Những Thay Đổi Giảm Bớt áp dụng của TCVN 3890: 2023 – Trang Bị Phương Tiện PCCC cho Nhà và Công Trình

Thay Đổi Giảm Bớt áp dụng TCVN 3890 : 2023 “Trang bị phương tiện PCCC cho nhà và công trình”;

Tiêu chuẩn mới này có nhiều thay đổi đáng chú ý. Những điều chỉnh này không chỉ giảm bớt gánh nặng chi phí mà còn tăng cường hiệu quả của hệ thống PCCC. Hãy cùng tìm hiểu chi tiết trong bài viết sau.

Một số quy định giảm bớt tại TCVN 3890:2023 so với TCVN 3890:2009
TCVN 3890:2023 giảm bớt nhiều về yêu cầu kỹ thuật PCCC

1. Tổng Quan về TCVN 3890: 2023

TCVN 3890: 2023 là tiêu chuẩn quốc gia quy định cụ thể về việc trang bị phương tiện PCCC cho các nhà ở và công trình xây dựng. Các thay đổi trong phiên bản này nhằm đơn giản hóa thiết kế hệ thống PCCC và tăng tính hiệu quả.

2. Những Thay Đổi Giảm Bớt Cụ Thể

a. Hệ thống cấp nước chữa cháy ngoài nhà

– Theo quy định tại Phụ lục C của TCVN 3890:2023, yêu cầu về trang bị hệ thống cấp nước chữa cháy ngoài nhà đã được quy định cho:

  • Đô thị,
  • Khu kinh tế,
  • Khu công nghiệp,
  • Cụm công nghiệp,
  • Khu chế xuất,
  • Khu công nghệ cao và
  • khu chức năng khác theo quy định của pháp luật hiện hành thuộc thẩm quyền phê duyệt của cấp huyện trở lên;
Nguồn cấp nước chữa cháy trong bán kính 200m

Khi nhà, công trình nằm trong bán kính phục vụ không lớn hơn 200 m từ trụ cấp nước chữa cháy hoặc bãi đỗ, bến lấy nước của ao, hồ, sông, bể nước công cộng thì cho phép không phải trang bị hệ thống cấp nước chữa cháy ngoài nhà.

Nguồn cấp nước chữa cháy ngoài bán kính 200m

Thì áp dụng theo Điều 6.1 của QCVN 06:2022/BXD:

“Tại những địa phương chưa có đủ điều kiện hạ tầng giao thông công cộng và cấp nước chung theo quy định của quy chuẩn này thì các giải pháp chữa cháy và cứu nạn được thực hiện theo các hướng dẫn riêng của cơ quan quản lý nhà nước về PCCC ở những địa phương đó”.
Tính toán lưu lượng hệ thống cấp nước ngoài nhà cho một số loại hình công trình đặc thù:
  • Đối với cơ sở sản xuất,
  • Kinh doanh, bảo quản, vật liệu nổ công nghiệp và tiền chất thuốc nổ;
  • Kho dầu mỏ và sản phẩm dầu mỏ, kho khí đốt áp dụng theo các quy định của quy chuẩn, tiêu chuẩn chuyên ngành như QCVN 01:2019/BCT (về vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ), TCVN 5307:2009 (về kho dầu mỏ và sản phẩm dầu mỏ) để yêu cầu lưu lượng và khối tích nước chữa cháy.
  • Cửa hàng xăng dầu, cửa hàng kinh doanh khí đốt: Thì áp dụng Bảng 8 QCVN 06:2022/BXD
    • 5 l/s khi ở vùng nông thôn,
    • 10 l/s khi ở thành thị.
họng cung cấp nước chữa cháy ngoài nhà tiêu chuẩn
Trụ họng cung cấp nước chữa cháy ngoài nhà tiêu chuẩn

b. Hệ thống báo cháy tự động và chữa cháy tự động

Gian phòng trong nhà sản xuất, nhà kho hạng sản xuất D, E
  • Phân xưởng thuộc công nghiệp dệt và giấy có quá trình sản xuất ướt,
  • Phân xưởng chế biến thực phẩm, cá, thịt, sữa…

Không yêu cầu phải trang bị hệ thống báo cháy tự động, hệ thống chữa cháy tự động;

Giảm trang bị đầu báo cháy tự động:

Gian phòng trong các nhà máy sản xuất, nhà kho, gara ô tô bố trí độc lập… đã trang bị hệ thống chữa cháy tự động. Hệ thống có kết nối liên động với trung tâm báo cháy thì cho phép không trang bị đầu báo cháy tự động;

Chữa cháy tự động sprinkler ở cửa phòng chung cư

Cho phép trong căn hộ của nhà chung cư (nhóm F1.3) có chiều cao không quá 75m. (quy định trước đây yêu cầu trang bị đầu phun sprinkler trong từng gian phòng của căn hộ);

Các khu vực không phải trang bị hệ thống chữa cháy tự động và hệ thống báo cháy tự động:

(TCVN 3890:2023 bổ sung và làm rõ hơn)

  • Các phòng sản xuất với quy trình ướt, hồ bơi, phòng tắm, phòng rửa, phòng vệ sinh;
  • Gian phòng hạng nguy hiểm cháy D;
  • Hành lang bên;
  • Thang bộ;
  • Khoang đệm ngăn cháy có tăng áp;
  • Khu vực không có nguy hiểm về cháy.
Các khu vực không có nguy hiểm về cháy, không yêu cầu phải trang bị hệ thống báo cháy, chữa cháy tự động: Vườn cây xanh, buồng thang bộ, nhà tắm,…
Các khu vực không có nguy hiểm về cháy, không yêu cầu phải trang bị hệ thống báo cháy, chữa cháy tự động: Vườn cây xanh, buồng thang bộ, nhà tắm,…
– Hạng mục cáp của nhà máy điện, trạm biến áp

Chỉ yêu cầu trang bị hệ thống báo cháy tự động và/hoặc hệ thống chữa cháy tự động phần cáp đặt ở trong nhà, công trình. (Hầm, đường hầm, giếng, sàn nâng, máng kín, khoang dùng để đặt cáp)

– Đối với khoảng không gian phía trên trần giả hoặc dưới sàn nâng trong các gian phòng

(Nhà thuộc diện trang bị hệ thống chữa cháy tự động và/hoặc hệ thống báo cháy tự động)

Không yêu cầu trang bị hệ thống chữa cháy, báo cháy tự động khi cáp tại khu vực này đảm bảo:

  • Được luồn trong ống
  • Được bọc bằng vật liệu không cháy hoặc có tính cháy Ch1 (cháy yếu)
  • Khi chỉ bố trí cáp đơn (dây dẫn) để cấp nguồn cho các hệ thống chiếu sáng và hệ thống cáp thông tin.

Trong trường hợp phải trang bị:

Chỉ yêu cầu bố trí đầu phun chữa cháy, đầu báo cháy tại các vị trí các đường ống kỹ thuật và/hoặc đường máng cáp tại không gian phía trên trần treo và tại các khu vực:

  • Hành lang thoát nạn,
  • Hội trường,
  • Tiền sảnh;
  • Gian phòng có từ 50 người trở lên;
  • Gian phòng cấp nguy hiểm cháy theo công năng nhóm F1.1 (nhà trẻ, trường mẫu giáo, mầm non; bệnh viện,…) và
  • F4.1 (các trường tiểu học, trung học cơ sở, , trường trung học phổ thông, trung học chuyên nghiệp, trường dạy nghề,…) và kinh doanh dịch vụ karaoke, vũ trường, quán bar, hộp đêm.
Diện tích yêu cầu trang bị Sprinkler cho các gian phòng sản xuất có hạng nguy hiểm cháy C:

Tăng từ 300m² lên 1.000m².

  • Phân xưởng xẻ gỗ,
  • Phân xưởng làm đồ mỹ thuật bằng gỗ;
  • Phân xưởng dệt và may mặc;
  • Phân xưởng công nghiệp giấy với quá trình sản xuất khô,…

Áp dụng TCVN 3890:2023 đã được cập nhật để phù hợp với thực tiễn và yêu cầu PCCC hiện đại.

c. Bình chữa cháy xách tay

Số lượng bình chữa cháy TCVN 3890:2023 cũng thấp hơn so với yêu cầu trước đây. Dự trữ tối thiểu 10% tổng số bình theo tính toán để trang bị thay thế khi cần thiế. (cho phép không quá 100 bình mỗi loại).

d. Trang bị bố trí Phương tiện phá dỡ thô sơ Tại TCVN 3890:2023

Đã giảm bớt số lượng và chủng loại phương tiện, dụng cụ phá dỡ thô sơ yêu cầu phải trang bị.

Quy định hiện nay bao gồm:

  • Rìu cứu nạn (trọng lượng 2 kg, cán dài 90 cm, chất liệu thép cacbon cường độ cao); xà beng (một đầu nhọn, một đầu dẹt, dài 100 cm);
  • búa tạ (thép cacbon cường độ cao, nặng 5 kg, cán dài 50 cm);
  • kìm cộng lực (dài 60 cm, tải cắt 60kg).

4. Giá trị thực tiễn những thay đổi giảm bớt của TCVN 3890 năm 2023

Những thay đổi giảm bớt trong áp dụng TCVN 3890: 2023 Giảm bớt một số yêu cầu không cần thiết, giúp tiết kiệm chi phí và thời gian thi công hệ thống PCCC cho cơ sở, công trình.

Tiêu chuẩn này đánh dấu bước tiến quan trọng trong việc tối ưu hóa quy trình trang bị phương tiện PCCC cho nhà và công trình. Việc này góp phần tạo điều kiện thuận lợ giảm bớt chi phí xây dựng PCCC và đảm bảo an toàn, hiệu quả. Để tìm hiểu thêm, bạn có thể truy cập toàn văn TCVN 3890:2023

Chủ đầu tư, người đứng đầu cơ sở có thể căn cứ một số quy định giảm bớt nêu trên để áp dụng linh hoạt khi trang bị phương tiện, hệ thống PCCC cho nhà, công trình của mình nhằm giảm thiểu chi phí đầu tư trong quá trình đầu tư, khai thác, vận hành sử dụng./.

Bột trong bình chữa cháy chứa chất gì?

Bột trong bình chữa cháy chứa chất gì?

Bình chữa cháy bằng bột đang được tiêu thụ rất phổ biến vì những tính năng chữa cháy đa dạng và phù hợp với mọi đối tượng khách hàng. Bình chữa cháy dạng bột hiện nay đa dạng nhiều mẫu mã, kích thước, gồm có hai thành phần chính là bộ phận khí đẩy và bột chữa cháy…

Hiện nay trên thị trường các loại bình chữa cháy bằng bột đang được tiêu thụ rất phổ biến vì những tính năng chữa cháy đa dạng và phù hợp với mọi đối tượng khách hàng. Khi sử dụng các loại bình chữa cháy dạng bột không ít quý khách thắc mắc liệu bột trong bình chữa cháy được làm từ chất gì? Bài viết này sẽ giúp quý khách hàng hiểu thêm về điều này.

Bình chữa cháy dạng bột - PCCC Thắng Lợi

Cấu tạo của bình chữa cháy dạng bột
Một bình chữa cháy dạng bột gồm có hai thành phần chính là bộ phận khí đẩy và bột chữa cháy.
  • Khí đẩy: là khí trơ không cháy, không dẫn điện ở điện áp dưới 50kV, thường là N2,CO2,…
  • Bột chữa cháy:  là chất chữa cháy dạng bột, không cháy, có ký hiệu loại nào thì chỉ định dập tắt đám cháy loại đó có hiệu quả( như bột ABC, BC, AB). Bên trong bột chữa cháy thì có đến 80% là NaHCO3.
NaHCO3 là chất hóa học gì, có tác dụng như thế nào?
Bình bột chữa cháy có nguyên lý chữa cháy là “Làm loãng nồng độ Oxy và hỗn hợp chất cháy” và nó hoạt động như sau:
Bột NaHCO3 trong chất chữa cháy sẽ tác dụng với nhiệt trong đám cháy để sinh ra khí CO2 “làm ngạt” đám cháy. Khí CO2 sinh ra sẽ khiến cho vùng cháy xung quanh nó không đủ Oxy để cung cấp duy trì sự cháy, dẫn tới việc đám cháy tự tắt đi.
Vậy khí CO2 sinh ra từ phản ứng hóa học của muối NaHCO3  bị phân hủy khi có tác dụng của nhiệt độ theo phương trình phản ứng sau: NaHCO3 -> Na2CO3 + CO2 + H2O.
Vì NaHCO3 khi bị phân hủy bởi nhiệt sẽ tạo ra Na2CO3 nên khi sử dụng bình chữa cháy dạng bột thì sau khi đã dập tắt được đám cháy sẽ để lại hóa chất cặn từ bột chữa cháy (Na2CO3). Chính những chất hóa học này sẽ làm ảnh hưởng đến các thiết bị điện tử do đó, các loại bình chữa cháy dạng bột thường không được sử dụng khi dập tắt đám cháy trong gia đình. Đây cũng là thông tin giúp quý khách hàng hiểu rõ hơn về bình chữa cháy dạng bột và có sự lựa chọn thích hợp khi mua bình chữa cháy.
Khi sử dụng các bình chữa cháy dạng bột khách hàng cần lưu ý:
– Đọc hướng dẫn, nắm kỹ tính năng tác dụng của từng loại bình để bố trí dập các đám cháy cho phù hợp.
– Khi phun phải đứng ở đầu hướng gió (cháy ngoài); đứng gần cửa ra vào (cháy trong).
– Khi phun phải tắt hẳn mới ngừng phun.
– Khi dập các đám cháy chất lỏng phải phun bao phủ lên bề mặt cháy, tránh phun xục trực tiếp xuống chất lỏng đề phòng chúng bắn ra ngoài, cháy to hơn.
– Khi phun tuỳ thuộc vào từng đám cháy và lượng khí đẩy còn lại trong bình mà chọn vị trí, khoảng cách đứng phun cho phù hợp.
– Bình chữa cháy đã qua sử dụng cần để riêng tránh nhầm lẫn.
– Khi phun giữ bình ở tư thế thẳng đứng
Trên đây là những thông tin về loại bột được sử dụng để dập tắt các đám cháy trong các bình chữa cháy. Hy vọng bài viết này sẽ mang lại được những thông tin cần thiết cho khách hàng.
Công ty PCCC 3S chúng tôi tự hào là đơn vị cung cấp các loại bình chữa cháy dạng bột đa dạng nhiều mẫu mã, kích thước, bên cạnh đó cửa hàng của chúng tôi còn có loại bình chữa cháy khí CO2 để phục vụ cho việc chữa cháy trong gia đình.

Thiết bị cứu nạn dành cho chung cư cao tầng

THIẾT BỊ CỨU NẠN DÀNH CHO CHUNG CƯ CAO TẦNG

Thiết bị cứu hộ cứu nạn dành cho chung cư cao tầng.

Các thiết bị cứu hộ cứu nạn tự cứu khi có sự cố đối với chung cư cao tầng như thang dây, mặt nạn phòng độc, bình chữa cháy, dây tụt thoát nạn, vải chống cháy – mền chống cháy,… được sử dụng để làm phương tiện thoát nạn khi có sự cố xảy ra tại chung cư cao tầng.

1. Thang dây thoát nạn. Sử dụng thang dây thoát nạn giúp thoát khỏi đám cháy an toàn, những cuộn thang dây nên để sẵn tại các vị trí cửa sổ (cửa không nên có song chắn) để khi có sự cố thì chỉ việc lấy sử dụng. Chiều dai thang tùy vào nhu cầu sử dụng.
Có nhiều loại thang khác nhau, tuy nhiên, để sử dụng thang dây cần phải có một vài dụng cụ kèm theo.
Nếu loại thang dây không có móc treo tường sẵn thì sẽ cần 1 đoạn gỗ hoặc ống kim loại đường kính khoảng 5cm để làm giá đỡ treo thang.

thang dây thoát nạn chung cư

2. Dây tụt thoát nạn Doosung.
Là dạng dây kèm đai dùng để thoát nạn từ trên cao, đeo đai vào người rồi tụt xuống tại vị trí phù hợp. Chiều dài của dây cũng có nhiều kích thước khác nhau. Dây chịu trọng tải vận hành tới 150kg.

dây tụt thoát nạn chung cư cao tầng

3. Mặt nạn phòng độc.
Gồm:

  • Mặt nạ phòng độc phin lọc 306.
  • Mặt nạ phòng độc phin lọc 3M 3100
  • Mặt nạ phòng độc 618
  • Mặt nạ phòng độc liên xô
  • Mặt nạ phòng độc L2 TQ

mặt nạ phòng độc 306
4. Mền chống cháy – vải chống cháy
Là loại vải sợ thủy tinh chịu nhiệt tới 550 độ C, có các kích thước: 1mx1m, 1.8mx1.2m, 1.8mx1.8m, 1mx50m, 1.8mx50m.
Dùng loại vải này trùm thân khi thoát ra khỏi đám cháy, đi qua vùng có cháy.

sử dụng mền chống cháy

Các thiết bị phương tiện dùng để thoát nạn rất cần thiết đối với con người sống trên các tòa nhà cao tầng hiện nay, do tình trạng cháy diễn ra tại các công trình này xảy ra ngày một tăng. Nguyên nhân có nhiều nhưng chủ yếu đến từ việc công trình không được trang bị các hệ thống PCCC và do ý thức người dân sống trong chung cư chưa cao, không tuân thủ các quy định an toàn đối với công tác PCCC.

Triển lãm thiết bị an ninh, an toàn, bảo vệ, phòng PCCC, CNCH

Triển lãm thiết bị an ninh, an toàn, bảo vệ, phòng PCCC, CNCH

Ngày 10/7/2018, tại Hà Nội, đã diễn ra buổi họp báo về “Triển lãm Quốc tế về Kỹ thuật, Phương tiện Phòng cháy, Chữa cháy, Cứu nạn, Cứu hộ và Thiết bị An ninh, An toàn, Bảo vệ 2018 – Fire Safety & Rescue Vietnam – Secutech Vietnam 2018”.  

Công ty Cổ phần Hội chợ Triển lãm và Quảng cáo Việt Nam – VIETFAIR phối hợp với Công ty Messe Frankfurt New Era Business Media thuộc Tập đoàn Messe Frankfurt tổ chức “Triển lãm Quốc tế về Kỹ thuật, Phương tiện Phòng cháy, Chữa cháy, Cứu nạn, Cứu hộ và Thiết bị An ninh, An toàn, Bảo vệ 2018 – Fire Safety & Rescue Vietnam – Secutech Vietnam 2018”.

Triển lãm sẽ diễn ra từ ngày 16 đến 18-8, tại Trung tâm Hội chợ và Triển lãm Sài Gòn – SECC – 799 Đại lộ Nguyễn Văn Linh, Quận 7, TP. Hồ Chí Minh.

 

Tại buổi họp báo nhiều phóng viên đưa ra câu hỏi về các thiết bị,

sản phẩm an ninh, an toàn PCCC

 

Triển lãm có quy mô 530 gian hàng, 300 đơn vị là các cơ quan, tổ chức, nhà sản xuất, cung cấp chuyên nghiệp hàng đầu đến từ 24 quốc gia và vùng lãnh thổ như: Anh, Ấn Độ, Croatia, Đài Loan, Đức, Hà Lan, Hàn Quốc, Hoa Kỳ, Hồng Kông, Indonesia, Italia Malaysia, Nhật Bản, Pháp, Singapore, Thái Lan, Trung Quốc, UAE, Việt Nam,…

 

 

Thiếu tướng Đoàn Việt Mạnh, Cục trưởng Cục Cảnh sát PCCC và CNCH

tại triển lãm quốc tế, kỹ thuật… năm 2017

 

Các giải pháp hàng đầu trưng bày tại triển lãm năm nay gồm: Giám sát nhà thông minh, Quản lý nhà thông minh, căn hộ thông minh & đổi mới trong IOT, thiết bị bảo hộ cá nhân, hệ thống PCCC.

Cùng với đó là công nghệ và hàng ngàn thiết bị, sản phẩm trong lĩnh vực an ninh như: hệ thống giám sát HD, 4K, giải pháp nâng cấp cho hệ thống giám sát dựa trên nền tảng cơ bản đã có; kiểm soát vào ra; sinh trắc học; khóa điện tử & thẻ thông minh; báo động đột nhập và thiết bị ngoại vi; công nghệ – thiết bị chiếu sáng… với các khu triển lãm chuyên đề…

Một số hình ảnh tại buổi triển lãm:

 

 

 

Triển lãm tạo cơ hội tăng cường hợp tác quốc tế, chia sẻ kinh nghiệm, chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực PCCC & CNCH; giới thiệu, quảng bá hình ảnh lực lượng Cảnh sát PCCC Việt Nam trong cộng đồng ASEAN, khu vực và thế giới; tìm kiếm cơ hội hợp tác, đầu tư, hỗ trợ của các nước phát triển và các tổ chức, doanh nghiệp trên toàn cầu trong lĩnh vực trang bị phương tiện, xây dựng cơ sở vật chất, hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về PCCC.

 

Trong khuôn khổ Triển lãm sẽ diễn ra các buổi Hội thảo về Công nghệ Phòng cháy chữa cháy; An ninh an toàn; Diễn đàn Giải pháp thông minh tại Việt Nam – Vietnam Smart Solutions (giới thiệu về các giải pháp thông minh trong lĩnh vực xây dựng, giao thông, tòa nhà – nhà thông minh, nhà máy, …).

Cục Cảnh sát PCCC và CNCH; Cảnh sát PCCC TP. Hồ Chí Minh, Sở Giáo dục & Đào tạo TP. Hồ Chí Minh, Trường Đại học PCCC; một số trường Đại học, Cao đẳng, Trung học và các cấp học phổ thông trên địa bàn sẽ phối hợp tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn về kỹ năng thoát nạn từ trên cao, kỹ năng sơ cấp cứu ban đầu và các kỹ năng chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ nói chung và kỹ năng xử lý sự cố trên phương tiện giao thông cơ giới… cho người dân, học sinh, sinh viên, cán bộ, công nhân viên và khách đến thăm quan Triển lãm.

PV

LIÊN HỆ PCCC BMC

Văn phòng

Tầng 11, Tòa nhà VEAM
Phú Thượng, Tây Hồ, Hà Nội


Kết nối với chúng tôi

Call Now Button