1. Đặt vấn đề phòng cháy cho cơ sở sản xuất chế biến gỗ nói chung và các cơ sở tại Bình Dương nói riêng.
Bình Dương là địa phương có thể mạnh về sản xuất, chế biển gỗ và là một trong những địa phương hàng đầu của cả nước về xuất khẩu đồ gỗ. Theo thống kê của Công an tỉnh Binh Dương, tính đến hết năm 2022, trên địa bàn tỉnh hiện có 946 cơ sở sản xuất, chế biến gỗ thuộc diện quản lý về PCCC thuộc Phụ lục I Nghị định số 136/2020/NĐ-CP, trong đó có 539/946 cơ sở sản xuất, chế biến gỗ (chiếm 56,98%) có nguy hiểm về cháy, nổ thuộc Phụ lục II Nghị định số 136/2020/NĐ-CP [1]
Ngành sản xuất, chế biến gỗ tỉnh Bình Dương là một ngành hàng xuất khẩu chủ lực của tỉnh, chiếm tỷ trọng xuất khẩu lớn nhất. Tuy nhiên, qua thực tiễn và báo cáo kết quả công tác kiểm tra an toàn về CCC&CNCH đối với loại hình cơ sở này cho thấy còn nhiều tồn tại, hạn chế gây mất an toàn về PCCC cần được tiếp tục nghiên cứu, đề xuất các giải pháp kịp thời, hiệu quả góp phần bảo đảm an toàn PCCC và thúc đẩy phát triển bền vững.
2. Thực trạng công tác bảo đảm an toàn về PCCC đối với các cơ sở sản xuất, chế biến gỗ trên địa bàn tỉnh Bình Dương
Thời gian qua, nhận thức rõ ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác bảo đảm an toàn về PCCC đối với các loại hình cơ sở trên địa bàn tỉnh nói chung và đối với các cơ sở sản xuất, chế biến gỗ nói riêng; lực lượng Cảnh sát PCCC&CNCH – Công an tỉnh Bình Dương đã chủ động làm tốt công tác nắm tình hình, điều tra cơ bản về PCCC, tham mưu, đề xuất Ban Giám đốc Công an tỉnh ban hành các văn bản cũng như trình UBND tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo công tác quản lý, bảo đảm an toàn về PCCC đối với các cơ sở sản xuất, chế biến gỗ trên địa bàn quản lý. Qua báo cáo kết quả triển khai thực hiện của Công an tỉnh
Bình Dương cho thấy, các cơ sở sản xuất, chế biến gỗ trên địa bàn cơ bản đã thực hiện quy định về PCCC trong đầu tư xây dựng, quản lý, vận hành và duy trì các điều kiện an toàn PCCC, điển hình như: có 447/946 cơ sở sản xuất, chế biến gỗ (chiếm 47,3%) đã được thẩm duyệt thiết kế, nghiệm thu về PCCC; 100% các cơ sở sản xuất, chế biến gỗ đã thành lập Đội PCCC cơ sở theo đúng quy định, trong đó có 937/946 cơ sở sản xuất, chế biến gỗ (chiếm 99,05%) đã duy trì bảo đảm hoạt động của Đội PCCC cơ sở;… [1] Thống kê kết quả công tác PCCC&CNCH năm 2022 của Công an tỉnh Bình Dương cũng cho thấy, chỉ có 01 vụ cháy xảy ra đối với loại hình cơ sở này và đây cũng không phải là vụ cháy lớn [2].
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, vẫn còn những tồn tại, vi phạm quy định an toàn PCCC đối với các cơ sở sản xuất, chế biến gỗ trên địa bàn tỉnh Bình Dương, phổ biến như: Hệ thống cáp, dây dẫn điện chưa được đi trong các ống, máng, cáp bảo vệ theo quy định; trong quá trình hoạt động còn câu mắc thêm các thiết bị tiêu thụ điện không có trong thiết kế như: sử dụng các quạt công nghiệp, các bóng đèn chiếu sáng; sử dụng dây dẫn điện cắm trực tiếp vào ổ cắm; sắp xếp hàng hóa không đảm bảo khoảng cách an toàn PCCC đến các thiết bị điện; bóng đèn chiếu sáng phía trên hàng hóa dễ cháy nhưng không có biện pháp che chắn, chụp bảo vệ; điều kiện hạ tầng giao thông, nguồn nước còn nhiều bất cập, đường nội bộ của cơ sở thường tận dụng làm bãi để xe ô tô, xe máy, mái nối, các cây xanh xung quanh… cản trở và gây khó khăn cho xe chữa cháy tiếp cận để chữa cháy và triển khai công tác cứu nạn, cứu hộ khi có sự cố xảy ra. Việc sắp xếp hàng hóa trong các phân xưởng còn cản trở lối thoát nạn, cửa thoát nạn. Đèn chiếu sáng sự cố, đèn chỉ dẫn thoát nạn lắp đặt chưa đầy đủ về số lượng, vị trí lắp đặt, quy cách đèn chưa phù hợp chỉ dẫn đúng lối ra thoát nạn, nhiều đèn bị hư hỏng, mắt tác dụng. Việc duy trì, bảo dưỡng phương tiện, hệ thống PCCC định kỳ chưa được doanh nghiệp quan tâm thực hiện thường xuyên, dẫn đến hệ thống, phương tiện PCCC không bảo đảm sẵn sàng hoạt động khi có sự cố xảy ra. Trong quá trình hoạt động. để phù hợp với mục đích sử dụng, chủ đầu tư có thực hiện cải tạo, thay đổi tính chất sử dụng các hạng mục công trình. Tuy nhiên, việc điều chỉnh này chưa lập hồ sơ trình cơ quan Cảnh sát PCCC&CNCH thẩm duyệt bổ sung dẫn đến các khu vực này có nhiều yếu tổ không đảm bảo an toàn PCCC; thi công, xây dựng công trình thuộc diện thẩm duyệt về PCCC nhưng không có giấy chứng nhận thẩm duyệt. Một số trường hợp đưa công trình này vào hoạt động mà chưa có văn bản xác nhận nghiệm
thu của cơ quan Cảnh sát PCCC. Tại buồng sấy gỗ, các đường ống dẫn hơi nóng trực tiếp từ lò đốt vào buồng sấy thường được làm bằng tôn. Qua thời gian sử dụng lâu ngày bị hư hỏng tạo các khe hở, tàn lửa sẽ lọt qua làm cháy gỗ đang được sấy. Có nơi, các lỗ đốt được xây bằng gạch không có nắp che chắn nên tàn lửa bay ra làm cháy mùn cưa, gỗ vụn dùng để đốt lò. Tại các khu vực phun sơn, trong quá trình sơn có sử dụng các loại dung môi như dầu, xăng… thường tạo ra môi trường có nồng độ nguy hiểm cháy, nổ cao. Nếu hệ thống thông gió hoạt động không tốt hoặc bị hư hỏng, các thiết bị điện tại khu vực này không phải là loại thiết bị phòng nổ hoặc khi có nguồn lửa trần sẽ gây ra cháy, nổ. Các thùng
chứa sơn làm bằng tôn, trong quá trình sản xuất do bị dịch chuyển ma sát trực tiếp với sàn bê tông tạo ra tia lửa sẽ gây cháy. Các giẻ lau, bìa các-tông, bao bì có dính sơn trong các ca sản xuất không được thu dọn ngay khi gặp nguồn lửa gây ra cháy. Đường ống thông gió tại buồng phun sơn không được vệ sinh thường xuyên nên khi có SỰ cố động cơ của quạt hút sẽ gây ra cháy. Việc để tập trung các chất dễ cháy như: sơn, dung môi… với số lượng, khối lượng lớn tại khu vực phun sơn mà không có giải pháp bảo vệ, cách ly cũng là nguồn gây chảy nguy hiểm. Về điều kiện ngăn cháy, không đảm bảo về tường, vách
ngăn chảy, cửa ngăn chảy và các giải pháp ngăn cháy giữa các bộ phận của công trình có công năng sử dụng khác nhau: khu vực bảo quản, pha chứa sơn, phòng sơn với khu vực sản xuất; các công đoạn của dây chuyền công nghệ kho chứa với khu sản xuất bảo đảm yêu cầu ngăn cháy lan với nhau. Lắp đặt vách, mái che nối các nhà xưởng và kho, cầu nối giữa các nhà xưởng nhiều tầng mà không thực hiện các giải pháp ngăn cháy theo quy định.
Về phương tiện PCCC, các hệ thống PCCC không được bảo dưỡng thường xuyên dẫn đến hư hỏng một phần hoặc toàn bộ; bố trí đường ống cấp nước chữa cháy chính theo các cột, dầm bằng thép không đảm báo giới hạn chịu lửa theo quy định; vô hiệu hóa tạm thời hệ thống báo cháy hoặc các đầu báo cháy để tránh báo cháy giả; bố trí vật dụng che chắn vị trí các phương tiện PCCC, sử dụng phương tiện PCCC sai mục đích; không trang bị đầy đủ phương tiện PCCC tại khu vực chứa chai gas, phòng máy phát điện,
trạm biến áp, nhà hóa hơi của hệ thống cung cấp gas…. Trước những tồn tại, vi phạm quy định về PCCC đó, lực lượng Cảnh sát PCCC&CNCH – Công an tỉnh Bình Dương đã lập biên bản và ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính 472 lượt với tổng số tiền là 13.265,2 triệu đồng [1] Đồng thời, hướng dẫn và ra công văn kiến nghị các cơ sở sản xuất, chế biến gỗ trên địa bàn khắc phục các tồn tại, vi phạm quy định về PCCC, bảo đảm an toàn PCCC trong quá trình hoạt động sản xuất, chế biến gỗ. Nguyên nhân điển hình của những tồn tại, hạn chế trên đó là chủ các cơ sở sản xuất, chế biến gỗ còn tình trạng chủ quan về an toàn PCCC của công trình, đặt nặng mục tiêu về hiệu quả kinh tế, cố tình cắt giảm chi phí đầu tư ban đầu cho công tác PCCC, đầu tư các hệ thống kém chất lượng, sau một thời gian sử dụng bị hư hỏng, xuống
cấp. Nhiều chủ cơ sở chỉ tập trung vào công tác sản xuất, kinh doanh nên chủ quan, lơ là trong thực hiện công tác bảo đảm an toàn PCCC, giao nhiệm vụ thực hiện công tác PCCC cho các phòng, ban (thường là phòng nhân sự hoặc là phòng an toàn) nhưng thiếu việc kiểm tra, giám sát nên công tác bảo đảm an toàn PCCC tại cơ sở không được duy trì thường xuyên. Việc chuyển giao công nghệ, tập huấn, huấn luyện giữa đơn vị thi công và chủ đầu tư, đơn vị quản lý vận hành chưa đầy đủ, dẫn đến các đơn vị này không
nắm vững kiến thức, tính năng của hệ thống, phương tiện, thiết bị PCCC dẫn đến lúng túng trong khâu kiểm tra, vận hành, bảo trì, bảo dưỡng. Người đứng đầu một số cơ sở còn chưa thực sự quan tâm đến tầm quan trọng của công tác PCCC, tuy đã được lực lượng Cảnh sát PCCC&CNCH – Công an tỉnh Bình Dương hưởng tuyên truyền thường xuyên qua các phương tiện thông tin đại chúng, qua các đợt kiểm tra an toàn PCCC nhưng các cơ sở không chủ trọng, không trang bị phương tiện PCCC tại chỗ, cũng như không thực hiện các hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền đã bị xử lý vi phạm hành chính nhưng vẫn tiếp tục vi phạm không có hướng khắc phục. Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp hiện nay vừa phục hồi sản xuất, kinh doanh sau dịch bệnh COVID-19 nên còn nhiều khó khăn trong sản xuất, kinh doanh cũng như trong đầu tư, trang bị về công tác PCCC&CNCH. Đồng thời, số lượng cơ sở thuộc diện quản lý về PCCC trên địa bàn tỉnh Bình Dương lớn, số lượng cán bộ, chiến sỹ làm công tác PCCC&CNCH của Công an tỉnh về cơ bản chưa đảm bảo đáp ứng được chức năng, nhiệm vụ theo phân công, phân cấp…. 11
3. Giải pháp bảo đảm an toàn về PCCC đối với các cơ sở sản xuất, chế biến gỗ trên địa bàn tỉnh Bình Dương thời gian tới
Thời gian tới, tiếp tục triển khai thực hiện Quyết định số 3085/QĐ-UBND ngày 24/11/2022 của UBND tỉnh Bình Dương về Phê duyệt Đễ an phát triển ngành công nghiệp chế biến gỗ tỉnh Bình Dương đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Theo đó, các cơ sở sản xuất, chế biến gỗ sẽ tiếp tục được đầu tư, phát triển mạnh mẽ theo định hướng đã được phê duyệt. Với vai trò là lực lượng nòng cốt, tham mưu Ban Giám đốc Công an tỉnh trình UBND cùng cấp lãnh đạo chỉ đạo toàn diện các mặt công tác quản lý, bảo đảm an toàn về PCCC đối với các loại hình cơ sở trên địa bàn quản lý nói chung, đặc biệt là đối với các cơ sở sản xuất, chế biến gỗ, lực lượng Cảnh sát PCCC&CNCH – Công an tỉnh Bình Dương, Công an các thành phố, huyện, thị xã thuộc tỉnh có liên quan cần tiếp tục tổ chức triển khai thực hiện hiệu quả các giải pháp sau:
(1) Tiếp tục làm tốt công tác nắm tình hình, địa bàn, nhất là công tác phối hợp, trao đổi thông tin giữa lực lượng Cảnh sát Quản lý hành chính, Cảnh sát Khu vực, Cảnh sát PCCC&CNCH để kịp thời hướng dẫn, phát hiện, xử lý các vi phạm về PCCC, đặc biệt, đối với các cơ sở chế biến, sản xuất gỗ, ngay từ khi mới đưa vào hoạt động. Bên cạnh đó, trên cơ sở những tồn tại, vi phạm về PCCC&CNCH đã được phát hiện nêu trên, lực lượng Cảnh sát PCCC&CNCH Công an tỉnh Bình Dương, Công an các thành phố, huyện, thị xã thuộc tỉnh cần tập trung rà soát, phân loại theo từng nhóm tồn tại, vi phạm, đánh giá cụ thể trường hợp nào có
khả năng khắc phục, trường hợp nào không có khả năng khắc phục, từ đó, nghiên cứu đề xuất các biện pháp, giải pháp kịp thời bổ sung, tăng cường công tác bảo đảm an toàn PCCC hoặc báo cáo cơ quan có thẩm quyền quyết định; tham mưu Ban Giám đốc Công an tỉnh trình UBND cung cấp các biện pháp, phương án xử lý dứt điểm 276 cơ sở sản xuất, chế biến gỗ chưa được thẩm duyệt thiết kế,
nghiệm thu về PCCC theo quy định [1].
(2) Tăng cường công tác truyền thông, tuyên truyền, hướng dẫn nâng cao nhận thức, trách nhiệm PCCC của chủ đầu tư, người đứng đầu cơ sở sản xuất, chế biến gỗ trong thực hiện các quy định của pháp luật, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về PCCC, đặc biệt là công tác thẩm duyệt thiết kế, nghiệm thu về PCCC; hướng dẫn người đứng đầu cơ sở, lực lượng PCCC cơ sở tại các cơ sở sản xuất, chế biến gỗ công tác sắp xếp hồ sơ, theo dõi, kiểm tra, bảo dưỡng các phương tiện PCCC&CNCH được trang bị hướng dẫn nghiệp vụ PCCC cho lực lượng PCCC cơ sở, như: công tác tự kiểm tra an toàn PCCC, các cách sử dụng các phương tiện tại chỗ, các kỹ năng, biện pháp thoát nạn, chữa cháy khi có sự cố cháy, nổ xảy ra. Đồng thời, hướng
dẫn cơ sở tự tổ chức thực tập phương án chữa cháy; tiến hành tổ chức huấn luyện nghiệp vụ và cấp giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ PCCC&CNCH cho lực lượng PCCC cơ sở theo đúng quy định.
(3) Chủ động kiểm tra an toàn PCCC&CNCH theo chuyên đề, kiểm tra định kỳ tại các cơ sở sản xuất, chế biến gỗ trên địa bàn quản lý, đồng thời tăng cường công tác hậu kiếm, kiểm tra đột xuất theo quy định. Từ đỗ, kịp thời phát hiện các thiếu sót về PCCC để kiến nghị và yêu cầu người đứng đầu cơ sở sản xuất, chế biến gỗ khắc phục. Đồng thời, trong quá trình kiểm tra an toàn PCCC và CNCH, lực lượng Cảnh sát PCCC&CNCH – Công an tỉnh Bình Dương. Công an các thành phố, huyện, thị xã thuộc tỉnh cần hướng
dẫn người đứng đầu cơ sở thực hiện các biện pháp phòng ngừa cháy, nổ tại các khu vực có nguy cơ cháy nổ cao. Thường xuyên tổng vệ sinh buồng hút bụi, đường ống hút bụi để loại trừ khả năng tự chảy và chống cháy lan; bảo dưỡng định kỳ hệ thống các quạt hút đã được trang bị tại cơ sở.
Hạn chế tối đa bụi mùn cưa, phôi bào tồn chứa trong nhà xưởng; trong các công đoạn xẻ, gia công các chi tiết thì động cơ điện phải có hộp bảo vệ chống bụi gỗ, phôi bào, mùn cưa rơi vào. Riêng các thiết bị tiêu thụ điện lắp đặt trong khu vực phun sơn, kho chứa chất, hàng nguy hiểm cháy, nổ phải là loại thiết bị chống nổ và có các thiết bị bảo vệ như áp-tô-mát đặt trong các tủ, hộp kín. Phải có biện pháp thông gió, hút bụi cho xưởng sản xuất, đặc biệt đối với khu vực sơn để ngăn ngừa việc hình thành môi trường nguy hiểm cháy, nổ. Bố trí khu vực chứa dung môi pha sơn cách xa khu vực sản xuất, xa các thiết bị điện, nguồn điện, nguồn nhiệt… có các giải pháp thẩm hút ngăn ngừa chảy loang dẫn đến cháy lan khi có sự cố xảy ra như: chỉ tồn trữ dung môi đủ dùng, đặt các hộp chứa dung môi trên các tấm thẫm dầu hoặc trên các lớp cát có được giới hạn bởi các cấu kiện không cháy. Quá trình sấy gỗ cần cử người trống coi, theo dõi và chú ý nhiệt độ, thời gian sấy. Trước và sau mỗi lần sấy cần thu dọn buồng sấy, không để phôi bào, mùn cưa, gỗ vụn đọng lại trong buồng sấy.
Lực lượng Cảnh sát PCCC&CNCH – Công an tỉnh Bình Dương, Công an các thành phố, huyện, thị xã thuộc
tỉnh cần tiếp tục đề xuất các cấp có thẩm quyền nghiên cứu tăng cường biên chế cán bộ, chiến sỹ làm công tác PCCC&CNCH bảo đảm việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao, đồng thời, bảo đảm công tác thường trực sẵn sàng chữa cháy và CNCH theo đúng quy định tại Thông tư số 139/2020/TT-BCA ngày 23/12/2020 của Bộ Công an Quy định về công tác thường trực sẵn sàng chữa cháy và CNCH của lực lượng CAND để kịp thời xử lý các vụ cháy. nổ xảy ra tại các cơ sở sản xuất, chế biến gỗ trên địa bàn,
không để xảy ra cháy lớn gây hậu quả nghiêm trọng về người và tài sản.
4. Kết luận
Cơ sở sản xuất, chế biến gỗ trên địa bàn cả nước nói chung và tỉnh Bình Dương nói riêng là loại hình cơ sở luôn tiềm ẩn nguy cơ cháy, nổ cao. Các giải pháp nêu trên được nghiên cứu, đưa ra trên cơ sở thực tiễn những tồn tại, vi phạm quy định về PCCC và nguyên nhân của những tồn tại đó, do vậy, việc tham khảo, vận dụng đồng bộ, quyết liệt, có kiểm tra, đánh giá và giám sát quá trình thực hiện nghiêm túc của lực lượng Cảnh sát PCCC&CNCH – Công an tỉnh Bình Dương, Công an các thành phố, huyện, thị xã thuộc
tỉnh sẽ góp phần tăng cường công tác bảo đảm an toàn về PCCC đối với các cơ sở sản xuất, chế biến gỗ trên địa bàn quản lý, góp phần thúc đẩy phát triển bền vững.