động. Bên cạnh đó, trên cơ sở những tồn tại, vi phạm về PCCC&CNCH đã được phát hiện nêu trên, lực lượng Cảnh sát PCCC&CNCH Công an tỉnh Bình Dương, Công an các thành phố, huyện, thị xã thuộc tỉnh cần tập trung rà soát, phân loại theo từng nhóm tồn tại, vi phạm, đánh giá cụ thể trường hợp nào có
khả năng khắc phục, trường hợp nào không có khả năng khắc phục, từ đó, nghiên cứu đề xuất các biện pháp, giải pháp kịp thời bổ sung, tăng cường công tác bảo đảm an toàn PCCC hoặc báo cáo cơ quan có thẩm quyền quyết định; tham mưu Ban Giám đốc Công an tỉnh trình UBND cung cấp các biện pháp, phương án xử lý dứt điểm 276 cơ sở sản xuất, chế biến gỗ chưa được thẩm duyệt thiết kế,
nghiệm thu về PCCC theo quy định [1].

(2) Tăng cường công tác truyền thông, tuyên truyền, hướng dẫn nâng cao nhận thức, trách nhiệm PCCC của chủ đầu tư, người đứng đầu cơ sở sản xuất, chế biến gỗ trong thực hiện các quy định của pháp luật, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về PCCC, đặc biệt là công tác thẩm duyệt thiết kế, nghiệm thu về PCCC; hướng dẫn người đứng đầu cơ sở, lực lượng PCCC cơ sở tại các cơ sở sản xuất, chế biến gỗ công tác sắp xếp hồ sơ, theo dõi, kiểm tra, bảo dưỡng các phương tiện PCCC&CNCH được trang bị hướng dẫn nghiệp vụ PCCC cho lực lượng PCCC cơ sở, như: công tác tự kiểm tra an toàn PCCC, các cách sử dụng các phương tiện tại chỗ, các kỹ năng, biện pháp thoát nạn, chữa cháy khi có sự cố cháy, nổ xảy ra. Đồng thời, hướng
dẫn cơ sở tự tổ chức thực tập phương án chữa cháy; tiến hành tổ chức huấn luyện nghiệp vụ và cấp giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ PCCC&CNCH cho lực lượng PCCC cơ sở theo đúng quy định.
(3) Chủ động kiểm tra an toàn PCCC&CNCH theo chuyên đề, kiểm tra định kỳ tại các cơ sở sản xuất, chế biến gỗ trên địa bàn quản lý, đồng thời tăng cường công tác hậu kiếm, kiểm tra đột xuất theo quy định. Từ đỗ, kịp thời phát hiện các thiếu sót về PCCC để kiến nghị và yêu cầu người đứng đầu cơ sở sản xuất, chế biến gỗ khắc phục. Đồng thời, trong quá trình kiểm tra an toàn PCCC và CNCH, lực lượng Cảnh sát PCCC&CNCH – Công an tỉnh Bình Dương. Công an các thành phố, huyện, thị xã thuộc tỉnh cần hướng
dẫn người đứng đầu cơ sở thực hiện các biện pháp phòng ngừa cháy, nổ tại các khu vực có nguy cơ cháy nổ cao. Thường xuyên tổng vệ sinh buồng hút bụi, đường ống hút bụi để loại trừ khả năng tự chảy và chống cháy lan; bảo dưỡng định kỳ hệ thống các quạt hút đã được trang bị tại cơ sở.
Hạn chế tối đa bụi mùn cưa, phôi bào tồn chứa trong nhà xưởng; trong các công đoạn xẻ, gia công các chi tiết thì động cơ điện phải có hộp bảo vệ chống bụi gỗ, phôi bào, mùn cưa rơi vào. Riêng các thiết bị tiêu thụ điện lắp đặt trong khu vực phun sơn, kho chứa chất, hàng nguy hiểm cháy, nổ phải là loại thiết bị chống nổ và có các thiết bị bảo vệ như áp-tô-mát đặt trong các tủ, hộp kín. Phải có biện pháp thông gió, hút bụi cho xưởng sản xuất, đặc biệt đối với khu vực sơn để ngăn ngừa việc hình thành môi trường nguy hiểm cháy, nổ. Bố trí khu vực chứa dung môi pha sơn cách xa khu vực sản xuất, xa các thiết bị điện, nguồn điện, nguồn nhiệt… có các giải pháp thẩm hút ngăn ngừa chảy loang dẫn đến cháy lan khi có sự cố xảy ra như: chỉ tồn trữ dung môi đủ dùng, đặt các hộp chứa dung môi trên các tấm thẫm dầu hoặc trên các lớp cát có được giới hạn bởi các cấu kiện không cháy. Quá trình sấy gỗ cần cử người trống coi, theo dõi và chú ý nhiệt độ, thời gian sấy. Trước và sau mỗi lần sấy cần thu dọn buồng sấy, không để phôi bào, mùn cưa, gỗ vụn đọng lại trong buồng sấy.
Lực lượng Cảnh sát PCCC&CNCH – Công an tỉnh Bình Dương, Công an các thành phố, huyện, thị xã thuộc
tỉnh cần tiếp tục đề xuất các cấp có thẩm quyền nghiên cứu tăng cường biên chế cán bộ, chiến sỹ làm công tác PCCC&CNCH bảo đảm việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao, đồng thời, bảo đảm công tác thường trực sẵn sàng chữa cháy và CNCH theo đúng quy định tại Thông tư số 139/2020/TT-BCA ngày 23/12/2020 của Bộ Công an Quy định về công tác thường trực sẵn sàng chữa cháy và CNCH của lực lượng CAND để kịp thời xử lý các vụ cháy. nổ xảy ra tại các cơ sở sản xuất, chế biến gỗ trên địa bàn,
không để xảy ra cháy lớn gây hậu quả nghiêm trọng về người và tài sản.

Trang bị PCCC cho cơ sở chế biến, sản xuất gỗ
Trang bị PCCC cho cơ sở chế biến, sản xuất gỗ

4. Kết luận

Cơ sở sản xuất, chế biến gỗ trên địa bàn cả nước nói chung và tỉnh Bình Dương nói riêng là loại hình cơ sở luôn tiềm ẩn nguy cơ cháy, nổ cao. Các giải pháp nêu trên được nghiên cứu, đưa ra trên cơ sở thực tiễn những tồn tại, vi phạm quy định về PCCC và nguyên nhân của những tồn tại đó, do vậy, việc tham khảo, vận dụng đồng bộ, quyết liệt, có kiểm tra, đánh giá và giám sát quá trình thực hiện nghiêm túc của lực lượng Cảnh sát PCCC&CNCH – Công an tỉnh Bình Dương, Công an các thành phố, huyện, thị xã thuộc
tỉnh sẽ góp phần tăng cường công tác bảo đảm an toàn về PCCC đối với các cơ sở sản xuất, chế biến gỗ trên địa bàn quản lý, góp phần thúc đẩy phát triển bền vững.

THI CÔNG PCCC KHU CÔNG NGHIỆP TẠI VĨNH PHÚC

Thi công Phòng cháy chữa cháy (PCCC) là một phần quan trọng trong quá trình đảm bảo an toàn cho các khu công nghiệp, đảm bảo tính mạng và tài sản của cả người lao động và doanh nghiệp. Tỉnh Vĩnh Phúc, nằm ở phía Bắc Việt Nam, cũng không ngoại lệ khi tập trung vào việc xây dựng và nâng cấp hệ thống PCCC trong các khu công nghiệp của mình.

Thi công PCCC KCN Vĩnh Phúc có nhiều KCN với tỷ lệ lấp đầy cao
Vĩnh Phúc có nhiều KCN với tỷ lệ lấp đầy cao, đáp ứng tiêu chuẩn PCCC hiện hành

Một số khu công nghiệp nổi bật tại Vĩnh Phúc:

1. Khu công nghiệp Bá Thiện 1

  • Vị trí: Xã Bá Hiến & xã Thiện Kế, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc 
  • Chủ đầu tư: Công ty cổ phần Phát triển và Kinh doanh nhà (HDTC)
  • Tổng diện tích:  247ha (152,6ha là đất công nghiệp)
  • Vốn đầu tư: 2.500 tỷ đồng

Nằm cách TP. Hà Nội 50km về phía tây bắc, KCN Bá Thiện 1 dễ dàng kết nối với các vùng lân cận thông qua hệ thống đường bộ (cao tốc Xuyên Á Nội Bài – Lào Cai, quốc lộ 2, quốc lộ 18…), đường hàng không (sân bay Nội Bài), đường sắt (tuyến đường sắt Hà Nội – Vĩnh Phúc – Lào Cai – Trung Quốc) và đường biển (cảng Đình Vũ, cảng Cái Lân).

KCN Bá Thiện 1 hiện đã được xây dựng hoàn thiện, đảm bảo tiêu chuẩn cho phép về môi trường làm việc thân thiện, an toàn và sạch đẹp. Các ngành nghề được khu công nghiệp này ưu tiên là: thiết bị thông tin, viễn thông, công nghệ thông tin, linh kiện điện tử…

2. Khu công nghiệp Bá Thiện 2

  • Vị trí: Xã Thiện Kế, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc
  • Chủ đầu tư: Công ty TNHH Vina CPK thuộc quỹ đầu tư VinaCapital
  • Tổng diện tích:  309ha (228ha là đất công nghiệp)
  • Vốn đầu tư: 2.500 tỷ đồng
Thi công PCCC Vĩnh phúc KCN Bá Thiện 2 được khởi công xây dựng từ năm 2011
Thi công PCCC Vĩnh phúc: KCN Bá Thiện 2 được khởi công xây dựng từ năm 2011

Hiện dự án KCN Bá Thiện 2 đã hoàn thành giai đoạn 1,2 và đang tiếp tục thực hiện giai đoạn 3 và 4.

KCN Bá Thiện 2 nằm ở vị trí được đánh giá tốt về khả năng liên kết vùng, cách trung tâm TP. Hà Nội 50km, cao tốc xuyên Á (Nội Bài – Lào Cai – Trung Quốc) 6km, sân bay Quốc tế Nội Bài 20km, cảng Cái Lân (Quảng Ninh) 180km và cách cảng Hải Phòng 160km.

KCN Bá Thiện 2 đã thu hút nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước. Những ngành nghề thu hút đầu tư ở khu công nghiệp này là:

  • Các ngành công nghiệp nhẹ,
  • Điện tử và các
  • Ngành công nghệ cao.

3. Khu công nghiệp Tam Dương 1 – Khu vực 2

  • Vị trí: Xã Hướng Đạo, xã Đạo Tú và thị trấn Hợp Hòa thuộc huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc
  • Chủ đầu tư: Công ty cổ phần Quốc tế Sơn Hà

KCN Tam Dương 1 – Khu vực 2 được khởi công xây dựng từ năm 2021 với tổng diện tích là 162ha. Trong đó, phần đất xây dựng hạ tầng khu công nghiệp gần 157ha.

Khu công nghiệp này cách trung tâm TP. Hà Nội 50km, cách nút giao Kim Long lối lên Cao tốc Nội Bài – Lào Cai 3km, sân bay quốc tế Nội Bài 26km, cảng Hải Phòng 180km, TP. Vĩnh Yên 10km…

Hiện nay, KCN Tam Dương 1 – Khu vực 2 đã giải phóng được 70ha. Theo dự kiến đến tháng 09/2022 có quyết định giao đất và sẵn sàng bàn giao hạ tầng cho các dự án vào cuối năm 2022 đến đầu năm 2023.

KCN Tam Dương 1 – Khu vực 2 ưu tiên thu hút đầu tư đối với các ngành nghề như: ngành công nghiệp chế biến, chế tạo; ngành công nghiệp hỗ trợ và vận tải kho bãi.

4. Khu công nghiệp Nam Bình Xuyên

  • Vị trí: TT Hương Canh, xã Đạo Đức, xã Phú Xuân & xã Tân Phong thuộc huyện Bình Xuyên
  • Chủ đầu tư: Công ty TNHH phát triển Nam Bình Xuyên Green Park
KCN Nam Bình Xuyên được thành lập vào năm 2022 với tổng vốn đầu tư là 2.200 tỉ đồng. Khu công nghiệp này có tổng diện tích là 290ha
Thi công PCCC tại KCN Nam Bình Xuyên Tỉnh vĩnh phúc

Được thành lập vào năm 2022 với tổng vốn đầu tư là 2.200 tỉ đồng. Khu công nghiệp này có tổng diện tích là 290ha KCN được triển khai thành 02 giai đoạn. 

  • Giai đoạn 1: 150 ha dự kiến sẽ hoàn thiện cơ sở hạ tầngtrong tháng 10 năm 2024.
  • Giai đoạn 2: 140 ha dự kiến sẽ hoàn thiện cơ sở hạ tầng trong tháng 3 năm 2026. 

KCN Nam Bình Xuyên có vị trí thuận lợi cho việc thông thương, vận chuyển hàng hóa. Cụ thể, khu công nghiệp này nằm sát quốc lộ 2A, cách trung tâm TP. Hà Nội 45km, sân bay quốc tế Nội Bài 18km, trung tâm Logistics ICD Vĩnh Phúc 3km, cảng Cái Lân (Quảng Ninh) 150km.

KCN Nam Bình Xuyên hướng tới thu hút các nhà đầu tư trong lĩnh vực: công nghệ thông tin, điện tử viễn thông, sản xuất phần mềm, lắp ráp linh kiện máy móc, sản xuất cơ khí, đồ gia dụng, hàng tiêu dùng…

5. Khu công nghiệp Khai Quang

  • Vị trí: Phường Khai Quang, thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc
  • Chủ đầu tư: Công ty CP Phát triển Hạ tầng Vĩnh Phúc

KCN Khai Quang được triển khai xây dựng từ năm 2003 với với diện tích ban đầu chỉ 52ha. Sau 5 lần mở rộng, đến nay khu công nghiệp này có tổng diện tích là 262ha. 

Tính đến nay, KCN Khai Quang đã thu hút được 80 dự án, tỷ lệ lấp đầy đạt 96,4%. Trong đó, 11 dự án DDI với tổng vốn đầu tư trên 690 tỉ đồng, 69 dự án FDI với tổng vốn đầu tư trên 854 triệu USD.

KCN Khai Quang nằm ở trung tâm của vùng kinh tế trọng điểm phía bắc, cách trung tâm TP. Hà Nội 50km, sân bay quốc tế Nội Bài 25km, ga đường sắt tuyến Hà Nội – Lào Cai 2km, cảng Cái Lân (Quảng Ninh) 170km. Với vị trí này, các doanh nghiệp có thể tiết kiệm tối đa chi phí và thời gian trong việc vận chuyển hàng hóa.

KCN Khai Quang ưu tiên các ngành nghề như: cơ khí lắp ráp, sản xuất phụ tùng, linh kiện điện tử, hàng thủ công mỹ nghệ, sản xuất tiêu dùng, công nghiệp dệt may…

6. Khu công nghiệp Thăng Long 3

  • Vị trí: Xã Thiện Kế, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc
  • Chủ đầu tư: Tập đoàn Sumitomo (Nhật Bản)

KCN Thăng Long 3 được thành lập vào cuối năm 2015 với tổng diện tích là 213ha, chia làm 2 giai đoạn. Giai đoạn I là 94,5ha và giai đoạn II là 118,5ha. Đây là khu công nghiệp thứ 3 của tập đoàn Sumitomo triển khai tại Việt Nam.

KCN Thăng Long 3 cách cao tốc Nội Bài – Lào Cai 3km, sân bay quốc tế Nội Bài 20km, trung tâm TP. Hà Nội 45km… thuận lợi cho việc giao thương hàng hóa và di chuyển của các chuyên gia.

Khu công nghiệp này chủ yếu thu hút các ngành nghề thân thiện với môi trường, bao gồm: sản xuất động cơ, sản xuất phụ tùng, điện, điện tử, cơ khí chính xác… Đến nay, KCN Thăng Long 3 đã có tỷ lệ lấp đầy đạt 80%.

7. Khu công nghiệp Bình Xuyên

  • Vị trí: Thị trấn Hương Canh, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc
  • Chủ đầu tư: Công ty TNHH Đầu tư Xây dựng An Thịnh Vĩnh Phúc

KCN Bình Xuyên là một trong những khu công nghiệp có mặt đầu tiên ở tỉnh Vĩnh phúc, được thành lập từ năm 2004. KCN Bình Xuyên có tổng diện tích là 287ha, trong đó diện tích đất dành cho công nghiệp là 211,64ha.

KCN Bình Xuyên nằm cạnh quốc lộ 2 (Nội Bài – Lào Cai), cách trung tâm TP. Hà Nội 45km, sân bay quốc tế Nội bài 18km, cảng nước sâu Cái Lân (Quảng Ninh) 160km, ga đường sắt 2km, nằm sát tuyến đường sắt Hà Nội – Lào Cai – Côn Minh (Trung Quốc).

Khu công nghiệp này ưu tiên các nhà đầu tư hoạt động ở các ngành nghề như: sản xuất phụ tùng ô tô, xe máy, cơ khí chế tạo, thiết bị điện, hoá chất, sản xuất các loại vật liệu xây dựng mới…

8. Khu công nghiệp Sơn Lôi

  • Vị trí: Xã Sơn Lôi, xã Tam Hợp, thị trấn Bá Hiến và thị trấn Hương Canh thuộc huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc
  • Chủ đầu tư: Công ty TNHH Đầu tư xây dựng An Thịnh Vĩnh Phúc

Sau sự thành công của KCN Bình xuyên, Công ty TNHH Đầu tư xây dựng An Thịnh Vĩnh Phúc đã tiếp tục xây dựng KCN Sơn Lôi với tổng diện tích là 257ha.

KCN Sơn Lôi có vị trí thuận lợi, cách trung tâm TP. Hà Nội 38km, nằm gần quốc lộ 2, sát tuyến đường sắt Hà Nội – Lào Cai – Côn Minh (Trung Quốc), cách ga Hương Canh 1km, sân bay quốc tế Nội Bài 10km, cảng Cái Lân (Quảng Ninh) 161km… 

KCN Sơn Lôi có hệ thống cơ sở hạ tầng đồng bộ, hiện đại và đang có kế hoạch “trải thảm đỏ” cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước kinh doanh trong các lĩnh vực như: nhóm ngành cơ khí, công nghệ thông tin, hóa mỹ phẩm, vật liệu xây dựng, trang thiết bị y tế…

9. Khu công nghiệp Lập Thạch 2

  • Vị trí: Xã Bàn Giản và xã Đồng Ích, huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc
  • Chủ đầu tư lập quy hoạch: Sở Xây dựng Vĩnh Phúc

KCN Lập Thạch 2 được UBND tỉnh Vĩnh Phúc quy hoạch và quyết định thành lập vào năm 2013 với tổng diện tích 111,5ha, trong đó đất dành cho công nghiệp là 75,63ha.

KCN Lập Thạch 2 được định hướng phát triển các loại hình công nghiệp vừa và nhỏ, sản xuất công nghiệp công nghệ cao, các ngành công nghiệp phụ trợ và sản xuất các sản phẩm công nghiệp tiên tiến. 

Khu công nghiệp này có vị trí tương đối thuận lợi cho việc di chuyển và vận chuyển hàng hóa, cách đường Xuyên Á 3km (Nội Bài – Lào Cai – Côn Minh), sân bay quốc tế Nội Bài 44km, cảng Cái Lân (Quảng Ninh) 190km, trung tâm TP. Hà Nội 73km…

10. Khu công nghiệp Kim Hoa

  • Vị trí: Thành phố Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc
  • Chủ đầu tư: Tổng công ty Phát triển đô thị và Khu công nghiệp (IDICO)

KCN Kim Hoa có tổng diện tích là 50ha, đã đi vào vận hành từ năm 2003. Tính đến nay, khu công nghiệp này đã cho thuê 100% diện tích đất công nghiệp.

Các doanh nghiệp tại KCN Kim Hoa chủ yếu hoạt động sản xuất trong các ngành nghề như: gia công cơ khí chế tạo máy móc thiết bị, vật liệu xây dựng, sửa chữa xe máy, điện, điện tử, chế biến thực phẩm…

KCN Kim Hoa có hệ thống giao thông thuận tiện, nằm sát quốc lộ 2, cách trung tâm TP. Hà Nội 35km, sân bay quốc tế Nội Bài 10km, cảng Cái Lân (Quảng Ninh) 150km, ga phúc Yên 1km…

Những khu công nghiệp này không chỉ thu hút các doanh nghiệp trong nước mà còn có sự quan tâm từ các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào Việt Nam. Chính sách hỗ trợ đặc biệt từ phía chính quyền địa phương cùng với vị trí địa lý thuận lợi của Vĩnh Phúc đã tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của các khu công nghiệp này.

11. Khu công nghiệp Phúc yên

  • Vị trí: Thành phố Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc
  • Chủ đầu tư: Công ty cổ phần Đầu tư kinh doanh và Phát triển hạ tầng Phúc Hà

KCN Phúc Yên tại tỉnh Vĩnh Phúc là một dự án đầu tư có tiềm năng và vị trí địa lý thuận lợi. Khu công nghiệp này nằm gần sân bay Nội Bài, góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động vận chuyển và giao thương. Với lực lượng lao động dồi dào, khu công nghiệp Phúc Yên hứa hẹn thu hút các nhà đầu tư và doanh nghiệp tham gia đầu tư và phát triển tại đây . Tổng diện tích của khu công nghiệp này là 139 ha, tập trung vào việc đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng để phát triển các hoạt động công nghiệp

Vĩnh Phúc đang là một trong những tỉnh đi đầu cả nước về phát triển các khu công nghiệp. Với vị thế thuận lợi cùng nguồn nhân lực dồi dào, các khu công nghiệp Vĩnh Phúc thu hút nhiều nhà đầu tư trong nước và quốc tế thuộc nhiều lĩnh vực.

Tính đến nay, trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc đã có 16 khu công nghiệp được quyết định chủ trương đầu tư, cấp giấy chứng nhận đầu tư, đăng ký kinh doanh với tổng vốn đầu tư đăng ký: Hơn 17.500 tỷ đồng và hơn 210 triệu USD. Tổng diện tích đất quy hoạch là hơn 3.000 ha trong đó diện tích đất công nghiệp theo quy hoạch hơn 2.200 ha; diện tích đất đã bồi thường giải phóng mặt bằng và có thể cho thuê là gần 1.900 ha…

Khu công nghiệp Phúc yên
Khu công nghiệp Phúc yên

TIẾN trình thi công hệ thống PCCC tại các khu công nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc.

1. Đánh giá và thiết kế:

Trước khi bắt đầu thi công hệ thống PCCC, việc đánh giá và thiết kế là bước quan trọng đầu tiên. Các chuyên gia và kỹ sư sẽ tiến hành khảo sát các khu vực công nghiệp để xác định các điểm nguy cơ cháy nổ, cũng như đánh giá vị trí lắp đặt các thiết bị PCCC. Dựa trên đánh giá, họ sẽ thiết kế hệ thống PCCC phù hợp với từng khu công nghiệp cụ thể.

  • Thẩm định thẩm duyệt thiết kế PCCC
  • Thẩm định thẩm duyệt thiết kế kiến trúc
  • Thẩm định thẩm duyệt thiết kế kết cấu
  • Thẩm định thẩm duyệt thiết kế ME, Chống sét, Chống tụ khói, Cấp thoát nước,….

2. Xây dựng cơ sở hạ tầng:

Trong quá trình thi công hệ thống PCCC, việc xây dựng cơ sở hạ tầng là một bước quan trọng. Các hệ thống ống, đường dây, và thiết bị PCCC sẽ được lắp đặt và kết nối theo kế hoạch thiết kế. Việc này đòi hỏi sự chính xác và tính toàn vẹn để đảm bảo hệ thống hoạt động hiệu quả khi cần thiết.

Những lưu ý về PCCC khi xây dựng cơ sở hạ tầng:

  • Đảm bảo có bãi đỗ xe chữa cháy, lối tiệp cận của xe chữa cháy đối với công trình
  • Đảm bảo lối tiếp cận PCCC từ trên cao đối với cơ sở cao tầng
  • Đảm bảo khối tích, kết cấu của bể nước chữa cháy
  • Đảm bảo Lối thoát nạn theo QCVN 06:2022/BXD
  • Đảm bảo xây dựng trạm bơm chữa cháy theo TCVN 7336:2021

3. Lắp đặt thiết bị Thi công PCCC tại Vĩnh Phúc:

Lắp đặt thiết bị PCCC gồm các bộ phận như bình chữa cháy, đầu phun, hệ thống cảnh báo, hệ thống báo cháy, v.v. Đảm bảo việc lắp đặt đúng cách và tuân thủ các quy chuẩn an toàn là yếu tố quan trọng để đảm bảo tính hiệu quả của hệ thống PCCC.

Tiêu chuẩn áp dụng cho lắp đặt trang thiết bị PCCC

  • TCVN 3890:2023 Trang bị phương tiện PCCC cho nhà và công trình
  • TCVN 7336:2021 Hệ thống chữa cháy tự động bằng nước, bọt – Yêu cầu thiết kế, lắp đặt
  • TCVN 5738:2021 Hệ thống báo cháy tự động – Yêu cầu kỹ thuật
  • TCVN 13456:2022 Phương tiện chiếu sáng sự cố và chỉ dẫn thoát nạn – Yêu cầu thiết kế, lắp đặt
  • TCVN 5687:2010 Hệ thống thông gió, điều hòa không khí – Yêu cầu thiết kế
Thi công pccc Vĩnh Phúc tại các Khu công nghiệp
Thi công pccc Vĩnh Phúc tại các Khu công nghiệp

4. Kiểm tra và thử nghiệm:

Sau khi hoàn thành việc lắp đặt, hệ thống PCCC sẽ được kiểm tra và thử nghiệm kỹ lưỡng. Các bài kiểm tra bao gồm việc kích hoạt hệ thống cảnh báo, kiểm tra áp lực và dòng chảy của nước, đảm bảo rằng hệ thống hoạt động đúng như dự kiến trong các tình huống khẩn cấp.

Quy trình kiểm tra thử nghiệm PCCC, đưa công trình vào sử dụng

  • Nghiệm thu vật liệu đầu vào hệ thống PCCC và các hạng mục liên quan
  • Nhiệm thu từng phần thi công lắp đặt hệ thống PCCC
  • Nghiệm thu đơn động hệ thống không tải
  • Nghiệm thu đơn động hệ thống PCCC có tải
  • Nghiệm thu liên động hệ thống PCCC không tải
  • Nghiệm thu liên động hệ thống PCCC có tải
  • Nhiệm thu chuyển giao công nghệ
  • Nghiệm thu toàn bộ hệ thống trước khi đưa dự án vào sử dụng
  • Báo cáo của chủ đầu tư về việc hoàn thành dự án và đưa công trình vào sử dụng

5. Đào tạo và hướng dẫn:

Một phần quan trọng của việc triển khai hệ thống PCCC là đào tạo cho người lao động và nhân viên về cách sử dụng thiết bị PCCC, cách ứng phó với tình huống cháy nổ, và cách thực hiện cuộc diễn tập chữa cháy.

Một số hướng dẫn quan trọng trong điều khiển vận hành hệ thống PCCC

  • Hướng dẫn sử dụng, cài đặt, kiểm tra tủ trung tâm báo cháy
  • Hướng dẫn sử dụng bình chữa cháy xách tay
  • Hướng dẫn sử dụng Hệ thống thông gió chống tụ khói
  • Hướng dẫn kiểm tra, vận hành trạm bơm chữa cháy ( Đặc biệt đối với máy bơm sử dụng động cơ Diesel)

THI CÔNG PCCC VĨNH PHÚC TẠI CÁC KHU CÔNG NGHIỆP

Trong tất cả các bước trên, sự hợp tác giữa các chuyên gia, kỹ sư, doanh nghiệp, và cơ quan chức năng đóng vai trò quan trọng để đảm bảo hệ thống PCCC hoạt động hiệu quả và đáp ứng các yêu cầu an toàn. Với sự quan tâm và đầu tư vào việc thi công PCCC, các khu công nghiệp tại tỉnh Vĩnh Phúc đang dần trở nên an toàn và bền vững hơn trong việc đảm bảo sự phát triển kinh tế.

HỆ THỐNG BƠM CHỮA CHÁY – THIẾT BỊ QUAN TRỌNG TRONG PCCC

1. Giới thiệu về Hệ Thống Bơm Chữa Cháy và Tầm Quan Trọng của Nó

Hệ thống bơm chữa cháy đóng một vai trò cực kỳ quan trọng trong việc đảm bảo an toàn cho tòa nhà, người dân và tài sản. Hệ thống bơm chữa cháy là một phần không thể thiếu của cơ sở hạ tầng PCCC. Nó giúp cung cấp nguồn nước chữa cháy hiệu quả và đáng tin cậy.

Trong bài viết này, chúng ta sẽ khám phá sâu hơn về hệ thống bơm chữa cháy và tầm quan trọng của nó trong việc bảo vệ an toàn.

Trạm bơm chữa cháy là trái tim của hệ thống PCCC
Trạm cụm máy bơm chữa cháy là trái tim của hệ thống PCCC

2. Tầm Quan Trọng trạm Bơm Chữa Cháy

Hệ thống trạm bơm, cụm bơm chữa cháy có nhiệm vụ cung cấp áp lực và lưu lượng nước cần thiết để dập tắt đám cháy một cách hiệu quả. Điều này đặc biệt quan trọng trong việc kiểm soát tình hình cháy nổ và ngăn chặn sự lan rộng của ngọn lửa. Hệ thống bơm chữa cháy thường được kết nối với nguồn cung cấp nước tập trung như hồ chứa nước, bể chứa nước, hoặc hệ thống cấp nước công cộng.

Dưới đây là những lý do tại sao tầm quan trọng của hệ thống bơm chữa cháy không thể bị lơ là trong bất kỳ hệ thống PCCC nào:

a. Cung Cấp Nguồn Nước Chữa Cháy Đáng Tin Cậy:

Khi một sự cố cháy nổ xảy ra, việc có nguồn nước chữa cháy đáng tin cậy là quyết định giữa sự an toàn và nguy hiểm. Hệ thống bơm chữa cháy cung cấp áp lực và lưu lượng nước cần thiết để đưa nước từ nguồn cung cấp đến các điểm phun nước quan trọng. Điều này giúp kiểm soát tình hình cháy nổ và ngăn chặn sự lan rộng của ngọn lửa.

b. Đảm Bảo Khả Năng Ứng Phó Nhanh Chóng:

Khi thời gian là quyết định giữa thành công và thất bại trong việc kiểm soát đám cháy, hệ thống bơm chữa cháy có khả năng cung cấp nước ngay lập tức giúp ứng phó với tình huống khẩn cấp. Sự nhanh nhạy và khả năng hoạt động liên tục của hệ thống bơm là yếu tố cực kỳ quan trọng trong việc đảm bảo an toàn.

c. Kiểm Soát Cháy Nổ Hiệu Quả:

Nếu không có hệ thống cụm bơm chữa cháy hoạt động tốt, việc dập tắt đám cháy có thể trở nên khó khăn hơn và nguy cơ thiệt hại lớn hơn. Hệ thống bơm giúp cung cấp lực đẩy đủ mạnh để nước có thể tiếp cận các vị trí cháy và dập tắt chúng hiệu quả.

d. Bảo Vệ Tài Sản và Con Người:

Tầm quan trọng của hệ thống bơm chữa cháy không chỉ giới hạn ở việc bảo vệ tòa nhà và tài sản, mà còn mở rộng đến việc bảo vệ tính mạng con người. Khả năng nhanh chóng và hiệu quả của hệ thống bơm chữa cháy có thể ngăn chặn nguy cơ lây lan của đám cháy, giữ cho mọi người an toàn và giảm thiểu thiệt hại.

3. Các Loại bơm trong Hệ Thống Bơm cung cấp nước Chữa Cháy

a. Bơm Chữa Cháy ly tâm trục Đứng (Vertical Fire Pump):

Loại bơm này thường được lắp đặt trong các tòa nhà cao tầng như;

  • Tòa nhà chung cư cao tầng
  • Tòa nhà văn phòng cao tầng
  • Các công trình cao tầng đòi hỏi cột áp bơm lớn.

Chúng được thiết kế để cung cấp áp lực cao, nước đủ mạnh để đảm bảo nước chữa cháy có thể đến được từ nguồn cung cấp đến các điểm phun nước chữa cháy tại các tầng cao nhất của tòa nhà.

b. Bơm Chữa Cháy ly tâm trục ngang Nằm (Horizontal Fire Pump):

Đây là hệ thống bơm chữa cháy phổ biến nhất, được áp dụng rộng rãi. Thường được lắp đặt ở các tòa nhà thấp tầng hoặc trong các hệ thống PCCC tại mặt đất. Bơm nằm cung cấp áp lực nước ổn định và lưu lượng cao, thích hợp cho các ứng dụng chữa cháy quy mô lớn.

Bơm chữa cháy trục đứng thường có chi phí đầu tư lớn
Bơm chữa cháy trục đứng thường có chi phí đầu tư lớn

4. Phân loại máy bơm chữa cháy ly tâm trong hệ thống máy bơm chữa cháy:

Tùy thuộc vào mục đích sử dụng, bơm ly tâm có nhiều loại khác nhau. Sự khác nhau cơ bản giữa các loại là về kết cấu và thông số làm việc. Thông thường Máy bơm ly tâm được phân loại theo một số cách sau đây.

a. Phân loại bơm chữa cháy theo lưu lượng của bơm

– Bơm có lưu lượng thấp: Q<3,5 l/s;
– Bơm có lưu lượng trung bình: Q= (3,5 +- 20) l/s;
– Bơm có lưu lượng cao: Q>20 l/s.

b. Phân loại theo cột áp của bơm

– Bơm cột áp thấp: H<20 m.c.n;
– Bơm cột áp trung bình: H = (20 +- 100) m.c.n;
– Bơm cột áp cao: H>100 m.c.n

c. Phân loại máy bơm theo số bánh công tác lắp nối tiếp trong bơm

– Bơm một cấp: có một bánh công tác lắp trên trục bơm.
– Bơm nhiều cấp: có từ hai bánh công tác trở lên lắp trên trục bơm.

Máy bơm ly tâm nhiều cấp cho hệ thống chữa cháy đỏi hỏi áp m.c.n cao
Máy bơm ly tâm nhiều cấp cho hệ thống chữa cháy đỏi hỏi áp m.c.n cao

Ở những bơm này chất lỏng sau khi qua bánh công tác thứ nhất lại vào bánh công tác thứ hai và cứ tiếp tục như thế cho đến hết. Cột áp của bơm nhiều cấp gần bằng tổng cột áp các bánh công tác có trong bơm, còn lưu lượng của bơm là lưu lượng của một bánh công tác.

d. Phân loại bơm chữa cháy theo số lượng họng hút

– Bơm có bánh công tác hút chất lỏng từ một phía gọi là bơm một miệng hút.
– Bơm có bánh công tác hút chất lỏng từ hai phía gọi là bơm hai miệng hút.

e. Phân loại bơm theo số lượng họng đẩy

Bơm có một họng đẩy: Trên máy bơm chữa cháy khiêng tay như TOHATSU V10-72, SHIBAURA, RABBIT, OTTER….
– Bơm có nhiều họng đẩy: Trên máy bơm chữa cháy TOHATSU V75 GS, TOHATSU V82 AS,… máy bơm chữa cháy loại lớn và máy bơm đặt trên xe chữa cháy.
– Ngoài ra có thể phân loại theo cách dẫn nước ra khỏi bơm, theo phương pháp dẫn động giữa động cơ và máy bơm, ví dụ như dẫn động bơm bằng động cơ xăng, động cơ điêzen qua trục các đăng hoặc dẫn động bằng động cơ điện.

5. Thực Hiện Bảo Trì Định Kỳ trạm máy bơm chữa cháy

Để đảm bảo hiệu suất tối ưu của hệ thống chữa cháy, việc thực hiện bảo trì định kỳ cụm máy bơm chữa cháy là điều cực kỳ quan trọng. Kiểm tra, vệ sinh và bảo dưỡng thường xuyên giúp đảm bảo rằng bơm hoạt động một cách đáng tin cậy khi cần thiết.

Kết Luận

Trong mọi hệ thống PCCC, hệ thống trạm máy bơm chữa cháy chính là “trái tim” của sự an toàn. Sự kết hợp giữa thiết kế tốt, lựa chọn loại bơm thích hợp và việc bảo trì định kỳ là yếu tố quyết định trong việc đảm bảo khả năng ứng phó nhanh chóng và hiệu quả với nguy cơ cháy nổ. Hiểu rõ về tầm quan trọng của hệ thống máy bơm chữa cháy là cơ sở để xây dựng một hệ thống PCCC an toàn và đáng tin cậy.

THI CÔNG PCCC TẠI HƯNG YÊN PHỤC VỤ TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP

Hưng Yên có tiềm năng phát triển công nghiệp lớn, kéo theo việc thi công hệ thống PCCC (Phòng chống cháy và chữa cháy) không chỉ là một yêu cầu kỹ thuật mà còn là yêu cầu bắt buộc theo quy định.

PHÒNG CHÁY BẢO MINH BMC FP

Chúng tôi tự hào mang đến dịch vụ thi công PCCC chuyên nghiệp, đảm bảo an toàn và tuân thủ mọi quy định.

Hưng Yên, một tỉnh thuộc khu vực đồng bằng sông Hồng, đã trải qua nhiều biến đổi và phát triển mạnh mẽ trong vài thập kỳ qua. Không chỉ nổi tiếng với di sản văn hóa và lịch sử, Hưng Yên còn là một điểm đến đầy tiềm năng cho sự phát triển của ngành công nghiệp.

Nhà xuiởng công nghiệp tại Hưng Yên được trang bị PCCC
Nhà xuiởng công nghiệp tại Hưng Yên được trang bị PCCC

1. Tiềm Năng Phát Triển Công Nghiệp tại Hưng Yên:

  • Vị trí chiến lược:
    Tọa lạc gần thủ đô Hà Nội và giao lưu với nhiều tỉnh thành khác, Hưng Yên có vị trí chiến lược thuận lợi cho việc phát triển giao thông, kết nối vận chuyển hàng hóa và dịch vụ.
  • Nguyên liệu dồi dào:
    Sự phong phú về nguồn nguyên liệu từ nông nghiệp giúp Hưng Yên có lợi thế trong ngành công nghiệp chế biến thực phẩm, dệt may và da giày.
  • Chính sách ưu đãi:
    Chính quyền địa phương đã triển khai nhiều chính sách hỗ trợ và ưu đãi thuế để thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước.

2. Yêu Cầu về PCCC tại Hưng Yên:

  • Tuân thủ quy định:
    Mọi công trình xây dựng, nhất là các nhà máy và khu công nghiệp, phải tuân thủ các quy định về PCCC của pháp luật Việt Nam.
  • Đầu tư hệ thống PCCC hiện đại:
    Với tốc độ phát triển công nghiệp, việc đầu tư vào hệ thống PCCC hiện đại, tự động và hiệu quả là điều bắt buộc để đảm bảo an toàn cho công nhân và tài sản.
  • Đào tạo và tập huấn:
    Doanh nghiệp cần thường xuyên tổ chức các khoá đào tạo, tập huấn cho nhân viên về kiến thức và kỹ năng phòng chống cháy nổ.
  • Kiểm định định kỳ:
    Hệ thống PCCC cần được kiểm định định kỳ để đảm bảo hoạt động ổn định và hiệu quả.
Hưng Yên có nhiều tiềm năng phát triển công nghiệp
Hưng Yên có nhiều tiềm năng phát triển công nghiệp

3. Lý do chọn dịch vụ thi công PCCC của chúng tôi: BMC FP

  • Chất lượng cao:
    Đội ngũ kỹ sư và thợ lắp đặt dày dạn kinh nghiệm, được đào tạo chính quy.
  • Công nghệ tiên tiến:
    Chúng tôi áp dụng công nghệ mới nhất trong lĩnh vực PCCC để đảm bảo hiệu quả và độ tin cậy của hệ thống.
  • Giá cả hợp lý:
    Dịch vụ của chúng tôi không chỉ chất lượng mà còn mang đến giá trị tối ưu cho khách hàng.

4. Dịch vụ thi công PCCC chúng tôi cung cấp:

  • Thiết kế và tư vấn hệ thống PCCC phù hợp với từng công trình.
  • Lắp đặt hệ thống báo cháy tự động, bình chữa cháy và hệ thống phun nước tự động.
  • Bảo trì, bảo dưỡng và nâng cấp hệ thống PCCC.

5. Quy trình làm việc:

  • Khảo sát và tư vấn:
    Đội ngũ chuyên gia của chúng tôi sẽ đến tận nơi để đánh giá và đưa ra lời khuyên tốt nhất cho công trình của bạn.
  • Thiết kế:
    Dựa trên yêu cầu và điều kiện thực tế, chúng tôi thiết kế hệ thống PCCC hiệu quả và tuân thủ quy định.
  • Thi công và lắp đặt:
    Chúng tôi thực hiện công việc nhanh chóng, đảm bảo chất lượng và an toàn.
  • Bàn giao và hướng dẫn sử dụng:
    Khi công việc hoàn thành, chúng tôi sẽ bàn giao hệ thống và hướng dẫn bạn cách sử dụng một cách hiệu quả.
Thi công PCCC Hưng Yên góp phần phát triển công nghiệp
Thi công PCCC Hưng Yên góp phần phát triển công nghiệp

6. Hưng Yên, với tiềm năng phát triển công nghiệp mạnh mẽ

Dịch vụ thi công PCCC tại Hưng Yên của chúng tôi không chỉ đảm bảo chất lượng mà còn cam kết mang đến sự yên tâm và an toàn cho khách hàng.

Liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn và báo giá chi tiết!

Hưng Yên, với tiềm năng phát triển công nghiệp mạnh mẽ, đặt ra nhu cầu cao về việc đảm bảo an toàn PCCC. Điều này là trách nhiệm các doanh nghiệp đối với cộng đồng và môi trường xung quanh.

THUYẾT MINH THIẾT KẾ THẨM DUYỆT PCCC 2023- THEO QCVN 06:2022

Khi nhắc đến một dự án xây dựng, ngoài những yếu tố thiết kế kiến trúc, kỹ thuật điện nước, việc đảm bảo an toàn cháy nổ luôn là ưu tiên hàng đầu. Và không thể không nhắc đến tài liệu “thuyết minh thiết kế PCCC” – một phần không thể thiếu trong quá trình xin thẩm duyệt thiết kế về PCCC ( Phòng cháy Chữa cháy)

Thuyết minh thiết kế hệ thống PCCC 2023 mới nhất
Thuyết minh thiết kế hệ thống PCCC 2023 mới nhất

I- KHÁI NIỆM CƠ BẢN

1. Thuyết Minh Thiết Kế PCCC Là Gì?

“Thuyết minh thiết kế PCCC” là tài liệu mô tả chi tiết về hệ thống phòng chống cháy và chữa cháy (PCCC) của một dự án công trình, phương tiện. Tài liệu này mô tả chi tiết nguyên tắc thiết kế thi công hệ thống PCCC và các hạng mục liên quan đáp ứng đầy đủ yêu cầu về tiêu chuẩn, quy định của pháp luật.

2. Tầm Quan Trọng Của Thuyết Minh Thiết Kế PCCC

  • Pháp lý: Thuyết minh thiết kế PCCC là tài liệu bắt buộc khi xin thẩm duyệt thiết kế về PCCC và các hạng mục khác liên quan.
  • An toàn: Nó đảm bảo rằng tất cả các yếu tố liên quan đến PCCC được xem xét và thiết kế đúng quy cách kỹ thuật và Tiêu chuẩn, Quy chuẩn PCCC hiện hành.
  • Tài chính: Một thiết kế PCCC hiệu quả giúp tính đúng, tính đủ vật tư trang thiết bị PCCC cần thiết áp dụng cho công trình. Qua đó giúp giảm chi phí đầu tư hệ thống PCCC, Tiết kiệm cho chủ đầu tư

II. Nội dung Thuyết Minh Thiết kế thẩm duyệt PCCC 2023 mới nhất

1.Căn cứ, cơ sở pháp lý thiết kế

  • QCVN 06:2022/BXD: Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về an toàn cháy cho nhà và công trình.
  • TCVN 3890:2023: Phương tiện PCCC cho nhà và công trình – Trang bị, bố trí, kiểm tra, bảo dưỡng.
  • TCVN 7336:2021: Hệ thống chữa cháy tự động Sprinkler – Yêu cầu thiết kế.
  • TCVN 5738:2021: Hệ thống báo cháy – Yêu cầu kỹ thuật.
  • TCVN 13456:2022 Phòng cháy chữa cháy – Phương tiện chiếu sáng sự cố và chỉ dẫn thoát nạn – Yêu cầu thiết kế, lắp đặt;
  • TCVN 4513:1988: Cấp nước bên trong – Yêu cầu thiết kế.
  • TCVN 5687:2010: Thông gió, điều hòa không khí – Tiêu chuẩn thiết kế.
  • TCVN 5740:2009 Phương tiện phòng cháy chữa cháy – Vòi đẩy chữa cháy – Vòi đẩy bằng sợi tổng hợp tráng cao su.
  • TCVN 6379:1998 Thiết bị chữa cháy – Trụ nước chữa cháy – Yêu cầu kỹ thuật.
  • TCVN 7435-1:2004 – ISO 11602-1:2000 Phòng cháy, chữa cháy – bình chữa cháy xách tay và xe đẩy chữa cháy – phần 1: lựa chọn và bố trí;

GHI CHÚ:

Trên đây là một số Tiêu chuẩn Quy chuẩn cơ bản áp dụng cho thiết kế thẩm duyệt PCCC đối với công trinh hạng B, C phổ biến.
Trong trường hợp thiết kế không quy định trong Tiêu chuẩn Quy chuẩn Việt Nam thì có thể áp dụng tiêu chuẩn nước ngoài được cục Cảnh sát PCCC cho phép áp dụng.

2. Quy mô công năng sử dụng:

a) Quy mô & công năng dự án
  • Công năng sử dụng của dự án
  • Mô tả diện tích công trình, dự án
  • Kết cấu cơ bản, Vật liệu xây dựng
  • Địa điểm xây dựng
b) Kết luận:
  • Xác định công trình dự án, phương có thuộc diện phải thẩm duyệt thiết kế. (Phụ lục V – Nghị định 136/2020/NĐ- CP)
  • Xác định các hạng mục PCCC và các hạng mục liên quan cần trang bị theo Quy định, như:
    • Hệ thống báo cháy tự động.
    • Hệ thống chữa cháy bằng nước bao gồm:
      • Hệ thống chữa cháy Sprinkler kết hợp họng chữa cháy vách tường;
      • Hệ thống cấp nước chữa cháy ngoài nhà;-
    • Bình chữa cháy xách tay, nội quy tiêu lệnh chữa cháy.
    • Hệ thống đèn exit và chiếu sáng sự cố.
    • Hệ thống thông gió sự cố, cấp bù không khí.
    • v.v..

3. Phương án thiết kế hệ thống PCCC ( Thuyết minh thiết kế PCCC 2023 mới nhất)

3.1. Hệ thống báo cháy tự động

Thiết kế trung tâm báo cháy, nút ấn báo cháy bằng tay, chuông kết hợp đèn báo cháy, hệ thống dây dẫn liên kết tín hiệu.Số đầu báo cháy tự động lắp trên một kênh của hệ thống báo cháy phụ thuộc vào đặc tính kỹ thuật của trung tâm báo cháy tự động nhưng diện tích bảo vệ của mỗi kênh không lớn hơn 2 000 m2 đối với khu vực bảo vệ hở và 500 m2 đối với khu vực bảo vệ kín. Các đầu báo cháy tự động phải sử dụng theo yêu cầu kỹ thuật, tiêu chuẩn và tài liệu kỹ thuật của đầu báo cháy tự động do nhà sản xuất công bố và có tính đến điều kiện môi trường nơi cần bảo vệ.Tổng điện trở mỗi kênh liên lạc báo cháy không được lớn hơn 100Ω nhưng không được lớn hơn giá trị yêu cầu đối với từng loại trung tâm báo cháy.Số lượng đầu báo dựa vào tiêu chuẩn TCVN 5738:2021 và phải đảm bảo không vượt quá thông số trong catalog của hãng sản xuất.Số lượng đầu báo phải đảm bảo kiểm soát hết diện tích cần bảo vệ và phải đảm bảo khoảng cách giữa các đầu báo và khoảng cách giữa đầu báo đến tường đảm bảo theo tiêu chuẩn. Đối với đầu báo khói theo bảng 1 mục 6.13 tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5738:2021. Đối với đầu báo nhiệt theo bảng 2 mục 6.15.1 tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5738:2021.

Cấu trúc của hệ thống báo cháy tự động trong công trình như sau:

a. Tủ trung tâm báo cháy:

Công trình được thiết kế các tủ trung tâm báo cháy loại thường. Mọi thông tin báo cháy đều được truyền về tủ trung tâm báo cháy tại phòng trực PCCC.Tủ trung tâm báo cháy được lắp đặt trên tường với độ cao phù hợp để cho người vận hành dễ dàng thao tác nhưng phải đảm bảo cách sàn hoàn thiện từ 0,8 đến 1,8m.

Tủ trung tâm báo cháy là nơi cung cấp nguồn năng lượng cho toàn bộ hệ thống báo cháy cũng như là nơi sử lý toàn bộ các thông tin của hệ thống báo cháy tự động.

b. Các đầu báo cháy khói

Các đầu báo cháy khói quang được trang bị cho các khu vực công trình.Các đầu báo cháy khói quang được thiết kế với tính năng chủ yếu phát hiện khói phát sinh trong đám cháy.Các đầu báo cháy tự động phải có đèn chỉ thị khi tác động.Diện tích bảo vệ đối với đầu báo cháy khói, khoảng cách tối đa giữa các đầu báo cháy khói với nhau và giữa đầu báo cháy khói với tường nhà phải được thiết kế theo bảng sau (Theo đúng TCVN 5738:2021)

Diện tích bảo vệ đối với đầu báo cháy khói, khoảng cách tối đa giữa các đầu báo cháy
khói với nhau
c. Nút ấn báo cháy:

Công trình được trang bị nút ấn báo cháy, Nút ấn báo cháy được bố trí ở hành lang, trên lối thoát nạn, tại những nơi dễ thấy. Khi có cháy xảy ra mà chưa đủ ngưỡng tác động của đầu báo mà có ai đó quan sát thấy đám cháy có thể chủ động ấn nút ấn báo cháy này để tủ trung tâm báo động cho mọi người cùng biết để có phương án chữa cháy kịp thời.Việc bố trí nút ấn báo cháy đảm bảo khoảng cách giữa các nút ấn báo cháy không quá 45m và khoảng cách từ nút ám báo cháy đến lối ra của mọi gian phòng không quá 30m. Nút ấn báo cháy được lắp đặt trên tường cách sàn hoàn thiện từ 1,4 ± 0,2m.Nút ấn báo cháy là loại nút ấn thường được gắn trên loop của tủ trung tâm.Tại vị trí nút ấn được bố trí thêm còi kết hợp đèn báo thường, thiết bị này có tác dùng nhận tín hiệu từ tủ trung tâm báo cháy để phát ra âm thanh và hình ảnh khi có sự cố báo cháy

d. Dây dẫn tín hiệu:

Dây dẫn tín hiệu phải là loại có tiết diện phù hợp với tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5738:2021. Loại dây phải có tiết diện mặt cắt tối thiểu 0,75mm2.Thiết kế sử dụng dây tín hiệu như sau:Dây tín hiệu cho các thiết bị và dây cấp nguồn điều khiển còi đèn sử dụng dây tín hiệu chống cháy 2×0,75mm2 loại có vỏ bọc PVC/Fr.Toàn bộ dây tín hiệu được luồn trong ống bảo vệ dây pvc có đường kính D20.

e. Nguồn cấp:

Nguồn cấp cho tủ trung tâm báo cháy phải có 2 nguồn độc lập. Một nguồn điện chính 220V AC và một nguồn dự phòng 24V DC. Nguồn 220V AC phải là nguồn ưu tiên. Nguồn này có tính chất độc lập và được ưu tiên tương tự như nguồn cấp cho máy bơm chữa cháy. Một nguồn dự phòng 24V DC lấy từ ác quy dự phòng, ác quy này phải có dung lượng dự phòng đủ cho tủ trung tâm báo cháy hoạt động liên tục trong 24h ở chế độ thường trực và 1h ở chế độ báo động.

f.Tiếp đất bảo vệ:

Trung tâm báo cháy được nối đất bảo vệ đảm bảo theo quy định tiêu chuẩn

3.2. Hệ thống chữa cháy bằng nước Sprinkler tích hợp với hệ thống họng nước vách tường

a. Nguồn cấp

Bể nước PCCC đặt ngầm có khối tích (xxx) m3. ( Hoặc hồ, ao có khối tích đủ cung cấp cho hệ thống chữa cháy theo tính toán)

b. Hệ thống bơm:

Bố trí 01 cụm bơm cấp nước chữa cháy có thông số lưu lượng, cột áp được xác định thông qua tính toán.

(Cách tính xác định bởi QCVN 06:2022/BXD và TCVN 7336:2021)

  • 01 bơm chữa cháy chính động cơ điện Q= xx l/s; H=xx m.c.n
  • 01 bơm chữa cháy dự phòng động cơ diesel Q= xx l/s; H= xx m.c.n
  • 01 bơm bù áp động cơ điện Q= x l/s; H= xx m.c.n
Tính toán thủy lực hệ thóng chữa cháy tự động

Cụm bơm có 2 máy bơm chữa cháy, trong đó có 1 bơm chữa cháy chính động cơ điện, 1 máy bơm dự phòng động cơ diesel có các thống số bằng với máy bơm chính. Ngoài 2 bơm chữa cháy thì mỗi cụm còn có 01 máy bơm điện trục đứng làm nhiệm vụ bù áp lực đường ống. (Máy bơm bù áp lực động cơ điện sẽ làm nhiệm vụ duy trì áp lực trong hệ thống đường ống luôn ở mức độ cho phép, đủ áp lực để đảm bảo phục vụ công tác chữa cháy ở bất cứ vị trí nào trong công trình). Thông số theo phụ lục bảng tính.

Đối với tất cả các máy bơm chữa cháy phải được chạy thử, kiểm tra bảo dưỡng theo định kỳ ít nhất 1 lần/ tháng.

c. Nguồn cấp điện cho hệ thống bơm chữa cháy.

Dự án có máy phát điện dự phòng đảm bảo công suất cho máy bơm chữa cháy hoạt động ngay cả khi mất nguồn điện lưới 380V AC.

Hệ thống điện cấp cho máy bơm chữa cháy đảm bảo 2 nguồn điện độc lập, 1 nguồn điện 380V AC là nguồn ưu tiên được đấu trước cầu giao tổng. 1 nguồn còn lại đấu từ máy phát điện dự phòng. Nguồn điện cấp cho máy bơm đảm bảo nguyên tắc khi mất nguồn chính thì tự động chuyển sang nguồn máy phát dự phòng.

d. Tủ điều khiển trạm bơm chữa cháy:

Tủ điều khiển các máy bơm chữa cháy được cấu trúc để hoạt động điều khiển ở 2 chế độ, chế độ tự động và chế độ bằng tay. Ở chế độ tự động, tủ sẽ điều khiển các máy bơm chữa cháy thông qua tín hiệu từ các công tắc áp suất đặt ở trạm bơm chữa. Chế độ bằng tay sẽ ấn nút ON/ OFF trên tủ điều khiển bơm.

e. Bình áp lực cho trạm bơm chữa cháy:

Bình áp lực được đặt trong trạm bơm chữa cháy nhằm ổn định áp suất trong hệ thống. Bình áp lực sẽ tự động bù lại phần áp lực bị tổn hao trong một giới hạn cho phép mà không cần phải khởi động máy bơm bù áp. Bình áp lực này sẽ giúp nâng tuổi thọ của máy bơm bù áp rất nhiều.

f. Công tắc áp suất 2 ngưỡng:

Công tắc áp suất 2 ngưỡng được lắp đặt vào đường ống đẩy của máy bơm ở trong trạm bơm chữa cháy hoặc tại đầu ra của bình áp lực, mỗi 1 bơm được điều khiển bởi 1 công tắc áp suất. Công tắc này có ngưỡng tác động trên và ngưỡng tác động dưới. Ngưỡng tác động bên dưới sẽ gửi tín hiệu về tủ điều khiển khi áp suất trong đường ống tụt đến giá trị định sẵn, tủ điều khiển sẽ khởi động máy bơm chữa cháy tương ứng. Ngưỡng tác động phía trên sẽ ra lệnh ngừng hoạt động của máy bơm chữa cháy tương ứng khi áp suất trong đường ống tăng quá cao và có thể gây mất an toàn.

g. Các bộ van kiểm soát Sprinkler (Alarm valve):

Bộ van kiểm soát đặt ở đầu tuyến ống đứng của từng khu vực, đây là bộ van chuyên dụng sử dụng cho hệ thống Sprinkler trong hệ thống chữa cháy.

i. Công tắc dòng chảy:

Công tắc dòng chảy được lắp đặt trên đường ống ở đầu vào mỗi tầng, phía sau van chặn tổng của tầng đó. Công tắc dòng chảy được liên kết với hệ thống báo cháy tự động để thông báo cho hệ thống báo cháy biết được ở tầng nào đang có dòng nước chảy trong ống. Từ đó biết được tầng đó đang có hoạt động chữa cháy diễn ra.

j.  Khớp nối mềm chống rung:

Khớp nối mềm chống rung được lắp đặt ngay tại 2 đầu của máy bơm. Trong quá trình hoạt động của bơm, lúc khởi động cũng như lúc dừng thường tạo ra một sự rung động rất lớn. Khớp nối mềm chống rung sẽ giúp bảo vệ đường ống tránh được những tác động xấu từ việc rung động trên gây ra.

k. Van một chiều:

Van một chiều được lắp đặt tại đầu đẩy của các máy bơm chữa cháy, và trên đường ống vào của mỗi tầng. Ngoài ra, 1 van 1 chiều cũng được lắp đặt tại trụ tiếp nước chữa cháy ngoài nhà. Các van lắp ở máy bơm chữa cháy và ở đường tiếp nước từ trụ tiếp nước chữa cháy giúp chống hồi ngược áp suất từ đường ống vào máy bơm.

l. Van chặn kèm công tắc giám sát:

Van chặn kèm công tắc giám sát được lắp đặt đầu đường ống cấp nước chữa cháy của từng khu vực, từng tầng. Van chặn có 2 mục đích, đầu tiên dùng để khóa chặn hệ thống khi cần thiết, còn công tắc giám sát được kết nối với hệ thống báo cháy tự động để giá sát trạng thái bất thường của các van. Ví dụ, van chặn ở những vị trí này bình thường sẽ ở chế độ thường mở, nếu ai đó đóng van lại thì hệ thống báo cháy sẽ biết được ngay và sẽ có biện pháp để mở van ra, trả lại chế độ hoạt động bình thường.

m. Van chặn thông thường:

Van chặn trước đồng hồ đo áp lực, van chặn trước các công tắc áp suất, van chặn trước bình áp lực, van chặn trên đường xả áp ở các tầng…

n. Đồng hồ đo áp lực:

Đồng hồ đo áp lực để giám sát áp suất trong đường ống tại các vị trí trạm bơm chữa cháy và trên các tầng. Hệ thống được trang bị 3 đồng hồ đo áp lực ở mỗi cụm bơm chữa cháy và mỗi tầng được trang bị 1 đồng hồ áp lực.

o. Van an toàn:

Van an toàn được lắp đặt trên đường ống góp của bơm chữa cháy. Van được lắp trên vị trí có áp suất cao để đảm bảo cho hệ thống được an toàn khi có quá tải.

Nguyên lý hoạt động của các loại van an toàn là dựa vào sự cân bằng lực tác dụng trên nắp van giữa áp lực chất lỏng trong hệ thống với ứng dụng lò xo của van, có khi cả đối áp của chất lỏng trong khoang có lò xo. Nếu áp lực chất lỏng nhỏ hơn lực tương ứng của lò xo thì van đóng lại, nếu vượt quá thì van mở ra cho chất lỏng chảy bớt về bể chứa.

p. Trụ tiếp nước chữa cháy:

Trụ tiếp nước từ xe chữa cháy được thiết kế trong công trình với mục đích. Trường hợp máy bơm chữa cháy, vì một lý do nào đó không hoạt động hoặc bể nước chữa cháy bị hết nước thì trụ tiếp nước chữa cháy được đấu nối trực tiếp vào hệ thống đường ống cấp

nước chữa cháy của công trình cho phép xe chữa cháy của lực lượng chữa cháy chuyên nghiệp đấu thẳng vào và cấp nước trực tiếp chữa cháy trong đường ống.

q. Đầu phun chữa cháy:

Các đầu Sprinkler hướng lên 680C, K=11,2.

Đầu sprinkler lắp đặt vuông góc với mặt phẳng trần (mái), khoảng cách tối đa giữa đầu phun là 3m, khoảng cách đến tường là tối đa 1.5m. Khoảng cách giữa đầu phun đến tường bằng 1/2 khoảng cách giữa các đầu phun. Khoảng cách giữa các sprinkler và tường dễ cháy không vượt quá 1,2 m. Một số trường hợp do kiến trúc và mỹ quan có thể trùng hợp với vị trí đèn chiếu sáng có thể dịch chuyển sang phí bên cạnh đèn chiếu sáng nhưng không vượt quá tiêu chuẩn. Các dầm trần (mái) làm bằng vật liệu khó cháy và vật liệu cháy có các phần nhô ra có chiều cao trên 0,2m và trần (mái) làm bằng vật liệu khó cháy có các phần nhô ra cao hơn 0,32m thì các sprinkler được bố trí giữa các dầm, vì kèo và các cấu trúc xây dựng khác. Khoảng cách giữa các đầu phun nước chữa cháy và mặt phẳng trần (mái) không được lớn hơn 0,3m và không được nhỏ hơn 0,08m. Một số trường hợp do kiến trúc và mỹ quan có thể trùng hợp với vị trí đèn chiếu sáng có thể dịch chuyển sang phí bên cạnh đèn chiếu sáng nhưng không vượt quá tiêu chuẩn.

(Các đầu phun Sprinkler được lắp đặt ở các khu vực được thể hiện trên bản vẽ)

r. Họng nước chữa cháy vách tường:

Tủ đựng phương tiện chữa cháy từ tầng nổi gồm có: 1 van góc chữa cháy có đường kính van D50, 1 cuộn vòi chữa cháy D50 dài 20m, 1 bộ lăng phun nước chữa cháy D50, 01 bình khí chữa cháy CO2 – 5kg, 02 bình bột chữa cháy ABC – 8kg.

Bán kính họng chữa cháy đảm bảo tại bất kỳ điểm nào trong toà nhà cũng phải có 2 họng phun tới, áp lực các họng đảm bảo chiều cao cột nước đặc ≥6m. Căn cứ vào kiến trúc thực tế của công trình ta bố trí đảm bảo các đám cháy ở bất kỳ khu vực nào trong công trình đều được phun nước dập tắt.

Họng nước chữa cháy được bố trí bên trong nhà cạnh lối ra vào, cầu thang, hành lang, nơi dễ nhìn thấy, dễ sử dụng. Các họng được thiết kế đảm bảo bất kỳ điểm nào của công trình cũng được vòi vươn tới. Các Họng nước chữa cháy vách tường được bố trí trong công trình với mật độ bảo vệ như tính toán ở trên. Đối với tầng hầm, ngoài việc bố trí cạnh các lối cầu thang, lối lên xuống, thì các họng nước còn được bố trí ở 1 số cột trong giữa nhà để đảm bảo mật độ bảo vệ như tính toán.

Tâm họng nước được bố trí ở độ cao 1,25m so với mặt sàn, mỗi vị trí họng có 1 bộ nội quy tiêu lệnh PCCC.

3.3. Bình bọt, tiêu lệnh:

Tất cả các khu vực có nguy hiểm về cháy kể cả những nơi đã được trang bị hệ thống chữa cháy phải trang bị bình chữa cháy xách tay hoặc bình có bánh xe.

Bình chữa cháy phải đảm bảo tính năng và cấu tạo được duy định tại TCVN 7026 (ISO 7165) và TCVN 7027 (ISO 11601).

Tính toán trang bị, bố trí bình chữa cháy được quy định tại TCVN 3890:2023.

Phải có số lượng bình chữa cháy dự trữ không ít hơn 10% tổng số bình để trang bị thay thế khi cần thiết.

3.4. Hệ thống đèn exit và đèn chiếu sáng sự cố

+ Hệ thống đèn exit và đèn chiếu áng sự cố được trang bị và bố trí theo TCVN 13456:2022 như sau:

+ Phương tiện chiếu sáng sự cố và chỉ dẫn thoát nạn phải được lựa chọn, trang bị phù hợp để đảm bảo tầm nhìn thoát nạn, chỉ thị rõ ràng đường thoát nạn, cảnh báo những vị trí có nguy cơ gây nguy hiểm trong quá trình thoát nạn và nhận biết các vị trí trang bị các thiết bị phòng cháy và chữa cháy

+ Đèn chiếu sáng sự cố và biển báo an toàn có nguồn điện dự phòng phải đảm bảo thời gian hoạt động ổn định liên tục tối thiểu là 120 min khi có sự cố cháy, nổ

+ Nguồn điện sử dụng cho chiếu sáng khẩn cấp phải được kiểm soát tại tủ phân phối.

+ Yêu cầu trang bị đèn chiếu sáng sự cố:

  1. Cầu thang bộ thoát nạn;
  2. Đường thoát nạn và vị trí chuyển hướng thoát nạn, nút giao của hành lang;
  3. Vị trí trên đường thoát nạn có thay đổi về cao độ;
  4. Cửa, lối ra thoát nạn;
  5. Gara để xe;
  6. Trong gian phòng có người làm việc và khoảng cách từ điểm xa nhất của gian phòng đến lối ra thoát nạn gần nhất lớn hơn 13 m. Trường hợp các gian phòng này có bố trí đường thoát nạn thì có thể chỉ lắp đặt đèn chiếu sáng sự cố tại đường thoát nạn đó;
  7. Trong phòng đặt trạm biến áp, phòng máy phát điện, phòng kỹ thuật thang máy, gian lánh nạn;
  8. Trong phòng trực điều khiển chống cháy, phòng bơm chữa cháy và tại các vị trí trang bị phương tiện phòng cháy và chữa cháy khác.

+ Độ rọi:

  • Chiếu sáng sự cố đường thoát nạn

Đối với những đường thoát nạn có chiều rộng đến 2 m, thì độ rọi trung bình theo phương nằm ngang trên mặt sàn dọc theo tâm của đường thoát nạn phải lớn hơn hoặc bằng 1 lux và dải ở giữa với chiều rộng lớn hơn hoặc bằng một nửa chiều rộng của đường thoát nạn phải có được chiếu sáng tối thiểu 50 % giá trị đó

Chú thích: Các đường thoát nạn rộng hơn có thể được xem là một số dải rộng 2m hoặc được xử lý như chiếu sáng khoảng trống (chống hoảng loạn).

  • Chiếu sáng sự cố gian phòng

Độ rọi trung bình theo phương nằm ngang không được nhỏ hơn 0,5 lux tại mặt sàn tại mọi điểm lõi của khoảng trống, không bao gồm đường viền 0,5 m theo chu vi khu vực

+ Các tủ trung tâm báo cháy, nút ấn báo cháy và các phương tiện chữa cháy phải luôn được chiếu sáng đầy đủ để có thể dễ dàng xác định vị trí và nếu không nằm trên đường thoát nạn hoặc không nằm trong một phạm vi khoảng trống thì phải được chiếu sáng tối thiểu 5 lux tại mặt sàn.

+ Yêu cầu trang bị biển báo chỉ dẫn lối ra thoát nạn:

Lắp đặt biển báo chỉ dẫn lối ra thoát nạn ở tất cả các lối ra vào của cầu thang bộ thoát nạn, các đường thoát nạn trên tầng nhà và tất cả các lối ra của gian phòng có từ 02 lối ra thoát nạn trở lên;

Có thể không cần bố trí trong các trường hợp sau:

  • Đối với gian phòng có trang bị chiếu sáng sự cố phải đảm bảo một trong các điều kiện sau:

+ Chỉ có 01 lối ra vào hoặc;

+ Có lối ra trực tiếp ra hành lang bên hoặc không gian ngoài nhà.

  • Đối với gian phòng không trang bị chiếu sáng sự cố phải đảm bảo một trong các điều kiện sau:

+ Chỉ có 01 lối ra vào và khoảng cách từ điểm bất kỳ của gian phòng đến lối ra thoát nạn gần nhất không lớn hơn 7 m;

+ Khoảng cách từ điểm bất kỳ của gian phòng đến cửa ra vào không lớn hơn 13 m và diện tích tối thiểu phần tường tiếp giáp hành lang đạt 50 % là kính đồng thời đảm bảo một trong các điều kiện sau:

  • Cửa mở vào hành lang có bố trí chiếu sáng sự cố;
  • Cửa mở hành lang bên hoặc mở trực tiếp ra ngoài nhà.
  • Đối với nhà 1 tầng có diện tích sàn không quá 200 m2 và diện tích lỗ hở trên tường ngoài nhà đạt tối thiểu 80%.

+ Yêu cầu lắp đặt biển báo chỉ hướng thoát nạn:

Lắp đặt biển báo chỉ hướng thoát nạn trên đường thoát nạn, ở trong gian phòng và tất cả các vị trí mà tầm nhìn bị che khuất không thể phát hiện được các lối ra thoát nạn.

Có thể không cần bố trí biển chỉ hướng thoát nạn, trong các trường hợp sau:

  • Sân vườn, khu vực sân thượng không có mái che.
  • Nhà 1 tầng chỉ có mái che (không có tường bao quanh), với diện tích sàn không quá 200 m2 và diện tích lỗ hở chiếm tổi thiểu 80% diện tích tường ngoài của nhà.

+ Yêu cầu sơ đồ chỉ dẫn thoát nạn:

  • Tại các tầng có diện tích lớn hơn 1000 m2 hoặc có từ hai lối ra thoát nạn trở lên phải có sơ đồ chỉ dẫn thoát nạn
  • Trong các phòng nghỉ của của khách sạn và các cơ sở lưu trú, cho thuê phòng ở phải có sơ đồ chỉ dẫn thoát nạn

+ Vị trí lắp đặt biển báo an toàn:

  • Vị trí lắp đặt giữa các biển báo an toàn (không bao gồm biển báo an toàn tầm thấp) phải đảm bảo khoảng cách không lớn hơn 25 m

+ Chiều cao lắp đặt của biển báo an toàn

Biển báo an toàn (không bao gồm biển báo an toàn tầm thấp) phải lắp đặt ở độ cao từ 2 m đến 2,7 m so với mặt sàn, hoặc ngay trên cửa nếu cửa có chiều cao lớn hơn 2,7 m. Các khu vực không được bảo vệ chống khói khiến khói tích tụ có thể che khuất thì biển báo an toàn nên được gắn thấp hơn trần nhà tối thiểu 0,5 m để tránh bị ngập khói và không được lắp đặt biển báo an toàn được chiếu sáng từ bên ngoài.

+ Sơ đồ chỉ dẫn thoát nạn

  • Sơ đồ chỉ dẫn thoát nạn gồm hai phần: phần chỉ dẫn bằng chữ và phần ký hiệu hình học. Sơ đồ chỉ dẫn thoát nạn phải được niêm yết ở các vị trí dễ nhận biết, dễ thấy và vị trí có người thường xuyên qua lại.

+ Phần ký hiệu hình học bao gồm mặt bằng của tầng; lối ra và chỉ hướng đường thoát nạn; cầu thang bộ; vị trí của sơ đồ tại tầng; vị trí đặt phương tiện, thiết bị chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ (ký hiệu phù hợp với quy định tại TCVN 4879:1989 và TCVN 5053 : 1990).

+ Phần chỉ dẫn bằng chữ gồm nội dung và trình tự xử lý khi có cháy.

  • Kích thước của sơ đồ chỉ dẫn thoát nạn phụ thuộc vào đặc tính, tính chất hoạt động; diện tích của tầng, phòng; phương án thoát nạn nhưng không được nhỏ hơn:

+ 600×400 mm – đối với sơ đồ chỉ dẫn tại tầng;

+ 400×300 mm – đối với sơ đồ chỉ dẫn tại phòng.

  • Sơ đồ chỉ dẫn thoát nạn được gắn sao cho mép dưới của sơ đồ chỉ dẫn thoát nạn nằm ở độ cao 1,5 m ± 0,2 m so với mặt sàn.

4. NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG

4.1.   Hệ thống báo cháy:

Hệ thống báo cháy được điều khiển hoạt động bởi 1 tủ trung tâm báo cháy. Tủ trung tâm báo cháy chính được đặt tại phòng trực pccc của tòa nhà, nơi có người trực 24/24h.

Tủ trung tâm báo cháy là nơi tiếp nhận thông tin, xử lý thông tin và sẽ đưa ra các tín hiệu điều khiển các thiết bị chấp hành. Các tín hiệu báo cháy được gửi về từ các đầu báo cháy loại thường. Các đầu báo cháy có thể chuyển thông tin báo cháy trực tiếp về tủ trung tâm. Các đầu báo cháy thiết kế cho công trình bao gồm 2 loại là đầu báo cháy nhiệt và đầu báo cháy khói quang. Ngoài các đầu báo cháy, tín hiệu báo cháy còn được tiếp nhận thông qua nút ấn báo cháy. Loại tín hiệu này do con người phát hiện đám cháy và nhấn nút để báo về tủ trung tâm, tủ trung tâm báo cháy còn có chức năng kiểm soát hệ thống chữa cháy bằng nước. Ngoài ra tủ trung tâm báo cháy còn đưa ra các tín hiệu điều khiển các thiết bị ngoại vi

hoạt động như đã cấu hình từ trước như: Điều khiển hệ thống thang máy chạy về tầng 1, điều khiển hệ thống tăng áp cầu thang và hệ thống hút khói hành lang hoạt động, điều khiển còi đèn báo cháy thường và điều khiển các hệ thống khác có trong công trình tùy thuộc vào việc lựa chọn thêm hệ thống cần điều khiển

4.2.   Hệ thống chữa cháy Sprinkler kết hợp họng nước chữa cháy vách tường:

Bình thường trong hệ thống luôn luôn được tích lũy sẵn áp suất trong đường ống. Khi sử dụng nước cho chữa cháy (họng nước chữa cháy vách tường phun nước hoặc các đầu phun Sprinkler phun nước) thì áp suất trong đường ống sẽ giảm đi. Các công tắc áp lực được lắp vào đường ống sẽ được kích hoạt khi áp suất của hệ thống giảm đến giá trị đủ nhỏ tới ngưỡng tác động khởi động bơm bù áp chữa cháy. Khi đó, công tắc áp lực sẽ cấp tín hiệu để khởi động máy bơm bù áp lực. Nếu máy bơm bù áp lực không cung cấp đủ lượng áp suất cần thiết thì áp suất trong đường ống vẫn tiếp tục giảm, giảm đến ngưỡng tác động của công tác áp lực cho máy bơm chính khi đó, công tắc áp lực này sẽ tác động để khởi động máy bơm chữa cháy chính. Trong trường hợp máy bơm chữa cháy chính không hoạt động (có thể do sự cố) thì áp suất lại giảm tiếp nữa và khi đó, 1 công tắc áp lực cho máy bơm dự phòng sẽ được kích hoạt để khởi động máy bơm dự phòng.

Khi máy bơm hoạt động và tạo ra được áp lực trong đường ống, áp lực này tăng đến giá trị đủ lớn cho phép thì công tắc áp lực sẽ tác động để dừng sự hoạt động của máy bơm.

Tại trạm bơm, trên các đường ống chính cấp nước cho từng khu vực có lắp đặt van báo động, các van báo động sẽ hoạt động khi có dòng nước chảy qua.

Tại mỗi tầng của công trình đều được trang bị 1 van chặn tổng, 1 công tắc dòng chảy và 1 van chặn nhỏ hơn dùng để xả áp trong tầng đó khi cần thiết (khi kiểm tra hoặc sửa chữa đường ống tầng). Van chặn dùng để tách riêng vùng đó khỏi hệ thống khi có nhu cầu sửa chữa hoặc bảo dưỡng, trong khi sửa chữa vùng đó thì các vùng khác vẫn có thể hoạt động bình thường. Công tắc dòng chảy để báo cho biết khi vùng nào đang có dòng nước chảy qua. Van chặn DN32 có tác dụng xả nước trong đường ống ở khu vực tầng đó khi bảo dưỡng, cũng có thể dùng van đó để kiểm tra sự hoạt động của vùng đó cũng như của trạm bơm.

Các công tắc dòng chảy được nối với hệ thống báo cháy tự động. Công tắc dòng chảy để cung cấp tín hiệu chữa cháy ở khu vực đó về tủ trung tâm báo cháy. Hệ thống báo cháy sẽ biết được khu vực nào đang có hoạt động chữa cháy diễn ra.

Các đầu phun chữa cháy Sprinkler được lắp đặt trên trần của công trình, mỗi đầu Sprinkler được coi như 1 van khóa, các đầu phun có 1 cơ cấu khóa van bằng 1 ống thủy tinh đựng chất lỏng dễ bay hơi. Các khóa này sẽ bị vỡ khi nhiệt độ môi trường đạt tới 1 giá trị xác định. Ở đây, hệ thống dùng các đầu phun theo tiêu chuẩn 680C, khi các ống thủy tinh vỡ ra, van khóa sẽ được mở và nước trong đường ống sẽ phun ra.

4..3.   Các trụ tiếp nước chữa cháy và trụ chữa cháy ngoài nhà:

Hệ thống chữa cháy dùng nước đã được tính toán thiết kế theo tiêu chuẩn, tuy nhiên trong nhiều trường hợp hệ thống có thể không vận hành do nhiều nguyên nhân chủ quan cũng như khác quan. Giả sử 1 đám cháy quá lớn và lượng nước dự trữ cho chữa cháy không còn đủ dùng, hoặc trường hợp khác hệ thống máy bơm không hoạt động, khi đó các trụ tiếp nước sẽ rất hữu ích. Các trụ tiếp nước chữa cháy sẽ tiếp nước trực tiếp vào hệ thống ống chữa cháy của công trình. Khi đó, các xe chữa cháy chuyên nghiệp chỉ cần đấu bơm vào các họng tiếp nước và cung cấp nước chữa cháy vào trong nhà để chữa cháy.

5: TÍNH TOÁN KHỐI TÍCH BỂ NƯỚC VÀ MÁY BƠM CHỮA CHÁY

Lựa chọn điểm tính toán: thep phụ lục tính toán

Tính toán máy bơm chữa cháy, bể nước chữa cháy

Căn cứ vào cường độ phun cho từng khu vực và vị trí của từng khu vực theo đặc điểm kiến trúc của công trình thì việc tính toán thủy lực cho hệ thống được tính cho những vị trí bất lợi nhất về lưu lượng và áp lực:

Khi có cháy xảy ra lưu lượng nước cần thiết lấy từ nguồn cung cấp nước cơ bản để hệ thống làm việc: Các thông số được thể hiện trong phụ lục bảng tính.

6. HỆ THỐNG HÚT KHÓI

6.1. TIÊU CHUẨN THIẾT KẾ VÀ THAM KHẢO

Hệ thống hút khói phục vụ cho công trình được thiết kế căn cứ vào các tiêu chuẩn thiết kế sau:

Tiêu chuẩn & Quy chuẩn Việt Nam

QCXDVN 05-2008/BXDNhà ở và công trình công cộng An toàn sinh mạng và sức khỏe
TCVN 2622-1995Phòng cháy chống cháy cho nhà và công trình. Yêu cầu thiết kế
QCXDVN 09: 2017QCKT Quốc gia về các công trình sử dụng năng lượng hiệu quả
TCVN 232: 1999Hệ thống thông gió-Điều hoà không khí và cấp lạnh-Chế tạo lắp đặt và nghiệm thu
TCVN 5687: 2010Thông gió- Điều hòa không khí- Tiêu chuẩn thiết kế
QCVN 06- 2022/BXDQuy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn cháy cho nhà và công trình

6.2. Hệ thống hút khói

Tính toán chi tiết hệ thống hút khói và cấp bù khí theo phụ lục kèm theo.

Các quạt hút khói kể cả động cơ sẽ có thể hoạt động được có hiệu quả tại 300°C trong 2 giờ và được nối với nguồn điện máy phát dự phòng. Dây cấp nguồn là dây chống cháy ít nhất 2 giờ.

Tính toán hệ thống hút khói sự cố và cấp bù khí
Tính toán cột áp quạt hút khói sự cố

6.3. Hệ thống cấp không khí bù:

Để bù lại lượng không khí do hệ thống hút khói hút ra, tránh gây ra hiện tượng chênh lệch áp suất giữa các khu vực.

Hệ thống cấp không khí bù thiết kế theo cơ chế tự nhiên, mở các louver trên mặt ngoài tường đảm bảo cấp đủ 100% lưu lượng hút khói, vận tốc qua các lỗ mở không quá 6m/s.

7. KẾT LUẬN

Qua quá trình nghiên cứu tính toán trên cơ sở yêu cầu của chủ đầu tư và các quy định của tiêu chuẩn nhà nước, cộng với nghiên cứu khả năng kỹ thuật của các hãng sản xuất thiết bị PCCC. Chúng tôi đã đưa ra được giải pháp hệ thống PCCC hiện đại, đạt độ an toàn cao, phù hợp với các tiêu chuẩn của nhà nước trong lĩnh vực PCCC.

Hệ chữa cháy chủ đạo bằng nước và phụ trợ là bình bột chữa cháy xách tay. Khi đám cháy mới phát sinh còn cháy nhỏ thì có thể dùng phương tiện chữa cháy ban đầu là các bình chữa cháy để dập tắt.

Hệ thống Phòng cháy, chữa cháy được thiết kế thoả mãn yêu cầu của chủ đầu tư đề ra.

Hệ thống phòng cháy chữa cháy là hệ thống hiện đại có độ tin cậy cao./.

III- TỔNG KẾT

Thuyết minh thiết kế PCCC 2023 mới nhất không chỉ là bước quan trọng trong quá trình xin phép xây dựng, thẩm duyệt PCCC mà còn đảm bảo an toàn và tiết kiệm chi phí cho chủ đầu tư. Để đảm bảo hiệu quả và tuân thủ, nên tìm đến các chuyên gia, công ty có kinh nghiệm và uy tín trong lĩnh vực này.

Phòng cháy Bảo Minh tư hào cung cấp dịch vụ tư vấn thẩm duyệt thiết kế hệ thống PCCC Chuyên nghiệp – Uy tín toàn quốc,

Hướng Dẫn Thực Hiện TCVN 3890:2023 – Trang Bị, Bố Trí Phương Tiện PCCC Cho Nhà và Công Trình

1. Tổng Quan về TCVN 3890:2023

TCVN 3890:2023 là tiêu chuẩn quốc gia đề ra các yêu cầu về trang bị và bố trí phương tiện PCCC cho các công trình. Việc hướng dẫn thực hiện TCVN 3890:2023 giúp đảm bảo an toàn và tuân thủ pháp luật.

Một số quy định giảm bớt tại TCVN 3890:2023 so với TCVN 3890:2009
TCVN 3890:2023 giảm bớt nhiều về yêu cầu kỹ thuật PCCC

2. Hướng Dẫn Thực Hiện TCVN 3890:2023 – Các Bước Cần Lưu Ý

Xử lý thực hiện trong giai đoạn chuyển tiếp

– Nhà, công trình hiện hữu, khi cải tạo làm:
  • Tăng quy mô (tăng số tầng, chiều cao PCCC, diện tích, khối tích),
  • Chuyển đổi công năng sử dụng nhà, công trình

Thì phải xem xét trang bị, bố trí phương tiện PCCC theo quy định của TCVN 3890:2023 trong phạm vi điều chỉnh, cải tạo đó.

– Đối với trường hợp nhà, công trình đã được trang bị theo TCVN 3890 phiên bản trước.

Nay điều chỉnh hoặc cải tạo mà điều chỉnh, cải tạo không làm thay đổi quy mô, công năng chính của nhà thì có thể lựa chọn áp dụng phiên bản TCVN 3890 tại thời điểm thẩm duyệt hoặc đưa vào sử dụng mà không phải áp dụng theo TCVN 3890:2023 .

(ngoại trừ các trường hợp chuyển tiếp đã được quy định cụ thể trong tiêu chuẩn)

3. PCCC đối với một số loại hình công trình không được nêu tên cụ thể trong TCVN 3890:2023

Danh sách không trình không đề cập

Việc áp dụng quy định về trang bị phương tiện, hệ thống PCCC đối với một số loại hình công trình không được nêu tên cụ thể trong TCVN 3890:2023:

  • Phòng khám đa khoa,
  • Chuyên khoa,
  • Nhà hộ sinh,
  • Nhà chuyên dùng cho người cao tuổi,
  • Khối nhà ngủ của trường nội trú và của cơ sở cho trẻ em,
  • Câu lạc bộ,
  • Phòng hát,
  • Công trình thể thao,
  • Trung tâm hội nghị,…

Phân Loại áp dụng đối với công năng từng Công Trình

Việc trang bị phương tiện, hệ thống phòng cháy, chữa cháy cho nhà và công trình căn cứ trên cơ sở:

  • Phân tích công năng sử dụng,
  • Tính chất nguy hiểm cháy
  • Các yếu tố khác liên quan đến việc bảo vệ con người và tài sản.

Đối với nhà và công trình không được quy định tại các Phụ lục A, B, C, D, E, F, G thì phải trang bị phương tiện, hệ thống phòng cháy, chữa cháy như với nhà và công trình có công năng tương tự theo quy định tại Điều 4.8 TCVN 3890:2023. Đối với các loại hình công trình trên có thể áp dụng như sau:

Phòng khám đa khoa cơ sở y tế

– Phòng khám đa khoa, chuyên khoa, nhà hộ sinh được quy định tại mục 15 bảng A.1 (áp dụng quy định như đối với phòng khám, nhà điều dưỡng, phục hồi chức năng, chỉnh hình);

Nhà dưỡng lão

– Nhà chuyên dùng cho người cao tuổi áp dụng theo quy định tại mục 6 Bảng A.1 (áp dụng quy định như đối với nhà dưỡng lão, nhà chăm sóc người khuyết tật);

Nhà nội trú cơ sở giáo dục, trẻ em

– Khối nhà ngủ của trường nội trú và của cơ sở cho trẻ em áp dụng theo quy định tại mục 7 Bảng A.1 (áp dụng quy định như đối với nhà trẻ, mẫu giáo, mầm non);

Câu lạc bộ, phòng hát karaoke

– Câu lạc bộ, phòng hát áp dụng quy định tại mục 20 Bảng A.1 (áp dụng quy định như đối với nhà kinh doanh dịch vụ karaoke, vũ trường, quán bar, hộp đêm);

Công trình thể thao

– Công trình thể thao có khán đài áp dụng quy định tại mục 14 Bảng A.1 (áp dụng quy định như đối với nhà thi đấu thể thao, cung thể thao);

Trung tâm hội nghị

– Trung tâm hội nghị áp dụng quy định tại mục 11 Bảng A.1 (áp dụng quy định như đối với nhà thi đấu thể thao, cung thể thao).

Trang bị bố trí thiết bị báo cháy
Trang bị bố trí thiết bị báo cháy

4. Thực Hiện TCVN 3890:2023 – Trang Bị, Bố Trí Phương Tiện PCCC Cho Nhà và Công Trình có nhiều yếu tố giảm bớt so với tiêu chuẩn cũ

Việc hướng dẫn thực hiện TCVN 3890:2023 giúp bạn áp dụng đúng các quy định về trang bị và bố trí phương tiện PCCC, đảm bảo an toàn cho nhà và công trình. Nếu bạn cần thêm hỗ trợ, hãy liên hệ với chúng tôi để nhận được sự tư vấn chuyên nghiệp.

Những Thay Đổi Giảm Bớt áp dụng của TCVN 3890: 2023 – Trang Bị Phương Tiện PCCC cho Nhà và Công Trình

Thay Đổi Giảm Bớt áp dụng TCVN 3890 : 2023 “Trang bị phương tiện PCCC cho nhà và công trình”;

Tiêu chuẩn mới này có nhiều thay đổi đáng chú ý. Những điều chỉnh này không chỉ giảm bớt gánh nặng chi phí mà còn tăng cường hiệu quả của hệ thống PCCC. Hãy cùng tìm hiểu chi tiết trong bài viết sau.

Một số quy định giảm bớt tại TCVN 3890:2023 so với TCVN 3890:2009
TCVN 3890:2023 giảm bớt nhiều về yêu cầu kỹ thuật PCCC

1. Tổng Quan về TCVN 3890: 2023

TCVN 3890: 2023 là tiêu chuẩn quốc gia quy định cụ thể về việc trang bị phương tiện PCCC cho các nhà ở và công trình xây dựng. Các thay đổi trong phiên bản này nhằm đơn giản hóa thiết kế hệ thống PCCC và tăng tính hiệu quả.

2. Những Thay Đổi Giảm Bớt Cụ Thể

a. Hệ thống cấp nước chữa cháy ngoài nhà

– Theo quy định tại Phụ lục C của TCVN 3890:2023, yêu cầu về trang bị hệ thống cấp nước chữa cháy ngoài nhà đã được quy định cho:

  • Đô thị,
  • Khu kinh tế,
  • Khu công nghiệp,
  • Cụm công nghiệp,
  • Khu chế xuất,
  • Khu công nghệ cao và
  • khu chức năng khác theo quy định của pháp luật hiện hành thuộc thẩm quyền phê duyệt của cấp huyện trở lên;
Nguồn cấp nước chữa cháy trong bán kính 200m

Khi nhà, công trình nằm trong bán kính phục vụ không lớn hơn 200 m từ trụ cấp nước chữa cháy hoặc bãi đỗ, bến lấy nước của ao, hồ, sông, bể nước công cộng thì cho phép không phải trang bị hệ thống cấp nước chữa cháy ngoài nhà.

Nguồn cấp nước chữa cháy ngoài bán kính 200m

Thì áp dụng theo Điều 6.1 của QCVN 06:2022/BXD:

“Tại những địa phương chưa có đủ điều kiện hạ tầng giao thông công cộng và cấp nước chung theo quy định của quy chuẩn này thì các giải pháp chữa cháy và cứu nạn được thực hiện theo các hướng dẫn riêng của cơ quan quản lý nhà nước về PCCC ở những địa phương đó”.
Tính toán lưu lượng hệ thống cấp nước ngoài nhà cho một số loại hình công trình đặc thù:
  • Đối với cơ sở sản xuất,
  • Kinh doanh, bảo quản, vật liệu nổ công nghiệp và tiền chất thuốc nổ;
  • Kho dầu mỏ và sản phẩm dầu mỏ, kho khí đốt áp dụng theo các quy định của quy chuẩn, tiêu chuẩn chuyên ngành như QCVN 01:2019/BCT (về vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ), TCVN 5307:2009 (về kho dầu mỏ và sản phẩm dầu mỏ) để yêu cầu lưu lượng và khối tích nước chữa cháy.
  • Cửa hàng xăng dầu, cửa hàng kinh doanh khí đốt: Thì áp dụng Bảng 8 QCVN 06:2022/BXD
    • 5 l/s khi ở vùng nông thôn,
    • 10 l/s khi ở thành thị.
họng cung cấp nước chữa cháy ngoài nhà tiêu chuẩn
Trụ họng cung cấp nước chữa cháy ngoài nhà tiêu chuẩn

b. Hệ thống báo cháy tự động và chữa cháy tự động

Gian phòng trong nhà sản xuất, nhà kho hạng sản xuất D, E
  • Phân xưởng thuộc công nghiệp dệt và giấy có quá trình sản xuất ướt,
  • Phân xưởng chế biến thực phẩm, cá, thịt, sữa…

Không yêu cầu phải trang bị hệ thống báo cháy tự động, hệ thống chữa cháy tự động;

Giảm trang bị đầu báo cháy tự động:

Gian phòng trong các nhà máy sản xuất, nhà kho, gara ô tô bố trí độc lập… đã trang bị hệ thống chữa cháy tự động. Hệ thống có kết nối liên động với trung tâm báo cháy thì cho phép không trang bị đầu báo cháy tự động;

Chữa cháy tự động sprinkler ở cửa phòng chung cư

Cho phép trong căn hộ của nhà chung cư (nhóm F1.3) có chiều cao không quá 75m. (quy định trước đây yêu cầu trang bị đầu phun sprinkler trong từng gian phòng của căn hộ);

Các khu vực không phải trang bị hệ thống chữa cháy tự động và hệ thống báo cháy tự động:

(TCVN 3890:2023 bổ sung và làm rõ hơn)

  • Các phòng sản xuất với quy trình ướt, hồ bơi, phòng tắm, phòng rửa, phòng vệ sinh;
  • Gian phòng hạng nguy hiểm cháy D;
  • Hành lang bên;
  • Thang bộ;
  • Khoang đệm ngăn cháy có tăng áp;
  • Khu vực không có nguy hiểm về cháy.
Các khu vực không có nguy hiểm về cháy, không yêu cầu phải trang bị hệ thống báo cháy, chữa cháy tự động: Vườn cây xanh, buồng thang bộ, nhà tắm,…
Các khu vực không có nguy hiểm về cháy, không yêu cầu phải trang bị hệ thống báo cháy, chữa cháy tự động: Vườn cây xanh, buồng thang bộ, nhà tắm,…
– Hạng mục cáp của nhà máy điện, trạm biến áp

Chỉ yêu cầu trang bị hệ thống báo cháy tự động và/hoặc hệ thống chữa cháy tự động phần cáp đặt ở trong nhà, công trình. (Hầm, đường hầm, giếng, sàn nâng, máng kín, khoang dùng để đặt cáp)

– Đối với khoảng không gian phía trên trần giả hoặc dưới sàn nâng trong các gian phòng

(Nhà thuộc diện trang bị hệ thống chữa cháy tự động và/hoặc hệ thống báo cháy tự động)

Không yêu cầu trang bị hệ thống chữa cháy, báo cháy tự động khi cáp tại khu vực này đảm bảo:

  • Được luồn trong ống
  • Được bọc bằng vật liệu không cháy hoặc có tính cháy Ch1 (cháy yếu)
  • Khi chỉ bố trí cáp đơn (dây dẫn) để cấp nguồn cho các hệ thống chiếu sáng và hệ thống cáp thông tin.

Trong trường hợp phải trang bị:

Chỉ yêu cầu bố trí đầu phun chữa cháy, đầu báo cháy tại các vị trí các đường ống kỹ thuật và/hoặc đường máng cáp tại không gian phía trên trần treo và tại các khu vực:

  • Hành lang thoát nạn,
  • Hội trường,
  • Tiền sảnh;
  • Gian phòng có từ 50 người trở lên;
  • Gian phòng cấp nguy hiểm cháy theo công năng nhóm F1.1 (nhà trẻ, trường mẫu giáo, mầm non; bệnh viện,…) và
  • F4.1 (các trường tiểu học, trung học cơ sở, , trường trung học phổ thông, trung học chuyên nghiệp, trường dạy nghề,…) và kinh doanh dịch vụ karaoke, vũ trường, quán bar, hộp đêm.
Diện tích yêu cầu trang bị Sprinkler cho các gian phòng sản xuất có hạng nguy hiểm cháy C:

Tăng từ 300m² lên 1.000m².

  • Phân xưởng xẻ gỗ,
  • Phân xưởng làm đồ mỹ thuật bằng gỗ;
  • Phân xưởng dệt và may mặc;
  • Phân xưởng công nghiệp giấy với quá trình sản xuất khô,…

Áp dụng TCVN 3890:2023 đã được cập nhật để phù hợp với thực tiễn và yêu cầu PCCC hiện đại.

c. Bình chữa cháy xách tay

Số lượng bình chữa cháy TCVN 3890:2023 cũng thấp hơn so với yêu cầu trước đây. Dự trữ tối thiểu 10% tổng số bình theo tính toán để trang bị thay thế khi cần thiế. (cho phép không quá 100 bình mỗi loại).

d. Trang bị bố trí Phương tiện phá dỡ thô sơ Tại TCVN 3890:2023

Đã giảm bớt số lượng và chủng loại phương tiện, dụng cụ phá dỡ thô sơ yêu cầu phải trang bị.

Quy định hiện nay bao gồm:

  • Rìu cứu nạn (trọng lượng 2 kg, cán dài 90 cm, chất liệu thép cacbon cường độ cao); xà beng (một đầu nhọn, một đầu dẹt, dài 100 cm);
  • búa tạ (thép cacbon cường độ cao, nặng 5 kg, cán dài 50 cm);
  • kìm cộng lực (dài 60 cm, tải cắt 60kg).

4. Giá trị thực tiễn những thay đổi giảm bớt của TCVN 3890 năm 2023

Những thay đổi giảm bớt trong áp dụng TCVN 3890: 2023 Giảm bớt một số yêu cầu không cần thiết, giúp tiết kiệm chi phí và thời gian thi công hệ thống PCCC cho cơ sở, công trình.

Tiêu chuẩn này đánh dấu bước tiến quan trọng trong việc tối ưu hóa quy trình trang bị phương tiện PCCC cho nhà và công trình. Việc này góp phần tạo điều kiện thuận lợ giảm bớt chi phí xây dựng PCCC và đảm bảo an toàn, hiệu quả. Để tìm hiểu thêm, bạn có thể truy cập toàn văn TCVN 3890:2023

Chủ đầu tư, người đứng đầu cơ sở có thể căn cứ một số quy định giảm bớt nêu trên để áp dụng linh hoạt khi trang bị phương tiện, hệ thống PCCC cho nhà, công trình của mình nhằm giảm thiểu chi phí đầu tư trong quá trình đầu tư, khai thác, vận hành sử dụng./.

Nhà Thầu Thi Công PCCC Chuyên Nghiệp Bảo Minh – Giải Pháp An Toàn Cho Mọi Công Trình

Hiện nay, việc lựa chọn một Nhà thầu thi công pccc chuyên nghiệp là một yếu tố quan trọng.

Với Bảo Minh, một đơn vị hàng đầu trong lĩnh vực thiết kế, thẩm duyệt, thi công, nghiệm thu PCCC,

Bạn sẽ hoàn yên tâm nhận được dịch vụ chất lượng cao và uy tín, chuyên nghiệp nhất

Nhà thầu thi công pccc chuyên nghiệp Bảo Minh
Nhà thầu thi công PCCC Uy tín Chất lượng & chuyên nghiệp Bảo Minh

Giới Thiệu Về Bảo Minh – Nhà thầu PCCC chuyên nghiệp

Bảo Minh là một Nhà thầu PCCC chuyên nghiệp,

BMC có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thẩm duyệt, thi công, nghiệm thu PCCC.

Chúng tôi tự hào cung cấp giải pháp an toàn cho mọi công trình từ dân dụng đến công nghiệp.

Dịch Vụ Bảo Minh BMC FP Cung Cấp

  • Thiết Kế: Bảo Minh cung cấp dịch vụ thiết kế hệ thống PCCC theo
    • Tiêu chuẩn PCCC Việt Nam như QCVN 06:2022/BXD; TCVN 3890:2023; TCVN 7336:2021; TCVN 5738:2021;…
    • Tiêu chuẩn PCCC Quốc tế, như NFPA, UL, VPS
    • đảm bảo hiệu suất và tính an toàn.
  • Thẩm Duyệt: Đội ngũ chuyên gia của chúng tôi sẽ thẩm duyệt mọi chi tiết để đảm bảo phù hợp với quy định và tiêu chuẩn an toàn.
  • Thi Công: Với đội ngũ kỹ sư và công nhân giàu kinh nghiệm, Bảo Minh đảm bảo thi công PCCC chuyên nghiệp, chất lượng và tiến độ.
  • Nghiệm Thu: Bảo Minh thực hiện nghiệm thu nhanh chóng và chính xác, đảm bảo hệ thống hoạt động hiệu quả và an toàn.

Cam Kết Chất Lượng của BMC

1. Kinh Nghiệm và Chuyên Môn Nhà thầu thi công PCCC

Một Nhà thầu pccc chuyên nghiệp cần phải có kinh nghiệm và chuyên môn cao. Cần hiểu rõ về các quy định an toàn, các tiêu chuẩn kỹ thuật và cách lắp đặt hệ thống pccc đúng cách.

2. Giấy Phép và Chứng Nhận

Nhà thầu thi công pccc chuyên nghiệp nên có các giấy phép và chứng nhận cần thiết từ cơ quan quản lý nhà nước.

  • Như giấy phép hành nghề lĩnh vực PCCC,
  • Giấy phép đủ điều kiện kinh doanh lĩnh vực PCCC

Điều này đảm bảo rằng họ đáp ứng các yêu cầu và quy định về an toàn.

3. Dịch Vụ Sau Bán Hàng PCCC chuyên nghiệp

Dịch vụ sau bán hàng là một yếu tố quan trọng khác cần xem xét khi lựa chọn Nhà thầu thi công pccc chuyên nghiệp.

Hệ thống PCCC của cơ sở cần bao trì định kỳ để hệ thống luôn sẵn sàng hoạt động tốt trong tình huống cháy nổ xảy ra.

Nhà thầu chuyên nghiệp nên cung cấp dịch vụ bảo trì và kiểm tra định kỳ để đảm bảo hệ thống pccc hoạt động hiệu quả.

Bảo Minh cam kết cung cấp dịch vụ chất lượng cao với giá cả cạnh tranh.

Với đội ngũ chuyên nghiệp và trang thiết bị hiện đại, chúng tôi mang đến sự hài lòng tuyệt đối cho khách hàng.

Nhà thầu pccc chuyên nghiệp uy tin chất lượng
Nhà thầu pccc chuyên nghiệp uy tin chất lượng

Liên Hệ Bảo Minh – Nhà Thầu Thi Công PCCC Chuyên Nghiệp

Bất kể dự án của bạn là gì, việc lựa chọn một Nhà thầu PCCC chuyên nghiệp là cần thiết để đảm bảo an toàn.

BMC là đối tác tin cậy có kinh nghiệm, uy tín, và có thể cung cấp dịch vụ toàn diện từ thiết kế, thi công đến bảo trì hệ thống pccc.

Để biết thêm thông tin về dịch vụ của Bảo Minh, đơn vị Nhà thầu PCCC chuyên nghiệp hàng đầu, hãy liên hệ với chúng tôi hôm nay. Chúng tôi sẽ giúp bạn tìm giải pháp tốt nhất để đảm bảo an toàn cho công trình của bạn.

HỌNG CHỮA CHÁY NGOÀI NHÀ ÁP DỤNG CHO CÁC CÔNG TRÌNH THẨM DUYỆT PCCC

Chữa cháy và họng cấp nước chữa cháy ngoài nhà (Phụ lục C TCVN 3890 : 2023) là ưu tiên hàng đầu khi xây dựng và quản lý các công trình. Với nguy cơ cháy nổ ngày càng gia tăng, việc trang bị chữa cháy ngoài nhà là một giải pháp quan trọng giúp đảm bảo an toàn cho cơ sở, cư dân và tài sản trong bất kỳ tình huống khẩn cấp nào. Bài viết này sẽ giới thiệu về việc công trình phải trang bị họng chữa cháy bên ngoài công trình và tầm quan trọng của nó.

họng cung cấp nước chữa cháy ngoài nhà tiêu chuẩn
họng cung cấp nước chữa cháy bên ngoài nhà tiêu chuẩn

1. Lợi ích của việc trang bị họng cấp nước

Phòng chống cháy lan:

Chữa cháy ngoài nhà có khả năng kịp thời dập tắt đám cháy, ngăn chặn sự lan rộng và kiểm soát tình hình hiệu quả, giảm thiểu thiệt hại tài sản và nguy cơ thương vong.

Giải pháp chữa cháy ngoài nhà Bảo vệ cơ sở công nghiệp

Họng cấp nước chữa cháy đặt bên ngoài nhà có vai trò quan trọng trong phản ứng nhanh trong công tác chữa cháy nhằm bảo vệ tài sản cho công trình công nghiệp cũng như an toàn tính mạng cho nhân viên.

Tăng cường an toàn cho cư dân:

Cư dân sống trong các khu chung cư, trung tâm thương mại hay các tòa nhà cao tầng sẽ yên tâm hơn khi biết rằng công trình đã được trang bị họng nước chữa cháy bên ngoài nhà để bảo vệ cuộc sống và tài sản của họ.

Đáng tin cậy trong tình huống khẩn cấp:

Giải pháp chữa cháy ngoài nhà là một giải pháp đáng tin cậy và quan trọng trong tình huống khẩn cấp, đặc biệt khi hệ thống chữa cháy bên trong gặp sự cố hoặc không thể sử dụng được.

Định nghĩa họng cấp nước chữa cháy ngoài nhà: (Outdoor fire fighting water supply system)

Hệ thống các thiết bị chuyên dùng được lắp đặt ngoài nhà để cấp nước phục vụ cho công tác chữa cháy.

2. Quy định về trang bị hệ thống cấp nước chữa cháy ngoài nhà

Danh sách công trình phải trang bị chữa cháy ở ngoài nhà theo TCVN 3890:2023
Danh mục công trình phải trang bị họng chữa cháy  theo phụ lục C TCVN 3890:2023
Phụ lục C TCVN 3890 : 2023 Quy định về trang bị hệ thống cấp nước chữa cháy bên ngoài công trình
(Phụ lục C TCVN 3890 : 2023)

3. Lựa chọn giải pháp cung cấp nước chữa cháy (Phụ lục C TCVN 3890 : 2023)

Đánh giá nhu cầu:

Xác định công trình có cần được trang bị theo Phụ lục C TCVN 3890 : 2023 hay không,

Xác định quy mô công trình diện tích, khối tích, chiều cao PCCC, số tầng của công trình

Xác định công năng công trình cần làm thiết kế thẩm duyệt về PCCC

Thiết kế hệ thống chữa cháy, chữa cháy tự động, cung cấp nước chữa cháy

Chọn giải pháp chữa cháy ngoài nhà sử dụng công nghệ tiên tiến, có khả năng dập cháy nhanh chóng và hiệu quả. Áp dụng các tiêu chuẩn sau:

  • QCVN 06:2022/BXD: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn cháy cho nhà và công trình;
  • – TCVN 3890:2023: Phương tiện PCCC cho nhà và công trình – Trang bị, bố trí, kiểm tra, bảo dưỡng
  • – TCVN 7336:2021: Phòng cháy chữa cháy – Hệ thống chữa cháy tự động bằng nước, bọt – Yêu cầu thiết kế
  • – TCVN 6379:1998 Thiết bị chữa cháy – Trụ nước chữa cháy – Yêu cầu kỹ thuật

Đảm bảo chất lượng thiết kế thẩm duyệt họng cấp nước chữa cháy ngoài nhà

Lựa chọn các sản phẩm chữa cháy ngoài nhà có chất lượng đảm bảo, chịu được điều kiện thời tiết khắc nghiệt và có tuổi thọ cao. Sản phẩm cần được cấp tem kiểm định bởi cục Cảnh sát PCCC

4. Giải pháp thiết kế thẩm duyệt PCCC trụ chữa cháy đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn hiện hành

Tìm Tư vấn thẩm duyệt thiết kế PCCC chuyên nghiệp:

Tư vấn với các chuyên gia trong lĩnh vực phòng cháy chữa cháy để được tư vấn và chọn lựa giải pháp phù hợp nhất với nhu cầu và yêu cầu của công trình.

Các chuyên gia của Phòng cháy Bảo Minh có nhiều năm kinh nghiệm làm việc thiết kế về PCCC

Lựa chọn các nhà cung cấp uy tín:

Lựa chọn các sản phẩm chất lượng và được kiểm định PCCC như của: Tomoken, Fuji, Shin Yi, Sản phẩm củaa cơ khí 83 Bộ Quốc Phòng,…

Chi tiết thiết kế họng cấp nước chữa cháy
Chi tiết thiết kế họng cấp nước chữa cháy

Phụ Lục C TCVN 3890 : 2023 Quy định về trang bị hệ thống cấp nước chữa cháy bên ngoài công trình

Công trình phải trang bị chữa cháy tự động bao gôm trang bị bên ngoài nhà là một giải pháp an toàn hữu hiệu để đối phó với nguy cơ cháy nổ. Bằng cách lựa chọn giải pháp phù hợp và tuân thủ các tiêu chuẩn an toàn, chúng ta có thể tăng cường sự bảo vệ cho cư dân và tài sản. Hãy đặt an toàn lên hàng đầu và chủ động trang bị công trình với các giải pháp chữa cháy ngoài nhà để xây dựng môi trường sống và làm việc an toàn, hạn chế thiệt hại và đảm bảo sự phát triển bền vững cho cộng đồng và xã hội.

CÔNG TRÌNH PHẢI TRANG BỊ HỌNG NƯỚC CHỮA CHÁY: TIÊU CHUẨN PHỤ LỤC B TCVN 3890

Nhắc đến công trình và hệ thống chữa cháy,Phụ lục B TCVN 3890 : 2023 quy định chi tiết các công trình phải trang bị Họng nước chữa cháy vách tường trong nhà. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về sự quan trọng và tầm ảnh hưởng đối với các công trình và tại sao điều này luôn được đặt lên hàng đầu trong các quy định an toàn chữa cháy.

Họng nước chữa cháy vách tường là trang bị chữa cháy thiết yếu
Họng nước chữa cháy vách tường là trang bị chữa cháy quan trọng thiết yếu theo TCVN 3890

Tại sao họng nước chữa cháy là điều cần thiết?

Họng nước chữa cháy là một thành phần quan trọng của hệ thống chữa cháy trong bất kỳ công trình nào. Nó là nơi nước được đưa vào từ nguồn cấp nước chính hoặc bể chứa nước, từ đó được chuyển đến các đầu phun hoặc ống nước để tắt lửa khi xảy ra hỏa hoạn. Họng nước chữa cháy đảm bảo việc phân phối nước diễn ra hiệu quả và nhanh chóng, giúp hạn chế thiệt hại và bảo vệ tính mạng con người.

tcvn 3890 Quy định về họng nước chữa cháy trong các công trình

Các quy định và tiêu chuẩn về họng nước chữa cháy thường được quy định cụ thể bởi các cơ quan quản lý an toàn cháy nổ và xây dựng. Chúng yêu cầu các công trình, bao gồm nhà ở, tòa nhà chung cư, cơ sở sản xuất và dịch vụ, đáp ứng các yêu cầu cụ thể về hệ thống chữa cháy và họng nước. Điều này bảo đảm rằng khi có sự cố cháy xảy ra, hệ thống sẽ hoạt động hiệu quả, giúp ngăn chặn lửa và đảm bảo sự an toàn cho mọi người trong khu vực. Cụ thể theo quy định tại Phụ Lục B TCVN 3890: 2023: Quy định về trang bị hệ thống họng nước chữa cháy trong nhà

1. Nhà ở và công trình công cộng:

1.1. Nhà ở riêng lẻ

Nhà ở riêng lẻ
Cao từ 7 tầng trở lên

1.2 Nhà chung cư, tập thể, tương đương

Nhà chung cư, nhà tập thể, nhà ở ký túc xá, khách sạn, nhà khách, nhà nghỉ, nhà trọ và cơ sở lưu trú được thành lập theo quy định [1] (ngoại trừ bãi cắm trại du lịch); nhà hỗn hợp 1)
 Cao từ 5 tầng trở lên hoặc khối tích từ 5 000 m3 trở lên

1.3. Cơ quan, văn phòng làm việc

Trụ sở cơ quan nhà nước các cấp, nhà làm việc của các doanh nghiệp, tổ chức chính trị, xã hội, bưu điện, cơ sở truyền thanh, truyền hình, viễn thông, nhà lắp đặt thiết bị thông tin, trung tâm
lưu trữ, quản lý dữ liệu
Cao từ 6 tầng trở lên hoặc khối tích từ 5 000 m3 trở lên 

1.4. Rạp chiếu phim, nhà hát, hội trường

 Nhà hát, rạp chiếu phim, rạp xiếc, hội trường
Từ 300 chỗ ngồi trở lên hoặc khối tích từ 10 000 m3 trở lên

1.5. Thủy cung, công viên, triển lãm

–  Công viên giải trí, vườn thú, thủy cung.
–   Bảo tàng, nhà triển lãm, nhà trưng bày, nhà lưu trữ, nhà hội chợ, nhà văn hóa, nhà cho mục đích tôn giáo.
–  Sân vận động, nhà thi đấu thể thao, cung thể thao trong nhà, trung tâm thể dục, thể thao, trường đua, trường bắn, cơ sở thể thao khác được thành lập theo quy định của pháp luật hiện hành [6], [8].
–   Cơ sở đăng kiểm phương tiện giao thông cơ giới, cửa hàng
kinh doanh, sửa chữa, bảo dưỡng ô tô, mô tô, xe gắn máy.
Cao từ 6 tầng trở lên hoặc khối tích từ 5 000 m3 trở lên

1.6. Karaoke, vũ trường

Nhà kinh doanh dịch vụ karaoke, vũ trường, quán bar, hộp đêm
Không phụ thuộc vào quy mô

1.7. Công trình có tầng hầm hoặc bán hầm

Có bố trí tại tầng hầm, tầng bán hầm
Không phụ thuộc vào quy mô

1.8. Bố trí tại trên mặt đất theo Phụ lục B TCVN 3890 : 2023

1.8.1. Công trình 1 hoặc 2 tầng
Một hoặc hai tầng
Diện tích từ 300 m2 trở lên
1.8.2.
Từ ba tầng trở lên
Không phụ thuộc diện tích

1.9. Chợ trung tâm thương mại, tổ chức sự kiện

Trung tâm tổ chức sự kiện, chợ, siêu thị, trung tâm thương mại
Không phụ thuộc quy mô

1.10 Trung tâm chăm sóc người khuyết tật

Nhà chăm sóc người khuyết tật
Không phụ thuộc quy mô 

1.11. Công trình giao thông, nhà ga, kiểm soát không lưu

Đài kiểm soát không lưu, nhà ga sân bay, nhà ga đường sắt; nhà chờ cáp treo vận chuyển người; các nhà dịch vụ bến cảng biển, các nhà dịch vụ cảng cạn, các nhà dịch vụ cảng thủy nội địa, bến xe khách, trạm dừng nghỉ
Cao từ 6 tầng trở lên hoặc khối tích từ 5 000 m3 trở lên

1.12. Cơ sở trường học (ngoại trừ nhà trẻ)

Trường học và các cơ sở giáo dục khác (ngoại trừ nhà trẻ); nhà khám, chữa bệnh, lưu trú bệnh nhân của bệnh viện, trạm y tế, phòng khám, nhà điều dưỡng, phục hồi chức năng, chỉnh hình, cơ sở phòng chống dịch bệnh, trung tâm y tế, cơ sở y tế khác theo quy định của pháp luật hiện hành [3]
Cao từ 3 tầng trở lên hoặc khối tích từ 2 000 m3 trở lên

1.13. Nhà trẻ trường mẫu giáo

Nhà trẻ, trường mẫu giáo, mầm non
Từ 100 cháu trở lên hoặc khối tích 3 000 m3 trở lên hoặc cao từ 03 tầng trở lên

1.14. Nhà văn hóa, thư viện

Nhà văn hoá, nhà sách, thư viện, thẩm mỹ viện, kinh doanh dịch vụ xoa bóp, cửa hàng điện máy, cửa hàng bách hóa, cửa hàng tiện ích và các cửa hàng kinh doanh hàng hóa chất dễ cháy 
Khối tích từ 5 000 m3 trở lên

1.15. Nhà hàng, cửa hàng ăn uống

Nhà hàng, cửa hàng ăn uống
Cao từ 5 tầng trở lên hoặc khối tích từ 5 000 m3 trở lên

2. Nhà sản xuất, nhà kho

Diện tích từ 500 m2 hoặc khối tích từ 2 500 m3 trở lên

3.Nhà lưu giữ (gara), trưng bày, bảo dưỡng ô tô, xe máy

3.1. Gara Dạng kín

Khối tích từ 500 m3 trở lên

3.2. Gara Dạng hở (ngoại trừ gara cơ khí)

Khối tích từ 3 000 m3 trở lên

CHÚ THÍCH

1) Đối với nhà hỗn hợp không thuộc diện phải trang bị hệ thống họng nước chữa cháy trong nhà nhưng phần công năng bất kỳ của nhà có quy mô thuộc diện phải trang bị hệ thống họng nước chữa cháy trong nhà theo Bảng B.1 thì phải trang bị hệ thống họng nước chữa cháy trong nhà cho phần nhà đó. Đối với nhà hỗn hợp có phần công năng kinh doanh dịch vụ karaoke, vũ trường, quán bar, hộp đêm từ tầng 3 trở lên thì phải trang bị hệ thống họng nước chữa cháy trong nhà.
Họng nước chữa cháy vách tường ở Chung cư Vinhomes
Họng nước chữa cháy trong nhà vách tường ở Chung cư Vinhomes trang bị theo Phụ lục B 3890 : 202

Ý nghĩa vô cùng quan trọng của họng nước chữa cháy

Họng nước chữa cháy đóng vai trò quan trọng trong việc giảm thiểu thiệt hại do hỏa hoạn gây ra. Nếu hệ thống chữa cháy không có họng nước hoặc không hoạt động đúng cách, việc đối phó với đám cháy sẽ trở nên khó khăn, gây mất mát tài sản và nguy hiểm cho sinh mạng con người. Việc tuân thủ quy định về họng nước chữa cháy là một yếu tố quan trọng để đảm bảo an toàn cháy nổ và giảm thiểu rủi ro trong các công trình.

Phụ Lục B TCVN 3890: 2023: Quy định về trang bị hệ thống họng nước chữa cháy trong nhà

Trong bài viết này, chúng ta đã tìm hiểu về tầm quan trọng của họng nước chữa cháy trong các công trình. Họng nước chữa cháy đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo tính an toàn và giảm thiểu thiệt hại khi xảy ra hỏa hoạn. Việc tuân thủ quy định về là một điều cần thiết và không thể coi thường trong việc xây dựng và quản lý các công trình.

Nếu bạn đang xây dựng một công trình mới hoặc cần nâng cấp hệ thống chữa cháy cho công trình hiện tại, hãy luôn tuân thủ các quy định và tiêu chuẩn về họng nước chữa cháy để bảo vệ tính mạng và tài sản, đồng thời đảm bảo tuân thủ các quy định an toàn cháy nổ.

NHỮNG LỖI PHỔ BIẾN TRONG THIẾT KẾ THẨM DUYỆT PCCC

Trong quá trình thiết kế hệ thống PCCC (Phòng cháy chữa cháy) theo QCVN 06:2022, việc đảm bảo tính an toàn và hiệu quả cho công trình là mục tiêu hàng đầu. Tuy nhiên, do sự phức tạp và yêu cầu cao về kỹ thuật, rất nhiều lỗi thường xuyên xuất hiện trong quá trình thẩm duyệt thiết kế PCCC và các hạng mục liên quan. Bài viết này sẽ liệt kê những lỗi phổ biến nhất trong thiết kế thẩm duyệt PCCC và đề xuất cách tránh và khắc phục chúng.

Thiết kế PCCC đòi hỏi yêu cầu kỹ thuật và tính chuyên môn rất cao
Thiết kế PCCC đòi hỏi yêu cầu kỹ thuật và tính chuyên môn rất cao

I- LỖI KIẾN TRÚC, KẾT CẤU VÀ CÁC HẠNG MỤC KHÁC TRONG THIẾT KẾ THẨM DUYỆT VỀ PCCC

Lỗi thiết kế phương án, lối thoát nạn

  1. Thiếu bố trí vị trí bãi đỗ xe chữa cháy, Lối giao thông Lối tiệp cận từ trên cao. Thiết kế đường, bãi đỗ xe chữa cháy và lối vào trên cao đảm bảo theo quy định tại Điều 6.2, Điều 6.3 QCVN 06:2022/BXD
  2. Chưa bố trí đủ lối thoát nạn và vật liệu sàn, tường, trần trên đường thoát nạn.
  3. Thiết kế lối ra thoát nạn của công trình đảm bảo theo quy định Điều 3.2.6, Điều 3.2.7 QCVN 06:2022/BXD, bố trí phân tán theo quy định tại Điều 3.2.8 QCVN 06:2022/BXD
  4. Vật liệu hoàn thiện, trang trí tường và trần (bao gồm cả tấm trần treo nếu có), vật liệu ốp lát, vật liệu phủ sàn trên đường thoát nạn tuân thủ yêu cầu tại Bảng B.8 còn đối với các phòng sử dụng chung – tuân thủ Bảng B.9 (Phụ lục B) QCVN 06:2022/BXD.
  5. Thiết kế chiều rộng, chiều cao thông thủy của cửa ra thoát nạn, nếu sử dụng cửa hai cánh trên lối ra thoát nạn thì chiều rộng của lối ra thoát nạn chỉ được lấy bằng chiều rộng lối đi qua bên cánh mở, không được phép tính bên cánh đóng hoặc cánh cố định. Cửa hai cánh phải được lắp cơ cấu tự đóng sao cho các cánh được đóng lần lượt đảm bảo theo quy định tại Điều 3.2.9 QCVN 06:2022/BXD.

Lỗi về thiết kế, phương án chống cháy lan

  1. Tính toán chưa đúng, chưa đủ khoảng cách chống cháy lan, vật liệu chống cháy lan.
  2. Thiếu thể hiện ranh giới khu đất, đường giao thông nội bộ, xung quanh công trình;
  3. Thiếu bản vẽ định vị tổng mặt bằng thể hiện rõ đường ranh giới khu đất
  4. Thiếu phương án trèn bịt trục kỹ thuật, lỗ kỹ thuật. Các trục kỹ thuật xuyên tường, sàn ngăn cháy phải được chèn bịt kín bằng vật liệu ngăn cháy

Các lỗi thiết kế phổ biến khác

  1. Thiếu công năng , diện tích cụ thể, số người người có mặt đồng thời của gian phòng
  2. Bản vẽ kiến trúc phải hách rõ vật liệu; bản vẽ kiến trúc và bản vẽ PCCC phải thể hiện đồng nhất về các nội dung;
  3. Thiết kế chi tiết thang bộ thoát nạn chưa đầy đủ: Thiết kế chi tiết thang bộ thoát nạn đảm bảo theo quy định tại Điều 3.4 QCVN 06:2022/BXD
  4. Chưa thể hiện rõ Bậc chịu lửa công trình, hạng công trình. Thiếu thuyết minh tính toán bậc chịu lửa của công trình, đặc biệt là công trình kết cấu thép.

II- LỖI THIẾT KẾ THẨM DUYỆT PCCC VÀ CÁC HẠNG MỤC KHÁC LIÊN QUAN ĐẾN PCCC

HỆ THỐNG CHỮA CHÁY TỰ ĐỘNG

  1. Sai sót trong tính toán lượng nước chữa cháy (Sprinker, Họng nước, chữa cháy ngoài nhà): Một trong những lỗi thường gặp là tính toán sai lượng nước cần thiết để dập tắt đám cháy. Nếu lượng nước phun cháy không đủ hoặc quá nhiều, hệ thống PCCC có thể không hoạt động hiệu quả. Để tránh điều này, kiểm tra kỹ lưỡng các thông số kỹ thuật và tham khảo các quy định chuẩn về lưu lượng nước phun cháy.
  2. Tính toán sai lưu lượng chữa cháy ngoài nhà: Thiết kế trụ nước chữa cháy ngoài nhà đảm bảo về yêu cầu kỹ thuật đảm bảo theo quy định tại QCVN 06:2022/BXD và TCVN 6379:1998.
  3. Thiết kế thẩm duyệt PCCC đối với trạm bơm chữa cháy chưa đầy đủ theo Tiêu chuẩn, Quy chuẩn. Thiết kế chi tiết trạm bơm chữa cháy đảm bảo theo quy định tại Điều 5.8 TCVN 7336:2021
  4. Chưa tính toán dự phòng đầu phun chữa cháy Sprinkler: Phải dự phòng tối thiểu số lượng đầu phun Sprinkler của hệ thống chữa cháy tự động đảm bảo theo quy định tại Điều 5.1.12 TCVN 7336:2021.
  5. Chi tiết đầu phun không đúng quy định: Khoảng cách từ tâm của phần tử nhạy cảm với nhiệt của đầu phun đến mặt phẳng trần (mái) phải nằm trong khoảng 0,08 m đến 0,30 m đảm bảo theo quy định tại Điều 5.2.12 TCVN 7336:2021
  6. Thiết kế họng nước chữa cháy trong nhà chưa đầy đủ về số họng nước phun tới và yêu cầu kỹ thuật: – Khi kết hợp với hệ thống họng nước chữa cháy trong nhà thì áp suất tại họng nước không được vượt quá 0,4 MPa

HỆ THỐNG BÁO CHÁY TỰ ĐỘNG VÀ CHỈ DẪN THOÁT NẠN

  1. Thiết kế Phương tiện chiếu sáng sự cố và chỉ dẫn thoát nạn chưa đảm bảo theo quy định tại TCVN 13456:2022
  2. Khoảng cách từ đầu báo cháy đến mép ngoài của miệng thổi của các hệ thống thông gió hoặc hệ thống điều hòa không khí không được nhỏ hơn 1 m theo quy định tại Điều 6.10 TCVN 5738:2021.
  3. Lựa chọn thiết bị không đúng tiêu chuẩn: Lỗi phổ biến khác là lựa chọn thiết bị không đáp ứng tiêu chuẩn PCCC. Việc sử dụng thiết bị không chính hãng hoặc không được chứng nhận có thể ảnh hưởng xấu đến hiệu suất và an toàn của hệ thống PCCC. Luôn luôn sử dụng các sản phẩm được chứng nhận và đảm bảo chất lượng để tránh rủi ro trong trường hợp xảy ra cháy.
  4. Nguyên lý hoạt động hệ thống chưa đầy đủ, chưa thể hiện rõ liên động với vệ thống chữa cháy và các hệ thống liên quan khác như hút khói, thông tin liên lạc,…
  5. Thiếu nguồn điện ưu tiên

HỆ THỐNG CHỐNG TỤ KHÓI VÀ CẤP BÙ KHÔNG KHÍ

  1. Thiếu, Sai xót trong tính toán hệ thống hút khói và cấp bù khí: Thiết kế giải pháp thông gió chống tụ khói đảm bảo theo quy định tại Phụ lục D QCVN 06:2022/BXD và TCVN 5687:2010.
  2. Chưa có phương án thiết kế hệ thống cấp bù không khí phù hợp
  3. Đường ống, công suất hệ thống hút khói không đảm bảo nhu cầu thực tế
  4. Vị trí miệng gió thải, miệng gió cấp bù không khí chưa đáp ứng yêu cầu kỹ thuật
Thiết kế thẩm duyệt PCCC và các hạng mục liên quan phải áp dụng nhiều Tiêu chuẩn quy chuẩn
Thiết kế thẩm duyệt PCCC và các hạng mục liên quan phải áp dụng nhiều Tiêu chuẩn quy chuẩn

Tóm lại, trong thiết kế thẩm duyệt PCCC, những lỗi phổ biến có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hiệu suất và an toàn. Bằng cách chú ý và tránh những sai lầm này, bạn có thể xây dựng và duy trì một hệ thống PCCC an toàn, hiệu quả và đáng tin cậy cho công trình của mình. Hãy luôn tập trung vào việc nâng cao chất lượng và tuân thủ các tiêu chuẩn cần thiết để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho mọi người.

ĐƠN VỊ THI CÔNG PCCC CÔNG TRÌNH TẠI PHÚ THỌ PHÒNG CHÁY BMC FP

Phòng cháy BMC và dịch vụ thi công PCCC Nhà xưởng tại Phú Thọ

Thi công PCCC công trình tại Phú Thọ thực hiện bởi Phòng cháy BMC là một đơn vị chuyên cung cấp các giải pháp về phòng cháy chữa cháy (PCCC) hàng đầu tại Việt Nam . Với gần 10 năm kinh nghiệm trong ngành công nghiệp an toàn phòng cháy chữa cháy, chúng tôi đã đạt được uy tín cao và niềm tin từ khách hàng trên khắp cả nước. Đặc biệt, chúng tôi tự hào là một trong những đơn vị cung cấp dịch vụ thi công PCCC hàng đầu tại tỉnh Phú Thọ.

Thi công PCCC nhà xưởng phú thọ
Thi công PCCC nhà xưởng phú thọ

1. Đội ngũ chuyên nghiệp và giàu kinh nghiệm

Phòng cháy BMC có đội ngũ kỹ sư, kỹ thuật viên chuyên nghiệp, giàu kinh nghiệm và được đào tạo chuyên sâu về PCCC. Chúng tôi luôn cập nhật những công nghệ mới nhất và tiên tiến nhất trong lĩnh vực PCCC để đảm bảo rằng mọi dự án thi công PCCC tại Phú Thọ của khách hàng đều đáp ứng các tiêu chuẩn an toàn và pháp luật hiện hành.

2. Giải pháp tối ưu hóa cho mỗi dự án

Chúng tôi hiểu rằng mỗi dự án thi công PCCC đều có yêu cầu riêng biệt. Do đó, chúng tôi luôn tiếp cận mỗi dự án một cách cá nhân hóa và tùy chỉnh giải pháp tối ưu nhất cho từng khách hàng. Qua quá trình tư vấn và đánh giá kỹ lưỡng, chúng tôi cam kết mang đến sự hài lòng cao nhất cho khách hàng thông qua việc triển khai PCCC đạt hiệu quả tối đa với chi phí hợp lý.

3. Sử dụng thiết bị và công nghệ hiện đại

Phòng cháy BMC thi công pccc phú thọ sở hữu một hệ thống thiết bị hiện đại, đảm bảo đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn kỹ thuật và an toàn trong quá trình thi công PCCC. Chúng tôi sử dụng các sản phẩm và thiết bị được kiểm định chất lượng, đảm bảo tính tin cậy và ổn định để bảo vệ tối đa tài sản và tính mạng của khách hàng.

4. Tuân thủ nghiêm ngặt các quy định pháp luật về PCCC

Chúng tôi luôn chú trọng tuân thủ các quy định, tiêu chuẩn và hướng dẫn của các cơ quan quản lý chức năng về PCCC. Bằng việc làm việc chặt chẽ với các cơ quan chức năng, chúng tôi đảm bảo mọi dự án thi công PCCC của khách hàng tại Phú Thọ đều đáp ứng đầy đủ các quy định pháp luật và an toàn cần thiết.

5. Cam kết chất lượng và bảo hành dịch vụ

Phòng cháy BMC cam kết mang đến cho khách hàng dịch vụ thi công PCCC Phú Thọ với chất lượng tốt nhất. Chúng tôi cung cấp bảo hành dài hạn cho các dự án đã hoàn thành và sẵn lòng hỗ trợ khách hàng nhanh chóng trong trường hợp cần bảo trì hoặc sửa chữa sau khi thi công.

Quy trình thi công hệ thống PCCC tại Phú Thọ

Quy trình thi công hệ thống PCCC (Phòng cháy chữa cháy) là một quá trình phức tạp và đòi hỏi sự chuyên nghiệp và tận tâm. Dưới đây là một phác thảo về quy trình thi công hệ thống PCCC cơ bản:

Quy trình thi công pccc chuyên nghiệp tại nhà xưởng Phú Thọ
Quy trình thi công pccc chuyên nghiệp tại công trình nhà xưởng Phú Thọ

Bước 1: Đánh giá yêu cầu và lập kế hoạch

  • Xác định các yêu cầu PCCC của công trình: Diện tích, cấu trúc, mục đích sử dụng, và nguy cơ cháy nổ.
  • Tạo kế hoạch thi công dựa trên yêu cầu, bao gồm phân công các công việc, nguồn lực, và thời gian thi công.

Bước 2: Thiết kế hệ thống PCCC Phú Thọ

  • Kỹ sư PCCC thực hiện thiết kế hệ thống PCCC dựa trên thông số và yêu cầu đã đánh giá.
  • Bao gồm lựa chọn các thiết bị PCCC như bình chữa cháy, bình báo cháy, đầu báo cháy, hệ thống bơm nước, hệ thống ống nước, hệ thống bơm áp lực cao, v.v.
  • Đảm bảo thiết kế tuân thủ các quy định và tiêu chuẩn PCCC quốc gia.

Bước 3: Chuẩn bị vật liệu và thiết bị

  • Đặt hàng các vật liệu và thiết bị cần thiết theo thiết kế đã hoàn tất.
  • Kiểm tra và bảo quản các vật liệu và thiết bị để đảm bảo chúng sẵn sàng cho quá trình thi công.

Bước 4: Tiến hành thi công thi công pccc Nhà xưởng phú thọ

  • Đánh dấu vị trí lắp đặt các thiết bị PCCC và hệ thống ống nước theo kế hoạch thiết kế.
  • Lắp đặt các bình chữa cháy, bình báo cháy, đầu báo cháy, ống nước, van, bơm nước, và các phụ kiện PCCC khác.
  • Kiểm tra kỹ lưỡng tính hoạt động của các thiết bị trước khi hoàn tất thi công.

Bước 5: Kiểm tra và thử nghiệm

  • Tiến hành kiểm tra chất lượng và tính hiệu quả của hệ thống PCCC sau khi hoàn thành thi công.
  • Thực hiện thử nghiệm cháy nổ giả lập để đảm bảo hệ thống hoạt động đúng cách và đáp ứng yêu cầu an toàn.

Bước 6: Bàn giao và đào tạo

  • Bàn giao hệ thống PCCC cho chủ đầu tư hoặc người sử dụng công trình.
  • Cung cấp đào tạo sử dụng và bảo trì hệ thống PCCC cho nhân viên của chủ đầu tư.

Bước 7: Bảo trì và hỗ trợ sau thi công

  • Thực hiện các dịch vụ bảo trì định kỳ để đảm bảo hệ thống PCCC luôn hoạt động hiệu quả.
  • Hỗ trợ khách hàng trong trường hợp xảy ra sự cố hoặc thay đổi yêu cầu liên quan đến PCCC.

Phú Thọ có đa dạng ngành công nghiệp

Các ngành công nghiệp tiềm năng của Phú Thọ bao gồm công nghiệp chế biến lâm sản, công nghiệp cơ khí, công nghiệp nông sản và thực phẩm, công nghiệp xây dựng, công nghiệp dệt may và may mặc, công nghiệp điện tử và máy tính, và nhiều ngành công nghiệp khác.

Thiết kế thi công nghiệm thu pccc Nhà xưởng Phú Thọ
Thiết kế thi công nghiệm thu pccc Công trình Nhà xưởng Phú Thọ

Nếu bạn đang tìm kiếm đơn vị uy tín và chuyên nghiệp về thi công PCCC tại Phú Thọ, hãy tin tưởng chọn Phòng cháy BMC. Với đội ngũ giàu kinh nghiệm, giải pháp tối ưu hóa, công nghệ hiện đại và tuân thủ nghiêm ngặt các quy định pháp luật về PCCC, chúng tôi sẽ đồng hành cùng bạn để xây dựng một môi trường an toàn và bảo vệ tối đa tài sản và tính mạng của bạn.

Liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay để nhận được tư vấn và báo giá dịch vụ thi công PCCC hợp lý nhất cho dự án của bạn.

CÔNG TRÌNH THUỘC DIỆN THẨM DUYỆT PCCC: YÊU CẦU VÀ QUY TRÌNH

I. Giới thiệu về công trình thuộc diện thẩm duyệt PCCC

Công trình thuộc diện thẩm duyệt PCCC (Phòng cháy chữa cháy) Thuộc diện thẩm duyệt theo Phụ lục V NĐ 136/2020/NĐ-CP: là những công trình , tòa nhà, khu đô thị, hay dự án xây dựng có quy mô lớn và có yêu cầu phải tuân thủ các quy định về phòng cháy chữa cháy. Điều này nhằm đảm bảo an toàn cho cư dân, nhân viên và tài sản trước nguy cơ cháy nổ. Việc xây dựng, thiết kế và vận hành các công trình thuộc diện này đòi hỏi phải tuân thủ các quy chuẩn và quy định chặt chẽ.

Nhiều đơn vị gặp khó khăn xác định có thuộc diện thẩm duyệt PCCC theoPhụ lục V NĐ 136
Nhiều đơn vị gặp khó khăn xác định có thuộc diện thẩm duyệt PCCC

II. Điều kiện và yêu cầu để xây dựng công trình thuộc diện thẩm duyệt PCCC

1. Thiết kế an toàn PCCC cho công trình thuộc Phụ lục V NĐ 136

a. Thiết kế an toàn PCCC:

Công trình phải có bản thiết kế PCCC và các hạng mục khác liên quan phải đáp ứng các yêu cầu thẩm duyệt PCCC kỹ thuật cần thiết để ứng phó với nguy cơ cháy nổ. Hệ thống PCCC bao gồm cả cấu trúc chống cháy, hệ thống cảnh báo và báo động, hệ thống dập cháy tự động và bảo vệ, lối thoát hiểm, và các biện pháp phòng cháy nổ.

Thiết kế thẩm duyệt PCCC và các hạng mục liên quan phải áp dụng nhiều Tiêu chuẩn quy chuẩn
Thiết kế PCCC và các hạng mục liên quan phải áp dụng nhiều Tiêu chuẩn quy chuẩn

b. Các Tiêu chuẩn áp dụng trong thiết kế thẩm duyệt hệ thống PCCC hiện hành:

– QCVN 06:2022/BXD: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn cháy cho nhà và công trình;

– TCVN 3890:2023: Phương tiện PCCC cho nhà và công trình – Trang bị, bố trí, kiểm tra, bảo dưỡng (sắp ban hành TCVN thay thế);

– TCVN 13456:2022 Phòng cháy chữa cháy – Phương tiện chiếu sáng sự cố và chỉ dẫn thoát nạn – Yêu cầu thiết kế, lắp đặt;

– QCVN 05:2020/BCT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn trong sản xuất, kinh doanh, sử dụng, bảo quản và vận chuyển hóa chất nguy hiểm (nếu có);

– QCVN 02:2020/BCA: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và Trạm bơm cấp nước chữa cháy (nếu có);

– QCVN 10:2012/BCT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn trạm cấp khí dầu mỏ hóa lỏng (nếu có);

– TCVN 5738:2021: Phòng cháy chữa cháy – Hệ thống báo cháy tự động – Yêu cầu kỹ thuật (nếu có);

– TCVN 7336:2021: Phòng cháy chữa cháy – Hệ thống chữa cháy tự động bằng nước, bọt – Yêu cầu thiết kế (nếu có);

c. Các Tiêu chuẩn liên quan trong thiết kế hệ thống PCCC và các hệ thống liên quan

– TCVN 7161-1:2022 ISO 14520-1:2015 Hệ thống chữa cháy bằng khí – Tính chất vật lý và thiết kế hệ thống – Phần 1: Yêu cầu chung (nếu có);

– TCVN 7161-5:2021 ISO 14520-5:2019: Hệ thống chữa cháy bằng khí – Tính chất vật lý và thiết kế hệ thống – Phần 5: Khí chữa cháy FK-5-1-12 (nếu có);

– TCVN 13333:2021: Hệ thống chữa cháy bằng Sol-khí – Yêu cầu về thiết kế, lắp đặt, kiểm tra và bảo dưỡng (nếu có);

– TCVN 7161-9:2009-ISO 14520-9:2006: Hệ thống chữa cháy bằng khí – Tính chất vật lý và thiết kế hệ thống Phần 9: Chất chữa cháy HFC-227ea (nếu có);

– TCVN 7161-13:2009-ISO 14520-13:2006: Hệ thống chữa cháy bằng khí – Tính chất vật lý và thiết kế hệ thống Phần 13: Chất chữa cháy IG–100 (nếu có);

d. Các tiêu chuẩn cũ vẫn còn hiệu lực

– TCVN 6101:1996 ISO 6183:1990: Thiết bị chữa cháy – Hệ thống chữa cháy Cacbon dioxit thiết kế và lắp đặt (nếu có);

– TCVN 4513-1988: Cấp nước bên trong tiêu chuẩn thiết kế (nếu có);

– TCVN 5687:2010 Thông gió, điều hòa không khí – Tiêu chuẩn thiết kế (nếu có);

– TCVN 5740:2009: Phương tiện PCCC – Vòi đẩy chữa cháy – Vòi đẩy bằng sợi tổng hợp tráng cao su (nếu có);

– Quy phạm 11 TCN-20-2006 Quy phạm trang bị điện Phần 3: Trang bị phân phối và trạm biến áp (nếu có);

– TCVN 6379:1998 Thiết bị chữa cháy – Trụ nước chữa cháy – Yêu cầu kỹ thuật (nếu có);

– TCVN 7441:2004 Hệ thống cung cấp khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG) tại nơi tiêu thụ – Yêu cầu thiết kế, lắp đặt và vận hành (nếu có);

– TCVN 5307:2009 Kho dầu mỏ và sản phẩm dầu mỏ – Yêu cầu thiết kế (nếu có).

Thiết bị cung cấp cho hệ thống PCCC phải kiểm định PCCC
Thiết bị cung cấp cho hệ thống PCCC phải được kiểm định PCCC

2. Chất lượng vật liệu và thiết bị:

Các vật liệu xây dựng và thiết bị sử dụng trong công trình phải đáp ứng các tiêu chuẩn an toàn PCCC, được chứng nhận và kiểm định PCCC đầy đủ theo quy định

3. Chứng chỉ PCCC hợp lệ:

Tư vấn thiết kế cần có chứng chỉ PCCC và Giấy phép đủ điều kiện kinh doanh lĩnh vực PCCC hợp lệ và đáp ứng các yêu cầu liên quan để được thẩm duyệt xây dựng công trình.

4. Chứng nhận quyền sử dụng đất:

Công trình phải được xây dựng trên đất hợp pháp và có giấy phép xây dựng, Chủ trương, quyết định đầu tư,….

III. Danh sách chi tiết các công trình thuộc diện phải thẩm duyệt thiết kế Theo Phụ Lục V Nghị định 136/NĐ-CP năm 2020

Công trình thuộc diện thẩm duyệt thiết kế về PCCC
Công trình thuộc diện thẩm duyệt thiết kế về PCCC theo Phụ lục V NĐ 136

a. Nhóm 1

1. Trụ sở cơ quan nhà nước các cấp cao từ 7 tầng trở lên hoặc có tổng khối tích từ 5.000 m3 trở lên.

2. Nhà chung cư, nhà tập thể, nhà ở ký túc xá cao 7 tầng trở lên hoặc có tổng khối tích từ 5.000 m3 trở lên; nhà hỗn hợp cao từ 7 tầng trở lên hoặc có tổng khối tích từ 5.000 m3 trở lên.

3. Nhà trẻ, trường mẫu giáo, mầm non có từ 100 cháu trở lên hoặc có tổng khối tích 3.000 m3 trở lên; trường tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, trường phổ thông có nhiều cấp học có tổng khối tích từ 5.000 m3 trở lên; trường cao đẳng, đại học, học viện, trường trung cấp chuyên nghiệp, trường dạy nghề, cơ sở giáo dục thường xuyên, cơ sở giáo dục khác được thành lập theo Luật Giáo dục cao từ 5 tầng trở lên hoặc có tổng khối tích từ 5.000 m3 trở lên.

b. Nhóm 2

4. Bệnh viện; phòng khám đa khoa, khám chuyên khoa, nhà điều dưỡng, phục hồi chức năng, chỉnh hình, nhà dưỡng lão, cơ sở phòng chống dịch bệnh, trung tâm y tế, cơ sở y tế khác được thành lập theo Luật Khám bệnh, chữa bệnh cao từ 5 tầng trở lên hoặc có tổng khối tích từ 3.000 m3 trở lên.

5. Nhà hát, rạp chiếu phim, rạp xiếc có từ 300 chỗ ngồi trở lên; trung tâm hội nghị, tổ chức sự kiện cao từ 5 tầng trở lên hoặc có tổng khối tích từ 5.000 m3 trở lên; nhà văn hóa, cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke, vũ trường, quán bar, câu lạc bộ, thẩm mỹ viện, kinh doanh dịch vụ xoa bóp, công viên giải trí, vườn thú, thủy cung cao từ 3 tầng trở lên hoặc có tổng khối tích từ 1.500 m3 trở lên.

6. Chợ, trung tâm thương mại, điện máy, siêu thị, cửa hàng bách hóa, cửa hàng tiện ích, nhà hàng, cửa hàng ăn uống có tổng khối tích từ 3.000 m3 trở lên.

c. Nhóm 3

7. Khách sạn, nhà khách, nhà nghỉ, nhà trọ, cơ sở lưu trú khác được thành lập theo Luật Du lịch cao từ 7 tầng trở lên hoặc có tổng khối tích từ 5.000 m3 trở lên.

8. Nhà làm việc của doanh nghiệp, tổ chức chính trị, xã hội cao từ 7 tầng trở lên hoặc có tổng khối tích từ 5.000 m3 trở lên.

9. Bảo tàng, thư viện, triển lãm, nhà trưng bày, nhà lưu trữ, nhà sách, nhà hội chợ có tổng khối tích từ 5.000 m3 trở lên.

10. Bưu điện, cơ sở truyền thanh, truyền hình, viễn thông, nhà lắp đặt thiết bị thông tin, trung tâm lưu trữ, quản lý dữ liệu cao từ 5 tầng trở lên hoặc có tổng khối tích từ 5.000 m3 trở lên.

d. Nhóm 4

11. Sân vận động có sức chứa từ 5.000 chỗ ngồi trở lên; nhà thi đấu thể thao, cung thể thao trong nhà, trung tâm thể dục, thể thao, trường đua, trường bắn, cơ sở thể thao khác được thành lập theo Luật Thể dục, thể thao có sức chứa từ 5.000 chỗ ngồi trở lên hoặc có tổng khối tích từ 5.000 m3 trở lên.

12. Cảng hàng không; đài kiểm soát không lưu; bến cảng biển; cảng cạn; cảng thủy nội địa; nhà chờ bến xe ô tô, nhà ga đường sắt, nhà chờ cáp treo vận chuyển người, trạm dừng nghỉ có tổng khối tích từ 1.500 m3 trở lên; công trình tàu điện ngầm; cơ sở đăng kiểm phương tiện giao thông cơ giới, cửa hàng kinh doanh, sửa chữa, bảo dưỡng ô tô, mô tô, xe gắn máy có diện tích kinh doanh từ 500 m2 trở lên hoặc có khối tích từ 5.000 m3 trở lên.

13. Gara để xe ô tô trong nhà có tổng khối tích từ 3.000 m3 trở lên.

14. Hầm đường bộ có chiều dài từ 500 m trở lên; hầm đường sắt có chiều dài từ 1.000 m trở lên.

e. Nhóm 5

15. Cơ sở hạt nhân; cơ sở sản xuất, kinh doanh, bảo quản, vật liệu nổ công nghiệp và tiền chất thuốc nổ; kho vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ; cảng xuất, nhập vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ; kho vũ khí, công cụ hỗ trợ.

16. Cơ sở khai thác, chế biến, sản xuất, vận chuyển, kinh doanh, bảo quản dầu mỏ và sản phẩm dầu mỏ, khí đốt trên đất liền; kho dầu mỏ và sản phẩm dầu mỏ, kho khí đốt; cảng xuất, nhập dầu mỏ và sản phẩm dầu mỏ, khí đốt; cửa hàng kinh doanh xăng dầu, trạm cấp xăng dầu nội bộ có từ 01 cột bơm trở lên; cơ sở kinh doanh khí đốt, hệ thống cấp khí đốt trung tâm có tổng lượng khí tồn chứa từ 200 kg trở lên.

17. Cơ sở công nghiệp có hạng nguy hiểm cháy, nổ A, B có tổng khối tích từ 1.500 m3 trở lên; hạng nguy hiểm cháy, nổ C, D, E có tổng khối tích từ 5.000 m3 trở lên.

18. Nhà máy điện; trạm biến áp có điện áp từ 110 kV trở lên.

19. Hầm có hoạt động sản xuất, bảo quản, sử dụng chất cháy, nổ và có tổng khối tích từ 1.000 m3 trở lên. Nhà kho hàng hóa, vật tư cháy được hoặc có bao bì cháy được có tổng khối tích từ 3.000 m3 trở lên.

f. Nhóm 6

20. Công trình hạ tầng kỹ thuật có liên quan đến phòng cháy và chữa cháy của đô thị, khu kinh tế, khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao và các khu chức năng khác theo Luật Quy hoạch thuộc thẩm quyền phê duyệt của cấp huyện trở lên.

21. Phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy: Phương tiện giao thông đường sắt, phương tiện đường thủy có chiều dài từ 20 m trở lên vận chuyển hành khách, vận chuyển xăng, dầu, chất lỏng dễ cháy, khí cháy, vật liệu nổ, hóa chất có nguy hiểm về cháy, nổ./.

Hồ sơ thẩm duyệt thiết kế PCCC
Hồ sơ thẩm duyệt PCCC

IV. Quy trình thẩm duyệt PCCC cho công trình

1. Nộp hồ sơ thẩm duyệt PCCC trực tuyến tại Cổng dịch vụ công Bộ Công An:

Chủ đầu tư hoặc đơn vị thiết kế phải nộp hồ sơ đầy đủ, bao gồm bản vẽ thiết kế PCCC, các giấy tờ chứng minh chất lượng vật liệu và thiết bị, chứng chỉ PCCC và giấy phép xây dựng.

2. PC07 Địa phương Kiểm tra và đánh giá:

Cơ quan chức năng sẽ tiến hành kiểm tra, đánh giá hồ sơ và thiết kế PCCC. Trường hợp hồ sơ không đủ hoặc không đáp ứng yêu cầu, chủ đầu tư sẽ được yêu cầu điều chỉnh và bổ sung hồ sơ.

3. Thẩm định và cấp giấy chứng nhận thẩm duyệt thiết kế

Sau khi hồ sơ đạt yêu cầu, cơ quan chức năng sẽ thẩm định và cấp phép xây dựng công trình. Việc này đảm bảo rằng công trình được xây dựng đúng quy chuẩn và đảm bảo an toàn PCCC.

V. Lợi ích của việc thực hiện yêu cầu thẩm duyệt PCCC cho công trình – Phụ lục V NĐ 136

1. Đảm bảo an toàn cho cư dân và nhân viên và người sử dụng

Công trình được thiết kế và xây dựng với hệ thống PCCC đạt chuẩn sẽ giảm thiểu nguy cơ cháy nổ, đảm bảo sự an toàn cho cư dân và nhân viên trong công trình.

2. Bảo vệ tài sản cơ quan, tổ chức, người dân:

Phòng cháy chữa cháy hiệu quả giúp giảm thiểu thiệt hại tài sản gây ra do hỏa hoạn, giữ gìn giá trị của công trình và trang thiết bị bên trong.

3. Tuân thủ pháp luật:

Thực hiện thẩm duyệt PCCC cho công trình là việc tuân thủ pháp luật về an toàn PCCC, giúp tránh vi phạm và xử lý hậu quả pháp lý.

4. Tăng độ tin cậy và an toàn cho cơ sở

Các công trình được thẩm duyệt PCCC thường có độ tin cậy và uy tín cao hơn trong mắt khách hàng, đối tác và cơ quan quản lý.

Thiết kế thẩm duyệt PCCC và các hạng mục liên quan theo Phụ lục V NĐ 136
Thiết kế PCCC và các hạng mục liên quan

vI-xác định công trình Thuộc diện thẩm duyệt theo Phụ lục V NĐ 136/2020/NĐ-CP

Việc xây dựng công trình thuộc diện thẩm duyệt PCCC là một quy trình quan trọng và bắt buộc đảm bảo an toàn PCCC cho cư dân, nhân viên và tài sản. Chủ đầu tư và đơn vị thiết kế cần chú trọng đến việc tuân thủ các yêu cầu và quy định về PCCC, đồng thời tăng cường sự hợp tác với cơ quan chức năng để đạt được kết quả tốt nhất trong việc thẩm duyệt PCCC cho công trình.

TIÊU CHUẨN CHIẾU SÁNG EXIT, SỰ CỐ PCCC 2023 TCVN 13456:2022

Tiêu chuẩn chiếu sáng Exit sự cố PCCC 2023 TCVN 13456

Tiêu chuẩn chiếu sáng sự cố và Exit TCVN 13456 : 2022 là hai khái niệm quan trọng trong lĩnh vực chiếu sáng và an toàn PCCC. Trong bài viết này, chúng ta sẽ đi sâu vào ý nghĩa của hai khái niệm này và tầm quan trọng của việc áp dụng chúng vào các công trình chiếu sáng exit sự cố. Hiểu rõ và thực hiện đúng những tiêu chuẩn này sẽ giúp tăng cường tính an toàn và hiệu quả trong PCCC cho các dự án chiếu sáng trong năm 2023 và tiếp tục phát triển trong tương lai.

TCVN 13456 Chiếu sáng phương tiện PCCC Cứu thương

“TCVN 13456:2022 Phòng cháy chữa cháy – Phương tiện chiếu sáng sự cố và chỉ dẫn thoát nạn – Yêu cầu thiết kế, lắp đặt” do Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ (PCCC&CNCH) biên soạn. TCVN 13456:2022 là tiêu chuẩn đầu tiên đưa ra các quy định cụ thể cho từng phương tiện chiếu sáng sự cố và chỉ dẫn thoát nạn. Tiêu chuẩn đưa ra một số định nghĩa mới làm rõ ý nghĩa của việc chiếu sáng sự cố, chiếu sáng đường thoát nạn… và việc quy định lắp đặt các phương tiện để phục vụ thoát nạn cho nhà, công trình.

1. Tiêu chuẩn chiếu sáng sự cố (Emergency Lighting Standards)

Tiêu chuẩn chiếu sáng exit sự cố là một tập hợp các quy định và nguyên tắc được áp dụng để đảm bảo rằng các hệ thống chiếu sáng dự phòng hoạt động hiệu quả trong tình huống khẩn cấp. Điều này bao gồm các tình huống mất điện, hỏa hoạn, hay các sự cố khác gây mất nguồn điện. Trong những tình huống này, tiêu chuẩn chiếu sáng sự cố đảm bảo người dùng có đủ ánh sáng để di chuyển an toàn đến các khu vực thoát hiểm và cứu hộ.

Các yếu tố cần lưu ý khi thiết kế hệ thống chiếu sáng sự cố bao gồm:

  • Cường độ chiếu sáng: Ánh sáng cần đủ sáng để tạo điều kiện thuận lợi cho việc di chuyển và định hướng trong bóng tối.
  • Thời gian hoạt động: Hệ thống chiếu sáng dự phòng cần duy trì hoạt động trong thời gian đủ để các nhân viên và người dùng sơ tán an toàn.
  • Vị trí lắp đặt: Đảm bảo đèn chiếu sáng dự phòng được lắp đặt ở vị trí chiến lược, bao gồm cả các lối thoát hiểm, cầu thang, hành lang, và cửa ra vào.

1. Tiêu chuẩn Đèn Exit (Đèn chỉ dẫn thoát nạn)

Exit Lighting là một phần quan trọng của hệ thống chiếu sáng sự cố và chỉ dẫn thoát nạn. Exit lighting đề cập đến các đèn dẫn đường và biển chỉ dẫn được đặt ở các vị trí chiến lược để hướng dẫn người dùng tìm đường ra khỏi tòa nhà hoặc khu vực trong trường hợp khẩn cấp.

Các yếu tố cần quan tâm khi cài đặt Exit 2023 gồm:

  • Đặt vị trí rõ ràng: Các biển chỉ dẫn và đèn dẫn đường nên được đặt ở vị trí dễ nhìn và dễ nhận biết, đảm bảo người dùng có thể dễ dàng tìm thấy lối thoát hiểm.
  • Ánh sáng đủ mạnh: Exit 2023 nên sử dụng đèn có cường độ ánh sáng đủ mạnh để vượt qua bất kỳ tình huống khẩn cấp nào.
  • Đảm bảo hoạt động: Các hệ thống Exit 2023 cần được bảo trì và kiểm tra thường xuyên để đảm bảo hoạt động liên tục

NHỮNG THAY ĐỔI VÀ LƯU Ý KHI ÁP DỤNG TCVN 13456:2022

1. Một số định nghĩa mới

– Chiếu sáng sự cố:

Cung cấp ánh sáng để đảm bảo an toàn cho người sơ tán khỏi khu vực nguy hiểm hoặc phục vụ giải quyết tình huống nguy hiểm trước khi sơ tán khỏi khu vực đó khi nguồn cung cấp cho chiếu sáng thông thường bị sự cố. Chiếu sáng sự cố bao gồm chiếu sáng đường thoát nạn, chiếu sáng gian phòng và chiếu sáng cho các phương tiện phòng cháy và chữa cháy hoạt động.

– Chiếu sáng đường thoát nạn:

Cung cấp ánh sáng để đảm bảo dễ dàng nhận biết các đường thoát nạn trong nhà và công trình, đồng thời giúp phát hiện các vật cản trong quá trình thoát nạn.

– Chiếu sáng sự cố gian phòng:

Cung cấp ánh sáng để tránh hoảng sợ khi xảy ra sự cố và đảm bảo cho người tiếp cận đến vị trí có thể phát hiện ra đường thoát nạn (hay còn gọi là chiếu sáng khoảng trống hoặc chiếu sáng chống hoảng loạn).

– Chiếu sáng cho các phương tiện phòng cháy và chữa cháy:

Cung cấp ánh sáng để đảm bảo cho người vận hành, cũng như người sử dụng có thể thao tác đúng các quy trình hoạt động của phương tiện phòng cháy và chữa cháy bên trong nhà khi xảy ra sự cố.

– Biển báo an toàn:

Các biển báo (biển báo chỉ hướng thoát nạn và biển báo chỉ dẫn lối ra thoát nạn) cung cấp các chỉ dẫn thoát nạn thông qua sự kết hợp của màu sắc, hình dạng và một số ký hiệu hình học hoặc chữ (ISO 3864-1 /TCVN 4879:1989 / TCVN 8092:2009). Biển báo an toàn gồm 2 loại: biển báo an toàn được chiếu sáng từ bên ngoài và biển báo an toàn được chiếu sáng từ bên trong.

– Biển báo an toàn được chiếu sáng từ bên ngoài:

Biển báo được chiếu sáng bởi một nguồn sáng từ bên ngoài (xem hình 1).

Hình 1 - Biển báo an toàn được chiếu sáng từ bên ngoài
Hình 1 – Biển báo an toàn được chiếu sáng từ bên ngoài

2. Một số yêu cầu thiết kế, lắp đặt về phương tiện chiếu sáng sự cố và chỉ dẫn thoát nạn

– Đèn chiếu sáng sự cố và biển báo an toàn có nguồn điện dự phòng phải đảm bảo thời gian hoạt động ổn định liên tục tối thiểu là 120 min khi có sự cố cháy, nổ.

– Biển báo an toàn phải được nhìn thấy rõ ràng các chữ “LỐI RA” hoặc chữ “EXIT”, ký hiệu hình học khác thích hợp. Trong đó lưu ý: màu sắc của biển báo an toàn có màu nền là màu xanh lá cây; màu chữ và ký hiệu hình học là màu trắng.

– Tiêu chuẩn Về thiết kế, lắp đặt phương tiện chiếu sáng sự cố

+ TCVN 13456:2022 làm rõ độ rọi của đèn chiếu sáng sự cố tại các vị trí khác nhau như đường thoát nạn; gian phòng. Yêu cầu về độ rọi, nguy cơ gây chói lóa được quy định tại Điều 5.1.2 đến điều 5.1.5 (xem hình 2, 3).

+ Đèn chiếu sáng sự cố phải được lắp đặt cho các khu vực của nhà và công trình theo quy định tại điều 5.1.1 của TCVN 13456:2022, trong đó lưu ý có thể không cần bố trí đèn chiếu sáng sự cố trong các trường hợp sau: Sân vườn, khu vực sân thượng không có mái che hoặc toà nhà cao 01 tầng có diện tích sàn không quá 200 m2 và diện tích lỗ hở trên tường ngoài nhà đạt tối thiểu 80%.

+ Các tủ trung tâm báo cháy, nút ấn báo cháy và các phương tiện chữa cháy phải luôn được chiếu sáng đầy đủ để có thể dễ dàng xác định vị trí và nếu không nằm trên đường thoát nạn hoặc không nằm trong một phạm vi khoảng trống thì phải được chiếu sáng tối thiểu 5 lux tại mặt sàn. Lưu ý phương tiện chữa cháy nêu trên không phải là các đầu báo cháy, đầu phun sprinkler.

– Về thiết kế, lắp đặt biển báo an toàn, sơ đồ chỉ dẫn thoát nạn

Biển báo chỉ dẫn lối ra thoát nạn, biển báo chỉ hướng thoát nạn, biển báo an toàn tầm thấp

+ Biển báo chỉ dẫn lối ra thoát nạn, biển báo chỉ hướng thoát nạn, biển báo an toàn tầm thấp phải được lắp đặt cho các khu vực của nhà và công trình theo quy định tại điều 5.2.1, 5.2.2, 5.2.3 của TCVN 13456:2022. Lưu ý phải bố trí biển báo an toàn tầm thấp ở các tầng nhà có bố trí phòng nghỉ của khách sạn cao từ 07 tầng hoặc tổng khối tích 5.000 m3 trở lên có hành lang thoát nạn lớn hơn 10 m (xem hình 4).

Hình 4 – Biển báo an toàn tầm thấp
Hình 4 – Biển báo an toàn tầm thấp

+ Khoảng cách giữa các biển báo an toàn được xác định phụ thuộc vào chiều cao biển báo và khoảng cách nhìn theo quy định tại Điều 5.2.7 của TCVN 13456:2022, tuy nhiên khoảng cách giữa các biển báo không được vượt quá 25m.

Biển báo an toàn (không bao gồm biển báo an toàn tầm thấp)

+ Biển báo an toàn (không bao gồm biển báo an toàn tầm thấp) phải lắp đặt ở độ cao từ 2 m đến 2,7 m so với mặt sàn, hoặc ngay trên cửa nếu cửa có chiều cao lớn hơn 2,7 m. Các khu vực không được bảo vệ chống khói khiến khói tích tụ có thể che khuất thì biển báo an toàn nên được gắn thấp hơn trần nhà tối thiểu 0,5 m để tránh bị ngập khói và không được lắp đặt biển báo an toàn được chiếu sáng từ bên ngoài. Cách xác định chiều cao lắp đặt của biển báo an toàn được tính từ mặt sàn đến mép dưới của biển báo.

+ Tại các tầng có diện tích lớn hơn 1000 m2 hoặc có từ hai lối ra thoát nạn trở lên phải có sơ đồ chỉ dẫn thoát nạn và trong các phòng nghỉ của của khách sạn và các cơ sở lưu trú, cho thuê phòng ở phải có sơ đồ chỉ dẫn thoát nạn. Thiết kế, lắp đặt sơ đồ chỉ dẫn thoát nạn phải đảm bảo theo điều 5.2.9 của TCVN 13456:2022.

Kết luận

“TCVN 13456:2022 Phòng cháy chữa cháy – Phương tiện chiếu sáng sự cố và chỉ dẫn thoát nạn – Yêu cầu thiết kế, lắp đặt” là tiêu chuẩn cực kỳ quan trọng trong việc đảm bảo an toàn và hiệu quả cho hệ thống chiếu sáng trong hệ thống PCCC. Khi thiết kế và triển khai các dự án chiếu sáng, việc tuân thủ những tiêu chuẩn này là bắt buộc và không thể coi thường. Việc áp dụng đúng Tiêu chuẩn chiếu sáng sự cố và Exit 2023 sẽ giúp bảo vệ tính mạng và tài sản của cư dân và nhân viên, đồng thời nâng cao chất lượng và An toàn PCCC của các công trình

Tiêu chuẩn NFPA 13 – Hướng dẫn chuyên nghiệp về Hệ thống PCCC

Giới thiệu về tiêu chuẩn NFPA 13

Tiêu chuẩn NFPA 13 (National Fire Protection Association – Tiêu chuẩn bảo vệ cháy toàn quốc 13) là một trong những tiêu chuẩn quan trọng và uy tín nhất trên thế giới về hệ thống PCCC (Phòng cháy chữa cháy tự động). Được phát triển bởi Hiệp hội Bảo vệ Cháy Quốc gia của Mỹ, NFPA 13 đã trở thành cơ sở hướng dẫn và tham chiếu chính cho việc thiết kế, lắp đặt và bảo dưỡng hệ thống PCCC an toàn và hiệu quả. Với tiêu chuẩn này, các nhà thiết kế, kỹ sư, nhà thầu và chủ sở hữu có thể đảm bảo tính an toàn tối đa cho công trình và tòa nhà của họ.

Tiêu chuẩn NFPA 13, 2022 cho hệ thống chữa cháy tự động

Đặc điểm chính của tiêu chuẩn NFPA 13

Phạm vi áp dụng rộng:

NFPA 13 cung cấp hướng dẫn chi tiết về hệ thống PCCC cho nhiều loại công trình và cấu trúc khác nhau, bao gồm nhà ở, tòa nhà thương mại, nhà xưởng công nghiệp, trung tâm thương mại, khách sạn, bệnh viện, trường học và nhiều ứng dụng khác. Điều này giúp đảm bảo rằng hệ thống PCCC được thiết kế phù hợp với yêu cầu cụ thể của từng loại công trình.

Tính hợp và toàn diện:

Tiêu chuẩn NFPA 13 hướng dẫn không chỉ về việc lắp đặt các bộ phận chính của hệ thống PCCC như ống phun, đầu phun phun nước, van điều khiển mà còn các yếu tố khác như hệ thống ống nước, bơm, bình chữa cháy, van điều khiển và các thành phần quan trọng khác. Điều này giúp bảo đảm tính hợp nhất và hiệu quả hoạt động của toàn bộ hệ thống.

Điều kiện bảo dưỡng và kiểm tra:

NFPA 13 không chỉ tập trung vào việc thiết kế ban đầu mà còn hướng dẫn về quy trình kiểm tra, bảo dưỡng và thử nghiệm định kỳ của hệ thống PCCC. Điều này giúp đảm bảo rằng hệ thống luôn hoạt động hiệu quả và đáng tin cậy trong mọi tình huống.

Cập nhật và đổi mới liên tục:

Tiêu chuẩn NFPA 13 được cập nhật và đổi mới thường xuyên để phản ánh các tiến bộ trong công nghệ PCCC, phản ứng với các sự kiện thực tế và đảm bảo tính hiện đại và ứng dụng của nó. Do đó, các chuyên gia PCCC luôn nắm bắt được những thông tin mới nhất và tiến hành thiết kế hệ thống PCCC theo cách tối ưu nhất.

Tiêu chuẩn NFPA A cho hệ thống chữa cháy tự động
Tiêu chuẩn NFPA áp dụng trong PCCC Mỹ cho hệ thống chữa cháy tự động

Những lợi ích của việc tuân thủ tiêu chuẩn NFPA 13

  • Đảm bảo tính an toàn cao: Tuân thủ tiêu chuẩn NFPA 13 giúp bảo vệ tốt nhất tòa nhà và cư dân khỏi nguy cơ cháy nổ.
  • Tuân thủ luật pháp và quy định: Việc tuân thủ tiêu chuẩn NFPA 13 giúp chủ sở hữu và nhà thầu tuân thủ các luật pháp và quy định về an toàn cháy nổ.
  • Giảm thiểu thiệt hại và chi phí: Hệ thống PCCC thiết kế theo tiêu chuẩn NFPA 13 giúp giảm thiểu thiệt hại do cháy nổ và giảm chi phí bảo hiểm.
  • Tin cậy và hiệu quả: Thiết kế hệ thống PCCC dựa trên tiêu chuẩn NFPA 13 đảm bảo tính tin cậy và hiệu quả trong việc ngăn chặn và kiểm soát cháy nổ.

Kết luận

Tiêu chuẩn NFPA 13 là một cẩm nang quan trọng giúp đảm bảo tính an toàn, hiệu quả và tin cậy của hệ thống PCCC. Việc tuân thủ tiêu chuẩn này đồng nghĩa với việc đảm bảo tòa nhà và công trình được bảo vệ tốt nhất khỏi nguy cơ cháy nổ. Các chuyên gia PCCC, chủ sở hữu và nhà thầu nên thực hiện tuân thủ tiêu chuẩn NFPA 13 trong mọi dự án thiết kế và xây dựng hệ thống PCCC mỹ.

Tải về TC NFPA13,2022

THI CÔNG PCCC CHUYÊN NGHIỆP UY TÍN HÀNG ĐẦU HÀ NỘI

Dịch vụ thi công PCCC

Bạn đang tìm kiếm dịch vụ thi công PCCC chuyên nghiệp và đáng tin cậy? Chúng tôi tự hào giới thiệu đến bạn dịch vụ thi công hệ thống PCCC Hà Nội và toàn quốc hàng đầu, đảm bảo mang đến giải pháp an toàn cháy nổ tối ưu cho tòa nhà, nhà xưởng, văn phòng, cửa hàng và các công trình khác. Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thi công PCCC, chúng tôi tự tin cung cấp các giải pháp hiệu quả và chất lượng cao đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng.


Đội ngũ chuyên gia đồng hành cùng bạn

Đội ngũ kỹ sư và nhân viên chúng tôi sở hữu kiến thức chuyên sâu và kinh nghiệm đa dạng trong lĩnh vực thi công hệ thống PCCC. Chúng tôi cam kết cung cấp sự tư vấn tận tâm và giải pháp tối ưu nhất cho từng dự án. Không chỉ là những chuyên gia giàu kinh nghiệm, mà họ còn luôn cập nhật những kiến thức mới nhất và sử dụng công nghệ tiên tiến nhất trong quá trình thi công.


Dịch vụ thi công PCCC đa dạng và linh hoạt

Chúng tôi cung cấp một loạt các dịch vụ thi công PCCC Hà Nội đáng tin cậy để đáp ứng nhu cầu của mọi khách hàng:

  1. Tư vấn và thiết kế hệ thống PCCC: Đội ngũ kỹ sư của chúng tôi sẽ thực hiện khảo sát, đánh giá nguy cơ cháy nổ, và đề xuất các giải pháp PCCC phù hợp nhất cho tòa nhà hoặc công trình của bạn.
  2. Lắp đặt hệ thống PCCC: Chúng tôi sử dụng các sản phẩm PCCC chất lượng cao và đáp ứng tiêu chuẩn an toàn. Quy trình lắp đặt được thực hiện chuyên nghiệp, đảm bảo tính ổn định và hiệu suất của hệ thống.
  3. Kiểm tra, bảo dưỡng và sửa chữa: Để đảm bảo hiệu suất tối ưu của hệ thống PCCC, chúng tôi cung cấp các dịch vụ kiểm tra, bảo dưỡng định kỳ và sửa chữa nhanh chóng, đáng tin cậy.

Chúng tôi cam kết chất lượng và uy tín

Chất lượng dịch vụ và sự hài lòng của khách hàng luôn là ưu tiên hàng đầu của chúng tôi. Chúng tôi cam kết:

  • Sử dụng các sản phẩm và vật liệu PCCC có nguồn gốc rõ ràng và chất lượng cao.
  • Đảm bảo đội ngũ kỹ sư và nhân viên được đào tạo chuyên nghiệp, trang bị kiến thức mới nhất và kỹ năng tốt nhất.
  • Tuân thủ các tiêu chuẩn và quy định về an toàn cháy nổ cũng như tuân thủ đúng hạn mọi cam kết với khách hàng.
  • Luôn đồng hành và hỗ trợ khách hàng trong suốt quá trình thi công và sau khi hoàn thành dự án.

Liên hệ với chúng tôi ngay

Nếu bạn đang cần dịch vụ thi công PCCC Tại Hà Nội và Toàn Quốc chất lượng và uy tín, hãy liên hệ với chúng tôi ngay. Chúng tôi sẵn sàng lắng nghe và đưa ra các giải pháp tối ưu cho mọi nhu cầu bảo vệ an toàn của bạn. Đội ngũ chuyên nghiệp và kinh nghiệm của chúng tôi sẽ giúp bạn hoàn thành dự án một cách hiệu quả và an toàn.

Hãy gọi ngay số điện thoại 0913.168.088 hoặc truy cập website WWW.PHONGCHAYBMC.COM để biết thêm thông tin chi tiết về dịch vụ của chúng tôi.


Kết luận

Dịch vụ thi công PCCC chất lượng và uy tín của chúng tôi cam kết mang đến giải pháp an toàn cháy nổ tối ưu cho tòa nhà, nhà xưởng, văn phòng, cửa hàng và các công trình khác. Với đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm và sự đa dạng trong dịch vụ, chúng tôi tự tin đáp ứng mọi yêu cầu của khách hàng. Liên hệ với chúng tôi ngay để nhận được sự tư vấn và hỗ trợ tốt nhất cho dự án của bạn.

THIẾT KẾ THI CÔNG THẨM DUYỆT NGHIỆM THU PCCC

HỆ THỐNG BÁO CHÁY TỰ ĐỘNG CÔNG NGHỆ CAO CỦA TẬP ĐOÀN HOCHIKI

Giới thiệu Tập đoàn Hochiki

Tập đoàn Hochiki là một doanh nghiệp hàng đầu hoạt động trong lĩnh vực sản xuất các thiết bị báo cháy và báo khói. Được thành lập tại Nhật Bản từ năm 1918, họ đã tích lũy hơn 100 năm kinh nghiệm trong ngành công nghiệp này và trở thành một trong những thương hiệu đáng tin cậy và uy tín hàng đầu trong việc cung cấp các giải pháp báo cháy tiên tiến và hiệu quả.

thiết kế hệ thống báo cháy Hochiki
thiết kế hệ thống báo cháy Hochiki

Các sản phẩm chủ lực của Hochiki

Sự đa dạng và tiên tiến trong công nghệ báo cháy Tập đoàn Hochiki sở hữu một loạt sản phẩm bao gồm các thiết bị báo cháy, cảm biến khói, cảm biến nhiệt, đầu báo cháy, bộ điều khiển, còi báo cháy, bộ truyền thông và các hệ thống báo cháy tự động. Các sản phẩm này đáp ứng các tiêu chuẩn an toàn quốc tế và thường được sử dụng rộng rãi trong các dự án xây dựng quan trọng và các công trình cần đảm bảo tính an toàn cao.

Cam kết nâng cao hiệu suất

Đội ngũ kỹ sư và chuyên gia tại Hochiki Tập đoàn Hochiki cam kết không ngừng nghiên cứu và phát triển công nghệ tiên tiến để cung cấp các giải pháp báo cháy tiên tiến nhất cho khách hàng. Đội ngũ kỹ sư và chuyên gia tại Hochiki luôn tập trung vào việc nâng cao hiệu suất và độ tin cậy của các sản phẩm và giải pháp của họ, hứa hẹn mang lại sự an toàn tối đa cho khách hàng.

Mở rộng quy mô kinh doanh toàn cầu – Sự hiện diện của Hochiki trên thế giới

Tập đoàn Hochiki không chỉ hoạt động tại Nhật Bản mà còn mở rộng quy mô kinh doanh đến nhiều quốc gia trên thế giới. Họ có các chi nhánh và đại diện ở châu Á, Châu Âu, Bắc Mỹ và châu Úc, cho phép họ phục vụ một loạt khách hàng trên khắp thế giới và đóng góp vào việc tăng cường an toàn và bảo vệ tài sản cho các cộng đồng và doanh nghiệp.

Các sản phẩm chủ lực của Hochiki – Sự đa dạng và tiên tiến trong công nghệ báo cháy

Tập đoàn Hochiki là một trong những nhà sản xuất hàng đầu trong lĩnh vực báo cháy và báo khói, và họ đã phát triển một loạt các sản phẩm chủ lực tiên tiến và đáng tin cậy để đáp ứng nhu cầu an toàn của các công trình và doanh nghiệp. Dưới đây là một số sản phẩm chủ lực của Hochiki:

1. Cảm biến khói và cảm biến nhiệt:

Cảm biến khói và cảm biến nhiệt của Hochiki được thiết kế để phát hiện sự xuất hiện của khói hoặc nhiệt đột ngột trong môi trường. Cảm biến khói sẽ kích hoạt hệ thống báo cháy khi phát hiện có sự có mặt của khói trong không khí, trong khi cảm biến nhiệt sẽ phản ứng với sự gia tăng nhiệt độ đột ngột để cảnh báo nguy cơ cháy.

2. Đầu báo cháy và còi báo cháy:

Đầu báo cháy của Hochiki được sử dụng để giám sát và phát hiện các yếu tố nguy cơ cháy như sự gia tăng nhiệt độ, khói và các khí độc hại. Còi báo cháy, sử dụng kết hợp với đầu báo cháy, có chức năng phát ra âm báo động khi hệ thống báo cháy được kích hoạt, giúp cảnh báo người dân trong khu vực có nguy cơ cháy.

3. Bộ điều khiển và hệ thống báo cháy tự động:

Bộ điều khiển của Hochiki là trái tim của hệ thống báo cháy. Nó giám sát và điều khiển hoạt động của các thiết bị báo cháy trong toàn bộ công trình hoặc khu vực, đồng thời gửi tín hiệu cảnh báo đến các bộ phận quản lý và giám sát. Hệ thống báo cháy tự động của Hochiki được thiết kế để tự động kích hoạt khi có nguy cơ cháy, giúp nhanh chóng phát hiện và đối phó với nguy cơ này.

4. Bộ truyền thông:

Bộ truyền thông của Hochiki cho phép hệ thống báo cháy kết nối và truyền thông dữ liệu giữa các thành phần và thiết bị. Điều này giúp tối ưu hóa việc giám sát và quản lý hệ thống báo cháy từ một trung tâm điều khiển duy nhất, đồng thời nâng cao tính linh hoạt và hiệu quả của hệ thống.

Sự đa dạng và tiên tiến trong công nghệ của các sản phẩm chủ lực Hochiki đảm bảo rằng họ luôn đáp ứng được các tiêu chuẩn an toàn cao nhất và đáp ứng nhu cầu bảo vệ an toàn của các doanh nghiệp và cộng đồng trên toàn thế giới.

Sản phẩm Hochiki được nhiều khánh hàng tin cậy
Sản phẩm Hochiki được nhiều khánh hàng tin cậy

Hochiki Không ngừng nghiên cứu phát triển theo kịp xu hướng công nghệ

1. Sản phẩm và công nghệ tiên tiến của Hochiki

Hochiki sở hữu một loạt sản phẩm chủ lực bao gồm cảm biến khói, cảm biến nhiệt, đầu báo cháy, còi báo cháy, bộ điều khiển và bộ truyền thông. Các sản phẩm này đáp ứng tiêu chuẩn an toàn quốc tế và được tích hợp các công nghệ tiên tiến, giúp nâng cao hiệu suất và đáng tin cậy trong phát hiện và báo cháy.

2. Ứng dụng công nghệ tiên tiến trong báo cháy

Hochiki sử dụng các công nghệ tiên tiến như trí tuệ nhân tạo, học máy và Internet of Things (IoT) để tăng cường tính thông minh và tương tác trong hệ thống báo cháy. Các sản phẩm được tích hợp thông qua hệ thống truyền thông tiên tiến, giúp giám sát và phản ứng nhanh chóng hơn khi xảy ra sự cố.

3. An toàn là trọng tâm của công nghệ Hochiki

Với cam kết về an toàn hàng đầu, Hochiki đặt sự an toàn lên hàng đầu trong quá trình nghiên cứu và cải tiến công nghệ. Tất cả các sản phẩm và giải pháp của họ đều được thử nghiệm và chứng nhận đáp ứng các tiêu chuẩn nghiêm ngặt nhất, mang đến sự an tâm tối đa cho khách hàng khi sử dụng sản phẩm của Hochiki.

Tầm nhìn sứ mệnh của tập đoàn Hochiki

Tầm nhìn và sứ mệnh của Tập đoàn Hochiki là hướng đến việc trở thành tập đoàn hàng đầu thế giới trong lĩnh vực báo cháy và báo khói, nhằm đóng góp vào mục tiêu xây dựng một thế giới an toàn hơn cho tất cả mọi người. Sứ mệnh của họ là cam kết cung cấp các sản phẩm và giải pháp an toàn tiên tiến và đáng tin cậy, giúp bảo vệ cuộc sống và tài sản của cộng đồng và doanh nghiệp trên khắp thế giới. Đồng thời, họ không ngừng nghiên cứu và áp dụng các công nghệ tiên tiến để đối mặt và giải quyết các thách thức an toàn hiện tại và tương lai, hướng đến sự phát triển bền vững cho xã hội.

BMC- NHÀ THẦU PCCC CHUYÊN NGHIỆP

BMC FP

THIẾT KẾ THI CÔNG NGHIỆM THU PCCC TRƯỜNG HỌC QUỐC TẾ GLOBAL

Giới Thiệu về Dự Án Thiết Kế PCCC Trường Học Quốc tế Mầm non & Phổ thông

Công ty TNHH Xây dựng và Phòng cháy Bảo Minh (BMC FP) tự hào giới thiệu dự án “Thiết kế thẩm duyệt và Thi công nghiệm thu PCCC Trường Quốc Tế Global”, được hoàn thành vào năm 2020. Đây là một dự án tiêu biểu về việc ứng dụng các giải pháp PCCC trường học hiện đại và hiệu quả.

Trường Học Quốc Tế Global, tọa lạc tại địa chỉ Lô C1, 2, 3, 4, D34 – KĐT Yên Hòa – Cầu Giấy – Quận Cầu Giấy – Hà Nội, với quy mô 40.000 m2 và chiều cao tòa nhà chính 5 tầng, là một biểu tượng mới của giáo dục quốc tế tại Việt Nam.

Chủ Đầu Tư chú trọng đến Thiết Kế Thi công PCCC Trường Học đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn

Chủ đầu tư dự án là Công ty CP Tư vấn và Đầu tư giáo dục Toàn Cầu. Họ đã tin tưởng lựa chọn BMC FP – nhà thầu chính cho việc thiết kế và thi công nghiệm thu hệ thống PCCC trường mầm non, trường quốc tế

Ứng Dụng Tiêu Chuẩn PCCC Trường Mầm Non

Dù là một trường học quốc tế, chúng tôi đã áp dụng tiêu chuẩn PCCC trường mầm non vào trong dự án. Mục đích của chúng tôi là đảm bảo sự an toàn tối đa cho tất cả mọi người trong trường, kể cả những học sinh nhỏ tuổi nhất.

Đảm Bảo An Toàn cho Học sinh và Giáo viên Với Thiết Kế PCCC hiện đại

BMC FP đã sử dụng toàn bộ kinh nghiệm và chuyên môn của mình để thiết kế hệ thống PCCC hiện đại và tối ưu. Chúng tôi đã tạo ra một hệ thống PCCC theo tiêu chuẩn quốc tế, đảm bảo an toàn cho cả trường học.

Thành Công và Tầm Nhìn về Thiết Kế PCCC Trường Học

BMC FP đã thành công trong việc hoàn thiện dự án, cung cấp một hệ thống PCCC hàng đầu cho Trường Quốc Tế Global. Chúng tôi hy vọng rằng, kết quả này sẽ là bước tiến lớn trong việc tạo ra môi trường học tập an toàn và hiệu quả cho học sinh.

Hãy đến Trường Quốc Tế Global để chiêm ngưỡng công trình PCCC trường học tuyệt vời mà chúng tôi – Công ty TNHH Xây dựng và Phòng cháy Bảo Minh đã tạo ra. Chúng tôi tự hào vì đã góp phần tạo nên một môi trường học tập an toàn, hiệu quả cho học sinh và giáo viên.

Đầu phun Sprinkler Tyco International

Đầu phun Sprinkler Tyco được nghiên cứu và sản xuất bởi International là một công ty hàng đầu thế giới về các dịch vụ an ninh, hệ thống cứu hỏa, thiết bị điện, điều khiển và giải pháp quản lý. Công ty được thành lập năm 1960 và đã trở thành một trong những công ty lớn nhất trên thế giới về các giải pháp an ninh và cứu hỏa. Công ty cung cấp các giải pháp an ninh và cứu hỏa cho các công trình dân dụng, công nghiệp và các địa điểm lớn trên thế giới. Tyco cũng cung cấp các giải pháp điều khiển và giải pháp quản lý cho các doanh nghiệp lớn và nhỏ.

Vào ngày 25 tháng 1 năm 2016, Johnson Controls tuyên bố sẽ hợp nhất với Tyco và tất cả các hoạt động kinh doanh của Tyco và Johnson Controls sẽ được hợp nhất dưới Tyco International plc, được đổi tên thành Johnson Controls International plc .  Việc sáp nhập hoàn tất vào ngày 9 tháng 9 năm 2016

Lịch sử phát triển của Công ty Tyco International

Những năm 1960

Công ty Tyco International là một công ty tài chính và dịch vụ đa quốc gia được thành lập vào năm 1960 tại Hoa Kỳ. Từ những năm đầu thời gian, công ty đã không ngừng phát triển và mở rộng về nhiều lĩnh vực khác nhau.
Tyco International đã bắt đầu với việc kinh doanh các sản phẩm và dịch vụ trong lĩnh vực điện. Trong những năm đầu, công ty đã nổi tiếng với các sản phẩm như các thiết bị điện, các thiết bị điều khiển, các thiết bị đo lường và các thiết bị điều khiển điện.

Vào những năm 1980,

Tyco International đã mở rộng vào các lĩnh vực khác nhau như công nghệ thông tin, an ninh, bảo vệ và dịch vụ tài chính. Công ty đã mua lại nhiều công ty khác trong các lĩnh vực này để mở rộng hoạt động kinh doanh của mình.

Vào những năm 1990,

Tyco International đã tiếp tục mở rộng vào các lĩnh vực khác nhau như y tế, công nghệ và các dịch vụ công nghệ cao. Công ty đã mua lại nhiều công ty khác trong các lĩnh vực này để mở rộng hoạt động kinh doanh của mình.

Vào những năm 2000,

Tyco International đã mở rộng hoạt động kinh doanh của mình vào các lĩnh vực như bảo hiểm, dịch vụ bảo vệ, các dịch vụ truyền thông và các dịch vụ trong lĩnh vực y tế.

Vào năm 2007,

Tyco International đã được chia thành 3 công ty riêng biệt: Tyco Electronics, Tyco Fire & Security và Tyco Healthcare. Các công ty này đã tiếp tục phát triển và mở rộng các hoạt động kinh doanh của mình trong nhiều lĩnh vực khác nhau.

Vào năm 2012,

Tyco International đã được mua lại bởi Johnson Controls và đổi tên thành Johnson Controls International plc. Johnson Controls International plc tiếp tục phát triển và mở rộng các hoạt động kinh doanh của mình trong nhiều lĩnh vực khác nhau.

Đầu phun Sprinkler Tyco cung cấp bởi Tyco International

Sản phẩm chính

Từ những năm đầu thời gian, Tyco International đã không ngừng phát triển và mở rộng về nhiều lĩnh vực khác nhau. Hiện nay, công ty đã trở thành một trong những công ty tài chính và dịch vụ đa quốc gia lớn nhất thế giới. Họ là một trong những công ty hàng đầu trên thế giới trong lĩnh vực cung cấp các giải pháp và dịch vụ an ninh, điều hòa nhiệt độ, điện và điều khiển hệ thống. Công ty cung cấp các giải pháp an ninh, bao gồm cảm biến, hệ thống báo động, hệ thống điều khiển truy cập, hệ thống giám sát an ninh, hệ thống điều khiển từ xa, hệ thống điều khiển hệ thống tự động và các giải pháp an ninh điện tử khác.

Các loại đầu phun sprinker
Các loại đầu phun sprinkler

Giải pháp điều hòa nhiệt độ

Công ty cũng cung cấp các giải pháp điều hòa nhiệt độ, bao gồm các hệ thống điều hòa nhiệt độ, các hệ thống điều khiển nhiệt độ, các hệ thống lắp đặt nhiệt độ và các giải pháp điều hòa nhiệt độ khác. Công ty cũng cung cấp các giải pháp điện, bao gồm các hệ thống điện, các hệ thống điều khiển điện, các hệ thống lắp đặt điện và các giải pháp điện khác.

Giải pháp điều khiển hệ thống Tyco

Công ty cũng cung cấp các giải pháp điều khiển hệ thống, bao gồm các hệ thống điều khiển hệ thống, các hệ thống lắp đặt hệ thống, các hệ thống điều khiển tự động và các giải pháp điều khiển hệ thống khác. Công ty cũng cung cấp các giải pháp điều khiển từ xa, bao gồm các hệ thống điều khiển từ xa, các hệ thống lắp đặt từ xa, các hệ thống điều khiển tự động từ xa và các giải pháp điều khiển từ xa khác.

Tầm nhìn và sứ mệnh Sprinkler Tyco Inter

Đầu phun Sprinkler Tyco International cung cấp các giải pháp và dịch vụ trên toàn thế giới:

cho các khách hàng trong các lĩnh vực an ninh, điều hòa nhiệt độ, điện và điều khiển hệ thống. Họ là một trong những công ty hàng đầu trên thế giới trong lĩnh vực cung cấp các giải pháp và dịch vụ an ninh, điều hòa nhiệt độ, điện và điều khiển hệ thống. Các chiến lược kinh doanh của Công ty Tyco International Công ty Tyco International là một trong những công ty lớn nhất trên thế giới về các sản phẩm và dịch vụ về an ninh, hệ thống chữa cháy, các hệ thống điều khiển và các hệ thống công nghệ thông tin. Công ty Tyco International có một chiến lược kinh doanh mạnh mẽ để đạt được thành công trong thị trường.

Một trong những chiến lược kinh doanh của Công ty Tyco International là sử dụng các công nghệ mới và hiện đại

Để cải thiện hiệu suất của sản phẩm và dịch vụ của họ. Công ty Tyco International luôn cố gắng để đảm bảo rằng các sản phẩm và dịch vụ của họ luôn được cập nhật với các công nghệ mới nhất và hiện đại nhất.
Công ty Tyco International cũng luôn cố gắng để cung cấp các sản phẩm và dịch vụ có chất lượng tốt nhất và giá cả hợp lý nhất cho khách hàng. Họ luôn cố gắng để đảm bảo rằng khách hàng luôn hài lòng với các sản phẩm và dịch vụ của họ.
Công ty Tyco International cũng luôn cố gắng để cung cấp các sản phẩm và dịch vụ có hiệu quả cao nhất cho khách hàng. Họ luôn cố gắng để đảm bảo rằng các sản phẩm và dịch vụ của họ luôn được cập nhật với các công nghệ mới nhất và hiện đại nhất.

Môi trường làm việc

Công ty Tyco International cũng luôn cố gắng để tạo ra một môi trường làm việc chuyên nghiệp và thân thiện để cải thiện hiệu suất của nhân viên. Họ luôn cố gắng để đảm bảo rằng nhân viên của họ luôn được đào tạo và hỗ trợ để đạt được thành công trong công việc của họ.

Chiến lược kinh doanh Sprinkler Tyco

Chiến lược kinh doanh của Công ty Tyco International

là một phần quan trọng của thành công của họ trên thị trường. Bằng cách sử dụng các công nghệ mới và hiện đại, cung cấp các sản phẩm và dịch vụ có chất lượng tốt nhất và giá cả hợp lý nhất, và tạo ra một môi trường làm việc chuyên nghiệp và thân thiện, Công ty Tyco International đã đạt được thành công trên thị trường. Sự phát triển của Công ty Tyco International trên thị trường toàn cầu Công ty Tyco International là một trong những công ty hàng đầu trên thị trường toàn cầu. Họ là một trong những công ty đầu tiên trong lĩnh vực công nghệ và dịch vụ bảo vệ an ninh. Công ty đã phát triển nhanh chóng trong những năm gần đây và đã trở thành một trong những công ty lớn nhất trên thị trường toàn cầu.

Đàu phun Spinker Tyco International được thành lập vào năm 1960 và đã phát triển một hệ thống toàn cầu

bao gồm các công ty con, chi nhánh và đối tác trên toàn thế giới. Công ty cũng đã mở rộng các hoạt động của mình vào lĩnh vực công nghệ, dịch vụ bảo vệ an ninh, thiết bị và các sản phẩm công nghệ cao. Công ty đã đầu tư vào các công nghệ mới và đã tạo ra những sản phẩm công nghệ tiên tiến để đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
Tyco International đã tham gia vào các giao dịch thương mại toàn cầu và đã mở rộng các hoạt động của mình trên toàn thế giới. Công ty đã đầu tư vào các công nghệ mới và đã đầu tư vào các nền tảng kỹ thuật số để cung cấp các dịch vụ và sản phẩm công nghệ tiên tiến.

Tyco International cũng đã tạo ra những sản phẩm và dịch vụ bảo vệ an ninh cao cấp

Tyco đã tham gia vào các giao dịch thương mại trên toàn thế giới. Công ty cũng đã đầu tư vào các công nghệ mới và đã đầu tư vào các nền tảng kỹ thuật số để cung cấp các dịch vụ và sản phẩm công nghệ tiên tiến.
đã phát triển một hệ thống toàn cầu và đã tham gia vào các giao dịch thương mại trên toàn thế giới. Công ty cũng đã đầu tư vào các công nghệ mới và đã tạo ra những sản phẩm công nghệ tiên tiến để đáp ứng nhu cầu của khách hàng.

Tyco International đã phát triển nhanh chóng trong những năm gần đây và đã trở thành một trong những công ty lớn nhất trên thị trường toàn cầu.

Công ty đã phát triển một hệ thống toàn cầu và đã tham gia vào các giao dịch thương mại trên toàn thế giới. Công ty cũng đã đầu tư vào các công nghệ mới và đã tạo ra những sản phẩm công nghệ tiên tiến để đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Tyco International đã trở thành một trong những công ty hàng đầu trên thị trường toàn cầu và đã tạo ra những sản phẩm và dịch vụ bảo vệ an ninh cao cấp. Các giải thưởng và thành tựu của Công ty Tyco International Công ty Tyco International là một trong những công ty lớn nhất trên thế giới về hệ thống an ninh và hệ thống quản lý tài nguyên. Công ty đã đạt được nhiều thành tựu và đã nhận được nhiều giải thưởng trong nhiều lĩnh vực khác nhau.

Một trong những giải thưởng mà Sprinkler Tyco International đã nhận được là Giải thưởng Doanh nghiệp Xã hội của Hoa Kỳ.

Giải thưởng này được trao cho các công ty có những thành tích xuất sắc trong việc thực hiện các hoạt động cộng đồng xã hội. Tyco International đã được trao giải thưởng này vì những hoạt động cộng đồng của họ, bao gồm việc hỗ trợ các cơ sở y tế, trường học và các tổ chức phi lợi nhuận.

Tyco International cũng đã nhận được nhiều giải thưởng khác trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Ví dụ, họ đã nhận được giải thưởng Công nghệ Cộng đồng từ Cộng đồng Công nghệ Hoa Kỳ và giải thưởng Doanh nghiệp An toàn từ Cộng đồng An toàn Hoa Kỳ. Tyco International cũng đã nhận được giải thưởng Công nghệ Cộng đồng từ Tổ chức An ninh Quốc tế và giải thưởng Công nghệ Cộng đồng từ Tổ chức Công nghệ Thông tin Quốc tế.

Kết Luận

Đầu phun Spinker Tyco được nghiên cứu và sản xuất Công ty Tyco International là một trong những công ty hàng đầu thế giới về lĩnh vực an ninh, hệ thống chữa cháy, hệ thống điều khiển, và các giải pháp tích hợp khác. Công ty cung cấp các giải pháp tích hợp an ninh và bảo mật, các hệ thống chữa cháy, hệ thống điều khiển và điều hành, và các giải pháp tích hợp khác. Công ty cũng cung cấp các dịch vụ và giải pháp công nghệ cao cho cc công ty lớn trên toàn thế giới. Công ty Tyco International là một công ty uy tín và đáng tin cậy, cung cấp các giải pháp an ninh, chữa cháy, điều khiển và tích hợp tốt nhất trên thị trường.

Hướng dẫn thanh toán phí thẩm duyệt thiết kế PCCC trực tuyến

Hướng dẫn thanh toán phí thẩm duyệt thiết kế PCCC trực tuyến qua TK dịch vụ công là một bài viết hướng dẫn các bạn cách thức thanh toán phí thiết kế PCCC trực tuyến một cách hiệu quả và nhanh chóng. Bài viết sẽ giúp bạn có được các thông tin cần thiết về cách thức thanh toán phí thẩm duyệt thiết kế PCCC trực tuyến, các bước cần thực hiện, và các lưu ý quan trọng khi thực hiện.

Hướng dẫn thanh toán phí thẩm duyệt thiết kế PCCC trực tuyến bằng cách sử dụng thẻ tín dụng

Thanh toán phí thẩm duyệt PCCC trực tuyến là một trong những cách tiện lợi nhất để bạn có thể thanh toán phí thiết kế PCCC của mình. Để thanh toán phí thẩm duyệt PCCC bằng thẻ tín dụng, bạn cần thực hiện các bước sau:

Thanh toán phí thẩm duyệt thiết kế PCCC
Thanh toán phí thẩm duyệt thiết kế PCCC

Bước 1: Sau khi nhận được thông báo đóng phí qua tin nhắn, người nộp hồ sơ theo địa chỉ gửi kèm để truy cập vào Cổng dịch vụ công Bộ Công an hoặc tra cứu hồ sơ tại Cổng dịch vụ công Bộ Công an. Kiểm tra số tiền phí phải nộp và ấn nút “Thanh toán trực tuyến”

Bước 2: Lựa chọn hình thức thanh toán trực tuyến (ngân hàng, ví điện tử, mobile money) và ấn nút “THANH TOÁN”.

Bước 3: Thực hiện các thao tác thanh toán (tuỳ thuộc ngân hàng và hình thức thanh toán). Sau khi thực hiện thành công, giao diện sẽ chuyển về Cổng dịch vụ công kèm theo thông báo đã thanh toán thành công.

Để lấy biên lai thu phí, người nộp thực hiện như sau:
– Trong giao diện “Thanh toán thành công” tiếp tục ấn nút “Chi tiết hồ sơ”

– Nhấn nút “Lấy biên lai Payment Platform” để tải biên lai.

Sau khi hồ sơ nộp phí thành công, người nộp hồ sơ kiểm tra thông báo email, tin nhắn hoặc truy cập Cổng dịch vụ công Bộ Công an để nhận kết quả giải quyết hồ sơ.Với việc thanh toán phí thẩm duyệt thiết kế PCCC trực tuyến bằng các hình thức đa dạng, bạn sẽ có thể tiết kiệm thời gian và tiền bạc và công sức của mình.

thanh toán phí thẩm duyệt qua Cổng dịch vụ công BCA
Thanh toán phí thẩm duyệt thiết kế qua Cổng dịch vụ công BCA

Để thanh toán phí thiết kế PCCC trực tuyến cần có tài khoản Dịch vụ công

Các bước đăng ký tài khoản Dịch vụ công như sau:

1. Truy cập trang web cổng Dịch vụ công: Đầu tiên, truy cập trang web cổng Dịch vụ công của quốc gia hoặc tổ chức cung cấp dịch vụ. Thường có một liên kết hoặc nút “Đăng ký” hoặc “Tạo tài khoản” trên trang chủ.

2. Chọn “Đăng ký tài khoản”: Tìm liên kết hoặc nút “Đăng ký tài khoản” trên trang web cổng Dịch vụ công và nhấp vào đó.

3. Điền thông tin cá nhân: Điền các thông tin cá nhân yêu cầu, bao gồm tên, địa chỉ email, số điện thoại và các thông tin khác tùy thuộc vào yêu cầu của cổng Dịch vụ công. Đảm bảo cung cấp thông tin chính xác và đáng tin cậy.

Xác thực tài khoản và xác nhận đăng ký

4. Xác thực tài khoản: Bạn có thể được yêu cầu xác thực tài khoản thông qua một số phương thức, chẳng hạn như xác nhận qua email, số điện thoại hoặc tin nhắn văn bản. Thực hiện các bước xác thực theo hướng dẫn trên trang web.

5. Tạo tên đăng nhập và mật khẩu: Chọn một tên đăng nhập và mật khẩu để truy cập vào tài khoản cổng Dịch vụ công của bạn. Hãy chắc chắn rằng mật khẩu của bạn đủ mạnh và giữ cho nó bảo mật.

6. Xác nhận đăng ký: Sau khi hoàn thành quy trình đăng ký, bạn có thể nhận được một email hoặc thông báo xác nhận rằng tài khoản của bạn đã được tạo thành công.

7. Hoàn thiện thông tin tài khoản: Đăng nhập vào tài khoản và hoàn thiện thông tin cần thiết, chẳng hạn như thông tin cá nhân, địa chỉ, số điện thoại, và bất kỳ thông tin bổ sung nào theo yêu cầu.

Các lợi ích của việc thanh toán phí thẩm duyệt PCCC trực tuyến

Thanh toán phí thẩm duyệt thiết kế PCCC trực tuyến là một công cụ hữu ích giúp người dùng trả phí thẩm duyệt thiết kế PCCC một cách nhanh chóng và hiệu quả. Việc thanh toán trực tuyến có nhiều lợi ích cho người dùng, bao gồm:

– Tiết kiệm thời gian: Việc thanh toán phí thiết kế PCCC trực tuyến giúp người dùng tiết kiệm thời gian và công sức bằng cách trả phí một cách nhanh chóng và hiệu quả.

– Tiết kiệm chi phí: Việc thanh toán phí thẩm duyệt thiết kế PCCC trực tuyến giúp người dùng tiết kiệm chi phí bằng cách trả phí một cách nhanh chóng và hiệu quả.

– Tiện lợi: Việc thanh toán phí thiết kế PCCC trực tuyến giúp người dùng trả phí một cách tiện lợi và thuận tiện hơn bằng cách sử dụng các công cụ thanh toán trực tuyến như thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ hoặc PayPal.

Tổng kết, việc thanh toán phí thẩm duyệt thiết kế PCCC trực tuyến giúp người dùng tiết kiệm thời gian, chi phí và công sức bằng cách trả phí một cách nhanh chóng và hiệu quả.

Tổng kết, Hướng dẫn thanh toán phí thẩm duyệt thiết kế PCCC trực tuyến là một công cụ hữu ích giúp người dùng dễ dàng thanh toán phí thẩm duyệt thiết kế PCCC. Việc thanh toán trực tuyến được thực hiện nhanh chóng, an toàn và tiện lợi. Ngoài ra, việc sử dụng hướng dẫn này cũng giúp người dùng tiết kiệm thời gian và công sức.

 

Tại sao bạn nên sử dụng báo cháy Chung Mei (CM)?

Báo cháy Chung Mei CM là một cách thông minh để bảo vệ gia đình và tài sản của bạn. Nó có thể giúp bạn phát hiện và đề phòng những tình huống cháy nổ sớm, giúp bạn có thể làm gì đó để cứu mình và gia đình của bạn trước khi những tai họa xảy ra. Báo cháy ChungMei cũng có thể giúp bạn tiết kiệm thời gian và công sức khi bạn cần phải thực hiện các công việc bảo trì hàng tháng.

Báo cháy chungmei (CM)
Báo cháy chungmei (CM)

Tại sao bạn nên sử dụng báo cháy ChungMei (CM)?

Sử dụng báo cháy Chung Mei là một cách thông minh để bảo vệ tài sản của bạn và gia đình của bạn. Báo cháy Chung Mei được thiết kế để phát hiện các loại cháy khác nhau, bao gồm cả các loại cháy nổ và cháy bụi. Nó cũng có thể phát hiện các loại khí độc như khí amoni và khí độc hữu cơ.

Báo cháy ChungMei được thiết kế với công nghệ tiên tiến nhất, đảm bảo an toàn cho người sử dụng. Nó có thể phát hiện nhanh chóng và chính xác các loại cháy và khí độc, giúp bạn có thể đảm bảo an toàn của mình và gia đình của mình.

Báo cháy CM  cũng có một cảm biến khí độc tích hợp, giúp bạn có thể phát hiện nhanh chóng các loại khí Gas, khí độc hữu cơ như amoni và khí độc hữu cơ khác. Nó cũng có thể phát hiện các loại khí độc khác như CO2 và CO.

Báo cháy ChungMei cũng có thể được kết nối với hệ thống điều khiển trung tâm để giúp bạn theo dõi và điều khiển báo cháy từ xa. Nó cũng có thể được kết nối với các thiết bị điện tử khác như điều hòa, đèn, máy tính, để giúp bạn điều khiển từ xa.

Với các tính năng tiên tiến này, báo cháy Chung Mei là một lựa chọn tuyệt vời để bảo vệ tài sản của bạn và gia đình của bạn. Nó có thể giúp bạn cảnh báo sớm về các loại cháy và khí độc, giúp bạn có thể đảm bảo an toàn của mình và gia đình của mình.

Lợi ích của việc sử dụng hệ thống báo cháy CM

Lợi ích chung

Báo cháy ChungMei CM là một trong những công cụ hữu ích nhất để bảo vệ nhà của bạn và gia đình của bạn khỏi nguy cơ cháy nổ. Nó có thể phát hiện ra những nguy cơ cháy nổ sớm, trước khi những thiên tai nghiêm trọng xảy ra. Báo cháy Chung Mei cũng có thể giúp bạn giảm thiểu rủi ro và giảm thiểu thiệt hại do cháy nổ.

Hệ thống Báo chá  có thể phát hiện ra những nguy cơ cháy nổ sớm, trước khi những thiên tai nghiêm trọng xảy ra. Nó có thể phát hiện ra những nguy cơ cháy nổ bằng cách phát hiện ra những dấu hiệu nhỏ nhất của cháy nổ. Nó cũng có thể phát hiện ra những nguy cơ cháy nổ bằng cách phát hiện ra những dấu hiệu nhỏ nhất của khí độc. Báo cháy Chung Mei cũng có thể phát hiện ra những nguy cơ cháy nổ bằng cách phát hiện ra những dấu hiệu nhỏ nhất của nhiệt độ cao.

Khả năng cảnh báo sớm của hệ thống báo cháy tự động

Báo cháy ChungMei CM cũng có thể giúp bạn giảm thiểu rủi ro và giảm thiểu thiệt hại do cháy nổ. Nó có thể phát hiện ra những nguy cơ cháy nổ sớm, trước khi những thiên tai nghiêm trọng xảy ra. Nó cũng có thể giúp bạn giảm thiểu nguy cơ bị thiệt hại do cháy nổ bằng cách cung cấp thông tin về những nguy cơ cháy nổ sớm nhất.

Tổng kết, báo cháy Chung Mei là một trong những công cụ hữu ích nhất để bảo vệ nhà của bạn và gia đình của bạn khỏi nguy cơ cháy nổ. Nó có thể phát hiện ra những nguy cơ cháy nổ sớm, trước khi những thiên tai nghiêm trọng xảy ra. Nó cũng có thể giúp bạn giảm thiểu rủi ro và giảm thiểu thiệt hại do cháy nổ. Do đó, việc sử dụng báo cháy Chung Mei là một lợi ích lớn cho bạn và gia đình của bạn.

Các tính năng của báo cháy ChungMei

Tính năng chính

Báo cháy ChungMei CM là một thiết bị phòng cháy cực kỳ hiệu quả, được thiết kế để phòng chống cháy trong các công trình xây dựng. Nó có nhiều tính năng để giúp bạn bảo vệ môi trường của mình và người thân của bạn.

Đầu tiên, báo cháy Chung Mei có khả năng phát hiện nhanh chóng và độc lập các loại cháy khác nhau, bao gồm cả cháy không khí và cháy nổ. Nó cũng có thể phát hiện nhiệt độ cao và các động cơ độc hại khác. Báo cháy Chung Mei cũng có thể phát hiện nhanh chóng các cháy nổ và cháy không khí, đảm bảo an toàn cho người sử dụng.

Hệ thống cũng có khả năng tự động gửi thông báo đến các địa chỉ email và điện thoại di động của bạn. Nó cũng có thể gửi thông báo đến các địa chỉ IP của các thiết bị khác trong mạng của bạn.

Báo cháy ChungMei cũng có khả năng điều khiển các thiết bị khác trong mạng của bạn. Nó có thể điều khiển các thiết bị như đèn, điều hòa, máy tính, điện thoại, máy in, máy chiếu và các thiết bị khác.

Tính năng bổ sung

Hệ thống báo cháy tự động cũng có khả năng tự động bật và tắt các thiết bị trong mạng của bạn. Nó cũng có thể điều chỉnh các thiết bị trong mạng của bạn để đảm bảo an toàn.

Báo cháy ChungMei cũng có khả năng tự động tắt các thiết bị trong mạng của bạn khi có cháy. Nó cũng có thể tự động gửi thông báo đến các địa chỉ email và điện thoại di động của bạn.

Hệ thống Báo cháy cũng có khả năng tự động bật và tắt các thiết bị trong mạng của bạn theo lịch. Nó cũng có thể tự động gửi thông báo đến các địa chỉ email và điện thoại di động của bạn.

Báo cháy CM cũng có khả năng tự động ghi lại các sự kiện trong mạng của bạn. Nó cũng có thể tự động gửi thông báo đến các địa chỉ email và điện thoại di động của bạn.

Với tất cả các tính năng này, báo cháy ChungMei là một thiết bị phòng cháy hiệu quả và đáng tin cậy. Nó có thể giúp bạn bảo vệ môi trường của mình và người thân của bạn.

Báo cháy chun gmei (CM) thượng hiệu hàng đầu Đài Loan
Báo cháy chun gmei (CM) thượng hiệu hàng đầu Đài Loan

Cách thức sử dụng báo cháy Chung Mei CM

Báo cháy Chung Mei là một loại thiết bị an toàn cực kỳ quan trọng để bảo vệ ngôi nhà của bạn. Nó có thể giúp bạn phát hiện và đề phòng các sự cố về cháy nổ trong nhà của bạn. Báo cháy Chung Mei có thể được cài đặt trong nhà hoặc ngoài trời.

Cách sử dụng Hệ thống báo cháy CM là rất đơn giản. Đầu tiên, bạn cần phải cài đặt báo cháy Chung Mei ở những vị trí thích hợp trong nhà. Sau đó, bạn cần phải kết nối báo cháy Chung Mei với điện thoại di động của bạn bằng cách sử dụng ứng dụng Chung Mei. Khi báo cháy Chung Mei phát hiện ra các dấu hiệu của cháy nổ, nó sẽ gửi thông báo đến điện thoại di động của bạn.

Bạn cũng có thể sử dụng báo cháy Chung Mei để điều khiển các thiết bị điện khác trong nhà của bạn. Ví dụ, bạn có thể điều khiển đèn, điều hòa, cửa sổ, v.v. thông qua báo cháy Chung Mei.

Hệ thống  Báo cháy  cũng có thể giúp bạn giám sát nhà của bạn từ xa. Bạn có thể xem lại lịch sử của các sự kiện báo cháy và các thông tin khác thông qua ứng dụng Chung Mei.

Tổng kết, báo cháy báo cháy tự động Chung Mei là một thiết bị an toàn cực kỳ quan trọng để bảo vệ ngôi nhà của bạn. Nó có thể giúp bạn phát hiện và đề phòng các sự cố về cháy nổ, điều khiển các thiết bị điện khác trong nhà của bạn và giám sát nhà của bạn từ xa.

Các biện pháp an toàn khi sử dụng hệ thống báo cháy Chung Mei

Các biện pháp an toàn khi sử dụng báo cháy Chung Mei là rất quan trọng để bảo vệ người sử dụng và các tài sản.

Để đảm bảo an toàn, người sử dụng nên tuân thủ các nguyên tắc sau:

1. Hãy đảm bảo rằng báo cháy CM  được cài đặt vào vị trí an toàn. Không đặt báo cháy trong khu vực có thể bị nhiễu ồn hoặc các khu vực khác có thể làm ảnh hưởng đến hiệu suất của báo cháy.

2. Hãy đảm bảo rằng hệ thống  báo cháy tự động được đặt trong vị trí thoáng mát và khô ráo. Điều này sẽ giúp bảo vệ báo cháy khỏi bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ cao, độ ẩm và các tác nhân gây hại khác.

3. Hãy đảm bảo rằng báo cháy ChungMei được lắp đặt theo các hướng dẫn của nhà sản xuất. Nếu bạn không biết cách lắp đặt báo cháy, hãy liên hệ với nhà sản xuất để được hướng dẫn.

4. Hãy đảm bảo rằng hệ thống được kiểm tra thường xuyên. Người sử dụng nên kiểm tra báo cháy hàng tháng để đảm bảo rằng nó hoạt động bình thường.

5. Hãy đảm bảo rằng báo cháy CM được bảo trì đúng cách. Người sử dụng nên thực hiện các bảo trì định kỳ để đảm bảo rằng báo cháy hoạt động bình thường.

6. Hãy đảm bảo rằng báo cháy ChungMei được sử dụng đúng cách. Người sử dụng nên tuân thủ các hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất để đảm bảo rằng báo cháy hoạt động bình thường.

Nếu bạn tuân thủ các biện pháp an toàn trên, bạn sẽ có thể sử dụng báo cháy Chung Mei một cách an toàn và hiệu quả.

Báo cháy Chung Mei  CM là một sản phẩm đáng tin cậy để bảo vệ gia đình bạn và tài sản của bạn khỏi những thảm họa do cháy nổ. Sản phẩm có công nghệ tiên tiến, đảm bảo tính an toàn cao và độ tin cậy cao. Báo cháy Chung Mei cũng có thể được sử dụng trong nhiều tình huống khác nhau, bảo vệ gia đình bạn và tài sản của bạn khỏi những thảm họa do cháy nổ. Vì vậy, bạn nên sử dụng báo cháy Chung Mei để bảo vệ gia đình và tài sản của mình.

Tính Toán Ống Gió Miệng Gió Hệ Thống Tăng Áp, Hút Khói bằng phần mềm Duck Checker Pro mới nhất

Phần mềm Duct Checker Pro mới nhất 4.2.25 là một công cụ hữu ích để tính toán ống gió miệng gió hệ thống tăng áp, hút khói. Nó cung cấp cho người dùng những tính năng hữu ích như: tính toán các tham số kỹ thuật, tính toán độ ồn, tính toán hiệu suất và nhiều hơn nữa. Phần mềm cũng có khả năng tự động tính toán và cung cấp cho người dùng những giải pháp tối ưu nhất. Người thiết kế có thể dễ dàng tính toán ống gió miệng gió hệ thống tăng áp, hút khói.

Tính toán ống gió miệng gió chính xác bằng ductcheckpro 4.2.25 mới nhất
Tính toán ống gió miệng gió chính xác bằng ductcheckpro 4.2.25 mới nhất

Cách Sử Dụng Phần Mềm Duct Checker Pro Để Tính Toán Ống Gió Miệng Gió Hệ Thống Tăng Áp, Hút Khói

Phần mềm Duct Checker Pro là một công cụ tính toán chuyên nghiệp được sử dụng để tính toán các hệ thống ống gió miệng gió tăng áp, hút khói. Nó cung cấp cho người dùng một cách dễ dàng để tính toán các thông số cần thiết cho hệ thống ống gió miệng gió của họ.

Nó có thể tính toán các thông số cần thiết cho hệ thống ống gió miệng gió bao gồm:

  • Kích thước ống gió
  • Tốc độ gió,
  • Tổn thất áp suất,
  • Lưu lượng
  • Độ lệch.

Nó cũng có thể tính toán các thông số liên quan đến các thiết bị hỗ trợ như bộ lọc, bộ điều khiển, và các thiết bị khác.

Phần mềm Duct Checker Pro  mới nhất cũng cung cấp cho người dùng một cách dễ dàng để xem xét các thông số tính toán và so sánh chúng với các yêu cầu của hệ thống. Nó cũng có thể được sử dụng để tạo ra các biểu đồ thể hiện sự thay đổi của các thông số trong thời gian.

Phần mềm DuctCheckerPro 4.2.25 mới nhất cũng cung cấp cho người dùng một cách dễ dàng để tạo ra các bảng tính toán và biểu đồ. Nó cũng có thể được sử dụng để xuất ra các bản vẽ của hệ thống ống gió miệng gió.

Với Phần mềm, người dùng có thể tính toán các thông số cần thiết cho hệ thống ống gió miệng gió tăng áp, hút khói của họ một cách dễ dàng và nhanh chóng. Nó cũng cung cấp cho người dùng một cách dễ dàng để xem xét các thông số tính toán và so sánh chúng với các yêu cầu của hệ thống.

Ưu Điểm Của Phần Mềm Duct Checker Pro Trong Tính Toán Ống Gió Miệng Gió Hệ Thống Tăng Áp, Hút Khói

Ưu điểm của phần mềm Duct Checker Pro

Phần mềm này cung cấp cho người dùng một công cụ hữu ích để đánh giá và tính toán các tham số của hệ thống tăng áp, hút khói. Phần mềm cung cấp cho người dùng một giao diện đồ họa dễ sử dụng để tính toán các tham số của hệ thống. Nó cũng cung cấp cho người dùng các công cụ hỗ trợ để đảm bảo rằng các tham số được tính toán chính xác.

Phần mềm cũng cung cấp cho người dùng một công cụ hữu ích để đánh giá và tính toán các tham số của hệ thống tăng áp, hút khói. Nó cung cấp cho người dùng các biểu đồ để xem xét các tham số của hệ thống. Nó cũng cung cấp cho người dùng các công cụ hỗ trợ để đảm bảo rằng các tham số được tính toán chính xác.

Phần mềm còn cung cấp cho người dùng một công cụ hữu ích để tạo ra các mô hình ống gió miệng gió hệ thống tăng áp, hút khói. Nó cung cấp cho người dùng các công cụ hỗ trợ để tạo ra các mô hình ống gió miệng gió hệ thống tăng áp, hút khói chính xác.

Tổng kết,

phần mềm Duct Checker Pro mới nhất là một công cụ hữu ích và tiện lợi trong tính toán ống gió miệng gió hệ thống tăng áp, hút khói. Nó cung cấp cho người dùng các công cụ hỗ trợ để đảm bảo rằng các tham số được tính toán chính xác và cung cấp cho người dùng các công cụ hỗ trợ để tạo ra các mô hình ống gió miệng gió hệ thống tăng áp, hút khói chính xác.

Tính toán kích thước ống gió miệng gió trong thệ thống tăng áp hút khói
Tính toán kích thước ống gió miệng gió trong thệ thống tăng áp hút khói

Các Bước Cần Thực Hiện Khi Sử Dụng Phần Mềm Duct Checker Pro mới nhất Để Tính Toán Ống Gió Miệng Gió Hệ Thống Tăng Áp, Hút Khói

Các bước cần thực hiện khi sử dụng phần mềm Duck Checker Pro để tính toán ống gió miệng gió hệ thống tăng áp, hút khói là một trong những công việc quan trọng trong lĩnh vực thiết kế hệ thống tăng áp, hút khói. Phần mềm Duck Checker Pro cung cấp cho người dùng một công cụ tính toán mạnh mẽ để tính toán các tham số của ống gió miệng gió hệ thống tăng áp, hút khói.

Để sử dụng phần mềm Duct Checker Pro để tính toán ống gió miệng gió hệ thống tăng áp, hút khói, bạn cần thực hiện các bước sau:

Bước 1: Tải và cài đặt phần mềm Duct Checker Pro mới nhất 4.2.25;  Sau khi tải về, bạn cần cài đặt phần mềm trên máy tính của mình.

Bước 2: Chọn thông số của ống gió miệng gió hệ thống tăng áp, hút khói. Bạn cần chọn các thông số như độ lớn của ống gió, độ lớn của miệng gió, v.v.

Bước 3: Xem kết quả tính toán. Sau khi chạy phần mềm, bạn có thể xem kết quả tính toán của ống gió miệng gió hệ thống tăng áp, hút khói. Kết quả này sẽ giúp bạn đưa ra quyết định về thiết kế hệ thống tăng áp, hút khói.

Hướng dẫn chi tiết Tính chọn đường ống gió Tab duct size:

  • Flow rate (cmh) – CMH (Cubic Meter Per Hour) hoặc là m3/giờ: tại đây bạn nhập lưu lượng cần tính vào.
  • Calc: Sau khi nhập đầy đủ thông tin về lưu lượng và điều kiện tính toán về vật liệu thì bạn click vào đây để phần mềm đưa ra kết quả cho bạn.
  • Properties: khi bạn click vào Icon properties này thì một hộp thọai Config to select Duct size sẽ xuất hiện. Trong hộp thoại này bạn có thể thiết lập thêm những vật liệu sử dụng để dẫn gió mà trong phần mềm không có.
  • Click vào New thì một hộp thoại New style name xuất hiện bạn nhập ống gió mới vào ví dụ mình nhập là ống gió tole mã kẽm (do đây là phần mềm nước ngoài nên nó không hiểu ngôn ngữ tiếp việt nên các bạn đánh không dấu nhé) àOk. Như vậy bạn đã thiết lập được vật liệu mình sử dụng rồi đấy.
  • Trong mục Standard to seclect

Meterial: chọn vật liệu

    • Galvanized iron sheet (tole mạ kẽm),
    • concrete (bê tông),
    • fiberglass (sợi thủy tinh),
    • seamless pipe (ống thép),
    • Poly vunil chloride (ống nhựa PVC),
    • Special use stainless (ống inox).
    • Bạn xem vật liệu của mình dạng gì thì lựa chọn cho phù hợp nhé.
  • Duct roughness (mm): độ nhám của vận liệu, độ nhám này thì phần mềm tự cho và mình không can thiệp vào được.
  • Air velocity (m/s): vận tốc gió ở trong ống. Bạn xem vận tốc gió ở trên và lựa chọn vận tốc gió cho phù hợp nhé.
  • Max loss: tổn thất áp suất lớn nhất trong ống gió. Bạn có thể lựa chọn là 1 Pa/m hoặc 0.8 Pa/m.
  • Aspect ratio: đây là tỉ lệ trong ống gió giữa chiều rộng và chiều cao của ống gió.
  • Remane: Khi bạn muốn đổi tên vật liệu của mình trước đó đã thiết lập thì bạn click vào đẩy để đổi tên.
  • Delete: xóa vật liệu mình thiết lập
  • Sau khi hoàn thành các bước trên bạn click vào Apply để lưu lại các thiết lập và click vào save  để lưu lại.
  • Sau khi nhập lưu lượng gió vào mục flow rate (CMH) ví dụ mình nhập là 800 bạn nhấp vào calc để tính toán đường ống gió.
  • Khi bạn click Calc thì tại mục Duct size (mm) sẽ xuất hiện các kích cỡ đường ống gió.

Tính chọn miệng gió Tab diffuser, air grille:

  • Flow rate (cmh) – CMH (Cubic Meter Per Hour) hoặc là m3/giờ: tại đây bạn nhập lưu lượng cần tính vào.
  • Calc: Sau khi nhập đầy đủ thông tin về lưu lượng và điều kiện tính toán về vật liệu thì bạn click vào đây để phần mềm đưa ra kết quả cho bạn.
  • Properties: khi bạn click vào Icon properties này thì một hộp thọai Config to select diffuser, air grillesẽ xuất hiện. Trong hộp thoại này bạn có thể thiết lập thêm những miệng gió mà trong phần mềm hiện tại không có.

+ Click vào New thì một hộp thoại New style name xuất hiện bạn nhập miệng gió mới vào ví dụ mình muốn nhập thêm miếng gió thải toilet, miệng gió tươi, miệng gió hút … . Như vậy bạn đã thiết lập được miệng gió mới cho phần mềm tính ống gió duct checker.

+ Trong mục Standard to seclect

  • Numerical aperture (%): 75. Đây là diện tích không bị cản của miệng gió
  • Surface wind velocity (m/s) 2.5 vận tốc gió đi qua miệng gió.

+ Sau khi hoàn thành các bước trên bạn click vào Apply để lưu lại các thiết lập và click vào save  để lưu lại.

  • Bây giờ tại mục Flow rate (cmh) bạn nhập 800 và nhấn vào nút Calc
  • Tại mục Properties bạn lựa chọn miệng gió của mình là dạng gì. Mình lựa chọn là EAG (exhaust air grille).
  • Lúc này ở mục diffuser, air grille sẽ xuất hiện các kích thước miệng gió.

Giải  thích các tab trên phần mềm tính toán ống gió duct checker:

  • Tab exit: khi bạn click vào tab này thì phần mềm sẽ tắt.
  • Tab print: click vào tab này phần mềm sẽ in các thông số tính toán, lựa chọn của bạn.
  • Tab Clear: Xóa hết các thông số lựa chọn, tính toán lại từ đầu.
  • Tab Unit: trong tab này thì bạn có hai sự lựa chọn là Metric và ips(Us unit). Metric đây là đơn vị thường hay sử dụng ở Việt Nam, cái này mình luôn sử dụng còn ips(Us unit) là đơn vị dùng cho nước ngoài.
  • Tab about: tab này giới thiệu về phần mềm.

Giải  thích các thông số tinh toán trên phần mềm tính toán ống gió duct checker:

  • 200C air STP: điều kiện nhiệt độ tại nhiệt độ, ấp suất tiêu chuẩn. STP: standard temperature pressure.
  • 130C air at 97%RH and 1atm: nhiệt độ không khí là 130C tại độ ẩm là 97% và áp suất khí quyển 1atm
  • 250C air at 50%RH and 1atm: nhiệt độ không khí là 250C tại độ ẩm là 50% và áp suất khí quyển 1atm
  • 370C air at 23%RH and 1atm: nhiệt độ không khí là 370C tại độ ẩm là 23% và áp suất khí quyển 1atm
  • 520C air at 11%RH and 1atm: nhiệt độ không khí là 520C tại độ ẩm là 11% và áp suất khí quyển 1atm
  • Fluid density: 1.0798 kg/m3 – khối lượng riêng của không khí tại điều kiện lựa chọn.
  • Fluid viscosity: 0.0705 kg/n.h – độ nhớt động học của không khí tại điều kiện lựa chọn.
  • Specific heat: 1.0048 kJ/kg0C: nhiệt dung riêng của không khí tại điều kiện lựa chọn.
  • Engergy factor: 1.08 W/0C. l/s hệ số năng lượng.
  • Flow rate (l/s): lưu lượng không khí cần tính toán đường ống. Ví dụ mình chọn là 300.
  • Head loss Pa/m: tổn thất áp suất trong đường ống gió. Chọn tổn thất là 1Pa/m
  • Velocity m/s: vận tốc đường ống gió.

Nếu mình đã lựa chọn tổn thất áp suất trên đường ống gió thì không được chọn vận tốc trong ống gió nữa bởi phần mềm chỉ được lựa chọn 2 thông số để tính ống gió thôi.

Đầu tiên là bắt buộc phải có lưu lượng gió còn lựa chọn còn lại thì có thể chọn là tổn thất áp suất, vận tốc gió hay đường kính tương đương.

Tính toán ống gió bằng phần mềm Duct checker 4.2.25 mới nhất
Tính toán ống gió bằng phần mềm Duct checker 4.2.25 mới nhất

Cách Kiểm Tra Kết Quả Tính Toán Ống Gió Miệng Gió Hệ Thống Tăng Áp, Hút Khói Bằng Phần Mềm Duct Checker Pro

Phần mềm Duct Checker Pro là một công cụ hữu ích giúp kiểm tra kết quả tính toán ống gió miệng gió hệ thống tăng áp, hút khói.

Phần mềm cung cấp cho người dùng một cách dễ dàng để kiểm tra các kết quả tính toán của hệ thống tăng áp, hút khói.

Phần mềm Duct Checker Pro có thể được sử dụng để kiểm tra các kết quả tính toán ống gió miệng gió hệ thống tăng áp, hút khói bằng cách sử dụng các tham số như lưu lượng khí, áp suất, tốc độ, độ ẩm, và các tham số khác.

Phần mềm cũng cung cấp các biểu đồ để giúp người dùng dễ dàng phân tích các kết quả tính toán.

Phần mềm Duct Checker Pro cũng cung cấp cho người dùng các tính năng như tính toán trực tiếp, lưu trữ và chia sẻ các kết quả tính toán, và cải thiện hiệu suất hệ thống tăng áp, hút khói bằng cách sử dụng các công cụ phân tích và điều chỉnh.

Phần mềm Duct Checker Pro có thể được sử dụng để kiểm tra các kết quả tính toán ống gió miệng gió hệ thống tăng áp, hút khói một cách chính xác và hiệu quả.

Nó cũng cung cấp cho người dùng các công cụ hữu ích để cải thiện hiệu suất hệ thống tăng áp, hút khói.

Phần mềm Duck Checker Pro là một công cụ hữu ích giúp người dùng kiểm tra kết quả tính toán ống gió miệng gió hệ thống tăng áp, hút khói một cách dễ dàng và hiệu quả.

Phần mềm Duct Checker Pro là một công cụ hữu ích để tính toán các ống gió miệng gió hệ thống tăng áp, hút khói.

Nó cung cấp các tính năng như tính toán các tham số của ống gió, tính toán tốc độ của gió, tính toán sức mạnh của gió và các tham số khác. Nó cũng cung cấp các tính năng khác như lưu trữ và in các kết quả tính toán.

Phần mềm Duck Checker Pro là một công cụ hiệu quả để tính toán các ống gió miệng gió hệ thống tăng áp, hút khói và giúp người dùng làm việc hiệu quả hơn.

PCCC BẢO MINH LÀ ĐƠN VỊ TƯ VẤN THIẾT KẾ PCCC HỆ THỐNG TĂNG ÁP HÚT KHÓI CHUYÊN NGHIỆP VỚI CHI PHÍ HỢP LÝ

Hệ Thống Hút Khói Sự Cố Và Cấp Bù Không Khí Khi Có Cháy: Tại Sao Nó Lại Cần Thiết?

Hệ thống hút khói sự cố và cấp bù không khí khi có cháy là một phần không thể thiếu trong bất kỳ hệ thống bảo vệ cháy nổ. Nó cung cấp một cách hiệu quả để hút khói, làm giảm nồng độ khói, và giảm tốc độ phát triển của lửa.

Hệ thống hút khói sự cố cũng cung cấp các cơ chế bảo vệ của các cơ sở công nghiệp, các cơ sở hạ tầng và các cơ sở y tế khỏi những hậu quả tồi tệ của cháy nổ. Để hiểu rõ hơn về lợi ích của hệ thống hút khói sự cố, hãy cùng tìm hiểu những lý do tại sao nó lại cần thiết.

Tầm Quan Trọng Của Hệ Thống Hút Khói Sự Cố Và Cấp Bù Không Khí

Yêu cầu quan trọng hàng đầu

Trong thiết kế hệ thống PCCC theo QCVN 06:2022/BXD

Hệ thống hút khói sự cố và cấp bù không khí là một trong những yếu tố quan trọng trong việc đảm bảo an toàn cho các công trình xây dựng và người sử dụng.

Đây là hệ thống được thiết kế để hút khói và bụi từ các sự cố như cháy rừng, cháy nhà, cháy xe, cháy nổ, cháy nổ hạt nhân, v.v. Hệ thống này cũng có thể được sử dụng để cấp bù không khí từ các sự cố này.

Hệ thống hút khói sự cố và cấp bù không khí có tầm quan trọng lớn trong việc bảo vệ môi trường và người sử dụng.

Khi có cháy, khói và bụi sẽ được hút lên bởi hệ thống này và được lưu trữ trong một thùng chứa để tránh sự lây lan của chúng.

Điều này có thể giúp ngăn chặn các tác hại của khói và bụi đối với môi trường và người sử dụng.

Hệ thống hút khói sự cố và cấp bù không khí cũng có thể giúp giảm sự tổn thất do cháy gây ra.

Khi khói và bụi được hút lên, các vật liệu nguy hiểm có thể được lưu trữ trong thùng chứa và được sử dụng lại sau này. Điều này có thể giúp giảm chi phí và thời gian để khôi phục các công trình bị cháy.

Tổng kết,

Hệ thống hút khói sự cố và cấp bù không khí là một trong những yếu tố quan trọng trong việc đảm bảo an toàn cho các công trình xây dựng và người sử dụng.

Nó có thể giúp bảo vệ môi trường và người sử dụng khỏi tác hại của khói và bụi, cũng như giúp giảm sự tổn thất do cháy gây ra.

Thi công hệ thống <yoastmark class=

Những Công Nghệ Mới Nhất Để Tối Ưu Hóa Hiệu Quả 

Những công nghệ hút khói và cấp bù không khí mới nhất theo Phụ lục D QCVN 06:2022/BXD

Để tối ưu hóa hiệu quả của hệ thống hút khói sự cố và cấp bù không khí đã được nghiên cứu và phát triển nhiều năm qua.

Các công nghệ này bao gồm các phương pháp như:

  • điều khiển độ ẩm,
  • các công nghệ điều khiển khí,
  • các hệ thống lọc khí,
  • các công nghệ phân tích khí,
  • công nghệ điều khiển nhiệt độ,
  • các công nghệ điều khiển ánh sáng,
  • các công nghệ điều khiển âm thanh,
  • các công nghệ điều khiển độ ẩm
  • các công nghệ điều khiển khí.

Điều khiển độ ẩm

Điều khiển độ ẩm  là một trong những công nghệ mới nhất để tối ưu hóa hiệu quả của hệ thống hút khói sự cố và cấp ù không khí.

Công nghệ này sử dụng các thiết bị đo độ ẩm để điề chỉnh nhiệt độ và độ ẩm trong không khí

Điều này giúp giảm nồng độ khí bụi trong không khí, giảm những rủi ro liên quan đến sức khỏe và cải thiện hiệu suất 

Các công nghệ điều khiển khí cũng là một trong những công nghệ mới nhất để tối ưu hóa hiệu quả 

Công nghệ này sử dụng các thiết bị điều khiển khí để đều chỉnh nhiệt độ và độ ẩm trong không khí

Điều này giúp giảm nồng độ khói, bụi trong không khí, giảm những rủi ro liên quan đến sức khỏe và cải thiện hiệu suất của

Các hệ thống lọc khí

Các hệ thống lọc khí cũng là một trong những công nghệ mới nhất để tối ưu hóa hiệu quả 

Hệ thống lọc khí này sử dụng các bộ lọc khí để lọc bụi, vi khuẩn và các hạt nhỏ khác trong không khí 

Điều này giúp giảm nồng độ khí bụi trong không khí, giảm những rủi ro liên quan đến sức khỏe và cải thiện hiệu suất của 
Các công nghệ mới nhất để tối ưu hóa hiệu quả của hệ thống hút khói sự cố và cấp ù không khí cũng bao gồm:

  • các công nghệ phân tích khí,
  • công nghệ điều khiển nhiệt độ,
  • công nghệ điều khiển ánh sáng,
  • công nghệ điều khiển âm thanh,
  • công nghệ điều khiển độ ẩm
  • công nghệ điều khiển khí.

Các công nghệ này được sử dụng để điều chỉnh nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng, âm thanh, khí và các yếu tố khác trong không khí trong hệ thống hút khói.

Điều này giúp giảm nồng độ khí bụi trong không khí, giảm những rủi ro liên quan đến sức khỏe và cải thiện hiệu

Quy Trình Thết Kế 

Quy trình thiết kế hệ thống hút khói sự cố và cấp bù không khí khi có cháy là một phần quan trọng của việc đảm bảo an toàn trong các công trình xây dựng. Hệ thống hút khói khi có cháy có thể giúp ngăn chặn sự lan truyền của lửa và ngăn chặn sự phát triển của lửa. Đảm bảo an toàn cho con người trong đám cháy

Quy trình thiết kế hệ thống hú khói sự cố và cấp bù không khí khi có cháy bao gồm nhiều bước.

Đầu tiên, cần phải xác định những nguy cơ cháy nổ có thể xảy ra trong công trình.

Sau đó, cần phải xác định các yếu tố của hệ thống hú khói sự cố và cấp bù không khí khi có cháy như

  • hệ thống hút khói,
  • cấp bù không khí,
  • hệ thống báo động cháy nổ,
  • hệ thống chữa cháy
  • hệ thống báo động cháy.
  • hệ thống chỉ dẫn thoát nạn


Sau khi đã xác định các yếu tố của hệ thống, cần phải thiết kế các chi tiết của hệ thống.

Điều này bao gồm việc xác định các vị trí của các thiết bị hút khó không khí hệ thống báo động cháy nổ hệ thống chữa cháy và  hệ thống chỉ dẫn thoát nạn.

Đồng thời, cần phải xác định các thông số kỹ thuật của các thiết bị để đảm bảo hệ thống hoạt động tốt nhất.

Các thiết bị chính trong hệ thống hút khói sự cố và cấp bù không khí

  • Quạt hút khói sự cố
  • Ống gió hút khói ngăn cháy EI
  • Tủ điều khiển hệ thống hút khói và cấp bù khí liên động với hệ thống báo cháy tự động
  • Miệng thu khói và miệng xả khói
  • Van ngăn cháy lan

Cuối cùng, cần phải kiểm tra hệ thống hú khói sự cố và cấp bù không khí khi có cháy để đảm bảo rằng hệ thống hoạt động đúng như thiết kế.

Điều này có thể bao gồm việc:

  • kiểm tra các thiết bị,
  • kiểm tra các hệ thống điều khiển,
  • kiểm tra các hệ thống báo động và
  • kiểm tra các hệ thống chữa cháy.

Quy trình thiết kế hệ thống hút khói sự cố và cấp bù không khí khi có cháy là một phần quan trọng của việc đảm bảo an toàn trong các công trình xây dựng.

Việc thiết kế hệ thống hút khói sự cố và cấp bù không khí khi có cháy phải được thực hiện theo quy trình, đúng tiêu chuẩn quy thuật;

Để đảm bảo rằng hệ thống hoạt động tốt nhất và đảm bảo an toàn trong các công trình xây dựng.

TCVN 5687 : 2010

THÔNG GlÓ – ĐIỀU HÒA KHÔNG KHÍ TIÊU CHUẨN THIẾT KẾ

 

Khó Khăn Của Việc Sử Dụng hệ thống hút khói sự cố và cấp bù không khí

Việc sử dụng hệ thống để giảm tác động của cháy là một trong những cách tốt nhất để bảo vệ người dân và tài sản.

Tuy nhiên, cũng có những khó khăn mà người sử dụng phải đối mặt.

Một trong những khó khăn lớn nhất của việc sử dụng hệ thống hút khói sự cố và cấp bù không khí là chi phí.

Hệ thống này có thể đắt đỏ và cần phải được bảo trì thường xuyên. Người sử dụng cũng cần phải tốn nhiều thời gian để cài đặt hệ thống này và đảm bảo rằng nó hoạt động tốt.

Một khó khăn khác là việc sử dụng hệ thống hút khói sự cố và cấp bù không khí có thể gây ra những tác động tiêu cực đến môi trường.

Nếu không được quản lý đúng cách, hệ thống này có thể gây ra ô nhiễm môi trường.

Cuối cùng, việc sử dụng hệ thống hút khói sự cố và cấp bù không khí cũng có thể gây ra những tác động tiêu cực đến sức khỏe của người dân.

Hệ thống này có thể gây ra những bức xạ không khí và ô nhiễm không khí, đặc biệt là nếu không được thiết kế đúng cách.

Tổng kết,

việc sử dụng hệ thống hút khói sự cố và cấp bù không khí để giảm tác động của cháy là một cách tốt nhất để bảo vệ người dân và tài sản.

Tuy nhiên, cũng có những khó khăn mà người sử dụng phải đối mặt, bao gồm chi phí cao, tác động tiêu cực đến môi trường và sức khỏe của người dân.

Thi công hệ thống <yoastmark class=

Cách Thức Để Đảm Bảo Hiệu Quả Của Hệ Thống hút khói sự cố

Hệ thống hút khói sự cố và cấp bù không khí là một trong những công cụ quan trọng nhất trong việc phòng chống cháy.

Tuy nhiên, để đảm bảo hiệu quả của hệ thống hút khói sự cố và cấp bù không khí khi có cháy, cần có một số cách thức đặc biệt.
Đầu tiên, cần phải đảm bảo rằng hệ thống được thiết kế và cài đặt đúng cách.

Đều này có nghĩa là hệ tống phải được thiết kế để phù hợp với kích thước của công trình và cần được cài đặt đúng cách.

Điều này cũng có nghĩa là cần phải có một đội ngũ kỹ thuật viên chuyên nghiệp để đảm bảo rằng hệ thống được cài đặt đúng cách.

Thứ hai, cần phải đảm bảo rằng hệ thống hút khói sự cố và cấp bù không khí được bảo trì định kỳ.

Điều này có nghĩa là cần phải có một đội ngũ kỹ thuật viên chuyên nghiệp để kiểm tra và bảo trì hệ thống thường xuyên.

Điều này sẽ giúp đảm bảo rằng hệ thống hoạt động hiệu quả và đảm bảo an toàn cho người sử dụng.

Cuối cùng, cần phải đảm bảo rằng các thiết bị trong hệ thống hút khói sự cố và cấp bù không khí được đảm bảo chất lượng.

Điều này có nghĩa là cần phải chọn các thiết bị có chất lượng cao và được kiểm tra thường xuyên.

Điều này sẽ giúp đảm bảo rằng hệ thống hoạt động hiệu quả và đảm bảo an toàn cho người sử dụng.


Kết luận

Để đảm bảo hiệu quả của hệ thống hút khói sự cố và cấp bù không khí khi có cháy, cần phải thực hiện các cách thức nêu trên.

Điều này sẽ giúp đảm bảo rằng hệ thống hoạt động hiệu quả và đảm bảo an toàn cho người sử dụng.

Hệ thống là một công cụ hữu ích và cần thiết để giảm thiểu tác động của các vụ cháy.

Nó có thể giúp giảm tốc độ làm nổ của lửa, giảm nguy cơ tai nạn và giảm thiểu thiệt hại của cháy.

Do đó, hệ thống hút khói sự cố và cấp bù không khí khi có cháy là một phần không thể thiếu trong các biện pháp phòng cháy chữa cháy.

10 Lý do bạn nên sử dụng dịch vụ của Công ty Xây dựng & Phòng Cháy Chữa Cháy Bảo Minh

Công ty Xây dựng & Phòng Cháy Bảo Minh là một trong những công ty hàng đầu trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ phòng cháy chữa cháy PCCC Với gần 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực này, công ty cung cấp các dịch vụ chuyên nghiệp và đáng tin cậy. Để hiểu rõ hơn về dịch vụ của chú tôi, Sau đây là 10 lý do bạn nên dụng dị vụ của công ty TNHH Xây dựng và Phòng cháy Bảo Minh (BMC FP)

Lợi ích của việc sử dụng dịch vụ của Công ty Phòng Cháy Chữa Cháy PCCC Bảo Minh

1. Chúng tôi cung cấp các dịch vụ phòng cháy chữa cháy chuyên nghiệp và đáng tin cậy.

2. Chúng tôi có đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp và có kinh nghiệm.

3. Chúng tôi cung cấp các dịch vụ bảo vệ chống cháy và bảo vệ toàn diện cho công trình, tòa nhà

4. Chúng tôi cung cấp các dịch vụ kiểm tra và bảo trì trang thiết bị phòng cháy chữa cháy.

5. Chúng tôi cung cấp các dịch vụ tư vấn thiết kế và giải pháp phòng cháy chữa cháy.

6. Chúng tôi cung cấp các dịch vụ tư vấn và đào tạo, chuyển giao công nghệ về an toàn chống cháy.

7. Chúng tôi cung cấp các dịch vụ thi công lắp đặt thiết bị và nghiệm thu phòng cháy chữa cháy.

8. Chúng tôi cung cấp các dịch vụ bảo hành và sửa chữa thiết bị phòng cháy chữa cháy.

9. Chúng tôi cung cấp các dịch vụ bảo trì và bảo dưỡng thiết bị phòng cháy chữa cháy.

10. Chúng tôi cung cấp các dịch vụ giải pháp an toàn chống cháy theo tiêu chuẩn quốc tế.

Công ty Xây dựng và phòng cháy Bảo Minh
Công ty Xây dựng và phòng cháy Bảo Minh

Ưu điểm của dịch vụ của Công ty Phòng Cháy Chữa Cháy Bảo Minh

Công ty Phòng Cháy Chữa Cháy Bảo Minh là một trong những công ty hàng đầu trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ phòng cháy chữa cháy.

Chúng tôi cung cấp các dịch vụ phòng cháy chữa cháy với các chất lượng cao nhất.

Công ty Phòng Cháy Chữa Cháy Bảo Minh cung cấp các dịch vụ chên nghiệp và đáng tin cậy nhất Chúng tô có một đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp và có kinh nghiệm, được đào tạo chuyên sâu về các lĩnh vực phòng cháy chữa cháy. Đội ngũ nhân viên của chúng tôi được đào tạo về các kỹ thuật phòng cháy chữa cháy và các biện pháp phòng cháy chữa cháy.

Công ty BMC FP cung cấp các dịch vụ phòng cháy chữa cháy với các giá cả hợp lý.

Chúng tôi cũng cung cấp các dịch vụ bảo trì hệ thống phòng cháy chữa cháy và bảo vệ chống cháy để đảm bảo an toàn cho người sử dụng.

Công ty Phòng Cháy Chữa Cháy Bảo Minh cũng cung cấp các dịch vụ hỗ trợ và tư vấn cho khách hàng về các vấn đề liên quan đến phòng cháy chữa cháy. Chúng tôi cũng cung cấp các dịch vụ thiết kế hệ thống phòng cháy chữa cháy và bảo vệ chống cháy.

Với các dịch vụ chuyên nghiệp, chất lượng cao và giá cả hợp lý

Công ty Phòng Cháy Chữa Cháy Bảo Minh là lựa chọn tốt nhất cho bạn. Chúng tôi cam kết cung cấp các dịch vụ phòng cháy chữa cháy với chất lượng cao nhất và giá cả hợp lý nhất.

Các giải pháp an toàn chữa cháy của Công ty Phòng Cháy PCCC Bảo Minh

Công ty Phòng Cháy Chữa Cháy Bảo Minh là một trong những công ty phòng cháy uy tín hàng đầu Việt Nam. Chúng tôi cung cấp các dịch vụ chuyên nghiệp về phòng cháy, chữa cháy và bảo vệ chống cháy.

Chúng tôi cung cấp các dịch vụ phòng cháy chữa cháy và bảo vệ chống cháy bao gồm:

– Xây dựng và thiết lập hệ thống phòng cháy và chữa cháy. Chúng tôi cung cấp các dịch vụ thiết kế, lắp đặt và bảo trì hệ thống phòng cháy, chữa cháy và bảo vệ chống cháy.

– Thực hiện các dịch vụ kiểm tra, đánh gi và điều tra về các hệ thống phòng cháy, chữa cháy và bảo vệ chống cháy.

– Cung cấp các dịch vụ huấn luyện về phòng cháy, cha cháy v bảo vệ chống cháy.

– Cung cấp các dịch vụ tư vấn về phòng cháy, chữa cháy và bảo vệ chống cháy.

Dịch vụ của chúng tôi BMC FP

Các dịch vụ của chúng tôi có lợi ích rất lớn cho cá doanh nghiệp, các cơ quan chính phủ và các tổ chức khác. Chúng tôi cung cấp các dịch vụ chuyên nghiệp và đáng tin cậy để giúp các doanh nghiệp và các tổ chức khác đảm bảo an toàn chống cháy. Chúng tôi cũng cung cấp các dịch vụ huấn luyện và tư vấn để giúp các doanh nghiệp và các tổ chức khác hiểu rõ hơn về các yêu cầu về an toàn chống cháy.

Với các dịch vụ chuyên nghiệp và đáng tin cậy của chúng tôi, chúng tôi đã giúp nhiều doanh nghiệp và các tổ chức khác đảm bảo an toàn chống cháy và đạt được các tiêu chuẩn an toàn chống cháy.

Các giải pháp an toàn chữa cháy của Công ty Xây dựng & Phòng Cháy Chữa cháy Bảo Minh

Công ty Phòng Cháy Chữa Cháy Bảo Minh là một trong những công ty chuyên cung cấp cấp giải pháp an toàn chữa cháy tốt nhất trên thị trường.

Chúng tôi cung cấp các dịch vụ chữa cháy bao gồm các giải pháp an toàn chữa cháy, các dịch vụ bảo vệ chữa cháy, các dịch vụ bảo trì chữa cháy và các dịch vụ tư vấn chữa cháy.

Các giải pháp an toàn chữa cháy của chúng tôi bao gồm cá thiết bị chữa cháy, các hệ thống báo động chữa cháy, các hệ thống phòng cháy, các hệ thống phòng cháy và các hệ thống bo vệ chữ cháy. Chúng tôi cung cung cấp các dị vụ thiết kế hệ thống chữa cháy, các dịch vụ đào tạo chữa cháy, các dịch vụ kiểm tra chữa cháy và các dịch vụ tư vấn chữa cháy.

Chúng tôi cũng cung cấp các dịch vụ bảo trì chữa cháy để đảm bảo rằng các hệ thống chữa cháy của bạn luôn hoạt động tốt nhất.

Chúng tôi cũng cung cấp các dịch vụ bảo vệ chữa cháy để đảm bảo rằng các hệ thống chữa cháy của bạn luôn được bảo vệ tốt nhất.

chúng tôi cũng cung cấp các dịch vụ tư vấn chữa cháy để giúp bạn hiểu rõ hơn về các giải pháp an toàn chữa cháy và cách thức bảo vệ của chúng. Chúng tôi cũng cung cấp các dịch vụ đào tạo chữa cháy để giúp bạn hiểu rõ hơn về các giải pháp an toàn chữa cháy và cách thức bảo vệ của chúng.

Với các giải pháp an toàn chữa cháy của Công ty Phòng Cháy Chữa Cháy Bảo Minh, bạn có thể yên tâm rằng các hệ thống chữa cháy của bạn sẽ luôn được bảo vệ tốt nhất và đảm bảo an toàn cho tất cả mọi người.

Dịch vụ tư vấn của Công ty Phòng Cháy Chữa Cháy Bảo Minh

Công ty Phòng Cháy Chữa Cháy Bảo Minh là một công ty chuyên cung cấp dịch vụ tư vấn về an toàn chống cháy, bảo vệ chống cháy và phòng cháy chữa cháy. Chúng tôi cung cấp các dịch vụ tư vấn về an toàn chống cháy và bảo vệ chống cháy, bao gồm các dịch vụ như:

Tư vấn PCCC

– Tư vấn về các quy chuẩn tiêu chuẩn về an toàn chống cháy và bảo vệ chống cháy.

– Tư vấn về thiết kế hệ thống phòng cháy chữa cháy và các hệ thống bảo vệ chống cháy.

– Tư vấn về các phương pháp phòng cháy chữa cháy và các phương pháp bảo vệ chống cháy.

– Tư vấn về các hệ thống thiết bị phòng cháy chữa cháy và các hệ thống bảo vệ chống cháy.

– Tư vấn về các vấn đề liên quan đến quản lý và điều hành hệ thống phòng cháy chữa cháy và các hệ thống bảo vệ chống cháy.

– Tư vấn về các vấn đề liên quan đến các hoạt động thực hiện và kiểm tra hệ thống phòng cháy chữa cháy và các hệ thống bảo vệ chống cháy.

– Tư vấn về các vấn đề liên quan đến các biện pháp phòng cháy chữa cháy và các biện pháp bảo vệ chống cháy.

– Tư vấn về các vấn đề liên quan đến các chương trình đào tạo về an toàn chống cháy và bảo vệ chống cháy.

Công ty Phòng Cháy Chữa Cháy Bảo Minh cũng cung cấp các dịch vụ thi công và bảo trì hệ thống phòng cháy chữa cháy và các hệ thống bảo vệ chống cháy.

Chúng tôi cũng cung cấp các dịch vụ tư vấn về các vấn đề liên quan đến an toàn chống cháy và bảo vệ chống cháy.

Công ty Phòng Cháy Chữa Cháy Bảo Minh cung cấp các dịch vụ tư vấn về an toàn chống cháy và bảo vệ chống cháy để giúp các doanh nghiệp, các tổ chức và cá nhân đảm bảo an toàn và hiệu quả công việc bảo vệ chống cháy. Chúng tôi cung cấp các dị vụ tư vấn chuyên nghiệp, chất lượng cao và giá cả hợp lý. Chúng tôi cam kết sẽ giúp các khách hàng đạt được mục tiêu an toàn chống cháy và bảo vệ chống cháy một cách hiệu quả nhất.

Kỹ sư kinh nghiệm PCCC bảo minh
Kỹ sư kinh nghiệm PCCC bảo minh

Lợi thế của việc sử dụng dịch vụ của Công ty Phòng Cháy Chữa Cháy PCCC Bảo Minh

Công ty Phòng Cháy Chữa Cháy Bảo Minh là một trong những công ty hàng đầu trong lĩnh vực phòng cháy chữa cháy. Cung cấp các dịch vụ chuyên nghiệp cao về phòng cháy chữa cháy.

Họ có đội ngũ kỹ thuật viên chuyên nghiệp và nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực này. Họ có thể giúp bạn phát hiện những nguy cơ có thể gây ra cháy nổ, cũng như cung cấp các giải pháp để ngăn chặn và đối phó với những tình huống cháy nổ.

Công ty cũng cung cấp các dịch vụ huấn luyện đào tạo phòng cháy chữa cháy cho các công ty, các tổ chức và cá nhân. Họ cũng cung cấp các dịch vụ bảo trì hệ thống phòng cháy chữa cháy và các thiết bị phòng cháy chữa cháy.

Công ty cũng cung cấp các dịch vụ thiết kế pccc, thi công và nghiệm thu hệ thống PCCC và các dịch vụ bảo vệ chống cháy khác.

Họ cũng cung cấp các dịch vụ tư vấn và giải pháp để giảm thiểu nguy cơ cháy nổ.

Với các dịch vụ chuyên nghiệp và chất lượng cao của Công ty Phòng Cháy Chữa Cháy Bảo Minh, bạn có thể yên tâm rằng các hệ thống phòng cháy chữa cháy của bạn sẽ được bảo vệ một cách tốt nhất.

Phòng cháy Bảo Minh là một trong những công ty hàng đầu trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ phòng cháy chữa cháy. Với 10 lý do được liệt kê ở trên, bạn có thể tin tưởng vào các dịch vụ của Công ty Phòng Cháy Chữa Cháy Bảo Minh để đảm bả an toàn cho người và tài sản của bạn.  Hãy liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay để có được sự hỗ trợ tốt nhất.

CÔNG TY TNHH XÂY DỰNG VÀ PHÒNG CHÁY PCCC BẢO MINH

Công ty Xây dựng và Phòng Cháy Chữa Cháy Bảo Minh cung cấp dịch vụ chuyên nghiệp về phòng cháy chữa cháy. Để đảm bảo an toàn cho công trình của bạn, bạn nên sử dụng dịch vụ của chúng tôi vì 10 lý do: chất lượng dịch vụ cao, nhân viên chuyên nghiệp, thiết bị hiện đại, giá cả hợp lý, dịch vụ hỗ trợ tốt…

BMC FP Nhà thầu PCCC chuyên nghiệp – An toàn cho sự thịnh vượng

Khắc phục PCCC theo Tổng kiểm tra 513/KH-BCA-C07. Kiến nghị phương án thực hiện

Khắc phục PCCC, cơ sợ bị đình chỉ hoạt động, theo kiến nghị trong đợt tổng kiểm tra 513 An toàn PCCC năm 2022.

Theo Kế hoạch Tổng kiểm tra PCCC số 513/KH-BCA-C07

Hướng dẫn chi tiết thực hiện kiến nghị khắc phục theo công văn hướng dẫn của cục cảnh sát PCCC số 1091/C07:

V/v tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong công tác bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy

3.1. Khắc phục PCCC Việc cơ sở sửa chữa, khắc phục các tồn tại, vi phạm về PCCC và CNCH để phù hợp với thiết kế và bảo đảm theo tiêu chuẩn, quy chuẩn tại thời điểm cơ sở được đưa vào hoạt động:

Khắc phục đình chỉ PCCC theo Kế hoạch số 513
  • Đối với cơ sở thuộc diện thẩm duyệt thiết kế về PCCC phải phù hợp với bản vẽ thiết kế đã được thẩm duyệt;
  • Đối với cơ sở không thuộc diện thẩm duyệt về PCCC phải đảm bảo theo tiêu chuẩn, quy chuẩn về PCCC tương ứng) thì:
    • Không xem xét là cải tạo để thực hiện thẩm duyệt theo Điều 13 Nghị định số 136
    • Không áp dụng QCVN 06:2022/BXD (trừ trường hợp nêu tại 3.2).

Cụ thể áp dụng với từng trường hợp cụ thể như sau:

a) Về các cơ sở còn tồn tại, vi phạm không thuộc diện phải tạm đình chỉ, đình chỉ hoạt động:

  • Hướng dẫn phương án, giải pháp
  • thống nhất thời gian khắc phục các tồn tại, vi phạm về PCCC.
  • Yêu cầu cơ sở có văn bản cam kết thời hạn hoàn thành khắc phục vi phạm
  • Cơ sở chịu trách nhiệm bảo đảm an toàn PCCC và CNCH khi hoạt động trong suốt thời gian khắc phục.

Lưu ý:

+ Đối với những tồn tại, vi phạm về trang bị phương tiện, thiết bị PCCC:

  • Có phương án trang bị bổ sung các phương tiện, thiết bị chữa cháy di động;
  • Tăng cường lực lượng thường trực 24/24 giờ
  • Thường xuyên tự kiểm tra an toàn về PCCC và CNCH,
  • Thực hiện nghiêm túc công tác quản lý, sử dụng hệ thống, thiết bị điện, nguồn lửa, nguồn nhiệt thiết bị sinh lửa, sinh nhiệt để loại trừ nguy cơ xảy ra cháy, nổ.

+ Đối với tồn tại, vi phạm liên quan đến ngăn cháy lan:

  • Có phương án bố trí, sắp xếp dây chuyền công nghệ, phương tiện, thiết bị, vật tư, hàng hóa
  • Mục đích nhằm tăng khoảng cách PCCC giữa các khu vực, công năng khác nhau.

+ Đối với tồn tại, vi phạm liên quan đến thoát nạn:

  • Có phương án điều chỉnh về số lượng người thường xuyên làm việc tại các khu vực
  • Đáp ứng về số lượng người tối đa trên 1m chiều rộng của lối thoát nạn theo quy định.
  • Tổ chức tập huấn về kiến thức, kỹ năng sử dụng phương tiện chữa cháy, thoát nạn cho CBCNV

– Sau khi cơ sở khắc phục PCCC theo kiến nghị tổng kiểm tra PCCC 513 BCA xong, chủ cơ sở có văn bản báo cáo, Bao gồm:

  • Hồ sơ, bản vẽ thiết kế, bản vẽ hoàn công,
  • Tài liệu liên quan đến việc sửa chữa, khắc phục các tồn tại, vi phạm

Hồ sơ trên gửi đến cơ quan quản lý trực tiếp cơ sở để kiểm tra xác nhận kết quả khắc phục của cơ sở.

b) Khắc phục PCCC theo kiến nghị tổng kiểm: cơ sở đang bị tạm đình chỉ, đình chỉ hoạt động:

– Đối với trường hợp thuộc điểm a, điểm b Khoản 1 Điều 17 Nghị định số 136:

  • Thực liên các biện pháp, phương án nhằm loại trừ nguy cơ trực tiếp phát sinh cháy, nổ,
  • khắc phục vi phạm quy định về phòng cháy và chữa cháy.

– Đối với trường hợp thuộc điểm c Khoản 1 Điều 17 Nghị định số 136 2020

  • Hoàn trả lại mặt bằng theo đúng thiết kế đã được thẩm duyệt, nghiệm thu về PCCC
  • Hoặc thực hiện thủ tục thẩm duyệt thiết kế bổ sung đối với nội dung cải tạo, thay đổi tính chất sử dụng.
  • Thực hiện nghiệm thu theo thiết kế thẩm duyệt mới

3.2. Khắc phục PCCC theo kiến nghị tổng kiểm tra PCCC 513 BCA: trường hợp cải tạo, thay đổi tính chất sử dụng của cơ sở, hạng mục trong cơ sở

Công trình thuộc diện thẩm duyệt theo quy định tại Phụ lục V của Nghị định số 136 2020 thì phải:

  • Thẩm duyệt về PCCC theo quy định
  • Áp dụng QCVN 06:2022/BXD trong phạm vi các cải tạo đó,
Khắc phục PCCC theo Kế hoạch số 513
Khắc phục PCCC theo Tổng kiểm tra 513

Cụ thể:

– Khi thay đổi tính chất sử dụng, chuyển đổi công năng của gian phòng, khoang cháy hoặc nhà

(bao gồm cả trường hợp cơ sở trước đây không thuộc diện thẩm duyệt và đến nay thuộc diện thẩm duyệt theo quy định tại Phụ lục V của Nghị định số 136/2020/NĐ-CP);

– Khi cải tạo trong các trường hợp:

+ Làm tăng quy mô của khoang cháy hoặc nhà

(như tăng số tầng (bao gồm cả tầng hầm), chiều cao PCCC, diện tích, khối tích,…);

+ Làm giảm giới hạn chịu lửa hoặc tăng mức nguy hiểm cháy đối với cấu kiện của khoang cháy hoặc nhà:

  • Giảm giới hạn chịu lửa của vách và cửa trên vách ngăn hành lang từ EI 30 thành EI 15 hoặc kính thường;
  • Giảm giới hạn chịu lửa tường ngoài không chịu lực…

+ Làm thay đổi giải pháp thoát nạn của khoang cháy hoặc nhà:

  • Thay đổi vị trí,
  • Thay đổi số lượng,
  • Thay đổi chủng loại lối ra thoát nạn,
  • Thay đổi cầu thang và buồng thang bộ trên đường thoát nạn…

+ Làm thay đổi hệ thống bảo vệ chống cháy

  • Hệ thống báo cháy và âm thanh công cộng;
  • Các hệ thống chữa cháy;
  • Hệ thống chống tụ khói; phương tiện chiếu sáng sự cố và chỉ dẫn thoát nạn;
  • Thang máy chữa cháy;
  • Giải pháp cấp điện cho hệ thống PCCC và
  • Các hệ thống kỹ thuật liên quan đến PCCC như:
    • Thay đổi thông số kỹ thuật thiết bị chính của hệ thống (thông số tủ trung tâm báo cháy, máy bơm cấp nước chữa cháy, bình chứa khí trong hệ thống chữa cháy tự động, quạt tăng áp, hút khói,…)
    • Thay đổi nguyên lý hoạt động chung (bổ sung thêm hệ thống mới cho gian phòng, khoang cháy hoặc nhà; thay đổi phân vùng hệ thống báo cháy tự động, hệ thống chữa cháy, hệ thống hút khói; thay đổi nguyên lý kích hoạt các van của hệ thống chữa cháy…).
  • Việc dịch chuyển vị trí thiết bị của hệ thống (vị trí đầu báo cháy, đầu phun Sprinkler, đầu phun khí chữa cháy, đường ống, miệng tăng áp, hút khói,…) không làm thay đổi thông số kỹ thuật của thiết bị hoặc nguyên lý hoạt động chung của hệ thống thì không bắt buộc thẩm duyệt thiết kế về PCCC.

– Cơ sở trước đây thuộc đối tượng thẩm duyệt nhưng chưa thực hiện thẩm duyệt:

Đến nay thuộc đối tượng thẩm duyệt theo quy định thì lập hồ sơ cải tạo để thẩm duyệt thiết kế, nghiệm thu về PCCC theo quy định

3.3. Khắc phục PCCC theo kiến nghị tổng kiểm tra PCCC 513 BCA Cơ sở đã được thẩm duyệt thiết kế, nghiệm thu về PCCC và đến nay không thuộc đối tượng thẩm duyệt theo quy định

Khắc phục PCCC theo Tổng kiểm tra 513
Khắc phục PCCC bị đình chỉ hoạt động theo Tổng kiểm tra 513
  • Khi sửa chữa, khắc phục các tồn tại theo kiến nghị của cơ quan Công an
  • Duy trì bảo đảm theo tiêu chuẩn, quy chuẩn tương ứng tại thời điểm cơ sở được thẩm duyệt, đưa vào hoạt động
  • Chủ cơ sở tổ chức khắc phục ngay và không yêu cầu thẩm duyệt thiết kế, nghiệm thu về PCCC.
  • Sau khi khắc phục xong cần báo cáo cơ quan Công an để kiểm tra kết quả khắc phục của cơ sở.

3.4. Cơ sở không thuộc đối tượng thẩm duyệt của:

  • Nghị định số 35/2003/NĐ-CP,
  • Nghị định số 46/2012/NĐ-CP,
  • Nghị định số 79/2014/NĐ-CP,
  • Nghị định số 136/2020/NĐ-CP :
  • Chủ cơ sở thực hiện khắc phục PCCC theo kiến nghị của cơ quan quản lý:
  • Thực hiện sửa chữa, khắc phục các tồn tại theo kiến nghị của cơ quan Công an
  • Duy trì bảo đảm theo tiêu chuẩn, quy chuẩn tương ứng tại thời điểm cơ sở đưa vào hoạt động.
  • Báo cáo cơ quan quản lý nhà nước về PCCC theo thẩm quyền để kiểm tra kết quả khắc phục của cơ sở.

3.5. Cơ sở có tồn tại, vi phạm khó có khả năng khắc phục được theo tiêu chuẩn, quy chuẩn tại thời điểm cơ sở được thẩm duyệt thiết kế về PCCC:

Hướng dẫn cơ sở áp dụng các quy định của tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật theo hướng có lợi cho cơ sở để sửa chữa, khắc phục các tồn tại, vi phạm về PCCC và CNCH (trừ trường hợp nêu tại 3.2).

  • Sau khi cơ sở khắc phục xong, chủ cơ sở có văn bản báo cáo
  • Bao gồm: hồ sơ, bản vẽ thiết kế, bản vẽ hoàn công, tài liệu liên quan đến việc sửa chữa, khắc phục các tồn tại, vi phạm
  • Cơ sở Gửi đến cơ quan quản lý trực tiếp cơ sở để kiểm tra xác nhận kết quả khắc phục của cơ sở.

4. Về thực hiện tạm đình chỉ hoạt động vi phạm PCCC

4.1. Trường hợp thuộc điểm a, điểm c Khoản 1 Điều 17 Nghị định số 136/2020/NĐ-CP:

  • Cơ quan quản lý PCCC Thực hiện thủ tục tạm đình chỉ hoạt động trong phạm vi nhỏ nhất theo quy định.
  • Đồng thời, hướng dẫn cơ sở thực hiện các biện pháp, phương án khắc phục
  • Thống nhất với cơ sở về thời hạn khắc phục; có văn bản kiến nghị cơ sở thực hiện.

4.2. Trường hợp thuộc điểm b Khoản 1 Điều 17 Nghị định số 136/2020/NĐ-CP:

  • Hướng dẫn cơ sở khắc phục tồn tại, vi phạm
  • Thống nhất với cơ sở về thời hạn khắc phục; có văn bản kiến nghị cơ sở thực hiện.

Đình chỉ hoạt động và Khắc phục PCCC theo kiến nghị tổng kiểm tra PCCC 513 BCA

NGHIỆM THU PCCC 2023 THÁO GỠ NGHIỆM THU QCVN 06:2022/BXD

Nghiệm thu PCCC 2023, tháo gỡ nghiệm thu phòng cháy chữa cháy là một trong những nội dung chính trong Hướng dẫn thực hiện an toàn PCCC của cục cảnh sát PCCC 2023 QCVN 06:2022/BXD

Công văn hướng dẫn cục cảnh sát PCCC số 1091/C07-P3,P4,P7

V/v tháo gỡ khó khăn, vướng mắc đảm bảo an toàn Phòng cháy chữa cháy PCCC
nghiệm thu pccc 2023
nghiệm thu pccc 2023 thực hiện bời phongchaybmc QCVN 06:2022/BXD

2.1. Nghiệm thu PCCC từng phần tháo gỡ nghiệm thu PCCC 2023

Để hỗ trợ, tạo điều kiện cho chủ đầu tư sớm nghiệm thu đưa công trình vào sử dụng:

phù hợp với tiến độ, giai đoạn đầu tư, cần hướng dẫn chủ đầu tư các giải pháp, yêu cầu để được nghiệm thu từng phần theo quy định tại khoản 1 Điều 15 Nghị định số 136/2020/NĐ-CP theo nguyên tắc hạng mục công trình nghiệm thu phải bảo đảm đầy đủ các yêu cầu về PCCC theo nội dung đã được thẩm duyệt thiết kế và có thể hoạt động độc lập,

THÁO GỠ NGHIỆM THU PCCC 2023

không bị ảnh hưởng bởi các hạng mục công trình đang tiếp tục thi công, đảm bảo trên cơ sở phù hợp với quy định về nghiệm thu hạng mục công trình theo Nghị định số 06/2021/NĐ-CP về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng.

Việc bảo đảm tính độc lập của nhà (dân dụng, công nghiệp) cần đánh giá đầy đủ các giải pháp an toàn PCCC bao gồm:

  • giao thông cho xe chữa cháy,
  • khoảng cách an toàn PCCC,
  • giải pháp về kết cấu,
  • lối thoát nạn,
  • giải pháp ngăn cháy,
  • các hệ thống PCCC và các hệ thống kỹ thuật khác có liên quan và không bị ảnh hưởng bởi việc thi công,
  • hoàn thiện của hạng mục khác,
  • khu vực chưa nghiệm thu và khu vực đang thi công phải ngăn cách,
    • tách biệt bảo đảm khả năng hoạt động bằng các giải pháp ngăn cháy lan,
    • đường ống cấp nước chữa cháy,
    • loop báo cháy,
    • lối thoát nạn…

Ví dụ với nhà cao tầng có thể nghiệm thu trừ khu vực khối để khi xác định được khu vực này:

  • bảo đảm được ngăn cháy với khu vực xung quanh,
  • cách ly được hệ thống báo cháy, chữa cháy,
  • hút khói giữa khu vực được nghiệm thu và khu vực khối đế,
  • các hệ thống bảo vệ chống cháy
    • phòng trực điều khiển chống cháy,
    • sảnh tòa nhà,
    • lối ra thoát nạn trực tiếp ra bên ngoài tại tầng 1,
    • trạm bơm, trạm biến áp,
    • máy phát điện bảo đảm khả năng hoạt động tách biệt với khu vực nghiệm thu;
  • Trong 1 nhà xưởng 3 tầng kết cấu cột, sàn bê tông, tầng trên cùng mái thép:
    • có thể nghiệm thu tầng 1, tầng 2 trừ tầng 3 khi bảo đảm tính độc lập về kết cấu (tầng 1, 2 vẫn bảo đảm bậc chịu lửa bậc I, II),
    • thang bộ thoát nạn có thể lên mái,
    • hệ thống bảo vệ chống cháy độc lập tương tự như nhà cao tầng…

THÁO GỠ NGHIỆM THU PCCC 2023:

Công văn hướng dẫn cục cảnh sát PCCC số 1091/C07-P3,P4,P7 V/v tháo gỡ khó khăn, vướng mắc đảm bảo an toàn Phòng cháy chữa cháy PCCC

có thể nghiệm thu từng phần khi bảo đảm khu vực hạ tầng được nghiệm thu hoạt động độc lập (đường giao thông cho xe chữa cháy tiếp cận,

Đối với hạ tầng khu công nghiệp

  • Hệ thống cấp nước ngoài nhà bảo đảm lưu lượng,
  • đấu nối mạch vòng,
  • trang bị xe chữa cháy đối với khu có quy mô từ 50 ha trở lên

2.2 Tháo gỡ ngiệm thu PCCC 2023 Về việc nghiệm thu đối với kết cấu được bọc bảo vệ

– Các công trình đã được thẩm duyệt thiết kế về PCCC với giải pháp bọc bảo vệ kết cấu theo Phụ lục F QCVN 06:2021/BXD mà trong QCVN 06:2022/BXD không còn quy định thì khi nghiệm thu không yêu cầu phải kiểm định cho các kết cấu bọc bảo vệ này mà chỉ kiểm tra việc thi công phù hợp với thiết kế được duyệt và quy định tại Phụ lục F QCVN 06:2021/BXD.

– Đối với các dự án, công trình đã thi công sơn chống cháy:

  • hướng dẫn chủ đầu tư bổ sung tính toán thiết kế kết cấu chịu lực công trình trong điều kiện làm việc chịu lửa,
  • thực hiện bởi đơn vị tư vấn cá nhân tư vấn bảo đảm điều kiện,
  • năng lực theo quy định và chịu trách nhiệm về kết quả tính toán;
  • sau đó căn cứ điều kiện thực tế đã thiết kế, thi công của từng dự án, công trình
  • (kết quả tính toán thiết kế chịu lửa, loại sơn chống cháy đã sử dụng, hiện trạng thi công công trình) để có phương án tháo gỡ như:
    • thay thế lớp sơn chống cháy đã thi công bằng lớp sơn chống cháy khác bảo đảm chất lượng
    • hoặc sử dụng các giải pháp bọc bảo vệ khác cho kết cấu.
tháo gỡ nghiệm thu pccc 2023
tháo gỡ nghiệm thu pccc 2023 QCVN 06 : 2022 /bxd

2.3. THÁO GỠ NGHIỆM THU PCCC 2023 Về yêu cầu đối với vật liệu hoàn thiện trên đường thoát nạn, gian phòng sử dụng chung

  • Hướng dẫn chủ đầu tư sử dụng các vật liệu đã được nhà sản xuất công bố hợp chuẩn
  • hoặc thử nghiệm đạt yêu cầu để sử dụng chung cho nhiều công trình,
  • không yêu cầu phải có thử nghiệm tính nguy hiểm cháy cho vật liệu hoàn thiện riêng cho từng công trình.

Tài liệu thử nghiệm chứng minh vật liệu của các gian phòng hát đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke cần tương ứng với thời điểm cơ sở thẩm duyệt, đưa vào sử dụng,

ví dụ cơ sở đã thẩm duyệt, hoạt động trước thời điểm QCVN 06:2022/BXD có hiệu lực thì chỉ yêu cầu chứng minh là vật liệu khó cháy,

không yêu cầu chứng minh cấp nguy hiểm cháy CV1 (tính cháy, tính bắt cháy, khả năng sinh khói, độc tính) theo QCVN 06:2022- BXD.

2.4. Nghiệm thu PCCC 2023 Về giấy chứng nhận kiểm định phương tiện PCCC

THÁO GỠ NGHIỆM THU PCCC 2023

Theo quy định tại khoản 2 Điều 38 Nghị định số 136/2020/NĐ-CP quy định mẫu kết cấu được bọc bảo vệ bằng các chất hoặc vật liệu chống cháy;

mẫu cấu kiện ngăn cháy phải được kiểm định và cấp Giấy chứng nhận kiểm định phương tiện phòng cháy và chữa cháy “trước khi đưa vào lưu thông”; theo quy định tại mục b, khoản 3.1.1 QCVN 03:2021/BXD:

“Mẫu kết cấu, cấu kiện sau khi được cấp giấy chứng nhận kiểm định được sử dụng làm mẫu để sản xuất, nhập khẩu các sản phẩm đưa ra lưu thông trên thị trường”.

Do đó, không yêu cầu cấp giấy chứng nhận kiểm định mẫu kết cấu được bọc bảo vệ bằng các chất hoặc vật liệu chống cháy; mẫu cấu kiện ngăn cháy theo từng dự án, công trình.

Các chủ đầu tư có thể tự do lựa chọn các phương tiện PCCC được nhà sản xuất công bố đã được thử nghiệm, kiểm định mẫu đạt chất lượng theo quy định. 3

THÁO GỠ THẨM DUYỆT PCCC 2023 CV 1091/C07

QCVN 06/BXD:2022 Đã tháo gỡ nhiều vướng mắc khó khăn về việc Thẩm duyệt PCCC 2023 về thiết kế. Được hướng dẫn chi tiết lại Công văn số 1091/C07-P3,P4,P7 ngày 11/4/2023 của Cục Cảnh sát PCCC và CNCH

1. Tháo gỡ Đối với thẩm duyệt PCCC 2023 về thiết kế

1.1. Yêu cầu đối với các thành phần hồ sơ thẩm duyệt thiết kế về PCCC

Đối với thành phần pháp lý của dự án, công trình

  • chứng nhận quyền sử dụng đất, văn bản chứng minh quyền sử dụng đất hợp pháp,
  • quyết định chủ trương đầu tư,
  • văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư,
  • giấy chứng nhận đăng ký đầu tư,
  • văn bản thẩm định thiết kế của cơ quan chuyên môn về xây dựng,…

Tại hồ sơ đề nghị thẩm duyệt chỉ phục vụ kiểm tra thành phần hồ sơ và pháp lý của chủ đầu tư, nội dung để thẩm duyệt thiết kế về PCCC

Chỉ bao gồm các nội dung về kỹ thuật quy định tạ

khoản 5 Điều 13 Nghị định số 136/2020/NĐ-CP, không yêu cầu xem xét các nội dung khá

Tuy nhiên, khi phát hiện có sự sai khác cần kịp thời trao đổi, thông tin đến cơ quan có thẩm quyền (UBND các cấp, Sở Tài nguyên môi trường, Sở Xây dựng,…) để có biện pháp xử lý theo quy định về quản lý đất đai, quy hoạch và cấp phép xây dựng.

thẩm duyệt thiết kế pccc
Thẩm duyệt thiết kế pccc 203

1.2. Tháo gỡ PCCC 2023: Áp dụng quy chuẩn, tiêu chuẩn trong thời điểm chuyển tiếp

– Đối với các công trình đã được góp ý thiết kế cơ sở, thẩm duyệt

– Đối với các công trình đã được góp ý thiết kế cơ sở, thẩm duyệt theo các quy chuẩn, tiêu chuẩn phiên bản trước: 

Thì được tiếp tục áp dụng các quy chuẩn, tiêu chuẩn đó khi thực hiện thẩm duyệt thiết kế kỹ thuật hoặc thẩm duyệt điều chỉnh;

không kiến nghị, yêu cầu phải thiết kế theo các quy chuẩn, tiêu chuẩn mới.

Ví dụ: Công trình đã được góp ý thiết kế cơ sở theo QCVN 06:2021/BXD, chủ đầu tư được lựa chọn tiếp tục sử dụng QCVN 06:2021/BXD để thiết kế kỹ thuật.

Do đó, mặc dù QCVN 06:2022/BXD không quy định giải pháp bọc bảo vệ kết cấu bằng thạch cao, chủ đầu tư vẫn được lựa chọn để áp dụng giải pháp bọc bảo vệ theo phụ lục F của QCVN 06:2021/BXD;

khi nghiệm thu về PCCC đối với nội dung này không yêu cầu giấy chứng nhận kiểm định phương tiện PCCC cho mẫu kết cấu được bọc bảo vệ.

– Đối với công trình đã thực hiện chỉnh sửa thiết kế PCCC theo yêu cầu của cơ quan Cảnh sát PCCC và CNCH theo phiên bản quy chuẩn QCVN trước thì tiếp tục được áp dụng theo phiên bản quy chuẩn đó. Khuyến khích áp dụng phiên bản QCVN 06 hiện hành.

– Công trình đã được thẩm duyệt theo QCVN 06, TCVN 3890, TCVN 7336, TCVN 5738 phiên bản trước,

nay thẩm duyệt điều chỉnh hoặc cải tạo mà thiết kế điều chỉnh, cải tạo không làm thay đổi quy mô, công năng chính của nhà thì cho phép lựa chọn áp dụng phiên bản QCVN 06, TCVN 3890, TCVN 7336, TCVN 5738 tại thời điểm cấp giấy thẩm duyệt để thẩm duyệt điều chỉnh mà không phải sử dụng quy chuẩn, tiêu chuẩn mới để không làm thay đổi giải pháp an toàn cháy tổng thể của công trình,

ngoại trừ các trường hợp chuyển tiếp đã được quy định cụ thể trong từng quy chuẩn, tiêu chuẩn.

– Trường hợp chủ đầu tư, đơn vị thiết kế đề xuất áp dụng một số quy định của quy chuẩn, tiêu chuẩn mới ban hành có yêu cầu thấp hơn so với quy chuẩn, tiêu chuẩn cũ trước đây 

thì có thể nghiên cứu để thẩm duyệt theo nội dung của quy chuẩn, tiêu chuẩn mới. Một số trường hợp cụ thể của QCVN 06:2022/BXD như:

+ Mở rộng diện tích khoang cháy:

Theo quy định của QCVN 06:2021/BXD, nhà sản xuất có kết cấu khung thép mái tôn, bậc chịu lửa IV có diện tích khoang cháy không quá 2.600 m2 (không quá 5.200 m2 khi có chữa cháy tự động), trường hợp chủ đầu tư muốn nâng bậc chịu lửa của công trình để mở rộng diện tích khoang cháy thì phải sử dụng các biện pháp bọc bảo vệ cấu kiện bằng các vật liệu ngăn cháy. Hiện nay có thể hướng dẫn lập hồ sơ thiết kế điều chỉnh áp dụng theo QCVN 06:2022/BXD để được tăng diện tích khoang cháy đến 25.000 m2 và không cần nâng bậc chịu lửa của công trình.

Trường hợp đã kiểm định sơn chống cháy theo Nghị định số 79/2014/NĐ-CP cho từng công trình cụ thể thì tiếp tục thi công và tổ chức nghiệm thu theo giấy chứng nhận kiểm định đã có cho sơn chống cháy. Trường hợp đã thi công sơn chống cháy nhưng chưa kiểm định thì có thể kiểm định bổ sung cho mẫu kết cấu được sơn chống cháy theo quy định của Nghị định số 136/2020/NĐ-CP. Trường hợp đã thi công sơn chống cháy nhưng kiểm định không đạt yêu cầu, nếu không thẩm duyệt điều chỉnh thì có thể lựa chọn 1 số loại sơn chống cháy khác đạt chất lượng để thay thế sơn chống cháy đã thi công hoặc sử dụng các biện pháp bọc bảo vệ khác.

+ Khoảng cách an toàn PCCC:

Theo quy định của QCVN 06:2021/BXD, khoảng cách an toàn PCCC giữa 02 nhà xưởng bậc chịu lửa IV, V yêu cầu không nhỏ hơn 18 m, có thể hướng dẫn thẩm duyệt điều chỉnh áp dụng theo quy định tại Bảng E.3 QCVN 06:2022/BXD để khoảng cách này được giảm xuống, chỉ yêu cầu hơn 6 m khi xác định theo đường giới hoặc đường quy ước.

Tháo gỡ thẩm duyệt PCCC 2023

QCVN 06/BXD:2022 Đã tháo gỡ nhiều vướng mắc khó khăn về việc Thẩm duyệt PCCC 2023 về thiết kế được hướng dẫn chi tiết lại Công văn số 1091/C07-P3,P4,P7 ngày 11/4/2023 của Cục Cảnh sát PCCC và CNCH

Cách xác định khoảng cách an toàn PCCC quy định tại Điều 4.33 và Điều E.1, E.2, E.3 Phụ lục E QCVN 06:2022/BXD: có thể xác định khoảng cách an toàn PCCC giữa các công trình theo quy định tại E.1, E.2 hoặc xác định khoảng cách an toàn đến đường ranh giới theo quy định tại E.3.

+ Giới hạn chịu lửa của tường ngoài không chịu lực:

Theo quy định của QCVN 06:2021/BXD, tường ngoài không chịu lực của các nhà có bậc chịu lửa I yêu cầu có giới hạn chịu lửa E30, có thể hướng dẫn áp dụng quy định tại E.3 Phụ lục E QCVN 06:2022/BXD và chú thích 6 Bảng 4 QCVN 06:2022/BXD để điều chỉnh thiết kế, không yêu cầu giới hạn chịu lửa tường ngoài.

Ví dụ: nhà cao tầng, nhà xưởng khi đã bảo đảm khoảng cách an toàn PCCC và nhà đã trang bị hệ thống chữa cháy tự động thì không cần thiết kế lắp đặt hệ tường, kính mặt ngoài bằng tường, kính chống cháy; các nhà xưởng hạng D, E, công trình thấp tầng (từ 3 tầng trở xuống, chiều cao PCCC dưới 15m) không có hệ thống chữa cháy tự động khi bảo đảm khoảng cách PCCC theo bảng E.3 thì không yêu cầu giới hạn chịu lửa tường mặt ngoài E15.

+ Lối thoát nạn:

Theo quy định của QCVN 06:2021/BXD, các khoang cháy phải có các lối ra thoát nạn độc lập, có thể hướng dẫn áp dụng quy định tại Điều 3.2.4 QCVN 06:2022/BXD để thiết kế, cho phép không quá 50% lối thoát nạn dẫn vào khoang cháy lân cận, qua đó giảm số lối thoát nạn của nhà.

Theo quy định của QCVN 06:2021/BXD, các căn hộ bố trí ở 2 cao trình (căn hộ thông tầng), khi chiều cao của tầng phía trên lớn hơn 18 m thì phải có lối ra thoát nạn từ mỗi tầng, có thể hướng dẫn áp dụng quy định của QCVN 06:2022/BXD để không yêu cầu bố trí lối thoát nạn từ mỗi tầng.

Theo quy định của QCVN 06:2021/BXD, số lối thoát nạn của tầng nhà phải không ít hơn 2 lối trong hầu hết các trường hợp, có thể hướng dẫn áp dụng quy định tại Điều 3.6.2.2 QCVN 06:2022/BXD để chỉ bố trí 01 lối thoát nạn cho các trường hợp công trình có quy mô nhỏ (chiều cao PCCC đến 15 m, diện tích không quá 300 m2 hoặc chiều cao PCCC đến 21 m, diện tích không quá 200 m2), có trang bị hệ thống Sprinkler, số người mỗi tầng không quá 20 người. Ngoài ra tại các khu du lịch có các nhà biệt thự, villa nghỉ dưỡng từ 3 tầng trở xuống cho phép 1 lối ra thoát nạn qua cầu thang hở loại 2 và 1 lối ra khẩn cấp qua ban công.

+ Giao thông phục vụ chữa cháy:

Tại một số địa phương có các cơ sở đặc thù nằm ở vùng đồi núi, sông nước (như biệt thự nghỉ dưỡng ở đồi núi, đảo, cồn cát…), Công an địa phương có thể căn cứ trên đặc điểm hiện trạng của từng khu vực, trang thiết bị phương tiện PCCC hiện có của địa phương mình để phối hợp với cơ quan về xây dựng tại địa phương ban hành các quy định riêng về đường và bãi đỗ cho xe chữa cháy phù hợp với điều kiện phương tiện chữa cháy tại địa phương để tháo gỡ khó khăn vướng mắc cho các công trình này theo quy định tại Điều 7.4 QCVN 06:2022/BXD.

Các công trình dân dụng có chiều cao PCCC không quá 15 m không yêu cầu có bãi đỗ xe chữa cháy, chỉ yêu cầu có đường cho xe chữa cháy tiếp cận đến điểm bất kỳ trên hình chiếu bằng của nhà không lớn hơn 60 m. Đối với công trình nhà chung cư có chiều cao PCCC lớn hơn 15 m chỉ yêu cầu bãi đỗ xe chữa cháy để tiếp cận đến ít nhất toàn bộ một mặt ngoài của mỗi khối nhà.

+ Ngăn cháy lan:

Theo quy định của QCVN 06:2021/BXD, các phần nhà và gian phòng có công năng khác nhau phải được ngăn cháy bằng các kết cấu ngăn cháy, có thể hướng dẫn áp dụng quy định tại Điều 4.5 QCVN 06:2022/BXD để không yêu cầu phải ngăn cháy giữa công năng chính và công năng phụ trợ khi công năng chính chiếm tối thiểu 90% diện tích sàn. Ví dụ: trường hợp nhà xưởng có phần công năng văn phòng phụ trợ chiếm không quá 10% diện tích nhà xưởng thì không yêu cầu phải ngăn cháy giữa khu vực sản xuất và khu vực văn phòng.

+ Cấp nước chữa cháy ngoài nhà:

Theo quy định của QCVN 06:2021/BXD và QCVN 01:2021/BXD về quy hoạch xây dựng, khoảng cách tối thiểu giữa trụ nước chữa cháy ngoài nhà đến công trình là 5 m, có thể hướng dẫn điều chỉnh khoảng cách giữa trụ nước chữa cháy ngoài nhà đến công trình xuống không nhỏ hơn 1 m theo quy định tại Điều 5.1.4.6 QCVN 06:2022/BXD.

1.3. Thẩm duyệt PCCC 2023: Tính toán, thiết kế kết cấu chịu lửa

Đối với các công trình có kết cấu cột bê tông cốt thép, sàn từng tầng bằng bê tông cốt thép (đối với nhà nhiều tầng), bộ phận mái gồm dầm, giàn, xà gồ bằng thép không được bảo vệ, khi trong hồ sơ thiết kế tính toán chỉ rõ bộ phận này không tham gia vào độ bền tổng thể và sự ổn định không gian cho nhà khi có cháy thì có thể xem xét giới hạn chịu lửa các bộ phận này là kết cấu mái (không phải cột chịu lực và các bộ phận chịu lực khác của nhà); khi đó tùy vào giới hạn chịu lửa của các bộ phận này đạt R15, RE115, R30, RE30 thì xác định bậc chịu lửa của nhà là bậc I hoặc bậc II.

Về xác định hệ số tiết diện Am/V hoặc tính toán R8 với kết cấu thép không bọc bảo vệ khi giới hạn chịu lửa tối thiểu của cấu kiện yêu cầu là R/REI 15 thì chỉ cần yêu cầu chủ đầu tư, tư vấn thiết kế thể hiện tính toán trên hồ sơ thiết kế và kết luận về giới hạn chịu lửa của kết cấu, cán bộ thẩm duyệt không cần thiết phải kiểm tra, đối chiếu lại.

Tường ngoài làm bằng tôn được xác định có giới hạn chịu lửa E15, RE15 khi hồ sơ thiết kế có thuyết minh. Đồng thời không yêu cầu phải thử nghiệm để chứng minh giới hạn chịu lửa cho các bộ phận này khi kiểm tra kết quả nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy.

Các tấm lợp mái công trình khi không tham gia vào chịu lực của bộ phận mái thì không yêu cầu về R. Những trường hợp như nhà xưởng nằm độc lập, cách xa nhau, xa khu dân cư, nhà và các công trình khác mà có thể đánh giá loại trừ được khả năng cháy lan thì có thể xem xét giảm tiêu chí E đối với mái.

1.4. Giải pháp ngăn cháy Tháo gỡ Thẩm duyệt PCCC 2023

Đối với công trình theo quy định tại 3.4.16 QCVN 06:2022/BXD đã bố trí đủ thang thoát nạn bảo đảm theo quy định, cho phép bố trí cầu thang bộ loại 2 không dùng để thoát nạn nối từ tầng sảnh tầng 1 lên các tầng trên khi bảo đảm các yêu cầu sau:

– Sảnh tầng 1 được ngăn cách với các hành lang và các gian phòng liền kề bằng vách ngăn cháy loại 1; các sảnh trên không được bố trí chất cháy.

– Tại các tầng phía trên, cầu thang bộ loại 2 phải được ngăn cách bằng các vách ngăn cháy loại 1 hoặc bộ phận bao che hành lang nối với cầu thang bộ loại 2 là vách ngăn cháy loại 1.

1.5. Giải pháp thoát nạn

Bộ phận bao che đường thoát nạn của các hành lang bên cho phép không yêu cầu giới hạn chịu lửa và cơ cấu tự đóng cho các cửa mở ra hành lang này theo quy định tại Điều 3.3.5, 3.2.11 QCVN 06:2022/BXD; không yêu cầu phân chia các hành lang bên có chiều dài trên 60 m bằng các vách ngăn cháy loại 2.

1.6. Trang bị phương tiện PCCC

TCVN 3890:2023 đã có một số nội dung giảm bớt so với 3890:2009 như bỏ bớt đối tượng phải làm cấp nước ngoài nhà; không yêu cầu trang bị hệ thống báo cháy, chữa cháy tự động cho các gia 1 phòng có hạng nguy hiểm cháy D, E; diện tích yêu cầu trang bị chữa cháy tự động cho các gian phòng sản xuất có hạng nguy hiểm cháy C tăng lên 1.000 m2. Đối với gian phòng trong nhà sản xuất, nhà kho đã trang bị hệ thống chữa cháy tự động có kết nối liên động với trung tâm báo cháy thì cho phép không trang bị đầu báo cháy tự động. Do đó có thể hướng dẫn áp dụng quy định của TCVN 3890:2023 để thẩm duyệt điều chỉnh giảm bớt việc trang bị cho chủ đầu tư.

1.7. Tháo gỡ Thẩm duyệt PCCC 2023: Giải pháp chống tụ khói

– Yêu cầu đối với hệ thống cấp không khí bù theo Phụ lục D QCVN 06:2022/BXD:

Các yêu cầu về kỹ thuật của hệ thống đã quy định tại Phụ lục D QCVN 06:2022/BXD. Để thiết kế chi tiết hệ thống, cần hướng dẫn chủ đầu tư, đơn vị thiết kế nghiên cứu, áp dụng tiêu chuẩn nước ngoài theo quy định tại Điều 8 Nghị định 15/2021/NĐ-CP ngày 03/3/2021, không yêu cầu phải được Bộ Công an chấp thuận theo quy định tại khoản 5 Điều 8 Luật Phòng cháy và chữa cháy năm 2013 do đây không phải là hệ thống PCCC.

Công văn số 1091/C07-P3,P4,P7 ngày 11/4/2023 của Cục Cảnh sát PCCC và CNCH

Thẩm duyệt PCCC 2023

Một số quy định cụ thể của hệ thống cấp khí bù quy định tại QCVN 06:2022/BXD:

+ Không khí bù theo cơ chế tự nhiên có thể cấp vào qua các lỗ mở trên tường bao che ngoài hoặc qua các giếng cấp không khí với van được dẫn động tự động và dẫn động từ xa. Các lỗ mở phải được bố trí ở phần dưới của gian phòng được bảo vệ. Để bù không khí cho các sảnh thông tầng và hành lang bao quanh sảnh thông tầng có thể sử dụng các lỗ cửa đi của lối thoát nạn trực tiếp ra ngoài trời, khi đó các cửa này phải được điều khiển tự động từ xa. Tổng diện tích thông khí của các lỗ cửa mở phải được xác định phù hợp với D.4 và đáp ứng yêu cầu vận tốc dòng khí đi qua các lỗ cửa không vượt quá 6 m/s;

+ Hệ thống cấp không khí chống khói theo cơ chế cưỡng bức có thể được thiết kế độc lập hoặc sử dụng chính các hệ thống cấp không khí vào khoang đệm ngăn cháy hoặc các giếng thang máy (trừ các giếng thang máy chữa cháy và buồng thang bộ N2);

+ Phải cấp khí bù vào phần dưới của các gian phòng và hành lang được bảo vệ bằng hệ thống hút xả khói, nhằm bù lại khối tích khói đã bị hút xả ra ngoài (phần dưới của các gian phòng hoặc hành lang là phần của gian phòng hoặc hành lang nằm dưới lớp khói khi có cháy, được bảo vệ bởi hệ thống hút xả khói và cấp không khí chống khói);

+ Khoảng cách tối thiểu giữa cửa thu khói của hệ thống hút xả khói và cửa cấp không khí của hệ thống cấp không khí chống khói nêu trong đoạn i) của D.10 không nhỏ hơn 1,5 m theo phương đứng;

+ Giới hạn chịu lửa của đường ống cấp quy định tại điểm b) Mục D.13 QCVN 06:2022/BXD (EI 30 trong phạm vi khoang cháy phục vụ và EI 120 đối với khu vực ngoài khoang cháy);

+ Hệ thống cấp khí bù phải được kích hoạt hoạt động đồng thời hoặc ngay sau khi hệ thống hút khói hoạt động.

Nội dung chi tiết về tính toán thiết kế hệ thống đã được quy định cụ thể tại một số tiêu chuẩn như NFPA 92:2021 của Mỹ, tiêu chuẩn SP 7.13130.2020, SP 60.13330.2020 của Nga, các địa phương có thể hướng dẫn chủ đầu tư, nhà thầu nghiên cứu để lựa chọn, tính toán. Căn cứ trên kết quả tính toán thể hiện tại hồ sơ để chấp thuận thẩm duyệt.

Trường hợp thiết kế sử dụng hệ thống tăng áp của thang bộ, thang máy

để cấp khí bù cho công trình thì cần phải tính toán quạt bảo đảm tổng công suất yêu cầu để cấp cho thang bộ, thang máy (bảo đảm duy trì áp suất 20 đến 50 Pa khi có cháy) và cấp đủ lượng khí bù.

– Yêu cầu đối với thông gió tự nhiên: Chú thích 3 D.2 Phụ lục D QCVN 06:2022/BXD có quy định khoảng cách giữa 2 kết cấu không lớn hơn 40 m với trường hợp bố trí các ô cửa mở nằm ở hai kết cấu xây dựng ngoài đối diện nhau. Quy định về khoảng cách giữa hai kết cấu nêu trên là quy định đối với gian phòng. Do đó, đối với công trình không có quy định về khoảng cách tối đa cho phép giữa hai kết cấu bên ngoài. Để thông gió tự nhiên được phép áp dụng cho các công trình có chiều rộng trên 40 m, trên cơ sở tính toán phù hợp.

Trong các nhà nhiều tầng, được phép áp dụng giải pháp thông gió tự nhiên cho hành lang, gian phòng khi thiết kế bảo đảm theo quy định tại các chú thích nêu tại D.2

1.8. Tháo gỡ Thẩm duyệt PCCC 2023 Cấp nước chữa cháy ngoài nhà cho một số loại hình công trình đặc thù

– Đối với hệ thống cấp nước chữa cháy ngoài nhà cho cơ sở sản xuất, kinh doanh, bảo quản, vật liệu nổ công nghiệp và tiền chất thuốc nổ; kho dầu mỏ và sản phẩm dầu mỏ, kho khí đốt áp dụng theo các quy định của quy chuẩn, tiêu chuẩn chuyên ngành như QCVN 01:2019/BCT (về vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ), TCVN 5307:2009 (về kho dầu mỏ và sản phẩm dầu mỏ) để yêu cầu lưu lượng và khối tích nước chữa cháy.

– Đối với hệ thống cấp nước chữa cháy ngoài nhà cho cửa hàng xăng dầu, cửa hàng kinh doanh khí đốt áp dụng Bảng 8 QCVN 06:2022/BXD để xác định lưu lượng cho đối tượng nhà bán hàng của các cơ sở này (5 l/s khi ở vùng nông thôn, 10 l/s khi ở thành thị), trong đó được phép sử dụng cấp nước chữa cháy ngoài nhà từ trụ nước chữa cháy, ao hồ tự nhiên hoặc các bể nước trong bán kính 200 m.

(Theo Công văn hướng dẫn của Cục cảnh sát PCCC)

TRÁCH NHIỆM PCCC CỦA NGƯỜI ĐỨNG ĐẦU TỔ CHỨC

Trách nhiệm PCCC, CNCH của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, cơ sở bao gồm: trang bị an toàn pccc, thành lập đội pccc, tổ chức tuyên truyền, huấn luyện, chỉ huy chữa cháy, diễn tập nội quy, phương án pccc và cứu nạn cứu hộ

Được quy định tại Điều 5 Luật PCCC, được cụ thể hóa tại Nghị định số 136/2020/NĐ-CP ngày 24/11/2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật PCCC và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật PCCC (Nghị định số 136/2020/NĐ-CP),

Nghị định số 83/2017/NĐ-CP ngày 18/7/2017 của Chính phủ quy định về công tác cứu nạn, cứu hộ của lực lượng PCCC (Nghị định số 83/2017/NĐ-CP) và Thông tư số 149/2020/TT-BCA ngày 31/12/2020 của Bộ Công an quy định chi tiết thi hành một số điều và biện pháp thi hành Luật PCCC và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật PCCC và Nghị định số 136/2020/NĐ-CP ngày 24/11/2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật PCCC và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật PCCC (Thông tư số 149/2020/TT-BCA),

Thông tư số 08/2018/TT-BCA ngày 05/3/2018 của Bộ Công an quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 83/2017/NĐ-CP ngày 18/7/2017 quy định về công tác cứu nạn, cứu hộ của lực lượng PCCC (Thông tư số 08/2018/TT-BCA) và văn bản pháp luật khác có liên quan.

Căn cứ theo quy định của pháp luật về PCCC và quy mô, tính chất hoạt động, số lượng cán bộ, công nhân viên, người đứng đầu cơ quan, tổ chức, cơ sở (người đứng đầu cơ sở) trực tiếp tổ chức thực hiện hoặc phân công chức trách, nhiệm vụ trong thực hiện công tác PCCC, CNCH cho cá nhân, đơn vị thuộc phạm vi quản lý thực hiện, cụ thể như sau:

1. Tổ chức tuyên truyền, phổ biến kiến thức về PCCC và CNCH; xây dựng phong trào toàn dân tham gia hoạt động PCCC, CNCH

Nội quy, trách nhiệm PCCC

(căn cứ pháp luật: Điểm a khoản 3 Điều 5, khoản 2 Điều 6 Luật PCCC; khoản 2 Điều 7 Nghị định số 83/2017/NĐ-CP).

1.1. Xây dựng kế hoạch (tham khảo Mẫu số 06) và phê duyệt kinh phí tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật, kiến thức về PCCC và CNCH hằng năm.

– Việc tuyên truyền do cơ sở thực hiện hoặc đề nghị cơ quan Công an, cơ sở kinh doanh dịch vụ huấn luyện, hướng dẫn về nghiệp vụ PCCC thực hiện.

– Nội dung tuyên truyền phải phù hợp với đối tượng, tính chất nguy hiểm cháy, nổ của cơ sở và tập trung vào một số nội dung sau: Quy định của pháp luật về PCCC và CNCH; tính chất, đặc điểm nguy hiểm cháy, nổ và các biện pháp phòng ngừa cháy, nổ, sự cố, tai nạn; nội quy về PCCC, CNCH; kiến thức và kỹ năng thoát nạn, cứu nạn, sử dụng phương tiện, thiết bị PCCC, CNCH… được trang bị tại cơ sở.

1.2. Tổ chức các hoạt động phong trào toàn dân tham gia PCCC và CNCH thông qua các hình thức:

– Phát động thành phong trào thi đua thực hiện công tác PCCC và CNCH trong toàn cơ sở;

– Tổ chức thi đua giữa các đơn vị, bộ phận của cơ sở, trong đó có nội dung cam kết bảo đảm an toàn PCCC, phòng ngừa sự cố, tai nạn;

– Tổ chức các hoạt động hưởng ứng Ngày toàn dân PCCC (04/10), Tháng hành động về An toàn vệ sinh lao động hằng năm.

1.3. Cập nhật kết quả tổ chức tuyên truyền,

xây dựng phong trào toàn dân PCCC, CNCH trong hồ sơ, tài liệu của của cơ sở (tham khảo Mẫu số 01).

2. Thành lập, quản lý, bảo đảm điều kiện hoạt động của lực lượng PCCC cơ sở, chuyên ngành

(căn cứ pháp luật: Khoản 2 Điều 5 và khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều 31 Nghị định số 136/2020/NĐ-CP)

2.1. Ban hành quyết định thành lập đội PCCC cơ sở, chuyên ngành

(tham khảo Mẫu số 02) và quy chế hoạt động (tham khảo Mẫu số 03) đối với cơ sở thuộc Phụ lục III Nghị định số 136/2020/NĐ-CP; văn bản quy định và phân công chức trách, nhiệm vụ PCCC và CNCH đối với cơ sở thuộc Phụ lục IV Nghị định số 136/2020/NĐ-CP (tham khảo Mẫu số 04). Lưu ý:

– Trách nhiệm PCCC Đối tượng phải thành lập Đội PCCC cơ sở, gồm: Khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, cụm công nghiệp có diện tích dưới 50 ha; cơ sở quy định tại Phụ lục III Nghị định số 136/2020/NĐ-CP.

– Đối tượng phải thành lập Đội PCCC chuyên ngành, gồm: Các cơ sở được quy định tại khoản 3 Điều 44 Luật PCCC và Điều 13 Thông tư số 149/2020/TT-BCA.

– Đối tượng không bắt buộc phải thành lập Đội PCCC cơ sở, gồm:

+ Cơ sở quy định tại Phụ lục IV Nghị định số 136/2020/NĐ-CP (phải có phân công nhiệm vụ PCCC và CNCH cho người làm việc tại cơ sở).

+ Trạm biến áp được vận hành tự động quy định tại điểm g khoản 3 Điều 31 Nghị định số 136/2020/NĐ-CP.

– Việc phân công nhiệm vụ cho đội PCCC cơ sở, chuyên ngành bảo đảm theo quy định tại Điều 45 Luật PCCC, Điều 27 Nghị định số 83/2017/NĐ-CP và yêu cầu PCCC và CNCH của cơ sở.

2.2. Bố trí, hoạt động của đội PCCC cơ sở, chuyên ngành:

– Bố trí lực lượng PCCC cơ sở, chuyên ngành phù hợp với số người làm việc tại cơ sở và phải bảo đảm tối thiểu theo quy định tại khoản 3 Điều 31 Nghị định số 136/2020/NĐ-CP. Lưu ý:

+ Cơ sở có nhiều phân xưởng, bộ phận làm việc độc lập có trên 100 người thường xuyên làm việc thì mỗi bộ phận, phân xưởng có 01 tổ PCCC cơ sở, chuyên ngành; biên chế của tổ tối thiểu 05 người, trong đó có 01 tổ trưởng (việc thành lập tổ PCCC phải thể hiện rõ trong quyết định, quy chế hoạt động do người đứng đầu cơ sở ban hành).

+ Cơ sở được trang bị phương tiện chữa cháy cơ giới thì biên chế đội PCCC cơ sở, chuyên ngành phải bảo đảm duy trì số người thường trực đáp ứng theo cơ số của phương tiện chữa cháy cơ giới.

– Đội viên đội PCCC, người được phân công nhiệm vụ PCCC của cơ sở: Là người làm việc thường xuyên tại cơ sở; đáp ứng yêu cầu về độ tuổi, sức khỏe theo pháp luật lao động; có Chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ PCCC và CNCH…

– Đội PCCC cơ sở, chuyên ngành hoạt động theo chế độ chuyên trách hoặc không chuyên trách.

2.3. Tổ chức thường trực chữa cháy, CNCH

– Bố trí địa điểm (trạm/gian phòng) bảo đảm đủ diện tích tối thiểu cho người và phương tiện, thiết bị chữa cháy, CNCH trực, làm việc.

– Có phương tiện, thiết bị phục vụ trực, nhận tin, báo cháy, sự cố, tai nạn, như: Bàn, ghế, điện thoại, bộ đàm; danh bạ điện thoại của cá nhân, đơn vị có liên quan; bản vẽ sơ đồ về giao thông, nguồn nước phục vụ chữa cháy, hạng mục, dây chuyền công nghệ trong cơ sở; phương án chữa cháy, phương án CNCH của cơ sở…

– Bố trí số lượng đội viên trực trong 01 ca phải bảo đảm thực hiện các nhiệm vụ: Trực tiếp nhận, xử lý thông tin; trực chữa cháy, trực CNCH; cơ sở được trang bị phương tiện chữa cháy cơ giới thì bố trí số người trực phải đáp ứng đủ cơ số người theo phương tiện chữa cháy cơ giới.

Việc phân công lực lượng, phương tiện trực, bàn giao ca trực… cần được ghi nhận rõ trong sổ sách.

2.4. Định kỳ rà soát, kiện toàn đội viên của đội PCCC cơ sở, chuyên ngành và người được phân công nhiệm vụ PCCC của cơ sở bảo đảm số lượng theo quy định (cập nhật trong Quyết định).

Quyết định, quy chế hoạt động của Đội PCCC cơ sở, chuyên ngành phải gửi đến cơ quan Công an trực tiếp quản lý cơ sở và lưu trong hồ sơ theo dõi, quản lý hoạt động PCCC và CNCH của cơ sở.

3. Ban hành nội quy, biện pháp về PCCC và CNCH

(căn cứ pháp luật: khoản 1 Điều 5 Thông tư số 149/2020/TT-BCA, Điều 5 Thông tư số 08/2018/TT-BCA)

3.1. Ban hành nội quy PCCC, CNCH

(tham khảo Mẫu số 05), nội dung phải đáp ứng các yêu cầu sau:

3.1.1. Quy định việc quản lý, sử dụng điện, nguồn lửa, nguồn nhiệt, chất dễ cháy, nổ, thiết bị, dụng cụ sinh lửa, sinh nhiệt phù hợp với cơ sở.

3.1.2. Quy định trách nhiệm quản lý, bảo quản, bảo dưỡng, sử dụng phương tiện, thiết bị PCCC,

căn cứ Thông tư số 17/2021/TT-BCA ngày 05/02/2021 và TCVN 3890.

3.1.3. Quy định những hành vi bị nghiêm cấm, căn cứ theo Điều 13 Luật PCCC.

3.1.4. Các hành vi bị nghiêm cấm

căn cứ theo Điều 6 Nghị định số 83/2017/NĐ-CP.

3.1.5. Những việc phải làm khi có cháy, nổ xảy ra:

Báo cháy, triển khai chữa cháy…, căn cứ theo Điều 14 Luật PCCC.

3.1.6. Những việc phải làm khi xảy ra sự cố, tai nạn,

nội dung căn cứ theo khoản 1 Điều 13 Nghị định số 83/2017/NĐ-CP;

3.1.7. Việc bảo quản, sử dụng trang thiết bị, phương tiện, dụng cụ cứu nạn, cứu hộ

(Điều 29 Nghị định số 83/2017/NĐ-CP);

Lưu ý:

– Nội quy về PCCC, CNCH có thể được ban hành chung trong một nội quy hoặc ban hành thành các nội quy riêng.
– Cơ sở có nhiều khu vực hoặc hạng mục có tính chất nguy hiểm cháy, nổ khác nhau (gara để xe; trung tâm thương mại; văn phòng; nhà xưởng sản xuất, kho chứa…) thì nội dung của nội quy phải phù hợp với đặc điểm của từng hạng mục, khu vực (ban hành 01 Quyết định kèm theo nội quy của từng hạng mục, khu vực).
– Cơ sở có nhiều cơ quan, tổ chức cùng hoạt động: Người đứng đầu cơ sở ban hành và tổ chức thực hiện nội quy PCCC, CNCH chung; người đứng đầu cơ quan tổ chức hoạt động trong phạm vi của cơ sở có trách nhiệm thực hiện nội quy của cơ sở và ban hành nội quy phù hợp với khu vực thuộc phạm vi quản lý.

3.2. Ban hành sơ đồ chỉ dẫn về PCCC;

Trách nhiệm PCCC của người đứng đầu cơ sở phải ban hành biển cấm, biển báo, biển chỉ dẫn về PCCC và CNCH bảo đảm các nội dung quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 5 Thông tư số 149/2020/TT-BCA.

3.3. Tổ chức thực hiện nội quy an toàn, sơ đồ chỉ dẫn, biển cấm, biển báo, biển chỉ dẫn về PCCC và CNCH:

– Phổ biến nội quy, quy định… cho CBCNV tại cơ sở.

– Niêm yết ở những nơi dễ thấy để mọi người biết và chấp hành, trong đó: Sơ đồ chỉ dẫn về PCCC niêm yết tại phòng nghỉ khách sạn, căn hộ (cửa gian phòng); tại vị trí bị che khuất hoặc giao nhau trên đường, lối thoát nạn; biển cấm, biển báo, biển chỉ dẫn về PCCC và CNCH niêm yết tại nơi sản xuất, bảo quản, sử dụng vật liệu nổ, xăng, dầu, LPG, hóa chất dễ cháy, nổ.

– Quyết định và nội quy được lưu trong hồ sơ theo dõi, quản lý hoạt động về PCCC và CNCH của cơ sở.

4. Tổ chức thực hiện, kiểm tra, giám sát việc chấp hành quy định về PCCC và CNCH

(Căn cứ pháp luật: Điều 45 Luật PCCC; khoản 3 Điều 16 Nghị định 136/NĐ-CP; khoản 1 Điều 12 Nghị định số 83/2017/NĐ; Điều 8 Thông tư số 149/2020/TT-BCA).

4.1. Ban hành quy định hoặc kế hoạch kiểm tra an toàn về PCCC và CNCH

thường xuyên (tham khảo Mẫu số 06) đối với cơ sở thuộc phạm vi quản lý. Trong đó, cần quy định cụ thể thời gian, hình thức, nội dung kiểm tra thường xuyên về PCCC, kiểm tra định kỳ, đột xuất về CNCH phù hợp với đặc điểm của cơ sở; phân công chức trách, nhiệm vụ cho đơn vị, cá nhân thực hiện; chế tài xử phạt các hành vi vi phạm; khen thưởng, kỷ luật…

4.2. Trách nhiệm PCCC của người được phân công nhiệm vụ

Người được phân công nhiệm vụ có trách nhiệm tổ chức kiểm tra theo quy định, kế hoạch đã được phê duyệt, cụ thể:

4.2.1. Chuẩn bị hồ sơ, tài liệu và phương tiện, thiết bị, thử nghiệm hệ thống, thiết bị PCCC… phục vụ kiểm tra.

4.2.2. Kiểm tra việc duy trì điều kiện an toàn về PCCC

theo quy định tại khoản 2 Điều 16 Nghị định số 136/2020/NĐ-CP và các biện pháp phòng ngừa sự cố, tai nạn theo quy định của Nghị định số 83/2018/NĐ-CP.

4.2.3. Ghi nhận kết quả kiểm tra.

Kết thúc kiểm tra tổng hợp kết quả, đánh giá ưu điểm và những tồn tại, nguy cơ mất an toàn về PCCC, sự cố, tai nạn; ghi nhận kết quả kiểm tra bằng phiếu hoặc biên bản kiểm tra…. (tham khảo Mẫu số 07). Trong đó, kết quả kiểm tra phải thể hiện các nội dung cơ bản sau:

– Phạm vi được kiểm tra;

– Ghi nhận và đánh giá những tồn tại, nguy cơ mất an toàn về PCCC, sự cố, tai nạn (nếu có), đề xuất các biện pháp thực hiện;

– Các nội dung khác có liên quan (nếu có).

4.3. Kết thúc kiểm tra:

Người được phân công thực hiện kiểm tra, phải báo cáo kết quả kiểm tra cho lãnh đạo đơn vị trực tiếp quản lý, lãnh đạo cơ sở để nắm bắt, chỉ đạo khắc phục các thiếu sót, vi phạm tại cơ sở.

4.4. Báo cáo kết quả kiểm tra an toàn về PCCC

Trách nhiệm PCCC Định kỳ 06 tháng, xây dựng báo cáo kết quả kiểm tra an toàn về PCCC

(tham khảo Mẫu số 08) đối với cơ sở quy định tại Phụ lục III Nghị định số 136/2020/NĐ-CP theo quy định tại điểm b khoản 3 Điều 16 Nghị định này và gửi cơ quan Công an quản lý trực tiếp, gồm các nội dung cơ bản sau:

– Kết quả tự kiểm tra duy trì điều kiện an toàn về PCCC và CNCH;

– Kết quả thực hiện các yêu cầu, kiến nghị của cơ quan có thẩm quyền;

– Các nội dung khác (nếu có).

4.4. Kết quả kiểm tra PCCC

Kết quả kiểm tra, báo cáo kết quả kiểm tra được lưu trong hồ sơ hồ sơ theo dõi, quản lý hoạt động PCCC và CNCH.

5. Bảo đảm kinh phí cho hoạt động PCCC, CNCH;

Phải trang bị và duy trì hoạt động của phương tiện PCCC Dự trù và phê duyệt nguồn kinh phí hằng năm để bảo đảm cho hoạt động PCCC của cơ sở, cụ thể:

5.1. Bảo trì bảo dưỡng trang thiết bị

Trang bị, bảo dưỡng, sửa chữa, thay thế các hệ thống, thiết bị PCCC, CNCH tại cơ sở đã bị hư hỏng.

5.2. Trang bị phương tiện PCCC cho Đội PCCC cơ sở, chuyên ngành

theo quy định tại Thông tư số 150/2020/TT-BCA ngày 31/12/2020 của Bộ Công an.

5.3. Bảo đảm chế độ, chính sách cho đội viên Đội PCCC cơ sở

theo quy định của Thông tư liên tịch số 52/2015/TTLT-BLĐTBXH-BCA-BTC.

5.4. Tổ chức tuyên truyền, xây dựng phong trào toàn dân tham gia PCCC và CNCH

Huấn luyện nghiệp vụ PCCC và CNCH; xây dựng và tổ chức thực tập phương án chữa cháy, phương án CNCH; tổ chức chữa cháy, CNCH và các hoạt động khác có liên quan đến công tác PCCC và CNCH.

LUẬT PCCC 2013
phương án pccc cơ sở

6. Xây dựng, thực tập phương án chữa cháy, phương án CNCH

(Căn cứ pháp lý: khoản 1, 2 và khoản 4 Điều 19 Nghị định số 136/2020/NĐ-CP và khoản 1 Điều 9 Thông tư số 149/2020/TT-BCA; khoản 1, 3 và khoản 4 Điều 9 và mẫu số 04 ban hành kèm theo Nghị định số 83/2017/NĐ-CP)

6.1. Xây dựng, chỉnh lý, bổ sung phương án chữa cháy

6.1.1. Xây dựng phương án chữa cháy của cơ sở

theo mẫu và nội dung quy định, giả định được tình huống phức tạp nhất và tình huống đặc trưng phù hợp với cơ sở như: Tầng hầm, tầng trên cao, khu vực có nguy cơ cháy, nổ cao…:

– Đối với cơ sở quy định tại Phụ lục IV Nghị định số 136/2020/NĐ-CP: Tổ chức xây dựng và phê duyệt phương án chữa cháy của cơ sở (khoản 1 Điều 9 Thông tư số 149/2020/TT-BCA).

– Đối với cơ quy định tại Phụ lục III Nghị định số 136/2020/NĐ-CP: Tổ chức xây dựng, duyệt phương án và lập hồ sơ đề nghị cơ quan Công an trực tiếp quản lý cơ sở phê duyệt (Phòng Cảnh sát PCCC và CNCH hoặc Công an cấp huyện).

6.1.2. Bổ sung, chỉnh lý phương án

khi có thay đổi về quy mô, tính chất, đặc điểm nguy hiểm về cháy, nổ, độc và các điều kiện liên quan đến hoạt động chữa cháy và thực hiện thủ tục phê duyệt phương án theo quy định.

6.2. Xây dựng, chỉnh lý, bổ sung phương án CNCH

6.2.1. Xây dựng phương án CNCH của cơ sở

theo mẫu và nội dung quy định, giả định được tình huống sự cố, tai nạn phức tạp nhất, đặc trưng tại cơ sở; tổ chức phê duyệt phương án.

6.2.2. Bổ sung, chỉnh lý phương án khi có thay đổi

về tính chất, đặc điểm sự cố, tai nạn có thể xảy ra và các điều kiện liên quan đến hoạt động CNCH.

6.3. Phổ biến và tổ chức thực tập phương án:

6.3.1. Phổ biến phương án PCCC cơ sở

Trách nhiệm PCCC Tổ chức phổ biến phương án đã được phê duyệt cho đội PCCC cơ sở, CBCNV

(thông qua các buổi tuyên truyền, huấn luyện nghiệp vụ…);

6.3.2. Xây dựng kế hoạch

(tham khảo Mẫu số 06), bảo đảm kinh phí và các điều kiện để tổ chức thực tập phương án.

– Việc thực tập phương án được tổ chức: Định kỳ ít nhất 01 lần/ 01 năm đối với phương án chữa cháy; ít nhất hai năm một lần đối với phương án CNCH; đột xuất khi có yêu cầu bảo đảm về an toàn PCCC đối với các sự kiện đặc biệt về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội tổ chức ở địa phương.

– Mỗi lần thực tập phương án chữa cháy có thể thực tập một hoặc nhiều tình huống khác nhau, nhưng phải bảo đảm tất cả các tình huống trong phương án lần lượt được tổ chức thực tập. Lực lượng, phương tiện có trong phương án khi được huy động thực tập phải tham gia đầy đủ.

6.3.3. Tổ chức rút kinh nghiệm và có báo cáo kết quả tổ chức thực tập phương án

(tham khảo Mẫu số 08).

6.3.4. Quản lý, sử dụng phương án:

– Phương án chữa cháy, phương án CNCH, kế hoạch tổ chức thực tập phương án, báo cáo kết quả thực tập phương án của cơ sở được gửi đến cơ quan Công an trực tiếp quản lý cơ sở.

– Phương án, kế hoạch, báo cáo kết quả thực tập phương án lưu trong hồ sơ theo dõi, quản lý hoạt động PCCC, CNCH của cơ sở.

6.3.5. Thực tập phương án PCCC cơ sở

Tham gia thực tập phương án chữa cháy, phương án CNCH của cơ quan Công an đối với các cơ sở khác khi được huy động.

7. Huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ PCCC và CNCH

(Căn cứ pháp lý: Điều 33 Nghị định số 136/2020/NĐ-CP. Điều 11 Nghị định số 83/2017/NĐ-CP)

7.1. Xây dựng kế hoạch

(tham khảo Mẫu số 06), bảo đảm kinh phí và các điều kiện để tổ chức tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ PCCC và CNCH cho các đối tượng thuộc phạm vi quản lý. Lưu ý:

– Về PCCC: Đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 33 Nghị định số 136/2020/NĐ-CP.

– Về CNCH: Lực lượng PCCC cơ sở, chuyên ngành và đối tượng khác theo yêu cầu (khoản 1 Điều 11 Nghị định số 83/2017/NĐ-CP).

7.2. Đề nghị cơ quan Công an hoặc Cơ sở huấn luyện, hướng dẫn về nghiệp vụ PCCC

đã được xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ PCCC tổ chức huấn luyện. Trong đó:

– Trường hợp đề nghị cơ quan Công an huấn luyện: Lập hồ sơ đề nghị và gửi cơ quan Công an theo quy định tại điểm b khoản 5 và khoản 8 Điều 33 Nghị định số 136/2020/NĐ-CP.

– Trường hợp đề nghị cơ sở huấn luyện: Lập hồ sơ đề nghị theo quy định tại điểm a khoản 5 Điều 33 Nghị định số 136/2020/NĐ-CP và gửi cơ sở.

7.3. Khi Chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ PCCC, CNCH của cá nhân thuộc phạm vi quản lý bị hư hỏng, mất

cơ sở hoặc cá nhân lập hồ sơ đề nghị cấp đổi, cấp lại Chứng nhận theo quy định tại khoản 6, 7 và khoản 8 Điều 33 Nghị định số 136/2020/NĐ-CP.

7.4. Cập nhật, thống kê công tác huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ PCCC và CNCH

(tham khảo Mẫu số 01); Quyết định cấp Chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ hoặc bản sao Chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ được lưu trong hồ sơ theo dõi, quản lý hoạt động PCCC, CNCH của cơ sở.

Chỉ huy chữa cháy
Chỉ huy chữa cháy

8. Tổ chức chữa cháy, CNCH

8.1. Nhanh chóng báo động

Khi xảy ra cháy, nổ, sự cố, tai nạn thì người phát hiện phải nhanh chóng báo động cho mọi người xung quanh, lãnh đạo cơ sở biết để chữa cháy, CNCH và báo cho lực lượng Cảnh sát PCCC theo số điện thoại 114; sử dụng phương tiện, thiết bị tại chỗ để chữa cháy, CNCH.

8.2.Chỉ huy chữa cháy

Trách nhiệm PCCC Người chỉ huy chữa cháy, CNCH: Đội trưởng đội PCCC cơ sở, chuyên ngành; người đứng đầu cơ sở (khi lực lượng Cảnh sát PCCC và CNCH chưa đến) có nhiệm vụ chỉ huy lực lượng PCCC cơ sở thực hiện các công việc sau:

– Hướng dẫn người trong khu vực cháy, nổ, sự cố, tai nạn di chuyển ra khu vực an toàn. Trường hợp, có người bị nạn, bị thương phải ưu tiên cứu người ra nơi an toàn.

– Cắt điện và triển khai lực lượng, phương tiện để chữa cháy, CNCH;

– Trường hợp lực lượng PCCC cơ sở đã hoàn thành việc chữa cháy, CNCH trước khi lực lượng Cảnh sát PCCC đến, cơ sở phải báo ngay cho lực lượng Cảnh sát PCCC và CNCH biết.

8.3. Phối hợp chữa cháy

Khi lực lượng Cảnh sát PCCC đến hiện trường, người chỉ huy chữa cháy của cơ sở phải cung cấp thông tin, báo cáo tình hình và công tác tổ chức chữa cháy, CNCH của cơ sở. Khi đó lực lượng của cơ sở có trách nhiệm:

– Bố trí người phù hợp tham gia Ban Tham mưu chữa cháy khi có yêu cầu.

– Thực hiện nhiệm vụ chữa cháy, CNCH theo phân công của chỉ huy lực lượng Cảnh sát PCCC.

8.4. Trách nhiệm báo cáo vụ cháy nổ

Trách nhiệm PCCC của người chỉ huy PCCC Báo cáo vụ cháy, nổ gửi Cơ quan Công an trực tiếp quản lý cơ sở hoặc cơ quan, tổ chức cấp trên (tham khảo Mẫu số 08).

9. Thực hiện một số quy định khác

9.1. Trách nhiệm PCCC trong đầu tư xây dựng

Trong quá trình hoạt động của cơ sở, khi thực hiện xây dựng mới hạng mục công trình; cải tạo hoặc thay đổi tính chất sử dụng hoặc tăng quy mô của cơ sở có ảnh hưởng đến một trong các yêu cầu an toàn PCCC quy định tại Điều 11 Nghị định số 136/2020/NĐ-CP, phải thực hiện như sau:

9.1.1. Đối với công trình theo quy định tại Phụ lục V Nghị định số 136/2020/NĐ-CP.

– Lập hồ sơ thiết kế về PCCC và trình cơ quan Cảnh sát PCCC thẩm duyệt theo quy định (khoản 4, khoản 6 Điều 13 Nghị định số 136/2020/NĐ-CP).

– Tổ chức thi công, bảo đảm an toàn về PCCC đối với công trình xây dựng; tổ chức nghiệm thu về PCCC và gửi hồ sơ đề nghị kiểm tra nghiệm thu về PCCC đến cơ quan Cảnh sát PCCC đã thẩm duyệt trước đó (khoản 2, khoản 4 Điều 15 Nghị định số 136/2020/NĐ-CP).

9.1.2. Đối với công trình không thuộc Phụ lục V Nghị định số 136/2020/NĐ-CP. Lập hồ sơ thiết kế về PCCC, tổ chức thẩm định, thi công và nghiệm thu về PCCC theo quy định.

9.2. Tổ chức thực hiện các điều kiện an toàn về PCCC, CNCH

9.2.1. Trước khi đưa cở sở vào hoạt động

Thực hiện các điều kiện an toàn về PCCC, CNCH trước khi đưa cơ sở vào hoạt động và được duy trì trong suốt quá trình hoạt động. Trong đó:

– Cơ sở thuộc diện quản lý về PCCC phải duy trì các điều kiện an toàn về PCCC và CNCH quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 5 Nghị định số 136/2020/NĐ-CP và Nghị định số 83/2017/NĐ-CP.

– Cơ sở có phương tiện giao thông cơ giới thì các phương tiện phải duy trì các điều kiện quy định tại Điều 8 Nghị định số 136/2020/NĐ-CP.

– Cơ sở kinh doanh dịch vụ PCCC phải duy trì các điều kiện theo quy định tại Điều 41 Nghị định số 136/2020/NĐ-CP.

Lưu ý:

cơ sở có nhiều cơ quan, tổ chức cùng hoạt động thì người đứng đầu cơ quan, tổ chức có trách nhiệm thực hiện các điều kiện chung của cơ sở. Cơ quan, tổ chức hoạt động trong phạm vi một cơ sở phải bảo đảm các điều kiện an toàn về PCCC, CNCH thuộc phạm vi quản lý.

9.2.2. Hồ sơ theo dõi quản lý

Lập hồ sơ theo dõi, quản lý hoạt động PCCC và CNCH của cơ sở bảo đảm thành phần, nội dung theo quy định tại Điều 4 Thông tư số 149/2020/TTBCA và Điều 9 Thông tư số 08/2018/TT-BCA và cập nhật, bổ sung thành phần hồ sơ theo quy định.

9.3. Quy định bảo trì bảo dưỡng phương tiện PCCC CNCH

Thực hiện bảo dưỡng phương tiện PCCC, CNCH định kỳ theo quy định tại Thông tư số 17/2021/TT-BCA ngày 05/02/2021 (thay thế Thông tư số 52/2014/TT-BCA) và TCVN 3890.

9.4. Thực hiện đo điện trở tiếp địa, chống sét định kỳ;

kiểm định kỹ thuật thiết bị áp lực theo quy định (biên bản hoặc chứng nhận kết quả của đơn vị có chức năng theo quy định).

9.5. Thông báo những thay đổi điều chỉnh

Có văn bản thông báo sự thay đổi, điều chỉnh đến cơ quan Công an trực tiếp quản lý cơ sở (tham khảo Mẫu số 08)

PHỤ LỤC: CÁC MẪU KÈM THEO QUY ĐỊNH NÀY >>>DOWNLOAD<<<

CẤP PHÉP XÂY DỰNG PCCC ĐỐI VỚI CÔNG TRÌNH PHẢI THẨM DUYỆT PCCC

1. Cấp phép xây dựng pccc đối với công trình phải thẩm duyệt PCCC

  • Phải thẩm duyệt pccc, an toàn pccc
  • thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi,
  • thẩm định thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở tại cơ quan chuyên môn về xây dựng,
  • trong quá trình thẩm định, cơ quan chuyên môn về xây dựng phải lưu ý rà soát kỹ lưỡng, đảm bảo sự tuân thủ của thiết kế với các quy định tại QCVN 06:2021/BXD về an toàn cháy cho nhà và công trình

2. Điều kiện để được cấp phép xây dựng công trình

  • có kết quả thẩm định chỉ kết luận đủ điều kiện phê duyệt dự án,
  • thiết kế xây dựng và đóng dấu thẩm định bản vẽ khi văn bản góp ý kiến về PCCC đối với hồ sơ thiết kế cơ sở hoặc
  • Giấy chứng nhận thẩm duyệt thiết kế về PCCC của cơ quan Cảnh sát PCCC và Cứu nạn cứu hộ
  • có kết luận rõ về việc hồ sơ thiết kế đảm bảo yêu cầu phòng chống cháy nổ.

3. Cấp phép xây dựng đối với Trường hợp phát sinh loại hình công trình chưa có tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về PCCC

  • cần có phản ánh kịp thời đến Bộ Xây dựng, Bộ Công an,
  • Phản ánh tới các bộ ngành có liên quan để xây dựng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật làm công cụ quản lý.

4. Quản lý Cấp phép đối với công trình thực hiện cải tạo sửa chữa:

  • cần có kiểm định, đánh giá hiện trạng,
  • đặc biệt lưu ý về hệ thống điện,
  • hệ thống PCCC trước khi thực hiện phương án thiết kế cải tạo trình thẩm định,
  • thực hiện thẩm duyệt về PCCC theo quy định.

Quy định tại điểm 1.1.13 của Quy chuẩn QCVN 06:2021/BXD

Nhà ở riêng lẻ có kết hợp sản xuất kinh doanh, nhà ở riêng lẻ có chuyển đổi chức năng thành các cơ sở kinh doanh karaoke, quán bar, vũ trường, là các đối tượng có yêu cầu tuân thủ QCVN 06:2021/BXD.

Các công trình có yêu cầu thiết kế PCCC và thẩm duyệt thiết kế tại cơ quan Cảnh sát PCCC và Cứu nạn cứu hộ có thẩm quyền được quy định tại Phụ lục 5, Nghị định số 136/2020/NĐ-CP của Chính phủ.

Cấp phép xây dựng đối với công trình xây dựng thuộc đối tượng phải thẩm duyệt pcc

5. Công trình chuyển đổi công năng vi phạm sẽ bị xử lý:

Về công tác cấp phép xây dựng:

  • cần tăng cường kiểm tra để kịp thời phát hiện
  • xử lý vi phạm theo thẩm quyền
  • Đề nghị cấp có thẩm quyền xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật.
  • Xử lý đối với các công trình đã thực hiện chuyển đổi công năng sang kinh doanh karaoke, quán bar, vũ trường và kinh doanh dịch vụ khác.
  • Tập trung xem xét, lấy ý kiến phối hợp của cơ quan quản lý về PCCC đối với các yêu cầu về PCCC theo quy định.

6. đối với các công trình thuộc đối tượng phải thực hiện thẩm duyệt thiết kế PCCC:

  • cần rà soát, đối chiếu thiết kế xây dựng tại hồ sơ xin phép xây dựng với Giấy chứng nhận thẩm duyệt thiết kế về PCCC và các tài liệu, bản vẽ được thẩm duyệt theo quy định của pháp luật về PCCC.
  • Đối với các công trình còn lại cần rà soát, đối chiếu hoặc gửi văn bản lấy ý kiến phối hợp về thiết kế xây dựng tại hồ sơ xin phép xây dựng đối với các yêu cầu về PCCC theo quy định của pháp luật .

7. quản lý cấp phép xây dựng cho các cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke, quán bar, vũ trường:

  • Cần đáp ứng các yêu cầu tại Thông tư số 147/2020/TT-BCA ngày 31/12/2020 của Bộ Công an
  • quy định biện pháp bảo đảm an toàn PCCC và cứu nạn, cứu hộ đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke, dịch vụ vũ trường.
  • phải có lối thoát nạn thứ 2 (qua ban công, lô gia, lối lên mái, thang dây, ống tụt…)
  • có các phương tiện, thiết bị chữa cháy,
  • có phương án xử lý tình huống cháy nổ, thoát nạn an toàn.

8. công trình có chuyển đổi công năng:

không thuộc đối tượng phải điều chỉnh giấy phép xây dựng: BXD đề nghị rà soát căn cứ trên công năng sử dụng mới của công trình.

Chỉ cấp phép kinh doanh hoạt động khi:

  • công trình đảm bảo an toàn chịu lực,
  • tuân thủ nghiêm các quy định của pháp luật về PCCC
Thi công PCCC Karaoke
Thi công PCCC Karaoke

9. Cấp phép xây dựng đối với công trình xây dựng thuộc đối tượng phải thẩm duyệt pccc

  • Các địa phương cần tăng cường kiểm tra, giám sát đảm bảo quản lý trật tự xây dựng,
  • tuân thủ theo giấy phép xây dựng được cấp;
  • thực hiện nghiêm việc kiểm tra công tác nghiệm thu trên cơ sở kết quả nghiệm thu đưa vào sử dụng của chủ đầu tư,
  • chủ cơ sở đã được cơ quan cảnh sát PCCC và cứu nạn cứu hộ có thẩm quyền thẩm duyệt kiểm tra theo quy định pháp luật.

BXD cũng đang chỉ đạo biên soạn tiêu chuẩn thiết kế PCCC về nhà ở riêng lẻ

  • trong đó có nội dung yêu cầu về an toàn cháy,
  • yêu cầu về thiết bị điện đảm bảo an toàn PCCC, dự thảo tiêu chuẩn đang được gửi lấy ý kiến rộng rãi để sớm đưa vào thực tiễn.

BMC- NHÀ THẦU PCCC CHUYÊN NGHIỆP

THIẾT KẾ THI CÔNG THẨM DUYỆT NGHIỆM THU PCCC

PCCC AN TOÀN CHÁY NHÀ Ở RIÊNG LẺ DỰ THẢO BXD

PCCC An toàn cháy phương tiện pccc Nhà ở riêng lẻ được quy có được quy định trong QCVN 06/2021-BXD. Dự thảo bố sung chi tiết các quy định trong đó:

Yêu cầu cấp thiết phải quy định chi tiết về an toàn cháy nhà ở

Hiện nay BXD biên soạn dự thảo tiêu chuẩn thiết kế về nhà ở riêng lẻ:

  • Yêu cầu về an toàn cháy,
  • yêu cầu về thiết bị điện đảm bảo an toàn PCCC

Trong Dự thảo lần này có một số quy định mới liên quan tới việc:

  • thiết kế, xây dựng mới, cải tạo nhà riêng lẻ
  • đảm bảo các nguyên tắc an toàn pccc phòng chống cháy nổ.

PCCC nhà ở riêng lẻ cần có các yêu cầu chung về:

  • quy mô, công năng, tiêu chuẩn, yêu cầu thiết kế…
  • Thống nhất trong:
    • thiết kế, thẩm định, cấp phép, xây dựng,
    • vận hành, sử dụng đảm bảo các yêu cầu về công năng,
    • an toàn sinh mạng, an toàn cháy…
  • Phù hợp với quy hoạch và hạ tầng kỹ thuật đô thị đáp ứng đúng, đủ quy định của pháp luật.
PCCC an toàn cháy nhà ở riêng lẻ cần được trú trọng

Yêu cầu về lối thoát nạn

Cần có tối thiểu 2 lối thoát nạn:

  • Nhà ở riêng lẻ sử dụng với mục đích để ở có tối thiểu 01 lối ra thoát nạn tại tầng 1,
  • nhà ở riêng lẻ kết hợp sản xuất, kinh doanh có tối thiểu 02 lối ra thoát nạn.
  • Chiều rộng thông thủy của lối ra thoát nạn tối thiểu 0,8 m, chiều cao thông thủy tối thiểu 1,9 m.
  • Lối ra tại tầng 1 cần thoát trực tiếp ra ngoài, trường hợp thoát qua gian phòng khác, phải duy trì chiều rộng lối đi và có giải pháp ngăn cháy, ngăn tác động nguy hiểm có thể xuất hiện từ các vật dụng, thiết bị dễ cháy, nổ, nguồn lửa, nguồn nhiệt (ôtô, xe máy…).
  • Cửa đi trên lối thoát nạn tại tầng 1 cần sử dụng cửa bản lề, hạn chế sử dụng cửa cuốn, cửa trượt”.
  • Nếu lắp cửa cuốn thỉ phải sử dụng loại cửa có cơ cấu tự thu, mở nhanh, có bộ lưu điện và bộ tời bằng tay khi cần.
  • Khuyến khích thiết kế lối ra phụ cho phép thoát người ra ngoài khi cửa cuốn không hoạt động.

PCCC nhà ở riêng lẻ có 1 lối thoát nạn

  • cần bố trí thêm lối ra thứ 2 qua ban công, lô gia, cửa sổ có mặt ngoài thông thoáng, lối lên mái nhà
  • bằng thang sắt, ống tụt, thang dây ngoài nhà… để thoát nạn khi cần thiết.
  • Trường hợp thoát qua ban công, lô gia yêu cầu pccc cần:
    • đảm bảo thông thoáng,
    • không che chắn tạo thành phòng,
    • không nên lắp đặt lồng sát, lưới sắt cố định gây cản trở việc thoát nạn và cứu người khi xảy ra sự cố.
    • Trường hợp bố trí lồng sắt, lưới sắt cần có ô cửa kích thước tối thiểu 0,8 m x 0,8 m.

Nếu không thể bố trí đường thoát nạn, lối ra thoát nạn riêng hoặc lối ra phụ ở tầng 1,

  • Cần có các khu vực lánh nạn tạm thời ở các tầng tại các vị trí ban công hoặc lô gia.
  • Ngăn cách với gian phòng phía trong bằng một mảng tường đặc có chiều rộng không nhỏ hơn 1,2m,
  • Sử dụng các cửa ra vào gian phòng cũng như cửa từ gian phòng ra ban công, lô gia là các cửa bằng vật liệu đặc không cháy hoặc khó cháy,
  • nên sử dụng cửa ngăn cháy loại 2 hoặc loại 3 theo quy định hiện hành,
  • không nên dùng cửa nhựa hoặc cửa nhôm, kính thường, không có khả năng chịu nhiệt.

Nhà có sân thượng thì sân thượng phải bố trí:

  • thông thoáng, không được bít kín,
  • đảm bảo yêu cầu thoát người khi có sự cố cháy nổ xảy ra
  • cần bố trí lối lên sân thượng từ tầng dưới qua các thang cố định.
  • Cửa ra sân thượng có chiều rộng tối thiểu 0,8 m, chiều cao tối thiểu 1,9m,
  • bố trí khóa cửa thì phải dễ dàng thao tác mở cửa từ bên trong.

PCCC nhà ở riêng lẻ: quy định về lỗ thông tầng

  • Không được xây bít ô thông tầng để không ảnh hưởng đến thoát khói tự nhiên.
  • Đối với nhà không có các ô thông tầng hoặc đã lắp kính thì cần:
    • thiết kế, lắp đặt các lỗ cửa thoát khói trong nhà thông qua mái nhà hoặc
    • thoát khói trực tiếp ra không gian bên ngoài tại các tầng.

Trong các tầng hầm và tầng nửa hầm yêu cầu:

  • không cho phép bố trí các gian phòng có sử dụng hoặc lưu giữ các chất khí và chất lỏng cháy cũng như các vật liệu dễ bắt cháy,
  • cần có giải pháp ngăn cháy, ngăn khói lan lên tầng trên qua cầu thang bộ, giếng thang máy, trục kỹ thuật của nhà.
  • Các trường hợp đặc biệt khác cần được cấp phép theo quy định của cơ quan có thẩm quyền.
Hệ thống thoát nạn là ưu tiên hàng đầu trong an toàn cháy pccc nhà ở riêng lẻ

Tiêu chuẩn PCCC thiết bị báo cháy và chữa cháy:

Thiết bị, phương tiện pccc nhà và công trình chữa cháy:

  • bố trí bình chữa cháy theo TCVN 3890- phương tiện PCCC cho nhà và công trình
  • bảo đảm tối thiểu 01 bình chữa cháy tại mỗi tầng, ở nơi dễ thấy, dễ lấy và thuận tiện cho việc sử dụng.
  • Khoảng cách di chuyển đến bình chữa cháy xách tay không được quá 20m

Phương tiện Hệ thống báo cháy tự động

Dự thảo PCCC nhà ở riêng lẻ cũng quy định, phải trang bị phương tiện hoặc có giải pháp báo cháy tự động cho nhà ở riêng lẻ trong các trường hợp:

  • Nhà ở từ 7 tầng trở lên;
  • tầng hầm/tầng nửa hầm có diện tích từ 200m2 được sử dụng làm kho chứa đồ, vật phẩm/hàng hóa phục vụ nhu cầu kinh doanh hoặc sử dụng làm chỗ để xe.
  • Nhà ở riêng lẻ kết hợp sản xuất, kinh doanh phải tuân thủ các quy định về trang bị hệ thống báo cháy tự động theo quy định tại TCVN 3890 – phương tiện PCCC cho nhà và công trình.
  • Khuyến khích trang bị các phương tiện cứu nạn, cứu hộ, phương tiện bảo hộ chống khói và dụng cụ phá dỡ thô sơ, lắp đặt các phương tiện báo cháy độc lập (đầu báo khói độc lập) ở các khu vực có công năng khác nhau của nhà.

Yêu cầu an toàn với nhà ở có công năng sử dụng khác:

Khi phần diện tích sử dụng cho các mục đích sản xuất, kinh doanh, mục đích dân dụng khác chiếm tỷ lệ từ 70% trở lên trên diện tích sử dụng của toàn nhà cần bố trí lối vào từ trên cao phục vụ chữa cháy, cứu nạn cứu hộ theo quy định hiện hành.

  • tuân thủ các quy định hiện hành về an toàn cháy tương ứng với từng mục đích sử dụng.
  • Trong nhà ở riêng lẻ kết hợp sản xuất kinh doanh,
  • Trang bị phương tiện phòng cháy, chữa cháy tuân theo quy định tại TCVN 3890 – phương tiện PCCC cho nhà và công trình.
  • Khuyến khích lắp đặt các thiết bị chữa cháy tự động quy mô nhỏ, như:
    • bình chữa cháy tự động kích hoạt cho những khu vực bảo vệ khác nhau.

Ý kiến chuyên gia về an toàn cháy nhà ở

Theo chuyên gia: Trong Dự thảo thì về tổng thể, nội dung về an toàn phòng cháy chữa cháy cần được tổ chức và cấu trúc theo các khía cạnh đảm bảo an toàn cháy gồm:

  • Thoát nạn,
  • ngăn chặn cháy lan,
  • thiết bị báo cháy,
  • chữa cháy.

Dự thảo an toàn cháy PCCC cho nhà ở riêng lẻ cần tính đến yếu tố thực tiễn thực tế đảm bảo tính kinh tế và hiệu quả nhất khi đi vào thực hiện trách nhằm tăng gánh nặng, thủ tục, chi phí lớn đối với người dân trong việc xây dựng nhà ở. Và nhà ở kết hợp sản xuất kinh doanh.

BMC nhận tư vấn thiết kế PCCC công trình đảm bảo tiêu chuẩn quy chuẩn hiện hành với chi phí kinh tế nhất!

ELIDE FIRE BALL – BÓNG CHỮA CHÁY GIẢI PHÁP PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY HOÀN HẢO

Elide Fire Ball Những quả bóng chữa cháy ở những nơi có nguy cơ hoặc tiềm tàng dễ xảy ra hỏa hoạn để phòng cháy chữa cháy hiệu quả PCCC

ELIDE FIRE BALL – GIẢI PHÁP PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY HOÀN HẢO 

Thời gian gần đây xảy ra nhiều vụ cháy đem lại những cái chết thương tâm cho bao nhiêu gia đình gây thiệt hại lớn đến tài sản. Dù có rất nhiều biện pháp phòng cháy chữa cháy như bình cứu hỏa, hệ thống báo cháy. Tuy nhiên, với thời tiết hanh khô như thời điểm này cùng với vật liệu dễ cháy thì giải pháp bình chữa cháy và các hệ thống khác chưa phải là hiệu quả.

Hơn nữa việc chờ đợi đội cứu hỏa đến nơi với việc giao thông ở Việt Nam khó khăn thì việc chữa cháy không thể nào mà kịp thời được.

Elide fire ball giải pháp phòng chữa cháy hoàn hảo
qủa bóng chữa cháy Khi giải pháp phòng cháy không hiệu quả

Vậy, vấn đề của chúng ta ở đây cần là gì? Và như thế nào mới là giải pháp tuyệt vời?

– Một giải pháp phòng cháy hiệu quả

– Một giải pháp chữa cháy hiệu quả

– Một giải pháp chữa cháy tự động hiệu quả

Elide fire ball giải pháp phòng chữa cháy hoàn hảo
Tất cả gói gọn trong thiết kế hình cầu

– Một giải pháp chữa cháy dễ sử dụng

– Một giải pháp chữa cháy an toàn

Elide fire ball giải pháp phòng chữa cháy hoàn hảo 3
Giải pháp phòng cháy – chữa cháy thông minh

ELIDE FIRE BALL – BÓNG GIẢI PHÁP PHÒNG CHÁY, CHỮA CHÁY HOÀN HẢO sẽ giúp chúng ta tất cả những vấn đề trên với:

1. Thiết kế hình cầu dễ cầm nắm

2. Trọng lượng chỉ đến 1,3 kg

elide-fire-ball-giai-phap-phong-chua-chay-hoan-hao-1
Elide Fire Ball quả bóng chữa cháy

3. Tự động phát nổ dập tắt đám cháy khi tiếp túc với lửa

4. Hoàn toàn an toàn với người nếu phát nổ

5. Dập tắt cực kỳ hiệu quả khi có cháy

6. Gắn trực tiếp vào những vị trí dễ xảy ra sự cố – Phòng cháy rất hiệu quả

Elide fire ball giải pháp phòng chữa cháy hoàn hảo 6
Phòng cháy bằng quả bóng chữa cháy ELIDE FIRE BALL cách đặt ở những khu vực dễ cháy nổ

7. Sản phẩm có nguồn gốc và xuất xứ từ Thái Lan

8. Sản phẩm có mặt trên toàn thế giới và được ứng dụng trong phòng cháy chữa cháy toàn thế giới

QUẢ CẦU CHỮA CHÁY – ELIDE FIRE LÀ SẢN PHẨM GÌ?

Bóng cứu hỏa/bóng chữa cháy Elide Fire lcó xuất xứ từ Thái Lan.

Bóng cứu hỏa Elide Fire có khả năng dập tắt đám cháy nhanh chóng vì: hàm lượng chất chữa cháy trong bột bóng cực kì cao (92% thành phần), độ mịn của bột tối ưu và sự khuếch tán xa đến 4m bán kính tính từ tâm quả bóng.

Sản phẩm bóng cứu hỏa / bóng chữa cháy Elide Fire rất dễ sử dụng, thậm chỉ trẻ em và người lớn tuổi đều có thể sử dụng để dập lửa mà không cần huấn luyện kĩ năng gì đặc biệt. Điều này giảm thiểu các nguy hiểm và rủi ro khi  đến gần đám cháy.

Chức năng tự động kích hoạt khi gặp lửa, khiến quả bóng luôn chủ động trong mọi tình huống (chủ nhà đi vắng, chủ nhà ngủ trên lầu…) , đồng thời âm thanh phát ra khi kích hoạt lên đến 140db thay cho tiếng còi báo cháy, sẽ giúp thu hút sự chú ý của người xung quanh.

Hiện, Elide Fire có 2 dòng sản phẩm đáp ứng những nhu cầu thiết thực của người dân trong vấn đề PCCC:

1. Elide Fire chuẩn ELB01–  dùng cho nhà ở/ công ty/ kho bãi: đường kính 14.7cm, trọng lượng 1.3kg, có giá kim loại đi kèm.

2. Elide Fire Mini ELB02– dùng gắn vào động cơ xe ô tô, tủ điện: đường kính 10cm, trọng lượng 390gr, có giá kim loại đi kèm.

THI CÔNG HỆ THỐNG HÚT KHÓI CHỐNG KHÓI CHỐNG CHÁY EI

Thi công hệ thống hút khói chống cháy là việc bảo vệ chống khói. Chống cháy EI cho nhà và công trình: để bảo đảm an toàn cho người thoát khỏi nhà khi xảy ra cháy.

QUY ĐỊNH VỀ BẢO VỆ CHỐNG KHÓI CHO NHÀ VÀ CÔNG TRÌNH

ĐƯỢC QUY ĐỊNH CHI TIẾT TẠI PHỤ LỤC D QCVN 06/2021-BXD

Việc bảo vệ chống khói cho nhà và công trình để bảo đảm an toàn cho người . Hệ thống chống khói phải độc lập cho từng khoang cháy.

Việc bảo vệ chống khói cho nhà và công trình bao gồm:

  • hút xả khói (bao gồm cả các sản phẩm cháy)
  • cấp không khí vào.
Hệ thống chống khói trung tâm thương mại AEON MALL

1. Thiết kế thi công hệ hút khói phải được thực hiện từ các khu vực sau:

Các hành lang phải thiết kế thi công hệ thống chống khói

a) Từ hành lang và sảnh của:

  • nhà ở, nhà công cộng, nhà hành chính –
  • Nhà sinh hoạt và nhà hỗn hợp có chiều cao PCCC lớn hơn 28 m.
  • Chiều cao PCCC của nhà được xác định theo 1.4.8. (QCVN 06/2021-BXD)

b) Từ các hành lang:của tầng hầm, tầng nửa hầm không có thông gió tự nhiên của các nhà ở, nhà công cộng,.

c) Từ các hành lang có chiều dài lớn hơn 15 m:

  • không có thông gió tự nhiên của các nhà sản xuất,
  • nhà kho hạng A, B và C từ 2 tầng trở lên,
  • nhà công cộng và nhà hỗn hợp từ 6 tầng trở lên;

d) Từ hành lang và sảnh chung của nhà hỗn hợp có buồng thang bộ thoát nạn không nhiễm khói.

e) Từ các sảnh thông tầng của nhà:

  • nhà có chiều cao PCCC lớn hơn 28 m,
  • từ các sảnh thông tầng có chiều cao PCCC lớn hơn 15 m
  • từ các hành lang có cửa đi hoặc ban công mở thông với không gian của sảnh thông tầng trên.

Các gian phòng phải thiết kế thi công hệ thống chống khói

f) Từ các gian phòng sản xuất và kho:

  • có số chỗ làm việc ổn định hạng NHC A, B, C trong nhà bậc chịu lửa I đến IV.
  • hạng nguy hiểm cháy D, E trong nhà bậc chịu lửa IV, V.

g) Từ các khu vực tiếp cận vào buồng thang bộ thoát nạn không nhiễm khói;

hoặc từ các gian phòng không có thông gió tự nhiên sau:

  • Diện tích từ 50 m2 trở lên,
  • thường xuyên hoặc nhất thời tập trung từ 50 người trở lên,
  • tính theo Bảng G.9 (Phụ lục G),
  • ngoại trừ trường hợp khẩn cấp, không tính diện tích chiếm chỗ của các thiết bị, vật dụng.
  • các gian thương mại, trưng bày sản phẩm hàng hóa.
  • các phòng đọc có diện tích từ 50 m2 trở lên có chỗ làm việc ổn định,
  • bảo tàng, triển lãm trên 50 m2 trở lên có chỗ làm việc ổn định,
  • bảo tàng, triển lãm trên 50 m2 trở lên có chỗ làm việc ổn định,
  • phòng dùng để lưu trữ hoặc sử dụng các chất và vật liệu cháy;
  • phòng thay đồ, gửi đồ diện tích từ 200 m2 trở lên.

h) Các gian phòng lưu giữ:

  • ô-tô, xe máy của các gara ô-tô, xe máy ngầm
  • gara ô-tô, xe máy kín trên mặt đất được bố trí riêng
  • hoặc xây trong hoặc xây liền kề với các nhà có công năng khác…

Cho phép thiết kế hút khói qua hành lang bên cạnh của gian phòng có diện tích đến 200 m2:

  • hạng nguy hiểm cháy C1, C2, C3
  • công năng khác lưu trữ hoặc sử dụng chất và vật liệu cháy.
THIẾT KẾ THI CÔNG HỆ THỐNG HÚT KHÓI CHỐNG KHÓI CHỐNG CHÁY EI

Đối với các gian phòng thương mại và văn phòng diện tích không lớn hơn 800 m2 :

khi khoảng cách từ điểm xa nhất của gian phòng đến lối ra thoát nạn gần nhất không lớn hơn 25 m.
thì cho phép hút khói qua các hành lang, sảnh, thông tầng bên cạnh.

Các chú thích:

1: Khu vực không có thông gió tự nhiên khi cháy:

  • là khu vực không có ô cửa mở trên kết cấu xây dựng ngoài (tường ngoài)
  • hoặc khu vực có ô cửa mở nhưng diện tích không đủ để thoát sản phẩm cháy.

2. Để thông gió tự nhiên khi cháy cho hành lang thì trên mỗi 30 m :

  • chiều dài hành lang phải có các ô cửa mở trên kết cấu xây dựng ngoài được bố trí ở độ cao không nhỏ hơn 2,2 m từ mặt sàn đến mép dưới của ô cửa
  • tổng diện tích không nhỏ hơn 2,5 % diện tích sàn hành lang.

3. Để thông gió tự nhiên khi cháy cho gian phòng:

  • cần phải có các ô cửa mở trên kết cấu xây dựng ngoài ở độ cao không nhỏ hơn 2,2 m.
  • với tổng diện tích không nhỏ hơn 2,5 % diện tích sàn của gian phòng.

Nếu chỉ có kết cấu xây dựng ngoài nằm ở 1 phía của gian phòng thì khoảng cách từ kết cấu xây dựng ngoài đến tường đối diện với các ô cửa mở không được lớn hơn 20 m.

Nếu các ô cửa mở nằm ở hai kết cấu xây dựng ngoài đối diện nhau thì khoảng cách giữa hai kết cấu đó không lớn hơn 40 m.

2. CÁC TRƯỜNG HỢP KHÔNG PHẢI THIẾT KẾ THI CÔNG HỆ THỐNG CHỐNG KHÓI CHỐNG CHÁY ĐỘC LẬP

a) Các gian có diện tích đến 200 m2 :

  • được trang bị hệ thống chữa cháy tự động bằng bọt hoặc nước
  • (trừ gian phòng hạng nguy hiểm cháy A, B và các gara đỗ xe kín được lái xe vận hành).

b) Các gian phòng được trang bị chữa cháy tự động:

  • bằng khí, bột, aerosol
  • (trừ các gara đỗ xe kín được lái xe vận hành).

c) Tât cẩ các gian phòng đã được thoát khói trực tiếp.

d) Các gian phòng diện tích đến 50 m2 nằm trong gian phòng chính đã được thoát khói.

e) Các gian phòng công năng công cộng:

  • xây dựng tại tầng 1 (tầng trệt) trong các nhóm F1.2 và F1.3,
  • có kết cấu ngăn cách với khu vực ở và
  • có lối ra thoát nạn trực tiếp không lớn hơn 25 m
  • diện tích không lớn hơn 800 m2.
Hệ thống hút khói EI giá gốc được thi công bời Bảo Minh BMC

3. Lưu lượng hút khói phải được xác định bằng tính toán đảm bảo TC PCCC

a) Từ các hành lang nêu trong đoạn a), b), c) và d) của 1- không lớn hơn 60 m.

b) Từ các gian phòng nêu trong e), f), g) và h) của 1 – có diện tích <= 3 000 m2

CHÚ THÍCH: Việc tính toán lưu lượng hút khói:

  • phải theo các tiêu chuẩn hiện hành,
  • có xét đến tải trọng cháy, nhiệt độ, các sản phẩm cháy được tạo ra,
  • các thông số của không khí bên ngoài,
  • đặc trưng hình học và vị trí của các lỗ mở.

Thiết kế Thi công hệ thống hút khói, Chống khói cho nhà và công trình:

bảo vệ các hành lang phải riêng biệt với hệ thống hút khói để bảo vệ các phòng.

Cửa thu khói của để hút khói từ các hành lang không được thấp hơn lối thoát nạn.

Cho phép đặt các cửa thu khói trên các ống nhánh dẫn vào giếng hút khói. Chiều dài hành lang cần lắp một cửa thu khói không được lớn hơn 30 m.

D.7 Khi hút khói trực tiếp từ các gian phòng hơn 3000 m2

  • chia thành các vùng khói có diện tích không lớn hơn 3 000 m2
  • phải tính đến khả năng xảy ra cháy ở một trong các vùng đó.
  • Mỗi cửa thu khói chỉ được tính phục vụ cho một diện tích không quá 1 000 m2.

D.8  Việc thoát khói trực tiếp cho các gian phòng của nhà 1 tầng phải bao gồm :

  • thoát khói tự nhiên qua các ống có van, cửa nắp
  • thoát khói tự nhiên qua các ô lấy sáng không bịt kín.

Từ các vùng gần cửa sổ, với chiều rộng tới 15 m:

  • cho phép thoát khói qua các lỗ cửa nhỏ của cửa sổ (cửa chớp) mà
  • đk cạnh dưới của lỗ cửa ở độ cao không nhỏ hơn 2,2 m tính từ mặt nền.

Trong các nhà nhiều tầng phải có hệ thống thoát khói cơ khí cưỡng bức.

4. QUY ĐỊNH VỀ VẬT LIỆU CHỐNG CHÁY KHI THIẾT KẾ THI CÔNG HT CHỐNG KHÓI

Các đường ống và thiết bị của hệ thống hút khói phải được:

  • làm từ vật liệu không cháy,
  • có giới hạn chịu lửa không nhỏ hơn EI30

Tiêu chuẩn EI 30 đến EI 120 về đường ống chống khói

– EI 120 – đối với:

  • đường ống và kênh dẫn khói nằm bên ngoài phạm vi của khoang cháy mà hệ thống đó phục vụ;
  • vị trí xuyên qua tường, sàn ngăn cháy của khoang cháy không được lắp các van ngăn cháy thường mở.

– EI 60 – đối với:

  • các đường ống và kênh dẫn khói nằm trong phạm vi của khoang cháy được phục vụ,
  • khi sử dụng để thải khói từ các gara để xe dạng kín;

– EI 45 – đối với:

  • đường ống và kênh dẫn khói theo phương đứng nằm trong phạm vi của khoang cháy được phục vụ,
  • khi hút sản phẩm cháy trực tiếp tại khu vực phục vụ đó;

– EI 30 – đối với các trường hợp khác nằm trong phạm vi khoang cháy được phục vụ.

Chú thích:

  1. không cần áp dụng EI khi hệ thống được bao bọc bởi vật liệu có ghcl tương đương:
    • giếng kỹ thuật
    • kênh dẫn ống

2. Van ngăn cháy loại thường mở là loại van ngăn cháy sẽ bị đóng lại khi có cháy.

Bố trí van ngăn cháy quạt hút trong hệ thống chống khói

Việc bố trí các quạt hút với giới hạn chịu lửa phù hợp

  • ví dụ: 0,5 giờ ở 200 ºC; 0,5 giờ ở 300 ºC;
  • 1 giờ ở 300 ºC; 1 giờ ở 400 ºC;
  • 1 giờ ở 600 ºC hoặc 1,5 giờ ở 600 ºC, …)
  • phải được thực hiện căn cứ vào nhiệt độ tính toán của dòng khí chuyển dịch,
  • tương ứng với hạng của gian phòng được phục vụ.

Phương án xả khói:

– Qua các ô thoáng, giếng xả khói:

  • nằm trên tường ngoài không có ô cửa
  • cách các ô cửa không nhỏ hơn 5 m theo cả phương ngang và phương đứng
  • cách mặt đất hơn 2 m.

Khoảng cách đến ô cửa có thể giảm xuống nếu vận tốc xả khói không nhỏ hơn 20 m/s;

– Qua các giếng xả khói tách biệt nằm trên mặt đất ở khoảng cách:

  • không nhỏ hơn 15 m tính đến tường ngoài có ô cửa và
  • các miệng hút của hệ thống điều hòa không khí, tăng áp của nhà đó cũng như nhà lân cận.

Cho phép xả khói từ các ống hút khói từ tầng hầm và tầng nửa hầm qua các khoang được thông gió.

Trong trường hợp này, miệng xả khói phải được:

  • đặt cách nền của khoang thông gió ít nhất là 6 m
  • (cách kết cấu của một nhà ít nhất là 3 m theo chiều đứng và 1 m theo chiều ngang) hoặc
  • đối với thiết bị xả dạng ướt phải cách mặt sàn ít nhất là 3 m.
  • Không lắp các van khói trên những ống này.

Đặc biệt chú ý:

Các đường ống và thiết bị của hệ thống cấp không khí vào:

  • Phải được làm từ vật liệu không cháy,
  • Có giới hạn chịu lửa phù hợp yêu cầu của tiêu chuẩn hiện hành có liên quan.
Vật liệu ống chống khói phải được kiểm định trước khi lắp đặt đưa vào sử dụng

5. Thi công hệ thống hút khói chống cháy QUY ĐỊNH VỀ CẤP KHÍ TỪ BÊN NGOÀI VÀO

Việc bảo vệ chống khói phải cung cấp không khí từ bên ngoài vào các khu vực sau:

a) Trong giếng thang máy khi:

  • không thể hỗ trợ cấp khí các khoang đệm trong điều kiện có cháy và
  • ở những nhà có buồng thang không nhiễm khói.

b) Trong khoang đệm của thang máy chữa cháy.

c) Trong các buồng thang bộ không nhiễm khói loại N2.

d) Trong các khoang đệm của buồng thang bộ không nhiễm khói loại N3.

e)Trong các khoang đệm trước thang máy (bao gồm cả thang máy) trong các tầng hầm và tầng nửa hầm.

f)Các khoang đệm ở cầu thang bộ loại 2:

  • dẫn đến các gian phòng của tầng 1 của tầng hầm hoặc tầng nửa hầm,
  • trong các phòng có sử dụng hoặc cất giữ các chất và vật liệu cháy.
  • Trong các khoang đệm ở các gian xưởng:
    • luyện, đúc, cán và
    • các gian gia công nhiệt khác cho phép cấp không khí vào từ các gian thông khí của nhà.

g)Trong các khoang đệm ở lối vào sảnh kín và hành lang từ các tầng hầm và tầng nửa hầm của sảnh kín và hành lang nêu tại đoạn e) của MỤC 1

h)Khoang đệm ở lối vào các khu vực sau:

  • sảnh thông tầng
  • khu bán hàng, từ cao trình của các tầng nửa hầm và tầng hầm.

i)Khoang đệm ở các buồng thang bộ loại N2:

  • trong các nhà chung cư có chiều cao PCCC trên 75 m,
  • nhà hỗn hợp và công trình công cộng có chiều cao PCCC trên 50 m.

j)Phần dưới của sảnh thông tầng:

  • các khu bán hàng và
  • các gian phòng khác được bảo vệ bằng hệ thống quạt hút, xả khói.

k)Các khoang đệm ngăn chia gian phòng:

  • giữ ô-tô của các gara kín trên mặt đất và
  • của gara ngầm với các gian phòng sử dụng khác.

l) Khoang đệm ngăn chia gian:

  • giữ ô-tô với đường dốc kín của các gara ngầm hoặc
  • thiết bị tạo màn không khí bố trí ở trên cửa đi (cổng) từ phía gian phòng giữ ô-tô của gara ngầm.

m)Khoang đệm ở các lối ra từ buồng thang N2 đi vào sảnh lớn thông với các tầng trên của nhà hỗn hợp.

n)Khoang đệm (sảnh thang máy) vào các tầng nửa hầm và tầng hầm của nhà hỗn hợp.

thi công hệ thống chống khói công trình
thết kế thi công hệ thống chống khói công trình

6. QUY ĐỊNH VỀ ÁP SUẤT TRONG HỆ THỐNG CHỐNG KHÓI

6.1. Áp suất Không thấp hơn 20Pa

Thi công hệ thống hút khói chống cháy Lưu lượng cấp không khí dùng để bảo vệ chống khói cần được tính toán để bảo đảm áp suất không khí

không thấp hơn 20 Pa ở các vị trí sau:

a) Phần dưới của giếng thang máy khi các cửa vào giếng thang máy đều đóng kín ở tất cả các tầng.

(trừ tầng dưới cùng).

b) Phần dưới của mọi khoang của buồng thang bộ không nhiễm khói loại N2,

  • khi các cửa trên đường thoát nạn từ các hành lang và
  • sảnh trên tầng có cháy vào buồng thang bộ và từ nhà ra bên ngoài để mở, còn các cửa từ các hành lang và
  • sảnh trên tất cả các tầng còn lại đều đóng kín.

c) Các khoang đệm trên tầng có cháy trong các nhà có buồng thang bộ không nhiễm khói loại N3,

  • khi lối vào hành lang hoặc sảnh tại các tầng hầm,
  • phòng chờ thang máy và
  • các khoang đệm trước thang máy có một cửa mở,
  • còn ở tất cả những tầng khác cửa đều đóng.

Lưu lượng cấp không khí vào khoang đệm trên một cửa mở:

  • phải được tính toán trong điều kiện gió thổi qua cửa có tốc độ trung bình (nhưng không thấp hơn 1,3 m/s),
  • và phải tính đến hiệu ứng tổ hợp của việc thổi khói ra ngoài.
  • Lưu lượng cấp không khí vào một khoang đệm khi các cửa đóng phải xét đến lượng khí bị thất thoát do cửa không được kín khít.

Độ dư của áp suất không khí phải được so sánh với không gian liền kề.

6.2. Áp suất Thiết kế thi công không lớn hơn 50 Pa

Khi tính toán các thông số của hệ thống cấp không khí vào phải kể đến:

a) Độ dư của áp suất không khí không thấp hơn 20 Pa và không lớn hơn 50 Pa:

  • ở các giếng thang máy,
  • ở các buồng thang bộ không nhiễm khói loại N2,
  • ở các khoang đệm của buồng thang bộ N3 trong các không gian liền kề (hành lang, sảnh).

b) Các cửa hai cánh có diện tích lớn.

c) Các buồng thang máy thông với chiếu tới của thang bộ và khi để mở.

CÔNG TY TNHH XÂY DỰNG & PHÒNG CHÁY BẢO MINH BMC:

CHUYÊN THI CÔNG HỆ THỐNG HÚT KHÓI PCCC ĐẢM BẢO TIÊU CHUẨN EI VỚI CHI PHÍ HỢP LÝ NHẤT

THỜI GIAN THẨM DUYỆT PCCC THIẾT KẾ

Thời hạn thẩm duyệt PCCC thiết kế về phòng cháy và chữa cháy là thông tin mà nhiều người tìm hiểu khi thẩm duyệt thiết kế thi công hệ thống pccc.

thẩm duyệt thiết kế pccc
thẩm duyệt thiết kế pccc

Theo đó thời gian để thực hiện thẩm duyệt thiết kế PCCC được quy định tại khoản 10 điều 13 nghị định 136/2020/NĐ-CP như sau:

a) Dự án thiết kế quy hoạch: Không quá 05 ngày làm việc.

b) Chấp thuận địa điểm xây dựng công trình: Không quá 05 ngày làm việc.

c) Thiết kế cơ sở:

  • Không quá quá 10 ngày làm việc đối với dự án nhóm A.
  • không quá 05 ngày làm việc đối với dự án nhóm B và C.

d) Thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế bản vẽ thi công:

  • Không quá 15 ngày làm việc đối với dự án, công trình quan trọng quốc gia, công trình nhóm A.
  • Không quá 10 ngày làm việc đối với dự án, công trình nhóm B và C, và các dự án còn lại.

Phân nhóm dự án, công trình các nhóm A, B, C nêu trên được thực hiện theo quy định của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình.

đ) Thiết kế kỹ thuật phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy: Không quá 10 ngày làm việc.

Trên thực tế thời gian thẩm duỵệt pccc thiết kế pccc thường kéo dài

do còn nhiều thiêú sót trong quá trình thiết kế về pccc, lập hồ sơ thẩm duyệt thiết kế pccc. CĐT cần thuê đơn vị tư vấn trong thiết kế, thẩm duyệt PCCC, thi công hệ thống PCCC và cứu nạn cứu hộ để đảm bảo đủ tiêu chuẩn với thời gian thực hiện nhanh nhất.

Đơn vị thiết kế thi công thẩm duyệt nhiệm thu pccc cần có giấy phép đủ điều kiện kinh doanh do cơ quan chức nănng cấp..

BMC nhận tư vấn thiết kế thẩm duyệt, thi công và nhiệm thu PCCC các công trình tại Hà Nội và Toàn quốc với thời gian nhanh nhất và chi phí hợp lý nhất.

HỒ SƠ THẨM DUYỆT THIẾT KẾ VỀ PCCC QUY ĐỊNH HIỆN HÀNH

Hồ sơ trình thẩm duyệt thiết kế pccc về phòng cháy và chữa cháy đối với các dự án, công trình gồm 02 bộ, có xác nhận của chủ đầu tư, nếu hồ sơ bằng tiếng nước ngoài, thì phải có bản dịch phần thuyết minh ra tiếng Việt kèm theo. Cơ quan, tô chức, cá nhân đề nghị thẩm duyệt phải chịu trách nhiệm về tính chính xác của bản dịch đó. Hồ sơ bao gồm:

a) Đối với hồ sơ dự án thiết kế quy hoạch:

– Văn bản đề nghị xem xét, cho ý kiến về giải pháp phòng cháy và chữa cháy của cơ quan, tổ chức thẩm định, phê duyệt dự án hoặc của chủ đầu tư; nếu ủy quyền cho một đơn vị khác thực hiện thì phải có văn bản ủy quyền kèm theo;

– Dự toán tổng mức đầu tư của dự án thiết kế quy hoạch;

– Các tài liệu và bản vẽ quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1:500 thể hiện những nội dung yêu cầu về giải pháp phòng cháy và chữa cháy quy định tại các khoản Điều 10 Nghị định số 136/2020/NĐ-CP.

b) Đối với hồ sơ thiết kế cơ sở:

Thiết kế cơ sở là thiết kế được lập trong Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng trên cơ sở phương án thiết kế được lựa chọn, thể hiện được các thông số kỹ thuật chủ yếu phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật được áp dụng, là căn cứ để triển khai các bước thiết kế tiếp  theo.

Hồ sơ thẩm duyệt thiết kế pccc cơ sở gồm:

– Văn bản đề nghị xem xét, cho ý kiến về giải pháp phòng cháy và chữa cháy của cơ quan, tổ chức thẩm định, phê duyệt dự án hoặc của chủ đầu tư; nếu ủy quyền cho một đơn vị khác

thực hiện thì phải có văn bản ủy quyền kèm theo;

– Bản sao văn bản cho phép đầu tư của cấp có thẩm quyền;

– Dự toán tổng mức đầu tư của dự án.

– Bản vẽ và bản thuyết minh thiết kế cơ sở thể hiện những nội dung yêu cầu về giải pháp phòng cháy và chữa cháy quy định tại Điều 11 Nghị định số 136/2020/NĐ-CP.

c) Đối với hồ sơ chấp thuận địa điểm xây dựng:

– Văn bản đề nghị kiểm tra, chấp thuận địa điểm xây dựng về phòng cháy và chữa cháy của chủ đầu tư có nêu rõ quy mô, Vĩnh chất, đặc điểm nguy hiểm cháy, nổ của công trình dự kiến xây dựng, đặc điểm, hiện trạng và sự phù hợp của khu đất dự kiến xây dựng công trình;

– Bản sao văn bản nêu rõ tính hợp pháp của khu đất dự kiến xây dựng công trình;

– Bản vẽ, tài liệu thể hiện rõ hiện trạng địa hình của khu đất có liên quan đến phòng cháy và chữa cháy như: bậc chịu lửa của công trình, khoảng cách từ công trình dự kiến xây dựng

đến các công trình xung quanh, hướng gió, cao độ công trình.

d) Đối với hồ sơ thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế bản vẽ thi công trong hồ sơ thẩm duyệt thiết kế pccc

Thiết kế kỹ thuật là thiết kế cụ thể hóa thiết kế cơ sở sau khi dự án đầu tư xây dựng công trình được phê duyệt nhằm thể hiện đầy đủ các giải pháp, thông số kỹ thuật và vật liệu sử dụng

phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật được áp dụng, là cơ sở để triển khai thiết kế bản vẽ thi công.

Thiết kế bản vẽ thi công là thiết kế thể hiện đầy đủ các thông số kỹ thuật, vật liệu sử dụng và chi tiết cấu tạo phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật được áp dụng, bảo đảm đủ

điều kiện để triển khai thi công xây dựng công trình.

Hồ sơ thẩm duyệt thiết kế pccc kỹ hoặc thiết kế bản vẽ thi công gồm:

 Văn bản đề nghị thẩm duyệt về phòng cháy và chữa cháy của chủ đầu tư; trường hợp chủ đầu tư ủy quyền cho một đơn vị khác thực hiện thì phải có văn bản ủy quyền kèm theo;

– Bản sao văn bản chấp thuận quy hoạch của cấp có thẩm quyền;

– Dự toán tổng mức đầu tư dự án, công trình;

– Bản vẽ và bản thuyết minh thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế bản vẽ thi công thể hiện những nội dung yêu cầu về phòng cháy và chữa cháy quy định tại Điều 11 Nghị định số 136/2020/NĐ-CP.

e. Đối với thiết kế kỹ thuật phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy

Phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy gồm tàu thủy, tàu hỏa chuyên dùng để vận chuyển hành khách, vận chuyển xăng, dầu, chất lỏng dễ cháy, khí cháy, vật liệu nổ, hóa chất có nguy hiểm về cháy, nổ.

Hồ sơ thẩm duyệt thiết kế pccc gồm:

+ Văn bản đề nghị thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy của chủ đầu tư, chủ phương tiện (nếu ủy quyền cho một đơn vị khác thực hiện thì phải có văn bản ủy quyền kèm theo);

+ Bản sao văn bản của cấp có thẩm quyền cho phép đầu tư, chế tạo mới hoặc hoán cải phương tiện;

+ Dự toán tổng mức đầu tư phương tiện;

+ Bản vẽ và bản thuyết minh thiết kế kỹ thuật thể hiện giải pháp bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy đối với tính chất hoạt động và đặc điểm nguy hiểm cháy, nổ của phương tiện; điều kiện ngăn cháy, chống cháy lan, thoát nạn, cứu người khi có cháy xảy ra; giải pháp bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy đối với hệ thống điện, hệ thống nhiên liệu vàcháy khác; hệ thống, thiết bị phát hiện và xử lý sự cố rò rỉ các động cơ; hệ thống báo cháy, chữa cháy và phương tiện chữa chất khí, chất lỏng nguy hiểm về cháy, nổ.

PCCC TRUNG TÂM THƯƠNG MẠI AEONMALL

PCCC trung tâm thương mại là một chuyên đề đề lớn trong công tác PCCC vì nếu để xảy ra cháy lớn tại các trung tâm thương mại (TTTM) thì thiệt hại sẽ vô cùng nghiêm trọng.

Trung tâm thương mại

Định nghĩa TTTM

TTTM là một nhóm các cửa hàng được xây dựng cùng nhau, đôi khi dưới một mái nhà. Là trung tâm mua sắm, lối sống và không gian lễ hội. Trung tâm thương mại AEONMALL là TTTM với quy mô cực kỳ lớn nên công tác an toàn PCCC là vô cùng quan trọng,

Phòng cháy tttm yêu cầu phải thẩm duyệt thiết kế và thẩm duyệt thiết kể bổ sung về PCCC khi có cải tạo, thay đổi.

Để thực hiện tốt công tác PCCC trung tâm thương mại, không để cháy xảy ra và nếu có cháy thì chữa cháy có hiệu quả, không để xảy ra cháy lớn, gây thiệt hại nghiêm trọng, trong thời gian tới cần thực hiện tốt một số giải pháp, biện pháp sau:

Trung tâm thương mại aeomall
Trung tâm thương mại AEON MALL

1. Cơ quan chủ quản các trung tâm thương mại cần:

Rà soát, xây dựng kế hoạch sửa chữa, cải tạo đảm bảo các điều kiện an toàn về PCCC đối trung tâm thương mại như hệ thống điện, hệ thống báo cháy, chữa cháy, nguồn nước…;

Cần thực hiện nghiêm việc thẩm duyệt thiết kế về PCCC đối với các trung tâm thương mại được cải tạo, xây dựng mới và thực hiện các giải pháp, biện pháp an toàn PCCC;

Bố trí kinh phí để duy trì hoạt động của lực lượng PCCC cơ sở, phương tiện PCCC của trung tâm thương mại;

Ban hành quy định, nội quy đảm bảo an toàn PCCC và đầu tư trang bị phương tiện PCCC theo đúng quy định;

Tổ chức các đợt kiểm tra và tự kiểm tra việc thực hiện những quy định về PCCC để có các biện pháp khắc phục kịp thời những sơ hở thiếu sót có thể dẫn đến cháy;

2. PCCC Trung tâm thương mại, BQL TTTM cần thực hiện

Thường xuyên tuyên truyền, phổ biến pháp luật và kiến thức, kỹ năng PCCC và thoát nạn cho các hộ kinh doanh và khách mua hàng, khách tham quan thông qua hệ thống truyền thanh nội bộ;

Nhắc nhở công tác bảo đảm an toàn PCCC, phòng nổ trong việc sử dụng điện, gas, lửa trần nhất là vào giờ cao điểm có đông khách hàng và vào thời điểm chuẩn bị đóng cửa;

Tự tổ chức kiểm tra an toàn PCCC để kịp thời phát hiện và khắc phục những thiếu sót có thể gây ra cháy;

Kiên quyết giải toả lấn chiếm, tạo đường cho xe chữa cháy hoạt động; quản lý chặt việc sử dụng điện, sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt, thắp hương thờ cúng trong TTTM…

Kiên quyết xử lý các trường hợp vi phạm quy định, nội quy PCCC;

Duy trì tốt hoạt động, tổ chức huấn luyện nghiệp vụ, trang bị phương tiện cho lực lượng PCCC, đảm bảo yêu cầu chữa cháy kịp thời và có hiệu quả các vụ cháy phát sinh

Trung tâm thương mại
TTTM AEONMALL

3. Các đơn vị kinh doanh, các gian hàng kinh doanh trong TTTM và người ra vào TTTM

Phải thấy rõ việc thực hiện tốt công tác PCCC là tự bảo vệ mình và tự giác thực hiện nghiêm các quy định, nội quy an toàn PCCC

Không hút thuốc lá và sử dụng lửa bừa bãi;

Không lấn chiếm lối đi để bày bán hàng hoá hay cơi nới, che chắn làm cản trở lối đi, lối thoát nạn và đường cơ động của xe chữa cháy… ; t

Tự trang bị bình chữa cháy xách tay, nước, chăn… để chữa cháy;

4. Trách nhiệm của Lực lực Cảnh sát PCCC&CNCH trong PCCC TTTM

Thực hiện tham mưu, hướng dẫn UBND các cấp chỉ đạo thực hiện các giải pháp, biện pháp PCCC đối với trung tâm thương mại; t

Tăng cường kiểm tra, hướng dẫn cơ sở thực hiện các giải pháp, biện pháp cụ thể phù hợp điều kiện thực tế;

Xử lý nghiêm các hành vi vi phạm quy định về PCCC, kể cả áp dụng hình thức tạm đình chỉ hoạt động của một bộ phận hoặc toàn bộ TTTM để khắc phục, sửa chữa khi không đảm bảo an toàn về PCCC.

PCCC TTTM
PCCC TTTM

Công tác phòng cháy chữa cháy Trung tâm thương mại là yêu cầu cấp thiết cần duy trì và kiểm tra thường xuyên để đảm bảo hệ thống hoạt động thông suốt hiệu quả, khi có sự cố xảy ra.

CỬA ĐI ĐƯỜNG THOÁT NẠN TIÊU CHUẨN THIẾT KẾ

Cửa đi trên đường thoát nạn hay cửa lối ra thoát nạn là yêu cầu bắt buộc trong thiết kế hệ thống thoát nạn trong hệ thống PCCC. Lỗi thiết kế này dẫn đến không thẩm duyệt và nhiệm thu được hệ thống PCCC công trình

Các yêu cầu đối với cửa đi trên lối thoát nạn tiêu chuẩn pccc

– Chiều cao thông thuỷ của cửa thoát nạn phải không nhỏ
hơn 1,9 m, chiều rộng thông thủy không nhỏ hơn:
+ 1,2 m – từ các gian phòng nhóm F1.1 khi số người thoát
nạn lớn hơn 15 người, từ các gian phòng và nhà thuộc nhóm
nguy hiểm cháy theo công năng khác có số người thoát nạn lớn
hơn 50 người, ngoại trừ nhóm F 1.3;
+ 0,8 m – trong tất cả các trường hợp còn lại.

Các cửa trên lối thoát nạn phải bố trí phân tán.

– Chiều rộng của các cửa đi bên ngoài của buồng thang bộ
cũng như của các cửa đi từ buồng thang bộ vào sảnh không
được nhỏ hơn giá trị tính toán hoặc chiều rộng của bản thang.
– Trong mọi trường hợp, khi xác định chiều rộng của một
lối ra thoát nạn phải tính đến dạng hình học của đường thoát
nạn qua lỗ cửa hoặc cửa để bảo đảm không cản trở việc vận
chuyển các cáng tải thương có người nằm trên.
– Không được bố trí cửa hay cổng có cánh mở kiểu trượt
hoặc xếp, cửa cuốn, cửa quay trên lối ra thoát nạn. Các cửa đi
có cánh mở ra (cửa bản lề) nằm trong các cửa hay cổng nói trên
được coi là lối ra thoát nạn.

Hướng mở cửa đi trên đường thoát nạn

– Các cửa của lối ra thoát nạn và các cửa khác trên đường
thoát nạn phải được mở theo chiều lối thoát từ trong nhà ra ngoài
– Các cửa của các lối ra thoát nạn từ các hành lang tầng,
không gian chung, phòng chờ, sảnh và buồng thang bộ phải
không có chốt khóa để có thể mở được cửa tự do từ bên trong
mà không cần chia. Trong các nhà chiều cao lớn hơn 15 m, các
cánh cửa nói trên, ngoại trừ các cửa của căn hộ, phải là cửa đặc
hoặc với kính cường lực.
– Đối với các buồng thang bộ, các cửa ra vào phải có cơ cấu
tự động và khe cửa phải được chèn kín. Các cửa trong buồng
thang bộ mở trực tiếp ra ngoài cho phép không có cơ cấu tự
đóng và không cần chèn kín khe cửa.
– Các cửa của lối ra thoát nạn từ các gian phòng hay các
hành lang được bảo vệ chống khói cưỡng bức, phải là cửa đặc
được trang bị cơ cấu tự đóng và khe cửa phải được chèn kín.
Các cửa này nếu cần để mở khi sử dụng, thì phải được trang bị
cơ cấu tự động đóng khi có cháy.

Tiêu chuẩn cửa chống cháy đối với Công trình công cộng và nhà sản xuất

– Đối với công trình công cộng: Định mức người thoát nạn
tính cho 1 mét chiều rộng lối ra tùy theo bậc chịu lửa của nhà
(không bao gồm các nhà rạp chiếu phim, câu lạc bộ, nhà hát
và các công trình thể thao) định mức này được lấy không vượt
quá các giá trị sau:
+Nhà có bậc chịu lửa I, II không được lớn hơn 165 người/m;
+ Nhà có bậc chịu lửa III, IV không được lớn hơn 115
người/m;
+ Nhà có bậc chịu lửa V không được lớn hơn 80 người/m.
+ Đối với nhà sản xuất: Định mức người thoát nạn theo Phụ lục G- QCVN 06:2021-BXD

HÀNH LANG THOÁT NẠN, ĐƯỜNG THOÁT NẠN PCCC

1. Định nghĩa Hành lang thoát nạn đường thoát nạn trong quy định PCCC

Hành lang thoát nạn hay Đường thoát nạn là một đường di chuyển liên tục và
không bị chặn từ một điểm bất kỳ trong nhà hoặc công trình
đến lối ra bên ngoài.
Các lối thoát nạn phải được chiếu
sáng và chỉ dẫn phù hợp với các yêu cầu của tiêu chuẩn TCVN
3890: 2021 – Phương tiện Phòng cháy chữa cháy cho nhà và
công trình trang bị, bố trí, kiểm tra, bảo dưỡng.

– Khoảng cách giới hạn cho phép từ vị trí xa nhất của gian
phòng, hoặc từ chỗ làm việc xa nhất tới lối ra thoát nạn gần
nhất, được đo theo trục của đường thoát nạn, phải được hạn
chế tùy thuộc vào:
+ Nhóm nguy hiểm cháy theo công năng và hạng nguy
hiểm cháy nổ của gian phòng và nhà;
+ Số lượng người thoát nạn;
+ Các thông số hình học của gian phòng và đường thoát nạn;
+ Cấp nguy hiểm cháy kết cấu và bậc chịu lửa của nhà.
Chiều dài của lối thoát nạn theo cầu thang bộ loại 2 lấy
bằng ba lần chiều cao của thang đó

Khoảng cách giới hạn lối ra thoát nạn công trình nhà ở

2. Các yêu cầu về Hành lang thoát nạn, đường thoát nạn

Các yêu cầu cụ thể về khoảng cách giới hạn cho phép từ vị
trí xa nhất đến lối ra thoát nạn gần nhất được nêu trong Phụ lục
G – QCVN 06:2021/BXD.

a. Yêu cầu về chiều cao và chiều rộng đường thoát nạn


– Chiều cao thông thủy các đoạn nằm ngang
của đường thoát nạn không được nhỏ hơn 2 m, chiều rộng thông thủy các
đoạn nằn ngang và các đoạn dốc không được nhỏ hơn:
+ 1,2 m – đối với hành lang chung dùng để thoát nạn cho hơn
15 người từ các gian phòng nhóm F 1, hơn 50 người từ các gian
phòng thuộc nhóm nguy hiểm cháy theo công năng khác;
+ 0,7 m – đối với các lối đi đến các chỗ làm việc đơn lẻ;
+ 1,0 m – trong tất cả các trường hợp còn lại.
Trong bất kỳ trường hợp nào, các đường thoát nạn phải đủ
rộng, có tính đến dạng hình học của chúng, để không cản trở
việc vận chuyển các cảng tài thương có người nằm trên.
– Trong các hành lang trên lối ra thoát nạn, ngoại trừ những
trường hợp nói riêng trong quy chuẩn, không cho phép bố trí:
thiết bị nhô ra khỏi mặt phẳng của tường trên độ cao nhỏ hơn
2 m; các ống dẫn khí cháy và ống dẫn các chất lỏng cháy được,
cũng như các tủ tường, trừ các tủ thông tin liên lạc và tủ đặt
họng nước chữa cháy.

Số lượng người trên lối thoát nạn

b. Hành lang thoát nạn, lối thoát nạn PCCC Yêu cầu về bộ phận ngăn cháy


Các hành lang phải được bao bọc bằng các bộ phận ngăn
cháy phù hợp quy định trong các quy chuẩn cho từng loại
công trình. Các hành lang dài hơn 60 m phải được phân chia bằng
các vách ngăn cháy loại 2 thành các đoạn có chiều dài được
xác định theo yêu cầu bảo vệ chống khói, nhưng không được
vượt quá 60 m.
– Khi các cánh cửa đi của gian phòng mở nhô ra hành lang,
thì chiều rộng của đường thoát nạn theo hành lang được lấy
bằng chiều rộng thông thủy của hành lang trừ đi:
+ Một nửa chiều rộng phần nhô ra của cánh cửa (tính cho
cửa nhô ra nhiều nhất) – khi cửa được bố trí một bên hành lang,
+ Ca chiều rộng phân nhô ra của cánh cửa (tính cho cửa
nhô ra nhiều nhất) – khi các cửa được bố trí hai bên hành lang,
(Yêu cầu này không áp dụng cho hành lang tâng (sảnh
chung) nằm giữa cửa ra từ căn hộ và cửa ra dẫn vào buồng
thang bộ trong các đơn nguyên nhà nhóm F 1.3).

Gian phòng không ghế ngồi

c. Các yêu cầu khác về hành lang thoát nạn và đường thoát nạn trong quy định PCCC


Trên sàn của lối thoát nạn không được có các giật cấp
với chiều cao chênh lệch nhỏ hơn 45 cm hoặc có gờ nhô lên,
ngoại trừ các ngưỡng trong các ô cửa đi. Tại các chỗ có giật
cấp phải bố trí bậc thang với số bậc không nhỏ hơn 3 hoặc làm
đường dốc với độ dốc không được lớn hơn 1: 6 (độ chênh cao
không được quá 10 cm trên chiều dài 60 cm hoặc góc tạo bởi
đường dốc với mặt bằng không lớn hơn 9,5%).
– Đường thoát nạn không bao gồm các thang máy, thang
cuốn, đường đi theo mái nhà, ngoại trừ mái đang được khai
thác sử dụng hoặc một phần mái được trang bị riêng cho mục
đích thoát nạn;
Các khung trần treo trong các gian phòng và trên các
đường thoát nạn phải được làm bằng vật liệu không cháy.
– Trên lối thoát nạn không được bố trí gương soi gây ra
sự nhầm lẫn về hướng thoát nạn.

Khoàng cách đến lối thoát nạn

QUY ĐỊNH SỬ DỤNG PHÁO HOA – HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG PHÁO HOA Z121

Quy định sử dụng pháo hoa và hướng dẫn sử dụng pháo hoa thường ít được chú trọng. Sử dụng pháo hoa sai cách có thể dẫn đến xảy ra ngoài ý muốn. Cần đảm bảo an toàn PCCC trong lưu thông và sử dựng pháo hoa

Tình hình sử dụng pháo hoa hiện nay

Lễ Tết, nhu cầu mua bán, sử dụng pháo hoa của người dân rất lớn do đó việc bảo quản, sử dụng pháo hoa không đảm bảo an toàn luôn tiềm ẩn nguy cơ có thể dẫn đến cháy, nổ.  

Cháy nổ liên quan đến pháo hoa gây hậu quả nghiêm trọng

– Vụ nổ nhà máy pháo hoa tại Ấn Độ ngày 05/9/2012 làm 110 người thiệt mạng và bị
– Vụ cháy hộp đêm Cromagnon Republic tại Argentina ngày 30/12/2004 làm 194 người chết;
– Vụ cháy vũ trường Lame Horse tại Nga ngày 5/12/2009 làm 310 người t
– Vụ cháy vào rạng sang ngày 01/01/2009 tại Thái Lan làm 61 người chết, 223 người bị thương;
– Vụ nổ nhà máy pháo hoa Z121 năm 2013, 124 người thương vong, thiệt hại khoảng trên 50 tỉ đồng.
– Vụ cháy quán Bar X5, tỉnh Vĩnh Phúc ngày 02/11/2020 làm 03 người chết;
– Vụ nổ nhà dân tại tỉnh Bắc Giang ngày 20/12/2021 khiến 01 người chết, 02 người bị thương….
Pháo hoa được sử dụng phổ biến tại các lễ hội

Quy định sử dụng pháo hoa được pháp luật quy định rõ ràng

Các vụ cháy, nổ liên quan đến pháo hoa gây ra hậu quả rất nghiêm trọng về người và tài sản. Do đó, để bảo đảm an toàn cần lưu ý một số nội dung như sau:

1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân khi sản xuất, bảo quan, vận chuyển, kinh doanh và sử dụng pháo phải chấp hành nghiêm các quy định tại Nghị định số 137/2020/NĐ-CP .

QCVN 04:2021/BCA quy định về an toàn trong pháo hoa, pháo hoa nổ.

2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân muốn sử dụng pháo hoa phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ và chỉ được sử dụng pháo hoa (không tiếng nổ) trong các dịp lễ, Tết, sinh nhật, cưới hỏi, hội nghị… mua tại các tổ chức, doanh nghiệp được phép sản xuất, kinh doanh pháo hoa. Tuyệt đối không được mua bán, sử dụng pháo “lậu”.

3. Bảo quản pháo hoa ở vị trí an toàn, cách xa nguồn lửa, nguồn nhiệt, bao gói, che chắn, chống va đập và tàn lửa, tránh xa tầm tay của trẻ em.

4. Sử dụng pháo hoa phải tuân theo hướng dẫn của nhà sản xuất, địa điểm đặt giàn pháo phải là nơi bằng phẳng, rộng, cách xa các vật liệu, hàng hoá dễ cháy. Không gian trên cao phải bảo đảm thông thoáng, không có vật cản; đặc biệt không sử dụng pháo hoa gần các khu vực cấm như cơ sở sản xuất, bảo quản dầu mỏ và sản phẩm dầu mỏ, khí đốt, nhà máy điện, trạm biến áp, kho vũ khí, vật liệu nổ…

5. Nghiêm cấm các hành vi sau liên quan đến việc quy định sử dụng pháo hoa:

– Nghiên cứu, chế tạo, sản xuất, mua bán, xuất khẩu, nhập khẩu, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng trái phép hoặc chiếm đoạt pháo hoa;

– Mang pháo hoa, thuốc pháo hoa trái phép vào, ra khỏi lãnh thổ Việt Nam. Hoặc vào nơi cấm, khu vực cấm, khu vực bảo vệ và mục tiêu bảo vệ;

– Lợi dụng, lạm dụng việc sử dụng pháo hoa để xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, tính mạng, sức khỏe, tài sản, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân;

– Vận chuyển, bảo quản, tiêu hủy pháo hoa không bảo đảm an toàn hoặc làm ảnh hưởng đến môi trường;

– Trao đổi, tặng, cho, gửi, mượn, cho mượn, thuê, cho thuê, cầm cố thuốc pháo để sản xuất pháo hoa trái phép;

– Chiếm đoạt, mua, bán, trao đổi, tặng, cho, mượn, cho mượn, thuê, cho thuê, cầm cố, làm giả, sửa chữa, tẩy xóa các loại giấy phép về pháo hoa

– Hướng dẫn, huấn luyện, tổ chức huấn luyện cách thức chế tạo, sản xuất, sử dụng trái phép pháo hoa dưới mọi hình thức.

– Cố ý cung cấp thông tin sai lệch về quản lý, bảo quản pháo hoa, thuốc pháo hoa;

– Không báo cáo hoặc báo cáo không kịp thời, che giấu hoặc làm sai lệch thông tin về việc mất, thất thoát, tai nạn, sự cố về pháo hoa, thuốc pháo hoa./.

Quy định sử dụng pháo hoa: sử phạt liên quan đến sử dụng pháo hoa

6. Các cá nhân tổ chức có hành vi phạm Điều 11 của Nghị định 144/2021/NĐ-CP ngày 31/12/2021 của Chính phủ quy định:

Xử phạt vi phạm theo Điều 389 – Bộ Luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) về tội gây rối trật tự nơi công cộng.
Và sử phạt theo mục II Thông tư liên tịch số 06/2008/TTLT-BCA-VKSNDTC-TANDTC ngày 25/12/2008 về hướng dẫn việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với các hành vi mua bán, vận chuyển, tàng trữ, sử dụng trái phép pháo nổ và thuốc pháo.

7. Khi xảy ra tai nạn, sự cố cháy, nổ phải nhanh chóng báo ngay cho lực lượng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ chuyên nghiệp theo số điện thoại 114 để kịp thời cứu nạn, cứu hộ và chữa cháy./.

Hướng dẫn sử dụng pháo hoa do nhà máy Z121 sản xuất


1. Hướng dẫn sử dụng pháo hoa Ống phun nước bạc ngoài trời

Ống phun nước bạc là một loại pháo hoa không gây tiếng nổ, khi hoạt động phun ra một chùm sáng như một đài phun nước màu trắng bạc. Hiệu ứng sáng cao khoảng 3m. 
Sản phẩm được sử dụng trong các dịp: Lễ, tết, cưới hỏi, sinh nhật, hội nghị, khai trương, ngày kỷ niệm và trong các hoạt động văn hóa, nghệ thuật.
Sản phẩm gồm 5 ống.
Cách sử dụng ống phun nước bạc ngoài trời
– Mở hộp và túi PE, lấy sản phẩm và đặt trên bề mặt cứng và phẳng.
– Dùng diêm hoặc bật lửa đốt cháy dây cháy chậm và lùi ra xa để chờ sản phẩm hoạt động. Sau khoảng 10 giây pháo mới bắt đầu hoạt động nên rất đảm bảo an toàn.
Giá bán Ống phun nước bạc ngoài trời: 25.000 đồng/ống.


2. Ống phun nước bạc trong nhà

Tương tự như ông phun nước bạc ngoài trời, ống phun nước bạc trong nhà là một loại pháo hoa không gây tiếng nổ, khi hoạt động phun ra một chùm sáng như một đài phun nước màu trắng bạc. 
Sản phẩm được sử dụng trong các dịp: Lễ, tết, hoạt động văn hóa, nghệ
Ống phun nước bạc là một loại pháo hoa không gây tiếng nổ. 
Sản phẩm gồm 5 hộp pháo.
Quy định sử dụng pháo hoa ống phun nước bạc trong nhà:
– Mở hộp và túi PE, lấy sản phẩm và đặt trên bề mặt cứng và phẳng.
– Dùng diêm hoặc bật lửa đốt cháy dây cháy chậm và lùi ra xa để chờ sản phẩm hoạt động. Sau khoảng 10 giây pháo mới bắt đầu hoạt động nên rất đảm bảo an toàn.
Giá bán Ống phun nước bạc trong nhà: 26.000 đồng/ống.


3.Hướng dẫn sử dụng pháo hoa Ống phun hoa lửa cầm tay


Ống phun hoa lửa cầm tay là một loại pháo hoa không gây tiếng nổ, khi hoạt động phun ra một chùm tia sáng như một bông hoa lửa màu trắng bạc.
Sản phẩm được sử dụng trong các dịp: Lễ, tết, hoạt động văn hóa, nghệ thuật.

Sản phẩm hầu như không có khói nên có thể sử dụng trong nhà.
Đóng gói sản phẩm: Túi 5 ống
Cách sử dụng ống phun hoa lửa cầm tay:
– Dùng diêm hoặc bật lửa đốt ở đầu que.
– Chỉ cầm pháo ở phần tay cầm.
– Không chạm tay vào phần pháo đang cháy.
Giá bán Ống phun hoa lửa cầm tay: 32.000-33.000 đồng/túi 5 ống.


4. Cây hoa lửa

Cây hoa lửa là một loại pháo hoa không gây tiếng nổ, khi cháy tạo ra một chùm tia sáng hình bông hoa lửa.

Sản phẩm được sử dụng trong các dịp: Lễ, tết, cưới hỏi, sinh nhật, hội nghị, khai trương, ngày kỷ niệm và trong các hoạt động văn hóa, nghệ thuật.
Sản phẩm gồm 10 que pháo dài nhỏ. Bông pháo sáng mạnh, bung to, đẹp mắt. Hoàn toàn không có khói nên có thể sử dụng cả trong nhà và ngoài trời.
Cách sử dụng cây hoa lửa:
–  Dùng diêm hoặc bật lửa đốt ở đầu que.
–  Chỉ cầm pháo ở phần tay cầm.
– Không chạm tay vào phần pháo đang cháy.
Giá bán Cây hoa lửa: 13.000 đồng/túi 10 cây


5. Cánh hoa xoay


Cánh hoa xoay là một loại pháo hoa không gây tiếng nổ. Khi hoạt động pháo tự động xoay và tạo ra vòng xoáy là những chùm tia sáng hình cánh hoa màu trắng bạc rất đẹp.

ử dụng trong các dịp: Lễ, tết, cưới hỏi, sinh nhật, hội nghị, khai trương, ngày kỷ niệm và trong các hoạt động văn hóa, nghệ thuật.
Cách sử dụng Cánh hoa xoay
– Mở hộp và túi PE, lấy sản phẩm và đặt trên bề mặt cứng và phẳng theo chiều cánh hoa và nhụy hoa hướng lên trên.
– Dùng tay xoay thử sản phẩm xem có quay trơn nhẹ không, nếu bị kẹt thì nhấc mái xoay ra và điều chỉnh lại sao cho sản phẩm quay trơn nhẹ.
– Dùng diêm hoặc bật lửa đốt cháy dây cháy chậm và lùi ra xa để chờ sản phẩm hoạt động. Sau khoảng 10 giây pháo mới bắt đầu hoạt động nên rất đảm bảo an toàn.
Giá bán Cánh hoa xoay: 55.000 đồng/bộ 1 cái


6.Quy định sử dụng pháo hoa, Hướng dẫn SD Thác nước bạc 


Thác nước bạc là một loại pháo hoa không gây tiếng nổ, khi hoạt động phun ra những chùm tia sáng màu trắng bạc như một thác nước đang chảy xuống. 
Sản phẩm được sử dụng trong các dịp: Lễ, tết, cưới hỏi, sinh nhật, hội nghị, khai trương, ngày kỷ niệm và trong các hoạt động văn hóa, nghệ thuật.
Cách sử dụng Thác nước bạc 
– Mở hộp và túi PE, lấy sản phẩm ra, buộc 2 đầu dây thừng vào vị trí cố định để căng ngang sản phẩm và cách mặt đất tối thiểu là 3m.
– Dùng diêm hoặc bật lửa đốt cháy đầu có dây cháy và lùi ra xa ít nhất 5m để chờ sản phẩm hoạt động.
– Sau khoảng 20 giây pháo mới bắt đầu hoạt động nên rất đảm bảo an toàn.
Giá bán Thác nước bạc: 450.000 đồng/dây.


7. Hướng dẫn sử dụng pháo hoa Pháo hoa Con sò đổi màu


Pháo hoa – Con sò đổi màu là một loại pháo hoa không gây tiếng nổ. Khi phát hỏa, sản phẩm quay và phun ra chùm tia sáng màu trắng bạc (hoặc có xen lẫn màu vàng), kết thúc chùm tia sáng thì chuyển màu ngọn lửa thành màu đỏ (xanh lơ, tím,…). 
Pháo hoa – Con sò đổi màu được sử dụng trong các trường hợp sau: Lễ, hội, tết, sinh nhật, cưới hỏi, liên hoan,…
Giá bán Pháo hoa Con sò đổi màu: 85.000 đồng/túi 3 cái

8. Pháo hoa Giàn phun viên


Pháo hoa – Giàn phun viên là một loại pháo hoa không gây tiếng nổ. Khi phát hỏa, một chùm viên cháy có nhiều màu sắc (đỏ, xanh lục, xanh lơ, vàng,…) được phun lên không trung.


Pháo hoa – Giàn phun viên được sử dụng trong các trường hợp sau: Lễ, hội, tết, hội nghị, sự kiện,…
Giá bán Pháo hoa Giàn phun viên: 308.000 đồng/giàn

9. Pháo hoa Giàn phun hoa


Pháo hoa Giàn phun hoa là một loại pháo hoa không gây tiếng nổ.

Khi phát hỏa, từng ống phóng lên tạo hiệu ứng thân bông hoa. Khi lên hết tầm cao thì nở ra bông hoa với nhiều màu sắc khác nhau.
Giàn phun hoa được sử dụng trong các trường hợp sau: Lễ, hội,…
Giá bán Pháo hoa Giàn phun hoa: 330.000 đồng/giàn

*Lưu ý an toàn khi sử dụng pháo hoa:


– Tránh cầm pháo quá gần vào người, tránh chạm vào quần áo và các vật dụng dễ cháy.
– Không sử dụng ở những nơi có chứa chất dễ gây cháy, nổ
– Khi sản phẩm cháy hết, đợi sản phẩm không còn tàn lửa mới được bỏ vào thùng chứa rác.
– Bảo quản nơi khô thoáng, tránh xa tầm tay trẻ em./.

THIẾT KẾ THI CÔNG THẨM DUYỆT NGHIỆM THU PCCC

QUY ĐỊNH PCCC NHÀ CÔNG NGHIỆP PHỤ LỤC A – QC 06

Các quy định PCCC nhà công nghiệp, kho nhà công nghiệp căn cứ theo Phụ lục A, Quy chuẩn 06/2021-BXD. Quy định an toàn PCCC đối với những nhóm nhà Công nghiệp

Phụ lục A Quy chuẩn 06
Phụ lục A Quy chuẩn 06/2021/QC-BXD

Quy định PCCC Nhà công nghiệp Phạm vi áp dụng (A.1.1)

Nhà công nghiệp dùng cho việc sản xuất sản phẩm. hàng hóa thuộc nhóm F5.1 và F5.2 có không quá 1 tầng hầm.

Không áp dụng đối với các nhà công nghiệp có chức năng đặc biệt

Cụ thể như:

  • nhà sản xuất hay bảo quản các chất và vật liệu nổ;
  • Kho chứa dầu mỏ và sản phẩm dầu mỏ, khí đốt tự nhiên, các loại khí dễ cháy, cũng như các chất tự cháy;
  • nhà sản xuất hoặc kho hóa chất độc hại; công trình hầm mỏ; và các công trình có đặc điểm sử dụng tương tự.

Không áp dụng đối với các nhà và gian phòng sau:

– Nhà kho và gian phòng kho dùng để chứa (lưu giữ):

  • phân khoáng khô và hóa chất bảo vệ thực vật,
  • chất phóng xạ, các chất khí không dễ cháy được chứa trong chai dưới áp suất lớn hơn 70 kPa,
  • xi măng, bông, bột mì, thức ăn gia súc, lông thú và sản phẩm từ lông thú, SP nông nghiệp

– Các nhà hoặc gian phòng làm kho lạnh và kho ngũ cốc.

– Các nhà công nghiệp có từ 2 tầng hầm trở lên.

Cho phép không áp dụng đối với nhà công nghiệp có sử dụng tiêu chuẩn nước ngoài về PCCC

Phải được cơ quan Cảnh sát PCCC và CNCH có thẩm quyền chấp thuận.

Quy định PCCC nhà công nghiệp, Quy định chung (A.1.2)

Quy định về diện tích Nhà xưởng, Nhà công nghiệp

Tổng diện tích nhà lấy bằng tổng diện tích của tất cả các tầng:

Đường hầm; sàn giá đỡ trong nhà; sàn lửng; tất cả các sàn của giá đỡ nhiều tầng trong nhà; thềm (cầu) xếp dỡ; hành lang (trong mặt bằng) và hành lang liên thông sang các nhà khác.

Với kích thước mặt bằng được đo trong phạm vi giới hạn bởi bề mặt bên trong của các tường bao.

Tổng diện tích của nhà không bao gồm: diện tích các tầng hầm kỹ thuật có chiều cao, tính từ sàn đến mặt dưới của kết cấu nhô ra ở phía trên, nhỏ hơn 1,8 m

iện tích phía trên trần treo; cũng như diện tích sàn của giá đỡ cao tầng dùng để bảo dưỡng đường ray phía dưới cầu trục, bảo dưỡng cần trục, băng tải, đường ray đơn và thiết bị chiếu sáng.

Chiều cao từ 2 tầng trở lên:

Diện tích các gian phòng có chiều cao thông từ 2 tầng trở lên, trong phạm vi một nhà nhiều tầng (gian phòng thông 2 tầng hoặc nhiều tầng), được tính vào diện tích tổng cộng của nhà trong phạm vi một tầng.

Khi xác định số lượng tầng của nhà thì mỗi sàn giá đỡ và sàn lửng nằm ở cao độ bất kì có diện tích lớn hơn 40 % diện tích 1 tầng của nhà đó, phải được tính như một tầng.

Diện tích 1 tầng của nhà trong phạm vi một khoang cháy, được xác định theo chu vi bên trong của tường bao của tầng, không tính diện tích buồng thang bộ.

Nếu trong diện tích đó có sàn giá đỡ, sàn của giá đỡ cao tầng và sàn lửng thì đối với nhà 1 tầng phải tính diện tích của tất cả các sàn giá đỡ, sàn của giá đỡ nhiều tầng và sàn lửng.

Còn đối với nhà nhiều tầng chỉ tính diện tích các sàn giá đỡ, sàn của giá đỡ nhiều tầng và sàn lửng nằm trong phạm vi khoảng cách theo chiều cao giữa các cốt của sàn giá đỡ, sàn của giá đỡ nhiều tầng và sàn lửng có diện tích ở mỗi cao độ không hơn 40 % diện tích sàn của tầng.

Diện tích của thềm (cầu) xếp dỡ phía ngoài dùng cho phương tiện vận tải đường bộ và đường sắt không được tính vào diện tích của tầng nhà trong phạm vi khoang cháy.

Diện tích xây dựng được xác định theo chu vi ngoài của nhà ở cao độ chân tường, bao gồm cả các phần nhô ra, đường đi qua dưới nhà, các phần nhà không có kết cấu ngăn che bên ngoài.

Quy định về khối tích

Khối tích xây dựng của nhà được xác định là tổng khối tích các phần nhà trên mặt đất tính từ cốt ± 0,00 trở lên và phần ngầm từ cốt hoàn thiện nền sàn tầng hầm dưới cùng lên đến cốt ± 0,00.

Khối tích các phần trên mặt đất và phần ngầm của nhà được tính theo kích thước từ mặt ngoài kết cấu bao che, kể cả ô lấy sáng và thông gió của mỗi phần của nhà.

Chiều cao các gian phòng tính từ mặt sàn đến mặt dưới của các bộ phận nhô ra phía dưới trần hoặc mái không được nhỏ hơn 2,2 m. Các lối đi có người qua lại thường xuyên và đường thoát nạn phải có chiều cao tính từ mặt sàn đến mặt dưới của các bộ phận nhô ra của các đường ống kỹ thuật và thiết bị không nhỏ hơn 2,0 m, còn đối với các lối đi không có người qua lại thường xuyên thì chiều cao đó phải không nhỏ hơn 1,8 m. Chiều cao thông thủy của lối vào nhà dành cho xe chữa cháy chạy qua không được nhỏ hơn 4,5 m.

Lối thoát nạn trong an toàn PCCC nhà xưởng

Đối với tầng kỹ thuật, nếu yêu cầu công nghệ đòi hỏi phải có lối đi lại để bảo dưỡng thiết bị kỹ thuật, đường ống kỹ thuật và các thiết bị công nghệ hỗ trợ bố trí trong đó, thì chiều cao các lối đi này phải lựa chọn phù hợp với A.1.2.3.

Lối ra từ tầng hầm phải được bố trí ngoài khu vực hoạt động của các thiết bị nâng chuyển.

Chiều rộng của khoang đệm và khoang đệm ngăn cháy phía ngoài cửa thang máy phải rộng hơn chiều rộng cửa ít nhất là 0,5 m (0,25 m về mỗi bên của cửa), và chiều sâu của các khoang đệm đó không được nhỏ hơn 1,2 m đồng thời phải lớn hơn chiều rộng của cánh cửa hoặc cổng ít nhất là 0,2 m.

Khi có lao động là người khuyết tật đi lại bằng xe lăn sử dụng, thì chiều sâu của khoang đệm và khoang đệm ngăn cháy ít nhất phải là 1,8 m, còn chiều rộng ít nhất phải là 1,4 m.

Các gian phòng có hạng nguy hiểm cháy nổ A và B phải lắp đặt các tấm che ngoài dễ bung.

Trong trường hợp không đủ diện tích để làm các tấm che ngoài dễ bung bằng kính thì cho phép sử dụng những dạng vật liệu không cháy sau:

– thép, nhôm và tấm nhựa có sóng;

– ngói mềm, ngói kim loại;

– đá và vật liệu giữ nhiệt hiệu quả.

Diện tích tấm che ngoài dễ bung phải được xác định bằng tính toán. Trong trường hợp không có số liệu tính toán thì diện tích tấm che ngoài dễ bung phải lấy không nhỏ hơn 0,05 m2 trên 1 m3 thể tích gian phòng hạng A và không ít hơn 0,03 m2 trên 1 m3 thể tích gian phòng hạng B.

CHÚ THÍCH 1: Nếu dùng kính có chiều dày 3, 4 hoặc 5 mm cho các tấm che ngoài dễ bung thì diện tích tương ứng không nhỏ hơn 0,8; 1,0 và 1,5 m2. Không được dùng kính có gia cường, kính 2 lớp, 3 lớp, stalinite và polycarbonate trong tấm che ngoài dễ bung.

CHÚ THÍCH 2: Tấm phủ dạng cuộn trên khu vực tấm che ngoài dễ bung của mái phải được bố trí thành các mảnh có diện tích không lớn hơn 180 m2.

CHÚ THÍCH 3: Tải trọng tính toán của khối lượng tấm che ngoài dễ bung trên mái không được vượt quá 0,7 kPa.

Quy định PCCC Nhà công nghiệp về bố trí mặt bằng – không gian (A.1.3)

Bố trí lối thoát nạn

Đối với các nhà có chiều cao từ cốt mặt đất thiết kế đến thành gờ hoặc mặt trên của tường chắn mái lớn hơn hoặc bằng 10 m thì cứ 40 000 m2 diện tích mặt bằng mái phải có 1 lối lên mái, nếu diện tích mặt bằng mái chưa đủ 40 000 m2 thì vẫn phải bố trí ít nhất 1 lối lên mái. Đối với nhà 1 tầng thì bố trí lối lên mái theo thang thép hở bên ngoài, còn đối với nhà nhiều tầng thì bố trí từ buồng thang bộ.

Đối với các nhà có chiều cao từ cốt mặt đất thiết kế đến mặt sàn trên cùng không quá 30 m và chiều cao của tầng trên cùng không đủ để bố trí buồng thang bộ thoát ra mái.

hì cho phép bố trí một thang leo hở bằng thép để thoát nạn từ buồng thang bộ qua mái bằng thang này.

Việc bố trí các gian phòng có hạng nguy hiểm cháy khác nhau trong cùng một nhà và ngăn chia giữa chúng:

phải tuân thủ các yêu cầu về đường thoát nạn và lối ra thoát nạn, thiết bị thoát khói, khoang đệm và khoang đệm ngăn cháy, buồng thang bộ và thang leo cũng như lối ra mái được quy định trong những phần liên quan của quy chuẩn này.

Bố trí kho nhà công nghiệp, phòng làm việc

Cho phép bố trí 1 tầng có chức năng làm kho hoặc phòng điều hành bên trong nhà công nghiệp, cũng như 1 tầng có chức năng sản xuất và điều hành bên trong nhà kho nếu bảo đảm được các yêu cầu về khoảng cách phòng cháy chống cháy nêu trong Phụ lục E và các quy định liên quan của quy chuẩn này.

Trong các kho trung chuyển (kho ngoại quan) một tầng có bậc chịu lửa I hoặc II và cấp nguy hiểm cháy kết cấu S0, nếu có các hành lang để thoát nạn được bao bọc bởi các vách ngăn cháy loại 1 và có áp suất không khí dương khi xảy ra cháy thì chiều dài đoạn hành lang đó không phải tính vào độ dài của đường thoát nạn.

Bố trí kho

Khi bố trí kho trong nhà công nghiệp thì diện tích cho phép lớn nhất của kho trong phạm vi một khoang cháy và chiều cao của chúng (số tầng) không được vượt quá các giá trị cho trong Bảng H.7, Phụ lục H.

THIẾT KẾ THI CÔNG THẨM DUYỆT NGHIỆM THU PCCC

Khi có các sàn giá đỡ, sàn của giá đỡ cao tầng và sàn lửng có diện tích trên mỗi cao độ vượt quá 40 % diện tích sàn thì diện tích sàn được xác định như đối với nhà nhiều tầng.

Khi bố trí chung trong một nhà hoặc một gian phòng các dây chuyền công nghệ có hạng nguy hiểm cháy và cháy nổ khác nhau thì phải có các giải pháp ngăn chặn sự lan truyền của sự cháy và nổ giữa các dây chuyền đó.

Hiệu quả ngăn chặn của các giải pháp đó phải được xem xét đánh giá trong phần công nghệ của dự án. Nếu các giải pháp được lựa chọn không bảo đảm hiệu quả ngăn chặn thì các dây chuyền công nghệ với hạng nguy hiểm cháy và cháy nổ khác nhau phải được bố trí trong các gian phòng riêng và được ngăn cách phù hợp với các yêu cầu trong Phụ lục E.

Quy định PCCC Nhà công nghiệp khi có phòng hạng C1, C2 và C3

Khi trong tầng hầm có bố trí các phòng có hạng nguy hiểm cháy và cháy nổ C1, C2 và C3 thì tầng hầm đó phải được ngăn chia thành các khoang có diện tích không quá 3 000 m2 bằng các vách ngăn cháy loại 1 với chiều dài mỗi cạnh (tính từ mép ngoài của tường) không vượt quá 30 m.

Trong mỗi khoang như vậy phải cấu tạo ít nhất một cửa sổ có chiều rộng không nhỏ hơn 0,75 m và chiều cao không nhỏ hơn 1,2 m, nằm bên trong một hố có chiều rộng không nhỏ hơn 0,3 m và chiều dài không nhỏ hơn 1,8 m để lắp đặt quạt thổi khói ra ngoài. Tổng diện tích của những cửa sổ đó tối thiểu phải đạt 0,2 % của diện tích sàn. Trong những khoang có diện tích lớn hơn 1 000 m2 phải có ít nhất 02 cửa sổ. Sàn tầng phía trên các tầng hầm đó phải có khả năng chịu lửa ít nhất là REI 45.

Hành lang nhỏ hơn 2m

Các hành lang phải có chiều rộng không nhỏ hơn 2 m dẫn trực tiếp ra ngoài hoặc qua một buồng thang bộ không nhiễm khói. Các gian phòng phải được ngăn cách với hành lang bằng vách ngăn cháy loại 1.

Tầng hầm có hạng nguy hiểm cháy và cháy nổ C1, C2 hoặc C3 mà theo yêu cầu các dây chuyền công nghệ không thể bố trí gần với tường ngoài thì phải được ngăn chia thành các khoang cháy với diện tích không quá 1 500 m2 và được trang bị hệ thống bảo vệ chống khói phù hợp với Phụ lục D.

Các bộ phận công trình của thềm (cầu) xếp dỡ và bộ phận bao che thềm (cầu) xếp dỡ liền kề với các nhà có bậc chịu lửa I, II, III và IV, hạng nguy hiểm cháy là S0 và S1 phải được làm bằng vật liệu không cháy.

Thềm (cầu) xếp dỡ hàng hóa và sân ga xếp dỡ phải có ít nhất là 2 thang leo hoặc đường dốc được bố trí cách xa nhau (phân tán).

Kết cấu vật liệu

Lựa chọn kết cấu và vật liệu cho nền và lớp phủ sàn nhà kho và gian phòng kho phải tính đến các yếu tố liên quan để bảo đảm ngăn ngừa việc phát sinh ra bụi.

Bề mặt sàn ở những khu vực có nguy cơ hình thành hỗn hợp nổ khí gas, bụi, chất lỏng và các chất khác với nồng độ có thể gây ra nổ hoặc cháy khi gặp tia lửa do va đập của một vật lên sàn hoặc hiện tượng nhiễm tĩnh điện, phải có biện pháp thích hợp để chống nhiễm tĩnh điện và không làm phát sinh tia lửa khi bị va đập.

Những nhà kho cất chứa hàng hóa có nhiệt độ vượt 60 °C thì phải sử dụng sàn chịu nhiệt.

Chiều rộng của các nhà kho nhiều tầng, hạng nguy hiểm cháy và cháy nổ B và C không được lớn hơn 60 m.

pccc nhà xưởng dược
pccc nhà xưởng dược

Quy định về phòng kho nhà công nghiệp

Phòng kho trong nhà công nghiệp phải được cách li với các loại gian phòng khác theo quy định cụ thể như dưới đây.

Các gian sản xuất, gian kỹ thuật và gian kho (nhóm nguy hiểm cháy theo công năng F5) có hạng nguy hiểm cháy và cháy nổ C1 đến C3 được đặt trong nhà ở và nhà công cộng,

nếu không có quy định gì khác thì ít nhất phải được ngăn cách với các gian phòng và hành lang khác như sau:

– Với nhà có bậc chịu lửa I ngăn cách bằng vách ngăn cháy loại 1 và sàn ngăn cháy không kém hơn loại 2.

– Với nhà có bậc chịu lửa II, III, IV ngăn cách bằng vách ngăn cháy loại 1 và sàn ngăn cháy không kém hơn loại 3.

Không cho phép

Không cho phép đặt gian phòng kho, gian sản xuất, phòng thí nghiệm và tương tự có hạng nguy hiểm cháy và cháy nổ C1, C2 và C3 hoặc cao hơn trong nhà khác dự kiến có từ 50 người sử dụng đồng thời trở lên.

Các gian phòng sản xuất, phòng kỹ thuật và phòng kho có hạng nguy hiểm cháy và cháy nổ C4, đặt trong nhà ở hoặc nhà công cộng thì phải được ngăn cách với các phòng khác và hành lang bằng các vách ngăn cháy không kém hơn loại 2.

Các gian kho có hạng nguy hiểm cháy và cháy nổ C1, C2 và C3

Trong nhà công nghiệp phải được ngăn cách với các khu vực khác bằng vách ngăn cháy loại 1 và sàn ngăn cháy không kém hơn loại 3.

Đối với các kho cất trữ hàng bằng giá đỡ nhiều tầng phải ngăn cách bằng tường ngăn cháy loại 1 và sàn ngăn cháy loại 1.

Đối với những gian phòng kho này, nếu cất giữ thành phẩm có hạng nguy hiểm cháy và cháy nổ C1, C2 và C3 đặt trong nhà công nghiệp thì phải có tường bao ngoài.

Kho cất giữ hàng có hạng nguy hiểm cháy và cháy nổ C trên giá đỡ nhiều tầng phải được bố trí trong nhà 1 tầng có bậc chịu lửa I đến IV và cấp nguy hiểm cháy kết cấu của nhà S0.

Các giá đỡ hàng phải có sàn đỡ nằm ngang, đặc và làm từ vật liệu không cháy đặt cách nhau không quá 4 m theo chiều cao.

An toàn PCCC kho nhà công nghiệp

Kho nhà công nghiệp: Thuyết minh công nghệ

Khi chia một gian kho chứa hàng hóa có cùng mức độ nguy hiểm cháy như nhau bằng các vách ngăn theo điều kiện công nghệ hoặc vệ sinh, thì phải nêu rõ các yêu cầu đối với những vách ngăn đó trong phần thuyết minh công nghệ của dự án.

Các lỗ cửa sổ của nhà kho phải được đặt thêm tấm cửa mở lật lên trên với tổng diện tích xác định theo tính toán bảo đảm thoát khói khi có cháy.

Trong gian phòng lưu trữ cho phép không cần lắp đặt ô cửa sổ nếu đã có hệ thống thoát khói được tính toán phù hợp với yêu cầu trong Phụ lục D.

Cơ sở pháp lý quy định PCCC Nhà kho nhà xưởng công nghiệp

THIẾT KẾ THI CÔNG THẨM DUYỆT NGHIỆM THU PCCC

  • Nghị định 136 /2020/NĐ-CP
  • Quy chuẩn Việt Nam 06/2021/QC-BXD
  • Thông tư 66/2021/TT-BCA
  • TCVN 2622/1995: PCCC cho nhà và công trình: Yêu cầu thiết kế

PCCC VĂN PHÒNG TRỤ SỞ LÀM VIỆC

Tiêu chuẩn PCCC văn phòng, trụ sở làm việc hay toà nhà đa năng… tuân theo quy định quản lý của nhà nước về an toàn phòng chống cháy nổ.

Được quy định tại:

NGHỊ ĐỊNH 136/2020/ND-CP

BMC.FP – NHÀ THẦU PCCC CHUYÊN NGHIỆP-PHONGCHAYBMC.COM
Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành
Luật Phòng cháy và chữa cháy và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy

TỔNG QUAN DỰ ÁN

  • Tên dự án: Thiết kế, Thi công và nhiệm thu hệ thống PCCC toà nhà văn phòng ELCOM
  • Chủ đầu tư: Công ty CP ĐTPT công nghệ điện tử Viễn Thông – Elcom
  • Địa điểm: 15 Duy Tân, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội
  • Thời gian thực hiện: 2019

QUY MÔ DỰ ÁN

  • Số tầng: 15 tầng nổi và 2 tầng hầm
  • Tổng diện tích: 8.500 m2
  • Giá trị hợp đồng: 5.972.033.900 đ

TIÊU CHUẨN PCCC VĂN PHÒNG TRỤ SỞ LÀM VIỆC

Đánh giá sự nguy hiểm cháy nổ:

PCCC văn phòng, trụ sở làm việc được quy định tại Phụ lục II NĐ 136/2020/ND-CP

Có phương án chữa cháy, Thoát nạn

Phương án được cấp thẩm quyền phê duyệt được quy định tại Điều 17 NĐ 136/ND-CP

Có hệ thống giao thông cấp nước, thông tin liên lạc phục vụ chữa cháy

Có hệ thống báo cháy, chữa cháy, ngăn chaý, phương tiện phòng cháy và ngăn cháy khác

Có phương tiện cứu người phù hợp đảm bảo về số lượng chất lượng

Có văn bản thẩm duyệt đối với công trình được quy định tại Phụ lục V Nghị định 136/ND-CP

Phân loại phân hạng mức độ nguy hiểm cháy và cháy nổ đối với cơ sở văn phòng, trụ sở làm việc

Yêu cầu tiêu chuẩn PCCC toà nhà văn phòng, trụ sở làm việc, thư viện, bảo tàng, kho lưu trữ

Có các giải pháp bố trí mặt bằng

Xác định bậc chịu lửa của công trình, diện tích tối đa cho phép đối với các bức tường ngăn cháy theo hạng và số tầng tối đa cho phép

Xác định khoảng cách PCCC giữa các ngôi nhà, công trình bên cạnh

Bố trí thiết bị bảo vệ, thiết bị báo cháy, chữa cháy tự động cho công trình

Đề ra các biện pháp PCCC hợp lý và hiệu quả

Xác định vốn đầu tư cơ bản của công trình

Phân hạng nguy hiểm cháy nổ PCCC cở sở kinh doanh lưu trú và các công trình khác.

Căn cứ theo phụ lục C QCVN 06:2021 – BXD

PCCC Văn phòng, trụ sở làm việc, thư viện, bảo tàng, kho lưu trữ cần đáp ứng các tiêu chuẩn phòng cháy chữa cháy sau:

TT 149/2020/TT-BCA: Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng cháy và chữa cháy và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy và Nghị định số 136/2020/NĐ-CP

QCVN 06:2021/BXD : Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về an toàn cháy cho nhà và công trình

TCVN 2622-1995 : Phòng cháy chống cháy cho nhà và công trình – Yêu cầu thiết kế (Bản vẽ PCCC Khách sạn)

Điều 28: Luật Phòng cháy chữa cháy

PCCC văn phòng trụ sở làm việc, thư viện, bảo tàng, kho lưu trữ phải sắp xếp các thiết bị văn phòng, hồ sơ, tài liệu đảm bảo an toàn về Phòng cháy chữa cháy. Có biện pháp quản lý chặt chẽ chất cháy, quản lý nguồn lửa, nguồn điện, thiết bị và dụng cụ sinh lửa, sinh nhiệt, chất sinh lửa, sinh nhiệt và các biện pháp khác về phòng cháy khi rời nơi làm việc.

PCCC KHÁCH SẠN CƠ SỞ LƯU TRÚ

Tiêu chuẩn PCCC khách sạn nhà nghỉ hay cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu trú khác như nhà nghỉ, nhà trọ, homestay, căn hộ dịch vụ và các cở lưu trú khác theo luật du lịch… tuân theo quy định quản lý của nhà nước về an toàn phòng chống cháy nổ.

Được quy định tại:

NGHỊ ĐỊNH 136/2020/ND-CP

BMC.FP – NHÀ THẦU PCCC CHUYÊN NGHIỆP-PHONGCHAYBMC.COM
Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành
Luật Phòng cháy và chữa cháy và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy

TỔNG QUAN DỰ ÁN

  • Tên dự án: Thiết kế, Thi công hệ thống PCCC Khách sạn Rose Hotel
  • Chủ đầu tư: Nhà đầu tư BDS Chuyên nghiệp Nguyễn Văn Đan
  • Địa điểm: 268-270 Đường Bưởi, Quận Tây Hồ, Thành phố Hà Nội
  • Thời gian thực hiện: 2021

QUY MÔ DỰ ÁN

  • Tổng diện tích: 6.670 m2
  • Số phòng: 120 phòng khách sạn tiêu chuẩn 4*
  • Giá trị hợp đồng: 2.850.600.000 đ

TIÊU CHUẨN PCCC KHÁCH SẠN

Đánh giá sự nguy hiểm cháy nổ:

PCCC cơ sở lưu trú được quy định tại Phụ lục II NĐ 136/2020/ND-CP

Có phương án chữa cháy, Thoát nạn

Phương án được cấp thẩm quyền phê duyệt được quy định tại Điều 17 NĐ 136/ND-CP

Có hệ thống giao thông cấp nước, thông tin liên lạc phục vụ chữa cháy

Có hệ thống báo cháy, chữa cháy, ngăn chaý, phương tiện phòng cháy và ngăn cháy khác

Có phương tiện cứu người phù hợp đảm bảo về số lượng chất lượng

Có văn bản thẩm duyệt đối với công trình được quy định tại Phụ lục V Nghị định 136/ND-CP

Phân loại phân hạng mức độ nguy hiểm cháy và cháy nổ đối với cơ sở căn hộ dịch vụ, PCCC cơ sở lưu trú khác

Yêu cầu tiêu chuẩn pccc khách sạn, Cơ sở kinh doanh lưu trú

Các giải pháp bố trí mặt bằng

Bậc chịu lửa của công trình, diện tích tối đa cho phép đối với các bức tường ngăn cháy theo hạng và số tầng tối đa cho phép

Khoảng cách PCCC giữa các ngôi nhà, công trình bên cạnh

Bố trí thiết bị bảo vệ, thiết bị báo cháy, chữa cháy tự động cho công trình

Đề ra các biện pháp PCCC hợp lý và hiệu quả

Xác định vốn đầu tư cơ bản của công trình

Phân hạng nguy hiểm cháy nổ PCCC cở sở kinh doanh lưu trú và các công trình khác.

Căn cứ theo phụ lục C QCVN 06:2021 – BXD

PCCC căn hộ dịch vụ, pccc cơ sở lưu trú cần đáp ứng các tiêu chuẩn phòng cháy chữa cháy sau:

QCVN 06:2021/BXD : Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về an toàn cháy cho nhà và công trình

TCVN 2622-1995 : Phòng cháy chống cháy cho nhà và công trình – Yêu cầu thiết kế (Bản vẽ PCCC Khách sạn)

TCVN 5279-1990 : An toàn cháy nổ – Bụi cháy – Yêu cầu chung

TCVN 5507-2002 : Hoá chất nguy hiểm – Quy phạm an toàn trong sản xuất kinh doanh, sử dụng, bảo quản và vận chuyển

TCVN 6155-1996 : Bình chịu áp lực yêu cầu lắp đặt, sử dụng sửa chữa – Phương pháp thử

THIẾT KẾ THI CÔNG THẨM DUYỆT NGHIỆM THU PCCC

PHÂN HẠNG NHÀ PCCC GIAN PHÒNG PCCC THEO TÍNH NGUY HIỂM CHÁY NỔ

1. Các loại phân hạng nhà PCCC và gian phòng

Phân hạng nhà PCCC và gian phòng PCCC theo tính nguy hiểm cháy nổ các gian phòng được phân hạng thành A, B, C1 đến C4, D và E, còn nhà được phân thành các hạng A, B, C, D và E.

THEO PHỤ LỤC C – QUY CHUẨN QCVN 06:2021/BXD

Quy chuẩn Quốc gia về an toàn cháy nổ cho nhà và công trình
Gian phòng sản xuất thuốc PCCC
Gian phòng sản xuất thuốc PCCC

BMC- NHÀ THẦU PCCC CHUYÊN NGHIỆP

1.1. Hạng nguy hiểm cháy và cháy nổ của gian phòng PCCC

Hạng nguy hiểm cháy của gian phòngĐặc tính của các chất và vật liệu có (hình thành) trong gian phòng
A Nguy hiểm cháy nổ– Các chất khí cháy, chất lỏng dễ bắt cháy có nhiệt độ bùng cháy không lớn hơn 28 ºC, với khối lượng có thể tạo thành hỗn hợp khí – hơi nguy hiểm nổ, khi bốc cháy tạo ra áp suất nổ dư tính toán trong gian phòng vượt quá 5 kPa. – Các chất và vật liệu có khả năng nổ và cháy khi tác dụng với nước, với ôxy trong không khí hoặc tác dụng với nhau, với khối lượng để áp suất nổ dư tính toán trong gian phòng vượt quá 5 kPa.
B Nguy hiểm cháy nổ– Các chất bụi hoặc sợi cháy, chất lỏng dễ bắt cháy, có nhiệt độ bùng cháy lớn hơn 28 ºC, các chất lỏng cháy, và khối lượng có thể tạo thành hỗn hợp khí – bụi hoặc khí – hơi nguy hiểm nổ, khi bốc cháy tạo ra áp suất nổ dư tính toán trong gian phòng vượt quá 5 kPa.
C1 đến C4 Nguy hiểm cháy– Các chất lỏng cháy hoặc khó cháy, các chất và vật liệu cháy và khó cháy ở thể rắn (kể cả bụi và sợi), các chất và vật liệu khi tác dụng với nước, với ôxy trong không khí hoặc tác dụng với nhau có khả năng cháy, ở điều kiện gian phòng có các chất và vật liệu này không thuộc các hạng A hoặc B.
– Việc chia gian phòng thành các hạng C1 đến C4 theo trị số tải trọng cháy riêng của các chất chứa trong nó như sau:
C1 – Có tải trọng cháy riêng lớn hơn 2 200 MJ/m2;
C2 – Có tải trọng cháy riêng từ 1 401 MJ/m2 đến 2 200 MJ/m2;
C3 – Có tải trọng cháy riêng từ 181 MJ/m2 đến 1 400 MJ/m2;
C4 – Có tải trọng cháy riêng từ 1 MJ/m2 đến 180 MJ/m2.
D Nguy hiểm cháy vừa phảiCác chất và vật liệu không cháy ở trạng thái nóng, nóng đỏ hoặc nóng chảy, mà quá trình gia công có kèm theo sự phát sinh bức xạ nhiệt, tia lửa và ngọn lửa; các chất rắn, lỏng, khí cháy được sử dụng để làm nhiên liệu.
E Nguy hiểm cháy thấpCác chất và vật liệu không cháy ở trạng thái nguội.
Bảng C.1 – Phân hạng nguy hiểm cháy và cháy nổ đối với gian phòng PCCC

1.2. Hạng nguy hiểm cháy và cháy nổ của nhà

A Nguy hiểm cháy nổ

a) Nhà được xếp vào hạng A nếu trong nhà đó tổng diện tích của các gian phòng hạng A vượt quá 5 % diện tích của tất cả các gian phòng của nhà, hoặc vượt quá 200 m2.

Cho phép không xếp nhà vào hạng A nếu tổng diện tích của các gian phòng hạng A trong nhà đó không vượt quá 25 % tổng diện tích của tất cả các gian phòng của nhà (nhưng không vượt quá 1 000 m2) và các gian phòng hạng A đó đều được trang bị các thiết bị chữa cháy tự động.

B Nguy hiểm cháy nổ

Nhà được xếp vào hạng B nếu đồng thời thỏa mãn 2 điều kiện sau:

– Nhà không thuộc hạng A.

– Tổng diện tích của các gian phòng hạng A và B vượt quá 5 % tổng diện tích của tất cả các gian phòng của nhà hoặc vượt quá 200 m2.

Cho phép không xếp nhà vào hạng B nếu tổng diện tích của các gian phòng hạng A và B trong nhà đó không vượt quá 25 % tổng diện tích của tất cả các gian phòng của nhà (nhưng không vượt quá 1 000 m2) và các gian phòng hạng A và B đó đều được trang bị các thiết bị chữa cháy tự động.

C1 đến C4 Nguy hiểm cháy

Nhà được xếp vào hạng C nếu đồng thời thỏa mãn 2 điều kiện sau:

– Nhà không thuộc hạng A hoặc B.

– Tổng diện tích của các gian phòng hạng A, B và C vượt quá 5 % (10 %, nếu trong nhà không có hạng A và B) tổng diện tích của tất cả các gian phòng của nhà.

Cho phép không xếp nhà vào hạng C nếu tổng diện tích của các gian phòng hạng A, B và C trong nhà đó không vượt quá 25 % tổng diện tích của tất cả các gian phòng của nhà (nhưng không vượt quá 3 500 m2) và các gian phòng đó đều được trang bị các thiết bị chữa cháy tự động.

D Nguy hiểm cháy vừa phải

Nhà được xếp vào hạng D nếu đồng thời thỏa mãn 2 điều kiện sau:

– Nhà không thuộc hạng A, B và C.

– Tổng diện tích của các gian phòng hạng A, B, C và D vượt quá 5 % tổng diện tích của tất cả các gian phòng của nhà.

Cho phép không xếp nhà vào hạng D nếu tổng diện tích của các gian phòng hạng A, B, C và D trong nhà đó không vượt quá 25 % tổng diện tích của tất cả các gian phòng của nhà (nhưng không vượt quá 5 000 m2) và các gian phòng hạng A, B, C đều được trang bị các thiết bị chữa cháy tự động.

E Nguy hiểm cháy thấp

Nhà được xếp vào hạng E nếu nó không thuộc các hạng A, B, C hoặc D.

2 . Phân hạng nhà PCCC:

Một số nhà và gian phòng thuộc các phân xưởng, nhà kho, bộ phận sản xuất được phép phân hạng nguy hiểm cháy và cháy nổ như sau:

Phân hang  nhà pccc, gian phòng  theo tính nguy hiểm cháy nổ
Phân hang nhà pccc, gian phòng theo tính nguy hiểm cháy nổ

Phân hạng PCCC gian phòng Hạng A

– Phân xưởng chế tạo và sử dụng Natri và Kali;

– Phân xưởng nhà máy làm sợi nhân tạo, cao su nhân tạo;

– Phân xưởng sản xuất xăng, dầu;

– Phân xưởng Hydro hóa chưng cất và phân chia khí;

– Phân xưởng sản xuất nhiên liệu lỏng nhân tạo, thu hồi và chưng cất các chất lỏng hòa tan hữu cơ với nhiệt độ bùng cháy ở thể hơi từ 28 ºC trở xuống;

– Kho chứa bình đựng hơi đốt, kho xăng;

– Các căn phòng chứa ắc quy kiềm và axit của nhà máy điện;

– Các trạm bơm chất lỏng có nhiệt độ bắt cháy ở thể hơi từ 28 ºC trở xuống.

Phân hạng PCCC gian phòng Hạng B

– Phân xưởng sản xuất và vận chuyển than cám, mùn cưa, những trạm tẩy rửa các thùng dầu madút và các chất lỏng khác có nhiệt độ bùng cháy ở thể hơi từ 28 ºC đến 61 ºC;

– Gian nghiền và xay cán chất rắn, phân xưởng chế biến cao su nhân tạo, phân xưởng sản xuất đường, những kho chứa dầu madút của nhà máy điện, những trạm bơm chất lỏng có nhiệt độ bùng cháy ở thể hơi từ 28 ºC đến 61 ºC;

Phân hạng PCCC gian phòng Hạng C

– Phân xưởng xẻ gỗ, phân xưởng làm đồ mỹ thuật bằng gỗ;

– Phân xưởng dệt và may mặc;

– Phân xưởng công nghiệp giấy với quá trình sản xuất khô;

– Xí nghiệp chế biến sơ bộ sợi bông, gai đay và những chất sợi khác;

– Những bộ phận sàng, sẩy hạt của các nhà máy xay và kho chứa hạt;

– Phân xưởng tái sinh dầu mỡ, chưng cất nhựa đường, những kho chứa vật liệu cháy và dầu mỡ;

– Những thiết bị phân phối điện có máy ngắt điện và thiết bị điện với lượng dầu mỡ lớn hơn 60 kg cho một đơn vị thiết bị;

– Hành lang băng tải dùng để vận chuyển than đá, than bùn;

– Kho kín chứa than, những kho hàng hỗn hợp, những trạm bơm chất lỏng có nhiệt độ bùng cháy của hơi trên 61 ºC.

Phân hạng PCCC gian phòng Hạng D

– Phân xưởng đúc và luyện kim, phân xưởng rèn, hàn;

– Trạm sửa chữa đầu máy xe lửa;

– Phân xưởng cán nóng kim loại, gia công kim loại bằng nhiệt;

– Những gian nhà đặt động cơ đốt trong;

– Phòng thí nghiệm điện cao thế;

– Nhà chính của nhà máy điện (gian lò, gian tuốc bin, và các gian tương tự);

– Trạm nồi hơi.

Phân hạng PCCC gian phòng Hạng E

– Phân xưởng cơ khí gia công nguội kim loại (trừ hợp kim Magiê);

– Sân chứa liệu (quặng);

– Xưởng sản xuất xút (trừ bộ phận lò);

– Trạm quạt gió, trạm máy ép không khí và các chất khí không cháy;

– Phân xưởng tái sinh axít;

– Trạm sửa chữa xe điện và đầu máy xe điện;

Phân hạng gian phòng PCCC ở phân xưởng

– Phân xưởng dập, khuôn và cán nguội các khoáng chất quặng Amiăng, muối và các nguyên liệu không cháy khác;

– Phân xưởng thuộc công nghiệp dệt và giấy có quá trình sản xuất ướt;

– Phân xưởng chế biến thực phẩm, cá, thịt, sữa;

– Trạm điều khiển điện;

– Công trình làm sạch nước (lắng, lọc, tẩy, và các công trình có đặc điểm sử dụng tương tự);

– Trạm bơm và hút nước của nhà máy điện;

– Bộ phận chứa Axit Cacbonic và Clo, các tháp làm lạnh, những trạm bơm chất lỏng không cháy.

BMC- NHÀ THẦU PCCC CHUYÊN NGHIỆP

PHÂN HẠNG NHÀ PCCC GIAN PHÒNG PCCC THEO TÍNH NGUY HIỂM CHÁY NỔ

PCCC NHÀ MÁY DƯỢC NHÀ KHO DƯỢC PHẨM

PCCC nhà máy dược, PCCC nhà kho chứa dược phẩm nói riêng; và nhà máy sàn xuất và nhà kho nói chung có yêu cầu cao về tiêu chuẩn an toàn PCCC. Cần đáp ứng nhiều tiêu chuẩn về an toàn phòng cháy và chống cháy.

TỔNG QUAN DỰ ÁN

  • Tên dự án: Thiết kế, Thi công hệ thống PCCC Nhà máy dược, PCCC Nhà kho dược phẩm tiêu chuẩn quốc tế EU – GMP WHO Nam Hà
  • Chủ đầu tư: Công ty cổ phần Dược phẩm Nam Hà – Một trong những công ty Dược phẩm hàng đầu Việt Nam
  • Địa điểm: Cụm khu công nghiệp Ngọc Hồi, Thanh Trì, Hà Nội
  • Thời gian thực hiện: 2017

QUY MÔ DỰ ÁN

  • Tổng diện tích: 1.170m2
  • Giá trị hợp đồng: 4.114.044.900 đ

TIÊU CHUẨN PCCC NHÀ MÁY SẢN XUẤT

  1. Đánh giá sự nguy hiểm cháy nổ trong pccc nhà máy dược, pccc nhà kho
  2. Thuyết minh công nghệ sản xuất
    • Sơ đồ dây chuyền sản xuất
    • Phân tích những nguyên nhân hư hỏng trong quá trình sản xuất
    • Xác định tính chất và số lượng chất cháy
    • Xác định môi trường nguy hiểm cháy nổ
    • Khả năng xuất hiện các nguồn nhiệt gây cháy
    • Xác định khả năng lan truyền của khi có đám cháy xảy ra
  3. Phân loại phân hạng mức độ nguy hiểm cháy và cháy nổ đối với cơ sở nhà máy sản xuất dược, PCCC nhà kho chứa dược phẩm
    • Yêu cầu tiêu chuẩn pccc nhà máy:
      • Các giải pháp bố trí mặt bằng
      • Bậc chịu lửa của công trình, diện tích tối đa cho phép đối với các bức tường ngăn cháy theo hạng và số tầng tối đa cho phép
      • Khoảng cách PCCC giữa các ngôi nhà, công trình bên cạnh
      • Bố trí thiết bị bảo vệ, thiết bị báo cháy, chữa cháy tự động cho công trình
    • Đề ra các biện pháp PCCC hợp lý và hiệu quả
    • Xác định vốn đầu tư cơ bản của công trình
  4. Phân hạng nguy hiểm cháy nổ PCCC nhà xưởng, nhà kho và các công trình khác. Căn cứ theo phụ lục C QCVN 06:2021 – BXD
  5. PCCC nhà máy dược, pccc nhà kho dược phẩm cần đáp ứng các tiêu chuẩn phòng cháy chữa cháy sau:
    • QCVN 06:2021/BXD : Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về an toàn cháy cho nhà và công trình
    • TCVN 2622-1995 : Phòng cháy chống cháy cho nhà và công trình – Yêu cầu thiết kế
    • TCVN 5279-1990 : An toàn cháy nổ – Bụi cháy – Yêu cầu chung
    • TCVN 5507-2002 : Hoá chất nguy hiểm – Quy phạm an toàn trong sản xuất kinh doanh, sử dụng, bảo quản và vận chuyển
    • TCVN 6155-1996 : Bình chịu áp lực yêu cầu lắp đặt, sử dụng sửa chữa – Phương pháp thử

THIẾT KẾ THI CÔNG THẨM DUYỆT NGHIỆM THU PCCC

PHÂN LOẠI MỨC ĐỘ NGUY HIỂM CHÁY ĐỐI VỚI CƠ SỞ

Phân loại mức độ nguy hiểm cháy cũng như xác định bậc chịu lửa của công trình là yêu cầu cơ bản đầu tiên để xây dựng một hệ thống PCCC tự động

1. Cơ sở có nguy cơ cháy thấp

Sau đây là các ví dụ về các cơ sở có nguy cơ cháy thấp:

Nhà tắm (Nhà tắm kiểu Thổ Nhĩ Kỳ và phòng tắm hơi)
Nhà trọ, phòng nghỉ của các câu lạc bộ, khách sạn

Nhà thờ
Bệnh viện, trại trẻ mồ côi, nhà an dưỡng và nhà thương điên
Thư viện (ngoại trừ kho sách)
Nhà có phòng cho thuyr

THIẾT KẾ THI CÔNG THẨM DUYỆT NGHIỆM THU PCCC

Phòng khám bệnh và phòng khám nha khoa Bảo tàng và các phòng trưng bày tranh

Công sở Nhà tù

Trường học, trường đại học Trạm xử lý và trạm bơm nước

Yêu cầu về hệ thống đường ống và áp lực phun đối với hệ thống có nguy cơ cháy thấp không cần phải thiết kế nhiều hơn 6 sprinkler hoạt động đồng thời, song phải đảm bảo mật độ thích hợp.

Do đó, khi tòa nhà có các khoang* rộng hơn 126m2 nếu như không được phân loại là cơ sở có nguy cơ cháy thấp thì sẽ được liệt kê vào nhóm 1 thuộc loại cơ sở có nguy cơ cháy trung bình.

Phân loại mức độ nguy hiểm cháy thấp đôí với nhà nghỉ, khách sạn

2. Phân loại mức độ nguy hiểm cháy đối với Cơ sở có nguy cơ cháy trung bình

Các cơ sở có nguy cơ cháy trung bình được chia ra làm 4 nhóm như sau:
Chú thích: Các cơ shn hp cn phi trình lên cơ quan có thm quyn để quyết định cách phân loi.

2.1. Nhóm 1

Cơ sở sản xuất bột mài, giấy nháp
Cơ sở sản xuất nước uống có ga (ngoại trừ cơ sở sản xuất bia)
Cơ sở đá nhân tạo

Máy mài
Cơ sở chạm khắc

Cơ sở mạ điện

* Các khoang là các vùng được ngăn cách bởi các bức tường cao đến trần và các tường lửng có khả năng giảm tốc độ lan truyền không khí nóng đến khi đầu phun hoạt động.


** Ngoại trừ cơ sở chế biến gỗ, sản xuất sơn và các nơi khác dễ phát sinh cháy, là các cơ sở sẽ được phân loại vào nhóm III có nguy cơ cháy trung bình.

phân loại nguy hiểm cháy đối với cơ sở sản xuất

Cơ sở sản xuất sợi amiăng và tấm amiăng Cơ sở phân kim (vàng và bạc)
Cơ sở sản xuất thịt hun khói

Cơ sở sản xuất dây chuyền (dây chuyền vàng) Cơ sở sản xuất thiết bị nồi hơi
Cơ sở sản xuất trâm tóc, ghim cài áo
Cơ sở sản xuất cácbua silic

Cơ sở chạm khắc (đá) Nhà máy sản xuất xi măng

Cơ sở luyện vàng bạc
Cơ sở sản xuất đá mài
Khách sạn, nhà nghỉ cho tài xế (ngoại trừ các khu vực có người ở có thể phân loại được là nơi có nguy cơ cháy thấp)
Cơ sở sản xuất nước đá
Cơ sở chế tác ngà
Cơ sở kim hoàn
Cơ sở sản xuất đá cẩm thạch, đá phiến
Cơ sở sản xuất gương
Sản xuất sản xuất các công trình kỷ niệm từ vật liệu ximăng

pccc nhà xưởng dược
phân loại mức nguy hiểm cháy nhà xưởng dược
Cơ sở mạ Crôm


Câu lạc bộ (ngoại trừ các khu vực có người ở có thể phân loại là nơi có nguy cơ cháy thấp) Cơ sở sản xuất gạch blốc
Cơ sở chạm khắc biển đồng
Cơ sở sản xuất bơ, phomát
Nhà hàng, quán cà phê
Cơ sở sản xuất muối

Cơ sở nghiền quặng Cơ sở sản xuất đá quý

Các công trình khai thác đá
Cơ sở sản xuất đồ bạc
Cơ sở sản xuất kính màu
Sân chơi, trường đua ngựa, sảnh đường Cơ sở sản xuất vật liệu trang trí

2.2. Nhóm 2

Lò mổ, trạm cung cấp nước nóng

Nhà máy sản xuất động cơ máy bay Cơ sở sản xuất bánh mỳ, bánh quy Nhà máy sản xuất bột mỳ
Nhà máy sản xuất pin, ắc quy

Nhà máy sản xuất bia (phân xưởng đóng chai, ngưng, ngoại trừ xưởng làm mạch nha và đóng thùng)
Cơ sở sản xuất bột bánh ngọt

Cơ sở lau chùi, giặt thảm
Cơ sở sản xuất thuốc chữa bệnh (sản xuất hoặc phân tích) không sinh ra hoặc không sử dụng các chất lỏng dễ cháy dạng rắn, dạng lỏng hoặc dạng bột và các chất lương tự
Các nhà phân phối và trao đổi phim
Kho bãi của các nhà buôn than đá, than cốc

Nhà máy sản xuất sửa bột
Cơ sở sản xuất kẹo bánh
Cơ sở sản xuất vật liệu nha khoa, v.v
Nhà máy sản xuất bóng đèn điện và đèn neon Cơ sở sản xuất giấy/vải mài
Công tác xây dựng

Cơ sở sản xuất vứa trát có cốt sợi, v.v, các loại mô hình, khuôn tượng
Cơ sở sản xuất phim ảnh
Cơ sở sản xuất cá hun khói

Cơ sở sản xuất giấy nháp
Nhà máy sản xuất đường glucô Cơ sở sản xuất dụng cụ cơ khí Cơ sở giặt là

Gara ôtô, kể cả bãi đỗ xe tư nhân và công cộng Nhà máy sản xuất, lắp ráp ôtô
Cơ sở sản xuất bút mực, bút chì
Cơ sở sản xuất phụ liệu phim ảnh

Kho chứa vật liệu của thợ hàn chì, thợ sơn, thợ trang trí
Xưởng gốm
Cơ sở sản xuất nước sốt, dưa muối và các thực phẩm đóng hộp khác

Xưởng phá tàu thủy cũ Nhà máy chè
Nhà máy thuốc lá
Cơ sở sản xuất ô

Nhà buôn rượu vang, rượu cồn và bia (buôn cả thùng và buôn loại đã đóng chai)

2.3 Nhóm 3

Cơ sở sản xuất thuốc chữa bệnh (sản xuất hoặc phân tích) có sinh ra hoặc sử dụng các chất dễ cháy dạng rắn, dạng lỏng hoặc dạng bột và các chất tương tự)

Xí nghiệp chế biến gỗ bần
Xí nghiệp sản xuất bông vải (công đoạn gia công nguyên liệu)
Nhà máy rượu (chưng cất)

Khu triển lãm
Nhà máy sản xuất sợi thủy tinh Trường quay phim và truyền hình

Xí nghiệp đập, tước sợi lanh, sợi gai
Cơ sở chế biên lanh, gai và đay (công đoạn gia công nguyên liệu)
Nhà máy diêm
Nhà máy chế biến dầu (đập và chiết tách bằng dung môi)

Cơ sở sản xuất pháo bông cho đên Noen Rạp chiếu phim
Xí nghiệp may
Xí nghiệp sản xuất dầu gan cá

Nhà sản xuất và buôn gỗ bần
Cơ sở sản xuất bột ngô
Cơ sở sản xuất cooc xê
Nhà máy dệt sợi bông (ngoại trừ các công đoạn gia công ban đầu)

Cơ sở sản xuất bột bánh trứng
Nhà máy sản xuất cáp điện
Nhà máy sản xuất dây điện bọc nhựa
Nhà máy sản xuất liên kiện điện tử và lắp ráp

Cơ sở sản xuất tinh dầu
Cơ sở sản xuất nỉ
Cơ sở sản xuất đồ dùng từ xơ sợi
Nhà sản xuất củi đun và buôn bán củi đun Cơ sở sản xuất lưới đánh cá
Cơ sở sản xuất thức ăn cho cá
Cơ sở sản xuất dầu cá
Cơ sở sản xuất cờ

Phân loại mức độ nguy hiểm cháy nổ theo Tiêu chuẩn Việt Nam

Cơ sở chế biến lanh, gai và đay (ngoại trừ công đoạn gia công nguyên liệu)
Nhà máy xay bột mỳ
Cơ sở sản xuất dầu véc-ni

Cơ sở thuộc da, lông thú và da thỏ Nhà buôn đồ thủy tinh
Cơ sở sản xuất hồ dán, keo dán Phòng ghi âm

Kho thóc
Cơ sở giặt tẩy quần áo dính dầu, mỡ, v.v Cơ sở sản xuất dầu, mỡ bôi trơn

Cơ sở sản xuất tạp phẩm và thực phẩm dự phòng
Cơ sở sản xuất mũ
Nhà buôn rơm và cỏ khô

Xí nghiệp dệt kim
Cơ sở chế biến đay
Xí nghiệp sản xuất đăng ten Cơ sở sản xuất chao, chụp đèn

Nhà máy sản xuất bột giấy
Nhà máy sản xuất đồ nhựa (ngoại trừ xốp)
Xí nghiệp sản xuất thức ăn cho gia cầm
Nhà buôn máy in và sản phẩm liên quan
Nhà máy xay thóc
Cơ sở sản xuất giấy dầu, lều bạt
Cơ sở xe bện dây thừng, chão

Phân loại mức độ nguy hiểm cháy nổ theo Tiêu chuẩn Việt Nam


Nhà máy sản xuất cao su và các sản phẩm cao su (ngoại trừ cao su xốp)
Nhà máy sản xuất bao tải
Nhà máy cưa, xẻ gỗ
Kho chứa đạo cụ, trang phục sân khấu
Cơ sở tinh chế dầu đá phiến và dầu từ các loại hạt
Nhà máy đóng tàu
Xí nghiệp may áo sơ mi
Kho hàng siêu thị
Cơ sở sản xuất sợi xidan
Cơ sở sản xuất nghiền đồ gia vị
Chuồng ngựa
Cơ sở sản xuất tinh bột
Người bán đồ dùng văn phòng, sách và giấy (không phải giấy vụn)
Cơ sở sản xuất đồ dùng từ rơm, cói

Nhà máy sản xuất đường và tinh luyện đường Cơ sở sản xuất dây điện thoại bọc nhựa
Tổng đài điện thoại
Nhà hát, phòng biểu diễn ca nhạc

Cơ sở sản xuất đồ chơi, búp bê Nhà chứa tàu điện, tàu hỏa
Cơ sở sản xuất ru băng máy chữ Nhà máy sản xuất xăm, lốp

Cơ sở sản xuất đệm đi văng (ngoại trừ cao su và nhựa xốp)
Xí nghiệp sản xuất áo mưa

Cơ sở sản xuất tượng sáp
Nhà máy sản xuất len và sợi len
Nhà sản xuất giấy dán tường
Nhà kho chứa hàng (độ cao của nhà kho không vượt quá số liệu ghi trong 10.1)
Nhà buôn giấy vụn

2.4. Nhóm 3 Đặc biệt

Cơ sở sản xuất thuốc chữa bệnh (sản xuất hoặc phân tích) có sinh ra hoặc sử dụng các chất dễ cháy dạng rắn, dạng lỏng hoặc dạng bột và các chất tương tự)

Xí nghiệp chế biến gỗ bần
Xí nghiệp sản xuất bông vải (công đoạn gia công nguyên liệu)
Nhà máy rượu (chưng cất)

Khu triển lãm
Nhà máy sản xuất sợi thủy tinh Trường quay phim và truyền hình

Xí nghiệp đập, tước sợi lanh, sợi gai
Cơ sở chế biên lanh, gai và đay (công đoạn gia công nguyên liệu)
Nhà máy diêm
Nhà máy chế biến dầu (đập và chiết tách bằng dung môi)

* Nhóm này là phn mrng ca nhóm III, nơi có thphát sinh các đám cháy chp nhoáng xy ra trên din rng như đám cháy liên quan đến công đon chun bnguyên liu trông nhà máy dt.

Xí nghiệp sản xuất bật lửa

Xí nghiệp sản xuất pháo hoa
Xí nghiệp sản xuất thảm và vải lót sàn nhà
Cơ sở sản xuất nhựa xốp và sản phẩm từ xốp, và kho chứa

Các nhà máy sản xuất nhựa nhân tạo, muộ đèn và dầu thông
Nhà máy sản xuất vật liệu thay thế cao su
Nhà máy chưng cất hắc ín

Nhà máy sản xuất xơ sợi gỗ

3. Cơ sở có nguy cơ cháy cao:

3.1. Phân loại mức độ nguy hiểm cháy đối với Các cơ sở cháy do quy trình sản xuất

Quá trình sản xuất có nguy cơ cháy cao bao gồm những ví dụ sau:

Nhà chứa máy bay Cơ sở sản xuất cao su xốp và sản phẩm từ cao su xốp, và kho chứa

Nhà máy sản xuất nhựa xenlulo và các sản Cơ sở sản xuất sơn, màu và dầu véc ni phẩm từ nhựa xenlulo

3.2. Cơ sở có nguy cơ cháy cao do xếp xếp chồng đống sản phẩm trong kho

Kiểu nguy cơ cháy này được chia làm 4 loại như sau:
Loại nguy cơ cháy I. Loại nguy cơ cháy I bao gồm các vật liệu dễ bắt cháy thông thường và vật liệu không bắt cháy được để trong bao bì dễ bắt cháy, ngoại trừ các hạng mục ghi trong Loại nguy cơ cháy II, III và IV*, được xếp thành đống, trên giá đến độ cao vượt quá 4m

3.2.1. Loại nguy cơ cháy I

Ví dụ về Loại nguy cơ cháy I do xếp chồng đống trong kho như sau

Thảm
Quần áo
Thiết bị điện
Ván sợi ép (loại ván cứng mật độ cao)

Đồ thủy tinh và đồ sành sứ (để trong thùng các tông)

* Danh sách các hng mc trong Loi nguy cơ cháy II, II và IV là chưa đầy đủ, và các hng mc không được nhc đến không có nghĩa là chúng được mc nhiên coi như thuc loi nguy cơ cháy I.

3.2.2. Loại nguy co cháy II

Ví dụ về Loại nguy cơ cháy II do xếp chồng đống

Bình phun có chứa chất dễ cháy Gỗ bần đóng thành kiện
Giấy vụn đóng thành kiện

Thùng và giấy các tông
Thùng các tông chứa dầu sơn mài đóng hộp, khô khi dung môi bay hơi
Ván dăm ép
Ván sợi ép (loại ván mềm, mật độ thấp)

Thảm nhựa lót sàn nhà
Rượu Whisky xếp thành thùng để trong kho Chất dẻo (không bắt cháy) không phải nhựa xenlulo
Cuộn giấy và bột giấy (bảo quản nằm)
Cuộn giấy dầu (bảo quản nằm)

Lớp mặt trang trí cho ván ép Các mẩu gỗ
Đồ gỗ

phân loại mức nguy hiểm cháy nhà xưởng sản xuất sơn
3.2.3. Loại nguy cơ cháy III

Ví dụ về loại nguy cơ cháy III do xếp chồng đống trong kho như sau:

Giấy tráng bitum hoặc tráng sáp

Nhựa xenlulo
Chất lỏng dễ cháy chứa trong bao bì dễ bị bắt lửa
Các sản phẩm từ nhựa cao su xốp (có hoặc không có thùng các tông) khác với sản phẩm ghi rõ trong loại nguy cơ cháy IV
Cuộn giấy và bột giấy (bảo quản đứng)

Sản phẩm từ cao su
Giấy tẩm nhựa đường hoặc tẩm sáp và các thùng, hộp đựng trong bao bì các tông
Sợi gỗ
Các chồng gỗ và nhà gỗ (để không)

Tất cả các vật liệu được gói hoặc đựng trong bao bì từ nhựa xốp

3.2.4. Loại nguy cơ cháy IV

Ví dụ về loại nguy cơ cháy IV do xếp chồng trong kho như sau:

Các cuộn tấm nhựa xốp hoặc tấm cao su xốp Các đầu mẩu hoặc các mảnh cắt ngẫu nhiên từ nhựa hoặc cao su xốp

Căn cứ pháp lý:

Phụ lục A  Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7336:2003

an toàn PCCC báo cháy bình chữa cháy bảo trì hệ thống PCCC cháy karaoke chữa cháy Cấp phép Hệ thống PCCC cứu hộ cứu nạn hà nội hạng nguy hiểm cháy nổ hệ thống báo cháy hệ thống pccc hệ thống phòng cháy chữa cháy hỏa hoạn kỹ năng pccc Kỹ năng thoát nạn luật phòng cháy nhà thầu pccc pccc PCCC hà nội PCCC karaoke PCCC khách sạn pccc nhà xưởng phòng cháy Phòng cháy chung cư phòng cháy chữa cháy Phòng chống cháy nổ phương pháp phòng cháy quy định tcvn 3890 thang cứu hộ thi công hệ thống phòng cháy thi công hệ thống phòng cháy chữa cháy thi công pccc thi công pccc hà nội Thi công phòng cháy chữa cháy Thi công Hệ thống PCCC Thi công Hệ thống PCCC Tự động thiết bị báo cháy Thiết bị chữa cháy thiết bị cứu hộ Thiết bị PCCC thiết kế hệ thống pccc thiết kế pccc thẩm duyệt pccc

 

HỆ THỐNG SPRINKLER TỰ ĐỘNG

Hệ thống Sprinkler tự động là hệ thống chữa cháy tự động phổ biến nhất hiện nay, được áp dụng cho nhiều mức độ nguy hiểm cháy nổ khác nhau. Từ nguy cơ sở có nguy cơ cháy nổ thấp đến trung bình và cao.

Hệ thống Phòng cháy chữa cháy

1. Phân loại hệ thống Sprinkler tự động

Theo hệ thống Sprinkler tiêu chuẩn thì có 4 loại khác nhau bao gồm:

  • Đường ống ướt
  • Đường ống luân phiên khô và ướt
  • Đường ống luân phiên khô, ướt kết hợp phần cuối hệ thống đường ống khô
  • Và hệ thống tác động trước
  • Hệ thống sprinkler tiêu chuẩn
    Mỗi hệ thống sprinkler tiêu chuẩn phải được thiết kế về mặt thủy lực theo các mức độ nguy cơ cháy.
  • Diện tích bảo vệ và số lượng đầu phun Sprinkler phải đảm tiêu chuẩn
  • Hệ thống ngập tràn Drencher đường ống được tính toán như đối với các hệ có nguy cơ cháy cao. Nhằm đảm bảo rằng mật độ phun thích hợp là do bốn sprinkler hoặc đầu phun tạo sương mù.
  • Các đầu phun phải có thể được hoạt động đồng thời về thuỷ lực.

TIÊU CHUẨN TRÍCH DẪN

TCVN 4756:89, Quy phạm nối đất và nối không các thiết bị điện.
TCVN 5738:2001, Hệ thống báo cháy tự động – Yêu cầu kỹ thuật.
TCVN 6305-1:1997 (ISO 6182-1:1993): Hệ thống sprinkler tự động – Phần 1: Yêu cầu và phương pháp thử đối với sprinkler.
TCVN 6305-2:1997 (ISO 6182-2:1993):Phần 2: Yêu cầu và phương pháp thử đối với van báo động kiểu ướt, buồn hãm và cơ cấu báo động kiểu ướt.
TCVN 6305-3:1997 (ISO 6182-3:1993), Phần 3: Yêu cầu và phương pháp thử đối với van ống khô.
TCVN 6305-4:1997 (ISO 6182-4:1993), Phần 4: Yêu cầu và phương pháp thử đối với cơ cấu mở van nhanh.
TCVN 6305-5:1997 (ISO 6182-5:1993), Phòng cháy chữa cháy – – Phần 5: Yêu cầu và phương pháp thử đối với van tràn.

2. Cách tính số lượng đầu phun nước Sprinkler và bọt chữa cháy

Hệ thống Sprinkler hoạt động ổn định trên 4°C, được thiết kế thành một hoặc nhiều cụm chữa cháy và mỗi cụm phải có hệ thống điều khiển riêng.

Một cụm chữa cháy chỉ được bố trí tối đa 800 sprinkler nước hoặc phun bọt.  Đồng thời tổng dung tích của các đường ống của cụm sprinkler phun bọt không vượt quá 2000 lít.
Không hạn chế dung tích đường ống nằm trong hệ thống phun nước.

Cường độ phun nước diện tích bảo vệ bởi 1 sprinkler có một khóa dễ nóng chảy. Khoảng cách giữa các đầu phun, thời gian hoạt động của hệ thống chữa cháy phải lấy theo bảng:

3. Yêu cầu đối với hệ thống Sprinkler tự động

Dầm trần làm bằng vật liệu khó cháy có phần nhô ra cao hơn 0,32m thì các sprinkler được bố trí giữa các dầm, vì kèo và các cấu trúc xây dựng khác.

 Khoảng cách giữa các đầu phun nước chữa cháy và mặt phẳng trần (mái) không được lớn hơn 0,4m và không được nhỏ hơn 0,08m. (0,5m đối với hệ thống phun bọt)

Các sprinkler của hệ thống chữa cháy sprinkler bằng nước được phép lắp hướng lên trên hoặc xuống dưới. Các sprinkler của hệ thống chữa cháy bằng bọt phảo lắp hướng xuống dưới. 

Đầu sprinkler của hệ thống sprinkler chữa cháy bằng nước phải lắp đặt vuông góc với mặt phẳng trần (mái). Các sprinkler của hệ thống chữa cháy bằng bọt phải lắp đặt vuông góc với mặt phẳng sàn.

PCCC sprinkler
PCCC sprinkler

Trong các phòng có các hộp thông gió tiết diện tròn hoặc vuông với đường kính hoặc kích thước cạnh lớn hơn 0,75m. Thì bắt buộc phải lắp thêm các sprinkler ở dưới các sàn và hộp thông gió này.

4. Khoảng cách giữa các đầu phun Sprinkler

Khoảng cách giữa các sprinkler và tường, trần không cháy (khó cháy) không được vượt quá một nửa khoảng cách giữa các Sprinkler.
Khoảng cách giữa các sprinkler và tường dễ cháy không được vượt quá 1,2m.

Đối với các tòa nhà có một mái dốc hoặc hai mái dốc có độ dốc lớn hơn 1/3: thì khoảng cách theo chiều ngang tính từ sprinkler đến tường và từ sprinkler đến mép mái không được vượt quá 0,8m đối với mái dễ cháy và khó cháy; và không quá 1,5m đối với mái không cháy.

Ở những nơi sprinkler có nguy cơ chịu các lực tác động cơ học gây hư hỏng, thì phải có biện pháp bảo vệ thích đáng.

Thi công hệ thống Phòng cháy chữa cháy tự động bời Bảo Minh

HỆ THỐNG CHỮA CHÁY TỰ ĐỘNG PHỔ BIẾN

1. Hệ thống chữa cháy tự động bằng nước ( Sprinkler, Drencher )

PCCC sprinkler
PCCC sprinkler

Hệ thống chữa cháy tự động bẳng nước Là hệ thống chữa cháy phổ biến nhất hiện nay. Được sử dụng nhiều trong các công trinh nhà cao tầng, nhà xưởng,… Là hệ thống chữa cháy phun nước tự động đủ khả năng kiểm soát và dập tắt đám cháy khi mới hình thành.

Hệ thống bao gồm các đầu phun nước Sprinkler, Drencher một hay nhiều nguồn cung cấp nước chữa cháy có áp lực, van điều khiển dòng chảy, hệ thống đường ống để phân phối nước đến các đầu phun và các phụ kiện khác như chuông báo động, thiết bị kiểm tra giám sát …

Mỗi đầu phun Sprinkler trong hệ thống chữa cháy Sprinkler được giữ kín bằng một bình thủy tinh đựng thủy ngân nhạy cảm với nhiệt độ và một nút chặn.

Khi có cháy, nhiệt độ môi trường sẽ nhanh chóng tăng lên, khi đạt đến mức nhiệt độ kích hoạt theo thiết kế của nhà sản xuất, bình thủy tinh đựng thủy ngân sẽ vỡ. Lúc này, nút chặn sẽ rơi ra, nước được đẩy ra ngoài với áp lực lớn để chữa cháy.

Do mỗi đầu phun sprinkler được kích hoạt độc lập khi đạt đến mức nhiệt định trước nên số lượng vòi phun hoạt động chỉ giới hạn ở những nơi gần đám cháy do đó tối đa hóa áp lực nước có sẵn từ nơi bắt nguồn đám cháy.

Hệ thống van trong PCCC bằng nước
Hệ thống van trong PCCC bằng nước

Các loại Hệ thống chữa cháy Sprinkler:

  • Hệ thống chữa cháy Sprinkler ướt
  • Hệ thống chữa cháy Sprinkler khô
  • Hệ thống chữa cháy Sprinkler xả tràn
  • Hệ thống chữa cháy Sprinkler kích hoạt trước
  • Hệ thống chữa cháy Sprinkler kết hợp hồng thủy

2. Hệ thống chữa cháy bằng bọt FOAM

Nhà xưởng trang bị hệ thống PCCC bằng bọt FOAM
Nhà xưởng trang bị hệ thống PCCC bằng bọt FOAM

Hệ thống chữa cháy bằng bọt mang lại hiệu suất vượt trội hơn hệ thống phun nước trong việc chữa cháy chất lỏng, như kho xăng dầu, hóa chất, trạm xăng, nhà máy hóa chất,… Chúng cung cấp khả năng dập tắt nhanh chóng,và giảm nguy cơ bắt lửa lại.

Hệ thống chữa cháy bằng bọt Foam hoạt động theo nguyên lý cách ly là chủ yếu. Khi được kích hoạt sẽ phun ra một loại bọt bao phủ lên trên bề mặt xăng, dầu; tách chất lỏng dễ cháy ra khỏi oxy để dập lửa.

Ngoài ra, chúng cũng làm giảm yêu cầu về trữ lượng bể nước của hệ thống và giảm thiểu nguy cơ ô nhiễm sau hỏa hoạn và thiệt hại đối với môi trường an toàn với con người và động vật.

PHÒNG CHÁY BẢO MINH BMC

Nhà thầu thi công Hệ thống PCCC chuyên nghiệp

3. Hệ thống chữa cháy tự động bằng khí FM200, CO2, N

Hệ thống chữa cháy khí sử dụng cho phòng máy chủ
Hệ thống chữa cháy khí sử dụng cho phòng máy chủ

Sử dụng khí trơ và các tác nhân hóa học để dập tắt đám cháy. Các tác nhân này chịu sự quy định của Hiệp hội Phòng cháy chữa cháy Quốc gia Mỹ (NFPA) là chất chữa cháy không dẫn điện, dễ bay hơi hoặc khí không để lại dư lượng bay hơi.

Theo tiêu chuẩn NFPA 2001 về hệ thống chữa cháy khí sạch, thuật ngữ khí chữa cháy sạch có nghĩa là chất chữa cháy không dẫn điện, dễ bay hơi hoặc khí không để lại dư lượng bay hơi. Chữa cháy khí hiệu quả và an toàn cho thiết bị IT, công trình viễn thông, trung tâm dữ liệu, máy chủ,….

CƠ SỞ NGUY HIỂM CHÁY NỔ NĐ 136 – 2021

Cơ sở nguy hiểm cháy nổ kèm theo (Phụ lục 2) được quy định sau đây:

Kèm theo Nghị định số  136/2020/NĐ-CP 
ngày 24 tháng 11 năm 2020 của Chính phủ

Danh sách cơ sở có nguy hiểm vể cháy nổ cần theo dõi công tác PCCC

1. Trụ sở cơ quan nhà nước các cấp cao từ 10 tầng trở lên hoặc có tổng khối tích của các khối nhà làm việc từ 25.000 m3 trở lên.

2. Nhà chung cư, nhà tập thể, nhà ở ký túc xá cao từ 7 tầng trở lên hoặc có tổng khối tích từ 10.000 m3 trở lên; nhà hỗn hợp cao từ 5 tầng trở lên hoặc có tổng khối tích từ 5.000 m3 trở lên.

3. Nhà trẻ, trường mẫu giáo, mầm non có từ 350 cháu trở lên hoặc có tổng khối tích các khối nhà học tập, phục vụ học tập từ 5.000 m3 trở lên; trường tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, trường phổ thông có nhiều cấp học có tổng khối tích các khối nhà học tập, phục vụ học tập từ 5.000 m3 trở lên; trường cao đẳng, đại học, học viện, trường trung cấp chuyên nghiệp, trường dạy nghề, cơ sở giáo dục thường xuyên cao từ 7 tầng trở lên hoặc có tổng khối tích các khối nhà học tập, phục vụ học tập từ 10.000 m3 trở lên; cơ sở giáo dục khác được thành lập theo Luật Giáo dục có tổng khối tích từ 5.000 m3 trở lên.

chong set cong trinh cao tang
chong set cong trinh

PCCC công trình công ích nơi công cộng

4. Bệnh viện có từ 250 giường bệnh trở lên; phòng khám đa khoa, khám chuyên khoa, nhà điều dưỡng, phục hồi chức năng, chỉnh hình, nhà dưỡng lão, cơ sở phòng chống dịch bệnh, trung tâm y tế, cơ sở y tế khác được thành lập theo Luật Khám bệnh, chữa bệnh cao từ 5 tầng trở lên hoặc có tổng khối tích từ 5.000 m3 trở lên.

5. Nhà hát, rạp chiếu phim, rạp xiếc có từ 600 chỗ ngồi trở lên; trung tâm hội nghị, tổ chức sự kiện cao từ 5 tầng trở lên hoặc có tổng khối tích của các nhà tổ chức hội nghị, sự kiện từ 10.000 m3trở lên; nhà văn hóa, cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke, vũ trường, quán bar, câu lạc bộ, thẩm mỹ viện, kinh doanh dịch vụ xoa bóp, công viên giải trí, vườn thú, thủy cung có khối tích từ 5.000 m3trở lên.

6. Chợ hạng 1, chợ hạng 2; trung tâm thương mại, điện máy, siêu thị, cửa hàng bách hoá, cửa hàng tiện ích, nhà hàng, cửa hàng ăn uống có tổng diện tích kinh doanh từ 500 m2 trở lên hoặc có khối tích từ 5.000 m3 trở lên.

Công trình Khách sạn, Nhà hàng, Nhà nghỉ,….

7. Khách sạn, nhà khách, nhà nghỉ, nhà trọ, cơ sở lưu trú khác được thành lập theo Luật Du lịch cao từ 7 tầng trở lên hoặc có tổng khối tích của các khối nhà phục vụ lưu trú từ 10.000 m3 trở lên.

THIẾT KẾ THI CÔNG PCCC CHUYÊN NGHIỆP

CTY PCCC Xây dựng & Phòng cháy Bảo Minh

8. Nhà làm việc của doanh nghiệp, tổ chức chính trị, xã hội cao từ 7 tầng trở lên hoặc có tổng khối tích của các khối nhà làm việc từ 10.000 m3 trở lên.

9. Bảo tàng, thư viện, triển lãm, nhà trưng bày, nhà lưu trữ, nhà sách, nhà hội chợ có khối tích từ 10.000 m3 trở lên.

10. Bưu điện, cơ sở truyền thanh, truyền hình, viễn thông cao từ 5 tầng trở lên hoặc có khối tích của khối nhà chính từ 10.000 m3 trở lên; nhà lắp đặt thiết bị thông tin, trung tâm lưu trữ, quản lý dữ liệu có khối tích từ 5.000 m3 trở lên.

Cơ sở nguy hiểm cháy nổ mới nhất được quy định trong Nghị Định 136/2020/NĐ-CP

Nghị định 136/2020

Thay thế bổ sung Nghị định số 79/2014 /NĐ-CP

11. Sân vận động có sức chứa từ 40.000 chỗ ngồi trở lên; nhà thi đấu thể thao; cung thể thao trong nhà có sức chứa từ 500 chỗ ngồi trở lên; trung tâm thể dục thể thao, trường đua, trường bắn có tổng khối tích của các nhà thể thao từ 10.000 m3 trở lên hoặc có sức chứa từ 5.000 chỗ trở lên; cơ sở thể thao khác được thành lập theo Luật Thể dục, thể thao có khối tích từ 5.000 m3 trở lên.

12. Cảng hàng không; đài kiểm soát không lưu; bến cảng biển; cảng cạn; cảng thủy nội địa loại I, loại II; bến xe khách loại 1, loại 2; trạm dừng nghỉ loại 1; nhà ga đường sắt, nhà chờ cáp treo vận chuyển người có khối tích từ 5.000 m3 trở lên; công trình tàu điện ngầm; cơ sở đăng kiểm phương tiện giao thông cơ giới; cửa hàng kinh doanh, sửa chữa, bảo dưỡng ô tô, mô tô, xe gắn máy có diện tích kinh doanh từ 500 m trở lên hoặc có khối tích từ 5.000 mtrở lên.

pccc tòa nhà công trình
pccc tòa nhà công trình

13. Gara để xe có sức chứa từ 10 xe ô tô trở lên.

Cơ sở sản xuất cần giám sát PCCC

14. Cơ sở hạt nhân; cơ sở sản xuất, kinh doanh, bảo quản, sử dụng vật liệu nổ công nghiệp và tiền chất thuốc nổ; kho vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ; cảng xuất, nhập vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ; kho vũ khí, công cụ hỗ trợ.

15. Cơ sở khai thác, chế biến, sản xuất, vận chuyển, kinh doanh, bảo quản dầu mỏ và sản phẩm dầu mỏ, khí đốt trên đất liền; kho dầu mỏ và sản phẩm dầu mỏ, kho khí đốt; cảng xuất, nhập dầu mỏ và sản phẩm dầu mỏ, khí đốt; cửa hàng kinh doanh xăng dầu; cửa hàng kinh doanh chất lỏng dễ cháy, cửa hàng kinh doanh khí đốt có tổng lượng khí tồn chứa từ 200 kg trở lên.

16. Cơ sở công nghiệp có hạng nguy hiểm cháy, nổ A, B có tổng khối tích của các khối nhà có dây chuyền công nghệ sản xuất chính từ 5.000 m3 trở lên; hạng nguy hiểm cháy, nổ C có tổng khối tích của các khối nhà có dây chuyền công nghệ sản xuất chính từ 10.000 m3 trở lên; hạng nguy hiểm cháy, nổ D, E có tổng khối tích của các khối nhà có dây chuyền công nghệ sản xuất chính từ 15.000 m3 trở lên.

17. Nhà máy điện; trạm biến áp có điện áp từ 110 kV trở lên.

18. Hầm có hoạt động sản xuất, bảo quản, sử dụng chất cháy, nổ có tổng khối tích từ 5.000 m3trở lên; kho hàng hóa, vật tư cháy được hoặc hàng hóa vật tư không cháy đựng trong các bao bì cháy được có tổng khối tích từ 5.000 m3 trở lên./.

TIÊU CHUẨN THÔNG GIÓ PCCC TRONG TOÀ NHÀ

Tiêu chuẩn thông gió PCCC về hệ thống thông gió được quy định trong quy chuẩn 06/2021 BXD

Theo TCVN Khi thiết kế và xây dựng nhà và công trình, ngoài việc tuân thủ quy chuẩn này, còn phải tuân thủ các quy chuẩn và đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật bắt buộc khác theo quy định của pháp luật hiện hành, như: quy hoạch, kiến trúc, kết cấu, hệ thống cấp thoát nước, hệ thống điện, thiết bị điện, chống sét, hệ thống cấp nhiên liệu, tiết kiệm năng lượng, hệ thống thông gió, điều hoà không khí, cơ khí, an toàn sử dụng kính, tránh rơi ngã, va đập

hệ thống thông gió tầng hầm chung cư

Thang thoát hiểm N1 – có lối vào buồng thang từ mỗi tầng đi qua một khoảng đệm không nhiễm khói được thực hiện bằng giải pháp thông gió tự nhiên phù hợp. Một số trường hợp buồng thang N1 có cấu tạo được coi là phù hợp quy định: Tính không nhiễm khói của khoảng đệm không nhiễm khói dẫn tới các buồng thang bộ không nhiễm khói loại N1 phải được bảo đảm bằng thông gió tự nhiên với các giải pháp kết cấu và bố trí mặt bằng – không gian phù hợp. 

Cho phép đặt ống thông gió và ống khói trong tường ngăn cháy của nhà ở, công trình công cộng và nhà phụ trợ khi chiều dày tối thiểu của tường ngăn cháy (trừ tiết diện đường ống) ở chỗ đó không được dưới 25 cm, còn chiều dày phần ngăn giữa ống khói và ống thông hơi tối thiểu là 12 cm.

Tiêu chuẩn PCCC Hệ thống thông gió và bảo vệ chống khói

A.2.29.1  Các nhóm gian phòng với công năng khác nhau đặt trong phạm vi của cùng một khoang cháy phải có hệ thống thông gió, điều hòa và sưởi ấm không khí hoạt động độc lập.

A.2.29.2  Gian phòng đặt thiết bị thông gió phải đặt trong phạm vi khoang cháy mà thiết bị đó phục vụ, cho phép đặt trong một gian phòng chung thiết bị thông gió của các hệ thống phục vụ cho các khoang cháy khác nhau, trừ các trường hợp sau đây:

– Thiết bị của các hệ thống cấp khí vào, từ sự tuần hoàn lại của không khí, phục vụ cho các gian phòng có hạng nguy hiểm cháy và cháy nổ C1 đến C3, không được đặt cùng với thiết bị của các hệ thống dùng cho các gian phòng có hạng nguy hiểm cháy nổ khác;

– Thiết bị của các hệ thống cấp khí vào, phục vụ cho các phòng ở, không được đặt cùng với thiết bị của hệ thống cấp khí vào, phục vụ cho các gian phòng dùng trong dịch vụ đời sống, cũng như cùng với thiết bị của các hệ thống xả khí ra,

– Thiết bị của hệ thống xả khí ra (đẩy không khí có mùi khó chịu ra ngoài, từ các phòng hút thuốc, vệ sinh và tương tự), không đặt cùng với thiết bị của các hệ thống cấp khí vào;

– Thiết bị của các hệ thống hút xả cục bộ các hỗn hợp nguy hiểm nổ, không đặt cùng với thiết bị của các hệ thống khác.

A.2.29.3  Không cho phép các hệ thống thông gió phục vụ cho các khoang cháy khác nhau sử dụng chung thiết bị tiếp nhận không khí bên ngoài (các miệng hút). Khoảng cách theo phương ngang giữa các miệng hút không khí bố trí ở các khoang cháy liền kề nhau không được nhỏ hơn 3 m.

A.2.29.4  Khoảng cách theo phương ngang giữa các thiết bị tiếp nhận không khí bên ngoài (miệng hút) và miệng phun của cùng một hệ thống xả khí lắp trên một mặt đứng ngoài nhà phải bảo đảm không nhỏ hơn 10 m. Nếu không bảo đảm khoảng cách theo phương ngang thì phải bảo đảm khoảng cách theo phương đứng không nhỏ hơn 6 m.

A.2.29.5  Cho phép cấu tạo các ống dẫn không khí và đoạn ống góp của mọi hệ thống nằm trong phạm vi khoang cháy mà chúng phục vụ, theo những quy định sau:

a) Làm từ vật liệu không cháy và có giới hạn chịu lửa không thấp hơn EI 15, với điều kiện đường ống dẫn không khí phải được đặt trong một giếng chung, với kết cấu bao quanh giếng có giới hạn chịu lửa không thấp hơn REI 120, và phải có các van ngăn cháy tại các vị trí đường ống xuyên qua các kết cấu bao quanh giếng đó.

b) Làm từ vật liệu không cháy và có các van ngăn cháy ở tất cả các vị trí mà đường ống xuyên qua các tường, vách và sàn có yêu cầu về khả năng chịu lửa. 

Các đoạn ống dẫn không khí nằm bên ngoài khoang cháy mà chúng phục vụ, tính từ các bộ phận ngăn cháy trên biên của khoang cháy đó, phải có giới hạn lửa không nhỏ hơn EI 180.

A.2.29.6- Tiêu chuẩn PCCC thông gió:

Khi bố trí các ống dẫn không khí và đoạn ống góp của mọi hệ thống phục vụ cho các khoang cháy khác nhau trong một kênh hoặc giếng chung thì kết cấu bao quanh của kênh hoặc giếng đó phải có giới hạn chịu lửa không nhỏ hơn REI 180 và cấu tạo của các đường ống đó phải bảo đảm các quy định sau:

a) Có giới hạn chịu lửa không thấp hơn EI 60 khi đường ống nằm trong khoang cháy mà nó phục vụ và có lắp đặt các van ngăn cháy tại các vị trí mà đường ống xuyên qua kết cấu bao quanh kênh và giếng.

b) Có giới hạn chịu lửa không thấp hơn EI 60 khi đường ống nằm bên ngoài khoang cháy mà nó phục vụ, và có lắp đặt các van ngăn cháy tại các vị trí mà đường ống xuyên qua các sàn ngăn cháy nằm ở biên các khoang cháy, với giới hạn chịu lửa của sàn là REI 180.

A.2.29.7  Các ống dẫn khí có quy định yêu cầu về khả năng chịu lửa phải được làm từ vật liệu không cháy, có chiều dày không nhỏ hơn 0,8 mm và phải có bộ phận bù dãn nở nhiệt dọc trục. Việc chèn đệm các mối nối của các ống dẫn khí phải được thực hiện bằng các vật liệu không cháy.

A.2.29.8  Các van ngăn cháy phải có thiết bị dẫn động điều khiển từ xa và tự động. Không cho phép sử dụng các van ngăn cháy với bộ dẫn động bằng các phần tử nhiệt. Giới hạn chịu lửa của các van chặn lửa phải bảo đảm các quy định sau:

– Không thấp hơn EI 90, khi bộ phận ngăn cháy tương ứng có giới hạn chịu lửa REI 120 hoặc cao hơn.

– Không thấp hơn EI 60, khi bộ phận ngăn cháy tương ứng có giới hạn chịu lửa REI 60. 

A.2.29.9  Hệ thống hút xả khói ra ngoài phải bảo đảm các quy định sau:

– Giới hạn chịu lửa của các quạt hút phải đáp ứng được yêu cầu làm việc theo nhiệt độ tính toán của dòng khí;

– Các ống dẫn khí và kênh dẫn làm từ vật liệu không cháy có giới hạn chịu lửa không thấp hơn:

+ EI 180 – đối với các ống dẫn khí và các kênh dẫn nằm bên ngoài khoang cháy mà chúng phục vụ;

+ EI 120 – Đối với các ống dẫn khí thẳng đứng và các kênh dẫn nằm trong phạm vi khoang cháy mà chúng phục vụ.

– Các van ngăn khói phải có thiết bị dẫn động điều khiển từ xa và tự động, có giới hạn chịu lửa không thấp hơn:

+ EI 60 – đối với các gian để xe ô tô và các hành lang cách ly của gara kín;

+ EI 45 – đối với các phòng có mặt đồng thời 50 người trở lên, tính theo Bảng G.9 (Phụ lục G), trong một khoảng thời gian nhất định và đối với các sảnh thông tầng;

+ EI 30 – đối với các hành lang, sảnh, hành lang bên.

A.2.29.10  Các quạt dùng để đẩy các sản phẩm cháy ra ngoài phải được đặt trong các gian phòng riêng biệt, được bao bọc bằng các vách ngăn cháy loại 1, được thông gió bảo đảm trong trường hợp có cháy nhiệt độ không khí trong phòng không vượt quá 60 ºC.

A.2.29.11  Các giếng bao bọc đường ống của hệ thống cấp không khí vào để bảo vệ chống khói phải có giới hạn chịu lửa không thấp hơn giới hạn chịu lửa của các sàn mà nó cắt qua. Giới hạn chịu lửa yêu cầu của các ống dẫn khí của hệ thống cấp khí vào này phải không được nhỏ hơn:

– EI 60 – đối với các ống dẫn khí theo tầng của hệ thống cấp khí vào cho các khoang đệm ngăn cháy, các hành lang cách ly của gara kín;

– EI 30 – đối với các ống dẫn khí của hệ thống cấp khí vào bảo vệ cho các buồng thang bộ và giếng thang máy, cũng như cho các khoang đệm ngăn cháy ở các cao trình trên mặt đất.

A.2.29.12  Các van ngăn cháy của hệ thống cấp khí vào cho bảo vệ chống khói phải có giới hạn chịu lửa không thấp hơn giới hạn chịu lửa yêu cầu đối với các ống dẫn khí của hệ thống này.

A.2.29.13  Việc điều khiển thiết bị và cơ cấu vận hành của hệ thống bảo vệ chống khói phải được thực hiện bằng cả chế độ tự động (từ hệ thống phát hiện cháy) và điều khiển từ xa (từ bàn điều khiển của kíp trực của nhân viên điều độ và từ các nút bấm bố trí ở các lối ra thoát nạn của các tầng hoặc ở các tủ chữa cháy). Trong tất cả các kịch bản về tình huống nguy hiểm cháy, phải ngắt các hệ thống thông gió và điều hòa không khí thông thường (không được sử dụng ở chế độ bảo vệ chống khói), và mở ngay hệ thống thông gió thoát khói và cấp khí vào cho bảo vệ chống khói.

A.2.29.14  Các thông tin về vị trí và tình trạng thực tế của các thiết bị và cơ cấu vận hành của hệ thống bảo vệ chống khói phải được theo dõi và nhận biết tại trạm điều khiển.

A.2.29.15  Các cơ cấu và thiết bị vận hành của hệ thống bảo vệ chống khói phải bảo đảm có độ tin cậy hoạt động được xác định bằng xác suất an toàn không nhỏ hơn 0,999.

Tiêu chuẩn PCCC Việt Nam Về thử nghiệm chịu lửa hệ thống thông gió (Ống gió) 9311:2012 ; ISO 834-1:1999

Hầu hết Hệ thống ống gió tòa nhà thường được sản xuất từ tôn mạ kẽm, thép không gỉ. Những vật liệu này sẽ bị mất ổn định và nóng chảy khi nhiệt độ tăng lên đến 400ºF(204ºC), cho nên cần phải có một lớp phủ chống cháy lên trên bề mặt cảu ống gió. Lớp phủ đó có thể là:phun bọt chống cháy, bọc tấm chống cháy chuyên dụng hay sử dụng sơn chống cháy cho ống gió.

thông gió tầng hầm

ĐƠN VỊ THI CÔNG HỆ THỐNG PCCC VÀ HỆ THỐNG THÔNG GIÓ VÀ HÚT KHÓI UY TÍN CHẤT LƯỢNG ĐẢM BẢO TIÊU CHUẨN PCCC TCVN

CÔNG TY TNHH XÂY DỰNG VÀ PHÒNG CHÁY BẢO MINH BMC

WEBSITE: http://phongchayBMC.com
Hotline: 09131688088
Fanpage: http://fb.com/phongchaybmc

TIÊU CHUẨN HỆ THỐNG CHỮA CHÁY KHÍ TCVN ĐƯỢC BAN HÀNH

Tiêu chuẩn hệ thống chữa cháy khí lần đầu tiên được ban hành tại Việt Nam

Bộ KHCN đã có công bố 2 Tiêu chuẩn quốc gia về hệ thống chữa cháy bằng khí bao gồm: Hệ thống chữa cháy bằng khí.

– Tính chất vật lý và thiết kế hệ thống (TCVN 7161-5:2021, ISO 14520-5:2019) khí chữa cháy FK-5-1-12;

Hệ thống chữa cháy bằng Sol-khí yêu cầu về thiết kế, lắp đặt, kiểm tra và bảo dưỡng (TCVN 13333:2021).

HỆ THỐNG CHỮA CHÁY KHÍ
HỆ THỐNG CHỮA CHÁY KHÍ

Theo Cục Cảnh sát PCCC:

Hệ thống chữa cháy tự động bằng Sol-khí và khí FK-5-1-12 (Novec 1230) được nhiều nước trên thế giới sử dụng rất phổ biến với nhiều ưu điểm về hiệu quả, an toàn và thân thiện với môi trường. Tạo điều kiện thực thi công tác PCCC tại Việt Nam

Hai TCVN TCQG nêu trên được ban hành sẽ giúp cho các cơ quan quản lý, chủ đầu tư, đơn vị tư vấn thiết kế có cơ sở pháp lý để thực hiện khi thiết kế, sử dụng các loại khí này tại Việt Nam.

Hai tiêu chuẩn quốc gia nêu trên được ban hành sẽ giúp cho các cơ quan quản lý, chủ đầu tư, đơn vị tư vấn thiết kế có cơ sở pháp lý để thực hiện khi thiết kế, sử dụng các loại khí này tại Việt Nam.

TCVN 7161-5:2021 (ISO 14520-5:2019) và TCVN 13333:2021 do Cục Cảnh sát Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ biên soạn,

Bộ Công an đề nghị, Tổng Cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

Ảnh minh họa sơ đồ không gian hệ thống chữa cháy tự động bằng khí FK-5-1-12
Hệ thống chữa cháy tự động bằng khí FK-5-1-12

TCVN Tiêu chuẩn chữa cháy khí lần đầu tiên được áp dụng

Trong đó: – TCVN 7161-5:2021 (ISO 14520-5:2019) quy định các yêu cầu riêng biệt đối với hệ thống chữa cháy bằng khí FK-5-1-12

Bao gồm

Các thông tin chi tiết về tính chất vật lý, đặc tính kỹ thuật, cách sử dụng, phương pháp thiết kế. điều kiện an toàn áp dụng cho hệ thống chữa cháy tự động bằng khí FK-5-1-12 tại các áp suất danh nghĩa 25 bar, 34,5 bar, 42 bar và 50 bar được nén bằng khí nitơ.

Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu riêng biệt đối với hệ thống chữa cháy bằng khí FK-5-1-12. Tiêu chuẩn này bao gồm các thông tin chi tiết về tính chất vật lý, đặc tính kỹ thuật, cách sử dụng, phương pháp thiết kế và điều kiện an toàn.

Tiêu chuẩn này chỉ áp dụng cho hệ thống chữa cháy tự động bằng khí FK-5-1-12 hoạt động tại các áp suất danh nghĩa 25 bar, 34,5 bar, 42 bar và 50 bar được nén bằng nitơ.

Tiêu chuẩn này cũng có thể áp dụng cho các hệ thống tại các điều kiện áp suất khác.

TCVN 13333:2021 quy định về yêu cầu thiết kế, lắp đặt, kiểm tra, bảo dưỡng hệ thống chữa cháy bằng Sol-khí theo thể tích, ứng dụng trong các nhà, công trình và một số ứng dụng đặc biệt khác (như tủ điện, tuabin điện…).

Tiêu chuẩn này quy định về yêu cầu thiết kế, lắp đặt, kiểm tra, bảo dưỡng hệ thống chữa cháy bằng Sol-khí theo thể tích.

Ứng dụng trong các nhà, công trình và một số ứng dụng đặc biệt khác (như tủ điện, tuabin điện…).

CHỐNG SÉT CHO NHÀ VÀ CÔNG TRÌNH

Sự cần thiết của việc phòng chống sét PCCC CHO NHÀ VÀ CÔNG TRÌNH

Các công trình có nguy cơ cháy nổ cao như nhà máy sản xuất thuốc nổ, kho chứa nhiên liệu… cần sự bảo vệ cao nhất khỏi các nguy cơ bị sét đánh. Đối với các công trình khác, sự cần thiết bảo vệ chống sét là rất rõ ràng, ví dụ:
1. Nơi tụ họp đông người;
2. Nơi cần phải bảo vệ các dịch vụ công cộng thiết yếu;
3. Nơi mà quanh khu vực đó thường xuyên xảy ra sét đánh;
4. Nơi có kết cấu rất cao hoặc đứng độc lập một mình;
5. Nơi có các công trình có giá trị văn hóa hoặc lịch sử,
6. Nơi có chứa các loại vật liệu dễ cháy hoặc nổ

chong set cong trinh cao tang
Chống sét cho nhà và công trình cao tầng


Tuy nhiên, trong rất nhiều trường hợp thì không thể quyết định công trình có hay không có hệ thống chống sét. Bởi vậy, trong các trường hợp đó cần xem xét về nhiều yếu tố ảnh hưởng đến xác suất sét đánh và các phân tích về hậu quả của nó.


Xác định xác suất sét đánh vào công trình

Xác suất sét đánh vào công trình trong một năm P được xác định như sau:
P= Ac*Ng*10^(-6)
Trong đó:
Ng: Mật độ sét phóng xuống đất – là số lần sét phóng xuống mặt đất trên 1 km” trong một năm;
Ac: Diện tích thu sét hữu dụng (m2)
Diện tích thu sét hữu dụng của một kết cấu là diện tích mặt bằng của các công trình kéo dài trên tất cả các hướng có tính đến chiều cao của nó. Cạnh của diện tích thu sét hữu dụng được mở rộng ra từ cạnh của kết cấu một khoảng bằng chiều cao của kết cấu tại điểm tính chiều
Ví dụ, một tòa nhà hình chữ nhật đơn giản có chiều dài L, chiều rộng W, chiều cao H (đơn vị tính là m), thì diện tích thu sét hữu dụng có độ dài (L+2H) m và chiều rộng (W+2H) m với 4 góc tròn tạo bởi 1/4 đường tròn có bán kính H. Như vậy diện tích thu sét hữu dụng A. sẽ là:
Ac = LW + 2LH+2WH + πH2
Bảng 3.1 một số dạng công trình và phương pháp tính diện tích thu sét hữu dụng.

một số dạng công trình và diện tích thu sét
Một số dạng công trình và diện tích thu sét


Xác định xác suất sét đánh tổng hợp

Chống sét cho nhà và công trình thông qua xác định định xác xuất sét đánh tổng hợp theo biểu thức sau:
Pth=AxBxCxDxE
Trong đó:
P: Xác suất sét đánh vào công trình trong 1 năm
A,B,C,D,E: Các hệ số điều chỉnh
Sau khi xác đinh sét đánh tổng hợp , so sánh với xác suất sét đánh cho phép Po=10^(-5)
Nếu Pth >Pcp thì công trình phải có hệ thống chống sét.

hệ số tính xác suất sét đánh
hệ số tính xác suất sét đánh
Hệ số tính xác suất sét đánh

CÔNG TY TNHH XÂY DỰNG PHÒNG CHÁY BẢO MINH

Thi công hệ thống PCCC và chống sét công trình chuyên nghiệp
PHONGCHAYBMC.COM

BÁO CHÁY HORING – HỆ THỐNG BÁO CHÁY TỰ ĐỘNG

Báo cháy Horing – Tổng quan

PCCC Horing là công ty trong lĩnh vực thiết kế sản xuất thiết bị báo cháy báo động của Đài Loan. Đã có mặt trong thị trường Báo cháy được 36 năm đã tạo dựng được danh tiếng tốt dựa trên phản hồi của khách hàng. Horing liên tục đưa các sản phẩm mới vào thị trường vì Horing Lih biết khách hàng cần gì. Horing Lih đã cống hiến lâu dài cho ngành kinh doanh báo cháy chỉ với tuyên bố sứ mệnh:

‘Chúng tôi quan tâm đến cuộc sống của mọi người.’

Những người sáng lập thường nói, “Điều hành kinh doanh chữa cháy là một vấn đề lương tâm.” Horing Lih đã nêu sứ mệnh của công ty là một phần tiêu chí trong việc bảo vệ tính mạng và tài sản của mọi người khỏi các mối đe dọa từ hỏa hoạn. Tầm nhìn này của công ty sẽ truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.

Chất lượng hệ thống báo cháy tự động Horing

Báo cháy Horing có hệ thống quản lý chất lượng xuất sắc đã đạt được và tuân thủ các yêu cầu của cả BSI và LPCB Chứng chỉ ISO 9001: 2015. Chính sách Chất lượng của chúng tôi là Chất lượng Không sai sót, Sự hài lòng của Khách hàng hoàn toàn, Rủi ro tạo ra Cơ hội và Cải tiến liên tục.

báo cháy horing chất lượng
chứng chỉ chất lượng

CÔNG TY TNHH XÂY DỰNG VÀ PHÒNG CHÁY BẢO MINH

Cung cấp hệ thống PCCC Horing chất lượng giá rẻ tại Thị trường Việt Nam
Khách hàng có nhu cầu thiết kế, thẩm duyệt, nhiệm thu hệ thống PCCC xin liên hệ Hotline: 0913.168.088

Thang máy chữa cháy phục vụ chữa cháy & CNCH trong nhà cao tầng

Hiện nay, với sự phát triển của công nghệ xây dựng nhiều nhà cao tầng được xây dựng dẫn đến công tác triển khai lực lượng phương tiện của Cảnh sát PCCC&CNCH  để cứu người và tài sản lên tầng cao gặp nhiều khó khăn. Căn cứ vào tính chất phức tạp, đặc điểm nguy hiểm cháy nổ của từng công trình QCVN 06:2020/BXD có quy định “trong mỗi khoang cháy của các nhà có chiều cao >28m( trừ nhà F1.3) ; trong các ga ra ngầm có trên hai tầng hầm, mỗi khoang cháy phải bố trí ít nhất một thang máy làm việc ở chế độ chuyên hở lực lượng phương tiện chữa cháy”. Vì vậy, thang máy chữa cháy có thể được hiểu là một loại thang máy được thiết kế, lắp đặt đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật về phòng cháy và chữa cháy nhằm phục vụ chuyên chở lực lượng và phương tiện chữa cháy của lực lượng Cảnh sát PCCC&CNCH trong nhà cao tầng.

1.Một số yêu cầu của thang máy chữa cháy

  • Thang máy này được bố trí trong giếng thang đảm bảo yêu cầu chống cháy và có sảnh đệm ngăn cháy trước khi vào thang máy ở mỗi tầng. Kết cấu giếng thang máy, sảnh đệm ngăn cháy, cửa đi ngăn cháy phải có giới hạn chịu lửa đảm bảo theo quy định của QCVN06:2020/BXD.
  • Vật liệu bên trong của cabin phải là loại vật liệu không cháy, trong cabin thang máy phải có điện thoại chuyên dụng cho chữa cháy.
  • Tại tầng 1 (trệt), thang máy phải có cửa ra thông thẳng ra ngoài nhà hoặc qua lối đi với độ dài không quá 30 m để thông thẳng ra ngoài nhà và phải có nút bấm dành riêng cho lực lượng chữa cháy thao tác sử dụng.
  • Tốc độ thang máy phải đảm bảo thời gian đi từ tầng phục vụ chữa cháy (thường là tầng 1 hay tầng trệt) đến tầng cao nhất không quá 60 giây.
  • Hệ thống điện cấp cho thang máy và chiếu sáng phải có các nguồn điện cấp chính và phụ (khẩn cấp, dự phòng, luân phiên).
  • Thang máy phải có buồng đệm phía trước, cabin thang máy phải được làm từ vật liệu chống cháy.
  • Thang máy phải có nguồn điện cung cấp chính và phụ (khẩn cấp, dự phòng, luân phiên). Điều kiện tiên quyết là nguồn cung cấp điện phụ phải được bố trí trong khu vực được phòng cháy.
  • Trong thang máy cần có sẵn điện thoại, ống dẫn nước và các thiết bị thao tác chuyên dùng của đội chữa cháy.
  • Thang máy được bố trí trong giếng thang có một hành lang cháy đối diện với mỗi cửa tầng. Diện tích của mỗi hành lang phòng cháy được quy định theo các yêu cầu về vận chuyển các cáng tải thương và vị trí của các cửa trong mỗi trường hợp.
  • Thang máy phải phục vụ được cho mỗi tầng của tòa nhà.
  • Kích thước của thang máy chữa cháy phải được ưu tiên lựa chọn từ TCVN 7628-1 (ISO 4190-1). Trong bất cứ trường hợp nào, kích thước chiều rộng không được nhỏ hơn 1100mm, kích thước chiều sâu không được nhỏ hơn 1400mm và tải trọng định mức không được nhỏ hơn 630kg như đã quy định trong TCVN 7628-1 (ISO 4190-1).
  • Chiều rộng nhỏ nhất của lối vào cabin phải là 800mm.
  • Thiết bị điện trong giếng thang của thang máy chữa cháy và trên cabin, được bố trí trong phạm vi 1,0 m đối với bất cứ thành giếng thang nào có chứa cửa tầng, phải được bảo vệ tránh bị nước nhỏ giọt hoặc tránh tia nước phun hoặc được trang bị các vỏ bao che có cấp bảo vệ ít nhất là IPX3 theo EN 60529:1991.
  • Phải có các phương tiện thích hợp trong hố giếng thang để bảo đảm rằng nước sẽ không dâng lên trên mức của giảm chấn đã được nén lại hoàn toàn.
Sơ đồ bố trí thang máy chữa cháy và hành lang phòng cháy
1- Hành lang phòng cháy; 2- Thang máy chữa cháy; 3- thang máy thông thường

2.Cách sử dụng và lưu ý khi dùng thang máy chữa cháy

  • Thứ nhất, ngay khi phát hiện có đám cháy chúng ta cần nhanh chóng tiến hành kích hoạt chế độ cứu hỏa. Đối với những thiết bị thang máy thông minh hiện nay đều có chế độ kích hoạt chế độ cứu hỏa tự động nên người dùng, quản lý thang máy không cần thực hiện công việc này. Nếu không, chúng ta có thể sử dụng chế độ nay thông qua công tắc lắp đặt ở tầng thấp nhất của mỗi tòa nhà.
Ký hiệu trong thang máy chữa cháy
  • Thứ hai, sau khi thang máy được kích hoạt chế độ chữa cháy chúng ta cần kiểm tra lại một lần nữa tình trạng thực tế của thang máy. Trường hợp chế độ chữa cháy được kích hoạt thành công thiết bị sẽ đưa cabin thang máy về tầng thấp nhất của tòa nhà. Tuy nhiên, trong từng trường hợp cụ thể cơ chế hoạt động cũng có thể có những khác biệt nhất định. Theo đó, nếu đám cháy xuất hiện ở các tầng thấp thì thang máy sẽ hoạt động đưa người bên trong thang máy lên tầng cao nhất của tòa nhà rồi mới mở cửa.
  • Thứ ba, sử dụng ngay bảng điều khiển có trong cabin thang máy sau khi thiết bị được an toàn, lựa chọn tầng muốn tới rồi mới nhấn vào nút Call-Cancel để thang máy có thể hoạt động và đưa người dùng tới tầng chúng ta muốn tới.
  • Thứ tư, một vấn đề khác cần lưu ý là nhấn vào nút đóng cửa cabin  thang máy  tải khách trước khi thiết bị chính thức hoạt động. Điều này đảm bảo cho thiết bị có thể hoạt động phục vụ con người, nếu không thang máy không thể vận hành, không thể đưa người sử dụng tới được tầng, vị trí an toàn trong thời gian sớm nhất.
  • Thứ năm, sau khi điều khiển thang máy, tới được vị trí mà chúng ta mong muốn cần nhấn nút mở cửa để thiết bị hoạt động, giúp người dùng có thể thoát ra bên ngoài nhanh chóng nhất. Ngoài ra, cần chú ý khi ra bên ngoài cần quan sát cẩn trọng trước khi chính thức bước ra trong trường hợp tòa nhà đang có hỏa hoạn nhằm tránh những tác nhân nguy hiểm có thể gây ra những tác động mà chúng ta hoàn toàn không hề mong muốn. Cần chú ý thêm là thiết lập chế độ giữ thông qua việc nhấn nút Hold để mọi yêu cầu khác được đưa ra bị vô hiệu quả. Điều này giúp giảm thiểu những nguy hiểm, những tổn thương tới con người bởi trong tình huống hỏa hoạn thang máy chỉ được sử dụng trong các tình huống khẩn cấp, thực sự cần thiết.
  • Thứ sáu, cần nắm bắt thông tin về vị trí của đám cháy, độ lớn của đám cháy và tình hình thực tế hiện tại từ đó có được phương án điều khiển thang máy tới vị trí an toàn nhất, phù hợp nhất để giảm thiểu thương vong xuống mức thấp nhất, giúp người dùng có thể thoát ra ngoài một cách an toàn, tránh tình trạng bị mắc kẹt trong thang máy./.

Bao Minh Fire Protection – Thiết kế thi công PCCC Hà Nội

Yêu cầu PCCC đối với kinh doanh Karaoke, vũ trường

Yêu cầu PCCC-Bộ trưởng Công an mới đây đã ký ban hành Thông tư số 147/2020 quy định biện pháp bảo đảm an toàn phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke, dịch vụ vũ trường.

Kinh doanh dịch vụ karaoke, vũ trường phải đảm bảo yêu cầu PCCC

Điều 5 Thông tư 147 quy định, các cơ sở cao từ 3 tầng trở lên hoặc có tổng khối tích từ 1.000 m3 trở lên phải bảo đảm điều kiện an toàn về phòng cháy chữa cháy (PCCC) theo quy định tại Khoản 1 Điều 5 Nghị định số 136/2020.

Đồng thời phải có nội quy, biển cấm, biển báo, sơ đồ hoặc biển chỉ dẫn về phòng cháy chữa cháy, thoát nạn phù hợp với quy chuẩn, tiêu chuẩn về PCCC hoặc theo quy định của Bộ Công an; có phương án chữa cháy được cấp có thẩm quyền phê duyệt…

Đối với cơ sở cao dưới 3 tầng hoặc có tổng khối tích dưới 1.000 m3 phải bảo đảm điều kiện an toàn về PCCC theo quy định tại Khoản 2 Điều 5 Nghị định số 136/2020 như: Có hệ thống giao thông, cấp nước, thông tin liên lạc phục vụ chữa cháy, hệ thống báo cháy, chữa cháy, ngăn cháy, ngăn khói, thoát nạn, phương tiện PCCC khác…

Cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke, dịch vụ vũ trường được bố trí trong nhà cao tầng, nhà đa năng bảo đảm điều kiện an toàn về PCCC theo quy định tại Khoản 3 Điều 5 Nghị định 136/2020: Sử dụng thiết bị điện, sinh lửa, sinh nhiệt, nguồn lửa, nguồn nhiệt phải bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy; cử người tham gia đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở…

Khoảng cách từ cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke, dịch vụ vũ trường tới trường học thực hiện theo Nghị định số 54/2019 của Chính phủ quy định về kinh doanh dịch vụ karaoke, dịch vụ vũ trường…

Đặc biệt, việc thiết kế, lắp đặt biển quảng cáo của công trình phải bảo đảm các yêu cầu về kỹ thuật, kết cấu, vật liệu, chiếu sáng được quy định của QCVN 17:2018/BXD “Quy chuẩn về xây dựng và lắp đặt phương tiện quảng cáo ngoài trời” như: Vị trí lắp đặt biển quảng cáo không che kín toàn bộ nhà, công trình, che lấp các lối thoát nạn, ban công. Vật liệu sử dụng cho kết cấu biển quảng cáo phải là vật liệu không cháy, phù hợp với các quy định của Bộ Xây dựng. 

Biển quảng cáo ngang đặt tại mặt tiền công trình phải đảm bảo mỗi tầng chỉ được đặt một biển, chiều cao tối đa 2m, chiều ngang không được vượt quá giới hạn chiều ngang mặt tiền công trình; mặt ngoài biển quảng cáo nhô ra khỏi mặt tường công trình tối đa 0,2m; biển quảng cáo dọc phải bảo đảm chiều ngang tối đa 1m, chiều cao tối đa 4m nhưng không vượt quá chiều cao của tầng công trình nơi đặt biển quảng cáo, mặt ngoài biển quảng cáo nhô ra khỏi mặt tường công trình tối đa 0,2m.

Hệ thống điện chiếu sáng cho biển quảng cáo là nguồn điện riêng và có cầu dao, aptomat bảo vệ. Không để hàng hóa, vật liệu dễ cháy bên dưới hoặc gần với vị trí đặt biển quảng cáo…

Thông tư số 147/2020/TT-BCA sẽ có hiệu lực từ ngày 20/2.

Bao Minh Fire Protection – Thiết kế thi công pccc Hà Nội.

Quy định PCCC đối với nhà cho thuê

Những quy định PCCC trong nhà cho thuê thường không được các chủ đầu tư quan tâm đúng mức. Cho đến khi các cơ quan chức năng kiểm tra thì chủ đầu tư mới phải đi xử lý  bằng các phương án tạm bợ gây ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động kinh doanh.

Theo quy định, nhà cao từ 5 tầng trở lên hoặc có khối tích trên 5000 m , các công trình cộng cộng thuộc diện quản lý PCCC (Theo khoản 9 Phụ lục II Danh mục cơ sở có nguy hiểm về cháy nổ ban hành kèm theo Nghị định 79/2014/NĐ-CP). Đối với những công trình có quy mô trung bình, phương án PCCC sẽ được cán bộ địa phương hướng dẫn cặn kẽ trong quá trình thiết kế và thi công. Việc chuẩn bị đầy đủ tính pháp lý về PCCC cũng quan trọng không kém để bất động sản của bạn được khai thác hiệu quả và không gặp các phiền phức sau này. Đối với các công trình không có phương án thiết kế PCCC, trường hợp tệ nhất là không được đưa vào khai thác, sử dụng.

Vì vậy, các công trình nhà cho thuê như: nhà trọ, căn hộ cho thuê, văn phòng cho thuê, phải lập, lưu giữ hồ sơ quản lý, theo dõi hoạt động PCCC và xây dựng phương án chứa cháy theo quy định.

Đối với các công trình quy mô nhỏ hơn mặc dù theo quy định chỉ là khuyến khích nhưng nếu cơ sở được trang bị đầy đủ thiết bị PCCC thì vẫn sẽ an tâm hơn nhiều trong quá trình hoạt động kinh doanh.

Trường hợp thuộc diện quản lý về PCCC theo quy định của Chính Phủ nhưng không lập hồ sơ quản lý, theo dõi phòng cháy chữa cháy sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Khoản 2, Điều 29 Nghị định 167/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội, phòng chống tệ nạn xã hôi, phòng cháy và chữa cháy.

  1. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi không có biện pháp và phương tiện bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy trong quá trình thi công, xây dựng công trình.
  2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi không thiết kế hệ thống phòng cháy và chữa cháy đối với công trình thuộc diện phải có thiết kế về phòng cháy và chữa cháy.

Một số phương án PCCC đối với nhà cho thuê:

  • Hệ thống chữa cháy trục đứng vách tường.
  • Hệ thống chữa cháy tự động trên trần cho khu vực nhà xe.
  • Hệ thống báo cháy, khói tự động.
  • Bình chữa cháy cầm tay, tiêu lệnh, nội quy PCCC có kiểm định thường xuyên (6 tháng/lần)
  • Phương án phòng cháy chữa cháy lập và lưu trữ tại cơ sở kinh doanh có kiểm tra định kỳ của cán bộ PCCC.

Thang dây thoát hiểm nhà cao tầng

Thang dây thoát hiểm là một loại dụng cụ thoát hiểm có hình dáng như một chiếc thang nhưng có độ cơ động hơn nhờ dây thang được làm bằng cáp thép chắc chắn, có khả năng gấp gọn khi không dùng đến.

Hình ảnh thang dây thoát hiểm

Ngày nay, số lượng nhà chung cư ngày một gia tăng, đi cùng với đó là vấn đề thoát hiểm cho người dân sống tại các tầng cao của chung cư khi có hỏa hoạn xảy ra. Vì vậy, thang dây là một trong những giải pháp thoát hiểm nhanh và an toàn khi có sự cố cháy nổ nhà cao tầng.

Ưu – nhược điểm của thang dây thoát hiểm khi có hỏa hoạn

Ưu điểm

Ưu điểm đầu tiên phải kể đến của thang dây đó là sự linh động, dễ sử dụng, không cần phải lắp đặt. Khi có sự cố hỏa hoạn xảy ra, bạn chỉ cần cố định móc thang vào tường rồi thả xuống là đã có thể sử dụng.

Thang được làm từ những loại vật liệu có độ bền cao, có khả năng chống cháy tốt nên bạn không phải lo lắng dây thang bị nóng cháy. Bậc thang khi thả xuống được áp vào tường, mang lại cảm giác an toàn hơn cho người sử dụng.
Với độ cơ động cao cũng như thiết kế linh hoạt, thang dây sử dụng được cho nhiều người, có thể địu kèm trẻ nhỏ khi đi leo thang.

Nhược điểm

Mặc dù có ưu điểm lớn về độ linh động và thích hợp cho nhiều người, tuy nhiên, thang dây cũng có nhược điểm đó là không đảm bảo đủ an toàn cho đối tượng người già, trẻ em, người khuyết tật. Những đối tượng này nếu sử dụng thang dây để thoát hiểm trong hỏa hoạn thì dễ có nguy cơ tai nạn cao do tâm lý yếu, dễ hoảng sợ.

Thang dây có trọng lượng lớn, tốn diện tích cất giữ do thiết kế khá cồng kềnh, độ dài của thang cũng khá hạn chế, khi di chuyển từ trên cao xuống sẽ mất khá nhiều thời gian.

Với những ưu, nhược điểm kể trên thì có thể thấy sử dụng thang dây chỉ phù hợp với những gia đình có ít người, trong độ tuổi thanh niên khỏe mạnh. Để được tư vấn các vấn đề về pccc hãy đến với chúng tôi – Bao Minh protection – Thiết kế thi công PCCC Hà Nội.

CẦU THANG THOÁT HIỂM THOÁT NẠN PCCC

Cầu Thang thoát hiểm là hạng mục thi công quan trọng trong các tòa nhà cao tầng như chung cư, khách sạn, tòa văn phòng, … Thiết kế cầu thang thoát hiểm theo tiều chuẩn, nhằm đảm bảo an toàn cho người sinh sống và làm việc khi có sự số hỏa hoạn xảy ra. Tiêu chuẩn thiết kế thang thoát hiểm được nhà nước quy định cụ thể, đảm bảo an toàn tuyệt đối cho các công trình xây dựng.

Quy chuẩn 06 quy định về TC PCCC của Bộ Xây dựng

QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ AN TOÀN CHÁY CHO NHÀ VÀ CÔNG TRÌNH

Cầu Thang thoát hiểm được định nghĩa như thế nào

Cầu Thang thoát hiểm là hệ thống thang dùng để di chuyển ra khỏi nơi bị nạn khí các công trình nhà cao tầng gặp sự cố. Hoặc được dùng để di chuyển với loại hình cầu thang bộ khi mà các thiết bị thang máy bị hỏng. Cầu thang thoát hiểm thường được thiết kế ngoài trời, thuận tiện cho việc di chuyển và lưu thông không khí khi có hỏa hoạn xảy ra. Tuy nhiên với các tòa chung cư cao tầng, thì hệ thống cầu thang bộ thoát hiểm thường được thiết kế trong nhà và gần kề ngay cạnh thang máy, để thuận tiện cho việc di chuyển và dễ nhận biết.

quy-dinh-thang-thoat-hiem-1
Thang thoát hiểm là phương tiện di chuyển an toàn kho có sự cố xảy ra tại các nhà cao tầng

Cầu thang thoát hiểm có vai trò như thế nào

Thang thoát hiểm có vai trò vô cùng quan trọng, trở thành tiêu chuẩn bắt buộc, được quy định cụ thể trong điều luật và tiêu chuẩn xây dựng. Ý nghĩa cụ thể của thang thoát hiểm như sau: Lối đi an toàn duy nhất và nhanh nhất khi có sự cố ở tòa nhà cao tầng.

Đa số các sự cố xảy ra ở các tòa nhà cao tầng đều là cháy nổ, khi có sự cố cháy nổ thì hệ thống thang máy sẽ bị ngắt điện, toàn bộ điện trong tòa nhà sẽ bị ngắt, do đó ở tầng cao bạn không có lối thoát nào khác ngoài cầu thang thoát hiểm. Cầu thang thoát hiểm có ý nghĩa quan trọng trong việc đảm bảo sự sống và tính mạng của con người.

Với ý nghĩa quan trọng, bảo vệ tính mạng con người cho nên cầu thang thoát hiểm được xây dựng tuân thủ đầy đủ những tiêu chuẩn kỹ thuật gắt gao.

Những tiêu chuẩn thiết kế cầu thang thoát hiểm

Khi xây dựng cầu thang thoát hiểm, bạn cần tuân thủ theo những tiêu chuẩn sau đây:

Đảm bảo 2 lối thoát nạn cho nhà cao tầng

Nhà cao tầng ít nhất phải có 2 lỗi thoát nạn, đảm bảo cho người thoát nạn an toàn khi có sự cố cháy nổ. Đồng thời đây là đưỡng dẫn để đội cứu hộ hoặc phòng cháy chữa cháy có thể hoàn thành nhiệm vụ cứu trợ của mình một cách nhanh nhất và thuận tiện nhất.

Tiêu chuẩn thang thoát hiểm quy định, nhà cao tầng phải thiết kế một cầu thang thoát nạn ở một phía, phía còn lại là thiết kế ban công nối với thang thoát nạn bên ngoài nếu diện tích mỗi tầng nhỏ hơn 300m2.

Đảm bảo những điều kiện lối thoát nạn an toàn cho nhà cao tầng

Những điều kiện đã được quy định khi thiết kế cầu thang thoát hiểm đó là:

Đi từ các phòng ở tầng 1 trực tiếp ra ngoài hay qua tiền sảnh ra ngoài

Dựa vào tiêu chuẩn thang thoát hiểm nhà cao tầng khi đi từ các phòng bất kì ở tầng nào đó (trừ tầng 1) ra hành lang có lối ra. Cầu thang an toàn hay hành lang an toàn từ đó có lối đi ra khỏi nhà. Cầu thang ngoài nhà, hành lang ngoài nhà, có lối đi ra khỏi nhà.

Đi từ các phòng bất kì vào phòng bên cạnh ở cùng tầng (trừ tầng 1) từ đó có lối thoát như 2 chỉ dẫn ở trên

quy-dinh-thang-thoat-hiem-2
Lối thoát nạn phải đảm bảo đúng tiêu chuẩn

Cầu thang an toàn và hành lang an toàn phải đảm bảo các yêu cầu cụ thể

Kết cấu chịu lực và kết cấu bao che phải có giới hạn chịu lửa không nhỏ hơn 60 phút. Vì tính chất thoát hiểm của cầu thang cho nên thiết kế thang thoát hiểm phải đảm bao kết cấu chịu lực hơn các loại cầu thang bộ bình thường. Khi gặp sự cố sẽ có số lượng người lớn di chuyển bằng cầu thang thoát hiểm. Vì thế cầu thang thoát hiểm phải có kết cấu chịu lực tải trọng lớn.

Cửa ngăn cháy phải tự động đóng và được làm bằng vật liệu không cháy, có giới hạn chịu lửa không nhỏ hơn 45 phút. Cửa ngăn cháy là bộ phận quan trọng, là tiêu chí của cầu thang thoát hiểm. Vật liệu chống cháy có vị trí quan trọng và chắc chắc phải được lựa chọn khi thiết kế cầu thang thoát hiểm, cửa ngăn cháy.

Phải có hệ thống thông gió điều áp và không bị tụ khói ở buồng cầu thang

Phải có hệ thống đèn chiếu sáng khi có sự cố

Thang phải thông thoáng từ mặt đất lên các tầng và có lối thoát hiểm lên mái

quy-dinh-thang-thoat-hiem-3
Buồng cầu thang

Quy định tiêu chuẩn khoảng cách xa nhất trong cầu thang thoát hiểm của nhà cao tầng

Khoảng cách cho phép tính từ cửa đi của phòng xa nhất cho đến lối thoát hiểm gần nhất, không kể nhà vệ sinh và nhà tắm, không được lớn hơn, quy định cụ thể như sau:

  • Khoảng cách là 50m với phòng giữa hai  thang hay hai lối ra ngoài, 25m đối với phòng chỉ có một thang máy, hay một lối ra ngoài của nhà phụ trợ
  • 40m đối với phòng giữa hai thang hay hai lối ra ngoài, 25m đối với phòng chỉ có một thang hay một lối ra ngoài của nhà công cộng, nhà ở tập thể hay căn hộ.

Quy định về chiều rộng tổng cộng của cửa, lối thoát nạn, hành lang hay vế thang

Quy định về chiều rộng của cửa, lối thoát nạn, hành lang hay vế thang được quy định cụ thể như sau:

  • 0.8m cho cửa đi
  • 1m cho lối đi của cửa
  • 1.4m cho hành lang
  • 1.05m cho vế thang

Tiêu chuẩn thang thoát hiểm nhà cao tầng được quy định về chiều cao của cửa và lối đi

Cụ thể chiều cao của cửa và lối đi trên đường thoát nạn phải đảm bảo không thấp hơn 2m, đối với tầng hầm, tầng chân tường không thấp hơn 1,9m, đối với tầng hầm mái không thấp hơn 1.5m.

Sử dụng thang chữa cháy làm lối thoát nạn thứ hai thoát hiểm cho nhà cao tầng theo quy chuẩn

Tiêu chuẩn cho phép sử dụng thang chữa cháy để làm lối thoát nạn thứ hai cho không gian, tuy nhiên việc này phải đảm bảo đầy đủ những tiêu chuẩn sau đây:

  • Có chiều rộng ít nhất là 0.7m
  • Góc nghiêng lớn nhất so với mặt nằm ngang không lớn hơn 600
  • Thang phải có tay vịn cao 0.8m
quy-dinh-thang-thoat-hiem-4
Thang thoát hiểm nhà cao tầng được quy định cụ thể về chiều cao của cửa và lối đi

Số lượng bậc thang thoát hiểm cho nhà cao tầng theo quy định

Số lượng bậc thang của mỗi vế thang không nhỏ hơn 3 và không lớn hơn 18 bậc. Không được dùng thang xoáy ốc bậc thang hình dẻ quạt để làm thang thoát nạn, góc nghiêng lớn nhất của thang là 1:1,75.

Một trong những chú ý cần phải cân nhắc trước khi thiết kế thi công thang đó chính là chú ý đến các yếu tố sau:

  • Dữ liệu mặt bằng thi công
  • Dữ liệu về tòa nhà như con người, số liệu kết cấu
  • Phương án thi công về an toàn, tiến độ thi công
  • Đánh giá mặt bằng trước thi công
  • Đảm bảo thủ tục pháp lý trước thi công
  • Trình bản vẽ thiết kế dự án với thiết kế thang thoát hiểm chi tiết
  • Mô tả các bản vẽ kết cấu cầu thang thoát hiểm đúng tiêu chuẩn và quy định
  • Phân tích bản vẽ thiết kế trước thi công

Thang thoát hiểm cho nhà cao tầng chủ yếu sử dụng thang bộ, ngoài ra còn có thang dây thoát hiểm, tuy nhiên về mặt thẩm mĩ và sự thuận tiện khi sử dụng không có nhiều, cho nên thang dây ít được sử dụng hơn. Chỉ sử dụng thang dây thoát hiểm trong một vài trường hợp đặc biệt về diện tích không gian và phương án thiết kế thi công.

Thiết kế thang thoát hiểm ngoài tính thẩm mĩ, kết cấu không gian và kết cấu chịu lực cần phải chú ý đảm bảo đúng tiêu chuẩn theo quy định.

Hy vọng những thông tin mà chúng tôi vừa chia sẻ trên đây sẽ giúp quý khách hàng, quý bạn đọc có thêm những thông tin chi tiết về cầu thang thoát hiểm, để có thể ứng dụng trong đời sống thực tiễn.

Mọi tư vấn thiết kế thi công trình xây dựng, PCCC xin liên hệ Phòng cháy chữa cháy Bảo Minh.

PCCC BÁO CHÁY HOCHIKI

Báo cháy Hochiki là sản phẩm cao cấp phổ biến trên thị trường. Hochiki Corporation là tập đoàn hàng đầu thế giới về thiết bị phòng cháy chữa cháy. Được thành lập tại Nhật Bản vào năm 1918. Hiện nay Hochiki có 18 công ty con trên toàn thế giới.

Tổng quan:

Hochiki là nhà cung cấp đầu báo khói chất lượng cho ngành báo cháy. Nhiều khách hàng của họ là các công ty nổi tiếng như Simplex (hơn 20 năm), Silent Knight (hơn 20 năm), Radionics, Bosch, Potter, Napco và Fike. Những mối quan hệ lâu dài này không phải ngẫu nhiên – đó là do Hochiki cung cấp chất lượng tay nghề cao nhất với giá cả cạnh tranh. Chất lượng là “được xây dựng trong”Chỉ sử dụng những nguyên liệu thô tốt nhất và thiết bị sản xuất và kiểm tra tự động tiên tiến nhất có sẵn ở bất cứ đâu.  

Hệ thống PCCC cao cấp

Các quy trình vận hành nội bộ của Hochiki đều theo tiêu chuẩn ISO 9001, tiêu chuẩn cao nhất và được công nhận nhất trong ngành. Và theo yêu cầu đối với Hoa Kỳ và các thị trường quốc tế khác, sản phẩm của họ được liệt kê và phê duyệt bởi các cơ quan được công nhận như Phòng thí nghiệm Underwriters và Factory Mutual.

Với việc nhiều công ty chuyển phần lớn hoạt động sản xuất ra nước ngoài, Nó đã tăng nhân viên sản xuất lên hơn 150% và bổ sung thêm hai dây chuyền lắp ráp mạch in gắn trên bề mặt tự động mới vào hoạt động của mình. Hochiki tin rằng bí mật của độ tin cậy là kiểm soát quá trình sản xuất từng bước; kiểm tra, thử nghiệm và kiểm tra lại mọi thứ mà nó tạo ra trong suốt quá trình sản xuất.

Báo cháy Hochiki thậm chí còn tăng thêm giá trị cho các sản phẩm của mình bằng cách cung cấp năng lượng cho mọi thiết bị mà họ tạo ra trước khi đưa nó đi kiểm tra chấp nhận lần cuối. Hochiki cũng cung cấp hỗ trợ kỹ thuật và sau khi đưa ra thị trường và đào tạo kỹ thuật để đảm bảo rằng các sản phẩm của họ được sử dụng đúng cách và có trách nhiệm.

Sản phẩm PCCC cao cấp đến từ Nhật Bản


Hochiki đã thành lập một bộ phận ngăn chặn đám cháy vào năm 2013 và đã đạt được thành công to lớn với hệ thống dập tắt lửa nhà bếp.,Cùng với hệ thống phát hiện khói lấy mẫu không khí có độ nhạy cao của họ. Hochiki không ngừng tiến về phía trước và nhìn về tương lai; cho bạn và khách hàng của bạn.

Tại sao Hochiki ? Nói một cách đơn giản, Hochiki cung cấp hệ thống báo cháy và dập lửa đáng tin cậy và cạnh tranh nhất các sản phẩm có sẵn hôm nay. 

PCCC Bảo Minh cung cấp các sản phẩm PCCC Hochiki cho các dự án của mình. Các dự án mong muốn có độ bền và tin cậy cao trong công tác an toàn phòng cháy chữa cháy.

BÁO CHÁY NOTIFIER

Thông tin chung tập đoàn sản xuất thiệt bị PCCC

Công ty Notifier hoặc Notifier của Honeywell là nhà sản xuất hệ thống báo cháy được thiết kế với hơn 500 nhà phân phối trên toàn thế giới và các hoạt động hỗ trợ khu vực trên mọi lục địa. [1] Notifier có trụ sở chính tại Northford, Connecticut , Hoa Kỳ và là một bộ phận của Honeywell Life Safety Group.

Các NXS thiết bị PCCC Cao cấp

Lịch sử thảnh lập Notifier

Công ty Notifier được thành lập vào năm 1949 tại Waverly, Nebraska bởi Oliver T. Joy , cùng với vợ là Tiến sĩ Margaret Joy, người đóng vai trò là Phó chủ tịch điều hành. Công ty chuyển đến Lincoln, Nebraska vào năm 1956, và năm 1962 được chọn để cung cấp hệ thống phát hiện cháy cho Hội chợ Thế giới Seattle. Công ty được bán cho Emhart Corporation vào năm 1968 và được Pittway Corporation mua lại vào năm 1987. Notifier chuyển đến Northford, Connecticut vào năm 1988, và năm 1999 Honeywell International , Inc. mua Pittway Corp. và Notifier trở thành một phần của Honeywell Life Safety Nhóm . [1]

Sản phẩm sản xuất

Báo cháy Notifier đã sản xuất hệ thống báo cháy trong hơn 50 năm, bao gồm bảng điều khiển báo cháy thông thường và thông minh, mạng báo cháy, hệ thống tích hợp cháy và an ninh, hệ thống thông báo hàng loạt và phụ kiện báo cháy. Cùng với bảng điều khiển báo cháy, Notifier có các máy trạm màn hình cảm ứng dựa trên PC để giám sát và điều khiển hệ thống báo cháy từ vị trí trung tâm. 

Họ có một giải pháp hệ thống liên lạc khẩn cấp tích hợp hoàn chỉnh cho nhiều loại cơ sở khác nhau bao gồm căn cứ quân sự, bệnh viện, khuôn viên trường đại học, khu công nghiệp, sản xuất, khách sạn và viện dưỡng lão. 

Bên cạnh đó Notifier cung cấp một dòng thiết bị ngoại vi báo cháy hoàn chỉnh, chẳng hạn như đầu báo khói, máy dò nhiệt, trạm kéo bằng tay, máy dò khí và thiết bị thông báo. Các sản phẩm này kết nối và giao tiếp với bảng điều khiển báo cháy Notifier để tạo thành hệ thống báo cháy. 

thiết bị pccc Notifier

Tập đoàn Notifier là một trong những nhà sản xuất hệ thống báo cháy và an toàn cuộc sống lớn nhất trên thế giới. Là dòng sản phẩm được sử dụng trong các dự án cao cấp tại Việt Nam.

PCCC Bảo Minh cung cấp các sản phẩm PCCC Notifier tại thị trường Việt Nam

THIẾT KẾ PCCC

Thiết kế PCCC là một yêu cầu bắt buộc cho mọi công trình PCCC.

Thiết kế hệ thống pccc cần tuân thủ các quy định về pccc

1. Những điều cơ bản khi thiết kế, thi công PCCC

Thiết kế PCCC bao gồm một cách tiếp cận tích hợp trong đó các nhà thiết kế cần phân tích các thành phần xây dựng dưới dạng một gói tổng thể. Thiết kế của bất kỳ hệ thống phòng cháy chữa cháy nào cũng là một dự án chặt chẽ, chính xác, khoa học, phù hợp, tiết kiệm.Và đặc biệt phải hòa hợp với cá hệ thống khác trong cùng công trình.

Các hệ thống phòng cháy chữa cháy rất phức tạp, và khác nhau đối với mọi công trình. Mỗi hệ thống được thiết kế tốt, được thiết kế cho dù áp dụng cho một công trình đang cải tạo hay mới hoàn toàn. Thì đều phải được thiết kế phát triển với các mục tiêu cụ thể là đảm bảo phòng cháy chữa cháy hiệu quả.

Quy trình thiết kế hệ thống PCCC nên là một quy trình tổng thể cho cả khi bạn xây dựng mới hoặc sủa chữa nâng cấp công trình. Chủ đầu tư và quản lý, kiến ​​trúc sư, kỹ sư, nhà thầu và nhà tư vấn đều cần tham gia vào quá trình lập kế hoạch và thiết kế hệ thống phòng cháy chữa cháy. Hiểu đầy đủ các vấn đề và mối quan tâm của tất cả các bên khác nhau dể tránh ảnh hưởng tới các hệ thống khác trong cùng công trình.

Khi thiết kế thi công phòng cháy chữa cháy, chúng ta phải hết sức chú ý tới việc tuân thủ các quy định của pháp luật về quy định trong phòng cháy chữa cháy. Các yêu cầu, quy định này xuất phát từ thực tế và là tiêu chuẩn để đánh giá hệ thống PCCC có đặt yêu cầu về an toàn hay không.

2. Những yêu cầu cơ bản cho thiết kế, thi công PCCC

Các mục tiêu cần đảm bảo khi thiết kế hệ thống phòng cháy chữa cháy, đó là :

– Đảm bảo an toàn cho tính mạng con người
– Đảm bảo giảm thiểu tối đa thiệt hại tài sản khi có sự cố
– Đảm bảo hệ thống hoạt động tốt, liên tục, không ảnh hưởng tới sinh hoạt và kinh doanh 

Việc thiết kế phải phù hợp với công năng sử dụng của công trình.

Không có một bản thiết kế phòng cháy chữa cháy nào giống bản thiết kế nào cho chung những công trình khác nhau nhưng chúng luôn có nhưng yêu cầu các thành phần tạo nên hệ thống PCCC chung nhất thiết cần có, đó là: 

Thiết kế hệ thống cảnh báo cháy
Thiết kế hệ thống báo động và thông báo cháy
Thiết kế hệ thống chữa cháy

BẢO MINH FIRE PROTECTION – Thiết kế thi công hệ thống PCCC

Biện pháp PCCC đối với cơ sở sản xuất

Biện pháp PCCC, đối với các cơ sở sản xuất

Biện pháp PCCC-1. Có niêm yết nội quy PCCC, biển cấm lửa, cấm hút thuốc, tiêu lệnh chữa cháy ở những nơi có nguy hiểm về cháy, nổ.

2. Thực hiện các biện pháp, giải pháp kỹ thuật để khống chế và kiểm soát chặt chẽ nguồn lửa, nguồn nhiệt, nguồn sinh lửa, sinh nhiệt.

3. Sử dụng nguyên vật liệu, nhiên liệu nhất là các chất đặc biệt nguy hiểm về cháy, nổ như xăng dầu, khí cháy chỉ đủ cho từng ca sản xuất và thực hiện đầy đủ các biện pháp đảm bảo an toàn PCCC. Hàng hoá sản xuất ra được chuyển đi ngay, không lưu giữ tại nơi sản xuất.

4. Hàng hoá trong kho phải được sắp xếp theo đúng quy định an toàn PCCC.

5. Lắp đặt thiết bị bảo vệ (aptômat) cho hệ thống điện toàn cơ sở, từng khu vực, phân xưởng và các thiết bị điện có công suất lớn, tách riêng biệt các nguồn điện: chiếu sáng, bảo vệ phục vụ thoát nạn, chữa cháy, nguồn điện sản xuất, sinh hoạt.

6. Lắp đặt hệ thống chống sét, chống rò điện phù hợp với từng loại công trình; có giải pháp chống tĩnh điện đối với những dây chuyền sản xuất, thiết bị phát sinh tĩnh điện.

7. Không lập bàn thờ để thờ cúng và đun nấu trong khu vực sản xuất, văn phòng làm việc.

8. Không sử dụng vật liệu là chất cháy để làm mái, trần nhà, vách ngăn.

Biện pháp PCCC

Biện pháp PCCC 9. Xây tường ngăn cháy giữa các bộ phận sản xuất có diện tích lớn theo quy định. Cửa đi qua tường ngăn cháy có giới hạn chịu lửa theo quy định.

10. Có sơ đồ chỉ dẫn thoát nạn chung cho cả công trình, cho từng khu vực; có hệ thống đèn chiếu sáng sự cố, đèn chỉ dẫn hướng và đường thoát nạn.

11. Có hệ thống thông gió, chống tụ khói, chống tác động của nhiệt trên lối thoát nạn, phòng lánh nạn tạm thời; không để hàng hoá cản trở lối thoát nạn.

12. Trang bị phương tiện chữa cháy, cứu người phù hợp với quy mô, tính chất nguy hiểm cháy, nổ của cơ sở.

13. Xây dựng và tổ chức thực tập phương án chữa chay, thoát nạn, cứu người trong tình huống phức tạp nhất.

14. Khi xảy ra cháy, tìm mọi cách báo cháy nhanh nhất (báo cho lực lượng Cảnh sát PCCC theo số 114 hoặc Công an nơi gần nhất); đồng thời tìm mọi cách để dập cháy và tổ chức việc thoát nạn, cứu người theo phương án./.

BaoMinh fire protectionThiết kế thi công PCCC

pccc nhà trọ, hàng chục người mất trắng tài sản

pccc nhà trọ

Ngày 13/1, nguồn tin từ Công an thành phố Thủ Đức cho biết đang tích cực điều tra. àm rõ nguyên nhân vụ cháy xảy ra tại dãy nhà trọ ở phường Phú Hữu, TP Thủ Đức, khiến nhiều người mất trắng tài sản.

Cụ thể, vào khoảng 14h30, thì nghe nhiều nổ phát ra từ tiệm tạp hóa rộng khoảng 100 m2 của chủ nhà ở phía trước. “Chạy ra ngoài tôi thấy lửa bùng qua mái tôn, khói mù mịt nên cùng nhiều người tháo chạy”, chị Linh kể.

Nhiều người dùng bình chữa cháy dập lửa song bất thành. Ít phút sau ngọn lửa từ tiệm tạp lan sang bao trùm dãy trọ; khói đen cuồn cuộn bốc cao.

Hiện trường đổ nát sau đám cháy.

pccc nhà trọ:

Đầu tiên Xe cứu hỏa cùng cảnh sát phòng cháy chữa cháy đã đến hiện trường, dập tắt đám cháy sau một giờ. Hỏa hoạn không gây thiệt hại về người song toàn bộ tài sản ở các phòng trọ bị thiêu rụi. Giường, bếp, tủ lạnh, tivi cháy đen, vách nhà bằng tôn bị ám khói đen. Sức nóng đã làm đổ sụp phần mái tôn.

Người dân đang dọn dẹp lại đống đổ nát sau đám cháy.

Chị Linh cho biết cùng chồng từ quê An Giang lên làm phụ hồ, thuê phòng trọ 1,2 triệu đồng một tháng. “Bây giờ tôi không còn bộ đồ để mặc, phải gọi mượn tiền đồng nghiệp để sống”

Và Chị Xuân, người sống ở phòng trọ kế bên cho biết: toàn bộ tài sản và tiền bạc chị cùng chồng đi làm công nhân dành dụm đã bị cháy. “Lửa lớn quá. Hai vợ chồng và con trai tôi chỉ lo chạy ra ngoài”, chị Xuân nói.

Các cơ quan chức năng đang tích cực điều tra, làm rõ nguyên nhân dẫn đến vụ cháy. an toan pccc cần được ưu tien

CƠ SỞ QUẢN LÝ PCCC THEO NĐ 136/2020

Cơ sở quản lý PCCC về phòng cháy và chữa cháy mới nhất 2021

Cơ sở quản lý PCCC (Phòng cháy và chữa cháy) đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo an toàn phòng cháy chữa cháy cho các công trình và hoạt động sản xuất kinh doanh. Theo các quy định của Luật Phòng cháy và chữa cháy năm 2001 (được sửa đổi và bổ sung theo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy năm 2013), một số cơ sở đã được xác định là thuộc diện quản lý về PCCC.

Danh mục cơ sở thuộc diện pccc quản lý về phòng cháy và chữa cháy được quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 136 NĐ-CP

Các cơ sở này bao gồm: Cơ quan, tổ chức có thể có một hoặc nhiều cơ sở; trong phạm vi một cơ sở có thể có nhiều cơ quan, tổ chức cùng hoạt động.

Cơ sở thuộc diện quản lý PCCC theo NĐ 136 2020
Cơ sở thuộc diện quản lý PCCC theo NĐ 136 2020

Nhóm 1

1. Trụ sở cơ quan nhà nước các cấp.

2. Nhà chung cư; nhà tập thể, nhà ở ký túc xá; nhà hỗn hợp.

4. Bệnh viện; phòng khám đa khoa, khám chuyên khoa, nhà điều dưỡng, phục hồi chức năng, chỉnh hình, nhà dưỡng lão, cơ sở phòng chống dịch bệnh, trung tâm y tế, cơ sở y tế khác được thành lập theo Luật Khám bệnh,               chữa bệnh.

Nhóm 2

3. Nhà trẻ, trường mẫu giáo, mầm non; trường tiểu học, trung học cơ sở; trung học phổ thông, trường phổ thông có nhiều cấp học; trường cao đẳng, đại học, học viện; trường trung cấp chuyên nghiệp; trường dạy nghề; cơ sở giáo dục thường xuyên; cơ sở giáo dục khác được thành lập theo Luật Giáo dục.

5. Nhà hát, rạp chiếu phim, rạp xiếc; trung tâm hội nghị, tổ chức sự kiện; nhà văn hóa, cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke, vũ trường; quán bar, câu lạc bộ, thẩm mỹ viện, kinh doanh dịch vụ xoa bóp, công viên giải trí, vườn thú, thủy cung.

6. Chợ; trung tâm thương mại, điện máy; siêu thị; cửa hàng bách hoá; cửa hàng tiện ích; nhà hàng, cửa hàng ăn uống.

Nhóm 3

7. Khách sạn, nhà khách, nhà nghỉ; nhà trọ, cơ sở lưu trú khác được thành lập theo Luật Du lịch.

8. Nhà làm việc của các doanh nghiệp, tổ chức chính trị, xã hội.

9. Bảo tàng, thư viện; nhà triển lãm; nhà trưng bày, nhà lưu trữ, nhà sách, nhà hội chợ; cơ sở tôn giáo.

10. Bưu điện, cơ sở truyền thanh, truyền hình, viễn thông; nhà lắp đặt thiết bị thông tin; trung tâm lưu trữ, quản lý dữ liệu.

Nhóm 4

11. Sân vận động; nhà thi đấu thể thao; cung thể thao trong nhà; trung tâm thể dục, thể thao; trường đua, trường bắn; cơ sở thể thao khác được thành lập theo Luật Thể dục, thể thao.

12. Cảng hàng không; đài kiểm soát không lưu; bến cảng biển; cảng cạn; cảng thủy nội địa; bến xe khách; trạm dừng nghỉ; nhà ga đường sắt; nhà chờ cáp treo vận chuyển người; công trình tàu điện ngầm; cơ sở đăng kiểm phương tiện giao thông cơ giới; cửa hàng kinh doanh, sửa chữa, bảo dưỡng ô tô, mô tô, xe gắn máy.

13. Gara để xe ô tô, bãi trông giữ xe được thành lập theo quy định của pháp luật.

14. Hầm đường bộ, hầm đường sắt có chiều dài từ 500 m trở lên.

Nhóm 5

15. Cơ sở hạt nhân; cơ sở sản xuất, kinh doanh, bảo quản, sử dụng vật liệu nổ công nghiệp và tiền chất thuốc nổ; kho vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ; cảng xuất, nhập vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ; kho vũ khí, công cụ hỗ trợ.

16. Cơ sở khai thác, chế biến, sản xuất, vận chuyển, kinh doanh, bảo quản dầu mỏ và sản phẩm dầu mỏ, khí đốt trên đất liền; kho dầu mỏ và sản phẩm dầu mỏ, kho khí đốt; cảng xuất, nhập dầu mỏ và sản phẩm dầu mỏ, khí đốt; cửa hàng kinh doanh xăng dầu, cửa hàng kinh doanh chất lỏng dễ cháy; cửa hàng kinh doanh khí đốt.

Nhóm 6

17. Cơ sở công nghiệp có hạng nguy hiểm cháy, nổ A, B, C, D, E.

18. Nhà máy điện; trạm biến áp có điện áp từ 110 kV trở lên.

19. Hầm có hoạt động sản xuất, bảo quản, sử dụng chất cháy, nổ; kho hàng hóa, vật tư cháy được hoặc hàng hóa, vật tư không cháy đựng trong các bao bì cháy được; bãi chứa hàng hóa, vật tư, phế liệu cháy được có diện tích từ 500 m2 trở lên. 

20. Cơ sở khác không thuộc danh mục từ mục 1 đến mục 19 có trạm cấp xăng dầu nội bộ hoặc có sử dụng hệ thống cấp khí đốt trung tâm có tổng lượng khí sử dụng từ 70kg trở lên.

21. Nhà để ở kết hợp sản xuất, kinh doanh hàng hóa, chất dễ cháy, hàng hóa đựng trong bao bì cháy được của hộ gia đình./.

Xác định cơ sở thuộc diện quản lý PCCC
Xác định cơ sở thuộc diện quản lý PCCC

Danh sách trên đã được ban hành và có hiệu lực từ năm 2020. Các cơ sở trong danh mục này phải tuân thủ các quy định và tiêu chuẩn PCCC để đảm bảo an toàn và tránh nguy cơ cháy nổ trong quá trình hoạt động.

NGHỊ ĐỊNH 136 PCCC 2020

NGHỊ ĐỊNH 136 PCCC

Nghị định này Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng cháy và chữa cháy và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy

CƠ SỞ PHÁP LÝ:

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Luật Công an nhân dân ngày 20 tháng 11 năm 2018;

Căn cứ Luật Phòng cháy và chữa cháy ngày 29 tháng 6 năm 2001; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy ngày 22 tháng 11 năm 2013;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công an;

Chính phủ ban hành Nghị định quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng cháy và chữa cháy và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy.

nghị định 136 pccc
nghị định 136 pccc

CHƯƠNG I: QUY ĐỊNH CHUNG NGHỊ ĐỊNH 136 PCCC

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Nghị định này quy định về hoạt động phòng cháy và chữa cháy, tổ chức lực lượng, phương tiện phòng cháy và chữa cháy, kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy, kinh phí bảo đảm cho hoạt động phòng cháy và chữa cháy, trách nhiệm của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp trong hoạt động phòng cháy và chữa cháy.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Nghị định này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân hoạt động, sinh sống trên lãnh thổ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Điều 3. Phụ lục

Ban hành kèm theo Nghị định này các phụ lục sau đây:

1. Phụ lục I: Danh mục cơ sở thuộc diện quản lý về phòng cháy và chữa cháy.

2. Phụ lục II: Danh mục cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ.

3. Phụ lục III: Danh mục cơ sở do cơ quan Công an quản lý.

4. Phụ lục IV: Danh mục cơ sở do Ủy ban nhân dân cấp xã quản lý.

5. Phụ lục V: Danh mục dự án, công trình, phương tiện giao thông cơ giới thuộc diện thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy.

6. Phụ lục VI: Danh mục phương tiện phòng cháy và chữa cháy.

7. Phụ lục VII: Danh mục phương tiện phòng cháy và chữa cháy thuộc diện kiểm định.

8. Phụ lục VIII: Quy cách cờ hiệu, biển báo và băng sử dụng trong chữa cháy.

9. Phụ lục IX: Biểu mẫu sử dụng trong công tác phòng cháy và                          chữa cháy.

Xem thêm: Toàn văn Nghị định 136 PCCC 2020

BMC.FP NHÀ THẦU PCCC CHUYÊN NGHIỆP

THẨM DUYỆT THIẾT KẾ PCCC ĐỐI VỚI NHÀ VÀ CÔNG TRÌNH

THẨM DUYỆT THIẾT KẾ PCCC ĐỐI VỚI NHÀ VÀ
CÔNG TRÌNH THEO LUẬT ĐỊNH

Thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy PCCC là việc
kiểm tra, đối chiếu các giải pháp, nội dung thiết kế dự án, công
trình, phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo
đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy với các tiêu chuẩn, quy
chuẩn kỹ thuật, các quy định của pháp luật Việt Nam có liên
quan đến phòng cháy và chữa cháy, tiêu chuẩn nước ngoài, tiêu
chuẩn quốc tế về phòng cháy và chữa cháy được phép áp dụng
tại Việt Nam


Và Thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy PCCC là nội
dung quan trọng trong quản lý nhà nước về phòng cháy và
chữa cháy được quy định tại Điều 15 Luật phòng cháy và chữa
cháy, cụ thể như sau:


– Khi lập quy hoạch, dự án xây dựng mới hoặc cải tạo độ
thị, khu dân cư, đặc khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất,
khu công nghệ cao phải có giải pháp, thiết kế về phòng cháy và
chữa cháy bảo đảm các nội dung sau đây:

Địa điểm xây dựng,
bố trí các khu, các lô; hệ thống giao thông, cấp nước, bố trí địa
điểm hợp lý cho các đơn vị phòng cháy và chữa cháy ở những
nơi cần thiết; dự toán kinh phí cho các hạng mục phòng cháy
và chữa cháy.

thiết kế thi công pccc

Khi lập dự án, thiết kế xây dựng mới, cải tạo hoặc thay đổi tính
chất sử dụng của công trình phải có giải pháp, thiết kế về
phòng cháy và chữa cháy bảo đảm các nội dung sau đây:

+ Địa điểm xây dựng, khoảng cách an toàn;
+ Hệ thống thoát nạn
+ Hệ thống kỹ thuật an toàn về phòng cháy và chữa cháy,
+ Các yêu cầu khác phục vụ phòng cháy và chữa cháy;
+ Dự toán kinh phí cho các hạng mục phòng cháy và
chữa cháy.
– Các dự án, thiết kế quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều
15 Luật phòng cháy và chữa cháy phải được thẩm duyệt về
phòng cháy và chữa cháy. PCCC
– Chính phủ quy định danh mục dự án, công trình thuộc
diện phải thiết kế, thẩm duyệt thiết kế pccc, thời hạn thẩm duyệt
thiết kế về phòng cháy và chữa cháy.

thiết kế thi công pccc

NHÀ THẦU THI CÔNG HỆ THỐNG PCCC CHUYÊN NGHIỆP UY TÍN

BMC FIRE PROTECTION CO.,LTC

CẤP NGUY HIỂM CHÁY CẤU KIỆN XÂY DỰNG

Cấp nguy hiểm cháy trong cấu kiện xây dựng là một khía cạnh quan trọng trong Thiết kế PCCC. Dưới đây, chúng ta sẽ tìm hiểu sâu hơn về khái niệm này.

Nguy hiểm cháy của cấu kiện xây dựng, PCCC Khái niệm cơ bản:

Định nghĩa Cấp nguy hiểm cháy của cấu kiện xây dựng theo QCVN 06:2022 /BXD :

Là Đặc trưng phân nhóm của cấu kiện xây dựng, dựa trên các mức khác nhau của thông số kết quả thử nghiệm gây cháy cho vật liệu cấu thành của cấu kiện xây dựng theo các tiêu chuẩn quy định

Cấp nguy hiểm cháy là tính chất đặc trưng, làm phát sinh và phát triển các yếu tố nguy hiểm của việc cháy nổ trong cấu kiện xây dựng. Theo đó, được phân loại thành 4 cấp rõ ràng:

Tính cháy cấu kiện xây dựng
Tính nguy hiểm cháy nổ của cấu kiện trong hoạt động pccc xây dựng

Phân cấp cấu kiện xây dựng theo tính nguy hiểm cháy (Điều 2.2.3 QCVN 06:2022/BXD) PCCC

  • K0 (không nguy hiểm cháy);
  • K1 (ít nguy hiểm cháy);
  • K2 (nguy hiểm cháy vừa phải);
  • K3 (nguy hiểm cháy).

Cách xác định

1) Cấp nguy hiểm cháy nổ của cấu kiện xây dựng được xác
định bằng thử nghiệm

Cấu kiện xây dựng được thử nghiệm theo tiêu chuẩn quốc Việt Nam hiện hành hoặc tương đương.

2) Cho phép xác định K của cấu kiện mà
không cần thử nghiệm, xếp vào cấp K0, K1, K2, hoặc K3 dựa trên vật liệu cấu tạo. như sau:

a) Cấp K0 – nếu cấu kiện được chế tạo chỉ từ vật liệu không cháy;

b) Cấp K1 – nếu bề mặt ngoài của cấu kiện được cấu tạo từ vật liệu có đồng thời các chỉ tiêu kỹ thuật về cháy không nguy hiểm hơn Ch1, BC1, SK1;

c) Cấp K2 – nếu bề mặt ngoài của cấu kiện được cấu tạo từ vật liệu có đồng thời các chỉ tiêu kỹ thuật về cháy không nguy hiểm hơn Ch2, BC2, SK2;

d) Cấp K3 – nếu bề mặt ngoài của cấu kiện được cấu tạo chỉ từ các vật liệu có một trong các chỉ tiêu kỹ thuật về cháy là Ch3, BC3, SK3

CHÚ THÍCH:

Cấu kiện tường kính bao che (facad) được coi là cấu kiện có cấp nguy hiểm cháy K0, nếu các bộ phận của nó (bao gồm cả bộ phận liên kết với nhà) được làm từ vật liệu không cháy. Cho phép không xét đến các mạch chèn bịt và lớp phủ mặt ngoài có chiều dày nhỏ hơn 0,3 mm (nếu có)

B5. Liên quan cấp nguy hiểm cháy kết cấu của công trình, khoang cháy với của cấu kiện

Liên quan giữa cấp nguy hiểm cháy kết cấu của nhà, công trình và khoang cháy với cấp nguy hiểm cháy của cấu kiện xây dựng

TỪ TÍNH NGUY HIỂM CHÁY CỦA CẤU KIỆN XÂY DỰNG TA XÁC ĐỊNH ĐƯỢC BẬC CHỊU LỬA CỦA CÔNG TRÌNH

Khái niệm về Bậc chịu lửa của nhà và công trình

Bậc chịu lửa là mức độ chịu lửa của nhà, công trình được xác định bởi giới hạn chịu lửa của các kết cấu xây dựng chính.

Bậc chịu lửa của nhà, công trình, khoang cháy

Đặc trưng phân bậc của nhà, công trình và khoang cháy được xác định bởi giới hạn chịu lửa của các kết cấu/cấu kiện sử dụng để xây dựng nhà công trình và khoang cháy đó. (Điều 1.4.4 QCVN 06:2023/BXD)

Căn cứ vào tính chịu lửa, nhà và công trình được chia thành 5 bậc

Bậc chịu lửa ký hiệu lần lượt là I, II, III, IV, V theo mức độ giảm dần về khả năng chống lại sự phá huỷ trong điều kiện cháy.

TÍNH NGUY HIỂM CHÁY CỦA CẤU KIỆN XÂY DỰNG TA XÁC ĐỊNH ĐƯỢC BẬC CHỊU LỬA CỦA CÔNG TRÌNH

Xác định tính nguy hiểm cháy rất quan trọng trong việc đưa ra giải pháp thiết kế PCCC phù hợp

Việc hiểu rõ tính nguy hiểm cháy và bậc chịu lửa của cấu kiện xây dựng là yếu tố quan trọng trong việc đảm bảo an toàn cháy cho các công trình. Đây không chỉ giúp người xây dựng chọn lựa vật liệu phù hợp mà còn giúp các cơ quan quản lý thiết lập các biện pháp phòng cháy, chữa cháy hiệu quả.

PCCC TÒA NHÀ CÔNG TRÌNH CÔNG NGHIỆP VÀ DÂN DỤNG

PCCC Toà nhà công trình xây dựng khái niệm chung:

Khái niệm Công trình xây dựng (PCCC) là sản phẩm được tạo thành bởi sức
lao động của con người, vật liệu xây dựng, thiết bị lắp đặt vào công trình, được liên kết định vị với đất.

Vì vậy Có thể bao gồm phần dưới mặt đất, phần trên mặt đất, phần dưới mặt nước và phần trên mặt nước, được xây dựng theo thiết kế. và Công trình xây dựng bao gồm công trình xây dựng công cộng, nhà ở, công nghiệp, giao thông, thuỷ lợi, năng lượng và các công trình khác

pccc cho cơ sở sản xuất
pccc công trình công nghiệp

Phân loại tòa nhà Công trình xây dựng được phân loại như sau:

Công trình dân dụng:
– Nhà ở gồm nhà chung cư và nhà riêng lẻ.
-Và Công trình công cộng gồm: công trình văn hóa; giáo dục công trình y tế;thương nghiệp, dịch vụ, nhà
làm việc, khách sạn, nhà khách, nhà phục vụ giao thông, nhà phục vụ thông tin liên lạc, tháp thu phát sóng phát thanh, phát sóng truyền hình; nhà ga, bến xe; công trình thể thao các loại.

Một là Công trình công nghiệp bao gồm: công trình khai thác than,
khai thác quặng; khai thác dầu, khí; hoá chất, hóa dầu; công trình kho xăng, dầu, khí hoá lỏng và tuyến ống phân phối khí, dầu; công trình luyện kim; cơ khí, chế tạo;công nghiệp điện tử – tin học, công trình năng lượng, Công nghiệp nhẹ; và công trình công nghiệp thực phẩm; công nghiệp vật liệu xây dựng;sản xuất và kho chứa vật liệu nổ công nghiệp

Hai là Công trình giao thông gồm: công trình đường bộ; đường sắt và đường thủy; cầu; hầm; sân bay.

Ba là Công trình thủy lợi gồm: hồ chứa nước; đập; cống; trạm
bơm; giếng, đường ống dẫn nước; kênh; công trình trên kênh và bờ bao các loại.

Bốn là Công trình hạ tầng kỹ thuật gồm: công trình cấp nước,
thoát nước, nhà máy xử lý nước thải; xử lý chất thải: bãi chứa, bãi chôn lấp rác; nhà máy xử lý rác thải; công trình chiếu sáng đô thị.

PCCC tòa nhà công trình , khái niệm tòa nhà

Nhà (tòa nhà) là công trình xây dựng có chức năng chính
là bảo vệ, che chắn cho người hoặc vật chứa bên trong, thông thường được bao che một phần hoặc toàn bộ và được xây dựng một vị trí cố định.

Nhà để ở
Hiện nay có rất nhiều khái niệm về nhà ở tuỳ thuộc vào góc độ nghiên cứu. Trên góc độ xây dựng, nhà ở là sản phẩm của hoạt động xây dựng và không gian bên trong có tổ chức được ngăn cách với môi trường bên ngoài dùng để ở.

Tòa nhà chung cư:
Tòa Nhà chung cư là nhà ở có từ hai tầng trở lên, có lối đi, cầu
thang và hệ thống công trình hạ tầng sử dụng chung cho nhiều hộ gia đình, cá nhân, Nhà chung cư có phần sở hữu riêng và phần sở hữu chung của tất cả các hộ gia đình, cá nhân sử dụng nhà chung

pccc tòa nhà
pccc tòa nhà chung cư

ĐƠN VI THI CÔNG PCCC CÔNG TRÌNH TÒA NHÀ CHUYÊN NGHIỆP

BMC Fire Prptection Co ., Ltd

BẬC CHỊU LỬA CÔNG TRÌNH VÀ CẤU KIỆN XÂY DỰNG

Bậc chịu lửa công trình có tầm quan trọng trong xác định tiêu chuẩn pccc


Bậc chịu lửa là mức độ chịu lửa của nhà, công trình được
xác định bởi giới hạn chịu lửa của các kết cấu xây dựng
chính.

Căn cứ vào tính chịu lửa, nhà và công trình được chia thành
5 bậc chịu lửa ký hiệu lần lượt là I, II, III, IV, V theo mức độ
giảm dần về khả năng chống lại sự phá huỷ trong điều kiện cháy.

Giới hạn chịu lửa của cấu kiện xây dựng là căn cứ chính xác định bậc chịu lửa của nhà và công trình


Giới hạn chịu lửa của cấu kiện xây dựng được xác định
bằng khoảng thời gian (tính bằng phút) kể từ khi bắt đầu thử
chịu lửa theo chế độ nhiệt tiêu chuẩn cho đến khi xuất hiện một
hoặc một số dấu hiệu nối tiếp nhau của các trạng thái giới hạn
được quy định đối với cấu kiện đã cho như sau: –
– Mất khả năng chịu lực (khả năng chịu lực được ký hiệu
bằng chữ R);
– Mất tính toàn vẹn (tính toàn vẹn được ký hiệu bằng
chữ E);
Mất khả năng cách nhiệt (khả năng cách nhiệt được ký
hiệu bằng chữ I)
Giới hạn chịu lửa của cấu kiện xây dựng có thể xác định
bằng tính toán theo tiêu chuẩn thiết kế chịu lửa được áp dụng.

Bậc chịu lửa công trình
Bậc chịu lửa công trình


Giới hạn chịu lửa yêu cầu của các cấu kiện xây dựng cụ
thể được quy định trong Quy chuẩn và trong các quy chuẩn kỹ
thuật cho từng loại công trình:

Giới hạn chịu lửa yêu cầu của cấu kiện xây dựng được ký hiệu bằng REI, EI, RE hoặc R kèm theo các chỉ số tương ứng về thời gian chịu tác động của lửa tính bằng phút.

Ví dụ: Cấu kiện có giới hạn chịu lửa yêu cầu
là REI 120 nghĩa là cấu kiện phải duy trì được đồng thời cả ba
khả năng: chịu lực, toàn vẹn và cách nhiệt trong khoảng thời
gian chịu tác động của lửa là 120 phút; Cấu kiện có giới hạn
chịu lửa yêu cầu là R 60, thì cấu kiện chỉ phải duy trì khả năng
chịu lực trong thời gian 60 phút, không yêu cầu về khả năng
cách nhiệt và tính toàn vẹn.

Công trình cần xác định bậc chịu lửa
Công trình cần xác định bậc chịu lửa PCCC


Một cấu kiện xây dựng được cho là đảm bảo yêu cầu về
khả năng chịu lửa nếu thỏa mãn một trong hai điều kiện sau:
+Cấu kiện có cấu tạo với đặc điểm kỹ thuật giống như mẫu
thí nghiệm chịu lửa và mẫu này khi thí nghiệm có giới hạn chịu
lửa không nhỏ hơn giới hạn chịu lửa yêu cầu của cấu kiện đó;
+ Cấu kiện có cấu tạo với đặc điểm kỹ thuật phù hợp với
cấu kiện nêu trong Phụ lục F và có giới hạn chịu lửa danh định
tương ứng cho trong phụ lục này không nhỏ hơn giới hạn chịu
lửa yêu cầu của cấu kiện đó.

PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY TÒA NHÀ CÔNG TRÌNH

a. Phòng cháy chữa cháy tòa nhà và công trình

Tổng hợp tất cả các yêu cầu, các biện pháp và phương tiện kĩ
thuật để loại trừ khả năng xuất hiện đám cháy [13].
Hệ thống phòng cháy phải được nghiên cứu xác định cho mỗi công trình cụ thể để trong quá trình sử dụng, không xảy ra cháy.

phòng cháy chữa cháy tòa nhà
phòng cháy chữa cháy tòa nhà


Để phòng ngừa cháy PCCC phải thực hiện các biện pháp sau:
– Ngăn ngừa sự hình thành môi trường nguy hiểm cháy. .
– Ngăn ngừa sự hình thành các nguồn gây cháy trong môi
trường nguy hiểm
– Duy trì nhiệt độ của môi trường nguy hiểm cháy thấp hơn
nhiệt độ giới hạn cho phép có thể cháy được.
– Duy trì áp suất của môi trường nguy hiểm cháy thấp hơn
áp suất giới hạn cho phép có thể cháy được.
– Giảm quy mô hình thành môi trường dễ cháy thấp hơn
quy mô tối đa cho phép theo tính chất này.

b. Khái niệm hệ thống Phòng cháy chữa cháy cho tòa nhà và công trình:

Tổng hợp yêu cầu, các biện pháp và phương tiện để ngăn ngừa,
hạn chế sự lan toả của đám cháy, ngăn chặn các yếu tố nguy
hiểm và có hại đối với con người, hạn chế đến mức thấp nhất
về người và tài sản [13]

phòng cháy chữa cháy tòa nhà
PCCC tòa nhà công trình nhà xưởng

Hệ thống chống cháy phải được nghiên cứu xác định cho
mỗi công trình cụ thể để khi xảy ra cháy, có đủ khả năng hạn
chế quy mô, dập tắt được đám cháy, hạn chế thiệt hại về người
– Sử dụng tới mức cao nhất các chất và vật liệu không cháy
– Hạn chế số lượng chất dễ cháy và xếp đặt hợp lí các chất đó

– Cách li môi trường nguy hiểm cháy.
– Ngăn ngừa sự lan truyền của đám cháy.

-Dùng những kết cấu công trình có giới hạn chịu lửa
phù hợp với cấp nguy hiểm về cháy, nổ của công trình, .
– Có lối thoát nạn.
– Ta sử dụng các phương tiện bảo vệ tập thể và cá nhân.
– Sử dụng các phương tiện chữa cháy.
– Bên cạnh đó Sử dụng hệ thống thoát khói.
– Ngoài ra Sử dụng thiết bị báo cháy tự động và các phương tiện báo
cháy khác.
– Và Tổ chức lực lượng báo cháy cơ sở.

Thi công hệ thống phòng cháy chữa cháy cho tòa nhà Chuyên nghiệp

Cty TNHH Xây dựng và Phòng cháy Bảo Minh BMC Fire Protection
Hotline: 0919.866.522
Pages: fb.com/phongchaybmc

NGUY HIỂM CHÁY THIẾT BỊ ĐIỆN DO ĐIỆN TRỞ CHUYỂN TIẾP

CHÁY THIẾT BỊ ĐIỆN:  Sự hình thành nguồn nhiệt nguy hiểm do điện trở chuyển tiếp. PCCC Điện

Từ thực tế bằng cảm giác cho thấy, khi ta cầm vào điểm nói dây dẫn hay cầm vào phích cắm (nhất là phích cắm không chặt) thì thấy nóng hơn. Tức là nhiệt độ tại các điểm này lớn hơn các điểm khác mà bản chất tại các điểm này sinh ra một điện trở chuyền tiếp. Theo công thức (2.4), nhiệt lượng tỷ lệ thuận với điện trở và bình phương cường độ dòng điện, điều này lý giải cảm giác trên.

cháy thiết bị điện
cháy thiết bị điện

Nguyên nhân gây hỏng thiết bị điện và cháy có thể do điện trở chuyên tiếp lớn xuất hiện ở những chỗ nối, chỗ rẽ mạch và lỗ nhỏ của dây dẫn, trong các tiếp xúc của máy móc và thiết bị điện.

Trên bề mặt của chỗ tiếp xúc, lớp ôxýt được tạo thành do sự tác động của ôxy trong không khí, Ôzôn, Nitơ và các chất phản ứng hoá học khác, chiều dày của lớp ôxít có thể đạt tới 10” em, điện trở suất khoảng 10” O.m.

Nếu lấy hai bề mặt tiếp xúc đặt vào nhau, chúng không tiếp xúc hoàn toàn mà chỉ tiếp xúc ở một số điểm hạn chế chúng ta không thể nhìn được các vét lỗi lõm bằng mắt thường ngay cả khi làm nhẫn rất thận trọng bề mặt tiếp xúc của chúng.

Như vậy, điện trở chuyển tiếp là điện trở ở những chỗ chuyển tiếp của dòng điện từ một bề mặt tiếp xúc này sang bề mặt tiếp xúc khác qua diện tích tiếp xúc thực tế của chúng tại điểm tiếp xúc của chỗ nối sau một đơn vị thời gian sẽ toả

2. Các biện pháp đề phòng nguy hiểm cháy thiết bị điện do điện trở chuyển tiếp PCCC điện

Để tăng điện tích tiếp xúc thực tế cần phải tăng lực ép bằng cách sử dụng các tiếp xúc đàn hồi hoặc các lò xo thép đặc biệt.

Để nhiệt thoát ra khỏi các tiếp xúc và toả vào môi trường xung quanh, các tiếp xúc phải có bề mặt làm nguội đủ lớn. Đặc biệt phải theo đối các chỗ nối của dây dẫn và nơi dẫn điện của thiết bị tiêu thụ điện, các đầu thường tháo ra để thuận tiện và tiếp xúc tốt cần sử dụng các đầu nối hình dạng khác nhau và các chốt đặc biệt, nhất là đối với dây dẫn nhôm. Ở những nơi bị rung bất kỳ dây dẫn nào đều phải sử dụng vòng đệm lò xo hay đai, Ốc hãm. Tất cả các chỗ nối tiếp xúc phải dễ quan sát, và thường xuyên kiểm tra trong vận hành.

Cháy thiết bị điện do điện trở chuyển tiếp thì Các tiếp xúc làm bằng đồng, mạ đồng để chống ôxy hoá phải được mạ bằng lớp thiếc mỏng hoặc hợp kim thiếc chì vì lớp mạ này trong các môi trường ầm, có khí và hơi hoạt động hoá học sẽ chống được ăn mòn. Trong quá trình vận hành phải theo dõi thường xuyên để các tiếp xúc của thiết bị, máy móc có lực ép đủ chắc. Dùng sơn, bôi mỡ lên tiếp xúc để chống rỉ…

Phòng cháy thiết bị điện
Phòng cháy thiết bị điện

Liên hệ BMC Fire Protection để thi công hệ thống PCCC đơn giản hiệu quả

CHÁY NỔ DO CHẬP ĐIỆN NGẮN MẠCH – PCCC ĐIỆN

Cháy nổ do chập điện ( Ngắn mạch) : Sự hình thành nguồn nhiệt do ngắn mạch ( nguy hiểm nhất gây ra nguy hiểm cháy nổ PCCC)

 Nguyên nhân là:  Khi đặt điện áp U lên một thiết bị điện, ví dụ một đoạn dây dẫn, thì trong dây dẫn sẽ có dòng điện I chạy qua. Theo Định luật Jun – Lenxơ dòng điện I chạy trong dây dẫn sinh ra một nhiệt lượng Q, nhiệt lượng này được xác định bởi biểu thức:

phòng cháy chữa cháy điện

Q = I2Rt : (2.4)

Trong đó:

 Q: Nhiệt lượng sinh ra bởi dòng điện I, J;

I: Dòng điện chạy trong dây dẫn, A;

R: Điện trở của dây dẫn, Ω;

t: Thời gian dòng điện chạy trong dây dẫn, s.

Mặt khác, theo Định luật bảo toàn năng lượng thì:  Q=Q1+Q2  (2.5)

Trong đó: Q1 : Nhiệt lượng làm tăng nhiệt độ của dây dẫn J

Q2. Nhiệt lượng tỏa vào môi trường xung quanh, J.

Từ biểu thức (2.5) ta thấy, ở thời điểm đầu một phần nhiệt toả ra để làm tăng nhiệt độ của dây dẫn và chất cách điện, một phần nhiệt tỏa vào môi trường xung quanh. Sau một thời gian dòng điện chạy trong dây dẫn đạt tới chế độ ổn định toàn bộ lượng nhiệt giải phóng ra được tỏa vào môi trường xung quanh. Nhiệt độ của dây dẫn trong trường hợp này đạt đến giá trị cho phép ứng với giá trị dòng điện cho phép. Vì thế dòng điện cho phép lâu dài đối với các dây dẫn được xác định bằng giới hạn nhiệt độ đốt nóng cho phép. Lúc này, cách điện của chúng sẽ ở trong chế độ nhiệt bình thường và làm việc trong thời gian lâu đài. Tức là: Q=Qcp  = I2cpRt

Ở đây: Icp dòng điện cho phép của dây dẫn, là giá trị lớn nhất trong chế độ làm việc dài hạn.

 Khi xảy ra ngắn mạch, do thời gian dòng điện ngắn mạch chạy qua chỉ vài giây thậm chí vài phần của giây. Thời gian này phụ thuộc vào sự tác động của thiết bị bảo vệ, hay nói cách khác, thời gian tồn tại ngắn mách chính là thời gian tác động của thiết bị bảo vệ. Vì vậy, trong trường hợp này xem như đoạn nhiệt (Q gần bằng 0), khi đó toàn bộ lượng nhiệt sinh ra tập trung đốt nóng dây dẫn.

Mặt khác, khi xảy ra ngắn mạch dòng điện ngắn mạch T_ tăng gấp nhiều lần so với dòng điện cho phép Icp dẫn đến nhiệt lượng tăng đột biên (theo công thức 2.4, nhiệt lượng tỷ lệ với bình phương cường độ dòng điện). Toàn bộ nhiệt lượng này tập trung làm cho nhiệt độ của dây dẫn tăng lên một cách đột biến và dẫn đến cháy cách điện và có thể làm nóng chảy kim loại của dây dẫn.

Ngắn mạch thường kèm theo cung lửa điện, làm nóng chảy dây dẫn. Trong vùng ngắn mạch do mật độ dòng điện rất lớn tới 107 A/cm” nên xảy ra hiện tượng nỗ điện của điểm nối kim loại hóa lỏng giữa hai dây dẫn chạm nhau (sinh ra lực điện động F). Do nồ điện tạo ra khối lượng hạt kim loại nóng đỏ có kích thước từ (50 ÷ 2500) n bắn ra môi trường xung quanh. Nếu năng lượng của các hạt kim loại nóng chảy lớn hơn hoặc bằng năng lượng bắt cháy nhỏ nhất của chất cháy có trong môi trường xung quanh thì có thể gây ra cháy.

Cháy nổ do chập điện: Các biện pháp đề phòng PCCC ĐIỆN

Biện pháp đề phòng ngắn mạch có hiệu quả nhất là chọn, lắp đặt, vận hành mạng điện, máy móc thiết bị đúng tiêu chuẩn, cầu tạo, loại, lớp cách điện của máy móc, thiết bị, phương pháp đặt phải thích hợp các thông số định mức của mạng điện, (dòng điện, phụ tải, điện áp) điều kiện môi trường xung quanh và yêu cầu tiêu chuẩn lắp đặt. Đặc biệt phải chấp hành nghiêm chỉnh việc theo dõi, sửa chữa, tiếp nhận vận hành ở những nơi không an toàn. Ngoài ra, thiết bị điện và mạng điện phải được bảo vệ. Mục đích bảo vệ mạng điện là khi cung cấp điện bị hỏng ở bất kỳ dây dẫn nào phải sớm được cắt điện không để sự cô phát triển nguy hiểm. Thiết bị bảo vệ có hiệu quả lớn nhất là rơ le và bộ ngắt tác động nhanh, atômát và cầu chảy. Song việc bảo vệ này phải được đề phòng chống tia lửa bắn vào môi trường xung quanh khi ngắn mạch trên lưới điện, trong máy móc, thiết bị gây cháy vật liệu cháy [4, 10].

cháy nổ do chập điện
cháy nổ do chập điện

Trong các thiết bị điện hiện nay, không hạn chế được dòng điện lớn. Để tăng điện trở nhân tạo của mạch và giảm dòng ngắn mạch trên các trạm điện lớn có máy biến áp lực, người ta đặt các bộ điện kháng đặc biệt, còn ở các mạng cung cấp và mạng phân phối thông thường người ta sử dụng một số dạng cầu chảy có tính chất hạn chế đòng điện.

NHÀ THẦU THI CÔNG PCCC CHUYÊN NGHIỆP TẠI HÀ NỘI VÀ TOÀN QUỐC

CÔNG TY XÂY DỰNG & PHÒNG CHÁY BẢO MINH
LIÊN HỆ: 0919866522 | PAGES

PHÒNG CHÁY XĂNG DẦU: NGĂN CHẶN NGUY HIỂM CHÁY NỔ LỎNG BỤI KHÍ

Phòng cháy Xăng dầu PCCC Các giải pháp ngăn ngừa sự hình thành môi trường cháy nổ bên trong các thiết chứa chất cháy lỏng:

Ta phải Triệt tiêu khoảng không tự do chứa hỗn hợp hơi chất lỏng và không khí. Việc triệt tiêu khoảng không tự do chứa hỗn hợp hơi chất lỏng và không khí có thể được thực hiện bằng cách:

+ Bảo quản chất lỏng nằm trên hoặc đưới lớp nước bảo vệ. Giải pháp này chỉ có thể sử dụng để bảo vệ các chất cháy lỏng không hòa tan trong nước như Cacbon đisunphua (CS.) một sô sản phẩm khác của dầu mỏ.

 + Sử dụng các loại bể chứa có mái nồi hoặc phao nồi bên . trong trên bề mặt chất cháy lỏng. Các mái nồi, phao nôi bên trong di chuyển theo sự thay đổi của mức chất lỏng, đường kính của chúng phải nhỏ hơn đường kính trong của bề chứa. Để đảm bảo kín khi mái nổi hoặc phao nổi bên trong dịch chuyển lên hoặc xuống không để hơi thoát ra, khe hở giữa mái nổi và phao nồi với thành bê được lắp các lớp đệm đặc biệt.

– Giảm nồng độ hỗn hợp hơi chất cháy lỏng với ôxy không khí xuống dưới giới hạn nồng độ bốc cháy thấp. Giải pháp LN) có thể được thực hiện bằng các cách sau:

+ Sử dụng bọt có độ bền cao hoặc các hạt nhỏ rỗng nồi trên bề mặt chất lỏng. Yêu cầu trong trường hợp này là bọt không bị phá hủy, các hạt nhỏ phải nổi phủ kín bề mặt chất cháy lỏng, có độ dày đảm bảo đủ lớn. Các hạt tròn có đường kính (10-120) um được làm từ nhựa Cacbamit hoặc Phenolphocmandehit;

cây xăng nguy hiểm cháy nổ
cây xăng nguy hiểm cháy nổ

Các biện pháp phòng cháy khác

+ Cho thêm vào chất cháy lỏng các chất phụ gia để làm giảm áp suất riêng của hơi và khả năng bay hơi của chất lỏng. Chẳng hạn đối với các loại rượu Metylic, Etylic, Propylic, Axeton, Axit sunphuaric có thể sử dụng nước, còn đối với các sản phẩm dầu mỏ có thể sử dụng CCI4

– Duy trì chế độ nhiệt độ làm việc an toàn. Tạo ra các điều kiện nhiệt độ loại trừ khả năng tạo thành nồng độ nguy hiểm cháy, nổ. Khi tiến hành cần phải đảm bảo các điều kiện làm việc ổn định của các thiết bị với chế độ nhiệt độ thấp hơn giới hạn nhiệt độ bốc cháy thấp và cao hơn giá trị nhiệt độ bốc cháy cao.

  – Đưa khí không cháy vào khoảng không tự do của thiết bị chứa chất cháy lỏng. Nếu như trong thiết bị có các điều kiện tạo thành nồng độ nguy hiểm cháy, nỗ mà không thê thay đổi chế độ làm việc được thì có thê đưa vào thể tích tự do của thiết bị các chất khí không cháy (khí trơ) hoặc hơi nước (nếu In 100°C). Khí trơ bao gồm: Nitơ, Cacbomic, khí xả ra của động cơ đốt trong, hơi nước… Chúng sẽ hạ thấp nồng độ của oxy trong hỗn hợp thu hẹp các giới hạn nồng độ bốc cháy, thành phần khí trơ càng lớn, nhiệt dung của nó càng cao sẽ có tác dụng kìm hãm sự nổ.

Phòng cháy Xăng dầu: Các giải pháp ngăn ngừa sự hình thành môi trường cháy nổ bên trong các thiết chứa chất cháy khí:

– Duy trì nồng độ chất cháy khí trong hỗn hợp với chất ôxy hóa nằm ngoài các giới hạn nồng độ bốc cháy (nếu điều kiện công nghệ cho phép). Đề thực hiện giải pháp này phải lắp đặt thiết bị chỉnh tự động tỉ số lưu lượng và áp suất của khí trên đường ống cung cấp khí cho thiết bị.

– Duy trì áp suất dư trong các đường ống dẫn khí để ngăn chặn sự hút không khí bên ngoài vào qua các khe hở trên đường Ống.

– Kiểm tra tự động, liên tục hàm lượng của các tạp chất nguy hiểm trong chất khí (chất ôxy hóa trong khí trơ, chất ôxy hóa trong hỗn hợp khí cháy và khí trơ, chất cháy trong chất ôxy hóa). Chăng hạn kiểm tra các tạp chất không khí, hoặc ôxy trong hỗn hợp nitơ, hydro, trước khi nén vào các máy nén trong hệ thống thiết bị tổng hợp Ammoniac. Đề kiểm tra hàm lượng các tạp chất nguy hiểm, các thiết bị đường ống cần phải trang bị thiết bị phân tích khí tự động, ngoài ra phải kiểm tra khóa liên động ở các cụm van, loại trừ các tạp chât rơi vào dòng khí.

– Thay đổi thành phần hỗn hợp cháy khi sự cô, đảm bảo nhanh chóng chuyển nó vào trạng thái không cháy. Giải pháp này có thê đạt được bằng cách sử dụng khí trơ đưa vảo thiết bị hoặc ngừng cung cấp một trong các thành phần của hỗn hợp cháy, trong một số trường hợp phải ngừng cung cấp ngay lập tức cả hai thành phần của hỗn hợp.

Phòng cháy chữa cháy PCCC: Các giải pháp ngăn ngừa sự hình thành môi trường cháy nổ bên trong các thiết chứa chất cháy bụi:

Để hạn chế sự nguy hiểm cháy, nổ do bụi gây ra cần áp dụng các giải pháp sau:

– Hạn chế sử dụng các quá trình nghiền làm tung bụi khi gia công các chất rắn, tơ sợi (như nghiền rung);

– Đưa khí trơ vào bên trong thiết bị trong suốt chu kỳ làm việc hoặc trong những thời điểm nguy hiểm nhất (chăng hạn như trong gia1 đoạn dừng hoặc khởi động các máy nghiền), cho thêm vào bụi cháy các chất khoáng (ví dụ như phần);

– Thiết kế các hệ thông hút bụi từ ống thoát;

– Sử dụng các khí không cháy để nén chuyên các bụi nguy hiểm cháy;

pccc kho hóa chất – xăng dầu

Phòng cháy xăng dầu: Ngoài ra cần phải

– Thiết kế các loại đường ống dẫn bụi sao cho trong khi làm việc bụi lắng đọng tích tụ là ít nhất. Giải pháp này được thực hiện bằng cách: bề mặt bên trong của thiết bị đường ống phải phăng, nhẫn, những chỗ đường ống bị vòng phải lượn đều,không gấp khúc, làm trơn những chỗ khớp nối, chỗ thu hẹp của bề mặt thiết bị, chỗ chuyền tiếp của đường kính (không thay đổi đường kính ông một cách đột ngột);

-Sử dụng các thiết bị rung để ngăn ngừa sự lắng đọng bụi trong các đường ông hoặc các hộp gây tắc nghẽn trong đường ống;

– Để ngăn ngừa các thành máy, thành đường ống bị âm sử. dụng các thiết bị cấp nhiệt để sấy hoặc đặt chúng trong các phòng có thiết bị cấp nhiệt để sấy nóng không khí. Đối với các thiết bị đặt ở bên ngoài cần có lớp cách nhiệt;

-Phải thường xuyên vệ sinh làm sạch bụi lắng đọng trong các đường ống, bề mặt máy móc, thiết bị, cấu kiện xây dựng, thiết bị điện …

Phòng cháy BMC: Nhà thầu PCCC Chuyên nghiệp- Uy tín

Thi công Phòng cháy chữa cháy PCCC

NGUY HIỂM CHÁY NỔ PCCC TRONG PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY

NGUY HIỂM CHÁY NỔ PCCC KHÁI NIỆM VÀ SỰ HÌNH THÀNH

Chất cháy là các chất có khả năng phản ứng với chất oxy hóa ( oxy trong không khí) theo phản ứng cháy.

Vì vậy: Theo tính chất cháy, các chất được chia thành 3 nhóm nguy hiểm cháy nổ PCCC khác nhau

  • Nhóm chất không có khả năng cháy trong không khí
  • Nhóm các chất khó cháy: Những chất có khả năng cháy trong không khí khi có tác động của năng lượng nhiệt của nguồn gây cháy nhưng không có khả năng tiếp tục cháy khi không còn nguồn gây cháy
  • Nhóm các chất dễ cháy: Những chất có khả năng duy trì ngọn lửa sau khi bắt cháy hoặc tự cháy.
kho hóa chất là nơi nguy hiểm cháy nổ rất cao
kho hóa chất là nơi nguy hiểm cháy nổ rất cao

Thực tế, các chất cháy chỉ là khái niệm mang tính quy ước vì trong một số trường hợp khác so với tiêu chuẩn thì một số chất không cháy và chất khó cháy nhiều khi trở thành chất cháy

Chất cháy tồn tại những trạng thái khác nhau: Khí, hơi, lỏng, rắn..Thực tế hầu hết các chất hữu cơ đều là chất cháy. Các chất cháy cũng có thể là các chất vô cơ ( Hydro, Ammoniac, Hidrua kim loại, Muối sunphat…)

Các chất cháy được đặc trưng bởi các đặc tính nguy hiểm cháy. Việc bổ sung vào nó một vài chất xúc tác hoặc chất kìm hãm có thể làm chỉ số nguy hiểm cháy theo chiều hướng tăng hoặc giảm

NGUY HIỂM CHÁY NỔ PCCC HÌNH THÀNH TRONG MÔI TRƯỜNG

Môi trường nguy hiểm cháy, nổ là môi trường trong đó có chữa hồn hợp chất cháy và chất oxy hóa mà giá trị nồng độ của hỗn hợp nằm trong giới hạn nồng độ bốc cháy của nó.

Môi trường nguy hiểm cháy, nổ có thể hình thành bên trong các thiết bị chứa các chất cháy trong điều kiện hoạt động bình thường

  • Các thiết  bị kín chứa chất cháy lỏng
  • Trong các thiết bị chứa chất cháy khí
  • Trong các thiết bị có sử dụng hoặc liên quan đến bụi cháy
  • Trong giai đoạn dừng và khởi động các thiết bị để đưa vào vận hành

Môi trường nguy hiểm cháy, nổ có thể hình thành bên ngoài các thiết bị ( trong phòng sản xuất hoặc ngoài trời) do các chất cháy thoát ra từ các thiết bị trong điều kiện hoạt động bình thường

  • Từ các thiết bị có bề mặt hở chứa chất cháy lỏng
  • Từ các thiết bị chứa chất cháy lỏng có van thông hơi
  • Từ các thiết bị làm việc dưới áp lực

Môi trường nguy hiểm cháy, nổ có thể hình thành bên ngoài các thiết bị do chất cháy thoát ra từ các thiết bị trong trường hợp máy móc thiết bị xảy ra sự cố

  • Trường hợp sự cố cục bộ
  • Trường hợp sự cố toàn phần
hóa chất là chất dễ cháy nổ pccc
hóa chất là chất dễ cháy nổ pccc

NHÀ THẦU THI CÔNG PCCC HÀ NỘI BẮC NINH BẮC GIANG VĨNH PHÚC THÁI NGUYÊN

CTY TNHH XÂY DỰNG VÀ PHÒNG CHÁY BẢO MINH – BMC FIRE PROTECTION
Nhà thầu thi công hệ thống PCCC Chuyên nghiệp – Uy tín
Fangage: fb.com/phongchaybmc.com
Hotline: 0913.168.088

THI CÔNG PCCC TIÊU CHUẨN LÀ BIỆN PHÁP PHÒNG CHÁY TỐT NHẤT

1. Thi công PCCC TIÊU CHUẨN là một trong Các biện pháp cơ bản trong phòng cháy                                                                       

Thi công hệ thống pccc
  1. Vì vậy Để đảm bảo các điều kiện an toàn phòng cháy, phải xây dựng quy định, nội quy, biển cấm, biển báo. Có sơ đồ hoặc biển chỉ dẫn về phòng cháy có sơ đồ chỉ dẫn thoát nạn cho người khi có chảy xảy ra
  2. Xựng các quy định và phân công trách nhiệm phòng cháy chữa cháy.
  3. Các hệ thống điện, hệ thống chống sét, hệ thống tĩnh điện, các thiết bị điện, sinh lửa, sinh nhiệt. Và việc sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt phải đảm bảo an toàn về phòng cháy
  4. Xây dựng quy trình kỹ thuật an toàn về PCCC phải phù hợp với điều kiện sản xuất, kinh doanh, dịch vụ
  5. Lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở phải được huấn luyện nghiệp vụ PCCC và tổ chức thường trực sẵn sang chữa cháy đáp ứng yêu cầu chữa cháy tại chỗ.
  6. Xây dựng và lập phương án chữa cháy, thoát nạn, các phương án phải được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định tại điều 21 Nghị định 79/2014/NĐ-CP
  7. Có hệ thống giao thông, cấp nước, thông tin liên lạc phục vụ chữa cháy, hệ thống báo cháy, chữa cháy, ngăn cháy. Và phương tiện phòng cháy khác phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về PCCC hoặc theo các quy định của Bộ công an
  8. Các cơ sở phải có văn bản thẩm duyệt, nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy cửa cơ quan Cảnh sát PCCC theo quy định tại phụ lục IV của Nghị định 79/NĐ-CP
  9. Cuối cùng là Các cơ sở phải có hồ sơ quản lý, theo dõi hoạt động PCCC theo quy định của Bộ Công An

2. Thi công PCCC TIÊU CHUẨN là biện pháp nhằm ngăn chặn sự xuất hiện cháy.

*Khái niệm phòng cháy

Phòng cháy  là hệ thống các biện pháp về tổ chức, các giải pháp về kỹ thuật nhằm ngăn chặn sự xuất hiện và lan truyền của đám cháy. Đảm bảo  thoát nạn an toàn cho người và tạo điều kiện cho việc dập tắt đám cháy có hiệu quả.

Vì vậy Các biện pháp nhằm ngăn sự xuất hiện cháy phổ biến là:

1-Xây dựng hệ thống quy chuẩn, tiêu chuẩn an toàn cháy phù hợp với từng loại cơ sở, công trình.

2 -Phổ biến các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật an toàn cháy nổ và các chỉ dẫn cần thiết cho mọi người khi làm việc với các chất và vật liệu nguy hiểm cháy, nổ.

3-Sử dụng các phương tiện thông tin tuyên truyền để phổ cập kiến thức PCCC.

4- Sử dụng tới mức cao nhất các chất và vật liệu không cháy và khó cháy thay cho các chất và vật liệu dễ cháy.

5-Hạn chế số lượng chất dễ cháy và xếp đặt hợp lý các chất đó.

6- Ngăn ngừa sự hình thành môi trường nguy hiểm cháy thực hiện bằng cách phải tuân theo các quy định.

7- Do đó Ngăn  ngừa sự hình thành các nguồn gây cháy trong môi trường nguy hiểm cháy.

+ Chống sét , nối đất cho nhà và thiết bị

+ Sử dụng thiết bị điện với cấp nguy hiểm cháy ,nổ của gian, phòng. Những thiết bị đặt bên ngoài và phù hợp với nhóm ,loại hỗn hợp nguy hiểm cháy, nổ

+Có quy định về thiết kế ,chế tạo, sử dụng vận hành , bảo quản máy móc, thiết bị vật liệu và các sản phẩm có thể là nguồn gây cháy trong môi trường nguy hiểm cháy

8- Sử dụng những kết cấu công trình có giới hạn chịu lửa phù hợp với cấp nguy hiểm cháy, nổ của công trình.

9- Lựa chọn các dây chuyền công nghệ sản xuất ít hoặc không nguy hiểm cháy nổ.

10- Bố trí thích hợp các thiết bị công nghệ, sử dụng các thiết bị tự động điều chỉnh áp suất, nhiệt độ… để quá trình công nghệ đảm bảo an toàn khi hoạt động.

11- Các giải pháp đảm bảo an toàn cho quá trình vận hành, bảo dưỡng sửa chữa các máy móc, thiết bị công nghệ sản xuất.

Thi công hệ thống pccc
Hệ thống pccc – trạm bơm

NHÀ THẦU THI CÔNG PCCC CHUYÊN NGHIỆP

Công ty Phòng cháy và Xây dựng Bảo Minh BMC là một trong những nhà thầu thi công PCCC Chuyên nghiệp – Uy tín – Chi phí hợp lý nhất.

Fanpage: Thiết kế Thi công PCCC

Trách nhiệm PCCC của người đứng đầu tổ chức, hộ gia đình và cá nhân

1. Trách nhiệm PCCC phòng cháy và chữa cháy của người đứng đầu cơ quan, tổ chức quy định tại khoản 3 điều 5 của luật phòng cháy và chữa cháy.

Theo đó người đứng đầu cơ quan, tổ chức trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm:

  • Tổ chức tuyên truyền, phổ biến kiến thức về phòng cháy và chữa cháy

+ Xây dựng phong trào toàn dân tham gia phòng cháy và chữa cháy

+ Thành lập, duy trì hoạt động đội phòng cháy và chữa cháy theo quy định của pháp luật

trách nhiệm pccc
trách nhiệm pccc
  • Ban hành theo thẩm quyền nội quy và biện pháp về phòng cháy và chữa cháy
  • Tổ chức thực hiện, kiểm tra, giám sát việc chấp hành quy định về PCCC.
  • Bảo đảm kinh phí cho hoạt động phòng cháy và chữa cháy, sử dụng kinh phí phòng cháy và chữa cháy, sử dụng kinh phí phòng cháy và chữa cháy đúng mục đích; trang  bị và duy trì hoạt động của dụng cụ, phương tiện PC&CC ; chuẩn bị các điều kiện phục vụ chữa cháy; xây dựng, tổ chức thực tập phương án chữa cháy; bảo đảm các điều kiện phục vụ công tác huấn luyện nghiệp vụ về PC&CC; tổ chức chữa cháy và khắc phục hậu quả do cháy gây ra;
  • Thực hiện nhiệm vụ khác về PC&CC theo quy định của pháp luật.
  • Người đứng đầu cơ quan, tổ chức đóng, hoạt động ở trong rừng, ven rừng ngoài việc thực hiện trách nhiệm quy định như trên còn có trách nhiệm thường xuyên, giáo dục, đôn đốc các thành viên trong phạm vi quản lý của mình thực hiện những quy định về PC&CC rừng; tích cực tham gia chữa cháy rừng khi có cháy rừng xảy ra.

2. Trách nhiệm PCCC của chủ hộ gia đinh

Trách nhiệm Phòng cháy và chữa cháy của chủ hộ gia đình được quy định tại khoản 3a điều 5 của Luật Phòng cháy và chữa cháy. Theo đó chủ hộ gia đình có trách nhiệm:

  •  Đôn đốc, nhắc nhở thành viên trong gia đình thực hiện quy định của pháp luật về phòng cháy và chữa cháy;

–     Thường xuyên kiểm tra phát hiện và khắc phục kịp thời nguy cơ gây cháy, nổ;

–    Phối hợp với cơ quan, tổ chức và hộ gia đình khác trong việc bảo đảm điều kiện an toàn về   phòng cháy và chữa cháy; quản lý chặt chẽ và sử dụng an toàn chất dễ gây cháy, nổ.

           Đối vối chủ hộ gia đình sinh sống trong rừng,ven rừng theo quy định tại điều 6 Nghị định số 09/2006/NĐ-CP của chính phủ quy định về phòng cháy và chữa cháy rừng còn phảo thực hiện các quy định sau:

  • Thự hiện các quy định, nội quy, điều kiện an  toàn, biện pháp về phòng cháy và chữa cháy rừng theo quy định của Pháp luật.
  • Đôn đốc nhắc nhở các thành viên trong gia đình thực hiện quy định, nội quy,các điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy rừng.
  • Phát hiện cháy, báo cháy và tham gia chữa cháy rừng
  • Phối hợp với các hộ gia đình, cơ quan, tổ chức xung quanh trong việc đảm bảo về phòng cháy và chữa cháy rừng, không gây nguy hiểm cháy đối với khu rừng
  • Tham gia các hoạt động phòng cháy và chữa cháy rừng khi có yêu cầu của cơ quan có thẩm quyển.
Tiêu lệnh pccc
Tiêu lệnh pccc

3. Trách nhiệm PCCC Phòng cháy Chữa cháy của cá nhân

Trách nhiệm PC&CC của cá nhân được quy định tại khoản 1,2,3b của luật PC&CC như sau:

  • Chấp hành quy định, nội quy, yêu cầu về PC&CC của người hoặc cơ quan có thẩm quyền
  • Tuân thủ pháp luật và nắm vững kiến thức cần thiết về PC&CC; biết ssử dụng, dụng cụ, phương tiện PC&CC thông dụng.
  • Đảm bảo an toàn về PC&CC trong quá trình sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt, thiết bị, dụng cụ sinh lửa, sinh nhiệt và trong bảo quản, sử dụng chất cháy;
  • Ngăn chặn nguy cơ  trực tiếp phát sinh cháy, hành vi vi phạm quy định an toàn về PC&CC.
  • Thực hiện quy định khác có liên quan đến trách nhiệm cá nhân trong luật này.

NHÀ THẦU THI CÔNG PCCC GIÁ RẺ CHUYÊN NGHIỆP

Phòng cháy PCCC BMC – Nhà thầu thi công PCCC Giá rẻ – Chuyên nghiệp
WEB: http://phongchaybmc.com
Hotlinne: 0913168088
Fanpages: fb.com/phongchaybmc

PHÒNG CHÁY QUÁ TRÌNH SƠN PCCC

1.Phòng cháy quá trình sơn Biện pháp thực thiện PCCC Sơn

– Thiết kế hệ thống thông gió để hút và đẩy hơi dung môi

Lưu lượng không khí qua buồng sơn: Q = F.v.a

Trong đó:

F – diện tích mặt cắt vị trí hở của buồng sơn, m2

Vk – vận tốc chuyển động của không khí qua vị trí hở ( tiếp nhận giá trị 1m/s; riêng đối với chất độc hại 1,3 m/s )

a – hệ số rò rỉ không khí qua khe hở của buồng sơn (tiếp nhận giá trị 1,1¸1,2)

            Vận tốc chuyển động của không khí qua vị trí hở của buồng sơn có ý nghĩa rất quan trọng. Vận tốc này cần có giá trị lớn hơn vận tốc khuếch tán hơi dung môi về phía phân xưởng.

phòng cháy quá trình sơn
PCCC công nghệ phun sơn trực tiếp

CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG CHÁY TRONG QUÁ TRÌNH SƠN PHUN

Khi sơn các vật hoặc cấu kiện có kích thước lớn (toa tầu, ôtô buýt v.v.), thông gió phải tiến hành theo nguyên tắc cục bộ, có nghĩa là chỉ thực hiện thông gió với phần đang sơn

– Trong buồng sơn và các ống dẫn cần được lắp đặt thiết bị phân tích khí, đảm bảo khoá chuyền hoạt động của quạt gió và hệ thống cấp sơn.

– Thay thế dung môi dễ cháy, vecni và dung môi cháy bằng chất không có nguy hiểm cháy

– Không để phát sinh tia lửa do va chạm cơ học hoặc do ma sát trong hệ thống thông gió và trong quá trình làm việc

– Hạn chế nguy cơ cháy lan :

+ Hạn chế khối lượng sơn và vật liệu cháy trực tiếp trong phân xưởng.

+ Rút ngắn đến mức thấp nhất chiều dài của đường ống thông gió và dẫn khí.

+ Bố trí van ngăn cháy đúng chủng loại tại các vị trí cần thiết.

+ Thường xuyên tiến hành vệ sinh công nghiệp, tránh để chất cháy lắng đọng trong phân xưởng hoặc đường ống.

2. Phòng cháy quá trình sơn nhúng, sơn tráng, Biện PCCC Sơn

– Để ngăn ngừa sự tạo thành môi trường nguy hiểm cháy, cần phải đảm bảo sự trao đổi khí đúng theo quy trình kỹ thuật, loại trừ được khả năng tạo thành nồng độ nguy hiểm nổ, vận tốc không khí tại miệng hút phải đạt giá trị 1,0 ¸ 1,5 m/s

– Trong hệ thống thông gió phải có hai hệ thống phụ, hệ thống phụ thứ nhất dùng để tạo cửa van không khí trong vị trí hở của buồng sơn, hệ thống thứ hai sử dụng để đảm bảo sự tuần hoàn không khí và duy trì nồng độ hơi dung môi bên trong buồng ở mức an toàn. Phần không khí tuần hoàn dư được thải ra môi trường bên ngoài

– Có hệ thống khoá truyền tự động cho phép ngừng cấp sơn khi quạt gió không hoạt động.

– Có hệ thống tự động kiểm tra và phát tín hiệu sự cố khi xuất hiện nồng độ nguy hiểm.

– Có hệ thống tự động điều tiết nồng độ hơi dung môi trong buồng sơn.

– Để tránh hiện tượng bám bẩn sơn trên thành buồng sấy, sơn cần được phun từ dưới lên. Lượng sơn dư trong khay chứa phải nhanh chóng đưa vào bể thu hồi. Thường xuyên làm sạch bề mặt tường, máng, ống dẫn bằng các dung dịch đặc biệt

– Cần bố trí tập trung các ống dẫn nếu như chúng được đặt ngoài phân xưởng, và bố trí thường xuyên kiểm tra chế độ làm việc của thiết bị

3. Phòng cháy quá trình sơn tĩnh điện PCCC sơn

– Thiết kế và đảm bảo hệ thống thông gió hoạt động với độ tin cậy cao, loại trừ được khả năng hình thành nồng độ nguy hiểm cháy nổ.

– Thể tích không khí hút ra được xác định ứng với vận tốc chuyển động của không khí qua cửa buồng 0,4 ¸ 0,5 m/s.

– Vận tốc chuyển động của không khí trực tiếp từ vùng phun sơn ra ngoài phải đạt 0,2 ¸ 0,5 m/s.

– Cung cấp sơn tự động theo sự thay đổi chế độ làm việc của thiết bị thông gió và thiết bị điện.

– Có hệ thống khoá chuyền đảm bảo chỉ mở thiết bị điện sau khi quạt gió hoạt động và tự động ngắt khi quạt gió không hoạt động.

– Có hệ thống khoá chuyền đối với cửa buồng sơn, đảm bảo ngắt điện cao áp và dừng quay của chén xoay trong vòi phun khi cửa này mở, tránh để hơi sơn lọt ra ngoài vào các phòng lân cận.

– Thiết kế nút “stop“ đảm bảo ngắt hoàn toàn thiết bị sơn khỏi mạng điện khi gặp sự cố hoặc hư hỏng.

phòng cháy quá trình sơn
PCCC quá trình sơn tĩnh điện

Phòng cháy Bảo Minh – BMC Fire Protection

Nhà thầu thi công Phòng cháy chữa cháy PCCC Giá rẻ – Uy tín – Chất lượng Việt Nam
Fanpage: FB.com/phonghchaybmc

PHÒNG CHÁY SẤY GỖ : BIỆN PHÁP PCCC

Phòng cháy sấy gỗ: Nguy hiểm cháy, nổ trong quá trình sấy gỗ phụ thuộc vào tính chất của vật liệu sấy, cấu tạo của thiết bị, vị trí đặt thiết bị nung nóng, biện pháp cung cấp nhiệt, chế độ nhiệt vv. Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến nguy hiểm cháy, nổ sau đây là một số nguyên nhân chính tạo thành môi trường cháy, nguồn nhiệt gây cháy và hướng phát triển của đám cháy.

phong chay xuong go
cháy xưởng gỗ 10.000m2

1. Khả năng tạo nồng độ cháy trong buồng sấy

Trong quá trình sấy gỗ các dung môi bay hơi ra khỏi bề mặt gỗ, sản phẩm phế thải như bụi tạo ra trong quá trình gia công cắt gọt tạo thành môi trường cháy dưới dạng gỗ đã được sấy khô và có khả năng tạo thành nồng độ hỗn hợp nguy hiểm cháy, nổ.

Nguyên nhân gây ra khả năng cháy nổ trong quá trình sấy do hình thành nồng độ trong buồng sấy do vi phạm  chế độ làm việc:

– Cường độ bay hơi tăng khi xảy ra quá tải trong buồng sấy và trên băng chuyền.

  • Vật liệu sấy có bề mặt bay hơi rộng hoặc trong vật liệu có chứa nhiều chất hoà tan.
  • Tần số trao đổi khí giảm.
  • Quạt hút gió ngừng hoạt động.
  • Thiết bị sấy làm việc với hệ số tuần hoàn kín cao.
  • Tăng nhiệt độ trong buồng sấy.

Tần số trao đổi khí sẽ giảm khi công suất của quạt gió giảm hoặc do tăng sức cản của hệ thống ống dẫn như tắc phin lọc vv….

2. Sự tồn tại và phát sinh nguồn nhiệt gây cháy PCCC

Trong phòng cháy sấy gỗ Một trong các nguồn nhiệt chủ yếu là sự nung nóng quá nhiệt và bốc cháy vật liệu gỗ sấy, phế thải của gỗ sấy cũng như tia lửa tạo thành khi các vật rắn va chạm với nhau hoặc do ma sát. Do thiết bị vận chuyển hoặc động cơ điện bị nung nóng quá mức

Trong các lò sấy hoạt động liên tục, khi các thiết bị vận chuyển như băng chuyền, toa gòng ngừng hoạt động có thể làm bốc cháy vật liệu gỗ do chúng chịu tác động lâu dài của nguồn nhiệt do chính lò sấy cung cấp.

Khả năng lan truyền của đám cháy

Trong một số nhà máy sản xuất và chế biến gỗ có các phân xưởng sấy với hàng chục buồng sấy hoạt động liên tục và nhiều kho chứa vật liệu đã sấy khô và chúng được bảo quản như vậy nhiều ngày chờ các công đoạn xử lý tiếp theo.

 Các quá trình sấy thường làm bám bẩn bụi hoặc phế thải cháy trên thành của thiết bị sấy, bám trên các thiết bị thông gió. Điều đó tạo điều kiện để đám cháy lan truyền rất mạnh.

  Bụi và chất ngưng tụ cháy bám trên thành ống thông gió sẽ thúc đẩy rất mạnh quá trình lan truyền của đám cháy

4. Biện pháp phòng ngừa Phòng cháy sấy gỗ

– Ngăn ngừa, hạn chế khả năng tại nồng độ nguy hiểm cháy, nổ bằng cách xác lập chế độ làm việc cho phép, bố trí hệ thống thông gió phải loại trừ được sự hình thành hơi khí nguy hiểm nổ trong buồng sấy, luôn kiểm tra và phải đảm bảo băng chuyền vận chuyển gỗ sấy phải làm việc liên tục tránh việc dừng quá lâu, bố trí van phòng nổ cho buồng sấy, thiết bị sấy phải có bộ phận lắng bụi ..

– Ngăn ngừa, hạn chế khả năng phát sinh nguồn nhiệt gây cháy bằng cách bố trí thiết bị an toàn tự động đóng đường đảm bảo ngắt thiết bị nung nóng khi tốc độ chuyển động tốc độ thiết bị vận chuyển giảm hoặc ngừng hẳn. Lắp đặt các thiết bị tự động điều chỉnh nhiệt độ cho buồng sấy. Bố trí quạt thông gió chống nổ, không phát sinh tia nổ khi xảy ra va chạm trên đường ống thải bụi

cháy lớn do sấy gỗ
Sấy gỗ bằng công nghệ cũ thường gây rủi ro cháy nổ cao

Nhà thầu thi công Phòng cháy chữa cháy PCCC Chuyên nghiệp

Phòng cháy BMC Thi công nhà xưởng chế biến sản xuất gỗ chuyên nghiệp với chi phí hợp lý hàng đầu Việt Nam

– Ngăn ngừa, hạn chế cháy lan bằng cách bố trí hệ thống thông gió riêng cho buồng sấy không bố chí chung với hệ thống thông gió của nhà xưởng, làm bằng vật liệu không cháy và thường xuyên được kiểm tra và vệ sinh định kỳ.

NGUY HIỂM CHÁY NỔ NHÀ XƯỞNG PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ

Nguy hiểm cháy nổ nhà xường trong các quá trình công nghệ sản xuất đóng vai trò quan trọng đối với công tác an toàn phòng cháy, chữa cháy. Vì chỉ trên cơ sở đánh giá đúng mức độ nguy hiểm cháy, nổ mới đề ra được các biện pháp phòng ngừa thích hợp và có hiệu quả.

Phương pháp đánh giá sự nguy hiểm cháy, nổ các quá trình công nghệ sản xuất hoặc từng giai đoạn của quá trình được tiến hành qua các bước sau

nguy hiem chay no nha xuong
nguy hiem chay no nha xuong

1. Phân tích những nguyên nhân gây hư hỏng máy móc thiết bị sản xuất.

PCCC Để phân tích vấn đề này cần phân loại các nguyên nhân gây hư hỏng các máy móc, thiết bị đường ống sản xuất thành các nhóm như:

– Nhóm những nguyên nhân cơ học như do qúa trình hoạt động các chi tiết máy bị mài mòn, hoạt động quá tải gây hỏng hóc ,

– Nhóm những nguyên nhân nhiệt và nhóm những nguyên nhân hoá học do quá trình hoạt động lâu dài, và quá tải của dây chuyển sản xuất dẫn đến là nguồn gây nhiệt làm giảm tính chất bôi trơn của các chất bôi trơn, hay thay đổi thành phần hóa học của dầu mỡ bôi trơn, cũng như chịu tác động của các hóa chất ăn mòn cao như axit sẽ gây hỏng hóc thiết bị

Từ đó xem xét đối với từng thiết bị cụ thể của các quá trình công nghệ xem chúng chịu tác động của những nguyên nhân nào.

2. Xác định tính chất và số lượng các chất cháy.

– Khi đánh giá sự nguy hiểm cháy, nổ nhà xưởng của các quá trình công nghệ sản xuất cần xác định số lượng các chất cháy được sử dụng và tạo thành trong quá trình sản xuất.

– Tính chất của các chất cháy được xác định bằng các thông số đặc trưng về sự nguy hiểm cháy, nổ của chúng. Các thông số được xác định cho từng loại chất cháy khác nhau, cụ thể:

Đối với chất lỏng cháy: Nhóm cháy, nhiệt độ sôi, tỉ trọng, nhiệt độ bùng cháy, nhiệt độ bốc cháy, nhiệt độ tự bốc cháy, các giới hạn nhiệt độ bốc cháy, các giới hạn nồng độ bốc cháy, khả năng tĩnh điện, nhiệt lượng cháy và tính độc hại.

Đối với chất khí cháy: Thành phần hoá học, nhiệt độ bốc cháy, nhiệt độ tự bốc cháy, các giới hạn nồng độ bốc cháy, tỉ trọng, nhiệt lượng cháy và tính độc hại.

Đối với chất rắn cháy: Nhóm cháy, thành phần hoá học, nhiệt độ bốc cháy, nhiệt độ tự bốc cháy, nhiệt lượng cháy, tính độc hại của sản phẩm khi bị phân huỷ nhiệt và do cháy, chất chữa cháy. Riêng đối với chất rắn có nhiệt độ nóng chảy dưới 300oC cần xác định thêm nhiệt độ bùng cháy.

Đối  với các chất rắn ở dạng bụi, bột phải xác định giới hạn nồng độ bốc cháy thấp.

3. Xác định môi trường nguy hiểm cháy, nổ.

Đối với các máy móc, thiết bị chứa chất lỏng cháy, chất khí cháy và bụi cháy phải xác định những điều kiện hình thành môi trường nguy hiểm cháy, nổ bên trong chúng trong điều kiện làm việc bình thường, trong giai đoạn dừng và khởi động đưa vào vận hành, cũng như trong các trường hợp sự cố.

Ngoài việc xác định sự hình thành môi trường nguy hiểm cháy, nổ bên trong các thiết bị cần xác định môi trường nguy hiểm cháy, nổ, trong phòng sản xuất hoặc bên ngoài khi chất cháy thoát ra trong điều kiện các máy móc, thiết bị hoạt động bình thường cũng như khi hư hỏng, sự cố.

nguy hiem chay no nha xuong
nguy hiem chay no nha xuong

4. Xác định khả năng xuất hiện các nguồn nhiệt gây cháy.

PCCC Các nguồn nhiệt gây cháy trong các quá trình sản xuất rất đa dạng, chúng xuất hiện do nhiều nguyên nhân khác nhau. Để đề phòng cháy, nổ do tác động của các nguồn nhiệt cần xác định khả năng xuất hiện của các dạng nguồn nhiệt đối với từng công đoạn sản xuất, của mỗi quá trình công nghệ, cũng như những điều kiện để nguồn nhiệt trở thành nguồn gây cháy.

Thiết kế thi công hệ thống PCCC Giá rẻ – Chuyên nghiệp

Phòng cháy BMC – Nhà thầu PCCC Giá rẻ Chuyên nghiệp

5. Nguy hiểm cháy nổ nhà xường cần Xác định khả năng cháy lan.

Khả năng lan truyền của đám cháy trong các sơ sở sản xuất do các nguyên nhân và điều kiện khác nhau. Xác định được nguyên nhân nào dẫn đến cháy lan đối với từng cơ sở sản xuất mới đề ra được các biện pháp ngăn chặn hiệu quả, nhằm hạn chế mức thấp nhất thiệt hại do cháy gây ra.

PHƯƠNG TIỆN PCCC PHẢI KIỂM ĐỊNH THEO NGHỊ ĐỊNH 79 – 2014

Phương tiện PCCC phải kiểm sản xuất mới, hoán cải trong nước hoặc nhập khẩu phải được kiểm định về chất lượng, chủng loại, mẫu mã theo quy định của Bộ Công an. Danh mục phương tiện phòng cháy và chữa cháy phải kiểm định tại phụ lục V ban hành theo Nghị định 79/2014/NĐ-CP bao  gồm các loại phương tiện cụ thể như sau:

1. PHƯƠNG TIỆN PCCC CƠ GIỚI. Gồm:

Phương tiện pccc phải kiểm định

a) Các loại xe chữa cháy thông thường: Xe chữa cháy có téc, xe chữa cháy không téc (xe bơm).

b) Các loại xe chữa cháy đặc biệt: Xe chữa cháy sân bay, xe chữa cháy rừng, xe chữa cháy hóa chất, xe chữa cháy chống biểu tình gây rối…

c) Máy bay chữa cháy; tàu, xuồng chữa cháy.

d) Các loại xe chuyên dùng phục vụ chữa cháy: Xe thang, xe nâng, xe chỉ huy, xe thông tin ánh sáng, xe trạm bơm, xe chở nước, xe chở phương tiện, xe chở quân, xe chở hóa chất, xe cấp cứu sự cố, xe cứu nạn, cứu hộ, xe hút khói, xe kỹ thuật…

đ) Các loại máy bơm chữa cháy: Máy bơm khiêng tay, máy bơm rơmoóc, máy bơm nổi.

2. PHƯƠNG TIỆN PCCC PHẢI KIỂM ĐỊNH CHỮA CHÁY THÔNG DỤNG

a) Vòi, ống hút chữa cháy.

b) Lăng chữa cháy.

c) Đầu nối, ba chạc, hai chạc chữa cháy, Ezectơ.

d) Giỏ lọc.

đ) Trụ nước, cột lấy nước chữa cháy.

e) Thang chữa cháy (thang 3, thang 2, thang hộp, thang móc, thang khác).

g) Bình chữa cháy (xách tay, có bánh xe): Bình bột, bình bọt, bình khí…

3. CAC CHẤT CHỮA CHÁY TRONG PCCC

Nước, bột chữa cháy, khí chữa cháy, thuốc bọt chữa cháy.

4. VẬT LIỆU VÀ CHẤT CHỐNG CHÁY

a) Sơn chống cháy.

b) Vật liệu chống cháy.

c) Chất ngâm tẩm chống cháy.

5. TRANG PHỤC VÀ THIẾT BỊ BẢO HỘ CÁ NHÂN

a) Trang phục chữa cháy: Quần, áo, mũ, ủng, găng tay, thắt lưng, khẩu trang chữa cháy; ủng và găng tay cách điện; quần áo cách nhiệt; chống hóa chất; quần áo chống phóng xạ.

b) Mặt nạ phòng độc lọc độc, mặt nạ phòng độc cách ly, khẩu trang lọc độc, máy san nạp khí cho mặt nạ phòng độc.

Vật liệu pccc phải kiểm định

6. CÁC PHƯƠNG TIỆN CỨU NGƯỜI

Phương tiện cứu người: Dây cứu người, đệm cứu người, thang cứu người (thang dây, thang xếp…), ống cứu người, thiết bị dò tìm người…

7. PHƯƠNG TIỆN DỤNG CỤ PHÁ DỠ PCCC.

a) Máy cắt, máy kéo, máy banh, máy kích, máy nâng vận hành bằng khí nén, thủy lực, bằng điện hoặc bằng động cơ.

b) Kìm cộng lực, cưa tay, búa, xà beng…

8. TRANG THIẾT BỊ, DỤNG CỤ THÔNG TIN LIÊN LẠC

a) Bàn chỉ huy chữa cháy, lều chỉ huy chữa cháy.

b) Hệ thống thông tin hữu tuyến.

c) Hệ thống thông tin vô tuyến.

9. HỆ THỐNG BÁO CHÁY CHỮA CHÁY TRONG PCCC

Bao gồm:

a) Các Hệ thống báo cháy PCCC tự động, bán tự động.

b) Hệ thống chữa cháy tự động, bán tự động (bằng khí, nước, bột, bọt), hệ thống họng nước chữa cháy trong nhà, hệ thống cấp nước chữa cháy ngoài nhà./.

Phòng cháy BMC chuyên thi công Hệ thống PCCC Uy tín Chất lượng với Chi phí hợp lý nhất

Tai nạn cháy nổ thường gặp

Tai nạn cháy nổ PCCC và các chấn thương thường gặp

Trong các sự cố về cháy, nổ, tai nạn giao thông, tai nạn lao
động hay các sự cố sập đổ công trình xây dựng… các nạn nhân
có thể gặp phải nhiều dạng chấn thương do các yếu tố khác nhau
gây ra hoặc bị đa chấn thương. Nạn nhân trong các sự cố này
thường gặp nhất là các dạng chấn thương sau đây:
– Ngừng hô hấp – tuần hoàn: là tình trạng nạn nhân không
còn thở được và mạch không còn đập. Nạn nhân bị ngừng hô
hấp – tuần hoàn có thể do bị đuối nước, điện giật, tai nạn giao
thông, ngạt khói hoặc do thiếu ôxy trong các vụ cháy, sập đổ
công trình, hầm lò…

1. Tai nạn cháy nổ gây chảy máu

Chảy máu: là tình trạng máu chảy ra ngoài cơ thể ở những
vết thương bị rách da, thịt hay chấn thương phần mềm… Các
vết thương chảy máu này có thể được gây ra bởi các vật có
cạnh sắc nhọn, các vật nặng đập và đè vào các bộ phận của
cơ thể. Chảy máu nhiều hay ít phụ thuộc vào tính chất nặng
nhẹ của vết thương hay vị trí của vết thương. Đối với các vết
thương lớn làm đứt mạch máu hay làm tổn thương tim có thể
dẫn đến chảy máu ồ ạt và dẫn đến gây tử vong cho nạn nhân.

Tai nạn liên quan đến cháy nổ pcccc
Tai nạn liên quan đến cháy nổ

2. Tai nạn cháy nổ gây gãy xương

Gãy xương: là tình trạng mất tính liên tục của xương, nó
có thể biểu hiện dưới nhiều hình thức từ một vết rạn cho đến
sự gãy hoàn toàn của xương. Các nạn nhân có thể bị gãy xương
do bị các vật nặng, các cấu kiện xây dựng sụp đổ đè và đập lên cơ thể;
các bánh xe ô tô, xe máy đè lên các chi hay các bộ phận
khác của cơ thể trong các vụ tai nạn giao thông, các nạn nhân
bị rơi, ngã hay nhảy từ các tầng phía trên cao xuống…

3. Tai nạn cháy nổ gây bỏng

Bỏng: là một thương tích đối với da hoặc các mô hữu cơ
khác do nhiệt, hóa chất, bức xạ, phóng xạ… gây ra. Nạn nhân
bỏng hay gặp trong các sự cố về cháy, nổ; điện giật; các cố
hóa chất, phóng xạ…

Ngoài ra khi xảy ra một số tai nạn, sự cố nạn nhân còn có thể
bị điện giật, sai khớp, bong gân, cảm nóng, cảm lạnh… Thông
thường, đối với các tai nạn, sự cố nghiêm trọng đặc biệt là các
vụ nạn giao thông, sập đổ công trình… thì nạn nhân thường
gặp nhiều loại chấn thương cùng một lúc, nạn nhân có thể vừa
bị gãy xương, vừa bị chảy máu và cũng có thể bị ngừng hô hấp
– tuần hoàn. Vì vậy, đối với các người cứu khi tổ chức sơ cấp
cứu cho nạn nhân cần chú ý xử lý với tất cả các chấn thương
mà nạn nhân gặp phải và cần phải chú trọng đến những chấn
thương có thể gây nguy hiểm trực tiếp đến tính mạng của nạn
nhân trước, sau đó mới ưu tiên đến các chấn thương khác.

tai nạn cháy nổ
tai nạn cháy nổ

Thi công hệ thống PCCC Giá rẻ – Chuyên nghiệp – Uy tín

THOÁT NẠN PCCC CHUNG CƯ VÀ NHÀ CAO TẦNG

THOÁT NẠN PCCC CHUNG CƯ, NHÀ CAO TẦNG

THOÁT NẠN PCCC CHUNG CƯ

1. Khi có cháy hãy bình tĩnh, sử dụng phương tiện sẵn có để dập lửa như bình chữa cháy khí CO2, bình bột.

THOÁT NẠN PCCC CHUNG CƯ
PCCC CHUNG CƯ

2. Nếu không dập được hãy ra khỏi phòng và đóng cửa phòng bị
cháy lại.


THOÁT NẠN PCCC CHUNG CƯ

3. Tiếp theo Tìm các lối thoát nạn theo đèn EXIT – Lối ra hoặc đèn chỉ dẫn mũi tên màu xanh. Sử dụng cầu thang bộ để di chuyển, tuyệt đối
không dùng thang máy.

THOÁT NẠN PCCC CHUNG CƯ


4. Thoát nạn PCCC chung cư nhà cao tầng: Trên đường đi, báo cho mọi người ở các phòng lân cận biết.

THOÁT NẠN PCCC CHUNG CƯ

5. Lần theo một bên tường, bò hoặc đi khom người, dùng khăn, vải ướt bịt mũi, miệng khi di chuyển trong phòng có nhiều khói.

THOÁT NẠN PCCC CHUNG CƯ

6. Nếu phải băng qua lửa, dùng áo, chăn nhúng ướt trùm lên đầu, lên người.

THOÁT NẠN PCCC CHUNG CƯ

7. Nếu phải mở cửa, hãy kiểm tra nhiệt độ trước khi mở, phải cúi sát người xuống sàn, mở từ từ, tránh mặt và người sang một bên đề phòng lửa tạt. Nếu nhiệt độ quá cao, tuyệt đối không được mở.

THOÁT NẠN PCCC CHUNG CƯ

8. Nếu kẹt trong phòng, hãy lấy vải ướt bịt chặt các khe cửa chính và mở các cửa sổ để khói thoát ra ngoài.

THOÁT NẠN PCCC CHUNG CƯ

9. Tìm các lối sang phòng khác hoặc di chuyển ra ban công, cửa sổ gọi to, dùng khăn, áo sáng màu ra hiệu hoặc gọi điện thoại ra bên ngoài
để thông báo vị trí bạn đang bị kẹt.

THOÁT NẠN PCCC CHUNG CƯ, NHÀ CAO TẦNG

PHÒNG CHÁY NHÀ CAO TẦNG

10. Trong khi chờ lực lượng PCCC hãy dùng các phương tiện có sẵn như: kìm cắt cửa, dây cứu người, thang dây, cầu thang sắt… để thoát ra. Rèm cửa, ra giường hay quần áo buộc lại cũng có thể trở thành dây
cứu nạn.

PHÒNG CHÁY NHÀ CAO TẦNG

11.Khi cháy chung cư: Tuyệt đối KHÔNG nhảy xuống đất qua lối cửa sổ hay cửa nào khác.

PHÒNG CHÁY NHÀ CAO TẦNG

12. Chỉ được nhảy khi có đệm hơi, lưới ở phía dưới và phải làm theo hiệu lệnh của lực lượng PCCC cứu nạn, cứu hộ.


CHÁY XE Ô-TÔ XE MÁY CẦN LÀM GÌ?

Cháy xe ô tô

Quy trình xử lý khi phát hiện cháy:

  • Cháy xe ô tô cần giảm ngay tốc độ và tấp và lề đường bên phải.
  • Sau đó tắt máy xe ô tô (xe máy) và nhanh chóng thoát khỏi xe
  • Khi cháy xe ô-tô nếu có bình chữa cháy trong xe hoặc ở nhà dâng gần đó, hãy cố gắng dập lửa khi lửa chưa cháy rộng và không gây nguy hiểm.
  • Nếu lửa cháy lớn hay gọi ngay lực lượng phòng cháy chữa cháy chuyên nghiệp 114 và di chuyển ngay đến nơi an toàn.
  • Theo quy định PCCC: Cần cảnh báo cho các xe đang lưu thông và người xung quanh tránh xa đám cháy.

Thông tư 57/2015/TT-BCA quy định:

BỘ CÔNG AN

Sau thời gian nghiên cứu, Cục nhận thấy trong Thông tư 57 quy định bắt buộc trang bị bình chữa cháy trên xe ô tô dưới 10 chỗ tồn tại nhiều bất cập.
Để phù hợp với Nghị định quy định chi tiết về Luật PCCC đang xây dựng, chúng tôi chủ động đề xuất bỏ quy định này trong Thông tư 57
Điều 4. Phương tiện giao thông cơ giới đường bộ thuộc đối tượng trang bị phương tiện phòng cháy và chữa cháy
1. Ô tô từ 04 chỗ ngồi trở lên, rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc chở khách được kéo bởi xe ô tô, máy kéo theo quy định tại khoản 18 Điều 3 Luật Giao thông đường bộ và TCVN 6211:2003 
Phương tiện giao thông đường bộ – Kiểu – Thuật ngữ và định nghĩa, TCVN 7271:2003 Phương tiện giao thông đường bộ – Ô tô – Phân loại theo mục đích sử dụng.
2. Phương tiện giao thông cơ giới đường bộ vận chuyển chất, hàng nguy hiểm về cháy, nổ thuộc các loại 1, 2, 3, 4 và 9 quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định số 104/2009/NĐ-CP không phụ thuộc vào số chỗ ngồi.
nguyên nhân cháy xe ô tô
nguyên nhân cháy

Cần trang bị bình chữa cháy, quả cầu chữa cháy cho xe ô-tô. Liên hệ ngay phòng cháy BMC . để được tư vấn với giá rẻ nhất !

Chúng tôi chuyên cung cấp dịch vụ PCCC, Xây dựng nhà dân dụng chất lượng cao, tư vấn các giải pháp hiệu quả, tiết kiệm!

GIẢI CỨU TRONG PCCC

Giải cứu trong PCCC: Theo khảo sát mỗi năm trung bình nước ta có trên 35.000 trường hợp tử vong do tai nạn thương tích. Trong số đó nhiều tai nạn do không được cấp cứu kịp thời đã tử vong.

Vì vậy công tác sơ cấp cứu ban đầu trong công tác PCCC cần kịp thời, hiệu quả, tận dụng tối đa thời gian để nạn nhân thoát khỏi nguy hiểm và quá trình điều trị nhanh khỏi, ít để lại di chứng….
Giải cứu trong pccc

1. Nạn nhân còn đi lại được khi có sự hổ trợ: Một tay giữ chặt nạn nhân bằng cách vòng qua eo, tay còn lại nắm tay nạn nhân choàng qua cổ mình, nạn nhân hoàn toàn dựa hẵn vào mình.


2. Nạn nhân nhẹ cân, kể cả còn tỉnh hoặc bất tỉnh: Cúi thấp người, vác nạn nhân trên vai. Để ổn định hơn, vòng tay qua chân và nắm tay nạn nhân như hình vẻ

giải cứu trong pccc
giải cứu trong pccc

3. Trong công tác giải cứu trong pccc Nạn nhân nhẹ cân và còn tỉnh: Cõng nạn nhân, đảm bảo nạn nhân ổn định ở vị trí chắc chắn, giữ chặt qua đầu gối nạn nhân, tay nạn nhân có thể vòng
ôm trước ngực. Phương pháp cõng sau lưng là phương pháp tốt nhất.


4. Nạn nhân là trẻ em hoặc người lớn nhưng nhẹ cân: Hai tay bạn sẽ nâng lưng và bắp đùi nạn nhân. Phương pháp ẵm sẽ làm cho nạn nhân dễ chịu hơn


Phòng cháy BMC Chuyên thi công Hệ thống Phòng cháy Chữa cháy , Cứu nạn Thoát hiểm với chi phí rẻ và chất lượng hàng đầu. Liên hệ: Phongchay BMC Hoặc F-Pages

PHÒNG CHÁY DÙNG GAS ĐUN NẤU

Phòng cháy dùng Gas trong đun nấu hiện nay ít được chú ý đến Vì do yếu tố chủ quan trong sử dụng Gas đun nấu làm gia tăng các vụ cháy nổ hiện nay. Nên tím hiểu các sử dụng đun nấu bằng Gas và Cách sử lý PCCC khi xảy ra sự cố về ga là hết sức cần thiết.

SỬ DỤNG GAS TRONG ĐUN NẤU PHẢI THỰC HIỆN ĐÚNG QUY TRÌNH SAU:

phong chay su dung gas
phòng cháy sử dụng gas đun nấu
  • ĐẶT BÌNH GAS NƠI THÔNG THOÁNG, KHÔ RÁO, CÁCH XA BẾP ÍT NHẤT 1M
  • THƯỜNG XUYÊN SỬ DỤNG NƯỚC BỌT XÀ PHÒNG ĐỂ THỬ ĐỘ KÍNH BÌNH GAS
  • KHÔNG SỬ DỤNG BÌNH GA MINI ĐÃ NẠP SẠC LẠI

VÌ VẬY KHI PHÁT HIỆN DÒ BÌNH GA PHẢI PCCC

  1. Đóng van đầu bình gas
  2. Mở cửa sổ cửa chớp,… cho khí ga thoát ra ngoài
  3. Giữ nguyên tình trạng của các thiết bị điện ( Không đóng mở công tắc, Không rút các chuôi điện
  4. Không đập quẹt, Va đập vật kim loại tạo tia lửa điện
  5. Báo tin ngay cho đại lý Gas đến xử lý

PHÒNG CHÁY DÙNG GAS ĐUN NẤU PHẢI THỰC HIỆN ĐÚNG CÁC QUY TRÌNH PCCC SAU ĐÂY

Phòng cháy sử dụng gas
Phòng cháy sử dụng gas

Hiện nay, nhu cầu sử dụng gas (khí đốt hóa lỏng) ngày càng nhiều nên tình hình cháy, nổ liên quan đến gas có chiều hướng gia tăng. Khi xảy ra cháy, nổ gas, hậu quả thật khó lường, nguy cơ thương vong cao. Để bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy, hạn chế thấp nhất nguy cơ cháy, nổ gas

Cảnh sảt PCCC

Phòng cháy PCCC điện Trong Hộ gia đình

Lắp đặt atomat bảo vệ mạch điện là rất cần thiết

Yêu cầu cơ bản trong Phòng cháy chữa cháy điện là Phải lắp cầu dao, áp-tô-mát hoặc thiết bị ngắt nhanh ở phía sau điện kế, đầu dây điện và ở đầu mỗi nhánh dây phụ, cũng như, lắp cầu chì ở phía trước các ổ cắm điện để khi xảy ra chạm chập, quá tải có thể ngăn ngừa phát hỏa.

Chập điện là một trong những nguyên nhân cháy phổ biến

Không dùng giấy bạc hoặc dây kim loại khác để thay thế dây chảy cầu dao; cầu chì.

Không dùng các thiết bị, dụng cụ tiêu thụ điện chất lượng kém.

phòng cháy PCCC chữa cháy điện

Không đặt các chất gây cháy (gas, xăng, dầu, giấy,…) gần các thiết bị, dụng cụ tiêu thụ điện.

Không đặt các chất dễ cháy gần thiết bị tiêu thụ điện

Không lắp đặt ổ cắm điện trong phòng vệ sinh, phòng tắm vì dễ gây chạm điện do độ ẩm cao

Tắt cầu giao trước khi sửa điện

Phòng cháy PCCC điện: Khi sửa chữa điện trong nhà phải cắt cầu dao điện.

Trước khi ra khỏi nhà phải tắt tất cả các thiết bị tiêu thụ điện, đồ dùng điện.

Nên sử dụng loại ấm đun nước có còi báo hú báo động khi nước sôi. Khi đun nấu bếp điện phải có người trông coi.

Không để trẻ nhò sử dụng đồ điện

Không để trẻ nhỏ, người bị bệnh tâm thần… sử dụng các thiết bị điện, đồ dùng điện trong nhà

BMC chuyên Thi công – Thẩm duyệt – Nhiệm thu Hệ thống PCCC Chuyên Nghiệp, Giá Thấp nhất

Phòng cháy nhà ở – Căn hộ gia đình

1.Phòng cháy Nhà ở và Căn hộ Khi cải tạo sửa chữa nhà phải hạn chế các vật liệu dễ cháy, không sử dụng gỗ, tấm nhựa, mút xốp… để ốp tường, trần, vách ngăn nhằm hạn chế cháy lan.

phòng cháy nhà ở

2. Phải lắp đặt thiết bị bảo vệ tự ngắt (Aptomat) cho hệ thống điện chung tòa nhà, từng tầng, từng nhánh và từng thiết bị tiêu thụ điện công suất lớn; không để hàng hóa dễ cháy gần bóng đèn điện, ổ cắm, cầu dao, chấn lưu đèn neon.

3. Khi sử dụng bàn là (bàn ủi), bếp điện, lò sấy phải có người trông coi, không để trẻ nhỏ, người già mắt kém, người bị tàn tật, người bị tâm thần sử dụng các thiết bị điện.

4. Trước khi ra khỏi nhà và trước khi đi ngủ phải kiểm tra nơi đun nấu, nơi thờ cúng, ngắt tất cả các thiết bị điện không cần thiết.

5. Bố trí nơi thờ cúng hợp lý, tường phía đặt bàn thờ, trần phía bên trên bàn thờ phải bằng vật liệu không cháy. Khi đốt vàng mã phải trông coi, có che chắn tránh cháy lan hoặc bị gió cuốn tàn lửa gây cháy.

6. Ô tô, xe máy và các phương tiện dụng cụ có xăng, dầu, chất lỏng dễ cháy trong nhà phải để cách xa bếp đun nấu. Nơi đun nấu phải có vách ngăn bằng vật liệu không cháy, khi đun nấu phải có người trông coi.

phòng cháy nhà ở căn hộ
phòng cháy nhà ở căn hộ

7. Lối thoát nạn cho nhà phải đảm bảo thông thoáng, không kê, để đồ đạc, hàng hóa cản trở lối thoát nạn.

8. Phòng cháy nhà ở và căn hộ Mỗi gia đình cần trang bị dụng cụ chữa cháy ban đầu như bình chữa cháy, phuy nước, xô, thùng xách nước… để khi xảy ra sự cố có thể dập tắt ngay đám cháy

Phòng cháy Điện trong cơ sở sản xuất

Phòng cháy điện trong cơ sở sản xuất là một trong những biện pháp quan trọng và nhất thiết hàng đầu trong công tác Phòng cháy chữa cháy (PCCC) của Cơ sở Sản xuất

Biện pháp phòng cháy Điện trong cơ sở sản xuất

1. Hệ thống các thiết bị sử dụng điện, hệ thống chống sét nối đất
phải được nghiệm thu, kiểm tra thường xuyên.
2. Sơ đồ hệ thống điện phải đúng với thực tế đang sử dụng.
3. Khi thiết kế, thi công, lắp đặt hệ thống điện, phải đảm bảo Tiêu
chuẩn an toàn PCCC.
4. Thiết bị, dụng cụ điện được sử dụng trong môi trường nguy hiểm
cháy, nổ phải là loại thiết bị, dụng cụ an toàn về cháy, nổ.
5. Các đường dây dẫn điện phải được lắp đặt đảm bảo tránh được
các tác động cơ học, hóa học có thể gây ra hư hỏng, gây ra sự cố
dẫn đến nguyên nhân cháy, nổ.
6. Kho chứa hàng phải lắp đặt cầu dao điện riêng và đặt phía ngoài
cửa kho, có lắp đặt thiết bị ngắt điện tự động khi có sự cố.
7. Điện phục vụ xuất nhập hàng hóa; phục vụ sản xuất; bảo vệ và
chữa cháy phải được tách thành từng hệ thống riêng biệt

Biện pháp phòng cháy điện trong Cơ sở sản xuất

8. Phải kiểm tra định kỳ hệ thống điện phục vụ sản xuất, kinh
doanh, dịch vụ và sinh hoạt nhằm phát hiện kịp thời các thiếu sót
về an toàn PCCC để khắc phục, sửa chữa ngay.
9. Tổng công suất sử dụng của các trang thiết bị sử dụng điện dùng
trong văn phòng, phục vụ sinh hoạt và dịch vụ phải nhỏ hơn hoặc
bằng công suất thiết kế. Dây dẫn điện phải có tiết diện và độ bền
cách điện phù hợp.
10. Các nhánh đường dây dẫn điện vào nhà ở, công trình phải đảm
bảo các điều kiện an toàn về điện và không cản trở hoạt động của
các phương tiện chữa cháy, cứu nạn-cứu hộ
11. Khi sử dụng điện để hàn, cắt kim loại phải thực hiện đầy đủ các
quy định: Cách 10 mét với các vật thể dễ cháy; phải có dụng cụ che
chắn không để xỉ hàn bắn ra khu vực xung quanh; chuẩn bị bình
chữa cháy tại nơi hàn cắt và có người kiểm soát, theo dõi trong suốt
qua trình thực hiện công việc hàn, cắt.

Nguồn: Cục Cảnh sát PCCC

An toàn PCCC cho cơ sở Sản xuất

PCCC cho cơ sở Sản xuất là Công tác phòng cháy, chữa cháy có một vị trí hết sức quan trọng, bởi cháy là một trong bốn loại tai nạn “thủy, hỏa, đạo, tặc“ gây ra hậu quả rất lớn cho con người và tài sản. Làm tốt các hoạt động tuyên truyền về phòng cháy, chữa
cháy chính là làm hạn chế đến mức thấp nhất các thiệt hại về người và tài sản
của Nhà nước, của tập thể và của công dân

Nội quy PCCC
Nội quy An toàn PCCC cho cơ sở xản xuất
  • Niêm yết nội quy PCCC, biển cấm lửa, cấm hút thuốc, tiêu lệnh chữa cháy ở những nơi dễ thấy.
  • Nghiêm cấm sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt tại nhà kho, nơi sản xuất, nơi sử dụng và bảo quản hoá chất dễ cháy, nổ.
Lắp đặt Atomat
  • Lắp đặt thiết bị bảo vệ (aptômat) cho hệ thống điện toàn cơ sở, từng khu vực, phân xưởng và các thiết bị điện có công suất lớn, tách riêng nguồn điện: chiếu sáng, bảo vệ phục vụ thoát nạn, chữa cháy, nguồn điện sản xuất, sinh hoạt…
Kiểm tra an toàn thiết bị điện
Kiểm tra an toàn thiết bị điện
  • Thường xuyên kiểm tra hệ thống công nghệ, thiết bị, dây chuyền sản xuất, hệ thống điện,… nhằm kịp thời phát hiện những yếu tố mấtan toàn và có biện pháp khắc phục
Để hóa chất đúng nơi quy định
  • Không để hoá chất, thiết bị,đường ống chứa hoá chất dễcháy, nổ gần nguồn lửa, nguồn nhiệt.
Đặc biệt chú ý khi cắt hàn
  • Cấm hàn, cắt kim loại hoặclàm những việc phát sinh tia lửa, tia nhiệt gần khu vực nhà kho, nhà xưởng sản xuất và nơi đặt các vật liệu dễ cháy..
Sử dụng thiết bị điện phòng cháy, nổ đúng tiêu chuẩn
  • Tại nơi có hoá chất dễ cháy,nổ phải sử dụng các dụng cụ, thiết bị điện là loại phòng nổ.
  • Khi tiến hành kiểm tra kho,xưởng hoặc sửa chữa các đường ống dẫn hoá chất khôngsử dụng ngọn lửa trực tiếp để soi sáng
  • Không thờ cúng và đun nấu trong khu vực sản xuất, văn phòng làm việc.
  • Quản lý chặt chẽ nguồn lửa, nguồn nhiệt tại khu vực sản xuất
  • Lắp đặt hệ thống chống sét, chống rò điện phù hợp với từng loại công trình.
  • Có giải pháp chống tĩnh điện đối với những dây chuyền sản xuất, thiết bị phát sinh tĩnh điện.
Kho hàng sắp xếp theo đúng quy định
  • Hàng hoá trong kho phải được sắp xếp theo đúng quy định an toàn phòng cháy và chữa cháy.
  • Phân loại và sắp xếp riêng các loại hoá chất dễ cháy, nổ. Không được xếp sát tường, sát trần nhà.
Không sử dụng vật liệu dễ cháy trong thi công
  • PCCC cho cơ sở Sản xuất Không sử dụng vật liệu là chất dễ cháy để làm mái, trần nhà, vách ngăn
  • Gọi số 114 báo cháy khi có sự cố cháy, nổ xảy ra
  • Có hệ thống thông gió, chống tụ khói, chống tác động của nhiệt trên lối thoát nạn, phòng lánh nạn tạm thời.
  • Có sơ đồ chỉ dẫn lối thoát nạn.
  • Không để hàng hoá cản trở lối thoát nạn.
Có đội PCCC cơ sở theo quy dịnh

Phòng chống COVID-19 : 4 thắc mắc lớn

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cập nhật Một số vấn đề gây thắc mắc trong cộng đồng và những hướng dẫn trong giao tiếp nhằm phòng chống Covid-19

1. Đeo găng tay cao su ở nơi công cộng sẽ an toàn?

Các loại găng tay cao su thông thường hay y tế không hoàn toàn bảo vệ bạn trước virus corona. Virus có thể không dính vào tay bạn nhưng dính vào đôi găng và sẽ khiến bạn bị lây bệnh nếu để chạm vào mắt, mũi, miệng trong lúc mang găng. 

Vì vậy, phương án rửa tay thường xuyên vẫn có hiệu quả hơn cả.

WHO tiếp tục phá giải 4 thắc mắc lớn về Covid-19 - Ảnh 1.
Phòng chống virus nCov COVID-19

Trước đó, WHO và các tổ chức, chuyên gia có khuyên một số người làm ở môi trường nguy cơ như bán thực phẩm, nhất là bán thịt tươi sống, sử dụng một số dụng cụ bảo hộ gồm găng tay cao su/nilon. 

Tuy nhiên, bạn phải nhớ không được chạm vào mắt, mũi, miệng trong suốt quá trình mang. Với đôi găng tay y tế hoặc găng nilon làm bếp nhiều người chọn mang trong quá trình làm việc, ví dụ những người bán hàng, nên rửa tay thường xuyên trên cả đôi găng đang mang.

2. Ra đường nên “ngó lơ” nhau?

Theo WHO, bạn vẫn có thể chào người khác ở khoảng cách an toàn bằng một cái vẫy tay, một cái gật đầu, một cái cúi mình… tùy vào văn hóa nơi bạn đang sống. Khoảng cách an toàn được WHO khuyến cáo là tối thiểu 1 m. 

Chỉ cần tránh những tiếp xúc vật lý là đủ, ví dụ những cái ôm hôn trong văn hóa chào nhiều nước nên được bỏ qua.

3. Bắt tay cũng làm lây truyền virus corona?

Vấn đề từng gây tranh cãi bởi cái bắt tay thường ngắn ngủi, Tuy nhiên, WHO khẳng định hành động này sẽ làm lây truyền virus, vì vậy những cái bắt tay, đập tay nên được “cho qua” trong mùa Covid-19, thay vào đó là vẫy tay hay cúi chào.

4. Thiết bị đo nhiệt độ sẽ phát hiện được người bệnh?

WHO tiếp tục phá giải 4 thắc mắc lớn về Covid-19 - Ảnh 2.
Phòng chống virus nCov COVID-19

Các thiết bị quét, đo nhiệt độ chỉ giúp phát hiện những người mắc Covid-19 đã bị sốt, không giúp phát hiện những người còn ủ bệnh, chưa có triệu chứng. Ảnh: WHO

Máy quét, đo nhiệt độ quả thật có hiệu quả trong việc phát hiện người bị sốt, bao gồm sốt vì virus corona mới. Tuy nhiên, nó không thể phát hiện ra những người nhiễm bệnh nhưng chưa bị sốt. Điều này là do bệnh thường mất từ 2-10 ngày (và tối đa có thể 14 ngày) trước khi người bị nhiễm có triệu chứng, bao gồm phát sốt. 

Vì vậy, không nên ỷ lại vào các thiết bị kiểm tra thân nhiệt mà phải áp dụng đồng thời các biện pháp phòng Covid-19 khác.

Phòng cháy chữa cháy Hải Phòng và Toàn quốc 24H qua

Phòng cháy chữa cháy Hải Phòng – Toàn quốc trong tháng 2/2020 xảy ra 285 vụ cháy, làm chết 8 người, bị thương 21 người, tài sản thiệt hại sơ bộ ước tính 30,45 tỷ đồng. So với tháng 01/2020, tăng 63 vụ (+28,38%), tăng 3 người chết, tăng 10 người bị thương.

pccc

Phòng cháy chữa cháy Hải Phòng chữa cháy tàu đang sửa chữa:

Tàu New Wind vào đà sửa chữa tại công ty đóng tàu Phà Rừng khoảng 1 tháng nay, có trọng tải 9000 tấn và chuyên chở hàng rời. Khu vực phát nổ trên tàu là hầm hàng, có nhiều két dầu được đặt. Tuy nhiên, do đang trong giai đoạn sửa chữa nên những két này đã được hút hết dầu, chỉ còn lại vỏ.

Hải Phòng: Cháy tàu ở công ty Đóng tàu Phà Rừng - Ảnh 2.
Phòng cháy chữa cháy Hải Phòng và Toàn quốc 24H qua

Đám cháy được dập tắt sau 30 phút

Tại thời điểm xảy ra cháy nổ, có gần 20 con tàu đang neo đậu trong nhà máy đang trong giai đoạn sửa chữa. Rất may, thời điểm trên, thợ sửa chữa và thuyền viên đã rời tàu nên không gây thiệt hại về người.

Phòng cháy chữa cháy xử lý cháy lớn ở nhà máy xử lý rác thải Đồng Xoài Bình phước

Đến 19h tối 26/2, lực lượng chức năng tỉnh Bình Phước vẫn đang khám nghiệm hiện trường, điều tra nguyên nhân vụ hỏa hoạn xảy ra tại Nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt Đồng Xoài, thuộc Công ty Cổ phần Đầu tư và phát triển Công nghệ môi trường tỉnh Bình Phước.

Phòng cháy chữa cháy Hải Phòng và Toàn quốc 24H qua

Vụ cháy xảy ra vào khoảng 16h30 chiều 26/2. Một số công nhân đang làm việc tại Nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt Đồng Xoài bất ngờ phát hiện lửa bùng phát từ bãi tập kết rác thải sinh hoạt trong khuôn viên nhà máy. Công nhân và bảo vệ nhà máy cố gắng dập lửa nhưng bất thành.

Một người tử vong trong vụ cháy xưởng gỗ lúc rạng sáng ở Bình Phước

Theo thông tin ban đầu, vào khoảng 0 giờ 30 phút ngày 26/2, người dân nghe một tiếng nổ lớn và phát hiện lửa bùng phát tại xưởng gỗ Mai Phương do anh Võ Thanh Bình (37 tuổi, trú ở ấp 23 Nhỏ, xã Phước An, huyện Hớn Quản) làm chủ, nên đã gọi điện báo lực lượng chức năng. Lực lượng Phòng cháy chữa cháy và Cứu nạn cứu hộ huyện Chơn Thành đã điều động 2 xe chữa cháy cùng 14 cán bộ, chiến sỹ đến hiện trường khống chế đám cháy. Nhà xưởng có diện tích khoảng 240m2, đã cháy hoàn toàn, mái tôn sụp xuống gây khó khăn cho việc chữa cháy.

Phòng cháy chữa cháy Xưởng gỗ

Quý khách hàng cần Thiết kế thi công Hệ thống Phòng cháy chữa tại Hải Phòng và Hà Nội cùng các tỉnh lân với chi phí hợp lý nhất vui lòng liên hệ Phòng cháy Bảo Minh – BMC Fire Protection

  • Hotline: 0913.168.088
  • Email: phongchaybmc@gmail.com

Nguồn: VOV – TTXVN

Thông tư 66 PCCC- Hướng dẫn chi tiết thi hành Luật PCCC

Thông tư 66/2014-BCA PCCC

QUY ĐỊNH CHI TIẾT THI HÀNH MỘT SỐ ĐIỀU CỦA NGHỊ ĐỊNH SỐ 79/2014/NĐ-CP NGÀY 31/7/2014 QUY ĐỊNH CHI TIẾT THI HÀNH MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY VÀ LUẬT SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY

Thông tư 66 pccc

Căn cứ Luật phòng cháy và chữa cháy ngày 29 tháng 6 năm 2001; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật phòng cháy và chữa cháy ngày 22 tháng 11 năm 2013;

Căn cứ Nghị định số 79/2014/NĐ-CP ngày 31 tháng 7 năm 2014 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy;

Căn cứ Nghị định số 106/2014/NĐ-CP ngày 17 tháng 11 năm 2014 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công an;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ;

Bộ trưởng Bộ Công an ban hành Thông tư quy định chi tiết thi hành một số điều của Nghị định số 79/2014/NĐ-CP ngày 31/7/2014 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy.

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này quy định về thẩm duyệt, nghiệm thu, kiểm tra, kiểm định, huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ, thống kê, báo cáo, nội quy an toàn, hồ sơ quản lý, theo dõi hoạt động phòng cháy và chữa cháy; vận chuyển chất, hàng nguy hiểm về cháy, nổ; thông báo về việc bảo đảm các điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy; phương án chữa cháy; huy động, điều động lực lượng, phương tiện, tài sản tham gia hoạt động phòng cháy và chữa cháy; tổ chức hoạt động của lực lượng dân phòng, lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở, chuyên ngành; tạm đình chỉ, đình chỉ và phục hồi hoạt động của cơ sở, phương tiện giao thông cơ giới, hộ gia đình, cá nhân; chứng chỉ, giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy; danh mục cơ sở, khu dân cư có nguy cơ cháy, nổ cao do cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy có trách nhiệm xây dựng phương án chữa cháy và biểu mẫu để sử dụng trong công tác phòng cháy và chữa cháy.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Thông tư này áp dụng đối với:

1. Sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy.

2. Công an các đơn vị, địa phương.

3. Cơ quan, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có liên quan đến hoạt động phòng cháy và chữa cháy.

Chương II

QUY ĐỊNH CỤ THỂ

Mục 1. PHÒNG CHÁY

Điều 3. Hồ sơ quản lý, theo dõi hoạt động phòng cháy và chữa cháy

1. Hồ sơ quản lý, theo dõi hoạt động phòng cháy và chữa cháy của cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ, khu dân cư do người đứng đầu cơ sở, khu dân cư lập, lưu giữ; hồ sơ gồm:

a) Quy định, nội quy, quy trình, các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn về phòng cháy và chữa cháy;

b) Hồ sơ thiết kế, văn bản thẩm duyệt thiết kế, nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy (nếu có); văn bản thông báo về việc bảo đảm các điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy (nếu có);

c) Sơ đồ bố trí công nghệ, hệ thống kỹ thuật, vật tư có nguy hiểm về cháy, nổ của cơ sở; sơ đồ bố trí khu vực nhiều nhà dễ cháy; vị trí nguồn nước chữa cháy của khu dân cư;

d) Quyết định thành lập đội dân phòng, đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở, đội phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành;

đ) Phương án chữa cháy của cơ sở đã được phê duyệt; phương án chữa cháy của Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy; báo cáo kết quả tổ chức thực tập phương án chữa cháy;

e) Biên bản kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy; văn bản đề xuất, kiến nghị về công tác phòng cháy và chữa cháy; biên bản vi phạm và quyết định xử lý vi phạm hành chính về phòng cháy và chữa cháy (nếu có);

g) Sổ theo dõi công tác tuyên truyền, bồi dưỡng, huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy và hoạt động của đội dân phòng, đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở, chuyên ngành; sổ theo dõi phương tiện phòng cháy và chữa cháy;

h) Thống kê, báo cáo về phòng cháy và chữa cháy; hồ sơ vụ cháy, nổ (nếu có).

2. Hồ sơ quản lý, theo dõi hoạt động phòng cháy và chữa cháy của cơ sở quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 79/2014/NĐ-CP ngày 31/7/2014 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy (sau đây viết gọn là Nghị định số 79/2014/NĐ-CP) nhưng không phải là cơ sở nguy hiểm về cháy, nổ do người đứng đầu cơ sở lập, lưu giữ theo các nội dung quy định tại các điểm a, d, đ, e và g Khoản 1 Điều này.

Trường hợp cơ sở có thay đổi về quy mô, tính chất sử dụng thành cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ thì người đứng đầu cơ sở đó phải lập hồ sơ quản lý, theo dõi hoạt động phòng cháy và chữa cháy theo các nội dung quy định tại Khoản 1 Điều này.

Điều 4. Thống kê, báo cáo về phòng cháy và chữa cháy

1. Thống kê về phòng cháy và chữa cháy, gồm:

a) Thống kê số lần kiểm tra, tuyên truyền, bồi dưỡng, huấn luyện nghiệp vụ và xử lý vi phạm về phòng cháy và chữa cháy;

b) Danh sách cán bộ, đội viên đội dân phòng, đội viên đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở, chuyên ngành;

c) Thống kê về phương tiện phòng cháy và chữa cháy;

d) Thống kê về thời gian học tập, thực tập phương án chữa cháy; về số vụ cháy, công tác chữa cháy và những nội dung khác liên quan đến hoạt động phòng cháy và chữa cháy.

2. Báo cáo về phòng cháy và chữa cháy, gồm:

a) Báo cáo về vụ cháy, nổ;

b) Báo cáo về công tác phòng cháy và chữa cháy 06 tháng, 01 năm;

c) Báo cáo sơ kết, tổng kết công tác phòng cháy và chữa cháy.

3. Thống kê, báo cáo về phòng cháy và chữa cháy định kỳ phải gửi đến cơ quan, tổ chức cấp trên quản lý trực tiếp. Trường hợp có những thay đổi liên quan đến việc bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy của cơ quan, tổ chức thì cơ quan, tổ chức đó phải thông báo kịp thời cho cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy quản lý trực tiếp.

Điều 5. Nội quy an toàn, sơ đồ chỉ dẫn, biển cấm, biển báo, biển chỉ dẫn về phòng cháy và chữa cháy

1. Nội quy an toàn về phòng cháy và chữa cháy gồm các nội dung cơ bản sau: Quy định việc quản lý, sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt, chất dễ cháy, nổ, thiết bị, dụng cụ có khả năng sinh lửa, sinh nhiệt; những hành vi bị nghiêm cấm theo quy định của pháp luật về phòng cháy và chữa cháy; quy định việc quản lý, bảo quản, bảo dưỡng, sử dụng phương tiện, thiết bị phòng cháy và chữa cháy; những việc phải làm để phòng ngừa cháy, nổ hoặc khi có cháy, nổ xảy ra.

2. Sơ đồ chỉ dẫn về phòng cháy và chữa cháy phải thể hiện được các hạng mục công trình, hệ thống đường nội bộ, lối thoát nạn, hướng thoát nạn, vị trí nguồn nước chữa cháy và phương tiện chữa cháy. Tùy theo tính chất, đặc điểm hoạt động cụ thể của cơ sở, sơ đồ chỉ dẫn về phòng cháy và chữa cháy có thể tách thành các sơ đồ chỉ dẫn riêng thể hiện một hoặc một số nội dung nêu trên.

3. Biển cấm, biển báo, biển chỉ dẫn về phòng cháy và chữa cháy, gồm:

a) Biển cấm lửa, biển cấm hút thuốc, biển cấm cản trở lối đi lại, biển cấm dùng nước làm chất dập cháy. Đối với những nơi sản xuất, quản lý, bảo quản, sử dụng vật liệu nổ, khí đốt hóa lỏng, xăng, dầu và những nơi có nguy cơ cháy, nổ cao có thể có biển cấm mang, sử dụng diêm, bật lửa, điện thoại di động, thiết bị thu phát sóng và các thiết bị, vật dụng, chất có khả năng phát sinh nhiệt, tia lửa hoặc lửa thì phải có biển phụ ghi rõ những vật cần cấm;

b) Biển báo khu vực hoặc vật liệu có nguy hiểm về cháy, nổ;

c) Biển chỉ dẫn về phòng cháy và chữa cháy, gồm: Biển chỉ hướng thoát nạn, cửa thoát nạn, vị trí để điện thoại, bình chữa cháy, trụ nước chữa cháy, nơi lấy nước chữa cháy, phương tiện chữa cháy cơ giới và phương tiện chữa cháy khác.

4. Quy cách, mẫu biển cấm, biển báo, biển chỉ dẫn về phòng cháy và chữa cháy thực hiện theo quy định của Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4879: Phòng cháy – Dấu hiệu an toàn về mẫu mã, kích thước. Trong trường hợp cần phải quy định rõ hiệu lực của biển cấm, biển báo, biển chỉ dẫn thì phải có biển phụ kèm theo.

5. Nội quy an toàn, sơ đồ chỉ dẫn, biển cấm, biển báo, biển chỉ dẫn về phòng cháy và chữa cháy phải được phổ biến và niêm yết ở những nơi dễ thấy để mọi người biết và chấp hành.

Điều 6. Vận chuyển chất, hàng nguy hiểm về cháy, nổ

1. Điều kiện đối với phương tiện vận chuyển chất, hàng nguy hiểm về cháy, nổ

Phương tiện vận chuyển chất, hàng nguy hiểm về cháy, nổ phải là phương tiện chạy bằng động cơ đốt trong hoặc động cơ phòng nổ và phải đáp ứng các điều kiện sau đây:

a) Động cơ của phương tiện phải được cách ly với khoang chứa hàng bằng vật liệu không cháy hoặc buồng (khoang) đệm theo quy định;

b) Ống xả của động cơ phải được đặt ở vị trí kín hoặc được che chắn, bảo đảm an toàn về cháy, nổ;

c) Hệ thống điện (kể cả bình ắc quy) phải bảo đảm không phát sinh tia lửa; dây dẫn điện bằng lõi đồng phải bảo đảm cách điện và có tiết diện theo thiết kế;

d) Sàn, kết cấu của khoang chứa hàng và các khu vực khác của phương tiện nằm trong vùng nguy hiểm cháy, nổ phải làm bằng vật liệu không cháy hoặc khó cháy và không phát sinh tia lửa do ma sát;

đ) Phương tiện có mái che chống mưa, nắng;

e) Phương tiện chở chất lỏng nguy hiểm về cháy, nổ có dây tiếp đất. Riêng đối với xe bồn vận chuyển khí đốt hóa lỏng thực hiện theo quy định của Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6484: Khí đốt hóa lỏng – Xe bồn vận chuyển – Yêu cầu an toàn về thiết kế, chế tạo và sử dụng;

g) Có đủ trang bị phương tiện phòng cháy và chữa cháy theo quy định;

h) Bảo đảm điều kiện an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường theo quy định;

i) Phương tiện vận chuyển chất, hàng nguy hiểm về cháy, nổ bằng đường bộ, đường sắt phải có biểu trưng chất, hàng nguy hiểm về cháy, nổ (mẫu số PC01) ở kính phía trước và hai bên thành phương tiện trong suốt quá trình vận chuyển;

k) Phương tiện vận chuyển chất, hàng nguy hiểm về cháy, nổ bằng đường thủy, ban ngày phải cắm cờ báo hiệu chữ “B”, ban đêm phải có đèn báo hiệu phát sáng màu đỏ trong suốt quá trình vận chuyển. Quy cách, tiêu chuẩn cờ, đèn báo hiệu theo quy định của Bộ Giao thông vận tải.

2. Điều kiện đối với người điều khiển phương tiện, người làm việc, người phục vụ trên phương tiện vận chuyển

a) Người điều khiển phương tiện phải có giấy phép điều khiển phương tiện theo quy định của pháp luật về giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa và giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy;

b) Người làm việc, người phục vụ trên phương tiện phải có giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy.

3. Thủ tục cấp giấy phép vận chuyển chất, hàng nguy hiểm về cháy, nổ

a) Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép vận chuyển chất, hàng nguy hiểm về cháy, nổ, gồm:

– Đơn đề nghị cấp giấy phép vận chuyển chất, hàng nguy hiểm về cháy, nổ (mẫu số PC02);

– Bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu các giấy tờ sau: Giấy chứng nhận đăng ký phương tiện; giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường (đối với phương tiện giao thông cơ giới đường bộ); giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường (đối với phương tiện thủy nội địa); giấy chứng nhận kiểm định bao bì, thùng, xi téc chứa chất, hàng nguy hiểm theo quy định của các Bộ, ngành (nếu có); hợp đồng vận chuyển chất, hàng nguy hiểm về cháy, nổ.

b) Trong thời hạn không quá 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy có trách nhiệm tổ chức kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy đối với phương tiện (mẫu số PC05) và cấp giấy phép vận chuyển chất, hàng nguy hiểm về cháy, nổ (mẫu số PC01); trường hợp không cấp giấy phép phải có văn bản trả lời, nêu rõ lý do.

4. Giám đốc Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây viết gọn là Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy cấp tỉnh), Trưởng phòng Phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây viết gọn là Phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ Công an cấp tỉnh) cấp giấy phép vận chuyển chất, hàng nguy hiểm về cháy, nổ cho phương tiện của tổ chức, cá nhân có trụ sở hoạt động, cư trú trên địa bàn quản lý.

5. Giấy phép vận chuyển chất, hàng nguy hiểm về cháy, nổ có hiệu lực trên toàn quốc và có giá trị một lần đối với phương tiện có hợp đồng vận chuyển theo chuyến; có giá trị không quá 12 tháng đối với phương tiện vận chuyển chất, hàng nguy hiểm về cháy, nổ theo kế hoạch hoặc hợp đồng vận chuyển.

Điều 7. Thiết kế, thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy

1. Dự án, công trình thuộc danh mục quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định số 79/2014/NĐ-CP khi xây dựng mới, cải tạo hoặc thay đổi tính chất sử dụng; phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy khi chế tạo mới hoặc hoán cải phải thiết kế bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy theo quy định và phải do đơn vị có đủ điều kiện theo quy định tại Điều 41 Nghị định số 79/2014/NĐ-CP thực hiện.

2. Thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy là việc kiểm tra, đối chiếu các giải pháp, nội dung thiết kế dự án, công trình, phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy với các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, các quy định của pháp luật Việt Nam có liên quan đến phòng cháy và chữa cháy, tiêu chuẩn nước ngoài, tiêu chuẩn quốc tế về phòng cháy và chữa cháy được phép áp dụng tại Việt Nam.

3. Trình tự, nội dung thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy được thực hiện theo quy định tại Khoản 4 và Khoản 7 Điều 15 Nghị định số 79/2014/NĐ-CP.

Khi hồ sơ thiết kế kỹ thuật hoặc hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công của dự án, công trình, hồ sơ thiết kế kỹ thuật phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy đáp ứng các yêu cầu về phòng cháy và chữa cháy thì cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy cấp giấy chứng nhận thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy (mẫu số PC03) và đóng dấu đã thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy (mẫu số PC04) vào bản thuyết minh, các bản vẽ đã được thẩm duyệt và trả lại cho chủ đầu tư hoặc chủ phương tiện 01 bộ, cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy trực tiếp thẩm duyệt giữ 01 bộ.

4. Dự án, công trình chỉ cải tạo một phần, nếu không ảnh hưởng đến điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy của dự án, công trình đó thì chỉ thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy đối với phần cải tạo.

5. Phân cấp thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy

a) Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy đối với dự án, công trình quan trọng quốc gia, dự án đầu tư xây dựng công trình nhóm A (trừ dự án đầu tư xây dựng công trình sử dụng ngân sách nhà nước do cấp tỉnh là chủ đầu tư); dự án, công trình có chiều cao từ 100m trở lên; tàu hỏa chuyên dùng để vận chuyển hành khách, vận chuyển xăng, dầu, chất lỏng dễ cháy, khí cháy, vật liệu nổ, hóa chất có nguy hiểm về cháy, nổ; tàu thủy chuyên dùng để vận chuyển hành khách có chiều dài từ 50m trở lên, vận chuyển xăng, dầu, chất lỏng dễ cháy, khí cháy, vật liệu nổ, hóa chất có nguy hiểm về cháy, nổ có trọng tải toàn phần từ 1.000 tấn trở lên; dự án đầu tư xây dựng công trình do Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy cấp tỉnh, Phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ Công an cấp tỉnh hoặc chủ đầu tư đề nghị;

b) Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy cấp tỉnh, Phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ Công an cấp tỉnh thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy đối với các dự án đầu tư xây dựng công trình, phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy không thuộc thẩm quyền của Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trên địa bàn quản lý và những trường hợp do Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ ủy quyền.

6. Xử lý chuyển tiếp

a) Đối với dự án, công trình quy định tại Phụ lục 3a Nghị định số 46/2012/NĐ-CP ngày 22/5/2012 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 35/2003/NĐ-CP ngày 04/4/2003 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật phòng cháy và chữa cháy (sau đây viết gọn là Nghị định số 46/2012/NĐ-CP) thuộc danh mục dự án, công trình quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định số 79/2014/NĐ-CP đã được cơ quan quản lý xây dựng, chủ đầu tư tự thẩm định, phê duyệt thiết kế và đã tổ chức thi công về phòng cháy và chữa cháy trước ngày Nghị định số 79/2014/NĐ-CP có hiệu lực thi hành thì cơ quan quản lý xây dựng, chủ đầu tư tiếp tục nghiệm thu và chịu trách nhiệm về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy đối với dự án, công trình;

b) Đối với dự án, công trình quy định tại Phụ lục 3a Nghị định số 46/2012/NĐ-CP thuộc danh mục dự án, công trình quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định số 79/2014/NĐ-CP đã được cơ quan quản lý xây dựng, chủ đầu tư tự thẩm định, phê duyệt thiết kế nhưng chưa tổ chức thi công về phòng cháy và chữa cháy sau ngày Nghị định số 79/2014/NĐ-CP có hiệu lực thi hành thì chủ đầu tư phải trình hồ sơ thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy theo quy định tại Khoản 3 Điều 15 Nghị định số 79/2014/NĐ-CP cho cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy để thẩm duyệt theo quy định;

c) Đối với dự án, công trình đã được thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy mà chưa thi công hoặc đang thi công về phòng cháy và chữa cháy, nếu có tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật mới về phòng cháy và chữa cháy thì chủ đầu tư tiếp tục tổ chức thi công theo hồ sơ thiết kế về phòng cháy và chữa cháy đã được thẩm duyệt. Trong trường hợp này, căn cứ vào tình hình thực tế, chủ đầu tư có thể áp dụng các giải pháp điều chỉnh phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật mới được ban hành.

Điều 8. Nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy

1. Dự án, công trình, phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy đã được thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy, trước khi đưa vào sử dụng phải được chủ đầu tư, chủ phương tiện tổ chức nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy theo hồ sơ thiết kế về phòng cháy và chữa cháy đã được cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy thẩm duyệt.

2. Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản thông báo của chủ đầu tư, chủ phương tiện giao thông cơ giới, cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy đã thẩm duyệt trước đó có trách nhiệm tổ chức kiểm tra nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy theo nội dung quy định tại Điểm c Khoản 2 Điều 17 Nghị định số 79/2014/NĐ-CP. Việc kiểm tra phải được lập biên bản (mẫu số PC05).

3. Văn bản nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy gồm các nội dung cơ bản sau:

a) Thông tin về tên công trình hoặc phương tiện; địa điểm xây dựng; chủ đầu tư hoặc chủ phương tiện;

b) Nội dung đã được tổ chức nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy;

c) Các yêu cầu khác (nếu có).

Điều 9. Thông báo về việc bảo đảm các điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy

1. Đối với cơ sở quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định số 79/2014/NĐ-CP và phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy, trước khi đưa vào hoạt động, người đứng đầu cơ sở, chủ phương tiện giao thông cơ giới phải có văn bản thông báo với cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy về việc bảo đảm các điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy (mẫu số PC06); đồng thời, gửi kèm theo các giấy tờ, tài liệu chứng minh việc bảo đảm các điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy quy định tại Khoản 1 Điều 7 và Khoản 1 Điều 10 Nghị định số 79/2014/NĐ-CP.

2. Cơ sở, phương tiện giao thông cơ giới thuộc đối tượng phải thông báo theo quy định tại Khoản 1 Điều này khi cải tạo hoặc thay đổi tính chất sử dụng thì trước khi đưa vào hoạt động, người đứng đầu cơ sở, chủ phương tiện giao thông cơ giới phải có văn bản thông báo như lần đầu với cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy.

3. Văn bản thông báo về việc bảo đảm các điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy có thể gửi qua đường bưu điện hoặc gửi trực tiếp đến cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy địa phương nơi trực tiếp quản lý cơ sở, phương tiện.

4. Cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy thực hiện việc quản lý nhà nước về phòng cháy và chữa cháy đối với cơ sở, phương tiện giao thông cơ giới sau khi nhận được văn bản thông báo.

Điều 10. Thủ tục kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy

1. Người có trách nhiệm kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy quy định tại Điểm a và Điểm b Khoản 2 Điều 18 Nghị định số 79/2014/NĐ-CP căn cứ vào điều kiện, tình hình thực tế và yêu cầu bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy quy định cụ thể về thời gian, số lần kiểm tra thường xuyên, định kỳ về an toàn phòng cháy và chữa cháy trong phạm vi quản lý của mình.

2. Kiểm tra thường xuyên

Người có trách nhiệm kiểm tra thường xuyên về an toàn phòng cháy và chữa cháy phải xây dựng kế hoạch, nội dung kiểm tra trước khi tổ chức thực hiện việc kiểm tra.

3. Kiểm tra định kỳ, đột xuất

a) Người có trách nhiệm kiểm tra định kỳ phải thông báo trước 03 ngày làm việc cho đối tượng được kiểm tra về thời gian, nội dung và thành phần đoàn kiểm tra;

b) Người có trách nhiệm kiểm tra đột xuất về an toàn phòng cháy và chữa cháy phải thông báo rõ lý do kiểm tra cho đối tượng được kiểm tra. Cán bộ Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy khi thực hiện công tác kiểm tra đột xuất phải xuất trình giấy giới thiệu của cơ quan trực tiếp quản lý;

c) Đối tượng được kiểm tra phải chuẩn bị đầy đủ các nội dung kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy đã được thông báo và bố trí người có thẩm quyền, trách nhiệm để làm việc với người có trách nhiệm kiểm tra khi nhận được thông báo về việc kiểm tra.

4. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức cấp trên, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây viết gọn là Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện) trở lên khi tổ chức kiểm tra định kỳ, đột xuất về an toàn phòng cháy và chữa cháy đối với cơ sở, địa bàn do cấp dưới quản lý thì phải thông báo cho cấp quản lý cơ sở, địa bàn đó biết. Trường hợp cần thiết thì yêu cầu cấp quản lý cơ sở, địa bàn đó tham gia đoàn kiểm tra, cung cấp tài liệu và tình hình liên quan đến công tác phòng cháy và chữa cháy của cơ sở, địa bàn được kiểm tra. Kết quả kiểm tra được thông báo cho cấp quản lý cơ sở, địa bàn biết.

5. Việc kiểm tra thường xuyên, định kỳ, đột xuất về an toàn phòng cháy và chữa cháy phải được lập biên bản (mẫu số PC05).

Điều 11. Thủ tục tạm đình chỉ, đình chỉ hoạt động và phục hồi hoạt động đối với cơ sở, phương tiện giao thông cơ giới, hộ gia đình, cá nhân

1. Thủ tục tạm đình chỉ hoạt động

a) Khi phát hiện trường hợp bị tạm đình chỉ hoạt động theo quy định tại Khoản 1 Điều 19 Nghị định số 79/2014/NĐ-CP thì người có thẩm quyền tạm đình chỉ hoạt động theo quy định tại Khoản 6 Điều 19 Nghị định số 79/2014/NĐ-CP có quyền yêu cầu tổ chức, cá nhân ngừng hoạt động hoặc chấm dứt hành vi vi phạm và thực hiện theo các quy định sau đây:

– Lập biên bản xác định phạm vi nguy cơ trực tiếp phát sinh cháy, nổ hoặc hành vi vi phạm quy định về phòng cháy và chữa cháy;

– Ra quyết định hoặc báo cáo người có thẩm quyền ra quyết định tạm đình chỉ hoạt động.

b) Việc ra quyết định tạm đình chỉ hoạt động phải bằng văn bản (mẫu số PC07). Trường hợp cấp thiết có thể ra quyết định, tạm đình chỉ bằng lời nói và ngay sau đó phải thể hiện quyết định bằng văn bản. Khi ra quyết định tạm đình chỉ bằng lời nói phải xưng rõ họ tên, chức vụ, đơn vị công tác, phạm vi và những hoạt động bị tạm đình chỉ.

Người ra quyết định tạm đình chỉ hoạt động có trách nhiệm tổ chức theo dõi việc khắc phục, loại trừ nguy cơ trực tiếp phát sinh cháy, nổ.

2. Thủ tục đình chỉ hoạt động

a) Khi hết thời hạn tạm đình chỉ hoạt động, người có thẩm quyền đã ra quyết định tạm đình chỉ hoạt động trước đó có trách nhiệm tổ chức kiểm tra cơ sở, phương tiện giao thông cơ giới, hộ gia đình và hoạt động của cá nhân bị tạm đình chỉ để xem xét khả năng loại trừ nguy cơ trực tiếp phát sinh cháy, nổ hoặc khắc phục vi phạm quy định về phòng cháy và chữa cháy. Việc kiểm tra phải được lập biên bản (mẫu số PC05);

b) Kết thúc kiểm tra, nếu xét thấy nguy cơ trực tiếp phát sinh cháy, nổ chưa được loại trừ hoặc vi phạm không được khắc phục hoặc không thể khắc phục được và có nguy cơ cháy, nổ gây hậu quả nghiêm trọng thì người có thẩm quyền đã ra quyết định tạm đình chỉ hoạt động trước đó xem xét, ra quyết định đình chỉ hoạt động của cơ sở, hộ gia đình, phương tiện giao thông cơ giới, hoạt động của cá nhân (mẫu số PC08).

3. Thủ tục phục hồi hoạt động

a) Trong thời hạn tạm đình chỉ hoạt động hoặc hết thời hạn tạm đình chỉ hoạt động, nếu xét thấy nguy cơ trực tiếp phát sinh cháy, nổ đã được loại trừ hoặc vi phạm quy định về phòng cháy và chữa cháy đã được khắc phục thì người đứng đầu cơ sở, chủ hộ gia đình, chủ phương tiện giao thông cơ giới, cá nhân phải làm đơn đề nghị (mẫu số PC09) gửi người có thẩm quyền đã ra quyết định tạm đình chỉ hoạt động trước đó xem xét, quyết định cho phục hồi hoạt động (mẫu số PC10);

b) Cơ sở, hộ gia đình, phương tiện giao thông cơ giới, cá nhân đã bị đình chỉ hoạt động, nếu sau đó đáp ứng đủ các điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy và muốn hoạt động trở lại thì người đứng đầu cơ sở, chủ hộ hộ gia đình, chủ phương tiện giao thông cơ giới, cá nhân phải làm đơn đề nghị (mẫu số PC09) gửi người có thẩm quyền đã ra quyết định đình chỉ hoạt động trước đó xem xét, quyết định cho phục hồi hoạt động;

c) Trong thời hạn không quá 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn đề nghị cho phục hồi hoạt động, người đã ra quyết định tạm đình chỉ hoạt động, đình chỉ hoạt động trước đó phải tổ chức kiểm tra, xem xét kết quả khắc phục nguy cơ trực tiếp phát sinh cháy, nổ, khắc phục vi phạm quy định về phòng cháy và chữa cháy hoặc các điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy. Kết quả kiểm tra phải được lập biên bản (mẫu số PC05).

Trường hợp nguy cơ trực tiếp phát sinh cháy, nổ đã được loại, trừ hoặc vi phạm quy định về phòng cháy và chữa cháy đã được khắc phục hoặc đã đáp ứng các điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy thì ra quyết định cho phục hồi hoạt động (mẫu số PC10).

4. Quyết định tạm đình chỉ hoạt động, quyết định đình chỉ hoạt động, quyết định cho phục hồi hoạt động phải được giao cho đối tượng bị tạm đình chỉ, đình chỉ hoạt động, cấp trên trực tiếp quản lý của đối tượng bị tạm đình chỉ, đình chỉ hoạt động (nếu có), Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi đối tượng bị tạm đình chỉ, đình chỉ hoạt động có trụ sở hoặc cư trú; trường hợp các hoạt động bị tạm đình chỉ, đình chỉ hoạt động có liên quan tới nhiều đối tượng thì phải giao cho mỗi đối tượng một quyết định.

Mục 2. CHỮA CHÁY

Điều 12. Phương án chữa cháy

1. Xây dựng phương án chữa cháy

a) Phương án chữa cháy của cơ sở (mẫu số PC11);

b) Phương án chữa cháy của Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy (mẫu số PC12);

c) Phương án chữa cháy phải được người có thẩm quyền phê duyệt lại khi có thay đổi tình huống cháy phức tạp nhất hoặc thay đổi từ hai tình huống cháy đặc trưng trở lên. Trường hợp phương án chữa cháy chỉ thay đổi một tình huống cháy đặc trưng thì do người đứng đầu đơn vị, cơ sở xây dựng phương án phê duyệt.

2. Cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy khi xây dựng phương án chữa cháy đối với cơ sở hạt nhân, cơ sở trên địa bàn cấp xã giáp ranh của hai tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các cơ sở, khu dân cư quy định tại Điều 13 Thông tư này phải thông báo trước 03 ngày làm việc cho người đứng đầu cơ sở, khu dân cư về thời gian xây dựng phương án. Người đứng đầu cơ sở, Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây viết gọn là Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã) có trách nhiệm cung cấp tài liệu, thông tin cần thiết liên quan tới việc xây dựng phương án chữa cháy theo yêu cầu của cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy, bố trí người tham gia và bảo đảm các điều kiện để xây dựng phương án chữa cháy.

3. Thẩm quyền phê duyệt phương án chữa cháy

a) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, người đứng đầu cơ quan, tổ chức phê duyệt phương án chữa cháy của cơ sở đối với cơ sở không thuộc Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định số 79/2014/NĐ-CP thuộc phạm vi trách nhiệm quản lý của mình;

b) Trưởng phòng Phòng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy thuộc Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy cấp tỉnh phê duyệt phương án chữa cháy của cơ sở đối với cơ sở quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định số 79/2014/NĐ-CP thuộc phạm vi địa bàn quản lý; phương án chữa cháy của Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy đối với cơ sở thuộc thẩm quyền quản lý;

c) Trưởng phòng Phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ Công an cấp tỉnh phê duyệt phương án chữa cháy của cơ sở đối với cơ sở quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định số 79/2014/NĐ-CP ; phương án chữa cháy của Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy đối với cơ sở, khu dân cư thuộc phạm vi địa bàn quản lý; trường hợp đặc biệt do Giám đốc Công an cấp tỉnh phê duyệt;

d) Giám đốc Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy cấp tỉnh phê duyệt phương án chữa cháy của Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy có huy động lực lượng, phương tiện của từ 02 đơn vị Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy trực thuộc trở lên hoặc huy động lực lượng, phương tiện của nhiều cơ quan, tổ chức nằm ngoài địa bàn quản lý của 01 đơn vị Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy trực thuộc trên địa bàn quản lý;

đ) Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phê duyệt phương án chữa cháy của Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy đối với cơ sở trên địa bàn cấp xã giáp ranh của hai tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và phương án chữa cháy có huy động lực lượng, phương tiện của Quân đội đóng ở địa phương;

e) Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ phê duyệt phương án chữa cháy của Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy có huy động lực lượng, phương tiện của nhiều tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

4. Chế độ thực tập phương án chữa cháy

a) Phương án chữa cháy của cơ sở quy định tại Khoản 2 Điều 21 Nghị định số 79/2014/NĐ-CP phải được tổ chức thực tập định kỳ, số lần thực tập do người có thẩm quyền xây dựng phương án chữa cháy quyết định nhưng không ít hơn một lần/năm; mỗi lần thực tập phương án chữa cháy có thể thực tập một hoặc nhiều tình huống khác nhau, nhưng phải bảo đảm tất cả các tình huống trong phương án đều được thực tập;

b) Phương án chữa cháy của Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy được tổ chức thực tập khi có yêu cầu của người có thẩm quyền phê duyệt phương án chữa cháy quy định tại các điểm b, c, d, đ và e Khoản 3 Điều này. Người có thẩm quyền yêu cầu tổ chức thực tập phương án chữa cháy phải thông báo bằng văn bản cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, người đứng đầu cơ sở nơi dự kiến tổ chức thực tập trước thời điểm thực tập ít nhất 30 ngày làm việc và gửi yêu cầu huy động lực lượng, phương tiện cho các cơ quan, tổ chức, địa phương nơi có lực lượng, phương tiện được huy động trước thời điểm thực tập ít nhất 20 ngày làm việc. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, người đứng đầu cơ sở nơi tổ chức thực tập phương án chữa cháy có trách nhiệm bảo đảm các điều kiện cần thiết cho việc tổ chức thực tập phương án chữa cháy;

c) Phương án chữa cháy được tổ chức thực tập đột xuất khi có yêu cầu bảo đảm về an toàn phòng cháy và chữa cháy đối với các sự kiện đặc biệt về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của địa phương hoặc quốc gia theo yêu cầu của người có thẩm quyền phê duyệt phương án chữa cháy quy định tại Khoản 3 Điều này.

Điều 13. Danh mục cơ sở, khu dân cư có nguy cơ cháy, nổ cao do cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy có trách nhiệm xây dựng phương án chữa cháy

Ban hành kèm theo Thông tư này danh mục cơ sở, khu dân cư có nguy cơ cháy, nổ cao do cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy có trách nhiệm xây dựng phương án chữa cháy (Phụ lục I).

Điều 14. Thủ tục huy động lực lượng, phương tiện và tài sản để chữa cháy

1. Việc huy động lực lượng, phương tiện và tài sản để chữa cháy phải được thể hiện bằng lệnh huy động (mẫu số PC13); trường hợp khẩn cấp, lệnh huy động có thể bằng lời nói, nhưng chậm nhất không quá 03 ngày làm việc phải thể hiện lệnh đó bằng văn bản.

2. Người ra lệnh bằng lời nói phải xưng rõ họ tên, chức vụ, đơn vị công tác, đồng thời phải nêu rõ yêu cầu về người, phương tiện, tài sản cần huy động, thời gian, địa điểm tập kết.

Mục 3. TỔ CHỨC LỰC LƯỢNG PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY

Điều 15. Tổ chức hoạt động của lực lượng dân phòng, lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở và chuyên ngành

1. Tổ chức, biên chế đội dân phòng, tổ dân phòng

a) Đội dân phòng có biên chế từ 10 người đến 20 người, trong đó 01 đội trưởng và 01 đội phó; biên chế trên 20 người đến 30 người được biên chế thêm 01 đội phó. Đội dân phòng có thể được chia thành các tổ dân phòng; biên chế của tổ dân phòng từ 05 đến 10 người, trong đó có 01 tổ trưởng và 01 tổ phó;

b) Cán bộ, đội viên đội dân phòng là những người thường xuyên có mặt tại nơi cư trú;

c) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã ra quyết định bổ nhiệm đội trưởng, đội phó đội dân phòng, tổ trưởng, tổ phó tổ dân phòng;

d) Công an cấp xã có trách nhiệm tham mưu, giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp thành lập đội dân phòng và trực tiếp chỉ đạo hoạt động của đội dân phòng.

2. Tổ chức, biên chế đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở hoạt động theo chế độ không chuyên trách

a) Cơ sở, phương tiện giao thông cơ giới có dưới 10 người thường xuyên làm việc thì tất cả những người làm việc tại cơ sở đó là thành viên đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở và do người lãnh đạo cơ sở, chỉ huy phương tiện giao thông cơ giới đó chỉ huy, chỉ đạo;

b) Cơ sở, phương tiện giao thông cơ giới có từ 10 người đến 50 người thường xuyên làm việc thì biên chế của đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở tối thiểu là 10 người, trong đó có 01 đội trưởng;

c) Cơ sở, phương tiện giao thông cơ giới có trên 50 người đến 100 người thường xuyên làm việc thì biên chế của đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở tối thiểu là 15 người, trong đó có 01 đội trưởng và 01 đội phó;

d) Cơ sở, phương tiện giao thông cơ giới có trên 100 người thường xuyên làm việc thì biên chế của đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở tối thiểu là 25 người, trong đó có 01 đội trưởng và 02 đội phó;

đ) Phương tiện giao thông cơ giới, cơ sở có nhiều phân xưởng, bộ phận làm việc độc lập hoặc làm việc theo ca thì mỗi bộ phận, phân xưởng, mỗi ca làm việc có 01 tổ phòng cháy và chữa cháy cơ sở; biên chế của tổ phòng cháy và chữa cháy cơ sở tối thiểu từ 05 đến 09 người, do đội trưởng hoặc đội phó kiêm tổ trưởng.

Người đứng đầu cơ quan, tổ chức trực tiếp, quản lý cơ sở, phương tiện giao thông cơ giới ra quyết định bổ nhiệm đội trưởng, đội phó đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở.

3. Tổ chức, biên chế đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở hoạt động theo chế độ chuyên trách

a) Biên chế của đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở hoạt động theo chế độ chuyên trách, phải bảo đảm yêu cầu về phòng cháy và chữa cháy của cơ sở và phù hợp với tính chất, đặc điểm nguy hiểm về cháy, nổ của cơ sở đó. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức trực tiếp quản lý cơ sở xem xét, quyết định về tổ chức, biên chế của đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở hoạt động theo chế độ chuyên trách. Đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở hoạt động theo chế độ chuyên trách làm việc theo ca, bảo đảm thường trực 24/24 giờ trong ngày. Ban lãnh đạo đội gồm có 01 đội trưởng và các đội phó giúp việc;

b) Trang bị phương tiện phòng cháy và chữa cháy cho đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở được thực hiện theo quy định của Bộ Công an; cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy hướng dẫn về nghiệp vụ chữa cháy.

4. Ngoài các cơ sở phải lập đội phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành theo quy định tại Khoản 25 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật phòng cháy và chữa cháy thì tại các cơ sở là kho dự trữ quốc gia; kho xăng dầu có trữ lượng 50.000 m³ trở lên; nhà máy điện hạt nhân, nhà máy điện có công suất từ 200 MW trở lên; cơ sở sản xuất giấy 35.000 tấn/năm trở lên, cơ sở sản xuất phân đạm 180.000 tấn/năm trở lên, cơ sở dệt 20 triệu mét vuông/năm; nhà máy lọc dầu; khu công nghiệp, khu chế xuất có diện tích từ 50 héc ta trở lên phải lập đội phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành.

Biên chế của đội phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành phải bảo đảm yêu cầu về phòng cháy và chữa cháy của cơ sở và phù hợp với tính chất, đặc điểm nguy hiểm về cháy, nổ của cơ sở đó. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức trực tiếp quản lý cơ sở xem xét, quyết định về tổ chức, biên chế của đội phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành. Đội phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành làm việc theo ca, bảo đảm thường trực 24/24 giờ trong ngày. Ban lãnh đạo đội gồm có 01 đội trưởng và các đội phó giúp việc.

5. Người ra quyết định thành lập đội dân phòng, đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở, chuyên ngành có trách nhiệm duy trì hoạt động, định kỳ hàng năm tổ chức huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ về phòng cháy và chữa cháy, tổ chức phân loại chất lượng hoạt động của đội dân phòng, đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở, chuyên ngành.

Điều 16. Huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy

1. Đối tượng huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ về phòng cháy và chữa cháy

a) Người có chức danh chỉ huy chữa cháy quy định tại Khoản 2 Điều 37 Luật phòng cháy và chữa cháy;

b) Cán bộ, đội viên đội dân phòng, đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở, đội phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành;

c) Người làm việc trong môi trường có nguy hiểm về cháy, nổ hoặc thường xuyên tiếp xúc với các chất, hàng nguy hiểm về cháy, nổ;

d) Người chỉ huy tàu thủy, tàu hỏa, tàu bay, người làm việc và phục vụ trên phương tiện giao thông cơ giới có từ 30 chỗ ngồi trở lên, trên phương tiện vận chuyển chất, hàng nguy hiểm về cháy, nổ;

đ) Người làm việc trong các cơ sở sản xuất, kinh doanh phương tiện phòng cháy và chữa cháy;

e) Các cá nhân khác có yêu cầu được huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy.

2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp, người đứng đầu cơ quan, tổ chức, cơ sở có trách nhiệm tổ chức các lớp huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy cho các đối tượng thuộc phạm vi quản lý. Người đứng đầu cơ sở đào tạo, dạy nghề lái xe ô tô có trách nhiệm đưa nội dung kiến thức phòng cháy và chữa cháy vào nội dung, chương trình đào tạo.

Trường hợp cơ quan, tổ chức, cơ sở không tự tổ chức được lớp huấn luyện hoặc cá nhân có nhu cầu được huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy thì phải có đơn đề nghị cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy tổ chức lớp huấn luyện. Kinh phí tổ chức lớp huấn luyện do cơ quan, tổ chức, cơ sở hoặc cá nhân tham gia lớp huấn luyện chịu trách nhiệm.

3. Thời gian huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy

a) Thời gian huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ lần đầu: Từ 16 đến 24 giờ đối với đối tượng quy định tại Khoản 1 Điều này;

b) Thời gian huấn luyện lại để được cấp giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy sau khi giấy này hết thời hạn sử dụng tối thiểu là 16 giờ.

4. Hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy gửi cho cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy, cụ thể:

a) Đối với cơ quan, tổ chức, cơ sở tự tổ chức lớp huấn luyện, hồ sơ gồm:

– Đơn đề nghị kiểm tra, cấp giấy chứng nhận huấn luyện;

– Kế hoạch, chương trình nội dung huấn luyện;

– Danh sách trích ngang lý lịch của người đã dự lớp huấn luyện.

b) Đối với cơ quan, tổ chức, cơ sở không tự tổ chức lớp huấn luyện, hồ sơ gồm:

– Đơn đề nghị tổ chức huấn luyện;

– Danh sách trích ngang lý lịch của người đăng ký dự lớp huấn luyện.

c) Cá nhân có nhu cầu được huấn luyện và xin cấp giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy phải nộp đơn đăng ký dự lớp huấn luyện (mẫu số PC14).

5. Thủ tục cấp, đổi, cấp lại giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy

a) Các đối tượng quy định tại Khoản 1 Điều này sau khi hoàn thành chương trình huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy, có kết quả kiểm tra đạt yêu cầu thì được cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy (mẫu số PC15);

b) Trường hợp giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy bị rách, cũ nát hoặc bị mất, hết thời hạn sử dụng thì phải có đơn đề nghị xin đổi, cấp lại.

Thời gian cấp, đổi, cấp lại giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy là 05 ngày làm việc, kể từ ngày có kết quả kiểm tra đạt yêu cầu hoặc kể từ ngày nhận được đơn đề nghị xin đổi, cấp lại.

6. Giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy do Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, Giám đốc Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy cấp tỉnh, Trưởng phòng Phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ Công an cấp tỉnh cấp và có giá trị sử dụng trên phạm vi cả nước trong thời hạn 02 năm kể từ ngày cấp. Hết thời hạn này, phải huấn luyện lại để được cấp giấy chứng nhận mới.

Điều 17. Thủ tục điều động lực lượng dân phòng, lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở và chuyên ngành tham gia hoạt động phòng cháy và chữa cháy

1. Đội dân phòng, đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở, đội phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành khi được điều động tham gia tuyên truyền, mít tinh, diễu hành, hội thao về phòng cháy và chữa cháy, thực tập phương án chữa cháy; tham gia khắc phục nguy cơ phát sinh cháy, nổ; khắc phục hậu quả vụ cháy và những hoạt động phòng cháy và chữa cháy khác có trách nhiệm thực hiện theo yêu cầu của người có thẩm quyền.

2. Thủ tục điều động lực lượng dân phòng, lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở, lực lượng phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành tham gia hoạt động phòng cháy và chữa cháy phải có quyết định bằng văn bản (mẫu số PC16); trong trường hợp khẩn cấp thì được điều động bằng lời nói, nhưng chậm nhất không quá 03 ngày làm việc phải có quyết định bằng văn bản. Khi điều động bằng lời nói, người điều động phải xưng rõ họ tên, chức vụ, đơn vị công tác, địa chỉ, số điện thoại liên lạc và nêu rõ yêu cầu về số lượng người cần điều động, thời gian, địa điểm có mặt và nội dung hoạt động.

3. Quyết định điều động được gửi cho đối tượng có nghĩa vụ chấp hành và lưu hồ sơ.

Mục 4. KIỂM ĐỊNH PHƯƠNG TIỆN, CHỨNG CHỈ, GIẤY XÁC NHẬN ĐỦ ĐIỀU KIỆN KINH DOANH DỊCH VỤ PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY; BIỂU MẪU ĐỂ SỬ DỤNG TRONG CÔNG TÁC PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY

Điều 18. Kiểm định phương tiện phòng cháy và chữa cháy

1. Nội dung kiểm định

a) Kiểm định chủng loại, mẫu mã phương tiện phòng cháy và chữa cháy;

b) Kiểm định thông số kỹ thuật liên quan đến chất lượng phương tiện.

2. Phương thức kiểm định

a) Kiểm tra nguồn gốc xuất xứ, thời gian sản xuất, số sêri và các thông số kỹ thuật của phương tiện;

b) Kiểm tra chủng loại, mẫu mã phương tiện;

c) Kiểm tra, thử nghiệm, thực nghiệm theo phương pháp lấy mẫu xác suất; đối với mỗi lô hàng cùng chủng loại, mẫu mã tiến hành kiểm định không quá 5% số lượng phương tiện cần kiểm định, nhưng không ít hơn 10 mẫu; trường hợp kiểm định dưới 10 phương tiện thì kiểm định toàn bộ;

d) Đánh giá kết quả và lập biên bản kiểm định phương tiện (mẫu số PC18).

3. Mỗi phương tiện phòng cháy và chữa cháy chỉ phải kiểm định một lần, nếu đạt kết quả sẽ được cấp giấy chứng nhận kiểm định phương tiện phòng cháy và chữa cháy (mẫu số PC19) và dán tem kiểm định (mẫu số PC20).

4. Thủ tục kiểm định phương tiện phòng cháy và chữa cháy

a) Hồ sơ đề nghị kiểm định, gồm:

– Đơn đề nghị kiểm định phương tiện (mẫu số PC17);

– Các tài liệu kỹ thuật của phương tiện đề nghị kiểm định;

– Chứng nhận chất lượng của phương tiện (nếu có);

– Chứng nhận xuất xưởng của phương tiện.

Hồ sơ đề nghị kiểm định nếu bằng tiếng nước ngoài thì phải có bản dịch ra tiếng Việt và cơ quan, tổ chức, cá nhân đề nghị kiểm định phải chịu trách nhiệm về tính chính xác của bản dịch đó. Cơ quan, tổ chức, cá nhân gửi 01 bộ hồ sơ đề nghị kiểm định và cung cấp mẫu phương tiện cần kiểm định cho cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy.

b) Chậm nhất không quá 30 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ và mẫu phương tiện cần kiểm định, cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy có thẩm quyền phải có kết quả và trả kết quả kiểm định. Đối với các phương tiện khi kiểm định phải phụ thuộc vào việc lắp đặt hệ thống đồng bộ phương tiện thì cơ quan tiến hành kiểm định cần thông báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân đề nghị kiểm định biết và thống nhất thời gian trả kết quả kiểm định.

Chậm nhất không quá 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được công văn kèm theo biên bản kiểm định của đơn vị kiểm định, phương tiện phòng cháy và chữa cháy quy định tại Điểm c Khoản 5 Điều này, cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy có thẩm quyền phải xem xét, cấp giấy chứng nhận kiểm định phương tiện; trường hợp không cấp giấy chứng nhận phải có văn bản trả lời, nêu rõ lý do.

5. Phân cấp kiểm định, cấp giấy chứng nhận kiểm định phương tiện phòng cháy và chữa cháy

a) Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ thực hiện kiểm định, cấp giấy chứng nhận kiểm định đối với phương tiện phòng cháy và chữa cháy quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định số 79/2014/NĐ-CP ;

b) Giám đốc Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy cấp tỉnh thực hiện kiểm định, cấp giấy chứng nhận kiểm định đối với phương tiện phòng cháy và chữa cháy quy định tại các mục 2, 7, 8 và 9 Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định số 79/2014/NĐ-CP , các loại máy bơm chữa cháy của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cơ sở có trụ sở đóng trên địa bàn quản lý và các loại phương tiện phòng cháy và chữa cháy khác do Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ có văn bản ủy quyền kiểm định;

c) Các đơn vị khác được Bộ Công an cho phép thực hiện kiểm định đối với phương tiện phòng cháy và chữa cháy quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định số 79/2014/NĐ-CP. Sau khi có kết quả kiểm định phải gửi công văn kèm theo biên bản kiểm định đề nghị Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ hoặc Giám đốc Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy cấp tỉnh theo thẩm quyền kiểm định để xem xét, cấp giấy chứng nhận kiểm định.

6. Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ xây dựng, ban hành quy trình kiểm định, quản lý và hướng dẫn thực hiện việc kiểm định đối với phương tiện phòng cháy và chữa cháy.

Điều 19. Thủ tục, thẩm quyền cấp, đổi, cấp lại giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy

1. Thủ tục cấp, đổi, cấp lại giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy

a) Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn đề nghị (mẫu số PC21) và các giấy tờ hợp lệ theo quy định tại các điểm b, c, d và đ Khoản 1 Điều 48 Nghị định số 79/2014/NĐ-CP, cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy có thẩm quyền phải tổ chức kiểm tra các điều kiện về địa điểm hoạt động, cơ sở vật chất, phương tiện, thiết bị bảo đảm cho hoạt động kinh doanh. Kết quả kiểm tra phải được lập biên bản (mẫu số PC05). Trường hợp doanh nghiệp, cơ sở đủ điều kiện theo quy định thì cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy cấp giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy (mẫu số PC22); trường hợp không cấp phải có văn bản trả lời, nêu rõ lý do.

b) Giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy được cấp lại hoặc đổi theo quy định tại Khoản 3 Điều 49 Nghị định số 79/2014/NĐ-CP, cụ thể như sau:

– Cấp lại, đổi giấy xác nhận do bị mất, hỏng: Không quá 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn đề nghị;

– Trường hợp đổi giấy xác nhận khi doanh nghiệp, cơ sở có sự thay đổi về tên gọi, người đứng đầu, người đại diện theo pháp luật hoặc thay đổi địa điểm, ngành, nghề kinh doanh dịch vụ về phòng cháy và chữa cháy, hồ sơ gồm: Đơn đề nghị đổi giấy xác nhận; bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy chứng nhận đăng ký hoạt động của doanh nghiệp, cơ sở sau khi thay đổi. Thời hạn giải quyết đổi giấy xác nhận không quá 05 ngày làm việc, kể từ ngày cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy nhận đủ hồ sơ hợp lệ;

2. Thẩm quyền cấp, đổi, cấp lại giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy

a) Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ cấp, đổi, cấp lại giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy cho doanh nghiệp, cơ sở thuộc các Bộ, ngành ở Trung ương, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài;

b) Giám đốc Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy cấp tỉnh, Trưởng phòng Phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ Công an cấp tỉnh, cấp, đổi, cấp lại giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy cho các doanh nghiệp, cơ sở ở địa phương và những trường hợp do Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ ủy quyền.

Điều 20. Chứng chỉ về phòng cháy và chữa cháy

1. Chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức về phòng cháy và chữa cháy do cơ sở có chức năng đào tạo nghiệp vụ về phòng cháy và chữa cháy cấp và có giá trị sử dụng trên phạm vi toàn quốc.

2. Thủ tục cấp chứng chỉ hành nghề tư vấn về phòng cháy và chữa cháy

a) Hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề tư vấn về phòng cháy và chữa cháy, gồm 02 bộ (kèm theo 02 ảnh màu cỡ 3×4), cụ thể:

– Đơn đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề tư vấn về phòng cháy và chữa cháy kèm theo bản khai kinh nghiệm công tác chuyên môn có liên quan đến lĩnh vực đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề tư vấn (mẫu số PC23);

– Bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu văn bằng, chứng chỉ có liên quan đến nội dung đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề tư vấn về phòng cháy và chữa cháy.

b) Trong thời hạn 35 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định tại Điểm a Khoản này, Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ có trách nhiệm xem xét, cấp chứng chỉ hành nghề tư vấn về phòng cháy và chữa cháy cho cá nhân (mẫu số PC24).

3. Thủ tục cấp lại chứng chỉ hành nghề tư vấn về phòng cháy và chữa cháy khi chứng chỉ hết thời hạn sử dụng hoặc bị mất; đổi chứng chỉ khi bị hỏng hoặc cá nhân đề nghị bổ sung nội dung hành nghề tư vấn mới, cụ thể:

a) Trường hợp cấp lại chứng chỉ hành nghề tư vấn, cá nhân phải làm đơn đề nghị cấp lại (mẫu số PC23) gửi cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy đã cấp trước đó;

b) Trường hợp đổi chứng chỉ hành nghề tư vấn do bị hỏng, ngoài việc gửi đơn đề nghị, cá nhân còn phải nộp lại chứng chỉ cũ đã cấp;

c) Trường hợp đổi chứng chỉ hành nghề tư vấn khi bổ sung nội dung hành nghề tư vấn mới, cá nhân phải nộp hồ sơ, gồm: Đơn đề nghị (mẫu số PC23); bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu văn bằng, chứng chỉ có liên quan đến nội dung đề nghị đổi chứng chỉ hành nghề tư vấn.

d) Thời hạn cấp lại, đổi chứng chỉ hành nghề tư vấn

– Thời hạn cấp lại, đổi chứng chỉ hành nghề tư vấn do bị hỏng là 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn đề nghị;

– Thời hạn đổi chứng chỉ hành nghề tư vấn khi cá nhân đề nghị bổ sung nội dung hành nghề tư vấn mới là 35 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

4. Chứng chỉ hành nghề tư vấn về phòng cháy và chữa cháy có giá trị sử dụng trên phạm vi toàn quốc và có thời hạn 05 năm, kể từ ngày cấp.

Điều 21. Quy định về biểu mẫu

Ban hành kèm theo Thông tư này các biểu mẫu để sử dụng trong công tác phòng cháy và chữa cháy (Phụ lục II); cụ thể:

1. Giấy phép vận chuyển chất, hàng nguy hiểm về cháy, nổ (Mẫu số PC01).

2. Đơn đề nghị cấp giấy phép vận chuyển chất, hàng nguy hiểm về cháy, nổ (Mẫu số PC02).

3. Giấy chứng nhận thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy (Mẫu số PC03).

4. Mẫu dấu thẩm duyệt về phòng cháy và chữa cháy (Mẫu số PC04).

5. Biên bản kiểm tra về phòng cháy và chữa cháy (Mẫu số PC05).

6. Văn bản thông báo về việc bảo đảm các điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy (Mẫu số PC06).

7. Quyết định tạm đình chỉ hoạt động (Mẫu số PC07).

8. Quyết định đình chỉ hoạt động (Mẫu số PC08).

9. Đơn đề nghị cho phục hồi hoạt động (Mẫu số PC09).

10. Quyết định cho phục hồi hoạt động (Mẫu số PC10).

11. Phương án chữa cháy của cơ sở (Mẫu số PC11).

12. Phương án chữa cháy của Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy (Mẫu số PC12).

13. Lệnh huy động lực lượng, phương tiện và tài sản để chữa cháy (Mẫu số PC13).

14. Đơn đăng ký dự lớp huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy (Mẫu số PC14).

15. Giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy (Mẫu số PC15).

16. Quyết định điều động lực lượng dân phòng, lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở và chuyên ngành tham gia hoạt động phòng cháy và chữa cháy (Mẫu số PC16).

17. Đơn đề nghị kiểm định phương tiện phòng cháy và chữa cháy (Mẫu số PC17).

18. Biên bản kiểm định phương tiện phòng cháy và chữa cháy (Mẫu số PC18).

19. Giấy chứng nhận kiểm định phương tiện phòng cháy và chữa cháy (Mẫu số PC19).

20. Tem kiểm định phương tiện phòng cháy và chữa cháy (Mẫu số PC20).

21. Đơn đề nghị cấp/cấp lại/đổi giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy (Mẫu số PC21).

22. Giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy (Mẫu số PC22).

23. Đơn đề nghị cấp/cấp lại/đổi chứng chỉ hành nghề tư vấn về phòng cháy và chữa cháy và bản khai kinh nghiệm công tác chuyên môn trong hoạt động phòng cháy và chữa cháy (Mẫu số PC23).

24. Chứng chỉ hành nghề tư vấn về phòng cháy và chữa cháy (Mẫu số PC24).

Công an các đơn vị, địa phương khi in các biểu mẫu quy định tại Điều này phải in thống nhất trên khổ giấy A4 (trừ các biểu mẫu PC01, PC03, PC04, PC15, PC19, PC20, PC22 và PC24 do Cục Cảnh sát phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ in, cấp phát) và không được tự ý thay đổi nội dung biểu mẫu; có trách nhiệm quản lý việc in, cấp phát, sử dụng biểu mẫu và có sổ sách để theo dõi.

Chương III

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 22. Hiệu lực thi hành

Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 06 tháng 02 năm 2015 và thay thế Thông tư số 11/2014/TT-BCA ngày 12/3/2014 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định chi tiết thi hành một số điều của Nghị định số 35/2003/NĐ-CP ngày 04/4/2003 và Nghị định số 46/2012/NĐ-CP ngày 22/5/2012 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật phòng cháy và chữa cháy và Chương III Thông tư số 35/2010/TT-BCA ngày 11/10/2010 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định về cấp giấy phép vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp và hàng nguy hiểm.

Điều 23. Trách nhiệm thi hành

1. Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ có trách nhiệm chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện Thông tư này.

2. Các Tổng cục trưởng, Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Bộ Công an, Giám đốc Công an, Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.

Trong quá trình thực hiện Thông tư này, nếu có khó khăn, vướng mắc, Công an các đơn vị, địa phương, cơ quan, tổ chức, cá nhân báo cáo về Bộ Công an (qua Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ) để kịp thời hướng dẫn.

THÔNG TƯ 66 PCCC

 Nơi nhận:
– Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
– Các đồng chí Thứ trưởng Bộ Công an;
– UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
– Các Tổng cục, đơn vị trực thuộc Bộ Công an;
– Công an, Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
– Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật Bộ Tư pháp;
– Công báo;
– Website Chính phủ;
Lưu: VT, V19, C66.
THÔNG TƯ 66 PCCC

PCCC Bắc Giang: Cháy lớn thiệt hại hàng trăm Ha rừng

PCCC Bắc Giang Từ một đám cháy rừng tại khu vực khe Hang Cạn, thôn Tân Độ, xã Tân Liễu, huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang từ chiều ngày 7-12, đến nay, đám cháy đã lan ra các cánh rừng thuộc xã Nham Sơn và thị trấn Neo, Yên Dũng tỉnh Bắc Giang với hàng trăm ha rừng bị thiệt hại.

Cháy rừng thiệt hại lớn ở Bắc Giang

PCCC Bắc Giang – Lực lượng Phòng cháy chữa cháy (PCCC), Công an tỉnh Bắc Giang đỗ dọc hai bên cùng hàng chục xe quân sự chở cán bộ, chiến sĩ công an và quân đội tới tham gia chữa cháy. Tuy nhiên, do đám cháy ở trên núi cao nên tất cả các xe cứu hỏa không tiếp cận được hiện trường. Hàng trăm chiến sĩ thuộc lực lượng công an, kiểm lâm, quân đội và người dân tham gia dập lửa. Mặc cho ngọn lửa bốc cao với sức nóng khủng khiếp, nhiều chiến sĩ vẫn lăn xả vào chặt cây, dọn thực bì làm đường băng trắng ngăn lửa lan rộng.

Do  lớp thực bì quá dày lại mọc trên triền núi dốc nên lực lượng phòng cháy chữa cháy (PCCC)gần như bất lực bởi dập tắt chỗ này thì chỗ khác lại bùng phát mạnh hơn. Ông Dương Thanh Tùng, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, ngành đã chỉ đạo toàn bộ lực lượng Kiểm lâm trong tỉnh tham gia dập lửa, với phương châm chưa dập tắt các đám cháy thì không ai được rời khỏi hiện trường.

Cháy rừng gây thiệt hại lớn

Hiện các lực lượng phòng cháy chữa cháy tỉnh Bắc Giang vẫn đang nỗ lực dập lửa bằng các biện pháp thô sơ, bởi địa hình núi cao hiểm trở khó tiếp cận các đám cháy.

Theo Báo Nhân Dân

Giải quyết hậu quả cháy nhà máy Rạng Đông: Ai chịu chi phí tẩy độc?

Giải quyết hậu quả vụ cháy Nhà máy Rạng Đông
Sau hơn 20 ngày, công việc tẩy độc, dọn dẹp hiện trường vụ cháy kho xưởng Công ty Rạng Đông đã hoàn tất. Đã có 120.000 lít dung dịch và 4 tấn hóa chất chống lan tỏa, phát tán thủy ngân ra ngoài môi trường được sử dụng để trả lại môi trường trong sạch cho khu vực nhà xưởng Rạng Đông.

Tính đến ngày 4/10, sau 21 ngày làm việc, Công ty Cổ phần Môi trường đô thị và công nghiệp 10 (Urenco 10) huy động 12 máy công trình các loại, 30 ô tô chuyên dụng với 1.680 lượt công nhân để dọn dẹp 6.000 m2 nhà xưởng, vận chuyển xong khoảng 1.200 tấn tro xỉ và 1.300 tấn chất thải xây dựng nhà xưởng sau cháy.

Giải quyết hậu quả vụ cháy Nhà máy Rạng Đông

Từ ngày 12/9 đến 5/10, trung bình mỗi ngày, Binh chủng Hóa học duy trì tại đây 60 cán bộ, chiến sĩ và nhiều lượt phương tiện, khí tài phòng hóa chuyên dụng. Trong đó, có những phương tiện, khí tài lần đầu được sử dụng để quan trắc môi trường cả ngày lẫn đêm. Đã có 120.000 lít dung dịch và 4 tấn hóa chất chống lan tỏa, phát tán thủy ngân ra ngoài môi trường được sử dụng để trả lại môi trường trong sạch cho khu vực nhà xưởng Rạng Đông.

Giải quyết hậu quả vụ cháy Nhà máy Rạng Đông
Giải quyết hậu quả vụ cháy Nhà máy Rạng Đông

Các chiến sỹ đang thực hiện tẩy độc tại Công ty Rạng Đông (Nguồn: Tiền phong)

Giải quyết hậu quả vụ cháy Nhà máy Rạng Đông

Được biết, Urenco 10 đã ký hợp đồng vận chuyển và xử lý chất độc hại với Công ty Rạng Đông nhưng chưa hé lộ số tiền cụ thể.

Ngoài ra, còn nhiều những chi phí khác như khảo sát hiện trường, lấy mẫu, họp hành, chi phí tổ chức khám sức khỏe miễn phí cho hàng nghìn người dân sống quanh Cty Rạng Đông, thuộc hai phường Hạ Đình và Thanh Xuân Trung, từ ngày 6/9 đến 12/9. Trong đó 320 người phải vào viện lấy mẫu xét nghiệm thủy ngân…

Về vấn đề này, Báo Tiền phong dẫn lời Thượng tá Đậu Xuân Hoài, Phó Viện trưởng Viện Hóa học và Môi trường Quân sự (Binh chủng Hóa học), cho hay, trong văn bản về triển khai công tác tẩy độc, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung đã chỉ rõ, Công ty Rạng Đông phải chịu chi phí. Tuy nhiên, đến thời điểm này, mọi chi phí tẩy độc, Binh chủng Hóa học đã ứng ra và đang chờ hướng dẫn thanh toán.

Theo ông Đậu Xuân Hoài, xăng xe, hóa chất được lấy từ kho của đơn vị do Bộ Quốc phòng cấp. Tiền công của cán bộ, chiến sỹ cũng đã được thanh toán theo chế độ. Những ngày xử lý tẩy độc, các cán bộ, chiến sỹ nhờ Công ty Rạng Đông nấu cơm hộ và đã thanh toán tiền đầy đủ… Còn việc thanh quyết toán như thế nào vẫn phải đợi hướng dẫn.

Thượng tá Hoài cũng cho hay, những năm qua, Binh chủng thực hiện nhiều nhiệm vụ tẩy độc nhưng không được thanh toán từ nguồn của các doanh nghiệp được tẩy độc, chẳng hạn việc Binh chủng lấy mẫu, tẩy độc tại Công ty Formosa.

Nghị Định 79/2014/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành Luật PCCC

QUY ĐỊNH CHI TIẾT THI HÀNH MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY VÀ LUẬT SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Luật Phòng cháy và chữa cháy ngày 29 tháng 6 năm 2001; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy ngày 22 tháng 11 năm 2013;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công an,

Chính phủ ban hành Nghị định quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy.

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Nghị định này quy định về hoạt động phòng cháy và chữa cháy, tổ chức lực lượng, phương tiện phòng cháy và chữa cháy, đầu tư cho hoạt động phòng cháy và chữa cháy, trách nhiệm của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp trong hoạt động phòng cháy và chữa cháy.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Nghị định này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, hộ gia đình trong hoạt động phòng cháy và chữa cháy và cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến hoạt động phòng cháy và chữa cháy tại Việt Nam.

Điều 3. Giáo dục, bồi dưỡng kiến thức về phòng cháy và chữa cháy

Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với Bộ Công an xây dựng nội dung, thời lượng bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng về phòng cháy và chữa cháy để lồng ghép vào chương trình giảng dạy, hoạt động ngoại khóa trong nhà trường và cơ sở giáo dục khác phù hợp với từng cấp học, ngành học.

Điều 4. Phụ lục

Ban hành kèm theo Nghị định này các phụ lục về danh mục cơ sở, dự án, công trình thuộc diện quản lý về phòng cháy, chữa cháy, phương tiện phòng cháy, chữa cháy và quy cách cờ hiệu, biển hiệu, băng sử dụng trong chữa cháy:

1. Phụ lục I: Danh mục cơ sở thuộc diện quản lý về phòng cháy và chữa cháy.

2. Phụ lục II: Danh mục cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ.

3. Phụ lục III: Danh mục cơ sở thuộc diện phải thông báo với cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy về việc bảo đảm các điều kiện an toàn phòng cháy và chữa cháy trước khi đưa vào sử dụng.

4. Phụ lục IV: Danh mục dự án, công trình do cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy.

5. Phụ lục V: Danh mục phương tiện phòng cháy và chữa cháy.

6. Phụ lục VI: Quy cách các tín hiệu ưu tiên và tín hiệu sử dụng trong chữa cháy.

Chương II

PHÒNG CHÁY

Điều 5. Cơ sở thuộc diện quản lý về phòng cháy và chữa cháy

Cơ sở thuộc diện quản lý về phòng cháy và chữa cháy là nơi sản xuất, kinh doanh, công trình công cộng, trụ sở làm việc, khu chung cư và các công trình độc lập theo quy định tại Khoản 1 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này. Cơ quan, tổ chức có thể có một hoặc nhiều cơ sở.

Điều 6. Cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ

Cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ quy định tại Khoản 4 Điều 3 Luật Phòng cháy và chữa cháy là cơ sở thuộc diện quản lý về phòng cháy và chữa cháy quy định tại Điều 5 Nghị định này nhưng có yêu cầu cao về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy được quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này.

Điều 7. Điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy đối với cơ sở

1. Cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này phải bảo đảm các điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy sau đây:

a) Có quy định, nội quy, biển cấm, biển báo, sơ đồ hoặc biển chỉ dẫn về phòng cháy và chữa cháy, thoát nạn phù hợp với đặc điểm và tính chất hoạt động của cơ sở.

b) Có quy định và phân công chức trách, nhiệm vụ phòng cháy và chữa cháy trong cơ sở.

c) Hệ thống điện, chống sét, chống tĩnh điện; thiết bị sử dụng điện, sinh lửa, sinh nhiệt; việc sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt phải bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy.

d) Có quy trình kỹ thuật an toàn về phòng cháy và chữa cháy phù hợp với điều kiện sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.

đ) Có lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở, chuyên ngành được huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy và tổ chức thường trực sẵn sàng chữa cháy đáp ứng yêu cầu chữa cháy tại chỗ.

e) Có phương án chữa cháy, thoát nạn đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định tại Điều 21 Nghị định này.

g) Có hệ thống giao thông, cấp nước, thông tin liên lạc phục vụ chữa cháy, hệ thống báo cháy, chữa cháy, ngăn cháy, phương tiện phòng cháy và chữa cháy khác, phương tiện cứu người phù hợp với tính chất, đặc điểm của cơ sở bảo đảm về số lượng, chất lượng và hoạt động phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về phòng cháy và chữa cháy hoặc theo quy định của Bộ Công an.

h) Có văn bản thẩm duyệt, kiểm tra nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy của cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy đối với công trình quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định này.

i) Có hồ sơ quản lý, theo dõi hoạt động phòng cháy và chữa cháy theo quy định của Bộ Công an.

2. Các cơ sở thuộc diện quản lý về phòng cháy và chữa cháy quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này nhưng không phải là cơ sở nguy hiểm về cháy, nổ phải bảo đảm điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy theo quy định tại Khoản 1 Điều này phù hợp với quy mô, tính chất hoạt động của cơ sở đó và phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về phòng cháy và chữa cháy.

3. Điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy quy định tại Khoản 1 Điều này phải được tổ chức thực hiện và duy trì trong suốt quá trình hoạt động.

Điều 8. Điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy đối với khu dân cư

1. Có quy định, nội quy về phòng cháy và chữa cháy, về sử dụng điện, sử dụng lửa và các chất dễ cháy, nổ; có biển cấm, biển báo, sơ đồ hoặc biển chỉ dẫn về phòng cháy và chữa cháy, thoát nạn phù hợp với đặc điểm của khu dân cư.

2. Có thiết kế và phải được thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy đối với khu dân cư xây dựng mới.

3. Hệ thống điện bảo đảm tiêu chuẩn an toàn về phòng cháy và chữa cháy.

4. Có hệ thống giao thông, nguồn nước phục vụ chữa cháy, giải pháp chống cháy lan, phương tiện phòng cháy và chữa cháy bảo đảm số lượng và chất lượng theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về phòng cháy và chữa cháy hoặc theo quy định của Bộ Công an.

5. Có phương án chữa cháy và thoát nạn đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định tại Điều 21 Nghị định này.

6. Có lực lượng dân phòng được huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy và tổ chức thường trực sẵn sàng chữa cháy đáp ứng yêu cầu chữa cháy tại chỗ.

7. Có hồ sơ quản lý, theo dõi hoạt động phòng cháy và chữa cháy theo quy định của Bộ Công an.

Điều 9. Điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy đối với hộ gia đình

1. Nơi đun nấu, nơi thờ cúng, nơi có sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt, thiết bị sinh lửa, sinh nhiệt, hệ thống điện, thiết bị sử dụng điện phải bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy.

2. Tài sản, vật tư, chất cháy phải được bố trí, sắp xếp, bảo quản và sử dụng đúng quy định an toàn về phòng cháy và chữa cháy.

3. Có phương tiện chữa cháy phù hợp với đặc điểm hoạt động và điều kiện của từng hộ gia đình.

Điều 10. Điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy đối với phương tiện giao thông cơ giới

1. Phương tiện giao thông cơ giới từ 04 chỗ ngồi trở lên, phương tiện giao thông cơ giới vận chuyển chất, hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ phải bảo đảm và duy trì các điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy sau đây:

a) Có quy định, nội quy, biển cấm, biển báo, sơ đồ hoặc biển chỉ dẫn về phòng cháy và chữa cháy, thoát nạn phù hợp với đặc điểm, tính chất hoạt động của phương tiện.

b) Quy trình vận hành phương tiện; hệ thống điện, nhiên liệu; việc bố trí, sắp xếp người, vật tư, hàng hóa trên phương tiện phải bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy.

c) Người điều khiển phương tiện giao thông cơ giới phải được học tập kiến thức về phòng cháy và chữa cháy trong quá trình đào tạo cấp giấy phép điều khiển phương tiện theo quy định của Bộ Giao thông vận tải.

d) Người điều khiển phương tiện giao thông cơ giới có phụ cấp trách nhiệm theo quy định của pháp luật về chế độ tiền lương và phụ cấp trách nhiệm đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang và người điều khiển, người làm việc, người phục vụ trên phương tiện giao thông cơ giới có từ 30 chỗ ngồi trở lên và trên phương tiện giao thông cơ giới chuyên dùng để vận chuyển các chất, hàng nguy hiểm về cháy, nổ phải có giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy do cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy có thẩm quyền cấp.

đ) Có phương tiện chữa cháy phù hợp với yêu cầu, tính chất, đặc điểm của phương tiện, bảo đảm về số lượng, chất lượng và hoạt động theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về phòng cháy và chữa cháy hoặc theo quy định của Bộ Công an.

2. Phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy gồm tàu thủy, tàu hỏa chuyên dùng để vận chuyển hành khách, vận chuyển xăng, dầu, chất lỏng dễ cháy, khí cháy, vật liệu nổ, hóa chất có nguy hiểm về cháy, nổ phải bảo đảm và duy trì các điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy sau đây:

a) Các điều kiện quy định tại Khoản 1 Điều này phù hợp với đặc điểm, tính chất hoạt động của phương tiện.

b) Có văn bản thẩm duyệt, kiểm tra nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy của cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy.

3. Phương tiện giao thông cơ giới khi vận chuyển các chất, hàng nguy hiểm về cháy, nổ trên đường thủy nội địa, đường sắt, đường bộ phải có giấy phép vận chuyển chất, hàng nguy hiểm về cháy, nổ do cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy cấp theo quy định của pháp luật về vận chuyển hàng hóa nguy hiểm, trên đường thủy nội địa, đường sắt, đường bộ (trừ các trường hợp thuộc thẩm quyền của Bộ Quốc phòng).

Bộ Công an quy định cụ thể mẫu, thủ tục và phân cấp thẩm quyền cấp giấy phép vận chuyển chất, hàng nguy hiểm về cháy, nổ.

Điều 11. Điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy đối với công trình cao tầng, nhà khung thép mái tôn

Công trình cao tầng, nhà khung thép mái tôn là cơ sở quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này, ngoài việc đáp ứng các điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy quy định tại Khoản 1 Điều 7 Nghị định này còn phải bảo đảm các điều kiện sau:

1. Đối với công trình cao tầng có chiều cao trên 09 tầng hoặc từ 25 m trở lên:

a) Kết cấu xây dựng của nhà phải có giới hạn chịu lửa phù hợp với tính chất sử dụng và chiều cao của nhà theo quy định của tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về phòng cháy và chữa cháy.

b) Tường, vách ngăn và trần treo của đường thoát nạn, lối thoát nạn, buồng thang thoát nạn, các gian phòng công cộng tập trung đông người không được sử dụng vật liệu trang trí nội thất, vật liệu cách âm, cách nhiệt là vật liệu dễ cháy.

2. Đối với nhà khung thép mái tôn có diện tích vượt quá diện tích khoang ngăn cháy theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về phòng cháy và chữa cháy phải bảo đảm các điều kiện sau:

a) Có giải pháp chống cháy lan bằng kết cấu xây dựng hoặc hệ thống phòng cháy và chữa cháy.

b) Có giải pháp tăng giới hạn chịu lửa của cấu kiện xây dựng chủ yếu theo quy định của tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về phòng cháy và chữa cháy nhằm hạn chế nguy cơ sụp đổ khi xảy ra cháy.

Điều 12. Yêu cầu phòng cháy và chữa cháy khi lập quy hoạch, dự án xây dựng mới hoặc cải tạo đô thị, khu dân cư, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao

Khi lập quy hoạch dự án xây dựng mới hoặc cải tạo đô thị, khu dân cư, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao phải bảo đảm các nội dung sau:

1. Địa điểm xây dựng công trình, cụm công trình, bố trí các khu đất, các lô nhà phải bảo đảm chống cháy lan, giảm tối thiểu tác hại của nhiệt, khói bụi, khí độc do đám cháy sinh ra đối với các khu vực dân cư và công trình xung quanh.

2. Hệ thống giao thông, khoảng trống phải đủ kích thước và tải trọng bảo đảm cho phương tiện chữa cháy cơ giới triển khai các hoạt động chữa cháy.

3. Phải có hệ thống cấp nước chữa cháy; hệ thống thông tin liên lạc, cung cấp điện phải bảo đảm phục vụ các hoạt động chữa cháy, thông tin báo cháy.

4. Bố trí địa điểm xây dựng đơn vị Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy ở những nơi cần thiết và phù hợp với quy hoạch để bảo đảm cho các hoạt động thường trực sẵn sàng chiến đấu, tập luyện, bảo quản, bảo dưỡng phương tiện chữa cháy theo quy định của Bộ Công an.

5. Trong dự án phải có dự toán kinh phí cho các hạng mục phòng cháy và chữa cháy.

Điều 13. Yêu cầu về phòng cháy và chữa cháy khi lập dự án và thiết kế xây dựng công trình

Khi lập dự án và thiết kế xây dựng mới, cải tạo hoặc thay đổi tính chất sử dụng của công trình thuộc diện phải thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy phải bảo đảm các nội dung sau:

1. Địa điểm xây dựng công trình phải bảo đảm khoảng cách an toàn về phòng cháy và chữa cháy đối với các công trình xung quanh.

2. Bậc chịu lửa của công trình phải phù hợp với quy mô, tính chất hoạt động của công trình; có giải pháp bảo đảm ngăn cháy và chống cháy lan giữa các hạng mục của công trình và giữa công trình này với công trình khác.

3. Công nghệ sản xuất, hệ thống điện, chống sét, chống tĩnh điện, chống nổ của công trình và việc bố trí hệ thống kỹ thuật, thiết bị, vật tư phải bảo đảm các yêu cầu an toàn về phòng cháy và chữa cháy.

4. Lối thoát nạn (cửa, lối đi, hành lang, cầu thang thoát nạn), thiết bị chiếu sáng, thông gió hút khói, chỉ dẫn lối thoát nạn, báo tín hiệu; phương tiện cứu người phải bảo đảm cho việc thoát nạn nhanh chóng, an toàn.

5. Hệ thống giao thông, bãi đỗ phục vụ cho phương tiện chữa cháy cơ giới hoạt động phải bảo đảm kích thước và tải trọng; hệ thống cấp nước chữa cháy phải bảo đảm yêu cầu phục vụ chữa cháy.

6. Hệ thống báo cháy, chữa cháy và phương tiện chữa cháy khác phải bảo đảm số lượng; vị trí lắp đặt và các thông số kỹ thuật phù hợp với đặc điểm và tính chất hoạt động của công trình theo quy định của tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về phòng cháy và chữa cháy.

7. Trong dự án và thiết kế phải có dự toán kinh phí cho các hạng mục phòng cháy và chữa cháy.

Điều 14. Kinh phí phòng cháy và chữa cháy trong đầu tư, xây dựng

1. Kinh phí phòng cháy và chữa cháy trong đầu tư, xây dựng gồm các khoản kinh phí cho hạng mục phòng cháy và chữa cháy tại Điều 12 và Điều 13 Nghị định này và các khoản kinh phí khác phục vụ cho việc lập dự án thiết kế, thẩm duyệt, thử nghiệm, kiểm định, thi công, nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy.

2. Kinh phí phòng cháy và chữa cháy trong đầu tư, xây dựng và kinh phí để duy trì hoạt động của lực lượng, phương tiện phòng cháy và chữa cháy phải được bố trí ngay trong giai đoạn lập dự án quy hoạch, dự án đầu tư và thiết kế công trình.

Điều 15. Thiết kế và thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy

1. Thiết kế quy hoạch xây dựng, dự án đầu tư và thiết kế xây dựng mới, cải tạo hoặc thay đổi tính chất sử dụng công trình, hạng mục công trình, (sau đây gọi chung là dự án, công trình), phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy khi chế tạo mới hoặc hoán cải thuộc mọi nguồn vốn đầu tư phải tuân theo các quy định của tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về phòng cháy và chữa cháy. Việc lập dự án, thiết kế công trình quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định này và phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy phải do đơn vị tư vấn thiết kế có đủ năng lực và tư cách pháp nhân thực hiện.

2. Đối tượng thuộc diện phải thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy:

a) Các dự án, công trình quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định này khi xây dựng mới, cải tạo hoặc thay đổi tính chất sử dụng.

b) Phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy quy định tại Khoản 2 Điều 10 Nghị định này khi chế tạo mới hoặc hoán cải.

3. Hồ sơ thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy

Hồ sơ thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy gồm 02 bộ, có xác nhận của chủ đầu tư, chủ phương tiện, nếu hồ sơ bằng tiếng nước ngoài thì phải có bản dịch phần thuyết minh ra tiếng Việt kèm theo, cụ thể như sau:

a) Đối với dự án thiết kế quy hoạch, hồ sơ gồm:

– Văn bản đề nghị xem xét, cho ý kiến về giải pháp phòng cháy và chữa cháy của cơ quan phê duyệt dự án hoặc của chủ đầu tư (nếu ủy quyền cho một đơn vị khác thực hiện thì phải có văn bản ủy quyền kèm theo);

– Dự toán tổng mức đầu tư của dự án thiết kế quy hoạch;

– Các tài liệu và bản vẽ quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1:500 thể hiện những nội dung yêu cầu về giải pháp phòng cháy và chữa cháy quy định tại các Khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 12 Nghị định này.

b) Đối với thiết kế cơ sở, hồ sơ gồm:

– Văn bản đề nghị xem xét, cho ý kiến về giải pháp phòng cháy và chữa cháy của chủ đầu tư (nếu ủy quyền cho một đơn vị khác thực hiện thì phải có văn bản ủy quyền kèm theo);

– Bản sao văn bản cho phép đầu tư của cấp có thẩm quyền;

– Dự toán tổng mức đầu tư dự án, công trình;

– Bản vẽ và bản thuyết minh thiết kế cơ sở thể hiện những nội dung yêu cầu về giải pháp phòng cháy và chữa cháy quy định tại các Khoản 1, 2, 3, 4, 5 và 6 Điều 13 Nghị định này.

c) Đối với thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế bản vẽ thi công, hồ sơ gồm:

– Văn bản đề nghị thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy của chủ đầu tư (nếu ủy quyền cho một đơn vị khác thực hiện thì phải có văn bản ủy quyền kèm theo);

– Bản sao văn bản chấp thuận quy hoạch của cấp có thẩm quyền;

– Dự toán tổng mức đầu tư dự án, công trình;

– Bản vẽ và bản thuyết minh thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế bản vẽ thi công thể hiện những nội dung yêu cầu về phòng cháy và chữa cháy quy định tại các Khoản 1, 2, 3, 4, 5 và 6 Điều 13 Nghị định này.

d) Đối với chấp thuận địa điểm xây dựng công trình, hồ sơ gồm:

– Văn bản đề nghị chấp thuận địa điểm xây dựng về phòng cháy và chữa cháy của chủ đầu tư (nếu ủy quyền cho một đơn vị khác thực hiện thì phải có văn bản ủy quyền, kèm theo);

– Bản sao văn bản nêu rõ tính hợp pháp của khu đất dự kiến xây dựng công trình;

– Bản vẽ, tài liệu thể hiện rõ hiện trạng địa hình của khu đất có liên quan đến phòng cháy và chữa cháy như bậc chịu lửa của công trình, khoảng cách từ công trình dự kiến xây dựng đến các công trình xung quanh, hướng gió, cao độ công trình.

đ) Đối với thiết kế kỹ thuật phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy, hồ sơ gồm:

– Văn bản đề nghị thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy của chủ đầu tư, chủ phương tiện (nếu ủy quyền cho một đơn vị khác thực hiện thì phải có văn bản ủy quyền kèm theo);

– Bản sao văn bản của cấp có thẩm quyền cho phép đầu tư, chế tạo mới hoặc hoán cải phương tiện;

– Dự toán tổng mức đầu tư phương tiện;

– Bản vẽ và bản thuyết minh thiết kế kỹ thuật thể hiện giải pháp bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy đối với tính chất hoạt động và đặc điểm nguy hiểm cháy, nổ của phương tiện; điều kiện ngăn cháy, chống cháy lan, thoát nạn, cứu người khi có cháy xảy ra; giải pháp bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy đối với hệ thống điện, hệ thống nhiên liệu và động cơ; hệ thống báo cháy, chữa cháy và phương tiện chữa cháy khác; hệ thống, thiết bị phát hiện và xử lý sự cố rò rỉ các chất khí, chất lỏng nguy hiểm về cháy, nổ.

4. Trình tự thẩm duyệt thiết kế phòng cháy và chữa cháy

a) Cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy đối với hồ sơ thiết kế kỹ thuật hoặc hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công của dự án, công trình.

Đối với hồ sơ thiết kế quy hoạch tỷ lệ 1: 500 của dự án thiết kế quy hoạch và hồ sơ thiết kế cơ sở của dự án, công trình, cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy có trách nhiệm trả lời bằng văn bản về giải pháp phòng cháy và chữa cháy.

b) Công trình có nguy hiểm về cháy, nổ nêu tại các Mục 14, 16 và 20 của Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định này phải có văn bản chấp thuận về địa điểm xây dựng của cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy trước khi tiến hành thiết kế công trình.

c) Phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy, cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy đối với hồ sơ thiết kế kỹ thuật.

5. Thời hạn thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy

Thời hạn thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy được tính kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cụ thể như sau:

a) Dự án thiết kế quy hoạch: Không quá 10 ngày làm việc.

b) Chấp thuận địa điểm xây dựng công trình: Không quá 05 ngày làm việc.

c) Thiết kế cơ sở: Không quá 10 ngày làm việc đối với dự án nhóm A; không quá 05 ngày làm việc đối với dự án nhóm B và C.

d) Thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế bản vẽ thi công: Không quá 15 ngày làm việc đối với dự án, công trình nhóm A; không quá 10 ngày làm việc đối với dự án, công trình nhóm B và C.

Phân nhóm dự án, công trình các nhóm A, B, C nêu trên được thực hiện theo quy định của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình.

đ) Thiết kế kỹ thuật phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy: Không quá 10 ngày làm việc.

6. Dự án, công trình không thuộc danh mục quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định này khi xây dựng mới, cải tạo hoặc thay đổi tính chất sử dụng vẫn phải thiết kế bảo đảm yêu cầu về phòng cháy và chữa cháy theo quy định của tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về phòng cháy và chữa cháy nhưng không bắt buộc phải thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy.

7. Nội dung thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy đối với dự án thiết kế quy hoạch phải theo đúng quy định tại các Khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 12 Nghị định này; đối với thiết kế công trình phải theo đúng quy định tại các Khoản 1, 2, 3, 4, 5 và 6 Điều 13 Nghị định này.

Kết quả thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy là một trong những căn cứ để xem xét, phê duyệt dự án và cấp giấy phép xây dựng.

8. Bộ Công an quy định về phân cấp thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy đối với các dự án, công trình, phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy; hướng dẫn nội dung và trình tự thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy.

9. Bộ Tài chính chủ trì, thống nhất với Bộ Công an quy định việc thu và sử dụng phí thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy. Phí thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy, được xác định trong tổng mức đầu tư của dự án, công trình và phương tiện giao thông cơ giới.

Điều 16. Trách nhiệm của chủ đầu tư, chủ phương tiện giao thông cơ giới, đơn vị tư vấn dự án, giám sát thi công, đơn vị tư vấn thiết kế, nhà thầu xây dựng, cơ quan phê duyệt dự án, cơ quan cấp giấy phép xây dựng và cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy trong đầu tư, xây dựng công trình

1. Trách nhiệm của chủ đầu tư, chủ phương tiện giao thông cơ giới:

a) Lập dự án thiết kế theo đúng quy định, tại Khoản 1 Điều 15 Nghị định này. Trình hồ sơ thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy cho cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy đối với phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy, dự án, công trình quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định này.

b) Tổ chức thi công, kiểm tra, giám sát thi công theo đúng thiết kế về phòng cháy và chữa cháy đã được thẩm duyệt. Trường hợp trong quá trình thi công nếu có sự thay đổi về thiết kế và thiết bị phòng cháy và chữa cháy thì phải giải trình hoặc thiết kế bổ sung và phải được thẩm duyệt lại.

c) Tổ chức nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy đối với phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy, dự án, công trình quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định này.

d) Đối với các cơ sở quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này và phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy trước khi đưa vào hoạt động, người đứng đầu cơ sở, chủ phương tiện phải thông báo với cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy về việc bảo đảm các điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy.

đ) Bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy đối với công trình trong suốt quá trình xây dựng đến khi nghiệm thu, bàn giao đưa vào sử dụng.

2. Trách nhiệm của đơn vị tư vấn dự án và giám sát thi công:

Chịu trách nhiệm trước pháp luật và chủ đầu tư trong việc thực hiện các nội dung về phòng cháy và chữa cháy theo cam kết trong hợp đồng ký kết giữa chủ đầu tư và đơn vị tư vấn.

3. Trách nhiệm của đơn vị tư vấn thiết kế:

a) Thiết kế bảo đảm các yêu cầu về phòng cháy và chữa cháy; chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm thiết kế trong thời gian xây dựng và sử dụng công trình.

b) Thực hiện giám sát tác giả trong quá trình thi công xây lắp công trình.

c) Tham gia nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy.

4. Trách nhiệm của nhà thầu thi công xây dựng:

a) Thi công theo đúng thiết kế về phòng cháy và chữa cháy đã được thẩm duyệt.

b) Bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy thuộc phạm vi quản lý của mình trong suốt quá trình thi công đến khi bàn giao công trình.

c) Lập hồ sơ hoàn công; chuẩn bị các tài liệu và điều kiện để phục vụ công tác nghiệm thu và tham gia nghiệm thu công trình.

5. Trách nhiệm của cơ quan phê duyệt dự án và cơ quan cấp giấy phép xây dựng:

a) Cơ quan phê duyệt dự án, công trình quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định này, trước khi phê duyệt thì tùy từng dự án, công trình phải có giấy chứng nhận thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy, văn bản chấp thuận địa điểm xây dựng, văn bản về giải pháp phòng cháy và chữa cháy của cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy.

b) Cơ quan cấp giấy phép xây dựng, trước khi cấp giấy phép có trách nhiệm yêu cầu chủ đầu tư xuất trình giấy chứng nhận thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy của cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy đối với các dự án, công trình quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định này.

6. Trách nhiệm của cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy:

a) Xem xét, trả lời về giải pháp phòng cháy và chữa cháy đối với hồ sơ thiết kế quy hoạch, hồ sơ thiết kế cơ sở; chấp thuận địa điểm xây dựng công trình; thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy đối với hồ sơ thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế bản vẽ thi công dự án, công trình quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định này và phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy.

b) Kiểm định thiết bị, phương tiện phòng cháy và chữa cháy; kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy trong quá trình thi công xây dựng.

c) Kiểm tra nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy đối với các dự án, công trình, phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy theo thẩm quyền.

Điều 17. Nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy

1. Dự án, công trình, phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy đã, được thẩm duyệt về phòng cháy và chữa cháy, trước khi đưa vào sử dụng phải được chủ đầu tư, chủ phương tiện tổ chức nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy.

Nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy bao gồm nghiệm thu từng phần, từng giai đoạn, từng hạng mục và nghiệm thu bàn giao; riêng đối với các bộ phận, của công trình, phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy khi thi công bị che khuất thì phải được nghiệm thu trước khi tiến hành các công việc tiếp theo.

2. Thủ tục nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy:

a) Các đối tượng quy định tại Khoản 2 Điều 15 Nghị định này phải được chủ đầu tư, chủ phương tiện tổ chức nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy và trước khi đưa vào sử dụng chủ đầu tư, chủ phương tiện phải thông báo cho cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy đã thẩm duyệt trước đó đến kiểm tra nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy.

b) Hồ sơ nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy gồm:

– Bản sao giấy chứng nhận thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy của cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy;

– Bản sao giấy chứng nhận kiểm định phương tiện phòng cháy và chữa cháy đã lắp đặt trong công trình, phương tiện giao thông cơ giới;

– Các biên bản thử nghiệm, nghiệm thu từng phần và nghiệm thu tổng thể các hạng mục, hệ thống phòng cháy và chữa cháy;

– Các bản vẽ hoàn công hệ thống phòng cháy và chữa cháy và các hạng mục liên quan đến phòng cháy và chữa cháy phù hợp với hồ sơ thiết kế đã được thẩm duyệt;

– Tài liệu, quy trình hướng dẫn vận hành, bảo dưỡng các thiết bị, hệ thống phòng cháy và chữa cháy của công trình, phương tiện giao thông cơ giới;

– Văn bản nghiệm thu hoàn thành hệ thống, thiết bị có liên quan về phòng cháy và chữa cháy.

Các văn bản, tài liệu nêu trên phải có xác nhận của chủ đầu tư, chủ phương tiện, nhà thầu, đơn vị tư vấn thiết kế. Nếu hồ sơ thể hiện bằng tiếng nước ngoài thì phải dịch ra tiếng Việt.

c) Cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy kiểm tra nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy theo các nội dung sau:

– Kiểm tra nội dung và tính pháp lý của hồ sơ nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy do chủ đầu tư, chủ phương tiện giao thông cơ giới chuẩn bị;

– Kiểm tra việc thi công, lắp đặt phương tiện, thiết bị phòng cháy và chữa cháy của công trình, phương tiện giao thông cơ giới theo thiết kế đã thẩm duyệt;

– Tổ chức kiểm tra thử nghiệm hoạt động thực tế của các phương tiện, thiết bị phòng cháy và chữa cháy của công trình, phương tiện giao thông cơ giới khi xét thấy cần thiết.

d) Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày thông qua biên bản kiểm tra nghiệm thu, cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy có trách nhiệm xem xét, nếu đạt các yêu cầu thì ra văn bản nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy.

đ) Văn bản nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy của cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy là một trong những căn cứ để chủ đầu tư nghiệm thu, quyết toán và đưa công trình, phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy vào sử dụng.

Điều 18. Kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy

1. Nội dung kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy gồm:

a) Điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy của cơ sở, khu dân cư, hộ gia đình, rừng, phương tiện giao thông cơ giới theo quy định của Luật Phòng cháy và chữa cháy, Nghị định này và các quy định của pháp luật có liên quan.

b) Việc thực hiện trách nhiệm phòng cháy và chữa cháy của từng đối tượng quy định tại Luật Phòng cháy và chữa cháy, Nghị định này và các quy định của pháp luật có liên quan.

c) Việc chấp hành các quy định của Luật Phòng cháy và chữa cháy, Nghị định này, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, các quy định của pháp luật có liên quan và các yêu cầu về phòng cháy và chữa cháy của cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy.

2. Kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy được tiến hành thường xuyên, định kỳ, đột xuất theo quy định sau đây:

a) Người đứng đầu cơ sở, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, chủ phương tiện giao thông cơ giới, chủ rừng, chủ hộ gia đình có trách nhiệm tổ chức kiểm tra thường xuyên, định kỳ, đột xuất về an toàn phòng cháy và chữa cháy trong phạm vi quản lý của mình.

b) Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện trở lên có trách nhiệm tổ chức kiểm tra định kỳ và đột xuất về an toàn phòng cháy và chữa cháy trong phạm vi quản lý của mình.

c) Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy có trách nhiệm kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy định kỳ hàng quý đối với các cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ và phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy; 6 tháng hoặc một năm đối với các đối tượng còn lại và kiểm tra đột xuất khi có dấu hiệu nguy hiểm, mất an toàn về phòng cháy và chữa cháy hoặc vi phạm quy định an toàn về phòng cháy và chữa cháy và khi có yêu cầu bảo vệ đặc biệt.

3. Bộ Công an quy định cụ thể về thủ tục kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy.

Điều 19. Tạm đình chỉ, đình chỉ hoạt động của cơ sở, phương tiện giao thông cơ giới, hộ gia đình, cá nhân không đảm bảo an toàn về phòng cháy và chữa cháy

1. Các trường hợp bị tạm đình chỉ hoạt động:

a) Trong môi trường nguy hiểm cháy, nổ xuất hiện nguồn lửa, nguồn nhiệt hoặc khi đang có nguồn lửa, nguồn nhiệt mà xuất hiện môi trường nguy hiểm cháy, nổ (sau đây gọi là nguy cơ trực tiếp phát sinh cháy, nổ).

b) Vi phạm quy định về phòng cháy và chữa cháy nếu không được ngăn chặn kịp thời thì có thể dẫn đến nguy cơ trực tiếp phát sinh cháy, nổ và có thể gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.

c) Vi phạm quy định về phòng cháy và chữa cháy đã được cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy yêu cầu khắc phục mà không khắc phục hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về phòng cháy và chữa cháy mà tiếp tục vi phạm.

2. Việc tạm đình chỉ hoạt động chỉ giới hạn trong phạm vi nhỏ nhất và theo nguyên tắc nguy cơ trực tiếp phát sinh cháy, nổ xuất hiện ở phạm vi nào hoặc vi phạm quy định về phòng cháy và chữa cháy ở phạm vi nào thì tạm đình chỉ hoạt động trong phạm vi đó.

3. Thời hạn tạm đình chỉ hoạt động được xác định căn cứ vào điều kiện, khả năng loại trừ nguy cơ trực tiếp phát sinh cháy, nổ, khả năng khắc phục vi phạm về phòng cháy và chữa cháy nhưng không vượt quá 30 ngày.

4. Cơ sở, phương tiện giao thông cơ giới, hộ gia đình và hoạt động của cá nhân bị tạm đình chỉ theo quy định tại Khoản 1 Điều này đã hết thời hạn tạm đình chỉ mà không khắc phục hoặc không thể khắc phục được và có nguy cơ cháy, nổ gây hậu quả nghiêm trọng thì bị đình chỉ hoạt động. Việc đình chỉ hoạt động có thể thực hiện đối với từng bộ phận hoặc toàn bộ cơ sở, phương tiện giao thông cơ giới, hộ gia đình và hoạt động của cá nhân.

5. Quyết định tạm đình chỉ, đình chỉ hoạt động được thể hiện bằng văn bản; trường hợp cấp thiết có thể ra quyết định tạm đình chỉ bằng lời nói và ngay sau đó phải thể hiện quyết định bằng văn bản.

Người đứng đầu cơ sở, cơ quan, tổ chức, chủ hộ gia đình, người điều khiển hoặc chủ phương tiện giao thông cơ giới và cá nhân khi nhận được quyết định tạm đình chỉ phải chấp hành ngay và có trách nhiệm loại trừ nguy cơ trực tiếp phát sinh cháy, nổ hoặc khắc phục vi phạm quy định về phòng cháy và chữa cháy trong thời gian ngắn nhất.

6. Thẩm quyền tạm đình chỉ, đình chỉ hoạt động được quy định như sau:

a) Bộ trưởng Bộ Công an hoặc người được ủy quyền được quyền quyết định tạm đình chỉ, đình chỉ hoạt động của bộ phận, toàn bộ cơ sở, phương tiện giao thông cơ giới, hộ gia đình, hoạt động của cá nhân trong phạm vi cả nước.

b) Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp được quyền quyết định tạm đình chỉ, đình chỉ hoạt động của bộ phận, toàn bộ cơ sở, phương tiện giao thông cơ giới, hộ gia đình, hoạt động của cá nhân thuộc phạm vi trách nhiệm quản lý của mình.

c) Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, Thủ trưởng cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy ở địa phương trong phạm vi thẩm quyền của mình được quyền quyết định tạm đình chỉ, đình chỉ hoạt động đối với từng bộ phận, toàn bộ cơ sở, phương tiện giao thông cơ giới, hộ gia đình, hoạt động của cá nhân.

d) Cán bộ, chiến sĩ Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy được tạm đình chỉ hoạt động đối với trường hợp quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều này và trong thời gian ngắn nhất sau khi tạm đình chỉ phải báo cáo người trực tiếp quản lý có thẩm quyền quyết định tạm đình chỉ.

7. Bộ Công an quy định cụ thể mẫu quyết định và thủ tục tạm đình chỉ, đình chỉ hoạt động.

Điều 20. Phục hồi hoạt động của cơ sở, phương tiện giao thông cơ giới, hộ gia đình và cá nhân

1. Trong thời hạn tạm đình chỉ hoạt động, nếu nguy cơ trực tiếp phát sinh cháy, nổ được loại trừ hoặc vi phạm quy định về phòng cháy và chữa cháy đã được khắc phục thì phải làm đơn gửi người có thẩm quyền đã ra quyết định tạm đình chỉ trước đó xem xét, quyết định cho phục hồi hoạt động.

2. Cơ sở, phương tiện giao thông cơ giới, hộ gia đình và cá nhân đã bị đình chỉ hoạt động, nếu sau đó đáp ứng đủ các điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy và muốn hoạt động trở lại thì phải làm đơn gửi người có thẩm quyền đã ra quyết định đình chỉ hoạt động trước đó xem xét, quyết định cho phục hồi hoạt động.

3. Quyết định phục hồi hoạt động được thể hiện bằng văn bản; trường hợp người có thẩm quyền sau khi quyết định tạm đình chỉ bằng lời nói mà nguy cơ trực tiếp phát sinh cháy, nổ hoặc vi phạm quy định về phòng cháy và chữa cháy đã được loại trừ hoặc khắc phục xong thì có thể quyết định phục hồi hoạt động bằng lời nói.

4. Người có thẩm quyền quyết định tạm đình chỉ, đình chỉ hoạt động có quyền quyết định phục hồi hoạt động.

5. Bộ Công an quy định cụ thể mẫu quyết định và thủ tục phục hồi hoạt động.

Chương III

CHỮA CHÁY

Điều 21. Phương án chữa cháy

1. Phương án chữa cháy phải bảo đảm các yêu cầu và nội dung cơ bản sau đây:

a) Nêu được tính chất, đặc điểm nguy hiểm về cháy, nổ, độc và các điều kiện liên quan đến hoạt động chữa cháy.

b) Đề ra tình huống cháy phức tạp nhất và một số tình huống cháy đặc trưng khác có thể xảy ra, khả năng phát triển của đám cháy theo các mức độ khác nhau.

c) Đề ra kế hoạch huy động, sử dụng lực lượng, phương tiện, tổ chức chỉ huy, biện pháp kỹ thuật, chiến thuật chữa cháy và các công việc phục vụ chữa cháy phù hợp với từng giai đoạn của từng tình huống cháy.

2. Trách nhiệm xây dựng phương án chữa cháy:

a) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, người đứng đầu cơ sở, trưởng thôn, chủ rừng, chủ phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy chịu trách nhiệm tổ chức xây dựng phương án chữa cháy sử dụng lực lượng, phương tiện tại chỗ trong phạm vi quản Iý của mình (sau đây gọi là phương án chữa cháy của cơ sở). Người đứng đầu cơ sở hạt nhân có trách nhiệm xây dựng phương án chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ đối với các tình huống cháy, nổ gây ra sự cố hạt nhân quy định tại các Điểm a, b và c Khoản 2 Điều 82 Luật Năng lượng nguyên tử.

Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, người đứng đầu cơ sở, khu dân cư thuộc danh mục do Bộ Công an quy định tại Điểm b Khoản này có trách nhiệm phối hợp với cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy xây dựng phương án chữa cháy cho khu dân cư, cơ sở do mình quản lý theo hướng dẫn của Bộ Công an.

b) Cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy có trách nhiệm xây dựng phương án chữa cháy đối với cơ sở, khu dân cư cần huy động lực lượng, phương tiện của Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy, của nhiều cơ quan, tổ chức, địa phương (sau đây gọi là phương án chữa cháy của Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy).

Bộ Công an quy định danh mục cơ sở, khu dân cư do cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy có trách nhiệm xây dựng phương án chữa cháy.

c) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có địa bàn giáp ranh giữa hai tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm phối hợp, chỉ đạo xây dựng và phê duyệt phương án chữa cháy để huy động, tổ chức lực lượng, phương tiện tham gia chữa cháy khi có cháy lớn, cháy có nguy cơ gây thiệt hại nghiêm trọng về người, tài sản xảy ra trên địa bàn giáp ranh giữa hai tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

d) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có cơ sở hạt nhân chịu trách nhiệm tổ chức xây dựng phương án chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ đối với tình huống cháy, nổ gây ra sự cố hạt nhân quy định tại Điểm d Khoản 2 Điều 82 Luật Năng lượng nguyên tử; có trách nhiệm xây dựng phương án phối hợp và tổ chức lực lượng tham gia chữa cháy đối với cơ sở, rừng trên địa bàn cấp xã giáp ranh của hai tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

đ) Bộ Công an chủ trì, phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Công Thương, Bộ Y tế, Bộ Quốc phòng, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có cơ sở hạt nhân và cơ quan, tổ chức liên quan xây dựng phương án chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ đối với tình huống cháy, nổ gây ra sự cố hạt nhân quy định tại Điểm đ Khoản 2 Điều 82 Luật Năng lượng nguyên tử.

e) Phương án chữa cháy phải được bổ sung, chỉnh lý kịp thời khi có những thay đổi về tính chất, đặc điểm nguy hiểm về cháy, nổ, độc và các điều kiện liên quan đến hoạt động chữa cháy.

3. Phương án chữa cháy được xây dựng theo quy định tại các Điểm a và c Khoản 2 Điều này được quản lý tại cơ sở và sao gửi cho đơn vị Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy quản lý địa bàn; phương án chữa cháy được xây dựng theo quy định tại các Điểm b và d Khoản 2 Điều này được quản lý tại đơn vị Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy và sao gửi cho cơ sở, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi xây dựng phương án chữa cháy. Cơ quan, tổ chức có lực lượng, phương tiện tham gia trong phương án được phổ biến những nội dung liên quan đến nhiệm vụ của mình.

4. Chế độ và trách nhiệm tổ chức thực tập phương án chữa cháy:

a) Phương án chữa cháy được xây dựng theo quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều này được tổ chức thực tập ít nhất mỗi năm một lần và thực tập đột xuất khi có yêu cầu.

b) Phương án chữa cháy được xây dựng theo quy định tại các Điểm b, c và d Khoản 2 Điều này được tổ chức thực tập khi có yêu cầu.

c) Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm tổ chức thực tập phương án chữa cháy. Đối với phương án quy định tại các Điểm b, c và d Khoản 2 Điều này trước khi tổ chức thực tập phải có sự trao đổi thống nhất với cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy để huy động lực lượng, phương tiện tham gia.

d) Lực lượng, phương tiện có trong phương án chữa cháy khi được huy động thực tập phải tham gia đầy đủ.

5. Cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra việc xây dựng, thực tập, quản lý và sử dụng phương án chữa cháy.

6. Bộ Công an quy định mẫu phương án chữa cháy của cơ sở và mẫu phương án của Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy; quy định thẩm quyền phê duyệt, thời hạn thực tập phương án chữa cháy; quy định cụ thể trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân có liên quan khi cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy tổ chức xây dựng phương án chữa cháy; quy định chế độ thực tập phương án chữa cháy của Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy.

Điều 22. Trách nhiệm báo cháy, chữa cháy và tham gia chữa cháy

1. Người phát hiện thấy cháy phải bằng mọi cách báo cháy ngay cho người xung quanh biết, cho một hoặc tất cả các đơn vị sau đây:

a) Đội dân phòng hoặc đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở, chuyên ngành tại nơi xảy ra cháy.

b) Đơn vị Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy nơi gần nhất.

c) Chính quyền địa phương sở tại hoặc cơ quan Công an nơi gần nhất.

2. Cơ quan, đơn vị quy định tại Khoản 1 Điều này khi nhận được tin báo về vụ cháy xảy ra trong địa bàn được phân công quản lý thì phải nhanh chóng đến tổ chức chữa cháy, đồng thời báo cho các cơ quan, đơn vị cần thiết khác để chi viện chữa cháy; trường hợp cháy xảy ra ngoài địa bàn được phân công quản lý thì sau khi nhận được tin báo cháy phải bằng mọi cách nhanh chóng báo cho các cơ quan, đơn vị quản lý địa bàn nơi xảy cháy biết để xử lý, đồng thời báo cáo cấp trên của mình.

3. Người có mặt tại nơi xảy ra cháy và có sức khỏe phải tìm mọi biện pháp để cứu người, ngăn chặn cháy lan và dập cháy; người tham gia chữa cháy phải chấp hành mệnh lệnh của người chỉ huy chữa cháy.

4. Lực lượng Công an, Quân đội, Dân quân tự vệ, cơ quan y tế, điện lực, cấp nước, môi trường đô thị, giao thông và các cơ quan khác có liên quan có nhiệm vụ chữa cháy và tham gia chữa cháy theo quy định tại các Khoản 2, 3 và 4 Điều 33 Luật Phòng cháy và chữa cháy.

Điều 23. Huy động xe ưu tiên, người và phương tiện của quân đội, của tổ chức quốc tế, tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam để tham gia chữa cháy

1. Người và phương tiện của quân đội khi không làm nhiệm vụ khẩn cấp đều có thể được huy động để chữa cháy và phục vụ chữa cháy. Người chỉ huy đơn vị quân đội khi nhận được lệnh huy động lực lượng và phương tiện để chữa cháy và phục vụ chữa cháy phải chấp hành ngay hoặc báo cáo ngay lên cấp có thẩm quyền để tổ chức thực hiện.

Bộ Công an chủ trì, phối hợp với Bộ Quốc phòng hướng dẫn chi tiết việc huy động người và phương tiện của quân đội để chữa cháy và phục vụ chữa cháy.

2. Không huy động các loại xe sau đây để chữa cháy và phục vụ chữa cháy:

a) Xe quân sự, xe Công an đi làm nhiệm vụ khẩn cấp.

b) Xe cứu thương đang thực hiện nhiệm vụ cấp cứu.

c) Xe hộ đê, xe đang làm nhiệm vụ khắc phục sự cố thiên tai hoặc tình trạng khẩn cấp theo quy định của pháp luật.

d) Đoàn xe có Cảnh sát dẫn đường.

đ) Đoàn xe tang.

e) Các xe ưu tiên khác theo quy định của pháp luật.

3. Người và phương tiện của tổ chức quốc tế, tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam đều có thể được huy động để chữa cháy và phục vụ chữa cháy trừ những tổ chức quốc tế, tổ chức, cá nhân nước ngoài được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ theo quy định của pháp luật.

Bộ Ngoại giao có trách nhiệm thông báo cho Bộ Công an về những tổ chức quốc tế; tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ.

Điều 24. Thẩm quyền huy động lực lượng, phương tiện và tài sản để chữa cháy

1. Thẩm quyền huy động lực lượng, phương tiện và tài sản để chữa cháy được quy định như sau:

a) Người chỉ huy chữa cháy là Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy, người đứng đầu cơ quan, tổ chức và Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã trở lên được quyền huy động lực lượng, phương tiện và tài sản của cơ quan, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân trong phạm vi quản lý của mình; trường hợp cần huy động lực lượng, phương tiện và tài sản ngoài phạm vi quản lý của mình thì phải báo cho người có thẩm quyền huy động để quyết định.

b) Thủ trưởng cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy ở địa phương được quyền huy động lực lượng, phương tiện, tài sản của cơ quan, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân trong phạm vi địa bàn quản lý. Sau khi huy động thì thông báo cho người có thẩm quyền quản lý lực lượng, phương tiện và tài sản đó biết.

c) Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ được quyền huy động lực lượng, phương tiện, tài sản của cơ quan, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân trong phạm vi cả nước. Sau khi huy động thì thông báo cho người có thẩm quyền quản lý lực lượng, phương tiện, tài sản đó biết.

2. Bộ Công an quy định mẫu, chế độ quản lý, sử dụng lệnh huy động lực lượng, phương tiện, tài sản để chữa cháy và thủ tục huy động.

Điều 25. Hoàn trả và bồi thường thiệt hại phương tiện, tài sản được huy động để chữa cháy

Phương tiện, tài sản của cơ quan, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân được huy động để chữa cháy và phục vụ chữa cháy phải được hoàn trả ngay sau khi kết thúc chữa cháy. Trường hợp phương tiện, tài sản được huy động mà bị mất, bị hư hỏng; nhà, công trình bị phá dỡ theo quy định tại các Điểm c, d Khoản 1 Điều 38 Luật Phòng cháy và chữa cháy thì được bồi thường theo quy định của pháp luật.

Kinh phí bồi thường được cấp từ ngân sách nhà nước.

Điều 26. Ưu tiên và bảo đảm quyền ưu tiên cho người và phương tiện được huy động chữa cháy và tham gia chữa cháy

1. Các xe, tàu, máy bay và các phương tiện giao thông khác của lực lượng Cảnh, sát phòng cháy và chữa cháy khi đi chữa cháy và phục vụ chữa cháy được sử dụng tín hiệu ưu tiên, quyền ưu tiên lưu thông và các quyền ưu tiên khác theo quy định của pháp luật.

Phương tiện giao thông cơ giới đường bộ của cơ quan, tổ chức và cá nhân được huy động làm nhiệm vụ chữa cháy được hưởng quyền ưu tiên quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều 36 Luật Phòng cháy và chữa cháy và được ưu tiên qua cầu, phà và được miễn phí lưu thông trên đường.

2. Người được huy động làm nhiệm vụ chữa cháy khi xuất trình lệnh huy động thì chủ phương tiện hoặc người điều khiển phương tiện giao thông hoặc những người có trách nhiệm liên quan giải quyết đi ngay trong thời gian sớm nhất.

Điều 27. Cờ hiệu, biển hiệu và băng sử dụng trong chữa cháy

Cờ hiệu, biển hiệu và băng sử dụng trong chữa cháy, gồm có:

1. Cờ hiệu chữa cháy, cờ hiệu ban chỉ huy chữa cháy.

2. Băng chỉ huy chữa cháy.

3. Biển báo, dải băng phân ranh giới khu vực chữa cháy.

4. Biển cấm qua lại khu vực chữa cháy.

Quy cách cờ hiệu, biển hiệu và băng sử dụng trong chữa cháy quy định tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Nghị định này.

Điều 28. Người chỉ huy chữa cháy

1. Đối với lực lượng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy, người chỉ huy chữa cháy phải là người có chức vụ cao nhất của đơn vị Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy có mặt tại nơi xảy ra cháy.

2. Trong trường hợp tại nơi xảy ra cháy, lực lượng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy chưa đến mà đám cháy lan từ cơ sở này sang cơ sở khác hoặc cháy lan từ cơ sở sang khu dân cư và ngược lại thì người chỉ huy chữa cháy của cơ sở và khu dân cư bị cháy phải có trách nhiệm phối hợp trong chỉ huy chữa cháy.

3. Trường hợp phương tiện giao thông cơ giới bị cháy trong địa phận của cơ sở, thôn, khu rừng mà lực lượng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy chưa đến thì người chỉ huy chữa cháy phương tiện giao thông cơ giới phải phối hợp với người có trách nhiệm chỉ huy chữa cháy sở tại để chỉ huy chữa cháy.

4. Khi người có chức vụ cao nhất của đơn vị Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy đến nơi xảy ra cháy thì người chỉ huy chữa cháy quy định tại Khoản 2 Điều 37 Luật Phòng cháy và chữa cháy có trách nhiệm tham gia ban chỉ huy chữa cháy và chịu sự phân công của người chỉ huy chữa cháy thuộc lực lượng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy.

Điều 29. Nhiệm vụ chỉ huy, chỉ đạo chữa cháy

1. Nhiệm vụ chỉ huy chữa cháy:

a) Huy động lực lượng, phương tiện, tài sản, nguồn nước và vật liệu chữa cháy để chữa cháy.

b) Xác định khu vực chữa cháy, đề ra và tổ chức thực hiện các biện pháp kỹ thuật, chiến thuật chữa cháy.

c) Đề ra các yêu cầu về bảo đảm giao thông, trật tự.

d) Tổ chức hậu cần chữa cháy, phục vụ chữa cháy và y tế.

đ) Tổ chức thông tin liên lạc phục vụ chữa cháy.

e) Tổ chức công tác chính trị tư tưởng trong chữa cháy.

g) Tổ chức thông tin về vụ cháy.

h) Đề xuất các yêu cầu khác phục vụ cho chữa cháy.

2. Nhiệm vụ chỉ đạo chữa cháy là tổ chức thực hiện việc huy động lực lượng, phương tiện, thiết bị, dụng cụ, vật tư, nguồn nước và vật liệu chữa cháy để chữa cháy; bảo đảm các điều kiện phục vụ chữa cháy như giao thông, trật tự, thông tin liên lạc, hậu cần chữa cháy, y tế và công tác chính trị tư tưởng trong chữa cháy.

3. Khi lực lượng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy chưa đến đám cháy, người đứng đầu cơ quan, tổ chức, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã trở lên có trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này. Khi lực lượng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy đến đám cháy thì người chỉ huy đơn vị Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy chịu trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ quy định tại Khoản 1 Điều này; người đứng đầu cơ quan, tổ chức, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã trở lên có trách nhiệm tham gia chỉ huy chữa cháy và thực hiện các nhiệm vụ chỉ đạo chữa cháy quy định tại Khoản 2 Điều này.

Điều 30. Tình thế cấp thiết được sử dụng quyền quyết định phá, dỡ nhà, công trình, vật chướng ngại và di chuyển tài sản khi chữa cháy

Người chỉ huy chữa cháy thuộc lực lượng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy được thực hiện quyền quyết định phá, dỡ nhà, công trình, vật chướng ngại và di chuyển tài sản quy định tại Điểm d Khoản 1 Điều 38 Luật Phòng cháy và chữa cháy trong những tình thế cấp thiết sau đây:

1. Có người đang bị mắc kẹt trong đám cháy hoặc đám cháy đang trực tiếp đe dọa tính mạng của nhiều người.

2. Đám cháy có nguy cơ trực tiếp dẫn đến nổ, độc; nguy cơ tác động xấu đến môi trường; nguy cơ gây hậu quả nghiêm trọng về người và tài sản; khả năng gây tác động ảnh hưởng xấu về chính trị nếu không có các biện pháp ngăn, chặn kịp thời.

3. Nhà, công trình, vật chướng ngại cản trở việc triển khai chữa cháy mà không có cách nào khác để chữa cháy đạt hiệu quả cao hơn.

Điều 31. Chữa cháy trụ sở cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện tổ chức quốc tế và nhà ở của các thành viên các cơ quan này

1. Lực lượng phòng cháy và chữa cháy của Việt Nam được phép vào trụ sở của các cơ quan sau đây để chữa cháy khi có yêu cầu hoặc có sự đồng ý của người đứng đầu hoặc người được ủy quyền của các cơ quan đó:

a) Trụ sở của cơ quan đại diện ngoại giao.

b) Trụ sở của cơ quan lãnh sự của những nước ký kết với Việt Nam hiệp định lãnh sự trong đó có quy định lực lượng phòng cháy và chữa cháy của Việt Nam được phép vào để chữa cháy khi có yêu cầu hoặc có sự đồng ý của người đứng đầu hoặc người được ủy quyền của các cơ quan đó.

c) Trụ sở cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế thuộc hệ thống Liên hợp quốc.

d) Trụ sở cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế liên Chính phủ ngoài hệ thống Liên hợp quốc, các đoàn thể của tổ chức quốc tế, nếu trong điều ước ký kết giữa Việt Nam và các tổ chức này có quy định lực lượng phòng cháy và chữa cháy của Việt Nam được phép vào để chữa cháy khi có yêu cầu hoặc có sự đồng ý của người đứng đầu hoặc người được ủy quyền của các cơ quan đó.

2. Lực lượng phòng cháy và chữa cháy của Việt Nam được vào trụ sở cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện tổ chức quốc tế không quy định tại Khoản 1 Điều này để chữa cháy mà không cần có yêu cầu hoặc có sự đồng ý của người đứng đầu hoặc người được ủy quyền của cơ quan.

3. Lực lượng phòng cháy và chữa cháy của Việt Nam được phép vào nhà ở của những người sau đây để chữa cháy khi có yêu cầu hoặc có sự đồng ý của những người đó:

a) Nhà ở của viên chức ngoại giao, thành viên gia đình của viên chức ngoại giao không phải là công dân Việt Nam; nhân viên hành chính, kỹ thuật và thành viên gia đình họ không phải là công dân Việt Nam hoặc không phải là người thường trú tại Việt Nam.

b) Nhà ở của viên chức lãnh sự không phải là công dân Việt Nam hoặc không phải là người thường trú tại Việt Nam; nếu trong hiệp định lãnh sự giữa Việt Nam và nước cử lãnh sự có quy định lực lượng phòng cháy và chữa cháy của Việt Nam được phép vào để chữa cháy khi có yêu cầu hoặc có sự đồng ý của những người đó.

4. Lực lượng phòng cháy và chữa cháy của Việt Nam được vào nhà ở của các thành viên các cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện của các tổ chức quốc tế không thuộc đối tượng được quy định tại Khoản 3 Điều này để chữa cháy mà không cần có yêu cầu hoặc có sự đồng ý của các thành viên đó.

5. Bộ Ngoại giao thông báo cho Bộ Công an về các đối tượng được quy định tại các Điểm b, c và d Khoản 1 và Điểm b Khoản 3 Điều này.

Chương IV

TỔ CHỨC LỰC LƯỢNG PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY

Điều 32. Tổ chức, quản lý lực lượng dân phòng và lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở và chuyên ngành

1. Trưởng thôn, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc, tổ dân phố (sau đây viết gọn là thôn) có trách nhiệm đề xuất việc thành lập và trực tiếp duy trì hoạt động của đội dân phòng tại thôn. Đối với thôn có địa bàn rộng thì đội dân phòng có thể gồm nhiều tổ dân phòng. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm quyết định thành lập, ban hành quy chế hoạt động, bảo đảm kinh phí, trang bị phương tiện và bảo đảm các điều kiện để duy trì hoạt động của đội dân phòng.

2. Người đứng đầu cơ sở có trách nhiệm thành lập hoặc đề xuất thành lập đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở và trực tiếp duy trì hoạt động theo chế độ chuyên trách hoặc không chuyên trách. Người đứng đầu cơ sở quy định tại Khoản 3 Điều 44 Luật Phòng cháy và chữa cháy, có trách nhiệm thành lập hoặc đề xuất thành lập và duy trì đội phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành hoạt động theo chế độ chuyên trách. Chủ đầu tư cơ sở hạ tầng tại khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao có trách nhiệm thành lập và trực tiếp duy trì hoạt động của đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở hoạt động theo chế độ chuyên trách.

Người đứng đầu cơ quan, tổ chức trực tiếp quản lý cơ sở có trách nhiệm quyết định thành lập, ban hành quy chế hoạt động, bảo đảm kinh phí, trang bị phương tiện và bảo đảm các điều kiện để duy trì hoạt động của đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở, đội phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành.

3. Cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy có trách nhiệm chỉ đạo, kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy đối với lực lượng dân phòng, lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở và chuyên ngành.

4. Tổ chức, biên chế đội dân phòng, đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở và chuyên ngành:

a) Đội dân phòng được biên chế từ 10 đến 30 người, trong đó có đội trưởng và có từ 01 đến 02 đội phó.

b) Đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở được biên chế từ 10 đến 25 người trong đó có đội trưởng và có từ 02 đến 03 đội phó.

c) Tổ chức, biên chế đội phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành được thực hiện theo quy định của Bộ Công an.

Điều 33. Phòng cháy và chữa cháy tình nguyện

1. Cá nhân tình nguyện tham gia hoạt động phòng cháy và chữa cháy phải đăng ký với Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi làm việc, Ủy ban nhân dân cấp xã, cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tiếp nhận, lập danh sách gửi cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy quản lý địa bàn.

Tổ chức tình nguyện tham gia hoạt động phòng cháy và chữa cháy phải đăng ký với cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy quản lý địa bàn.

2. Tổ chức, cá nhân khi đã đăng ký tình nguyện tham gia hoạt động phòng cháy và chữa cháy phải thực hiện nhiệm vụ và chịu sự chỉ đạo của Đội trưởng, Đội phó đội dân phòng, đội phòng cháy, chữa cháy cơ sở và chuyên ngành hoặc người có thẩm quyền khác theo quy định.

Điều 34. Huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy đối với cán bộ, đội viên đội dân phòng, đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở và chuyên ngành

1. Cán bộ, đội viên đội dân phòng, đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở và chuyên ngành, được huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ về phòng cháy và chữa cháy theo nội dung sau đây:

a) Kiến thức pháp luật, kiến thức về phòng cháy và chữa cháy phù hợp với từng đối tượng.

b) Phương pháp tuyên truyền, xây dựng phong trào quần chúng phòng cháy và chữa cháy.

c) Biện pháp phòng cháy.

d) Phương pháp xây dựng và thực tập phương án chữa cháy; biện pháp, chiến thuật, kỹ thuật chữa cháy.

đ) Phương pháp bảo quản, sử dụng các phương tiện phòng cháy và chữa cháy.

e) Phương pháp kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy.

2. Đội trưởng đội phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành phải có trình độ từ trung cấp phòng cháy và chữa cháy trở lên và được đào tạo kiến thức chuyên ngành phù hợp với lĩnh vực hoạt động.

3. Bộ Công an hướng dẫn chi tiết chương trình và nội dung, thời gian huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy; quy định cụ thể việc cấp và mẫu giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy, tổ chức bồi dưỡng theo nội dung, chương trình cho các đối tượng quy định tại Khoản 1 Điều này.

Điều 35. Chế độ, chính sách đối với người tham gia chữa cháy và đối với cán bộ, đội viên đội dân phòng, đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở và chuyên ngành

1. Người được điều động, huy động trực tiếp chữa cháy và phục vụ chữa cháy theo lệnh triệu tập, huy động của người có thẩm quyền thì được hưởng chế độ như sau:

a) Nếu thời gian chữa cháy dưới 02 giờ được bồi dưỡng một khoản tiền bằng 0,5 ngày lương cơ sở.

b) Nếu thời gian chữa cháy từ 02 giờ đến dưới 04 giờ được bồi dưỡng một khoản tiền bằng 0,75 ngày lương cơ sở.

c) Nếu thời gian chữa cháy từ 04 giờ trở lên hoặc chữa cháy nhiều ngày thì cứ 04 giờ được bồi dưỡng một khoản tiền bằng 01 ngày lương cơ sở. Nếu tham gia chữa cháy vào ban đêm từ 22 giờ đến 6 giờ sáng thì được tính gấp 2 lần theo cách tính trên.

d) Trường hợp bị tai nạn, bị thương được thanh toán tiền khám bệnh, chữa bệnh; bị tai nạn làm suy giảm khả năng lao động theo kết luận của Hội đồng giám định y khoa thì được xét trợ cấp tùy theo mức độ suy giảm khả năng lao động; bị chết thì được hưởng trợ cấp tiền tuất, tiền mai táng phí. Những khoản chi chế độ nêu trên do tổ chức bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế chi trả theo quy định; nếu người đó chưa tham gia bảo hiểm y tế và bảo hiểm xã hội thì do ngân sách địa phương hoặc cơ quan, tổ chức quản lý bảo đảm.

đ) Trường hợp bị thương thuộc một trong các trường hợp quy định tại Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng thì được xét hưởng chính sách thương binh hoặc như thương binh.

e) Trường hợp bị chết thuộc một trong các trường hợp quy định tại Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng thì được xét công nhận là liệt sỹ.

2. Căn cứ điều kiện cụ thể của từng địa phương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định mức hỗ trợ thường xuyên cho các chức danh Đội trưởng, Đội phó đội dân phòng nhưng không thấp hơn 25% lương cơ sở.

3. Đội trưởng, Đội phó đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở không chuyên trách ngoài việc được hưởng nguyên lương và các khoản phụ cấp khác (nếu có) còn được hưởng hỗ trợ thường xuyên do cơ quan, tổ chức quản lý chi trả. Căn cứ vào điều kiện thực tế, người đứng đầu cơ quan, tổ chức quyết định, mức hỗ trợ cho từng chức danh nhưng không thấp hơn hệ số 0,3 lương cơ sở.

4. Cán bộ, đội viên đội dân phòng khi tham gia huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy, mỗi ngày được hưởng trợ cấp một khoản tiền bằng 1,5 ngày lương cơ sở; cán bộ, đội viên đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở và chuyên ngành trong thời gian tham gia huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương và các khoản phụ cấp khác (nếu có) và mỗi ngày được hưởng một khoản tiền bồi dưỡng bằng 0,5 ngày lương.

5. Đối tượng quy định tại Khoản 4 Điều này khi tham gia huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy nếu bị tai nạn, tổn hại sức khỏe hoặc bị chết thì được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội; trường hợp chưa tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc thì do ngân sách địa phương hoặc cơ quan, tổ chức quản lý bảo đảm.

6. Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với Bộ Công an, Bộ Tài chính, các cơ quan liên quan hướng dẫn cụ thể Điểm d, đ và e Khoản 1 và Khoản 4, 5 Điều này.

Điều 36. Điều động lực lượng dân phòng, lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở và chuyên ngành tham gia các hoạt động phòng cháy và chữa cháy

1. Thẩm quyền điều động lực lượng dân phòng, lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở và chuyên ngành tham gia các hoạt động phòng cháy và chữa cháy được quy định như sau:

a) Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp, người đứng đầu cơ quan, tổ chức được điều động đội dân phòng, đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở và chuyên ngành thuộc phạm vi quản lý của mình.

b) Thủ trưởng cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy ở địa phương được điều động lực lượng dân phòng, lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở và chuyên ngành trong phạm vi địa bàn quản lý của mình.

c) Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ được điều động lực lượng dân phòng, lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở và chuyên ngành trong phạm vi cả nước.

2. Khi nhận được quyết định điều động tham gia hoạt động phòng cháy và chữa cháy thì người có thẩm quyền quản lý lực lượng dân phòng, lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở và chuyên ngành phải chấp hành.

3. Bộ Công an quy định mẫu, chế độ quản lý, sử dụng quyết định điều động lực lượng dân phòng, lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở và chuyên ngành tham gia hoạt động phòng cháy và chữa cháy và thủ tục điều động.

Điều 37. Chế độ, chính sách đối với sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ thuộc lực lượng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy

Sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ thuộc lực lượng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy ngoài việc được hưởng chế độ, chính sách theo quy định đối với sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ Cảnh sát nhân dân còn được hưởng các chế độ định lượng ăn cao, bồi dưỡng khi tập luyện, khi chữa cháy; được hưởng chế độ theo danh mục ngành, nghề đặc biệt nặng nhọc, nguy hiểm, độc hại theo quy định của Nhà nước. Công nhân viên thuộc lực lượng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy được hưởng chế độ, chính sách như đối với công nhân viên Công an.

Chương V

PHƯƠNG TIỆN PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY

Điều 38. Phương tiện phòng cháy và chữa cháy

1. Phương tiện phòng cháy và chữa cháy gồm phương tiện cơ giới, thiết bị, máy móc, dụng cụ, hóa chất, công cụ hỗ trợ chuyên dùng cho việc phòng cháy và chữa cháy, cứu người, cứu tài sản được quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định này.

2. Phương tiện chữa cháy cơ giới của lực lượng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy gồm xe, tàu, máy bay chữa cháy.

3. Xe chữa cháy của lực lượng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy gồm xe phun chất chữa cháy, xe chở lực lượng và phương tiện chữa cháy, xe chở nước, xe thang chữa cháy và các phương tiện giao thông cơ giới khác sử dụng vào mục đích chữa cháy và phục vụ chữa cháy.

4. Phương tiện phòng cháy và chữa cháy sản xuất trong nước hoặc nhập khẩu phải đáp ứng các yêu cầu sau:

a) Bảo đảm về các thông số kỹ thuật theo thiết kế phục vụ cho phòng cháy và chữa cháy.

b) Phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật của Việt Nam hoặc tiêu chuẩn nước ngoài, tiêu chuẩn quốc tế được phép áp dụng tại Việt Nam.

5. Phương tiện phòng cháy và chữa cháy sản xuất mới trong nước hoặc nhập khẩu phải được kiểm định về chất lượng, chủng loại, mẫu mã theo quy định của Bộ Công an.

6. Phương tiện phòng cháy và chữa cháy lắp ráp, hoán cải trong nước phải được phép của cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy có thẩm quyền và phải được kiểm định về chất lượng, chủng loại, mẫu mã theo quy định của Bộ Công an.

Điều 39. Trang bị phương tiện cho lực lượng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy

Lực lượng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy được trang bị phương tiện phòng cháy và chữa cháy và các phương tiện, thiết bị khác bảo đảm về số lượng và chất lượng, đồng bộ, hiện đại, đáp ứng yêu cầu phòng cháy, chữa cháy, cứu người trong mọi tình huống và trong mọi lĩnh vực, phù hợp với khả năng ngân sách nhà nước.

Bộ Công an quy định định mức, tiêu chuẩn trang bị phương tiện phòng cháy và chữa cháy cho lực lượng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy.

Điều 40. Quản lý và sử dụng phương tiện phòng cháy và chữa cháy

1. Phương tiện phòng cháy và chữa cháy phải được quản lý, bảo dưỡng, sửa chữa theo đúng quy định và bảo đảm sẵn sàng chữa cháy. Phương tiện chữa cháy cơ giới còn được sử dụng vào các mục đích sau đây:

a) Tham gia công tác bảo đảm an ninh chính trị.

b) Tham gia công tác bảo đảm trật tự, an toàn xã hội.

c) Cấp cứu người bị nạn; xử lý tai nạn khẩn cấp.

d) Chống thiên tai và khắc phục hậu quả thiên tai.

2. Bộ trưởng Bộ Công an hoặc người được ủy quyền, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong phạm vi quản lý của mình có quyền điều động phương tiện chữa cháy cơ giới sử dụng vào mục đích quy định tại Khoản 1 Điều này.

3. Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, Giám đốc Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy cấp tỉnh, Trưởng phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ thuộc Công an cấp tỉnh trong phạm vi quản lý của mình có quyền điều động phương tiện chữa cháy cơ giới sử dụng vào mục đích quy định tại các Điểm b, c và d Khoản 1 Điều này.

4. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức trong phạm vi quản lý của mình có quyền điều động phương tiện chữa cháy cơ giới sử dụng vào mục đích quy định tại các Điểm c, d Khoản 1 Điều này.

5. Bộ Công an quy định chế độ quản lý, bảo quản, bảo dưỡng, sử dụng phương tiện phòng cháy và chữa cháy và hướng dẫn các Bộ, ngành, địa phương thực hiện.

Chương VI

KINH DOANH DỊCH VỤ PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY

Điều 41. Điều kiện đối với doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh về tư vấn thiết kế, tư vấn thẩm định, tư vấn giám sát, tư vấn kiểm tra, kiểm định kỹ thuật về phòng cháy và chữa cháy

1. Người đứng đầu doanh nghiệp và người đại diện theo pháp luật của cơ sở phải có văn bằng, chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức về phòng cháy và chữa cháy.

2. Doanh nghiệp, cơ sở phải có cá nhân đủ điều kiện hành nghề dịch vụ phòng cháy và chữa cháy, cụ thể:

a) Có ít nhất 01 cá nhân có chứng chỉ hành nghề tư vấn thiết kế; tư vấn thẩm định, tư vấn giám sát, tư vấn kiểm tra, kiểm định kỹ thuật về phòng cháy và chữa cháy theo quy định tại Điểm b, c Khoản 3 Điều 47 Nghị định này.

b) Có ít nhất 01 cá nhân đảm nhiệm chức danh chủ trì thiết kế, thẩm định, giám sát, kiểm tra, kiểm định kỹ thuật về phòng cháy và chữa cháy theo quy định tại Khoản 4 Điều 47 Nghị định này.

3. Có địa điểm hoạt động; phương tiện, thiết bị, địa điểm bảo đảm thực hiện tư vấn thiết kế, tư vấn thẩm định, tư vấn giám sát, kiểm tra, kiểm định kỹ thuật về phòng cháy và chữa cháy.

Điều 42. Điều kiện đối với doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh về hoạt động tư vấn chuyển giao công nghệ phòng cháy và chữa cháy; huấn luyện, hướng dẫn về nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy

1. Người đứng đầu doanh nghiệp và người đại diện theo pháp luật của cơ sở phải có văn bằng, chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức về phòng cháy và chữa cháy.

2. Có ít nhất 01 người có trình độ đại học chuyên ngành về phòng cháy và chữa cháy hoặc trình độ đại học chuyên ngành phù hợp với lĩnh vực kinh doanh, đã qua lớp bồi dưỡng kiến thức về phòng cháy và chữa cháy ít nhất 06 tháng.

3. Có địa điểm hoạt động; phương tiện, thiết bị, địa điểm bảo đảm thực hiện tư vấn chuyển giao công nghệ; phương tiện, thiết bị phục vụ huấn luyện, địa điểm tổ chức huấn luyện, hướng dẫn về nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy.

Điều 43. Điều kiện đối với doanh nghiệp, cơ sở thi công, lắp đặt hệ thống phòng cháy và chữa cháy

1. Người đứng đầu doanh nghiệp và người đại diện theo pháp luật của cơ sở phải có văn bằng, chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức về phòng cháy và chữa cháy.

2. Có ít nhất 01 chỉ huy trưởng thi công về phòng cháy và chữa cháy.

3. Có địa điểm hoạt động và cơ sở vật chất, phương tiện, thiết bị, máy móc bảo đảm cho việc thi công, lắp đặt hệ thống phòng cháy và chữa cháy.

Điều 44. Điều kiện đối với doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, lắp ráp phương tiện, thiết bị phòng cháy và chữa cháy

1. Người đứng đầu doanh nghiệp và người đại diện theo pháp luật của cơ sở phải có văn bằng, chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức về phòng cháy và chữa cháy.

2. Có ít nhất 01 người có trình độ đại học chuyên ngành về phòng cháy và chữa cháy hoặc trình độ đại học chuyên ngành phù hợp với lĩnh vực kinh doanh, đã qua lớp bồi dưỡng kiến thức về phòng cháy và chữa cháy ít nhất 06 tháng.

3. Có địa điểm hoạt động; có nhà xưởng, phương tiện, thiết bị bảo đảm cho hoạt động sản xuất, lắp ráp phương tiện, thiết bị phòng cháy và chữa cháy.

Điều 45. Điều kiện đối với doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh phương tiện, thiết bị, vật tư phòng cháy và chữa cháy

1. Người đứng đầu doanh nghiệp và người đại diện theo pháp luật của cơ sở phải có văn bằng, chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức về phòng cháy và chữa cháy.

2. Có ít nhất 02 người có chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức về phòng cháy và chữa cháy phù hợp với hoạt động kinh doanh.

3. Có địa điểm hoạt động và cơ sở vật chất, phương tiện, thiết bị bảo đảm cho hoạt động kinh doanh phương tiện, thiết bị, vật tư phòng cháy và chữa cháy.

Điều 46. Điều kiện đối với cá nhân hành nghề dịch vụ phòng cháy và chữa cháy

Cá nhân được phép hành nghề dịch vụ phòng cháy và chữa cháy khi đáp ứng các điều kiện sau:

1. Có văn bằng, chứng chỉ hành nghề về phòng cháy và chữa cháy phù hợp với hoạt động kinh doanh.

2. Hoạt động cho một doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy.

Điều 47. Văn bằng, chứng chỉ về phòng cháy và chữa cháy và điều kiện đảm nhiệm chức danh chủ trì thiết kế, thẩm định, kiểm tra, kiểm định kỹ thuật về phòng cháy và chữa cháy

1. Văn bằng về phòng cháy và chữa cháy gồm:

a) Bằng đại học chuyên ngành về phòng cháy và chữa cháy.

b) Bằng cao đẳng chuyên ngành về phòng cháy và chữa cháy.

c) Bằng trung cấp chuyên ngành về phòng cháy và chữa cháy.

2. Chứng chỉ về phòng cháy và chữa cháy gồm:

a) Chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức về phòng cháy và chữa cháy.

b) Chứng chỉ hành nghề tư vấn thiết kế về phòng cháy và chữa cháy.

c) Chứng chỉ hành nghề tư vấn thẩm định về phòng cháy và chữa cháy.

d) Chứng chỉ hành nghề tư vấn giám sát về phòng cháy và chữa cháy.

đ) Chứng chỉ hành nghề tư vấn kiểm tra, kiểm định kỹ thuật về phòng cháy và chữa cháy.

e) Chứng chỉ bồi dưỡng chỉ huy trưởng thi công về phòng cháy và chữa cháy.

3. Điều kiện cấp chứng chỉ về phòng cháy và chữa cháy:

a) Cá nhân để được cấp chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức về phòng cháy và chữa cháy phải qua lớp bồi dưỡng kiến thức về phòng cháy và chữa cháy ít nhất 06 tháng.

b) Cá nhân để được cấp chứng chỉ hành nghề tư vấn thiết kế, tư vấn thẩm định, tư vấn kiểm tra, kiểm định kỹ thuật về phòng cháy và chữa cháy phải đáp ứng yêu cầu sau:

– Có trình độ đại học về phòng cháy và chữa cháy hoặc trình độ đại học chuyên ngành phù hợp với lĩnh vực hoạt động tư vấn và đã được cấp chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức về phòng cháy và chữa cháy;

– Có ít nhất 05 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn thiết kế hoặc tư vấn thẩm định hoặc tư vấn kiểm tra, kiểm định kỹ thuật về phòng cháy và chữa cháy và đã tham gia thực hiện thiết kế ít nhất 05 công trình.

c) Cá nhân được cấp chứng chỉ hành nghề tư vấn giám sát về phòng cháy và chữa cháy phải đáp ứng yêu cầu sau:

– Có trình độ trung cấp về phòng cháy và chữa cháy trở lên hoặc trình độ chuyên ngành phù hợp với lĩnh vực hoạt động tư vấn giám sát và đã được cấp chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức về phòng cháy và chữa cháy;

– Có ít nhất 03 năm kinh nghiệm tham gia thiết kế hoặc thi công hoặc giám sát thi công, lắp đặt hệ thống phòng cháy và chữa cháy, đã qua lớp bồi dưỡng nghiệp vụ giám sát thi công.

d) Cá nhân để được cấp chứng chỉ bồi dưỡng chỉ huy trưởng thi công về phòng cháy và chữa cháy phải đáp ứng yêu cầu sau:

– Có trình độ trung cấp về phòng cháy và chữa cháy trở lên hoặc trình độ chuyên ngành phù hợp với lĩnh vực hoạt động và đã được cấp chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức về phòng cháy và chữa cháy;

– Có ít nhất 05 năm kinh nghiệm thi công, lắp đặt hệ thống phòng cháy và chữa cháy.

4. Cá nhân đảm nhiệm chức danh chủ trì thiết kế, thẩm định, kiểm tra, giám sát, kiểm định kỹ thuật về phòng cháy và chữa cháy phải đáp ứng các điều kiện sau đây:

a) Có chứng chỉ hành nghề tư vấn thiết kế hoặc tư vấn thẩm định, tư vấn kiểm tra, giám sát, kiểm định kỹ thuật về phòng cháy và chữa cháy theo quy định tại Điểm b Khoản 3 Điều này.

b) Đã thực hiện tư vấn thiết kế, tư vấn thẩm định, tư vấn kiểm tra, giám sát, kiểm định kỹ thuật về phòng cháy và chữa cháy ít nhất 03 công trình.

Điều 48. Hồ sơ, thủ tục xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy

1. Hồ sơ đề nghị xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy bao gồm:

a) Văn bản đề nghị xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy.

b) Bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy chứng nhận đăng ký hoạt động của doanh nghiệp, cơ sở.

c) Danh sách cá nhân có chứng chỉ về phòng cháy và chữa cháy phù hợp với lĩnh vực kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy của doanh nghiệp, cơ sở; có kèm theo bản sao chứng chỉ và bản sao quyết định tuyển dụng hoặc hợp đồng lao động của từng cá nhân.

d) Bản sao văn bằng chứng nhận về trình độ chuyên môn của cá nhân.

đ) Văn bản chứng minh về điều kiện cơ sở vật chất, phương tiện, thiết bị bảo đảm cho hoạt động kinh doanh.

2. Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy có thẩm quyền phải hoàn thành việc xác nhận đủ điều kiện kinh doanh, dịch vụ phòng cháy và chữa cháy cho doanh nghiệp, cơ sở. Trường hợp không đủ điều kiện để xác nhận thì cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy phải có văn bản trả lời, nêu rõ lý do.

3. Doanh nghiệp, cơ sở chỉ được tiến hành các hoạt động kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy sau khi được cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy cấp giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy.

Điều 49. Quản lý, sử dụng, đổi, cấp lại, thu hồi giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy

1. Người đứng đầu doanh nghiệp và người đại diện theo pháp luật của cơ sở kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy có trách nhiệm quản lý giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy. Nghiêm cấm sửa chữa, tẩy xóa, mua bán, cho mượn, cho thuê giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy.

2. Khi doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh bị phá sản hoặc không còn kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy thì giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy không còn giá trị sử dụng; trường hợp ngừng hoạt động thì trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày ngừng hoạt động, phải nộp lại giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy cho cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy đã cấp trước đó; trường hợp tạm ngừng hoạt động phải có văn bản thông báo cho cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy đã cấp trước đó biết về lý do, thời gian tạm ngừng hoạt động kinh doanh.

3. Trường hợp giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy bị mất, hỏng; doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh có sự thay đổi về tên gọi, người đứng đầu, người đại diện theo pháp luật hoặc thay đổi địa điểm, ngành, nghề kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy thì doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh đó phải làm văn bản đề nghị gửi cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy đã cấp giấy xác nhận trước đó để cấp lại hoặc đổi giấy xác nhận mới.

4. Giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy bị thu hồi trong các trường hợp sau:

a) Doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh bị phá sản hoặc không còn kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy.

b) Không bảo đảm các điều kiện kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy sau khi đã được cấp giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy theo quy định tại Nghị định này.

Điều 50. Xử lý đối với doanh nghiệp, cơ sở đang kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy và cá nhân đã được cấp chứng chỉ hành nghề về phòng cháy và chữa cháy trước ngày Nghị định này có hiệu lực

1. Kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành, doanh nghiệp, cơ sở đang kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy phải đến cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy để được xác nhận và cấp giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy.

2. Sau 36 tháng, kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành, nếu doanh nghiệp, cơ sở không đáp ứng đủ các điều kiện kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy theo quy định tại Nghị định này thì phải chấm dứt kinh doanh về lĩnh vực này.

3. Cá nhân đã được cấp chứng chỉ về phòng cháy và chữa cháy không phải do cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy cấp thì phải làm thủ tục để được cấp đổi chứng chỉ về phòng cháy và chữa cháy phù hợp với quy định tại Khoản 3 Điều 47 Nghị định này.

Chương VII

ĐẦU TƯ CHO HOẠT ĐỘNG PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY

Điều 51. Sử dụng nguồn tài chính đầu tư cho hoạt động phòng cháy và chữa cháy

1. Nguồn tài chính đầu tư cho hoạt động phòng cháy và chữa cháy được sử dụng cho các nội dung sau đây:

a) Đầu tư cho hoạt động, cơ sở vật chất, trang bị phương tiện phòng cháy và chữa cháy và các thiết bị của lực lượng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy.

b) Hỗ trợ hoạt động của lực lượng dân phòng, lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở.

c) Hỗ trợ tuyên truyền và xây dựng phong trào quần chúng phòng cháy và chữa cháy.

d) Hỗ trợ khen thưởng trong công tác phòng cháy và chữa cháy.

đ) Hỗ trợ các hoạt động phòng cháy và chữa cháy khác.

2. Nguồn tài chính đầu tư cho hoạt động phòng cháy và chữa cháy được quản lý và sử dụng theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước.

Điều 52. Ngân sách đầu tư cho hoạt động phòng cháy và chữa cháy

1. Kinh phí bảo đảm cho các hoạt động phòng cháy và chữa cháy của lực lượng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy, các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, lực lượng vũ trang và các đơn vị khác thụ hưởng ngân sách nhà nước ở Trung ương và địa phương do ngân sách nhà nước bảo đảm theo phân cấp ngân sách nhà nước hiện hành.

Hàng năm Nhà nước bảo đảm và bố trí riêng ngân sách cho hoạt động của lực lượng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy; Bộ Công an lập kế hoạch ngân sách đầu tư cho hoạt động phòng cháy và chữa cháy và giao Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ thực hiện; Ủy ban nhân dân các cấp phải lập kế hoạch ngân sách quốc phòng và an ninh bảo đảm cho hoạt động phòng cháy và chữa cháy của địa phương.

2. Cơ quan, tổ chức không thụ hưởng ngân sách nhà nước, hộ gia đình, cá nhân, tổ chức nước ngoài đóng trên lãnh thổ Việt Nam tự bảo đảm kinh phí cho hoạt động phòng cháy và chữa cháy theo quy định.

3. Ngân sách nhà nước đầu tư cho hoạt động của lực lượng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy được sử dụng cho các nội dung sau:

a) Hoạt động thường xuyên của lực lượng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy.

b) Trang bị, đổi mới và hiện đại hóa phương tiện phòng cháy và chữa cháy và cơ sở vật chất kỹ thuật; nghiên cứu khoa học và công nghệ về phòng cháy và chữa cháy theo quy định.

4. Nội dung chi cho hoạt động phòng cháy và chữa cháy trong ngân sách quốc phòng và an ninh của Ủy ban nhân dân các cấp bao gồm:

a) Hoạt động thường xuyên của lực lượng dân phòng; hỗ trợ thường xuyên cho Đội trưởng, Đội phó đội dân phòng.

b) Mua sắm thiết bị bảo hộ, phương tiện phòng cháy và chữa cháy cho lực lượng dân phòng.

Điều 53. Khuyến khích đầu tư cho hoạt động phòng cháy và chữa cháy

1. Nhà nước khuyến khích, tạo điều kiện để cơ quan, tổ chức, cá nhân trong nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài và tổ chức, cá nhân nước ngoài, tổ chức quốc tế đầu tư, tài trợ trong các lĩnh vực sau đây:

a) Hoạt động phòng cháy và chữa cháy.

b) Trang bị phương tiện phòng cháy và chữa cháy.

c) Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao kiến thức phòng cháy và chữa cháy.

d) Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ vào hoạt động phòng cháy và chữa cháy.

2. Nhà nước khuyến khích nghiên cứu sản xuất, lắp ráp trong nước, xuất khẩu phương tiện phòng cháy và chữa cháy.

3. Cơ quan, tổ chức, cá nhân sản xuất, lắp ráp phương tiện phòng cháy và chữa cháy trong nước, xuất khẩu, nhập khẩu phương tiện phòng cháy và chữa cháy được hưởng chính sách ưu đãi về thuế theo quy định của Nhà nước.

Chương VIII

TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC BỘ, CƠ QUAN NGANG BỘ, CƠ QUAN THUỘC CHÍNH PHỦ VÀ ỦY BAN NHÂN DÂN CÁC CẤP TRONG HOẠT ĐỘNG PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY

Điều 54. Trách nhiệm của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ

Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình phối hợp với Bộ Công an tổ chức thực hiện công tác phòng cháy và chữa cháy và có nhiệm vụ cụ thể sau đây:

1. Ban hành văn bản quy phạm pháp luật và các quy định về phòng cháy và chữa cháy trong phạm vi quản lý và thẩm quyền của mình.

2. Phối hợp với Bộ Công an tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về phòng cháy và chữa cháy.

3. Tổ chức tuyên truyền, giáo dục pháp luật, hướng dẫn kiến thức về phòng cháy và chữa cháy; chỉ đạo xây dựng và duy trì phong trào quần chúng phòng cháy và chữa cháy.

4. Chỉ đạo việc đầu tư kinh phí cho hoạt động phòng cháy và chữa cháy, trang bị phương tiện phòng cháy và chữa cháy.

5. Chỉ đạo về tổ chức chữa cháy và khắc phục hậu quả vụ cháy.

6. Bố trí lực lượng thực hiện nhiệm vụ phòng cháy và chữa cháy; thống kê, báo cáo Chính phủ và Bộ Công an về phòng cháy và chữa cháy.

Điều 55. Trách nhiệm của Bộ Công an

Bộ Công an có trách nhiệm thống nhất quản lý nhà nước về phòng cháy và chữa cháy trong phạm vi cả nước và thực hiện các nhiệm vụ sau đây:

1. Đề xuất và tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phòng cháy và chữa cháy trên phạm vi toàn quốc.

2. Đề xuất ban hành hoặc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về phòng cháy và chữa cháy; hướng dẫn, tổ chức thực hiện và kiểm tra việc chấp hành các quy định về phòng cháy và chữa cháy.

3. Hướng dẫn, chỉ đạo tuyên truyền, giáo dục pháp luật, kiến thức về phòng cháy, chữa cháy, xây dựng phong trào quần chúng tham gia hoạt động phòng cháy, chữa cháy.

4. Thực hiện công tác kiểm tra, thanh tra về phòng cháy và chữa cháy; giải quyết các khiếu nại, tố cáo có liên quan đến lĩnh vực phòng cháy và chữa cháy trong phạm vi thẩm quyền.

5. Thực hiện thẩm duyệt, nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy đối với các dự án, công trình xây dựng, các phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy; kiểm tra, kiểm định và chứng nhận phù hợp đối với thiết bị, phương tiện phòng cháy và chữa cháy, vật liệu chống cháy.

6. Thực hiện công tác điều tra, xử lý vụ cháy và xử lý các vi phạm quy định về phòng cháy và chữa cháy.

7. Hướng dẫn, chỉ đạo việc tổ chức thường trực sẵn sàng chữa cháy, xây dựng và thực tập phương án chữa cháy; thực hiện nhiệm vụ cứu nạn, cứu hộ.

8. Xây dựng và tổ chức thực hiện dự án đầu tư trang bị phương tiện phòng cháy và chữa cháy cho lực lượng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy; ban hành và tổ chức thực hiện các quy định về trang bị, sử dụng phương tiện phòng cháy và chữa cháy.

9. Xây dựng lực lượng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy; tổ chức đào tạo cán bộ chuyên môn về phòng cháy và chữa cháy.

10. Tổ chức việc nghiên cứu, phổ biến và ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ trong lĩnh vực phòng cháy và chữa cháy.

11. Tổ chức hệ thống thông tin quản lý, chỉ huy điều hành hoạt động phòng cháy và chữa cháy.

12. Kiểm tra hoạt động bảo hiểm, cháy, nổ gắn với hoạt động phòng cháy và chữa cháy.

13. Trình Chính phủ về việc tham gia các tổ chức quốc tế, ký kết hoặc tham gia các điều ước quốc tế về hoạt động phòng cháy và chữa cháy; thực hiện các hoạt động quốc tế liên quan đến hoạt động phòng cháy và chữa cháy theo thẩm quyền.

Điều 56. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các cấp

1. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm thực hiện chức năng quản lý nhà nước về phòng cháy và chữa cháy ở địa phương và có nhiệm vụ cụ thể sau đây:

a) Ban hành các quy định về phòng cháy và chữa cháy tại địa phương.

b) Chỉ đạo, kiểm tra và tổ chức việc thực hiện các quy định của pháp luật về phòng cháy và chữa cháy tại địa phương; xử lý hành chính các hành vi vi phạm quy định về phòng cháy và chữa cháy theo thẩm quyền.

c) Hướng dẫn, chỉ đạo tuyên truyền, giáo dục pháp luật, kiến thức về phòng cháy và chữa cháy cho nhân dân, xây dựng phong trào quần chúng phòng cháy và chữa cháy.

d) Đầu tư ngân sách cho hoạt động phòng cháy và chữa cháy; trang bị phương tiện phòng cháy và chữa cháy.

đ) Quy hoạch địa điểm, đề xuất cấp đất và xây dựng doanh trại cho lực lượng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy.

e) Chỉ đạo việc xây dựng và thực tập phương án chữa cháy cần huy động nhiều lực lượng, phương tiện tham gia.

g) Chỉ đạo tổ chức chữa cháy và khắc phục hậu quả vụ cháy.

h) Thống kê, báo cáo Ủy ban nhân dân cấp trên, Chính phủ và Bộ Công an về phòng cháy và chữa cháy.

2. Ủy ban nhân dân cấp xã trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm thực hiện quản lý nhà nước về phòng cháy và chữa cháy ở địa phương và có nhiệm vụ cụ thể sau:

a) Chỉ đạo, kiểm tra và tổ chức việc thực hiện các quy định của pháp luật về phòng cháy và chữa cháy tại địa phương; bảo đảm các điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy đối với khu dân cư; xử lý hành chính các hành vi vi phạm quy định về phòng cháy và chữa cháy theo thẩm quyền.

b) Tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn, giáo dục pháp luật, kiến thức về phòng cháy và chữa cháy; xây dựng phong trào quần chúng phòng cháy và chữa cháy.

c) Tổ chức quản lý đội dân phòng tại các thôn.

d) Đầu tư kinh phí cho hoạt động phòng cháy và chữa cháy; trang bị phương tiện phòng cháy, chữa cháy cho các đội dân phòng theo quy định.

đ) Bảo đảm điều kiện về thông tin báo cháy, đường giao thông, nguồn nước phục vụ chữa cháy.

e) Chỉ đạo việc xây dựng và thực tập phương án chữa cháy.

g) Tổ chức chữa cháy và khắc phục hậu quả vụ cháy.

h) Thống kê, báo cáo về phòng cháy và chữa cháy lên Ủy ban nhân dân cấp huyện.

Chương IX

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 57. Hiệu lực thi hành

Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 9 năm 2014 và thay thế Nghị định số 35/2003/NĐ-CP ngày 04 tháng 4 năm 2003 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy và Điều 1 Nghị định số 46/2012/NĐ-CP ngày 22 tháng 5 năm 2012 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 35/2003/NĐ-CP ngày 04 tháng 4 năm 2003 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy.

Điều 58. Hướng dẫn thi hành

1. Bộ trưởng các Bộ: Công an, Tài chính, Xây dựng, Lao động – Thương binh và Xã hội, Giáo dục và Đào tạo trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình hướng dẫn thực hiện Nghị định này.

2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.

 

 

Nơi nhận:
– Ban Bí thư Trung ương Đảng;
– Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
– Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
– HĐND, UBND các tỉnh, TP trực thuộc Trung ương;
– Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
– Văn phòng Tổng Bí thư;
– Văn phòng Chủ tịch nước;
– Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
– Văn phòng Quốc hội;
– Tòa án nhân dân tối cao;
– Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
– Kiểm toán Nhà nước;
– Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
– Ngân hàng Chính sách xã hội;
– Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
– UBTW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
– Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
– VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTCP, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
– Lưu: Văn thư, NC (3b).

TM. CHÍNH PHỦ
THỦ TƯỚNG

Nguyễn Tấn Dũng

 

PHỤ LỤC I

DANH MỤC CƠ SỞ THUỘC DIỆN QUẢN LÝ VỀ PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY
(Ban hành kèm theo Nghị định số 79/2014/NĐ-CP ngày 31 tháng 7 năm 2014 của Chính phủ)

1. Học viện, trường đại học, trường cao đẳng, trường trung cấp, trường dạy nghề, trường phổ thông và trung tâm giáo dục; nhà trẻ, trường mẫu giáo.

2. Bệnh viện, nhà điều dưỡng, trung tâm y tế, cơ sở y tế khám chữa bệnh khác.

3. Trung tâm hội nghị, nhà hát, nhà văn hóa, rạp chiếu phim, rạp xiếc, nhà thi đấu thể thao trong nhà, sân vận động ngoài trời; vũ trường, cơ sở dịch vụ vui chơi giải trí đông người, công trình công cộng khác.

4. Cơ sở lưu trữ, bảo tàng, thư viện, di tích lịch sử, công trình văn hóa khác, nhà hội chợ, triển lãm.

5. Chợ kiên cố, bán kiên cố, trung tâm thương mại, siêu thị, cửa hàng bách hóa.

6. Cơ sở phát thanh, truyền hình; cơ sở bưu chính viễn thông.

7. Trung tâm chỉ huy, điều độ, điều hành, điều khiển thuộc mọi lĩnh vực.

8. Cảng hàng không, cảng biển; cảng thủy nội địa xuất nhập hàng hóa, vật tư cháy được; bến tàu thủy chờ khách; bến xe khách, bãi đỗ xe ô tô, xe mô tô, xe gắn máy; gara ô tô, xe mô tô, xe gắn máy; nhà ga hành khách đường sắt, ga hàng hóa đường sắt cấp IV trở lên.

9. Nhà chung cư, nhà đa năng, khách sạn, nhà khách, nhà nghỉ.

10. Trụ sở cơ quan hành chính nhà nước, trụ sở làm việc, cơ sở nghiên cứu.

11. Hầm lò khai thác than, hầm lò khai thác các khoáng sản khác cháy được, công trình giao thông ngầm; công trình trong hang hầm có hoạt động sản xuất, bảo quản, sử dụng chất cháy, nổ.

12. Cơ sở hạt nhân; cơ sở bức xạ; cơ sở sản xuất vật liệu nổ; cơ sở khai thác, chế biến, sản xuất, vận chuyển, kinh doanh, sử dụng, bảo quản dầu mỏ, sản phẩm dầu mỏ, khí đốt; cơ sở sản xuất công nghiệp, sản xuất chế biến hàng hóa khác có hạng nguy hiểm cháy, nổ A, B, C, D và E.

13. Kho vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ; kho dầu mỏ và sản phẩm dầu mỏ, kho khí đốt; cảng xuất nhập vật liệu nổ, cảng xuất nhập dầu mỏ và sản phẩm dầu mỏ, cảng xuất nhập khí đốt.

14. Cửa hàng kinh doanh xăng dầu có từ 01 cột bơm trở lên; cửa hàng kinh doanh khí đốt có tổng lượng khí tồn chứa từ 70 kg trở lên.

15. Nhà máy điện, trạm biến áp.

16. Nhà máy đóng tàu, sửa chữa tàu; nhà máy sửa chữa, bảo dưỡng máy bay.

17. Kho hàng hóa, vật tư cháy được hoặc hàng hóa vật tư không cháy đựng trong các bao bì cháy được; bãi hàng hóa, vật tư cháy được./.

 

PHỤ LỤC II

DANH MỤC CƠ SỞ CÓ NGUY HIỂM VỀ CHÁY, NỔ
(Ban hành kèm theo Nghị định số 79/2014/NĐ-CP ngày 31 tháng 7 năm 2014 của Chính phủ)

1. Học viện, trường đại học, trường cao đẳng, trường trung cấp, trường dạy nghề, trường phổ thông và trung tâm giáo dục có khối lớp học có khối tích từ 5.000 m3 trở lên; nhà trẻ, trường mẫu giáo có từ 100 cháu trở lên.

2. Bệnh viện tỉnh, Bộ, ngành; nhà điều dưỡng và các cơ sở y tế khám bệnh, chữa bệnh khác có quy mô từ 21 giường trở lên.

3. Trung tâm hội nghị, nhà hát, nhà văn hóa, rạp chiếu phim, rạp xiếc có sức chứa từ 300 chỗ ngồi trở lên; nhà thi đấu thể thao trong nhà có thiết kế từ 200 chỗ ngồi trở lên; sân vận động có sức chứa từ 5.000 chỗ ngồi trở lên; vũ trường, cơ sở dịch vụ vui chơi giải trí đông người có khối tích từ 1.500 trở lên; công trình công cộng khác có khối tích từ 1.000 m3 trở lên.

4. Bảo tàng, thư viện, triển lãm, nhà lưu trữ cấp huyện trở lên; di tích lịch sử, công trình văn hóa, nhà hội chợ cấp tỉnh trở lên hoặc thuộc thẩm quyền quản lý trực tiếp của Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ.

5. Chợ kiên cố, bán kiên cố thuộc thẩm quyền quản lý trực tiếp của Ủy ban nhân dân cấp huyện trở lên; các chợ kiên cố, bán kiên cố khác, trung tâm thương mại, siêu thị, cửa hàng bách hóa có tổng diện tích các gian hàng từ 300 m2 trở lên hoặc có khối tích từ 1.000 m3 trở lên.

6. Cơ sở phát thanh, truyền hình, bưu chính viễn thông cấp huyện trở lên.

7. Trung tâm chỉ huy, điều độ, điều hành, điều khiển quy mô từ cấp tỉnh trở lên thuộc mọi lĩnh vực.

8. Cảng hàng không, cảng biển, cảng thủy nội địa, bến xe cấp tỉnh trở lên; bãi đỗ có 200 xe tô tô trở lên; gara ô tô có sức chứa từ 05 chỗ trở lên; nhà ga hành khách đường sắt cấp I, cấp II và cấp III; ga hàng hóa đường sắt cấp I và cấp II.

9. Nhà chung cư; nhà đa năng, khách sạn, nhà khách, nhà nghỉ cao từ 05 tầng trở lên hoặc có khối tích từ 5.000 m3 trở lên.

10. Trụ sở cơ quan hành chính nhà nước; viện, trung tâm nghiên cứu, trụ sở làm việc của các cơ quan chuyên môn, doanh nghiệp, các tổ chức chính trị xã hội và các tổ chức khác từ 05 tầng trở lên hoặc có khối tích từ 5.000 m3 trở lên.

11. Hầm lò khai thác than, hầm lò khai thác các khoáng sản khác cháy được; công trình giao thông ngầm có chiều dài từ 100 m trở lên; công trình trong hang hầm có hoạt động sản xuất, bảo quản, sử dụng chất cháy, nổ và có khối tích từ 1.000 m3 trở lên.

12. Cơ sở hạt nhân, cơ sở sản xuất vật liệu nổ, cơ sở khai thác, chế biến, sản xuất, vận chuyển, kinh doanh, sử dụng, bảo quản dầu mỏ, sản phẩm dầu mỏ, khí đốt; cơ sở sản xuất, chế biến hàng hóa khác cháy được có khối tích từ 5.000 m3 trở lên.

13. Kho vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ; kho sản phẩm dầu mỏ, khí đốt; cảng xuất nhập vật liệu nổ, dầu mỏ, sản phẩm dầu mỏ, khí đốt.

14. Cửa hàng kinh doanh xăng dầu có từ 01 cột bơm trở lên; cửa hàng kinh doanh khí đốt có tổng lượng khí tồn chứa từ 70 kg trở lên.

15. Nhà máy điện; trạm biến áp từ 110 KV trở lên.

16. Nhà máy đóng tàu, sửa chữa tàu; nhà máy sửa chữa, bảo dưỡng máy bay.

17. Kho hàng hóa, vật tư cháy được hoặc hàng hóa vật tư không cháy đựng trong các bao bì cháy được có khối tích từ 1.000 m3 trở lên; bãi hàng hóa, vật tư cháy được có diện tích từ 500 m2 trở lên.

18. Công trình sản xuất công nghiệp có hạng nguy hiểm cháy nổ A, B, C, D, E thuộc dây chuyền công nghệ sản xuất chính có khối tích từ 1.000 m3 trở lên.

19. Cơ sở, công trình có hạng mục hay bộ phận chính nếu xảy ra cháy nổ ở đó sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới toàn bộ cơ sở, công trình hoặc có tổng diện tích hay khối tích của hạng mục, bộ phận chiếm từ 25% tổng diện tích trả lên hoặc khối tích của toàn bộ cơ sở, công trình mà các hạng mục hay bộ phận đó trong quá trình hoạt động thường xuyên có số lượng chất nguy hiểm cháy, nổ thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Khí cháy với khối lượng có thể tạo thành hỗn hợp dễ nổ chiếm từ 5% thể tích không khí trong phòng trở lên hoặc có từ 70 kg khí cháy trở lên.

b) Chất lỏng có nhiệt độ bùng cháy đến 61°C với khối lượng có thể tạo thành hỗn hợp dễ nổ chiếm từ 5 % thể tích không khí trong phòng trở lên hoặc các chất lỏng cháy khác có nhiệt độ bùng cháy cao hơn 61°C với khối lượng từ 1.000 lít trở lên.

c) Bụi hay xơ cháy được có giới hạn nổ dưới bằng hoặc nhỏ hơn 65g/m3 với khối lượng có thể tạo thành hỗn hợp dễ nổ chiếm từ 5% thể tích không khí trong phòng trở lên; các chất rắn, hàng hóa, vật tư là chất rắn cháy được với khối lượng trung bình từ 100 kg trên một mét vuông sàn trở lên.

d) Các chất có thể cháy, nổ hoặc sinh ra chất cháy, nổ khi tác dụng với nhau với tổng khối lượng từ 1.000 kg trở lên.

đ) Các chất có thể cháy, nổ hoặc sinh ra chất cháy, nổ khi tác dụng với nước hay với ôxy trong không khí với khối lượng từ 500 kg trở lên./.

 

PHỤ LỤC III

DANH MỤC CƠ SỞ THUỘC DIỆN PHẢI THÔNG BÁO VỚI CƠ QUAN CẢNH SÁT PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY VỀ VIỆC BẢO ĐẢM CÁC ĐIỀU KIỆN AN TOÀN PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY TRƯỚC KHI ĐƯA VÀO SỬ DỤNG
(Ban hành kèm theo Nghị định số 79/2014/NĐ-CP ngày 31 tháng 7 năm 2014 của Chính phủ)

1. Trụ sở cơ quan hành chính nhà nước, nhà chung cư có chiều cao từ 09 tầng trở lên; nhà đa năng, khách sạn, nhà khách, nhà nghỉ, trụ sở làm việc của cơ quan chuyên môn, doanh nghiệp, tổ chức chính trị xã hội và tổ chức khác, viện, trung tâm nghiên cứu cao từ 07 tầng trở lên.

2. Cảng hàng không; nhà máy sửa chữa bảo dưỡng máy bay.

3. Cơ sở khai thác, chế biến, sản xuất xăng dầu, khí đốt và hóa chất dễ cháy, nổ với mọi quy mô.

4. Kho vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ; cơ sở sản xuất, kinh doanh, cung ứng, bảo quản và sử dụng vật liệu nổ công nghiệp.

5. Kho xăng dầu có tổng dung tích 500 m3 trở lên; kho khí đốt có tổng trọng lượng khí từ 600 kg trở lên.

6. Cửa hàng kinh doanh xăng dầu có từ 01 cột bơm trở lên; cửa hàng kinh doanh khí đốt có tổng lượng khí tồn chứa từ 70 kg trở lên.

7. Chợ kiên cố hoặc bán kiên cố có tổng diện tích kinh doanh từ 1.200 m2 trở lên hoặc có từ 300 hộ kinh doanh trở lên; trung tâm thương mại, siêu thị, cửa hàng bách hóa có tổng diện tích các gian hàng từ 300 m2 trở lên hoặc có tổng khối tích từ 1.000 m3 trở lên.

8. Nhà máy điện hạt nhân; nhà máy nhiệt điện có công suất từ 100 MW trở lên; nhà máy thủy điện có công suất từ 20 MW trở lên; trạm biến áp có điện áp từ 220 KV trở lên./.

 

PHỤ LỤC IV

DANH MỤC DỰ ÁN, CÔNG TRÌNH DO CƠ QUAN CẢNH SÁT PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY THẨM DUYỆT THIẾT KẾ VỀ PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY
(Ban hành kèm theo Nghị định số 79/2014/NĐ-CP ngày 31 tháng 7 năm 2014 của Chính phủ)

1. Dự án quy hoạch xây dựng mới hoặc cải tạo đô thị, khu dân cư, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao; dự án xây dựng mới hoặc cải tạo công trình hạ tầng kỹ thuật có liên quan đến phòng cháy và chữa cháy của đô thị, khu dân cư, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao thuộc thẩm quyền phê duyệt của cấp huyện trở lên.

2. Học viện, trường đại học, trường cao đẳng, trường dạy nghề, trường phổ thông và các loại trường khác có khối lớp học có khối tích từ 5.000 m3 trở lên; nhà trẻ, trường mẫu giáo có từ 100 cháu trở lên.

3. Bệnh viện cấp huyện trở lên; nhà điều dưỡng và các cơ sở y tế khám bệnh, chữa bệnh khác có quy mô từ 21 giường trở lên.

4. Trung tâm hội nghị, nhà hát, nhà văn hóa, rạp chiếu phim, rạp xiếc có sức chứa từ 300 chỗ ngồi trở lên; nhà thi đấu thể thao trong nhà có sức chứa từ 200 chỗ ngồi trở lên; sân vận động ngoài trời có sức chứa từ 5.000 chỗ ngồi trở lên; vũ trường, cơ sở dịch vụ vui chơi giải trí đông người có khối tích từ 1.500 m3 trở lên; công trình công cộng khác có khối tích từ 1.000 m3 trở lên.

5. Bảo tàng, thư viện, triển lãm, nhà lưu trữ cấp tỉnh trở lên; nhà hội chợ, di tích lịch sử, công trình văn hóa khác cấp tỉnh hoặc thuộc thẩm quyền quản lý trực tiếp của Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ.

6. Chợ kiên cố cấp huyện trở lên; chợ khác, trung tâm thương mại, siêu thị có tổng diện tích gian hàng từ 300 m2 trở lên hoặc có khối tích từ 1.000 m3 trở lên.

7. Công trình phát thanh, truyền hình, bưu chính viễn thông cấp huyện trở lên.

8. Trung tâm chỉ huy, điều độ, điều hành, điều khiển quy mô khu vực và cấp tỉnh trở lên thuộc mọi lĩnh vực.

9. Cảng hàng không; cảng biển, cảng đường thủy nội địa từ cấp IV trở lên; bến xe ô tô cấp huyện trở lên; nhà ga đường sắt có tổng diện tích sàn từ 500 m2 trở lên.

10. Nhà chung cư cao 05 tầng trở lên; nhà đa năng, khách sạn, nhà khách, nhà nghỉ cao từ 05 tầng trở lên hoặc có khối tích từ 5.000 m3 trở lên.

11. Trụ sở cơ quan hành chính nhà nước cấp xã trở lên; trụ sở làm việc của các cơ quan chuyên môn, doanh nghiệp, các tổ chức chính trị xã hội và các tổ chức khác cao từ 05 tầng trở lên hoặc có khối tích từ 5.000 m3 trở lên.

12. Công trình thuộc cơ sở nghiên cứu khoa học, công nghệ cao từ 05 tầng trở lên hoặc có khối tích từ 5.000 m3 trở lên.

13. Công trình tàu điện ngầm; hầm đường sắt có chiều dài từ 2.000 m trở lên; hầm đường bộ có chiều dài từ 100 m trở lên; gara ô tô có sức chứa từ 05 chỗ trở lên; công trình trong hang hầm có hoạt động sản xuất, bảo quản, sử dụng chất cháy, nổ và có khối tích từ 1.000 m3 trở lên.

14. Kho vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ; công trình xuất nhập, chế biến, bảo quản, vận chuyển dầu mỏ và sản phẩm dầu mỏ, khí đốt, vật liệu nổ công nghiệp.

15. Công trình sản xuất công nghiệp có hạng nguy hiểm cháy, nổ A, B, C, D, E thuộc dây chuyền công nghệ sản xuất chính có khối tích từ 1.000 m3 trở lên.

16. Cửa hàng kinh doanh xăng dầu có từ 01 cột bơm trở lên; cửa hàng kinh doanh khí đốt có tổng lượng khí tồn chứa từ 70 kg trở lên.

17. Nhà máy điện (hạt nhân, nhiệt điện, thủy điện, phong điện…) trạm biến áp có điện áp từ 110 KV trở lên.

18. Nhà máy đóng tàu, sửa chữa tàu; nhà máy sửa chữa, bảo dưỡng máy bay.

19. Nhà kho hàng hóa, vật tư cháy được hoặc có bao bì cháy được có khối tích từ 1.000 m3 trở lên.

20. Công trình an ninh, quốc phòng có nguy hiểm về cháy, nổ hoặc có yêu cầu bảo vệ đặc biệt./.

 

PHỤ LỤC V

DANH MỤC PHƯƠNG TIỆN PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY
(Ban hành kèm theo Nghị định số 79/2014/NĐ-CP ngày 31 tháng 7 năm 2014 của Chính phủ)

1. Phương tiện chữa cháy cơ giới:

a) Các loại xe chữa cháy thông thường: Xe chữa cháy có téc, xe chữa cháy không téc (xe bơm).

b) Các loại xe chữa cháy đặc biệt: Xe chữa cháy sân bay, xe chữa cháy rừng, xe chữa cháy hóa chất, xe chữa cháy chống biểu tình gây rối…

c) Máy bay chữa cháy; tàu, xuồng chữa cháy.

d) Các loại xe chuyên dùng phục vụ chữa cháy: Xe thang, xe nâng, xe chỉ huy, xe thông tin ánh sáng, xe trạm bơm, xe chở nước, xe chở phương tiện, xe chở quân, xe chở hóa chất, xe cấp cứu sự cố, xe cứu nạn, cứu hộ, xe hút khói, xe kỹ thuật…

đ) Các loại máy bơm chữa cháy: Máy bơm khiêng tay, máy bơm rơmoóc, máy bơm nổi.

2. Phương tiện chữa cháy thông dụng:

a) Vòi, ống hút chữa cháy.

b) Lăng chữa cháy.

c) Đầu nối, ba chạc, hai chạc chữa cháy, Ezectơ.

d) Giỏ lọc.

đ) Trụ nước, cột lấy nước chữa cháy.

e) Thang chữa cháy (thang 3, thang 2, thang hộp, thang móc, thang khác).

g) Bình chữa cháy (xách tay, có bánh xe): Bình bột, bình bọt, bình khí…

3. Chất chữa cháy: Nước, bột chữa cháy, khí chữa cháy, thuốc bọt chữa cháy.

4. Vật liệu và chất chống cháy:

a) Sơn chống cháy.

b) Vật liệu chống cháy.

c) Chất ngâm tẩm chống cháy.

5. Trang phục và thiết bị bảo hộ cá nhân:

a) Trang phục chữa cháy: Quần, áo, mũ, ủng, găng tay, thắt lưng, khẩu trang chữa cháy; ủng và găng tay cách điện; quần áo cách nhiệt; quần áo chống hóa chất; quần áo chống phóng xạ.

b) Mặt nạ phòng độc lọc độc, mặt nạ phòng độc cách ly, khẩu trang lọc độc, máy san nạp khí cho mặt nạ phòng độc.

6. Phương tiện cứu người: Dây cứu người, đệm cứu người, thang cứu người (thang dây, thang xếp…), ống cứu người, thiết bị dò tìm người…

7. Phương tiện, dụng cụ phá dỡ:

a) Máy cắt, máy kéo, máy banh, máy kích, máy nâng vận hành bằng khí nén, thủy lực, bằng điện hoặc bằng động cơ.

b) Kìm cộng lực, cưa tay, búa, xà beng…

8. Thiết bị, dụng cụ thông tin liên lạc, chỉ huy chữa cháy gồm:

a) Bàn chỉ huy chữa cháy, lều chỉ huy chữa cháy.

b) Hệ thống thông tin hữu tuyến.

c) Hệ thống thông tin vô tuyến.

9. Hệ thống báo cháy, chữa cháy:

a) Hệ thống báo cháy tự động, bán tự động.

b) Hệ thống chữa cháy tự động, bán tự động (bằng khí, nước, bột, bọt), hệ thống họng nước chữa cháy trong nhà, hệ thống cấp nước chữa cháy ngoài nhà./.

 

PHỤ LỤC VI

QUY CÁCH CÁC TÍN HIỆU ƯU TIÊN VÀ TÍN HIỆU SỬ DỤNG TRONG CHỮA CHÁY
(Ban hành kèm theo Nghị định số 79/2014/NĐ-CP ngày 31 tháng 7 năm 2014 của Chính phủ)

1. Cờ ưu tiên cho xe chữa cháy:

Cờ có nền màu xanh, viền vàng, chữ vàng, mũi tên vàng.

2. Dải băng phân định ranh giới khu vực chữa cháy:

Băng có nền đỏ, viền vàng, chữ vàng.

3. Cờ hiệu của ban chỉ huy chữa cháy:

Cờ có nền xanh, viền vàng, chữ vàng.

4. Băng chỉ huy chữa cháy:

Băng có nền màu đỏ, viền vàng, chữ vàng.

5. Biển báo khu vực chữa cháy:

Hà Nội: Cháy chung cư Vinaconex Trần Thái Tông

Nhiều người sinh sống tại chung cư Vinaconex hô hoán nhau tháo chạy khi có cháy, một số người bị mắc kẹt trong nhà phải dùng đèn chiếu ra ngoài cửa sổ để báo hiệu cho lực lượng cứu hộ.

Vào khoảng 20h30 ngày 23/5, tại một căn hộ ở tầng 5 của tòa nhà B chung cư Vinaconex trên đường Trần Thái Tông (phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, TP Hà Nội).

Thông tin ban đầu, vào khoảng thời gian trên, nhiều cư dân sinh sống tại tầng 5 của tòa nhà B chung cư Vinaconex bỗng nghe thấy tiếng chuông báo cháy nên mở cửa chạy ra thì thấy khói bốc mù mịt.

Hiện trường vụ hỏa hoạn chung cư Hà Nội – Vinaconex

Theo một số nhân chứng, đám cháy bùng phát từ một căn hộ ở tầng 5 của tòa nhà chung cư, sau đó lửa bốc lên dữ dội và khói đen mù mịt khiến nhiều người dân sinh sống trong tòa nhà hoảng loạn.

Ngay sau khi nhận được tin báo, lực lượng chức năng trong đó có Phòng Cảnh sát PCCC số 3 đã có mặt kịp thời để xử lý đám cháy.Nhận thấy tình hình có nhiều người mắc kẹt trên các tầng cao, Phòng Cảnh sát PCCC số 3 đã điều động 8 xe chữa cháy cùng với xe thang và các trang thiết bị hiện đại tới hiện trường để đưa những người bị mắc kẹt xuống an toàn.Đến khoảng 21h30, đám cháy được khống chế và dập tắt hoàn toàn.

Hiện cơ quan chức năng đang điều tra, làm rõ nguyên nhân vụ hỏa hoạn.

Theo VTC , đăng lại bởi PCCC 3S Việt Nam

PCCC CĂN HỘ DỊCH VỤ TOÀ NHÀ LƯU TRÚ

PCCC căn hộ dịch vụ hay toà nhà kinh doanh dịch vụ lưu trú khác như khách sạn, nhà nghỉ, nhà trọ,… tuân theo quy định quản lý của nhà nước về an toàn phòng chống cháy nổ.

Được quy định tại:

NGHỊ ĐỊNH 136/2020/ND-CP

BMC.FP – NHÀ THẦU PCCC CHUYÊN NGHIỆP-PHONGCHAYBMC.COM
Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành
Luật Phòng cháy và chữa cháy và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy

TỔNG QUAN DỰ ÁN

  • Tên dự án: Thiết kế, Thi công hệ thống PCCC Toà nhà căn hộ dịch vụ kinh doanh dịch vụ lưu trú
  • Chủ đầu tư: Nhà đầu tư BDS Nguyễn Văn Tuân
  • Địa điểm: 51 Kim Mã Thượng, Quận Ba Đình, Thành phố Hà Nội
  • Thời gian thực hiện: 2018

QUY MÔ DỰ ÁN

  • Tổng diện tích: 3.850 m2
  • Số phòng: 58 Phòng căn hộ dịch vụ
  • Giá trị hợp đồng: 1.986.900.000 đ

TIÊU CHUẨN PCCC CĂN HỘ DỊCH VỤ

Đánh giá sự nguy hiểm cháy nổ:

Pccc cơ sở lưu trú được quy định tại Phụ lục II NĐ 136/2020/ND-CP

Có phương án chữa cháy, Thoát nạn

Phương án được cấp thẩm quyền phê duyệt được quy định tại Điều 17 NĐ 136/ND-CP ( nếu thuộc diện công an quản lý)

Có hệ thống giao thông cấp nước, thông tin liên lạc phục vụ chữa cháy

Có hệ thống báo cháy, chữa cháy, ngăn chaý, phương tiện phòng cháy và ngăn cháy khác

Có phương tiện cứu người phù hợp đảm bảo về số lượng chất lượng

Có văn bản thẩm duyệt đối với công trình được quy định tại Phụ lục V Nghị định 136

Phân loại phân hạng mức độ nguy hiểm cháy và cháy nổ đối với cơ sở căn hộ dịch vụ, PCCC cơ sở lưu trú khác

Yêu cầu tiêu chuẩn pccc căn hộ dịch vụ:

Các giải pháp bố trí mặt bằng

Bậc chịu lửa của công trình, diện tích tối đa cho phép đối với các bức tường ngăn cháy theo hạng và số tầng tối đa cho phép

Khoảng cách PCCC giữa các ngôi nhà, công trình bên cạnh

Bố trí thiết bị bảo vệ, thiết bị báo cháy, chữa cháy tự động cho công trình

Đề ra các biện pháp PCCC hợp lý và hiệu quả

Xác định vốn đầu tư cơ bản của công trình

Phân hạng nguy hiểm cháy nổ PCCC cở sở kinh doanh lưu trú và các công trình khác.

Căn cứ theo phụ lục C QCVN 06:2021 – BXD

PCCC căn hộ dịch vụ, pccc cơ sở lưu trú cần đáp ứng các tiêu chuẩn phòng cháy chữa cháy sau:

QCVN 06:2021/BXD : Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về an toàn cháy cho nhà và công trình

TCVN 2622-1995 : Phòng cháy chống cháy cho nhà và công trình – Yêu cầu thiết kế

TCVN 5279-1990 : An toàn cháy nổ – Bụi cháy – Yêu cầu chung

TCVN 5507-2002 : Hoá chất nguy hiểm – Quy phạm an toàn trong sản xuất kinh doanh, sử dụng, bảo quản và vận chuyển

TCVN 6155-1996 : Bình chịu áp lực yêu cầu lắp đặt, sử dụng sửa chữa – Phương pháp thử

Sai lầm trong thiết kế, thi công hệ thống phòng cháy chữa cháy

Việc chữa cháy các tòa nhà cao tầng không hiệu quả bắt nguồn từ hệ thống phòng cháy chữa cháy (PCCC) được thiết kế và thi công không khoa học trong khi hệ thống lạnh đã không tính đến phương án tự ứng cứu.

Gói thầu thi công phòng cháy chữa cháy của các tòa nhà cao tầng thường chiếm giá trị rất lớn và quy mô. Tuy được quảng bá rất hiện đại, bảo đảm an toàn tuyệt đối nhưng nếu việc thiết kế hệ thống PCCC của tòa nhà tự ứng cứu được thì đã khỏi phải nhờ đến lực lượng PCCC.

Hãy thử nghĩ lại xem có bao nhiêu vụ cháy lớn mà hệ thống phòng cháy chữa cháy của tòa nhà tự ứng cứu hay tất cả đều “tịt ngòi” hết?



Có thể thấy trong vụ cháy trung tâm thương mại Sài Gòn cách đây 10 năm, vụ cháy các trung tâm thương mại, chợ, chung cư, nhà cao tầng…thì toàn là lực lượng bên ngoài ứng cứu, còn hệ thống PCCC trong nhà đều “im re”.

Cũng cần phải nói thêm rằng các vụ cháy nhỏ, mới bắt lửa thì các bình chữa cháy CO2 đủ sức để dập tắt an toàn. Điều tôi muốn nói ở đây là hệ thống PCCC bằng ống thép dẫn nước của các tòa nhà, nó hầu như “tịt ngòi” khi cháy.

Theo tôi thì có một số đặc điểm kỹ thuật sai lầm như sau:

– Các đầu phun tự động chỉ thiết kế khi nhiệt độ trên 70 độ C mới phát nổ và tự phun nước

Các vòi chữa cháy (dạng cuộn) bằng cần thì chỉ bố trí ngoài hành lang. Khi một đầu phun nào tự mở xả nước thì sụt áp trong ống và máy bơm tự đề để bơm nước cấp vào hệ thống, nếu điện mất thì máy Diesel ứng cứu. Đó là thiết kế mà các tòa nhà cao tầng đang áp dụng, nhưng khi cháy mới thấy lỗi ở các điểm sau:

– Đầu phun tự động được trang bị tận răng tới từng diện tích mét vuông trong cả tòa nhà đều không hoạt động khi cháy. Đó là nhiệt độ cháy không đủ tới ngưỡng 70 độ để kích nổ. Khi cháy không chỉ có lửa mà có cả khói, để chờ cho nó đủ 70 độ để kích nổ thì chắc con người sẽ chết hết. Đầu vòi này bố trí trên trần 2.5 đến 3m, nên nếu có cháy âm ỉ dưới nền thì còn lâu nó mới nổ được đầu phun.

Kết luận: việc thiết kế các đầu phun tự động này không bao giờ tự ứng cứu được. Nếu có xác suất tự ứng cứu được thì cũng chỉ vài % hi hữu nho nhỏ.

– Hệ thống đầu phun tự động chỉ là hệ thống đứng hàng thứ 2 sau hệ thống đầu dò khói tự động. Đầu này nghĩa là khi có khói thì chuông sẽ reo, báo động (hệ thống này tôi không có ý kiến)

– Các vòi chữa cháy dạng cuộn bố trí ngoài hành lang: loại này nếu xếp về mức độ ưu tiên ứng cứu thì xếp hạng sau cùng (nếu cháy lớn quá thì mới xài cái này, cháy nhỏ thì bình CO2 đủ dập rồi). Nhưng xin thưa rằng việc cầm cái đầu phun này không dễ chút nào, nếu không qua huấn luyện và trải nghiệm thực tế thì không mấy ai cầm được cái vòi phun này mà xịt (áp suất đẩy rất lớn, nên thường giật ngửa cả người). Nhưng có một thực tế là khi có cháy lớn thật sự xảy ra thì tất cả đều bỏ chạy, không ai đứng đó tự ứng cứu với các thiết bị này cả. Đó là tâm lý chung của con người.

– Một nghịch lý nữa là khi cháy lớn thì ưu tiên đầu tiên là ngắt điện toàn bộ hệ thống và kết quả là máy bơm nước chữa cháy đứng chân, hệ thống dự phòng diesel cũng đứng. Lý do là việc thiết kế hệ thống kỹ thuật chuyển đổi này thiếu tính toán, đúng nguyên tắc là mất điện lưới thì có động cơ diesel dự phòng. Nhưng xin nói rõ rằng một động cơ diesel 5-10 năm không chạy, chỉ chờ khi có cháy và mất điện mới xài đến, nếu không thì để nằm lạnh đó 5-10 năm và đến giờ cháy thiệt thì đề không nổ. Điều sai lầm ở đây là việc thiết kế hệ thống liên kết ứng cứu không cho phép tách ra và chạy độc lập để kiểm tra định kỳ động cơ diesel. Và kết quả là tự xưa đến nay có mấy hệ thống PCCC chữa cháy chuyên nghiệp của tòa nhà tự ứng cứu được đâu.



Trong vụ cháy tòa nhà EVN vừa rồi, nhiều ý kiến lại cho rằng hệ thống phòng cháy chữa cháy chưa đi vào hoạt động? Đó là lý do chính, nhưng hoàn toàn không phải như vậy. Nếu có đi vào hoạt động rồi thì cũng không hiệu quả. Lý do như sau:

– Nguyên nhân cháy và bắt lửa là lớp bông bảo ôn của hệ thống lạnh. Nếu hệ thống phòng cháy chữa cháy của tòa nhà này hiện đại đến bao nhiêu thì cũng không bao giờ ứng cứu được khi cháy hệ thống ống lạnh này

1: Hệ thống ống này bắt sát trần bê tông, trên mặt trần laphong, trong khi đầu dò cháy và đầu phun nước tự động nằm thấp hơn tầm 300mm nên hai hệ thống chữa cháy là Đầu dò khói và Đầu phun nước tự động bị loại ngay, không ứng cứu được

2: Sau khi hoàn thiện, mặt trần laphong che kín cả hệ thống này (ở dưới nhìn không thấy gì). Nếu có cháy ở trên này thì cũng không có đường mà xịt nước bằng vòi phun lên, nên hệ thống PCCC cuối cùng là vòi phun nước cũng hoàn toàn bất lực.

3: Hệ thống ống lạnh này thông suốt tất cả các vị trí và kín nên dù có cháy ở một vị trí nào đó thì khói theo ống này dẫn này thông đến tất cả. Như vụ EVN vừa rồi là một dẫn chứng, cháy ít mà khói phủ kín toàn bộ tòa nhà

4: Hệ thống lạnh này có quấn quanh nó một lớp bông giữ nhiệt xung quanh trong toàn bộ hệ thống phòng cháy chữa cháy và dán bằng keo con chó xung quanh. Nếu bất kì một vị trí ống này bắt lửa thì lan toàn bộ hệ thống từ A đến Z. Ống dẫn được gò bằng tôn kẽm 0.8mm nên khả năng dẫn nhiệt và giữ nhiệt cực kỳ nhanh, nên chỉ cần bắt lửa cháy là còn lâu mới dập tắt được.

5: Hệ thống này có quạt hút gió một đầu nên càng tạo điều kiện cho lửa bắt nhanh hơn, ống kín và hẹp nên ngọn lửa luồn trong ống này di chuyển cực kỳ nhanh. Các đoạn ống này thường ngắn từ 200mm đến 3000mm và đấu nối bằng bulong, tại các đầu nối có lót các lớp mút chống xì hơi 5mm để giữ áp suất, nên khi cháy lớp mút này cũng cháy luôn và để lộ khe hở cộng với quạt hút gió một đầu nên khói và lửa sẽ thâm nhập vào lõi ống dẫn này đi đến các nơi (nếu ống dẫn này có các đầu nối hàn kín thì khỏi phải bàn)

6: Vật liệu làm ống là tôn mạ kẽm, nên mặc dù bên trong ống không có vật liệu duy trì sự cháy nhưng lớp sơn hay kẽm bên trong này vẫn giữ được lửa và dẫn lửa rất nhanh

Chắc nhiều người cũng đã từng suy nghĩ và hay đặt câu hỏi là tại sao tòa nhà bằng bê tông cốt thép và gạch ngăn cách hết mà cháy lại lan nhanh đến thế. Cứ thử hình hình dung đơn giản theo kiểu nếu một căn phòng cháy thì làm sao nó lan được qua phòng bên cạnh được trong khi ngăn cách bằng tường rồi?

Nhiều câu trả lời lại cho rằng là do chập điện và lan truyền theo hệ thống điện. Thực tế không phải như vậy, hệ thống điện khi có cháy tại một phòng và có báo động thì điện sẽ được ngắt ngay hoặc nếu có chập thì hệ thống Asptomat 3 tầng bảo vệ cũng đã nhảy và ngắt hết. Vì vậy, lý do điện sẽ bị loại trừ.

Câu trả lời thực tế 100% là do hệ thống ống lạnh lan truyền mà không có biện pháp ngăn chặn nên nguyên nhân dẫn cháy và lan cháy có thủ phạm chính là hệ thống lạnh gây ra. Nếu muốn kiểm chứng thì sự cố cháy tòa nhà EVN là minh chứng cụ thể nhất.

Tôi sẽ mô tả quá trình lan cháy để mọi người có thể hình dung rõ hơn.

Đầu tiên là nếu có ngọn lửa cháy tại bất kỳ tại một vị trí nào đó trong phòng và bắt lửa vào lỗ thông hơi (miệng hệ thống lạnh) và lớp bông áp quanh ống bắt lửa và nó sẽ bắt đầu cháy rồi lan theo ống theo quy trình như trên đã trình bày.

Ngoài ra nó còn lan như sau: Tất cả các hệ thống này đều bắt kín trên trần. Cùng với hàng loạt hệ thống khác, khi lớp bông bắt đầu cháy và lan, nó sẽ lan sang hệ thống ống điện, hệ thống điện nhẹ bằng nhựa ngay trên đầu nó cách 150mm và hệ thống ống nhựa điện nặng. Nghĩa là toàn bộ các ống nhựa luồn dây điện nằm ngay trên đầu ống lạnh bắt lửa 100%. Sát bên cạnh ống lạnh 100mm là máng cáp điện thoại, internet, cáp truyền hình. Nếu có phoi lửa này lọt vào máng này thì lửa cũng bắt đầu lan.

Và như vậy là toàn bộ các ống nhựa và dây điện nằm trên sàn laphong đã bắt lửa và tiếp tục con đường dẫn lửa chạy.

Khi các hệ thống ống này rẽ ngoặt vào từng phòng, đầu tiên là lửa sẽ lan đến miệng lỗ thông hơi trong căn phòng và đốt cháy tấm nhựa kỹ thuật chỗ miệng này. Đầu tiên là cháy và tấm nhựa mềm ra làm cho các lỗ vít vặn tấm nhựa cứng với ống lỏng và bong ra, kết quả là tấm nhựa này rơi xuống sàn và đụng cái gì thì cái đó cháy ngay lập tức.

Chỉ trong thời gian ngắn toàn bộ lửa đã thâm nhập tất cả mọi phòng và đốt cháy toàn bộ hệ thống điện.

Và kết quả cuối cùng sau khi lực lượng phòng cháy chữa cháy bên ngoài cật lực làm việc để dập tắt hết lửa thì người chết, người nhập viện, toàn bộ hệ thống tòa nhà bị hư hại, chỉ còn trơ lại bê tông và đập bỏ.

Tóm lại, nguyên nhân kỹ thuật trực tiếp và dễ hiểu nhất của hệ quả này là:

– Hệ thống phòng cháy chữa cháy được thiết kế và thi công không khoa học.

– Hệ thống lạnh thiết kế sai lầm, không tính đến phương án tự ứng cứu.

– Hệ thống lạnh chính là tác nhân chính gây ra thiệt hại toàn bộ cho vụ cháy và thông thường thiết kế và thi công hệ thống PCCC và hệ thống lạnh là do cùng một nhà thầu đảm nhận.

– Hệ thống lạnh càng hiện đại (theo hướng phục vụ cho sự tiện nghi) thì càng treo lơ lửng nguy cơ gây hại cho tòa nhà.

Theo Dong lam

Phongchay3s.com -Nhà thầu chuyên nghiệp trong thi công hệ thống phòng cháy chữa cháy. Hãy gọi cho chúng tôi để được tư vấn!!

TIN PCCC HÀ NỘI

Quảng Ninh: Vào khoảng 22h50 đêm qua (31/10), tại QL18 đoạn qua xã Hồng Thái Tây, thị xã Đông Triều (Quảng Ninh) xảy ra vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng khi 1 chiếc xe container bất ngờ đâm vào dải phân cách và bốc cháy. Tài xế đã may mắn thoát chết.

CHÁY CHUNG CƯ CARINA
Bậc chịu lửa tòa nhà chung cư

TIN PCCC Hà Nội: Cháy nhà hàng ở Bà Triệu: vào khoảng 11h05 ngày 31/10 ngọn lửa bất ngờ bùng phát tại nhà hàng cơm Việt số 228 Bà Triệu ( quận Hai Bà Trưng, Hà Nội). Sự việc sảy ra vào đúng giờ cơm trưa đã khiến nhiều khách hàng hốt hoảng bỏ chạy.

Tin tức PCCC Hà Nội 24 H qua

Bình Dương: Trưa 30/0 một vụ hoả hoạn tại công ty đồ gỗ Phú Xuyên ( Vốn Trung Quốc) tại xã Tân Uyên, tỉnh Bình Dương cháy lớn. Ước tính thiệt hại lên đến hàng tỷ đồng.

Tin pccc Hà Nội: cháy quán karaoke 4 tầng tại số 686 đường Xuân La ( quận Tây Hồ, Hà Nội). Khoảng 19h ngày 29/10 tại quán Karaoke trên phát ra nhiều tiếng nổ lớn kèm theo lửa và khói đen nghi ngút bốc lên. Ngay sua đó nhân viên trong quán chạy toán loạn ra ngoài. Rất may vụ việc không có thiệt hại về người.

cứu nạn pccc
cứu nạn trong pccc
,

THIẾT KẾ THI CÔNG THẨM DUYỆT NGHIỆM THU PCCC

LIÊN HỆ PCCC BMC

Văn phòng

Tầng 11, Tòa nhà VEAM
Phú Thượng, Tây Hồ, Hà Nội


Kết nối với chúng tôi