10 điều bạn phải biết khi nhà bị cháy – Kỹ năng sinh tồn

Phòng cháy, chữa cháy: 10 điều bạn phải biết khi nhà bị cháy – Kỹ năng sinh tồn

 Thời gian gần đây có khá nhiều vụ cháy nhà xảy ra và không ít tai nạn thương tâm xảy ra do mọi người không biết làm gì để thoát hiểm. Bài viết sau đây sẽ đưa ra cho các bạn 10 điều quan trọng mà bạn cần phải lưu ý khi có cháy nhà hoặc hỏa hoạn. Đây là  một trong những yếu tố quan trọng trong việc nâng cao kiến thức phòng cháy chữa cháy.
ảnh cháy nhà,hỏa hoạn,làm gì khi cháy nhà,kỹ năng sinh tồn,kỹ năng sống

1. Báo cho tất cả mọi người biết có cháy.

Bất cứ hệ thống phòng cháy chữa cháy, việc thông báo chỉ được thiết kế dành cho tổng thể toàn nhà, khu căn hộ. Tuy nhiên, bạn phải đảm bảo rằng tất cả mọi người trong nhà biết có cháy – hét lên và tập hợp mọi người lại.

2. Biết đường thoát

Khi có thông báo của hệ thống phòng cháy, chữa cháy, một kế hoạch thoát thân có thể giúp mọi thành viên trong gia đình thoát khỏi ngôi nhà đang cháy. Đối với một gia đình, nên nghiên cứu và đưa ra phương án phù hợp nhất. Lời khuyên là hãy ra ngoài thật nhanh và an toàn. Khói từ đám cháy có thể gây khó nhìn mọi đồ vật, vì thế, việc học và nhớ các cách ra khỏi nhà là rất quan trọng. Có bao nhiêu lối thoát hiểm? Làm thế nào để đi tới những lối thoát hiểm đó? Vì thế, cả gia đình nên cùng vẽ một bản đồ cho kế hoạch thoát hiểm của mình.

3. Khi thoát hiểm, cần nhớ những điều sau:

  • Không cố thu những đồ có giá trị hay đi tìm vật nuôi trong nhà
  • Không tìm hiểu đám cháy
  • Bò trên sàn nhà nếu có khói – không khí sạch hơn ở gần sàn nhà, vì thế, để mũi càng thấp càng tốt; hãy nhớ – khói rất độc, và có thể giết bạn
  • Khi ra ngoài, chỉ mở cửa bạn cần và đóng tất cả các cửa đang mở để ngăn đám cháy lan nhanh
  • Trước khi mở cửa, hãy đặt mu bàn tay lên cánh cửa, nếu thấy ấm, đừng mở – mặt kia của cánh cửa đang cháy. Dùng mu bàn tay để thử, không dùng lòng bàn tay. Vì lòng bàn tay bị bỏng sẽ cản trở việc thoát thân của bạn khi bạn bò hay xuống thang cứu hỏa.
  • Nếu đang chạy thoát cùng người khác, hãy đi cùng nhau nếu có thể
  • Lên kế hoạch 1 cuộc thoát hiểm an toàn

Cần tìm hiểu rõ ràng thiết kế của hệ thống phòng cháy, chữa cháy của nhà bạn. Rất có thể lối thoát bị cháy hoặc có khói, vì thế, bạn cần phải biết những lối thoát khác ở chỗ nào. Ngoài ra, nếu bạn sống trong chung cư, bạn cũng cần phải biết cách tốt nhất đến cầu thang hay các lối thoát hiểm khác.

4. Các biện pháp an toàn

  • Nếu bạn đang ở trong phòng đóng cửa khi nhà bị cháy, bạn cần phải áp dụng các biện pháp sau:
  • Kiểm tra xem có lửa hay khói vào nhà qua các khe trên cửa hay không (Bạn đang kiểm tra để xem có lửa ở mặt sau hay không.)
  • Nếu nhìn thấy khói bốc lên từ phía dưới cửa – không được mở cửa!
  • Nếu không nhìn thấy khói – hãy đặt mu bàn tay vào cánh cửa. Nếu cánh cửa nóng hay rất ấm -không được mở cửa!
  • Nếu không nhìn thấy khói – và cánh cửa không nóng – dùng mu bàn tay nhẹ nhàng chạm vào quả đấm cửa. Nếu quả đấm cửa nóng hoặc rất ấm – không mở cửa!

Đối với hệ thống phòng cháy, chữa cháy thông thường, việc đảm bảo an toàn thoát nạn là quan trọng nhất. Nếu quả đấm cửa mát, và bạn không nhìn thấy khói quanh cửa, bạn có thể mở cửa rất chậm và cẩn thận. Khi mở cửa, nếu bạn thấy lửa bùng lên, hay có khói xông vào phòng, hãy đóng cửa thật nhanh và đảm bảo chắc chẳn rằng nó đã được đóng chặt. Nếu không có khói hay lửa khi bạn mở cửa, hãy tiến thẳng đến cửa thoát hiểm của bạn.

5. Luôn giữ ở vị trí thấp

Nếu bạn thấy có khói trong nhà, hãy giữ cơ thể mình ở vị trí thấp gần sàn khi tìm đường thoát hiểm. Trên thực tế, trong một đám cháy, khói và khí độc làm nhiều người bị hại hơn là lửa. Bạn sẽ hít ít khói hơn nếu cơ thể bạn ở gần sát nền nhà. Theo tự nhiên, khói bay lên cao, vì thế, nếu có khói khi bạn đang trên đường thoát hiểm, ở vị trí thấp có nghĩa bạn bò dưới khói. Bạn có thể cúi sát xuống sàn nhà, và bò bằng bàn tay và đầu gối dưới đám khói.

ảnh cháy nhà,hỏa hoạn,làm gì khi cháy nhà,kỹ năng sinh tồn,kỹ năng sống

Đối với hệ thông phòng cháy, chữa cháy tiêu chuẩn, việc thoát hiểm luôn được lưu ý để có thể dễ dàng nhất. Thoát hiểm qua cửa dẫn ra ngoài nên là lựa chọn đầu tiên của bạn, nhưng bạn cũng có thể kiểm tra xem cửa sổ có thể là lối chạy thoát được không. Thậm chí cửa sổ trên tầng cao cũng có ích khi bạn cần giúp đỡ, từ lính cứu hỏa, hay từ người khác.

Nhờ người thân dạy bạn cách mở khóa cửa sổ, mở chúng, và bỏ tấm chắn nếu cần. Nên nhớ rằng bạn chỉ làm điều này trong trường hợp khẩn cấp! Rất nhiều trẻ nhỏ đã bị thương vì ngã qua cửa sổ.

Đôi khi, có gia đình còn có thang thoát hiểm để dùng khi cần thoát khỏi tầng cao trong nhà. Nếu trong nhà có thang, hãy nhờ người thân chỉ cho bạn cách sử dụng nó.

Ngoài việc lên kế hoạch các lối thoát hiểm, bạn cũng cần biết nơi gia đình sẽ gặp nhau ngoài trời. Điều này rất có ích vì khi hỗn loạn mọi người cần tập hợp ở một nơi, để mọi người biết rằng tất cả đều an toàn. Bạn có thể chọn hành lang khu nhà gần đó hay một nơi khác gần nhà.

Lo lắng cho thú cưng hay đồ chơi yêu thích là bình thường, nhưng khi có cháy, bạn phải bỏ chúng lại. Điều quan trọng nhất là bạn phải ra được ngoài an toàn. Bạn cũng cần nhớ rằng bạn không nên ở lại trong nhà lâu hơn thời gian bạn bắt buộc phải ở trong đó – cho dù là để gọi xe cứu hỏa. Rất có thể đã có người gọi ở bên ngoài rồi. Khi đã ra ngoài rồi, đừng quay lại để lấy bất cứ thứ gì – dù là thú cưng.

6. Nếu quần áo của bạn bị cháy:

  • Khi bạn bị bắt lửa, đừng hoảng loạn. Đừng chạy vòng quanh – bạn sẽ chỉ quạt cho ngọn lửa và làm chúng cháy nhanh hơn thôi
  • Nằm xuống – việc này giúp lửa khó lan ra hơn và giảm tác động của lửa lên mặt và đầu bạn (lửa cháy từ dưới lên trên)
  • Dập lửa – bao trùm ngọn lửa bằng vật liệu nặng, như áo khoác hay chăn, việc này giúp phá vỡ nguồn cung cấp oxi cho lửa
  • Lăn vòng quanh – lăn giúp dập lửa

7. Làm gì khi không thể ra ngoài ngay lập tức?

Nếu không thể thoát ra ngoài nhanh được qua lối thoát hiểm của hệ thống phòng cháy, chữa cháy vì lửa hay khói đã chặn mất lối thoát, nếu lối thoát hiểm của bạn bị chặn:

  • Nếu bạn ở tầng trệt, ra ngoài bằng cửa sổ – ném chăn, gối, đệm xuống đất ở bên ngoài để đỡ bạn
  • Nếu bạn không thể mở cửa sổ, hãy dùng một vật nặng để đập vỡ nó ở góc cuối -khi chạm vào các mép sắc cần dùng vải, khăn mặt, hay chăn
  • Hạ trẻ xuống càng thấp càng tốt trước khi thả bé xuống – để người lớn đỡ trẻ nếu có thể
  • Hạ thấp cơ thể bạn bằng cách đặt tay lên bậc cửa sổ trước khi thả mình xuống

Nếu không thể ra ngoài, hãy tập hợp mọi người vào một phòng:

  • Chọn một phòng có cửa sổ nếu có thể
  • Hãy ngăn khói và lửa vào qua cửa bằng cách chặn các khe hở quanh cửa với khăn trải giường, chăn, quần áo hoặc băng dính.
  • Nếu trong phòng có cửa sổ nhưng không giúp bạn thoát ra được, hãy mở nó ra và đứng trước cửa sổ để hít thở và gọi giúp đỡ.
  • Nếu bạn có thể lấy được một mảnh quần áo hay khăn mặt, hãy đặt nó trên miệng để không hít khói vào. Tốt hơn nếu bạn nhúng ướt miếng vải trước khi che lên miệng.
  • Ngay từ bây giờ, hãy nghĩ xem phòng nào là tốt nhất – bạn cần một cửa sổ có thể mở được, và nếu có thể, một chiếc điện thoại để gọi cấp cứu

Phòng cháy, chữa cháy: Dù có sợ hãi, bạn cũng không bao giờ được nấp dưới gầm giường hay phòng để đồ. Vì khi đó, sẽ rất khó khăn để lính cứu hỏa tìm ra bạn. Hãy nhớ rằng lính cứu hỏa và những người khác sẽ tìm bạn để giải thoát cho bạn. Họ tìm thấy bạn càng sớm, bạn sẽ ra ngoài được càng nhanh.

8. Gọi cứu hỏa

Khi đã ra ngoài được an toàn, hãy dùng điện thoại di động, điện thoại nhà hàng xóm, hay điện thoại công cộng để gọi dịch vụ cứu hỏa khẩn cấp. Khi nói chuyện với tổng đài viên, bạn hãy:

  • Cho biết địa chỉ chính xác của bạn
  • Nói với họ cái gì bị cháy, ví dụ như “một ngôi nhà hai tầng” chẳng hạn
  • Giải thích xem có ai bị mắc kẹt không, nếu có, họ đang ở phòng nào – bạn càng cung cấp được nhiều thông tin cho dịch vụ cứu hỏa, họ có thể giúp bạn càng nhanh và hiệu quả.

Hệ thống phòng cháy, chữa cháy chỉ có tác dụng hỗ trợ xử lý ban đầu đám cháy. Bạn cần có sự trợ giúp của lực lượng phòng cháy, chữa cháy chuyên nghiệp. Hãy nhanh tay nhất có thể vì điều đó có khả năng cứu giúp thêm nhiều người khác nữa.

9. Không quay lại

Phòng cháy, chữa cháy: Bạn nên tìm một nơi an toàn gần nhà để đợi. Nếu còn có người trong nhà, hãy đợi đội lính cứu hỏa tới. Bạn có thể kể với họ về người bị mắc kẹt và họ sẽ tìm người mắc kẹt giúp bạn nhanh hơn.

Nếu quay lại nhà bị cháy, bạn sẽ làm cho những nỗ lực cứu người mất tích của lính cứu hỏa bị chậm lại, đồng thời tự đặt bản thân vào tình huống rất nguy hiểm.

ảnh cháy nhà,hỏa hoạn,làm gì khi cháy nhà,kỹ năng sinh tồn,kỹ năng sống

10. Làm gì khi bạn sống trong chung cư cao tầng?

Nếu sống trong chung cư, bạn sẽ cần phải chuẩn bị tình huống lửa có thể bắt nguồn ngay bên ngoài căn hộ nhà bạn, hay trong cầu thang. Bạn cần tìm hiểu hệ thống phòng cháy, chữa cháy của tòa nhà mình ở. Xem phần “Lên kế hoạch chạy thoát an toàn” dưới đây để biết thêm thông tin về việc lập kế hoạch thoát hiểm – bao gồm hướng dẫn chi tiết cho các nhà cao tầng.

Nếu lửa bắt nguồn từ căn hộ của bạn hay trong cầu thang và bạn không thể ra ngoài:

  • Tập hợp mọi người vào một phòng với cửa sổ, đặt đệm, bộ đồ giường, hay quần áo quanh mép dưới của cửa để chặn khói vào phòng
  • Mở cửa sổ, hãy vẫy tấm vải ngoài cửa sổ để lính cứu hỏa biết bạn đang ở đó
  • Nếu ngọn lửa ở ngay ngoài căn hộ nhà bạn, hãy bịt kín khe cửa bằng băng dính nếu có thể, bạn cũng có thể sử dụng bộ chăn, ga giường, hay quần áo
  • Bịt lỗ thoáng khí hoặc quạt gió hướng bị cháy và và gọi cứu hỏa, cho biết số căn hộ của bạn
  • Tưới nước vào cửa nếu thấy cửa nóng

Thoát hiểm khi sống trong nhà cao tầng

Phòng cháy, chữa cháy: Sống ở tầng cao không có nghĩa là bạn sẽ nguy hiểm hơn khi có cháy. Các căn hộ cao tầng có tường, trần, và cửa chống lửa sẽ giúp chặn lửa và khói lại.

Hầu hết các kế hoạch của bạn giống như các căn nhà dưới mặt đất, nhưng có vài điểm khác biệt:

  • Bạn sẽ không thể dùng thang máy khi có cháy, vì thế, phải cân nhắc điều này khi chọn lối thoát hiểm
  • Đếm xem có bao nhiêu cửa trên đường tới cầu thang khi bạn không thể sử dụng thang máy, đề phòng trường hợp bạn không nhìn thấy đường
  • Đảm bảo rằng cầu thang bộ và cửa thoát hiểm không có chướng ngại vật và cửa không bao giờ bị khóa
  • Thường xuyên kiểm tra để đảm bảo rằng bạn có thể mở cửa cầu thang bộ từ cả hai phía
  • Nếu có cháy ở nơi khác trong tòa nhà, thông thường bạn sẽ an toàn nhất khi ở trong căn hộ của bạn, trừ khi khói và lửa làm gây hại cho bạn. Nếu bị ảnh hưởng, hãy tìm cách ra ngoài, ở ngoài, và gọi cứu hỏa

Một điều mà phongchay3s.com khuyên các bạn, đó là phòng hơn chữa. Bạn cần phải có một hệ thống phòng cháy, chữa cháy an toàn, hiệu quả trước. Trang bị những kiến thức cơ bản đối với sự cháy để đảm bảo bạn hiểu, phòng ngừa được cháy nổ. Bên cạnh đó, bạn có được lợi thế khi có những nhà tư vấn, cung cấp thiết bị, thi công hệ thống như chúng tôi. Hãy nhấc máy lên và gọi, chúng tôi sẽ tư vấn giúp bạn, khảo sát và điều chỉnh hệ thống hiệu quả nhất.

Dạy trẻ 7 kỹ năng thoát hiểm khi hỏa hoạn

Cháy, nổ luôn là mối nguy cơ tiềm ẩn đe dọa đến tài sản và tính mạng của mỗi người. Bởi vậy, việc trang bị những kiến thức và kỹ năng để thoát hiểm khi xảy ra cháy nổ cho cộng đồng là vô cùng quan trọng. Đối với trẻ nhỏ, để ghi nhớ và thực hiện được những kỹ năng thoát hiểm không hề dễ dàng. Dưới đây là những mẹo nhỏ có thể hướng dẫn các bậc phụ huynh cách dạy trẻ ghi nhớ những kỹ năng cần thiết để thoát hiểm.

Để huấn luyện cho trẻ ghi nhớ những kỹ năng thoát khỏi hỏa hoạn, thầy cô hoặc phụ huynh có thể thực tập cùng bé bằng những phương pháp chơi mà học.

Ví dụ, cho bé đóng vai lính cứu hỏa hoặc nạn nhân, viết lên tấm bảng số cứu hỏa 114, số điện thoại của bố mẹ hoặc người thân và dạy trẻ nhớ.

Để bắt đầu, cha mẹ có thể gợi mở bằng cách gợi ý cho trẻ trả lời các câu hỏi trắc nghiệm sau:

  1. Số điện thoại cứu hỏa là gì:
  2. 113
  3. 114
  4. 115
  5. 1080

Câu 2: Nếu bị kẹt trong đám cháy mà có người lớn, các con sẽ làm gì?

  1. Làm theo sự chỉ dẫn của người lớn.
  2. Kêu cứu.
  3. Khóc lóc ầm ĩ.
  4. Chạy ra ngoài.

Từ bài trắc nghiệm của các bé, cha mẹ hãy dẫn ra một câu chuyện để hướng dẫn và giúp các bé thực hành về kỹ năng thoát hiểm khi gặp phải đám cháy, gồm:

Kỹ năng 1: Khi ngửi thấy mùi khét, khói hoặc trông thấy lửa cháy thì các con phải gọi ngay cho các chú lính cứu hỏa. Số điện thoại các chú là 114.

Kỹ năng 2: Nếu bị kẹt trong đám cháy có người lớn bên cạnh, các con phải bình tĩnh làm theo sự chỉ dẫn của người lớn.

Kỹ năng 3: Chỉ cho bé những lối có thể thoát ra ngoài khi có hỏa hoạn. Dặn bé cố gắng thoát ra ngoài càng nhanh càng tốt tuyệt đối không chần chừ mang theo đồ đạc hoặc nán lại gọi điện cho cứu hỏa.

Kỹ năng 4: Nếu gia đình bạn sống trong tòa nhà cao tầng hoặc khu chung cư, hãy dạy bé rằng đừng bao giờ di chuyển xuống dưới đất bằng thang máy khi có hỏa hoạn vì khi đó thang máy có thể ngừng giữa chừng do ngắt điện. Trường hợp ở gần tầng thượng hơn, hãy di chuyển lên tầng thượng thay vì di chuyển xuống dưới.

Kỹ năng 5: Nhớ rằng không những lửa mà khói và hơi độc cũng có thể dẫn đến tử vong. Để tránh bị ngộp vì khói, hãy dạy bé di chuyển ra ngoài bằng cách bò sát mặt đất, bịt khăn hoặc vải thấm nước lên miệng, mũi. Hãy khoác thêm một chiếc áo được nhúng nước nếu có thể.

Kỹ năng 6: Khi tóc hoặc quần áo bị bén lửa hãy dạy bé phải dừng lại, nằm xuống và lăn người qua lại hoặc lăn tròn.

Kỹ năng 7: Nếu kẹt trong phòng không thể thoát ra ngoài, hãy lấy vải ướt bịt chặt các khe cửa rồi chui xuống gầm giường và nằm sát xuống sàn nhà. Bởi gầm giường là nơi đầu tiên những người lính cứu hỏa để mắt đến khi tìm kiếm những người còn kẹt lại trong một vụ hỏa hoạn.

Khi có khói, cần dạy trẻ lấy khăn hoặc vải thấm nước bịt mũi và miệng để tránh bị ngạt. 

Ngọc Bảo

Mỹ: Cháy dữ dội hơn 30.000 ha ở California

Một vụ cháy dữ dội lan nhanh tại tiểu bang California, miền Tây nước Mỹ, đã khiến hơn 5.000 người phải đi lánh nạn trong ngày 20/7, sau khi thiêu rụi hàng chục căn nhà gần khu vực Vườn quốc gia Yosemite.


(Nguồn: Abcnews)

Cơ quan Lâm nghiệp và phòng chống cháy rừng California cho biết hơn 3.000 nhân viên cứu hỏa đã nỗ lực chữa cháy dưới cái nóng 32-36 độ C, song hiện mới khống chế được 10% diện tích đám cháy lên tới 28.366ha đang đe dọa thị trấn nhỏ Mariposa tại khu vực chân núi ở Sierra Nevada.

Kể từ sáng 20/7, ngọn lửa đã lan nhanh với tốc độ chóng mặt, “nuốt trọn” thêm hơn 8.903ha.

Tính từ thời điểm bùng phát đến nay, hỏa hoạn đã “nhấn chìm” 45 căn hộ trong “biển lửa” và phá hủy 6 ngôi nhà khác.

Người phát ngôn Cơ quan Lâm nghiệp và phòng chống cháy rừng California, Amy Head nhấn mạnh chính quyền bang đang nỗ lực hết sức để dập lửa, bảo vệ thị trấn Mariposa và tất cả các cộng đồng dân cư khác sống tại khu vực chân núi Sierra Nevada. Giới chức trách cũng đang tiến hành điều tra nguyên nhân hỏa hoạn.

Trước đó ngày 18/7, khoảng 2.000 cư dân của thị trấn Mariposa đã được yêu cầu sơ tán khỏi nơi ở sau khi Thống đốc tiểu bang California, Jerry Brown ban bố tình trạng khẩn cấp do cháy lớn.

Mariposa là một thị trấn nằm cách Vườn quốc gia Yosemite khoảng 80km. Hiện vườn quốc gia này vẫn đang được mở cửa. Tuy nhiên, cháy lớn kèm các cột khói cao bốc lên khiến nhà chức trách hết sức lo ngại về chất lượng không khí đối với nơi đây.

Theo Trung tâm cứu hỏa liên cơ quan quốc gia Mỹ, vụ cháy nghiêm trọng trên đe dọa 1.500 công trình, đồng thời là một trong 44 vụ cháy lớn tại 11 bang miền Tây của nước này tính đến ngày 20/7.

Trước đó, hồi tháng 8/2013, vụ cháy mang tên “Rim Fire” gây ảnh hưởng tới Vườn quốc gia Yosemite trở thành vụ hỏa hoạn lớn thứ 3 trong lịch sử bang California.

Cũng trong ngày 20/7, 4 máy bay cứu hỏa đã được điều động để khống chế ngọn lửa lan rộng trên diện tích 4.500 hecta gần khu nghỉ dưỡng Dubrovnik của Croatia, giáp biên giới Montenegro.

Bộ Quốc phòng Croatia cho biết đám cháy đã được dập tắt vào chiều cùng ngày, song khoảng 240 lính cứu hỏa vẫn tiếp tục túc trực tại đây để kiểm soát tình hình.

Không có thương vong trong vụ hỏa hoạn trên, song nhiều rặng ôliu, táo và hoa màu tại đây đã bị thiêu rụi.

Giới chức điều tra đang xác minh nguyên nhân gây cháy.

Trong những ngày gần đây, thời tiết khô nóng cùng gió lớn đã khiến cả Croatia và quốc gia láng giềng Montenegro phải đối mặt với hàng loạt vụ cháy lớn nhỏ bùng phát dọc khu vực bờ biển Adriatic.

Theo TTX

Hà Nội: Đi nghỉ mát, nhà 3 tầng cháy rụi

Cả nhà đi nghỉ mát, căn nhà bốc cháy trong đêm. Hàng xóm phải phá khóa cửa để dập lửa nhưng không thành.

Khoảng 20h20 tối qua, nhiều người phát hiện khói bốc cao kèm theo ngọn lửa bùng cháy từ tầng 2 nhà số 32, ngõ 449, Cổ Nhuế, Bắc Từ Liêm, Hà Nội.

Một người dân sống gần đó kể: “Ngọn lửa bốc lên dữ dội, cháy lan ra ban công, nổ kính. Mọi người cùng nhau phá khóa cửa nhưng bất thành. Chỉ khi lực lượng cứu hỏa đến mới khống chế được đám cháy”.

Được biết chủ nhân của ngôi nhà bị cháy đang đi nghỉ mát ở Đà Nẵng từ mấy ngày trước. Sau khi nhận được tin báo, ông Trung – chủ nhà tức tốc bay từ Đà Nẵng ra Hà Nội.Phòng cảnh sát PCCC đã huy động 4 xe cứu hỏa đến hiện trường để khoanh vùng, dập lửa. Sau khoảng 20 phút, ngọn lửa đã được khống chế. Một số vật dụng trong nhà đã bị thiêu rụi.

Theo VNN

LIÊN HỆ PCCC BMC

Văn phòng

Tầng 11, Tòa nhà VEAM
Phú Thượng, Tây Hồ, Hà Nội


Kết nối với chúng tôi

Call Now Button