Ngộ độc khí trong đám cháy ảnh hưởng đến con người như thế nào ?

Ngộ độc khí trong đám cháy ảnh hưởng đến con người như thế nào ?
Trong công tác phòng cháy, chữa cháy, việc trang bị những kiến thức về thoát nạn và cứu hộ rất quan trọng nhằm hạn chế thấp nhất những thiệt hại xảy ra.

Phòng cháy 3S xin giới thiệu một bài viết của Phòng CS PC&CC để mọi người hiểu hơn về cơ chế cũng như các biện pháp để tránh những thiệt hại xảy ra khi có hỏa hoạn, tránh được việc ngộ độc khí. Một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tử vong trong những vụ tai nạn gần đây liên quan đến tòa nhà cao tầng, cơ sở kinh doanh karaoke.

Vào lúc 07 giờ 40 phút, ngày 16/02/2018 (mùng 01 tết) trên địa bàn quận 1 đã xảy ra cháy tại hộ kinh doanh Spa Linh (số 107 Nguyễn Trãi, phường Bến Thành). Phòng Cảnh sát PC&CC Quận 1 đã điều động lực lượng và phương tiện đến điểm cháy và triển khai xử lý có hiệu quả, tìm kiếm cứu được 01 người nước ngoài bị mắc kẹt. Do nạn nhân bị ngạt khói trong đám cháy nên không thể tự tìm đường thoát nạn ra ngoài được. Chỉ khi lực lượng chữa cháy chuyên nghiệp đến triển khai các biện pháp nghiệp vụ, nạn nhân Li Chunwei, giới tính: Nam, Sn: 1986, quốc tịch: Trung Quốc mới được cứu kịp thời…

Đưa người bị nạn xuống đất an toàn

Thông qua vụ cháy trên, có thể thấy rằng có rất nhiều loại khí độc vô cùng nguy hiểm được sinh ra trong khói của đám cháy như CO, CO2, amoniac, axit hữu cơ… trong đó CO và CO2 là nguyên nhân chính gây tử vong. Trong nhiều vụ hỏa hoạn, nạn nhân tử vong do ngộ độc khí dẫn đến suy hô hấp. Đây là điều quan trọng cần phải lưu ý trong công tác phòng cháy, chữa cháy cũng như thiết kế, thi công hệ thống phòng cháy, chữa cháy.

Khi hít phải quá nhiều loại khí này, nạn nhân có thể bị ngộ độc cấp tính. Ngoài ra, các loại khí này cũng khiến cơ thể tiêu hao nhiều thể lực vì thiếu oxy, do đó nạn nhân chết trong các vụ cháy phần nhiều là do cố gắng vùng vẫy trong cơn hoảng loạn. Vì vậy, khi có cháy, cần di tản ra khỏi khu vực nhiễm khói càng nhanh càng tốt.

Các triệu chứng tổn thương bị ngạt khí là khó thở, mất định hướng, mất tri giác, bị bỏng, cháy da,…Ở mức độ trung bình, nạn nhân cảm thấy đau đầu dữ dội, chóng mặt, rối loạn thần kinh, buồn nôn, ngất xỉu; nặng sẽ bị ngất, hôn mê, co giật, loạn nhịp tim, trụy mạch và tử vong. Những trường hợp tử vong do ngạt khí thường diễn ra rất từ từ, như một giấc ngủ sâu, không lường trước được, không gây đau đớn. Đến khi bị sốc do thiếu oxy, cơ thể ngột ngạt, khó thở thì lập tức họ đã rơi vào trạng thái hôn mê và tử vong do ngạt.

Cứu người bị nạn trong đám cháy, việc cần phải triển khai nhanh chóng
và đồng bộ với việc sơ cấp cứu người bị nạn

Bên cạnh việc xây dựng một hệ thống phòng cháy, chữa cháy hiệu quả, vận hành ổn định và đúng quy định của nhà nước. Các chung cư, hộ gia đình cần phải trang bị kiến thức cho người dân về công tác phòng cháy, chữa cháy và tập huấn kỹ năng theo quy định.

* Thông qua vụ cháy trên, Phòng Cảnh sát PC&CC Quận 1 xin nêu ra một số kỹ năng sơ cứu người nhiễm độc khí trong đám cháy như sau:

1. Nhanh chóng mở rộng cửa, làm thoáng không khí, đưa nạn nhân ra khỏi nơi nhiễm độc càng nhanh càng tốt và lưu ý đảm bảo an toàn cho người cấp cứu. Nếu nạn nhân bất tỉnh, kiểm tra nhịp thở và mạch đập của nạn nhân rồi chuẩn bị hô hấp nhân tạo miệng – miệng hay miệng – mũi.

2. Nhanh chóng gọi người hỗ trợ, gọi cấp cứu 115. Khi được đưa đến phòng cấp cứu, nạn nhân sẽ được tiếp oxy, kiểm tra nhịp thở, mạch đập và mức độ phản ứng của nạn nhân. Cần đưa người bị nạn đến phòng cấp cứu nhanh nhất có thể để hạn chế di chứng. Trong quá trình tới viện nếu nạn nhân thở yếu hoặc bất tỉnh, cần phải hà hơi thổi ngạt. Nặng hơn thì đặt ống thở nội khí quản.

* Khói khí độc sinh ra trong đám cháy gây cản trở tầm nhìn, gây kích ứng mắt làm nạn nhân mất phương hướng rất khó khăn cho việc thoát nạn và công tác cứu người bị nạn trong các đám cháy. Một số kỹ năng phòng tránh ngộ độc khí cơ bản trong đám cháy như sau:

+ Để chống hít phải khói khí độc cần sử dụng khăn thấm nước che kín miệng và mũi lọc không khí khi hít thở. Có thể sử dụng mặt nạ chống khói nếu được trang bị trước.

+ Muốn thoát ra khỏi đám cháy, ngoài việc dùng khăn thấm nước che miệng mũi, nạn nhân phải dùng chăn, mền nhúng nước trùm lên toàn bộ cơ thể và chạy nhanh qua đám lửa ra ngoài, tránh bị cháy quần áo gây bỏng da.

+ Khói sinh ra luôn có xu hướng bay lên trên, khu vực khói và không khí sạch luôn được ngăn cách bằng một mặt phẳng gọi là mặt phẳng cân bằng áp suất. Khi lượng khói phát sinh nhiều, người thoát nạn phải cúi khom người, quỳ, bò hoặc trườn ra khỏi đám cháy.

+ Cố gắng giữ bình tĩnh nhanh chóng gọi điện thoại báo ngay cho lực lượng Cảnh sát PCCC & CNCH theo số điện thoại: 114 để được cứu nạn kịp thời.

LIÊN HỆ PCCC BMC

Văn phòng

Tầng 11, Tòa nhà VEAM
Phú Thượng, Tây Hồ, Hà Nội


Kết nối với chúng tôi