Hướng Dẫn Thực Hiện TCVN 3890:2023 – Trang Bị, Bố Trí Phương Tiện PCCC Cho Nhà và Công Trình

1. Tổng Quan về TCVN 3890:2023

TCVN 3890:2023 là tiêu chuẩn quốc gia đề ra các yêu cầu về trang bị và bố trí phương tiện PCCC cho các công trình. Việc hướng dẫn thực hiện TCVN 3890:2023 giúp đảm bảo an toàn và tuân thủ pháp luật.

Một số quy định giảm bớt tại TCVN 3890:2023 so với TCVN 3890:2009
TCVN 3890:2023 giảm bớt nhiều về yêu cầu kỹ thuật PCCC

2. Hướng Dẫn Thực Hiện TCVN 3890:2023 – Các Bước Cần Lưu Ý

Xử lý thực hiện trong giai đoạn chuyển tiếp

– Nhà, công trình hiện hữu, khi cải tạo làm:
  • Tăng quy mô (tăng số tầng, chiều cao PCCC, diện tích, khối tích),
  • Chuyển đổi công năng sử dụng nhà, công trình

Thì phải xem xét trang bị, bố trí phương tiện PCCC theo quy định của TCVN 3890:2023 trong phạm vi điều chỉnh, cải tạo đó.

– Đối với trường hợp nhà, công trình đã được trang bị theo TCVN 3890 phiên bản trước.

Nay điều chỉnh hoặc cải tạo mà điều chỉnh, cải tạo không làm thay đổi quy mô, công năng chính của nhà thì có thể lựa chọn áp dụng phiên bản TCVN 3890 tại thời điểm thẩm duyệt hoặc đưa vào sử dụng mà không phải áp dụng theo TCVN 3890:2023 .

(ngoại trừ các trường hợp chuyển tiếp đã được quy định cụ thể trong tiêu chuẩn)

3. PCCC đối với một số loại hình công trình không được nêu tên cụ thể trong TCVN 3890:2023

Danh sách không trình không đề cập

Việc áp dụng quy định về trang bị phương tiện, hệ thống PCCC đối với một số loại hình công trình không được nêu tên cụ thể trong TCVN 3890:2023:

  • Phòng khám đa khoa,
  • Chuyên khoa,
  • Nhà hộ sinh,
  • Nhà chuyên dùng cho người cao tuổi,
  • Khối nhà ngủ của trường nội trú và của cơ sở cho trẻ em,
  • Câu lạc bộ,
  • Phòng hát,
  • Công trình thể thao,
  • Trung tâm hội nghị,…

Phân Loại áp dụng đối với công năng từng Công Trình

Việc trang bị phương tiện, hệ thống phòng cháy, chữa cháy cho nhà và công trình căn cứ trên cơ sở:

  • Phân tích công năng sử dụng,
  • Tính chất nguy hiểm cháy
  • Các yếu tố khác liên quan đến việc bảo vệ con người và tài sản.

Đối với nhà và công trình không được quy định tại các Phụ lục A, B, C, D, E, F, G thì phải trang bị phương tiện, hệ thống phòng cháy, chữa cháy như với nhà và công trình có công năng tương tự theo quy định tại Điều 4.8 TCVN 3890:2023. Đối với các loại hình công trình trên có thể áp dụng như sau:

Phòng khám đa khoa cơ sở y tế

– Phòng khám đa khoa, chuyên khoa, nhà hộ sinh được quy định tại mục 15 bảng A.1 (áp dụng quy định như đối với phòng khám, nhà điều dưỡng, phục hồi chức năng, chỉnh hình);

Nhà dưỡng lão

– Nhà chuyên dùng cho người cao tuổi áp dụng theo quy định tại mục 6 Bảng A.1 (áp dụng quy định như đối với nhà dưỡng lão, nhà chăm sóc người khuyết tật);

Nhà nội trú cơ sở giáo dục, trẻ em

– Khối nhà ngủ của trường nội trú và của cơ sở cho trẻ em áp dụng theo quy định tại mục 7 Bảng A.1 (áp dụng quy định như đối với nhà trẻ, mẫu giáo, mầm non);

Câu lạc bộ, phòng hát karaoke

– Câu lạc bộ, phòng hát áp dụng quy định tại mục 20 Bảng A.1 (áp dụng quy định như đối với nhà kinh doanh dịch vụ karaoke, vũ trường, quán bar, hộp đêm);

Công trình thể thao

– Công trình thể thao có khán đài áp dụng quy định tại mục 14 Bảng A.1 (áp dụng quy định như đối với nhà thi đấu thể thao, cung thể thao);

Trung tâm hội nghị

– Trung tâm hội nghị áp dụng quy định tại mục 11 Bảng A.1 (áp dụng quy định như đối với nhà thi đấu thể thao, cung thể thao).

Trang bị bố trí thiết bị báo cháy
Trang bị bố trí thiết bị báo cháy

4. Thực Hiện TCVN 3890:2023 – Trang Bị, Bố Trí Phương Tiện PCCC Cho Nhà và Công Trình có nhiều yếu tố giảm bớt so với tiêu chuẩn cũ

Việc hướng dẫn thực hiện TCVN 3890:2023 giúp bạn áp dụng đúng các quy định về trang bị và bố trí phương tiện PCCC, đảm bảo an toàn cho nhà và công trình. Nếu bạn cần thêm hỗ trợ, hãy liên hệ với chúng tôi để nhận được sự tư vấn chuyên nghiệp.

Những Thay Đổi Giảm Bớt áp dụng của TCVN 3890: 2023 – Trang Bị Phương Tiện PCCC cho Nhà và Công Trình

Thay Đổi Giảm Bớt áp dụng TCVN 3890 : 2023 “Trang bị phương tiện PCCC cho nhà và công trình”;

Tiêu chuẩn mới này có nhiều thay đổi đáng chú ý. Những điều chỉnh này không chỉ giảm bớt gánh nặng chi phí mà còn tăng cường hiệu quả của hệ thống PCCC. Hãy cùng tìm hiểu chi tiết trong bài viết sau.

Một số quy định giảm bớt tại TCVN 3890:2023 so với TCVN 3890:2009
TCVN 3890:2023 giảm bớt nhiều về yêu cầu kỹ thuật PCCC

1. Tổng Quan về TCVN 3890: 2023

TCVN 3890: 2023 là tiêu chuẩn quốc gia quy định cụ thể về việc trang bị phương tiện PCCC cho các nhà ở và công trình xây dựng. Các thay đổi trong phiên bản này nhằm đơn giản hóa thiết kế hệ thống PCCC và tăng tính hiệu quả.

2. Những Thay Đổi Giảm Bớt Cụ Thể

a. Hệ thống cấp nước chữa cháy ngoài nhà

– Theo quy định tại Phụ lục C của TCVN 3890:2023, yêu cầu về trang bị hệ thống cấp nước chữa cháy ngoài nhà đã được quy định cho:

  • Đô thị,
  • Khu kinh tế,
  • Khu công nghiệp,
  • Cụm công nghiệp,
  • Khu chế xuất,
  • Khu công nghệ cao và
  • khu chức năng khác theo quy định của pháp luật hiện hành thuộc thẩm quyền phê duyệt của cấp huyện trở lên;
Nguồn cấp nước chữa cháy trong bán kính 200m

Khi nhà, công trình nằm trong bán kính phục vụ không lớn hơn 200 m từ trụ cấp nước chữa cháy hoặc bãi đỗ, bến lấy nước của ao, hồ, sông, bể nước công cộng thì cho phép không phải trang bị hệ thống cấp nước chữa cháy ngoài nhà.

Nguồn cấp nước chữa cháy ngoài bán kính 200m

Thì áp dụng theo Điều 6.1 của QCVN 06:2022/BXD:

“Tại những địa phương chưa có đủ điều kiện hạ tầng giao thông công cộng và cấp nước chung theo quy định của quy chuẩn này thì các giải pháp chữa cháy và cứu nạn được thực hiện theo các hướng dẫn riêng của cơ quan quản lý nhà nước về PCCC ở những địa phương đó”.
Tính toán lưu lượng hệ thống cấp nước ngoài nhà cho một số loại hình công trình đặc thù:
  • Đối với cơ sở sản xuất,
  • Kinh doanh, bảo quản, vật liệu nổ công nghiệp và tiền chất thuốc nổ;
  • Kho dầu mỏ và sản phẩm dầu mỏ, kho khí đốt áp dụng theo các quy định của quy chuẩn, tiêu chuẩn chuyên ngành như QCVN 01:2019/BCT (về vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ), TCVN 5307:2009 (về kho dầu mỏ và sản phẩm dầu mỏ) để yêu cầu lưu lượng và khối tích nước chữa cháy.
  • Cửa hàng xăng dầu, cửa hàng kinh doanh khí đốt: Thì áp dụng Bảng 8 QCVN 06:2022/BXD
    • 5 l/s khi ở vùng nông thôn,
    • 10 l/s khi ở thành thị.
họng cung cấp nước chữa cháy ngoài nhà tiêu chuẩn
Trụ họng cung cấp nước chữa cháy ngoài nhà tiêu chuẩn

b. Hệ thống báo cháy tự động và chữa cháy tự động

Gian phòng trong nhà sản xuất, nhà kho hạng sản xuất D, E
  • Phân xưởng thuộc công nghiệp dệt và giấy có quá trình sản xuất ướt,
  • Phân xưởng chế biến thực phẩm, cá, thịt, sữa…

Không yêu cầu phải trang bị hệ thống báo cháy tự động, hệ thống chữa cháy tự động;

Giảm trang bị đầu báo cháy tự động:

Gian phòng trong các nhà máy sản xuất, nhà kho, gara ô tô bố trí độc lập… đã trang bị hệ thống chữa cháy tự động. Hệ thống có kết nối liên động với trung tâm báo cháy thì cho phép không trang bị đầu báo cháy tự động;

Chữa cháy tự động sprinkler ở cửa phòng chung cư

Cho phép trong căn hộ của nhà chung cư (nhóm F1.3) có chiều cao không quá 75m. (quy định trước đây yêu cầu trang bị đầu phun sprinkler trong từng gian phòng của căn hộ);

Các khu vực không phải trang bị hệ thống chữa cháy tự động và hệ thống báo cháy tự động:

(TCVN 3890:2023 bổ sung và làm rõ hơn)

  • Các phòng sản xuất với quy trình ướt, hồ bơi, phòng tắm, phòng rửa, phòng vệ sinh;
  • Gian phòng hạng nguy hiểm cháy D;
  • Hành lang bên;
  • Thang bộ;
  • Khoang đệm ngăn cháy có tăng áp;
  • Khu vực không có nguy hiểm về cháy.
Các khu vực không có nguy hiểm về cháy, không yêu cầu phải trang bị hệ thống báo cháy, chữa cháy tự động: Vườn cây xanh, buồng thang bộ, nhà tắm,…
Các khu vực không có nguy hiểm về cháy, không yêu cầu phải trang bị hệ thống báo cháy, chữa cháy tự động: Vườn cây xanh, buồng thang bộ, nhà tắm,…
– Hạng mục cáp của nhà máy điện, trạm biến áp

Chỉ yêu cầu trang bị hệ thống báo cháy tự động và/hoặc hệ thống chữa cháy tự động phần cáp đặt ở trong nhà, công trình. (Hầm, đường hầm, giếng, sàn nâng, máng kín, khoang dùng để đặt cáp)

– Đối với khoảng không gian phía trên trần giả hoặc dưới sàn nâng trong các gian phòng

(Nhà thuộc diện trang bị hệ thống chữa cháy tự động và/hoặc hệ thống báo cháy tự động)

Không yêu cầu trang bị hệ thống chữa cháy, báo cháy tự động khi cáp tại khu vực này đảm bảo:

  • Được luồn trong ống
  • Được bọc bằng vật liệu không cháy hoặc có tính cháy Ch1 (cháy yếu)
  • Khi chỉ bố trí cáp đơn (dây dẫn) để cấp nguồn cho các hệ thống chiếu sáng và hệ thống cáp thông tin.

Trong trường hợp phải trang bị:

Chỉ yêu cầu bố trí đầu phun chữa cháy, đầu báo cháy tại các vị trí các đường ống kỹ thuật và/hoặc đường máng cáp tại không gian phía trên trần treo và tại các khu vực:

  • Hành lang thoát nạn,
  • Hội trường,
  • Tiền sảnh;
  • Gian phòng có từ 50 người trở lên;
  • Gian phòng cấp nguy hiểm cháy theo công năng nhóm F1.1 (nhà trẻ, trường mẫu giáo, mầm non; bệnh viện,…) và
  • F4.1 (các trường tiểu học, trung học cơ sở, , trường trung học phổ thông, trung học chuyên nghiệp, trường dạy nghề,…) và kinh doanh dịch vụ karaoke, vũ trường, quán bar, hộp đêm.
Diện tích yêu cầu trang bị Sprinkler cho các gian phòng sản xuất có hạng nguy hiểm cháy C:

Tăng từ 300m² lên 1.000m².

  • Phân xưởng xẻ gỗ,
  • Phân xưởng làm đồ mỹ thuật bằng gỗ;
  • Phân xưởng dệt và may mặc;
  • Phân xưởng công nghiệp giấy với quá trình sản xuất khô,…

Áp dụng TCVN 3890:2023 đã được cập nhật để phù hợp với thực tiễn và yêu cầu PCCC hiện đại.

c. Bình chữa cháy xách tay

Số lượng bình chữa cháy TCVN 3890:2023 cũng thấp hơn so với yêu cầu trước đây. Dự trữ tối thiểu 10% tổng số bình theo tính toán để trang bị thay thế khi cần thiế. (cho phép không quá 100 bình mỗi loại).

d. Trang bị bố trí Phương tiện phá dỡ thô sơ Tại TCVN 3890:2023

Đã giảm bớt số lượng và chủng loại phương tiện, dụng cụ phá dỡ thô sơ yêu cầu phải trang bị.

Quy định hiện nay bao gồm:

  • Rìu cứu nạn (trọng lượng 2 kg, cán dài 90 cm, chất liệu thép cacbon cường độ cao); xà beng (một đầu nhọn, một đầu dẹt, dài 100 cm);
  • búa tạ (thép cacbon cường độ cao, nặng 5 kg, cán dài 50 cm);
  • kìm cộng lực (dài 60 cm, tải cắt 60kg).

4. Giá trị thực tiễn những thay đổi giảm bớt của TCVN 3890 năm 2023

Những thay đổi giảm bớt trong áp dụng TCVN 3890: 2023 Giảm bớt một số yêu cầu không cần thiết, giúp tiết kiệm chi phí và thời gian thi công hệ thống PCCC cho cơ sở, công trình.

Tiêu chuẩn này đánh dấu bước tiến quan trọng trong việc tối ưu hóa quy trình trang bị phương tiện PCCC cho nhà và công trình. Việc này góp phần tạo điều kiện thuận lợ giảm bớt chi phí xây dựng PCCC và đảm bảo an toàn, hiệu quả. Để tìm hiểu thêm, bạn có thể truy cập toàn văn TCVN 3890:2023

Chủ đầu tư, người đứng đầu cơ sở có thể căn cứ một số quy định giảm bớt nêu trên để áp dụng linh hoạt khi trang bị phương tiện, hệ thống PCCC cho nhà, công trình của mình nhằm giảm thiểu chi phí đầu tư trong quá trình đầu tư, khai thác, vận hành sử dụng./.

HỌNG CHỮA CHÁY NGOÀI NHÀ ÁP DỤNG CHO CÁC CÔNG TRÌNH THẨM DUYỆT PCCC

Chữa cháy và họng cấp nước chữa cháy ngoài nhà (Phụ lục C TCVN 3890 : 2023) là ưu tiên hàng đầu khi xây dựng và quản lý các công trình. Với nguy cơ cháy nổ ngày càng gia tăng, việc trang bị chữa cháy ngoài nhà là một giải pháp quan trọng giúp đảm bảo an toàn cho cơ sở, cư dân và tài sản trong bất kỳ tình huống khẩn cấp nào. Bài viết này sẽ giới thiệu về việc công trình phải trang bị họng chữa cháy bên ngoài công trình và tầm quan trọng của nó.

họng cung cấp nước chữa cháy ngoài nhà tiêu chuẩn
họng cung cấp nước chữa cháy bên ngoài nhà tiêu chuẩn

1. Lợi ích của việc trang bị họng cấp nước

Phòng chống cháy lan:

Chữa cháy ngoài nhà có khả năng kịp thời dập tắt đám cháy, ngăn chặn sự lan rộng và kiểm soát tình hình hiệu quả, giảm thiểu thiệt hại tài sản và nguy cơ thương vong.

Giải pháp chữa cháy ngoài nhà Bảo vệ cơ sở công nghiệp

Họng cấp nước chữa cháy đặt bên ngoài nhà có vai trò quan trọng trong phản ứng nhanh trong công tác chữa cháy nhằm bảo vệ tài sản cho công trình công nghiệp cũng như an toàn tính mạng cho nhân viên.

Tăng cường an toàn cho cư dân:

Cư dân sống trong các khu chung cư, trung tâm thương mại hay các tòa nhà cao tầng sẽ yên tâm hơn khi biết rằng công trình đã được trang bị họng nước chữa cháy bên ngoài nhà để bảo vệ cuộc sống và tài sản của họ.

Đáng tin cậy trong tình huống khẩn cấp:

Giải pháp chữa cháy ngoài nhà là một giải pháp đáng tin cậy và quan trọng trong tình huống khẩn cấp, đặc biệt khi hệ thống chữa cháy bên trong gặp sự cố hoặc không thể sử dụng được.

Định nghĩa họng cấp nước chữa cháy ngoài nhà: (Outdoor fire fighting water supply system)

Hệ thống các thiết bị chuyên dùng được lắp đặt ngoài nhà để cấp nước phục vụ cho công tác chữa cháy.

2. Quy định về trang bị hệ thống cấp nước chữa cháy ngoài nhà

Danh sách công trình phải trang bị chữa cháy ở ngoài nhà theo TCVN 3890:2023
Danh mục công trình phải trang bị họng chữa cháy  theo phụ lục C TCVN 3890:2023
Phụ lục C TCVN 3890 : 2023 Quy định về trang bị hệ thống cấp nước chữa cháy bên ngoài công trình
(Phụ lục C TCVN 3890 : 2023)

3. Lựa chọn giải pháp cung cấp nước chữa cháy (Phụ lục C TCVN 3890 : 2023)

Đánh giá nhu cầu:

Xác định công trình có cần được trang bị theo Phụ lục C TCVN 3890 : 2023 hay không,

Xác định quy mô công trình diện tích, khối tích, chiều cao PCCC, số tầng của công trình

Xác định công năng công trình cần làm thiết kế thẩm duyệt về PCCC

Thiết kế hệ thống chữa cháy, chữa cháy tự động, cung cấp nước chữa cháy

Chọn giải pháp chữa cháy ngoài nhà sử dụng công nghệ tiên tiến, có khả năng dập cháy nhanh chóng và hiệu quả. Áp dụng các tiêu chuẩn sau:

  • QCVN 06:2022/BXD: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn cháy cho nhà và công trình;
  • – TCVN 3890:2023: Phương tiện PCCC cho nhà và công trình – Trang bị, bố trí, kiểm tra, bảo dưỡng
  • – TCVN 7336:2021: Phòng cháy chữa cháy – Hệ thống chữa cháy tự động bằng nước, bọt – Yêu cầu thiết kế
  • – TCVN 6379:1998 Thiết bị chữa cháy – Trụ nước chữa cháy – Yêu cầu kỹ thuật

Đảm bảo chất lượng thiết kế thẩm duyệt họng cấp nước chữa cháy ngoài nhà

Lựa chọn các sản phẩm chữa cháy ngoài nhà có chất lượng đảm bảo, chịu được điều kiện thời tiết khắc nghiệt và có tuổi thọ cao. Sản phẩm cần được cấp tem kiểm định bởi cục Cảnh sát PCCC

4. Giải pháp thiết kế thẩm duyệt PCCC trụ chữa cháy đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn hiện hành

Tìm Tư vấn thẩm duyệt thiết kế PCCC chuyên nghiệp:

Tư vấn với các chuyên gia trong lĩnh vực phòng cháy chữa cháy để được tư vấn và chọn lựa giải pháp phù hợp nhất với nhu cầu và yêu cầu của công trình.

Các chuyên gia của Phòng cháy Bảo Minh có nhiều năm kinh nghiệm làm việc thiết kế về PCCC

Lựa chọn các nhà cung cấp uy tín:

Lựa chọn các sản phẩm chất lượng và được kiểm định PCCC như của: Tomoken, Fuji, Shin Yi, Sản phẩm củaa cơ khí 83 Bộ Quốc Phòng,…

Chi tiết thiết kế họng cấp nước chữa cháy
Chi tiết thiết kế họng cấp nước chữa cháy

Phụ Lục C TCVN 3890 : 2023 Quy định về trang bị hệ thống cấp nước chữa cháy bên ngoài công trình

Công trình phải trang bị chữa cháy tự động bao gôm trang bị bên ngoài nhà là một giải pháp an toàn hữu hiệu để đối phó với nguy cơ cháy nổ. Bằng cách lựa chọn giải pháp phù hợp và tuân thủ các tiêu chuẩn an toàn, chúng ta có thể tăng cường sự bảo vệ cho cư dân và tài sản. Hãy đặt an toàn lên hàng đầu và chủ động trang bị công trình với các giải pháp chữa cháy ngoài nhà để xây dựng môi trường sống và làm việc an toàn, hạn chế thiệt hại và đảm bảo sự phát triển bền vững cho cộng đồng và xã hội.

CÔNG TRÌNH PHẢI TRANG BỊ HỌNG NƯỚC CHỮA CHÁY: TIÊU CHUẨN PHỤ LỤC B TCVN 3890

Nhắc đến công trình và hệ thống chữa cháy,Phụ lục B TCVN 3890 : 2023 quy định chi tiết các công trình phải trang bị Họng nước chữa cháy vách tường trong nhà. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về sự quan trọng và tầm ảnh hưởng đối với các công trình và tại sao điều này luôn được đặt lên hàng đầu trong các quy định an toàn chữa cháy.

Họng nước chữa cháy vách tường là trang bị chữa cháy thiết yếu
Họng nước chữa cháy vách tường là trang bị chữa cháy quan trọng thiết yếu theo TCVN 3890

Tại sao họng nước chữa cháy là điều cần thiết?

Họng nước chữa cháy là một thành phần quan trọng của hệ thống chữa cháy trong bất kỳ công trình nào. Nó là nơi nước được đưa vào từ nguồn cấp nước chính hoặc bể chứa nước, từ đó được chuyển đến các đầu phun hoặc ống nước để tắt lửa khi xảy ra hỏa hoạn. Họng nước chữa cháy đảm bảo việc phân phối nước diễn ra hiệu quả và nhanh chóng, giúp hạn chế thiệt hại và bảo vệ tính mạng con người.

tcvn 3890 Quy định về họng nước chữa cháy trong các công trình

Các quy định và tiêu chuẩn về họng nước chữa cháy thường được quy định cụ thể bởi các cơ quan quản lý an toàn cháy nổ và xây dựng. Chúng yêu cầu các công trình, bao gồm nhà ở, tòa nhà chung cư, cơ sở sản xuất và dịch vụ, đáp ứng các yêu cầu cụ thể về hệ thống chữa cháy và họng nước. Điều này bảo đảm rằng khi có sự cố cháy xảy ra, hệ thống sẽ hoạt động hiệu quả, giúp ngăn chặn lửa và đảm bảo sự an toàn cho mọi người trong khu vực. Cụ thể theo quy định tại Phụ Lục B TCVN 3890: 2023: Quy định về trang bị hệ thống họng nước chữa cháy trong nhà

1. Nhà ở và công trình công cộng:

1.1. Nhà ở riêng lẻ

Nhà ở riêng lẻ
Cao từ 7 tầng trở lên

1.2 Nhà chung cư, tập thể, tương đương

Nhà chung cư, nhà tập thể, nhà ở ký túc xá, khách sạn, nhà khách, nhà nghỉ, nhà trọ và cơ sở lưu trú được thành lập theo quy định [1] (ngoại trừ bãi cắm trại du lịch); nhà hỗn hợp 1)
 Cao từ 5 tầng trở lên hoặc khối tích từ 5 000 m3 trở lên

1.3. Cơ quan, văn phòng làm việc

Trụ sở cơ quan nhà nước các cấp, nhà làm việc của các doanh nghiệp, tổ chức chính trị, xã hội, bưu điện, cơ sở truyền thanh, truyền hình, viễn thông, nhà lắp đặt thiết bị thông tin, trung tâm
lưu trữ, quản lý dữ liệu
Cao từ 6 tầng trở lên hoặc khối tích từ 5 000 m3 trở lên 

1.4. Rạp chiếu phim, nhà hát, hội trường

 Nhà hát, rạp chiếu phim, rạp xiếc, hội trường
Từ 300 chỗ ngồi trở lên hoặc khối tích từ 10 000 m3 trở lên

1.5. Thủy cung, công viên, triển lãm

–  Công viên giải trí, vườn thú, thủy cung.
–   Bảo tàng, nhà triển lãm, nhà trưng bày, nhà lưu trữ, nhà hội chợ, nhà văn hóa, nhà cho mục đích tôn giáo.
–  Sân vận động, nhà thi đấu thể thao, cung thể thao trong nhà, trung tâm thể dục, thể thao, trường đua, trường bắn, cơ sở thể thao khác được thành lập theo quy định của pháp luật hiện hành [6], [8].
–   Cơ sở đăng kiểm phương tiện giao thông cơ giới, cửa hàng
kinh doanh, sửa chữa, bảo dưỡng ô tô, mô tô, xe gắn máy.
Cao từ 6 tầng trở lên hoặc khối tích từ 5 000 m3 trở lên

1.6. Karaoke, vũ trường

Nhà kinh doanh dịch vụ karaoke, vũ trường, quán bar, hộp đêm
Không phụ thuộc vào quy mô

1.7. Công trình có tầng hầm hoặc bán hầm

Có bố trí tại tầng hầm, tầng bán hầm
Không phụ thuộc vào quy mô

1.8. Bố trí tại trên mặt đất theo Phụ lục B TCVN 3890 : 2023

1.8.1. Công trình 1 hoặc 2 tầng
Một hoặc hai tầng
Diện tích từ 300 m2 trở lên
1.8.2.
Từ ba tầng trở lên
Không phụ thuộc diện tích

1.9. Chợ trung tâm thương mại, tổ chức sự kiện

Trung tâm tổ chức sự kiện, chợ, siêu thị, trung tâm thương mại
Không phụ thuộc quy mô

1.10 Trung tâm chăm sóc người khuyết tật

Nhà chăm sóc người khuyết tật
Không phụ thuộc quy mô 

1.11. Công trình giao thông, nhà ga, kiểm soát không lưu

Đài kiểm soát không lưu, nhà ga sân bay, nhà ga đường sắt; nhà chờ cáp treo vận chuyển người; các nhà dịch vụ bến cảng biển, các nhà dịch vụ cảng cạn, các nhà dịch vụ cảng thủy nội địa, bến xe khách, trạm dừng nghỉ
Cao từ 6 tầng trở lên hoặc khối tích từ 5 000 m3 trở lên

1.12. Cơ sở trường học (ngoại trừ nhà trẻ)

Trường học và các cơ sở giáo dục khác (ngoại trừ nhà trẻ); nhà khám, chữa bệnh, lưu trú bệnh nhân của bệnh viện, trạm y tế, phòng khám, nhà điều dưỡng, phục hồi chức năng, chỉnh hình, cơ sở phòng chống dịch bệnh, trung tâm y tế, cơ sở y tế khác theo quy định của pháp luật hiện hành [3]
Cao từ 3 tầng trở lên hoặc khối tích từ 2 000 m3 trở lên

1.13. Nhà trẻ trường mẫu giáo

Nhà trẻ, trường mẫu giáo, mầm non
Từ 100 cháu trở lên hoặc khối tích 3 000 m3 trở lên hoặc cao từ 03 tầng trở lên

1.14. Nhà văn hóa, thư viện

Nhà văn hoá, nhà sách, thư viện, thẩm mỹ viện, kinh doanh dịch vụ xoa bóp, cửa hàng điện máy, cửa hàng bách hóa, cửa hàng tiện ích và các cửa hàng kinh doanh hàng hóa chất dễ cháy 
Khối tích từ 5 000 m3 trở lên

1.15. Nhà hàng, cửa hàng ăn uống

Nhà hàng, cửa hàng ăn uống
Cao từ 5 tầng trở lên hoặc khối tích từ 5 000 m3 trở lên

2. Nhà sản xuất, nhà kho

Diện tích từ 500 m2 hoặc khối tích từ 2 500 m3 trở lên

3.Nhà lưu giữ (gara), trưng bày, bảo dưỡng ô tô, xe máy

3.1. Gara Dạng kín

Khối tích từ 500 m3 trở lên

3.2. Gara Dạng hở (ngoại trừ gara cơ khí)

Khối tích từ 3 000 m3 trở lên

CHÚ THÍCH

1) Đối với nhà hỗn hợp không thuộc diện phải trang bị hệ thống họng nước chữa cháy trong nhà nhưng phần công năng bất kỳ của nhà có quy mô thuộc diện phải trang bị hệ thống họng nước chữa cháy trong nhà theo Bảng B.1 thì phải trang bị hệ thống họng nước chữa cháy trong nhà cho phần nhà đó. Đối với nhà hỗn hợp có phần công năng kinh doanh dịch vụ karaoke, vũ trường, quán bar, hộp đêm từ tầng 3 trở lên thì phải trang bị hệ thống họng nước chữa cháy trong nhà.
Họng nước chữa cháy vách tường ở Chung cư Vinhomes
Họng nước chữa cháy trong nhà vách tường ở Chung cư Vinhomes trang bị theo Phụ lục B 3890 : 202

Ý nghĩa vô cùng quan trọng của họng nước chữa cháy

Họng nước chữa cháy đóng vai trò quan trọng trong việc giảm thiểu thiệt hại do hỏa hoạn gây ra. Nếu hệ thống chữa cháy không có họng nước hoặc không hoạt động đúng cách, việc đối phó với đám cháy sẽ trở nên khó khăn, gây mất mát tài sản và nguy hiểm cho sinh mạng con người. Việc tuân thủ quy định về họng nước chữa cháy là một yếu tố quan trọng để đảm bảo an toàn cháy nổ và giảm thiểu rủi ro trong các công trình.

Phụ Lục B TCVN 3890: 2023: Quy định về trang bị hệ thống họng nước chữa cháy trong nhà

Trong bài viết này, chúng ta đã tìm hiểu về tầm quan trọng của họng nước chữa cháy trong các công trình. Họng nước chữa cháy đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo tính an toàn và giảm thiểu thiệt hại khi xảy ra hỏa hoạn. Việc tuân thủ quy định về là một điều cần thiết và không thể coi thường trong việc xây dựng và quản lý các công trình.

Nếu bạn đang xây dựng một công trình mới hoặc cần nâng cấp hệ thống chữa cháy cho công trình hiện tại, hãy luôn tuân thủ các quy định và tiêu chuẩn về họng nước chữa cháy để bảo vệ tính mạng và tài sản, đồng thời đảm bảo tuân thủ các quy định an toàn cháy nổ.

LIÊN HỆ PCCC BMC

Văn phòng

Tầng 11, Tòa nhà VEAM
Phú Thượng, Tây Hồ, Hà Nội


Kết nối với chúng tôi