Hà Nội: kết luận điều tra cháy quán karaoke làm 13 người thiệt mạng

Cơ quan CSĐT Công an TP Hà Nội vừa có kết luận điều tra vụ án “Vi phạm qui định về phòng cháy, chữa cháy” xảy ra ngày 1/11/2016 tại quán karaoke số 68 Trần Thái Tông, phường Dịch Vọng Hậu, quận Cầu Giấy, TP Hà Nội làm 13 khách tử vong. Kết luận điều tra này được đưa ra sau gần 1 năm xảy ra vụ việc.

Cùng với đó, Cơ quan CSĐT cũng đề nghị VKSND TP Hà Nội truy tố Nguyễn Diệu Linh (31 tuổi, trú tại phường Văn Quán, quận Hà Đông); Lê Thị Thì (55 tuổi) và Hoàng Văn Tuấn (24 tuổi, trú tại phường Dịch Vọng Hậu, quận Cầu Giấy) cùng với tội danh Vi phạm qui định về phòng cháy, chữa cháy.

Theo kết luận điều tra, ngôi nhà 68 Trần Thái Tông có 9 tầng và 1 tum, được Nguyễn Diệu Linh thuê để mở quán karaoke. Sáng 1/1/2016, để phục vụ cho mục đích kinh doanh, Linh thuê nhiều tốp thợ tiến hành sửa chữa, cải tạo. Trương Văn Tuyên là nhóm thợ thi công phần vách, tường cách âm đã tự tìm Lê Thị Thì để thỏa thuận làm khung sắt tại khu vực trần, nhằm lấy điểm ốp gỗ.

Khoảng 13h30 cùng ngày, Thì dẫn Hoàng Văn Tuấn và Phạm Quốc Viện là nhân viên cửa hàng hàn, mang theo máy hàn điện, máy cắt sắt đến quán thực hiện việc hàn cắt. Đáng lưu ý, cả Tuấn và Viện đều không được đào tạo, cấp chứng chỉ về hàn điện. Khi tiến hành công việc, Thì bảo Tuấn dùng máy hàn, máy cắt điện “thổi” lửa vào bản lề cửa ra vào tầng 2 để cắt bản lề, nhưng do không có dụng cụ che chắn, không đảm bảo an toàn về phòng cháy chữa cháy nên lửa bén vào vách phòng gây cháy.

3 bị can bị đề nghị truy tố trong vụ cháy quán karaoke 68 Trần Thái Tông

Trong khi đó, về phía chủ quán là Linh, mặc dù quán karaoke đang sửa chữa, chưa được nghiệm thu về phòng cháy chữa cháy, chưa được cấp giấy phép kinh doanh, nhưng Linh vẫn chỉ đạo nhân viên quản lý cho khách vào hát tại phòng 601, 502.

Hậu quả khi vụ cháy xảy ra, các khách hát trong phòng không kịp chạy thoát đã khiến 13 khách hát karaoke tử vong. Bên cạnh đó, toàn bộ tài sản trong quán karaoke cùng 11 xe máy, 1 xe đạp điện bị thiêu rụi. Các hộ dân liền kề cũng bị chịu ảnh hưởng vì cháy lan.

Quá trình khắc phục hậu quả, Nguyễn Diệu Linh đã tự nguyện chuyển cho 12 gia đình, mỗi gia đình 10 triệu đồng (riêng một gia đình nạn nhân không yêu cầu bồi thường); và bồi thường 2,5 tỷ đồng cho nhà hàng…

Đà Nẵng: Cháy lớn tại gara ô tô, nhân viên hốt hoảng bỏ chạy

Vụ cháy lớn trên xảy ra vào khoảng 9 giờ 30 sáng 22-9, tại gara ô tô Huấn Thành (nằm trên đường 30-4, phường Hòa Cường Bắc, quận Hải Châu, TP Đà Nẵng).

Hiện trường vụ cháy

Theo thông tin ban đầu, vào thời gian trên, một số nhân viên đang rửa xe và tiến hành chăm sóc nội, ngoại thất cho ô tô thì phát hiện có lửa cháy trên tầng 2 nên dùng bình xịt mi ni để dập lửa. Tuy nhiên, do đám cháy bùng phát rất nhanh và khói bốc ra ngùn ngụt nên các nhân viên sau đó đã bỏ chạy ra ngoài và nhanh chóng gọi báo cho lực lượng chức năng.

Nhận được tin báo, lực lượng Cảnh sát PCCC TP đã nhanh chóng điều động 7 xe chữa cháy chuyên dụng cùng hàng chục cán bộ chiến sĩ đến hiện trường để tiến hành dập lửa, ngăn không cho đám cháy lan rộng.

Lực lượng PCCC nỗ lực dập tắt lửa trên tầng 2 của gara ô tô

Thượng tá Lê Phước Cam, Trưởng phòng Cảnh sát PCCC số 1, cho biết do đây là gara ô tô nên số chất cháy rất đa dạng, đặc biệt là sơn và các thùng sốp nên lửa cháy lan rất là nhanh, lượng khí độc tỏa ra rất lớn.Trước hết, lực lượng chữa cháy phải nhanh chóng khống chế ngọn lửa và không cho cháy lan san các nhà bên cạnh.

Người dân tập trung phía trước gara để theo dõi vụ cháy

Tại hiện trường vụ cháy cho thấy, nhiều thiết bị, tài sản trên tầng 2 của gara bị ngọn lửa thiêu rụi và gây hư hỏng hoàn toàn.

Đến 10 giờ 30 cùng ngày, đám cháy cơ bản đã được khống chế. Hiện nguyên nhân vụ cháy vẫn đang được tiếp tục điều tra, làm rõ.​

Hà Nội: Lỗ hổng lớn an toàn phòng cháy chữa cháy

Thuộc diện có nguy cơ cháy nổ cao, chủ yếu nằm xen kẽ trong khu dân cư, nhưng các kho xưởng sản xuất quy mô nhỏ, theo hộ gia đình lại không thuộc diện phải quản lý về phòng cháy, chữa cháy.

Đây là một “lỗ hổng” trong công tác phòng cháy, chữa cháy cần sớm được khắc phục.

Theo Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy (PCCC) TP Hà Nội, từ đầu năm đến nay trên toàn thành phố đã xảy ra 80 vụ cháy kho xưởng sản xuất nhỏ, lẻ. Gần đây nhất, trên địa bàn huyện Phú Xuyên đã xảy ra 2 vụ cháy cơ sở sản xuất (ngày 31-7 tại xã Phú Túc và ngày 9-8 tại xã Hồng Minh) gây nhiều thiệt hại về tài sản. Trước đó, vụ cháy nghiêm trọng xảy ra tại xưởng sản xuất bánh kẹo ở xã Đức Thượng (huyện Hoài Đức) khiến 8 người tử vong, 2 người bị bỏng nặng.

Theo Phòng Hướng dẫn, chỉ đạo về phòng cháy (Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy TP Hà Nội), hiện trên địa bàn thành phố có 612 cơ sở nhà xưởng, kho hàng tập trung tại các khu, cụm công nghiệp và hơn 19 nghìn cơ sở sản xuất, kho hàng thuộc 159 làng nghề nằm trong diện quản lý về phòng cháy, chữa cháy. Căn cứ theo Phụ lục 1, Nghị định số 79/2014/NĐ-CP ngày 31-7-2014 của Chính phủ quy định về danh mục cơ sở thuộc diện quản lý về PCCC thì các cơ sở sản xuất quy mô nhỏ, theo hộ gia đình lại không thuộc lĩnh vực này. Những cơ sở này do UBND các cấp cấp phép và UBND phường, xã, thị trấn trực tiếp quản lý, giám sát.

Trong khi đó, cấp phường, xã, thị trấn hiện chưa có đội ngũ cán bộ chuyên trách; công tác thanh tra, kiểm tra chủ yếu dựa vào lực lượng PCCC chuyên nghiệp. Trong khi, cơ sở sản xuất nhỏ lẻ theo hộ gia đình với đặc thù diện tích từ 50m2 đến 200m2 nằm trong khu dân cư, thường tận dụng công năng vừa sản xuất, kinh doanh, vừa kết hợp làm nơi sinh hoạt ăn, ở của gia đình.

Thực tế, nhiều chủ cơ sở không chú trọng công tác PCCC; câu mắc dây điện, thắp hương tùy tiện, nên chỉ cần một bất cẩn nhỏ là có thể xảy ra hỏa hoạn và khả năng cháy lan là rất lớn. Quá trình kiểm tra phát hiện vi phạm, lực lượng chức năng chủ yếu xử phạt vi phạm hành chính, mức độ chưa đủ sức răn đe đối với các chủ cơ sở không chấp hành quy định về an toàn PCCC…

Sâu sát kiểm tra, nghiêm khắc xử lý

Mặc dù các cơ sở sản xuất quy mô nhỏ, theo hộ gia đình không thuộc diện quản lý về PCCC, nhưng theo Đại tá Trần Văn Vụ, Trưởng phòng Hướng dẫn, chỉ đạo về phòng cháy thì đây là những cơ sở có nguy cơ cháy cao, cần phối hợp với chính quyền địa phương và các tổ chức đoàn thể tích cực tuyên truyền bằng nhiều hình thức nhằm phổ biến kiến thức đến từng chủ cơ sở.

Thời gian qua, Cảnh sát PCCC thành phố đã tham mưu cho UBND TP Hà Nội ban hành Kế hoạch kiểm tra, rà soát, nâng cao hiệu quả công tác này đối với nhiều hộ gia đình, nhà ở kết hợp sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; cơ sở sản xuất, kho hàng hóa xen kẽ trong khu dân cư trên địa bàn thành phố.

Trung tá Phạm Trung Hiếu, Trưởng phòng Cảnh sát PCCC số 1 cho biết, đơn vị đã chủ động lập kế hoạch phối hợp với UBND các quận thuộc địa bàn quản lý, tổ chức tổng kiểm tra toàn bộ các cơ sở, loại hình nhà ở, công trình tiềm ẩn nguy cơ cháy, nổ. Như tại quận Hai Bà Trưng, với khoảng 89 nghìn cơ sở, sản xuất kinh doanh, đơn vị phối hợp với chính quyền địa phương đến từng cơ sở sản xuất, kinh doanh kiểm tra kết hợp tuyên truyền, hướng dẫn nâng cao kiến thức nghiệp vụ PCCC của cán bộ, các đội chữa cháy tại chỗ để nâng cao công tác quản lý tại địa bàn.

Để các cơ sở sản xuất quy mô nhỏ, theo hộ gia đình nằm xen kẽ trong các khu dân cư không còn là mối lo ngại về nguy cơ cháy, nổ, bên cạnh sự vào cuộc của lực lượng chức năng thì chủ cơ sở cần nâng cao ý thức, trách nhiệm trong thực hiện các quy định an toàn PCCC. Chủ cơ sở phải có trách nhiệm đôn đốc, nhắc nhở các thành viên tuân thủ tốt các quy định, thực hiện đầy đủ các kiến nghị, hướng dẫn của Cảnh sát PCCC, chủ động trang bị và bố trí các thiết bị phòng cháy và cứu nạn, cứu hộ phù hợp với tính chất hoạt động, định kỳ bảo dưỡng, bảo đảm thiết bị hoạt động tốt khi có sự cố cháy, nổ xảy ra.

Hà Nội: Cháy lớn ở nhà kho rộng hàng năm mét vuông

Đám cháy được cho bùng phát từ kho chứa thiết bị điện tử, sau đó lan rộng ra kho rộng hàng trăm mét tại cảng Hà Nội.
Gần 9h ngày 28/8, đám cháy bất ngờ bùng phát bên trong kho hàng tại Cảng Hà Nội (đường Bạch Đằng, quận Hai Bà Trưng).

Chay kho hang o Cang Ha Noi –
Cảnh sát cứu hỏa tại hiện trường. Ảnh: Phạm Dự

Theo một số nhân chứng, ngọn lửa phát từ kho chứa các thiết bị điện tử, sau đó lan sang hai kho kế bên, nơi chứa các bình nhựa để đóng nước tinh khiết, bóng đèn, phích nước.

Nhiều công nhân và bảo vệ dùng bình cứu hoả mini để khống chế đám cháy nhưng bất thành. Lực lượng chữa cháy điều gần 20 xe cứu hoả tới hiện trường. Đến khoảng hơn 10h, đám cháy vẫn chưa được dập tắt.

Cảnh sát huy động máy cẩu phá tường vây bằng gạch của kho hàng để lính cứu hoả phun vòi rồng vào trong.

Tại hiện trường, đám khói đen bao trùm cả trăm m2 kho chứa hàng hoá. Hàng chục lính cứu hoả tiếp tục phun nước để khống chế ngọn lửa.

Quý khách hàng có nhu cầu thiết kế và thi công hệ thống PCCC tự động vui lòng liên hệ 3S Việt Nam theo Hotline: 091.316.8088 hoặc Email: phongchay3s@gmail.com để được hỗ trợ.

Hệ thống chữa cháy tự động Spinkler

Hệ thống chữa cháy tự động Sprinker là hệ thống chữa cháy phổ biến nhất hiện nay.

Hệ Thống Sprinkler là một hệ thống liên kết các đường ống chạy ngầm dưới đất và trên mặt đất, được thiết kế theo những tiêu chuẩn của công nghệ chữa cháy. Có thể bố trí một hoặc nhiều nguồn cấp nước tự động. Phần hệ thống nằm trên mặt đất là một mạng đường ống được thiết kế theo nguyên tắc ”tính toán thủy lực” hoặc nguyên tắc ”định cỡ đường ống”, và được lắp đặt bên trong một building, một công trình kiến trúc, hoặc một khu vực, mà nhìn chung, nó nằm cao qúa đầu, và trên đường ống ấy, những đầu sprinklers được bố trí sao cho khi phun nước ra, nó bao trùm một vùng không gian được tính toán trước. Van điều khiển mỗi riser của hệ thống được đặt trên riser hoặc trên đường ống cấp nước cho nó. Mỗi riser của hệ thống sprinkler gồm có một thiết bị kích hoạt báo động khi hệ thống khởi động vận hành chữa cháy. Thường thì hệ thống được kích hoạt bằng nhiệt phát ra từ đám cháy, và nó phun nước ra phủ trên khu vực có cháy.

Có nhiều loại hệ thống sprinkler:
Wet Pipe System Hệ Thống Có Nước. Là hệ thống sprinkler có các đầu sprinklers tự động được gắn vào hệ thống ĐƯỜNG ỐNG CÓ CHỨA SẴN NƯỚC, và nối kết với nguồn nước, nhờ đó, nước sẽ phun ra ngay lập tức, qua các sprinklers đã mở do nhiệt từ đám cháy phát ra kích hoạt.


Quý khách hàng có nhu cầu thiết kế và thi công hệ thống PCCC tự động vui lòng liên hệ 3S Việt Nam theo Hotline: 091.316.8088 hoặc Email: phongchay3s@gmail.com để được hỗ trợ.

Hà Nội: Cao điểm kiểm tra an toàn phòng cháy chữa cháy

Lực lượng chức năng tập trung kiểm tra, đề xuất xử lý nghiêm các công trình sai phạm trong phòng cháy, chữa cháy (PCCC); Mở các đợt cao điểm đảm bảo an toàn PCCC…

Cảnh sát PCCC TP Hà Nội thực hiện đợt thi đua đặc biệt và tổ chức các hoạt động nhân kỷ niệm 70 năm Ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh có sáu điều dạy Công an Nhân dân (11/3/1948 – 11/3/2018) và 70 năm Ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Lời kêu gọi thi đua ái quốc (11/6/1948 – 11/6/2018).

Bên cạnh tập trung kiểm tra, đề xuất xử lý nghiêm các công trình sai phạm trong PCCC, Cảnh sát PCCC TP Hà Nội mở các đợt cao điểm đảm bảo an toàn PCCC; phấn đấu vượt mức các chỉ tiêu thi đua năm 2017 và 6 tháng đầu năm 2018 của Cụm thi đua số 10 – Bộ Công an. Theo đó, đề ra nhiệm vụ điều tra khám phá nguyên nhân các vụ cháy, nổ đạt 98% trở lên, tăng cường các biện pháp phòng ngừa, thực hiện tốt nhiệm vụ PCCV, CNCH; chấp hành nghiêm pháp luật, quy chế, quy trình, nguyên tắc công tác, nhất là trong thẩm duyệt, cấp phép đủ điều kiện an toàn PCCC, không để tồn tại các công trình vi phạm về PCCC được đi vào hoạt động.
Cảnh sát PCCC TP Hà Nội tích cực đổi mới và thực hiện tốt các nội dung, hình thức, phương pháp phát động phong trào toàn dân PCCC; xây dựng và nhân điển hình tiên tiến về PCCC phù hợp với từng địa bàn, từng đối tượng gắn với các phong trào thi đua khác ở cơ sở; tập trung đẩy mạnh phong trào ở các địa bàn trọng điểm về an toàn PCCC.
Đồng thời, Cảnh sát PCCC Hà Nội chủ động nắm chắc tình hình, kịp thời tham mưu cho Bộ Công an, Thành ủy, UBND TP Hà Nội và các cấp ủy, chính quyền các quận, huyện, thị xã có chủ trương, giải pháp giải quyết có hiệu quả các vấn đề phức tạp về an toàn phòng cháy chữa cháy, nhất là những địa bàn trọng điểm.
Theo Đại tá Nguyễn Văn Sơn – Phó giám đốc Cảnh sát PCCC TP Hà Nội: Đợt thi đua của Cảnh sát PCCC Hà Nội triển khai thực hiện từ tháng 8/2017 đến ngày 11/6/2018 có chủ đề “Nâng cao bản lĩnh, tính nhân văn, ra sức thi đua lập công dâng Bác, vì an ninh Tổ quốc”. Toàn thể đảng viên, cán bộ, chiến sĩ trong toàn lực lượng phòng cháy và chữa cháy Thủ đô nêu cao tinh thần trách nhiệm, quyết tâm phấn đấu, thi đua hoàn thành xuất sắc nội dung của đợt thi đua đặc biệt…
Liên quan đến công tác khắc phục PCCC tại các chung cư tòa nhà cao tầng trên địa bàn Hà Nội; Theo Cảnh sát PCCC Hà Nội, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về PCCC, Thông báo kết luận số 152/TB-VP ngày 26/6/2017 của Văn phòng UBND TP, trong thời gian qua, Cảnh sát PCCC TP Hà Nội thường xuyên tổ chức kiểm tra, hướng dẫn, đôn đốc chủ đầu tư của 79 công trình nhà chung cư cao tầng vi phạm quy định về PCCC trong đầu tư xây dựng tổ chức khắc phục các tồn tại về PCCC để được nghiệm thu về PCCC theo quy định.

Tính đến ngày 31/7/2017, có có 14/79 công trình nhà chung cư cao tầng vi phạm quy định về PCCC trong đầu tư xây dựng đã khắc phục các tồn tại về PCCC (trong đó có 13/79 công trình đã được nghiệm thu về PCCC, 1/79 công trình (Tòa nhà N02-T3 tại Khu đoàn Ngoại giao, phường Xuân Tảo, quận Bắc Từ Liêm, TP Hà Nội) đã dừng đưa công trình vào hoạt động khi chưa được nghiệm thu về PCCC.
Như vậy, trên địa bàn TP hiện còn 65 công trình nhà chung cư cao tầng vi phạm quy định về PCCC trong đầu tư xây dựng (trong đó có 61 công trình đã được thẩm duyệt, nhưng chưa được nghiệm thu về PCCC đã đưa vào hoạt động; 3 công trình chưa được thẩm duyệt, nghiệm thu về PCCC đã đi vào hoạt động; 1 công trình đã thi công nhưng chưa thẩm duyệt thiết kế về PCCC)…
Đối với 65 công trình trên, trong thời gian tới Cảnh sát PCCC TP tiếp tục báo cáo Cục Cảnh sát PCCC và CNCH – Bộ Công an, phối hợp với các sở, ngành chức năng TP, UBND quận, huyện, thị xã và các đơn vị có liên quan tổ chức kiểm tra, đôn đốc việc khắc phục các vi phạm về PCCC, những cam kết thực hiện của chủ đầu tư và tổ chức thực hiện các biện pháp theo đúng chỉ đạo của đồng chí Nguyễn Văn Sửu – Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP.
Quý khách hàng có nhu cầu thiết kế và thi công hệ thống PCCC tự động vui lòng liên hệ 3S Việt Nam theo Hotline: 091.316.8088 hoặc Email: phongchay3s@gmail.com để được hỗ trợ.

Nam Định: Cháy lớn nhà thờ hơn trăm tuổi

Lửa lớn bất ngờ bùng phát trong đêm 5-8 đã thiêu rụi tòa thánh đường Trung Lao có hàng trăm năm tuổi tại thôn Trung Lao, xã Trung Đ

Theo xác nhận của Công an huyện Trực Ninh, vụ việc xảy ra vào khoảng 23h30 đêm 5-8 tại tòa thánh đường Trung Lao (thuộc xã Trung Đông, huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định).

Ngay sau khi nhận được tin báo, lực lượng PCCC và tìm kiếm cứu hộ cứu nạn Công an tỉnh Nam Định, Công an huyện Trực Ninh cùng với hàng chục người dân địa phương đã kịp thời có mặt khống chế ngọn lửa.

Tuy nhiên lửa quá lớn khiến các lực lược phải mất khoảng 2 giờ đồng hồ mới dập tắt được. Gần như toàn bộ nội thất của thánh đường Trung Lao đã bị ngọn lửa thiêu rụi hoàn toàn.

Theo lãnh đạo công an huyện Trực Ninh, nguyên nhân ban đầu có thể do chập điện. Rất may, dù là ngày cuối tuần nhưng do vụ cháy xảy ra lúc nửa đêm, đã tan khóa lễ nên người dân ra về hết, không gây thiệt hại về người.

Hiện vụ việc đang được cơ quan chức năng điều tra làm rõ.

Thánh đường hơn trăm tuổi cháy ngùn ngụt trong đêm
Thánh đường hơn trăm tuổi tại Nam Định bốc cháy ngùn ngụt trong đêm – Ảnh: KHÁNH LINH

Theo người dân địa phương, thánh đường Trung Lao là một quần thể kiến trúc cổ được xây dựng từ năm 1888, hoàn thành năm 1898 và là nơi sinh hoạt tín ngưỡng của hàng ngàn giáo dân.

Đây là công trình kiến trúc độc đáo kết hợp giữa trường phái Gothique (Tây Ban Nha) và kiến trúc truyền thống Việt Nam. Thánh đường có chiều dài 50m, rộng 16m gồm 11 gian được xây bằng gạch, lợp ngói vảy rồng (ngói Nam).

Toàn bộ nội thất cung thánh đường đều được làm từ gỗ lim, có những cột lên tới 70-80cm; các vì kèo, xà khóa, xà cân nâng đỡ cây long cốt được chạm trổ hoa văn rất công phu, trên có khắc niên đại xây dựng thành đường bằng chữ Hán.

Thánh đường hơn trăm tuổi cháy ngùn ngụt trong đêm
Tòa thánh đường hơn trăm năm tuổi khi chưa bị cháy – Ảnh: CTV
Thánh đường hơn trăm tuổi cháy ngùn ngụt trong đêm
Tòa thánh đường hơn trăm năm tuổi khi chưa bị cháy – Ảnh: CTV

Hà Nội: Cháy nhà xưởng ít nhất 8 người chết

 Ít  nhất 8 người đã chết trong vụ cháy xưởng sản xuất kẹo tại xã Đức Thượng, huyện Hoài Đức, Hà Nội; hầu hết đều là công nhân của xưởng kẹt trong đám cháy.

 

Cháy xưởng bánh ở Hà Nội, ít nhất 8 người chết
Hiện trường vụ cháy – Ảnh: DANH TRỌNG

Theo thông tin từ CTV Tuổi Trẻ tại hiện trường, vụ cháy xảy ra vào khoảng 10h30 sáng 29-7 tại xưởng bánh kem ở địa chỉ Km 19 Quốc lộ 32, thuộc địa phận xã Đức Thượng, huyện Hoài Đức, phía tây Hà Nội.

Khi vụ cháy xảy ra, trong xưởng đang có khoảng 20 công nhân làm việc. Do cửa đóng, lửa bốc cao, người bên trong khó thoát được ra ngoài.

Đội Cảnh sát PCCC số 13 đã nhanh chóng triển khai lực lượng xuống hiện trường. Đến 12h cùng ngày, vụ hỏa hoạn được dập tắt. Tuy nhiên, đã có ba thi thể nạn nhân được đưa ra khỏi hiện trường. Hai người khác bị thương, hiện được đưa vào cấp cứu tại Viện Bỏng quốc gia.

Được biết, khi xảy ra cháy 30 phút, Đội Cảnh sát PCCC mới đến trong khi đội ở rất gần hiện trường.

Lúc vụ cháy xảy ra, mái tôn sập xuống cản đường thoát nên các nạn nhân bên trong không thể thoát ra ngoài.

Chiều 29-7, thiếu tướng Hoàng Quốc Định, giám đốc Sở Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy Hà Nội, cho biết kết quả kiểm tra hiện trường ban đầu, có 8 người chết trong vụ cháy xưởng sản xuất bánh mì, bánh kem tại xã Đức Thượng, huyện Hoài Đức, Hà Nội

Đây hầu hết đều là công nhân của xưởng sản xuất kẹo bị kẹt trong đám cháy.

Thông tin về vụ cháy, lãnh đạo Sở Cảnh sát PCCC Hà Nội, cho biết ngay sau khi nhận được tin báo cháy đã điều động hàng chục xe chữa cháy phối hợp với lực lượng chức năng địa phương  triển khai cứu nạn.

Tuy nhiên do đám cháy lớn, khi xảy ra cháy xưởng sản xuất đang đóng cửa nên nhiều người không chạy kịp và bị ngạt khói.

Theo CTV Tuổi Trẻ từ hiện trường, chủ xưởng bánh trên tên là Nguyễn Văn Được.

Hầu hết các nạn nhân là người trong một gia đình. Trong đó, ngoài một phụ nữ tên Tâm (50 tuổi, là người nấu cơm cho công nhân tại xưởng bánh). 7 người còn lại đều sinh năm 1997, 1998.

Hai công nhân thoát chết hi hữu trong vụ cháy

Cháy xưởng bánh ở Hà Nội, ít nhất 8 người chết
Hai công nhân bị bỏng trong đám cháy hiện đang được cấp cứu – Ảnh QUỲNH LIÊN

Thông tin cuối giờ chiều nay 29-7 được biết có hai nạn nhân thoát chết trong vụ cháy này nhưng bị bỏng nặng, hiện đang nằm cấp cứu tại Viện Bỏng Quốc gia tên Nguyễn Duy Tiến và Nguyễn Văn Tiến Anh – đều sinh năm 2001, ngụ xã Long Xuyên, huyện Phúc Thọ, Hà Nội.

Hiện Tiến đã có thể ăn uống, nói chuyện còn Văn Tiến Anh bị bỏng nặng hơn, vẫn đang phải thở oxy.

Bà Kiều Thị Duyên, 45 tuổi, mẹ của nạn nhân Duy Tiến kể: khoảng 11h30 trưa nay bà nghe tin xưởng làm bánh chỗ con trai mình làm bị cháy.

“Người ta bảo chỉ kéo được 3 người ra khỏi đám cháy đưa đến cấp cứu tại bệnh viện Phùng. Không biết tình hình con mình sống chết ra sao, tôi cuống cuồng gọi người đưa đến viện”, bà Duyên nói.

Theo bà Duyên, buổi trưa, Tiến cùng Tiến Anh được chuyển đến viện Bỏng Quốc gia để tiếp tục cấp cứu. Riêng công nhân còn lại đã mất trên đường chuyển đến viện Phùng.

Bà  Duyên cho biết, Tiến là con thứ hai trong gia đình có ba anh em. Từ năm ngoái do không đỗ cấp ba, Tiến ở nhà chờ tìm việc làm.

Đầu năm nay Tiến cùng một số bạn trong xóm rủ nhau đi làm cho tiệm bánh ở Hoài Đức. Đến hôm nay (29-7) thì xảy ra vụ việc.

Bà Duyên cũng cho biết hoàn cảnh gia đình rất khó khăn, suốt từ năm 2003 được xếp vào hộ nghèo, cận nghèo đến năm nay thì không được xét nữa. Hiện Tiến không có bảo hiểm y tế, bà Duyên lo ngại gia đình sẽ không kham nổi tiền chữa trị cho Tiến khi không có bảo hiểm y tế hỗ trợ.

Cháy xưởng bánh ở Hà Nội, ít nhất 8 người chết
Xưởng bánh tan hoang sau vụ cháy – Ảnh: DANH TRỌNG
Cháy xưởng bánh ở Hà Nội, ít nhất 8 người chết
Người dân tập trung theo dõi vụ việc  – Ảnh: DANH TRỌNG
Cháy xưởng bánh ở Hà Nội, ít nhất 8 người chết
Nhà xưởng đổ sập hoàn toàn – Ảnh: DANH TRỌNG
Cháy xưởng bánh ở Hà Nội, ít nhất 8 người chết
Nhà xưởng nơi xảy ra hỏa hoạn – Ảnh: DANH TRỌNG

Hà Nội: Bất an trước nguy cơ cháy nổ tại các tòa nhà cao tầng

 
Không những xảy ra cháy nổ tại khu dân cư đông đúc mà những chung cư cao tầng tại Hà Nội cũng xảy ra cháy nổ khiến người dân vô cùng bất an, lo lắng.

Tuy nhiên, trước hiểm họa cháy nổ đó, không ít chủ đầu tư khi xây dựng chung cư chỉ lo chuyện bán nhà, coi nhẹ nguy cơ cháy nổ cũng như tính mạng người dân, bất chấp việc cơ quan chức năng kiểm tra, nhắc nhở, thậm chí lập biên bản xử phạt vi phạm các quy định về an toàn phòng cháy chữa cháy.

Bat an truoc nguy co chay no tai cac cao oc o Ha Noi - Anh 1

Ảnh minh họa

Chủ đầu tư “phớt lờ” quy định

Trong danh sách các tòa cao ốc vi phạm quy định về phòng cháy chữa cháy do Cảnh sát Phòng cháy và chữa cháy thành phố Hà Nội công bố mới đây, gần một phần mười trong tổng số 759 công trình nhà chung cư cao tầng ở Hà Nội vi phạm quy định về phòng cháy chữa cháy trong đầu tư xây dựng. Đáng quan tâm là có cả những chung cư cao tầng hạng sang, đắt tiền.

Vừa qua, Phòng Cảnh sát P1hòng cháy và chữa cháy số 9 – Cảnh sát Phòng cháy và chữa cháy thành phố Hà Nội đã ban hành quyết định tạm đình chỉ hoạt động từ ngày 12/5 đến ngày 9/6/2017 đối với chung cư BMM ở Khu Xa La, phường Phúc La, quận Hà Đông do Công ty Sản xuất thương mại BMM làm chủ đầu tư. Lý do là chung cư này chưa đảm bảo các yêu cầu an toàn về phòng cháy chữa cháy nhưng đã đưa công trình vào hoạt động.

Trước khi ra quyết định tạm đình chỉ hoạt động, ngày 22/6/2016, lực lượng chức năng đã làm việc với chủ đầu tư về các vi phạm phòng cháy chữa cháy, phía chủ đầu tư cũng cam kết hoàn thành trước ngày 30/12/2016. Song quá thời hạn, chủ đầu tư vẫn không tổ chức thực hiện, cơ quan chức năng đã phải ra quyết định xử phạt chủ đầu tư công trình số tiền 80 triệu đồng. Dù bị nhắc nhở, xử phạt nhưng chủ đầu tư vẫn tiếp tục vi phạm, đưa các hộ dân vào ở, đưa công trình vào hoạt động khi chưa khắc phục xong những tồn tại về phòng cháy chữa cháy.

Tương tự, tại dự án Golden West địa chỉ lô đất 2.5HH, đường Lê Văn Thiêm, quận Thanh Xuân (Hà Nội) do Công ty cổ phần Phát triển thương mại Việt Nam làm chủ đầu tư hay Công trình Tháp C – VC2 Golden silk địa chỉ tại Khu đô thị Kim Văn, Kim Lũ, quận Hoàng Mai (Hà Nội) do Công ty cổ phần Xây dựng số 2 làm chủ đầu tư, Cảnh sát Phòng cháy và chữa cháy thành phố Hà Nội phát hiện đây là những dự án nhà ở kết hợp với văn phòng và kinh doanh thương mại, dù chưa được kiểm tra nghiệm thu về phòng cháy chữa cháy nhưng vẫn bàn giao căn hộ cho dân cư vào sinh sống hoặc kinh doanh thương mại.

Tại dự án Golden West, chủ đầu tư đã bàn giao nhà cho khách hàng từ tháng 9/2016, trong khi đó còn rất nhiều hạng mục của công trình chưa hoàn thiện. Hơn 400 hộ dân trên tổng số 600 hộ vào ở trong cảnh phập phồng nỗi lo mất an toàn khi sống chung với công trường và “bà hỏa” ghé thăm khi hệ thống phòng cháy, chữa cháy của chung cư chưa được hoàn thiện, công trình chưa được tổ chức kiểm tra nghiệm thu để vận hành theo đúng quy định của pháp luật.

Trước thực trạng đó, Cảnh sát Phòng cháy và chữa cháy thành phố Hà Nội đã có tờ trình gửi UBND quận Thanh Xuân về việc yêu cầu tạm đình chỉ hoạt động đối với công trình Golden West để đảm bảo an toàn phòng cháy, chữa cháy, đảm bảo tính mạng và tài sản của người dân cũng như tình hình an ninh trật tự trên địa bàn.

Vào giữa tháng 6/2017, Cảnh sát Phòng cháy và chữa cháy thành phố Hà Nội tiếp tục phối hợp với Cục Cảnh sát Phòng cháy, chữa cháy cứu nạn, cứu hộ (C66, Bộ Công an) tổ chức kiểm tra nghiệm thu về phòng cháy, chữa cháy tại công trình Tổ hợp khách sạn và căn hộ cho thuê Somerset West Point Hanoi, tại số 2 đường Tây Hồ, phường Quảng An, quận Tây Hồ (Hà Nội). Công trình có quy mô gồm 25 tầng này tồn tại nhiều nội dung không đảm bảo an toàn về phòng cháy, chữa cháy để cấp văn bản nghiệm thu đưa vào sử dụng. Cụ thể như giao thông phục vụ chữa cháy, bố trí mặt bằng, lối thoát nạn, giải pháp ngăn cháy lan, hệ thống phòng cháy, chữa cháy, hệ thống thông gió, chống tụ khói.

Đoàn kiểm tra đã yêu cầu chủ đầu tư khẩn trương khắc phục các tồn tại, dừng ngay việc đưa công trình vào hoạt động cho đến khi được cấp văn bản xác nhận nghiệm thu về phòng cháy, chữa cháy. Đồng thời, C66 đã lập biên bản vi phạm hành chính về phòng cháy chữa cháy đối với Công ty TNHH Biệt Thự Vàng về hành vi đưa công trình vào hoạt động khi chưa được nghiệm thu về phòng cháy, chữa cháy.

Gần 80 công trình vi phạm quy định phòng cháy chữa cháy

Ngoài những công trình bị “điểm mặt” trên, theo Cảnh sát Phòng cháy và chữa cháy thành phố Hà Nội, tính đến tháng 6/2017, trong số 759 công trình nhà chung cư cao tầng trên địa bàn Thành phố thì có 79 công trình nhà chung cư cao tầng vi phạm quy định về phòng cháy chữa cháy trong đầu tư xây dựng. Đứng đầu danh sách vi phạm là Tập đoàn Mường Thanh với 11 tòa nhà.

Đáng chú ý, ngay cả những chung cư cao tầng hạng sang, đắt tiền cũng vi phạm phòng cháy chữa cháy như: Tòa nhà FLC Complex (ở số 36 Phạm Hùng, phường Mỹ Đình 2, quận Nam Từ Liêm), Trung tâm thương mại, văn phòng và căn hộ Artemis (số 3 Lê Trọng Tấn, phường Khương Mai, Thanh Xuân) – Công ty cổ phần ACC Thăng Long, Chung cư CT1 Usilk City (phường La Khê, quận Hà Đông)…

Đánh giá về những vi phạm cũng như nguy cơ mất an toàn trước “bà hỏa” tại các tòa chung cư cao tầng trên địa bàn, Đại tá Nguyễn Tuấn Anh – Phó Giám đốc Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy thành phố Hà Nội cho hay: Đối với các công trình nhà cao tầng, việc không để xảy ra cháy nổ cần phải là ưu tiên hàng đầu, chứ không phải đợi cháy mới lo chữa. Muốn vậy, cần phải đảm bảo ngay từ khâu thiết kế, thi công. Nghĩa là, với công trình cao tầng được cấp phép xây dựng với mục đích kinh doanh lưu trú hoặc bán làm nhà ở thì phải được cơ quan phòng cháy chữa cháy thẩm định.

“Trách nhiệm này thuộc về phía chủ đầu tư, phải công khai mục đích ngay khi làm thủ tục cấp phép xây dựng. Khi công trình đưa vào hoạt động, chủ đầu tư và cư dân sinh sống phải chấp hành đúng các quy định về phòng cháy chữa cháy. Có như vậy mới ngăn chặn được những hiểm họa tiềm ẩn. Nếu để xảy ra cháy nổ tại các công trình nhà cao tầng, với điều kiện cơ sở hạ tầng, trang thiết bị kỹ thuật, phương tiện hiện nay thì sẽ rất khó khăn trong công tác tổ chức chữa cháy, thoát nạn, cứu người, cứu tài sản. Và như thế, thiệt hại sẽ rất khó lường”, đại tá Nguyễn Anh Tuấn nói.

Theo TTO

Cháy nổ gây thiệt hại lớn ở công ty gỗ

Vụ hỏa hoạn xảy ra vào khoảng 17h30 chiều 22/7 tại công ty gỗ Thành Dương (Tân Uyên, Bình Dương) thiêu rụi nhà xưởng gây thiệt hại ước tính hàng tỉ đồng.

Theo thông tin ban đầu, tại thời điểm trên một số công nhân đang làm việc trong công ty gỗ Thành Dương phát hiện khói bốc lên từ xưởng sản xuất bàn ghế.

Sau đó ngọn lửa bùng phát dữ dội, cháy lan trong khu vực công ty khiến hàng trăm công nhân hoảng loạn bỏ chạy.

Lúc này, một số công nhân cùng bảo vệ hô hoán, dùng bình chữa cháy mini dập lửa nhưng bất thành.

Lực lượng cảnh sát PCCC tỉnh Bình Dương đã huy động 10 xe chữa cháy cùng hàng chục người tới hiện trường để khống chế vụ hỏa hoạn.

Đến 22h cùng ngày, ngọn lửa đã cơ bản được khống chế.

Theo quan sát, hai nhà xưởng chứa nhiều bàn ghế gỗ, giấy và một số vật liệu dễ cháy, và một số máy móc thiết bị đã bị thiêu rụi hoàn toàn.

Vụ cháy không gây thiệt hại về người nhưng ước tính thiệt hại ban đầu lên đến hàng tỉ đồng.

cong ty go chay lon gay thiet hai hang ty dong hinh 2

Hiện trường vụ cháy đêm 22/7

Hiện trường vụ cháy công ty gỗ

Theo VOV

Hà Nội: Liên tiếp xảy ra cháy nhà dân trong đêm

Chỉ từ ngày 13/7 đến ngày 19/7, tại Hà Nội đã xảy ra hai vụ cháy lớn trong đêm ở khu vực nhà dân làm chết 6 người và thiệt hại lớn về tài sản. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến hỏa hoạn, tuy nhiên yếu tố lớn nhất vẫn là sự chủ quan và thiếu ý thức của con người đối với công tác phòng cháy chữa cháy (PCCC). Từ những vụ cháy gần đây cho thấy, hầu hết những ngôi nhà xây dạng ống luôn tiềm ẩn nguy cơ cao, khiến nạn nhân tử vong khi đang ngủ trong nhà vào thời điểm xảy ra hỏa hoạn.

Cháy lớn gây thiệt hại về người

Thời gian gần đây, tại Hà Nội đã liên tiếp xảy ra 2 vụ hỏa hoạn tại nhà dân gây hậu quả nghiêm trọng khiến 6 người tử vong. Nguyên nhân những vụ cháy này bước đầu được cho là ngôi nhà được làm, thiết kế không khả thi đối với việc thoát hiểm.Nhiều gia đình hàn khung sắt chắc chắn theo dạng “chuồng cọp” dẫn đến việc khi xảy ra cháy, nạn nhân ở phía trong không thoát được.

Nhiều gia đình hàn khung sắt chắc chắn theo dạng “chuồng cọp” dẫn đến việc khi xảy ra cháy, nạn nhân ở phía trong không thoát được.

Mới đây, một vụ cháy lớn gây hậu quả nghiêm trọng đã xảy ra tại phố Vọng, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội vào rạng sáng ngày 19/7, khiến 2 người tử vong. Theo thông tin ban đầu, vụ hỏa hoạn xảy ra vào khoảng 2 giờ sáng ngày 19/7 tại ngôi nhà 4 tầng có diện tích mặt sàn hơn 60m2 trong ngõ 41 phố Vọng, Hai Bà Trưng (Hà Nội). Ngay khi nhận được thông tin, Phòng Cảnh sát PCCC số 1 đã điều 8 xe cứu hỏa đến hiện trường và nhanh chóng tổ chức chữa cháy. Đáng chú ý, lực lượng cảnh sát PCCC đã phải dùng dụng cụ phá khung sắt ở lan can tầng 3 ngôi nhà và đã cứu được một cháu gái 17 tuổi nằm ở gần lan can. Tuy nhiên, khi vào bên trong đã phát hiện một cụ bà và một người phụ nữ lớn tuổi đã tử vong tại khu vực này. Sau này xác định hai nạn nhân tử vong là hai mẹ con. Đến khoảng 3h30 cùng ngày, đám cháy đã được dập tắt hoàn toàn.

Trước đó, vào 2h30 rạng sáng ngày 13/7, tại một ngôi nhà 4 tầng (thuộc ngõ 205, Xuân Đỉnh, Bắc Từ Liêm, Hà Nội) đã xảy ra một vụ hỏa hoạn khiến 4 người trong 1 gia đình tử vong (gồm 2 vợ chồng và 2 người con). Vào thời điểm xảy ra vụ hỏa hoạn, rất nhiều người dân trong ngõ 205 Xuân Đỉnh đã hô hoán cùng phá cửa cứu người và phải 30 phút sau người dân mới có thể phá được cửa. Tuy nhiên, lúc này ngọn lửa bùng lên cao nên người dân không thể lao vào cứu người.

Mặc dù lực lượng PCCC đã lập tức có mặt, triển khai công tác cứu hộ cứu nạn, tuy nhiên các nạn nhân trong ngôi nhà đã tử vong do ngạt khói. Theo ghi nhận, đám cháy này xuất phát từ tầng 1 nơi để xe máy, xe đạp điện của gia đình, diện tích cháy khoảng 10m2. Do chỉ có một cửa độc đạo nên khi xảy ra cháy, người dân cố phá cửa cứu người nhưng bất thành.

Kỹ năng cơ bản để thoát khỏi đám cháy trong đêm

Báo cáo của Thành ủy Hà Nội cho biết, trong 6 tháng đầu năm 2017, toàn thành phố Hà Nội xảy ra 447 vụ cháy, thiệt hại tài sản ước tính trên 300 tỷ đồng, tính trung bình mỗi ngày xảy ra 2,5 vụ cháy, cho thấy tình hình phức tạp của cháy nổ là thách thức đối với công tác PCCC.Hiện trường xảy ra đám cháy trên phố Vọng sáng ngày 19/7 khiến 2 người tử vong.

Hiện trường xảy ra đám cháy trên phố Vọng sáng ngày 19/7 khiến 2 người tử vong.

Để hạn chế tối đa hỏa hoạn và thiệt hại do cháy gây ra tại các ngôi nhà xây dựng dạng ống, Đại tá Nguyễn Trường Sơn, Trưởng phòng Cảnh sát PCCC số 2, Cảnh sát PCCC TP. Hà Nội cảnh báo,  đối với nhà dạng ống chật hẹp, tuyệt đối không để xe máy gần bếp và các thiết bị điện. Khi để xe máy trong nhà, chỉ nên đóng cửa có hoa sắt chứ không nên đóng kín cửa kính, cửa cuốn. Trước khi đi ngủ, việc đầu tiên phải kiểm tra, rút phích cắm các thiết bị điện không sử dụng, kiểm tra nơi đun nấu để ngắt bếp từ, khóa van bếp gas và kiểm tra nơi thờ cúng. Đối với các thiết bị điện như lò vi sóng, tủ lạnh không kê áp sát các vật dụng khác, mà để thông thoáng khoảng cách an toàn nhất từ 30-50cm. Thường xuyên kiểm tra, bảo dưỡng định kỳ thiết bị điện như máy giặt, tủ lạnh, bình nóng lạnh để kịp thời phát hiện hư hỏng, khắc phục ngay. Không nên lắp lồng sắt, lưới sắt ở lan can nhà cao tầng. Trường hợp đã lắp thì phải có cửa chốt trong và không được khóa. Chuẩn bị sẵn thang, thang dây để thoát nạn khi cháy xảy ra.

Theo phân tích của Đại tá Nguyễn Trường Sơn, nhiều gia đình thường sạc ắc-quy xe đạp điện vào ban đêm, nhưng lại không chú ý và cắm điện từ tối đến sáng ngủ dậy mới rút phích khi sử dụng xe. Việc này rất nguy hiểm, bởi các thiết bị điện của xe bị cắm trong thời gian dài không ngắt sẽ gây nóng bình, chập điện dẫn đến hỏa hoạn. Do vậy, chỉ nên cắm sạc khi có người trông và trong một thời gian nhất định.

Mọi gia đình cần tuân thủ kỹ năng thoát nạn khi xảy ra cháy như sau: Mỗi gia đình cần mua 1-2 cuốn băng dính bản to để tại nơi dễ nhìn, dễ lấy trong mỗi căn phòng. Khi không may xảy cháy tại tầng 1, lửa rất khó bén lên được tầng 2 trừ khi cầu thang bộ xếp các đồ dễ cháy. Trong trường hợp chỉ có khói từ tầng 1 bay lên theo giếng thang bộ, cần bình tĩnh đóng kín cửa lại và lấy băng dính dán kín các khe hở, tránh khói lọt vào trong rồi gọi điện thoại báo cho lực lượng Cảnh sát PCCC theo số 114 thông báo chính xác số nhà, phố, phường, đường, ngõ và số phòng đang có người mắc kẹt… để lực lượng chữa cháy, cứu hộ, cứu nạn kịp thời xử lý.

Theo SKDS

Mỹ: Cháy dữ dội hơn 30.000 ha ở California

Một vụ cháy dữ dội lan nhanh tại tiểu bang California, miền Tây nước Mỹ, đã khiến hơn 5.000 người phải đi lánh nạn trong ngày 20/7, sau khi thiêu rụi hàng chục căn nhà gần khu vực Vườn quốc gia Yosemite.


(Nguồn: Abcnews)

Cơ quan Lâm nghiệp và phòng chống cháy rừng California cho biết hơn 3.000 nhân viên cứu hỏa đã nỗ lực chữa cháy dưới cái nóng 32-36 độ C, song hiện mới khống chế được 10% diện tích đám cháy lên tới 28.366ha đang đe dọa thị trấn nhỏ Mariposa tại khu vực chân núi ở Sierra Nevada.

Kể từ sáng 20/7, ngọn lửa đã lan nhanh với tốc độ chóng mặt, “nuốt trọn” thêm hơn 8.903ha.

Tính từ thời điểm bùng phát đến nay, hỏa hoạn đã “nhấn chìm” 45 căn hộ trong “biển lửa” và phá hủy 6 ngôi nhà khác.

Người phát ngôn Cơ quan Lâm nghiệp và phòng chống cháy rừng California, Amy Head nhấn mạnh chính quyền bang đang nỗ lực hết sức để dập lửa, bảo vệ thị trấn Mariposa và tất cả các cộng đồng dân cư khác sống tại khu vực chân núi Sierra Nevada. Giới chức trách cũng đang tiến hành điều tra nguyên nhân hỏa hoạn.

Trước đó ngày 18/7, khoảng 2.000 cư dân của thị trấn Mariposa đã được yêu cầu sơ tán khỏi nơi ở sau khi Thống đốc tiểu bang California, Jerry Brown ban bố tình trạng khẩn cấp do cháy lớn.

Mariposa là một thị trấn nằm cách Vườn quốc gia Yosemite khoảng 80km. Hiện vườn quốc gia này vẫn đang được mở cửa. Tuy nhiên, cháy lớn kèm các cột khói cao bốc lên khiến nhà chức trách hết sức lo ngại về chất lượng không khí đối với nơi đây.

Theo Trung tâm cứu hỏa liên cơ quan quốc gia Mỹ, vụ cháy nghiêm trọng trên đe dọa 1.500 công trình, đồng thời là một trong 44 vụ cháy lớn tại 11 bang miền Tây của nước này tính đến ngày 20/7.

Trước đó, hồi tháng 8/2013, vụ cháy mang tên “Rim Fire” gây ảnh hưởng tới Vườn quốc gia Yosemite trở thành vụ hỏa hoạn lớn thứ 3 trong lịch sử bang California.

Cũng trong ngày 20/7, 4 máy bay cứu hỏa đã được điều động để khống chế ngọn lửa lan rộng trên diện tích 4.500 hecta gần khu nghỉ dưỡng Dubrovnik của Croatia, giáp biên giới Montenegro.

Bộ Quốc phòng Croatia cho biết đám cháy đã được dập tắt vào chiều cùng ngày, song khoảng 240 lính cứu hỏa vẫn tiếp tục túc trực tại đây để kiểm soát tình hình.

Không có thương vong trong vụ hỏa hoạn trên, song nhiều rặng ôliu, táo và hoa màu tại đây đã bị thiêu rụi.

Giới chức điều tra đang xác minh nguyên nhân gây cháy.

Trong những ngày gần đây, thời tiết khô nóng cùng gió lớn đã khiến cả Croatia và quốc gia láng giềng Montenegro phải đối mặt với hàng loạt vụ cháy lớn nhỏ bùng phát dọc khu vực bờ biển Adriatic.

Theo TTX

‘Chuồng cọp’ giăng khắp Thủ đô: Chuyên gia hiến kế phòng cháy

Việc hàn khung sắt, quây “chuồng cọp” diễn ra phổ biến tại Hà Nội tiềm ẩn nguy hiểm khi xảy ra hỏa hoạn, theo các chuyên gia, cơ quan chức năng cần vào cuộc xử lý….

Gần đây trên địa bàn Thủ đô liên tiếp xảy ra những vụ cháy nhà cướp đi sinh mạng của nhiều người dân. Trong đó, một nguyên nhân không nhỏ khiến cho việc chữa cháy, cứu người gặp khó khăn đến từ việc các ngôi nhà được hàn khung sắt, quây “chuồng cọp” kiên cố. Do những ngôi nhà được hàn sắt, quây “chuồng cọp” nên khi xảy ra hỏa hoạn người trong nhà không thoát được ra ngoài, lực lượng chức năng khó tiếp cận hiện trường.

'Chuong cop' giang khap Thu do: Chuyen gia hien ke phong chay - Anh 1

Việc hàn sắt, quây “chuồng cọp” diễn ra nhan nhản ở Thủ đô Hà Nội.

Dù nguy hiểm, nhưng theo ghi nhận của PV báo Người Đưa Tin, việc hàn khung sắt quây quanh nhà cũng như việc cơi nới nhà theo kiểu “chuồng cọp” đang diễn ra phổ biến tại Thủ đô.

Khắp các địa bàn đâu đâu cũng dễ dàng bắt gặp những ngôi nhà kiểu này. Điều đáng nói, những khu nhà chung cư, tập thể cũ hay tại những ngôi nhà tầng được xây dựng lâu đời nên việc quây sắt kiên cố xung quanh giúp cho việc chống trộm cắp đột nhập vào ngôi nhà nhưng cũng vô tình làm bịt lại lối thoát nạn khi xảy ra hỏa hoạn. Do vậy, khi có cháy các nhà này chỉ có một lối thoát duy nhất là cửa chính tầng 1. Trong khi đó, nếu hỏa hoạn lửa hầu hết đều bắt từ dưới lên do đó việc thoát nạn càng khó khăn.

'Chuong cop' giang khap Thu do: Chuyen gia hien ke phong chay - Anh 2

Việc quây “chuồng cọp” khiến các lối thoát nạn khi xảy ra cháy nổ đã bị bịt kín.

Dù vậy khi được hỏi ý kiến nhiều người dân sống tại các ngôi nhà này đều tỏ ra khá thờ ơ. Anh Đoàn, một cư dân sống tại chung cư C3 – Nghĩa Tân (Cầu Giấy) nơi có nhiều “chuồng cọp” chia sẻ: “Theo dõi những thông tin về vụ cháy gần đây tôi cũng nhận thấy việc hàn chuồng cọp là không nên. Thế nhưng làm chuồng cọp cũng vừa giúp căn nhà tăng diện tích sử dụng cũng như chống trộm do đó dù biết làm sai nhưng nhiều gia đình như chúng tôi vẫn phải làm”.

Cùng ý kiến, bà Sơn, một hộ dân khác có nhà quây kiểu “chuồng cọp” trên đường Trần Cung chia sẻ: “Nếu không quây lên thì ở phố nhà này dễ dàng trèo sang nhà kia…”.

Trao đổi với PV, Tiến sĩ Phạm Sỹ Liêm – Phó Chủ tịch Tổng hội Xây dựng Việt Nam nhận định: “Việc quây sắt, cơi nới chuồng cọp rất phổ biến ở Hà Nội. Điều này vừa giúp người dân chống trộm cắp lại gia tăng được diện tích sử dụng”.

'Chuong cop' giang khap Thu do: Chuyen gia hien ke phong chay - Anh 3

Khu vực Cầu Giấy việc quây chuồng cọp diễn ra nhan nhản.

Theo ông Liêm chia sẻ, việc quây sắt đa phần được thực hiện do người dân tự ý còn trong thiết kế những ngôi nhà thì hoàn toàn không có việc này. Tuy nhiên, nếu quây sắt người dân nên cắt để mỗi tầng 1 cửa thoát hiểm đề phòng sự cố. “Cửa này khi không dùng có thể đóng lại và khi xảy ra cháy có thể mở ra làm đường thoát nạn”, ông Liêm cho hay.

Ông Liêm cũng nhấn mạnh, qua những vụ cháy diễn ra để lại hậu quả đau lòng thì lực lượng PCCC cơ sở và các ngành chức năng cần phải vào cuộc tuyên truyền, khuyến nghị người dân, kiểm tra, xử lý những nhà “chuồng cọp”… hướng dẫn cách hàn khung sắt để không tái diễn những vụ việc như vừa qua.

'Chuong cop' giang khap Thu do: Chuyen gia hien ke phong chay - Anh 4

Trao đổi với PV, lãnh đạo phòng Cảnh sát PCCC số 1 cho biết, việc ngôi nhà hàn khung sắt kiên cố cùng với ngõ nhỏ khiến lực lượng chức năng gặp nhiều khó khăn trong việc dập lửa cứu người. Lãnh đạo Phòng Cảnh sát PCCC số 3 (phụ trách địa bàn Cầu Giấy, Bắc Từ Liêm) cũng nhận định, việc hàn khung sắt kiên cố có tác dụng chống trộm nhưng nó cũng là yếu điểm khi xảy ra hỏa hoạn đối với người dân.

Trong khi đó, một cán bộ Thanh tra Xây dựng địa bàn Hà Nội chia sẻ, việc người dân làm những khung sắt chống trộm kiên cố như trên là do tự ý. Đối với những ngôi nhà nhỏ thì không có quy định về việc bắt người dân không được hàn khung sắt.

TH

Hà Nội: Cưỡng chế vi phạm PCCC

Bí thư Thành ủy Hà Nội yêu cầu phải đẩy nhanh việc ban hành quy định về cưỡng chế các trường hợp vi phạm về phòng cháy chữa cháy để đảm bảo an toàn cho người dân.

Cấm cấp điện, nước cho công trình vi phạm

Sáng 15/7, Bí thư Thành ủy Hà Nội Hoàng Trung Hải làm việc với Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy (PCCC) Hà Nội. Thiếu tướng Hoàng Quốc Định, Giám đốc Cảnh sát PCCC Hà Nội cho rằng, thực hiện chỉ đạo của lãnh đạo thành phố, cảnh sát PCCC đã siết chặt quản lý đối với nhà, công trình cao tầng có tồn tại vi phạm, tuy nhiên, còn nhiều tồn tại do các quy định chưa đầy đủ.

Trao đổi về vấn đề này, Phó Chủ tịch thường trực UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Văn Sửu cho rằng, UBND thành phố sẽ ban hành kế hoạch thực hiện liên quan đến các chế tài, quy định theo Nghị quyết của HĐNĐ thành phố.

Bí thư Hà Nội truy việc cưỡng chế vi phạm phòng cháy chữa cháy - ảnh 1 
Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Văn Sửu. Ảnh: Trường Phong

“Tới đây, UBND thành phố sẽ có thông báo kết luận về 79 công trình vi phạm PCCC đã đưa vào sử dụng. Hiện nay đã khắc phục khá khá rồi nhưng sẽ tiếp tục làm. Thông báo của Ủy ban cũng sẽ chỉ ra 1 – 3 vị trí để làm điểm. Quy trình thì Cảnh sát PCCC đang làm, thời gian cố gắng trong tháng 7 phải xong. Sở Tư pháp sẽ giám sát quy trình để khi thực hiện không xảy ra vi phạm, xảy ra khiếu nại. Xử phạt người ta mà người ta lại khiếu nại mình thì không được”, ông Sửu nói.

Riêng đối với những công trình vi phạm đang xây dựng chưa đưa vào sử dụng, theo ông Sửu, tới đây UBND thành phố sẽ tiếp tục ra văn bản yêu cầu nghiêm cấm việc cấp điện, cấp nước. “Đơn vị nào ký hợp đồng bán nước, bán điện thì người đại diện pháp luật của chủ doanh nghiệp đó phải xử lý hình sự. Sở Xây dựng, Sở Công thương là cơ quan quản lý nhà nước phải theo dõi, giám sát”, ông Sửu yêu cầu.

Ông Sửu cũng nêu thực trạng, dù trên có nhiều quy định, yêu cầu làm quyết liệt, nhưng ở dưới vẫn xảy ra tình trạng công trình vi phạm, kể cả chung cư vài chục tầng mọc lên. “Dứt khoát là không để tồn tại. Tới đây chủ tịch xã, phường, thị trấn, chủ tịch quận, huyện phải kiểm soát cái này. Không phải mai kia xảy ra một công trình lù lù 15 – 20 tầng một chung cư thì không có trách nhiệm gì cả. Cho nên khi xảy ra cháy nổ là phải xử lý hình sự thôi”, ông Sửu nói thêm.

Bên cạnh đó, ông Sửu cho rằng, cũng nên xử lý những người dân vi phạm PCCC. “Trước HĐND tôi đã khuyến cáo người dân ý thức về phòng cháy. Nhiều khi tập huấn thì cứ bảo là chắc gì đã cháy, cháy chắc gì đã chết. Ngay bản thân tính mạng mình mình còn không lo thì sao được. Tới đây sẽ vận động tiếp. Kể cả người dân nào vi phạm cũng phải bị xử lý”, ông Sửu yêu cầu.

Cưỡng chế để đảm bảo an toàn cho dân

Phát biểu tại buổi làm việc, Bí thư Thành ủy Hà Nội Hoàng Trung Hải cho rằng, PCCC là vấn đề rất lớn, nếu không có giải pháp khoa học, căn cơ thì sẽ không đáp ứng được yêu cầu đảm bảo được đô thị văn minh, an toàn, bình yên cho người dân.

“Nếu người dân, các tổ chức, cơ quan, doanh nghiệp mà không nhận thức được, một mình lực lượng cảnh sát PCCC không sức nào làm được”, ông Hải nói đồng thời yêu cầu làm tốt công tác tuyên truyền, vận động người dân thực hiện tốt công tác PCCC.

Bí thư Hà Nội truy việc cưỡng chế vi phạm phòng cháy chữa cháy - ảnh 2
Bí thư Thành ủy Hà Nội Hoàng Trung Hải. Ảnh: Trường Phong

Ông Hải yêu cầu, với những chủ đầu tư, công trình không đảm bảo PCCC thì tiếp tục kiểm tra, xử phạt, đặc biệt phải làm quy trình cưỡng chế. “Không thể để yên được. Vi phạm về PCCC có thể bị đến tội hình sự bởi đe dọa tính mạng của rất nhiều người. Tôi đề nghị khẩn trương xây dựng quy trình này. Phải đảm bảo tính mạng cho người dân. Cả vạn người vào chung cư như vậy mà anh thiếu trách nhiệm”, ông Hải nói.

Phân tích thêm, ông Hải cho biết, quy định về PCCC có rồi nhưng chủ đầu tư không thực hiện thì lực lượng PCCC phải có quyền cưỡng chế. “Tôi cưỡng chế thực hiện các quy định về PCCC để đảm bảo an toàn cho người dân. Bây giờ một khu chung cư không đảm bảo về PCCC thì bắt phải thực hiện, nếu không sẽ đưa xe, đưa trang thiết bị đến. Có hai cách, hoặc là đưa người dân ra hoặc là đưa trang thiết bị đến để đảm bảo an toàn. Chi phí đó thì ai sai phải chịu”, ông Hải nói.

Theo ông Hải, phải sớm ra quy trình hướng dẫn chứ không để “trắng án”, vi phạm rồi mà PCCC đến cũng không làm gì được. “Xử phạt hành chính thì họ cười ngay, mấy chục triệu ăn thua gì. Phải có giải pháp.

Một tòa nhà, một khu chung cư, kể cả đã có đủ các phương tiện PCCC theo đúng quy định mà nếu bị cháy thì thiệt hại vẫn rất lớn. Mà ở đây lại không đủ trang thiết bị nữa thì lớn đến mức nào? Mà một chung cư hàng vạn người. Đề nghị cái đó phải rõ, trách nhiệm, thời hạn để thực hiện”, ông Hải kết luận.

Theo TPO

CUNG CẤP THIẾT BỊ PCCC HÀ NỘI – TOÀN QUỐC

Cung cấp Thiết bị PCCC Phòng cháy chữa cháy Hà Nội và Toàn Quốc vơi đa dạng chủng loại và giá cả khác nhau. Hiện nay nhu cầu trang bị PCCC ngày càng cấp thiết với tiêu chuẩn ngày càng cao.

Phòng cháy Bảo Minh BMC chuyên cung cấp các sản phẩm thiết bị PCCC uy tín đảm bảo chất lượng được kiểm định chất lượng theo Tiêu chuẩn Việt Nam. 

Sản phẩm BMC phân phối có đầy đủ CO, CQ và Hóa đơn VAT khi khách hàng yêu cầu

Cung cấp thiết bị PCCC tại Bảo Minh:

  • Thiết bị báo cháy, báo cháy tự động
  • Thiết bị chữa cháy và chữa cháy tự động
  • Trang thiết bị chỉ dẫn thoát nạn.

Lý do khách hàng tin dùng sản phẩm của chúng tôi!

  • Sản phẩm chính hãng
  • Có kiểm định, CO, CQ đầy đủ
  • Đáp ứng đầy đủ TCVN và Quy chuẩn, Tiêu chuẩn, Luật pháp VIệt Nam
  • Giá thành cạnh tranh, Giao hàng nhanh chóng
  • Tư vấn miễn phí trang bị PCCC theo quy định Pháp luật hiện hành

Cung cấp thiết bị PCCC Uy tín Chất lượng

Bảo Minh luôn mong muốn được phục vụ bạn bằng những sản phẩm thiết bị bình chữa cháy có giá trị thực, giúp đảm bảo an toàn hỏa hoạn cho bạn bất kỳ lúc nào.

Trang bị thiết bị phòng cháy chữa cháy là một trong những nhu cầu cần thiết của chúng ta trong cuộc sống hàng ngày, đặc biệt là trong các tòa nhà cao tầng, nhà máy, trường học, văn phòng… Thiết bị phòng cháy giúp bảo vệ tài sản tính mạng của bạn và những người xung quanh. 

Thiết bị báo cháy tự động
Thiết bị báo cháy tự động

Vai trò của thiết bị phòng cháy chữa cháy

Trước khi đi vào tham khảo các sản phẩm phòng cháy, chữa cháy của Sơn Băng chúng ta sẽ đi tìm hiểu một chút về vai trò của những thiết bị này để thấy được tầm quan trọng của nó với cuộc sống hàng ngày.

Như các bạn đã sự phát triển kinh tế xã hội ở nước ta tăng nhanh trong thời gian gần đây, từ đó kéo theo tốc độ đô thị hóa phát triển mạnh, nhiều khu dân cư cao, cơ sở kinh doanh sản xuất nhanh chóng được hình thành. Khiến nguy cơ cháy nổ cao nếu không tuân thủ các nguyên tắc phòng cháy chữa cháy.

Bởi vậy, mỗi gia đình, mỗi cơ quan, tổ chức đều phải trang bị các thiết bị phòng cháy chữa cháy để đảm bảo an toàn cho tài sản cũng như tính mạng con người, đồng thời giữ vững an ninh trật tự xã hội mỗi khi không may có hỏa hoạn xảy ra.

Tầm quan trọng Hệ thống báo cháy và chữa cháy tự động

Hiểu được tầm quan trọng của các thiết bị chữa cháy cũng như nhu cầu trang bị thiết bị ngày càng cao của người dân, hiện nay trên thị trường xuất hiện rất nhiều đơn vị cung cấp. Trong đó phải kể tới Sơn Băng. Đây là một địa chỉ uy tín, có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực cung cấp thiết bị phòng cháy uy tín tại thành phố Hồ Chí Minh và các khu vực lân cận được nhiều khách hàng tin tưởng lựa chọn.

Trang thiết bị đa dạng

Đến với Sơn Băng quý khách hàng có thể lựa chọn đa dạng thiết bị  để trang bị một hệ thống phòng cháy chữa cháy cho cơ quan, tổ chức của mình như: Bình chữa cháy bột, bình chữa cháy khí, bình chữa cháy tự động, vòi phun chữa cháy, các phụ kiện thiết bị phòng cháy… Với nhiều trọng lượng khác nhau, thích hợp sử dụng cho nhiều không gian như nhà ở, lớp học, nhà kho, nhà xưởng, xí nghiệp…

Thiết bị chính hãng, nguồn gốc rõ ràng

Tất cả các sản phẩm phòng cháy, chữa cháy cung cấp đều là hàng nhập khẩu chính hãng, có giấy tờ chứng minh nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Đặc biệt tất cả sản phẩm đều đạt các tiêu chuẩn kiểm định an toàn của thiết bị phòng cháy, chữa cháy tại Việt Nam do các tổ chức uy tín, có thẩm quyền cấp.

Dịch vụ đa dạng, chuyên nghiệp

Với tiêu chí phục vụ tối đa mọi nhu cầu của khách hàng, sẵn sàng hỗ trợ giải quyết khó khăn của khách hàng bất cứ khi nào. Ngoài cung cấp thiết bị chữa cháy chúng tôi còn có dịch vụ nhận gia công kỹ thuật cao theo yêu cầu các mẫu bảng biển báo an toàn phòng cháy chữa cháy cho các đơn vị thi công công trình hệ thống cứu hỏa.

Giá cả cạnh tranh

Sơn Băng là đơn vị nhập khẩu và phân phối trực tiếp các thiết bị phòng cháy chữa cháy không qua bất cứ khâu trung gian nào nên giá thành vô cùng cạnh tranh. Bởi vậy, khi mua thiết bị phòng chữa cháy tại Sơn Băng quý khách hàng có thể hoàn toàn yên tâm về giá bán. Khi khách hàng có nhu cầu Sơn Băng sẽ tiến hành báo giá chi tiết để quý vị có thể so sánh với các đơn vị khác cung cấp cùng sản phẩm. Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực cung cấp thiết bị phòng cháy chữa cháy, Sơn Băng cam kết giá bán luôn cạnh tranh nhất.

Đặc biệt, tùy thuộc vào số lượng thiết bị khách hàng mua, Sơn Băng sẽ có những chính sách giá ưu đãi dành riêng.

Thiết bị chữa cháy
Tất cả sản phẩm pccc được bảo hành 12 tháng 

Hướng dẫn sử dụng chi tiết, rõ ràng

Mỗi một sản phẩm thiết bị bình chữa cháy được cung cấp đều có hướng dẫn sử dụng chi tiết, rõ ràng để người dùng có thể sử dụng một cách hiệu quả và an toàn nhất.

Như vậy, trên đây là một số đặc điểm khác biệt của các thiết bị phòng cháy chữa cháy cung cấp. Chắc chắn qua phần nội dung này các bạn đã hiểu được vì sao sản phẩm do công ty này cung cấp lại nhận được nhiều sự tin tưởng lựa chọn của khách hàng rồi phải không nào.

Chúng tôi cung cấp các sản phẩm Notifier, Hochiki, Horing, Chungmei, Tyco, ARM, Fuji, Dragon,…

Kiểm định, Thẩm duyệt, Cấp phép Hệ thống PCCC

Phòng cháy chữa cháy 3S Việt Nam cung cấp dịch vụ trọn gói tư vấn và thiết kế hồ sơ PCCC phù hợp với kiến trúc và công năng sử dụng của tòa nhà, công trình Với nhiều năm làm việc trong lĩnh vực tư vấn thiết kế, thi công và nghiệm thu chứng nhận đủ điều kiện về PCCC, 3S Việt Nam có kinh nghiệm làm việc các Sở PCCC và các Đội PCCC trên địa bàn.

Chúng tôi hiểu rõ các quy trình và các thủ tục cần thiết để đề nghị Cơ quan cảnh sát PCCC cấp Giấy chứng nhận Đủ điều kiện về Phòng cháy chữa cháy.

– Quy trình nghiệm thu cấp Giấy chứng nhận Đủ điểu kiện về PCCC bao gồm các hồ sơ sau:

  • Thẩm duyệt thiết kế thi công hệ thống PCCC
    • Công văn đề nghị thẩm duyệt hồ sơ thiết kế PCCC
    • Bản vẽ thiết kế hệ thống PCCC
    • Bản vẽ thiết kế kiến trúc, kết cấu, điện, nước
    • Bản vẽ hệ thống thông gió, hút khói, tăng áp, chống sét (nếu có)
    • Bản sao GCN quyền sử dụng đất và GPXD
    • Và các giấy tờ cần thiết khác
  • Nghiệm thu hệ thống PCCC
    • Công văn xin nghiệm thu
    • Bản vẽ thiết kế hệ thống PCCC
    • Bản vẽ thiết kế kiến trúc, kết cấu, điện, nước
    • Bản vẽ hệ thống thông gió, hút khói, tăng áp, chống sét (nếu có)
    • Giấy kiểm định thiết bị PCCC của cục PCCC
    • Bản vẽ hoàn công
    • Và các giấy tờ cần thiết khác

– Các bước thủ tục cần làm khi thực hiện xin cấp giấy phép PCCC

  • Bước 1: Chuẩn bị một bộ hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận phòng cháy chữa cháy đầy đủ theo quy định của Pháp luật
  • Bước 2: Đại diện cơ sở hoặc phương tiện cần cấp giấy đến nộp hồ sơ tại trụ sở Phòng/Cục cảnh sát PCCC công an tỉnh/thành phố.
  • Bước 3: Cán bộ tiếp nhận hồ sơ kiểm tra tính pháp lý, hợp lệ của hồ sơ
    • Trường hợp hồ sơ đã đầy đủ, hợp lệ thì viết giấy biên nhận trao cho người nộp
    • Trường hợp hồ sơ thiếu hoặc không hợp lệ thì cán bộ tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn để người đến nộp hồ sơ làm lại kịp thời.
  • Bước 4: Đến nhận giấy chứng nhận đủ điều kiện về phòng cháy chữa cháy tại trụ sở.

– Quý khách hàng có nhu cầu tư vấn về nghiệm thu hệ thống PCCC hoặc cần thiết kế thi công xin cấp phép hệ thống PCCC vui lòng liên hệ 3S Việt Nam theo Hotline: 091.316.8088 hoặc Email: phongchay3s@gmail.com để được hỗ trợ.

Thi công Hệ thống PCCC Bán tự động

– Công ty PCCC 3S Việt Nam (tư vấn, thi công phòng cháy chữa cháy 3S) với đội ngũ kỹ sư thiết kế, giám sát có trình độ chuyên môn cao và đội ngũ công nhân chuyên nghiệp, giàu kinh nghiệm trong nghề nhận thi công hệ thống PCCC bán tự động với chi phí hợp lý nhất tại Hà Nội và các tỉnh thành trên toàn quốc.

– Căn cứ theo công năng sử dụng của công trình và yêu cầu tiêu chuẩn của Cục cảnh sát PCCC Việt Nam về cấp chứng nhận đủ tiêu chuẩn PCCC cho công trình. Công ty PCCC 3S Việt Nam sẽ tư vấn thiết kế và lắp đặt Hệ thống PCCC Bán tự động nhằm tiết kiệm tối đa chi phí cho quý khách nhưng vẫn đủ tiêu chuẩn cấp phép PCCC.

– Hệ thống phòng cháy chữa cháy bán tự động bao gồm:

  • Hệ thống báo cháy địa chỉ

  • Hệ thống chữa cháy vách tường

  • Bình chữa cháy, xe đẩy chữa cháy lưu động (Bột, CO2, H2O, FOAM,…)

– Quý khách hàng có nhu cầu thiết kế và thi công hệ thống PCCC bán tự động vui lòng liên hệ 3S Việt Nam theo Hotline: 091.316.8088 hoặc Email:phongchay3s@gmail.com để được báo giá tốt nhất.

Thi công Phòng cháy chữa cháy tự động

Công ty PCCC 3S Việt Nam với đội ngũ kỹ sư thiết kế, giám sát có trình độ chuyên môn cao và đội ngũ công nhân chuyên nghiệp, giàu kinh nghiệm trong nghề nhận thi  công hệ thống PCCC tự động với chi phí hợp lý nhất tại Hà Nội và các tỉnh thành trên toàn quốc.

Hệ thống phòng cháy chữa cháy tự động bao gồm hệ thống báo cháy và các hệ thống chữa cháy tự động phổ biến sau:1. Hệ thống chữa cháy tự động Sprinkler (Phổ biến nhất)

Hệ thống chữa cháy Sprinkler là loại hệ thống chữa cháy phổ biến nhất hịện nay.

Nó dập tắt đám cháy bằng cách phun nước trực tiếp vào khu vực đang cháy mà tại đó đầu phun sprinkler bị kích hoạt ở ngưỡng nhiệt độ đã được xác định trước.

Các ứng dụng của hệ thống này phù hợp với các toà nhà cao tầng, nhà xưởng, công trình…

Không phù hợp cho lắp đặt các khu vực phòng máy chủ IT hoặc những sản phẩm có đặc tính hư hại nhiều khi gặp nước.

Ưu điểm: Lắp đặt nhanh, dễ dàng và không tốn nhiều chi phí như các hệ thống chữa cháy chuyên dụng khác.

 

Thiết bị Sprinkler

Hệ thống chữa cháy tự động Hồng thủy

Những hiện trường được xếp loại nguy hiểm về hỏa hoạn cao (high hazard), không thể chữa cháy bằng hệ thống sprinkler thông thường, nhưng phải dùng hệ thống chữa cháy hồng thủy (còn được gọi là Hê Thống Deluge hoặc Water Spray).

Hệ Thống Hồng Thủy được thiết kế để phun ra một lượng nước lớn, dày đặc. Nó bao trùm một vùng rộng, phun nước ra cùng một lúc bởi nhiều vòi phun, được bố trí thành dãy tùy theo yêu cầu của từng hiện trường.

Hệ thống chữa cháy tự động Dry Chemical

Ứng dụng tại những nơi hiểm họa cháy được đánh gía cao. Nó phun khí chữa cháy vào tận những nơi khó ra vào để chữa cháy bằng phương pháp thủ công.

Trường hợp tiêu biểu: phòng đặt máy móc, thiết bị, máy biến thế, turbines, máng dầu và hóa dầu, thiết bị xử lý trong nhà máy luyện kim, khu giao nhận hàng tại kho, tại cảng, dây chuyền phun sơn tại nhà máy, thùng nhùng sơn công nghiệp, kho nguyên liệu dễ cháy…

Mô Tả:
+ Hệ Thống Chữa Cháy Ansul IND-X là loại đặt cố định, hóa chất (khô) được chứa trong bình áp lực, dẫn qua hệ thống đường ống, đến các đầu phun đặt tại khu vực được bảo vệ.
+ Hệ thống có thể kích hoạt tự động hoặc điều khiển thủ công. Có thể trang bị thêm những thiết bị phụ để ngắt nguồn của các thiết bị dùng điện, hoặc để khóa đường ống dẫn gas.
+ Thiết bị báo cháy có thể là các đầu báo nhiệt kích hoạt bằng điện hoặc bằng cơ (mechanical fusible links/ electric thermal detectors).

Hệ thống chữa cháy tự động CO2

Hệ thống này được sử dụng cho những nơi chứa thiết bị, máy móc hoặc dữ liệu có giá trị cao. Nó dập tắt đám cháy bằng cách làm loãng hỗn hợp không khí và CO2 tới một tỷ lệ ở dưới mức giới hạn có thể duy trì sự cháy.

Tuy nhiên, khí CO2 là độc hại với con người nên hệ thống này cần một thời gian trể để đảm bảo toàn bộ người bị nạn đã thoát khỏi vùng nguy hiểm.

Hệ thống chữa cháy tự động FM200

Hệ thống chữa cháy fm200/HFC227ea (miniPackage) được thiết kế để bảo vệ một không gian hẹp (dưới 1500 m3)

Nó phun ra một chất khí chữa cháy “sạch” có tên là FM200 (Tyco, Kidde) hoặc HFC227ea (Nittan).

Chất khí này không những có tác dụng chữa cháy hiệu quả mà nó còn cân bằng được lượng khí O2 cần thiết để cho con người hô hấp tạm thời trong trường hợp khẩn cấp. Ngoài ra, với chất khí chữa cháy “sạch” này, sau khi hoàn tất nhiệm vụ chữa cháy, nó không để lại hậu qủa tai hại nào đối với các vật dụng, máy móc nằm trong khu vực vừa được chữa cháy.

Hệ thống này ứng dụng thích hợp tại những môi trường trong sạch, nơi có con người làm việc, và có trang bị những loại máy móc hoặc dữ liệu có giá trị cao.

Hệ thống chữa cháy tự động FOAM ( Hệ thống chữa cháy bọt)

Hệ thống chữa cháy bằng bọt (foam), khi được kích hoạt, sẽ phun ra một loại bọt bao phủ lên trên bề mặt xăng dầu, tách chất lỏng dễ cháy ra khỏi không khí và lửa, nhờ đó ngọn lửa bị dập tắt.

Do tính chất hữu hiệu của nó, đồng thời do nó giảm thiểu lượng nước cần dùng, hệ thống foam hiện nay được tin dùng rộng rãi. Giảm số lượng chất chữa cháy cần dùng để dập tắt lửa, nghĩa là giảm thiểu sự hư hỏng thiết bị, đồ dùng, giảm ô nhiễm môi trường do nước phun ra, đặc biệt là tại những nơi có chứa chất độc hại.

Đối với loại foam giãn nở cao, thì hầu như chẳng hư hại gì cả cho hàng hóa, và chỉ trong một thời gian ngắn, cả nhà kho đều trở lại bình thường.

Hệ thống foam được ứng dụng tại những nơi đặc biệt có rủi ro cao về cháy nổ, được chọn lựa thận trọng, yêu cầu phải trang bị thích hợp chất bọt cô đặc, hệ thống trộn bọt, các thiết bị phun bọt, và sự phối hợp hưu hiệu giữa các bộ phận ấy trong một hệ thống chữa cháy.

Bọt cô đặc là một chất đối chọi với xăng dầu. Mặc dù nó có cùng chung tiêu chuẩn, tuy nhiên, mỗi loại bọt – protein và fluoroprotein – có những đặc điểm riêng, ứng dụng thích hợp hoặc kém thích hợp hơn đối với từng hiện trường cụ thể.

Hệ thống trộn bọt có thể là loại “balanced pressure” hoặc “inline”.

Đầu phun bọt có thể là đầu sprinkler, spray, nozzle, monitor, foam pourer, hoặc high expantion foam generator, tùy theo hệ thống foam được dùng.


Quý khách hàng có nhu cầu thiết kế và thi công hệ thống PCCC tự động vui lòng liên hệ 3S Việt Nam theo Hotline: 091.316.8088 hoặc Email: phongchay3s@gmail.com để được hỗ trợ.

Tư vấn Thiết kế Hồ sơ PCCC

Phòng cháy chữa cháy 3S Việt Nam cung cấp dịch vụ trọn gói tư vấn và thiết kế hồ sơ PCCC phù hợp với kiến trúc và công năng sử dụng của tòa nhà, công trình. Thiết kế hệ thống PCCC của 3S Việt Nam theo tiêu chuẩn và quy chuẩn PCCC Việt Nam. Thi công theo thiết kế đúng tiêu chuẩn PCCC là yêu cầu then chốt trong việc thẩm duyệt và xin cấp phép hệ thống PCCC của công trình.

– Danh mục hồ sơ thiết kế thi công hệ thống PCCC bao gồm:

  • Sơ đồ nguyên lý hệ thống báo cháy

  • Thiết kế chi tiết hệ và hướng dẫn lắp đặt thống báo cháy
  • Tủ trung tâm
  • Đầu báo khói
  • Đầu báo nhiệt
  • Đầu báo thường
  • Đầu báo địa chỉ
  • Nút nhấn khẩn cấp
  • Còi báo cháy
  • Sơ đồ nguyên lý hệ thống chữa cháy
  • Thiết kế chi tiết và hướng dẫn lắp đặt hệ thống chháy 
    • Thiết kế bê nước ngầm
    • Thiết kế hệ thống máy bơm chữa cháy
    • Hệ thống cấp nước chữa cháy vách tường
    • Hệ thống chữa cháy tự động, đầu phun Sprinkler
  • Thiết kế chi tiết hệ thống thoát nạn
    • Đèn sự cố
    • Đèn Exit
    • Vách ngăn
    • Vạch thoát nạn
  • Thiết kế hệ thống điện, nước, chống sét
    • Vị trí trục kỹ thuật điện, nước
    • Hệ thống điện công trình
    • Bản vẽ chống sét, bố trí tiếp địa, kim thu sét
    • Thiết kế hệ thống tăng áp cầu thang, hệ thống thông gió và chống tụ khói (nếu có)
    • Dự toán thi công hệ thống PCCC và xin cấp phép
    • Biện pháp thi công
    • Thuyết minh thiết kế và biện pháp thi công hệ thồng PCCC

– Để được chúng tôi tư vấn thiết kế về PCCC xin quý khách là chủ đầu tư hay đơn vị tư vấn thiết kế kiến trúc phải cung cấp cho chúng tôi đầy đủ bản vẽ kiến trúc bao gồm:

  • Bản vẽ Mặt bằng tổng thể
  • Bản vẽ dây chuyền sản xuất (nếu công trình là nhà máy sản xuất)
  • Bản vẽ mặt bằng công trình (Mặt bằng tầng 1, 2, ….)
  • Bản vẽ mặt đứng, mặt cắt. mặt bằng mái,….
  • Bản vẽ chi tiết: Chi tiết cổng, chi tiết bể nước chữa cháy (sẽ được chúng tôi tư vấn về khối tích)

Quý khách là chủ đầu tư, tổng thầu xây dựng hay đơn vị tư vấn thiết kế kiến trúc đang gặp khó khăn trong việc thiết kế hệ thống PCCC& thẩm duyệt với cơ quan công an có thể liên hệ PCCC 3S Việt Nam theo Hotline – 091.316.8088 hoặc gửi thông tin về Email: phongchay3s@gmail.com để được hỗ trợ.

Hà Nội: Đi nghỉ mát, nhà 3 tầng cháy rụi

Cả nhà đi nghỉ mát, căn nhà bốc cháy trong đêm. Hàng xóm phải phá khóa cửa để dập lửa nhưng không thành.

Khoảng 20h20 tối qua, nhiều người phát hiện khói bốc cao kèm theo ngọn lửa bùng cháy từ tầng 2 nhà số 32, ngõ 449, Cổ Nhuế, Bắc Từ Liêm, Hà Nội.

Một người dân sống gần đó kể: “Ngọn lửa bốc lên dữ dội, cháy lan ra ban công, nổ kính. Mọi người cùng nhau phá khóa cửa nhưng bất thành. Chỉ khi lực lượng cứu hỏa đến mới khống chế được đám cháy”.

Được biết chủ nhân của ngôi nhà bị cháy đang đi nghỉ mát ở Đà Nẵng từ mấy ngày trước. Sau khi nhận được tin báo, ông Trung – chủ nhà tức tốc bay từ Đà Nẵng ra Hà Nội.Phòng cảnh sát PCCC đã huy động 4 xe cứu hỏa đến hiện trường để khoanh vùng, dập lửa. Sau khoảng 20 phút, ngọn lửa đã được khống chế. Một số vật dụng trong nhà đã bị thiêu rụi.

Theo VNN

LUẬT PCCC 2013 SỬA ĐỔI BỔ SUNG LUẬT PCCC 2001

Luật PCCC 2013 Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật phòng cháy và chữa cháy 2001/QH10

1. Điều 1 Khoản 3 và khoản 6 Điều 3 được sửa đổi, bổ sung Luật Phòng cháy chữa cháy 2001 như sau:

“3. Cơ sở là nơi sản xuất, kinh doanh, công trình công cộng, trụ sở làm việc, khu chung cư và công trình độc lập khác theo danh mục do Chính phủ quy định.”

“6. Đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở là tổ chức gồm những người được giao nhiệm vụ phòng cháy và chữa cháy tại cơ sở, hoạt động theo chế độ chuyên trách hoặc không chuyên trách.”

2. Sửa đổi, bổ sung khoản 3; bổ sung khoản 3a và khoản 3b vào sau khoản 3 Điều 5 như sau:

“3. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm:

a) Tổ chức tuyên truyền, phổ biến kiến thức về phòng cháy và chữa cháy; xây dựng phong trào toàn dân tham gia phòng cháy và chữa cháy; thành lập, duy trì hoạt động đội phòng cháy và chữa cháy theo quy định của pháp luật;

b) Ban hành theo thẩm quyền nội quy và biện pháp về phòng cháy và chữa cháy;

c) Tổ chức thực hiện, kiểm tra, giám sát việc chấp hành quy định về phòng cháy và chữa cháy;

d) Bảo đảm kinh phí cho hoạt động phòng cháy và chữa cháy, sử dụng kinh phí phòng cháy và chữa cháy đúng mục đích; trang bị và duy trì hoạt động của dụng cụ, phương tiện phòng cháy và chữa cháy; chuẩn bị các điều kiện phục vụ chữa cháy; xây dựng, tổ chức thực tập phương án chữa cháy; bảo đảm các điều kiện phục vụ công tác huấn luyện nghiệp vụ về phòng cháy và chữa cháy; tổ chức chữa cháy và khắc phục hậu quả do cháy gây ra;

đ) Thực hiện nhiệm vụ khác về phòng cháy và chữa cháy theo quy định của pháp luật.

3a. Chủ hộ gia đình có trách nhiệm:

a) Đôn đốc, nhắc nhở thành viên trong gia đình thực hiện quy định của pháp luật về phòng cháy và chữa cháy;

b) Thường xuyên kiểm tra phát hiện và khắc phục kịp thời nguy cơ gây cháy, nổ;

c) Phối hợp với cơ quan, tổ chức và hộ gia đình khác trong việc bảo đảm điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy; quản lý chặt chẽ và sử dụng an toàn chất dễ gây cháy, nổ.

3b. Cá nhân có trách nhiệm:

a) Chấp hành quy định, nội quy, yêu cầu về phòng cháy và chữa cháy của người hoặc cơ quan có thẩm quyền;

b) Tuân thủ pháp luật và nắm vững kiến thức cần thiết về phòng cháy và chữa cháy; biết sử dụng dụng cụ, phương tiện phòng cháy và chữa cháy thông dụng;

c) Bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy trong quá trình sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt, thiết bị, dụng cụ sinh lửa, sinh nhiệt và trong bảo quản, sử dụng chất cháy;

d) Ngăn chặn nguy cơ trực tiếp phát sinh cháy, hành vi vi phạm quy định an toàn về phòng cháy và chữa cháy;

đ) Thực hiện quy định khác có liên quan đến trách nhiệm cá nhân trong Luật này.”

3. Sửa đổi, bổ sung khoản 2; bổ sung khoản 2a vào sau khoản 2 Điều 6 như sau:

“2. Cơ quan, tổ chức và hộ gia đình có trách nhiệm tổ chức, thực hiện việc tuyên truyền, phổ biến kiến thức và kỹ năng về phòng cháy và chữa cháy.

2a. Cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm quy định việc lồng ghép kiến thức và kỹ năng về phòng cháy và chữa cháy vào chương trình giảng dạy, hoạt động ngoại khóa trong nhà trường và cơ sở giáo dục khác phù hợp với từng ngành học, cấp học.”

Luật PCCC 2013 sửa đổi bổ sung luật PCCC 2001
Luật PCCC 2013 Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy số 27/2001/QH10.

4. Điều 8 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“Điều 8. Ban hành và áp dụng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về phòng cháy và chữa cháy

1. Hoạt động phòng cháy và chữa cháy phải tuân thủ quy chuẩn kỹ thuật quốc gia.

2. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành quy chuẩn kỹ thuật sau khi thống nhất với Bộ Công an đối với các quy định về phòng cháy và chữa cháy.

3. Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xây dựng và công bố các tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn cơ sở về phòng cháy và chữa cháy sau khi thống nhất với Bộ Công an.

4. Áp dụng tiêu chuẩn Việt Nam về phòng cháy và chữa cháy:

a) Tiêu chuẩn quốc gia về phòng cháy và chữa cháy được áp dụng bắt buộc;

b) Tiêu chuẩn về phòng cháy và chữa cháy phải phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phòng cháy và chữa cháy;

c) Bảo đảm tính đồng bộ, tính khả thi của hệ thống tiêu chuẩn được áp dụng.

5. Tiêu chuẩn nước ngoài, tiêu chuẩn quốc tế về phòng cháy và chữa cháy được áp dụng tại Việt Nam trong các trường hợp sau đây:

a) Tiêu chuẩn nước ngoài, tiêu chuẩn quốc tế có quy định trong điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên;

b) Tiêu chuẩn nước ngoài, tiêu chuẩn quốc tế có quy định an toàn về phòng cháy và chữa cháy cao hơn tiêu chuẩn Việt Nam hoặc phù hợp với yêu cầu thực tế của Việt Nam và được Bộ Công an chấp thuận bằng văn bản.

6. Đối với yêu cầu về phòng cháy và chữa cháy mà chưa có tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật thì thực hiện theo hướng dẫn của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về phòng cháy và chữa cháy.”

 5. Luật PCCC 2013. Điều 9 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“Điều 9. Bảo hiểm cháy, nổ

Nhà nước khuyến khích cơ quan, tổ chức và cá nhân tham gia bảo hiểm cháy, nổ. Cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ phải thực hiện bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc đối với tài sản của cơ sở đó.

Chính phủ quy định và công bố danh mục cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ; điều kiện, mức phí bảo hiểm cháy, nổ; số tiền bảo hiểm tối thiểu.”

6. Bổ sung Điều 9a vào sau Điều 9 như sau:

“Điều 9a. Kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy

1. Kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy là ngành, nghề kinh doanh có điều kiện, bao gồm:

a) Tư vấn thiết kế, tư vấn thẩm định, tư vấn giám sát; tư vấn kiểm tra, kiểm định kỹ thuật; thi công, lắp đặt hệ thống phòng cháy và chữa cháy; tư vấn chuyển giao công nghệ phòng cháy và chữa cháy; sản xuất, lắp ráp phương tiện, thiết bị phòng cháy và chữa cháy;

b) Huấn luyện, hướng dẫn về nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy;

c) Kinh doanh phương tiện, thiết bị, vật tư phòng cháy và chữa cháy.

2. Kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy phải đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:

a) Người đứng đầu doanh nghiệp và người đại diện theo pháp luật của cơ sở kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy phải có văn bằng, chứng chỉ phù hợp với hoạt động kinh doanh;

b) Có cơ sở vật chất, phương tiện, thiết bị và các điều kiện bảo đảm cho hoạt động kinh doanh.

3. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.”

7. Điều 10 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“Điều 10. Chế độ, chính sách đối với người tham gia chữa cháy

Người tham gia chữa cháy được hưởng chế độ bồi dưỡng về vật chất; trường hợp bị chết, bị thương, bị tổn hại sức khỏe, bị tổn thất về tài sản thì được hưởng chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật.”

8. Sửa đổi, bổ sung các khoản 3, 5, 6, 7 và 8; bổ sung khoản 4a vào sau khoản 4 và bổ sung khoản 5a vào sau khoản 5 Điều 13 như sau:

“3. Lợi dụng phòng cháy và chữa cháy để xâm hại tính mạng, sức khỏe con người; xâm phạm tài sản của Nhà nước, cơ quan, tổ chức và cá nhân.”

“4a. Không báo cháy khi có điều kiện báo cháy; trì hoãn việc báo cháy.

5. Sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép chất nguy hiểm về cháy, nổ.

5a. Mang hàng và chất dễ cháy, nổ trái phép vào nơi tập trung đông người.

6. Thi công công trình có nguy hiểm về cháy, nổ, nhà cao tầng, trung tâm thương mại mà chưa có thiết kế được duyệt về phòng cháy và chữa cháy; nghiệm thu và đưa vào sử dụng công trình có nguy hiểm về cháy, nổ, nhà cao tầng, trung tâm thương mại khi chưa đủ điều kiện bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy.

7. Chiếm đoạt, hủy hoại, làm hư hỏng, tự ý thay đổi, di chuyển, che khuất phương tiện, thiết bị phòng cháy và chữa cháy, biển báo, biển chỉ dẫn; cản trở lối thoát nạn.

8. Hành vi khác vi phạm quy định của pháp luật về phòng cháy và chữa cháy.”

9. Khoản 2 Điều 17 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“2. Thôn, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc, tổ dân phố (sau đây gọi chung là thôn) phải có các quy định, nội quy về phòng cháy và chữa cháy, về sử dụng điện, sử dụng lửa và các chất dễ cháy, nổ; căn cứ vào điều kiện cụ thể có giải pháp ngăn cháy; có phương án, lực lượng, phương tiện, đường giao thông, nguồn nước phục vụ phòng cháy và chữa cháy.”

10. Khoản 2 Điều 18 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“2. Phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy được đóng mới, hoán cải chỉ được cơ quan đăng kiểm cấp giấy chứng nhận đăng kiểm an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường khi đã được duyệt thiết kế và nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy.

Chính phủ quy định loại phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy.”

11. Bổ sung khoản 1a vào sau khoản 1; sửa đổi, bổ sung khoản 2 và khoản 4 Điều 19 như sau:

“1a. Ủy ban nhân dân các cấp, chủ rừng phải thực hiện các biện pháp phòng cháy phù hợp với cấp độ cảnh báo nguy cơ cháy rừng.

2. Khi lập quy hoạch, dự án phát triển rừng phải có giải pháp phòng cháy và chữa cháy cho từng loại rừng.”

“4. Cơ quan, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân khi hoạt động trong rừng hoặc ven rừng phải tuân thủ các quy định của pháp luật về phòng cháy và chữa cháy.”

12. Điều 21 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“Điều 21. Phòng cháy đối với khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao

1. Khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao phải có phương án phòng cháy và chữa cháy cho toàn khu; xây dựng và duy trì hoạt động của hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật về phòng cháy và chữa cháy; tổ chức lực lượng, phương tiện phòng cháy và chữa cháy phù hợp với phương án phòng cháy và chữa cháy.

2. Cơ sở hoạt động trong khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao phải có phương án phòng cháy và chữa cháy cho cơ sở mình; phải thành lập đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở.

3. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.”

13. Sửa đổi, bổ sung tên Điều 22 và nội dung các khoản 2, 3 và 4 Điều 22 như sau:

“Điều 22. Phòng cháy trong khai thác, chế biến, sản xuất, vận chuyển, kinh doanh, sử dụng, bảo quản sản phẩm dầu mỏ, khí đốt, hóa chất nguy hiểm về cháy, nổ và vật tư, hàng hóa khác có nguy hiểm về cháy, nổ”

“2. Kho chứa, hệ thống vận chuyển sản phẩm dầu mỏ, khí đốt, hóa chất nguy hiểm về cháy, nổ và công trình chế biến dầu mỏ, khí đốt, hóa chất nguy hiểm về cháy, nổ phải có hệ thống báo và xử lý nồng độ hơi, khí nguy hiểm dễ cháy, nổ; phải có biện pháp bảo vệ, chống sự cố bục, vỡ bể chứa, thiết bị, đường ống.

3. Cơ sở kinh doanh sản phẩm dầu mỏ, khí đốt, hóa chất nguy hiểm về cháy, nổ phải bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy đối với công trình liền kề. Việc xuất, nhập, vận chuyển sản phẩm dầu mỏ, khí đốt, hóa chất nguy hiểm về cháy, nổ phải tuân thủ quy định về an toàn phòng cháy và chữa cháy.

4. Tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, cung ứng, vận chuyển vật tư, hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ phải bảo đảm đầy đủ các điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy, phải in các thông số kỹ thuật trên nhãn hàng hóa và phải có bản hướng dẫn an toàn về phòng cháy và chữa cháy bằng tiếng Việt.”

14. Điều 23 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“Điều 23. Phòng cháy đối với công trình cao tầng, công trình trên mặt nước, công trình ngầm, đường hầm, hầm lò khai thác khoáng sản, nhà khung thép mái tôn

1. Công trình cao tầng phải có giải pháp chống cháy lan, chống tụ khói, lan truyền khói và hơi độc do cháy sinh ra; bảo đảm các điều kiện thoát nạn an toàn nhằm cứu người, tài sản khi có cháy xảy ra; trang bị hệ thống tự động phát hiện cháy, trang bị phương tiện, hệ thống chữa cháy bảo đảm khả năng tự chữa cháy; sử dụng vật liệu xây dựng khó cháy; không sử dụng vật liệu trang trí nội thất, vật liệu cách âm, cách nhiệt dễ cháy.

2. Công trình trên mặt nước có nguy hiểm về cháy, nổ phải có giải pháp chống cháy lan, phương án, lực lượng, phương tiện bảo đảm tự chữa cháy.

3. Công trình ngầm, đường hầm, hầm lò khai thác khoáng sản phải trang bị phương tiện để phát hiện và xử lý khí cháy, khí độc; phải có hệ thống thông gió, giải pháp chống cháy lan và các điều kiện bảo đảm thoát nạn an toàn, triển khai lực lượng, phương tiện để cứu người, tài sản và chữa cháy.

4. Nhà khung thép mái tôn có diện tích lớn dùng để làm nơi sản xuất, kho chứa hàng dễ cháy, nổ phải có giải pháp chống cháy lan và hạn chế nguy cơ sụp đổ khi xảy ra cháy.”

15. Khoản 1 Điều 24 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“1. Tại nhà máy điện, lưới điện phải có biện pháp để chủ động xử lý sự cố gây cháy.”

16. Bổ sung Điều 24a vào sau Điều 24 như sau:

“Điều 24a. Phòng cháy đối với cơ sở hạt nhân

1. Công tác phòng cháy đối với cơ sở hạt nhân phải bảo đảm các yêu cầu sau đây:

a) Có hệ thống phòng cháy và chữa cháy đáp ứng quy chuẩn, tiêu chuẩn an toàn về phòng cháy và chữa cháy đối với cơ sở hạt nhân;

b) Người làm việc tại cơ sở hạt nhân phải được huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ về phòng cháy và chữa cháy phù hợp với tính chất công việc;

c) Đội phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành được trang bị phù hợp với đặc thù từng cơ sở;

d) Các điều kiện bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy khác.

2. Chính phủ quy định cụ thể việc xây dựng, thực tập phương án chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ đối với cơ sở hạt nhân.”

17. Khoản 1 Điều 25 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“1. Tại các chợ, trung tâm thương mại phải tách riêng hệ thống điện phục vụ kinh doanh với hệ thống điện bảo vệ và chữa cháy; sắp xếp các hộ kinh doanh, ngành hàng đáp ứng yêu cầu an toàn về phòng cháy và chữa cháy; có lối thoát nạn bảo đảm theo quy định và phương án thoát nạn, giải tỏa hàng hóa khi có cháy xảy ra; phải trang bị hệ thống báo cháy, chữa cháy, giải pháp chống cháy lan phù hợp với quy mô, tính chất hoạt động. Chủ hộ kinh doanh hàng hóa dễ cháy, nổ phải trang bị dụng cụ, phương tiện chữa cháy tại chỗ.”

18. Điều 26 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“Điều 26. Phòng cháy đối với cảng hàng không, cảng biển, cảng thủy nội địa, nhà ga, bến xe

Tại cảng hàng không, cảng biển, cảng thủy nội địa, nhà ga, bến xe phải trang bị phương tiện phòng cháy và chữa cháy phù hợp với quy chuẩn, tiêu chuẩn an toàn về phòng cháy và chữa cháy; có phương án thoát nạn, giải tỏa phương tiện, vật tư hàng hóa khi có cháy xảy ra.”

19. Bổ sung Điều 27a vào sau Điều 27 như sau:

“Điều 27a. Phòng, chống cháy, nổ đối với cơ sở sản xuất, kho vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ

Cơ sở sản xuất, kho vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ phải bảo đảm an toàn về phòng, chống cháy, nổ; có vành đai an toàn, bảo đảm khoảng cách an toàn đối với các khu dân cư và công trình lân cận.”

20. Điều 31 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“Điều 31. Xây dựng và thực tập phương án chữa cháy

1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, người đứng đầu cơ sở, chủ rừng, chủ phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy trong phạm vi quản lý của mình, chịu trách nhiệm tổ chức xây dựng phương án chữa cháy sử dụng lực lượng, phương tiện tại chỗ đối với thôn, cơ sở, rừng, phương tiện giao thông.

2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, người đứng đầu cơ sở, khu dân cư có nguy cơ cháy, nổ cao có trách nhiệm phối hợp với cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy xây dựng, thực tập phương án chữa cháy cho cơ sở, khu dân cư do mình quản lý theo hướng dẫn của Bộ Công an.

3. Cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy có trách nhiệm xây dựng phương án chữa cháy đối với cơ sở, khu dân cư có nguy cơ cháy, nổ cao cần huy động lực lượng, phương tiện của Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy, của nhiều cơ quan, tổ chức, địa phương.

4. Phương án chữa cháy phải được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Các lực lượng, phương tiện có trong phương án khi được huy động thực tập phải tham gia đầy đủ.

5. Bộ trưởng Bộ Công an quy định cơ sở, khu dân cư có nguy cơ cháy, nổ cao và thẩm quyền phê duyệt, thời hạn thực tập phương án chữa cháy.”

21. Điều 32 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“Điều 32. Thông tin báo cháy và chữa cháy

Thông tin báo cháy bằng hiệu lệnh hoặc bằng điện thoại.

Số điện thoại báo cháy được quy định thống nhất trong cả nước là 114. Phương tiện thông tin liên lạc phải được ưu tiên để phục vụ báo cháy, chữa cháy.”

22. Bổ sung khoản 4a vào sau khoản 4 Điều 33 như sau:

“4a. Ủy ban nhân dân các địa phương giáp ranh phải xây dựng phương án phối hợp và tổ chức lực lượng tham gia chữa cháy khi có yêu cầu.”

23. Khoản 1 Điều 37 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“1. Khi xảy ra cháy, người có chức vụ cao nhất của đơn vị Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy có mặt tại nơi xảy ra cháy là người chỉ huy chữa cháy.”

24. Khoản 3 Điều 43 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“3. Lực lượng phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành;”

25. Điều 44 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“Điều 44. Thành lập, quản lý đội dân phòng, đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở, đội phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành

1. Tại thôn phải thành lập đội dân phòng. Đội dân phòng do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định thành lập, quản lý.

2. Tại cơ sở phải thành lập đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở. Đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở do người đứng đầu cơ quan, tổ chức quyết định thành lập, quản lý.

3. Đội phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành là đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở được tổ chức để đáp ứng yêu cầu hoạt động đặc thù của cơ sở do người đứng đầu cơ quan, tổ chức quyết định thành lập, quản lý.

Tại các cơ sở sau đây phải thành lập đội phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành:

a) Cơ sở hạt nhân;

b) Cảng hàng không, cảng biển;

c) Cơ sở khai thác và chế biến dầu mỏ, khí đốt;

d) Cơ sở khai thác than;

đ) Cơ sở sản xuất, kho vũ khí, vật liệu nổ;

e) Các cơ sở khác do Bộ trưởng Bộ Công an quy định.

4. Quyết định thành lập đội dân phòng, đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở, đội phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành phải được cơ quan ban hành gửi tới cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy quản lý địa bàn đó.”

26. Điều 46 được sửa đổi, bổ sung luật phòng cháy chữa cháy 2001 như sau:

“Điều 46. Huấn luyện, bồi dưỡng, chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn nghiệp vụ, điều động và chế độ, chính sách đối với lực lượng dân phòng, phòng cháy và chữa cháy cơ sở, phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành

1. Lực lượng dân phòng, phòng cháy và chữa cháy cơ sở, phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành được huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ về phòng cháy và chữa cháy; chịu sự chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ của cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy; chịu sự điều động của cấp có thẩm quyền để tham gia hoạt động phòng cháy và chữa cháy.

2. Lực lượng dân phòng, phòng cháy và chữa cháy cơ sở, phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành được hưởng chế độ, chính sách trong thời gian huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ và khi trực tiếp chữa cháy.

3. Đội trưởng, Đội phó đội dân phòng, đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở không chuyên trách được hưởng chế độ hỗ trợ thường xuyên.

4. Chính phủ quy định chi tiết khoản 2 và khoản 3 Điều này.”

27. Bổ sung Điều 46a vào sau Điều 46 như sau:

“Điều 46a. Phòng cháy và chữa cháy tình nguyện

1. Ủy ban nhân dân cấp xã, người đứng đầu cơ sở, lực lượng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy có trách nhiệm tạo điều kiện, khuyến khích tổ chức, cá nhân tình nguyện tham gia phòng cháy và chữa cháy.

2. Người tình nguyện tham gia phòng cháy và chữa cháy được bổ sung vào đội dân phòng hoặc đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở.”

28. Khoản 1 Điều 47 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“1. Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy thuộc Công an nhân dân, là một bộ phận của lực lượng vũ trang, được tổ chức và quản lý thống nhất từ trung ương đến địa phương.”

29. Điều 48 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“Điều 48. Chức năng, nhiệm vụ của lực lượng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy

1. Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn được giao, tham mưu, đề xuất với cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành, chỉ đạo và tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về phòng cháy và chữa cháy.

2. Tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật; hướng dẫn xây dựng phong trào toàn dân tham gia hoạt động phòng cháy và chữa cháy; huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ, kiến thức về phòng cháy và chữa cháy.

3. Thực hiện các biện pháp phòng cháy; thẩm định, phê duyệt thiết kế và nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy; chữa cháy kịp thời, hiệu quả.

Sửa đổi điều 48 Luật PCCC 2001

4. Xây dựng lực lượng phòng cháy và chữa cháy; trang bị và quản lý phương tiện, thiết bị phòng cháy và chữa cháy.

5. Tổ chức nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ trong lĩnh vực phòng cháy và chữa cháy; kiểm tra, kiểm định kỹ thuật và chứng nhận phù hợp đối với phương tiện, thiết bị, hàng có yêu cầu nghiêm ngặt về phòng cháy và chữa cháy theo quy định.

6. Kiểm tra, thanh tra, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về phòng cháy và chữa cháy; cấp giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm về cháy, nổ theo quy định.

7. Thực hiện một số hoạt động điều tra theo quy định của pháp luật về tổ chức điều tra hình sự.

8. Thực hiện nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.”

Luật PCCC 2013

30. Khoản 2 Điều 55 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“2. Nhà nước cấp ngân sách hoạt động phòng cháy và chữa cháy cho lực lượng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy, các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, lực lượng vũ trang và các đơn vị khác thụ hưởng ngân sách nhà nước.

Trong nhiệm vụ chi ngân sách quốc phòng và an ninh hàng năm của Ủy ban nhân dân các cấp phải có nội dung bảo đảm cho công tác phòng cháy và chữa cháy.”

31. Khoản 2 Điều 56 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“2. Nhà nước có chính sách ưu đãi về thuế đối với tổ chức, cá nhân sản xuất, lắp ráp phương tiện phòng cháy và chữa cháy.”

32. Khoản 3 và khoản 7 Điều 57 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“3. Tuyên truyền, giáo dục, phổ biến kiến thức về phòng cháy và chữa cháy; xây dựng phong trào toàn dân tham gia phòng cháy và chữa cháy.”

“7. Thẩm định, phê duyệt dự án, thiết kế và nghiệm thu công trình xây dựng về phòng cháy và chữa cháy; kiểm tra, kiểm định kỹ thuật và chứng nhận phù hợp đối với phương tiện, thiết bị, chất, hàng có yêu cầu nghiêm ngặt về phòng cháy và chữa cháy.”

33. Bổ sung Điều 63a vào sau Điều 63 như sau:

“Điều 63a. Xử lý các cơ sở không bảo đảm yêu cầu về phòng cháy và chữa cháy được đưa vào sử dụng trước khi Luật Phòng cháy và chữa cháy số 27/2001/QH10 có hiệu lực

Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quy định việc xử lý các cơ sở trên địa bàn không bảo đảm yêu cầu về phòng cháy và chữa cháy được đưa vào sử dụng trước ngày Luật Phòng cháy và chữa cháy số 27/2001/QH10 có hiệu lực. Đối với kho chứa và công trình chế biến sản phẩm dầu mỏ, khí đốt, hóa chất nguy hiểm về cháy, nổ ở khu dân cư, nơi đông người phải có phương án di chuyển, bảo đảm khoảng cách an toàn.”

Điều 2.

1. Bãi bỏ khoản 9 Điều 3.

2. Bỏ cụm từ “ấp, bản, tổ dân phố” tại khoản 1 Điều 31, điểm b khoản 2 Điều 37 và tên Điều 50; bỏ cụm từ “trưởng ấp, trưởng bản, tổ trưởng tổ dân phố” tại điểm b khoản 2 Điều 37; bỏ cụm từ “trưởng ấp, trưởng bản” tại điểm d khoản 2 Điều 37 của Luật phòng cháy và chữa cháy số 27/2001/QH10.

Điều 3.

1. Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2014.

2. Chính phủ quy định chi tiết các điều, khoản được giao trong Luật.

Luật này đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XlII, kỳ họp thứ 6 thông qua ngày 22 tháng 11 năm 2013./

THIẾT KẾ THI CÔNG THẨM DUYỆT NGHIỆM THU PCCC

Nguyên nhân cháy nhà làm 4 người thiệt mạng ở Hà Nội

Đối với việc phòng cháy chữa cháy trong khu dân cư là một việc hết sức phức tạp, khó khăn vì nhiều nguyên nhân. Khi sự cố về phòng cháy chữa cháy xảy ra, có nhiều hạn chế tiếp cận hiện trường dẫn đến những hậu quả đáng tiếc. Trưa 13/7, nhiều người dân có mặt tại ngõ 205/53 đường Xuân Đỉnh (quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) theo dõi lực lượng chức năng khám nghiệm hiện trường vụ cháy làm 4 người trong gia đình ông Văn Trọng Bộ (51 tuổi) tử vong. Hai đầu con ngõ nhỏ bị phong tỏa, theo tin tức trên báo Zing news.

Hiện trường vụ cháy
Lực lượng chức năng phong tỏa lối vào hiện trường vụ cháy. Ảnh: H.C.

Khi xảy ra cháy đối với một toà nhà không được trang bị hệ thống phòng cháy chữa cháy thì việc phát hiện đám cháy trễ làm nguyên nhân ảnh hưởng lớn. Là một trong những người đầu tiên chạy đến hiện trường, anh Đỗ Văn Hiến (hàng xóm) kể sáng sớm 13/7, gia đình anh thức giấc khi có người kêu cứu. Chạy ra kiểm tra, anh Hiến thấy tầng một nhà ông Bộ bốc cháy ngùn ngụt.

Sau khi trèo lên cột điện dập aptomat, người đàn ông này cầm xà beng phá cửa căn nhà bị cháy nhằm cứu người bên trong. Sau đó, những người có mặt cầm xô, chậu múc nước dập lửa.

“Lúc mọi người đang phá cửa, tôi vẫn nghe tiếng các nạn nhân kêu cứu trên tầng 3 của ngôi nhà. Nhưng chỉ ít phút sau thì không còn thấy ai gọi nữa”, anh Hiến buồn bã kể.

Trước đó, khoảng 2h52 ngày 13/7, Phòng Cảnh sát phòng cháy chữa cháy số 3, Cảnh sát PC&CC TP Hà Nội nhận được tin báo cháy từ người dân về việc tại căn nhà đang bị ngọn lửa thiêu rụi. Chủ ngôi nhà là ông Văn Trọng Bộ (51 tuổi), báo Công an Nhân dân đưa tin.

3 xe chữa cháy, 1 xe chỉ huy nhanh chóng tới hiện trường phối hợp với Công an phường Xuân Đỉnh phá cửa đã bị khóa trái bên trong. Song song với việc dùng vòi rồng phun nước, mặt khác tìm kiếm 4 nạn nhân đang bị mắc kẹt bên trong.

Lực lượng phòng cháy chữa cháy tiến hành đập cửa, phát hiện phòng ngủ phía trong tầng 3 căn nhà có nạn nhân là ông Văn Trọng Bộ  nhưng đã tử vong trước đó. Phòng ngủ phía ngoài đường, có 3 nạn nhân là vợ và con ông Bộ gồm: bà Hoàng Thị Hoa (59 tuổi), Văn Trọng Hòa (25 tuổi),  Văn Thảo Nga (17 tuổi) cũng đã tử vong.

Khoảng 6h sáng cùng ngày, các thi thể nạn nhân được chuyển lên xe cứu thương đưa Bệnh viện E. Ngay trong sáng 13/7, lực lượng chức năng đã khám nghiệm hiện trường điều tra nguyên nhân.

Tại hiện trường của vụ cháy, lực lượng phòng cháy chữa cháy kiểm tra sơ bộ ban đầu cho thấy, dấu hiệu ngọn lửa bùng phát không lớn, tuy nhiên nhiều vết khói ám đen đặc trên tường, đặc biệt khu vực bếp để tủ lạnh và 3 xe máy, xe đạp cùng một số đồ dùng sinh hoạt gia đình đã bị ngọn lửa thiêu rụi, trơ khung.

Đáng chú ý, tại phòng khách tiếp giáp với cửa chính bộ tủ, bàn ghế không hề bị cháy, trên ghế có cả chăn, gối cũng không bị ngọn lửa thiêu. Chỉ có ti vi ngoài phòng khách, do sức nóng của nhiệt nên bị sun lại, vỡ màn hình.

Đặc biệt, nơi phát hiện thi thể các nạn nhân cũng không bị ngọn lửa cháy lên, chỉ có bị ám khói đen dày đặc khắp cầu thang và  phía bên trong. Theo quan sát , phía ngoài lan can của tầng 3 cũng bị ám khói đen.

Theo nhận định ban đầu của cơ quan phòng cháy chữa cháy, nguyên nhân vụ cháy có thể do chập điện gây cháy tủ lạnh sau đó lan sang 3 xe máy, 1 xe đạp gây hỏa hoạn trong khu vực bếp làm 4 tử vong vì ngạt khói.

Được biết, gia đình ông Bộ định cư ở ngôi nhà gần 10 năm, có hộ khẩu tại phường Xuân Đỉnh, ông Bộ hiện đang công tác tại một Viện nghiên cứu địa chất, con trai học xong đại học. Hiện lực lượng chức năng đang tiếp tục điều tra, làm rõ nguyên nhân vụ cháy.

Nguồn: Tổng hợp

LIÊN HỆ PCCC BMC

Văn phòng

Tầng 11, Tòa nhà VEAM
Phú Thượng, Tây Hồ, Hà Nội


Kết nối với chúng tôi