Tai nạn cháy nổ thường gặp

Tai nạn cháy nổ PCCC và các chấn thương thường gặp

Trong các sự cố về cháy, nổ, tai nạn giao thông, tai nạn lao
động hay các sự cố sập đổ công trình xây dựng… các nạn nhân
có thể gặp phải nhiều dạng chấn thương do các yếu tố khác nhau
gây ra hoặc bị đa chấn thương. Nạn nhân trong các sự cố này
thường gặp nhất là các dạng chấn thương sau đây:
– Ngừng hô hấp – tuần hoàn: là tình trạng nạn nhân không
còn thở được và mạch không còn đập. Nạn nhân bị ngừng hô
hấp – tuần hoàn có thể do bị đuối nước, điện giật, tai nạn giao
thông, ngạt khói hoặc do thiếu ôxy trong các vụ cháy, sập đổ
công trình, hầm lò…

1. Tai nạn cháy nổ gây chảy máu

Chảy máu: là tình trạng máu chảy ra ngoài cơ thể ở những
vết thương bị rách da, thịt hay chấn thương phần mềm… Các
vết thương chảy máu này có thể được gây ra bởi các vật có
cạnh sắc nhọn, các vật nặng đập và đè vào các bộ phận của
cơ thể. Chảy máu nhiều hay ít phụ thuộc vào tính chất nặng
nhẹ của vết thương hay vị trí của vết thương. Đối với các vết
thương lớn làm đứt mạch máu hay làm tổn thương tim có thể
dẫn đến chảy máu ồ ạt và dẫn đến gây tử vong cho nạn nhân.

Tai nạn liên quan đến cháy nổ pcccc
Tai nạn liên quan đến cháy nổ

2. Tai nạn cháy nổ gây gãy xương

Gãy xương: là tình trạng mất tính liên tục của xương, nó
có thể biểu hiện dưới nhiều hình thức từ một vết rạn cho đến
sự gãy hoàn toàn của xương. Các nạn nhân có thể bị gãy xương
do bị các vật nặng, các cấu kiện xây dựng sụp đổ đè và đập lên cơ thể;
các bánh xe ô tô, xe máy đè lên các chi hay các bộ phận
khác của cơ thể trong các vụ tai nạn giao thông, các nạn nhân
bị rơi, ngã hay nhảy từ các tầng phía trên cao xuống…

3. Tai nạn cháy nổ gây bỏng

Bỏng: là một thương tích đối với da hoặc các mô hữu cơ
khác do nhiệt, hóa chất, bức xạ, phóng xạ… gây ra. Nạn nhân
bỏng hay gặp trong các sự cố về cháy, nổ; điện giật; các cố
hóa chất, phóng xạ…

Ngoài ra khi xảy ra một số tai nạn, sự cố nạn nhân còn có thể
bị điện giật, sai khớp, bong gân, cảm nóng, cảm lạnh… Thông
thường, đối với các tai nạn, sự cố nghiêm trọng đặc biệt là các
vụ nạn giao thông, sập đổ công trình… thì nạn nhân thường
gặp nhiều loại chấn thương cùng một lúc, nạn nhân có thể vừa
bị gãy xương, vừa bị chảy máu và cũng có thể bị ngừng hô hấp
– tuần hoàn. Vì vậy, đối với các người cứu khi tổ chức sơ cấp
cứu cho nạn nhân cần chú ý xử lý với tất cả các chấn thương
mà nạn nhân gặp phải và cần phải chú trọng đến những chấn
thương có thể gây nguy hiểm trực tiếp đến tính mạng của nạn
nhân trước, sau đó mới ưu tiên đến các chấn thương khác.

tai nạn cháy nổ
tai nạn cháy nổ

Thi công hệ thống PCCC Giá rẻ – Chuyên nghiệp – Uy tín

LIÊN HỆ PCCC BMC

Văn phòng

Tầng 11, Tòa nhà VEAM
Phú Thượng, Tây Hồ, Hà Nội


Kết nối với chúng tôi