Hệ thống phòng cháy chữa cháy gồm những thiết bị gì?

Hệ thống phòng cháy chữa cháy gồm những thiết bị gì?

Thiết kế xây dựng luôn kèm theo những hạng mục trang bị hệ thống phòng cháy chữa cháy. Cũng như nhiều hệ thống khác, hệ thống phòng cháy chữa cháy cũng gồm nhiều thiết bị khác nhau. Vậy hệ thống phòng cháy chữa cháy gồm những thiết bị phòng cháy chữa cháy gì?

Vấn đề phòng cháy chữa cháy luôn là vấn đề được nhiều người quan tâm bởi những thiệt hại mà chúng xảy đến khi các vụ hỏa hoạn xảy ra. Đặc biệt là các vụ hỏa hoạn tại các chung cư cao tầng, nó không chỉ gây thiệt hại về tài sản, mà còn ảnh hưởng đến tính mạng con người. Do vậy mà khi thiết kế xây dựng luôn kèm theo những hạng mục trang bị hệ thống phòng cháy chữa cháy. Cũng như nhiều hệ thống khác, hệ thống phòng cháy chữa cháy gồm nhiều thiết bị khác nhau, về cơ bản, có thể chia thành 2 phần như sau:

Hệ thống phòng cháy chữa cháy gồm:

1. Hệ thống báo cháy

Hệ thống báo cháy có vai trò quan trọng trong công tác PCCC vì nó giúp phát hiện kịp thời đám cháy đang bùng phát, đồng thời cảnh báo cho cư dân trong tòa nhà và lực lượng cứu hỏa. Hệ thống báo cháy tự động thường có ba thành phần như sau:

P1. Trung tâm hệ thống báo cháy tự động:
– Được thiết kế dạng tủ, bao gồm các thiết bị chính: một mainboard điều khiển, các module, một biến thế, một battery.
P2. Hệ thống thiết bị đầu vào:
– Đầu báo: báo khói, báo nhiệt, báo gas, báo lửa…
– Công tắc khẩn (nút nhấn khẩn).
P3. Hệ thống thiết bị đầu ra:
– Bảng hiển thị phụ (bàn phím).
– Chuông hệ thống báo động, còi báo động.
– Đèn báo động, đèn exit.
– Bộ quay số điện thoại tự động.

Hệ thống báo cháy được phân loại làm hệ thống báo cháy thông thường (Conventional Fire Alarm System) và hệ thống báo cháy theo địa chỉ (Addressable Fire Alarm system). Trong khi hệ thống báo cháy thông thường chỉ có khả năng báo cháy cho một khu vực rộng, hệ thống báo cháy địa chỉ sẽ truyền dẫn tín hiệu từ từng đầu báo riêng biệt về đến trung tâm điều khiển, để phát hiện điểm gây cháy chính xác, cụ thể. Với tính năng kỹ thuật cao, hệ thống báo cháy địa chỉ dùng để lắp đặt tại các công trình lớn, được chia ra làm từng điểm độc lập.

P1.Hệ báo cháy thông thường (quy ước) – Conventional Fire Alarm System:
Đặc điểm chính:
  • Tủ báo cháy Quy ước có độ lớn từ 1 kênh (zone) đến trên 60 kênh.
  • Các Zone bao gồm một vài hoặc tất cả thiết bị khởi đầu (như: đầu báo, nút nhấn, công tắc…) trong một khu vực hoặc một tầng của tòa nhà.
  • Một số tủ báo cháy cho phép mở rộng dung lượng zone trong khi số khác thì không mở rộng được, điều này làm cho tính hữu dụng bị hạn chế khi một cơ sở muốn mở rộng thêm.
  • Báo cháy, báo sự cố theo từng khu vực (zone) của tòa nhà.
  • Mỗi Zone có thể là 01 phòng hoặc nhiều phòng gần nhau.
  • Mỗi Zone cần một đường dây tín hiệu riêng nên số lượng dây về trung tâm báo cháy nhiều.
  • Không thể biết chính xác thiết bị nào đã kích hoạt báo cháy hoặc bị sự cố trong Zone Với tính năng đơn giản, giá thành rẻ, hệ thống báo cháy quy ước chỉ thích hợp lắp đặt tại các dự án có diện tích vừa hoặc nhỏ, số lượng các phòng không nhiều, nhà xưởng nhỏ… Nhiều thiết bị được lắp trên cùng một khu vực (zone) nên khi xảy ra sự cố trung tâm chỉ có thể nhận biết khái quát và hiển thị khu vực (zone) có sự cố, chứ không cho biết chính xác vị trí từng đầu báo, từng địa điểm có sự cố. Điều này làm hạn chế khả năng xử lý, giám sát của hệ thống. Hệ thống báo cháy loại này có 2 loại sử dụng điện áp khác nhau là 12VDC hoặc 24VDC. Về mặt lý thuyết cả hai loại này đều có tính năng kỹ thuật và công dụng như nhau. Nhưng, so với hệ thống báo cháy 24V thì hệ thống báo cháy 12V không mang tính chuyên nghiệp, loại 12V phải dùng đầu báo 4 dây kết hợp với trung tâm của hệ thống báo trộm với bàn phím lập trình. Trong khi hệ thống 24V là một hệ thống báo cháy chuyên dụng, khả năng truyền tín hiệu đi xa hơn, thường sử dụng đầu báo 2 dây và không bắt buộc phải có bàn phím lập trình. Tuy nhiên, trung tâm báo cháy hệ 12V có giá thành thấp hơn so với trung tâm báo cháy hệ 24V.
P2.Hệ báo cháy địa chỉ – Addressable Fire Alarm System:
Đặc điểm chính:
  • Dung lượng điểm (địa chỉ) của hệ thống địa chỉ được xác định bởi số loop hay còn gọi là mạch tín hiệu (SLC – Signaling Line Circuits) của nó.
  • Mỗi mạch loop cung cấp điện, thông tin liên lạc và giám sát tất cả các thiết bị kết nối với nó.
  • Mỗi mạch loop có thể đáp ứng cho trên 100 thiết bị địa chỉ, tùy thuộc vào nhà sản xuất.
  • Mỗi mạch loop có thể chứa nhiều loại thiết bị địa chỉ. Thiết bị không địa chỉ được kết nối vào mạch loop thông qua các module địa chỉ.
  • Mỗi điểm trên mạch loop có một địa chỉ duy nhất khi lắp đặt.
  • Giám sát được thực hiện từ Tủ điều khiển bằng quy trình thăm dò tới tất cả các thiết bị trong mạch loop.
  • Tình huống báo cháy được hiển thị theo điểm, cho phép nhanh chóng tìm ra đám cháy.
  • Có rất nhiều hệ thống hỗ trợ lập trình vào/ra mềm dẻo để kết nối (điều khiển) các thiết bị đầu vào với các đầu ra. Với tính năng kỹ thuật cao, hệ thống báo cháy địa chỉ dùng để lắp đặt tại các công trình lớn, được chia ra làm từng điểm (địa chỉ) độc lập, riêng biệt với nhau. Từng thiết bị trong hệ thống được giám sát bởi trung tâm báo cháy giúp cho phát hiện sự cố một cách nhanh chóng, rõ ràng và chính xác. Hệ thống cho phép điều khiển các thiết bị ngoại vi và các hệ thống khác trong tòa nhà khi có cháy.

2. Hệ thống chữa cháy

 

Một đám cháy xảy ra dựa trên ba yếu tố cần là:

  • Ôxi
  • Nguồn nhiệt
  • Chất cháy

Và ba điều kiện đủ là:

  • Ôxi phải lớn hơn 14%
  • Nguồn nhiệt phải đạt tới giới hạn bắt cháy của chất cháy
  • Thời gian tiếp xúc của 3 yếu tố đủ để xuất hiện sự cháy

Như vậy, để phòng ngừa và dập tắt được đám cháy thì chúng ta cần loại bỏ một trong những yếu tố tạo thành sự cháy trên. Trên cơ sở đó, bốn phương pháp chính để dập tắt đám cháy được xây dựng như sau:

Phương pháp làm lạnh là hạ nhiệt độ của vùng cháy xuống thấp hơn nhiệt độ tắt dần hoặc hạ nhiệt độ của chất cháy xuống thấp hơn nhiệt độ bốc cháy của nó. Phương pháp này được áp dụng chủ yếu để dập đám cháy chất rắn, còn đối với chất lỏng và khí thì ít khi áp dụng vì việc hạ nhiệt độ của vùng cháy xuống thấp hơn nhiệt độ bốc cháy là rất khó để thực hiện.

Phương pháp cách ly các chất phản ứng với vùng cháy là ngăn cách sự tiếp xúc giữa các chất cháy và chất ôxy hoá ở vùng phản ứng cháy. Phương pháp này được áp dụng để dập tắt hầu hết các dạng đám cháy, tuy nhiên cần kết hợp phun nước làm mát để loại trừ sự cháy trở lại.

Phương pháp giảm nồng độ các chất phản ứng là làm cho nồng độ của các chất tham gia phản ứng cháy giảm xuống thấp hơn giới hạn bốc cháy của chúng. Có thể thực hiện phương pháp này bằng cách thay đổi tỷ lệ giữa chất cháy và chất ôxy hoá hoặc giữ nguyên tỷ lệ nhưng đưa thêm vào vùng cháy những loại chất trơ (không tham gia phản ứng cháy), cụ thể là bằng cách phun nước, phun sương hơi nước, khí trơ, bột chữa cháy.

Phương pháp kìm hãm (ức chế) hoá học phản ứng cháy là làm mất khả năng hoạt hoá các tâm hoạt động của phản ứng cháy chuỗi. Các chất được sử dụng để dập cháy theo phương pháp này gồm một số loại bột chữa cháy.

Trên thực tế, công tác PCCC thường sử dụng kết hợp nhiều phương pháp với nhau, một phương pháp sẽ đóng vai trò chủ đạo còn các phương pháp còn lại đóng vai trò bổ trợ. Hiện có 9  loại hệ thống chữa cháy cơ bản nhằm để đáp ứng nhu cầu đa dạng cho những rủi ro cháy khác nhau : điện, xăng dầu, giấy, kim loại, dầu mở nhà bếp… .

  • Hệ thống chữa cháy bán tự động
Hệ thống này thuộc dạng cổ điển, hệ thống chữa cháy này chỉ đơn giản gồm có hộp chữa cháy và cuộn vòi chữa cháy.
  • Hệ thống chữa cháy tự động Sprinkler
Hệ Thống Chữa Cháy Sprinkler là loại hệ thống chữa cháy phổ biến nhất hịện nay. Hệ thống này dập tắt đám cháy bằng cách phun nước trực tiếp vào khu vực đang cháy mà tại đó đầu phun sprinkler bị kích hoạt ở ngưỡng nhiệt độ đã được xác định trước.
  • Hệ thống chữa cháy tự động FM-200 (HFC-227ea)
Hệ thống chữa cháy FM200/HFC227ea được thiết kế để bảo vệ một không gian hẹp (dưới 1500 m3). Nó phun ra một chất khí chữa cháy “sạch” có tên là FM200 hoặc HFC227ea. Chất khí này không những có tác dụng chữa cháy hiệu quả, mà nó còn cân bằng được lượng khí O2 cần thiết để cho con người hô hấp tạm thời trong trường hợp khẩn cấp. Ngoài ra, với chất khí chữa cháy “sạch” này, sau khi hoàn tất nhiệm vụ chữa cháy, nó không để lại hậu qủa tai hại nào đối với các vật dụng, máy móc nằm trong khu vực vừa được chữa cháy. Hệ thống này ứng dụng thích hợp tại những môi trường trong sạch, nơi có con người làm việc, và có trang bị những loại máy móc hoặc dữ liệu có giá trị cao.
  • Hệ thống chữa cháy tự động CO2
CO2 là một chất khí sạch, không làm rỉ sét, nó dập tắt cháy bằng cách làm loãng hỗn hợp không khí & CO2 tới một tỷ lệ ở dưới mức giới hạn có thể duy trì sự cháy. Hệ thống Chữa cháy CO2 được ứng dụng tại những nơi mà nếu dùng những chất chữa cháy khác có thể làm hư hỏng máy móc, thiết bị. Vì khí phun ra có thể gây ngạt thở cho con người hiện diện trong khu vực, vì vậy, hệ thống luôn luôn dành một thời gian trì hoãn với tín hiệu báo động để cảnh báo trước khi phun khí, để con người kịp thoát ra khỏi khu vực nguy hiểm.
  • Hệ thống chữa cháy tự động bọt Foam
Hệ thống chữa cháy bằng bọt (foam), khi được kích hoạt, sẽ phun ra một loại bọt bao phủ lên trên bề mặt xăng dầu, tách chất lỏng dễ cháy ra khỏi không khí và lửa, nhờ đó ngọn lửa bị dập tắt. Do tính chất hữu hiệu của nó, đồng thời do nó giảm thiểu lượng nước cần dùng, hệ thống foam hiện nay được tin dùng rộng rãi. Giảm số lượng chất chữa cháy cần dùng để dập tắt lửa, nghĩa là giảm thiểu sự hư hỏng thiết bị, đồ dùng, giảm ô nhiễm môi trường do nước phun ra, đặc biệt là tại những nơi có chứa chất độc hại. Đối với loại foam giãn nở cao, thì hầu như chẳng hư hại gì cả cho hàng hóa, và chỉ trong một thời gian ngắn, cả nhà kho đều trở lại bình thường.
Hệ thống foam được ứng dụng tại những nơi đặc biệt có rủi ro cao về cháy nổ, được chọn lựa thận trọng, yêu cầu phải trang bị thích hợp chất bọt cô đặc, hệ thống trộn bọt, các thiết bị phun bọt, và sự phối hợp hưu hiệu giữa các bộ phận ấy trong một hệ thống chữa cháy. Bọt cô đặc là một chất đối chọi với xăng dầu. Mặc dù nó có cùng chung tiêu chuẩn, tuy nhiên, mỗi loại bọt – protein và fluoroprotein – có những đặc điểm riêng, ứng dụng thích hợp hoặc kém thích hợp hơn đối với từng hiện trường cụ thể. Hệ thống trộn bọt có thể là loại “balanced pressure” hoặc “inline”. Đầu phun bọt có thể là đầu sprinkler, spray, nozzle, monitor, foam pourer, hoặc high expantion foam generator, tùy theo hệ thống foam được dùng.
  • Hệ thống chữa cháy tự động Stat-X
Stat-X là hóa chất rắn “sạch” không phá hủy tầng ozone, không gây hiệu ứng nhà kính, không dẫn điện, dễ lắp đặt. Bình chữa cháy Stat-X không cần nén áp suất, khối lượng nhẹ, vận chuyển dễ dàng và an toàn. Hệ thống Stat-X chữa cháy rất hiệu quả cho phòng máy chủ, trung tâm dữ liệu (hay còn gọi là phòng Server, Data center)
  • Hệ thống chữa cháy tự động Novec 1230
Hệ thống chữa cháy Novec 1230  được sử dụng để chữa cháy, bảo vệ cho các phòng chứa các thiết bị, đồ vật giá trị cao như phòng máy chủ, trung tâm xử lý dữ liệu (phòng server, data center), phòng biến áp, bảng điện, kho chứa tiền, Novec (1,1,1,2,2,4,5,5,5 – nonafluoro-4-trifluoromethyl-pentan-3-one), công thức hóa học CF3CF2C(O)CF(CF3)2 là một hợp chất của cacbon, flo và oxy. Ở trạng thái thông thường, Novec 1230 tồn tại dưới dạng chất lỏng, không màu, không mùi và không dẫn điện (Novec 1230 còn được gọi là nước khô). Novec 1230 có thể được lưu trữ và vận chuyển dễ dàng mà không cần các thiết bị chứa đắt tiền. Khí được nạp vào bình dạng lỏng, khi phun ra ngoài sẽ hóa hơi.Nói cho chính xác, loại nước đặc biệt này chỉ có dạng lỏng khi được lưu giữ, bảo quản trong bình nén, còn khi được phun ra ngoài để dập lửa thì lập tức biến thành hơi. Với cùng thể tích, một bình nước khô có hiệu năng dập lửa cao hơn nhiều so với bình bọt CO2 hay các loại khí trơ khác. Novec dập tắt đám cháy trên nguyên tắc hạ nhiệt độ đám cháy mà không tác động trực tiếp đến oxy. Điều này cho phép con người có thể thở, quan sát và rời nơi có cháy một cách an toàn
  • Hệ thống chữa cháy tự động Nito
Nito là một chất khí không màu, không mùi vị và chiếm tới 78% trong không khí xung quanh chúng ta. Khí Nito có mật độ khí dập cháy thấp nhất trong các loại khí trơ kể cả khí Argon và loại khí trộn giữa Nito và Argon. Nito có hiệu năng dập lửa cao nhất. Việc dập tắt đám cháy (ngọn lửa) được thực hiện bằng cách giảm nồng độ oxy trong không khí xuống mức dưới 13.9% (mật độ khí chữa cháy để dập tắt lửa). Khí Nito là loại thích hợp nhất cho hệ thống dập lửa bao trùm do nó không tạo ra các sản phẩm phân huỷ do nhiệt và do vậy nó rất an toàn đối với con người. Khí Nito không có khả năng sản sinh ra các loại khí ăn mòn trong quá trình phân huỷ nhiệt, không tác động xấu tới môi trường, không phá hủy tầng ozone. Hệ thống chữa cháy bằng khí Nito được thiết kế theo tiêu chuẩn NFPA-2001.
  • Hệ thống chữa cháy bếp
Hệ thống chữa cháy nhà bếp Range Guard bằng hóa chất ướt dùng để chữa cháy rất hiệu quả cho khu vực bếp khách sạn, nhà hàng, trường học, bệnh viện… Đám cháy liên quan đến dầu mỡ ở khu vực bếp được phân loại theo NFPA1, mục 3.3.102 là đám cháy lớp K. Khi hệ thống chữa cháy cho bếp bằng hoá chất ướt – Wet Chemical Range Guard được phun xả, hoá chất ướt này sẽ tạo ra 1 lớp chất lỏng giống như xà phòng lên bề mặt những khu vực được phun hoá chất. Lớp chất lỏng này có tác dụng làm mát các thiết bị được phun, đồng thời tạo ra một lớp màn cách ly giữa các thiết bị đang bị cháy với O2, làm cách ly các tác nhân gây ra phản ứng cháy (cụ thể là O2) từ đó dập tắt đám cháy.
Một hệ thống PCCC cần có hệ thống báo cháy và hệ thống chữa cháy. Mỗi một hệ thống lại phù hợp với tính chất khác nhau của đám cháy, cũng như là đặc thù công trình. Người dân cũng như chủ đầu tư công trình nên coi trọng công tác phòng cháy chữa cháy, cũng như nên tham khảo ý kiến chuyên gia để có thể tích hợp hệ thống phù hợp nhất cho công trình của mình.
-Tổng hợp-

THIẾT BỊ CỨU NẠN DÀNH CHO CHUNG CƯ CAO TẦNG

THIẾT BỊ CỨU NẠN DÀNH CHO CHUNG CƯ CAO TẦNG

Thiết bị cứu hộ cứu nạn dành cho chung cư cao tầng.

Các thiết bị cứu hộ cứu nạn tự cứu khi có sự cố đối với chung cư cao tầng như thang dây, mặt nạn phòng độc, bình chữa cháy, dây tụt thoát nạn, vải chống cháy – mền chống cháy,… được sử dụng để làm phương tiện thoát nạn khi có sự cố xảy ra tại chung cư cao tầng.

1. Thang dây thoát nạn. Sử dụng thang dây thoát nạn giúp thoát khỏi đám cháy an toàn, những cuộn thang dây nên để sẵn tại các vị trí cửa sổ (cửa không nên có song chắn) để khi có sự cố thì chỉ việc lấy sử dụng. Chiều dai thang tùy vào nhu cầu sử dụng.
Có nhiều loại thang khác nhau, tuy nhiên, để sử dụng thang dây cần phải có một vài dụng cụ kèm theo.
Nếu loại thang dây không có móc treo tường sẵn thì sẽ cần 1 đoạn gỗ hoặc ống kim loại đường kính khoảng 5cm để làm giá đỡ treo thang.

thang dây thoát nạn chung cư

2. Dây tụt thoát nạn Doosung (thiết bị cứu nạn)
Là dạng dây kèm đai dùng để thoát nạn từ trên cao, đeo đai vào người rồi tụt xuống tại vị trí phù hợp. Chiều dài của dây cũng có nhiều kích thước khác nhau. Dây chịu trọng tải vận hành tới 150kg.

dây tụt thoát nạn chung cư cao tầng

3. Mặt nạn phòng độc (thiết bị cứu nạn)
Gồm:

  • Mặt nạ phòng độc phin lọc 306.
  • Mặt nạ phòng độc phin lọc 3M 3100
  • Mặt nạ phòng độc 618
  • Mặt nạ phòng độc liên xô
  • Mặt nạ phòng độc L2 TQ

mặt nạ phòng độc 306
4. Mền chống cháy – vải chống cháy (thiết bị cứu nạn)
Là loại vải sợ thủy tinh chịu nhiệt tới 550 độ C, có các kích thước: 1mx1m, 1.8mx1.2m, 1.8mx1.8m, 1mx50m, 1.8mx50m.
Dùng loại vải này trùm thân khi thoát ra khỏi đám cháy, đi qua vùng có cháy.

sử dụng mền chống cháy

Thiết bị cứu nạn là cần thiết: Các thiết bị phương tiện dùng để thoát nạn rất cần thiết đối với con người sống trên các tòa nhà cao tầng hiện nay, do tình trạng cháy diễn ra tại các công trình này xảy ra ngày một tăng. Nguyên nhân có nhiều nhưng chủ yếu đến từ việc công trình không được trang bị các hệ thống PCCC và do ý thức người dân sống trong chung cư chưa cao, không tuân thủ các quy định an toàn đối với công tác PCCC.

CHỮA CHÁY KHÍ SẠCH TRONG PCCC GỒM NHỮNG LOẠI KHÍ CHỮA CHÁY NÀO?

  1. Chữa cháy khí sạch: Cacbon đioxit (CO)

Khái niệm

Cacbon đioxit hay Đioxit cacbon (các tên gọi khác: Thán khí, anhiđrit cacbonic, khí cacbonic) là một hợp chất trong điều kiện bình thường tồn tại ở dạng khí, bao gồm một nguyên tử cacbon và hai nguyên từ oxy, có công thức hóa học là CO2 (0 = C = O). Ở dạng rắn, nó được gọi là băng khô, đá khô.

Cacbon đioxit thu được từ nhiều nguồn khác nhau như: sản phẩm thoát ra từ các núi lửa, sản phẩm cháy của các hợp chất hữu cơ và nó cũng được thoát ra từ các hoạt động hô hấp của các sinh vật sống hiếu khí, từ sự lên men và sự hô hấp của tế bào.

Tính chất của Cacbon đioxit có liên quan đến công tác chữa cháy khí

Việc xác định tính chất lý, hóa học có liên quan đến công tác chữa cháy của Cacbon đioxit có ý nghĩa quan trọng trong việc sản xuất thiết bị dụng cụ chữa cháy và việc sử dụng Cacbon đioxit làm chất chữa cháy.

Tính chất lý học của Cacbon đioxit

Cacbon đioxit là một khí không màu, không mùi; khi hít thở ở nồng độ cao tạo ra vị chua trong miệng và cảm giác nhói ở mũi và cổ họng. Các hiệu ứng này xuất hiện là do khí hòa tan trong màng nhầy và nước bọt tạo ra dung dịch yếu của axit cacbonic.

  • Tỷ trọng của Cacbon đioxit ở 25°C là 1,98 kg/m3 (Tỷ trọng là tỷ số giữa khối lượng riêng của Cacbon đioxit so với khối lượng riêng của chất đối chứng, thường là nước).

Cacbon đioxit nặng hơn không khí khoảng 1,5 lần. Do vậy Cacbon đioxit có khả năng tích tụ lại các hố, hoặc các vị trí thấp.

Một số thông số vật lý cơ bản của Cacbon đioxit:

  • Nhiệt độ sôi ở 760 mmHg, °C: -78,48
  • Nhiệt độ thăng hoa ở 760 mmHg, °C: -78,48
  • Ở 0°c và áp suất 760 mmHg: l kg CO2 lỏng bằng 509 lít CO2 khí.
  • Cacbon đioxit lỏng khi chuyển thành thể khí sẽ lạnh đi. Sự làm lạnh này rất mạnh, có thể làm lạnh không khí đến -78,9°C.
  • Cacbon đioxit có tính dẫn điện rất thấp và có thể sử dụng để dập tắt các đám cháy thiết bị điện có dòng điện chạy qua.

Ở một vài tình huống, việc xả cacbon đioxit có thể sinh ra tĩnh điện.

Tính chất hóa học chữa cháy khí của Cacbon đioxit

Cacbon đioxit là một chất hóa học trơ, vì vậy rất khó tham gia phản ứng hóa học với các chất khác.

  • Nhiệt độ cao, Cacbon đioxit phản ứng với chất như: K, Mg, H2, C

CO2 phản ứng với Mg xảy ra theo phương trình:

CO 2 + Mg → MgO + CO

CO + Mg → MgO + C (muội than)

CO2 + C → 2CO tỏa nhiệt: DH= – 41,2 Kcal

Bổ sung: Fe + CO2 → FeO + CO

Fe + 5CO → fe ‘s ” s (CO) 5

Khí CO độc với con người, nồng độ CO lớn có thể dẫn tới nổ. Vì vậy, không dùng CO2 để chữa cháy các đám cháy than hồng, sát nóng đỏ và các kim loại nhẹ.

  • Nồng độ Cacbon đioxit trong không khí có ảnh hưởng tới sức khỏe con người. Khi cơ thể người hít phải sẽ bị ngạt. Nồng độ của CO2 có từ 0,04% thì không gây tác hại gì, nồng độ củạ CO2 có từ (1 – 2)% chưa gây nên những thay đồi rõ rệt trong trạng thái hô hấp, nồng độ của CO2 có từ 2 – 4% đã bắt đầu có triệu chứng ngộ độc đầu tiên xuất hiện, có từ (4 – 6)% hít thở sâu có tiếng ồn trong tai, tim đập nhanh, thở gấp, đau đầu ù tai, rối loạn trao đổi khí. Nồng độ của CO2 có từ (6 – 10)% gây đau đầu, chóng mặt, ngất nếu bị tác động đột ngột CO2 vào cơ thể sẽ gây tử vong. Nồng độ của CO2 có trên 10% trở lên thì nạn nhân sẽ chết rất nhanh.

Tác dụng chữa cháy khí của Cacbon đioxit

Tác dụng chữa cháy khí chủ yếu của việc chữa cháy khí CO2 là tác dụng làm loãng.

Khi đưa CO2 vào vùng cháy, do đặc tính của khí chữa cháy là khí trơ với hầu hết các chất vì vậy không làm tăng cường quá trình cháy, nó không chỉ làm loãng nồng độ chất cháy mà còn làm giảm nồng độ oxy có trong một đơn vị thể tích hỗn hợp xuống thấp hơn giá trị duy trì sự cháy. Do vậy, sự cháy không được duy trì.

Người ta nhận thấy, 1 kg CO2 ở điều kiện áp suất và nhiệt độ bình thường chiếm một thể tích bằng 509 tít, lượng này đủ để dập tắt đám cháy trong không gian 1 m3. Nồng độ chữa cháy của CO2 là 34% theo thể tích.

  • Ngoài cơ chế làm giảm nồng độ các thành phần tham gia phản ứng cháy, khí CO2 khi vào vùng cháy cón có tác dụng làm giảm nhiệt độ của vùng cháy.

Khi vào vùng cháy, CO2 có nhiệt độ bằng nhiệt độ môi trường (20 , 30°C) sẽ bị đốt nóng lên gần 1000°C. Như vậy, chúng đã hấp thụ một phần nhiệt lượng của vùng cháy. Lượng nhiệt này có thể xác định theo công thức sau:

CO2 = V CO2 xr CO2 x Cp CO2 x Dt CO2

Trong đó: – QCO2: Lượng nhiệt CO2 hấp thụ trong vùng cháy, kJ.

  • VCO2: Thể tích CO2 được phun vào vùng cháy, m3.
  • rCO2: Khối lượng riêng của CO2, kg/m3.
  • CpCO2: Nhiệt dung riêng của CO2, kJ/kg.°C.
  • DtCO2: Sự gia tăng nhiệt độ của CO2, khi phun vào vùng cháy, °C.

Ứng dụng chữa cháy khí của Cacbon đioxit

Cacbon đioxit được sử dụng chữa cháy khí chủ yếu để dập tắt các đám cháy chất lỏng, các đám cháy chất khí, các đám cháy thiết bị điện, các đám cháy trong phòng thí nghiệm, các thiết bị kín các khoang tàu, hầm tàu.

Bình chữa cháy khí dùng khí CO2

Bình chữa cháy khí dùng khí CO2

Những ưu điểm khi sử dụng  Cacbon đioxit làm chất chữa cháy :

  • Do sau khi chữa cháy Cacbon đioxit không để lại dấu vết, không gây hư hỏng thiết bị nên được sử dụng nhiều trong phòng thí nghiệm hóa và dược học.
  • Giá thành rẻ so với một số chất chữa cháy khác.
  • Nạp Cacbon đioxit đơn giản.

Tuy nhiên, khi chữa cháy khí Cacbon đioxit có một số hạn chế sau:

  • Cacbon đioxit không dùng để chữa cháy các đám cháy than hồng.
  • Cacbon đioxit lỏng tồn tại ở áp suất từ 200 – 300 bar nên cần được bảo quản trong các bình chứa chắc chắn vì vậy làm cho bình chứa có khối lượng lớn, cồng kềnh.
  • Hiệu quả chữa cháy của Cacbon đioxit ở những nơi thoáng gió, không gian rộng hoặc ngoài trời không cao.
  • Khi nồng độ Cacbon đioxit đủ để dập tắt đám cháy trong phòng kín (34% theo thể tích) thì có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe và tính mạng nếu con người còn ở trong phòng bị cháy.

2. Chữa cháy khí Nitơ (N2)

Khái niệm

Nitơ là một chất khí tồn tại dưới dạng phân tử, gồm 2 nguyên tử Nitơ liên kết với nhau bởi liên kết 3 đơn cộng hóa trị, có công thức hóa học N2.

Nitơ được ứng dụng nhiều trong cuộc sống như sản xuất thuốc súng thuốc nổ và trong công tác chữa cháy khí. Nitơ tồn tại ở trong các cá thể sống, các đồ vật, vật thể tồn tại dưới dạng các axit amin, muối… với thành phần nồng độ khác nhau.

Nitơ là thành phần lớn nhất của khí quyền trái đất (78,084 % theo thể tích hay 75,5% theo trọng lượng).

Tính chất lý học chữa cháy khí

  • Nitơ là khí không màu, không mùi, không vị, không có tính độc hại với người và môi trường trong điều kiện thường.
  • Nitơ hóa lỏng ở -195,8°C và đóng băng ở – 210°C. Khi đóng băng nó trở thành chất màu trắng giống như tuyết.
  • Nitơ có tính dẫn điện rất thấp và có thể sử dụng dập tắt các đám cháy thiết bị điện.
  • Tính chất hóa học

Ở nhiệt độ thường Nitơ là một chất hóa học trơ, rất khó tham gia phản ứng hóa học với các chất khác. Nitơ chỉ phản ứng với một số chất ở điều kiện đặc biệt.

  • Nitơ tác dụng với oxy trong điều kiện có tia lửa hồ quang điện hoặc sét:

2 + O 2 → 2NO 2

Ngay sau đó NO sẽ tác dụng với O2, trong không khí để tạo NO2 rất độc

2NO Tasu O 2 → 2NO 2

  • Trong chữa cháy khí, xác suất xảy ra phản ứng của Nitơ với chất cháy rất nhỏ bởi Nitơ ở dạng khí và dễ bay vào môi trường xung quanh.
  • Ở nhiệt độ cao, Nitơ phản ứng với H2

2 + 3H 2 → 2NH 2

Tác dụng chữa cháy khí của Nitơ

  • Tác dụng chữa cháy khí khí chủ yếu của khí N2 là tác dụng làm loãng.

Khi đưa N2 vào vùng cháy, do đặc tính của khí chữa cháy là khí trơ với hầu hết các chất vì vậy không làm tăng cường quá trình cháy, nó không chỉ làm loãng nồng độ chất cháy mà còn làm giảm nồng độ oxy có trong một đơn vị thể tích hỗn hợp xuống thấp hơn giá trị duy trì sự cháy. Do vậy, sự cháy không  được duy trì.

Người ta nhận thấy, 1 kg N2 ở điều kiện áp suất và nhiệt độ bình thường chiếm một thể tích bằng 800 lít.

  • Ngoài cơ chế làm giảm nồng độ các thành phần tham gia phản ứng cháy, khí N2 khi vào vùng cháy còn có tác dụng làm giảm nhiệt độ của vùng cháy.

Khi vào vùng cháy, N2 có nhiệt độ bằng nhiệt độ môi trường (20 , 30°C) sẽ bị đốt nóng lên gần 1000°c. Như vậy, chúng đã hấp thụ một phần nhiệt lượng của vùng cháy. Lượng nhiệt này có thể xác định theo công thức sau:

N2 = V N2 xr N2 x Cp N2 x DTN2

Trong đó: – QN2: Lượng nhiệt N2 hấp thụ trong vùng cháy, kJ.

  • VN2: Thể tích N2 được phun vào vùng cháy, m3.
  • rN2 : Khối lượng riêng của N2, kg/m3.
  • CpN2: Nhiệt dung riêng của N2, kJ/kg.°C.
  • DtN2 : Sự gia tăng nhiệt độ của N2 khi phun vào vùng cháy, °C.

Ứng dụng chữa cháy khí khí của Nitơ

Nitơ được sử dụng chủ yếu để dập tắt các đám cháy chất lỏng cháy, chất khí cháy, đám cháy thiết bị điện, các đám cháy trong phòng thí nghiệm, các thiết bị kín, các khoang tàu, hầm tàu.

Hệ thống chữa khí dùng khí nitơ

Hệ thống chữa cháy khí dùng khí nitơ

Nitơ được ứng dụng trong các hệ thống chữa cháy tự động bằng khí, trong đó Nitơ đóng vai trò là chất chữa cháy khí.

Ngoài ra, Nitơ được sử dụng trong hệ thống tạo bọt hòa không khí bằng khí nén để chữa cháy các đám cháy xăng dầu, và chất lỏng khác…

Những ưu điểm khi sử dụng Nitơ làm chất chữa cháy khí:

  • Do sau khi chữa cháy Nitơ không để lại dấu vết gì nên được sử dụng nhiều trong phòng thí nghiệm hóa và dược học.
  • Nitơ là chất chữa cháy do an toàn với môi trường và con người ngay cả khi nồng độ đạt tới mức dập tắt các đám cháy.
  • Nitơ là một chất khí không màu nên không làm ảnh hưởng tới tâm quan sát của con người.

Những nhược điểm khi sử dụng Nitơ làm chất chữa cháy khí:

  • Nitơ lỏng cần được bảo quản trong các bình có vỏ dày. Tỷ trọng giữa lượng chất chữa cháy bên trong và trọng lượng vỏ bình không tương xứng.
  • Hiệu quả chữa cháy khí của Nitơ ở những nơi thoáng gió, không gian lớn hoặc ngoài trời không cao.

3. Chữa cháy khí FM-200

Khái niệm

Khí FM-200 (HFC-227EA) có công thức CF3CHFCF3, tên gọi chất Heptafluoropropane (FM-200 là tên thương mại).

Đây là khí rất an toàn cho cả khu vực xảy ra cháy và không cháy, thân thiện với môi trường

Tính chất của FM-200 có liên quan đến công tác chữa cháy

Tính chất vật lý

Ở điều kiện tiêu chuẩn, FM-200 là một chất khí không màu, không mùi, không dẫn điện.

Nhiệt độ sôi là – 16,4°C.

Nhiệt độ đông đặc là – 131,1C°c

Tính chất hóa học

Tính phá hủy tầng Ozone của FM-200 bằng 0 (không chứa chlorine hay bromine). về mặt độc tính, FM-200 không có độc tính, không gây hại cho con người, không ảnh hưởng đến môi trường, không dẫn điện không làm hư hỏng thiết bị điện tử.

Ứng dụng chữa cháy khí của FM-200

 

Khí FM-200 là một chất chữa cháy sạch, không để lại đấu vết trên vật dụng, máy móc. Đối với CO2 hay Argonite, khi phun cần phải di tản người ngay lập tức, nhưng FM-200 rất an toàn. Khi FM-200 được phun ra, con người vẫn có thể thở và tiến hành các biện pháp chữa cháy khí cần thiết. Do đó, FM-200 được sử dụng trong các khu vực phòng điều khiển, xử lý dữ liệu, khoang máy bay, khu các thiết bị y tế, các thiết bị công nghiệp có giá trị cao, thư viện, nhà bảo tàng, phòng trưng bày nghệ thuật, phòng cách âm, khu vực lưu trữ các chất dễ cháy… những khu vực thường xuyên có người.

Khí FM-200 thường sử dụng dưới dạng hệ thống chữa cháy khí tự động. Thiết bị hệ thống chữa cháy khí FM-200 rất đơn giản gồm: bình khí chứa FM, đầu kích hoạt, công tắc áp lực, đầu phun, đường ống, đầu dò khói, và tủ điều khiển. Đầu kích hoạt cho hệ thống có rất nhiều loại như kích hoạt bằng điện, khí, cơ, hoặc bằng điện và cơ, thích hợp cho từng ứng dụng cụ thể.

Ưu điểm của hệ thống khí FM-200: Chi phí sử dụng FM-200 rẻ hơn CO2 do ít thiết bị hơn, an toàn cho người sử dụng hơn và không gây ngạt.

Tổng hợp internet

Trên tay và tặng Elide Fire: bóng chữa lửa giá 2 triệu, ai cũng ném được, dập lửa trong 5 giây

Trong trường hợp bạn phát hiện ra một đám cháy nhỏ hoặc đang đi trên đường thì ô tô của bạn bốc khói. Bạn sẽ làm gì?

Thiết bị chữa cháy chuyên dụng sẽ là giải pháp an toàn nhất trong điều kiện cháy xăng dầu hay đám cháy nhỏ, vừa phải. Hôm nay, xin giới thiệu lại một thiết bị như thế do Tinhte thử nghiệm (bóng cứu hỏa)

Trên tay và tặng Elide Fire: bóng chữa lửa giá 2 triệu, ai cũng ném được, dập lửa trong 5 giây

  1. Khi đám cháy xảy ra, chúng ta thường không biết phản ứng như thế nào. Khi bình thường thì chúng ta có thể nghĩ nhiều giải pháp lắm: xịt nước, lấy chăn trùm để hết oxy, dùng bình chữa cháy xịt… nhưng đến khi có chuyện xảy ra thì hầu hết mọi người đều cảm thấy lo sợ. Quả bóng chữa cháy Elide Fire này sẽ xử lý vấn đề đó, bạn chỉ việc ném bóng vào đám cháy là xong. Bóng cứu hỏa Elide Fire sẽ dập toàn bộ đám cháy trong bán kính 4m kể từ vị trí bóng phát nổ.

    Theo thông tin từ nhà sản xuất,Bóng cứu hỏa  Elide Fire có thể xử lý các đám cháy thuộc mục A (các chất cháy rắn), B (các chất cháy lỏng như xăng, dầu…), C (các chất cháy bay hơi như gas) và E (các thiết bị điện có hiệu điện thế dưới 5000V). Chỉ có loại D, cháy do hóa chất là Elide Fire không bảo đảm sẽ xử lý được 100%.

    Để xử dụng bóng cứu hỏa Elide Fire, bạn sẽ có hai cách:

    • Chủ động: ném bóng vào đám cháy khi xảy ra chuyện, bóng sẽ tự phát nổi sau 2-3 giây.
    • Thụ động: để bóng vào những vị trí đễ cháy nổ như những vị trí nhiều ổ cắm điện, bình xăng, trong xe hơi… Khi có chuyện xảy ra bóng sẽ tự nổ.

    Hỏi đáp:

    • Hỏi: Vậy nếu đặt bóng thụ động và có khói bốc lên thì bóng có nổ không? Chẳng lẽ ai hút khói xịt vào bóng thì nó cũng nổ giống các máy báo cháy sao?
    • Đáp: Bóng dùng mồi để cháy, nên khi lửa đốt vào mồi thì bóng mới nổ, không nổ lung tung nên bạn sẽ không lo bị tốn quá nhiều tiền vì bóng nổi liên tục đâu. Sẽ không có báo động giả
    • Hỏi:Tuổi thọ của bóng:
    • Đáp: 5 năm
    • Hỏi: Nơi sản xuất:
    • Đáp: Thái Lan
    • Hỏi:Bột bắn vào mặt có độc hay không:
    • Đáp: Các bạn xem hình phía dưới
    • Hỏi: Nhìn bóng có vẻ nặng, trẻ em ném được không?
    • Đáp: bóng nặng khoảng 1.3kg, rất dễ ném, ai cũng ném được. Khi thử thì mình đi xe đạp chạy ngang qua thả và một bạn nữ ném vào cũng dễ dàng. Trẻ em thì mình chưa thử :p
    • Hỏi: Hiệu quả của bóng?
    • Đáp: theo nhà phân phối thì 1 quả bóng có thể xử lý được đám cháy của 16 lít xăng, tất nhiên là trong bán kính 4m quanh bóng
    • Hỏi: Kết quả thử nghiệm thực tế ra sao
    • Đáp: Bọn mình đốt 2 bãi thử bằng xăng, lặp lại 2 lần ở mỗi bãi, ném tổng cộng là 4 quả, do nhà phân phối bảo cứ ném thử đi. Trong 4 lần thử này thì lửa hầu như tắt chỉ trong vòng 3-4 giây sau khi bóng nổ. Nhìn chung khá ấn tượng và cũng không nghĩ nó có tác dụng thực tế tốt như vậy
    • Bóng nổ có ồn không?
    • Có, khi nổ sẽ có tiếng ồn khoảng 140dB phát ra để cảnh báo mọi người
    • Miếng vỡ bắn ra từ bóng có nguy hiểm không?
    • Không, mình bị bắn vào người mà có xi nhê gì đâu, không đau :p

     

    Đang tải tinhte_bong_chong_chay_elide_fire_ (12).jpg…Treo bóng cứu hỏa lên rổ để thử nghiệmĐang tải tinhte_bong_chong_chay_elide_fire_ (13).jpg…Đang tải tinhte_bong_chong_chay_elide_fire_ (15).jpg…Lửa đốt ở dưới bằng xăng, mình chạy ngang qua để ném bóng vào. Đội nón làm màu cho vui thôi chứ thực chất không cần đội :D
    Đang tải CV.jpg…Hoặc bạn Ngân, lập trình viên tinhte.vn kiêm vợ lập trình viên tinhte khác cũng ném :p
    Đang tải tinhte_bong_chong_chay_elide_fire_ (17).jpg…Khi bóng ném vào thì nó sẽ nổĐang tải tinhte_bong_chong_chay_elide_fire_ (18).jpg…Phát ra bột để làm tắt lửaĐang tải tinhte_bong_chong_chay_elide_fire_ (19).jpg…Bột này không độc, nó là bột hữu cơ nên trong trường hợp bắn vào người hoặc bạn lỡ tay nuốt nhẹ thì cũng không sao. Nhà phân phối cho biết nếu bóng cứu hỏa nổ trên tay thì cũng không làm hại chúng ta, nhưng họ tất nhiên là không khuyến cáo điều đó.Đang tải tinhte_bong_chong_chay_elide_fire_ (16).jpg…Đang tải tinhte_bong_chong_chay_elide_fire_ (3).jpg…Do lần đầu đốt mình sợ, để lửa nhỏ nên bóng không vỡ hết, còn dư khá nhiềuĐang tải tinhte_bong_chong_chay_elide_fire_ (6).jpg…Bột chống cháy vẫn còn. 94% Bóng cứu hỏa Elide Fire bao gồm bột Ammonium Phosphate MonoĐang tải tinhte_bong_chong_chay_elide_fire_ (2).jpg…Lần cuối còn bao nhiêu xăng dốc hết nên nó còn quá trời xang tồn lạiĐang tải tinhte_bong_chong_chay_elide_fire_ (4).jpg…Xăng này đã được bột bao bọc lại, hút chất lỏngĐang tải tinhte_bong_chong_chay_elide_fire_ (5).jpg…Đang tải tinhte_bong_chong_chay_elide_fire_ (7).jpg…Đang tải tinhte_bong_chong_chay_elide_fire_ (8).jpg…Đang tải tinhte_bong_chong_chay_elide_fire_ (9).jpg…Đang tải tinhte_bong_chong_chay_elide_fire_ (10).jpg…Đang tải tinhte_bong_chong_chay_elide_fire_ (11).jpg…

LIÊN HỆ PCCC BMC

Văn phòng

Tầng 11, Tòa nhà VEAM
Phú Thượng, Tây Hồ, Hà Nội


Kết nối với chúng tôi