Những sai lầm khi thiết kế hệ thống phòng cháy chữa cháy

Những sai lầm khi thiết kế hệ thống phòng cháy chữa cháy

 Ngày đăng : 14:29:26 31-10-2016
Hệ thống phòng cháy chữa cháy là hệ thống quan trọng và không thể thiếu đối với bất kỳ chung cư, nhà cao tầng, công ty, xưởng sản xuất hiện nay. Hệ thống sẽ có tác dụng chữa cháy khi có cháy xảy ra và đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ tài sản, tính mạng của con người. Thế nhưng không phải hệ thống phòng cháy chữa cháy nào cũng thiết kế đạt đúng tiêu chuẩn kỹ thuật và đạt hiệu quả cao.

Dưới đây là một số sai lầm khi thiết kế hệ thống phòng cháy chữa cháy

Hệ thống phòng cháy chữa cháy

– Các đầu phun tự động chỉ phát nổ và tự phun nước khi nhiệt độ trên 70 độ C. Các vòi chữa cháy ( thường được cuốn thành cuộn) bằng cần chỉ được bố trí ngoài hành lang. Khi một đầu phun nào tự mở xả nước thì sụt áp trong ống và máy bơm tự đề để bơm nước cấp vào hệ thống. Trong trường hợp mất điện thì sẽ có máy Diesel ứng cứu.

– Đầu phun tự động được trang bị trên từng diện tích mét vuông trong cả tòa nhà đều không hoạt động khi cháy do nhiệt độ cháy không đủ tới ngưỡng 70 độ để kích nổ. Đầu vòi được bố trí trên trần cách nền tầm 2.5 đến 3 mét nên khi có cháy âm ý dưới nền thì còn lâu mới phát nổ. Đến khi đầu vòi phát nổ và tự phun nước thì có thể lửa đã lan rộng, gây thiệt hại về người và tài sản.

– Hệ thống phòng cháy chữa cháy nếu chỉ dùng vòi phun thì chỉ dùng cho đám cháy lớn còn với đám cháy nhỏ thì chỉ cần dùng bình bột.

Hệ thống phòng cháy chữa cháy: Các bộ phận của bình chữa cháy

– Hệ thống chữa cháy dùng điện : Khi có cháy xảy ra việc đầu tiên làm là tắt tất cả nguồn điện. Như vậy thì máy bơm chữa cháy sẽ không hoạt động được. Nếu hệ thống chữa cháy không dự phòng máy bơm chữa cháy chạy Diesel thì không biết thiệt hại gây ra sẽ như thế nào. Do đó khi thiết kế thì nên sử dụng máy bơm phòng cháy chữa cháy chạy Diesel dự phòng.

– Sai lầm khi thiết kế hệ thống lạnh là nguyên nhân gây cháy và bắt lửa

+ Hệ thống lạnh được thiết kế sát trần bê tông trong khi đầu dò cháy và đầu phun nước tự động nằm thấp hơn tầm 300mm nên không sử dụng đầu dò khói và đầu phun nước tự động không thể ứng cứu được.
+ Hệ thống ống lạnh thông suốt tất cả các vị trí và kín nen khi có cháy ở một vị trí nào đó thì khói theo ống dẫn này thông đến tất cả.
+ Hệ thống ống lạnh có một lớp bông giữ nhiệt quấn xung quanh trong toàn bộ hệ thống và dán bằng kéo con chó xung quanh. Nếu bất kì vị trí ống bắt lửa thì sẽ lan toàn hệ thống từ A đến Z và khả năng dập tắt lâu.
+ Hệ thống này có quạt hút gió một đầu nên càng tạo điều kiện cho lửa bắt nhanh hơn, ống kín và hẹp nên ngọn lửa luồn trong ống này di chuyển cực nhanh.
+ Vật liệu làm ống là tôn mạ kẽm nên đám cháy vẫn giữ được và lan rất nhanh do lớp sơn bên trong ống mặc dù không có vật liệu duy trì sự cháy.
Hệ thống phòng cháy chữa cháy:
Tóm lại, những sai lầm kỹ thuật chính khi thiết kế một hệ thống phòng cháy chữa cháy là :
– Hệ thống PCCC được thiết kế và thi công không khoa học.
– Hệ thống lạnh thiết kế sai lầm, không có phương án tự ứng cứu.
– Hệ thống lạnh là nguyên nhân gây ra thiệt hại về vụ cháy.
– Hệ thống lạnh càng hiện đại thì sự nguy cơ gây cháy cho tòa nhà càng cao.

Phòng cháy, chữa cháy (PCCC) tại kho tàng, nhà xưởng: Đừng để “mất bò mới lo làm chuồng

Phòng cháy, chữa cháy (PCCC) tại kho tàng, nhà xưởng: Đừng để “mất bò mới lo làm chuồng”
Vị trí cháy là xưởng sản xuất và kho giấy vệ sinh với diện tích 300m2 . Khi xảy ra cháy cơ sở không sản xuất nên cửa khóa, lực lượng chữa cháy đã phá cửa để tiếp cận chữa cháy. Sau 3 giờ chữa cháy đám cháy đã được dập tắt. Thiệt hại về tài sản và nguyên nhân vụ cháy đang được các cơ quan chức năng phối hợp điều tra làm rõ.
Tiếp đó vào khoảng 00h10’ ngày 10/8, một vụ hỏa hoạn đã xảy ra tại nhà ở kết hợp sản xuất kinh doanh giấy vàng mã của gia đình ông Nguyễn Quang Huy (thôn Duyên Trường, xã Duyên Thái, huyện Thường Tín, Hà Nội). Sau khi nhận tin báo, Phòng Cảnh sát PCCC số 12 điều động 5 xe chuyên dụng cùng 36 cán bộ, chiến sỹ nhanh chóng đến hiện trường tổ chức chữa cháy và cứu nạn cứu hộ.
Hiện trường vụ cháy là ngôi nhà 3 tầng chỉ có một lối cửa ra vào, sân phía ngoài được chủ nhà gia cố khung thép mái tôn để tận dụng lấy mặt bằng sản xuất, đám cháy đang phát triển cháy lan mạnh từ tầng 1 lên tầng trên và lan ra sân. Lực lượng CC&CNCH đã tiếp cận và cứu được 2 nạn nhân là chị Nguyễn Thị Hoa (SN: 1985 là vợ chủ nhà) và cháu Nguyễn Quang Hiệp (SN: 2007 con trai chủ nhà).
Các chiến sỹ cảnh sát PCCC Hà Nội tiếp cận hiện trường một vụ cháy nhà kho tại Hà Nội
Mới đây nhất vào khoảng 8h45 sáng ngày 28/8, tại kho D3, CP kho bãi và giao nhận T&T Cảng Hà Nội, (số 926 đường Bạch Đằng, phường Thanh Lương, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) đã xảy ra vụ hỏa hoạn lớn, thiêu rụi nhiều tài sản.
Địa điểm cháy là kho hàng rộng hàng trăm mét vuông, chứa rất nhiều loại hàng hóa. Kho có tường dày và khá kín nên khói lửa bị “nhốt” trong khi đang dày đặc, khói phun ra từ các lỗ thoáng. Trao đổi với phóng viên, ông Trần Văn Song (bảo vệ Cty) cho biết: Đám cháy bùng phát ở kho D2 chứa các thiết bị điện tử, sau đó lan sang 2 kho bên cạnh là D1 chứa các bình nhựa để đóng nước tinh khiết và kho D3 chứa bóng đèn, phích nước. Phát hiện cháy, công nhân cố gắng dập lửa nhưng bất thành.
Nhận tin báo cháy, Phòng Cảnh sát PCCC số 1 đã điều ngay 4 xe chữa cháy cùng hàng chục chiến sĩ tới hiện trường. Công an phường sở tại cũng có mặt hỗ trợ điều tiết giao thông, giữ gìn an ninh trật tự tại khu vực trong giờ cao điểm sáng. Đến khoảng 9h30’ ngọn lửa vẫn bùng phát dữ dội, lực lượng chức năng đã phải điều khoảng 20 xe chữa cháy tới hiện trường, chia làm nhiều mũi phun nước dập lửa. Đến 11h40, đám cháy cơ bản đã được dập tắt hoàn toàn.
Trao đổi với phóng viên báo Tuổi trẻ Thủ đô về công tác đảm bảo an toàn PCCC tại các kho hàng, nhà xưởng sản xuất, Chỉ huy Phòng Hướng dẫn, chỉ đạo về Phòng cháy (Cảnh sát PC&CC Hà Nội) cho biết: Song song với việc chấp hành nghiêm ngặt quy định an toàn PCCC, các cơ sở sản xuất cần thực hiện những biện pháp sau đây: Niêm yết nội quy PCCC, biển cấm lửa, cấm hút thuốc, tiêu lệnh chữa cháy ở những nơi có nguy hiểm về cháy, nổ.
Người đứng đầu cơ quan, chủ xưởng, người có trách nhiệm cần kiểm tra, chothực hiện ngay các biện pháp, giải pháp kỹ thuật để khống chế và kiểm soát chặt chẽ nguồn lửa, nguồn nhiệt, nguồn sinh lửa, sinh nhiệt; sử dụng nguyên vật liệu, nhiên liệu nhất là các chất đặc biệt nguy hiểm về cháy, nổ như xăng dầu, khí cháy chỉ đủ cho từng ca sản xuất và thực hiện đầy đủ các biện pháp đảm bảo an toàn PCCC. Hàng hóa sản xuất ra được chuyển đi ngay, không lưu giữ tại nơi sản xuất.
Hàng hóa trong kho phải được sắp xếp theo đúng quy định an toàn PCCC. Lắp đặt thiết bị bảo vệ (aptômat) cho hệ thống điện toàn cơ sở, từng khu vực, phân xưởng và các thiết bị điện có công suất lớn, tách riêng biệt các nguồn điện: Chiếu sáng, bảo vệ phục vụ thoát nạn, chữa cháy, nguồn điện sản xuất, sinh hoạt; lắp đặt hệ thống chống sét, chống rò điện phù hợp với từng loại công trình; có giải pháp chống tĩnh điện đối với những dây chuyền sản xuất, thiết bị phát sinh tĩnh điện; không lập bàn thờ để thờ cúng và đun nấu trong khu vực sản xuất, văn phòng làm việc; không sử dụng vật liệu là chất cháy để làm mái, trần nhà, vách ngăn; xây tường ngăn cháy giữa các bộ phận sản xuất có diện tích lớn theo quy định. Cửa đi qua tường ngăn cháy có giới hạn chịu lửa theo quy định; có sơ đồ chỉ dẫn thoát nạn chung cho cả công trình, cho từng khu vực; có hệ thống đèn chiếu sáng sự cố, đèn chỉ dẫn hướng và đường thoát nạn; lắp đặt hệ thống thông gió, chống tụ khói, chống tác động của nhiệt trên lối thoát nạn, phòng lánh nạn tạm thời; không để hàng hóa cản trở lối thoát nạn.
Các cơ quan cần thành lập đội PCCC cơ sở; mỗi bộ phận, phân xưởng có tổ hoặc có người tham gia đội PCCC cơ sở; mỗi ca làm việc bố trí lực lượng thường trực chữa cháy. Khi xảy ra cháy, mọi người có mặt cần tìm cách báo cháy nhanh nhất (báo cho lực lượng Cảnh sát PCCC theo số 114 hoặc Công an nơi gần nhất); tìm mọi cách để dập cháy và tổ chức cứu nạn…Thành Long

Ngộ độc khí trong đám cháy ảnh hưởng đến con người như thế nào ?

Ngộ độc khí trong đám cháy ảnh hưởng đến con người như thế nào ?
Trong công tác phòng cháy, chữa cháy, việc trang bị những kiến thức về thoát nạn và cứu hộ rất quan trọng nhằm hạn chế thấp nhất những thiệt hại xảy ra.

Phòng cháy 3S xin giới thiệu một bài viết của Phòng CS PC&CC để mọi người hiểu hơn về cơ chế cũng như các biện pháp để tránh những thiệt hại xảy ra khi có hỏa hoạn, tránh được việc ngộ độc khí. Một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tử vong trong những vụ tai nạn gần đây liên quan đến tòa nhà cao tầng, cơ sở kinh doanh karaoke.

Vào lúc 07 giờ 40 phút, ngày 16/02/2018 (mùng 01 tết) trên địa bàn quận 1 đã xảy ra cháy tại hộ kinh doanh Spa Linh (số 107 Nguyễn Trãi, phường Bến Thành). Phòng Cảnh sát PC&CC Quận 1 đã điều động lực lượng và phương tiện đến điểm cháy và triển khai xử lý có hiệu quả, tìm kiếm cứu được 01 người nước ngoài bị mắc kẹt. Do nạn nhân bị ngạt khói trong đám cháy nên không thể tự tìm đường thoát nạn ra ngoài được. Chỉ khi lực lượng chữa cháy chuyên nghiệp đến triển khai các biện pháp nghiệp vụ, nạn nhân Li Chunwei, giới tính: Nam, Sn: 1986, quốc tịch: Trung Quốc mới được cứu kịp thời…

Đưa người bị nạn xuống đất an toàn

Thông qua vụ cháy trên, có thể thấy rằng có rất nhiều loại khí độc vô cùng nguy hiểm được sinh ra trong khói của đám cháy như CO, CO2, amoniac, axit hữu cơ… trong đó CO và CO2 là nguyên nhân chính gây tử vong. Trong nhiều vụ hỏa hoạn, nạn nhân tử vong do ngộ độc khí dẫn đến suy hô hấp. Đây là điều quan trọng cần phải lưu ý trong công tác phòng cháy, chữa cháy cũng như thiết kế, thi công hệ thống phòng cháy, chữa cháy.

Khi hít phải quá nhiều loại khí này, nạn nhân có thể bị ngộ độc cấp tính. Ngoài ra, các loại khí này cũng khiến cơ thể tiêu hao nhiều thể lực vì thiếu oxy, do đó nạn nhân chết trong các vụ cháy phần nhiều là do cố gắng vùng vẫy trong cơn hoảng loạn. Vì vậy, khi có cháy, cần di tản ra khỏi khu vực nhiễm khói càng nhanh càng tốt.

Các triệu chứng tổn thương bị ngạt khí là khó thở, mất định hướng, mất tri giác, bị bỏng, cháy da,…Ở mức độ trung bình, nạn nhân cảm thấy đau đầu dữ dội, chóng mặt, rối loạn thần kinh, buồn nôn, ngất xỉu; nặng sẽ bị ngất, hôn mê, co giật, loạn nhịp tim, trụy mạch và tử vong. Những trường hợp tử vong do ngạt khí thường diễn ra rất từ từ, như một giấc ngủ sâu, không lường trước được, không gây đau đớn. Đến khi bị sốc do thiếu oxy, cơ thể ngột ngạt, khó thở thì lập tức họ đã rơi vào trạng thái hôn mê và tử vong do ngạt.

Cứu người bị nạn trong đám cháy, việc cần phải triển khai nhanh chóng
và đồng bộ với việc sơ cấp cứu người bị nạn

Bên cạnh việc xây dựng một hệ thống phòng cháy, chữa cháy hiệu quả, vận hành ổn định và đúng quy định của nhà nước. Các chung cư, hộ gia đình cần phải trang bị kiến thức cho người dân về công tác phòng cháy, chữa cháy và tập huấn kỹ năng theo quy định.

* Thông qua vụ cháy trên, Phòng Cảnh sát PC&CC Quận 1 xin nêu ra một số kỹ năng sơ cứu người nhiễm độc khí trong đám cháy như sau:

1. Nhanh chóng mở rộng cửa, làm thoáng không khí, đưa nạn nhân ra khỏi nơi nhiễm độc càng nhanh càng tốt và lưu ý đảm bảo an toàn cho người cấp cứu. Nếu nạn nhân bất tỉnh, kiểm tra nhịp thở và mạch đập của nạn nhân rồi chuẩn bị hô hấp nhân tạo miệng – miệng hay miệng – mũi.

2. Nhanh chóng gọi người hỗ trợ, gọi cấp cứu 115. Khi được đưa đến phòng cấp cứu, nạn nhân sẽ được tiếp oxy, kiểm tra nhịp thở, mạch đập và mức độ phản ứng của nạn nhân. Cần đưa người bị nạn đến phòng cấp cứu nhanh nhất có thể để hạn chế di chứng. Trong quá trình tới viện nếu nạn nhân thở yếu hoặc bất tỉnh, cần phải hà hơi thổi ngạt. Nặng hơn thì đặt ống thở nội khí quản.

* Khói khí độc sinh ra trong đám cháy gây cản trở tầm nhìn, gây kích ứng mắt làm nạn nhân mất phương hướng rất khó khăn cho việc thoát nạn và công tác cứu người bị nạn trong các đám cháy. Một số kỹ năng phòng tránh ngộ độc khí cơ bản trong đám cháy như sau:

+ Để chống hít phải khói khí độc cần sử dụng khăn thấm nước che kín miệng và mũi lọc không khí khi hít thở. Có thể sử dụng mặt nạ chống khói nếu được trang bị trước.

+ Muốn thoát ra khỏi đám cháy, ngoài việc dùng khăn thấm nước che miệng mũi, nạn nhân phải dùng chăn, mền nhúng nước trùm lên toàn bộ cơ thể và chạy nhanh qua đám lửa ra ngoài, tránh bị cháy quần áo gây bỏng da.

+ Khói sinh ra luôn có xu hướng bay lên trên, khu vực khói và không khí sạch luôn được ngăn cách bằng một mặt phẳng gọi là mặt phẳng cân bằng áp suất. Khi lượng khói phát sinh nhiều, người thoát nạn phải cúi khom người, quỳ, bò hoặc trườn ra khỏi đám cháy.

+ Cố gắng giữ bình tĩnh nhanh chóng gọi điện thoại báo ngay cho lực lượng Cảnh sát PCCC & CNCH theo số điện thoại: 114 để được cứu nạn kịp thời.

Sai lầm trong thiết kế, thi công hệ thống phòng cháy chữa cháy

Việc chữa cháy các tòa nhà cao tầng không hiệu quả bắt nguồn từ hệ thống phòng cháy chữa cháy (PCCC) được thiết kế và thi công không khoa học trong khi hệ thống lạnh đã không tính đến phương án tự ứng cứu.

Gói thầu thi công phòng cháy chữa cháy của các tòa nhà cao tầng thường chiếm giá trị rất lớn và quy mô. Tuy được quảng bá rất hiện đại, bảo đảm an toàn tuyệt đối nhưng nếu việc thiết kế hệ thống PCCC của tòa nhà tự ứng cứu được thì đã khỏi phải nhờ đến lực lượng PCCC.

Hãy thử nghĩ lại xem có bao nhiêu vụ cháy lớn mà hệ thống phòng cháy chữa cháy của tòa nhà tự ứng cứu hay tất cả đều “tịt ngòi” hết?



Có thể thấy trong vụ cháy trung tâm thương mại Sài Gòn cách đây 10 năm, vụ cháy các trung tâm thương mại, chợ, chung cư, nhà cao tầng…thì toàn là lực lượng bên ngoài ứng cứu, còn hệ thống PCCC trong nhà đều “im re”.

Cũng cần phải nói thêm rằng các vụ cháy nhỏ, mới bắt lửa thì các bình chữa cháy CO2 đủ sức để dập tắt an toàn. Điều tôi muốn nói ở đây là hệ thống PCCC bằng ống thép dẫn nước của các tòa nhà, nó hầu như “tịt ngòi” khi cháy.

Theo tôi thì có một số đặc điểm kỹ thuật sai lầm như sau:

– Các đầu phun tự động chỉ thiết kế khi nhiệt độ trên 70 độ C mới phát nổ và tự phun nước

Các vòi chữa cháy (dạng cuộn) bằng cần thì chỉ bố trí ngoài hành lang. Khi một đầu phun nào tự mở xả nước thì sụt áp trong ống và máy bơm tự đề để bơm nước cấp vào hệ thống, nếu điện mất thì máy Diesel ứng cứu. Đó là thiết kế mà các tòa nhà cao tầng đang áp dụng, nhưng khi cháy mới thấy lỗi ở các điểm sau:

– Đầu phun tự động được trang bị tận răng tới từng diện tích mét vuông trong cả tòa nhà đều không hoạt động khi cháy. Đó là nhiệt độ cháy không đủ tới ngưỡng 70 độ để kích nổ. Khi cháy không chỉ có lửa mà có cả khói, để chờ cho nó đủ 70 độ để kích nổ thì chắc con người sẽ chết hết. Đầu vòi này bố trí trên trần 2.5 đến 3m, nên nếu có cháy âm ỉ dưới nền thì còn lâu nó mới nổ được đầu phun.

Kết luận: việc thiết kế các đầu phun tự động này không bao giờ tự ứng cứu được. Nếu có xác suất tự ứng cứu được thì cũng chỉ vài % hi hữu nho nhỏ.

– Hệ thống đầu phun tự động chỉ là hệ thống đứng hàng thứ 2 sau hệ thống đầu dò khói tự động. Đầu này nghĩa là khi có khói thì chuông sẽ reo, báo động (hệ thống này tôi không có ý kiến)

– Các vòi chữa cháy dạng cuộn bố trí ngoài hành lang: loại này nếu xếp về mức độ ưu tiên ứng cứu thì xếp hạng sau cùng (nếu cháy lớn quá thì mới xài cái này, cháy nhỏ thì bình CO2 đủ dập rồi). Nhưng xin thưa rằng việc cầm cái đầu phun này không dễ chút nào, nếu không qua huấn luyện và trải nghiệm thực tế thì không mấy ai cầm được cái vòi phun này mà xịt (áp suất đẩy rất lớn, nên thường giật ngửa cả người). Nhưng có một thực tế là khi có cháy lớn thật sự xảy ra thì tất cả đều bỏ chạy, không ai đứng đó tự ứng cứu với các thiết bị này cả. Đó là tâm lý chung của con người.

– Một nghịch lý nữa là khi cháy lớn thì ưu tiên đầu tiên là ngắt điện toàn bộ hệ thống và kết quả là máy bơm nước chữa cháy đứng chân, hệ thống dự phòng diesel cũng đứng. Lý do là việc thiết kế hệ thống kỹ thuật chuyển đổi này thiếu tính toán, đúng nguyên tắc là mất điện lưới thì có động cơ diesel dự phòng. Nhưng xin nói rõ rằng một động cơ diesel 5-10 năm không chạy, chỉ chờ khi có cháy và mất điện mới xài đến, nếu không thì để nằm lạnh đó 5-10 năm và đến giờ cháy thiệt thì đề không nổ. Điều sai lầm ở đây là việc thiết kế hệ thống liên kết ứng cứu không cho phép tách ra và chạy độc lập để kiểm tra định kỳ động cơ diesel. Và kết quả là tự xưa đến nay có mấy hệ thống PCCC chữa cháy chuyên nghiệp của tòa nhà tự ứng cứu được đâu.



Trong vụ cháy tòa nhà EVN vừa rồi, nhiều ý kiến lại cho rằng hệ thống phòng cháy chữa cháy chưa đi vào hoạt động? Đó là lý do chính, nhưng hoàn toàn không phải như vậy. Nếu có đi vào hoạt động rồi thì cũng không hiệu quả. Lý do như sau:

– Nguyên nhân cháy và bắt lửa là lớp bông bảo ôn của hệ thống lạnh. Nếu hệ thống phòng cháy chữa cháy của tòa nhà này hiện đại đến bao nhiêu thì cũng không bao giờ ứng cứu được khi cháy hệ thống ống lạnh này

1: Hệ thống ống này bắt sát trần bê tông, trên mặt trần laphong, trong khi đầu dò cháy và đầu phun nước tự động nằm thấp hơn tầm 300mm nên hai hệ thống chữa cháy là Đầu dò khói và Đầu phun nước tự động bị loại ngay, không ứng cứu được

2: Sau khi hoàn thiện, mặt trần laphong che kín cả hệ thống này (ở dưới nhìn không thấy gì). Nếu có cháy ở trên này thì cũng không có đường mà xịt nước bằng vòi phun lên, nên hệ thống PCCC cuối cùng là vòi phun nước cũng hoàn toàn bất lực.

3: Hệ thống ống lạnh này thông suốt tất cả các vị trí và kín nên dù có cháy ở một vị trí nào đó thì khói theo ống này dẫn này thông đến tất cả. Như vụ EVN vừa rồi là một dẫn chứng, cháy ít mà khói phủ kín toàn bộ tòa nhà

4: Hệ thống lạnh này có quấn quanh nó một lớp bông giữ nhiệt xung quanh trong toàn bộ hệ thống phòng cháy chữa cháy và dán bằng keo con chó xung quanh. Nếu bất kì một vị trí ống này bắt lửa thì lan toàn bộ hệ thống từ A đến Z. Ống dẫn được gò bằng tôn kẽm 0.8mm nên khả năng dẫn nhiệt và giữ nhiệt cực kỳ nhanh, nên chỉ cần bắt lửa cháy là còn lâu mới dập tắt được.

5: Hệ thống này có quạt hút gió một đầu nên càng tạo điều kiện cho lửa bắt nhanh hơn, ống kín và hẹp nên ngọn lửa luồn trong ống này di chuyển cực kỳ nhanh. Các đoạn ống này thường ngắn từ 200mm đến 3000mm và đấu nối bằng bulong, tại các đầu nối có lót các lớp mút chống xì hơi 5mm để giữ áp suất, nên khi cháy lớp mút này cũng cháy luôn và để lộ khe hở cộng với quạt hút gió một đầu nên khói và lửa sẽ thâm nhập vào lõi ống dẫn này đi đến các nơi (nếu ống dẫn này có các đầu nối hàn kín thì khỏi phải bàn)

6: Vật liệu làm ống là tôn mạ kẽm, nên mặc dù bên trong ống không có vật liệu duy trì sự cháy nhưng lớp sơn hay kẽm bên trong này vẫn giữ được lửa và dẫn lửa rất nhanh

Chắc nhiều người cũng đã từng suy nghĩ và hay đặt câu hỏi là tại sao tòa nhà bằng bê tông cốt thép và gạch ngăn cách hết mà cháy lại lan nhanh đến thế. Cứ thử hình hình dung đơn giản theo kiểu nếu một căn phòng cháy thì làm sao nó lan được qua phòng bên cạnh được trong khi ngăn cách bằng tường rồi?

Nhiều câu trả lời lại cho rằng là do chập điện và lan truyền theo hệ thống điện. Thực tế không phải như vậy, hệ thống điện khi có cháy tại một phòng và có báo động thì điện sẽ được ngắt ngay hoặc nếu có chập thì hệ thống Asptomat 3 tầng bảo vệ cũng đã nhảy và ngắt hết. Vì vậy, lý do điện sẽ bị loại trừ.

Câu trả lời thực tế 100% là do hệ thống ống lạnh lan truyền mà không có biện pháp ngăn chặn nên nguyên nhân dẫn cháy và lan cháy có thủ phạm chính là hệ thống lạnh gây ra. Nếu muốn kiểm chứng thì sự cố cháy tòa nhà EVN là minh chứng cụ thể nhất.

Tôi sẽ mô tả quá trình lan cháy để mọi người có thể hình dung rõ hơn.

Đầu tiên là nếu có ngọn lửa cháy tại bất kỳ tại một vị trí nào đó trong phòng và bắt lửa vào lỗ thông hơi (miệng hệ thống lạnh) và lớp bông áp quanh ống bắt lửa và nó sẽ bắt đầu cháy rồi lan theo ống theo quy trình như trên đã trình bày.

Ngoài ra nó còn lan như sau: Tất cả các hệ thống này đều bắt kín trên trần. Cùng với hàng loạt hệ thống khác, khi lớp bông bắt đầu cháy và lan, nó sẽ lan sang hệ thống ống điện, hệ thống điện nhẹ bằng nhựa ngay trên đầu nó cách 150mm và hệ thống ống nhựa điện nặng. Nghĩa là toàn bộ các ống nhựa luồn dây điện nằm ngay trên đầu ống lạnh bắt lửa 100%. Sát bên cạnh ống lạnh 100mm là máng cáp điện thoại, internet, cáp truyền hình. Nếu có phoi lửa này lọt vào máng này thì lửa cũng bắt đầu lan.

Và như vậy là toàn bộ các ống nhựa và dây điện nằm trên sàn laphong đã bắt lửa và tiếp tục con đường dẫn lửa chạy.

Khi các hệ thống ống này rẽ ngoặt vào từng phòng, đầu tiên là lửa sẽ lan đến miệng lỗ thông hơi trong căn phòng và đốt cháy tấm nhựa kỹ thuật chỗ miệng này. Đầu tiên là cháy và tấm nhựa mềm ra làm cho các lỗ vít vặn tấm nhựa cứng với ống lỏng và bong ra, kết quả là tấm nhựa này rơi xuống sàn và đụng cái gì thì cái đó cháy ngay lập tức.

Chỉ trong thời gian ngắn toàn bộ lửa đã thâm nhập tất cả mọi phòng và đốt cháy toàn bộ hệ thống điện.

Và kết quả cuối cùng sau khi lực lượng phòng cháy chữa cháy bên ngoài cật lực làm việc để dập tắt hết lửa thì người chết, người nhập viện, toàn bộ hệ thống tòa nhà bị hư hại, chỉ còn trơ lại bê tông và đập bỏ.

Tóm lại, nguyên nhân kỹ thuật trực tiếp và dễ hiểu nhất của hệ quả này là:

– Hệ thống phòng cháy chữa cháy được thiết kế và thi công không khoa học.

– Hệ thống lạnh thiết kế sai lầm, không tính đến phương án tự ứng cứu.

– Hệ thống lạnh chính là tác nhân chính gây ra thiệt hại toàn bộ cho vụ cháy và thông thường thiết kế và thi công hệ thống PCCC và hệ thống lạnh là do cùng một nhà thầu đảm nhận.

– Hệ thống lạnh càng hiện đại (theo hướng phục vụ cho sự tiện nghi) thì càng treo lơ lửng nguy cơ gây hại cho tòa nhà.

Theo Dong lam

Phongchay3s.com -Nhà thầu chuyên nghiệp trong thi công hệ thống phòng cháy chữa cháy. Hãy gọi cho chúng tôi để được tư vấn!!

LIÊN HỆ PCCC BMC

Văn phòng

Tầng 11, Tòa nhà VEAM
Phú Thượng, Tây Hồ, Hà Nội


Kết nối với chúng tôi