PHÒNG CHÁY SẤY GỖ : BIỆN PHÁP PCCC

Phòng cháy sấy gỗ: Nguy hiểm cháy, nổ trong quá trình sấy gỗ phụ thuộc vào tính chất của vật liệu sấy, cấu tạo của thiết bị, vị trí đặt thiết bị nung nóng, biện pháp cung cấp nhiệt, chế độ nhiệt vv. Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến nguy hiểm cháy, nổ sau đây là một số nguyên nhân chính tạo thành môi trường cháy, nguồn nhiệt gây cháy và hướng phát triển của đám cháy.

phong chay xuong go
cháy xưởng gỗ 10.000m2

1. Khả năng tạo nồng độ cháy trong buồng sấy

Trong quá trình sấy gỗ các dung môi bay hơi ra khỏi bề mặt gỗ, sản phẩm phế thải như bụi tạo ra trong quá trình gia công cắt gọt tạo thành môi trường cháy dưới dạng gỗ đã được sấy khô và có khả năng tạo thành nồng độ hỗn hợp nguy hiểm cháy, nổ.

Nguyên nhân gây ra khả năng cháy nổ trong quá trình sấy do hình thành nồng độ trong buồng sấy do vi phạm  chế độ làm việc:

– Cường độ bay hơi tăng khi xảy ra quá tải trong buồng sấy và trên băng chuyền.

  • Vật liệu sấy có bề mặt bay hơi rộng hoặc trong vật liệu có chứa nhiều chất hoà tan.
  • Tần số trao đổi khí giảm.
  • Quạt hút gió ngừng hoạt động.
  • Thiết bị sấy làm việc với hệ số tuần hoàn kín cao.
  • Tăng nhiệt độ trong buồng sấy.

Tần số trao đổi khí sẽ giảm khi công suất của quạt gió giảm hoặc do tăng sức cản của hệ thống ống dẫn như tắc phin lọc vv….

2. Sự tồn tại và phát sinh nguồn nhiệt gây cháy PCCC

Trong phòng cháy sấy gỗ Một trong các nguồn nhiệt chủ yếu là sự nung nóng quá nhiệt và bốc cháy vật liệu gỗ sấy, phế thải của gỗ sấy cũng như tia lửa tạo thành khi các vật rắn va chạm với nhau hoặc do ma sát. Do thiết bị vận chuyển hoặc động cơ điện bị nung nóng quá mức

Trong các lò sấy hoạt động liên tục, khi các thiết bị vận chuyển như băng chuyền, toa gòng ngừng hoạt động có thể làm bốc cháy vật liệu gỗ do chúng chịu tác động lâu dài của nguồn nhiệt do chính lò sấy cung cấp.

Khả năng lan truyền của đám cháy

Trong một số nhà máy sản xuất và chế biến gỗ có các phân xưởng sấy với hàng chục buồng sấy hoạt động liên tục và nhiều kho chứa vật liệu đã sấy khô và chúng được bảo quản như vậy nhiều ngày chờ các công đoạn xử lý tiếp theo.

 Các quá trình sấy thường làm bám bẩn bụi hoặc phế thải cháy trên thành của thiết bị sấy, bám trên các thiết bị thông gió. Điều đó tạo điều kiện để đám cháy lan truyền rất mạnh.

  Bụi và chất ngưng tụ cháy bám trên thành ống thông gió sẽ thúc đẩy rất mạnh quá trình lan truyền của đám cháy

4. Biện pháp phòng ngừa Phòng cháy sấy gỗ

– Ngăn ngừa, hạn chế khả năng tại nồng độ nguy hiểm cháy, nổ bằng cách xác lập chế độ làm việc cho phép, bố trí hệ thống thông gió phải loại trừ được sự hình thành hơi khí nguy hiểm nổ trong buồng sấy, luôn kiểm tra và phải đảm bảo băng chuyền vận chuyển gỗ sấy phải làm việc liên tục tránh việc dừng quá lâu, bố trí van phòng nổ cho buồng sấy, thiết bị sấy phải có bộ phận lắng bụi ..

– Ngăn ngừa, hạn chế khả năng phát sinh nguồn nhiệt gây cháy bằng cách bố trí thiết bị an toàn tự động đóng đường đảm bảo ngắt thiết bị nung nóng khi tốc độ chuyển động tốc độ thiết bị vận chuyển giảm hoặc ngừng hẳn. Lắp đặt các thiết bị tự động điều chỉnh nhiệt độ cho buồng sấy. Bố trí quạt thông gió chống nổ, không phát sinh tia nổ khi xảy ra va chạm trên đường ống thải bụi

cháy lớn do sấy gỗ
Sấy gỗ bằng công nghệ cũ thường gây rủi ro cháy nổ cao

Nhà thầu thi công Phòng cháy chữa cháy PCCC Chuyên nghiệp

Phòng cháy BMC Thi công nhà xưởng chế biến sản xuất gỗ chuyên nghiệp với chi phí hợp lý hàng đầu Việt Nam

– Ngăn ngừa, hạn chế cháy lan bằng cách bố trí hệ thống thông gió riêng cho buồng sấy không bố chí chung với hệ thống thông gió của nhà xưởng, làm bằng vật liệu không cháy và thường xuyên được kiểm tra và vệ sinh định kỳ.

LIÊN HỆ PCCC BMC

Văn phòng

Tầng 11, Tòa nhà VEAM
Phú Thượng, Tây Hồ, Hà Nội


Kết nối với chúng tôi