Khách sạn, nhà nghỉ bắt buộc phải mua bảo hiểm cháy, nổ

Khách sạn, nhà nghỉ bắt buộc phải mua bảo hiểm cháy, nổ

ĐỨC DINH

05-06-2018
Kinhtedothi – “Hiện nay, tôi thấy xảy ra hàng loạt vụ cháy với hậu quả vô cùng nghiêm trọng. Gia đình tôi ở ngay sát nhiều khách sạn, nhà nghỉ nên rất lo lắng. Xin hỏi, quy định mới nhất về bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc đối với khách sạn và nhà nghỉ là gì? Tôi có thể tìm hiểu cụ thể ở đâu?” – Trần Đức Anh (Hàng Thiếc – Hà Nội)
Bạn Đức Anh thân mến!
Để trả lời cụ thể câu hỏi trên, báo Kinh tế&Đô thị đã có cuộc trao đổi với luật sư Nguyễn Thị Hải Yến – Đoàn luật sư Hà Nội.
Thực tế hiện nay, trên địa bàn Hà Nội các khách sạn, nhà nghỉ đang có xu hướng tăng mạnh. Tuy nhiên, đi kèm với sự tăng trưởng về các ngành dịch vụ lưu trú, cũng không thể tránh khỏi những hạn chế, rủi ro do cháy nổ gây ra. Chính vì thế, nước ta đã có những quy định cụ thể về bảo hiểm cháy nổ bắt buộc đối với khách sạn. Mua bảo hiểm cháy nổ khách sạn không chỉ giúp giảm thiểu thiệt hại, tổn thất cháy nổ gây ra, đồng thời giúp cho DN ổn định các dịch vụ kinh doanh đi vào hoạt động.

 

 

Theo Nghị định số 23/2018/NĐ-CP của Chính phủ vừa ban hành quy định về bảo hiểm cháy nổ bắt buộc thì từ 15/4/2018, tất cả nhà chung cư, khách sạn, nhà khách, nhà nghỉ từ 5 tầng trở lên đều phải mua bảo hiểm cháy nổ bắt buộc tại các DN kinh doanh dịch vụ bảo hiểm cháy nổ. Các cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ như nhà chung cư, khách sạn, nhà khách, nhà nghỉ từ 5 tầng trở lên; nhà trẻ, trường mẫu giáo có từ 100 cháu trở lên; cửa hàng xăng dầu từ một cột bơm trở lên… đều phải mua bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc tại các DN kinh doanh nghiệp vụ bảo hiểm cháy, nổ.
Mức phí bảo hiểm được quy định đối với cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ (trừ cơ sở hạt nhân) có tổng số tiền bảo hiểm của các tài sản tại một địa điểm dưới 1.000 tỷ đồng: Mức phí bảo hiểm được xác định bằng số tiền bảo hiểm tối thiểu nhân tỷ lệ phí bảo hiểm. Căn cứ vào mức độ rủi ro của từng cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ, DN bảo hiểm và bên mua bảo hiểm thỏa thuận tỷ lệ phí bảo hiểm không thấp hơn tỷ lệ phí bảo hiểm.
Trên cơ sở mức phí bảo hiểm quy định, DN bảo hiểm và bên mua bảo hiểm có thể thỏa thuận tăng mức phí bảo hiểm áp dụng đối với từng cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ căn cứ vào mức độ rủi ro của từng cơ sở và theo quy định pháp luật.
Đối với cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ có tổng số tiền bảo hiểm của các tài sản tại một địa điểm từ 1.000 tỷ đồng trở lên và cơ sở hạt nhân: DN bảo hiểm và bên mua bảo hiểm thỏa thuận mức phí bảo hiểm theo quy định pháp luật và trên cơ sở được DN nhận tái bảo hiểm chấp thuận.
Nghị định cũng nêu rõ DN bảo hiểm có quyền từ chối bán bảo hiểm cháy, nổ nếu các cơ sở nhà cao tầng chưa hoặc không thực hiện đầy đủ các quy định về phòng chống cháy nổ. DN bảo hiểm cũng không có trách nhiệm bồi thường trong trường hợp động đất, núi lửa phun hoặc những biến động khác của thiên nhiên. Thiệt hại do biến cố chính trị, an ninh gây ra, tài sản bị đốt cháy, tài sản mua bảo hiểm bị sét đánh trực tiếp, cháy nổ do cố ý gây ra…

LIÊN HỆ PCCC BMC

Văn phòng

Tầng 11, Tòa nhà VEAM
Phú Thượng, Tây Hồ, Hà Nội


Kết nối với chúng tôi

Call Now Button