THI CÔNG LẮP ĐẶT PCCC NHÀ HÀNG

THI CÔNG LẮP ĐẶT PCCC NHÀ HÀNG

Thi công lắp đặt hệ thống PCCC nhà hàng tiệc cướihệ thống báo cháy nhà hàng tiệc cưới giúp ngăn ngừa và cách ly đám cháy một cách nhanh chóng và hiệu quả.

Nhà hàng là nơi tập trung đông người trong một thời gian, tùy vào diện tích sử dụng mà chúng ta có thể lắp đặt các hệ thống nào tuy nhiên đối với hầu hết các nhà hàng, thì hệ thống chữa cháy vách tường là quan trọng nhất, ngoài ra hệ  thống báo cháy tự động, hệ thống đầu phun nước chữa cháy tùy vào từng trường hợp khác mà có thể lắp đặt chúng. Đối với nhà hàng, nếu là nhà hàng nướng hay thường xuyên có khói thì không cần thiết lắp đặt báo khói.

Kết cấu phòng cháy phải đồng bộ với kết cấu kiến trúc công trình, vì thế khi thi công phòng cháy thì kết cấu kiến trúc cũng cần đạt yêu cầu.

Công ty 3S Việt Nam chuyên tư vấn về thi công lắp đặt PCCC nhà hàng nói chung và nhà hàng tiệc cưới, lắp đặt hệ thống báo cháy tự động nhà hàng, tư vấn về thẩm duyệt nghiệm thu PCCC nhà hàng tại các địa bàn Hà Nội, Bắc Ninh, …

thi cong lap dat pccc nha hang, he thong bao chay tu dong nha hang

Giúp quý khách có cái nhìn rõ ràng hơn về quy trình cũng như yêu cầu về phòng cháy chữa cháy đối với nhà hàng nói chung, hãy liên hệ theo thông tin sau để được tư vấn miễn phí 091.316.8088

 

PCCC: Xử lý cơ sở không đảm bảo yêu cầu phòng cháy chữa cháy còn nhiều vướng mắc chờ tháo gỡ

PCCC: Xử lý cơ sở không đảm bảo yêu cầu phòng cháy chữa cháy còn nhiều vướng mắc chờ tháo gỡ

BÀI, ẢNH: LINH CHI

Kinhtedothi – Sau khi HĐND TP ban hành NQ 05 về“Quy định việc xử lý các cơ sở không bảo đảm yêu cầu PCCC trên địa bàn Hà Nội được đưa vào sử dụng trước khi Luật PCCC số 27/2001/QH10 có hiệu lực”và UBND TP ban hành Kế hoạch 183 ngày 7/8/2017, hầu hết quận, huyện, sở, ngành nghiêm túc xây dựng kế hoạch, lộ trình đúng chỉ đạo của TP. Song vẫn còn không ít những tồn tại, đòi hỏi quyết tâm mạnh mẽ hơn nữa từ các cấp chính quyền, nhà quản lý đến từng người dân.
  • Thạch Thất tổ chức diễn tập phòng cháy chữa cháy
Đã có thay đổi trong nhận thức
Với các cơ sở thuộc đối tượng điều chỉnh của NQ, quận, huyện đã phối hợp với lực lượng cảnh sát PCCC và các ngành xây dựng kế hoạch rà soát, khái toán kinh phí tổ chức thực hiện. Trong đó, rất nhiều đơn vị thuê cả thiết kế, đưa vào danh mục đầu tư công trung hạn, thậm chí đã đưa vào đấu thầu một số dự án để bổ sung khắc phục.
Chẳng hạn, với 17 cơ sở thuộc đối tượng điều chỉnh của NQ, đến nay quận Hai Bà Trưng đã đưa vào danh mục đầu tư công 10 cơ sở (gần 400 tỷ đồng), còn 7 cơ sở thuộc diện bổ sung (gần 50 tỷ đồng).

 

 

PCCC: Tại quận Ba Đình, Trưởng phòng Quản lý đô thị quận Bùi Thanh Bình chia sẻ: Rà soát có 53 cơ sở còn tồn tại về PCCC thì 10 cơ sở đã xây dựng kế hoạch, khái toán kinh phí, thẩm duyệt hồ sơ thiết kế về PCCC; 6 cơ sở thuộc quận quản lý đã được phê duyệt chủ trương đầu tư giai đoạn 2016 – 2020 đang lập hồ sơ…
Tại huyệnThanh Trì, với nhiều chung cư, chợ, kho tàng, làng nghề nhưng vừa qua cũng rất ít xảy ra cháy nổ. “Huyện đã có chuyển biến tích cực trong nhận thức của DN, cán bộ, công chức, người đứng đầu cơ sở về tầm quan trọng của PCCC. Chúng tôi đã chỉ rõ từng phần cần khắc phục cho các cơ sở; những vi phạm phát sinh sau NQ đều được xử lý”- Đội phó Đội Cảnh sát PCCC và cứu nạn cứu hộ (CNCH) – Công an huyện Thanh Trì Nguyễn Tuấn Dũng cho hay.
PCCC: Khó khăn từ cơ chế đến kinh phí
Dù đã đạt kết quả đáng khích lệ, song theo Phòng Cảnh sát PCCC&CNCH – Công an TP, rà soát toàn TP hiện còn trên 1.100 cơ sở không đảm bảo yêu cầu về PCCC được đưa vào sử dụng trước khi Luật PCCC số 27 có hiệu lực, cần áp dụng biện pháp khắc phục, tăng tới 555 cơ sở so với giai đoạn khảo sát sơ bộ. Trong đó, nhiều nhất là 372 nhà chung cư, tập thể, nhà cho thuê để ở; tiếp đến là hàng trăm trường học, cơ sở giáo dục, xưởng sản xuất, kho chứa hàng hóa; hàng chục chợ, bệnh viện…
Khảo sát mới đây do Ban Pháp chế HĐND TP chủ trì cho thấy, những tồn tại về PCCC chậm được các cơ sở khắc phục trước hết do loại hình tồn tại đa dạng, nhất là kho hàng, xưởng sản xuất xen lẫn khu dân cư, khu tập thể (KTT) cũ. Việc đề xuất lộ trình khắc phục, phân công trách nhiệm giữa các đơn vị với những cơ sở thuộc nguồn ngân sách cũng gặp trở ngại; đầu tư cho PCCC cần kinh phí lớn, qua nhiều thủ tục. Hơn nữa, trong khi số cơ sở thuộc đối tượng điều chỉnh của NQ tăng nhiều so với khảo sát bước đầu thì một số yêu cầu để đáp ứng tiêu chuẩn hiện hành rất khó thực hiện, phải có ý kiến của bộ, ngành T.Ư, nhất là với tồn tại liên quan đến kiến trúc. Đặc biệt, Phó Giám đốc Sở Công Thương Nguyễn Thanh Hải cho hay, đến nay vẫn chưa có cơ chế tài chính cho việc đầu tư nâng cấp, cải tạo các chợ do Nhà nước quản lý, nhất là chợ xuống cấp nghiêm trọng, chợ chưa đảm bảo điều kiện PCCC. Còn theo lãnh đạo quận Thanh Xuân, nhiều DN chưa chủ động khắc phục tồn tại về PCCC mà lý do đưa ra là sau cổ phần hóa, DN hạn hẹp kinh phí hoạt động, không bố trí được kinh phí riêng phục vụ.

“Thực hiện NQ 05 và Kế hoạch 183 đã tạo những chuyển biến mạnh ở mọi cấp, ngành; song từ đầu năm đến nay tại TP vẫn xảy ra hơn 500 vụ cháy, nên các sở, ngành, quận, huyện cần quyết liệt hơn trong triển khai nhiệm vụ. Đặc biệt, Sở Xây dựng phải phát huy cao hơn vai trò cơ quan quản lý nhà. Với những yếu tố khác như trang bị hệ thống báo cháy, bình bọt…, các sở, quận, huyện phải chủ động tham mưu TP, đề nghị cơ sở thực hiện. Cần có lộ trình từng bước xử lý tồn tại, nhưng quan trọng là Sở Tài chính phải chủ động đề xuất TP về kinh phí chi cho dự phòng cấp bách như thiên tai, PCCC…” – Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP Hà Nội Nguyễn Văn Sửu

Tuy nhiên, nhiều ý kiến thừa nhận, có cả những nguyên nhân chủ quan dẫn đến tình trạng chậm trễ này. Theo lãnh đạo Sở Công Thương, các cán bộ quản lý không có nghiệp vụ chuyên sâu về PCCC; người lao động trực tiếp liên quan đến an toàn PCCC tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh chưa thường xuyên được nâng cao nhận thức, nghiệp vụ. Hơn nữa, trong các chợ còn hiện tượng lấn chiếm đường, tận dụng các diện tích để bố trí quầy hàng, nên không bảo đảm khoảng cách giữa các quầy; hoặc nhà dân sát với chợ, cũng gây cản trở PCCC. Đáng chú ý, lãnh đạo Phòng Cảnh sát PCCC và CNCH nhận xét, có những huyện chậm xây dựng kế hoạch, thành lập tổ công tác, báo cáo…, phải đôn đốc nhiều lần, như Ứng Hòa, Thanh Oai, Mỹ Đức, Thường Tín, Phú Xuyên.
PCCC: Đưa nội dung PCCC vào giải trình, giám sát
Theo nhiều ý kiến, qua hơn 1 năm thực hiện NQ 05 trên địa bàn TP mới cơ bản tạo được chuyển biến trong nhận thức của hệ thống chính trị, nên đòi hỏi các cấp, ngành vào cuộc quyết liệt hơn nữa. Đặc biệt, Phòng Cảnh sát PCCC và CNCH đề nghị HĐND TP chỉ đạo HĐND cấp huyện tăng kiểm tra việc thực hiện NQ, đưa vào chương trình giám sát thường kỳ; UBND TP chỉ đạo các sở, UBND cấp huyện khẩn trương rà soát, tổng hợp loại hình cơ sở, nguồn kinh phí gửi sở tham mưu TP bố trí ngân sách thực hiện. Trước khó khăn thực tế, UBND nhiều quận, huyện cũng đề xuất TP sớm ban hành biểu mẫu kiểm tra, đánh giá chung với những đối tượng thuộc diện điều chỉnh của Kế hoạch 183 để việc xác định sai phạm được thống nhất; TP bổ sung kinh phí cho ngân sách cấp huyện trong thực hiện NQ. Riêng với loại hình chợ, Sở Công Thương Hà Nội đề xuất được sử dụng ngân sách để cải tạo sửa chữa chợ do Nhà nước quản lý, và TP cần có chính sách cho vay ưu đãi trong việc xây dựng các công trình đảm bảo PCCC có giá trị lớn.
Đáng chú ý, Trưởng ban Pháp chế HĐND TP Nguyễn Hoài Nam kiến nghị UBND TP chỉ đạo các đơn vị cần yêu cầu các loại hình văn phòng, khách sạn bổ sung ngay hệ thống báo cháy, bình chữa cháy. Với khu tập thể, nhà chung cư, chính quyền quận – Phòng Cảnh sát PCCC và CNCH cần phối hợp chỉ đạo giải tỏa ngay toàn bộ bãi xe, công trình… lấn chiếm lối thoát nạn. “Khi đã hướng dẫn mà cơ sở cố tình vi phạm thì phải xử lý, thậm chí đề nghị khởi tố nếu cần. Phía các hộ dân, cần trang bị ngay bình chữa cháy; tại lồng cọp cắt một ô làm cửa thoát nạn. Nếu các hộ vẫn không thực hiện, cần kiên quyết lập biên bản, cưỡng chế”- ông Nam nhấn mạnh.
Nhấn mạnh toàn TP còn trên 1.100 công trình có tồn tại rất lâu về PCCC cần khắc phục, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND TP Nguyễn Ngọc Tuấn cũng nêu rõ: Việc thực hiện Kế hoạch 183 còn nhiều phần việc đang chậm, nên các sở, ngành, quận, huyện, thị xã cần khẩn trương đẩy nhanh tiến độ. Đặc biệt, cùng với tăng cường tuyên truyền, Phòng Cảnh sát PCCC và CNCH cần tham mưu UBND TP lựa chọn những công trình trọng yếu có nguy cơ cao về PCCC tập trung làm trước. Ban Pháp chế HĐND TP tính cách xử lý một số đơn vị cố tình chây ì; tham mưu HĐND TP đưa nội dung PCCC vào các phiên giải trình, chất vấn để nâng trách nhiệm, mới tạo chuyển biến mạnh tại cơ sở. Riêng về bố trí ngân sách, để giải quyết những vấn đề cấp bách như thiên tai, hỏa hoạn, TP không thể để thiếu kinh phí thực hiện.

Những sai lầm khi thiết kế hệ thống phòng cháy chữa cháy

Những sai lầm khi thiết kế hệ thống phòng cháy chữa cháy

 Ngày đăng : 14:29:26 31-10-2016
Hệ thống phòng cháy chữa cháy là hệ thống quan trọng và không thể thiếu đối với bất kỳ chung cư, nhà cao tầng, công ty, xưởng sản xuất hiện nay. Hệ thống sẽ có tác dụng chữa cháy khi có cháy xảy ra và đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ tài sản, tính mạng của con người. Thế nhưng không phải hệ thống phòng cháy chữa cháy nào cũng thiết kế đạt đúng tiêu chuẩn kỹ thuật và đạt hiệu quả cao.

Dưới đây là một số sai lầm khi thiết kế hệ thống phòng cháy chữa cháy

Hệ thống phòng cháy chữa cháy

– Các đầu phun tự động chỉ phát nổ và tự phun nước khi nhiệt độ trên 70 độ C. Các vòi chữa cháy ( thường được cuốn thành cuộn) bằng cần chỉ được bố trí ngoài hành lang. Khi một đầu phun nào tự mở xả nước thì sụt áp trong ống và máy bơm tự đề để bơm nước cấp vào hệ thống. Trong trường hợp mất điện thì sẽ có máy Diesel ứng cứu.

– Đầu phun tự động được trang bị trên từng diện tích mét vuông trong cả tòa nhà đều không hoạt động khi cháy do nhiệt độ cháy không đủ tới ngưỡng 70 độ để kích nổ. Đầu vòi được bố trí trên trần cách nền tầm 2.5 đến 3 mét nên khi có cháy âm ý dưới nền thì còn lâu mới phát nổ. Đến khi đầu vòi phát nổ và tự phun nước thì có thể lửa đã lan rộng, gây thiệt hại về người và tài sản.

– Hệ thống phòng cháy chữa cháy nếu chỉ dùng vòi phun thì chỉ dùng cho đám cháy lớn còn với đám cháy nhỏ thì chỉ cần dùng bình bột.

Hệ thống phòng cháy chữa cháy: Các bộ phận của bình chữa cháy

– Hệ thống chữa cháy dùng điện : Khi có cháy xảy ra việc đầu tiên làm là tắt tất cả nguồn điện. Như vậy thì máy bơm chữa cháy sẽ không hoạt động được. Nếu hệ thống chữa cháy không dự phòng máy bơm chữa cháy chạy Diesel thì không biết thiệt hại gây ra sẽ như thế nào. Do đó khi thiết kế thì nên sử dụng máy bơm phòng cháy chữa cháy chạy Diesel dự phòng.

– Sai lầm khi thiết kế hệ thống lạnh là nguyên nhân gây cháy và bắt lửa

+ Hệ thống lạnh được thiết kế sát trần bê tông trong khi đầu dò cháy và đầu phun nước tự động nằm thấp hơn tầm 300mm nên không sử dụng đầu dò khói và đầu phun nước tự động không thể ứng cứu được.
+ Hệ thống ống lạnh thông suốt tất cả các vị trí và kín nen khi có cháy ở một vị trí nào đó thì khói theo ống dẫn này thông đến tất cả.
+ Hệ thống ống lạnh có một lớp bông giữ nhiệt quấn xung quanh trong toàn bộ hệ thống và dán bằng kéo con chó xung quanh. Nếu bất kì vị trí ống bắt lửa thì sẽ lan toàn hệ thống từ A đến Z và khả năng dập tắt lâu.
+ Hệ thống này có quạt hút gió một đầu nên càng tạo điều kiện cho lửa bắt nhanh hơn, ống kín và hẹp nên ngọn lửa luồn trong ống này di chuyển cực nhanh.
+ Vật liệu làm ống là tôn mạ kẽm nên đám cháy vẫn giữ được và lan rất nhanh do lớp sơn bên trong ống mặc dù không có vật liệu duy trì sự cháy.
Hệ thống phòng cháy chữa cháy:
Tóm lại, những sai lầm kỹ thuật chính khi thiết kế một hệ thống phòng cháy chữa cháy là :
– Hệ thống PCCC được thiết kế và thi công không khoa học.
– Hệ thống lạnh thiết kế sai lầm, không có phương án tự ứng cứu.
– Hệ thống lạnh là nguyên nhân gây ra thiệt hại về vụ cháy.
– Hệ thống lạnh càng hiện đại thì sự nguy cơ gây cháy cho tòa nhà càng cao.

Khách sạn, nhà nghỉ bắt buộc phải mua bảo hiểm cháy, nổ

Khách sạn, nhà nghỉ bắt buộc phải mua bảo hiểm cháy, nổ

ĐỨC DINH

05-06-2018
Kinhtedothi – “Hiện nay, tôi thấy xảy ra hàng loạt vụ cháy với hậu quả vô cùng nghiêm trọng. Gia đình tôi ở ngay sát nhiều khách sạn, nhà nghỉ nên rất lo lắng. Xin hỏi, quy định mới nhất về bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc đối với khách sạn và nhà nghỉ là gì? Tôi có thể tìm hiểu cụ thể ở đâu?” – Trần Đức Anh (Hàng Thiếc – Hà Nội)
Bạn Đức Anh thân mến!
Để trả lời cụ thể câu hỏi trên, báo Kinh tế&Đô thị đã có cuộc trao đổi với luật sư Nguyễn Thị Hải Yến – Đoàn luật sư Hà Nội.
Thực tế hiện nay, trên địa bàn Hà Nội các khách sạn, nhà nghỉ đang có xu hướng tăng mạnh. Tuy nhiên, đi kèm với sự tăng trưởng về các ngành dịch vụ lưu trú, cũng không thể tránh khỏi những hạn chế, rủi ro do cháy nổ gây ra. Chính vì thế, nước ta đã có những quy định cụ thể về bảo hiểm cháy nổ bắt buộc đối với khách sạn. Mua bảo hiểm cháy nổ khách sạn không chỉ giúp giảm thiểu thiệt hại, tổn thất cháy nổ gây ra, đồng thời giúp cho DN ổn định các dịch vụ kinh doanh đi vào hoạt động.

 

 

Theo Nghị định số 23/2018/NĐ-CP của Chính phủ vừa ban hành quy định về bảo hiểm cháy nổ bắt buộc thì từ 15/4/2018, tất cả nhà chung cư, khách sạn, nhà khách, nhà nghỉ từ 5 tầng trở lên đều phải mua bảo hiểm cháy nổ bắt buộc tại các DN kinh doanh dịch vụ bảo hiểm cháy nổ. Các cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ như nhà chung cư, khách sạn, nhà khách, nhà nghỉ từ 5 tầng trở lên; nhà trẻ, trường mẫu giáo có từ 100 cháu trở lên; cửa hàng xăng dầu từ một cột bơm trở lên… đều phải mua bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc tại các DN kinh doanh nghiệp vụ bảo hiểm cháy, nổ.
Mức phí bảo hiểm được quy định đối với cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ (trừ cơ sở hạt nhân) có tổng số tiền bảo hiểm của các tài sản tại một địa điểm dưới 1.000 tỷ đồng: Mức phí bảo hiểm được xác định bằng số tiền bảo hiểm tối thiểu nhân tỷ lệ phí bảo hiểm. Căn cứ vào mức độ rủi ro của từng cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ, DN bảo hiểm và bên mua bảo hiểm thỏa thuận tỷ lệ phí bảo hiểm không thấp hơn tỷ lệ phí bảo hiểm.
Trên cơ sở mức phí bảo hiểm quy định, DN bảo hiểm và bên mua bảo hiểm có thể thỏa thuận tăng mức phí bảo hiểm áp dụng đối với từng cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ căn cứ vào mức độ rủi ro của từng cơ sở và theo quy định pháp luật.
Đối với cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ có tổng số tiền bảo hiểm của các tài sản tại một địa điểm từ 1.000 tỷ đồng trở lên và cơ sở hạt nhân: DN bảo hiểm và bên mua bảo hiểm thỏa thuận mức phí bảo hiểm theo quy định pháp luật và trên cơ sở được DN nhận tái bảo hiểm chấp thuận.
Nghị định cũng nêu rõ DN bảo hiểm có quyền từ chối bán bảo hiểm cháy, nổ nếu các cơ sở nhà cao tầng chưa hoặc không thực hiện đầy đủ các quy định về phòng chống cháy nổ. DN bảo hiểm cũng không có trách nhiệm bồi thường trong trường hợp động đất, núi lửa phun hoặc những biến động khác của thiên nhiên. Thiệt hại do biến cố chính trị, an ninh gây ra, tài sản bị đốt cháy, tài sản mua bảo hiểm bị sét đánh trực tiếp, cháy nổ do cố ý gây ra…

Tập huấn phòng cháy chữa cháy cho người dân

Hà Hồi: Tập huấn phòng cháy chữa cháy cho hơn 100 hộ dân

Sáng ngày 31/7/2018, UBND xã Hà Hồi phối hợp với Cảnh sát Phòng cháy và chữa cháy thành phố Hà Nội tổ chức tập huấn nghiệp vụ phòng cháy chữa cháy(PCCC), cứu nạn cứu hộ cho hơn 100 hộ kinh doanh tại chợ vồi và một số hộ dân trên địa bàn xã.

Ảnh: Tài liệu hướng dẫn của lớp tập huấn

Lớp tập huấn đã nghe Thiếu tá Trương Tuấn Vinh, Phó đội trưởng Cảnh sát Phòng cháy và chữa cháy thành phố Hà Nội thông tin về tình cháy nổ, công tác PCCC trên địa bàn thành phố Hà Nội và các kiến thức nghiệp vụ, kỹ năng phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ, gồm: An toàn PCCC Điện, khí đốt hoá lỏng ga; hành động khi có cháy xả ra; hướng dẫn sử dụng bình chữa cháy bọt; hướng dẫn thoát nạn, thoát hiểm khi gặp sự cố cháy… Cùng với thông tin các nội dung về lý thuyết, các đại biểu còn được thực hành kỹ năng sử dụng bình chữa cháy xách tay để dập tắt đám cháy.

Ảnh: Toàn cảnh lớp tập huấn

Qua tập huấn nhằm cung cấp cho các hộ kinh doanh tại chợ vồi và một số hộ dân trên địa bàn Hà Hồi có những kiến thức cơ bản trong PCCC, từ đó khi có sự cố cháy xảy ra có thể xử lý các đám cháy một cách nhanh nhất, hạn chế tới mức thấp nhất thiệt hại về người và tài sản.
Diệu Hương

Bột trong bình chữa cháy chứa chất gì?

Bột trong bình chữa cháy chứa chất gì?

Bình chữa cháy bằng bột đang được tiêu thụ rất phổ biến vì những tính năng chữa cháy đa dạng và phù hợp với mọi đối tượng khách hàng. Bình chữa cháy dạng bột hiện nay đa dạng nhiều mẫu mã, kích thước, gồm có hai thành phần chính là bộ phận khí đẩy và bột chữa cháy…

Hiện nay trên thị trường các loại bình chữa cháy bằng bột đang được tiêu thụ rất phổ biến vì những tính năng chữa cháy đa dạng và phù hợp với mọi đối tượng khách hàng. Khi sử dụng các loại bình chữa cháy dạng bột không ít quý khách thắc mắc liệu bột trong bình chữa cháy được làm từ chất gì? Bài viết này sẽ giúp quý khách hàng hiểu thêm về điều này.

Bình chữa cháy dạng bột - PCCC Thắng Lợi

Cấu tạo của bình chữa cháy dạng bột
Một bình chữa cháy dạng bột gồm có hai thành phần chính là bộ phận khí đẩy và bột chữa cháy.
  • Khí đẩy: là khí trơ không cháy, không dẫn điện ở điện áp dưới 50kV, thường là N2,CO2,…
  • Bột chữa cháy:  là chất chữa cháy dạng bột, không cháy, có ký hiệu loại nào thì chỉ định dập tắt đám cháy loại đó có hiệu quả( như bột ABC, BC, AB). Bên trong bột chữa cháy thì có đến 80% là NaHCO3.
NaHCO3 là chất hóa học gì, có tác dụng như thế nào?
Bình bột chữa cháy có nguyên lý chữa cháy là “Làm loãng nồng độ Oxy và hỗn hợp chất cháy” và nó hoạt động như sau:
Bột NaHCO3 trong chất chữa cháy sẽ tác dụng với nhiệt trong đám cháy để sinh ra khí CO2 “làm ngạt” đám cháy. Khí CO2 sinh ra sẽ khiến cho vùng cháy xung quanh nó không đủ Oxy để cung cấp duy trì sự cháy, dẫn tới việc đám cháy tự tắt đi.
Vậy khí CO2 sinh ra từ phản ứng hóa học của muối NaHCO3  bị phân hủy khi có tác dụng của nhiệt độ theo phương trình phản ứng sau: NaHCO3 -> Na2CO3 + CO2 + H2O.
Vì NaHCO3 khi bị phân hủy bởi nhiệt sẽ tạo ra Na2CO3 nên khi sử dụng bình chữa cháy dạng bột thì sau khi đã dập tắt được đám cháy sẽ để lại hóa chất cặn từ bột chữa cháy (Na2CO3). Chính những chất hóa học này sẽ làm ảnh hưởng đến các thiết bị điện tử do đó, các loại bình chữa cháy dạng bột thường không được sử dụng khi dập tắt đám cháy trong gia đình. Đây cũng là thông tin giúp quý khách hàng hiểu rõ hơn về bình chữa cháy dạng bột và có sự lựa chọn thích hợp khi mua bình chữa cháy.
Khi sử dụng các bình chữa cháy dạng bột khách hàng cần lưu ý:
– Đọc hướng dẫn, nắm kỹ tính năng tác dụng của từng loại bình để bố trí dập các đám cháy cho phù hợp.
– Khi phun phải đứng ở đầu hướng gió (cháy ngoài); đứng gần cửa ra vào (cháy trong).
– Khi phun phải tắt hẳn mới ngừng phun.
– Khi dập các đám cháy chất lỏng phải phun bao phủ lên bề mặt cháy, tránh phun xục trực tiếp xuống chất lỏng đề phòng chúng bắn ra ngoài, cháy to hơn.
– Khi phun tuỳ thuộc vào từng đám cháy và lượng khí đẩy còn lại trong bình mà chọn vị trí, khoảng cách đứng phun cho phù hợp.
– Bình chữa cháy đã qua sử dụng cần để riêng tránh nhầm lẫn.
– Khi phun giữ bình ở tư thế thẳng đứng
Trên đây là những thông tin về loại bột được sử dụng để dập tắt các đám cháy trong các bình chữa cháy. Hy vọng bài viết này sẽ mang lại được những thông tin cần thiết cho khách hàng.
Công ty PCCC 3S chúng tôi tự hào là đơn vị cung cấp các loại bình chữa cháy dạng bột đa dạng nhiều mẫu mã, kích thước, bên cạnh đó cửa hàng của chúng tôi còn có loại bình chữa cháy khí CO2 để phục vụ cho việc chữa cháy trong gia đình.

Hệ thống PCCC: Khi nào cần bảo trì

Hệ thống PCCC: KHI NÀO CẦN BẢO TRÌ HỆ THỐNG PCCC

Last updated 2017-12-26

Khi nào cần bảo trì hệ thống báo cháy tự động?

Hệ thống PCCC

Để biết khi nào cần bảo trì hệ thống báo cháy tự động là vấn đề khó có giải đáp, mọi người vẫn là theo cách đó là cứ khi nào hệ thống bị hỏng, có sự cố thì mới gọi nhà cung cấp dịnh vụ PCCC đến để bảo trì. Làm như vậy sẽ bị thụ động, không đáp ứng được các điều kiện sẵn sàng bảo vệ của hệ thống mà theo luật đã quy định là hệ thống phải đảm bảo luôn trong trạng thái sẵn sàng làm việc. Theo TCVN 3890 về bảo trì bảo dưỡng hệ thống PCCC, các hệ thống PCCC phải được bảo trì định kỳ 6 tháng 1 lần. Việc bảo trì bảo dưỡng là việc làm thường xuyên và liên tục chứ không phải là cứ khi có sự cố mới làm, đấy không phải là bảo trì bảo dưỡng ,mà là khắc phục sự cố.

Hệ thống PCCC

Các bộ phận chính của hệ thống báo cháy tự động:

  1. Hệ thống báo cháy tự động (Automatic fire alarm system): hệ thống tự động phát hiện và thông báo địa điểm cháy.
    1. Hệ thống báo cháy thông thường (Conventional fire alarm system): hệ thống báo cháy tự động không có chức năng thông báo địa chỉ của từng đầu báo cháy.
    2. Hệ thống báo cháy địa chỉ (Addressable fire alarm system): hệ thống báo cháy tự động có chức năng thông báo địa chỉ của từng đầu báo cháy.
    3. Hệ thống báo cháy thông minh (Intelligent fire alarm system): hệ thống báo cháy tự động ngoài chức năng báo cháy thường và địa chỉ còn có thể đo được một số thông số về cháy của khu vực nơi lắp đặt báo cháy như nhiệt độ, nồng độ khói hoặc/và tự động thay đổi ngưỡng tác động của đầu báo cháy theo yêu cầu của nhà thiết kế và lắp đặt.
  2. Đầu báo cháy tự động (Automatic fire detector): Thiết bị tự động nhạy cảm với các hiện tượng kèm theo sự cháy (sự tăng nhiệt độ, tỏa khói, phát sáng) và truyền tín hiệu thích hợp đến trung tâm báo cháy.
    1. Đầu báo cháy nhiệt (Heat detector): Đầu báo cháy tự động nhạy cảm với sự gia tăng nhiệt độ của môi trường nơi lắp đặt đầu báo cháy.
      1. Đầu báo cháy nhiệt cố định (Fixed Temperature Heat detector): Đầu báo cháy nhiệt, tác động khi nhiệt độ tại vị trí lắp đặt đầu báo cháy đạt đến giá trị xác định trước.
      2. Đầu báo cháy nhiệt gia tăng (Rate-of-rise heat detector): Đầu báo cháy nhiệt tác động khi nhiệt độ tại vị trí lắp đặt đầu báo cháy có vận tốc gia tăng đạt đến giá trị xác định.
      3. Đầu báo cháy nhiệt kiểu dây (Line-type heat detector): Đầu báo cháy nhiệt có cấu tạo dạng dây hoặc ống nhỏ
    2. Đầu báo cháy khói (Smoke detector): Đầu báo cháy tự động nhạy cảm với các tác động của khói tạo bởi các hạt rắn hoặc lỏng sinh ra từ quá trình cháy và/hoặc do phân hủy nhiệt.
      1. Đầu báo cháy khói ion hóa (Ionization smoke detector): Đầu báo cháy khói nhạy cảm với các sprinkler được sinh ra khi cháy có khả năng tác động tới các dòng ion hóa bên trong đầu báo cháy
      2. Đầu báo cháy khói quang điện (Photoelectric smoke detector): Đầu báo cháy khói nhạy cảm với các sprinkler được sinh ra khi cháy có khả năng ảnh hưởng đến sự hấp thụ bức xạ hay tán xạ trong vùng hồng ngoại và/hoặc vùng cực tím của phổ điện từ.
      3. Đầu báo cháy khói quang học (Optical smoke detector)
      4. Đầu báo cháy khói tia chiếu (Projected beam-type smoke detector): Đầu báo cháy khói gồm hai bộ phận là đầu phát tia sáng và đầu thu tia sáng, sẽ tác động khi ở khoảng giữa đầu phát và đầu thu xuất hiện khói.
    3. Đầu báo cháy lửa (Flame detector): Đầu báo cháy tự động nhạy cảm với sự bức xạ của lửa.
    4. Đầu báo cháy tự kiểm tra (Automactic Testing Function Detector – ATF): Đầu báo cháy có chức năng tự động kiểm tra các tính năng của nó để truyền về trung tâm báo cháy.
    5. Đầu báo cháy hỗn hợp (Combined detector): Đầu báo cháy tự động nhạy cảm với ít nhất 2 hiện tượng kèm theo sự cháy.
  3. Hộp nút nhấn báo cháy (Manual call point): Thiết bị thực hiện việc báo cháy ban đầu bằng tay.
  4. Nguồn điện (Electrical power supply): Thiết bị cấp năng lượng điện cho hệ thống báo cháy.
  5. Các bộ phận liên kết  (Conjunctive devices): Gồm các linh kiện, hệ thống cáp và dây dẫn tín hiệu, các bộ phận tạo thành tuyến liên kết với nhau giữa các thiết bị của hệ thống báo cháy.
  6. Trung tâm báo cháy (Fire alarm control panel): Thiết bị cung cấp năng lượng cho các đầu báo cháy tự động và thực hiện chức năng sau đây
    1. Nhận tín hiệu từ đầu báo cháy tự động và phát tín hiệu báo động cháy chỉ thị nơi xảy ra cháy.
    2. Có thể truyền tín hiệu phát hiện cháy qua thiết bị truyền tín hiệu đến nơi nhận tin báo cháy hoặc/và đến các thiết bị phòng cháy, chữa cháy tự động.
    3. Kiểm tra sự làm việc bình thường của hệ thống, chỉ thị sự cố của hệ thống như đứt dây, chập mạch…
    4. Có thể tự động điều khiển sự hoạt động của các thiết bị ngoại vi khác.

Hệ thống PCCC

Bảo trì bảo dưỡng là kiểm tra trạng thái làm việc, thay thế sửa chữa các thiết bị hư hỏng sự cố và lau chùi, vệ sinh, làm sạch các thiết bị. Trong hệ thống báo cháy, việc khó khăn nhất đó là hệ thống đường dây nguồn và dây tín hiệu, nếu trong thi công không có khoa học, việc bảo trì sửa chữa rất khó khăn. Các đầu báo cần được làm sạch để chúng không bị nhiễu khi có sự cố có thể nhanh chóng phát hiện ra.

Một số yêu cầu khi bảo trì bảo dưỡng hệ thống báo cháy tự động:

  1. Trung tâm báo cháy tự động, một số yêu cầu chính: phải có chức năng tự động kiểm tra tín hiệu từ các kênh báo về để loại trừ các tín hiệu báo cháy giả. Tín hiệu âm thanh khi báo cháy và báo sự cố phải khác nhau.
  2. Đầu báo cháy tự động:
    1. Thời gian tác động: Đầu báo nhiệt không quá 120 giây. đầu báo khói không quá 30 giây, đầu báo lửa không quá 5 giây.
    2. Ngưỡng tác động: Đầu báo nhiệt từ 400C đến 1700C, Đầu báo khói Độ che mờ do khói*: Từ 5 đến 20%/m đối với đầu báo cháy khói thông thường và từ 20 đến 70% trên khoảng cách giữa đầu phát và đầu thu của đầu báo khói tia chiếu. Ngọn lửa trần cao 15mm, cách đầu báo cháy 3m.
    3. Các đầu báo cháy phải có đèn chỉ thị khi tác động. Trường hợp đầu báo cháy tự động không có đèn chỉ thị khi tác động thì đế đầu báo cháy tự động phải có đèn báo thay thế. Đối với đầu báo cháy không dây (đàu báo cháy vô tuyến và đầu báo cháy tại chỗ), ngoài đèn chỉ thị khi tác động còn phải có đèn báo về tình trạng của nguồn cấp.

Hệ thống PCCC

Khách hàng khi liên hệ với chúng tôi chủ yếu là về vấn đề sửa chữa các thiết bị hư hỏng, không hoạt động bình thường, hay nói cách khác là hỏng mới sửa, như vậy là cách làm chưa khoa học.

Để đạt được hiệu quả cao khi sử dụng các hệ thống PCCC, hệ thống báo cháy chữa cháy tự động, chúng ta cần phải có kế hoạch bảo trì bảo dưỡng định kỳ và kiểm tra trạng thái hoạt động. Và hãy quên đi suy nghĩ là chỉ khi gặp sự cố mới tìm nhà cung cấp dịch vụ PCCC để khắc phục.

Chúng ta hãy chủ động mọi lúc mọi nơi nhằm đảm bảo an toàn cho tất cả các hoạt động của cơ sở, doanh nghiệp của mình.

PCCC karaoke: Biện pháp an toàn phòng cháy tại các vũ trường, karaoke và cơ sở dịch vụ vui chơi giải trí

PCCC karaoke: Biện pháp an toàn phòng cháy tại các vũ trường, karaoke và cơ sở dịch vụ vui chơi giải trí

PCCC karaoke: Nhằm ngăn ngừa các sự cố cháy, nổ tại các vũ trường, karaoke và cơ sở dịch vụ vui chơi giải trí, góp phần đảm bảo an toàn tính mạng, tài sản cho người dân, lực lượng Cảnh sát PCCC&CNCH  cung cấp những yêu cầu về an toàn phòng cháy như sau: 

 

PCCC karaoke

a) Thiết kế bậc chịu lửa của công trình phù hợp với quy mô, tính chất hoạt động của công trình. Đường giao thông và khoảng cách an toàn phòng cháy và chữa cháy giữa cơ sở kinh doanh vũ trường, karaoke với các công trình khác được thực hiện theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn cháy cho nhà và công trình (sau đây viết gọn là QCVN 06:/BXD); trong đó, cơ sở kinh doanh vũ trường, karaoke thuộc nhóm công trình công cộng. Trường hợp cơ sở kinh doanh vũ trường, karaoke bố trí liền kề với các công trình khác thì tường ngoài tiếp giáp với công trình đó là tường ngăn cháy có giới hạn chịu lửa lớn hơn hoặc bằng 150 phút.

 

 

PCCC karaoke: Vũ trường – nơi tập trung đông người tiềm ẩn nguy cơ cháy nổ

 

b) Kết cấu xây dựng của công trình có giới hạn chịu lửa phù hợp với tính chất sử dụng và chiều cao của công trình theo quy định tại QCVN 06:/BXD.

 

 

PCCC karaoke: Cháy nổ có thể xảy ra bất cứ lúc nào

c) Về giải pháp ngăn cháy, chống cháy lan:

– Diện tích cho phép lớn nhất của một tầng nhà trong phạm vi một khoang cháy của cơ sở kinh doanh vũ trường, karaoke được xác định như nhóm công trình công cộng theo quy định tại QCVN 06:/BXD;

– Chiều cao cho phép của công trình phụ thuộc vào bậc chịu lửa của công trình theo quy định tại QCVN 06:/BXD, nhưng không vượt quá 50 m;

– Tường, vách ngăn và trần treo của đường thoát nạn, lối thoát nạn, buồng thang thoát nạn, các gian phòng tập trung đông người được thiết kế bằng vật liệu trang trí nội thất, vật liệu cách âm, cách nhiệt là vật liệu không cháy hoặc khó cháy;

– Việc bố trí công năng và bố trí hệ thống kỹ thuật, thiết bị, vật tư trong công trình bảo đảm khả năng ngăn cản sự lan truyền của các yếu tố nguy hiểm của đám cháy khi xảy ra cháy trong một gian phòng, giữa các gian phòng với nhau, giữa các nhóm gian phòng có tính nguy hiểm cháy theo công năng khác nhau, giữa các tầng, các khoang cháy và giữa các tòa nhà;

– Các bộ phận ngăn cháy của công trình như tường, vách ngăn cháy, sàn ngăn cháy, vùng ngăn cháy, khoang ngăn cháy, lỗ cửa và cửa ngăn cháy được làm bằng vật liệu không cháy và có giới hạn chịu lửa theo quy định tại QCVN 06:/BXD.

d) Hệ thống âm thanh, hệ thống điện, chống sét, chống tĩnh điện và việc bố trí thiết bị này trong công trình bảo đảm các yêu cầu an toàn phòng cháy và chữa cháy.

đ) Lối thoát nạn của công trình bảo đảm theo quy định tại QCVN 06:/BXD; trong đó, cơ sở kinh doanh vũ trường, karaoke thuộc nhóm nhà F2.1.

e) Khi thiết kế, lắp đặt biển quảng cáo của công trình bảo đảm các yêu cầu về kỹ thuật, kết cấu, vật liệu, chiếu sáng được quy định tại QCVN 17:/BXD – Quy chuẩn về xây dựng và lắp đặt phương tiện quảng cáo ngoài trời. Vị trí lắp đặt biển quảng cáo không che kín cả nhà, công trình, che lấp các lối thoát nạn, ban công.

g) Hệ thống chiếu sáng sự cố và chỉ dẫn lối thoát nạn bảo đảm theo quy định tại TCVN 3890: Phương tiện phòng cháy và chữa cháy cho nhà và công trình – Trang bị, bố trí, kiểm tra, bảo dưỡng (sau đây viết gọn là TCVN 3890:).

h) Hệ thống hút khói, điều áp, thông gió bảo đảm theo các quy định tại QCVN 06: /BXD và TCVN 5687: Thông gió điều hòa không khí – tiêu chuẩn thiết kế.

i) Phương tiện phòng cháy và chữa cháy bảo đảm số lượng, chất lượng theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về phòng cháy và chữa cháy hướng dẫn tại Điều 8 Thông tư này.

k) Thực hiện các quy định của tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về phòng cháy và chữa cháy có liên quan và phù hợp với quy mô tính chất hoạt động của từng cơ sở kinh doanh vũ trường, karaoke.

Lê Anh Huy (CTV)

Theo: http://daihocpccc.edu.vn

PCCC: Phòng cháy, chữa cháy tại chung cư: Ý thức người dân vẫn là trên hết

PCCC: Phòng cháy, chữa cháy tại chung cư: Ý thức người dân vẫn là trên hết

Cháy, nổ từ lâu là nỗi ám ảnh của con người, bởi hậu quả mà nó để lại rất lớn. Ngoài thiệt hại về tài sản, cháy, nổ cũng đã cướp đi sinh mạng của nhiều người hoặc để lại nhiều di chứng, thậm chí là tàn tật suốt đời. Thế nhưng, thực tế, hầu như năm nào trên địa bàn TP.HCM cũng xảy ra hàng ngàn vụ cháy, nổ mà nguyên nhân chủ yếu là do sự bất cẩn của người dân.

1. PCCC: 1.000 vụ cháy, 26 người chết trong năm 2017

Theo ông Nguyễn Thanh Hải – Trường phòng Quản lý nhà và công sở (Sở Xây dựng TP.HCM), trong thời gian qua tình hình cháy nổ ở TP.HCM diễn biến phức tạp và có chiều hướng gia tăng các vụ cháy lớn gây thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản.

Thống kê trong năm 2017, trên địa bàn TP.HCM đã xảy ra hơn 1.000 vụ cháy, làm 26 người chết và 44 người bị thương. Riêng quý I – 2018, ở Thành phố xảy ra 120 vụ cháy, làm 15 người chết, bị thương 32 người. Nghiêm trọng nhất là vụ hỏa hoạn tại chung cư Carina Plaza (quận 8, TP HCM) làm chết 13 người chết và hơn 50 người bị thương xảy ra vào rạng sáng ngày 23/3.

Đáng lo ngại hơn hết, trong tổng số 1037 chung cư tại TP.HCM hiện nay có 474 chung cư cũ xây dựng trước năm 1975 đã hết niên hạn sử dụng, không có hệ thống PCCC, cùng với đó là nhiều căn hộ được cơi nới, rào chắn, không có lối thoát hiểm… càng gióng lên hồi chuông báo động trong công tác bảo đảm an toàn cho cư dân sinh sống trong các chung cư cao tầng.

Trước những thực trạng trên, để hạn chế mức thấp nhất về cháy nổ ở các khu chung cư, UBND TP.HCM đã ban hành chỉ thị số 04/CT-UBND ngày 29/3/2018 “Về triển khai các biện pháp đảm bảo an toàn PCCC đối với chung cư, nhà cao tầng trên địa bàn thành phố”. Có thể nói, với việc ban hành Chỉ thị số 04 này, UBND TP Hồ Chí Minh kỳ vọng sẽ hạn chế tối đa tình trạng cháy, nổ đáng báo động hiện nay.

Thế nhưng, trong khi chờ các cơ quan chức năng thực hiện nhiệm vụ, điều cần nhất trước mắt là người dân cần trang bị các kiến thức, các giải pháp an toàn cho mình và gia đình khi xảy ra sự cố cháy nổ.

2. PCCC: Cháy chung cư, ai chịu trách nhiệm?

Tại hội thảo “Giải pháp an toàn khi cháy nổ ở chung cư” diễn ra sáng nay ngày 3/4 tại TP.HCM, lãnh đạo Sở Xây dựng TP.HCM, Cảnh sát PCCC TP.HCM và các chuyên gia cũng đã thẳng thắn nhìn nhận những thiếu sót trong công tác quản lý, đồng thời chỉ ra những nguyên nhân then chốt dẫn đến tình trạng cháy nổ trong chung cư hiện nay.

PCCC: Theo đó, nguyên nhân chính dẫn đến các vụ hỏa hoạn vẫn là: những sự cố chập điện ngoài ý muốn; lấn chiếm cầu thang, hành lang; chưa thành lập ban quản trị, ban quản lí đại diện tiếng nói cư dân; tình hình an ninh trật tự chưa đảm bảo; hệ thống PCCC chưa phát huy tác động hoặc chưa được nghiệm thu hoặc hết hạn sử dụng; ý thức chấp hành của cư dân còn kém…

Phòng cháy, chữa cháy tại chung cư: Ý thức người dân vẫn là trên hết - Ảnh 2

PCCC: Theo Đại tá Huỳnh Ngọc Quang – Trưởng phòng Hướng dẫn chỉ đạo về chữa cháy (Cảnh sát PCCC TP.HCM), lực lượng cảnh sát PCCC thành phố luôn xem chung cư, nhà cao tầng là đối tượng rất quan trọng, từ khâu thẩm duyệt thiết kế, nghiệm thu PCC trước khi đưa vào sử dụng.

Việc kiểm tra của cảnh sát PCCC được tiến hành theo định kỳ, chuyên đề hoặc kiểm tra đột xuất. Do vậy sẽ không thể bao quát và theo dõi sát sao bằng chính chủ đầu tư, ban quản trị và cư dân sinh sống hằng ngày.

“Cư dân của chung cư rất đa dạng, các căn hộ cũng thường có sự thay đổi nhân khẩu, thay đổi chủ, trong đó nhiều người chưa từng ở chung cư, không hề có kỹ năng sử dụng chung cư, vì vậy việc tập huấn, diễn tập phóng chống cháy nổ hàng năm là hết sức cần thiết. Hiện nhiều nơi có làm nhưng chỉ làm một lần cho có, mang nặng tính hình thức nên không có hiệu quả, tiềm ẩn nguy cơ cháy nổ và tình trạng rối loạn khi có sự cố xảy ra”, ông Quang nhận định.

Trước thực trạng đó, ông Nguyễn Thanh Hải – Trưởng phòng Quản lý nhà và công sở (Sở Xây dựng TP HCM) cũng cho rằng, khi xảy ra sự cố cháy nổ tại chung cư thì trách nhiệm trước hết thuộc về 5 phía, gồm chủ đầu tư chung cư, đơn vị quản lý – vận hành chung cư, cơ quan quản lý nhà nước về PCCC, Ban Quản trị chung cư và chính cư dân tại chung cư đó.

3. PCCC: Ý thức người dân:

Tuy nhiên, điều không thể phủ nhận, chính ý thức của cư dân là nguyên nhân quan trọng nhất về mức độ an toàn của các tòa nhà chung cư, kế đến là trách nhiệm của chính các chủ đầu tư cũng còn chưa cao.

Ông Hải dẫn chứng, đơn cử như trường hợp ở Carina Plaza dù kiến nghị nhiều lần đến chủ đầu tư, đơn vị vận hành tòa nhà chung cư, nhưng bản thân một số cư dân Carina cũng còn chủ quan vì khi xảy ra cháy tại chung cư này thì cảnh sát PCCC phát hiện các cửa cầu thang bộ đều mở tang hoác, dẫn đến sức nóng từ đám cháy kèm khói xộc thẳng lên các tầng lầu. “Như vậy, chính ý thức phòng cháy chưa cao của cư dân cũng đã khiến cho cầu thang thoát hiểm trở thành “thang tử nạn” cho chính những cư dân không may mắn trong vụ cháy vừa qua”.

Đồng quan điểm, Đại tá Huỳnh Ngọc Quang cũng cho rằng, ở nhiều nước, quản lý tòa nhà là các kỹ sư, được đào tạo bài bản về quản lý chung cư, còn ở ta thì công tác này còn lỏng lẻo, sơ sài… Chính vì thế, để đảm bảo an toàn PCCC chung cư cần tuyên truyền tập huấn đối với chủ đầu tư ngay từ khâu đầu tư xây dựng dự án cũng như tuyên truyền cho thành viên ban quan trị chung cư. Chủ đầu tư phải có trách nhiệm thực hiện nghiêm ngặt quy định pháp luật về đảm bảo an toàn PCCC.

“Cơ quan quản lý nhà nước tăng cường kiểm tra, hậu kiểm để đảm bảo hệ thống PCCC duy trì hoạt động thường xuyên cũng như dự án không vi phạm thiết kế xây dựng, nếu phát hiện sai phạm phải xử lý kiên quyết. Về phía người dân, Chỉ khi cư dân có trách nhiệm, nắm bắt thông tin đầy đủ và tuân thủ các quy định PCCC thì vấn đề cháy nổ ở chung cư mới được đảm bảo tốt nhất”, Đại tá Huỳnh Ngọc Quang nhấn mạnh .

Nhật Nam

Theo: doisongphapluat.com

Các điều cần lưu ý trong công tác cứu hộ cứu nạn sự cố hóa chất

Cứu hộ cứu nạn: Các điều cần lưu ý trong công tác cứu nạn cứu hộ sự cố hóa chất

Các sự cố hóa chất nhìn chung rất nguy hiểm cho con người và môi trường xung quanh do các hóa chất đa phần độc hại như: các dung môi hữu cơ, axit, các muối vô cơ…Chính vì vậy, cần đặc biệt lưu ý và cẩn trọng trong công tác cứu nạn – cứu hộ các sự cố hóa chất.

Trong thời gian gần đây, có rất nhiều sự cố hóa chất xảy ra trên địa bàn cả nước gây thiệt hại lớn về của cải vật chất, thậm chí cả con người. Một số vụ điển hình như:

– Cháy container chở Phopho trắng tại cảng Nam Hải Hải Phòng khiến 52 chiến sĩ CSPCCC – CNCH bị ngộ độc khí vào ngày 27/11/2015.

– Tràn đổ axit ra đường tại quận Thủ Đức, TP.HCM vào ngày 15/12/2014.

– Lật xe tải chở axit tại Đồng Nai vào ngày 11/4/2014.

– Xe bồn chở dầu chạy trên quốc lộ 51, hướng từ Bà Rịa – Vũng Tàu về Đồng Nai. Đến xã Phước Tân (TP Biên Hòa), xe phanh gấp, dầu trên bồn bất ngờ trào lên, chảy xuống mặt đường, kéo dài 40 m vào ngày 8/10/2015.

– Bục đường ống, hóa chất tại Công ty hóa chất Soft-SCC (đường Ngô Quyền, phường Máy Chai, quận Ngô Quyền, thành phố Hải Phòng) trong quá trình bơm 1100 tấn hóa chất từ tàu vào bồn chứa khiến 300 tấn hóa chất tràn ra sông cửa Cấm.

Nhân viên Công ty TNHH Cứu hộ – Cứu nạn Đại Minh trong một lần xử lý sự cố tràn dầu trên sông Sài Gòn

Vậy, sự cố hóa chất là gì? Những điều cần chú ý khi tham gia công tác cứu bạn, cứu hộ các sự cố hóa chất ra sao?

Sự cố hóa chất là các tai nạn xảy ra trong vận chuyển, sử dụng, sản xuất, lưu trữ có liên quan đến hóa chất bao gồm: Sự cố rò rỉ thất thoát hóa chất ra môi trườngSự cố cháy, nổ hóa chấtSự cố đổ tràn hóa chấtSự cố ngộ độc hóa chất… Cần chú ý rằng, các sản phẩm của dầu mỏ như xăng, dầu điezel cũng nằm trong danh mục hóa chất. (Theo TCVN – 5507).

Các sự cố hóa chất nhìn chung rất nguy hiểm cho con người và môi trường xung quanh do các hóa chất đa phần độc hại như: các dung môi hữu cơ, axit, các muối vô cơ…Chính vì vậy, trong công tác cứu nạn – cứu hộ các sự cố hóa chất, cần chú ý các điều sau đây:

– Khi phát hiện sự cố, cần phải xác định rõ, sự cố liên quan đến hóa chất gì, địa hình triển khai cứu nạn cứu hộ ra sao để kịp thời đưa ra các phương án ứng phó phù hợp.

– Cảnh báo kịp thời và di tản tất cả con người, của cải ra khỏi nơi xảy ra sự cố.

– Đối với việc cứu nạn, cứu hộ, điều quan trọng nhất là cứu tính mạng con người.

– Đối với các chiến sĩ CSPCCC – CNCH và những lực lượng tham gia cứu nạn cứu hộ khác phải được trang bị các phương tiện, thiết bị bảo hộ chuyên dụng như quần áo, mũ, gang tay, ủng, mặt nạ phòng độc, bình dưỡng khí (nếu cần)…

Trang thiết bị bảo hộ khi tham gia cứu nạn cứu hộ sự cố hóa chất

– Nếu sự cố hóa chất là sự cố cháy nổ, cần kết hợp công tác cứu nạn cứu hộ với công tác chữa cháy.

Một số trường hợp cụ thể như sau:

– Đối với sự cố tràn dầu, hóa chất mặt nước: Cần quây và khoanh vùng hóa chất. Sau đó sử dụng các phương pháp để thu gom hoặc tiêu hủy tại chỗ. Khi tiêu hủy, các lực lượng cứu nạn cứu hộ cần chú ý hậu quả môi trường để lại để có phương hướng khắc phục

– Đối với sự cố đổ dầu ra mặt đường: Cảnh báo cho các phương tiện đang tham gia giao thông, tránh trượt ngã gây tai nạn. Sử dụng cát khô để trải trên mặt đường có chứa dầu để tang ma sát, tránh trơn trượt và có tác dụng thu gom dầu. Tuyệt đối không phun nước vì nước không có tác dụng rửa trôi dầu.

Xử lí sự cố tràn dầu mặt đường bằng cát

Xử lí sự cố tràn đổ axit ra mặt đường

– Đối với sự cố tràn đổ axit ra mặt đường: Cần quây, khoanh vùng để axit không  lan tràn rộng trên mặt đường bằng cát. Sử dụng vôi bột hoặc vôi tôi để trung hòa axit (tuyệt đối không được phun nước ngay). Sau khi axit bị trung hòa hết, sử dụng nước để rửa trôi, làm sạch mặt đường.

             Hữu Hiệu (BM2)

Các biện pháp an toàn PCCC đối với dạng nhà ống

An toàn PCCC cho nhà dạng ống:

Phần lớn các thiết kế nhà mới tại đô thị hiện nay đều là nhà hình ống khép kín. Thiết kế này vô tình đã đẩy chính chủ nhà vào nguy hiểm khi hỏa hoạn xảy ra. Đây thực sự là nỗi lo thường trực bởi nhà dạng hình ống thường chỉ có một lối đi, khó thoát hiểm, dễ dẫn đến thiệt hại nghiêm trọng về người. Trong bối cảnh đó, điều cần làm là sớm có biện pháp khắc phục những bất cập, bố trí lối thoát hiểm phù hợp.
An toàn PCCC cho nhà dạng ống: Dù ở mặt đường hay trong các hẻm, nhà ống thường được thiết kế có một cầu thang duy nhất. Vì vậy, khi xảy ra hỏa hoạn khói, khí độc rất dễ lan nhanh theo trục đứng lên các tầng trên. Trong khi 3 mặt nhà đều là tường đặc, chỉ có mặt trước là có thể mở cửa sổ, do vậy khả năng thông gió hoặc thoát khói của những ngôi nhà này thường rất hạn chế. Ngoài ra, do lo ngại về tình trạng tội phạm đột nhập trộm cắp tài sản nên trong xây dựng nhà ở, các gia chủ thường yêu cầu xây kín đáo và phải khóa cửa nhiều lớp, không làm cửa hậu hay lối trổ lên mái và xây bít ban công bằng khung sắt kiên cố (chuồng cọp) nên khi xảy ra sự cố, thì không có lối thoát hiểm khẩn cấp hoặc dự phòng. Với nhà được thiết kế kiểu này, lực lượng chữa cháy cứu nạn, cứu hộ cũng khó khăn tiếp cận để cứu người, cứu tài sản đặc biệt là nhà trong ngõ hẻm nhỏ.

Có lẽ không thể tả hết, không thể nói hết nỗi đau khi nhiều người phải chứng kiến sự ra đi đột ngột của những người thân trong các vụ hỏa hoạn. Xót xa hơn, hầu hết trong số họ đều biến dạng. Hậu quả do cháy gây ra rất nghiêm trọng, cháy không chỉ gây thiệt hại trực tiếp về người và tài sản mà còn để lại hậu quả nặng nề cho xã hội như: Ngừng trệ sản xuất kinh doanh, người lao động mất việc làm, ảnh hưởng đến môi trường đầu tư nước ngoài vào Việt Nam… Còn gây ảnh hưởng xấu về an ninh trật tự, an toàn xã hội và môi trường sinh thái.

 An toàn PCCC cho nhà dạng ống:

Để hạn chế tối đa thiệt hại trong những vụ cháy, nổ đặc biệt là với những ngôi nhà hình ống thì ngoài việc điện thoại thông báo lực lượng PCCC chuyên nghiệp đến ứng cứu, thì mỗi người dân hãy chủ động thực hiện tốt công tác phòng chống cháy nổ, bằng việc tự trang bị những kiến thức cơ bản về PCCC. Bên cạnh đó, nhiều hộ dân thường chủ quan, không chuẩn bị các phương tiện cứu nạn phòng cháy cần thiết, dù nó không quá đắt. Ngoài ra, mỗi hộ gia đình nên tự trang bị một số phương tiện chữa cháy tại chỗ như bình chữa cháy xách tay.

An toàn PCCC cho nhà dạng ống: Khi xây dựng ngôi nhà người dân cần phải thiết kế lối thoát hiểm, cũng như chuẩn bị dụng cụ PC&CC để đề phòng những sự cố cháy nổ có thể xảy ra. Đối với những gia đình khi xây dựng thì phải thiết kế sao cho bên ngoài không thể vào được, nhưng bên trong có thể ra được dễ dàng. Đơn cử như, phải để chìa khóa mở cửa thoát hiểm ở vị trí các thành viên trong gia đình đều biết để cả nhà đều biết và sử dụng được khi cần. Đặc biệt, cần treo thêm một chiếc búa nhỏ gần ổ khóa để trong những trường hợp khẩn cấp, nếu mở không được thì dùng búa đập khung sắt để thoát ra ngoài.

Một số khuyến cáo đối với người dân khi sinh sống trong nhà có dạng hình ống:

Sau khi phát hiện ra cháy, cách tốt nhất là người dân nên tìm đường thoát hiểm phía đằng trước ngôi nhà như ban công, đóng chặt cửa ban công để ngăn khói tỏa ra, tự thoát nạn bằng cách trèo qua lan can sang nhà bên cạnh, dùng dây hoặc chăn vải kết thành sợi dây thoát xuống phía dưới và kịp thời thông báo cho lực lượng chữa cháy chuyên nghiệp đến giải cứu.

An toàn PCCC cho nhà dạng ống: Nếu ngôi nhà không có ban công và không thể thoát ra ngoài bằng dây thang thì lập tức chúng ta phải đóng chặt cửa ra vào phòng, lấy khăn ướt bịt kín các lỗ phía dưới và trên cửa để ngăn khói lan vào phòng; Gọi ngay cho lực lượng Cảnh sát PCCC qua số điện thoại 114 và thông tin về đám cháy như: nơi xảy ra cháy, vị trí (tầng mấy, phòng mấy) và có khoảng bao nhiêu người mắc kẹt.

Người dân không để nhiều đồ dùng, hàng hoá dễ cháy ở nơi đun nấu. Không dự trữ xăng, dầu, khí đốt và các chất lỏng dễ cháy ở trong nhà ở, trường hợp cần phải để dự trữ thì chỉ với số lượng ít nhất; ôtô, xe máy và các phương tiện dụng cụ có xăng dầu, chất lỏng dễ cháy để trong nhà ở phải cách xa bếp đun nấu, nguồn sinh nhiệt, thiết bị chứa, dẫn xăng, dầu… phải kín.

Không sử dụng gỗ, tấm nhựa, mút xốp… để ốp tường, trần, vách ngăn nhằm hạn chế cháy lan; Xem xét lại hệ thống điện trong nhà, thường xuyên kiểm tra đường dây dẫn điện, các thiết bị bảo vệ như công tắc, cầu chì, aptomat. Kiểm tra các thiết bị tiêu thụ điện không để gần chất liệu dễ cháy như màn, rèm…

An toàn PCCC cho nhà dạng ống: Khi sử dụng bàn là, bếp điện, lò sấy phải có người trông coi, không để trẻ nhỏ, người già mắt kém, người bị tàn tật, người bị tâm thần sử dụng các thiết bị điện; bố trí nơi thờ cúng hợp lý, tường phía đặt bàn thờ, trần phía trên bàn thờ phải bằng vật liệu không cháy. Đèn, hương, nến phải đặt chắc chắn trên các vật không cháy, cách xa vật dễ cháy, hạn chế tối đa vàng mã, hương, nến để trên bàn thờ. Khi đốt vàng mã phải trông coi, có che chắn tránh cháy lan hoặc bị gió cuốn tàn lửa gây cháy lan.

Nơi đun nấu phải có vách ngăn bằng vật liệu không cháy. Nếu dùng bếp gas phải có biện pháp chống chuột cắn thủng ống dẫn gas, khi đun nấu xong phải tắt bếp và đóng van xả gas. Nếu đun nấu bằng bếp dầu phải đủ bấc và thường xuyên được lau chùi sạch sẽ.

An toàn PCCC cho nhà dạng ống: Trước khi rót thêm dầu vào bếp phải tắt lửa, tuyệt đối không dùng xăng hoặc xăng pha dầu, nhớt để đun bếp dầu. Khi đun phải có người trông coi; trước khi đi ra khỏi nhà và trước khi đi ngủ phải kiểm tra nơi đun nấu, nơi thờ cúng, tắt các thiết bị điện không cần thiết; không lắp lồng sắt, lưới sắt ở lan can nhà cao tầng. Trường hợp đã lắp thì có cửa chốt trong và không được khoá.

An toàn PCCC cho nhà dạng ống: Chuẩn bị sẵn thang, thang dây để thoát nạn khi cháy xảy ra. Nếu cửa có nhiều khoá nên sử dụng các loại khoá kiểu chìa khác nhau để dễ phân biệt khi mở và quy định nơi để chìa khoá dễ thấy, dễ lấy.

Nhà có trẻ nhỏ, người già, người tàn tật thì phải có biện pháp thoát nạn, cứu người phù hợp và không được khoá cửa phòng của những người nêu trên; chuẩn bị sẵn dụng cụ phá dỡ để tạo lối thoát nạn; mỗi gia đình nên có dự kiến các tình huống thoát nạn khi có cháy xảy ra.

An toàn PCCC cho nhà dạng ống: Trang bị dụng cụ trữ nước, xô thùng xách nước để vừa phục vụ sinh hoạt, vừa phục vụ chữa cháy, trang bị bình chữa cháy và mọi người trong gia đình phải học tập để sử dụng thành thạo các dụng cụ chữa cháy đã được trang bị.

Các bộ phận của bình chữa cháy

An toàn PCCC cho nhà dạng ống: Khi không may xảy ra cháy, nổ, người dân cần thực hiện các kỹ năng cơ bản dưới đây:

Không hoảng sợ, hãy bình tĩnh suy xét là yếu tố quan trọng nhất.

La to hoặc ấn chuông báo cháy để thông báo cho mọi người biết là có cháy xảy ra.

Ngắt điện, hoặc báo cho chi nhánh điện lực để cắt điện tại khu vực xảy ra cháy, nổ.

Nếu đám cháy còn nhỏ, mới phát sinh thì nhanh chóng sử dụng các phương tiện chữa cháy tại chỗ như: bình chữa cháy, nước, cát, chăn nhúng nước để dập tắt đám cháy.

An toàn PCCC cho nhà dạng ống: Trong trường hợp không xử lý được đám cháy phải nhanh chóng thoát ra, bằng cách dùng khăn, vải, chăn màn thấm nước bịt kín mắt, mũi, miệng và bò sát mặt đất để thoát ra ngoài. Đóng cửa phòng bị cháy lại để ngăn khói và nguồn nhiệt thoát ra ngoài hạn chế không cho gió thổi vào tạo nguồn oxi gay cháy lan, cháy lớn.

an toan PCCC

An toàn PCCC cho nhà dạng ống: Gọi ngay cho lực lượng Cảnh sát PCCC chuyên nghiệp qua số điện thoại 114.

Lê Minh Tuấn

Cty PCCC BMC nhận thi công phòng cháy chữa cháy tại hà nội, bắc ninh, hưng yên, vĩnh phúc, thái nguyên…

Cty PCCC BMC nhận thi công phòng cháy chữa cháy, thiết kế, tư vấn, lắp đặt hệ thống phòng cháy chữa cháy (pccc) tốt nhất trong hạng mục về cơ điện, pccc, an ninh cho các tòa nhà cao tầng khu công nghiệp.

Cty PCCC BMC nhận thi công phòng cháy chữa cháy, thiết kế, tư vấn, lắp đặt hệ thống phòng cháy chữa cháy (pccc). Cty PCCC BMC nhận thi công phòng cháy chữa cháy tại các quận huyện tại hà nội, bắc ninh, hưng yên, vĩnh phúc, thái nguyên…

Trải qua những năm hình thành và phát triển chúng tôi cam kết tiếp tục mang đến cho khách hàng dịch vụ Thi công phòng cháy chữa cháy tốt nhất để tiếp tục đồng hành lâu dài cùng với quý khách, Cty PCCC BMC nhận thi công phòng cháy chữa cháy tại các quận huyện tại hà nội, bắc ninh, hưng yên, vĩnh phúc, thái nguyên…

Với đội ngũ công nhân kỹ sư Thi công phòng cháy chữa cháy giàu kinh nghiệm đã tham gia nhiều các lĩnh vực thiết kế, tư vấn, thi công trong hạng mục về cơ điện, pccc, an ninh cho các tòa nhà cao tầng khu công nghiệp ở tại Cty PCCC BMC nhận thi công phòng cháy chữa cháy tại các quận huyện tại hà nội, bắc ninh, hưng yên, vĩnh phúc, thái nguyên…

Cty PCCC BMC nhận thi công phòng cháy chữa cháy cam kết luôn cung cấp các thiết bị đạt tiêu chuẩn và đầy đủ giấy tờ đã được các cơ quan chức năng cấp phép. các dịch vụ Thi công phòng cháy chữa cháy sau hậu mãi chúng tôi luôn nhanh ngọn và chính xác.

Phòng cháy BMC cùng cảnh sát pc07 nghiệm thu công trình

Hãy liên hệ với Cty PCCC BMCchúng tôi để được thi công phòng cháy chữa cháy tốt nhất, an toàn và đảm bảo nhất.

Liên hệ:: 091.316.8088

Email: phongchay3s@gmail.com

Thiết bị cứu nạn dành cho chung cư cao tầng

THIẾT BỊ CỨU NẠN DÀNH CHO CHUNG CƯ CAO TẦNG

Thiết bị cứu hộ cứu nạn dành cho chung cư cao tầng.

Các thiết bị cứu hộ cứu nạn tự cứu khi có sự cố đối với chung cư cao tầng như thang dây, mặt nạn phòng độc, bình chữa cháy, dây tụt thoát nạn, vải chống cháy – mền chống cháy,… được sử dụng để làm phương tiện thoát nạn khi có sự cố xảy ra tại chung cư cao tầng.

1. Thang dây thoát nạn. Sử dụng thang dây thoát nạn giúp thoát khỏi đám cháy an toàn, những cuộn thang dây nên để sẵn tại các vị trí cửa sổ (cửa không nên có song chắn) để khi có sự cố thì chỉ việc lấy sử dụng. Chiều dai thang tùy vào nhu cầu sử dụng.
Có nhiều loại thang khác nhau, tuy nhiên, để sử dụng thang dây cần phải có một vài dụng cụ kèm theo.
Nếu loại thang dây không có móc treo tường sẵn thì sẽ cần 1 đoạn gỗ hoặc ống kim loại đường kính khoảng 5cm để làm giá đỡ treo thang.

thang dây thoát nạn chung cư

2. Dây tụt thoát nạn Doosung.
Là dạng dây kèm đai dùng để thoát nạn từ trên cao, đeo đai vào người rồi tụt xuống tại vị trí phù hợp. Chiều dài của dây cũng có nhiều kích thước khác nhau. Dây chịu trọng tải vận hành tới 150kg.

dây tụt thoát nạn chung cư cao tầng

3. Mặt nạn phòng độc.
Gồm:

  • Mặt nạ phòng độc phin lọc 306.
  • Mặt nạ phòng độc phin lọc 3M 3100
  • Mặt nạ phòng độc 618
  • Mặt nạ phòng độc liên xô
  • Mặt nạ phòng độc L2 TQ

mặt nạ phòng độc 306
4. Mền chống cháy – vải chống cháy
Là loại vải sợ thủy tinh chịu nhiệt tới 550 độ C, có các kích thước: 1mx1m, 1.8mx1.2m, 1.8mx1.8m, 1mx50m, 1.8mx50m.
Dùng loại vải này trùm thân khi thoát ra khỏi đám cháy, đi qua vùng có cháy.

sử dụng mền chống cháy

Các thiết bị phương tiện dùng để thoát nạn rất cần thiết đối với con người sống trên các tòa nhà cao tầng hiện nay, do tình trạng cháy diễn ra tại các công trình này xảy ra ngày một tăng. Nguyên nhân có nhiều nhưng chủ yếu đến từ việc công trình không được trang bị các hệ thống PCCC và do ý thức người dân sống trong chung cư chưa cao, không tuân thủ các quy định an toàn đối với công tác PCCC.

Triển lãm thiết bị an ninh, an toàn, bảo vệ, phòng PCCC, CNCH

Triển lãm thiết bị an ninh, an toàn, bảo vệ, phòng PCCC, CNCH

Ngày 10/7/2018, tại Hà Nội, đã diễn ra buổi họp báo về “Triển lãm Quốc tế về Kỹ thuật, Phương tiện Phòng cháy, Chữa cháy, Cứu nạn, Cứu hộ và Thiết bị An ninh, An toàn, Bảo vệ 2018 – Fire Safety & Rescue Vietnam – Secutech Vietnam 2018”.  

Công ty Cổ phần Hội chợ Triển lãm và Quảng cáo Việt Nam – VIETFAIR phối hợp với Công ty Messe Frankfurt New Era Business Media thuộc Tập đoàn Messe Frankfurt tổ chức “Triển lãm Quốc tế về Kỹ thuật, Phương tiện Phòng cháy, Chữa cháy, Cứu nạn, Cứu hộ và Thiết bị An ninh, An toàn, Bảo vệ 2018 – Fire Safety & Rescue Vietnam – Secutech Vietnam 2018”.

Triển lãm sẽ diễn ra từ ngày 16 đến 18-8, tại Trung tâm Hội chợ và Triển lãm Sài Gòn – SECC – 799 Đại lộ Nguyễn Văn Linh, Quận 7, TP. Hồ Chí Minh.

 

Tại buổi họp báo nhiều phóng viên đưa ra câu hỏi về các thiết bị,

sản phẩm an ninh, an toàn PCCC

 

Triển lãm có quy mô 530 gian hàng, 300 đơn vị là các cơ quan, tổ chức, nhà sản xuất, cung cấp chuyên nghiệp hàng đầu đến từ 24 quốc gia và vùng lãnh thổ như: Anh, Ấn Độ, Croatia, Đài Loan, Đức, Hà Lan, Hàn Quốc, Hoa Kỳ, Hồng Kông, Indonesia, Italia Malaysia, Nhật Bản, Pháp, Singapore, Thái Lan, Trung Quốc, UAE, Việt Nam,…

 

 

Thiếu tướng Đoàn Việt Mạnh, Cục trưởng Cục Cảnh sát PCCC và CNCH

tại triển lãm quốc tế, kỹ thuật… năm 2017

 

Các giải pháp hàng đầu trưng bày tại triển lãm năm nay gồm: Giám sát nhà thông minh, Quản lý nhà thông minh, căn hộ thông minh & đổi mới trong IOT, thiết bị bảo hộ cá nhân, hệ thống PCCC.

Cùng với đó là công nghệ và hàng ngàn thiết bị, sản phẩm trong lĩnh vực an ninh như: hệ thống giám sát HD, 4K, giải pháp nâng cấp cho hệ thống giám sát dựa trên nền tảng cơ bản đã có; kiểm soát vào ra; sinh trắc học; khóa điện tử & thẻ thông minh; báo động đột nhập và thiết bị ngoại vi; công nghệ – thiết bị chiếu sáng… với các khu triển lãm chuyên đề…

Một số hình ảnh tại buổi triển lãm:

 

 

 

Triển lãm tạo cơ hội tăng cường hợp tác quốc tế, chia sẻ kinh nghiệm, chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực PCCC & CNCH; giới thiệu, quảng bá hình ảnh lực lượng Cảnh sát PCCC Việt Nam trong cộng đồng ASEAN, khu vực và thế giới; tìm kiếm cơ hội hợp tác, đầu tư, hỗ trợ của các nước phát triển và các tổ chức, doanh nghiệp trên toàn cầu trong lĩnh vực trang bị phương tiện, xây dựng cơ sở vật chất, hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về PCCC.

 

Trong khuôn khổ Triển lãm sẽ diễn ra các buổi Hội thảo về Công nghệ Phòng cháy chữa cháy; An ninh an toàn; Diễn đàn Giải pháp thông minh tại Việt Nam – Vietnam Smart Solutions (giới thiệu về các giải pháp thông minh trong lĩnh vực xây dựng, giao thông, tòa nhà – nhà thông minh, nhà máy, …).

Cục Cảnh sát PCCC và CNCH; Cảnh sát PCCC TP. Hồ Chí Minh, Sở Giáo dục & Đào tạo TP. Hồ Chí Minh, Trường Đại học PCCC; một số trường Đại học, Cao đẳng, Trung học và các cấp học phổ thông trên địa bàn sẽ phối hợp tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn về kỹ năng thoát nạn từ trên cao, kỹ năng sơ cấp cứu ban đầu và các kỹ năng chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ nói chung và kỹ năng xử lý sự cố trên phương tiện giao thông cơ giới… cho người dân, học sinh, sinh viên, cán bộ, công nhân viên và khách đến thăm quan Triển lãm.

PV

PCCC: Học viên nhí hào hứng với lớp tập huấn PCCC

PCCC: Học viên nhí hào hứng với lớp tập huấn PCCC

PCCC: Các học viên nhí khi được tham gia lớp tập huấn này và mong muốn sau này sẽ trở thành chiến sĩ Cảnh sát PCCC và CNCH.  

Ngày 7-7, Phòng Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy (PCCC), Công an tỉnh Sóc Trăng, phối hợp với Trường Tiểu học, THCS và THPT iSchool Sóc Trăng, tổ chức buổi tập huấn, hướng dẫn cho 70 học sinh của trường, về công tác PCCC.

Các em học sinh được hướng dẫn sử dụng bình cứu hỏa để dập lửa.
Lần đầu được tận mắt chứng kiến xe cứu hỏa hiện đại.

PCCC: Thiếu tá Nguyễn Văn Út, Phó Đội trưởng đội PCCC (Phòng Cảnh sát PCCC Công an an tỉnh Sóc Trăng) cho biết, lớp tập huấn này chủ yếu giới thiệu cho các cháu học sinh về các trang thiết bị, phương tiện, chức năng chữa cháy, cứu nạn cứu hộ của của đơn vị.

Các cháu học sinh được các chú Cảnh sát PCCC, giới thiệu về các trang thiết bị PCCC.

PCCC: Đồng thời hướng dẫn các em một số kiến thức về công tác PCCC cơ bản trong sinh hoạt, cuộc sống hàng ngày và tập huấn cho các em thực hành sử dụng bình chữa cháy.

Một em học sinh rất thích thú, khi lần đầu tiên được cầm vòi cứu hỏa.

PCCC: Qua lớp tập huấn này sẽ góp phần nâng cao kiến thức cũng như ý thức của các em trong PCCC.

Tận mắt chứng kiến các chú Cảnh sát PCCC diễn tập cứu hỏa.

PCCC: Em Lý Gia Hạo (học sinh lớp 4) cho biết: “Em rất thích khi được tham gia lớp tập huấn này, được các chú Cảnh sát PCCC giới thiệu các phương tiện chữa cháy, cứu nạn cứu hộ hiện đại, được hướng dẫn và thực hành sử dụng bình chữa cháy. Em mong muốn sau này sẽ trở thành người chiến sĩ Cảnh sát PCCC”.

Ứng dụng công nghệ GIS trong chữa cháy khẩn cấp

Ứng dụng công nghệ GIS trong chữa cháy khẩn cấp

Nghiên cứu ứng dụng công nghệ GIS (Geographic Information System) trong công tác chữa cháy khẩn cấp ở quận Cầu Giấy, Thanh Xuân và Đống Đa, Hà Nội là đề tài nghiên cứu của các tác giả Nguyễn Thị Thoa, Nguyễn Thị Thắm, Nguyễn Thị Thùy Linh, Lương Thị Thùy Linh, Nguyễn Bá Duy và Phạm Thị Thanh Hòa, Trường Đại học Mỏ – Địa chất.

  

Nghiên cứu này đưa ra các giải pháp nhanh nhằm phục vụ công tác chữa cháy khẩn cấp khu vực đô thị cho lực lượng Cảnh sát PCCC, như xác định các tuyến đường tối ưu từ vị trí đơn vị  Cảnh sát PCCC tới vị trí có sự cố cháy nổ. Với việc sử dụng chức năng truy vấn (query), vị trí xảy ra cháy nổ và việc xác định các tuyến đường tối ưu được mô hình hóa dựa trên khoảng cách, thời gian, độ dốc của đường bộ và sự chậm trễ trong thời gian di chuyển. Ngoài việc sử dụng những phép phân tích không gian và thuộc tính này để kịp thời đáp ứng công tác chữa cháy khẩn cấp, lực lượng PCCC còn có thể thực hiện phân tích về số lượng và phân bố không gian của khu vực lấy nước chữa cháy (trụ nước chữa cháy, hệ thống thủy văn).

Theo nghiên cứu này, GIS thực sự là công cụ hữu hiệu phục vụ cho công tác PCCC: GIS có khả năng truy vấn, phân tích không gian mạnh mẽ. Hệ thống có thể tự động tìm kiếm các Đội cứu hỏa gần nhất, xe cứu hỏa, thông tin các nguồn nước và các bệnh viện gần nhất với đám cháy. Công nghệ này hỗ trợ nhiều mô hình trực quan phân tích và hiển thị các nhiệm vụ phục vụ cháy, đồng thời cho phép tiếp cận với những dữ liệu (DL) quan trọng, các hình ảnh, bản vẽ hay bảng DL. GIS phân tích tính toán kết hợp với những khoảng thời gian khác nhau,  xác định các điểm nóng theo thời gian, theo ngày trong tuần và các thời gian dễ gây ra sự cố khi di chuyển. Nó cũng tính đến các trường hợp rủi ro và các vấn đề cần giải quyết xung quanh sự cố, nắm bắt được tình hình các vụ cháy, dự báo các trường hợp xảy ra, xác định các vấn đề cơ sở của sự cố, cung cấp thông tin các đội cảnh sát PCCC.

 Với công nghệ này, việc xác định địa điểm cháy rất nhanh chóng, chính xác. Có 4 cách xác định:

– Thứ nhất: Khi người dân báo cáo khẩn cấp, họ phải báo cáo địa chỉ của đám cháy, người điều hành hệ thống có thể truy vấn không gian trên bản đồ GIS.

– Thứ hai: Nếu người dân sử dụng điện thoại cố định để báo cháy mà không biết địa chỉ cụ thể, nhà quản lý có thể trích xuất số điện thoại, và gửi số cho bên cung cấp dịch vụ viễn thông để có được địa chỉ của điện thoại, sau đó có thể xác định vị trí trên một bản đồ điện tử.

– Thứ ba: Nếu người dân sử dụng điện thoại di động (smart phone) có tích hợp GPS, để báo cháy thì họ có thể gửi thông tin về vị trí đang đứng (gần điểm cháy) bằng nhiều phần mềm khác nhau.

– Thứ tư: Sử dụng thiết bị báo cháy tự động. Nếu xảy ra cháy, thiết bị báo động sẽ tự động gửi tín hiệu cháy, chữa cháy trung tâm. Nếu vị trí của các thiết bị báo động đã được đăng ký và được lưu trữ trong hệ thống, vị trí đám cháy sẽ được nhanh chóng nằm trên bản đồ điện tử.


 

 

 

 

 

 

 

Nhờ dữ liệu GIS và khảnăng truy vấn, phân tích không gian mạnh mẽ, hệ thống có thể tự động tìm kiếm trạm cứu hỏa gần nhất, xe cứu hỏa, thông tin nguồn nước và các bệnh viện gần nhất với vị trí đám cháy. Trong quá trình chữa cháy, người chỉ huy có thể sử dụng kết hợp GIS và ảnh viễn thám để trực tiếp tìm hiểu môi trường xung quanh các điểm cháy, đánh giá tác động của lửa, phân tích khả năng bắt cháy của đám cháy, tính toán vùng đệm, và lập kế hoạch sơ tán khẩn cấp. Nó cũng có khả năng hỗ trợ quy hoạch vị trí các trạm chữa cháy và bố trí các trụ nước.

Với ứng dụng công nghệ GIS, hệ thống có thể theo dõi các xe cứu hỏa, giám sát trạng thái của họ và chỉ dẫn xe cứu hỏa đi đến chỗ cháy trong thời gian ngắn nhất.

 Nhóm nghiên cứu đã xây dựng được cơ sở dữ liệu để phục vụ công tác chữa cháy; xây dựng được quy trình ứng dụng công nghệ GIS hỗ trợ công tác chữa cháy khu vực đô thị. Ứng dụng công nghệ GIS vào việc hỗ trợ đưa ra phương án và xử lý thông tin PCCC trong một thời gian rất ngắn, nên công tác triển khai đến điểm cháy sẽ được rút ngắn lại, giảm thiểu thiệt hại đáng kể về tài sản và tính mạng con người. Khả năng ứng dụng của nghiên cứu là rất lớn từ cấp quận (huyện), cấp tỉnh (Thành phố) cho đến khu vực rộng lớn hơn.

Hệ thống giao thông được giả định là tĩnh và đồng nhất, tức là chưa tính đến tình trạng tắc đường và tốc độ xe cứu hỏa. Do vậy, nếu được nghiên cứu và khảo sát thêm về các vấn đề này, bài toán phân tích mạng trong nghiên cứu sẽ có tính thực tế cao hơn. Đặc biệt với tình hình cháy nổ tăng cao trong các năm trở lại đây việc ứng dụng nghiên cứu này vào thực tế là hoàn toàn hợp lý và rất cần thiết cần được triển khai tại các khu vực trong cả nước, đặc biệt là khu vực đô thị.

(Theo Báo Khoa học phổ thông)

Các công ty Mỹ chia sẻ kinh nghiệm PCCC thông minh với Việt Nam

Các công ty Mỹ chia sẻ kinh nghiệm PCCC thông minh với Việt Nam

Các công ty Mỹ chia sẻ kinh nghiệm PCCC với  Việt Nam
(PLO)- Lần đầu tiên Tổng LSQ Hoa Kỳ cùng một công ty tổ chức hội thảo về xây dựng và an toàn cháy nổ tại các đô thị thông minh ở Việt Nam.
 Hội Thảo “Hướng đến An toàn cho tòa nhà tại các đô thị thông minh” vừa được Tổng Lãnh sự Hoa Kỳ tại TP.HCM đồng tổ chức với sự tham gia của Cục Cảnh sát PCCC và Cứu nạn cứu hộ, Cục Giám định nhà nước về chất lượng công trình xây dựng.

Cuộc hội thảo có sự tham gia của các công ty Hoa Kỳ, họ chia sẻ các kinh nghiệm về an toàn thẩm định an toàn và những sáng kiến mới nhất nhằm bảo vệ con người. Đây cũng là mục tiêu của hội thảo với nội dung tập trung xây dựng một đô thị thông minh và an toàn.

Các công ty Hoa Kỳ là đại diện cho những thương hiệu danh tiếng về giải pháp an ninh và an toàn cháy nổ đến hội thảo. Họ trình bày những công nghệ, chia sẻ những kinh nghiệm, thông tin và giải pháp tốt nhất đến chính phủ, nhà quản lý, nhà đầu tư và doanh nghiệp Việt Nam với mong muốn giảm thiểu các tai nạn về cháy nổ và hỗ trợ để Việt Nam phát triển bền vững.

Người đại diện Tổng lãnh sự quán Hoa Kỳ cho biết hai năm tại nhiệm, mình chứng kiến sự phát triển vượt bậc về cơ sở hạ tầng, đô thị và thương mại tại TP.HCM. Bà cho biết xu hướng đô thị hóa là tất yếu nhưng đặt ra áp lực lên cơ sở hạ tầng buộc các lãnh đạo TP phải ứng phó, việc ban hành quy hoạch về thành phố thông minh là đáp ứng thách thức. “Lãnh sự đã phối hợp chặt chẽ với TP để xác định những cơ hội cho phía Hoa Kỳ bao gồm cả khối công và tư nhằm hợp tác xây dựng những sáng kiến này” – bà Mary Tarnowka, Tổng Lãnh sự Hoa Kỳ tại TP.HCM, nói.

 Tổng Lãnh sự Hoa Kỳ cũng mong chờ một sự hợp tác giữa Cục Cảnh sát PCCC và Cứu nạn Cứu hộ và Bộ Xây dựng nhằm gia tăng nhận thức về an toàn tại Việt Nam và Tổng lãnh Sự quán sẵn sàng hỗ trợ nỗ lực này. Bà cho rằng cần xây dựng những quy định cũng như khai thác được các ứng dụng công nghệ mới nhất.

Phía Tổng Lãnh sự quán cho rằng để các tòa nhà an toàn hơn không chỉ từ việc thực thi chặt chẽ công tác thẩm định an toàn mà cần phải xây dựng các tiêu chuẩn phù hợp được quốc tế công nhận. Hoa Kỳ khuyến khích việc áp dụng các tiêu chuẩn đã được đồng thuận và quốc tế hóa, dựa trên yếu tố thị trường. Việc áp dụng những tiêu chuẩn này sẽ tạo tiền đề cho những tiến bộ vượt bậc về công nghệ mới và an toàn các tòa nhà.

Trước đó, vào tháng 4, Cục cảnh sát PCCC và Cứu nạn Cứu hộ đã ký thỏa thuận ghi nhớ với một công ty Hoa Kỳ để chia sẻ thông tin về tiêu chuẩn an toàn.

Theo ông Phạm Minh Hà, Cục Trưởng Cục Giám định Nhà Nước về Chất lượng Công trình xây dựng, trong những năm vừa qua vấn đề đảm bảo an toàn về PCCC trong các khu đô thị luôn là ưu tiên hàng đầu của chính phủ Việt Nam.

“Trong đó, pháp luật quy định ngày một chặt chẽ, đầy đủ; hành lang pháp lý ngày càng hoàn thiện; quy chuẩn chặt chẽ… để đảm bảo an toàn sức khỏe cho người dân. Bên cạnh đó công tác quản lý, phối hợp giữa các ban ngành có liên quan trong công tác kiểm tra các công trình về PCCC ngày một chặt chẽ” – ông Hà nói.

Tuy nhiên, theo ông Hà, bên cạnh đó thực tế vẫn còn nhiều tồn tại về công tác PCCC như nhiều công trình xây dựng từ trước năm 1990 còn nhiều, công tác kiểm tra PCCC còn nhiều vấn đề cần phải bàn. Trong khi đó, nhiều công trình bị thay đổi công năng, ý thức quản lý vận hành còn yếu, đào tạo huấn luyện về các công tác an toàn còn thiếu chuyên nghiệp… Và vụ cháy Carina là một ví dụ gây hậu quả đau lòng.

Các công ty Mỹ chia sẻ kinh nghiệm PCCC với  Việt Nam - ảnh 2
Các đại biểu tại hội thảo

Thiếu tướng Đoàn Việt Mạnh, Cục trưởng Cục Cảnh sát PCCC và cứu nạn cứu hộ, cho rằng việc phát triển các đô thị thông minh là điều thiết yếu, quan trọng và cần thiết trong đó vai trò về việc an toàn PCCC hiện đại, thông minh là rất quan trọng.

Bà Mary Tarnowka, Tổng Lãnh sự Hoa Kỳ tại TP.HCM, bày tỏ đau buồn về những tổn thất tính mạng thương tâm trong vụ cháy tại tòa nhà Carina Plaza ở quận 8. Bà hy vọng rằng hội thảo sẽ giúp Chính phủ và các cơ quan thực thi, các nhà đầu tư, các công ty tư vấn thiết kế xây dựng, quản lý và các đơn vị liên quan tìm ra biện pháp giảm bớt rủi ro an ninh và an toàn trong tòa nhà để phòng ngừa tai nạn trong tương lai.

“Chúng ta có thể phòng ngừa những tổn thất bằng cách đầu tư hơn nữa vào hoạt động huấn luyện an toàn, chương trình thẩm định an toàn và thực thi các quy định pháp luật” – bà Mary Tarnowka nói. Cũng theo bà, cần phải xây dựng các tiêu chuẩn phù hợp được quốc tế công nhận” – bà Mary Tarnowka Tổng Lãnh sự Hoa Kỳ tại TP.HCM nói.

NGUYỄN TÂN

Để đảm bảo PCCC, quý vị cần biết những điều dưới đây trước khi quyết định mua căn hộ chung cư.

VTV.vn – Để đảm bảo PCCC, quý vị cần biết những điều dưới đây trước khi quyết định mua căn hộ chung cư.

Những vụ cháy tại các tòa chung cư cao tầng liên tiếp xảy ra trong thời gian qua đã dóng lên hồi chuông cảnh báo về vấn đề PCCC chung cư. Để có thể mua được căn hộ trong những chung cư đảm bảo an toàn toàn PCCC, người dân lưu ý, chung cư phải đáp ứng 5 yêu cầu về PCCC như sau:

– Có hệ thống báo cháy tự động. Trong trường hợp hệ thống báo cháy tự động có liên kết với hệ thống chữa cháy, sẽ có thêm chức năng điều khiển hệ thống chữa cháy hoạt động.

– Cứ 50 – 100m2 có một bình chữa cháy.

– Tất cả khu vực trong tòa nhà có nguy hiểm về cháy, kể cả những nơi đã được trang bị hệ thống chữa cháy, đều phải trang bị hệ thống chữa cháy xách tay hoặc bình chữa cháy có bánh xe. Bình phải được bố trí ở vị trí thiết kế, không để bình ở tập trung một chỗ.

– Cửa thoát hiểm phải luôn đóng kín. Cửa của các lối ra thoát nạn không khóa để có thể mở được cửa tự do từ bên trong mà không cần chìa khóa. Cửa của lối ra thoát nạn là cửa đặc, được trang bị cơ cấu tự đóng, khe cửa phải được chèn kín.

 

– Các tòa nhà chung cư phải bố trí từ 1 – 2 họng nước chữa cháy tại mỗi điểm trong nhà với lượng nước tính cho mỗi họng là 2,5 lít/giây.

– Trong các tòa nhà cao tầng phải có ít nhất 2 lối ra thoát nạn để đảm bảo cho người thoát nạn an toàn khi có cháy, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho lực lượng chữa cháy hoạt động.

Lưu ý, đối với chung cư là dự án hình thành trong tương lai, người mua cần yêu cầu chủ đầu tư xuất trình giấy chứng nhận thẩm quyền thiết kế về PCCC. Nếu dự án chuẩn bị đưa vào sử dụng, phải có biên bản nghiệm thu kiểm định thiết bị, phương tiện PCCC.

Hướng dẫn biện pháp xử lý cháy nổ trong sử dụng điện

Biện pháp xử lý cháy nổ: Hướng dẫn biện pháp xử lý cháy nổ trong sử dụng điện

DOÃN THÀNH

22-05-2018 20:02
Kinhtedothi – Mỗi gia đình cần trang bị bình chữa cháy và biết cách sử dụng, khi xảy ra chảy nổ do sử dụng điện phải nhanh chóng cắt nguồn điện và báo động xung quanh và đặc biệt là không dùng nước dập lửa khi chưa cắt nguồn điện.
TIN LIÊN QUAN
  • Đà Nẵng: Tình trạng cháy nổ tăng đột biến

 

 

 

 

 

  1. Biện pháp xử lý cháy nổ: Những khu vực, thời điểm dễ xảy ra cháy nổ
Giám đốc Cty Điện lực Đà Nẵng Võ Hòa cho biết, ngành điện Đà Nẵng đang thực hiện tháng cao điểm về đảm bảo an toàn, phòng chống cháy nổ sử dụng điện trong nhân dân. Hỗ trợ người dân sửa chữa hệ thống điện, đồng thời sắp xếp, chỉnh trang cáp treo trên cột điện tại các tuyến đường, nhất là khu vực hẻm, kiệt gây mất mỹ quan đô thị và tiềm ẩn nguy cơ cháy nổ cao.
Tại tháng cao điểm sẽ tiến hành sửa chữa miễn phí hệ thống điện sau công tơ cho 100 hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn. Trong kế hoạch của năm 2018 sẽ chỉnh trang hệ thống cáp treo cột điện tại 76 tuyến đường với tổng chiều dài gần 70km.
Vào mùa hè nóng nực, do nhu cầu sử dụng thiết bị điện tăng đột biến khiến cho hệ thống truyền tải bị quá tải, dẫn đến nguy cơ cháy nổ tăng cao. Nhằm hạn chế những thiệt hại về người và của do hỏa hoạn gây ra trong các hộ gia đình do sử dụng điện không an toàn, khuyến cáo người dân sử dụng điện một số biện pháp để đảm bảo an toàn:
  1. Những biện pháp đảm bảo an toàn cháy nổ:
    Thường xuyên kiểm tra hệ thống điện trong gia đình, sửa chữa ngay những hư hỏng nhỏ nhất để đảm bảo không phát sinh hỏa hoạn.
    Lắp các thiết bị bảo vệ (như: cầu chì, áp tô mát) cho hệ thống điện chung của tòa nhà, từng tầng, từng nhánh, thiết bị công suất lớn trước trước các ổ cắm điện. Lựa chọn thiết bị, dây dẫn có nguồn gốc rõ ràng, đảm bảo chất lượng.
    Ngắt các thiết bị, dụng cụ sinh nhiệt như: bàn là, bếp điện… ra khỏi nguồn điện khi không sử dụng hoặc khi đang mất điện. Kiểm tra các thiết bị điện trước khi ra khỏi nhà hoặc trước khi đi ngủ.
    Không để các chất dễ cháy như: ga, xăng dầu, giấy, vải… gần đường đây điện hoặc gần các thiết bị điện, đặc biệt là các thiết bị điện sinh nhiệt.
    Không sử dụng nhiều thiết bị điện cùng một lúc dễ dẫn đến tình trạng quá tải, không treo móc hàng hóa đồ dùng lên đường dây điện, thiết bị điện…
    Khi xảy ra cháy nổ phải ngắt nguồn điện, báo động cho người xung quanh và thông báo cho Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy. Mỗi gia đình cần phải có bình cứu hỏa và biết cách sử dụng bình cứu hỏa khi cần thiết. Đặc biệt là không được dùng nước dập lửa khi chưa cắt hết các nguồn điện.

PCCC chung cư: Gia cố nhà bằng “chuồng cọp”: Ẩn họa cháy nổ không lối thoát

PCCC chung cư: Gia cố nhà bằng “chuồng cọp”: Ẩn họa cháy nổ không lối thoát

Kinhtedothi – “Chuồng cọp” – lồng sắt không hẳn là nguyên nhân chính dẫn tới hỏa hoạn tại các khu nhà mặt phố, tập thể cũ.
TIN LIÊN QUANHà Nội: Hàng trăm chủ xưởng sản xuất ở Đan Phượng học kỹ năng xử lý cháy nổ
Tuy nhiên, nó lại được ví như tác nhân chủ yếu “nhốt” người dân chết ngạt trong đám cháy. Từ những cái chết thương tâm không lối thoát, dư luận mới bàng hoàng giật mình nhìn lại.
Rào cho chắc?
Rạng sáng ngày 2/7, căn hộ 115 nhà A11 kinh doanh giày dép thuộc khu tập thể Nguyễn Quý Đức (Thanh Xuân) bất ngờ bùng cháy dữ dội. Đám cháy tuy chỉ nằm trong diện tích hơn 30m2 nhưng do nguyên liệu dễ cháy kèm khói độc nên ít nhiều ảnh hưởng đến an toàn tính mạng người dân. Sau ít phút tiếp cận hiện trường, lực lượng PCCC và cứu hộ cứu nạn khá vất vả để chữa cháy và cứu người do xe thang không thể di chuyển vào trong bởi hệ thống dây cáp chằng chịt. Trong khi, phía trước căn hộ lại gia cố chuồng cọp kiên cố nên các mũi tấn công chữa cháy trực diện hết sức khó khăn. Xác định tính chất phức tạp, các cán bộ, chiến sĩ cứu hộ tại hiện trường đã linh hoạt dùng kìm cắt “chuồng cọp” để đưa khoảng 20 người ra ngoài. Vụ cháy vì thế không có thiệt hại về người, nhanh chóng được khống chế sau một tiếng.

Không được may mắn như vụ hỏa hoạn trên, trung tuần tháng 7/2017, một vụ cháy lớn tại căn nhà 4 tầng ở phố Vọng (Hai Bà Trưng) đã cướp đi sinh mạng của 2 người. Thời điểm lửa bùng phát ở tầng một, trong nhà có 4 người nhưng chỉ có duy nhất 1 người kịp thoát ra ngoài theo lối cửa chính. Ba nạn nhân còn lại mắc kẹt ở tầng ba. Các tầng hai, ba, bốn của căn nhà đều bị bịt kín bởi các thanh sắt được hàn kiên cố. Khi cứu nạn, cảnh sát PCCC phải tiếp cận tầng ba bằng thang, dùng kìm thủy lực cắt các song sắt. Tuy nhiên, thời gian phá dỡ kéo dài, đám cháy lại phát triển quá nhanh nên chỉ giải cứu được một nạn nhân, hai người còn lại không thể thoát nạn vì ngạt khói.
Với tâm lý rào cho chắc, buộc cho chặt nhằm chống trộm cắp, đảm bảo an ninh, người dân đã vô tình đánh mất đi lối thoát nạn của gia đình nếu sự cố cháy nổ xảy ra. Đây là thực trạng hết sức lo ngại, mặc dù được lực lượng chức năng cảnh báo từ trước nhưng các hộ dân vẫn mang tâm lý phớt lờ.
Đại tá Trần Văn Vụ – Trưởng phòng hướng dẫn chỉ đạo nghiệp vụ về phòng cháy, Cảnh sát PCCC TP Hà Nội cho hay, các vụ cháy lớn thiệt hại về người có chiều hướng gia tăng. Trong đó, nhiều vụ hỏa hoạn xảy ra ở nhà dân xây dựng theo dạng nhà hình ống, tập thể cũ, nhà mặt phố kết hợp kinh doanh có gia cố bằng lưới cùng lồng sắt bảo vệ. Khi có sự cố, ngọn lửa dễ lan ra toàn bộ ngôi nhà theo chiều hút khói lên tầng mái. Cầu thang bộ duy nhất gần như không thể sử dụng thoát nạn, thoát hiểm vì khói độc đen đặc. Lối thoát khu vực ban công, mặt tiền nhà cũng trở nên khó khăn do người dân quây kín chuồng cọp, lồng sắt.
Linh hoạt thay đổi thiết kế
Bất chấp mối nguy hiểm hiện hữu, những “chuồng cọp” vẫn mọc lên tua tủa. Giới chuyên môn cho rằng, yêu cầu các chủ căn hộ cắt bỏ chuồng cọp trở về nguyên trạng thiết kế ban đầu chẳng khác nào “lấy muối bỏ biển”. Hàng nghìn lồng sắt gia cố chắc chắn từ nhà phố, tập thể cũ đến cả khu đô thị mới lấy đâu ra đủ nhân lực, vật lực đi kiểm tra, phá dỡ? Điểm then chốt là công tác PCCC tại mỗi gia đình phải được tự giác coi trọng và quan tâm đúng mức. Khi nhận thức được hiểm nguy cháy nổ rình rập, tự khắc mỗi gia chủ sẽ tìm lối thoát cho bài toán “chuồng cọp”.
Đại tá – PGS. TS Ngô Văn Xiêm – nguyên Phó Hiệu trưởng trường Đại học PCCC (Bộ Công an) nhận định, để hạn chế hậu quả của các vụ hỏa hoạn, cần đột phá tư duy cả về chủ quan và khách quan. Tuy nhiên, về yếu tố khách quan như hạ tầng, ngõ ngách rất khó thay đổi. Từ thực tế đó, mặt chủ quan quan trọng hơn cả. Tức, tăng cường tuyên truyền về PCCC, cứu nạn ở các cộng đồng dân cư, để nếu lỡ xảy ra hỏa hoạn, nạn nhân, hàng xóm có thể thực hiện các biện pháp tại chỗ trước khi cứu hỏa chuyên nghiệp đến.
Chuyên gia này lấy dẫn chứng, các vụ cháy nhà phố, khu tập thể cũ người dân xây “chuồng cọp” quá chắc chắn khiến khi xảy ra hỏa hoạn chẳng khác nào tự nhốt mình trong nhà. “Chống trộm, đảm bảo an toàn là điều cần thiết. Tuy nhiên, xây “chuồng cọp” không nên hàn kín lại. Các chủ nhà thiết kế theo mô hình này cần nhanh chóng sửa chữa, thay đổi. Một chiếc cửa được lắp đặt ngay ở chuồng cọp hoàn toàn có thể trở thành lối thoát hiểm cho người bị nạn trong tình huống khẩn cấp. Để bảo vệ an ninh có thể khóa chuồng cọp lại. Chìa khóa để ở nơi dễ khóa, dễ lấy. Trong trường hợp không tìm được chìa khóa có thể dùng kìm cộng lực để có thể cắt chìa khóa này ra khi có sự cố” – Đại tá Xiêm nói.

“Việc hàn kín các thanh sắt quanh nhà đa phần do người dân tự ý thực hiện, còn trong thiết kế hoàn toàn không có. Từ thực tế đó, lực lượng PCCC cơ sở và các ngành chức năng cần phải vào cuộc tuyên truyền, khuyến nghị người dân, kiểm tra, xử lý những “chuồng cọp” sai quy định, hướng dẫn cho người dân cách hàn khung sắt để không xảy ra những hậu quả đau lòng như thời gian qua.” – TS Phạm Sỹ Liêm – Phó Chủ tịch Tổng hội Xây dựng Việt Nam

Hệ thống phòng cháy chữa cháy gồm những thiết bị gì?

Hệ thống phòng cháy chữa cháy gồm những thiết bị gì?

Thiết kế xây dựng luôn kèm theo những hạng mục trang bị hệ thống phòng cháy chữa cháy. Cũng như nhiều hệ thống khác, hệ thống phòng cháy chữa cháy cũng gồm nhiều thiết bị khác nhau. Vậy hệ thống phòng cháy chữa cháy gồm những thiết bị phòng cháy chữa cháy gì?

Vấn đề phòng cháy chữa cháy luôn là vấn đề được nhiều người quan tâm bởi những thiệt hại mà chúng xảy đến khi các vụ hỏa hoạn xảy ra. Đặc biệt là các vụ hỏa hoạn tại các chung cư cao tầng, nó không chỉ gây thiệt hại về tài sản, mà còn ảnh hưởng đến tính mạng con người. Do vậy mà khi thiết kế xây dựng luôn kèm theo những hạng mục trang bị hệ thống phòng cháy chữa cháy. Cũng như nhiều hệ thống khác, hệ thống phòng cháy chữa cháy gồm nhiều thiết bị khác nhau, về cơ bản, có thể chia thành 2 phần như sau:

Hệ thống phòng cháy chữa cháy gồm:

1. Hệ thống báo cháy

Hệ thống báo cháy có vai trò quan trọng trong công tác PCCC vì nó giúp phát hiện kịp thời đám cháy đang bùng phát, đồng thời cảnh báo cho cư dân trong tòa nhà và lực lượng cứu hỏa. Hệ thống báo cháy tự động thường có ba thành phần như sau:

P1. Trung tâm hệ thống báo cháy tự động:
– Được thiết kế dạng tủ, bao gồm các thiết bị chính: một mainboard điều khiển, các module, một biến thế, một battery.
P2. Hệ thống thiết bị đầu vào:
– Đầu báo: báo khói, báo nhiệt, báo gas, báo lửa…
– Công tắc khẩn (nút nhấn khẩn).
P3. Hệ thống thiết bị đầu ra:
– Bảng hiển thị phụ (bàn phím).
– Chuông hệ thống báo động, còi báo động.
– Đèn báo động, đèn exit.
– Bộ quay số điện thoại tự động.

Hệ thống báo cháy được phân loại làm hệ thống báo cháy thông thường (Conventional Fire Alarm System) và hệ thống báo cháy theo địa chỉ (Addressable Fire Alarm system). Trong khi hệ thống báo cháy thông thường chỉ có khả năng báo cháy cho một khu vực rộng, hệ thống báo cháy địa chỉ sẽ truyền dẫn tín hiệu từ từng đầu báo riêng biệt về đến trung tâm điều khiển, để phát hiện điểm gây cháy chính xác, cụ thể. Với tính năng kỹ thuật cao, hệ thống báo cháy địa chỉ dùng để lắp đặt tại các công trình lớn, được chia ra làm từng điểm độc lập.

P1.Hệ báo cháy thông thường (quy ước) – Conventional Fire Alarm System:
Đặc điểm chính:
  • Tủ báo cháy Quy ước có độ lớn từ 1 kênh (zone) đến trên 60 kênh.
  • Các Zone bao gồm một vài hoặc tất cả thiết bị khởi đầu (như: đầu báo, nút nhấn, công tắc…) trong một khu vực hoặc một tầng của tòa nhà.
  • Một số tủ báo cháy cho phép mở rộng dung lượng zone trong khi số khác thì không mở rộng được, điều này làm cho tính hữu dụng bị hạn chế khi một cơ sở muốn mở rộng thêm.
  • Báo cháy, báo sự cố theo từng khu vực (zone) của tòa nhà.
  • Mỗi Zone có thể là 01 phòng hoặc nhiều phòng gần nhau.
  • Mỗi Zone cần một đường dây tín hiệu riêng nên số lượng dây về trung tâm báo cháy nhiều.
  • Không thể biết chính xác thiết bị nào đã kích hoạt báo cháy hoặc bị sự cố trong Zone Với tính năng đơn giản, giá thành rẻ, hệ thống báo cháy quy ước chỉ thích hợp lắp đặt tại các dự án có diện tích vừa hoặc nhỏ, số lượng các phòng không nhiều, nhà xưởng nhỏ… Nhiều thiết bị được lắp trên cùng một khu vực (zone) nên khi xảy ra sự cố trung tâm chỉ có thể nhận biết khái quát và hiển thị khu vực (zone) có sự cố, chứ không cho biết chính xác vị trí từng đầu báo, từng địa điểm có sự cố. Điều này làm hạn chế khả năng xử lý, giám sát của hệ thống. Hệ thống báo cháy loại này có 2 loại sử dụng điện áp khác nhau là 12VDC hoặc 24VDC. Về mặt lý thuyết cả hai loại này đều có tính năng kỹ thuật và công dụng như nhau. Nhưng, so với hệ thống báo cháy 24V thì hệ thống báo cháy 12V không mang tính chuyên nghiệp, loại 12V phải dùng đầu báo 4 dây kết hợp với trung tâm của hệ thống báo trộm với bàn phím lập trình. Trong khi hệ thống 24V là một hệ thống báo cháy chuyên dụng, khả năng truyền tín hiệu đi xa hơn, thường sử dụng đầu báo 2 dây và không bắt buộc phải có bàn phím lập trình. Tuy nhiên, trung tâm báo cháy hệ 12V có giá thành thấp hơn so với trung tâm báo cháy hệ 24V.
P2.Hệ báo cháy địa chỉ – Addressable Fire Alarm System:
Đặc điểm chính:
  • Dung lượng điểm (địa chỉ) của hệ thống địa chỉ được xác định bởi số loop hay còn gọi là mạch tín hiệu (SLC – Signaling Line Circuits) của nó.
  • Mỗi mạch loop cung cấp điện, thông tin liên lạc và giám sát tất cả các thiết bị kết nối với nó.
  • Mỗi mạch loop có thể đáp ứng cho trên 100 thiết bị địa chỉ, tùy thuộc vào nhà sản xuất.
  • Mỗi mạch loop có thể chứa nhiều loại thiết bị địa chỉ. Thiết bị không địa chỉ được kết nối vào mạch loop thông qua các module địa chỉ.
  • Mỗi điểm trên mạch loop có một địa chỉ duy nhất khi lắp đặt.
  • Giám sát được thực hiện từ Tủ điều khiển bằng quy trình thăm dò tới tất cả các thiết bị trong mạch loop.
  • Tình huống báo cháy được hiển thị theo điểm, cho phép nhanh chóng tìm ra đám cháy.
  • Có rất nhiều hệ thống hỗ trợ lập trình vào/ra mềm dẻo để kết nối (điều khiển) các thiết bị đầu vào với các đầu ra. Với tính năng kỹ thuật cao, hệ thống báo cháy địa chỉ dùng để lắp đặt tại các công trình lớn, được chia ra làm từng điểm (địa chỉ) độc lập, riêng biệt với nhau. Từng thiết bị trong hệ thống được giám sát bởi trung tâm báo cháy giúp cho phát hiện sự cố một cách nhanh chóng, rõ ràng và chính xác. Hệ thống cho phép điều khiển các thiết bị ngoại vi và các hệ thống khác trong tòa nhà khi có cháy.

2. Hệ thống chữa cháy

 

Một đám cháy xảy ra dựa trên ba yếu tố cần là:

  • Ôxi
  • Nguồn nhiệt
  • Chất cháy

Và ba điều kiện đủ là:

  • Ôxi phải lớn hơn 14%
  • Nguồn nhiệt phải đạt tới giới hạn bắt cháy của chất cháy
  • Thời gian tiếp xúc của 3 yếu tố đủ để xuất hiện sự cháy

Như vậy, để phòng ngừa và dập tắt được đám cháy thì chúng ta cần loại bỏ một trong những yếu tố tạo thành sự cháy trên. Trên cơ sở đó, bốn phương pháp chính để dập tắt đám cháy được xây dựng như sau:

Phương pháp làm lạnh là hạ nhiệt độ của vùng cháy xuống thấp hơn nhiệt độ tắt dần hoặc hạ nhiệt độ của chất cháy xuống thấp hơn nhiệt độ bốc cháy của nó. Phương pháp này được áp dụng chủ yếu để dập đám cháy chất rắn, còn đối với chất lỏng và khí thì ít khi áp dụng vì việc hạ nhiệt độ của vùng cháy xuống thấp hơn nhiệt độ bốc cháy là rất khó để thực hiện.

Phương pháp cách ly các chất phản ứng với vùng cháy là ngăn cách sự tiếp xúc giữa các chất cháy và chất ôxy hoá ở vùng phản ứng cháy. Phương pháp này được áp dụng để dập tắt hầu hết các dạng đám cháy, tuy nhiên cần kết hợp phun nước làm mát để loại trừ sự cháy trở lại.

Phương pháp giảm nồng độ các chất phản ứng là làm cho nồng độ của các chất tham gia phản ứng cháy giảm xuống thấp hơn giới hạn bốc cháy của chúng. Có thể thực hiện phương pháp này bằng cách thay đổi tỷ lệ giữa chất cháy và chất ôxy hoá hoặc giữ nguyên tỷ lệ nhưng đưa thêm vào vùng cháy những loại chất trơ (không tham gia phản ứng cháy), cụ thể là bằng cách phun nước, phun sương hơi nước, khí trơ, bột chữa cháy.

Phương pháp kìm hãm (ức chế) hoá học phản ứng cháy là làm mất khả năng hoạt hoá các tâm hoạt động của phản ứng cháy chuỗi. Các chất được sử dụng để dập cháy theo phương pháp này gồm một số loại bột chữa cháy.

Trên thực tế, công tác PCCC thường sử dụng kết hợp nhiều phương pháp với nhau, một phương pháp sẽ đóng vai trò chủ đạo còn các phương pháp còn lại đóng vai trò bổ trợ. Hiện có 9  loại hệ thống chữa cháy cơ bản nhằm để đáp ứng nhu cầu đa dạng cho những rủi ro cháy khác nhau : điện, xăng dầu, giấy, kim loại, dầu mở nhà bếp… .

  • Hệ thống chữa cháy bán tự động
Hệ thống này thuộc dạng cổ điển, hệ thống chữa cháy này chỉ đơn giản gồm có hộp chữa cháy và cuộn vòi chữa cháy.
  • Hệ thống chữa cháy tự động Sprinkler
Hệ Thống Chữa Cháy Sprinkler là loại hệ thống chữa cháy phổ biến nhất hịện nay. Hệ thống này dập tắt đám cháy bằng cách phun nước trực tiếp vào khu vực đang cháy mà tại đó đầu phun sprinkler bị kích hoạt ở ngưỡng nhiệt độ đã được xác định trước.
  • Hệ thống chữa cháy tự động FM-200 (HFC-227ea)
Hệ thống chữa cháy FM200/HFC227ea được thiết kế để bảo vệ một không gian hẹp (dưới 1500 m3). Nó phun ra một chất khí chữa cháy “sạch” có tên là FM200 hoặc HFC227ea. Chất khí này không những có tác dụng chữa cháy hiệu quả, mà nó còn cân bằng được lượng khí O2 cần thiết để cho con người hô hấp tạm thời trong trường hợp khẩn cấp. Ngoài ra, với chất khí chữa cháy “sạch” này, sau khi hoàn tất nhiệm vụ chữa cháy, nó không để lại hậu qủa tai hại nào đối với các vật dụng, máy móc nằm trong khu vực vừa được chữa cháy. Hệ thống này ứng dụng thích hợp tại những môi trường trong sạch, nơi có con người làm việc, và có trang bị những loại máy móc hoặc dữ liệu có giá trị cao.
  • Hệ thống chữa cháy tự động CO2
CO2 là một chất khí sạch, không làm rỉ sét, nó dập tắt cháy bằng cách làm loãng hỗn hợp không khí & CO2 tới một tỷ lệ ở dưới mức giới hạn có thể duy trì sự cháy. Hệ thống Chữa cháy CO2 được ứng dụng tại những nơi mà nếu dùng những chất chữa cháy khác có thể làm hư hỏng máy móc, thiết bị. Vì khí phun ra có thể gây ngạt thở cho con người hiện diện trong khu vực, vì vậy, hệ thống luôn luôn dành một thời gian trì hoãn với tín hiệu báo động để cảnh báo trước khi phun khí, để con người kịp thoát ra khỏi khu vực nguy hiểm.
  • Hệ thống chữa cháy tự động bọt Foam
Hệ thống chữa cháy bằng bọt (foam), khi được kích hoạt, sẽ phun ra một loại bọt bao phủ lên trên bề mặt xăng dầu, tách chất lỏng dễ cháy ra khỏi không khí và lửa, nhờ đó ngọn lửa bị dập tắt. Do tính chất hữu hiệu của nó, đồng thời do nó giảm thiểu lượng nước cần dùng, hệ thống foam hiện nay được tin dùng rộng rãi. Giảm số lượng chất chữa cháy cần dùng để dập tắt lửa, nghĩa là giảm thiểu sự hư hỏng thiết bị, đồ dùng, giảm ô nhiễm môi trường do nước phun ra, đặc biệt là tại những nơi có chứa chất độc hại. Đối với loại foam giãn nở cao, thì hầu như chẳng hư hại gì cả cho hàng hóa, và chỉ trong một thời gian ngắn, cả nhà kho đều trở lại bình thường.
Hệ thống foam được ứng dụng tại những nơi đặc biệt có rủi ro cao về cháy nổ, được chọn lựa thận trọng, yêu cầu phải trang bị thích hợp chất bọt cô đặc, hệ thống trộn bọt, các thiết bị phun bọt, và sự phối hợp hưu hiệu giữa các bộ phận ấy trong một hệ thống chữa cháy. Bọt cô đặc là một chất đối chọi với xăng dầu. Mặc dù nó có cùng chung tiêu chuẩn, tuy nhiên, mỗi loại bọt – protein và fluoroprotein – có những đặc điểm riêng, ứng dụng thích hợp hoặc kém thích hợp hơn đối với từng hiện trường cụ thể. Hệ thống trộn bọt có thể là loại “balanced pressure” hoặc “inline”. Đầu phun bọt có thể là đầu sprinkler, spray, nozzle, monitor, foam pourer, hoặc high expantion foam generator, tùy theo hệ thống foam được dùng.
  • Hệ thống chữa cháy tự động Stat-X
Stat-X là hóa chất rắn “sạch” không phá hủy tầng ozone, không gây hiệu ứng nhà kính, không dẫn điện, dễ lắp đặt. Bình chữa cháy Stat-X không cần nén áp suất, khối lượng nhẹ, vận chuyển dễ dàng và an toàn. Hệ thống Stat-X chữa cháy rất hiệu quả cho phòng máy chủ, trung tâm dữ liệu (hay còn gọi là phòng Server, Data center)
  • Hệ thống chữa cháy tự động Novec 1230
Hệ thống chữa cháy Novec 1230  được sử dụng để chữa cháy, bảo vệ cho các phòng chứa các thiết bị, đồ vật giá trị cao như phòng máy chủ, trung tâm xử lý dữ liệu (phòng server, data center), phòng biến áp, bảng điện, kho chứa tiền, Novec (1,1,1,2,2,4,5,5,5 – nonafluoro-4-trifluoromethyl-pentan-3-one), công thức hóa học CF3CF2C(O)CF(CF3)2 là một hợp chất của cacbon, flo và oxy. Ở trạng thái thông thường, Novec 1230 tồn tại dưới dạng chất lỏng, không màu, không mùi và không dẫn điện (Novec 1230 còn được gọi là nước khô). Novec 1230 có thể được lưu trữ và vận chuyển dễ dàng mà không cần các thiết bị chứa đắt tiền. Khí được nạp vào bình dạng lỏng, khi phun ra ngoài sẽ hóa hơi.Nói cho chính xác, loại nước đặc biệt này chỉ có dạng lỏng khi được lưu giữ, bảo quản trong bình nén, còn khi được phun ra ngoài để dập lửa thì lập tức biến thành hơi. Với cùng thể tích, một bình nước khô có hiệu năng dập lửa cao hơn nhiều so với bình bọt CO2 hay các loại khí trơ khác. Novec dập tắt đám cháy trên nguyên tắc hạ nhiệt độ đám cháy mà không tác động trực tiếp đến oxy. Điều này cho phép con người có thể thở, quan sát và rời nơi có cháy một cách an toàn
  • Hệ thống chữa cháy tự động Nito
Nito là một chất khí không màu, không mùi vị và chiếm tới 78% trong không khí xung quanh chúng ta. Khí Nito có mật độ khí dập cháy thấp nhất trong các loại khí trơ kể cả khí Argon và loại khí trộn giữa Nito và Argon. Nito có hiệu năng dập lửa cao nhất. Việc dập tắt đám cháy (ngọn lửa) được thực hiện bằng cách giảm nồng độ oxy trong không khí xuống mức dưới 13.9% (mật độ khí chữa cháy để dập tắt lửa). Khí Nito là loại thích hợp nhất cho hệ thống dập lửa bao trùm do nó không tạo ra các sản phẩm phân huỷ do nhiệt và do vậy nó rất an toàn đối với con người. Khí Nito không có khả năng sản sinh ra các loại khí ăn mòn trong quá trình phân huỷ nhiệt, không tác động xấu tới môi trường, không phá hủy tầng ozone. Hệ thống chữa cháy bằng khí Nito được thiết kế theo tiêu chuẩn NFPA-2001.
  • Hệ thống chữa cháy bếp
Hệ thống chữa cháy nhà bếp Range Guard bằng hóa chất ướt dùng để chữa cháy rất hiệu quả cho khu vực bếp khách sạn, nhà hàng, trường học, bệnh viện… Đám cháy liên quan đến dầu mỡ ở khu vực bếp được phân loại theo NFPA1, mục 3.3.102 là đám cháy lớp K. Khi hệ thống chữa cháy cho bếp bằng hoá chất ướt – Wet Chemical Range Guard được phun xả, hoá chất ướt này sẽ tạo ra 1 lớp chất lỏng giống như xà phòng lên bề mặt những khu vực được phun hoá chất. Lớp chất lỏng này có tác dụng làm mát các thiết bị được phun, đồng thời tạo ra một lớp màn cách ly giữa các thiết bị đang bị cháy với O2, làm cách ly các tác nhân gây ra phản ứng cháy (cụ thể là O2) từ đó dập tắt đám cháy.
Một hệ thống PCCC cần có hệ thống báo cháy và hệ thống chữa cháy. Mỗi một hệ thống lại phù hợp với tính chất khác nhau của đám cháy, cũng như là đặc thù công trình. Người dân cũng như chủ đầu tư công trình nên coi trọng công tác phòng cháy chữa cháy, cũng như nên tham khảo ý kiến chuyên gia để có thể tích hợp hệ thống phù hợp nhất cho công trình của mình.
-Tổng hợp-

PCCC chung cư mini

PCCC chung cư mini

Hà Nội: Nếu xảy ra cháy tại các chung cư mini, điều gì sẽ xảy ra?

Không chỉ khó được cấp Giấy chứng nhận sở hữu mà bất cập lớn nhất của nhiều người sinh sống tại các khu chung cư mini hiện nay là nguy cơ cháy nổ rất lớn…

Vài năm trở lại đây, nhu cầu nhà ở giá rẻ của người dân ngày một lớn khiến nhiều người tìm đến các dự án nhà ở xã hội, thậm chí với những người có mức thu nhập thấp hơn lại quyết định chọn chung cư mini. Tuy nhiên, loại hình nhà ở này vẫn còn nhiều bất cập như là quyền lợi của người sử dụng và giấy tờ pháp lý vẫn rất mập mờ.

Theo tìm hiểu của PV Báo Tài nguyên và Môi trường, các căn hộ chung cư mini hiện nay được mua, bán thông qua hợp đồng giữa chủ đầu tư tư nhân và khách hàng, kèm theo bản sao Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất chung của thửa đất chứ không được cấp sổ đỏ cho từng căn hộ.

Sổ đỏ vẫn do chủ nhà nắm giữ toàn bộ khu nhà và việc tách hộ cấp sổ đỏ cho từng căn không được các cấp chính quyền xác nhận bởi thực tế đa phần các hộ dân đều xin giấy phép xây nhà để ở hoặc xây dựng một cách tự phát… không đáp ứng các điều kiện cấp sổ.

Đa số chung cư mini thường được xây tại các con ngõ, phố nhỏ.

PCCC chung cư mini: Không chỉ khó được cấp Giấy chứng nhận sở hữu mà bất cập lớn nhất của nhiều người sinh sống tại các khu chung cư mini hiện nay còn có nguy cơ cháy nổ rất lớn, các công trình này hầu như không được thẩm duyệt thiết kế an toàn phòng cháy chữa cháy nên rủi ro là điều không thể tránh khỏi.

PCCC chung cư mini: Theo ghi nhận của PV, hiện nay, rất nhiều quận nội thành Hà Nội như Đống Đa, Cầu Giấy, Nam Từ Liêm, Bắc Từ Liêm, Hà Đông, Hai Bà Trưng… nhan nhản các chung cư mini được rao bán.

Tuy nhiên, điều đáng lo là những công trình này vốn có nhiều vi phạm quy định về phòng chống cháy nổ, vi phạm trật tự xây dựng, quy định về giao dịch bất động sản nhưng vẫn tiếp tục tồn tại và ngang nhiên rao bán đánh lừa người dân.

PCCC chung cư mini: Chị H.T.H, đang sở hữu căn hộ chung cư mini tại số nhà 11, 15, 17 ngách 103, ngõ 2 Xã Đàn, phường Nam Đồng, quận Đống Đa chia sẻ: “Chung cư mini khu chúng tôi ở được xây 7 tầng, mỗi tầng có 5 căn khoảng 45 m2/căn với giá trên dưới 1 tỷ đồng. Thậm chí, chủ đầu tư còn tận dụng tầng tum và tầng lửng xây luôn các căn để bán”.

Bảng hướng dẫn chữa cháy dường như chỉ ”để cho có” vì không được cơ quan chức năng nghiệm thu.

PCCC chung cư mini: Khi được hỏi về cầu thang thoát hiểm, hệ thống phòng cháy chữa cháy, chị H thản nhiên nói: “Cầu thang chung còn nhỏ hẹp tiết kiệm diện tích nói gì đến cầu thang thoát hiểm. Hệ thống phòng cháy chữa cháy thì chủ đầu tư có lắp nhưng hầu như chỉ mang tính hình thức, chưa được cơ quan chức năng nghiệm thu”.

Trong khi đó, tại phố Đồng Me, phường Mễ Trì (Nam Từ Liêm) cũng có khá nhiều chung cư mini mọc lên trong các ngõ ngách sâu, đang được rao bán và cho thuê với mức giá rất hấp dẫn.

Tuy nhiên, trong vai người mua nhà, khi hỏi về giấy tờ, an ninh, cầu thang thoát hiểm, phòng cháy chữa cháy thì nhân viên rao bán thừa nhận: ”Giấy tờ thì phải chờ người ta mua hết căn hộ rồi chủ đầu tư mới làm luôn, còn cầu thang thoát hiểm hiếm lắm vì chỉ thiết kế nhà nhà trọ thôi, phòng cháy chữa cháy thì không phải lo thì ít xảy ra cháy”.

Theo ghi nhận của PV, hiện nay nhiều chung cư mini được xây dựng trong những ngõ ngách nhỏ, chủ đầu tư thường tận dụng xây dựng tối đa quỹ đất, không làm lối thoát hiểm, cơ cở vật chất phòng cháy chữa cháy chỉ mang tính hình thức. Tuy nhiên, nhiều người dân lại chưa lường được hết những nguy cơ cháy nổ nên thực sự vấn đề phòng cháy chữa cháy là rất quan ngại.

Thậm chí, trên thực tế, nhiều cá nhân, gia đình mua căn hộ chung cư mini biết trước những bất cập về căn hộ dạng này nhưng vẫn chấp nhận rủi ro vì cho rằng “sống chết có số”.

PCCC chung cư mini: Theo quy định, quy trình để cấp phép xây chung cư mini tương đương với quy mô dự án lớn, với những điều kiện buộc phải tuân thủ khắt khe, trong đó có các yêu cầu về phòng cháy chữa cháy. Tuy nhiên, nhiều chủ đầu tư lại giảm chi phí này để đảm bảo lợi nhuận cho công trình.

Cầu thang chung còn nhỏ hẹp tiết kiệm diện tích nói gì đến cầu thang thoát hiểm.

Hiện nay, trên thị trường bất động sản có không ít chủ đầu tư lợi dụng sự thiếu hiểu biết của người mua nhà khiến nhiều người rơi vào tình trạng ”dở khóc dở cười” với những lời hứa hão. Vì vậy, để đảm bảo an toàn cho tài sản và tính mạng của bản thân, việc lựa chọn các dự án nhà ở là điều rất quan trọng.

Đánh giá cho thấy, hiện các quy định với chung cư mini rất lỏng lẻo nên sau khi bán nhà, hầu như không có chủ đầu tư cá nhân nào muốn bỏ tiền ra nộp thuế và làm các thủ tục với Nhà nước. Hơn nữa, vấn đề còn do sự quản lý lỏng lẻo của cơ quan quản lý Nhà nước bởi nhiều cơ quan chức năng khi được hỏi thường chỉ khuyến cáo chứ chưa đưa ra những giải pháp hữu hiệu, xử lý tận gốc vấn đề.

Theo nhận định của các chuyên gia bất động sản, nguy cơ tiềm ẩn cháy nổ tại chung cư mini tồn tại những hiểm họa khó lường đối với người mua nhà tại các công trình không đảm bảo về công tác phòng cháy chữa cháy. Vì vậy, các đơn vị chính quyền cần liệt kê những công trình dạng này, thông tin trên các phương tiện truyền thông để khuyến cáo người dân không nên mua bán.

Bên cạnh đó, các chuyên gia cho rằng, giữa lúc xu hướng chung cư mini đang phát triển khá ồ ạt, cơ quan Nhà nước cần có thêm các quy định, quy chuẩn về những tiêu chí cụ thể như diện tích tối thiểu, lối thoát hiểm, hệ thống an toàn cháy nổ. Ngoài ra, cũng cần có hành lang pháp lý để các cấp cơ sở có thể hoàn thành thủ tục cho căn hộ chung cư mini, không thể để người dân gánh phải thiệt thòi.

Mới đây, tại buổi giao ban báo chí Thành ủy Hà Nội diễn ra vào chiều ngày 03/04, Thiếu tướng Hoàng Quốc Định – Giám đốc Sở Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy Hà Nội khuyến cáo người dân nên tẩy chay không mua nhà chung cư mini vì điều kiện phòng cháy chữa cháy rất thấp.

PCCC chung cư mini: Theo báo cáo của Sở Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy Hà Nội, từ năm 2017 đến nay, trên địa bàn Hà Nội xảy ra 87 vụ cháy tại các công trình nhà cao tầng, đa phần là cháy nhỏ nên được dập tắt kịp thời. Theo khảo sát của Sở Cảnh sát phòng cháy chữa cháy Hà Nội, đối với nhà cao tầng, nguy cơ cháy lớn nhất tập trung ở tầng hầm do có nhiều vật liệu, thiết bị dễ gây cháy; tiếp đến là trục thông tầng, gom rác; tầng dịch vụ giải trí, mát xa do sử dụng điện không cẩn thận.

”Còn với chung cư mini, do có khoảng trống pháp lý trong quy định đầu tư hệ thống phòng cháy chữa cháy nên chủ đầu tư rất ít quan tâm đến vấn đề này. Do đó, các ngành chức năng từ Sở Xây dựng, Cảnh sát phòng cháy chữa cháy, các quận huyện đang tiến hành rà soát để siết chặt quản lý và đẩy mạnh tuyên truyền về công tác phòng cháy chữa cháy. Quan điểm của chúng tôi với chung cư mini thì người dân không nên mua, thậm chí, nên tẩy chay mua chung cư mini do chất lượng phòng cháy chữa cháy rất thấp, nguy cơ xảy ra cháy nổ cao”, ông Hoàng Quốc Định khuyến cáo.

Báo TN&MT sẽ tiếp tục thông tin.

THIẾT BỊ CỨU NẠN DÀNH CHO CHUNG CƯ CAO TẦNG

THIẾT BỊ CỨU NẠN DÀNH CHO CHUNG CƯ CAO TẦNG

Thiết bị cứu hộ cứu nạn dành cho chung cư cao tầng.

Các thiết bị cứu hộ cứu nạn tự cứu khi có sự cố đối với chung cư cao tầng như thang dây, mặt nạn phòng độc, bình chữa cháy, dây tụt thoát nạn, vải chống cháy – mền chống cháy,… được sử dụng để làm phương tiện thoát nạn khi có sự cố xảy ra tại chung cư cao tầng.

1. Thang dây thoát nạn. Sử dụng thang dây thoát nạn giúp thoát khỏi đám cháy an toàn, những cuộn thang dây nên để sẵn tại các vị trí cửa sổ (cửa không nên có song chắn) để khi có sự cố thì chỉ việc lấy sử dụng. Chiều dai thang tùy vào nhu cầu sử dụng.
Có nhiều loại thang khác nhau, tuy nhiên, để sử dụng thang dây cần phải có một vài dụng cụ kèm theo.
Nếu loại thang dây không có móc treo tường sẵn thì sẽ cần 1 đoạn gỗ hoặc ống kim loại đường kính khoảng 5cm để làm giá đỡ treo thang.

thang dây thoát nạn chung cư

2. Dây tụt thoát nạn Doosung (thiết bị cứu nạn)
Là dạng dây kèm đai dùng để thoát nạn từ trên cao, đeo đai vào người rồi tụt xuống tại vị trí phù hợp. Chiều dài của dây cũng có nhiều kích thước khác nhau. Dây chịu trọng tải vận hành tới 150kg.

dây tụt thoát nạn chung cư cao tầng

3. Mặt nạn phòng độc (thiết bị cứu nạn)
Gồm:

  • Mặt nạ phòng độc phin lọc 306.
  • Mặt nạ phòng độc phin lọc 3M 3100
  • Mặt nạ phòng độc 618
  • Mặt nạ phòng độc liên xô
  • Mặt nạ phòng độc L2 TQ

mặt nạ phòng độc 306
4. Mền chống cháy – vải chống cháy (thiết bị cứu nạn)
Là loại vải sợ thủy tinh chịu nhiệt tới 550 độ C, có các kích thước: 1mx1m, 1.8mx1.2m, 1.8mx1.8m, 1mx50m, 1.8mx50m.
Dùng loại vải này trùm thân khi thoát ra khỏi đám cháy, đi qua vùng có cháy.

sử dụng mền chống cháy

Thiết bị cứu nạn là cần thiết: Các thiết bị phương tiện dùng để thoát nạn rất cần thiết đối với con người sống trên các tòa nhà cao tầng hiện nay, do tình trạng cháy diễn ra tại các công trình này xảy ra ngày một tăng. Nguyên nhân có nhiều nhưng chủ yếu đến từ việc công trình không được trang bị các hệ thống PCCC và do ý thức người dân sống trong chung cư chưa cao, không tuân thủ các quy định an toàn đối với công tác PCCC.

NỘI DUNG TỔ CHỨC HƯỚNG DẪN TOÀN DÂN PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY

PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY: NỘI DUNG TỔ CHỨC HƯỚNG DẪN TOÀN DÂN PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY

Dựa vào các tổ chức quần chúng có trong cơ sở và khu dân cư, như: Công đoàn; Đoàn Thanh niên; Hội Phụ nữ; Đội Thiếu niên Tiền Phong; Hội Cựu chiến binh; Hội Nông dân; Dân quân; Tự vệ; Cơ quan Cảnh sát Phòng cháy và chữa cháy đề nghị với cấp Ủy Đảng; lãnh đạo chính quyền xác định rõ nhiệm vụ của mỗi tổ chức trong công tác phòng cháy và chữa cháy; xây dựng và hoàn thiện các quy định, nội quy, chế độ phòng cháy và chữa cháy cho thích hợp cho từng đơn vị cơ sở, khu dân cư.

Trên cơ sở các văn bản quy định của Nhà nước, của các ngành, các cấp chính quyền và của các đoàn thể quần chúng, tập trung tổ chức hướng dẫn quần chúng thực hiện các nội dung phòng cháy và chữa cháy sau:

Căn cứ vào Luật phòng cháy và chữa cháy số 27/2001/ QU10; Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật phòng cháy chữa cháy số 27/2001/ QH 10; Nghị định số: 79/2014/NĐ-CP ngày 31 /7/2014 của ít chính phủ”Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật PCCO và Luật sửa đổi, bổsung một số điều của Luật PCCC và Thông tư số: 66/2014/TT-BCA ngày 16/12/2014 của bộ Công an “Quy định chi tiết thi hành một số điều của Nghị định số 79/2014/NĐ-CP ngày 31/7/2014 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật phòng cháy chữa cháy và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật phòng cháy và chữa cháy”, Đề nghị với các ngành; các đơn vị cơ sở; khu dân cư tổ chức lực lượng phòng cháy và chữa cháy tại chỗ. Lực lượng này là tổ chức quần chúng; Làm việc học tập ở các đơn vị cơ sở và sinh hoạt ở các khu dân cư liền nhà, liền ngõ hoặc nhiều hộ trong một nhà ỏ các thị xã ,  thành phố nên hiểu rõ việc sinh hoạt đời sống trong việc sử dụng điện, xăng, đầu và các chất cháy khác, đường đi lối lại của từng hộ, từng người trong tổ, thuận tiện cho việc kiểm tra, nhắc nhở nhau chấp hành các quy định an toàn về phòng cháy và chữa cháy.

Tạo ra phong trào quần chúng sôi nổi trong việc chấm điểm an toàn vệ sinh lao động; an toàn phòng chống cháy, nổ ở các xí nghiệp và các cơ sở sản xuất khác. Tổ chức tốt các hoạt động hưởng ứng: “Tuần lễ quốc gia an toàn vệ sinh lao động – phòng chống cháy, nổ”. Đây là việc làm có ý nghĩa thiết thực nhất về quyền lợi kinh tế của mỗi cơ sở sản xuất và của mỗi người công nhân.

Giảng dạy chương trình phòng cháy và chữa cháy trong các trường trung học cơ sở, phổ thông trung học và tổ chức “Câu lạc bộ chiến sỹ phòng cháy và chữa cháy trẻ tuổi”, là một hình thức tổ chức hoạt động phòng cháy và chữa cháy cho Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh. Các cháu tham gia công tác phòng cháy và chữa cháy ở trường học, ở các khu tập thể và ở cả ngay trong các cơ sở sản xuất cùa bố mẹ, anh chị.

Cán bộ Cảnh sát Phòng cháy và chữa cháy cần kết hợp chặt chẽ với Ban chỉ huy đội của đoàn TNCS Hồ Chí Minh của tỉnh, thành, quận, huyện, phường, xã và trong từng cơ sở đơn vị sản xuất học tập và tổ chức huấn luyện, hướng dẫn các”Câu lạc bộ Chiến sỹ Phòng cháy và chữa cháy trẻ tuổi”hoạt động có kết quả, tạo ra phong trào sôi nổi của lớp măng non đất nước. Để huy động được lực lượng quân đội tham gia công tác phòng cháy và chữa cháy, Chính Phủ đã ban hành Nghị định số: 78/2011/NĐ-CP ngày 1/9/2011 của Chính phủ: “Quy định việc phối họp giữa Bộ Công an với Bộ Quốc phòng trong tổ chức thực hiện công tác phòng cháy và chữa cháy đối với cơ sở quốc phòng”. Nghị định quy định, ngoài trách nhiệm phối hợp tuyên truyền, phổ biến pháp luật và kiến thức về phòng cháy và chữa cháy, Bộ quốc phòng còn có nhiệm vụ Tổ chức lực lượng và xây dựng phong trào phòng cháy và chữa cháy ở các cơ sở quốc phòng và các nội dung phối hợp khác.

Ngoài ra chúng ta còn có thể tổ chức cho hội Phụ nữ. hội Người cao tuổi, hội Cựu chiến binh v.v… làm công tác phòng cháy và chữa cháy ờ các khu dân cư. Các tổ chức này có tác dụng nhắc nhở con cháu và mọi người thận trọng khi sử dụng lửa, điện, xăng, dầu và các chất cháy khác trong sinh hoạt gia đình.

Đi đôi với công tác tuyên truyền và cổ động cần hướng dẫn để quần chúng thực hiện từng nhiệm vụ, từng nội dung của cuộc vận động. Tổ chức quần chúng tham gia hưởng ứng và thực hiện: “Ngày toàn dân phòng cháy và chữa cháy” vào tháng mười hàng năm. Các hành động thực tế của quần chúng và kết quả của các hoạt động đó là thước đo chất lượng của công tác vận động quần chúng phòng cháy và chữa cháy. Vì vậy đưa quần chúng ra hành động thực tể là cốt lõi của công tác vận động quần chúng. Chỉ khi nào nội dung của cuộc vận động được quần chúng tự giác thực hiện thì mục tiêu xây dựng phong trào quần chúng mới được thực hiện.

Trong công tác vận động, Cần hướng dẫn quần chúng thực hiện đúng trách nhiệm phòng cháy và chữa cháy của người đứng đầu cơ sở, chủ hộ gia đình và từng cá nhân. Đồng thời hướng dẫn quần chúng thực hiện đúng các yêu cầu, điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy đối với cơ sở; đối với nhà ở và khu dân cư; đối với hộ gia đình; đối với phương tiện giao thông cơ giới. Nội dung hướng dẫn để quần chúng tham gia hoạt động phòng cháy và chữa cháy cụ thể như sau:

  • Xây dựng, đề ra các nội quy, quy định về phòng cháy và chữa cháy ở địa phương, đơn vị cơ sở mình.
  • Tham gia tuyên truyền, vận động mọi người, mọi nhà làm công tác phòng cháy và chữa cháy.
  • Tự giác, nghiêm chinh thực hiện tốt các quy định của Nhà nước, của các ngành và các địa phương về công tác phòng cháy và chữa cháy.
  • Tự giác kiểm tra, giám sát nhắc nhở những người xung quanh chấp hành tốt các quy định an toàn phòng cháy và chữa cháy và chuẩn bị sẵn sàng dập tắt các đám cháy. Đồng thời tự giác phê bình, nhắc nhờ, lên án những hành vi vi phạm quy định an toàn phòng cháy và chữa cháy.
  • Tự giác tham lực lượng phòng cháy và chữa cháy tại chỗ, tích cực rèn luyện học tập, tham gia mua sắm phương tiện dụng cụ chữa cháy, thành thạo và bảo quan giữ gìn tốt phương tiện, dụng cụ chữa cháy.
  • Tự giác tham gia dập tắt các đám cháy khi cháy xảy ra, nghiêm chỉnh chấp hành lệnh điều động của chi huy chữa cháy chuyên nghiệp hoặc lãnh đạo đơn vị, để làm nhiệm vụ phòng cháy và chữa cháy hoặc việc đột xuất khác.
  • Tự giác phát hiện cho cơ quan Công an những hiện tượng nghi vấn có liên quan đến vụ cháy, tích cực tham gia bảo vệ hiện trường.

Xây dựng và nhân điển hình tiên tiến

Xây dựng và nhân điển hình tiên tiến là vấn đề rất cần thiết trong công tác vận động quần chúng phòng cháy và chữa cháy. Đó là phương pháp công tác khoa học, thể hiện tính tích cực chủ động đẩy mạnh phong trào. Có được điển hình tiên tiến sẽ thúc đẩy phong trào tiến lên vững chắc và mạnh mẽ. Với ý nghĩa đó, nên khi vận động quần chúng cần có kế hoạch xây dựng và nhân điển hình tiên tiến, để có kinh nghiệm thực tế chỉ đạo phong trào chung. Xây dựng và nhân điển hình tiên tiến là cách chỉ đạo từ điểm đến diện, là nghệ thuật trong phương pháp mở rộng và đẩy mạnh phong trào quần chúng phòng cháy và chữa cháy

Chăn ướt ngăn không khí tiếp xúc với vật liệu cháy

Đơn vị được chọn xây dựng điển hình tiên tiến phải là đơn vị tiêu biểu cho phong trào chung để qua thực tế chỉ đạo cuộc vận động ở đó có thể rút được kinh nghiệm tốt chỉ đạo nơi khác. Ở cơ sở đó có các tính chất, đặc điểm nguy hiểm cháy nổ phức tạp, có thể thường xuyên xảy ra cháy nhưng không cháy lớn. Việc chấp hành quy định, nội quy an toàn phòng cháy và chữa cháy không nghiêm, sự quan tâm của lãnh đạo đơn vị đối với công tác phòng cháy và chữa cháy chưa cao v.v… Nhưng có những điều kiện để xây dựng điển hình tiên tiến, các điều kiện đó là: Tổ chức Đảng, chính quyền, các đoàn thể quần chúng đoàn kết thống nhất. Nếu tuyên truyền, cổ động tốt thì sẽ có đội ngũ cán bộ cốt cán, có nhiều người tích cực tham gia, có khả năng làm chuyển biến được công tác phòng cháy và chữa cháy, điều kiện vật chất và thời gian cho phép phát động và xây dựng được phong trào quần chúng phòng cháy và chữa cháy tốt.

Khi đã chọn được cơ sở xây dựng điển hình tiên tiến thì phải đề ra kế hoạch cụ thể và tập trung việc thực hiện kế hoạch đó, phải bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ cốt cán nắm được nhiệm vụ và biết cách vận động quần chúng thực hiện tốt các mặt công tác phòng cháy và chữa cháy.

Khi đã tuyên truyền, giáo dục quần chúng nhân dân, cần đi sát hướng dẫn quần chúng từ chỗ làm tốt một mặt đến làm tốt mọi mặt công tác phòng cháy và chữa cháy. Chống chủ quan thoả mãn với một vài kết quả ban đầu của điển hình mà không phấn đấu giành những thắng lợi mới. Khi cơ sở đã tổ chức thực hiện công tác phòng cháy và chữa cháy có nề nếp, cấp ủy Đảng, chính quyền đã quan tâm đúng mức đến công tác phòng cháy và chữa cháy, ý thức trách nhiệm và kiến thức phòng cháy và chữa cháy đã được nâng cao, quần chúng đã bắt đầu tự giác thực các nội quy, quy ước phòng cháy và chữa cháy, tự giác tham gia lực lượng phòng cháy và chữa cháy tại chỗ, tham gia mua sắm, bảo quản phương tiện, dụng cụ chữa cháy và tích cực tập luyện sẵn sàng dập tất các đám cháy.

Khi các hoạt động phòng cháy và chữa cháy của quần chúng đã đi vào nề nếp trong sản xuất, sinh hoạt đời sống, thì cần tổ chức rút kinh nghiệm, nghiên cứu trao đổi, phổ biến kinh nghiệm học tập lẫn nhau để nhân điển hình tiên tiến, vấn đề trao đổi kinh nghiệm nhân điển hình tiên tiến bước đầu cũng chỉ nên đặt ra những cơ sở có tình hình và điều kiện tương tự như ở điển hình tiên tiến thì mới phát huy được tác dụng học tập lẫn nhau. Điển hình tiên tiến là cơ sở sản xuất thì cơ sở nhân điển hình tiên tiến cũng nên là cơ sở sản xuất. Nếu điển hình tiên tiến là khu dân cư thì cơ sở để nhân điển hình tiên tiến cũng nên là khu dân cư. Khi đã xây dựng được nhiều đơn vị, nhiều khu dân cư có phong trào phòng cháy và chữa cháy tốt thì phải chọn một nơi khá nhất để xây dựng lá cờ đầu, rồi động viên các nơi khác thi đua đuổi kịp và vượt lá cờ đầu tiên tiến.

Khi đã nhận điển hình tiên tiến ra diện rộng tạo thành phong trào quần chúng phòng cháy và chữa cháy ở khắp các cơ sở kinh tế, văn hoá, khu dân cư thì cần thường xuyên củng cố duy trì hoạt động chiều sâu của phong trào. Để thực hiện được việc đó, cần nắm vững nhiệm vụ chính trị cụ thể trong từng giai đoạn, ở từng địa bàn, để kịp thời đề ra yêu cầu nội dung và khẩu hiệu hoạt động cho sát hợp với tình hình của cơ sở. Phải kết hợp chặt chẽ phong trào sản xuất; xây dựng đời sống mới của các ngành, các địa phương và đoàn thể quần chúng với việc thực hiện nội dung phòng cháy và chữa cháy. Phải thường xuyên đôn đốc các ngành, các địa phương, đơn vị, cơ sở thực hiện có nề nếp tiêu chuẩn, quy phạm và quy định khác an về toàn phòng cháy và chữa cháy, củng cố, bồi dưỡng kiến thức cho lực lượng nòng cốt của cơ sở để phát huy tác dụng chỉ đạo, hướng dẫn công tác phòng cháy và chữa cháy tại chỗ.

Tổ chức tổng kết, sơ kết rút kinh nghiệm để nâng cao hiệu quả hoạt động của phong trào toàn dân phòng cháy và chữa cháy

Để không ngừng đổi mới, từng bước nâng cao chất lượng hiệu quả hoạt động của phong trào quần chúng phòng cháy và chữa cháy thì vấn đề tổ chức rút kinh nghiệm là yêu cầu cần thiết. Thông qua tổ chức tổng kết rút kinh nghiệm, giúp ta đánh giá đúng thực trạng hoạt động của phong trào để bổ sung biện pháp hợp lý, tạo điều kiện thuận lợi để lực lượng quần chúng mang lại kết quả cao hơn trong các hoạt động phòng cháy và Chữa cháy.

Tổng kết rút kinh nghiệm cần phải đạt yêu cầu là: đánh giá một cách chính xác, khách quan, toàn diện kết quả tổ chức vận động quần chúng phòng cháy và chữa cháy ở từng địa bàn; làm rõ những nội dung đã đạt được, những tổn tại khiếm khuyết, khó khăn, vướng mắc và những nguyên nhân của nó. Trên cơ sở đó dự kiến đề xuất các biện pháp mới để tổ chức vận động quần chúng tiếp theo.

Về phương pháp tổng kết có thể tiến hành theo các chuyên đề, tổ chức vận động quần chúng tham gia hoạt động phòng cháy và chữa cháy hoặc theo nội dung phòng cháy và chữa cháy ở địa bàn, cơ quan đơn vị trong từng thời gian. Phong trào quần chúng phòng cháy và chữa cháy cần được tiến hành đánh giá, tổng kết, rút kinh nghiệm một cách thường xuyên.

Thực hiện chế độ định kỳ sơ kết, tổng kết từng đợt của cuộc vận động, thi thao diễn chiến thuật, kỹ thuật cho lực lượng phòng cháy và chữa cháy tại chỗ ở từng cấp, từng cơ sở, từng ngành. Kịp thời khen thưởng những đơn vị, cá nhân có nhiều thành tích xuất sắc, đồng thời cũng phê phán các đơn vị không duy trì tốt phong trào. Trên cơ sở đó có kế hoạch tiếp tục củng cố, duy trì phát triển hoạt động cùa phong trào.

HỆ THỐNG TĂNG ÁP HÚT KHÓI CHO CÔNG TRÌNH

HỆ THỐNG TĂNG ÁP HÚT KHÓI CHO CÔNG TRÌNH

* Ứng dụng của dòng quạt ly tâm tăng áp cầu thang, hút khói PCCC BC317: Tăng áp suất khu vực cầu thang thoát hiểm & giếng thang máy, hút khói khu vực sảnh và hành lang theo yêu cầu của hệ thống phòng cháy chữa cháy, cứu hộ, cứu nạn.

Đặc biệt phù hợp với Quy chuẩn QCVN 06:2010/BXD và các tiêu chuẩn hiện hành của Nhà nước về hệ thống thông gió và PCCC cho các tòa nhà cao tầng như: TCVN 5687:2010, TCVN 6160-1996, TCVN 2622:1995,…

* Những mục đích chính của hệ thống điều áp (tăng áp và hút khói)

Mục tiêu của  việc lắp Quạt công nghiệp và các đường ống dẫn gió, các cửa cấp, các van đóng mở, các cảm biến, tủ cấp nguồn và điều khiển. của bất kì hệ thống điều áp nào cũng là giữ cho khói và khí độc cách xa lối thoát hiểm để cho người trong vùng cháy đó có thể thoát hiểm hoặc tìm nơi trú ẩn an toàn.

a)  An toàn cho con người: Bảo vệ tính mạng con người trong những trường hợp có hỏa hoạn bằng những lối thoát hiểm hoặc những nơi ẩn nấp tạm thời được điều áp.

b) Chống lửa: Để cho những thao tác chống lửa phát huy hiệu quả thì những trục thang máy hay cầu thang bộ cần phải được duy trì chênh áp để ngăn cản việc xâm nhập của khói từ tầng bị cháy khi tầng bị cháy có hay không có hệ thống điều hòa.

c) Bảo vệ tài sản: Sự lây lan của khói vào trong những khu vực mà ở đó chứa thiết bị có giá trị, phương tiện xử lí dữ liệu và thiết bị khác mà đặc biệt nhạy cảm khi có khói, thiệt hại cần phải được hạn chế.

* Nguyên lí của hệ thống tăng áp cầu thang:

Hệ thống tăng áp cầu thang trong các tòa nhà bao gồm Quạt công nghiệp, đường ống dẫn gió, các cửa cấp, các van đóng mở, các cảm biến, tủ cấp nguồn và điều khiển.

Chức năng của hệ thống này nhằm mục đích để khói và lửa không vào thang bộ được thì cột áp trong cầu thang phải cao hơn trong hành lang. Chính vì thế phải có quạt tạo áp lực cao cung cấp không khí vào cầu thang. Người (già yếu và khỏe) đều có thể đẩy được cửa để vào cầu  thang bộ (cửa này không được khóa bao giờ). Cửa cầu thang là  cửa chống cháy (chịu nhiệt và chịu lửa khoảng 1 hay 2 giờ) sẽ có bản lề thủy lực tự động đóng lại và một phần do áp lực trong thang mạnh sẽ đóng cửa liên tục.

PCCC cho khách sạn, văn phòng

PCCC khách sạn: THI CÔNG LẮP ĐẶT PCCC CHO NHÀ VĂN PHÒNG KHÁCH SẠN

Last updated 2017-12-26

PCCC khách sạn: Thi công phòng cháy cho nhà văn phòng khách sạn bao gồm: Thi công lắp đặt hệ thống báo cháy tự động,  thi công lắp đặt hệ thống chữa cháy vách tường, hệ thống chữa cháy tự động Sprinkler.

Công trình nhà sử dụng với mục đích làm văn phòng, khách sạn sẽ phải lắp đặt các hệ thống và phương tiện PCCC:

  • Hệ thống báo cháy tự động.
  • Hệ thống chữa cháy vách tường.
  • Hệ thống chữa cháy tự động sprinkler.
  • Hệ thống đèn thoát hiểm đèn sự cố.
  • Bình chữa cháy bột và khí CO2.

PCCC khách sạn: Đối với công trình cụ thể thì sẽ có yêu cầu lắp đặt các hệ thống cụ thể khác nhau, không nhất thiết phải sử dụng hết các hệ thống cho 1 công trình. Hệ thống chữa cháy yêu cầu phải có không gian chứa nước dự trữ để chữa cháy với khối tích đủ đảm bảo chữa cháy trong 3 giờ liên tục từ 54m3 trở lên.

PCCC khách sạn: Để 1 công trình nhà văn phòng hay khách sạn đạt các yêu cầu về an toàn PCCC cần phải thỏa mãn nhiều yếu tố về kiến trúc, giao thông, nguồn nước, kết cấu, hành lang, lối thoát, khoảng cách an toàn…

PCCC khách sạn: Điều kiện đảm bảo an toàn cho người: Cần đảm bảo thoát nạn cho người kịp thời và không bị cản trở.
Một số điểm chính cần đảm bảo đó là:

  • Phải có ít nhất 2 lối thoát nạn cho các tầng.
  • Lối thoát nạn chiều cao lớn hơn 1,9m chiều rộng nhỏ nhất phải đạt 0,9m.
  • Các cửa thoát nạn không được là cửa kéo, cuốn, xoay mà là cửa mở bản lề các cánh cửa mở theo chiều thoát nạn.
  • Đường thoát nạn: Thang máy không được tính là đường thoát nạn.
  • Cầu thang bộ: Có chiều rộng bản thang ít nhất 0,9m. Độ nghiêng nhỏ hơn 450

PCCC khách sạn: Về cơ bản, các điều kiện an toàn cháy là phải được đạp ứng trong quá trình thiết kế kiến trúc trước khi xây dựng. Nhưng đa phần các công trình sau khi xây dựng đều chuyển mục đích sử dụng nên sẽ vấp phải rất nhiều lỗi về đảm bảo an toàn PCCC.

Để không bị vướng mắc nhiều về các quy định an toàn PCCC cho các công trình, chúng ta nên thiết kế và xây dựng theo đúng tiêu chuẩn khi đó việc thi công và hoàn thiện hệ thống PCCC sẽ đơn giản rất nhiều. Đây là lưu ý cho các nhà đầu tư trước khi xây dựng công trình với mục đích cụ thể.

thi công phòng cháy cho nhà văn phòng khách sạn

PCCC khách sạn: Còn đối với cơ sở đã xây dựng làm nhà văn phòng hay khách sạn mà không đạt được các yêu cầu phòng cháy thì cần cải tạo và sửa chữa để đảm bảo đủ điều kiện an toàn PCCC.

Quý khách có nhu cầu thi công hệ thống PCCC cho nhà văn phòng hay khách sạn, nhà nghỉ vui lòng liên hệ với chúng tôi để được tư vấn chi tiết nhất. Hotline: 091.316.8088

Công ty Phòng cháy 3S đã được cấp giấy đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ PCCC, là nhà thi công PCCC tại Hà Nội và vùng phụ cận với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực PCCC đã được khách hàng tin tưởng và hợp tác lâu dài.

Rất hận hạnh được hợp tác.

Chân thành cảm ơn!

PCCC: CHUYÊN ĐỀ: THI CÔNG HỆ THỐNG PCCC KARAOKE QUÁN BAR

PCCC: CHUYÊN ĐỀ: THI CÔNG HỆ THỐNG PCCC KARAOKE QUÁN BAR

Last updated 2017-12-26

Lắp đặt hệ thống báo cháy quá karaoke, hệ thống chữa cháy tự động quán karaokethi công lắp đặt hệ thống PCCC quán karaoke.

Trong thời gian vừa qua, tình hình cháy, nổ trên địa bàn cả nước nói chung diễn biến phức tạp và gây thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản. Một trong số những loại hình thường xuyên xảy ra cháy , đó là loại hình cơ sở kinh doanh karaoke, vũ trường. Các quán Karaoke thường có diện tích  nhỏ, nằm xen giữa khu đông dân cư, tường trong phòng đều sử dụng vật liệu cách nhiệt, cách âm và các thiết bị trong phòng Karaoke đều dễ cháy. Trong khi đó, các thiết bị phòng chống cháy, nổ như chuông báo cháy, bình chữa cháy trong các phòng Karaoke được trang bị rất ít, nguy cơ xảy ra cháy ở đây khá cao. Việc lắp đặt hệ thống báo cháy cho phòng hát là cần thiết để tránh nguy cơ hỏa hoạn làm hư hỏng máy móc và thiết bị tài sản đặt trong phòng, hơn hết là đảm bảo sự an toàn cho con người.

Để đáp ứng nhu cầu trang bị trang thiết bị PCCC và thi công lắp đặt hệ thống PCCC giá rẻ cho các cơ sở kinh doanh karaoke, vũ trường , phòng thu âm theo  đúng như quy định về PCCC. Phòng cháy chữa cháy 3S Việt Nam chúng tôi chuyên cung cấp về các lĩnh vực như :

  1. Tư vấn , hướng dẫn cho khách hàng những quy định về PCCC và lắp đặt hệ thống PCCC.
  2. Thiết kế hệ thống báo cháy tự động và hệ thống chữa cháy tự động quán karaoke.
  3. Thi công  hệ thống báo cháy tự động và thống  hệ chữa cháy tự động quán karaoke.
  4. Thi công và lắp đặt hệ thống chống sét quán karaoke
  5. Thi công và lắp đặt hệ thống Camera giám sát quán karaoke
  6. Cung cấp thiết bị về PCCC cho quán karaoke
  7. Bảo trì hệ thống PCCC, bảo trì máy bơm và bảo trì Bình chữa cháy

 

Cháy quán karaoke

Một số yêu cầu bắt buộc để đủ điều kiện thẩm duyệt hệ thống PCCC cho quán karaoke:

Có tối thiểu 2 cửa thoát nạn, cửa thoát nạn kích thước 1,9×0,9m và mở về 1 phía. Cửa cuốn, kéo không được tính là cửa thoát nạn.

Nếu có lầu thì phải có tối thiểu 2 cầu thang xuống tầng trệt, cầu thang phải thẳng không xoắn ốc hay hình quạt. Và có hệ thống hút khói.

Vui lòng liên hệ với chúng tôi để biết đầy đủ thông tin.

Dịch vụ chúng tôi cung cấp cho khách hàng trên địa bàn các tỉnh Hà Nội, Phú Thọ, NGhệ An, Hải Dương, Hưng Yên…. Với hàng trăm khách hàng đã tin tưởng sử dụng dịch vụ của chúng tôi, chúng tôi tin rằng quý khách sẽ cảm thấy hài lòng và tin tưởng hợp tác.

Với phương châm “CHẤT LƯỢNG, UY TÍN, AN TOÀN, HIỆU QUẢ” công ty Phòng cháy chữa cháy 3S Việt Nam cam kết cung cấp chính sách hỗ trợ khách hàng tận tâm nhằm đạt đến sự hài lòng của Quý khách hàng.

Chúng tôi luôn mong muốn nhận được sự hợp tác, quan tâm và  ủng hộ của Quý khách hàng. 

CÔNG TY TNHH MTV Phòng cháy chữa cháy 3S Việt Nam

Lô TT15-C8, Khu Đô Thị Văn Quán,Hà Đông, Hà Nội

Email: Phongchay3s@Gmail.Com
Điện Thoại: 091.316.8088 | 096.910.9898

PCCC: TẦM QUAN TRỌNG CỦA VIỆC PHÒNG CHỐNG CHÁY NỔ

PCCC: TẦM QUAN TRỌNG CỦA VIỆC PHÒNG CHỐNG CHÁY NỔ

Last updated 2017-02-06

PCCC: Cơ bản về nguyên nhân gây ra cháy nổ, hậu quả và các biện pháp phòng chống cháy nổ, hạn chế các nguy cơ cháy nổ tiềm ẩn.

Nguyên nhân chính bao gồm: Không áp dụng tuân thủ các biện pháp, quy định về phòng cháy chữa cháy trong sản xuất và kinh doanh. Trong sử dụng điện không đảm bảo an toàn điện, không thường xuyên kiểm tra bảo trì hệ thống mạch điện, để xảy ra tình trạng quá tải khi sử dụng điện.

Với môi trường làm việc ở Việt Nam hiện nay, việc áp dụng các biện pháp an toàn lao động, an toàn PCCC, cháy nổ dường như phải bắt buộc, các cơ quan chức năng phải thường xuyên kiểm tra và xử phạt để cơ sở sản xuất kinh doanh áp dụng chúng, việc họ tự giác thực hiện thật quá hiếm. Với tư tưởng như vậy, cộng với ý thức làm việc của người lao động VN kém, tai nạn an toàn lao động, PCCC xảy ra thường xuyên là điều dễ hiểu.

Không chỉ đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh nhỏ, mà các công ty quy mô lớn cũng gặp phải vấn đề này, nguyên nhân chính là họ tiếc ít tiền bỏ ra để phòng bị, trang bị các thiết bị PCCC chuyên dụng nhằm đảm bảo an toàn cho người lao động, an toàn đối với hầu hết các nguy cơ có thể xảy ra cháy, nổ. Và khi sự cố xảy ra, thiệt hại của nó còn lớn hơn gấp nhiều chục lần số tiền cần bỏ ra để trang bị an toàn PCCC.

Hậu quả: PCCC: Cháy nổ gây thiệt hại về tài sản cũng như tính mạng con người. Để lại hậu quả và gánh nặng cho xã hội. Những vụ cháy thường xuất phát do ý thức chủ quan, thiếu cẩn trọng, coi thường mạng sống. Theo các năm, số lượng các vụ cháy lớn không ngừng gia tăng, nếu các đám cháy xảy ra ở những nơi đông người khu dân cư, nó lại càng nguy hiểm hơn, vì khi đó đám cháy dễ dàng lan ra trên diện rộng, mà ở những nơi như vậy rất khó để thực hiện công tác chữa cháy.

Ứng cứu khi xảy ra hỏa hoạn
Ứng cứu khi xảy ra hỏa hoạn

Với hậu quả to lớn của cháy nổ, hỏa hoạn, việc phòng và chống luôn cần được đặt lên hàng đầu, cần có nhiều biện pháp giúp ngăn ngừa cháy nổ, làm giảm thiệt hại tối thiểu nếu có xảy ra cháy lớn.

Để thực hiện được công tác phòng chống cháy nổ hiệu quả trong việc toàn dân xây dưng PCCC điều đầu tiên là nâng cao ý thức, trách nhiệm của người dân.

Đảm bảo tốt công tác phòng chống cháy nổ ở nhà máy, xí nghiệp, xưởng sản xuất, hộ gia đình cần:

Trang bị các phương tiện phòng chống cháy như bình chữa cháy, lắp đặt hệ thống phòng cháy chữa cháy, báo cháy. (PCCC)

Thường xuyên kiểm tra các địa điểm dễ xảy ra cháy nổ như nơi đặt cầu giao điện, công tắc điện, những nơi sử dụng mỏ hàn, nơi có nguy cơ phóng điện.

Tại các công ty nhà máy xí nghiệp thường xuyên có các buổi huấn luận hướng dẫn cách ứng phó, xử lý sự cố, sử dụng bình chữa cháy đảm bảo kỹ thuật PCCC khi có đám cháy.

Luôn luôn đề cao cảnh giác, đề phòng cháy nổ trong mọi tình huống.

Không nên để sự việc xảy ra rồi mới tìm cách cứu vãn, hãy luôn thực hiện tốt công tác phòng chống cháy nổ để đảm bảo an toàn.

Nguồn: Internet

PCCC: Vì sao Hà Nội xin hạ chuẩn an toàn PCCC 17 chung cư

PCCC: Vì sao Hà Nội xin hạ chuẩn an toàn PCCC 17 chung cư

TRỌNG PHÚ, THEO PHÁP LUẬT TPHCM 16:22 31/03/2018

17 chung cư mà UBND TP Hà Nội xin hạ chuẩn về PCCC là các chung cư đã hoàn thiện, đưa vào sử dụng, kèm nhóm giải pháp cho các chung cư đó.

Nguyên do hạ chuẩn PCCC

Theo văn bản mà Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Văn Sửu gửi Bộ Công an và Bộ Xây dựng, hiện Hà Nội có 1.075 tòa nhà, chung cư cao tầng. Sau khi Hà Nội quyết liệt xử lý, chấn chỉnh, đôn đốc các chủ đầu tư của các cao ốc, chung cư trên khắc phục các tồn tại trong PCCC thì tình hình PCCC tại các chung cư, cao ốc đã có chuyển biến.

Vì sao Hà Nội xin hạ chuẩn an toàn PCCC 17 chung cư - Ảnh 1.

Vụ cháy chung cư tại khu đô thị Xa La (Hà Đông) vào năm 2015 khiến dân tình lo lắng. Trong số 17 chung cư được đề nghị hạ chuẩn phòng cháy có năm chung cư tại khu đô thị Xa La.

“Tuy nhiên, hiện vẫn có 17 công trình nhà chung cư cao tầng đã xây dựng xong và đưa vào sử dụng nhưng vẫn còn các tồn tại, vi phạm quy định về PCCC, không có khả năng khắc phục theo yêu cầu của quy chuẩn, tiêu chuẩn quy định về PCCC hiện hành” – văn bản này nêu.

Lý do: Trước năm 2011, nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật về PCCC của chủ đầu tư còn yếu kém. Việc phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước trong thẩm định, cấp giấy phép xây dựng, thẩm duyệt thiết kế về PCCC còn hạn chế.

“Các công trình đã được thi công ổn định về kết cấu, kiến trúc, sau đó chủ đầu tư mới thực hiện việc thẩm duyệt thiết kế về PCCC. Điều này dẫn đến các yêu cầu về giao thông phục vụ chữa cháy, khoảng cách an toàn về PCCC , thiết kế thang bộ thoát nạn, thang bộ kín, hệ thống chống tụ khói cho công trình… là không có khả năng thực hiện tại thời điểm này” – văn bản của UBND TP Hà Nội nêu.

Mục 1.1.7 QCVN 06:2010/BXD về “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn cháy cho nhà và công trình” nêu: Trong một số trường hợp riêng biệt, Bộ Xây dựng cho phép giảm bớt một số yêu cầu của quy chuẩn đối với công trình cụ thể, khi có luận chứng gửi Bộ Xây dựng nêu rõ các giải pháp bổ sung thay thế và luận chứng này phải được sự thẩm duyệt của Cục Cảnh sát PCCC và cứu nạn, cứu hộ – Bộ Công an”.

Từ đó, UBND TP Hà Nội đã giao Sở Cảnh sát PCCC, Sở Xây dựng cùng các đơn vị liên quan kiểm tra, khảo sát, đánh giá điều kiện thực tế và thống nhất đề xuất giải pháp khắc phục đối với 17 chung cư còn tồn tại, vi phạm quy định về PCCC và đưa ra 10 giải pháp khắc phục thay thế.

“UBND TP Hà Nội đề nghị và cam kết TP sẽ yêu cầu các chủ đầu tư của 17 tòa nhà xây dựng luận chứng đối với từng công trình cụ thể để gửi cơ quan chuyên môn thẩm định, thẩm duyệt theo quy định về quy chuẩn, tiêu chuẩn quốc gia về PCCC” – văn bản nêu.

17 cao ốc hạ chuẩn PCCC thế nào?

Theo UBND TP Hà Nội , 17 chung cư cao tầng được đề nghị hạ chuẩn phòng cháy.

Với nhóm 4 công trình xây trong ngõ, xe chữa cháy không tiếp cận được, Hà Nội đề xuất trang bị máy bơm di động, nguồn nước ngoài nhà; chuyển họng tiếp nước chữa cháy ra vị trí đầu đường; bổ sung thang dây, ống tụt, mặt nạ phòng độc; yêu cầu phường sở tại giải tỏa đường sá tiếp cận công trình, về lâu dài sẽ điều chỉnh quy hoạch mở rộng đường giao thông.

Đối với nhóm 5 công trình liền kề không đảm bảo khoảng cách về PCCC, Hà Nội đề xuất điều chỉnh lại diện tích các ô cửa sổ ở tường ngoài công trình. Trong trường hợp không điều chỉnh lại được (theo quy chuẩn, tiêu chuẩn PCCC) thì phải trang bị đầu phun chữa cháy tại các ô cửa không đảm bảo.

Đối với nhóm 6 công trình có thang bộ để hở trong tòa nhà, Hà Nội đề xuất lắp cửa chống cháy tự động (luôn mở và tự đóng khi cháy) cho buồng thang bộ; sử dụng rèm ngăn cháy chịu lửa tự động thả xuống khi có báo cháy; bổ sung đầu phun chữa cháy tự động, tăng cường chiếu sáng cho buồng thang; sử dụng giải pháp quạt cắt gió tự động kết nối với hệ thống báo cháy và rèm ngăn cháy.

Đối với nhóm 7 công trình có hệ thống trục ống thu rác trong buồng thang không có khả năng di chuyển ra phía ngoài, Hà Nội đề xuất thay thế vật liệu ống đổ rác, cửa đổ rác bằng vật liệu ngăn cháy, có bổ sung đầu phun hở chữa cháy tự động…

Ngoài ra còn một số nhóm công trình có vi phạm khác (chỉ có duy nhất thang bộ trong nhà, bố trí phòng bơm chữa cháy ở hầm tầng ba, không bố trí lối thoát nạn (do khối đế tầng 1-5 được bố trí làm trung tâm thương mại), hoặc không có khả năng thi công hệ thống tăng áp cho buồng thang bộ, không thể thi công hệ thống hút khói hành lang…), Hà Nội đề xuất các giải pháp thay thế tương tự để đảm bảo an toàn PCCC.

Hiện đề xuất trên chưa được cơ quan chức năng đồng ý hay bác bỏ.

Hệ thống báo cháy hoạt động như thế nào, và một số lý do khiến chuông không thể kêu

Hệ thống báo cháy hoạt động như thế nào, và một số lý do khiến chuông không thể kêu

Hỏa hoạn xảy ra thì chuông báo cháy chính là một trong những yếu tố quan trọng nhất giúp thông báo đến toàn thể cư dân sinh sống trong khu vực. Nhưng nó hoạt động như thế nào

 Vụ cháy tại chung cư cao cấp Carina Plaza vào rạng sáng ngày 23/3/2018 đang khiến nhiều người – đặc biệt là cư dân tại các chung cư – cảm thấy lo lắng.
Vụ tai nạn đáng tiếc đã khiến ít nhất 13 người thiệt mạng và 28 người khác bị thương. Nhưng quan trọng hơn, theo như lời kể của những người may mắn thoát nạn, họ không hề nghe thấy chuông báo cháy vang lên, mà chỉ biết đến vụ cháy qua lời hô hoán của hàng xóm xung quanh.

Khả năng vận hành của hệ thống báo cháy tại Carina Plaza sẽ cần phải đợi cơ quan chức năng điều tra. Nhưng vào lúc này, hãy cùng tìm hiểu về cơ chế của một bộ thiết bị báo cháy. Chúng gồm những gì, hoạt động ra sao, và làm thế nào để biết khả năng hoạt động của chúng có tốt hay không?

Cấu tạo của một hệ thống báo cháy

Hệ thống báo cháy tự động không chỉ là một cái chuông, mà là cả một tập hợp các thiết bị có nhiệm vụ phát hiện và báo động khi có cháy xảy ra. Tín hiệu cháy có thể được phát hiện và ra thông báo tự động, hoặc từ tác động của trực tiếp của con người. Và hệ thống này phải làm việc 24/24.

Hệ thống báo cháy hoạt động như thế nào, và một số lý do khiến chuông không thể kêu - Ảnh 2.

Về cơ bản, một hệ thống báo cháy tự động sẽ có 3 phần chính: trung tâm báo cháy, thiết bị đầu vào, thiết bị đầu ra. Trong đó, trung tâm báo cháy được thiết kế dạng tủ, bao gồm các thiết bị chính: một bảng điều khiển chính, các module, một biến thế, pin.

Thiết bị đầu vào có thể hiểu là công cụ ghi nhận tín hiệu. Nó bao gồm đầu báo khói, đầu báo nhiệt, báo gas, báo lửa… và công tắc khẩn. Thiết bị đầu ra là các công cụ hiển thị và phát thông báo, gồm chuông báo động, đèn báo động, đèn thoát hiểm, bộ quay số điện thoại tự động…

Tất cả những thiết bị này sẽ được hoạt động theo một cơ chế đơn giản nhưng hiệu quả, đảm bảo tính chính xác cao.

Nguyên lý hoạt động của hệ thống báo cháy

Quy trình hoạt động của hệ thống báo cháy là một quy trình khép kín: Thiết bị đầu vào nhận tín hiệu – truyền tín hiệu đến trung tâm báo cháy – thiết bị đầu ra phát tín hiệu báo động.

Hệ thống báo cháy hoạt động như thế nào, và một số lý do khiến chuông không thể kêu - Ảnh 3.

Khi có tín hiệu về sự cháy như nhiệt độ gia tăng đột ngột, có sự xuất hiện của khói hoặc các tia lửa điện – các thiết bị đầu vào như đầu báo, công tắc khẩn sẽ nhận tín hiệu và truyền thông tin của sự cố về trung tâm báo cháy.

Tại đây trung tâm sẽ xử lý thông tin nhận được, xác định vị trí nơi xảy ra sự cháy và truyền thông tin đến các thiết bị đầu ra (bảng hiển thị phụ, chuông, còi, đèn). Lúc này, các thiết bị này sẽ phát tín hiệu âm thanh, ánh sáng để mọi người nhận biết khu vực đang xảy ra sự cháy và xử lý kịp thời.

Những lý do chuông báo cháy có thể không hoạt động

Không phải nhà nào cũng gắn chuông báo cháy. Nhưng một câu chuyện khác còn quan trọng hơn, đó là không phải chuông báo cháy nào cũng hoạt động vì nhiều lý do.

Hệ thống báo cháy hoạt động như thế nào, và một số lý do khiến chuông không thể kêu - Ảnh 4.

Muốn biết chuông báo động tại nơi mình sinh sống có hoạt động được không, bạn cần phải trả lời được 3 câu hỏi như sau:

– Chuông báo cháy là loại nào?

– Có được lắp đặt đúng chỗ?

– Và nó được lắp đặt từ bao giờ?

Tại sao lại phải hỏi những điều này? Năm 2017, trung tâm phòng cháy chữa cháy ở Orlando (Florida, Mỹ) đã thử đi từng căn nhà để kiểm tra các loại chuông báo cháy, và họ nhận ra rất nhiều vấn đề. Trong đó, chuông có thể không hoạt động vì thiếu pin, chuông lắp đặt sai chỗ không thể nhận khói…

Thậm chí, có những đầu báo khói cũng không hoạt động, dù chuông kêu khi bấm nút khẩn cấp.  Sau khi kiểm tra, hóa ra đầu báo đó đã sử dụng được 15 năm.

Hệ thống báo cháy hoạt động như thế nào, và một số lý do khiến chuông không thể kêu - Ảnh 6.

“Thiết bị báo cháy cần được thay thế 10 năm/lần,” – đội trưởng đội cứu hỏa khi ấy cho biết. “Qua thời gian, bụi bặm sẽ bám vào hệ thống cảm biến, và nó sẽ không nhận thấy khói nữa.”

Ngoài ra, một số nơi sử dụng đầu báo khói chạy pin. Nếu như là pin chất lượng tốt, thời hạn hoạt động của nó có thể lên tới 10 năm.

Nhưng nếu không tốt, tuổi thọ sẽ ngắn hơn và cần thay thế thường xuyên hơn. Và khi không ai để ý đến việc đó, hệ thống có thể không hoạt động là điều hoàn toàn dễ hiểu.

Tham khảo: HowStuffWorks, PCCC, Todays

PCCC: Tầm quan trọng phòng chống cháy nổ và giải pháp xử lý

PCCC: TẦM QUAN TRỌNG CỦA VIỆC PHÒNG CHỐNG CHÁY NỔ

Cơ bản về nguyên nhân gây ra cháy nổ, hậu quả và các biện pháp phòng chống cháy nổ, hạn chế các nguy cơ cháy nổ tiềm ẩn.

Nguyên nhân chính bao gồm: Không áp dụng tuân thủ các biện pháp, quy định về phòng cháy chữa cháy trong sản xuất và kinh doanh. Trong sử dụng điện không đảm bảo an toàn điện, không thường xuyên kiểm tra bảo trì hệ thống mạch điện, để xảy ra tình trạng quá tải khi sử dụng điện.

Với môi trường làm việc ở Việt Nam hiện nay, việc áp dụng các biện pháp an toàn lao động, an toàn PCCC, cháy nổ dường như phải bắt buộc, các cơ quan chức năng phải thường xuyên kiểm tra và xử phạt để cơ sở sản xuất kinh doanh áp dụng chúng, việc họ tự giác thực hiện thật quá hiếm. Với tư tưởng như vậy, cộng với ý thức làm việc của người lao động VN kém, tai nạn an toàn lao động, PCCC xảy ra thường xuyên là điều dễ hiểu.

Không chỉ đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh nhỏ, mà các công ty quy mô lớn cũng gặp phải vấn đề này, nguyên nhân chính là họ tiếc ít tiền bỏ ra để phòng bị, trang bị các thiết bị PCCC chuyên dụng nhằm đảm bảo an toàn cho người lao động, an toàn đối với hầu hết các nguy cơ có thể xảy ra cháy, nổ. Và khi sự cố xảy ra, thiệt hại của nó còn lớn hơn gấp nhiều chục lần số tiền cần bỏ ra để trang bị an toàn PCCC.

Hậu quả: Cháy nổ gây thiệt hại về tài sản cũng như tính mạng con người. Để lại hậu quả và gánh nặng cho xã hội. Những vụ cháy thường xuất phát do ý thức chủ quan, thiếu cẩn trọng, coi thường mạng sống. Theo các năm, số lượng các vụ cháy lớn không ngừng gia tăng, nếu các đám cháy xảy ra ở những nơi đông người khu dân cư, nó lại càng nguy hiểm hơn, vì khi đó đám cháy dễ dàng lan ra trên diện rộng, mà ở những nơi như vậy rất khó để thực hiện công tác chữa cháy.

Với hậu quả to lớn của cháy nổ, hỏa hoạn, việc phòng và chống luôn cần được đặt lên hàng đầu, cần có nhiều biện pháp giúp ngăn ngừa cháy nổ, làm giảm thiệt hại tối thiểu nếu có xảy ra cháy lớn.

Để thực hiện được công tác phòng chống cháy nổ hiệu quả điều đầu tiên là nâng cao ý thức, trách nhiệm của người dân.

Đảm bảo tốt công tác phòng chống cháy nổ ở nhà máy, xí nghiệp, xưởng sản xuất, hộ gia đình cần:

Trang bị các phương tiện phòng chống cháy như bình chữa cháy, lắp đặt hệ thống phòng cháy chữa cháy, báo cháy.

Thường xuyên kiểm tra các địa điểm dễ xảy ra cháy nổ như nơi đặt cầu giao điện, công tắc điện, những nơi sử dụng mỏ hàn, nơi có nguy cơ phóng điện.

Tại các công ty nhà máy xí nghiệp thường xuyên có các buổi huấn luận hướng dẫn cách ứng phó, xử lý sự cố, sử dụng bình chữa cháy khi có đám cháy.

Luôn luôn đề cao cảnh giác, đề phòng cháy nổ trong mọi tình huống.

Không nên để sự việc xảy ra rồi mới tìm cách cứu vãn, hãy luôn thực hiện tốt công tác phòng chống cháy nổ để đảm bảo an toàn.

PCCC TRỞ THÀNH TIÊU CHÍ HÀNG ĐẦU KHI CHỌN MUA NHÀ CHUNG CƯ?

PCCC TRỞ THÀNH TIÊU CHÍ HÀNG ĐẦU KHI CHỌN MUA NHÀ CHUNG CƯ?

PCCC: Sau sự kiện Carina, “Cháy chung cư” trở thành một trong những từ khóa được tìm kiếm nhiều nhất trên internet. Không ít khách hàng đang tìm mua căn hộ đặt dấu hỏi: phải chăng, yếu tố an toàn, hệ thống thiết bị phòng cháy chữa cháy mới là tiêu chí hàng đầu khi lựa chọn căn hộ để an cư lâu dài?

Thước đo mức độ cao cấp của dự án chung cư?

Trước đây, khi đi mua nhà, khách hàng thường chỉ quan tâm tới cách bố trí bên trong căn hộ; thiết bị nội thất đi kèm… mà ít quan tâm tới hệ thống kỹ thuật chung hay thiết kế kỹ thuật tổng thể dự án. Sau những sự cố cháy nổ gần đây, vấn đề này mới thực sự được nhìn nhận nghiêm túc.


Hệ thống PCCC đang là tiêu chí hàng đầu được khách hàng mua căn hộ quan tâm

Theo quy định của Bộ Xây dựng, những tiêu chí về hệ thống kỹ thuật, mức độ an toàn, hệ thống thang thoát hiểm đều khá rõ ràng. Ví dụ, theo Tiêu chuẩn QCVN 06:2010/BXD, khoảng cách giới hạn cho phép từ cửa ra vào căn hộ đến lối thoát nạn gần nhất là 40m khi cửa bố trí ở giữa các buồng thang bộ và 25m khi cửa bố trí ở hành lang cụt. Bên cạnh đó, số lượng thang thoát hiểm cho mỗi khối nhà, chiều rộng thang, thiết kế buồng đệm, thiết kế cửa chính căn hộ, hệ thống chữa cháy tự động trong căn hộ… chính là những tiêu chí quan trọng mà người mua nhà cần tìm hiểu rất kỹ.

Với trải nghiệm hơn 3 năm sống ở chung cư, anh Nguyễn Hồ Quang (Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) chia sẻ: “Hệ thống thiết bị được đầu tư ban đầu ở các dự án rất quan trọng nhưng quan trọng hơn là hệ thống đó có được bảo trì, kiểm định định kỳ hay không. Điều này lại phụ thuộc vào chất lượng dịch vụ quản lý mà chỉ khi ở rồi mới cảm nhận hết được. Vì thế, theo tôi, đi mua nhà rất cần tìm hiểu về chủ đầu tư. Chủ đầu tư quan tâm đến an toàn của khách hàng thì không chỉ đầu tư thiết bị tốt mà còn thuê đơn vị vận hành chất lượng”.

Vietracimex – Mạnh tay đầu tư hệ thống phòng cháy chữa cháy tiêu chuẩn quốc tế

Vietracimex (Tổng Công ty CP Thương mại Xây dựng) là chủ đầu tư của dự án mang phong cách Nhật Bản Hinode City tại 201 Minh Khai, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội. Từ khi ra mắt, Chủ đầu tư này đã nhấn mạnh sẽ triển khai dịch vụ quản lý tiêu chuẩn Nhật Bản với các nguyên tắc kiểm soát khắt khe để đảm bảo chất lượng cuộc sống cho các cư dân.


Hinode City được đầu tư hệ thống PCCC hiện đại, chất lượng

Trước mối quan tâm chính đáng của khách hàng về hệ thống phòng cháy chữa cháy (PCCC) tại dự án, Chủ đầu tư này cũng cam kết hệ thống PCCC của Hinode City được thiết kế theo đúng tiêu chuẩn, quy chuẩn của Việt Nam, có tham chiếu đến tiêu chuẩn Quốc Tế và thi công hệ thống theo đúng hồ sơ đã được cục PCCC thẩm duyệt. Thiết bị của hệ thống PCCC được sản xuất theo tiêu chuẩn NFPA (Tiêu chuẩn của hiệp hội PCCC Quốc gia Hoa Kỳ) – một trong những tiêu chuẩn hàng đầu thế giới, đang được sử dụng rộng rãi ở nhiều quốc gia. Các thiết bị đạt chứng chỉ UL (Underwriters Laboratories), FM (FM Approvals). Đây là hai công ty độc lập về khoa học an toàn, chứng nhận, kiểm định sản phẩm danh tiếng trên thế giới. Có được chứng chỉ của UL, FM đồng nghĩa với sản phẩm làm việc tin cậy, an toàn, hiệu quả và có tuổi thọ cao. Để trang bị hệ thống này, Chủ đầu tư chịu mức chi phí cao hơn gấp đến 2 lần so với thiết bị cùng hãng mà chưa có kiểm định. Với một dự án quy mô 2,8 ha như Hinode City, mức chi phí tăng thêm này có thể lên tới hàng chục tỷ đồng.


Mặt bằng tầng điển hình tòa Sachi thuộc dự án Hinode City với 4 thang thoát hiểm

Tại tòa Sachi đang mở bán của Hinode City, về thiết kế đang có tới 4 thang thoát hiểm (cao gấp đôi so với tiêu chuẩn quy định cho số lượng căn hiện có). Các thang này được phân bố đều ở hai đầu đơn nguyên nhờ thế đảm bảo khoảng cách xa nhất từ cửa căn hộ tới thang thoát hiểm đều dưới 25m; Hệ thống thang thoát hiểm được tăng áp cho buồng đệm và buồng thang để đảm bảo không bị nhiễm khói từ ngoài vào; Hệ thống hút khói được thiết kế cho tất cả các sảnh thang, hành lang từ tầng một trở lên và các tầng hầm.

Toàn bộ cáp chống cháy sử dụng tại Hinode City là loại tốt nhất trên thị trường hiện nay, đạt tiêu chuẩn BS 6387 của Anh và SS299 của Singapore, có thể chịu môi trường nhiệt độ lên đến 950oC trong thời gian 3 giờ, không sinh khí độc khi cháy và khói rất ít. Trong hệ thống kỹ thuật tòa nhà, tất cả các lỗ hổng, khe hở tại trục kỹ thuật và các vị trí có cáp điện, ống cơ điện xuyên qua tường và sàn đều được bịt kín bằng vật liệu chống cháy lan nhằm cô lập đám cháy khi có cháy cục bộ phát sinh. Ngoài các khu vực công cộng được trang bị hệ thống PCCC thì mỗi căn hộ Hinode City cũng được bố trí hệ thống PCCC đến từng phòng nhằm cảnh báo, dập tắt cục bộ đám cháy khi có cháy xảy ra.

Tại đây, mỗi đơn nguyên của tòa nhà đều có thang phục vụ cho lực lượng cứu hỏa sản xuất theo tiêu chuẩn châu Âu EN 81-72 như cửa thang được chế tạo từ vật liệu chống cháy, có gắn kèm cửa thoát nạn phía trên nóc thang, có thang cứu hộ đi kèm để cứu nạn trong trường hợp khẩn cấp. Các thiết bị điện trên thang được bảo vệ chống nước nhằm đảm bảo khả năng cứu hộ liên tục.

Cam kết rõ ràng của Vietracimex về việc trang bị hệ thống kỹ thuật và PCCC hiện đại tại Hinode City cho thấy sự tâm huyết và chiến lược kinh doanh bền vững của Chủ đầu tư dự án. Trong giai đoạn này, nhiều chuyên gia cũng đưa ra nhận định: “Xét về lâu dài, mức độ đầu tư cho hệ thống kỹ thuật chính là tiêu chí quan trọng để thị trường phân cấp các dự án và chủ đầu tư”.

 

(Theo Dantri.com.vn)

Hệ thống báo cháy chữa cháy được thi công rộng rãi

Hệ thống báo cháy chữa cháy được thi công rộng rãi

Đối với các toàn nhà cao tầng, các xí nghiệp xương cơ quan công ty, … quy mô thì vấn đề phòng cháy chữa cháy là điều cấp thiết cần phải thiết kế lắp đặt sao cho phù hợp. Và bạn đang tìm hiểu về hệ thống báo cháy chữa cháy nào tốt nhất cho doanh nghiệp của mình. Cùng tham khảo bài viết chia sẻ của chúng tôi về 7 loại hình hệ thống báo cháy chữa cháy được áp dụng rộng rãi tại việt nam và toàn thế giới.

Hệ thống báo cháy chữa cháy được sử dụng nhiều
1. Hệ thống chữa cháy bán tự động
Hệ thống này thuộc dạng cổ điển, hệ thống chữa cháy này chỉ đơn giản gồm có hộp chữa cháy và cuộn vòi chữa cháy.

Hộp chữa cháy gồm Hộp vuông nằm ngang, khung tang quay, cuộn vòi, tay cầm, van, đồng hồ áp lực, vòi phun, cò súng, kiếng với cuộn vòi đường kính 25 mm. Tiêu chuẩn UNE-EN 671/1. Cofem sản xuất. Models B3 và B3S với cuộn vòi semi-grid dài 20 meters.

Hộp chữa cháy với cuộn vòi đường kính 45 mm Gồm: Hộp vuông nằm ngang, khung tang quay, cuộn vòi, van cầu, đồng hồ áp lực, vòi phun, kiếng. . Tiêu chuẩn UNE-EN 671/2. Cofem sản xuất. Model P6420 với cuộn vòi 20 meters.

Hộp chữa cháy với cuộn vòi đường kính 45 mm Gồm: Hộp vuông đứng, cuộn vòi, van cầu, đồng hồ áp lực, vòi phun, kiếng. Tiêu chuẩn UNE-EN 671/2. Cofem sản xuất. Model MV5015 với cuộn vòi 15 meters.

2. Hệ thống chữa cháy Sprinkler
Hệ Thống Chữa Cháy Sprinkler là loại hệ thống chữa cháy phổ biến nhất hịện nay. Nó dập tắt đám cháy bằng cách phun nước trực tiếp vào khu vực đang cháy mà tại đó đầu phun sprinkler bị kích hoạt ở ngưỡng nhiệt độ đã được xác định trước.

Hệ thống chữa cháy Sprinkler đang là hệ thống được sử đụng nhiều nhất hiện nay, không chỉ tính hiệu quả chữa cháy cao mà còn dễ dàng lắp đặt và sử dụng. Đây là hệ thống chữa cháy tự động với chất chữa cháy sử dụng là nước, các đầu phun kín luôn ở chế độ thường trực và tự động làm việc khu nhiệt độ môi trường tại đó đạt đến một giá trị nhất định do đám cháy hoặc các nguyên nhân gây cháy sảy ra.

Đặc điểm của hê thống này để luôn đảm bảo tính làm việc đạt hiệu quả cao nhất là trong đường ống luôn chứa đầy nước và duy trì ở một áp lực nhất định được đặt theo tính toán. Vì vậy khi có sự cố sảy ra hệ thống này ngay lập tự phun nước chữa cháy. Tuy nhiên hạn chế của hệ thống này là chỉ có khả năng làm việc trong một diện tích nhất định,

Hệ thống chữa cháy Sprinker có cấu tạo bao gồm :
Trung tâm điều khiển hệ thống chữa cháy Sprinkler: có Nhiệm vụ của bộ phận này là nhận tín hiệu từ các thiết bị kiểm tra mở máy . Điều khiển các thiết bị chữa cháy hoạt động
Đầu phun hệ thống chữa cháy Sprinkler: Vai trò của đầu phun nước này thực hiện 2 chức năng là cảm biến nhiệt và phun nước. Loại này sử dụng đầu phun kín rất nhậy cảm với nhiệt độ và chỉ mở ra và phun nước khi trong không khí đạt đến nhiệt độ nhất định
Máy bơm chữa cháy của hệ thống chữa cháy Sprinkler: Nhiệm vụ cung cấp nước cho hệ thống chữa cháy Sprinkler
Cụm van kiểm tra mở máy: Cho nước chảy qua khi đầu phun làm việc, tạo tín hiệu truyền về trung tâm điều khiển, kiểm ra áp lực làm việc của hệ thống chữa cháy Sprinkler
Thiết bị duy trì áp lực đường ống: Thường sử dụng bình tích áp hoặc máy nén khí có tác dụng bù áp cho hệ thống để đảm bảo áp suất làm việc.
Phòng cháy 3S địa chỉ mua bán Mặt nạ phòng khí độc, hơi độc cao cấp, chính hãng, có tem kiểm định
an toàn. Mặt nạ được sản xuất từ Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Liên Xô, Nga, Trung Quốc. Giao hàng tận nơi tại HCM, Hà Nội cùng các tỉnh khác trên toàn quốc. 100% an toàn và thoải mái, dễ dàng cho ngươi dùng.

Địa chỉ: Số 59 Xuân Hồng, P.12, Q.Tân Bình, Tp. Hồ Chí Minh

Email :phongchay3s@gmail.com

SĐT 091.316.8088

Đảm bảo an toàn PCCC: Cần đồng bộ các giải pháp

An toàn PCCC: Cần đồng bộ các giải pháp

An toàn PCCC: Những năm qua, được sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền các cấp và các ngành chức năng, công tác PCCC ở Quảng Ninh đã có nhiều chuyển biến tích cực. Nguy cơ cháy nổ được kiểm soát và xử lý tốt, góp phần hạn chế tối đa thiệt hại về người, tài sản do cháy nổ gây ra. Tuy nhiên, hiện nay, công tác phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ (PCCC&CNCH) vẫn tiềm ẩn diễn biến phức tạp, khó lường.

An toàn PCCC còn nhiều khó khăn

Năm 2017, toàn tỉnh xảy ra 46 vụ cháy tại cơ quan, doanh nghiệp, nhà dân, phương tiện giao thông; không có cháy lớn gây thiệt hại nghiêm trọng, không có người chết và bị thương do cháy (giảm 2 vụ so với năm 2016), thiệt hại về tài sản ước khoảng 8,7 tỷ đồng (giảm 42,3 tỷ đồng so với năm 2016). Trên địa bàn tỉnh cũng xảy ra 15 vụ cháy rừng nhỏ lẻ, thiệt hại khoảng 28,9ha rừng… Mặc dù số vụ cháy giảm, tuy nhiên, công tác đảm bảo an toàn PCCC trên địa bàn tỉnh vẫn còn không ít bất cập.

Huấn luyện sử dụng thiết bị chữa cháy rừng cho lực lượng dân phòng tại Huyện Hoành Bồ.
Huấn luyện sử dụng thiết bị chữa cháy rừng cho lực lượng dân phòng tại huyện Hoành Bồ.

An toàn PCCC: Bất cập được lực lượng chức năng PCCC xác định đó là, trên địa bàn tỉnh hiện có nhiều nhà cao tầng, thậm chí có nhà cao tới trên 100m, song lực lượng chức năng chỉ có 2 chiếc xe thang chữa cháy mà cũng chỉ vươn tới được 20-32m (với điều kiện nơi đó phải có mặt bằng thì xe thang mới có thể hoạt động được). Bên cạnh đó, phương tiện, thiết bị phục vụ công tác PCCC rừng cũng gặp nhiều khó khăn do trang thiết bị phục vụ công tác PCCC&CNCH chưa đáp ứng được yêu cầu.

Tại các khu dân cư trên địa bàn (kể cả ở thành phố, thị xã, vùng nông thôn), hầu hết hệ thống giao thông đều chật hẹp; hệ thống cấp nước chữa cháy không có hoặc có nhưng không hoạt động… Điều này khiến lực lượng chữa cháy và phương tiện xe chữa cháy hoạt động rất khó khăn khi có sự cố xảy ra. Trao đổi với chúng tôi, thượng tá Hoàng Văn Vĩnh, Phó Trưởng Phòng Cảnh sát PCCC số 5 (Cảnh sát PCCC tỉnh), cho biết: “Hiện, đơn vị có 1 tàu, 3 xuồng và 42 cán bộ, chiến sĩ (CBCS). Trong số này chỉ có 50% CBCS được đào tạo nghiệp vụ về công tác PCCC&CNCH; số còn lại chủ yếu chưa qua đào tạo và là chiến sĩ nghĩa vụ. Với phương tiện và lực lượng khiêm tốn như thế, đơn vị chỉ chủ yếu hoạt động tại Vịnh Hạ Long…”. Còn thượng tá Ngô Văn Dũng, Trưởng Phòng Cảnh sát PCCC số 1, chia sẻ: Phạm vi, địa bàn quản lý của đơn vị dài, rộng, gồm 4 địa phương (Móng Cái, Cô Tô, Hải Hà, Đầm Hà), trong khi phương tiện giao thông đường bộ, đường thủy và phương tiện chữa cháy rất khiêm tốn. Vì thế, ngoài địa bàn TP Móng Cái (nơi đơn vị đứng chân), nếu không may xảy ra sự cố cháy, nổ, việc di chuyển đến địa điểm có sự cố để xử lý gặp rất nhiều trở ngại và hậu quả cũng khó lường. Trong khi hiện nay, phong trào quần chúng tham gia công tác PCCC ở các địa phương, đơn vị chưa triển khai sâu rộng. Bên cạnh đó, tâm lý người dân đa phần còn chủ quan với “giặc lửa”. Vì vậy, nếu xảy ra cháy lớn thì khó trông chờ ở lực lượng tại chỗ.

An toàn PCCC: Cần quyết liệt các biện pháp

An toàn PCCC: Đại tá Phí Văn Minh, Giám đốc Cảnh sát PCCC tỉnh Quảng Ninh, cho biết: Những hạn chế và bất cập trong công tác đảm bảo an toàn PCCC nói trên phải sớm có giải pháp khắc phục. Tuy nhiên, để giải được “bài toán” này cần sự nỗ lực không chỉ của riêng các đơn vị, cơ sở, địa phương mà phải cả hệ thống chính trị cùng vào cuộc. Trước hết, công tác tuyên truyền, giáo dục, phổ biến kiến thức pháp luật về PCCC phải được đẩy mạnh bằng nhiều nội dung, hình thức phù hợp với từng đối tượng; cấp uỷ, chính quyền các đơn vị, doanh nghiệp cần đặc biệt quan tâm coi trọng đầu tư, thực hiện tốt phương châm 4 tại chỗ. UBND các địa phương phối hợp chặt chẽ với các ngành chức năng và Cảnh sát PCCC tỉnh xây dựng chiến lược công tác PCCC giai đoạn 2016-2020 và tầm nhìn đến 2030 theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ một cách khoa học, thực tiễn, khả thi và hiệu quả. Công tác quản lý nhà nước về PCCC cũng phải được đẩy mạnh và tăng cường hơn nữa.

Bên cạnh đó, để công tác an toàn PCCC thực sự hiệu quả thì các địa phương, đơn vị phải tăng cường trách nhiệm, phải luôn gắn việc thực hiện Luật PCCC với thực hiện nhiệm vụ chính trị hằng năm của đơn vị, địa phương. Cùng với đó, cần đẩy mạnh hoạt động của Ban chỉ đạo phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, PCCC các cấp; tiếp tục hướng dẫn triển khai tiêu chí đạt chuẩn về PCCC, nhân rộng các mô hình điểm về phong trào toàn dân PCCC. Ngoài các giải pháp trên, cấp có thẩm quyền cần sớm cụ thể hóa các quy chuẩn, tiêu chuẩn đồng bộ để thực hiện Luật PCCC và các nghị định về PCCC&CNCH tại đơn vị, địa phương mình phù hợp; quan tâm đầu tư biên chế, cơ sở vật chất, trang thiết bị công tác, chiến đấu cho lực lượng Cảnh sát PCCC tỉnh, đáp ứng yêu cầu thực tiễn. Cùng với đó, các địa phương, đơn vị, doanh nghiệp cần tập trung củng cố, kiện toàn tổ chức, đầu tư trang thiết bị, phương tiện PCCC cho lực lượng chữa cháy cơ sở, dân phòng. Đồng thời, duy trì hiệu quả hoạt động 5 loại mô hình điểm về PCCC theo tiêu chí cơ sở đạt chuẩn về PCCC của UBND tỉnh.

Lực lượng tại chỗ Chi nhánh Công ty TNHH Giày da Sao Vàng Uông Bí tham gia diễn tập chữa cháy tại đơn vị.
Lực lượng tại chỗ Chi nhánh Công ty TNHH Giày da Sao Vàng Uông Bí tham gia diễn tập chữa cháy tại đơn vị.

An toàn PCCC: Cùng với đó, mỗi người dân cần nâng cao ý thức PCCC, không chủ quan, lơ là, mất cảnh giác, đồng thời, cần trang bị kiến thức về PCCC, giải pháp thoát nạn, tích cực tham gia phong trào toàn dân PCCC&CNCH. Cha ông ta đã có câu “Nhất thủy, nhì hỏa” để nhắc nhở về sức tàn phá khủng khiếp của lũ lụt, hỏa hoạn. Khi xảy ra hỏa hoạn, rất khó có thể cứu vãn được tài sản, tính mạng của con người. Vì thế, quan trọng nhất vẫn là ý thức tự PCCC của mỗi người dân, hộ gia đình, đơn vị, doanh nghiệp.

Tuấn Hương

Đảm bảo an toàn PPCCC tại khu dân cư

Khi xảy ra hỏa hoạn, rất khó có thể cứu vãn được tài sản, đặc biệt là tính mạng con người. Để phòng tránh những tai nạn thương tâm xảy ra, bên cạnh sự thường trực, sẵn sàng của lực lượng chức năng thì quan trọng nhất vẫn là ý thức tự giác chấp hành tốt công tác PCCC và kỹ năng tự cảnh giác, xử lý, thoát hiểm của mỗi người dân.

Thượng tá Mè Văn Nguyên, Phó trưởng Phòng Hướng dẫn, chỉ đạo về chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ (Cảnh sát PCCC tỉnh): “Thực hiện hiệu quả phương châm “4 tại chỗ””

Thực tế cho thấy, số vụ cháy xảy ra tại khu dân cư chiếm từ 30-50% tổng số các vụ cháy xảy ra hằng năm trên địa bàn tỉnh. Các vụ cháy thường xảy ra vào ban đêm; hơn nữa, do nhà  dân ở trong các khu phố, ngõ ngách khó tiếp cận, hầu hết đều được bố trí các loại cửa, cổng, tường rào rất kiên cố nên việc thoát nạn khi xảy ra sự cố cháy nổ gặp nhiều khó khăn; có nhiều trường hợp việc thông tin báo cháy đến lực lượng chức năng không kịp thời… Những yếu tố trên đã gây nhiều khó khăn khi triển khai xử lý các sự cố cháy nổ tại khu dân cư.

Vì vậy, để công tác an toàn PCCC trong khu dân cư ngày càng đi vào nền nếp và hiệu quả, theo tôi, cần phải tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền đến từng hộ dân với nhiều nội dung, hình thức đa dạng nhằm nâng cao nhận thức, ý thức chung trong giữ gìn đảm bảo an toàn phòng, chống cháy, nổ. Chính quyền các địa phương cần chủ động hơn nữa để phối hợp với các ngành chức năng, tăng cường công tác quản lý nhà nước về PCCC, triển khai mạnh mẽ phong trào “Toàn dân PCCC” đến từng khu dân cư; tích cực kiểm tra, xử lý nghiêm các vi phạm về PCCC cũng như tập trung thực hiện hiệu quả phương châm “4 tại chỗ” về PCCC để đảm bảo lực lượng, phương tiện, chỉ huy và hậu cần, luôn sẵn sàng trong mọi tình huống bất ngờ xảy ra.

Đồng chí Phạm Tiến Phúc, Phó Chủ tịch UBND phường Hồng Hà, TP Hạ Long: “Sẵn sàng hiệp đồng tác chiến khi xảy ra sự cố”

Phường Hồng Hà luôn coi công tác PCCC và cứu nạn, cứu hộ là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên, có sự đầu tư, tập trung cao. Mục tiêu là để cho cán bộ, nhân dân trên địa bàn phường nhận thức đầy đủ nội dung Luật PCCC; hiểu quyền lợi, nghĩa vụ và trách nhiệm của mình trong giữ gìn an toàn chung. Từ đó, tự giác chấp hành nghiêm các quy định an toàn, tích cực tham gia công tác PCCC.

Hiện nay, 9/9 khu phố của phường đều có đội Dân phòng làm nhiệm vụ tuần tra, tuyên truyền cho người dân về nội dung PCCC. Họ cũng thường xuyên nắm chắc tình hình liên quan đến công tác PCCC, cứu hộ, cứu nạn trên địa bàn phường, như tình trạng hệ thống đường dây điện trong ngõ xóm, cơ sở sản xuất, kinh doanh các mặt hàng dễ cháy, các kho chứa hàng, điểm trông xe, lối thoát nạn khi xảy ra sự cố hỏa hoạn… Bên cạnh đó, phường còn xây dựng quy chế phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị đóng trên địa bàn phường với chính quyền phường; giữa các lực lượng công an, bảo vệ dân phòng, bảo vệ cơ quan, doanh nghiệp, dân quân tự vệ, đội ngũ cán bộ cơ sở. Từ đó, sẵn sàng hiệp đồng tác chiến trong chữa cháy, cứu hộ, cứu nạn khi xảy ra sự cố, không để cháy lan, cháy lớn, gây thiệt hại nghiêm trọng.

Ông Vũ Kim Ngọc, Bí thư Chi bộ kiêm Trưởng khu phố 5, phường Quang Hanh, TP Cẩm Phả: “Vận động nhân dân chấp hành nghiêm quy định về PCCC”

Những tháng cuối năm, thời tiết hanh khô khiến cho nguy cơ xảy ra sự cố cháy nổ cao hơn. Do đó, tôi và các đồng chí trong Chi bộ, Ban Công tác mặt trận khu phố luôn xác định cần phải phải nêu cao tinh thần trách nhiệm trong công tác tuyên truyền, vận động nhân dân chấp hành nghiêm nội quy, quy định về PCCC. Cụ thể, nhắc nhở bà con hết sức chú ý trong quá trình sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt để đun nấu hằng ngày; trong thắp hương, đốt vàng mã, thờ cúng; trong sản xuất, kinh doanh các mặt hàng có nguy cơ cháy, nổ cao. Đối với những hộ mở cửa hàng kinh doanh thì cán bộ khu phố chúng tôi đến tận nhà để trao đổi, nắm tình hình, vận động nhân dân tự trang bị bình chữa cháy để khi không may có sự cố xảy ra, thì ngay lập tức tự khắc phục được tại chỗ, không để xảy ra cháy lan, cháy lớn. Mục tiêu là từng bước tạo thành ý thức cộng đồng cùng có trách nhiệm trong công tác phòng ngừa hỏa hoạn, không để cháy, nổ xảy ra và sẵn sàng đoàn kết tham gia chữa cháy khi xảy ra sự cố ngoài ý muốn, nhằm bảo vệ tính mạng, tài sản.

Ông Hoàng Mạnh Lăng, Công an viên thôn Thác Bưởi 1, xã Tiên Lãng, huyện Tiên Yên: “Thường xuyên tuần tra, kịp thời phát hiện sự cố”

Cùng với sự phát triển của huyện, xã, đời sống của người dân thôn Thác Bưởi 1 đã và đang có sự chuyển biến rõ rệt. Từ một địa phương thuần nông, hiện toàn thôn chỉ còn hơn 20% đất ruộng, còn lại hầu như các hộ đều chuyển sang kinh doanh dịch vụ. Việc thường xuyên tuần tra kết hợp tuyên truyền tại thôn hiện gồm có tôi và một đồng chí thôn đội trưởng đảm nhận. Tôi thấy bên cạnh đẩy mạnh việc duy trì tình hình an ninh trật tự thì công tác đảm bảo an toàn PCCC cũng cần phải tăng cường hơn nữa để đảm bảo cuộc sống bình yên cho bà con. Vì vậy đều đặn mỗi ngày, tôi đều tiến hành tuần tra dọc các con đường, ngõ xóm để kịp thời nắm tình hình. Ngoài tuần tra đêm, có những buổi chúng tôi còn tranh thủ tuần tra cả ban ngày để chủ động tuyên truyền, xử lý nếu có sự cố xảy ra, đặc biệt là vào mùa hanh khô, dịp lễ, tết khi người dân đốt nhiều vàng mã hoặc dễ sơ sẩy khi dùng củi lửa. Dịp này, thôn còn bổ sung thêm một đoàn viên thanh niên tham gia tuần tra, tăng cường lực lượng tuyên truyền, vận động bà con thực hiện đúng cam kết không đốt pháo, giữ an toàn PCCC trong khu dân cư. Trong quá trình hoạt động, chúng tôi thường xuyên phối hợp chặt chẽ với chính quyền, công an, lực lượng dân phòng cùng các đoàn thể, nhân dân trên địa bàn xã.

Bà Ngô Thị Hòa, khu phố 3, phường Quang Trung, TP Uông Bí: “Cẩn thận trong quá trình sử dụng nguồn điện, nguồn lửa”

Gia đình tôi mở quán kinh doanh ăn uống đã nhiều năm. Trước đây, tôi đã được cán bộ khu phố và phường đến tuyên truyền về công tác PCCC nên luôn chú ý cẩn thận trong quá trình sử dụng nguồn điện, nguồn lửa. Đặc biệt, được tham gia các buổi tuyên truyền, tập huấn về công tác PCCC nên tôi càng hiểu rõ hơn về vai trò, tầm quan trọng của PCCC tại cơ sở. Tôi không chỉ được trang bị về kiến thức, kỹ năng phòng và xử lý tình huống khi có sự cố cháy, nổ xảy ra tại gia đình, khu dân cư mà còn sẵn sàng tuyên truyền cho mọi người cùng làm theo.

Cụ thể trong quán nhà tôi, những bếp gas, bếp điện để chế biến đồ ăn hay vị trí ổ cắm, dây dẫn diện đều được bố trí nơi thông thoáng, cách xa các vật dụng dễ bắt lửa. Trong quán còn trang bị bình chữa cháy được đặt ở ngay chỗ dễ thấy, dễ lấy khi cần thiết. Tôi cũng thường xuyên dặn dò con, cháu phải luôn cẩn thận trong sử dụng lửa, điện. Chẳng hạn như khi đun, nấu xong nên khóa van bình gas cho hết lửa rồi mới tắt bếp. Hoặc khi không may có sự cố thì phải biết chỗ ngắt nguồn điện, ngăn chặn nguồn nhiệt, thực hiện chữa cháy ban đầu nếu có điều kiện, chạy thoát thân và gọi báo cháy cho lực lượng chức năng.

Hoàng Giang (Thực hiện)

Dịch vụ cảnh báo cháy – giải pháp hiệu quả

Dịch vụ cảnh báo cháy – giải pháp hiệu quả

Hiện trên thế giới cũng như ở Việt Nam, mỗi năm có hàng nghìn vụ cháy, gây thiệt hại lớn về người và kinh tế. Trong khi đó, hầu hết các đám cháy khi được phát hiện là những đám cháy xảy ra và phát triển trong thời gian trước đó khá lâu. Vì vậy, việc phát hiện sớm các vụ cháy đã xảy ra một cách chính xác, kịp thời là thực sự cấp thiết. Hiện tại, đã có nhiều thiết bị báo cháy như dùng các đầu báo cháy nhiệt, đầu báo cháy khói và đầu báo cháy lửa giúp ta tìm ra giải pháp trên.

Mặc dù đã phát hiện kịp thời, báo cháy ngay nhưng việc triển khai cứu chữa đôi lúc chưa đạt hiệu quả do lực lượng tại chỗ lúng túng, triển khai còn chậm; đôi lúc không khởi động được máy bơm hoặc hệ thống vòi bị bung rách do để lâu bị mục; các bình chữa cháy bị hết khí… Trong tình huống này có sự can thiệp của lực lượng phòng cháy chữa cháy chuyên nghiệp là một giải pháp tuyệt đối nếu chúng ta biết chủ động thông tin kịp thời bằng hệ thống thông tin tại chỗ thông qua con người. Song bên cạnh kết hợp hệ thống Cảnh báo cháy đã được kết nối tự động từ cơ sở đến Trung tâm chỉ huy chữa cháy thì thời gian phát hiện khi xảy ra cháy sẽ được rút ngắn hiệu quả của việc cứu chữa một vụ cháy sẽ càng cao.

Xuất phát từ thực tiễn nói trên, Trung tâm Thiết bị PCCC 4/10- Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy TP Hồ Chí Minh là đơn vị được Bộ Công an và Ủy ban Nhân dân Thành phố chấp thuận cho phép cung cấp và lắp đặt dịch vụ Cảnh báo cháy cho các đơn vị, cơ sở trọng điểm có nguy cơ cháy nổ cao nhằm tăng cường hiệu quả công tác phòng cháy chữa cháy. Thiết bị này được truyền tin báo cháy trực tiếp từ cơ sở về Trung tâm chỉ huy chữa cháy của Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy Thành phố và các Phòng Cảnh sát phòng cháy chữa cháy quận, huyện một cách nhanh chóng, chính xác, nhằm rút ngắn thời gian phát triển tự do của một đám cháy .

Để lắp đặt thiết bị Cảnh báo cháy cần có những yêu cầu sau :

Trang bị một bộ thiết bị cảnh báo cháy tự động ký hiệu EWS VN14. Đây là một thiết bị tích hợp với phần mềm thông minh được cài đặt cụ thể, riêng biệt cho từng cơ sở có nhu cầu đăng ký kết nối cảnh báo cháy. Thiết bị này có thể lắp đặt cho các cơ sở đã có trang bị hệ thống báo cháy tự động và cả các đơn vị chưa trang bị hệ thống báo cháy tự động.

Đối với các cơ sở đã trang bị hệ thống báo cháy tự động: Bộ thiết bị cảnh báo cháy tự động EWS VN14 được lắp đặt ngay bên cạnh trung tâm báo cháy của cơ sở. Khi có cháy xảy ra, hệ thống báo cháy tự động sẽ báo cháy, ngay lập tức thiết bị cảnh báo cháy tự động EWS VN14 sẽ nhận được tín hiệu báo cháy.

Đối với các cơ sở chưa trang bị hệ thống báo cháy tự động: Bộ thiết bị cảnh báo cháy tự động EWS VN14 được lắp đặt tại phòng trực hoặc phòng bảo vệ của cơ sở. Khi có cháy xảy ra, người trực chỉ cần nhấn vào nút nhấn trên thiết bị cảnh báo cháy và ngay lập tức thiết bị cảnh báo cháy tự động EWS VN14 sẽ nhận được tín hiệu báo cháy.

Tín hiệu báo cháy sẽ được tự động truyền về Trung tâm tiếp nhận cảnh báo và xử lý tin cháy đã được lắp đặt tại phòng trực ban tác chiến của các phòng Cảnh sát PCCC các quận, huyện (theo địa bàn quản lý) qua đường truyền điện thoại tĩnh. Khi tín hiệu cảnh báo cháy được truyền qua đường truyền điện thoại tĩnh, thiết bị sẽ tự động chèn các cuộc gọi để ưu tiên truyền tin cảnh báo cháy.

Trong  trường hợp đường truyền điện thoại tĩnh bị sự cố hư hỏng hoặc không hoạt động, ngay lập tức thiết bị sẽ tự động kích hoạt truyền tin cảnh báo qua mạng điện thoại di động GSM (đường truyền dự phòng) đã được đơn vị lắp đặt thuê bao tích hợp sẵn trong thiết bị cảnh báo cháy.

Khi tín hiệu cảnh báo cháy được truyền về từ các thiết bị cảnh báo cháy tự động EWS VN14 đã lắp đặt tại các cơ sở. Cùng một lúc Trung tâm tiếp nhận cảnh báo và xử lý tin cháy tại quận, huyện quản lý cơ sở đó và Trung tâm tiếp nhận cảnh báo và xử lý tin cháy tại Trung tâm chỉ huy của Cảnh sát Phòng cháy và chữa cháy Thành phố sẽ nhận được tin báo cháy.

Lúc này trên các màn hình của trung tâm tiếp nhận cảnh báo và xử lý tin cháy hiện lên đầy đủ các thông tin liên quan đến cơ sở xảy ra cháy như: Tên và địa chỉ cơ sở, hệ thống giao thông, hệ thống thông tin liên lạc, phương tiện, lực lượng chữa cháy tại chỗ và phương án phòng cháy chữa cháy của cơ sở.

– Thiết bị có thể kết nối với tất cả các dạng trung tâm báo cháy tự động hiện có trên thị trường.

– Có khả năng truyền tin thông qua đường dây điện thoại cố định và mạng di động GSM (ưu tiên truyền tin báo cháy bằng đường điện thoại cố định).

– Có thể kết nối được với tất cả các mạng di động tại VN.

– Có thể gửi tin nhắn SMS (10 tin nhắn khác nhau có thể được lập trình).

– Nguồn: 13,8V-DC – 0,15A ( có nguồn dự phòng khi mất điện lưới).

 

                                                                                    Nguyễn Văn Hưởng

                                                                             Trung tâm thiết bị PCCC 4/10

Nữ á khoa xinh đẹp của ĐH Phòng cháy Chữa cháy (PCCC)

Nữ á khoa xinh đẹp của ĐH Phòng cháy Chữa cháy (PCCC)

Lê Thị Vân Anh (23 tuổi, quê huyện Hoằng Hóa, Thanh Hóa) đã chính thức đứng trong hàng ngũ công an nhân dân với điểm đầu vào khá ấn tượng.

Với con số 27,5 trong kỳ thi tuyển sinh năm 2014, Lê Thị Vân Anh đã trở thành nữ á khoa của ĐH Phòng cháy Chữa cháy (PCCC) trong sự thán phục của nhiều người.

Nhân dịp năm mới, phóng viên đã có cuộc trò chuyện với nữ á khoa xinh đẹp này.

Nu a khoa xinh dep cua DH Phong chay Chua chay hinh anh 1
Nữ á khoa xinh đẹp Lê Thị Vân Anh.

 ĐH Phòng cháy chữa cháy là ngôi trường nổi tiếng với sự rèn luyện vất vả và khắc nghiệt. Là cô gái đầy ưu tú, tại sao em lại chọn thi vào ĐH Phòng cháy Chữa cháy (PCCC) mà không phải trường ĐH khác?

– Quả thật, ngôi trường em chọn đã nổi tiếng với sự khắc nghiệt. Với lịch học dày đặc cùng rất nhiều môn học cả về chính trị, về nghiệp vụ Công an, về cơ sở ngành, chuyên ngành, đặc biệt là các môn học về thể chất, các môn kỹ thuật cá nhân như vượt tường 2m, đu dây, leo thang, cõng, vác, khiêng, bế, người bị nạn… thật sự rất khó khăn và khắc nghiệt.

Chẳng hạn, đối với các bạn nam thường xuyên luyện tập thể thao cũng như có một nền tảng thể lực tốt, việc đạp, vượt tường 2m dường như rất dễ dàng, song đối với các học viên nữ lại vô cùng chật vật.

Em chọn thi và học tập tại Đại học PCCC là bởi vì em thích và mong muốn được học tập trong một môi trường kỷ luật, nghiêm túc; những cái càng khó khăn lại càng thôi thúc em cố gắng nhiều hơn cũng như em cũng rất yêu thích màu xanh áo lính và được là chiến sĩ công an nhân dân (CAND).

– Em có thể chia sẻ một vài dự định của tương lai? Em sẽ làm gì để thực hiện được những dự định đó?

– Xuất phát từ tình yêu và niềm đam mê đối với công an, em đã chọn một trường Công an để thi và học tập. Và đó là Đại học PCCC.

Cho đến bây giờ, khi đã là sinh viên năm 4, em chưa bao giờ cảm thấy hối hận khi thi vào trường mặc dù điểm thi của em đủ để vào Học viện an ninh hay Học viện Cảnh sát.

Em cảm thấy bản thân mình hoàn thiện hơn cũng như tìm được niềm yêu thích trong học tập và ngành nghề mà em sẽ theo đuổi.

Tháng 9 năm nay em sẽ tốt nghiệp ra trường, em mong muốn bản thân vẫn được phục vụ trong lĩnh vực PCCC và em mong được làm công tác thẩm duyệt về PCCC.

Hiện tại khi em thực tập tại Cảnh sát PCCC tỉnh Thanh Hóa, được tiếp xúc với công tác thực tế cũng như được sự hướng dẫn, chỉ bảo nhiệt tình của đơn vị thực tập em vẫn đang cố gắng trau dồi thêm kiến thức, kỹ năng thực tế để sau khi ra trường có thể dùng năng lực, kiến thức mình đã được học để phục vụ cho nhiệm vụ phòng cháy, chữa cháy của ngành, của Đảng và Nhà nước giao.

Nu a khoa xinh dep cua DH Phong chay Chua chay hinh anh 2
Cô á khoa với thành tích tốt.

– Em có thể chia sẻ một chút về gia đình?

– Gia đình em có 5 người: Cha mẹ, 2 chị gái và em.

Em sinh ra và lớn lên tại huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa – là vùng đất Trạng và có truyền thống hiếu học. Cha em là cán bộ xã, mẹ làm ruộng, 2 chị gái đều là giáo viên cấp 3.

Ước mơ của chị gái em là được làm người chiến sĩ CAND, và đó cũng là ước mơ từ bé của em, tuy nhiên chị đã lỡ hẹn với Học viện an ninh vì thiếu 0,5 điểm.

Chính vì thế, em đã thay chị và cố gắng để đạt được ước mơ được đứng trong hàng ngũ của lực lượng công an nhân dân.

– Em còn muốn chia sẻ điều gì cùng bạn đọc?

– PCCC ngày càng trở nên cần thiết trong cuộc sống và lực lượng Cảnh sát PCCC rất cần nguồn nhân lực có chất lượng cao vì vậy em cũng rất mong các em khóa sau có đam mê cũng như yêu thích lĩnh vực PCCC hãy cố gắng phấn đấu để đạt được mục tiêu của mình.

Chắc chắn một điều rằng các em sẽ không bao giờ hối hận vì đã lựa chọn được học tập và rèn luyện trong môi trường Đại học PCCC.

Bảng thành tích của Lê Thị Vân Anh:

– 12 năm liền đạt danh hiệu học sinh giỏi.

– Đoạt giải ba môn Hóa, giải khuyến khích môn Tiếng Anh, môn Văn trong Kỳ thi Học sinh giỏi cấp huyện năm lớp 9.

– Năm học lớp 11 đoạt giải nhì trong cuộc thi “Nữ sinh thanh lịch” do Nhà trường tổ chức; đoạt giải nhất HSG cấp trường môn Hóa.

– Đạt giải ba, giải khuyến khích trong kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh môn Hóa học.

– Cấp 3 giữ chức vụ bí thư, quần chúng ưu tú được học lớp cảm tình Đảng.

– Thi đại học được 27,5 điểm, là á khoa của trường trong kỳ thi tuyển sinh năm 2014.

Năm nhất đại học:

+ Đạt danh hiệu học viên giỏi.

+ Đoạt giải nhất cuộc thi viết Chuyên đề Nghiên cứu Khoa học năm học 2014-2015.

+ Giải ba hội diễn văn nghệ quần chúng do đoàn trường tổ chức.

+ Nhận bằng khen của Đoàn thanh niên Tổng cục III “đã có thành tích xuất sắc trong công tác Đoàn và phong trào thanh niên trường học”.

Năm 2:

+ Đạt danh hiệu học viên xuất sắc.

+ Đoạt giải nhất viết đề tài nghiên cứu khoa học năm học 2015-2016.

+ Đoạt giải Khuyến khích viết “Nét bút tri ân”, cắm hoa chào mừng ngày 20/11.

+ Đoạt giải thưởng “thanh niên xuất sắc tiêu biểu tổng cục chính trị CAND năm 2016”.

+ Được tặng giấy khen đảng viên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.

+ Nhận bằng khen của Đoàn Trung ương Đoàn TNCS HCM “đã có thành tích xuất sắc trong công tác Đoàn và phong trào thanh niên trường học”.

Năm 3:

+ Đạt danh hiệu học viên xuất sắc.

+ Đoạt giải nhì cuộc thi viết chuyên đề Nghiên cứu khoa học năm học 2016- 2017.

+ Đoạt giải A tiết mục múa “bức tranh quê”, giải nhất toàn đoàn hội diễn văn nghệ quần chúng tháng 3 năm 2017.

+ Là điển hình tiến tiến học viên các trường đại học, học viện CAND giai đoạn 2015-2017 được tổng cục trưởng tổng cục chính trị CAND tặng bằng khen.

+ Được tặng giấy khen đảng viên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ…

Năm 4:

+ Đoạt giải thưởng “Sao tháng giêng” do trung ương hội sinh viên Việt Nam trao tặng.

Đại học giữ chức vụ lớp phó học tập, phó Bí thư chi bộ.

Theo: Zing.vn

Lắp đặt hệ thống PCCC karaoke nhà nghỉ

Lắp đặt hệ thống PCCC karaoke nhà nghỉ

PHƯƠNG ÁN PHÒNG CHÁY, CHỮA CHÁY ĐỐI VỚI NHÀ NGHỈ
Phòng cháy 3s cùng cảnh sát nghiệm thu công trình
HỆ THỐNG BÁO CHÁY NHÀ NGHỈThời gian gần đây vấn đề PCCC rất cấp thiết, đặc biệt là sau vụ cháy tại KARAOKE số 68 Trần Thái Tông, Cầu Giấy, Hà Nội. Chúng tôi xin chia sẻ một số thông tin cho các đơn vị đang kinh doanh dịch vụ nhà nghỉ, nhà cho thuê lưu trú.

Căn cứ Điều 7 Nghị định số 79/2014/NĐ-CP quy định điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy đối với cơ sở như sau:

1. Cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này phải bảo đảm các điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy sau đây:

a) Có quy định, nội quy, biển cấm, biển báo, sơ đồ hoặc biển chỉ dẫn về phòng cháy và chữa cháy, thoát nạn phù hợp với đặc điểm và tính chất hoạt động của cơ sở.
b) Có quy định và phân công chức trách, nhiệm vụ phòng cháy và chữa cháy trong cơ sở.
c) Hệ thống điện, chống sét, chống tĩnh điện; thiết bị sử dụng điện, sinh lửa, sinh nhiệt; việc sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt phải bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy.
d) Có quy trình kỹ thuật an toàn về phòng cháy và chữa cháy phù hợp với điều kiện sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.
đ) Có lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở, chuyên ngành được huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy và tổ chức thường trực sẵn sàng chữa cháy đáp ứng yêu cầu chữa cháy tại chỗ.
e) Có phương án chữa cháy, thoát nạn đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định tại Điều 21 Nghị định này.
g) Có hệ thống giao thông, cấp nước, thông tin liên lạc phục vụ chữa cháy, hệ thống báo cháy, chữa cháy, ngăn cháy, phương tiện phòng cháy và chữa cháy khác, phương tiện cứu người phù hợp với tính chất, đặc điểm của cơ sở bảo đảm về số lượng, chất lượng và hoạt động phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về phòng cháy và chữa cháy hoặc theo quy định của Bộ Công an.
h) Có văn bản thẩm duyệt, kiểm tra nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy của cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy đối với công trìnhquy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định này.
i) Có hồ sơ quản lý, theo dõi hoạt động phòng cháy và chữa cháy theo quy định của Bộ Công an.

2. Các cơ sở thuộc diện quản lý về phòng cháy và chữa cháy quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này nhưng không phải là cơ sởnguy hiểm về cháy, nổ phải bảo đảm điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy theo quy định tại Khoản 1 Điều này phù hợp với quy mô, tính chất hoạt động của cơ sở đó và phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về phòng cháy và chữa cháy.

3. Điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy quy định tại Khoản 1 Điều này phải được tổ chức thực hiện và duy trì trong suốt quá trình hoạt động.

Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định 79/2014/NĐ-CP quy định nhà nghỉ cao từ 5 tầng trở lên hoặc có khối tích từ 5.000m3 trở lên thì phải có phương án chữa cháy, thoát nạn được cấp có thẩm quyền phê duyệt, hệ thống cấp nước phục vụ chữa cháy và hệ thống báo cháy. Theo như bạn trình bày, bạn đang xây nhà nghỉ 4 tầng, diện tích mỗi tầng là 120 m2 thì không phải xin cơ quan cảnh sát PCCC thiết kế và thẩm duyệt công trình PCCC.
Tuy nhiên, do nhà nghỉ là nơi thường có đông người tập trung, khi xảy ra cháy nổ sẽ gây hậu quả nghiêm trọng về tính mạng, tài sản và ảnh hưởng tới tình hình an ninh trên địa bàn
Tư vấn lắp đặt hệ thống báo cháy tự động nhà nghỉ, karaoke: Phongchay3s.com: 0913.168.088
Dựa vào các hệ thống khác nhau trong nhà nghỉ với những đặc điểm riêng, có thể xem xét lắp đặt sao cho phù hợp, tối ưu, tránh xảy ra sự cố hoặc nếu có xảy ra thì có thể khắc phục một cách dễ dàng nhất, không bị lan sang các khu vực khác:– Lắp đặt hệ thống báo cháy tự động (in đậm nổi bật hoặc gắn link cụm từ) bao gồm trung tâm báo cháy, cảm biến nhiệt, thiết bị chuông đèn thông báo cho mọi người

– Hệ thống điện phục vụ chiếu sáng, các thiết bị điện,…khả năng cháy nổ là rất cao; nguồn nhiệt gây cháy cũng có thể xuất hiện do khách lưu trú sơ xuất bất cẩn khi sử dụng lửa trần, hút thuốc hoặc sử dụng những chất, vật dụng có thể sinh lửa, sinh nhiệt…

– Tầng hầm dùng làm nơi để xe, trạm phát điện, bồn dầu, các bộ phận kỹ thuật… đây là những nơi nguy cơ cháy nổ rất cao và gây hậu quả nghiêm trọng. Bạn nên thiết kế hành lang giữa để thuận tiện cho việc bố trí phòng ngủ và đi lại.

– Bố trí bình xịt chữa cháy và vòi phun nước ở hành lang, nơi dễ nhìn thấy…

– Phòng ngừa và cảnh báo đối với khách hàng và nhân viên bằng quy định, nội quy, biển cấm, biển báo, sơ đồ hoặc biển chỉ dẫn về phòng cháy và chữa cháy, thoát nạn.

Phòng cháy, chữa cháy (PCCC) tại kho tàng, nhà xưởng: Đừng để “mất bò mới lo làm chuồng

Phòng cháy, chữa cháy (PCCC) tại kho tàng, nhà xưởng: Đừng để “mất bò mới lo làm chuồng”
Vị trí cháy là xưởng sản xuất và kho giấy vệ sinh với diện tích 300m2 . Khi xảy ra cháy cơ sở không sản xuất nên cửa khóa, lực lượng chữa cháy đã phá cửa để tiếp cận chữa cháy. Sau 3 giờ chữa cháy đám cháy đã được dập tắt. Thiệt hại về tài sản và nguyên nhân vụ cháy đang được các cơ quan chức năng phối hợp điều tra làm rõ.
Tiếp đó vào khoảng 00h10’ ngày 10/8, một vụ hỏa hoạn đã xảy ra tại nhà ở kết hợp sản xuất kinh doanh giấy vàng mã của gia đình ông Nguyễn Quang Huy (thôn Duyên Trường, xã Duyên Thái, huyện Thường Tín, Hà Nội). Sau khi nhận tin báo, Phòng Cảnh sát PCCC số 12 điều động 5 xe chuyên dụng cùng 36 cán bộ, chiến sỹ nhanh chóng đến hiện trường tổ chức chữa cháy và cứu nạn cứu hộ.
Hiện trường vụ cháy là ngôi nhà 3 tầng chỉ có một lối cửa ra vào, sân phía ngoài được chủ nhà gia cố khung thép mái tôn để tận dụng lấy mặt bằng sản xuất, đám cháy đang phát triển cháy lan mạnh từ tầng 1 lên tầng trên và lan ra sân. Lực lượng CC&CNCH đã tiếp cận và cứu được 2 nạn nhân là chị Nguyễn Thị Hoa (SN: 1985 là vợ chủ nhà) và cháu Nguyễn Quang Hiệp (SN: 2007 con trai chủ nhà).
Các chiến sỹ cảnh sát PCCC Hà Nội tiếp cận hiện trường một vụ cháy nhà kho tại Hà Nội
Mới đây nhất vào khoảng 8h45 sáng ngày 28/8, tại kho D3, CP kho bãi và giao nhận T&T Cảng Hà Nội, (số 926 đường Bạch Đằng, phường Thanh Lương, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) đã xảy ra vụ hỏa hoạn lớn, thiêu rụi nhiều tài sản.
Địa điểm cháy là kho hàng rộng hàng trăm mét vuông, chứa rất nhiều loại hàng hóa. Kho có tường dày và khá kín nên khói lửa bị “nhốt” trong khi đang dày đặc, khói phun ra từ các lỗ thoáng. Trao đổi với phóng viên, ông Trần Văn Song (bảo vệ Cty) cho biết: Đám cháy bùng phát ở kho D2 chứa các thiết bị điện tử, sau đó lan sang 2 kho bên cạnh là D1 chứa các bình nhựa để đóng nước tinh khiết và kho D3 chứa bóng đèn, phích nước. Phát hiện cháy, công nhân cố gắng dập lửa nhưng bất thành.
Nhận tin báo cháy, Phòng Cảnh sát PCCC số 1 đã điều ngay 4 xe chữa cháy cùng hàng chục chiến sĩ tới hiện trường. Công an phường sở tại cũng có mặt hỗ trợ điều tiết giao thông, giữ gìn an ninh trật tự tại khu vực trong giờ cao điểm sáng. Đến khoảng 9h30’ ngọn lửa vẫn bùng phát dữ dội, lực lượng chức năng đã phải điều khoảng 20 xe chữa cháy tới hiện trường, chia làm nhiều mũi phun nước dập lửa. Đến 11h40, đám cháy cơ bản đã được dập tắt hoàn toàn.
Trao đổi với phóng viên báo Tuổi trẻ Thủ đô về công tác đảm bảo an toàn PCCC tại các kho hàng, nhà xưởng sản xuất, Chỉ huy Phòng Hướng dẫn, chỉ đạo về Phòng cháy (Cảnh sát PC&CC Hà Nội) cho biết: Song song với việc chấp hành nghiêm ngặt quy định an toàn PCCC, các cơ sở sản xuất cần thực hiện những biện pháp sau đây: Niêm yết nội quy PCCC, biển cấm lửa, cấm hút thuốc, tiêu lệnh chữa cháy ở những nơi có nguy hiểm về cháy, nổ.
Người đứng đầu cơ quan, chủ xưởng, người có trách nhiệm cần kiểm tra, chothực hiện ngay các biện pháp, giải pháp kỹ thuật để khống chế và kiểm soát chặt chẽ nguồn lửa, nguồn nhiệt, nguồn sinh lửa, sinh nhiệt; sử dụng nguyên vật liệu, nhiên liệu nhất là các chất đặc biệt nguy hiểm về cháy, nổ như xăng dầu, khí cháy chỉ đủ cho từng ca sản xuất và thực hiện đầy đủ các biện pháp đảm bảo an toàn PCCC. Hàng hóa sản xuất ra được chuyển đi ngay, không lưu giữ tại nơi sản xuất.
Hàng hóa trong kho phải được sắp xếp theo đúng quy định an toàn PCCC. Lắp đặt thiết bị bảo vệ (aptômat) cho hệ thống điện toàn cơ sở, từng khu vực, phân xưởng và các thiết bị điện có công suất lớn, tách riêng biệt các nguồn điện: Chiếu sáng, bảo vệ phục vụ thoát nạn, chữa cháy, nguồn điện sản xuất, sinh hoạt; lắp đặt hệ thống chống sét, chống rò điện phù hợp với từng loại công trình; có giải pháp chống tĩnh điện đối với những dây chuyền sản xuất, thiết bị phát sinh tĩnh điện; không lập bàn thờ để thờ cúng và đun nấu trong khu vực sản xuất, văn phòng làm việc; không sử dụng vật liệu là chất cháy để làm mái, trần nhà, vách ngăn; xây tường ngăn cháy giữa các bộ phận sản xuất có diện tích lớn theo quy định. Cửa đi qua tường ngăn cháy có giới hạn chịu lửa theo quy định; có sơ đồ chỉ dẫn thoát nạn chung cho cả công trình, cho từng khu vực; có hệ thống đèn chiếu sáng sự cố, đèn chỉ dẫn hướng và đường thoát nạn; lắp đặt hệ thống thông gió, chống tụ khói, chống tác động của nhiệt trên lối thoát nạn, phòng lánh nạn tạm thời; không để hàng hóa cản trở lối thoát nạn.
Các cơ quan cần thành lập đội PCCC cơ sở; mỗi bộ phận, phân xưởng có tổ hoặc có người tham gia đội PCCC cơ sở; mỗi ca làm việc bố trí lực lượng thường trực chữa cháy. Khi xảy ra cháy, mọi người có mặt cần tìm cách báo cháy nhanh nhất (báo cho lực lượng Cảnh sát PCCC theo số 114 hoặc Công an nơi gần nhất); tìm mọi cách để dập cháy và tổ chức cứu nạn…Thành Long

Hệ thống pccc của bạn đã đạt chuẩn yêu cầu chưa?

Một hệ thống PCCC bao gồm hệ thống báo cháy và hệ thống khắc phục đám cháy.

1 – Hệ thống Báo cháy (Detection)

Một trong những thành phần quan trọng của hệ thống báo cháy là các đầu báo. Các loại đầu báo phổ biến hiện nay là đầu báo nhiệt và đầu báo khói. Một số đầu báo cháy tiên tiến còn có chức năng kết hợp cả báo nhiệt lẫn báo khói. Khi nhiệt độ / khói vượt ngưỡng cho phép, đầu báo sẽ phát ra chuông báo.

Trên thế giới, đối với hệ thống pccc thì giải pháp hiện đại nhất mà đang áp dụng ở những nước phát triển là hệ thống báo cháy tự động theo địa chỉ (Addressable fire alarm system). Khác với hệ thống báo cháy thông thường chỉ có khả năng báo cháy cho một khu vực rộng, hệ thống báo cháy địa chỉ sẽ truyền dẫn tín hiệu từ từng điểm đặt về đến trung tâm điều khiển, để phát hiện chính xác điểm gây cháy.

Hệ thống này cho phép hiển thị về theo từng địa điểm, giúp phát hiện sự cố một cách cụ thể và rõ ràng, giúp công tác chữa cháy hiệu quả và nhanh chóng hơn. Với tính năng kỹ thuật cao, hệ thống báo cháy địa chỉ dùng để lắp đặt tại các công trình lớn, diện tích rộng như công trường, khu công nghiệp, trung tâm thương mại quy mô lớn đảm bảo hệ thống pccc hoạt động tốt.

2 – Hệ thống chữa cháy trong hệ thống pccc:

Các hệ thống PCCC truyền thống và hiện đại được chia làm 3 loại: sử dụng nước, bọt và khí.

Hệ thống pccc sử dụng nước

Hệ thống khắc phục đám cháy bằng nước quen thuộc nhất hiện nay là hệ thống sprinkler – hệ thống chữa cháy tự động với đầu phun kín luôn ở chế độ thường trực. Đây là hệ thống được lắp đặt rộng rãi tại các khu vực có diện tích lớn như cao ốc, khách sạn, trung tâm thương mại.

Mỗi một đầu sprinkler sẽ được lắp đặt cùng hệ thống cảnh báo cháy để khi thiết bị cảnh báo hoạt động, chúng sẽ tự động phun nước để dập lửa khi mới hình thành. Hệ thống này có ưu điểm là lắp đặt nhanh, không tốn nhiều chi phí, nhưng thường chỉ là phương pháp chữa cháy tạm thời, không phù hợp để dập các đám cháy lớn.

Để khắc phục nhược điểm trên, công nghệ mới nhất trong chữa cháy sử dụng nước là công nghệ phun sương. Hệ thống chữa cháy phun sương có thể kiểm soát, ngăn chặn và dập tắt đám cháy hiệu quả bằng cách phun sương ở tốc độ cao, tạo ra các hạt sương với kích thước cực nhỏ (từ 50 – 120µm) khi đi qua đầu phun, nhanh chóng bao trùm vào đám cháy cũng như làm mát khu vực xung quanh. Hệ thống này sử dụng ba cơ chế để dập tắt đám cháy là làm mát, ngăn chặn bức xạ nhiệt và cách ly oxy.

Hệ thống pccc sử dụng bọt

Với các đám cháy hình thành từ chất dẫn là xăng dầu, thì hệ thống chữa cháy bằng nước không có tác dụng. Khi đó người ta phải sử dụng hệ thống chữa cháy bằng bọt. Hệ thống chữa cháy bằng bọt (foam), khi được kích hoạt, sẽ phun ra một loại bọt bao phủ lên trên bề mặt xăng dầu, tách chất lỏng dễ cháy ra khỏi không khí và lửa, nhờ đó ngọn lửa bị dập tắt. Do tính chất hữu hiệu của nó, đồng thời do việc giảm thiểu lượng nước cần dùng, hệ thống sử dụng bọt hiện nay được tin dùng rộng rãi. (xem ảnh)

Bọt chữa cháy được tạo ra từ 3 thành phần: nước, bọt cô đặc và không khí.

Một vấn đề khi sử dụng dung dịch bọt là khi nén bình đựng bọt, áp suất cao trong bình có thể tiềm ẩn nhiều nguy hiểm, dễ gây cháy nổ. Vậy nên, hiện nay đã có các bình chữa cháy bọt sử dụng áp suất bên ngoài thay vì trong bình, nhờ đó tăng cường sự an toàn cho người sử dụng và giúp công tác bảo trì bảo dưỡng đựơc giảm đi đáng kể. Đây chính là một trong những cải tiến lớn nhất trong chữa cháy bằng bọt.

Hệ thống pccc sử dụng khí

Giải pháp chữa cháy sử dụng khí phổ biến nhất hiện nay là bình lạnh CO2, tuy nhiên, nếu không biết cách sử dụng, người dùng rất dễ bị bỏng lạnh khi sử dụng bình này, hoặc nguy hại hơn là gây suy hô hấp dẫn đến tử vong cho những người có mặt trong địa điểm cháy.

Để khắc phục vấn đề này, việc sử dụng hỗn hợp khí Inergen – sử dụng khí trơ là giải pháp tối ưu. Khí trơ là những khí không bị tác động bởi các chất khác, và loại khí trơ thường được sử dụng trong chữa cháy hiện nay là hỗn hợp khí trơ bao gồm nitơ, cacbon dioxit và agon. (xem ảnh)

Phương pháp chữa cháy này tập trung vào việc làm giảm nồng độ oxy, nhưng không gây nguy hiểm cho người như khí CO2 vì đây là hỗn hợp khí tự nhiên không ảnh hưởng tới hô hấp của con người. Đồng thời, không như hệ thống dùng nước hay bọt, khí trơ không làm hư hại các loại máy móc, thiết bị, vì vậy rất phù hợp lắp đặt, sử dụng trong nhà máy, nhà xưởng hay phòng có nhiều thiết bị điện tử.

Tóm lại, một hệ thống PCCC cần có hệ thống báo cháy và hệ thống khắc phục đám cháy (sử dụng nước hoặc bọt hoặc khí hoặc kết hợp cả ba). Mỗi một hệ thống lại phù hợp với tính chất khác nhau của đám cháy, cũng như đặc thù từng công trình. Vì Vậy, người dân cũng như CĐT nên coi trọng công tác này, cũng như nên tham khảo ý kiến chuyên gia để có thể tích hợp hệ thống phù hợp nhất cho công trình của mình.

Email: phongchay3s@gmail.com

Số điện thoại: Điện thoại: 0913.168.088

Phòng cháy 3s có hơn nhều năm kinh nghiệm thi công các hệ thống pccc tại Hà Nội, Hà Tây, Bắc Ninh, Vũng Áng, Phú Thọ.
Thông tin công dụng và hướng dẫn sử dụng chi tiết. Có tem kiểm định của Bộ Công An trên bình.
Đa dạng loại bình sản xuất tại Việt Nam, Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaysia.

NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT TRONG CÔNG TÁC PCCC CHO NHÀ Ở, HỘ GIA ĐÌNH

Phòng cháy chữa cháy là công việc vô cùng quan trọng, hậu quả mà hỏa hoạn gây ra là những mất mát to lớn về người và tài sản, nếu không có biện pháp, giải pháp hiệu quả để phòng tránh, hạn chế kịp thời đám cháy xảy.

Đặc biệt trong tình hình hiện nay cháy, nổ diễn ra hết sức phức tạp đối với nhà ở, hộ gia đình. Nguyên nhân chủ yếu vẫn là do sự cố về điện và bất cẩn trong sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt như: tự ý câu, móc thêm các thiết bị tiêu thụ điện ngoài thiết kế ban đầu, đấu nối dây dẫn tự ý, không đảm bảo yêu cầu kỹ thuật điện, đường dây dẫn điện không được kiểm tra, thay thế kịp thời, không ngắt điện bàn là, tủ lạnh, máy vi tính… khi đun nấu không tắt bếp trước khi ra khỏi nhà.


Một số hình ảnh  gây ra cháy

Nhằm đảm bảo an toàn phòng cháy chữa cháy (PCCC) đối với nhà ở, hộ gia đình cần lưu ý một số nội dung sau:

1. Không để nhiều đồ dùng, hàng hóa dễ cháy nơi đun nấu. Không dự trữ xăng, dầu, khí đốt, khí dễ cháy nổ và các chất lỏng dễ cháy ở trong nhà gây mất an toàn phòng cháy chữa cháy.

2. Ô tô, xe máy và các phương tiện dụng cụ có xăng dầu, chất lỏng dễ cháy để trong nhà ở phải cách xa bếp đun nấu, nguồn sinh nhiệt. Thiết bị chứa, dẫn xăng, dầu… phải đảm bảo kín tránh dẫn đến cháy nổ, thiếu an toàn phòng cháy chữa cháy.

3. Hạn chế sử dụng gỗ, tấm nhựa, mút xốp… để ốp tường, trần, vách ngăn nhằm hạn chế cháy lan. Những vật liệu dễ bắt lửa gây ra nguy cơ cao đối với toà nhà, khu dân cư. Do đó, phải đảm bảo hệ thống phòng cháy chữa cháy hoạt động trơn tru và hiệu quả

4. Lắp thiết bị tự ngắt (Aptomat) cho hệ thống điện chung toàn nhà, từng tầng, từng nhánh và từng thiết bị điện tiêu thụ điện công suất lớn, không để hàng hóa dễ cháy gần hệ thống điện như: bóng điện, ổ cắm, cầu dao. Việc bố trí các thiết bị, hàng hoá nhằm tránh gây ra cháy nổ là một yêu cầu cơ bản của hệ thống phòng cháy chữa cháy.

5. Khi sử dụng bàn là, bếp điện, lò sấy phải có người trông coi, không để trẻ nhỏ, người già mắt kém, người bị tàn tật, người bị tâm thần sử dụng các thiết bị điện. Cần lưu ý, những thiết bị, dụng cụ dành cho các đối tượng này cần được tuỳ chỉnh cho phù hợp để đạt hiệu quả sử dụng cao, an toàn cháy nổ.`

6. Bố trí nơi thờ cúng hợp lý, tường phía đặt bàn thờ, trần phía trên ban thờ phải bằng vật liệu không cháy. Đèn, hương, nến phải đặt chắc chắn trên các vật không cháy, cách xa vật dễ cháy, hạn chế tối đa vàng mã, hương, nến để trên bàn thờ. Chỉ đốt đèn, nến, thắp hương khi có người lớn ở nhà trông coi. Khi đốt vàng mã phải trông coi, có che chắn tránh cháy lan hoặc bị gió cuốn tàn lửa gây cháy lan.

7. Khi sử dụng gas cần lưu ý: Khóa van bình gas trước, sau đó mới khóa van bếp, tránh trường hợp chỉ khóa van bếp mà quên khóa van bình gas. Khi ngửi thấy mùi khí ngay lập tức cảnh báo cho mọi thành viên trong gia đình biết, tuyệt đối không bật công tắc điện, hay bất cứ dụng cụ, thiết bị nào có phát sinh tia lửa mà nhanh chóng mở tất cả các cửa để thông gió; kiểm tra cụm van, bình gas, đường ống xác định vị trí rò rỉ bằng nước xà phòng. Cố định tạm thời vị trí rò rỉ hoặc tháo dây dẫn gas và mang bình ra nơi thoáng gió và thông báo cho nhà cung cấp gas hoặc đơn vị phòng cháy chữa cháy để xử lý

8. Trước khi rời khỏi nhà và trước khi đi ngủ phải tắt hết tất cả thiết bị điện không cần thiết.

9. Không lắp lồng sắt, lưới sắt ở lan can nhà cao tầng nên trang bị thang dây để thoát nạn khi cháy xảy ra.

10. Cửa có nhiều khóa nên sử dụng các loại khóa kiểu chìa khác nhau để dễ phân biệt khi mở và quy định nơi để chìa khóa dễ thấy, dễ lấy.

11. Nhà có trẻ nhỏ, người già, người tàn tật thì phải có nhiều biện pháp thoát nạn, cứu người phù hợp và không được khóa cửa phòng của những người nêu trên.

12. Chuẩn bị sẵn dụng cụ phá dỡ như búa, rìu, kiềm cộng lực để tạo lối thoát nạn. Không bố trí đồ vật cản trở đường lối, cửa thoát nạn.

13. Mỗi gia đình nên có dự kiến các tình huống thoát nạn khi có cháy xảy ra để thoát nạn an toàn khi cháy. Các thiết bị phòng cháy chữa cháy cơ bản cần được người dân chú ý, quan tâm. Trang bị dụng cụ chứa nước, xô thùng xách nước để vừa phục vụ sinh hoạt, vừa phục vụ chữa cháy, trang bị bình chữa cháy khí CO2 và bột khô, đồng thời hướng dẫn cho mọi người trong gia đình phải biết sử dụng thành thạo các dụng cụ chữa cháy đã được trang bị.

14. Khi xảy ra cháy tìm mọi cách báo cháy nhanh nhất cho mọi người xung quanh biết, gọi điện thoại cho lực lượng cảnh sát PCCC 114 đồng thời sử dụng phương tiện chữa cháy ban đầu cứu chữa. Hệ thống phòng cháy chữa cháy tại chỗ chỉ có thể hỗ trợ chữa cháy ban đầu, lực lượng chữa cháy chuyên nghiệp sẽ đảm bảo đám cháy được khống chế tốt.

(Theo CS PCCC)

Kiểm tra an toàn sử dụng điện tại các khu chung cư để an toàn Phòng cháy chữa cháy

Tại Hội nghị lần thứ 16 Ban chấp hành Đảng bộ TP Hồ Chí Minh khóa 10 vừa qua, vấn đề cháy, nổ tiếp tục là vấn đề nóng được nhiều đại biểu đề cập, mổ xẻ, yêu cầu sớm có giải pháp khắc phục. Đáng chú ý là việc tăng cường kiểm tra an toàn sử dụng điện tại các chung cư đảm bảo an toàn Phòng cháy chữa cháy, một trong những nguyên nhân tiềm ẩn gây ra cháy, nổ.


Cảnh sát PCCC thành phố Hồ Chí Minh diễn tập áy tại khu dân cư.

Trong năm 2017, Tổng công ty Điện lực TP Hồ Chí Minh (EVN HCMC) đã tiến hành khảo sát hệ thống điện cho 15.507 hộ trên địa bàn. Kết quả, có 13.489 hộ đạt yêu cầu cơ bản về sử dụng điện an toàn (chiếm 86,98%), số hộ còn lại vẫn có thiếu sót, tồn tại trong hệ thống điện sau điện kế, có thể gây mất an toàn trong sử dụng điện và có thể gây ra cháy nổ. Đặc biệt, có nhiều hộ gia đình có thói quen sử dụng điện trong sinh hoạt không đúng cách có thể dẫn đến nguy cơ cháy nổ cao. Thời gian qua, EVN HCMC đã phối hợp các cơ quan chức năng kiểm tra các khu dân cư, cơ sở trọng điểm, cơ sở sản xuất có quy mô lớn…, qua đó phát hiện nhiều lỗi vi phạm về sử dụng điện có nguy cơ dẫn đến cháy nổ, mất an toàn phòng cháy chữa cháy. Các lỗi vi phạm về sử dụng điện chủ yếu do hệ thống điện sau điện kế câu mắc không bảo đảm an toàn phòng cháy chữa cháy, dây dẫn điện không có ống nhựa bảo vệ, các thiết bị tiêu thụ điện có công suất lớn sử dụng chung một ổ cắm điện hoặc các khu vực dưới sàn nâng kỹ thuật, các phòng kỹ thuật điện bố trí nhiều hàng hóa vật dụng, dây dẫn không luồn trong ống bảo vệ, bị xuống cấp.

Trong bối cảnh an toàn phòng cháy chữa cháy về cácvấn đề cháy nổ tại các chung cư đang được đặc biệt quan tâm, gần đây, EVN HCMC đã phối hợp cơ quan địa phương kiểm tra an toàn hệ thống điện tại chung cư Tôn Thất Thuyết (quận 4) và chung cư Ngô Gia Tự. Kiểm tra cho thấy, tại chung cư Tôn Thất Thuyết (được xây dựng trước năm 1975), hệ thống dây điện, cáp viễn thông, in-tơ-nét chằng chịt, cảnh báo phòng cháy chữa cháy ngày càng xuống cấp khiến nhiều người sinh sống trong khu vực không khỏi lo lắng. Qua kiểm tra, EVN HCMC đã chỉ đạo Công ty Điện lực Tân Thuận (đơn vị cung cấp điện cho chung cư) tiến hành cải tạo, sửa chữa, bó gọn dây để bảo đảm an toàn và mỹ quan. Đồng thời, Đoàn Thanh niên của EVN HCMC cũng phối hợp Đoàn Thanh niên quận 4 tuyên truyền, hướng dẫn người dân cách sử dụng điện an toàn và phòng cháy chữa cháy; vận động lắp đặt hệ thống chiếu sáng công cộng, các thiết bị bảo vệ… Hiện nay, Công ty Điện lực Tân Thuận đang quản lý, cung cấp điện cho 77 chung cư, trong đó, có 11 chung cư đã xuống cấp và được đưa vào vận hành bảo trì điện. Thống kê của Điện lực Tân Thuận cho biết, một trong những nguyên nhân gây chập điện, mất an toàn ở khu vực này là do người dân chưa quan tâm cải tạo hệ thống điện đã cũ; tình trạng câu móc điện tự do, không đúng kỹ thuật; sử dụng các thiết bị bảo vệ không bảo đảm an toàn… Anh Mai Văn Hiếu, kỹ sư an toàn Công ty Điện lực Tân Thuận khuyến nghị người dân cần tư vấn về chuyên môn trước khi lắp đặt hệ thống điện, sử dụng các thiết bị phù hợp, an toàn phòng, tránh cháy nổ và an toàn về điện. Thời gian tới, EVN HCMC sẽ khảo sát, tư vấn về sử dụng điện an toàn cho ít nhất 20 nghìn khách hàng ở các khu vực có nguy cơ cháy, nổ cao do sử dụng điện; tiến hành cải tạo mạng điện trong nhà không bảo đảm an toàn cho các hộ gia đình chính sách, hộ nghèo; phối hợp các ban quản lý khu chung cư kiểm tra toàn diện hệ thống điện ít nhất hai lần/năm; đồng thời, tiếp tục kiểm tra các hẻm hoặc khu vực có dây thông tin, đèn, dây mắc điện, dây sau điện kế chằng chịt để kiến nghị đề xuất xử lý an toàn. Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy (PCCC) thành phố cũng khuyến cáo người dân sống gần các khu vực này cần quản lý chặt nguồn nhiệt, nguồn lửa; đồng thời, chính quyền địa phương cần tăng cường tuyên truyền, chuẩn bị sẵn sàng lực lượng, phương tiện, nguồn nước…

Hiện nay, TP Hồ Chí Minh đang bước vào cao điểm nắng nóng, hanh khô, người dân sử dụng khá nhiều thiết bị điện để làm mát, điều này có thể dẫn đến quá tải hệ thống điện khiến nguy cơ chập điện gây cháy, nổ cũng khá cao. Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy thành phố nhấn mạnh: Để đối phó với “bà hỏa” trong mùa khô, mà cụ thể như vụ cháy tại 203 A chung cư Tôn Thất Thuyết (quận 4) vừa qua, nguyên nhân ban đầu được xác định là do chủ nhà thắp đèn thờ cúng gây ra cháy. Mặc dù vụ cháy này không gây thiệt hại về người, nhưng cũng là một lời cảnh báo người dân cần cẩn trọng trong việc thắp nhang, đèn thờ cúng tại khu dân cư. Theo thống kê, toàn thành phố có hơn 1.000 tòa nhà cao từ 5 tầng trở lên, hơn 335 tòa nhà cao từ 10 tầng trở lên. Ngoài ra, còn hàng trăm nhà chung cư lớn, nhỏ được xây dựng trước năm 1975. Hầu như công trình nào cũng có vi phạm về an toàn phòng cháy chữa cháy, với những lỗi vi phạm phổ biến như không thiết kế, lắp đặt hệ thống báo cháy tự động, không có bể dự trữ nước cho chữa cháy, hoặc có nhưng chung với bể nước sinh hoạt và không đủ dung tích dự trữ; không trang bị đầy đủ các phương tiện chữa cháy, cứu hộ cần thiết hoặc có trang bị nhưng các thiết bị Phòng cháy chữa cháy đã hết hạn sử dụng; chỉ có một thang thoát hiểm nhưng không bảo đảm yêu cầu chống cháy, chống khói… Hiện tại, vẫn còn tới 56% số chung cư thiếu phương tiện chữa cháy tại chỗ, 40% số chung cư có hệ thống chống sét bảo vệ không bảo đảm quy định, không có vách ngăn cháy lan, cần nhanh chóng khắc phục ngay.

QUỐC BẢO

Theo Nhân dân online

HƯỚNG DẪN LẮP HỆ THỐNG BÁO CHÁY

Hệ thống báo cháy là một trong những hệ thống quan trọng và thiết yếu hàng đầu mà hầu hết các công trình lớn đều phải lắp đặt. Đặc biệt, khi mà nhu cầu và ý thức phòng cháy chữa cháy của người dân ngày càng được nâng cao, việc lắp đặt hệ thống này càng đóng vai trò và ý nghĩa quan trọng. Tuy nhiên, để đảm bảo tính hiệu quả và an toàn của hệ thống một cách tốt nhất, chúng ta cần phải thực hiện chuẩn xác, kỹ lưỡng từ khâu thiết kế, kiểm định cho đến thi công, đồng thời tuân thủ những nguyên tắc, quy trình nhất định. Vậy lắp hệ thống báo cháy như thế nào? Hãy cùng tham khảo những hướng dẫn chi tiết nhất trong bài viết này nhé.

lắp hệ thống báo cháy

Hướng dẫn lắp hệ thống báo cháy

Khi nào nên lắp hệ thống báo cháy ?

Hầu hết mọi công trình đều cần được lắp đặt hệ thống báo cháy, từ nhà riêng, căn hộ, chung cư cho đến những trụ sở làm việc, trung tâm giải trí, thương mại,… Đặc biệt, những công trình có kết cấu phức tạp, diện tích xây dựng lớn, nhiều tầng chẳng hạn như trung tâm mua sắm, giải trí, chung cư cao tầng, căn hộ cao cấp,… việc lắp đặt hệ thống và áp dụng các biện pháp phòng cháy chữa cháy càng phải được thắt chặt hơn.

Đối với những công trình này, cần phải lên kế hoạch, thiết kế bản vẽ hệ thống báo cháy và tiến hành thi công ngay khi hoàn tất phần thô của công trình, nhằm đơn giản hóa việc thiết kế cũng như tiện lợi cho quá trình thi công.

lắp hệ thống báo cháy

Lắp hệ thống báo cháy

Những tiêu chuẩn khi lắp hệ thống báo cháy

Trong quá trình thiết kế và thi công lắp đặt hệ thống báo cháy, chúng ta cần phải tuân thủ những tiêu chuẩn được đặt ra. Cụ thể, hệ thống phòng cháy chữa cháy cần phải đáp ứng được những yêu cầu sau:

Hệ thống có khả năng phát hiện ra dấu hiệu của đám cháy một cách nhanh chóng theo như yêu cầu đã đặt ra.

Hệ thống có thể chuyển tín hiệu từ phát hiện đám cháy sang báo hiệu có đám cháy một cách rõ ràng để mọi người có thể kịp thời nhận biết và sơ tản nhanh chóng.

Hệ thống đáp ứng được khả năng chống nhiễu tốt. Đặc biệt, trong các không gian làm việc có sự tác động của sóng từ các thiết bị máy tính, di động, máy tính bảng, hệ thống vẫn có thể hoạt động một cách chính xác và hiệu quả nhất.

lắp hệ thống báo cháy

Lắp hệ thống báo cháy chuyên nghiệp

Hệ thống báo cháy có khả năng báo hiệu nhanh chóng và rõ ràng trong trường hợp sự cố bị trục trặc hoặc hoạt động không chính xác. Chức năng này của hệ thống cũng góp phần giúp chúng ta có thể phát hiện và xử lý trục trặc của hệ thống một cách tốt nhất.

Hệ thống báo cháy cần phải được lắp đặt và hoạt động độc lập trong mọi trường hợp. Để hoạt động chính xác và hạn chế các rủi ro trong quá trình hoạt động, hệ thống này cần phải tách biệt với các hệ thống khác và không bị ảnh hưởng bởi sự tác động của những hệ thống khác trong quá trình hoạt động.

Hệ thống cần phải hoạt động hiệu quả và liên tục, không bị tê liệt một phần hay toàn bộ do đám cháy gây ra trước khi phát hiện ra đám cháy.

lắp hệ thống báo cháy

Hệ thống báo cháy cho gia đình và văn phòng

Hướng dẫn lắp hệ thống báo cháy

Để đảm bảo tính chính xác và hiệu quả của hệ thống báo cháy một cách tốt nhất, người thi công cần phải thực hiện việc lắp đặt hệ thống theo các bước dưới đây:

Bước 1: Chuẩn bị những vật tư cần thiết, bao gồm: tủ trung tâm báo cháy, đầu báo cháy khói, đầu báo cháy nhiệt, tổ hợp báo cháy, dây cáp đôi, dây điện, các dụng cụ lắp đặt như kìm, kéo, đồng hồ, băng dính điện,…

Bước 2: Tiến hành lắp đặt

Xác định vị trí đặt đầu báo khói, báo nhiệt và tủ trung tâm báo cháy, tổ hợp chuông đèn nút ấn báo cháy.

Tiến hành lắp đặt các bộ phận

Kết nối đường dẫn

Bước 3: Thử nghiệm khả năng hoạt động của hệ thống và chỉnh sửa nếu cần thiết.

lắp hệ thống báo cháy

Lắp đặt hệ thống báo cháy chuyên nghiệp

Cần làm gì khi lắp hệ thống báo cháy ?

Không chỉ cần chú trọng đến những nguyên tắc quan trọng trong quá trình thiết kế và thi công hệ thống báo cháy, mà ngay cả khi hoàn thành và đưa vào hoạt động, chúng ta cũng cần phải chú trọng đến việc kiểm tra, kiểm định chất lượng của hệ thống định kỳ. Cụ thể, chuyên viên phòng cháy chữa cháy cần phải tiến hành kiểm tra những bộ phận của hệ thống, từ trung tâm điều khiển, các bộ phận, thiết bị báo cháy cho đến đường truyền dẫn.

lắp hệ thống báo cháy

Các thiết bị đầu vào, đầu ra của hệ thống báo cháy

Trong trường hợp có bất cứ trục trặc, sai sót nào phát sinh, chuyên viên phòng cháy chữa cháy cần phải nhanh chóng thông báo, khắc phục và sửa chữa.

lắp hệ thống báo cháy

Lắp đặt hệ thống báo cháy

Nhu cầu bảo đảm an toàn công tác phòng cháy chữa cháy ngày càng tăng cao khiến cho việc lắp hệ thống báo cháy trở nên quan trọng và thiết yếu hơn bao giờ hết. Vì thế, nếu như bạn đang có nhu cầu lắp đặt hệ thống phòng cháy chữa cháy tại nơi sinh sống và làm việc, vui lòng liên hệ với Công ty TNHH Phòng cháy 3s Việt Nam để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất nhé.

BIÊN PHÁP QUY TRÌNH THI CÔNG LẮP ĐẶT PCCC

Phòng chống cháy chữa cháy (PCCC) là một phần quan trọng của mọi công trình xây dựng. Tìm hiểu quy trình thi công lắp đặt PCCC và các biện pháp an toàn trong bài viết dưới đây.

Hệ thống PCCC của công trình, khu dân cư cần phải được chú trọng, bao gồm hệ thống báo cháy và hệ thống chữa cháy. Việc thi công cần phải được tiến hành thận trọng, đúng tiêu chuẩn và hiệu quả. Thi công hệ thống chữa cháy, báo cháy và thiết bị thoát nạn cần đồng bộ, đầy đủ

I. THUYẾT MINH BIỆN PHÁP, QUY TRÌNH THI CÔNG HỆ THỐNG PCCC

1.  HỆ THỐNG BÁO CHÁY TỰ ĐỘNG

a. Khái niệm chung về hệ thống báo cháy tự động.

Hệ thống báo cháy tự động là hệ thống thiết bị tự động phát tín hiệu cháy và thông báo khu vực cháy. Hệ thống báo cháy gồm các thiết bị:

  • Trung tâm báo cháy: Có hai loại là Tủ báo thường và tủ báo cháy địa chỉ
  • Đầu báo cháy: Khói, Nhiệt, Báo khói Tia chiếu Beam,….
  • Nút ấn báo cháy,
  • Chuông báo cháy,
  • Đèn báo cháy, đèn báo phòng
  • Modul điều khiển, Module giám sát, Module cách ly đối với hệ thống báo cháy địa chỉ
  • Dây cáp nguồn, cáp tín hiệu chống cháy
  • Ông gel PVC, ống kẽm bảo vệ dây dẫn, nguồn cung cấp.
 b. Nội dung Yêu cầu, thiết kế trang bị lắp đặt hệ thống báo cháy tuân theo QCVN 06:2022/BXD và TCVN 3890:2023 ; TCVN 5738 :2021
Yêu cầu thiết kế

– Thiết kế trung tâm báo cháy, nút ấn báo cháy bằng tay, chuông kết hợp đèn báo cháy, hệ thống dây dẫn liên kết tín hiệu.

-Số đầu báo cháy tự động lắp trên một kênh của hệ thống báo cháy phụ thuộc vào đặc tính kỹ thuật của trung tâm báo cháy tự động nhưng diện tích bảo vệ của mỗi kênh không lớn hơn 2 000 m2 đối với khu vực bảo vệ hở và 500 m2 đối với khu vực bảo vệ kín. Các đầu báo cháy tự động phải sử dụng theo yêu cầu kỹ thuật, tiêu chuẩn và tài liệu kỹ thuật của đầu báo cháy tự động do nhà sản xuất công bố và có tính đến điều kiện môi trường nơi cần bảo vệ.

-Tổng điện trở mỗi kênh liên lạc báo cháy không được lớn hơn 100Ω nhưng không được lớn hơn giá trị yêu cầu đối với từng loại trung tâm báo cháy.

-Số lượng đầu báo dựa vào tiêu chuẩn TCVN 5738:2021 và phải đảm bảo không vượt quá thông số trong catalog của hãng sản xuất.

-Số lượng đầu báo phải đảm bảo kiểm soát hết diện tích cần bảo vệ và phải đảm bảo khoảng cách giữa các đầu báo và khoảng cách giữa đầu báo đến tường đảm bảo theo tiêu chuẩn. Đối với đầu báo khói theo bảng 1 mục 6.13 tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5738:2021. Đối với đầu báo nhiệt theo bảng 2 mục 6.15.1 tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5738:2021.

 Yêu cầu lắp đặt

–  Dùng hệ thống báo cháy tự động để giám sát các khu vực của công trình,

–  Tại các khu vực của tào nhà: Sử dụng đầu báo cháy tự động kết hợp sử dụng hệ thống báo cháy bằng tay thông qua nút nhấn báo cháy được đặt đều trong các vị trí thuận tiện như hành lang thoát hiểm…

–  Tại khu vực văn phòng, dùng thiết bị báo cháy tự động (đầu báo cháy khói quang điện, đầu báo nhiệt gia tăng) kết hợp với báo cháy bằng tay, đảm bảo các khi xảy ra cháy tại bất cứ khu vực nào thì đám cháy đó cũng được phát hiện sớm và kịp thời.

–  Tín hiệu cháy được tủ trung tâm sử lý và phát tín hiệu thông qua hệ thống loa báo tại tủ trung tâm, hệ thống chuông và đèn báo cháy được lắp tại tất cả các khu vực thuận tiện cho con người quan sát và nhận thông tin nhanh nhất. Chuông và đèn báo cháy được lắp đặt cách trần nhà 40 cm và 50 cm để đảm bảo mỹ quan cho công trình đồng thời phát huy tối đa được tốc độ truyền âm thanh trong nhà xưởng cũng như toàn bộ công trình.

–  Các đầu báo khói, báo nhiệt được bố trí lắp đặt phù hợp với các tiêu chuẩn PCCC hiện hành của Việt Nam.

 Kết quả hình ảnh cho Các đầu báo khói, báo nhiệt được bố trí lắp đặt phù hợp với các tiêu chuẩn PCCC hiện hành của Việt Nam.

CHỨC NĂNG VÀ NHIỆM VỤ CỦA TỪNG THIẾT BỊ

i, Trung tâm xử lý chính :

Là bộ phận tạo thành tuyến liên kết với nhau giữa các thiết bị của hệ thống báo cháy tự động . Trung tâm xử lý tín hiệu báo cháy được đặt tại phòng kỹ thuật . Đây là một phần bộ phận chính , có nhiệm vụ nhận và xử lý các tín hiệu báo cháy , các tín hiệu sự cố kỹ thuật và hiển thị các thông tin về hệ thống báo cháy tự động.

  • Thường xuyên hoạt động suốt 24/24 giờ .
  • Trung tâm được cấp nguồn điện xoay chiều một pha 220V/50Hz , khi mất nguồn AC ( điện lưới ) hệ thống vẫn hoạt động bình thường nhờ có bộ nguồn dự phòng ( 24VDC ) bảo đảm hoạt động liên tục suốt ngày đêm .
  • Có chức năng kích hoạt máy bơm chữa cháy của hệ thống chữa cháy cấp nước vách tường và kích hoạt hoạt động của hệ thống chữa cháy tự động ( sprinkler System , CO2 , Extinguising System ) hay điều khiển thang máy .
  • Có chức năng truyền thông tin sự cố cháy và các thông tin chi tiết về trung tâm Cảnh Sát PCCC ( Monitoring Satation ) , qua đường dây điện thoại hoặc vô tuyến .

a)        Đầu báo khói của hệ thống báo cháy tự động

Đầu báo khói là thiết bị trực tiếp giữ vai trò giám sát , phát hiện dấu hiệu có khói xuất hiện và gửi tín hiệu về trung tâm xử lý . Thời gian tác động của các đầu báo khói không lớn hơn 30 giây . Mật độ khói của môi trường có tác dụng đến đầu báo khói từ 5% đến 20% .

b)        Đầu báo nhiệt gia tăng

Là loại đầu báo không cảm ứng khói . Nó sẽ cảm ứng hiện tượng bầu không khí xung quanh gia tăng nhiệt độ một cách đột ngột , khoảng  5oC / phút . Nó sẽ phát hiện tình trạng nhiệt độ không khí bất thường này và phát tín hiệu báo động gửi về trung tâm xử lý .

c)        Công tắc báo cháy khẩn cấp

Là loại thiết bị thực hiện việc báo cháy bằng tay khi có người phát hiện sự cố cháy , trong trường hợp khẩn cấp được lắp đặt tại những nơi thuận tiện để con người có thể dễ dàng nhìn thấy và tác động vào khi có sự cố .

d)        Chuông báo cháy

Khi xảy ra sự cố cháy , chuông sẽ báo động với cường độ 90ddB tại vị trí cách 1m , chuông báo cháy được đặt ở những nơi có người trực thường xuyên và nhiều người qua lại để thông báo và yêu cầu mọi người tham gia chữa cháy , thoát nạn .

e)        Nguồn điện

Để đảm bảo hệ thống báo cháy làm việc liên tục khi mất điện hoặc có cháy , ngoài nguồn điện chính xoay chiều ( AC ) lấy từ lưới điện quốc gia , trung tâm báo cháy được trang bị một bộ nguồn dự phòng nhằm đảm bảo cho hệ thống làm việc 24 giờ liên tục khi mất điện trong trạng thái giám sát bình thường và trong 3 giờ khi có sự cố cháy .

f)         Đèn chớp báo cháy

Đèn báo cháy được đặt trên cao cùng với chuông để thông báo cho người đang ở khu vực xung quanh biết được chính xác khu vực bị cháy . Điều này có ý nghĩa quan trọng , vì trong lúc bối rối do sự cố cháy , thì người sử dụng cần phân biệt rõ ràng vị trí nơi xảy ra sự cố để xử lý kịp thời .

g)        Các yếu tố liên kết

Gồm các linh kiện , hệ thống cáp và dây tín hiệu , các

  1. 3.  Biện pháp và quy trình thi công và lắp đặt thiết bị: 

–         Phân bổ vùng lắp đặt báo cháy: Thi công theo bản vẽ đã được thẩm duyệt về mặt PCCC.

Tủ trung tâm báo cháy (Fire Alarm Control Panel)

–         Khi xảy ra báo động cháy, nó sẽ xác định chính xác vị trí xảy ra cháy. Trung tâm báo cháy được lắp đặt trên tường không có nguy cơ cháy nổ, nơi có người thường trực thường xuyên, cách mặt sàn từ  0.8 mét đến 1.0 mét.

Chuông báo tự động ( Fire Alarm Bell)

–         Ở dọc các hành lang, nơi có số người thường qua lại, có thể lắp đặt chuông báo động, công tắt kéo khẩn (Full Station)( xem vùng đó là nơi công cộng theo NFPA 72E). Thiết bị báo động bằng âm thanh (chuông, loa..) có cường độ âm thanh lớn hơn 100db (ở khoảng cách 1m).

–         Là thiết bị báo động khi có cháy, đặt ở nơi có người trực thường xuyên và nơi có nhiều người qua lại nhằm thông báo di chuyển và yêu cầu mọi người có trách nhiệm tham gia chữa cháy.

–         Đặt tại cao độ 2.8 – 3.5m so với sàn nhà và được đặt bên chỗ đặt công tắc khẩn.

Đầu báo khói /nhiệt ( Smoke/ Heat Detector):

–         Trong các phòng riêng biệt được lắp các đầu báo khói loại ION chúng sẽ nhận biết được dấu hiệu cháy khi khói của đám cháy thâm nhập vào buồng cảm ứng của nó. Các đầu báo ở đây hoạt động với độ tin cậy cao, phù hợp cho môi trường có độ ẩm, nhiệt độ biến đổi mạnh, chống nhiễu cao. Các đầu báo khói được lắp đặt trên trần nhà tại các kho, phòng.

Công tắc kéo khẩn ( Pull Station)

–         Thiết bị này cho phép người sử dụng chủ động truyền tín hiệu báo cháy về trung tâm bằng cách kéo giật công tắc. Công tắc lắp đặt trên tường và các cấu kiện xây dựng ở độ cao 1.5m tính từ sàn nhà (TCVN 5738 – 1993). Ngoài ra, công tắc này cũng được kết nối với hệ thống chữa cháy (cấp nước vách tường, Spinkler..)

  4HỆ THỐNG LIÊN KẾT.        

–         Gồm các linh kiện ống, dây cáp, dây tín hiệu cùng các bộ phận tạo thành tuyến liên kết thống nhất giữa các thiết bị của hệ thống PCCC.

–          Cáp tín hiệu sử dụng loại cáp tín hiệu Cu/PVC chống nhiễu có tiết diện 2C x 1.5 mm² và loại 4C x 1.5 mm².

–         Dây nguồn báo cháy được sử dụng loại dây Cu/PVC chống nhiễu theo tiêu chuẩn ngành có tiết diện 2C x 1.5mm² .

–         Cáp tín hiệu được lắp âm vào tường, trần nhà. Trường hợp gắn nổi bên ngoài thì có biện pháp chống chuột cắn hoặc các tác nhân cơ học khác.

–         Ống luồn dây tín hiệu là loại ống nhựa PVC .

5.   NGUỒN ĐIỆN

–         Để đảm bảo hệ thống báo cháy làm việc liên tục khi mất điện hoặc khi có cháy, ta lựa chọn nguồn ắc quy dự phòng có dung lượng đảm bảo cho hệ thống làm việc 24 giờ liên tục kể từ khi mất điện trong điều kiện bình thừơng và lớn hơn 3 giờ khi có cháy.

–         Bình điện 12v – 35Ah.

–         Nguồn điện AC được lấy từ tủ chính để đảm bảo hệ thống hoạt động liên tục.

–         Ngoài ra trung tâm báo cháy phải được tiếp đất bảo vệ. Việc tiếp đất phải thoã mãn yêu cầu của TCVN 4756: 1989.

Hệ thống báo cháy tự động phải được kiểm tra nghiệm thu trước khi đưa vào sử dụng.

B.     HỆ THỐNG CHỮA CHÁY VÁCH TƯỜNG & SPRINKLER

1.Tiêu chuẩn thiết kế hệ thống chữa cháy:

 

Hệ thống chữa cháy tại Công trình Trụ sở làm việc và văn phòng cho thuê được thiết kế dựa trên các tiêu chuẩn sau:

–           Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3254-1989 “An toàn cháy. Yêu cầu chung”.

–           Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 2622-1995 “Phòng cháy, chống cháy cho nhà và công trình. Yêu cầu thiết kế”.

–           Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5760-1993 “Hệ thống chữa cháy. Yêu cầu chung về thiết kế, lắp đặt và sử dụng”.

–           Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5739-1993 “Thiết bị chữa cháy. Đầu nối”.

–           Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5740-1993 “Thiết bị chữa cháy. Vòi chữa cháy sợi tổng hợp tráng cao su”.

–           Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6379 – 1998 “Thiết bị chữa cháy – Trụ nước chữa cháy – Yêu cầu kỹ thuật”.

–           Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4513-1998 “Cấp nước bên trong. Tiêu chuẩn thiết kế”.

–           Tiêu chuẩn ngành 20TCN 33-85 “Cấp nước mạng lưới bên ngoài và công trình – Yêu cầu thiết kế”.

–           Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7435-1- 2004-ISO 11602-1: 2000 Phòng cháy chữa cháy – Bình chữa cháy sách tay và xe đẩy chữa cháy – Lựa chọn và bố trí.

–           Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3890 – 2009 Phương tiện phòng cháy và chữa cháy cho nhà và công trình – trang bị, bố trí, kiểm tra, bảo dưỡng.

 

  1. 1.          Cấu tạo của hệ thống chữa cháy:

Hệ thống chữa cháy được thiết kế cho Công trình bao gồm các thiết bị chính sau:

  • Hộp chữa cháy vách tường trong nhà của hệ thống chữa cháy:

–           Trong hộp chữa cháy vách tường: Hộp chữa cháy vách tường được sử dụng chữa cháy trong tầng hầm, khu văn phòng, nhà kho hay các khu vực quan trọng khác, các vị trí đặt hộp được tính toán để đặt hộp 01 cuộn vòi hoặc 2 cuộn vòi vải tráng cao su D50 x 20m phù hợp với nhu cầu chữa cháy, van và lăng phun nước lưu lượng 2,5l/s.

  • Trụ chữa cháy ngoài nhà là trụ D100 có hai cửa ra D65 và mỗi vị trí đặt hai cuộn vòi D65 x 20m, lăng phun đảm bảo lưu lượng nước chữac cháy 5l/s.
  • Bình chữa cháy xách tay:

–            Bình chữa cháy xách tay có hai loại: bình chữa cháy bột và bình chữa cháy CO2. Bình chữa cháy xách tay dùng để chữa cháy các đám cháy nhỏ, mới phát sinh hoặc đám cháy không thể sử dụng nước để chữa cháy .

  • Hệ thống đường ống cấp nước chữa cháy, đường ống chính: D150, D100 và ống chạy vào trụ và hộp vách tường từ D100, D80,  D65 đến D50.
  1. 2.            Nguyên lý hoạt động của hệ thống chữa cháy:

–           Hệ thống chữa cháy vách tường được thiết kế và lắp đặt để có thể dễ dàng sử dụng và vận hành. Các hộp chữa cháy được lắp đặt hành lang.

–                      Khi hoạt động hệ thống chữa cháy vách tường, tùy vào vị trí của đám cháy mà người tham gia chữa cháy có thể dùng hệ thống chữa cháy trong nhà hay chữa cháy ngoài nhà. Khi chữa cháy, triển khai lăng vòi, mở van chữa cháy và tiến hành chữa cháy.

–                      Hệ thống chữa cháy được thiết kế cho công trình là hệ thống đường ống kiểu ướt, tức là trong đường ống luôn luôn có một lượng nước nhất định và áp lực đường ống luôn luôn được duy trì ở mức 6kg-9kg/1cm2. Để duy trì áp lực đường ống thì hệ thống phòng bơm phải tăng cường 1 bơm bù áp, khi áp lực đường ống giảm xuống dưới 6kg/1cm2 thì máy bơm tự động hoạt động để bù áp vào đường ống.

–                      Với các đám cháy nhỏ, các đám cháy mới phát sinh hay các đám cháy tại các vị trí không thể dùng vòi rồng để chữa cháy thì sử dụng bình chữa cháy sách tay.

Các thiết bị chính của hệ thống chữa cháy:

a. Hộp chữa cháy vách  tường trong nhà và ngoài nhà

–           Từ đường ống chính D150, D100 nối đến các đường ống nhánh D100, D80, D65, D50 và cung cấp nước cho hệ thống họng vách tường, lưu lượng nước cung cấp cho chữa cháy trong nhà là 2.5l/s x 2 = 5l/s. Chọn vòi chữa cháy là vòi vải tráng cao su D50 dài 20m. Lăng chữa cháy lưu lượng không nhỏ hơn 2,5 l/s và khoảng cách phun tia nước đặc không nhỏ hơn 6m.

–           Từ đường ống chính D150, D100 cung cấp đến các trụ nước chữa cháy, mỗi trụ nước có hai họng ra D65 cung cấp chữa cháy bên ngoài và hộp đựng lăng vòi được thiết kế ngay bên cạnh trụ chữa cháy thuận tiện cho các thao tác. Tại mỗi trụ được lắp đặt 02 cuộn vòi chữa cháy là cuộn vòi vải tráng cao su D65 dài 20m. Lăng chữa cháy lưu lượng không nhỏ hơn 5 l/s và khoảng cách phun không nhỏ hơn 6m.

 

b. Hê thống chữa cháy tự động Spinrinler


–  Đường ống chính STK tạo thành mạch vòng.  Đầu phun Sprinkler cường độ phun 0.08l/s/m2. diên tích bảo vệ 1 đầu phun là 12m2, khoảng cách giữa các đầu

 

c. Máy  Bơm chữa cháy của hệ thống chữa cháy


–           Máy bơm chữa cháy đóng vai trò chủ đạo và có tính chất quyết định hiệu quả của công việc cứu chữa một vụ cháy. Ngoài việc cung cấp đầy đủ và liên tục lưu lượng nước chữa cháy theo yêu cầu (Q = 120 m3/h) máy bơm còn phải có áp lực cần thiết để đưa nước đến được các vị trí xa nhất, cao nhất của công trình. Để bảo đảm các yêu cầu trên máy bơm cần phải vượt qua (khắc phục) được những lực cản (sự tổn thất áp lực) diễn ra trên quãng đường truyền nước từ máy bơm đến đám cháy.

–           Điện áp                                                          380 VAC / 3ph / 50 Hz

–           Công suất máy                                              Q =67.6L/s @=90m

Máy bơm  điện dự phòng có công xuất tương đương và có cùng thống số kỹ thuật như trên.

Máy bơm bù áp:

– Điện áp:                                                              380VAC/ 3pha/50Hz

– Công suất:                                                          Q = 1.5L/s @=95m

d. Phương pháp lắp đặt

  • Lắp đặt đường ống nước.

–           Trục mạch chính D150, D100 và các đường ống nhánh D100, D80, D65, D50 phải thi công lắp đặt đồng thời với các công trình ngầm khác của công trình.

  • Ghép nối

–           Trong trạm bơm các mối nối đều phải hàn kết nối thiết bị bằng mặt bích

–           Các đường trục chính (trừ các nhánh phân phối đi vào các tầng) các mối nối đều phải ren để bảo đảm độ kín và duy trì áp lực

–           Các trục đường ống còn lại các mối nối quy định sau:

–           Đường kính ống D =150/100/80/65mm    – Phương pháp hàn mặt bích, coupling, hàn

–           Đường kính ống D = 50/25 mm                              – phương pháp ren

–           Các van  còn lại các mối nối quy định sau:

–           Các van có đường kính        D > 65mm                  – phương pháp mặt bích, coupling, hàn

–           D < 65mm      – phương pháp ren

DIỄN GIẢI HỆ THỐNG CHỮA CHÁY

–         Hệ thống chữa cháy vách tường:

–         Hệ thống cấp nước chữa cháy vách tường được thiết kế độc lập với hệ thống chữa cháy Sprinkler.

–         Trừ  trạm bơm chữa cháy được đặt trên tầng trệt cấp các tầng 1 đến kỹ thuật, tầng kỹ thuật nối lại thành mạng vòng và nối với hồ nước mái bằng đường ống TTK DN150.

–         Mỗi tầng được lắp đặt 02 họng chữa cháy, các hộp PCCC kèm theo 01 cuộn vòi D50 và dài 30m và lăng phun 13 ly.

–         Hệ thống chữa cháy tự động:

–         Đầu phun Sprinkler 68 độ C tương ứng với các điều kiện của từng khu vực .

–         Hệ thống điều khiển bơm chữa cháy của hệ thống chữa cháy: tủ điều khiển hệ thống, các công tắc điều khiển, công tắc báo động dòng chảy, công tắc áp lực.

–         Bộ phận cung cấp và dự trữ chất chữa cháy: 1 bể nước – 1 máy bơm động cơ điện (bơm chính); 1 máy bơm động cơ điện (bơm dự phòng); 1 máy bơm bù áp – 1 họng chờ tiếp nước cứu hỏa (loại có 2 ngõ tiếp nước D65)

–         Máy bơm:

–         Hệ thống bơm chữa cháy của hệ thống chữa cháy được thiết kế độc lập với hệ thống cấp nước sinh hoạt. Do áp lực tự nhiên không đủ nên phải lắp đặt thêm máy bơm nước chữa cháy chuyên dụng, nhằm tăng áp lực nước trong hệ thống khi xảy ra sự cố đảm bảo áp lực theo tiêu chuẩn thiết kế. Đây là loại máy bơm chuyên dùng chỉ hoạt động khi có cháy và phải đảm bảo lưu lượng và áp lực theo yêu cầu thiết kế.

–         Đối với máy bơm điện: được khởi động từ xa hoặc tại tủ điều khiển trong phòng bơm. Ngoài ra còn có thể khởi động trực tiếp tại nút nhấn khẩn động ngay trên tủ điều khiển.

–         Hệ thống luôn được nén áp lực thường trực 6kg/cm², khi có sự cố tuột áp (nguyên nhân do rủi ro có cháy)xuống dưới hạn 4kg/cm² trong hệ thống đường ống. Bơm bù áp (Jockey) sẽ tự động vận hành để bù áp lực đã mất. Nếu sự vận hành bù áp của bơm Jockey vẫn không đủ, áp lực đường ống tiếp tục hạ xuống còn 3.5kg/cm² khi đó bơm chính sẽ tự động khởi động. Trong quá trình vận hành mà máy bơm điện có sự cố xảy ra thì máy bơm dự phòng lập tức tự khởi động ở áp lực 2.5kg.cm².

–         Việc cấp điện đến bảng điều khiển máy bơm chữa cháy sẽ được đầu nối trực tiếp từ bên trên tủ điện phân phối chính với 2 nguồn:

–         Từ trạm biến thế

–         Từ tổ máy phát điện

Hệ thống Sprinkler là một phần của hệ thống chữa cháy:

–         Sprinkler là hệ thống thường xuyên có áp lực.

–         Đường ống xuất phát từ hệ thống ống trong phòng máy bơm

–         Có thể khởi động các valve điều khiển bằng tay để thử các bơm chữa cháy chính.

–         Trong điều kiện thử nghiệm, các bơm chữa cháy chính sẽ bơm tuần hoàn từ các bể chứa chính mà không khởi động mạch báo động.

–         Hệ thống chữa cháy tự động Sprinkler được thiết kế theo tiêu chuẩn TCVN 6305-1:1997 – ISO 6182 -1:1993 – PCCC – Hệ thống Sprinkler tự động.

–         Sprinkler có bầu thuỷ tinh mở ra trước tác động của nhiệt làm dản nở chất lỏng chứa trong bầu thuỷ tinh.

–         Hệ thống Sprinkler được lắp đặt đảm bảo sao cho không dễ dàng tháo dỡ, điều chỉnh hoặc lắp ráp lại.

–         Hệ thống Sprinkler gồm các đầu phun có cơ cấu nhạy cảm nhiệt được thiết kế để tác động ở một nhiệt độ cố định trước nhằm tự động xả luồn nước và phân bổ chúng theo đặc tuyến và lưu lượng đã quy định trên một diện tích thiết kế nhất địnhĐầu phun Sprinkler có nhiệt độ nhả danh nghĩa là 68°C. Áp lực được phân bố trong đường ống từ  6 – 8 at.

–         Sự điều khiển tự động việc phun nước từ Sprinkler vào bên trong tòa nhà sẽ được thiết kế dựa theo tiêu chuẩn đối với các khu vực được bảo vệ như sau:

–         Nhiệt độ hoạt động 68°C.

–         Một đầu Sprinkler bảo vệ tối đa 12m²

Đường ống:

–         Ống cấp chính cho hệ thống chữa cháy sẽ bố trí theo kích thước đường ống DN 125 từ phòng bơm đi ra 2 cột nước xuyên tầng DN150 cấp cho chữa cháy vách tường và 1 cột nước xuyên tầng DN150 cấp cho hệ thống Sprinkler đi trong hộp ghen, gắn trực tiếp vào kết cấu tòa nhà.

–         Trong hệ thống chữa cháy hệ thống đường ống dùng để truyền dẫn nước chữa cháy từ bể đến lăng phun. Hệ thống đường ống đã được tính toán đảm bảo lưu lượng, áp lực, giảm tổn hao trên đường ống .

–         Ống đi âm dưới đất được sơn chống sét và lấp cát.

–         Ống đi trên tường và dầm đà được gia cố bằng giá đỡ sơn chống sét và sơn đỏ.

–         Kiểm tra độ kín của đường ống bằng thử áp lực với áp lực không dưới10kg/cm2. Duy trì trong vòng 4 giờ áp lực không được tổn thất quá 4%.

–         Kết cấu đỡ sẽ tính đến trọng lượng của hệ thống ống khi đầy nước.

–         Các bề mặt bên ngoài ống sẽ được sơn phủ chống sét bằng sơn màu đỏ.

Họng tiếp nước chữa cháy của hệ thống chữa cháy:

–         Họng tiếp nước được bố trí bên ngoài tòa nhà và được định vị dùng để bổ sung nước vào hệ thống chữa cháy từ các xe chữa cháy.

–         Họng tiếp nước được bố trí như trong bản vẽ thiết kế được xem như là một phần của bản mô tả này.

–         Các họng tiếp nước được bố trí sao cho không làm cản trở đến lưu lượng giao thông bình thường.

Vòi chữa cháy – cấp nước vách tường:

–         Vòi chữa cháy trong hộp vòi chữa cháy sử dụng loại đặt âm tường được bố trí trong hành lang của tòa nhà.

–         Mỗi hộp vòi chữa cháy có 01 cuộn vòi dài 30m và có 01 đầu nối vòi một đầu gắn vào van chữa cháy và một đầu gắn lăng chữa cháy. Các đầu nối phải phù hợp với tiêu chuẩn Việt Nam.

–         Vòi chữa cháy là loại đường kính 50mm.

–         Hệ thống bơm chữa cháy được kích hoạt bởi hoạt động của bất kì họng chữa cháy nào trong tòa nhà.

–         Vòi chữa cháy được xem là trợ giúp ban đầu cho nhân viên cũng như chỉ huy lực lượng chữa cháy tại chỗ sử dụng.

Bình chữa cháy xách tay để chữa cháy ban đầu của hệ thống chữa cháy:

–         Bình chữa cháy xách tay trang bị cho tòa nhà sẽ được bố trí tại những vị trí xung yếu, cạnh các hộp chữa cháy ở mỗi tầng.

–         Những khu vực dễ cháy như phòng máy phát điện chạy Diesel, khu vực kỹ thuật, khu vực bếp, phòng bố trí tủ điện phải trang bị các bình chữa cháy loại treo tường, những khu vực có diện tích rộng được trang bị các loại bình lớn hơn.

–         Bình chữa cháy được xem là trợ giúp ban đầu và do nhân viên cũng như chỉ huy lực lượng chữa cháy tại chỗ sử dụng.

Bảng điều khiển hệ thống chữa cháy:

–         Bảng điều khiển hệ thống chữa cháy có nhiệm vụ nhận tín hiệu đầu vào đó là các tín hiệu đi và đến của hệ thống Sprinkler. Bảng điều khiển có các bộ phận xử lý để diễn dịch các tín hiệu đầu vào và phản hồi thích ứng, đó là khởi động các máy bơm và gửi đi các tín hiệu tương ứng.

–         Bảng điều khiển được bố trí tại phòng trạm bơm cấp cho hệ thống chữa cháy tự động và chữa cháy vách tường.

–         Tủ điều khiển bơm chữa cháy hiện rõ điện áp, cường độ dòng điện, tình trạng hoạt động.

–         Tủ điều khiển được thiết kế mạch điện tử điều khiển để tránh tình trạng mất pha, ngựơc pha.

–         Hệ thống chữa cháy bằng nước được điều khiển thông qua hệ thống điều khiển các van cấp nước chữa cháy (bằng tay). Trên đường ống chính và đường ống phụ luôn luôn có nước và áp lực nước được duy trì bởi bơm duy trì áp lực. Khi có tín hiệu báo cháy người chữa cháy chỉ việc mở van ở bất kỳ khu vực nào thì bơm điện duy trì áp lực sẽ chạy, nếu sụt áp £ 5 kg/cm² thì bơm điện chính chữa cháy sẽ khởi động và áp lực nước chữa cháy sẽ được duy trì cho đến khi hết đám cháy.

–         Tủ điều khiển hệ thống máy bơm chữa cháy điện sẽ hoạt động liên tục để điều khiển sự hoạt động của các máy bơm cấp nước cho hệ thống chữa cháy qua các van điều khiển, công tắc áp lực tự động, bồn áp lực.

III./ AN TOÀN VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG SỰ CỐ

Để phòng chống các sự cố cháy nổ cần áp dụng đồng bộ các biện pháp về kỹ thuật, tổ chức huấn luyện, tuyên truyền giáo dục và pháp chế như:

  • Các máy móc thiết bị được sắp xếp bố trí đảm bảo trật tự, gọn và tạo khoảng cách an toàn cho Ngừơi khi có sự cố cháy nổ xảy ra.
  • Hệ thống dây điện, các chỗ tiếp xúc, cầu dao điện có thể gây tia lửa được bố trí thật an toàn.
  • Bố trí các bình cứu hỏa cầm tay ở những vị trí thích hợp nhất để tiện sử dụng, các phương tiện chữa cháy sẽ luôn được kiểm tra thường xuyên và đảm bảo trong tình trạng sẵn sàng.
  • Cách ly các công đoạn dễ cháy ra khu vực riêng. Các chất dễ cháy như các loại hóa chất, nhiên liệu sẽ được chứa trong các kho cách ly riêng biệt, tránh xa các nguồn có khả năng phát lửa.
  • Các trang thiết bị bảo hộ lao động phải luôn kiểm tra định kỳ và được sử dụng khi làm việc để hạn chế tác hại của hoá chất vào cơ thể con người.
  • Tuân thủ đúng chế độ kỹ thuật, lắp đặt các bảng chỉ dẫn vận hành và chỉ dẫn an toàn lao động cho người vận hành.
  • Tất cả các vấn đề trên sẽ tuân thủ đúng theo các hướng dẫn về PCCC do Bộ Công an ban hành.
  • Lối thoát nạn của tòa nhà (từ nơi xa nhất đến cửa thoát nạn) ≤ 25 m.
  • Hệ thống chống sét phải nối với hai hệ tiếp địa riêng biệt, cây tiếp địa dài ≥ 2.4 m, đầu trên cây tiếp địa cách mặt đất ≥ 1.2 m được sơn phủ bảo vệ.
  • …..vv

Ngoài ra Ban chỉ huy công trình sẽ thường xuyên tổ chức tập luyện, nâng cao ý thức phòng cháy, chống cháy tốt cho toàn thể CBCNV thông qua các lớp tập huấn PCCC.

Tất cả các vấn đề trên sẽ tuân thủ đúng theo các hướng dẫn về PCCC do Bộ Công An ban hành có hiệu lực.

Các vấn đề về thi công pccc: An toàn PCCC đối với nhà ở kết hợp kinh doanh

Hiện nay loại hình nhà ở kết hợp kinh doanh rất phổ biến, tồn tại nhiều tại các khu dân cư, tổ dân phố, để phục vụ tại chỗ cho người dân trong khu vực cư trú. Trừ một số nhà ở kết hợp kinh doanh có quy mô lớn, mặt bằng rộng, điều dễ nhận thấy khi đến các nhà ở kết hợp kinh doanh là sự bừa bộn của hang hóa, thiếu ngăn nắp tiềm ẩn nhiều nguy cơ cháy nổ. Chúng ta cần lưu ý những nguy cơ tiềm ẩn để thiết kế, thi công pccc hiệu quả

Nhà ở kết hợp kinh doanh là loại hình tự thành lập, người chủ sử dụng một phần diện tích căn nhà để bỏ vốn mua và bày bán các loại hàng hóa theo mô hình cửa hàng loại nhỏ là nơi lưu trữ hàng hóa và bày bán nhiều loại hàng hóa khác nhau trong đó có bán đầy đủ những thứ cần thiết cho cuộc sống hàng ngày, hoặc nhà ở này cho người khác thuê mặt bằng tầng trệt, lầu 1 để kinh doanh, còn tầng trên không cho thuê, mà để ở. Trong thi công pccc cần lưu ý đến vật lieu sử dụng có khả năng gây cháy cao.

Một dạng nhà ở kết hợp kinh doanh trên địa bàn phường 12, Quận 10 (tầng trệt kinh doanh gia công may mặc, lầu 1 kho chứa sản phẩm quần áo, lầu 2 và lầu 3 để ở) luôn có nguy cơ cao về cháy nổ. Cần lưu ý để thi công pccc hiệu quả

Từ tháng 6/2017 đến nay, Phòng Cảnh sát PC&CC Quận 1 đã phối hợp với các đơn vị có liên quan, rà soát tất cả 954 tổ dân phố trên địa bàn 02 quân (Quận 1 và Quận 10), qua đó đã đánh giá được tính chất nguy hiểm của loại hình này. Thực tế cho thấy, hầu hết đều không đảm bảo về khoảng cách an toàn về thoát nạn; các điều kiện về an toàn điện cũng không được các hộ kinh doanh chú ý quan tâm, việc câu mắc điện chằng chịt, đi dây điện trần đã diễn ra nhiều tại các hộ kinh doanh; chưa trang bị phương tiện chữa cháy tại chỗ theo quy định, có hộ trang bị bình chữa cháy xách tay để đối phó, không biết sử dụng như thế nào; các hộ kinh doanh còn thờ ở trong công tác đảm bảo an toàn ả trong quá trình kinh doanh,… Trong thi công pccc phải gọn gàng, trang bị đầy đủ thiết bị chữa cháy tại chỗ.

Mặt tiền cho thuê (tầng trệt) kinh doanh sơn và dung môi sơn, lầu 1 để ở. Cần lưu ý để thi công pccc đảm bảo an toàn

Từ danh sách các hộ kinh doanh được cung cấp từ Phòng Kinh tế quận, đơn vị đã cử cán bộ kiểm tra an toàn PCCC phối hợp với UBND các phường rà soát, sàng lọc và phân loại đối với các nhà ở có dạng kinh doanh này, từ đó đã đề ra được một số giải pháp. Đồng thời kết hợp việc khảo sát, đơn vị đã hướng dẫn các giải pháp về an toàn PCCC đối với từng mặt hàng kinh doanh của hộ gia đình theo quy định. Trong thi công pccc, cần thiết kế để phù hợp với từng loại hình kinh doanh

Hướng dẫn người dân kinh doanh trên đường Bùi Viện, Quận 1
chấp hành các quy định về an toàn PCCC

Ngoài ra, thông qua việc điều tra khảo sát, Phòng Cảnh sát PC&CC Quận 1 đã rút ra được một số điểm bất cập của loại hình nhà ở kết hợp kinh doanh trên địa bàn quản lý như sau:

– Tầng 1 thường tận dụng diện tích để kinh doanh bầy hàng hóa hoặc các vật dụng dễ cháy, chiếm hết các lối đi do vậy khi xảy ra sự cố cháy, nổ tại tầng này thì người bên trong ngôi nhà rất khó khăn để thoát nạn.

– Ban công, lô gia các tầng (thường chỉ có ở mặt trước của nhà), người dân thường làm lồng sắt, chuồng cọp, hoặc xây kín (không có ban công); Cửa ra mái của ngôi nhà cũng thường được khóa và làm kiên cố, một số ngôi nhà tận dụng tầng mái làm các phòng ở hoặc xây tường kín dẫn đến không có lối ra khẩn cấp và các vị trí lánh nạn tạm thời chờ lực lượng ứng cứu.

– Nhiều hộ kinh doanh sử dụng biển quảng cáo, đấu nối, câu móc điện che hết các ban công, lô gia nên khi xảy ra sự cố cháy, nổ lực lượng Cảnh sát PC&CC rất khó khăn trong việc tiếp cận, triển khai cứu nạn và chữa cháy.

– Bố trí nơi thờ cúng chưa hợp lý, bàn thờ làm bằng vật liệu dễ cháy và đặt gần hàng hóa, vật dụng dễ cháy xung quanh. Đèn, hương, nến đặt phía trên, gần các vật dễ cháy, dự trữ nhiều vàng mã, hương, nến để trên bàn thờ; khi đốt vàng mã không có người trông coi, che chắn để xảy ra cháy.

– Trong nhà không trang bị các phương tiện chữa cháy tối thiểu như bình chữa cháy, dụng cụ phá dỡ …

– Trong nhà thường tập trung nhiều người ở nhiều độ tuổi, khác nhau về trình độ, nhận thức và giờ giấc sinh hoạt. Mọi người hiểu biết chưa cao về những kỹ năng thoát nạn, xử lý khi có những tình huống cháy, nổ xảy ra.

Hướng dẫn người dân trong việc bố trí sắp xếp hàng hóa
đảm bảo khoảng cách an toàn PCCC

– Diện tích nhà không lớn, tận dụng tối đa diện tích bầy hàng hóa, chắn lối thoát nạn nên không có lối ra thoát nạn an toàn, chỉ có duy nhất 01 cầu thang bộ bên trong nhà làm lối lên xuống các tầng. Thang bộ này cũng không đảm bảo chiều rộng, không kín, không có cửa chống cháy để có thể ngăn được khói do vậy khi có cháy khói sẽ theo cầu thang bộ lan lên tất cả các tầng.

Để đảm bảo an toàn PCCC và hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do cháy, nổ gây ra, Phòng Cảnh sát PC&CC Quận 1 khuyến cáo chủ hộ gia đình và người kinh doanh khi sử dụng nhà ở kết hợp kinh doanh cần thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn PCCC sau:

1. Không kinh doanh, tàng trữ, sử dụng các chất có nguy hiểm cháy nổ như  xăng dầu, cồn, gas và hóa chất dễ cháy khác ở trong nhà. Hạn chế sử dụng gỗ, tấm nhựa, mút xốp… để ốp tường, trần, vách ngăn nhằm hạn chế cháy lan.

2. Phải lắp thiết bị bảo vệ (Cầu chì, rơ le, Aptomat …) cho hệ thống điện chung toàn nhà, từng tầng, từng nhánh và từng thiết bị điện tiêu thụ điện công suất lớn. Không để hàng hóa dễ cháy gần bóng điện, ổ cắm, cầu dao, chấn lưu đèn neon. Không bố trí hệ thống điện (dây dẫn, ổ cắm, thiết bị) sát gần các tường, sàn, trần, vách là các vật liệu dễ cháy.

3. Không bày hàng hóa và vật dụng dễ cháy gần nơi thờ cúng, trần phía trên ban thờ phải bằng vật liệu không cháy. Đèn, hương, nến phải đặt chắc chắn trên các vật không cháy, cách xa vật dễ cháy, hạn chế tối đa vàng mã, hương, nến để trên bàn thờ. Chỉ đốt nến, thắp hương khi có người lớn ở nhà trông coi. Khi đốt vàng mã phải trông coi, có che chắn tránh cháy lan hoặc bị gió cuốn tàn lửa gây cháy lan.

4. Không bố trí nơi đun nấu tại cửa hàng kinh doanh và không để hàng hóa, các vật dụng dễ cháy gần bếp ăn.

5. Trước khi rời khỏi nhà và trước khi đi ngủ phải kiểm tra nơi đun nấu, nơi thờ cúng, tắt các thiết bị điện không cần thiết.

6. Không lắp lồng sắt, lưới sắt ở lan can nhà cao tầng. Trường hợp đã lắp thì phải có cửa chốt trong và không được khóa. Chuẩn bị sẵn thang, thang dây để thoát nạn khi cháy xảy ra.

7. Nhà có trẻ nhỏ, người già, người tàn tật thì phải có nhiều biện pháp thoát nạn, cứu người phù hợp và không được khóa cửa phòng.

8. Chuẩn bị sẵn dụng cụ phá dỡ để tạo lối thoát nạn. Không bố trí đồ vật cản trở đường lối, cửa thoát nạn.

9. Mỗi gia đình nên có dự kiến các tình huống thoát nạn khi có cháy xảy ra để thoát nạn an toàn khi cháy. Trang bị dụng cụ trữ nước, xô thùng xách nước để vừa phục vụ sinh hoạt, vừa phục vụ chữa cháy, trang bị bình chữa cháy và mọi người trong gia đình phải biết sử dụng thành thạo các dụng cụ chữa cháy đã được trang bị.

10. Khi cháy, nổ xảy ra phải bình tĩnh xử lý, tìm lối thoát nạn an toàn, đồng thời báo cho mọi người xung quanh để kịp thời ra khỏi khu vực nguy hiểm. Báo cháy nhanh nhất cho lực lượng Cảnh sát PCCC theo số điện thoại 114.

Lê Minh Tuấn

Kinh nghiệm trong PCCC: Xử lý khi rò rỉ gas: Bật đèn hay mở cửa sai cách cũng có thể khiến bạn trả giá đắt!

Kinh nghiệm trong PCCC: Xử lý khi rò rỉ gas: Bật đèn hay mở cửa sai cách cũng có thể khiến bạn trả giá đắt!

Hoa Hướng Dương | 

Xử lý khi rò rỉ gas: Bật đèn hay mở cửa sai cách cũng có thể khiến bạn trả giá đắt!

Ảnh: Cắt từ video trong bài

Chính vì sự tiện dụng của bình gas nên rất nhiều gia đình đều sử dụng nó hằng ngày, tuy vậy khi gặp sự cố liên quan rò rỉ bình gas thì ít người có thể xử lý đúng. Xin giới thiệu bài tổng hợp về kinh nghiệm PCCC để bạn tham khảo:

Bình gas là vật dụng mà hầu như mọi gia đình đều có, tuy được chúng ta sử dụng mỗi ngày nhưng rất ít người lại trang bị cho mình những kiến thức, kỹ năng PCCC cần thiết để xử lý trong các tình huống lên quan tới việc rò rỉ, cháy nổ bình gas.

Bài viết này sẽ giúp bạn có được những kỹ năng, kiến thức cần thiết đó để tránh hậu quả đáng tiếc xảy ra do cháy nổ, rò rỉ bình gas:

Tình huống giả định 1: Nếu đi làm về, khi mở cửa ra thì thấy có mùi khí gas trong phòng. Đây là một tình huống nghiêm trọng trong PCCC:

Đầu tiên, nguyên tắc 1 mà bạn cần nhớ là tránh mọi kích thích (nhiệt, điện…) vào căn phòng đang tràn ngập khí gas, tuyệt đối tránh các hành động sau:

– Bật quạt điện để quạt bớt khí gas hay bật/tắt công tắc điện (vì căn phòng tối chẳng hạn), đây là những hành động tự nhiên nhưng lại vô cùng nguy hiểm vì khi đó sự tác động của tia lửa điện có thể khiến cả căn phòng đang tràn ngập khí gas bị nổ tung.

Xử lý khi rò rỉ gas: Bật đèn hay mở cửa sai cách cũng có thể khiến bạn trả giá đắt! - Ảnh 1.

Xử lý thế nào khi bình gas rò rỉ. Ảnh: Abafire

Thậm chí, nhiều người còn dùng bật lửa, diêm để nhìn rõ hơn căn phòng, đây là điều tuyệt đối không được làm! Như vậy, bạn không nên kích hoạt bất cứ thiết bị điện nào mà thay vào đó, hãy sử dụng quạt tay để quạt khí gas.

– Nhiều người sẽ không vào phòng vì mùi khí gas quá nồng nặc, thay vào đó họ sẽ lấy điện thoại di động để gọi cho người thân hay cửa hàng gas để xử lý, điều này cũng rất nguy hiểm (giống như gọi điện thoại ở cây xăng vậy).

Thay vào đó, hãy đi ra xa căn phòng để thực hiện cuộc gọi.

– Một sai lầm phổ biến khác là nhiều người sẽ vội vàng mở toang các cách cửa để làm giảm nồng độ khí gas trong căn phòng, nếu cánh cửa được làm bằng kim loại thì khi mở nhanh như vậy có thể tạo ra tia lửa từ ma sát. Thay vào đó, hãy mở cửa nhẹ nhàng, từ từ.

Cuối cùng, hãy kiểm tra và khóa van an toàn bình gas, sau đó sử dụng nước pha xà phòng để kiểm tra rò rỉ van an toàn gas và ống dẫn gas.

Hãy sơ tán mọi người khi có dấu hiệu bình gas rò rỉ tạo thành tuyết bám xung quanh bình. Ảnh: Fireplaceproscolumbus

Trong trường hợp phát hiện thấy bình gas rò rỉ tạo thành tuyết bám xung quanh bình, bình phồng lên và nhiệt độ trong phòng tăng lên, hãy ngay lập tức sơ tán mọi người trong nhà tới nơi an toàn và gọi điện tới cơ quan pccc để được hỗ trợ.

Tình huống giả định 2: Bình gas bị cháy khi đang nấu ăn. Cách ứng phó cần thiết trong PCCC

Có thể khi đang nấu ăn, bất ngờ bình gas bị cháy do rò rỉ khí gas và bạn có thể thấy cả ngọn lửa rõ ràng, khi đó bạn cần hết sức bình tĩnh vì bình gas sẽ không thể nổ ngay, nếu xử lý đúng bạn sẽ tránh được các tình huống nguy hiểm.

Thứ nhất, do khí gas bên trong bình là khí gas hóa lỏng (Mỗi kilogam gas hóa lỏng tương đương với 25 lít khí gas) và không có oxy bên trong nên sẽ không có chuyện ngọn lửa cháy vào bên trong và gây nổ bình gas.

Thứ hai, để có thể gây nổ thì phải có một lượng khí gas lớn rò rỉ ra căn phòng, nhưng trong trường hợp này lượng khí gas thoát ra đã bị cháy hết do phản ứng cháy. Nhiều người do lo sợ bình gas nổ nên bỏ chạy dẫn tới nhiều hậu quả đáng tiếc sau đó.

Thứ ba, bình gas rất hiếm khi nổ vì được thiết kế với vật liệu đặc biệt. Những vụ nổ bình gas mà chúng ta lầm tưởng là bình gas bị nổ thực chất là do cháy nổ lượng gas rò rỉ ra bên ngoài.

Lưu ý: chỉ cần 1 kilogam gas rò rỉ ra ngoài cũng có thể tạo nên vụ nổ lớn khi kết hợp với không khí giàu oxy bên ngoài.

Bài viết được dịch từ các nguồn: Eonenergy, Howstuffworks, Britishgas, Admiral

Công nghệ chữa cháy mới nhất hiện nay cho một hệ thống pccc hiệu quả

Công nghệ chữa cháy mới nhất hiện nay cho một hệ thống pccc hiệu quả, tiết kiệm và an toàn

THẢO VI 

26-07-2016
Kinhtedothi – Với công nghệ PCCC thông dụng và hiện đại nhất hiện nay trên thế giới theo chuyên gia của TYCO, sẽ giúp các chủ đầu tư (CĐT) công trình lựa chọn hệ thống PCCC phù hợp.
 Từ ngày 22 đến 27 tháng 5 vừa qua, đại diện của Tập đoàn TYCO (TYCO International), nhà cung cấp giải pháp phòng cháy chữa cháy lớn nhất thế giới, đã tổ chức chuỗi hội thảo giới thiệu các giải pháp PCCC hiện đại nhất hiện nay trên thế giới tại TP Hà Nội, tỉnh Quảng Ngãi, TP Đà Nẵng, và TP Vũng Tàu.
Song song với việc tổ chức các buổi giới thiệu và đào tạo chuyên môn về PCCC, đoàn đại diện của TYCO đã có dịp khảo sát các hệ thống PCCC hiện hữu tại các công trình dân dụng, cơ quan chính phủ của Việt Nam và cho rằng hệ thống PCCC ở nước ta vẫn còn một số hạn chế nhất định.
Với công nghệ PCCC thông dụng và hiện đại nhất hiện nay trên thế giới theo chuyên gia của TYCO, sẽ giúp các chủ đầu tư (CĐT) công trình lựa chọn hệ thống PCCC phù hợp.
Hình ảnh tại buổi hội thảo giới thiệu giải pháp và đào tạo chuyên môn PCCC do TYCO tổ chức
1 – Báo cháy (Detection)
Trước khi tìm hiểu về các giải pháp chữa cháy, chúng ta cần phải hiểu một đám cháy được hình thành như thế nào, cũng như là nguyên lý chữa cháy và cấu tạo của hệ thống PCCC. Một đám cháy xảy ra cần có ba yếu tố: ôxy, nguồn nhiệt và chất dẫn cháy (như giấy, báo, gỗ). Và để dập tắt một đám cháy, chúng ta cần “tiêu diệt” một hoặc cả ba yếu tố trên. Một hệ thống PCCC cơ bản cần phải có hệ thống báo cháy và hệ thống khắc phục đám cháy, gồm:

Nếu như trước đây, chúng ta chỉ quen thuộc với hình thức báo cháy là chuông báo, thì giờ đây, thế giới đã và đang áp dụng hệ thống báo cháy tự động theo địa chỉ (Addressable fire alarm system) – hệ thống

Ngoài việc mang lại những kiến thức trên, đại diện Tập đoàn TYCO sẵn sàng tư vấn, giúp đỡ CĐT các công trình tại Việt Nam lựa chọn giải pháp

tiên tiến nhất hiện nay.
Khác với hệ thống báo cháy thông thường chỉ có khả năng cảnh báo cháy cho một khu vực rộng, hệ thống báo cháy địa chỉ của TYCO có thể giao tiếp với hệ thống quản lý tòa nhà thông minh (IBMS), hệ thống âm thanh PA, hệ thống thang máy để cảnh báo trên phạm vi rộng hơn và sử dụng nhiều hình thức khác nhau để cảnh báo cho người trong tòa nhà.

Hiện nay, tại Việt Nam, các CĐT công trình có thể tiếp cận với thiết bị này do TYCO sản xuất. Riêng hệ thống của TYCO có một điểm đặc biệt khác đầu báo thông thường đó là đầu báo đa năng có thể cảm ứng cả nhiệt lẫn khói. Hơn thế, địa chỉ của từng đầu đọc được đặt ở đế và được lắp đặt ngay trong quá trình thi công. Vậy nên, khi công trình hoàn thành, việc lắp đặt các đầu báo sẽ không xảy ra sai sót, khiến tiến độ nhanh hơn và tiết kiệm chi phí hơn.
2 – Hệ thống chữa cháy
Hệ thống chữa cháy được chia làm ba loại: một là sử dụng nước, hai là sử dụng bọt và ba là sử dụng khí.
Hệ thống sử dụng nước
Hệ thống chữa cháy bằng nước quen thuộc nhất là hệ thống sprinkler. Hệ thống này có ưu điểm là lắp đặt nhanh, không tốn nhiều chi phí, nhưng thường chỉ là phương pháp chữa cháy tạm thời, không phù hợp để dập các đám cháy lớn.
Để khắc phục nhược điểm trên, một số nhà sản xuất thiết bị PCCC đã phát triển công nghệ mới nhất trong chữa cháy sử dụng nước là công nghệ phun sương. Hệ thống chữa cháy phun sương có thể kiểm soát, ngăn chặn và dập tắt đám cháy hiệu quả bằng cách phun sương ở tốc độ cao, tạo ra các hạt sương với kích thước cực nhỏ (từ 50 – 120µm) khi đi qua đầu phun, nhanh chóng bao trùm vào đám cháy cũng như làm mát khu vực xung quanh. Trong buổi hội thảo giới thiệu giải pháp và đào tạo chuyên môn PCCC vào ngày 23/5/2016, TYCO cũng đã hé lộ phát minh mang tính đột phá mang tên Aquamist – công nghệ chữa cháy phun sương hiện đại nhất hiện nay trên thế giới.
Aquamist là một hệ thống phun sương với ba kích cỡ hạt khác nhau. Loại hạt thứ nhất – là hạt nhỏ nhất có tốc độ phát tán cực kì nhanh để làm giảm nhiệt độ trong đám cháy nhanh hơn. Loại hạt thứ hai với kích thước trung bình, có tác dụng bao trùm lấy các đồ vật nhằm cách ly các vật này khỏi vùng cháy, tránh cho đám cháy lan rộng. Loại hạt thứ ba, cũng là hạt có kích thước lớn nhất nên không bị bay hơi quá nhanh, sẽ giúp hỗ trợ loại hạt đầu tiên lan tỏa trong đám cháy.
2 – Hệ thống sử dụng bọt
Với các đám cháy hình thành từ chất dẫn là xăng dầu, thì nước không có tác dụng dập được lửa. Khi đó người ta phải sử dụng hệ thống bằng chữa cháy bằng bọt. Hệ thống chữa cháy bằng bọt (foam), khi được kích hoạt, sẽ phun ra một loại bọt bao phủ lên trên bề mặt xăng dầu, tách chất lỏng dễ cháy ra khỏi không khí và lửa, nhờ đó ngọn lửa bị dập tắt.
Tuy nhiên, khi nén bình đựng bọt, áp suất cao trong bình có thể tiềm ẩn nhiều nguy hiểm, dễ gây cháy nổ. Vì vậy, TYCO đã phát minh ra bình chữa cháy bọt sử dụng áp suất bên ngoài thay vì trong bình, nhờ đó tăng cường sự an toàn cho người sử dụng. Đây chính là một trong những cải tiến đáng kể nhất trong chữa cháy bằng bọt.
3 – Hệ thống sử dụng khí
Hệ thống chữa cháy tự động bằng khí được sử dụng để chữa cháy các khu vực trung tâm điều khiển điện, tự động, viễn thông hoặc các khu vực mà hệ thống chữa cháy bằng nước, bọt, bột không phù hợp vì có thể gây ra hỏng hóc nghiêm trọng cho máy móc.
Hệ thống PCCC sử dụng khí thông dụng nhất là khí C02, tuy nhiên nó chỉ có thể sử dụng trong môi trường kín và không có mặt con người, do khí này gây tổn hại nghiêm trọng tới hệ hô hấp và có thể dẫn tới tử vong. Để khắc phục điều này, TYCO đã phát minh hỗn hợp khí trơ bao gồm nitơ, cacbon dioxit và agon. Hệ thống này khắc phục đám cháy bằng cách sử dụng nguyên lý giảm nồng độ oxy xuống 12%. Ở nồng độ này, con người vẫn có thể hô hấp bình thường, trong khi đó lại giảm đủ oxy để hạn chế đám cháy.
Tóm lại, một hệ thống PCCC cần có hệ thống báo cháy và hệ thống khắc phục đám cháy (sử dụng nước hoặc bọt hoặc khí hoặc kết hợp cả ba). Mỗi hệ thống lại phù hợp với tính chất khác nhau của đám cháy, cũng như đặc thù từng công trình. CĐT nên coi trọng công tác này, cũng như nên tham khảo ý kiến chuyên gia trong quá trình thiết kế và lựa chọn giải pháp cho công trình của mình.

CHỮA CHÁY KHÍ SẠCH TRONG PCCC GỒM NHỮNG LOẠI KHÍ CHỮA CHÁY NÀO?

  1. Chữa cháy khí sạch: Cacbon đioxit (CO)

Khái niệm

Cacbon đioxit hay Đioxit cacbon (các tên gọi khác: Thán khí, anhiđrit cacbonic, khí cacbonic) là một hợp chất trong điều kiện bình thường tồn tại ở dạng khí, bao gồm một nguyên tử cacbon và hai nguyên từ oxy, có công thức hóa học là CO2 (0 = C = O). Ở dạng rắn, nó được gọi là băng khô, đá khô.

Cacbon đioxit thu được từ nhiều nguồn khác nhau như: sản phẩm thoát ra từ các núi lửa, sản phẩm cháy của các hợp chất hữu cơ và nó cũng được thoát ra từ các hoạt động hô hấp của các sinh vật sống hiếu khí, từ sự lên men và sự hô hấp của tế bào.

Tính chất của Cacbon đioxit có liên quan đến công tác chữa cháy khí

Việc xác định tính chất lý, hóa học có liên quan đến công tác chữa cháy của Cacbon đioxit có ý nghĩa quan trọng trong việc sản xuất thiết bị dụng cụ chữa cháy và việc sử dụng Cacbon đioxit làm chất chữa cháy.

Tính chất lý học của Cacbon đioxit

Cacbon đioxit là một khí không màu, không mùi; khi hít thở ở nồng độ cao tạo ra vị chua trong miệng và cảm giác nhói ở mũi và cổ họng. Các hiệu ứng này xuất hiện là do khí hòa tan trong màng nhầy và nước bọt tạo ra dung dịch yếu của axit cacbonic.

  • Tỷ trọng của Cacbon đioxit ở 25°C là 1,98 kg/m3 (Tỷ trọng là tỷ số giữa khối lượng riêng của Cacbon đioxit so với khối lượng riêng của chất đối chứng, thường là nước).

Cacbon đioxit nặng hơn không khí khoảng 1,5 lần. Do vậy Cacbon đioxit có khả năng tích tụ lại các hố, hoặc các vị trí thấp.

Một số thông số vật lý cơ bản của Cacbon đioxit:

  • Nhiệt độ sôi ở 760 mmHg, °C: -78,48
  • Nhiệt độ thăng hoa ở 760 mmHg, °C: -78,48
  • Ở 0°c và áp suất 760 mmHg: l kg CO2 lỏng bằng 509 lít CO2 khí.
  • Cacbon đioxit lỏng khi chuyển thành thể khí sẽ lạnh đi. Sự làm lạnh này rất mạnh, có thể làm lạnh không khí đến -78,9°C.
  • Cacbon đioxit có tính dẫn điện rất thấp và có thể sử dụng để dập tắt các đám cháy thiết bị điện có dòng điện chạy qua.

Ở một vài tình huống, việc xả cacbon đioxit có thể sinh ra tĩnh điện.

Tính chất hóa học chữa cháy khí của Cacbon đioxit

Cacbon đioxit là một chất hóa học trơ, vì vậy rất khó tham gia phản ứng hóa học với các chất khác.

  • Nhiệt độ cao, Cacbon đioxit phản ứng với chất như: K, Mg, H2, C

CO2 phản ứng với Mg xảy ra theo phương trình:

CO 2 + Mg → MgO + CO

CO + Mg → MgO + C (muội than)

CO2 + C → 2CO tỏa nhiệt: DH= – 41,2 Kcal

Bổ sung: Fe + CO2 → FeO + CO

Fe + 5CO → fe ‘s ” s (CO) 5

Khí CO độc với con người, nồng độ CO lớn có thể dẫn tới nổ. Vì vậy, không dùng CO2 để chữa cháy các đám cháy than hồng, sát nóng đỏ và các kim loại nhẹ.

  • Nồng độ Cacbon đioxit trong không khí có ảnh hưởng tới sức khỏe con người. Khi cơ thể người hít phải sẽ bị ngạt. Nồng độ của CO2 có từ 0,04% thì không gây tác hại gì, nồng độ củạ CO2 có từ (1 – 2)% chưa gây nên những thay đồi rõ rệt trong trạng thái hô hấp, nồng độ của CO2 có từ 2 – 4% đã bắt đầu có triệu chứng ngộ độc đầu tiên xuất hiện, có từ (4 – 6)% hít thở sâu có tiếng ồn trong tai, tim đập nhanh, thở gấp, đau đầu ù tai, rối loạn trao đổi khí. Nồng độ của CO2 có từ (6 – 10)% gây đau đầu, chóng mặt, ngất nếu bị tác động đột ngột CO2 vào cơ thể sẽ gây tử vong. Nồng độ của CO2 có trên 10% trở lên thì nạn nhân sẽ chết rất nhanh.

Tác dụng chữa cháy khí của Cacbon đioxit

Tác dụng chữa cháy khí chủ yếu của việc chữa cháy khí CO2 là tác dụng làm loãng.

Khi đưa CO2 vào vùng cháy, do đặc tính của khí chữa cháy là khí trơ với hầu hết các chất vì vậy không làm tăng cường quá trình cháy, nó không chỉ làm loãng nồng độ chất cháy mà còn làm giảm nồng độ oxy có trong một đơn vị thể tích hỗn hợp xuống thấp hơn giá trị duy trì sự cháy. Do vậy, sự cháy không được duy trì.

Người ta nhận thấy, 1 kg CO2 ở điều kiện áp suất và nhiệt độ bình thường chiếm một thể tích bằng 509 tít, lượng này đủ để dập tắt đám cháy trong không gian 1 m3. Nồng độ chữa cháy của CO2 là 34% theo thể tích.

  • Ngoài cơ chế làm giảm nồng độ các thành phần tham gia phản ứng cháy, khí CO2 khi vào vùng cháy cón có tác dụng làm giảm nhiệt độ của vùng cháy.

Khi vào vùng cháy, CO2 có nhiệt độ bằng nhiệt độ môi trường (20 , 30°C) sẽ bị đốt nóng lên gần 1000°C. Như vậy, chúng đã hấp thụ một phần nhiệt lượng của vùng cháy. Lượng nhiệt này có thể xác định theo công thức sau:

CO2 = V CO2 xr CO2 x Cp CO2 x Dt CO2

Trong đó: – QCO2: Lượng nhiệt CO2 hấp thụ trong vùng cháy, kJ.

  • VCO2: Thể tích CO2 được phun vào vùng cháy, m3.
  • rCO2: Khối lượng riêng của CO2, kg/m3.
  • CpCO2: Nhiệt dung riêng của CO2, kJ/kg.°C.
  • DtCO2: Sự gia tăng nhiệt độ của CO2, khi phun vào vùng cháy, °C.

Ứng dụng chữa cháy khí của Cacbon đioxit

Cacbon đioxit được sử dụng chữa cháy khí chủ yếu để dập tắt các đám cháy chất lỏng, các đám cháy chất khí, các đám cháy thiết bị điện, các đám cháy trong phòng thí nghiệm, các thiết bị kín các khoang tàu, hầm tàu.

Bình chữa cháy khí dùng khí CO2

Bình chữa cháy khí dùng khí CO2

Những ưu điểm khi sử dụng  Cacbon đioxit làm chất chữa cháy :

  • Do sau khi chữa cháy Cacbon đioxit không để lại dấu vết, không gây hư hỏng thiết bị nên được sử dụng nhiều trong phòng thí nghiệm hóa và dược học.
  • Giá thành rẻ so với một số chất chữa cháy khác.
  • Nạp Cacbon đioxit đơn giản.

Tuy nhiên, khi chữa cháy khí Cacbon đioxit có một số hạn chế sau:

  • Cacbon đioxit không dùng để chữa cháy các đám cháy than hồng.
  • Cacbon đioxit lỏng tồn tại ở áp suất từ 200 – 300 bar nên cần được bảo quản trong các bình chứa chắc chắn vì vậy làm cho bình chứa có khối lượng lớn, cồng kềnh.
  • Hiệu quả chữa cháy của Cacbon đioxit ở những nơi thoáng gió, không gian rộng hoặc ngoài trời không cao.
  • Khi nồng độ Cacbon đioxit đủ để dập tắt đám cháy trong phòng kín (34% theo thể tích) thì có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe và tính mạng nếu con người còn ở trong phòng bị cháy.

2. Chữa cháy khí Nitơ (N2)

Khái niệm

Nitơ là một chất khí tồn tại dưới dạng phân tử, gồm 2 nguyên tử Nitơ liên kết với nhau bởi liên kết 3 đơn cộng hóa trị, có công thức hóa học N2.

Nitơ được ứng dụng nhiều trong cuộc sống như sản xuất thuốc súng thuốc nổ và trong công tác chữa cháy khí. Nitơ tồn tại ở trong các cá thể sống, các đồ vật, vật thể tồn tại dưới dạng các axit amin, muối… với thành phần nồng độ khác nhau.

Nitơ là thành phần lớn nhất của khí quyền trái đất (78,084 % theo thể tích hay 75,5% theo trọng lượng).

Tính chất lý học chữa cháy khí

  • Nitơ là khí không màu, không mùi, không vị, không có tính độc hại với người và môi trường trong điều kiện thường.
  • Nitơ hóa lỏng ở -195,8°C và đóng băng ở – 210°C. Khi đóng băng nó trở thành chất màu trắng giống như tuyết.
  • Nitơ có tính dẫn điện rất thấp và có thể sử dụng dập tắt các đám cháy thiết bị điện.
  • Tính chất hóa học

Ở nhiệt độ thường Nitơ là một chất hóa học trơ, rất khó tham gia phản ứng hóa học với các chất khác. Nitơ chỉ phản ứng với một số chất ở điều kiện đặc biệt.

  • Nitơ tác dụng với oxy trong điều kiện có tia lửa hồ quang điện hoặc sét:

2 + O 2 → 2NO 2

Ngay sau đó NO sẽ tác dụng với O2, trong không khí để tạo NO2 rất độc

2NO Tasu O 2 → 2NO 2

  • Trong chữa cháy khí, xác suất xảy ra phản ứng của Nitơ với chất cháy rất nhỏ bởi Nitơ ở dạng khí và dễ bay vào môi trường xung quanh.
  • Ở nhiệt độ cao, Nitơ phản ứng với H2

2 + 3H 2 → 2NH 2

Tác dụng chữa cháy khí của Nitơ

  • Tác dụng chữa cháy khí khí chủ yếu của khí N2 là tác dụng làm loãng.

Khi đưa N2 vào vùng cháy, do đặc tính của khí chữa cháy là khí trơ với hầu hết các chất vì vậy không làm tăng cường quá trình cháy, nó không chỉ làm loãng nồng độ chất cháy mà còn làm giảm nồng độ oxy có trong một đơn vị thể tích hỗn hợp xuống thấp hơn giá trị duy trì sự cháy. Do vậy, sự cháy không  được duy trì.

Người ta nhận thấy, 1 kg N2 ở điều kiện áp suất và nhiệt độ bình thường chiếm một thể tích bằng 800 lít.

  • Ngoài cơ chế làm giảm nồng độ các thành phần tham gia phản ứng cháy, khí N2 khi vào vùng cháy còn có tác dụng làm giảm nhiệt độ của vùng cháy.

Khi vào vùng cháy, N2 có nhiệt độ bằng nhiệt độ môi trường (20 , 30°C) sẽ bị đốt nóng lên gần 1000°c. Như vậy, chúng đã hấp thụ một phần nhiệt lượng của vùng cháy. Lượng nhiệt này có thể xác định theo công thức sau:

N2 = V N2 xr N2 x Cp N2 x DTN2

Trong đó: – QN2: Lượng nhiệt N2 hấp thụ trong vùng cháy, kJ.

  • VN2: Thể tích N2 được phun vào vùng cháy, m3.
  • rN2 : Khối lượng riêng của N2, kg/m3.
  • CpN2: Nhiệt dung riêng của N2, kJ/kg.°C.
  • DtN2 : Sự gia tăng nhiệt độ của N2 khi phun vào vùng cháy, °C.

Ứng dụng chữa cháy khí khí của Nitơ

Nitơ được sử dụng chủ yếu để dập tắt các đám cháy chất lỏng cháy, chất khí cháy, đám cháy thiết bị điện, các đám cháy trong phòng thí nghiệm, các thiết bị kín, các khoang tàu, hầm tàu.

Hệ thống chữa khí dùng khí nitơ

Hệ thống chữa cháy khí dùng khí nitơ

Nitơ được ứng dụng trong các hệ thống chữa cháy tự động bằng khí, trong đó Nitơ đóng vai trò là chất chữa cháy khí.

Ngoài ra, Nitơ được sử dụng trong hệ thống tạo bọt hòa không khí bằng khí nén để chữa cháy các đám cháy xăng dầu, và chất lỏng khác…

Những ưu điểm khi sử dụng Nitơ làm chất chữa cháy khí:

  • Do sau khi chữa cháy Nitơ không để lại dấu vết gì nên được sử dụng nhiều trong phòng thí nghiệm hóa và dược học.
  • Nitơ là chất chữa cháy do an toàn với môi trường và con người ngay cả khi nồng độ đạt tới mức dập tắt các đám cháy.
  • Nitơ là một chất khí không màu nên không làm ảnh hưởng tới tâm quan sát của con người.

Những nhược điểm khi sử dụng Nitơ làm chất chữa cháy khí:

  • Nitơ lỏng cần được bảo quản trong các bình có vỏ dày. Tỷ trọng giữa lượng chất chữa cháy bên trong và trọng lượng vỏ bình không tương xứng.
  • Hiệu quả chữa cháy khí của Nitơ ở những nơi thoáng gió, không gian lớn hoặc ngoài trời không cao.

3. Chữa cháy khí FM-200

Khái niệm

Khí FM-200 (HFC-227EA) có công thức CF3CHFCF3, tên gọi chất Heptafluoropropane (FM-200 là tên thương mại).

Đây là khí rất an toàn cho cả khu vực xảy ra cháy và không cháy, thân thiện với môi trường

Tính chất của FM-200 có liên quan đến công tác chữa cháy

Tính chất vật lý

Ở điều kiện tiêu chuẩn, FM-200 là một chất khí không màu, không mùi, không dẫn điện.

Nhiệt độ sôi là – 16,4°C.

Nhiệt độ đông đặc là – 131,1C°c

Tính chất hóa học

Tính phá hủy tầng Ozone của FM-200 bằng 0 (không chứa chlorine hay bromine). về mặt độc tính, FM-200 không có độc tính, không gây hại cho con người, không ảnh hưởng đến môi trường, không dẫn điện không làm hư hỏng thiết bị điện tử.

Ứng dụng chữa cháy khí của FM-200

 

Khí FM-200 là một chất chữa cháy sạch, không để lại đấu vết trên vật dụng, máy móc. Đối với CO2 hay Argonite, khi phun cần phải di tản người ngay lập tức, nhưng FM-200 rất an toàn. Khi FM-200 được phun ra, con người vẫn có thể thở và tiến hành các biện pháp chữa cháy khí cần thiết. Do đó, FM-200 được sử dụng trong các khu vực phòng điều khiển, xử lý dữ liệu, khoang máy bay, khu các thiết bị y tế, các thiết bị công nghiệp có giá trị cao, thư viện, nhà bảo tàng, phòng trưng bày nghệ thuật, phòng cách âm, khu vực lưu trữ các chất dễ cháy… những khu vực thường xuyên có người.

Khí FM-200 thường sử dụng dưới dạng hệ thống chữa cháy khí tự động. Thiết bị hệ thống chữa cháy khí FM-200 rất đơn giản gồm: bình khí chứa FM, đầu kích hoạt, công tắc áp lực, đầu phun, đường ống, đầu dò khói, và tủ điều khiển. Đầu kích hoạt cho hệ thống có rất nhiều loại như kích hoạt bằng điện, khí, cơ, hoặc bằng điện và cơ, thích hợp cho từng ứng dụng cụ thể.

Ưu điểm của hệ thống khí FM-200: Chi phí sử dụng FM-200 rẻ hơn CO2 do ít thiết bị hơn, an toàn cho người sử dụng hơn và không gây ngạt.

Tổng hợp internet

Người dân chú ý đến thiết bị cứu nạn cá nhân để phòng cháy chữa cháy

Về thiết bị cơ bản cần trang bị trong phòng cháy chữa cháy đối với mỗi gia đình. Phòng cháy 3S xin giới thiệu những thiết bị cứu nạn cơ bản và cần thiết để ứng phó với trường hợp có thể xảy ra hỏa hoạn. Trân trọng giới thiệu:

Sáng 23/3/18, vài giờ sau vụ cháy chung cư cao cấp ở TP.HCM, chủ một số cửa hàng bán thiết bị phòng cháy chữa cháy tại Hà Nội bỗng tiếp nhiều khách hơn thường lệ.

Nguoi dan mua mat na phong khoi doc, thang day sau vu chay chung cu hinh anh 1
Các cửa hàng kinh doanh thiết bị phòng cháy chữa cháy trên phố Nguyễn Du, Yết Kiêu, Lê Duẩn (Hà Nội) sáng nay bán được nhiều mặt nạ phòng khói và khí độc.
Nguoi dan mua mat na phong khoi doc, thang day sau vu chay chung cu hinh anh 2
Tại cửa hàng phòng cháy chữa cháy Mai Nga (phố Nguyễn Du), người bán hàng cho hay các loại mặt nạ phòng độc, mặt nạ phòng khói, giá từ 150.000 đồng đến 200.000 đồng được khách hỏi mua nhiều.
Nguoi dan mua mat na phong khoi doc, thang day sau vu chay chung cu hinh anh 3
Một thanh niên đeo thử trong khi chọn lựa thiết bị phòng cháy chữa cháy. Với loại mặt nạ này, người sử dụng phải trùm kín đầu, khá bí, nhưng hiệu quả đảm bảo trong cả trường hợp có các chất độc, khí độc tại nơi bị cháy.
Nguoi dan mua mat na phong khoi doc, thang day sau vu chay chung cu hinh anh 4
Một người đàn ông mua 10 chiếc mặt nạ phòng khói sản xuất tại Trung Quốc mang lên ôtô về cho gia đình.
Nguoi dan mua mat na phong khoi doc, thang day sau vu chay chung cu hinh anh 5
Dây thoát hiểm trong phòng cháy chữa cháy được người bán giới thiệu là sản xuất tại Nga có giá 13.000 đồng/m.
Nguoi dan mua mat na phong khoi doc, thang day sau vu chay chung cu hinh anh 6
Cũng trong sáng nay, đèn pin, mặt nạ phòng độc, dây thoát hiểm được nhiều người mua. Họ cho biết sống ở chung cư nên cảm thấy không an toàn cần phải trang bị thiết bị phòng cháy chữa cháy cho gia đình.
Nguoi dan mua mat na phong khoi doc, thang day sau vu chay chung cu hinh anh 7
Những bình cứu hoả cần thiết trong phòng cháy chữa cháy: Bình cứu hoả loại 4 kg BC có giá 155.000 đồng/bình. Bình cứu hoả loại 8 kg ABC có giá: 240.000 đồng/bình.
Nguoi dan mua mat na phong khoi doc, thang day sau vu chay chung cu hinh anh 8
Để chuẩn bị tốt cho công tác phòng cháy chữa cháy: Tại một công ty, sáng nay lãnh đạo quyết định mua hàng chục chiếc về cho nhân viên để ở bàn làm việc để phòng ngừa hỏa hoạn. Ảnh: Triệu Quang.
Nguoi dan mua mat na phong khoi doc, thang day sau vu chay chung cu hinh anh 9
Mọi người trong văn phòng đội thử. Ảnh: Triệu Quang.

Phân hạng theo mức độ nguy hiểm cháy, nổ của công tác PCCC trong quá trình công nghệ sản xuất

Sự cần thiết phải phân hạng theo mức độ nguy hiểm cháy, nổ

     Việc xác định mức độ nguy hiểm cháy, nổ trong các quá trình công nghệ sản xuất là một trong những vấn đề cơ bản của công tác PCCC trong quá trình công nghệ sản xuất. Vấn đề này phải được giải quyết từ khi tiến hành việc xác định các tiêu chuẩn định mức kỹ thuật của cơ quan PCCC. Hay nói cách khác,phân hạng để dựa vào đó mà xác định những vấn đề sau.

        a.Những yêu cầu và tiêu chuẩn PCCC đối với các nhà sản xuất:

– Các giải pháp bố trí mặt bằng.

– Bậc chịu lửa của ngôi nhà và diện tích sàn tối đa cho phép giữa các tường ngăn cháy theo hạng,số tầng tối đa cho phép.

– Khoảng cách PCCC giữa các ngôi nhà,công trình.

– Lưu lượng nước chữa cháy.

– Việc bố trí thiết bị bảo vệ,thiết bị báo cháy,chữa cháy tự động.

b/ Đề ra các biện pháp PCCC hợp lý và có hiệu quả.

       c/ Xác định vốn đầu tư cơ bản của công trình.

Xác định mức độ nguy hiểm cháy, nổ trong các quá trình công nghệ sản xuất

Xét về mặt kinh tế trong xây dựng, phân hạng còn là cơ sở để xác định vốn đầu tư cơ bản của công trình. Lẽ tất nhiên, khi mức độ nguy hiểm cháy, nổ của các công trình càng lớn thì đòi hỏi những yêu cầu về tiêu chuẩn an toàn PCCC càng cao và vốn đầu tư cho công trình càng lớn.

  1. Phân loại cơ sở thuộc diện nguy hiểm về cháy,nổ.

Cơ sở của sự phân hạng theo mức độ nguy hiểm cháy, nổ  trong PCCC

  1. Dựa vào tính chất nguy hiểm cháy,nổ của các chất được sử dụng trong quá trình công nghệ sản xuất:

Đối với các hàng hóa, nguyên liệu được sử dụng trong quá trình công nghệ sản xuất chủ yếu dựa vào tính chất lý, hóa học, tính chất nguy hiểm cháy,nổ của chúng cụ thể là:

+ Đối với các chất lỏng cháy thì dựa vào nhiệt độ bùng cháy của chúng.

+ Đối với chất rắn cháy thì dựa vào mức độ nguy hiểm cháy, nổ của chúng khi tiếp xúc với nước,với oxy không khí và giữa chúng với nhau.

  1. Dựa vào đặc điểm của quá trình công nghệ sản xuất để có biện pháp PCCC phù hợp

Trong các cơ sở sản xuất  mà quá trình công nghệ sản xuất không sử dụng các chất có nguy hiểm cháy,nổ việc phân hạng phải dựa vào đặc điểm của quá trình công nghệ sản xuất. Phải căn cứ vào việc gia công các chất không cháy đó với hình thức gia công nhiệt hay gia công nguội…

Nội dung của các hạng nguy hiểm cháy, nổ trong PCCC

Theo phụ lục C-QCVN06: 2010/BXD, nhà và các gian phòng được phân thành các hạng A, B, C1 đến C4, D và E.

* Hạng nguy hiểm cháy và cháy nổ của gian phòng được phân như bảng 1.1.

Bảng 1.1. Nội dung phân hạng nguy hiểm cháy, nổ đối với gian phòng

Hạng nguy hiểm cháy của gian phòng                      Đặc tính của các chất Và vật liệu có trong gian phòng
A                           Nguy hiểm cháy nổ – Các chất khí cháy, chất lỏng dễ bắt cháy có nhiệt độ bùng cháy không lớn hơn 28°C, với khối lượng có thể tạo thành hỗn hợp khí-hơi nguy hiểm nổ, khi bốc cháy tạo ra áp suất nổ dư tính toán trong gian phòng vượt  quá 5 kPa.– Các chất và vật liệu có khả năng nổ và cháy khi tác dụng với nước, với oxy trong không khí hoặc tác dụng với nhau, với khối lượng để áp suất nổ dư tính toán trong gian phòng vượt quá 5 kPa.
B Các chất bụi hoặc sợi cháy,  chất lỏng dễ bắt cháy có nhiệt độ bùng cháy lớn hơn 28°C, các

 

Hạng nguy hiểm cháy của gian phòng Đặc tính của các chất                                                                và vật liệu có trong gian phòng
Nguy hiểm cháy nổ chất lỏng cháy, và khối lượng có thể tạo thành hỗn hợp khí-hơi nguy hiểm nổ, khi bốc cháy tạo ra áp suất dư tính toán trong gian phòng vượt quá 5 kPa.
C1-C4   Nguy hiểm cháy nổ – Các chất lỏng cháy hoặc khó cháy, các chất và vật liệu dễ cháy ở thể rắn, các chất và vật liệu khi tác dụng với nước, với oxy trong không khí hoặc tác dụng với nhau có khả năng gây cháy– Việc chia gian phòng từ C1-C4 theo trị số tải trọng cháy riêng của các chất chứa trong nó như sau:

C1: Có tải trọng cháy riêng lớn hơn  2200 MJ/m2

C2: Có tải trọng cháy riêng từ 1401 MJ/m2 đến 2200 MJ/m2

C3: Có tải trọng cháy riêng từ 181 MJ/m2 hơn 1400 MJ/m2

C4: Có tải trọng cháy riêng từ 1 MJ/m2 hơn 180 MJ/m2

D Các chất và vật liệu không cháy ở trạng thái nóng, nóng đỏ hoặc nóng chảy, mà quá trình gia công có kèm theo phát sinh bức xạ nhiệt, tia lửa và ngọn lửa; Các chất rắn, lỏng, khí cháy được sử dụng để làm nhiên liệu.và các chất và vật liệu không cháy ở trạng thái nguội

       * Hạng nguy hiểm cháy, nổ trong nhà.

– Nhà được xếp vào hạng A nếu  trong nhà có tổng diện tích của các gian phòng hạng A vượt quá 5% diện tích của tất cả các gian phòng của nhà hoặc vượt quá 200 m2.

Cho phép không xếp vào hạng A nếu tổng diện tích của các gian phòng hạng A trong nhà đó không vượt quá 25% tổng diện tích của tất cả các gian phòng của nhà (nhưng không vượt quá 1000 m2) và các gian phòng hạng A đó đều được trang bị các thiết bị chữa cháy tự động.

– Nhà được xếp vào hạng B nếu đồng thời thỏa mãn 02 điều kiện sau      :

+ Nhà không thuộc hạng A.

+ Tổng diện tích của các gian phòng hạng A và B vượt quá 5% tổng diện tích của các gian phòng của nhà hoặc vượt quá 200 m2.

Cho phép không xếp vào hạng B nếu tổng diện tích của các gian phòng hạng A và B trong nhà đó không vượt quá 25 % tổng diện tích của tất cả các gian phòng của nhà (nhưng không vượt quá 1000 m2) và các gian phòng hạng A và B đó đều được trang bị các thiết bị chữa cháy tự động.

– Nhà được xếp vào hạng C nếu đồng thời thõa mãn 02 điều kiện sau:

+ Nhà không thuộc hạng A hoặc B.

+ Tổng diện tích của các gian phòng hạng A,B và C vượt quá 5% tổng diện tích của các gian phòng của nhà.

Cho phép không xếp vào hạng C nếu tổng diện tích của các gian phòng hạng A, B và C trong nhà đó không vượt quá 25% tổng diện tích của tất cả các gian phòng của nhà (nhưng không vượt quá 3500 m2) và các gian phòng hạng A, B và C đó đều được trang bị các thiết bị chữa cháy tự động.

– Nhà được xếp vào hạng D nếu đồng thời thõa mãn 02 điều kiện sau:

+ Nhà không thuộc hạng A, B và C.

+ Tổng diện tích của các gian phòng hạng A, B, C, và D vượt quá 5% tổng diện tích của tất cả các gian phòng của nhà.

Cho phép không xếp vào hạng D nếu tổng diện tích của các gian phòng hạng A, B, C và D trong nhà đó không vượt quá 25% tổng diện tích của tất cả các gian phòng của nhà (nhưng không vượt quá 5000m2) và các gian phòng hạng A, B, C và D đó đều được trang bị các thiết bị chữa cháy tự động.

– Nhà được xếp vào hạng E nếu nó không thuộc các hạng A,B,C hoặc D.

* Một số nhà và gian phòng thuộc các phân xưởng, nhà kho, bộ phận sản xuất được phân hạng nguy hiểm cháy và cháy nổ như sau:

– Hạng A

+ Phân xưởng chế tạo và sử dụng Natri và kali;

+ Phân xưởng nhà máy làm sợi nhân tạo;

+ Phân xưởng sản xuất xăng, dầu;

+ Phân xưởng Hydro hóa chưng cất và phân chia khí;

+ Phân xưởng sản xuất nhiên liệu lỏng nhân tạo, thu hồi và chưng cất các chất lỏng hòa tan hữu cơ với nhiệt độ bùng cháy ở thể hơi từ 28°C trở xuống;

+ Kho chứa bình đựng hơi đốt, kho xăng;

+ Các căn phòng chứa ắc quy kiềm và axit của nhà máy điện;

+ Các trạm bơm chất lỏng có nhiệt độ bắt cháy ở thể hơi từ 28°C trở xuống;

– Hạng B

      + Phân xưởng sản xuất và vận chuyển than cám, mùn cưa,

những trạm tẩy rửa các thùng dầu madut và các chất lỏng khác có nhiệt độ bùng cháy ở thể hơi từ 28°C đến 61°C;

+ Gian nghiền và xay cán chất rắn, phân xưởng chế biến cao su nhân tạo, phân xưởng sản xuất đường, những kho chứa dầu madut của nhà máy điện, những trạm bơm chất lỏng có nhiệt độ bùng cháy ở thể hơi từ 28°C đến 61°C.

     – Hạng C

+ Phân xưởng xẻ gỗ,phân xưởng làm đồ mỹ thuật bằng gỗ;

+ Phân xưởng dệt và may mặc;

+ Phân xưởng công nghiệp giấy với quá trình sản xuất khô;

+ Xí nghiệp chế biến sơ bộ sợi bông, gai đay và những chất sợi khác;

+ Những bộ phận sàng, sẩy hạt của các nhà máy xay và kho chứa hạt;

+ Phân xưởng tái sinh dầu mỡ, chưng cất nhựa đường, những kho chứa vật liệu cháy và dầu mỡ;

+ Những thiết bị phân phối điện có máy ngắt điện và thiết bị điện với lượng dầu mỡ lớn hơn 60 kg cho một đơn vị thiết bị;

+ Cầu vượt, hành lang dùng để vận chuyển than đá, than bùn;

+ Kho kín chứa than, những kho hàng hỗn hợp, những trạm bơm chất lỏng có nhiệt độ bùng cháy của hơi trên 61°C.

– Hạng D

+ Phân xưởng đúc và luyện kim, phân xưởng rèn, hàn;

+ Trạm sửa chữa đầu máy xe lửa;

+ Phân xưởng cán nóng kim loại, gia công kim loại bằng nhiệt;

+ Những gian nhà đặt động cơ đốt trong;

+ Phòng thí nghiệm điện cao thế;

+ Nhà chính của nhà máy điện;

+ Trạm nồi hơi.

– Hạng E

+ Phân xưởng cơ khí gia công nguội kim loại (trừ hợp kim Magie);

+ Sân chứa liệu (quặng);

+ Xưởng sản xuất xút;

+ Trạm quạt gió, trạm máy ép không khí và các chất khí không cháy;

+ Phân xưởng tái sinh axit;

+ Trạm sửa chữa xe điện và đầu máy xe điện;

+ Phân xưởng dập, khuôn và cán nguội các khoáng chất quặng Amiang, muối và các nguyên liệu không cháy khác;

+ Phân xưởng thuộc công nghiệp dệt và giấy có quá trình sản xuất ướt;

+ Phân xưởng chế biến thực phẩm, cá, thịt, sữa;

+ Trạm điều khiển điện;

+ Công trình làm sạch nước (lắng, lọc, tẩy, …);

+ Trạm bơm và hút nước của nhà máy điện;

Cảnh sát PCCC khuyên gì về cách thoát nạn khi cháy nhà cao tầng?

 Tuyệt đối không dùng thang máy, không chạy lên các tầng cao hơn và dùng băng dính dán hoặc vải vóc bịt toàn bộ khe cửa không cho khói bay vào… là lời khuyên của cảnh sát PCCC.

Sau vụ cháy ở chung cư cao cấp Carina Plaza (TP.HCM) khiến 13 người tử vong, hàng chục trường hợp phải nhập viện cấp cứu, nhiều người đặt câu hỏi người dân sống ở các căn hộ cao tầng cần phải trang bị những gì phòng trường hợp cháy xảy ra, khi cháy họ phải làm gì và không được làm gì…

Cháy nhà cao tầng, người dân nên làm gì?

Theo trung tá Hoàng Văn Khoa, Phó phòng hướng dẫn, kiểm tra (Cảnh sát PCCC tỉnh Khánh Hòa), việc đầu tiên để thoát nạn khi xảy ra cháy phải bình tĩnh, tìm lối thoát hiểm bộ, tuyệt đối không dùng thang máy vì bạn có thể bị kẹt lại khi mất điện. Dùng chăn, áo thấm nước choàng lên người và bịt mũi để phòng khói ngạt, độc, lửa cháy lan trên cơ thể.

Canh sat PCCC khuyen gi ve cach thoat nan khi chay nha cao tang? hinh anh 1
Cột chăn mền, dây để thoát thân trong vụ cháy chung cư Carina Sài Gòn. Ảnh: Tùng Tin.

Cũng theo trung tá Khoa, đôi khi các cuộn dây vòi nước vách tường tòa nhà chính là các dây làm vật dụng cứu nạn khi có hỏa hoạn. Người gặp nạn có thể dùng dây buộc vào nơi có thể để tụt theo dây xuống đất nếu độ cao đủ cho độ dài của dây vòi.

Còn trong trường hợp lửa lớn, không khống chế được, hãy vào phòng nơi không có lửa cháy đến đóng kín cửa, dùng băng dính dán hoặc vải vóc bịt toàn bộ khe cửa không cho khói bay vào và gọi báo cho lực lượng cứu nạn nói chính xác địa chỉ số phòng, số người, tầng mình đang mắc kẹt.

Đề cập đến vụ cháy ở chung cư Carina Palaza, đại tá Phạm Tiến Triệu, Phó giám đốc Cảnh sát PCCC Đắk Lắk cho rằng cần tìm hiểu thiết kế của chung cư này có đúng theo quy chuẩn hay không. Theo quy định, khi làm chung cư phải làm đường thoát hiểm.

“Trong trường hợp cháy ở tầng hầm thì khói sẽ lên trên. Vì vậy, cần kiểm tra lúc cháy hệ thống hút khói tại tầng hầm ra sao, vòi phun nước tự động có hoạt động hay không. Còn nếu hệ thống báo cháy đủ tiêu chuẩn thì khi xảy ra cháy sẽ dập được ngay và báo động để cư dân bỏ chạy ra ngoài”, đại tá Triệu nói.

Canh sat PCCC khuyen gi ve cach thoat nan khi chay nha cao tang? hinh anh 2
Vụ cháy đã được cảnh báo từ trước. Ảnh: Lê Quân.

Không làm điều gì khi thoát nạn?

Đại tá Triệu cảnh báo, khi cháy ở nhà cao tầng, người dân không nên chạy lên các tầng cao hơn vì trong thời gian ngắn khói cũng sẽ bao trùm. Lúc này lực lượng cứu hộ rất khó tiếp cận giải cứu hoặc mất nhiều thời gian.

Còn trung tá Khoa cảnh báo, khi phát hiện cháy ở ngoài, trước khi mở cửa thoát, hãy đặt mu bàn tay lên cánh cửa, tay cầm chốt cửa kiểm tra độ nóng. Nếu thấy nóng thì tuyệt đối không mở bởi cháy đang ở bên ngoài, mở ra lửa sẽ tạt vào người hoặc cháy lan vào nhà.

Còn nếu không có khói hay lửa khi bạn mở cửa, hãy tiến thẳng đến cửa thoát hiểm nơi gần nhất. Trong khi đang tìm cách thoát nạn cùng người khác, hãy đi cùng nhau nếu có thể và gọi báo cho những người khác nơi đi qua.

“Tuyệt đối không được chui gầm giường hay tủ quần áo để tránh lửa dù có sợ hãi, vì khi đó, sẽ rất khó khăn để lính cứu hỏa tìm ra bạn”, trung tá Khoa khuyến cáo.

Phó phòng hướng dẫn, kiểm tra Cảnh sát PCCC tỉnh Khánh Hòa chia sẻ khi mua nhà chung cư, người dân nên tự trang bị các dụng cụ như, mặt nạ phòng độc, dây thoát hiểm, thang dây, bình cứu hỏa mini, chăn chống cháy…

Canh sat PCCC khuyen gi ve cach thoat nan khi chay nha cao tang? hinh anh 3
Nhiều xe máy cháy rụi sau vụ hỏa hoạn ở chung cư. Ảnh: Lê Quân.

Chung cư đúng chuẩn PCCC ra sao?

Trung tá Khoa cho rằng, hiện tiêu chuẩn PCCC nhà chung cư được quy định rất rõ ràng. Ngoài hệ thống báo cháy, chữa cháy (tự động hoặc bán tự động) trên toàn bộ diện tích, lối thoát nạn cũng cần phải đảm bảo các tiêu chí nghiêm ngặt.

Cụ thể, cầu thang, hành lang thoát nạn; phòng lánh nạn cần phải được bố trí đầy đủ; cửa vào buồng than thoát nạn, phòng lánh nạn tạm thời làm bằng vật liệu không cháy, có cơ cấu tự động giải phóng. Ngoài ra, các giải pháp ngăn lửa và chống tụ khói cho hệ thống lối thoát nạn, sơ đồ chỉ dẫn từng khu vực.

Niêm yết nội quy PCCC, biển cấm hút thuốc, tiêu lệnh chữa cháy ở những nơi cần thiết, các quy định về đảm bảo an toàn PCCC trong việc sử dụng nguồn lửa, thiết bị sinh lửa, sinh nhiệt.

Ngoài ra, với các vật liệu là xăng, dầu, khí ga và các chất nguy hiểm cháy nổ không được đưa vào công trình, nếu trường hợp cần thiết phải sử dụng thì cần hạn chế tối đa số lượng và phải có các giải pháp, biện pháp đảm bảo an toàn PCCC.

Tuyệt đối, không sử dụng vật liệu dễ cháy để làm vách ngăn, ốp trần, tường, trang trí nội thất, cách âm…rèm cửa nên được làm bằng chất chống cháy.

Tổ chức, huấn luyện nghiệp vụ PCCC cho cán bộ quản lý, lực lượng PCCC cơ sở, an toàn viên và những người làm việc trực tiếp tại những nơi nguy hiểm là rất cần thiết.

“Thường có 2 mức định kỳ kiểm tra công tác PCCC đối với nhà cao tầng, là 3 và 6 tháng một lần. Tuy nhiên, trong trường hợp có nghi vấn hoặc người dân ý kiến về yếu tố PCCC của tòa nhà đó thì sẽ tiến hành kiểm, xử lý ngay”, trung tá Khoa nói.

Theo Zing.vn (23.4.2018)

KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ HỆ THỐNG CHỐNG SÉT

Những điều cần biết về hệ thống chống sét

Bạn chưa hiểu hệ thống chống sét bao gồm những  bộ phận gì cấu thành nên. Chức năng của chúng ra sao, phạm vi hay còn gọi là vùng bảo vệ bao nhiêu. Cách kiểm định hệ thống chống sét cũng như bảo trì định kỳ nó ra sao. PCCC 3S sẽ giải thích chi tiết trong bài viết này.

1. Khái niệm những loại hệ thống chống sét

Hệ thống chống sét: Toàn bộ hệ thống dây dẫn được sử dụng để bảo vệ một công trình khỏi tác động của sét đánh.

– Bộ phận thu sét: Một bộ phận của hệ thống chống sét nhằm mục đích thu hút sét đánh vào nó.

– Mạng nối đất: Một bộ phận của hệ thống chống sét nhằm mục đích tiêu tán dòng điện sét xuống đất.

– Dây xuống: Dây dẫn nối bộ phận thu sét và mạng nối đất.

– Cực nối đất: Bộ phận hoặc nhóm các bộ phận dẫn điện có tiếp xúc với đất và có thể truyền dòng điện sét xuống đất.

– Cực nối đất mạch vòng: Cực nối đất tạo ra một vòng khép kín xung quanh công trình ở dưới hoặc trên bề mặt đất, hoặc ở phía dưới hoặc ngay trong móng của công trình.

– Cực nối đất tham chiếu: Cực nối đất có thể tách hoàn toàn khỏi mạng nối đất để dùng vào mục đích đo đạc kiểm tra.

– Điện cảm tự cảm: Đặc trưng của dây dẫn hoặc mạch tạo ra trường điện từ ngược khi có dòng điện thay đổi truyền qua chúng.

– Điện cảm tương hỗ: Đặc trưng của mạch ở đó một điện áp được tạo ra trong một vòng kín bởi một dòng điện thay đổi trong một dây dẫn độc lập.

– Điện cảm truyền dẫn: Đặc trưng của mạch ở đó một điện áp được tạo ra trong một vòng kín bởi một dòng điện thay đổi trong một mạch khác mà một phần của nó nằm trong vòng kín.

– Vùng bảo vệ: Thể tích mà trong đó một dây dẫn sét tạo ra khả năng chống sét đánh thẳng bằng cách thu hút sét đánh vào nó.

2. Chức năng của hệ thống chống sét

Chức năng của hệ thống thu và dẫn sét là thu hút sét đánh vào nó rồi chuyển dòng điện do sét tạo ra xuống đất một cách an toàn, tránh sét đánh vào các phần kết cấu khác cần được bảo vệ của công trình.

Phạm vi thu sét của một hệ thống thu và dẫn sét không cố định nhưng có thể coi là một hàm của mức độ tiêu tán dòng điện sét. Bởi vậy phạm vi thu sét là một đại lượng thống kê.

Mặt khác, phạm vi thu sét ít bị ảnh hưởng bởi cách cấu tạo hệ thống thu và dẫn sét, cho nên sự sắp đặt theo chiều ngang và chiều thẳng đứng là tương đương nhau. Do đó không nhất thiết phải sử dụng các đầu thu nhọn hoặc chóp nhọn, ngoại trừ việc đó là cần thiết về mặt thực tiễn.

3. Vùng bảo vệ

Khái niệm “vùng bảo vệ” được hiểu một cách đơn giản là thể tích mà trong giới hạn đó các bộ phận chống sét tạo ra một sự bảo vệ chống lại các cú phóng điện trực tiếp bằng việc thu các tia sét vào các bộ phận chống sét đó.

Kích thước và hình dáng của vùng bảo vệ thay đổi theo chiều cao của ngôi nhà hoặc chiều cao của các thiết bị thu sét thẳng đứng. Nói chung đối với các công trình không cao quá 20m, vùng bảo vệ của các bộ phận thu dẫn sétthẳng đứng từ dưới mặt đất lên được xác định là thể tích tạo bởi một hình nón với đỉnh của nó nằm ở đỉnh bộ phận thu sét và đáy nằm dưới mặt đất. Vùng bảo vệ của các bộ phận thu sét ngang được xác định bởi không gian tạo bởi hình nón có đỉnh nằm trên dây thu sét ngang chạy từ điểm đầu đến điểm cuối.

 

4. Các bộ phận cơ bản của hệ thống chống sét

Các bộ phận cơ bản của hệ thống chống sét bao gồm:

  1. Bộ phận thu sét
  2. Bộ phận dây xuống
  3. Các loại mối nối
  4.  Điểm kiểm tra đo đạc
  5. Bộ phận dây dẫn nối đất
  6. Bộ phận cực nối đất

5. Kiểm tra

Toàn bộ hệ thống chống sét nên được một người có trình độ chuyên môn thích hợp kiểm tra kỹ bằng mắt thường trong suốt quá trình lắp đặt, sau khi hoàn thành và sau khi thay đổi hoặc mở rộng, để xác nhận rằng chúng được làm tuân thủ theo tiêu chuẩn này. Việc kiểm tra nên được tiến hành định kỳ, tốt nhất là không quá 12 tháng. Đối với các khu vực có điều kiện khí hậu khắc nghiệt nên tăng tần suất kiểm tra.

Thêm nữa, trạng thái cơ học của tất cả các dây dẫn, liên kết, mối nối và các điện cực đất (bao gồm các điện cực tham chiếu) nên được kiểm tra và ghi chép lại. Nếu với bất kỳ lý do nào, như do các công việc khác tại công trường tạm thời không thể xem xét các phần lắp đặt cụ thể thì cũng nên ghi chép lại điều đó.

Trong suốt quá trình xem xét định kỳ hệ thống chống sét, việc ghép nối bất kỳ bộ phận bổ sung nào mới nên được kiểm tra để đảm bảo rằng nó phù hợp với những quy định của tiêu chuẩn này.

6. Đo đạc

Khi hoàn thành quá trình lắp đặt hoặc bất cứ chỉnh sửa nào, nên thực hiện các phép đo cách ly và kết hợp và/hoặc các kiểm tra sau đây. Các kết quả được ghi trong sổ theo dõi hệ thống chống sét.

  1. Điện trở nối đất của mỗi điện cực đất cục bộ với đất và bổ sung điện trở nối đất của hệ thống nối đất hoàn chỉnh.
  2. Mỗi điện cực đất cục bộ nên được đo tách biệt với điểm kiểm tra giữa dây xuống và điện cực đất trong vị trí tách rời (phép đo cách ly).
  3. Tiến hành đo tại điểm đo ở vị trí nối (phép đo kết hợp). Nếu có bất kỳ sự khác biệt đáng kể trong các phép đo liên quan tới các vị trí khác, nên điều tra nguyên nhân của sự khác nhau này.
  4. Các kết quả của việc kiểm tra tất cả các dây dẫn, lắp ghép và mối nối hoặc tính liên tục về điện đo được.

Việc đo đạc chi tiết có thể tham khảo tiêu chuẩn BS 7430 hoặc các tiêu chuẩn quốc tế có liên quan.

Nếu điện trở nối đất của một hệ thống chống sét vượt quá 10Ω thì nên giảm giá trị này, ngoại trừ các kết cấu trên đá. Nếu điện trở nhỏ hơn 10Ω nhưng cao hơn đáng kể so với lần kiểm tra trước, nên điều tra nguyên nhân và thực hiện các biện pháp khắc phục cần thiết.

Việc đo kiểm tra nên được tiến hành định kỳ, tốt nhất không quá 12 tháng.

GHI CHÚ 1: Việc chọn một chu kỳ ngắn hơn 12 tháng một chút có thể thuận lợi để thay đổi mùa mà phép thử được thực hiện.

GHI CHÚ 2: Trước khi ngắt việc nối đất bảo vệ sét đánh, nên đo kiểm tra để đảm bảo rằng kết nối đã bị ngắt, sử dụng một thiết bị kiểm tra điện áp nhạy.

7. Lưu trữ hồ sơ

Các hồ sơ sau đây nên được lưu trữ tại công trình hoặc do người có trách nhiệm bảo quản việc lắp đặt:

  1. Các bản vẽ có tỷ lệ mô tả bản chất, kích thước, vật liệu, và vị trí của tất cả các thành phần của hệ thống chống sét;
  2. Trạng thái tự nhiên của đất và bất kỳ lắp ráp nối đất đặc biệt nào;
  3. Loại và vị trí của các điện cực đất, bao gồm các điện cực tham chiếu;
  4. Các điều kiện kiểm tra và các kết quả đạt
  5. Các thay đổi, bổ sung hoặc sửa chữa hệ thống;
  6. Tên của người chịu trách nhiệm lắp đặt hoặc bảo dưỡng.

CÁC LOẠI BỘT CHỮA CHÁY THƯỜNG ĐƯỢC SỬ DỤNG TRONG PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY

Đa số mọi người đề khá chủ quan trong việc phòng cháy nổ. Nguyên nhân cháy nổ xuất phát từ hành động của chúng ta. Vậy nên mỗi người phải có ý thức phòng cháy chữa cháy (PCCC), để không còn những tai nạn đáng tiếc xảy ra nữa. Đặc biệt ta cần có kiến thức về các chất PCCC hiện nay

1. Khái niệm bột chữa cháy trong phòng cháy chữa cháy

Bột chữa cháy được ứng dụng phổ biến trong phòng cháy chữa cháy

Bột chữa cháy được ứng dụng phổ biến trong phòng cháy chữa cháy

Bột chữa cháy là chất chữa cháy được trộn bằng những hóa chất rắn, tán mịn, gồm một hoặc nhiều thành phần chủ yếu, kết hợp với các chất phụ gia nhằm hoàn thiện các đặc tính của nó.

Như vậy có thể hiểu bột chữa cháy là các loại bột nhỏ mịn có thành phần tử các chất rắn không cháy. Thành phần chủ yếu là các muối và các oxit, ví dụ: Natri cacbonat (Na2CO3)  xô đa ,phèn (A12(SO4)3), kali cacbonat (K2CO3), silic oxit (SiO2). Kích thước hạt bột khoảng 15 – 20 mm. Đường kính trung bình của các phân tử bột càng nhỏ thì hiệu suất đập cháy của chúng càng cao.

Hiện nay, ở Việt Nam, loại bột chữa cháy thông thường trong hệ thống phòng cháy chữa cháy có thể sử để dập tắt các đám cháy thuộc nhóm cháy A, B, C, . Trong đó

A – Nhóm đảm cháy các loại chất rắn (gỗ, vải, cao su… )

B – Nhóm đám cháy chất lỏng (xăng, dầu…).

C – Nhóm đám cháy chất khí (metan, axetilen…).

  • – Nhóm đám cháy dây dẫn có điện.

Ngoài ra còn có một số loại bột chuyên dụng dùng để dập tắt các đám cháy thuộc nhóm D (đám cháy kim loại nhẹ – Al, Mg…, kim loại kiềm và hợp chất của chúng).

Ở Nga, loại bột dạng PC6 trên cơ sở bột natri hydrocacbonat (NaHCO3) được sử dụng để dập tắt các đám cháy chất khí, chất lỏng và thiết bị điện mang điện áp. Loại bột thứ hai là Pi1д và trên cơ sở bột muối amôniphôtphat ((NH4)3PO4) được sử dụng để dập tắt đám cháy chất rắn.

Ở Việt Nam việc gọi tên bột theo nhóm đám cháy mà bột có khả năng dập tắt. Ví dụ bột BC là loại bột trên cơ sở bột natrihiđrocacbonat, dùng để dập tắt các đám thuộc nhóm B, C, đám cháy dây dẫn có điện. Bột ABC là bột chữa cháy với thành phần cơ bản là bột amoniphotphat được dùng để dập tắt các đám cháy thuộc nhóm cháy A, B, C, đám cháy dây dẫn có điện.

Để dập tắt các đám cháy có liên quan đến kim loại thì trong  ký hiệu có thêm chữ “M”.

2. Một số loại bột chữa cháy trong phòng cháy chữa cháy

Phòng cháy chữa cháy dựa vào tác dụng chữa cháy của bột đối với từng loại chất cháy, người ta chia bột chữa cháy thành 03 loại như sau:

  • – Bột BC có thành phần chủ yếu là NaHCO3
  • – Bột ABC có thành phần chủ yếu là (NH4)3PO4.
  • – Bột chữa cháy kim loại (ký hiệu: M) có thành phần khác Bột này được dùng để dập tát các đám cháy kim loại như Na, K…

Ký hiệu A, B, C,… cho biết bột chữa cháy có thể sử dụng để dập tắt loại đám cháy nào tốt nhất.

Dưới đây là thành phần các loại bột chữa cháy khác nhau:

Bột BC trong phòng cháy chữa cháy

Bột BC là loại bột được sử dụng rộng rãi nhất hiện nay. Loại bột này có tác dụng chữa cháy tốt, thành phần chính của bột được điều chế với giá thành rẻ mà mọi nhà cần như một thiết bị phòng cháy chữa cháy.

Bột chữa cháy BC có thể phun ra từ bình

Bột chữa cháy BC có thể phun ra từ bình

Thành phần chính của bột BC là natrihyđrocacbonat – NaHCO3, chiếm khoảng 95 – 96%; 1 – 3% là magie stearat, có tác dụng chống hút ẩm (tăng tính kỵ nước của bột); 1 – 3% các chất phụ gia khác nhằm tăng khả năng bảo quản, chống vón cục và tăng tính lưu động của bột.

Ngày nay, bột được sản xuất ra ở nhiều nước. Tuy nhiên chúng chỉ khác nhau về phương pháp điều chế, độ lớn của hạt bột và chọn chất phụ gia. Nước ta đã nghiên cứu và sản xuất thành công bình chữa cháy bột BC từ năm 1978.

Gần đây một số nước chọn KHCO3 là thành phần chính của bột. Tuy nhiên, muối kali hút ầm mạnh hơn muối natri, vì vậy việc chống ẩm khó khăn hơn và giá thành cao hơn.

Bột ABC trong phòng cháy chữa cháy

Bột ABC có thành phần cơ bản là amôniphôtphat

(nh4)3po4.

Hạn chế của bột ABC là chỉ có thể chữa cháy các đám cháy chất cháy rắn có ngọn lửa, không hiệu quả đối với các đám cháy chất rắn tạo thành than hồng như gỗ.

Cần chú ý, không sử dụng bột ABC để chữa cháy các đám cháy Na và K. Bình chữa cháy bột ABC được sản xuất ở các thời điểm khác nhau có thể trộn lẫn được vào nhau vì chúng có cùng thành phần. Nhưng không được trộn lẫn bột BC với bột ABC vì để lâu chúng sẽ bị vón cục.

Bình chữa cháy bột ABC trong phòng cháy chữa cháy

Bình chữa cháy bột ABC trong phòng cháy chữa cháy

Do bột ABC có khả năng chữa cháy đối với tất cả các đám cháy nên nó còn được gọi là bột chữa cháy tổng hợp.

Bột chữa cháy kim loại (M) trong phòng cháy chữa cháy

Theo sự phân loại đám cháy các kim loại nhẹ như Al, Mg, các kim loại kiềm và hợp kim của chúng được xếp vào đám cháy loại D. Để dập tắt các đám cháy loại D, người ta sử dụng loại bột riêng (bột M).

Thành phần của bột M rất khác nhau. Ví dụ thành phần chính có thể là muố Baii, muối Na2CO3, NaCl…

  • * Hiện nay ở một số quốc gia đã nghiên cứu thành công và đưa vào sử dụng loại bột phòng cháy chữa cháy mới, đó là hỗn hợp của các chất kìm hãm hóa học (kali hyđrocacbonat KHCO3 hoặc Liti hyđrocacbonat và urê) (Bảng 1.1).

 

Bột chữa cháy Loại đám cháy Thành phần Lưu lượng phun, kg/m2
Novotroxin (Đức ) BCE NaHCO3, phụ gia hoạt thạch , stearat kim loại 2,5 –  4
Militiitroxin (Đức) ABCDE ,trừ Na, Li , Zn , Rb NaHCO3 , phụ gia hoạt thạch , stearat kim loại 2,5 – 4
Novotroxin SV (Đức ) BCE NaHCO3, phụ gia CaCO3, MgCO3, stearat kim loại 2,5 – 4
BCE ( Đức ) BCE NaHCO3, stearat kim loại 2,5 – 4
Newisvit ( Anh ) ABCDE NaHCO3, phụ gia 2,5 i4
Farovit ( Đức ) ABCDE (NH4)3PO4, phụ gia 2,5
Moneex(Anh) ABCDE KHCO3 , ure, phụ gia kỵ nước 0,5 – 1
Jooson(Đức) ABCDE NaHCO3 , phụ gia  2,5 – 4
Ӆc6(Nga) Chất lỏng , dầu nhờn, thiết bị điện NaHCO, hoạt thạch , phụ gia silic hữu cơ 2,5
Πɸ( Nga) Chất lỏng , dầu thực vật chất cháy âm ỉ (NH4)3PO4 , hoạt thạch , stearat kim loại 2,5
Πi1 ( Nga) Chất lỏng dầu thực vật chất cháy âm ỉ (NH4)3PO4, hoạt thạch, strearat kim loại 2,5
Ӆic ( Nga) Kim loại kiềm Na2O, Strerat kim loại bộ graphit 2 – 4
Сиi2( Nga) Chất dẫn lửa (hyđrat kim loại hữu cơ ) Silicagen(MCK,UUCK,KCK,freon 114B2 0,2 – 0,5
Granito ( Pháp) BCE NaHCO3, phụ gia 2,5

 

3. Tính chất của bột chữa cháy có liên quan đến công tác phòng cháy chữa cháy (pccc)

Tính chất lý học của bột chữa cháy trong phòng cháy chữa cháy

Biết được tính chất lý học của bột có thể giúp ta có những kết luận về tác dụng chữa cháy và khả năng bảo quản bột. Tuy nhiên nếu chỉ biết được tính chất lý học thôi cũng chưa đủ để đánh giá tác dụng chữa cháy của bột.

Tác dụng chữa cháy của bột phụ thuộc vào độ phân tán của đám mây bột. Vì độ phân tán tăng thì tổng diện tích bề mặt tiếp xúc của bột cũng tăng (Bảng 1.2). Khả năng này do hình dạng và độ lớn của hạt bột quyết định.

Bảng 1.2. Tổng diện tích tiếp xúc tương ứng với kích thước và số lượng hạt bột

Kích thước phần tử bột (cm) Số lượng hạt bột trong một đơn vị khối lượng Tổng diện tích bề mặt tiếp xúc (cm2)
1 1 6
10i1 103 6.10
10i2 106 6.102
10i3 109 6.103
10i4 1012 6.104

 

Trong tính chất lý học, người ta chia thành các đặc trưng cho việc điều chế và các đặc trưng cho việc sử dụng:

  • – Các đặc trưng cho việc điều chế:

+ Độ lớn của hạt.

+ Tính kỵ nước.

  • – Các đặc trưng cho việc sử dụng:

+ Khả năng cháy (khả năng vận chuyển trong ống).

+ Khả năng bảo quản.

+ Khả năng dẹp xuống khi bị rung động.

+ Tính phù hợp với bọt khi chữa cháy tổng hợp giữa bột và bọt.

+ Khả năng dẫn điện: Bột phải có độ bền ở môi trưởng điện áp không dưới 5 KV.

Đối với từng loại bột các đặc trưng trên sẽ có giá trị khác nhau.

Tính chất hóa học của bột trong phòng cháy chữa cháy

  • Khả năng ăn mòn
  • Tính ăn mòn của bột chữa cháy tăng lên khi nó bị thấm nước.

Bột chữa cháy khi bị nhiễm ẩm có khả năng ăn mòn ngay trong các bình chữa cháy và các hệ thống ống dẫn và kể cả đối với các chất rắn mà nó đã dập tắt.

Người ta xác định rằng , đối với bột BC khi có nước vào và ở nhiệt độ cao , bột có khả năng ăn mòn yếu . Bột BC khi nước vào và ở nhiệt độ cao , bột có khả nắng ăn mòn yếu . Bột ABC dưới tác dụng nhiệt của dám cháy có thể tách NH3 ra . Khí này có khả năng ăn mòn mạnh đối với kim loại màu , tuy nhiên khí này trong đám cháy bị dẫn đi nên tác dụng này cũng không lớn .

  •  Khả năng bền với bọt

Khi sử dụng kết hợp bột chữa cháy (dập tắt ngọn lửa nhanh) và bọt chữa cháy (che phủ bề mặt chất cháy ngăn cản việc cháy lại) phải chú ý đến độ bền của bọt. Tác nhân của việc phá hủy này chính là do các chất chống hút ẩm của bột, thậm chí ngay cả NaHCO3 tinh khiết cũng có tác dụng phá hủy bọt.

3. Tác dụng chữa cháy của bột chữa cháy của hệ thống phòng cháy chữa cháy:

Kìm hãm phản ứng cháy theo cơ chế “tường lạnh “

Khi phun vào vùng phản ứng cháy, bột không những hấp thụ nhiệt của ngọn lửa mà còn có tác dụng kìm hãm hóa học phản ứng cháy theo cơ chế “tường lạnh”; Khi chữa cháy theo thể tích, bột có độ phân tán cao, khoảng cách giữa các phần tử bột trong vùng cháy rất nhỏ và chúng hình thành các khe hở với kích thước nhỏ hơn kích thước đường kính tới hạn. Vì vậy chúng sẽ có tác dụng như bức tường ngăn cản sự tiếp xúc giữa chất cháy và chất oxy hóa.

Kìm hãm hóa học phản ứng cháy

Quá trình cháy là một phản ứng dây chuyền. Ở đây xuât hiện các gốc tự do tồn tại trong thời gian rất ngắn, các nguyên tử và các phân tử hoạt động tạo thành các nhánh của mạch phản ứng cháy. Nhờ đó quá trình cháy được tiếp tục và duy trì.

Nếu các phần tử bột không phải là trung tính (trơ) mà ngược lại chúng lại thể hiện khả năng hoạt hóa cao đối với các gốc tự do trong vùng phản ứng cháy thì trong trường hợp này bột có tác dụng kìm hãm hóa học phản ứng cháy.

Nếu đưa bột vào ngọn lửa nghĩa là đã dựng lên một tường chăn băng bột nhân tạo. Như vậy các gốc tự do, các nguyên tử và phân tử hoạt động sẽ truyền năng lượng vào tường đó. Năng lượng của các phần từ này sẽ giảm đi đến mức không đủ để tiếp tục xảy ra phản ứng dây chuyền. Do đó phản ứng cháy dây chuyền sẽ bị bẻ gãy. Ngọn lửa được dập tắt.

Nếu khả năng nhường điện tử của các phần tử bột cho các gốc hoạt tính càng lớn thì hiệu suất kìm hãm hóa học càng cao. Đây chính là sự khử hoạt tính của các tâm hoạt tính phản ứng cháy dây chuyên.

Đối với các loại bột dạng silicagen được tẩm các loại frêon (C2F4Br2) thì tác dụng kìm hãm hóa học phản ứng cháy càng cao. Vì khi vào vùng cháy frêon nhanh chóng bay hơi và tác dụng với các sản phẩm nhiệt phân của chất cháy.

  • Khi bột vào vùng cháy, dưới tác động nhiệt của đám cháy chúng sẽ phân hủy và thăng hoa tạo thành các phân tử khí, đó là quá trình thu nhiệt nên nó có tác dụng làm lạnh vùng cháy. Các thành phần hơi và khí có tác dụng làm giảm nồng độ các thành phần tham gia phản ứng.
  • Nếu bột không bị phân hủy hoàn toàn, một phần bột rơi xuống phía dưới và phù lên bề mặt chất cháy một lớp. Lớp bột này có tác dụng ngăn cách tác động của các dòng nhiệt bức xạ từ ngọn lửa tới bề mặt chất cháy, đồng thời cách ly không khí với sản phẩm nhiệt phân trong vùng cháy.

Giảm nồng độ các thành phần tham gia phản ứng cháy

Khi đưa bột vào vùng cháy, các phần từ bột sẽ chiếm thể tích trong vùng phản ứng cháy. Nó làm giảm nồng độ oxy có trong một đơn vị thể tích hỗn hợp xuống thấp hơn giá trị duy trì sự cháy. Do vậy, sự cháy không được duy trì.

Hấp thụ nhiệt của vùng phản ửng cháy

Tuy khối lượng bột phun vào vùng cháy không lớn, nhưng do kích thước của hạt bột rất nhỏ nên số lượng hạt là rất lớn nên tổng diện tích bề mặt hấp thụ nhiệt của tất cả các hạt bột sẽ rất lớn. Khi phun vào vùng cháy các phần tử bột sẽ được nung nóng nghĩa là chúng hấp thụ một lượng nhiệt khá lớn của vùng cháy,

Qua nghiên cứu các tác dụng chữa cháy của bột ta thấy, tác dụng chữa cháy của bột không chỉ dựa trên một tác dụng duy nhất, mà dựa trên nhiều tác dụng khác nhau. Tùy trường hợp xảy ra cháy và môi trường cháy mà vai trò tác dụng chữa cháy nào của bột đóng vai trò chủ đạo.

4. Ứng dụng chữa cháy của bột chữa cháy trong phòng cháy chữa cháy

Qua nghiên cứu chúng ta thấy có nhiều loại bột chữa cháy với các tác dụng dập cháy khác nhau. Để sử dụng có hiệu quả khi dập tắt các đám cháy thì việc sử dụng đúng loại bột chữa cháy vào loại đám cháy phù hợp là quan trọng đối với người chiến sỹ phòng cháy chữa cháy.

+ Bột BC được sử dụng vào các đám cháy loại B, C và đám cháy do dây dẫn có điện.

+ Bột ABC được sử dụng vào các đám cháy loại A, B, c và đám cháy do dây đẫn có điện.

+ Bột chữa cháy kim loại (M) chỉ dùng để chữa các đám cháy kim loại.

Tất cả các loại bột trên có thể được chứa trong các bình chữa cháy xách tay (loại 2, 3, 4, 5, 8 kg …) hoặc xe đẩy (MT35…)‘ Hiện nay, nó còn được ứng dụng trong các bình chữa cháy tự động kiểu treo hoặc được đặt trong các thùng chứa bột của xe chữa cháy.Sử dụng bột chữa cháy có những ưu điểm sau:

+ Bột chữa cháy có tác dụng dập cháy nhanh và có thể dập tắt được nhiều loại đám cháy khác nhau.

+ Bột có thể bảo quản ở nhiệt độ từ i50°C đến +50°C. Trong khoảng nhiệt độ này có thể sử dụng bột bất cứ lúc nào.

+ Bột không độc hại gì về mặt sinh hoạt đối vói con người, động vật và sinh vật.

 5. Hạn chế của bột chữa cháy:

+ Do thành phần hóa học của bột là các muối (có tính ăn mòn), nên không dùng bột để chữa cháy các đám cháy thiết bị có độ chính xác cao, các đám cháy thiết bị điện tử.

+ Bột chữa cháy háo nước, hút ẩm, vón cục, đóng tảng, phức tạp khi phun chúng vào vùng cháy. Chỉ có thể sử dụng biện pháp nén khí để đẩy bột vào vùng cháy. Tầm phun xa của các loại lăng phun bột không quá (20 – 25) m, đường ống dẫn bột không được dài quá (50160) m.

+ Khi chữa các đám cháy lớn nên sử dụng kết hợp bột (để dập tắt ngọn lửa) với bọt (để che phù đảm cháy, ngăn cháy trở lại).

+ Bột chữa cháy không có tác dụng làm lạnh vì vậy đối với một số đám cháy có thể bùng cháy trở lại.

+ Khi chữa cháy trong các phòng kín gây bụi nhiều, do vậy các chiến sỹ chữa cháy cần phải có thiết bị bảo vệ đường hô hấp.

6. Bảo quản bột chữa cháy

Bảo quản bột chữa cháy

Bảo quản bình chữa cháy cần đúng cách

Bột chữa cháy nói riêng cũng như sản phẩm phòng cháy chữa cháy nói chung phải được bảo quản trong các thùng hoặc can kín, ở nơi khô ráo, thoáng gió, có nhiệt độ từ – 50°c đến +50°C. Khi bảo quản bột chữa cháy trong các loại bình chữa cháy thì các loại bình đó phải kín vì bột dễ hút ẩm gây vón cục đặc biệt khi có hơi nước vào dễ gây ra hiện tượng ăn mòn dụng cụ chứa nó.

Sau 6 tháng hoặc 1 năm phải kiểm tra bột chữa cháy một lần, nếu thấy vón cục phải đem khắc phục ngay.

Phân loại phương tiện cứu nạn cứu hộ trong PCCC

Phân loại phương tiện cứu nạn cứu hộ trong PCCC

Phương tiện cứu nạn, cứu hộ trong phòng cháy chữa cháy gồm nhiều chủng loại và công dụng; phân loại chính xác góp phần thực hành tốt các phương tiện này.

Phân loại theo kích thước và công suất

   Phương tiện cứu nạn, cứu hộ PCCC hạng nặng: là những phương tiện có công suất và kích thước cũng như trọng lượng lớn, và tự bản thân nó có thể di chuyển và đưa các phương tiện khác đến hiện trường để thực hiện các hoạt động cứu nạn, cứu hộ .Ví dụ như xe thang, xe cứu hộ, xe cẩu, xe cứu thương, xe chữa cháy v.v…

Thiết bị và phương tiện cứu nạn cứu hộ trong PCCC

Thiết bị và phương tiện cứu nạn cứu hộ trong PCCC

Phương tiện cứu nạn cứu hộ hạng nhẹ: là những phương tiện có công suất và kích thước cũng như trọng lượng nhỏ, tự bản thân nó không thể di chuyển đến hiện trường cứu hộ được mà cần phải có những công cụ, phương tiện khác hỗ trợ, thường là những thiết bị cầm tay và được trang bị theo xe hoặc thiết bị trang bị cho cá nhân chiến sĩ cứu nạn, cứu hộ. Ví dụ như: Bình chữa cháy, bộ thiết bị thủy lực, bộ gối hơi, đệm hơi, máy cưa, máy cắt, máy khoan bê tông, thiết bị chữa cháy v.v…

Phân loại theo lĩnh vực sử dụng PCCC

Căn cứ vào lĩnh vực sử dụng ta có thể phân loại như sau:

Phương tiện cứu nạn cứu hộ sử dụng trong cứu hộ cứu nạn hóa chất: quần áo phòng độc, quần áo dương áp, mặt nạ phòng độc, xe cứu hộ hóa chất, các loại máy đo nồng độ khí độc, bộ vá hóa chất, buồng cách ly, thiết bị dò tìm, v.v…

Phương tiện cứu nạn sử dụng trong cứu hộ cứu nạn công trình bị sụp đổ: thiết bị dò tìm, camera nhiệt, bộ thiết bị thủy lực, bộ gối hơi, máy cẩu, máy xúc, bộ thiết bị đục phá đa năng, bộ thiết bị đục phá bê tông sử dụng khí nén, v.v…

Phương tiện cứu nạn sử dụng trong cứu hộ cứu nạn giao thông: bộ thiết bị thủy lực, bộ gối hơi thiết bị kê – chèn, thiết bị chống- đỡ, tời kéo, thiết bị cắt kính chuyên dụng, v.v…

Phương tiện cứu nạn sử dụng trong cứu hộ cứu nạn dưới nước: bộ đồ lặn, xuồng cao su bơm hơi, thiết bị dò tìm dưới nước, phao cứu nạn, cứu hộ, dây cứu nạn cứu hộ.

Phương tiện cứu nạn sử dụng trong cứu hộ cứu nạn trong các điều kiện đặc biệt: thiết bị đo phóng xạ, hóa chất, thiết bị đo và phát hiện động đất, thiết bị phòng chống khói khí độc, v.v…

Phương tiện cứu nạn sử dụng trong cứu hộ cứu nạn trên cao và vực sâu: thang cứu nạn, cứu hộ, dây, ròng rọc, carabina, đai bảo hiểm, trực thăng, thiết bị sơ cấp cứu, v.v…

Phương tiện cứu nạn sử dụng trong cứu hộ cứu nạn sự cố cháy nổ: camera nhiệt, thiết bị phòng chống khói khí độc, thiết bị dò tìm nạn nhân, bộ thiết bị thủy lực, dây, thiết bị chữa cháy v.v…

 Phân loại phương tiện cứu nạn, cứu hộ theo mức độ và mục đích sử dụng cho các giai đoạn của quá trình cứu nạn cứu hộ PCCC

   Căn cứ theo mức độ và mục đích sử dụng cho các giai đoạn của quá trình cứu nạn, cứu hộ thì phương tiện cứu nạn cứu hộ được phân loại theo các nhóm sau:

+ Nhóm I là các phương tiện cơ giới: ví dụ như xe cứu hộ, máy xúc, máy cẩu, xe chiếu sáng, xe cứu hộ hóa chất, v.v…

+ Nhóm II là các phương tiện bảo đảm an toàn cho nạn nhân : ví dụ như cáng cứu thương, đai bảo hiểm, thiết bị thở, thiết bị hỗ trợ sơ cấp cứu ban đầu, đệm hơi, dây tự cứu, v.v…

+ Nhóm III là các phương tiện dùng cho trang bị bảo hộ cá nhân: ví dụ như quần áo cứu hộ, carabina, thiết bị phòng chống khói khí độc, trang thiết bị lặn, v.v…

+ Nhóm IV là các phương tiện sử dụng để tiếp cận hiện trường cứu hộ cứu người cứu tài sản: ví dụ như bộ thiết bị thủy lực, bộ gối hơi ( túi nâng ), phương tiện phá dỡ, v.v…

Một số cách phân loại khác

– Phân loại theo nước sản xuất: Anh, Nga, Nhật, Đức, Áo, Hà Lan, Việt Nam, v.v…

– Phân loại theo mức độ sử dụng: phương tiện được sử dụng nhiều, phương tiện ít khi được sử dụng.

– Phân loại theo phạm vi ứng dụng: phương tiện được ứng dụng rộng rãi trong nhiều trường hợp ( ví dụ như bộ thiết bị thủy lực, bộ gối hơi, thiết bị cắt phá, v.v…), phương tiện được ứng dụng trong một số trường hợp cụ thể, đặc biệt ( ví dụ như thiết bị đo và dò phóng xạ, thiết bị đo hóa chất, trang phục dương áp, v.v…)

Nguyên tắc chung để đảm bảo an toàn khi tiến hành sử dụng phương tiện cứu nạn, cứu hộ PCCC

    – Trước khi sử dụng phương tiện cứu nạn, cứu hộ thì người sử dụng cần phải đọc và nắm rõ về tính năng tác dụng, cấu tạo, quy trình thao tác sử dụng và cách bảo quản bảo dưỡng đối với thiết bị đó.

đảm bảo an toàn khi tiến hành sử dụng phương tiện cứu nạn, cứu hộ PCCC

Đảm bảo an toàn khi tiến hành sử dụng phương tiện cứu nạn, cứu hộ PCCC

– Khi sử dụng phương tiện cứu nạn, cứu hộ thì người sử dụng phải mặc trang phục để đảm bảo an toàn cho bản thân trong quá trình sử dụng. Ví dụ như: mũ bảo hộ, kính bảo hộ, quần áo bảo hộ, găng tay, ủng hoặc giày, v.v…

– Khi sử dụng phương tiện cứu nạn cần lưu ý một số sự cố thường gặp, nguyên nhân, nguyên nhân và biện pháp khắc phục sự cố hư hỏng đó.

– Khi sử dụng các phương tiện cứu nạn, cứu hộ thì người trực tiếp sử dụng cần phải tuân thủ các biện pháp an toàn để đảm bảo an toàn trước hết là cho bản thân, cho đồng đội cũng như cho nạn nhân hoặc phương tiện đang cần được cứu nạn cứu hộ.

– Khi triển khai các đội hình để sử dụng thiết bị ( ví dụ như đệm hơi, bộ thiết bị thuỷ lực, v.v…) thì những người sử dụng cần phải phối hợp với nhau một cách nhịp nhàng và ăn khớp, đồng thời phải hỗ trợ cho nhau trong quá trình thao tác, cứu người và phương tiện bị nạn.

– Đối với một số loại thiết bị chạy bằng động cơ 2 kỳ, có sử dụng nhiên liệu như xăng pha nhớt thì cần phải chú ý tỉ lệ pha trộn nhiên liệu sao cho đúng thành phần, tránh gây hư hỏng cho thiết bị.

– Khi tiến hành sử dụng các thiết bị để thực hiện hoạt động cứu nạn, cứu hộ khi sự cố hóa.

Chất hoặc phóng xạ thì người sử dụng cần phải chú ý để đảm bảo an toàn cho bản thân cũng như cho phương tiện tránh bị nhiễm độc hoặc nhiễm hóa chất hay phóng xạ.

PHÂN LOẠI CÁC BÌNH CHỮA CHÁY THƯỜNG ĐƯỢC DÙNG TRONG PCCC

PHÂN LOẠI CÁC BÌNH CHỮA CHÁY THƯỜNG ĐƯỢC DÙNG TRONG PCCC

 Có ngày càng nhiều các vụ hỏa hoạn xảy ra cũng do nhiều nguyên nhân khác nhau. Có thể do nguyên nhân khách quan là do yếu tố môi trường tác động, cũng có thể do nguyên nhân chủ quan từ phía con người cũng đều gây ra những hậu quả đáng tiếc. Bởi vậy mà trong mỗi gia đình, mỗi trung tâm thương mại cần phải đặt các hệ thống báo cháy cũng như các loại bình chữa dập đám cháy để có thể xử lí nhanh chóng, kịp thời mỗi khi có sự cố xảy ra. Chúng tôi xin giới thiệu một số loại bình chữa cháy thông dụng hiện nay.

Bình chữa cháy CO2 (bằng Cacbon Đioxit)

Ở nước ta, hiện nay sử dụng các loại bình chữa cháy bằng khí CO2 của Trung Quốc, Nga, Ba Lan, Tiệp Khắc (cũ). Trong đó bình chữa cháy CO2 của Trung Quốc (MT) được sử dụng chủ yếu.

Cấu tạo, thông số kỹ thuật và nguyên lý làm việc

Cấu tạo bình chữa cháy CO2

  • Vỏ bình làm bằng thép đúc, hình trụ đứng, thường được sơn màu đỏ. Trên vỏ bình có ghi tên, ký hiệu bình, thông số kỹ thuật cách bảo quản, sử dụng, tên địa chỉ của hãng sản xuất.
  • Phía trên thân bình là cụm van. Cụm van thường được làm bằng hợp kim đồng. Cụm van có cấu tạo kiểu van lò xo nén một chiều thường đóng, có tay xách và cần bóp. Bình thường, giữa tay xách và cần bóp được khóa bằng một chốt hãm, đầu có kẹp chì.

ở trên cụm van có van an toàn, van an toàn sẽ xả khí ra ngoài khi áp suất trong bình tăng quá mức quy định.

  • Gắn với cụm van ờ phía trong bình là ống xiphông bằng  nhựa dùng đề xả khí CO2 ra ngoài khi chữa cháy. Loại bình này không có đồng hồ áp kế.
  • Gắn với cụm van ở phía ngoài là loa phun làm bằng kim loại, nhựa hoặc cao su; kích cỡ tùy thuộc từng loại bình và thường to hơn so với bình bột chữa cháy. Loa phun được gắn với khớp nối bộ van qua một ống thép cứng hoặc ống xiphông mềm.
  • Chất chữa cháy trong bình là khí COđược nén ở dạng lỏng. Khối lượng CO2 bên trong bình có thể biết thông qua ký hiệu trên vỏ bình, ví dụ: MT3 là bình chữa cháy bằng khí CO2 của Trung Quốc có khối lượng khí là 3
  • Hiện nay, ngoài việc sử dụng các bình chữa cháy CO2 loại xách tay ở Việt Nam còn sử dụng loại bình chữa cháy CO2 xe đẩy. Phổ biến nhất là bình xe đẩy của Trung Quốc loại MTT.
  • Do có trọng lượng lớn nên bình được gắn vào một giá đẩy gồm hai bánh xe có thể di chuyển đễ dàng. Cụm van của bình có cấu tạo kiểu van vặn.

Thông số kỹ thuật bình chữa cháy

Bảng 1.1. Thông số kỹ thuật một số bình khí chữa cháy CO2 của Trung Quốc

Đặc tính kỹ thuật                        Loại bình – Ký hiệu
MT-2 MT-3 MT-5 MT-7
Thời gian phun có hiệu quả ,s 8 8 9 12
Trọng lượng khí CO2, kg 2 3 5 7
Tầm phun xa ,m ≤ 1,5 ≤ 1,5 ≤ 2 ≤ 2

Bảng 1.2 Thông sô kỹ thuật bình khí chữa cháy CO2 loại , xe đẩy của Trung Quốc

Bình CO2 Trọng lượng CO2, kg Nhiệt độ bảo quản , oC Thời gian phun , s Khoảng cách phun ,m
MTT24 24 -10 – 55 20 ≤ 4

Nguyên lý làm việc bình chữa cháy

Sau khi giật chốt kẹp chì và bóp cụm tay xách van bóp hoặc vặn van, van một chiều sẽ được mở ra. CO2 trong bình được nén với áp suất cao sẽ phun ra ngoài qua ống xiphông – van – ống dẫn ngoài rồi qua loa phun vào đám cháy.

Ứng dụng bình chữa cháy

Bình khí chữa cháy là phương tiện chữa cháy dùng để dập tắt các đám cháy mới phát sinh có điện tích nhỏ.

Bình khí chữa cháy được ứng dụng rộng rãi để dập tắt các đám cháy chất rắn; đám cháy chất lỏng, đám cháy chất khí, đám cháy điện, các thiết bị điện có điện áp < 1000V.

Bình khí chữa cháy sử dụng hiệu quả để dập tắt các đám cháy thiết bị điện tử hay đồ vật quý vì chúng không lưu lại dấu vết trên chất cháy, do vậy không làm hư hỏng thêm đồ vật.

Bình khí chữa cháy có hiệu quả khi chữa các đám cháy trong phòng, hầm, nơi kín khuất gió; không hiệu qủa khi chữa những đám cháy ngoài trời hay nơi thoáng gió vì CO2 khuếch tán nhanh trong không khí.

Không dùng bình khí CO2 để dập tắt các đám cháy than hay kim loại nóng đỏ. Vì CO2 sẽ bị phân hủy:

CO2 + C à 2CO

GO + M à MO + CO

CO là khí độc và rất dễ nổ.

Bình chữa cháy bằng CO2 có thể dập tắt được loại đám cháy:

Bi  Các đám cháy chất lỏng cháy được (xăng, dầu…);

C Các đám cháy khí và hơi (metan, axetilen…);

  • Đám cháy do dây đẫn có điện;

xB yA: diện tích dập tắt nhóm đám cháy tương ứng. Tương ứng với mỗi x và y, ta nhân với 0,2 để ra số m2 diện tích chữa cháy tương ứng.

Cách sử dụng, bảo quản, bào dường và kiểm tra bình chữa cháy

 Cách sử dụng bình chữa cháy

  • Đưa bình đến gần đám cháy;
  • Giật chốt kẹp chì;
  • Bóp tay xách cần bóp;
  • Đưa loa phun qua lại;
  • Khi lửa yếu thì tiến lại gần, phun cho đến khi tắt hẳn thì thôi.

Những điểm bình chữa cháy cần chú ý:

  • Đọc kỹ hướng dẫn, nắm rõ tính năng, tác dụng của từng loại bình để bố trí chữa các đám cháy cho phù hợp.
  • Đối với từng loại đám cháy mà chọn vị trí và khoảng cách phun cho phù hợp. Khi phun phải đứng đầu hướng gió (đối với đám cháy ngoài), đứng gần cửa ra vào (đối với đám  cháy trong).
  • Khi bóp van phải dứt khoát, không được ngừng phun khí đám cháy chưa được dập tắt.
  • Đối với các đám cháy chất lỏng cháy, phải phun bao phủ lên bề mặt, tránh phun xục trực tiếp xuống chất lỏng làm chất lỏng cháy bắn ra ngoài có thể gây cháy lan.
  • Khi phun tùy thuộc vào từng đám cháy mà chọn vị trí khoảng cách phun cho phù hợp.
  • Không nên sử dụng bình để dập tắt các đám cháy ngoàitrời. Nếu dùng phải chọn đầu hướng gió.
  •  Khi phun chỉ được cầm vào vị trí tay cầm bằng nhựa,cao su trên vòi và loa phun, đề phòng bị bỏng lạnh.
  • Trong phòng kín, trước khi phun phải báo cho mọi người ra hết khỏi phòng, phải dự trù lối thoát ra sau khi phun. Nếu có mặt nạ nên sử dụng.
  • Khi chữa cháy các thiết bị điện lưu phải sử dụng găng tay và ủng cách điện mặc dù CO2 không dẫn điện.
  • Bình đã qua sử dụng phải để riêng tránh nhầm lẫn.

– Khi phun phải giữ bình ở tư thế thẳng đứng.

–  Đối với bình chữa cháy CO2 chữa cháy loại xe đẩy, tốt nhất cần hai người sử dụng.

Cách bảo quản, bảo dưỡng bình chữa cháy CO2

Người chủ hoặc đại lý hoặc người ở nơi các bình chữa cháy CO2 được bố trí phải có trách nhiệm kiểm tra, bảo dưỡng và nạp lại. Chỉ những người có quyền mới được bảo dưỡng và sửa chữa bình chữa cháy,

Cách bảo quản bình chữa cháy CO2

  •  Để nơi dễ lấy, dễ thấy, không ảnh hưởng đến lối và đường thoát nạn;
  •  Để bình đứng, ở nơi thoáng mát, tránh xa nguồn nhiệt và thiết bị sinh nhiệt (tbảoquản = (-3 ÷ 50°C), tránh ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp. Nếu để ngoài nhà phải có mái che;
  •  Khi di chuyển bình tránh va đập mạnh.

-Trong quá trình bảo quản, dùng cờ lê hoặc mỏ lết siết chặt khớp nối giữa ống dẫn và cụm van, nếu không khí sử phun bình, khí có thể rò rỉ qua chỗ này.

Cách bảo dưỡng bình chữa cháy CO2

  • Các loại bình chữa cháy phải được bảo dưỡng như sau:
  •  Không quá một năm nhưng không ít hơn 6 tháng một lần;
  • Thử thủy lực đúng kỳ và khi có yêu cầu kiểm tra đặc biệt.
  • Trong một lần bảo dưỡng, tất cả các loại bình chữa cháy phải:

+ Kiểm tra niêm phong và cơ cấụ an toàn để xác định bình chữa cháy đã sử dụng hay chưa;

Sử dụng dấu nạp, nếu được trang bị;

+ Phải ghi thời gian tiến hành bảo dưỡng và tên, đấu hiệu nhận biết của tổ chức và cá nhân thực hiện;

+ Mỗi bình chữa cháy CO2 phải có túi nhãn an toàn chỉ năm, tháng thực hiện dịch vụ (bảo dưỡng, nạp lại và thử thủy lực) và phải nhận biết được người tiến hành các dịch vụ đó;

+ Nhãn ghi dịch vụ không được đặt phía trước bình chữa cháy.

  • Bình chữa cháy không còn khả năng bảo dưỡng hoặc nạp lại phải được thay thế bằng một bình dự trữ cùng kiểu và tối thiểu cùng loại và cùng công suất.
  • Kiểm tra
  • Phải thường xuyên kiểm tra bình theo quy định của nhà sản xuất hoặc ít nhất 3 tháng 1 lần. Nếu lượng CO2 giảm quá 1/ 4 thì nạp bù. Mùa hè cần rút ngắn thời gian kiểm tra;
  • Cân và ghi trọng lượng bình để đối chiếu với trọng lượng ban đầu. Nhúng bình vào nước hoặc dung dịch xà phòng xem bình có rò rỉ không. Chú ý không cho nước vào loa phun. Nếu có hao hụt phải nạp lại;
  • Kiểm ưa sự thông suốt của vòi phun, không để vòi phun bị gập, gãy hoặc vỡ. Nếu vòi phun bị lỏng phải xiết chặt vào cụm van;
  • Trước mỗi lần nạp khí mới và sau 5 năm sử dụng, vỏ bình phải được kiểm tra thủy lực. Sau khi đạt yêu cầu mới được phép sử dụng;
  • Kiểm tra định kỳ được thực hiện để đảm bảo bình chữa cháy CO2: được đặt ở vị trí quy định; không bị trở ngại, dễ nhìn thấy và bản hướng đẫn sử dụng của bình quay ra ngoài; hướng dẫn sử dụng rõ ràng; niêm phong hoặc bộ phận chèn không bị vỡ hoặc mất; còn đầy; không bị hư hòng, ăn mòn, rò ri hoặc lăng phun bị bịt kín; nếu có đồng hồ đo áp suất, kim củaa đồng hồ phải ở vị trí hoạt động nằm trong khoảng hoạt động;
  • Khi kiểm tra nếu phát hiện bất kỳ bình chữa cháy nào không đảm bào đúng các điều kiện như không đặt ở vị trí quy định; bị trở ngại, không dễ nhìn thấy và bản hướng dẫn sử dụng cửa bình không quay ra ngoài phải có hành động chỉnh sửa ngay;
  • Khi kiểm tra nếu phát hiện bất kỳ bình chữa cháy nạp lại được nào không thực hiện đúng bất kỳ điều kiện nào như hướng dẫn sử dụng không rõ ràng; niêm phong hoặc bộ phân chèn bị vỡ hoặc mất; không còn đầy; bị hư hỏng, ăn mòn, rò rỉ hoặc lăng phun bị bịt kín; kim của đồng hồ không ở vị trị nằm trong khoảng hoạt động thì phải tiến hành bảo dưỡng theo quy trình thích hợp.

Một số loại bình chữa cháy khác

Bình chữa cháy tự động bằng bột kiểu treo

Bình chữa cháy treo tường tại sieuthiphongchay

Bình chữa cháy treo tường

Đặc điểm

Hình thức đẹp, giá thành rẻ hơn so với các thiết bị chữa cháy tự động khác; bảo quản, bảo dưỡng và lắp đặt đơn giản.

Thời gian dập cháy nhanh, đối với các đám cháy xăng dâu thời gian này nhỏ hơn 10 s.

Chất chữa cháy trong bình là bột. Thành phần hóa học chử yếu thường bột có thể được tạo thành từ NaHCO3 (bột BC khi phun có màu trắng đục) hoặc (NH4)3PO4 (bột ABC khi phun ra có màu vàng)

Do đây là một dạng biến thể của bình chữa cháy MFZ nên nó có những ưu điểm của loại bình này. Ngoài ra do bình có gắn cảm ôn nên khi đạt đến một giá trị nhiệt độ nhất định, bột trong bình sẽ được phun ra.

Thông số kỹ thuật của một số loại bình chữa cháy tự động bằng bột kiểu treo

 

Loại bình Khối lượng bột , kg Thể tích bảo vệ toàn khối , m3 Thể tích bảo về cục bộ m3     Áp lực MPa Nhiệt cảm ôn ,oC
ZYW 5 5 13,3 3 1 68,57
ZYW 6 6 19,9 4 1 68,57
ZYW 8 8 21,3 5 1 68,57
ZYW 10 10 26,6 6 1 68,57
ZYW 12 12 32,0 7 1 68,57

Ứng dụng

Sử dụng tốt nhất ở những nới có tính độc hại, không có người thường trực và có nguy cơ xảy ra cháy cao như: kho xăng dầu, kho hóa chất, trạm điện,…

Loại bình này dùng để PCCC cục bộ theo diện tích hoặc thể tích.

Bình chữa cháy tự động bằng bột kiểu treo phổ biến hiện nay có ký hiệu là: ZYW (Trung Quốc)

  • Lắp đặt
  • Trước khi lắp đặt, kiểm tra bình (nhìn áp kế).
  • Khi lắp tránh va chạm làm vỡ cảm ôn.
  • Khi lắp đặt, bình có thể được treo giữa trần nhà hoặc treo phía trên trần giả, chỉ để lộ bộ cảm ôn – đầu phun ra ngoài.
  • Không nên treo bình cao quá 3m.
  • Không nên để diện tích, thể tích càn bảo vệ lớn hơn giá trị cho phép của bình.
  • Đặt bình ở những nơi có nhiệt độ không quá 45°C, tránh ánh sáng mặt trời trực tiếp chiếu vào.
  • Kiểm tra bình ít nhât 1 năm / lần.

Bình chữa cháy mini sử dụng bọt

  • Đặc điểm

Bình sử dụng chất chữa cháy là bọt, không độc hại, an toàn, thân thiện với môi trường.

Vỏ được làm bằng hợp kim nhôm. Đường kính: 6,5 chiều cao: 23 cm. Trọng lượng: 750g

  • ứng dụng

Bình chữa cháy Fire Stop 400ml là bình chữa cháy cầm tay nhỏ, gọn, có giá treo, dễ dàng để bình ở những nơi thuận tiện nhất. Bình dễ vận hành, hiệu quả cao trong việc chữa cháy các đám cháy ô tô, xe máy khi nó mới xảy ra.

Ngoài ra bình còn được sử dụng để chữa cháy các chất hữu cơ rắn, dầu, khí đốt, chất lỏng đễ cháy ở giai đoạn ban đầu của đám cháy.

Bình được khuyến cáo sử dụng rộng rãi trong trường học, chợ, khách sạn, xe cộ, tàu thuyền, nhà cửa…

Cách sử dụng

 – Lắc đều trước khi sử dụng.

– Lấy bình ra khỏi giá treo, tháo nắp bảo vệ, nhấn nút để xịt.

– Xịt thẳng vào nơi phát sinh ngọn lửa, hiệu quả tối ưu với các đám cháy nhỏ. Nếu ngọn lửa quá lớn không thể đập tắt bằng bình chữa cháy này thì nhanh chỏng gọi nguời bằng các phương tiện khác hoặc gọi 114.

  • Cách bảo quản
  • Để tránh xa tầm với của trẻ em.
  • Không để sản phẩm đưới ánh nắng mặt trời hoặc nơi có nhiệt độ trên 50°C.
  • Không đập dẹp hoặc đốt vỏ chai sau khi sử dụng.

KIỂM TRA HOẠT ĐỘNG HỆ THỐNG CUNG CẤP NƯỚC CHỮA CHÁY

Hệ thống cung cấp nước chữa cháy được trang bị cho các cơ sở có tính chất nguy hiểm cháy nổ và do chính cơ sở quản lý để phục vụ công tác đảm bảo an toàn PCCC trong quá trình hoạt động của mình. Trong quá trình vận hành, cá nhân và tổ chức có trách nhiệm tại cơ sở thực hiện nhiệm vụ kiểm tra thường xuyên, đảm bảo cho hệ thống cung cấp nước chữa cháy hoạt động tốt, luôn sẵn sàng phục vụ chữa cháy.

Các bước kiểm tra hoạt động hệ thống cung cấp nước chữa cháy

Các bước kiểm tra hoạt động hệ thống cung cấp nước chữa cháy

Các bước kiểm tra hoạt động hệ thống cung cấp nước chữa cháy

Cơ quan quản lý nhà nước (cán bộ kiểm tra an toàn PCCC quản lý trực tiếp cơ sở) chỉ đóng vai trò hướng dẫn và kiểm tra, đề xuất về chuyên môn nhằm đảm bảo cho các phương tiện trong hệ thống cung cấp nước chữa cháy luôn trong tình trạng thường trực sẵn sàng. Quá trình kiểm tra hệ thống cung cấp nước chữa cháy tại cơ sở được chia làm 3 giai đoạn: Giai đoạn chuẩn bị kiểm tra, giai đoạn kiểm tra và giai đoạn kết thúc kiểm tra.

Chuẩn bị kiểm tra hoạt động hệ thống cung cấp nước chữa cháy:

Để kiểm tra đạt chất lượng tốt, công việc chuẩn bị rất quan trọng. Nội dung của bước chuẩn bị gồm:

– Nghiên cứu các tiêu chuẩn, các điều kiện kỹ thuật và quy định vận hành đối với hệ thống cung cấp nước chữa cháy. Đó là các tiêu chuẩn TCVN 2622-1995; TCVN 4513-88; TCXDVN 33:2006 và các tiêu chuẩn khác có liên quan. Ngoài ra phải chuẩn bị và nghiên cứu các tài liệu hỗ trợ khác như tiêu chuẩn ngành, chuyên ngành các mục yêu cầu về cấp nước chữa cháy.

– Nghiên cứu các biên bản kiểm tra của cơ quan quản lý trực tiếp cơ sở theo thời gian, chú ý các đề xuất, kiến nghị của các lần kiểm tra trước.

– Chuẩn bị các điều kiện về tổ chức kiểm tra: Thông báo cho các bộ phận trong cơ sở, làm việc phân xưởng, tổ, đội…có liên quan để chuẩn bị cho kiểm tra.

Tiến hành kiểm tra

Nội dung kiểm tra hệ thống cung cấp nước chữa cháy bao gồm:

– Kiểm tra trạm bơm cần tập trung vào các nội dung sau:

+ Máy bơm có hoạt động đúng các thông số kỹ thuật để đảm bảo áp lực và lưu lượng nước cho hệ thống không.

+ Số lượng, trạng thái máy bơm chính và máy bơm dự phòng theo quy định của tiêu chuẩn.

+ Trạng thái nguồn điện: có đảm bảo hai nguồn độc lập cho động cơ của máy bơm hoạt động trong các tình huống khác nhau của đám cháy không?

+ Tình trạng kết nối máy bơm với động cơ.

+ Tình trạng các cấu kiện xây dựng của trạm bơm (vật liệu xây dựng, trạng thái cửa…).

+ Thời gian khởi công đưa máy vào hoạt động.

+ Trạng tái các van chặn, van một chiều, van giảm áp trên hệ thống đường ống để bảo vệ máy bơm không bị va đập thủy lực khi máy bơm ngừng hoạt động hoặc khi đường ống có sự cố.

+ Tình trạng hoạt động của các phương tiện thông tin liên lạc với trạm bơm. Có hay không các dụng cụ cần thiết để sửa chữa thông thường khi có những hỏng hóc nhỏ ở trạm.

+ Kiểm tra kiến thức bảo quản, vận hành trạm bơm khi có cháy xảy ra của công nhân quản lý trạm. Các sổ sách theo dõi kỹ thuật trạm theo quy định.

– Bể chứa nước cần kiểm tra lượng nước dự trữ trong bể chứa theo quy định, trong đó chú ý lượng nước dự trữ riêng cho chữa cháy trong các hệ thống có kết hợp với nước sinh hoạt.

+ Tình trạng bể chứa: giao thông, khoảng trống xung quanh bể, nắp bể…

+ Tình trạng sử dụng nước của bể.

+ Trạng thái bể có bị hư hỏng, rạn nứt, rác, rêu trong bể…làm ảnh hưởng đến khả năng lấy nước.

– Kiểm tra mạng đường ống cung cấp nước chữa cháy ngoài nhà cần làm rõ:

+ Tình hình của đường ống, có đảm bảo cung cấp đủ lưu lượng, áp lực để chữa cháy hay không.

+ Chiều dài của các đoạn đường ống cụt có đảm bảo theo quy định của tiêu chuẩn không?

+ Tình hình sử dụng các trụ nước chữa cháy có đảm bảo theo yêu cầu thiết kế và sử dụng hay không.

+ Tình hình sử dụng và số lượng các van và các trụ nước trên mạng đường ống; đặc tính kỹ thuật của chúng và khả năng tiếp cận và bảo dưỡng khi sử dụng.

– Khi kiểm tra hoạt động hệ thống cung cấp nước chữa cháy mạng đường ống cung cấp nước chữa cháy trong nhà cần làm rõ:

+ Trạng thái các thiết bị được lắp đặt trên đường ống của hệ thống cung cấp nước chữa cháy để đảm bảo cung cấp về lưu lượng, áp lực khi có cháy.

+ Độ chuẩn xác của các van lắp đặt trên đường ống.

– Kiểm tra họng nước chữa cháy: Số lượng các họng nước, số vòi, lăng và tình hình sử dụng chúng trong điều kiện cháy.

+ Tại vị trí các họng nước trong nhà của hệ thống có đảm bảo theo quy định của tiêu chuẩn không và điều kiện tiếp cận để bảo quản, sử dụng chúng.

Kết thúc kiểm tra hoạt động hệ thống cung cấp nước chữa cháy:

Sau khi tiến hành kiểm tra, các thành viên trong đoàn kiểm tra họp để thống nhất kết quả kiểm tra

Sau khi tiến hành kiểm tra, các thành viên trong đoàn kiểm tra họp để thống nhất kết quả kiểm tra

Sau khi tiến hành kiểm tra, các thành viên trong đoàn kiểm tra họp để thống nhất kết quả kiểm tra gồm các nội dung cơ bản sau:

– Thảo luận và thống nhất về tình trạng hoạt động và các hư hỏng, thiếu sót của hệ thống cung cấp nước chữa cháy.

– Thống nhất các biện pháp và giải pháp khắc phục.

– Thống nhất thời hạn khắc phục những hư hỏng, thiếu sót. Chú ý thời hạn khắc phục phải tính đến điều kiện thực tế của cơ sở.

– Những kết quả nội dung kiểm tra hoạt động hệ thống cung cấp nước chữa cháy và kiến nghị của đoàn kiểm tra được đưa vào biên bản kiểm tra, có chữ ký của các bên, một bản báo cáo cho lãnh đạo chịu trách nhiệm quản lý cơ sở.

Phòng cháy chữa cháy 3S cung cấp dịch vụ bảo trì hệ thống PCCC

Đối với việc vận hành hệ thống PCCC, việc bảo trì rất quan trọng, giúp hệ thống hoạt động được trơn tru và hiệu quả.

Là một trong những nhà thầu thiết kế thi công Hệ thống PCCC chuyên nghiệp, hàng đầu tại Hà Nội với chi phí phải chăng, Công ty TNHH PCCC 3S Việt Nam nhận nâng cấp, bảo trì và sửa chữa Hệ thống PCCC. Bao gồm:

  • Nâng cấp Hệ thống PCCC để đủ điều kiện xin cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện PCCC.

  • Bảo trì, sửa chữa hệ thống báo cháy hoạt động không chính xác.
  • Bảo trì, sửa hệ thống chữa cháy tự động, bán tự động không hoạt động hoặc hoạt động không đạt tiêu chuẩn.

  • Bảo trì hệ thống thoát nạn, tăng áp, thông gió, hút khói, chống sét,….
  • Thay mới định kỳ các trang thiết bị của hệ thống PCCC hết hạn sử dụng.

  • Hướng dẫn sử dụng hệ thống, trang thiết bị hệ thống PCCC và xử lý tính huống khi xảy ra sự cố.
  • .v…

– Quý khách hàng có nhu cầu nâng cấp, bảo trì hoặc sửa chữa hệ thống PCCC vui lòng liên hệ 3S Việt Nam theo Hotline: 091.316.8088 hoặc Email:phongchay3s@gmail.com để được hỗ trợ.

Sử dụng gas như thế nào cho an toàn không cháy, nổ

Hiện nay, hầu hết các hộ gia đình, quán ăn, nhà hàng, trường học bán trú… ở Việt Nam đã và đang sử dụng gas để đun nấu hàng ngày, chỉ còn rất ít sử dụng bếp củi, than ở nông thôn và một số đã chuyển sang sử dụng bếp điện, bếp từ. Và thỉnh thoảng đâu đó chúng ta vẫn nghe nhiều người e dè, lo lắng, sợ sệt… cháy, nổ gas.

Việc sử dụng gas trong sinh hoạt và kinh doanh hàng ngày đã trở nên phổ biến, thông dụng nhưng kiến thức an toàn về PC&CC và kỹ năng xử lý sự cố khi sử dụng gas của nhiều người vẫn còn hạn chế, khiếm khuyết, thậm chí sai lầm. Có bao giờ bạn tự hỏi: bếp gas nhà mình đã an toàn chưa? mình sẽ làm gì để bếp gas nhà mình an toàn? mình sẽ làm gì khi bình gas bị rò rỉ, bếp gas nhà mình bị cháy, nổ?…

Hàng loạt vụ cháy, liên quan đến kinh doanh, sử dụng gas trong thời gian qua đã cảnh báo mỗi chúng ta hãy nhanh chóng tìm hiểu, nắm bắt các kiến thức, kỹ năng về PC&CC và tuân thủ đúng quy trình an toàn trong sử dụng gas để không phải hối tiếc sau khi cháy, nổ đã xảy ra: vụ cháy tại tầng 7, Chung cư Fideco Riverview, Phường Thảo Điền, Quận 2, ngày 07/01/2018, nguyên nhân do nấu ăn quên tắt bếp gas; vụ cháy tại phòng trọ, hẻm 903 Trần Xuân Soạn, Phường Tân Hưng, Quận 7, ngày 14/4/2017, chết 01 người, nhận định nguyên nhân ban đầu do nổ bình gas mi ni; vụ cháy tại Quán hủ tíu dê Phúc Ký, 514 Lũy Bán Bích, Phường Hòa Thạnh, Quận Tân Phú, ngày 18/10/2015, làm chết 02 người, nguyên nhân do bất cẩn trong sử dụng gas

Hiện trường một vụ cháy, nổ

Để tích cực phòng ngừa cháy, nổ trong sử dụng gas; đặc biệt là trong khi Tết Nguyên đán cận kề, Cảnh sát PC&CC Thành phố khuyến cáo đến chủ các hộ gia đình và thành viên, người đứng đầu, cán bộ công nhân viên các nhà hàng, cửa hàng, trường học… có sử dụng gas để đun nấu nêu cao ý thức tự giác, chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật về PC&CC; tăng cường các giải pháp PC&CC như:

Một là, khi mua bình gas, bếp gas và các phụ kiện nên chọn chính hãng, có các thiết bị an toàn như: rơ le an toàn khi tắt lửa, tơ le an toàn khi quá nhiệt…

Hai là, bếp đặt trên nền vật liệu không cháy cách tường 15 cm, phía bên trên bếp không để các vật sắc, nhọn. Lắp đặt thêm đầu báo rò rỉ gas để phát hiện và xử lý sự cố rò rỉ gas sớm nhất. Không dán số điện thoại kêu gas trên bình gas để đề phòng sử dụng điện thoại cạnh bình gas.

Ba là, không che chắn bếp bằng vật liệu dễ cháy.

Bốn là, vị trí đặt bếp tránh gió lùa trực tiếp dễ gây tắt lửa khi đang đun nấu.

Năm là, đặt bếp cao hơn bình gas, không để ống dẫn gas chạm vào bề mặt nóng của bếp.

Sáu là, bình gas đặt cố định tại vị trí dễ thao tác, thông thoáng, đặt bình thẳng đứng, không tồn trữ nhiều bình gas trong nhà hay tại tầng hầm.

Bảy là, không bố trí bàn thờ, bếp than, bếp củi, cầu dao điện… gần với khu vực đặt bếp, bình gas; không để các chất dễ cháy như cồn, xăng dầu, sơn… trong tủ, hộc bếp.

Tám là, trước khi sử dụng bếp phải kiểm tra các bộ phận chia lửa đảm bảo ăn khớp đúng vị trí.

Chín là, khi thao tác đánh lửa bếp nhiều lần mà không thành công phải để hơi gas trên bếp khuếch tán hết mới tiếp tục thao tác đề phòng ngọn lửa bùng cháy lớn gây nguy hiểm.

Mười là, khi vào bếp phải ngửi xem có mùi gas rò rỉ hay không trước khi bật, tắt các thiệt bị điện; nếu có rò rỉ gas thì tuyệt đối không điều khiển điện, nhẹ nhàng mở các cửa cho thông gió, khóa bình gas, ra xa khu vực rò rỉ gas điện thoại cho cửa hàng cung cấp hoặc điện thoại cho lực lượng Cảnh sát PC&CC đến xử lý gấp.

Khi xảy ra cháy, nổ tìm mọi cách báo cháy nhanh nhất cho lực lượng Cảnh sát PC&CC theo  số máy 114, đồng thời tổ chức chữa cháy và cứu nạn kịp thời, có hiệu quả.

Tấn Tài

Chiến thuật chữa cháy đường hầm(11/10/2012 10:47)

1. Những đặc điểm đặc trưng liên quan đến chiến thuật chữa cháy đường hầm: Để đáp ứng nhu cầu về giao thông cũng như hạn chế vấn nạn kẹt xe và đảm bảo mỹ quan đô thị nói chung và đặc biệt là các thành phố lớn, có mật độ dân cư đông đang là vấn đề cấp bách hiện nay và cả trong tương lai.
Đảng và Nhà nước ta đang có những chủ trương lớn trong việc quy hoạch và xây dựng mới các đường hầm vượt sông, đường hầm thông qua núi cụ thể như đường hầm Đèo Hải Vân ở Đà Nẵng, đường hầm Thủ Thiêm ở Thành phố Hồ Chí Minh.

Nhưng để chủ động trong công tác phòng cháy và chữa cháy đường hầm và cứu nạn – cứu hộ khi xảy ra sự cố cháy, nổ trong đường hầm, Sở CS PCCC Thành phố nghiên cứu những đặc điểm có liên quan đến đường hầm để từ đó có những giải pháp, biện pháp phòng cháy cũng như công tác chữa cháy đường hầm, cứu nạn – cứu hộ khi có cháy xảy ra.

Các đám cháy xảy ra trong tầng hầm có thể được chia thành 2 nhóm nguyên nhân chủ yếu là nhóm nguyên nhân cháy do nội sinh và nhóm nguyên nhân cháy do ngoại sinh:

Nhóm nguyên nhân cháy do nội sinh là do phát sinh cháy trong bản thân hệ thống các thiết bị, máy móc, công nghệ của đường hầm.

Nhóm nguyên nhân cháy ngoại sinh do phát sinh cháy, nổ từ các phương tiện lưu thông qua đường hầm.

 Khi xảy ra cháy trong công trình hầm, ngầm và đường hầm nói riêng thì trong giai đoạn đầu sự phát triển của đám cháy diễn ra tương tự như ở các đám cháy trong các công trình xây dựng trên mặt đất vì trong thể tích các công trình hầm đã sẵn có không khí để cung cấp cho quá trình cháy.

Sau khoảng thời gian 10-30 phút, không khí cung cấp cho vùng cháy dần hết và đám cháy vì thế cũng phát triển chậm lại, đồng thời sẽ tỏa ra rất nhiều khói và nhiệt độ cao. Sau đó cháy chỉ diễn ra mạnh ở những nơi không khí được cung cấp đầy đủ.

Cháy trong đường hầm bị hạn chế khả năng trao đổi khí, làm cho sự cháy diễn ra thiếu oxy và tạo thành nhiều sản phẩm cháy không hoàn toàn như khí CO rất độc hại cho cơ thể con người.

Toàn bộ các sản phẩm cháy, khói, khí độc của các đám cháy trong đường hầm thường bị tích tụ lại trong đường hầm mà ít được thoát ra ngoài, chúng tạo thành một vùng khói mù mịt, bao trùm và bịt kín xung quanh điểm cháy làm cho khả năng quan sát, trinh sát và tìm ra điểm cháy hết sức khó khăn.

Nhiệt độ đám cháy trong đường hầm rất cao, có thể lên tới 1000oC thậm chí cao hơn, nhiệt lượng cháy tỏa ra rất lớn có thể dẫn đến biến dạng các kiến trúc, kết cấu của đường hầm, đối với các đám cháy lớn và lâu dài thậm chí có thể làm sụp đổ cục bộ một phần đường hầm vì thế các đám cháy trong đường hầm cũng rất nguy hiểm đặc biệt các điểm cháy nằm sâu phía trong đường hầm, rất khó cho việc trinh sát, xác định gốc lửa. Chỉ huy chữa cháy đường hầm cũng khó khăn khi ra lệnh triển khai các đội hình chiến đấu và phân công nhiệm vụ cho các mũi tấn công.

Cháy đường hầm Tauern ở Austria,

ngày 23/5/1999 làm 12 người chết, 39 người bị thương

Do trong đường hầm không gian hẹp các phương tiện giao thông lớn, lại nhiều rất khó khăn trong việc di chuyển thoát nạn nên đám cháy trong tầng hầm thường rất dễ gây hốt hoảng cho nạn nhân, đặc biệt số người lưu thông trong đường hầm trên các phương tiện giao thông là rất đông. Khi sự cố xảy ra bản năng tâm lý rối loạn khiến nạn nhân không còn đủ tỉnh táo để nhận định tình hình, phán đoán xu hướng xảy ra. Hình ảnh khói lửa mịt mù, nóng và ngạt của đám cháy khiến nạn nhân chỉ còn tìm cách thoát làm sao nhanh nhất ra khỏi đám cháy, bất chấp hậu quả. Vì thế, nạn nhân có những hành động vội vàng hấp tấp, không hợp lý, thiếu chính xác… Tất cả những điều đó sẽ là trở ngại lớn cho lực lượng tham gia cứu người, hướng dẫn thoát nạn.

Trong đường hầm thường xuyên sử dụng hệ thống ánh sáng nhân tạo, khi sự cố xảy ra điện trong đường hầm bị cắt toàn bộ hệ thống ánh sáng, ánh sáng từ đèn sự cố không đảm bảo độ sáng cũng như thời gian chiếu sáng để phục vụ cho công tác cứu chữa, chỉ huy chữa cháy đường hầm. Vì vậy đây cũng là một trở ngại lớn trong công tác trinh sát, quan sát đám cháy và chỉ huy chữa cháy đường hầm.

2. Diễn biến của đám cháy trong đường hầm:

2.1. Diễn biến đám cháy trong giai đoạn đầu:

Cháy đường hầm có những đặc thù riêng so với bên ngoài trời, không gian trong hầm nhỏ và kín, nếu có sự cố cháy nổ xảy ra, công tác chữa cháy, cứu hộ – cứu nạn sẽ gặp rất nhiều khó khăn: Khói, ách tắc giao thông, tiếp cận đám cháy để chữa cháy đường hầm  gặp rất nhiều khó khăn.

Nếu có sự cố cháy, nổ xảy ra, không chữa cháy đường hầm kịp thời, sau 10 phút dẫn đến: các chất khí độc hại: CO, CO2, SO2, NO2, HCl, … lẫn trong khói tích tụ trong không gian hẹp (tốc độ gió bằng không) lớp khói bị hạ nhiệt độ, phân tầng và lan rộng nhanh trong hầm, ngoài ra lượng khói tỏa ra còn làm giảm nồng độ ôxy không khí xung quanh vùng xảy ra cháy và làm giảm tầm quan sát nhanh chóng, từ mức giới hạn 65%/100m xuống dưới 10%/100m. Nồng độ ôxy giảm 14 đến 16% thể tích gây khó thở, nếu giảm dưới 9% đe doạ nghiêm trọng sự sống của con người nếu không kịp thoát hiểm.

Tuy nhiên dọc theo hầm có 2 đường thoát hiểm, thoát hiểm theo hầm chính và thoát hiểm theo hầm thoát hiểm, dọc theo 2 làn xe chạy của đường hầm có nhiều cửa thoát hiểm để đến nơi an toàn, vì vậy nguy cơ xảy ra sự cố trên là thấp.

Ngoài ra, không loại trừ các trường hợp cố ý phá hoại, gây ra các sự cố cháy nổ trong hầm, nhằm mục đích phá hoại nền kinh tế, làm bất ổn về chính trị.

Cháy đường hầm Mont Blanc giữa Pháp và Ý,

ngày 24/3/1999 làm 39 người thiệt mạng

2.2. Đặc điểm nguy hiểm cháy, nổ của các chất cháy chủ yếu trong đường hầm:

Chất cháy luôn tồn tại trong hầm chủ yếu là các loại phương tiện lưu thông trong hầm và hàng hóa trên các loại phương tiện đó. Nhìn chung các loại chất cháy này rất đa dạng nhưng tồn tại chủ yếu là thường xuyên là: xăng dầu (trong xe ôtô), cao su (lốp xe, đệm mút trên xe), …

2.2.1. Chất cháy là xăng dầu:

Xăng dầu là chất lỏng không tan trong nước, có tỷ trọng nhẹ hơn nước nên có thể cháy trên mặt nước. Là chất lỏng có tính nguy hiểm nổ cao, đặc biệt khi hổn hợp với không khí.

Xăng dầu có tốc độ cháy lan rất lớn: VL = 30m/phút .

Xăng dầu có đặc điểm luôn bay hơi ở điều kiện bình thường hơi xăng dầu nặng hơn không khí 3 – 5 lần nên nó thường bay là là trên mặt đất và động lại ở các hố trũng tạo ra môi trường nguy hiểm cháy, nổ rất cao nên có khả năng bắt cháy khi có nguồn nhiệt tác động vào.

Xăng dầu khi cháy còn tỏa ra một nhiệt lượng lớn và nhiệt độ tại vùng cháy rất cao, đồng thời, còn tạo ra một lượng khí rất độc đậm đặc và thường kèm theo hiện tượng sôi trào, phụt bắn gây cháy lớn và cháy lan.

Do có đặc điểm như vậy, cho nên khi xảy ra cháy, đám cháy sẽ nhanh chóng lan nhanh kèm theo rất nhiều khói và khí độc. Sự tỏa nhiệt ra môi trường xung quanh rất lớn. Chính những điều này đã gây cản trở sự tiếp cận của điểm cháy của lực lượng phòng cháy chữa cháy dẫn tới việc công tác cứu người và tổ chức triển khai chữa cháy không đạt hiệu quả cao.

2.2.2. Chất cháy là cao su:

Cao su là loại hợp chất cao phân tử của Hydrocacbon không no.

Nhiệt độ nóng chảy là 1200C.

Nhiệt độ phân huỷ là 2500C, khi phân hủy tạo thành các sản phẩm độc hại.

Nhiệt độ bốc cháy từ 2200C – 3200C.

Khi cháy vận tốc cháy đạt từ 0,6 – 1m/phút, đồng thời sinh ra một lượng lớn khói và sản phẩm cháy độc hại như: CO2, CO, SO2 …. Nếu nồng độ khí COđạt đến 4,5% có thể làm ngất và gây tử vong, nồng độ khí CO đạt đến 0,4% sẽ gây tử vong.

3. Khả năng cháy lan và nguy hiểm đối với con người trong quá trình cháy:

Nguy cơ xảy ra cháy trong đường hầm phần lớn đến từ các loại phương tiện tham gia giao thông trong hầm, tuy nhiên, nguy cơ này cũng được giảm thiểu, do quy định cấm các phương tiện chở các loại vật liệu và chất dễ cháy, nổ, chất độc hại… tham gia giao thông qua hầm. Hàng ngày, lưu lượng phương tiện tham gia giao thông trong hầm rất lớn vì đây là tuyến đường lưu thông chính của các tĩnh với nhau, bình quân đạt tương đương 6000 xe/24 giờ, có những ngày cao điểm phương tiện qua hầm đạt 8500 xe/24 giờ. Có những thời điểm số lượng phương tiện lưu thông trong hầm đạt hàng 100 xe, bao gồm: Xe đầu kéo, xe tải, xe ca, xe con vì vậy luôn luôn tiềm ẩn nguy cơ cháy nổ  xảy ra bất cứ lúc nào.

Nguy cơ xảy ra sự cố cháy, nổ xếp chồng, cháy nhiều xe cùng một lúc cũng có thể xảy ra do: Đường hầm có hai độ dốc dọc, từ cửa hầm và ý thức của lái xe không chấp hành nghiêm túc các quy định khi tham gia giao thông trong hầm, vi phạm khoảng cách với xe trước, nếu có cháy, nổ có tràn nhiên liệu xảy ra, lượng nhiên liệu xe chảy dọc theo cống thoát nước hai bên đường hầm dẫn đến có nguy cơ cháy lan ra các phương tiện dừng gần xe bị cháy, đây là thời điểm rất khó khăn cho việc cứu chữa đám cháy: Nhiều chất cháy do các phương tiện vận chuyển, nhiên liệu hoạt động của phương tiện sẽ tham gia quá trình gây cháy trong hầm sẽ làm nhiệt lượng đám cháy tỏa ra lớn, khả năng tiếp cận đám cháy khó khăn, cường độ phá hủy của ngọn lửa lớn, giảm tầm quan sát, giảm nồng độ ôxy.

II. ĐIỀU HÀNH CHỈ HUY CHỮA CHÁY, CỨU NẠN – CỨU HỘ KHI CÓ SỰ CỐ XẢY RA TRONG ĐƯỜNG HẦM:

1. Tổ chức các hoạt động chữa cháy và cứu nạn – cứu hộ trong đường hầm:

1.1. Trinh sát đám cháy:

Công tác trinh sát phải được tiến hành hết sức khẩn trương ngay từ khi đến đám cháy, qua trinh sát sẽ giúp cho chỉ huy chữa cháy nắm chắc được tình hình diễn biến, tính chất, mức độ nguy hiểm của đám cháy, mức độ khói, khí và sản phẩm cháy để áp dụng chiến, kỹ thuật chữa cháy thích hợp.

Nhanh chóng thu thập các thông tin ban đầu từ Ban quản lý đường hầm, xác định chất cháy, vị trí cháy, số lượng, mật độ phương tiện và lượng người chưa thoát ra khỏi đường hầm cũng như xác định khả năng cô lập đường hầm, ngăn chặn các xe vào ở hai đầu đường hầm, công tác thông gió, thoát khói và tổ chức cho người và các phương tiện thoát ra khỏi đường hầm.

Có thể chia thành 2 tổ trinh sát tiếp cận đám cháy theo 2 hướng vào đường hầm, mỗi tổ ít nhất 3 người trở lên và có các trang bị phương tiện cần thiết như: Mặt nạ phòng độc, đèn pin, bộ đàm, các trang thiết bị an toàn khác,…và thực hiện các nhiệm vụ sau:

Tổ chức hướng dẫn người trên các phương tiện thoát nạn qua các đường thoát nạn của đường hầm ra hướng gần nhất, tập trung tại khu vực tập kết ở hai cửa hầm để cung cấp thông tin về người và phương tiện trong hầm cho lực lượng chữa cháy và cứu nạn – cứu hộ khi cần thiết.

Tìm kiếm người bị nạn trong đám cháy, kể cả ở khu vực lân cận, lửa đang cháy lan và khu vực khói, nhiệt, sản phẩm cháy đang uy hiếp họ để có biện pháp cứu nạn kịp thời.

Xác định chất cháy, khả năng cháy lan của đám cháy sang các phương tiện lưu thông trong đường hầm, đặc biệt các phương tiện chứa chất dễ cháy, nổ và các phương tiện có nhiều người để có biện pháp tạo khoảng cách an toàn cũng như tổ chức làm mát chống chống cháy lan, cháy lớn.

Xác định khả năng hoạt động của các cửa thoát nạn dẫn vào đường hầm thoát nạn. Khả năng hoạt động của hệ thống phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn – cứu hộ trong đường hầm.

Xác định mức phát xạ nhiệt của đám cháy, khả năng bị nhiệt tác động đến các cấu kiện và kiến trúc xây dựng của đường hầm.

1.2. Hướng dẫn thoát nạn và cứu người bị nạn:

Công tác cứu người bị nạn trong đám cháy là một trong những nhiệm vụ quan trọng của lực lượng chữa cháy. Khi đến đám cháy nếu có người bị kẹt chưa thoát ra ngoài thì nhiệm vụ đầu tiên của lực lượng chữa cháy là phải nhanh chóng và tìm mọi cách cứu những người đang bị đám cháy đe dọa tới tính mạng và sức khỏe của họ ra ngoài.

Đặc biệt, khi xảy ra cháy đường hầm sự nguy hiểm nhất đe dọa trực tiếp đến sức khỏe và tính mạng con người đó là sự tác động của khói, trong đó có chứa các sản phẩm phân hủy nhiệt độc hại.

Sự nguy hiểm lớn nhất khi cháy đường hầm đối với con người là hít thở không khí có nồng độ ôxy thấp, nếu nồng độ ôxy trong không khí thấp dưới 10% (theo thể tích) sẽ gây ngất và nếu giảm tới 6% sẽ gây co giật và nếu không kịp thời cấp cứu sẽ chết trong vòng vài phút.

Nhiệt độ cao ở đám cháy cũng là một trong những yếu tố gây nguy hiểm cho con người. Nhiệt độ của đám cháy ở trong đường hầm rất cao có thể đạt tới 800 oC đến 900oC.

Sơ đồ thoát nạn khi có sự cố cháy đường hầm

Một yếu tố nguy hiểm cuối cùng ở đám cháy đối với con người cần phải kể đến đó là hiện tượng hoảng loạn. Trong tiềm thức con người luôn luôn nhận biết rằng đám cháy là mối nguy hiểm lớn đe dọa tới sự sống của con người. Do đó khi cháy xảy ra họ khiếp sợ và dẫn đến hoảng loạn. Khi hoảng loạn mọi người chen lẫn, xô đẩy lẫn nhau, ai cũng muốn thoát ra trước gây ra tắc nghẽn đường thoát nạn. Trong trạng thái hoảng loạn con người sẽ mất hết khả năng định hướng và nhận định tình hình, họ sẽ chuyển động hoảng loạn đôi khi xô đẩy, dẫm đạp lên nhau gây tai nạn và không thể thoát ra khỏi nơi nguy hiểm.

Ngay từ ban đầu khi đến đám cháy chỉ huy chữa cháy phải nhanh chóng tổ chức lực lượng và phương tiện hướng dẫn thoát nạn và cứu người bị nạn như:

Cử cán bộ chiến sỹ có trang bị đầy đủ các thiết bị an toàn, đèn pin, mặt nạ phòng độc,… kịp thời vào nơi có người bị nạn để tổ chức hướng dẫn thoát nạn vào đường hầm thoát nạn cũng như tổ chức đưa người bị nạn ra nơi an toàn và kịp thời sơ cấp cứu ban đầu và phối hợp với các lực lượng phối hợp làm các nhiệm vụ tiếp theo.

1.3. Tổ chức các hoạt động chiến đấu để dập tắt đám cháy trong dường hầm:

Trong việc tổ chức chữa cháy đường hầm thì chỉ huy chữa cháy nhất thiết phải thành lập Ban chỉ huy chữa cháy, Ban tham mưu, công tác hậu cần phục vụ chữa cháy đường hầm… và phải tập trung nhiều lực lượng phương tiện. Tính toán lực lượng và phương tiện cần thiết phải tập trung để chữa cháy đường hầm.

Quyết định hướng tấn công chính, đưa ra chiến thuật, kỹ thuật tổ chức chữa cháy. phân công các khu vực chiến đấu, như; khu vực làm mát, khu vực dập tắt đám cháy, khu vực đảm bảo an toàn cho CBCS và phương tiện, phải xác định đường thoát nạn củng như công tác cứu nạn, cứa hộ trong đám cháy… Những người không có nhiệm vụ ra khỏi phạm vị khu vực nguy hiểm.

Triển khai các đội hình chữa cháy đường hầm trước hết bằng lực lượng, phương tiện chữa cháy tại chỗ. Sử dụng các lăng phun từ hệ thống chữa cháy của đường hầm để chữa cháy, tùy theo các loại chất cháy mà lựa chọn chất chữa cháy là bọt hoặc nước để chữa cháy. Đồng thời với công tác chữa cháy là sử dụng các lăng phun nước để làm mát cho công tác thoát nạn, cứu người bị nạn, các chiến sỹ chữa cháy và làm mát các cấu kiện xây dựng trong đám cháy.

Song với triển khai của lực lượng tại chỗ, sử dụng các xe chữa cháy của lực lượng chữa cháy chuyên nghiệp để chữa cháy. Các xe chữa cháy đỗ phía ngoài cửa hầm, triển khai các đội hình chữa cháy dọc theo đường hầm để dập tắt đám cháy và làm mát, cứu người bị nạn.

Sơ đồ bố trí các lăng chữa cháy trong đường hầm

Tìm nguồn nước gần nhất, triển khai các đội hình tiếp nước cho các xe chữa cháy đang chiến đấu tại mặt lửa, đảm bảo nước liên tục cho các xe chữa cháy.

Khi các lực lượng chi viện đến nơi, chỉ huy phân công chữa cháy ở các khu vực chiến đấu đảm bảo cô lập đám cháy, khống chế và dập tắt hoàn toàn đám cháy nhanh và hiệu quả nhất.

2. Các biện pháp kỹ thuật an toàn trong chữa cháy đường hầm:

Do đặc điểm cháy đường hầm tạo nên nhiều yếu tố nguy hiểm như nhiệt độ cao, khói, khí độc và có khả năng công trình bị sụp đổ … vì thế người chỉ huy chữa cháy cần lưu ý việc thực hiện các biện pháp kỹ thuật an toàn cho lực lượng phương tiện tham gia chữa cháy đường hầm.

Phải trang bị đầy đủ các loại phương tiện hiện đại để đảm bảo trong quá trình tiếp cận đám cháy như thiết bị phòng chống khói, khí độc, các lực lượng trực tiếp chiến đấu trong hầm. Kiểm tra kỹ các loại phương tiện kỹ thuật trước khi sử dụng. Lực lượng làm việc trong đường hầm phải tổ chức chặt chẽ, quy định cụ thể quy trình thực hiện và thông tin, báo cáo rõ ràng để thường xuyên liên hệ, kiểm tra lẫn nhau, khi gặp sự cố phải cứu trợ kịp thời. Đặc biệt là khi thực hiện các nhiệm vụ chiến đấu phải bám sát nội dung phương án chữa cháy đề ra. Có như vậy, kết quả cứu chữa mới cao, đảm bảo an toàn và chủ động trong công tác chữa cháy đường hầm.

Khởi động các quạt hút khói của hầm để đẩy khói ra khỏi đường hầm tạo điều kiện thuận lợi cho công tác thoát nạn và chữa cháy.

 

                                                                 Đại tá Nguyễn Quang Nhật –

                                                                  Trưởng Phòng Hướng dẫn, Chỉ đạo  về chữa cháy

Continue reading “Chiến thuật chữa cháy đường hầm(11/10/2012 10:47)”

10 điều bạn phải biết khi nhà bị cháy – Kỹ năng sinh tồn

Phòng cháy, chữa cháy: 10 điều bạn phải biết khi nhà bị cháy – Kỹ năng sinh tồn

 Thời gian gần đây có khá nhiều vụ cháy nhà xảy ra và không ít tai nạn thương tâm xảy ra do mọi người không biết làm gì để thoát hiểm. Bài viết sau đây sẽ đưa ra cho các bạn 10 điều quan trọng mà bạn cần phải lưu ý khi có cháy nhà hoặc hỏa hoạn. Đây là  một trong những yếu tố quan trọng trong việc nâng cao kiến thức phòng cháy chữa cháy.
ảnh cháy nhà,hỏa hoạn,làm gì khi cháy nhà,kỹ năng sinh tồn,kỹ năng sống

1. Báo cho tất cả mọi người biết có cháy.

Bất cứ hệ thống phòng cháy chữa cháy, việc thông báo chỉ được thiết kế dành cho tổng thể toàn nhà, khu căn hộ. Tuy nhiên, bạn phải đảm bảo rằng tất cả mọi người trong nhà biết có cháy – hét lên và tập hợp mọi người lại.

2. Biết đường thoát

Khi có thông báo của hệ thống phòng cháy, chữa cháy, một kế hoạch thoát thân có thể giúp mọi thành viên trong gia đình thoát khỏi ngôi nhà đang cháy. Đối với một gia đình, nên nghiên cứu và đưa ra phương án phù hợp nhất. Lời khuyên là hãy ra ngoài thật nhanh và an toàn. Khói từ đám cháy có thể gây khó nhìn mọi đồ vật, vì thế, việc học và nhớ các cách ra khỏi nhà là rất quan trọng. Có bao nhiêu lối thoát hiểm? Làm thế nào để đi tới những lối thoát hiểm đó? Vì thế, cả gia đình nên cùng vẽ một bản đồ cho kế hoạch thoát hiểm của mình.

3. Khi thoát hiểm, cần nhớ những điều sau:

  • Không cố thu những đồ có giá trị hay đi tìm vật nuôi trong nhà
  • Không tìm hiểu đám cháy
  • Bò trên sàn nhà nếu có khói – không khí sạch hơn ở gần sàn nhà, vì thế, để mũi càng thấp càng tốt; hãy nhớ – khói rất độc, và có thể giết bạn
  • Khi ra ngoài, chỉ mở cửa bạn cần và đóng tất cả các cửa đang mở để ngăn đám cháy lan nhanh
  • Trước khi mở cửa, hãy đặt mu bàn tay lên cánh cửa, nếu thấy ấm, đừng mở – mặt kia của cánh cửa đang cháy. Dùng mu bàn tay để thử, không dùng lòng bàn tay. Vì lòng bàn tay bị bỏng sẽ cản trở việc thoát thân của bạn khi bạn bò hay xuống thang cứu hỏa.
  • Nếu đang chạy thoát cùng người khác, hãy đi cùng nhau nếu có thể
  • Lên kế hoạch 1 cuộc thoát hiểm an toàn

Cần tìm hiểu rõ ràng thiết kế của hệ thống phòng cháy, chữa cháy của nhà bạn. Rất có thể lối thoát bị cháy hoặc có khói, vì thế, bạn cần phải biết những lối thoát khác ở chỗ nào. Ngoài ra, nếu bạn sống trong chung cư, bạn cũng cần phải biết cách tốt nhất đến cầu thang hay các lối thoát hiểm khác.

4. Các biện pháp an toàn

  • Nếu bạn đang ở trong phòng đóng cửa khi nhà bị cháy, bạn cần phải áp dụng các biện pháp sau:
  • Kiểm tra xem có lửa hay khói vào nhà qua các khe trên cửa hay không (Bạn đang kiểm tra để xem có lửa ở mặt sau hay không.)
  • Nếu nhìn thấy khói bốc lên từ phía dưới cửa – không được mở cửa!
  • Nếu không nhìn thấy khói – hãy đặt mu bàn tay vào cánh cửa. Nếu cánh cửa nóng hay rất ấm -không được mở cửa!
  • Nếu không nhìn thấy khói – và cánh cửa không nóng – dùng mu bàn tay nhẹ nhàng chạm vào quả đấm cửa. Nếu quả đấm cửa nóng hoặc rất ấm – không mở cửa!

Đối với hệ thống phòng cháy, chữa cháy thông thường, việc đảm bảo an toàn thoát nạn là quan trọng nhất. Nếu quả đấm cửa mát, và bạn không nhìn thấy khói quanh cửa, bạn có thể mở cửa rất chậm và cẩn thận. Khi mở cửa, nếu bạn thấy lửa bùng lên, hay có khói xông vào phòng, hãy đóng cửa thật nhanh và đảm bảo chắc chẳn rằng nó đã được đóng chặt. Nếu không có khói hay lửa khi bạn mở cửa, hãy tiến thẳng đến cửa thoát hiểm của bạn.

5. Luôn giữ ở vị trí thấp

Nếu bạn thấy có khói trong nhà, hãy giữ cơ thể mình ở vị trí thấp gần sàn khi tìm đường thoát hiểm. Trên thực tế, trong một đám cháy, khói và khí độc làm nhiều người bị hại hơn là lửa. Bạn sẽ hít ít khói hơn nếu cơ thể bạn ở gần sát nền nhà. Theo tự nhiên, khói bay lên cao, vì thế, nếu có khói khi bạn đang trên đường thoát hiểm, ở vị trí thấp có nghĩa bạn bò dưới khói. Bạn có thể cúi sát xuống sàn nhà, và bò bằng bàn tay và đầu gối dưới đám khói.

ảnh cháy nhà,hỏa hoạn,làm gì khi cháy nhà,kỹ năng sinh tồn,kỹ năng sống

Đối với hệ thông phòng cháy, chữa cháy tiêu chuẩn, việc thoát hiểm luôn được lưu ý để có thể dễ dàng nhất. Thoát hiểm qua cửa dẫn ra ngoài nên là lựa chọn đầu tiên của bạn, nhưng bạn cũng có thể kiểm tra xem cửa sổ có thể là lối chạy thoát được không. Thậm chí cửa sổ trên tầng cao cũng có ích khi bạn cần giúp đỡ, từ lính cứu hỏa, hay từ người khác.

Nhờ người thân dạy bạn cách mở khóa cửa sổ, mở chúng, và bỏ tấm chắn nếu cần. Nên nhớ rằng bạn chỉ làm điều này trong trường hợp khẩn cấp! Rất nhiều trẻ nhỏ đã bị thương vì ngã qua cửa sổ.

Đôi khi, có gia đình còn có thang thoát hiểm để dùng khi cần thoát khỏi tầng cao trong nhà. Nếu trong nhà có thang, hãy nhờ người thân chỉ cho bạn cách sử dụng nó.

Ngoài việc lên kế hoạch các lối thoát hiểm, bạn cũng cần biết nơi gia đình sẽ gặp nhau ngoài trời. Điều này rất có ích vì khi hỗn loạn mọi người cần tập hợp ở một nơi, để mọi người biết rằng tất cả đều an toàn. Bạn có thể chọn hành lang khu nhà gần đó hay một nơi khác gần nhà.

Lo lắng cho thú cưng hay đồ chơi yêu thích là bình thường, nhưng khi có cháy, bạn phải bỏ chúng lại. Điều quan trọng nhất là bạn phải ra được ngoài an toàn. Bạn cũng cần nhớ rằng bạn không nên ở lại trong nhà lâu hơn thời gian bạn bắt buộc phải ở trong đó – cho dù là để gọi xe cứu hỏa. Rất có thể đã có người gọi ở bên ngoài rồi. Khi đã ra ngoài rồi, đừng quay lại để lấy bất cứ thứ gì – dù là thú cưng.

6. Nếu quần áo của bạn bị cháy:

  • Khi bạn bị bắt lửa, đừng hoảng loạn. Đừng chạy vòng quanh – bạn sẽ chỉ quạt cho ngọn lửa và làm chúng cháy nhanh hơn thôi
  • Nằm xuống – việc này giúp lửa khó lan ra hơn và giảm tác động của lửa lên mặt và đầu bạn (lửa cháy từ dưới lên trên)
  • Dập lửa – bao trùm ngọn lửa bằng vật liệu nặng, như áo khoác hay chăn, việc này giúp phá vỡ nguồn cung cấp oxi cho lửa
  • Lăn vòng quanh – lăn giúp dập lửa

7. Làm gì khi không thể ra ngoài ngay lập tức?

Nếu không thể thoát ra ngoài nhanh được qua lối thoát hiểm của hệ thống phòng cháy, chữa cháy vì lửa hay khói đã chặn mất lối thoát, nếu lối thoát hiểm của bạn bị chặn:

  • Nếu bạn ở tầng trệt, ra ngoài bằng cửa sổ – ném chăn, gối, đệm xuống đất ở bên ngoài để đỡ bạn
  • Nếu bạn không thể mở cửa sổ, hãy dùng một vật nặng để đập vỡ nó ở góc cuối -khi chạm vào các mép sắc cần dùng vải, khăn mặt, hay chăn
  • Hạ trẻ xuống càng thấp càng tốt trước khi thả bé xuống – để người lớn đỡ trẻ nếu có thể
  • Hạ thấp cơ thể bạn bằng cách đặt tay lên bậc cửa sổ trước khi thả mình xuống

Nếu không thể ra ngoài, hãy tập hợp mọi người vào một phòng:

  • Chọn một phòng có cửa sổ nếu có thể
  • Hãy ngăn khói và lửa vào qua cửa bằng cách chặn các khe hở quanh cửa với khăn trải giường, chăn, quần áo hoặc băng dính.
  • Nếu trong phòng có cửa sổ nhưng không giúp bạn thoát ra được, hãy mở nó ra và đứng trước cửa sổ để hít thở và gọi giúp đỡ.
  • Nếu bạn có thể lấy được một mảnh quần áo hay khăn mặt, hãy đặt nó trên miệng để không hít khói vào. Tốt hơn nếu bạn nhúng ướt miếng vải trước khi che lên miệng.
  • Ngay từ bây giờ, hãy nghĩ xem phòng nào là tốt nhất – bạn cần một cửa sổ có thể mở được, và nếu có thể, một chiếc điện thoại để gọi cấp cứu

Phòng cháy, chữa cháy: Dù có sợ hãi, bạn cũng không bao giờ được nấp dưới gầm giường hay phòng để đồ. Vì khi đó, sẽ rất khó khăn để lính cứu hỏa tìm ra bạn. Hãy nhớ rằng lính cứu hỏa và những người khác sẽ tìm bạn để giải thoát cho bạn. Họ tìm thấy bạn càng sớm, bạn sẽ ra ngoài được càng nhanh.

8. Gọi cứu hỏa

Khi đã ra ngoài được an toàn, hãy dùng điện thoại di động, điện thoại nhà hàng xóm, hay điện thoại công cộng để gọi dịch vụ cứu hỏa khẩn cấp. Khi nói chuyện với tổng đài viên, bạn hãy:

  • Cho biết địa chỉ chính xác của bạn
  • Nói với họ cái gì bị cháy, ví dụ như “một ngôi nhà hai tầng” chẳng hạn
  • Giải thích xem có ai bị mắc kẹt không, nếu có, họ đang ở phòng nào – bạn càng cung cấp được nhiều thông tin cho dịch vụ cứu hỏa, họ có thể giúp bạn càng nhanh và hiệu quả.

Hệ thống phòng cháy, chữa cháy chỉ có tác dụng hỗ trợ xử lý ban đầu đám cháy. Bạn cần có sự trợ giúp của lực lượng phòng cháy, chữa cháy chuyên nghiệp. Hãy nhanh tay nhất có thể vì điều đó có khả năng cứu giúp thêm nhiều người khác nữa.

9. Không quay lại

Phòng cháy, chữa cháy: Bạn nên tìm một nơi an toàn gần nhà để đợi. Nếu còn có người trong nhà, hãy đợi đội lính cứu hỏa tới. Bạn có thể kể với họ về người bị mắc kẹt và họ sẽ tìm người mắc kẹt giúp bạn nhanh hơn.

Nếu quay lại nhà bị cháy, bạn sẽ làm cho những nỗ lực cứu người mất tích của lính cứu hỏa bị chậm lại, đồng thời tự đặt bản thân vào tình huống rất nguy hiểm.

ảnh cháy nhà,hỏa hoạn,làm gì khi cháy nhà,kỹ năng sinh tồn,kỹ năng sống

10. Làm gì khi bạn sống trong chung cư cao tầng?

Nếu sống trong chung cư, bạn sẽ cần phải chuẩn bị tình huống lửa có thể bắt nguồn ngay bên ngoài căn hộ nhà bạn, hay trong cầu thang. Bạn cần tìm hiểu hệ thống phòng cháy, chữa cháy của tòa nhà mình ở. Xem phần “Lên kế hoạch chạy thoát an toàn” dưới đây để biết thêm thông tin về việc lập kế hoạch thoát hiểm – bao gồm hướng dẫn chi tiết cho các nhà cao tầng.

Nếu lửa bắt nguồn từ căn hộ của bạn hay trong cầu thang và bạn không thể ra ngoài:

  • Tập hợp mọi người vào một phòng với cửa sổ, đặt đệm, bộ đồ giường, hay quần áo quanh mép dưới của cửa để chặn khói vào phòng
  • Mở cửa sổ, hãy vẫy tấm vải ngoài cửa sổ để lính cứu hỏa biết bạn đang ở đó
  • Nếu ngọn lửa ở ngay ngoài căn hộ nhà bạn, hãy bịt kín khe cửa bằng băng dính nếu có thể, bạn cũng có thể sử dụng bộ chăn, ga giường, hay quần áo
  • Bịt lỗ thoáng khí hoặc quạt gió hướng bị cháy và và gọi cứu hỏa, cho biết số căn hộ của bạn
  • Tưới nước vào cửa nếu thấy cửa nóng

Thoát hiểm khi sống trong nhà cao tầng

Phòng cháy, chữa cháy: Sống ở tầng cao không có nghĩa là bạn sẽ nguy hiểm hơn khi có cháy. Các căn hộ cao tầng có tường, trần, và cửa chống lửa sẽ giúp chặn lửa và khói lại.

Hầu hết các kế hoạch của bạn giống như các căn nhà dưới mặt đất, nhưng có vài điểm khác biệt:

  • Bạn sẽ không thể dùng thang máy khi có cháy, vì thế, phải cân nhắc điều này khi chọn lối thoát hiểm
  • Đếm xem có bao nhiêu cửa trên đường tới cầu thang khi bạn không thể sử dụng thang máy, đề phòng trường hợp bạn không nhìn thấy đường
  • Đảm bảo rằng cầu thang bộ và cửa thoát hiểm không có chướng ngại vật và cửa không bao giờ bị khóa
  • Thường xuyên kiểm tra để đảm bảo rằng bạn có thể mở cửa cầu thang bộ từ cả hai phía
  • Nếu có cháy ở nơi khác trong tòa nhà, thông thường bạn sẽ an toàn nhất khi ở trong căn hộ của bạn, trừ khi khói và lửa làm gây hại cho bạn. Nếu bị ảnh hưởng, hãy tìm cách ra ngoài, ở ngoài, và gọi cứu hỏa

Một điều mà phongchay3s.com khuyên các bạn, đó là phòng hơn chữa. Bạn cần phải có một hệ thống phòng cháy, chữa cháy an toàn, hiệu quả trước. Trang bị những kiến thức cơ bản đối với sự cháy để đảm bảo bạn hiểu, phòng ngừa được cháy nổ. Bên cạnh đó, bạn có được lợi thế khi có những nhà tư vấn, cung cấp thiết bị, thi công hệ thống như chúng tôi. Hãy nhấc máy lên và gọi, chúng tôi sẽ tư vấn giúp bạn, khảo sát và điều chỉnh hệ thống hiệu quả nhất.

Đi chơi mà gặp hỏa hoạn thì làm gì để an toàn?

Tuyệt đối giữ bình tĩnh, gọi cứu hộ, trườn sát sàn nhà và thoát hiểm bằng cầu thang bộ là những việc du khách nên làm nếu gặp hỏa hoạn khi du lịch. Trước hết, bạn cần phải tìm hiểu xem khách sạn, nhà nghỉ của bạn có được trang bị đầy đủ, được thi công phòng cháy chữa cháy đầy đủ không. Trang bị phòng cháy chữa cháy như thế nào.
Đi chơi mà gặp hỏa hoạn thì làm gì để an toàn?
ảnh minh họa
 Kiểm soát việc đặt phòng, đặt phương tiện
Ban cần phải lưu ý những yếu tố cơ bản như đầu báo khói, đầu báo cháy, chuông báo cháy cũng như lưu ý quan sát hệ thống cửa thoát hiểm để trong tình huống bất khả kháng có thể thoát hiểm và dẫn người thân thoát ra nơi an toàn. Kiểm tra xem hệ thống phòng cháy chữa cháy của nơi bạn nghỉ có được đảm bảo, nếu có thắc mắc thì nên đặt câu hỏi với hướng dẫn viên, nhân viên để được chỉ đầy đủ, hướng dẫn chi tiết.
Bình tĩnh là yếu tố sống còn

Hệ thống phòng cháy chữa cháy tốt, cộng với khả năng phản ứng hiệu quả của mọi người sẽ đem lại hệ số an toàn cao hơn.

Nhiều thống kê cho thấy số người tử vong vì ngạt khói nhiều hơn do cháy.

Do đó, dù đám cháy xảy ra ở trong khách sạn hay ngoài trời bạn cũng nên cố gắng giữ bình tĩnh cho mình và cả những người xung quanh.

Tuyệt đối không hoảng loạn, vì càng mất bình tĩnh khả năng sai sót càng cao, cơ hội sống càng giảm.

Nên làm gì?

Khi xảy ra cháy nổ, bạn cần phải thật bình tĩnh. Trong điều kiện hệ thống phòng cháy chữa cháy hoạt động bình thường thì bạn sẽ được cảnh báo và thực hiện theo chỉ dẫn.

Bạn cần định đám cháy đã lan đến phòng mình hay chưa bằng việc hơ tay lên nắm đấm cửa.

Nếu thấy nắm đấm cửa không nóng nghĩa lửa chưa lan đến.

Tuy nhiên bên ngoài có thể rất nhiều khói nên bạn không nên mở cửa lao thẳng ra ngoài mà nên mở hết các cửa sổ phòng mình thuê.

Lấy chăn, ga, khăn, quần áo ngâm nước rồi nhét chặt vào các khe, rãnh cửa, cốt ngăn khói tràn vào phòng.

Sau đó gọi điện cứu hộ khẩn cấp.

Nếu lửa và khói vẫn đang ở phía xa, bạn có thể mở cửa để thoát ra ngoài theo lối cầu thang bộ. Nên dùng khăn ướt trùm lên đầu, bịt mũi, miệng và trườn thấp sát sàn để tránh hít phải khói độc.

Nếu đám cháy đang lan đến gần mình hãy bỏ lại tất cả đồ đạc để tìm cách thoát thân.

Dùng bất cứ vật dụng gì có thể dập lửa như bình cứu hỏa, vòi nước để dập tắt bớt ngọn lửa.

Làm ướt toàn bộ quần áo trên người mình và tìm cách thoát ra bằng lối thoát hiểm gần nhất.

Lưu ý rằng bạn chỉ nên trèo qua cửa sổ để thoát thân nếu phòng bạn thuê nằm ở tầng 1. Phòng ở tầng cao hơn cần đợi cứu hộ.

Không nên sử dụng thang máy, vì đám cháy có thể gây chập các nguồn điện khiến thang máy không hoạt động giữa chừng. Trường hợp này hiện nay hệ thống phòng cháy chữa cháy đã được nâng cấp liên động với các hệ thống khác và được cấp nguồn riêng nên nếu khi xảy ra hỏa hoạn thì lập tức thang máy sẽ chuyển về tầng 1 mà mở cửa. Bạn đang trong thang máy thì không được hoảng loạn, đợi thang máy xuống tầng 1 thì chạy ra hoặc gọi điện cứu hộ từ hệ thống trong thang máy.

Đề phòng hỏa hoạn như thế nào?

Không giống như bão hay động đất, hỏa hoạn không thể dự báo trước, nhất là đám cháy đó xảy ra ở nhà hàng hay khách sạn.

Không ai trong chúng ta mong muốn gặp hỏa hoạn trong kỳ nghỉ của mình, nhưng hãy luôn nâng cao cảnh giác, đề phòng, tăng khả năng sống sót của mình bằng một số kỹ năng cơ bản.

Nếu đặt phòng khách sạn qua mạng, cần tìm hiểu kỹ về địa điểm đó có thuận lợi cho các công tác cứu hộ hay không, từng có đánh giá xấu nào về hỏa hoạn hay thiên tai hay chưa.

Khi nhận phòng, nên đọc ngay bản hướng dẫn về quy định sử dụng phòng, chỉ dẫn thoát hiểm. Thông thường bản hướng dẫn này được dán ngay sát cửa ra vào, gần công tắc điện.

Tự mình tìm kiếm lối thoát hiểm gần phòng mình nhất.

Đặc biệt, mỗi du khách trước khi đi du lịch nên tìm hiểu thông tin và trang bị cho mình những kỹ năng thoát hiểm trong tình huống gặp động đất, hỏa hoạn hay bão.

Trong mọi trường hợp khẩn cấp, những kỹ năng này đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ mạng sống của chính bạn và mọi người xung quanh.

Tuoitre.vn

Những công nghệ chữa cháy hiện đại nhất thế giới dành cho các tòa chung cư cao tầng

Những công nghệ chữa cháy hiện đại nhất thế giới dành cho các tòa chung cư cao tầng

Trang Thu | 

Hình minh họa

Nếu những công nghệ chữa cháy sau được ứng dụng thì các đám cháy tại chung cư cao tầng sẽ có thể được kiểm soát nhanh chóng, giảm thiểu thương vong nhỏ nhất có thể.

Khác với hệ thống chữa cháy đang được sử dụng cho các chung cư, tòa nhà văn phòng hiện nay, hệ thống phun sương sẽ phun ra hàng triệu giọt nước với kích thước cực nhỏ nhằm làm tăng diện tích tiếp xúc giữa nước và đám cháy để nhanh chóng dập tắt đám cháy hơn.

Tác dụng của hệ thống này tương đương với bình cứu hỏa và có thể được sử dụng trên diện rộng giúp kiểm soát đám cháy nhanh nhất có thể trong tòa nhà.

Hệ thống âm thanh, cảnh báo thoát hiểm

Tuy đây không phải là hệ thống chữa cháy, có tác dụng dập lửa nhưng hệ thống này lại giúp cảnh báo và hướng dẫn người dân thoát hiểm một cách hữu hiệu khi xảy ra đám cháy.

Hệ thống sẽ không chỉ thông báo có hỏa hoạn xảy ra mà còn đưa ra chỉ dẫn về nơi đang xảy ra đám cháy cũng như người dân nên làm gì trong trường hợp này.

Hệ thống cảnh báo bằng âm thanh

Việc đưa ra chỉ dẫn cụ thể bằng hệ thống âm thanh ngay trong tình huống khẩn cấp sẽ giúp giảm bớt sự hoảng loạn và như một cách trợ giúp hữu hiệu để người dân nhanh chóng thoát hiểm, tránh những trường hợp thương vong do không hiểu biết về cách thoát hiểm hay hoảng loạn trong tình huống xảy ra hỏa hoạn.

Máy dập lửa bằng sóng âm

Từng được phát minh bởi hai sinh viên thuộc đại học George Mason, chiếc máy dập lửa bằng sóng âm này được cho là sẽ trở thành cuộc cách mạng trong ngành phòng cháy chữa cháy.

Về hệ thống chữa cháy còn có phương pháp sóng âm. Về cơ bản, chiếc máy này sẽ dùng sóng âm để ngăn cách các chất dễ cháy với ô xi, từ đó ngăn cản ngọn lửa bùng phát thêm.

Sóng âm phát ra từ thiết bị cũng sẽ giúp dập tắt cả những ngọn lửa nhỏ một cách nhanh chóng. Phương pháp dập lửa này khá tối ưu vì nó không cần đến nước hay chất hóa học nào cả.

Máy phát hiện khói

Việc đầu tư hệ thống chữa cháy hiệu quả thì cũng cần có một hệ thống cảnh báo tối ưu. Không phải là loại máy cảm biến khói thường được sử dụng tại các tòa nhà cao tầng như hiện nay. Các loại máy cảm biến cũ này đôi khi có thể nhầm các loại khói thuốc lá, khói từ việc nấu ăn với khói khi xảy ra hỏa hoạn.

Loại máy phát hiện khói được nói đến ở đây sử dụng một camera theo dõi và tự nhận diện được đám khói lớn, giúp cho việc phát hiện đám cháy trở nên chính xác và nhanh hơn rất nhiều.

Hệ thống cảm biến dập lửa Fike

Có cấu tạo tương đối giống với các hệ thống chống cháy tại các tòa nhà văn phòng và chung cư hiện nay với cấu tạo gồm máy cảm biến phát hiện đám cháy để cảnh báo hỏa hoạn, kết nối với một hệ thống phun sương chữa cháy.

Ưu điểm của hệ thống này là có thể len lỏi và dập lửa tại cả những góc khuất nơi bị đồ đạc che kín để ngăn ngừa đám cháy từ khi chúng mới còn là những đốm lửa nhỏ.

theo Trí Thức Trẻ

Thiết bị cần có để phòng cháy chữa cháy

Dưới đây là những thiết bị, vật dụng được Cảnh sát phòng cháy chữa cháy TP.HCM gợi ý để người dân có thể tự trang bị.

1. Đầu báo cháy

8 thiết bị cần có để phòng cháy chữa cháy - Ảnh 1.

Ngoài các hệ thống phòng cháy chữa cháy được trang bị tại các tòa nhà, văn phòng. Các chung cư, văn phòng, cao ốc, hiện người dân cũng được khuyến khích trang bị các đầu báo cháy tại chỗ như đầu báo khói hoặc đầu báo xì gas. Các thiết bị đầu báo này có giá khoảng 300.000 đến 500.000 đồng tùy xuất xứ, thời gian pin sử dụng.

2. Búa thoát hiểm

8 thiết bị cần có để phòng cháy chữa cháy - Ảnh 2.

Đối với hệ thống phòng cháy chữa cháy được trang bị. Đặc biệt lưu lý đến thiết bị thoát hiểm và tạo khoảng không cần thiết. Được thiết kế đặc biệt, có khả năng tạo lực đập lớn để phá cửa thoát ra ngoài trong trường hợp hỏa hoạn. Loại búa thoát hiểm cỡ lớn có trọng lượng cũng khá nặng nên tạo lực đập rất lớn để nhanh chóng thoát được khỏi khu vực nguy hiểm. Ngoài ra, nhiều loại búa được trang bị nhiều công năng khác như đèn pin chiếu sáng…

3. Bình chữa cháy xử lý cháy ban đầu

8 thiết bị cần có để phòng cháy chữa cháy - Ảnh 3.

Bình chữa cháy trên thị trường có 3 loại: bình bột khô, bình CO2 và bình dung dịch. Với bình bột khô và bình CO2 có nhiều trọng lượng khác nhau từ 2kg đến 8kg. Bình chữa cháy CO2 giá từ 350.000 đến 520.000 đồng tùy theo trọng lượng.

Bình này không chữa được kim loại cháy, hồ quang và các chất giàu oxy mà chỉ có công dụng chữa cháy điện.

Trong gia đình, người dân được khuyên nên chọn loại bình chữa cháy bột khô ABC 2kg. Với trọng lượng nhỏ, bình phù hợp với các hộ gia đình.

8 thiết bị cần có để phòng cháy chữa cháy - Ảnh 4.

Giá từ hơn 100.000 đồng đến 600.000 đồng/bình tùy loại.

4. Bình dung dịch bọt

8 thiết bị cần có để phòng cháy chữa cháy - Ảnh 5.

Trong một hệ thống phòng cháy chữa cháy đồng bộ, ngoài hệ thống báo cháy thì còn trang bị các dụng cụ, phương tiện chữa cháy. Bình chữa cháy được trang bị hoàn toàn có thể cung cấp phương tiện chữa cháy hiện quả, dập tắt đám cháy ngay khi xảy ra. Do đó, cần đảm bảo đầy đủ, đúng chủng loại. Có tính năng dập cháy và phun chữa cháy vật cứng. Thời gian sử dụng 4 năm. Bình này có thể xịt lên người giúp băng qua đám cháy mà không bị phỏng. Giá khoảng 700.000 đồng/bình.

5. Mặt nạ chống khói

8 thiết bị cần có để phòng cháy chữa cháy - Ảnh 6.

Mặt nạ khá đa dạng chủng loại trên thị trường như mặt nạ phòng cháy trùm kín đầu, tránh được lửa táp của Đài Loan sản xuất, có kính chống nóng, hỗ trợ thoát nạn 30 phút với đầu lọc phin than hoạt tính có giá khoảng 300.000 đồng/cái.

Các mặt nạ được thiết kế để đeo dễ dàng trong vòng 2 giây, mặt nạ có hai lõi sử dụng được trong vòng 30 phút đến 1 giờ tùy theo độ đậm đặc của khói.

Ngoài ra, còn có mặt nạ của Mỹ giá 1,8 triệu đồng, mặt nạ này có thời gian sử dụng dài hơn và có thể lọc khí độc.

8 thiết bị cần có để phòng cháy chữa cháy - Ảnh 7.

Mặt nạ được khuyên nên để ở phòng ngủ, phòng sinh hoạt của gia đình.

6. Thang dây inox

8 thiết bị cần có để phòng cháy chữa cháy - Ảnh 8.

Là thang được làm bằng sợi inox, móc vào lớp lan can. Với dây thang cuốn, người bán hàng khuyên chỉ phù hợp với nhà dân có độ cao 10m trở xuống, tương đương với ngôi nhà 3 tầng.

Thang cuốn không phù hợp cho trẻ em hay người già, người sợ độ cao nên những nhà dưới 10m sử dụng mới phù hợp. Chi phí dao động 200.000 – 300.000 đồng/m gồm đầu móc.

7. Bộ thang dây thoát hiểm hạ chậm

8 thiết bị cần có để phòng cháy chữa cháy - Ảnh 9.

Chủ yếu nhập từ Hàn Quốc, bộ dây này những ngày qua bán khá chạy vì tính an toàn cao, chỉ cần treo hộp giảm tốc vào tường, rồi đeo đai vào người và ném dây thoát hiểm xuống là có thể đu người nhẹ nhàng từ từ đáp xuống đất nhanh chóng.

Đây là một hộp dụng cụ gọn nhẹ bao gồm giá treo, đai đeo, dây thoát hiểm và bộ điều tốc bằng thép siêu bền, được sơn tĩnh điện, có tính năng hãm tốc. Chiều dài dây thoát hiểm từ 20m cho đến 100m, tương ứng độ cao từ tầng 3 đến tầng 33, khoảng 4,5 triệu đến 15 triệu đồng gồm cả phụ kiện.

8. Mền chống cháy khổ 1,8m

8 thiết bị cần có để phòng cháy chữa cháy - Ảnh 10.

Giá 550.000 đồng, đây là loại mền sản xuất từ sợi thủy tinh không bắt lửa. Có thể trùm lửa hoặc khoác lên người chạy qua lửa không bị phỏng.

THẾ NÀO LÀ MỘT HỆ THỐNG PCCC ĐẦY ĐỦ VÀ PHÙ HỢP???

Doanh nghiệp của bạn có đang lắp đặt một hệ thống PCCC thích hợp??? Hiện nay sự ồ ạt các công ty PCCC mọc lên như nấm cộng với sự không am hiểu về hệ thống PCCC của các doanh nghiệp dẫn đến tình trạng lắp đặt mà không phù hợp với tình trạng của doanh nghiệp mình. Vậy muốn biết hệ thống đã phù hợp hay không thì ta phải tìm hiểu đặt tính của từng loại hệ thống PCCC như thế nào…

Một hệ thống PCCC bao gồm hệ thống báo cháy và hệ thống khắc phục đám cháy.

1 – Hệ thống Báo cháy (Detection)

Một trong những thành phần quan trọng của hệ thống báo cháy là các đầu báo. Các loại đầu báo phổ biến hiện nay là đầu báo nhiệt và đầu báo khói. Một số đầu báo cháy tiên tiến còn có chức năng kết hợp cả báo nhiệt lẫn báo khói. Khi nhiệt độ / khói vượt ngưỡng cho phép, đầu báo sẽ phát ra chuông báo.

Trên thế giới, giải pháp hiện đại nhất mà  đang áp dụng ở những nước phát triển là hệ thống báo cháy tự động theo địa chỉ (Addressable fire alarm system). Khác với hệ thống báo cháy thông thường chỉ có khả năng báo cháy cho một khu vực rộng, hệ thống báo cháy địa chỉ sẽ truyền dẫn tín hiệu từ từng điểm đặt về đến trung tâm điều khiển, để phát hiện chính xác điểm gây cháy.

Hệ thống này cho phép hiển thị về theo từng địa điểm, giúp phát hiện sự cố một cách cụ thể và rõ ràng, giúp công tác chữa cháy hiệu quả và nhanh chóng hơn. Với tính năng kỹ thuật cao, hệ thống báo cháy địa chỉ dùng để lắp đặt tại các công trình lớn, diện tích rộng như công trường, khu công nghiệp, trung tâm thương mại quy mô lớn.

2 – Hệ thống chữa cháy

Các hệ thống PCCC truyền thống và hiện đại được chia làm 3 loại: sử dụng nước, bọt và khí.

Sử dụng nước

Hệ thống khắc phục đám cháy bằng nước quen thuộc nhất hiện nay là hệ thống sprinkler – hệ thống chữa cháy tự động với đầu phun kín luôn ở chế độ thường trực. Đây là hệ thống được lắp đặt rộng rãi tại các khu vực có diện tích lớn như cao ốc, khách sạn, trung tâm thương mại.

Mỗi một đầu sprinkler sẽ được lắp đặt cùng hệ thống cảnh báo cháy để khi thiết bị cảnh báo hoạt động, chúng sẽ tự động phun nước để dập lửa khi mới hình thành. Hệ thống này có ưu điểm là lắp đặt nhanh, không tốn nhiều chi phí, nhưng thường chỉ là phương pháp chữa cháy tạm thời, không phù hợp để dập các đám cháy lớn.

Để khắc phục nhược điểm trên, công nghệ mới nhất trong chữa cháy sử dụng nước là công nghệ phun sương. Hệ thống chữa cháy phun sương có thể kiểm soát, ngăn chặn và dập tắt đám cháy hiệu quả bằng cách phun sương ở tốc độ cao, tạo ra các hạt sương với kích thước cực nhỏ (từ 50 – 120µm) khi đi qua đầu phun, nhanh chóng bao trùm vào đám cháy cũng như làm mát khu vực xung quanh. Hệ thống này sử dụng ba cơ chế để dập tắt đám cháy là làm mát, ngăn chặn bức xạ nhiệt và cách ly oxy.

Sử dụng bọt

Với các đám cháy hình thành từ chất dẫn là xăng dầu, thì hệ thống chữa cháy bằng nước không có tác dụng. Khi đó người ta phải sử dụng hệ thống chữa cháy bằng bọt. Hệ thống chữa cháy bằng bọt (foam), khi được kích hoạt, sẽ phun ra một loại bọt bao phủ lên trên bề mặt xăng dầu, tách chất lỏng dễ cháy ra khỏi không khí và lửa, nhờ đó ngọn lửa bị dập tắt. Do tính chất hữu hiệu của nó, đồng thời do việc giảm thiểu lượng nước cần dùng, hệ thống sử dụng bọt hiện nay được tin dùng rộng rãi. (xem ảnh)

chữa cháy bằng bột

Bọt chữa cháy được tạo ra từ 3 thành phần: nước, bọt cô đặc và không khí.

Một vấn đề khi sử dụng dung dịch bọt là khi nén bình đựng bọt, áp suất cao trong bình có thể tiềm ẩn nhiều nguy hiểm, dễ gây cháy nổ. Vậy nên, hiện nay đã có các bình chữa cháy bọt sử dụng áp suất bên ngoài thay vì trong bình, nhờ đó tăng cường sự an toàn cho người sử dụng và giúp công tác bảo trì bảo dưỡng đựơc giảm đi đáng kể. Đây chính là một trong những cải tiến lớn nhất trong chữa cháy bằng bọt.

Sử dụng khí

Giải pháp chữa cháy sử dụng khí phổ biến nhất hiện nay là bình lạnh CO2, tuy nhiên, nếu không biết cách sử dụng, người dùng rất dễ bị bỏng lạnh khi sử dụng bình này, hoặc nguy hại hơn là gây suy hô hấp dẫn đến tử vong cho những người có mặt trong địa điểm cháy.

Để khắc phục vấn đề này, việc sử dụng hỗn hợp khí Inergen – sử dụng khí trơ là giải pháp tối ưu. Khí trơ là những khí không bị tác động bởi các chất khác, và loại khí trơ thường được sử dụng trong chữa cháy hiện nay là hỗn hợp khí trơ bao gồm nitơ, cacbon dioxit và agon. (xem ảnh)

Phương pháp chữa cháy này tập trung vào việc làm giảm nồng độ oxy, nhưng không gây nguy hiểm cho người như khí CO2 vì đây là hỗn hợp khí tự nhiên không ảnh hưởng tới hô hấp của con người. Đồng thời, không như hệ thống dùng nước hay bọt, khí trơ không làm hư hại các loại máy móc, thiết bị, vì vậy rất phù hợp lắp đặt, sử dụng trong nhà máy, nhà xưởng hay phòng có nhiều thiết bị điện tử.

Tóm lại, một hệ thống PCCC cần có hệ thống báo cháy và hệ thống khắc phục đám cháy (sử dụng nước hoặc bọt hoặc khí hoặc kết hợp cả ba). Mỗi một hệ thống lại phù hợp với tính chất khác nhau của đám cháy, cũng như đặc thù từng công trình. Vì Vậy, người dân cũng như CĐT nên coi trọng công tác này, cũng như nên tham khảo ý kiến chuyên gia để có thể tích hợp hệ thống phù hợp nhất cho công trình của mình.

Nguồn: Tổng hợp

Nếu Doanh nghiệp bạn đang phân vân không biết áp dụng hệ thống pccc nào phù hợp? Hãy gọi ngay 3S Việt Nam để được tư vấn và khảo sát miễn phí!

Trên tay và tặng Elide Fire: bóng chữa lửa giá 2 triệu, ai cũng ném được, dập lửa trong 5 giây

Trong trường hợp bạn phát hiện ra một đám cháy nhỏ hoặc đang đi trên đường thì ô tô của bạn bốc khói. Bạn sẽ làm gì?

Thiết bị chữa cháy chuyên dụng sẽ là giải pháp an toàn nhất trong điều kiện cháy xăng dầu hay đám cháy nhỏ, vừa phải. Hôm nay, xin giới thiệu lại một thiết bị như thế do Tinhte thử nghiệm (bóng cứu hỏa)

Trên tay và tặng Elide Fire: bóng chữa lửa giá 2 triệu, ai cũng ném được, dập lửa trong 5 giây

  1. Khi đám cháy xảy ra, chúng ta thường không biết phản ứng như thế nào. Khi bình thường thì chúng ta có thể nghĩ nhiều giải pháp lắm: xịt nước, lấy chăn trùm để hết oxy, dùng bình chữa cháy xịt… nhưng đến khi có chuyện xảy ra thì hầu hết mọi người đều cảm thấy lo sợ. Quả bóng chữa cháy Elide Fire này sẽ xử lý vấn đề đó, bạn chỉ việc ném bóng vào đám cháy là xong. Bóng cứu hỏa Elide Fire sẽ dập toàn bộ đám cháy trong bán kính 4m kể từ vị trí bóng phát nổ.

    Theo thông tin từ nhà sản xuất,Bóng cứu hỏa  Elide Fire có thể xử lý các đám cháy thuộc mục A (các chất cháy rắn), B (các chất cháy lỏng như xăng, dầu…), C (các chất cháy bay hơi như gas) và E (các thiết bị điện có hiệu điện thế dưới 5000V). Chỉ có loại D, cháy do hóa chất là Elide Fire không bảo đảm sẽ xử lý được 100%.

    Để xử dụng bóng cứu hỏa Elide Fire, bạn sẽ có hai cách:

    • Chủ động: ném bóng vào đám cháy khi xảy ra chuyện, bóng sẽ tự phát nổi sau 2-3 giây.
    • Thụ động: để bóng vào những vị trí đễ cháy nổ như những vị trí nhiều ổ cắm điện, bình xăng, trong xe hơi… Khi có chuyện xảy ra bóng sẽ tự nổ.

    Hỏi đáp:

    • Hỏi: Vậy nếu đặt bóng thụ động và có khói bốc lên thì bóng có nổ không? Chẳng lẽ ai hút khói xịt vào bóng thì nó cũng nổ giống các máy báo cháy sao?
    • Đáp: Bóng dùng mồi để cháy, nên khi lửa đốt vào mồi thì bóng mới nổ, không nổ lung tung nên bạn sẽ không lo bị tốn quá nhiều tiền vì bóng nổi liên tục đâu. Sẽ không có báo động giả
    • Hỏi:Tuổi thọ của bóng:
    • Đáp: 5 năm
    • Hỏi: Nơi sản xuất:
    • Đáp: Thái Lan
    • Hỏi:Bột bắn vào mặt có độc hay không:
    • Đáp: Các bạn xem hình phía dưới
    • Hỏi: Nhìn bóng có vẻ nặng, trẻ em ném được không?
    • Đáp: bóng nặng khoảng 1.3kg, rất dễ ném, ai cũng ném được. Khi thử thì mình đi xe đạp chạy ngang qua thả và một bạn nữ ném vào cũng dễ dàng. Trẻ em thì mình chưa thử :p
    • Hỏi: Hiệu quả của bóng?
    • Đáp: theo nhà phân phối thì 1 quả bóng có thể xử lý được đám cháy của 16 lít xăng, tất nhiên là trong bán kính 4m quanh bóng
    • Hỏi: Kết quả thử nghiệm thực tế ra sao
    • Đáp: Bọn mình đốt 2 bãi thử bằng xăng, lặp lại 2 lần ở mỗi bãi, ném tổng cộng là 4 quả, do nhà phân phối bảo cứ ném thử đi. Trong 4 lần thử này thì lửa hầu như tắt chỉ trong vòng 3-4 giây sau khi bóng nổ. Nhìn chung khá ấn tượng và cũng không nghĩ nó có tác dụng thực tế tốt như vậy
    • Bóng nổ có ồn không?
    • Có, khi nổ sẽ có tiếng ồn khoảng 140dB phát ra để cảnh báo mọi người
    • Miếng vỡ bắn ra từ bóng có nguy hiểm không?
    • Không, mình bị bắn vào người mà có xi nhê gì đâu, không đau :p

     

    Đang tải tinhte_bong_chong_chay_elide_fire_ (12).jpg…Treo bóng cứu hỏa lên rổ để thử nghiệmĐang tải tinhte_bong_chong_chay_elide_fire_ (13).jpg…Đang tải tinhte_bong_chong_chay_elide_fire_ (15).jpg…Lửa đốt ở dưới bằng xăng, mình chạy ngang qua để ném bóng vào. Đội nón làm màu cho vui thôi chứ thực chất không cần đội :D
    Đang tải CV.jpg…Hoặc bạn Ngân, lập trình viên tinhte.vn kiêm vợ lập trình viên tinhte khác cũng ném :p
    Đang tải tinhte_bong_chong_chay_elide_fire_ (17).jpg…Khi bóng ném vào thì nó sẽ nổĐang tải tinhte_bong_chong_chay_elide_fire_ (18).jpg…Phát ra bột để làm tắt lửaĐang tải tinhte_bong_chong_chay_elide_fire_ (19).jpg…Bột này không độc, nó là bột hữu cơ nên trong trường hợp bắn vào người hoặc bạn lỡ tay nuốt nhẹ thì cũng không sao. Nhà phân phối cho biết nếu bóng cứu hỏa nổ trên tay thì cũng không làm hại chúng ta, nhưng họ tất nhiên là không khuyến cáo điều đó.Đang tải tinhte_bong_chong_chay_elide_fire_ (16).jpg…Đang tải tinhte_bong_chong_chay_elide_fire_ (3).jpg…Do lần đầu đốt mình sợ, để lửa nhỏ nên bóng không vỡ hết, còn dư khá nhiềuĐang tải tinhte_bong_chong_chay_elide_fire_ (6).jpg…Bột chống cháy vẫn còn. 94% Bóng cứu hỏa Elide Fire bao gồm bột Ammonium Phosphate MonoĐang tải tinhte_bong_chong_chay_elide_fire_ (2).jpg…Lần cuối còn bao nhiêu xăng dốc hết nên nó còn quá trời xang tồn lạiĐang tải tinhte_bong_chong_chay_elide_fire_ (4).jpg…Xăng này đã được bột bao bọc lại, hút chất lỏngĐang tải tinhte_bong_chong_chay_elide_fire_ (5).jpg…Đang tải tinhte_bong_chong_chay_elide_fire_ (7).jpg…Đang tải tinhte_bong_chong_chay_elide_fire_ (8).jpg…Đang tải tinhte_bong_chong_chay_elide_fire_ (9).jpg…Đang tải tinhte_bong_chong_chay_elide_fire_ (10).jpg…Đang tải tinhte_bong_chong_chay_elide_fire_ (11).jpg…

Ngộ độc khí trong đám cháy ảnh hưởng đến con người như thế nào ?

Ngộ độc khí trong đám cháy ảnh hưởng đến con người như thế nào ?
Trong công tác phòng cháy, chữa cháy, việc trang bị những kiến thức về thoát nạn và cứu hộ rất quan trọng nhằm hạn chế thấp nhất những thiệt hại xảy ra.

Phòng cháy 3S xin giới thiệu một bài viết của Phòng CS PC&CC để mọi người hiểu hơn về cơ chế cũng như các biện pháp để tránh những thiệt hại xảy ra khi có hỏa hoạn, tránh được việc ngộ độc khí. Một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tử vong trong những vụ tai nạn gần đây liên quan đến tòa nhà cao tầng, cơ sở kinh doanh karaoke.

Vào lúc 07 giờ 40 phút, ngày 16/02/2018 (mùng 01 tết) trên địa bàn quận 1 đã xảy ra cháy tại hộ kinh doanh Spa Linh (số 107 Nguyễn Trãi, phường Bến Thành). Phòng Cảnh sát PC&CC Quận 1 đã điều động lực lượng và phương tiện đến điểm cháy và triển khai xử lý có hiệu quả, tìm kiếm cứu được 01 người nước ngoài bị mắc kẹt. Do nạn nhân bị ngạt khói trong đám cháy nên không thể tự tìm đường thoát nạn ra ngoài được. Chỉ khi lực lượng chữa cháy chuyên nghiệp đến triển khai các biện pháp nghiệp vụ, nạn nhân Li Chunwei, giới tính: Nam, Sn: 1986, quốc tịch: Trung Quốc mới được cứu kịp thời…

Đưa người bị nạn xuống đất an toàn

Thông qua vụ cháy trên, có thể thấy rằng có rất nhiều loại khí độc vô cùng nguy hiểm được sinh ra trong khói của đám cháy như CO, CO2, amoniac, axit hữu cơ… trong đó CO và CO2 là nguyên nhân chính gây tử vong. Trong nhiều vụ hỏa hoạn, nạn nhân tử vong do ngộ độc khí dẫn đến suy hô hấp. Đây là điều quan trọng cần phải lưu ý trong công tác phòng cháy, chữa cháy cũng như thiết kế, thi công hệ thống phòng cháy, chữa cháy.

Khi hít phải quá nhiều loại khí này, nạn nhân có thể bị ngộ độc cấp tính. Ngoài ra, các loại khí này cũng khiến cơ thể tiêu hao nhiều thể lực vì thiếu oxy, do đó nạn nhân chết trong các vụ cháy phần nhiều là do cố gắng vùng vẫy trong cơn hoảng loạn. Vì vậy, khi có cháy, cần di tản ra khỏi khu vực nhiễm khói càng nhanh càng tốt.

Các triệu chứng tổn thương bị ngạt khí là khó thở, mất định hướng, mất tri giác, bị bỏng, cháy da,…Ở mức độ trung bình, nạn nhân cảm thấy đau đầu dữ dội, chóng mặt, rối loạn thần kinh, buồn nôn, ngất xỉu; nặng sẽ bị ngất, hôn mê, co giật, loạn nhịp tim, trụy mạch và tử vong. Những trường hợp tử vong do ngạt khí thường diễn ra rất từ từ, như một giấc ngủ sâu, không lường trước được, không gây đau đớn. Đến khi bị sốc do thiếu oxy, cơ thể ngột ngạt, khó thở thì lập tức họ đã rơi vào trạng thái hôn mê và tử vong do ngạt.

Cứu người bị nạn trong đám cháy, việc cần phải triển khai nhanh chóng
và đồng bộ với việc sơ cấp cứu người bị nạn

Bên cạnh việc xây dựng một hệ thống phòng cháy, chữa cháy hiệu quả, vận hành ổn định và đúng quy định của nhà nước. Các chung cư, hộ gia đình cần phải trang bị kiến thức cho người dân về công tác phòng cháy, chữa cháy và tập huấn kỹ năng theo quy định.

* Thông qua vụ cháy trên, Phòng Cảnh sát PC&CC Quận 1 xin nêu ra một số kỹ năng sơ cứu người nhiễm độc khí trong đám cháy như sau:

1. Nhanh chóng mở rộng cửa, làm thoáng không khí, đưa nạn nhân ra khỏi nơi nhiễm độc càng nhanh càng tốt và lưu ý đảm bảo an toàn cho người cấp cứu. Nếu nạn nhân bất tỉnh, kiểm tra nhịp thở và mạch đập của nạn nhân rồi chuẩn bị hô hấp nhân tạo miệng – miệng hay miệng – mũi.

2. Nhanh chóng gọi người hỗ trợ, gọi cấp cứu 115. Khi được đưa đến phòng cấp cứu, nạn nhân sẽ được tiếp oxy, kiểm tra nhịp thở, mạch đập và mức độ phản ứng của nạn nhân. Cần đưa người bị nạn đến phòng cấp cứu nhanh nhất có thể để hạn chế di chứng. Trong quá trình tới viện nếu nạn nhân thở yếu hoặc bất tỉnh, cần phải hà hơi thổi ngạt. Nặng hơn thì đặt ống thở nội khí quản.

* Khói khí độc sinh ra trong đám cháy gây cản trở tầm nhìn, gây kích ứng mắt làm nạn nhân mất phương hướng rất khó khăn cho việc thoát nạn và công tác cứu người bị nạn trong các đám cháy. Một số kỹ năng phòng tránh ngộ độc khí cơ bản trong đám cháy như sau:

+ Để chống hít phải khói khí độc cần sử dụng khăn thấm nước che kín miệng và mũi lọc không khí khi hít thở. Có thể sử dụng mặt nạ chống khói nếu được trang bị trước.

+ Muốn thoát ra khỏi đám cháy, ngoài việc dùng khăn thấm nước che miệng mũi, nạn nhân phải dùng chăn, mền nhúng nước trùm lên toàn bộ cơ thể và chạy nhanh qua đám lửa ra ngoài, tránh bị cháy quần áo gây bỏng da.

+ Khói sinh ra luôn có xu hướng bay lên trên, khu vực khói và không khí sạch luôn được ngăn cách bằng một mặt phẳng gọi là mặt phẳng cân bằng áp suất. Khi lượng khói phát sinh nhiều, người thoát nạn phải cúi khom người, quỳ, bò hoặc trườn ra khỏi đám cháy.

+ Cố gắng giữ bình tĩnh nhanh chóng gọi điện thoại báo ngay cho lực lượng Cảnh sát PCCC & CNCH theo số điện thoại: 114 để được cứu nạn kịp thời.

KIỂM TRA HOẠT ĐỘNG HỆ THỐNG CUNG CẤP NƯỚC CHỮA CHÁY

 Hệ thống cung cấp nước chữa cháy được trang bị cho các cơ sở có tính chất nguy hiểm cháy nổ và do chính cơ sở quản lý để phục vụ công tác đảm bảo an toàn PCCC trong quá trình hoạt động của mình. Trong quá trình vận hành, cá nhân và tổ chức có trách nhiệm tại cơ sở thực hiện nhiệm vụ kiểm tra thường xuyên, đảm bảo cho hệ thống hoạt động tốt, luôn sẵn sàng phục vụ chữa cháy.

Các bước kiểm tra hoạt động hệ thống cung cấp nước chữa cháy

Các bước kiểm tra hoạt động hệ thống cung cấp nước chữa cháy

Các bước kiểm tra hoạt động hệ thống cung cấp nước chữa cháy

Cơ quan quản lý nhà nước (cán bộ kiểm tra an toàn PCCC quản lý trực tiếp cơ sở) chỉ đóng vai trò hướng dẫn và kiểm tra, đề xuất về chuyên môn nhằm đảm bảo cho các phương tiện trong hệ thống cung cấp nước chữa cháy luôn trong tình trạng thường trực sẵn sàng. Quá trình kiểm tra hệ thống cung cấp nước chữa cháy tại cơ sở được chia làm 3 giai đoạn: Giai đoạn chuẩn bị kiểm tra, giai đoạn kiểm tra và giai đoạn kết thúc kiểm tra.

Chuẩn bị kiểm tra hoạt động hệ thống cung cấp nước:

Để kiểm tra đạt chất lượng tốt, công việc chuẩn bị rất quan trọng. Nội dung của bước chuẩn bị gồm:

– Nghiên cứu các tiêu chuẩn, các điều kiện kỹ thuật và quy định vận hành đối với hệ thống cung cấp nước chữa cháy. Đó là các tiêu chuẩn TCVN 2622-1995; TCVN 4513-88; TCXDVN 33:2006 và các tiêu chuẩn khác có liên quan. Ngoài ra phải chuẩn bị và nghiên cứu các tài liệu hỗ trợ khác như tiêu chuẩn ngành, chuyên ngành các mục yêu cầu về cấp nước chữa cháy.

– Nghiên cứu các biên bản kiểm tra của cơ quan quản lý trực tiếp cơ sở theo thời gian, chú ý các đề xuất, kiến nghị của các lần kiểm tra trước.

– Chuẩn bị các điều kiện về tổ chức kiểm tra: Thông báo cho các bộ phận trong cơ sở, làm việc phân xưởng, tổ, đội…có liên quan để chuẩn bị cho kiểm tra.

Tiến hành kiểm tra

Nội dung kiểm tra hệ thống cung cấp nước chữa cháy bao gồm:

– Kiểm tra trạm bơm cần tập trung vào các nội dung sau:

+ Máy bơm có hoạt động đúng các thông số kỹ thuật để đảm bảo áp lực và lưu lượng nước cho hệ thống không.

+ Số lượng, trạng thái máy bơm chính và máy bơm dự phòng theo quy định của tiêu chuẩn.

+ Trạng thái nguồn điện: có đảm bảo hai nguồn độc lập cho động cơ của máy bơm hoạt động trong các tình huống khác nhau của đám cháy không?

+ Tình trạng kết nối máy bơm với động cơ.

+ Tình trạng các cấu kiện xây dựng của trạm bơm (vật liệu xây dựng, trạng thái cửa…).

+ Thời gian khởi công đưa máy vào hoạt động.

+ Trạng tái các van chặn, van một chiều, van giảm áp trên hệ thống đường ống để bảo vệ máy bơm không bị va đập thủy lực khi máy bơm ngừng hoạt động hoặc khi đường ống có sự cố.

+ Tình trạng hoạt động của các phương tiện thông tin liên lạc với trạm bơm. Có hay không các dụng cụ cần thiết để sửa chữa thông thường khi có những hỏng hóc nhỏ ở trạm.

+ Kiểm tra kiến thức bảo quản, vận hành trạm bơm khi có cháy xảy ra của công nhân quản lý trạm. Các sổ sách theo dõi kỹ thuật trạm theo quy định.

– Bể chứa nước cần kiểm tra lượng nước dự trữ trong bể chứa theo quy định, trong đó chú ý lượng nước dự trữ riêng cho chữa cháy trong các hệ thống có kết hợp với nước sinh hoạt.

+ Tình trạng bể chứa: giao thông, khoảng trống xung quanh bể, nắp bể…

+ Tình trạng sử dụng nước của bể.

+ Trạng thái bể có bị hư hỏng, rạn nứt, rác, rêu trong bể…làm ảnh hưởng đến khả năng lấy nước.

– Kiểm tra mạng đường ống cung cấp nước chữa cháy ngoài nhà cần làm rõ:

+ Tình hình của đường ống, có đảm bảo cung cấp đủ lưu lượng, áp lực để chữa cháy hay không.

+ Chiều dài của các đoạn đường ống cụt có đảm bảo theo quy định của tiêu chuẩn không?

+ Tình hình sử dụng các trụ nước chữa cháy có đảm bảo theo yêu cầu thiết kế và sử dụng hay không.

+ Tình hình sử dụng và số lượng các van và các trụ nước trên mạng đường ống; đặc tính kỹ thuật của chúng và khả năng tiếp cận và bảo dưỡng khi sử dụng.

– Khi kiểm tra hoạt động hệ thống cung cấp nước mạng đường ống cung cấp nước chữa cháy trong nhà cần làm rõ:

+ Trạng thái các thiết bị được lắp đặt trên đường ống cung cấp nước chữa cháy để đảm bảo cung cấp về lưu lượng, áp lực khi có cháy.

+ Độ chuẩn xác của các van lắp đặt trên đường ống.

– Kiểm tra họng nước chữa cháy: Số lượng các họng nước, số vòi, lăng và tình hình sử dụng chúng trong điều kiện cháy.

+ Tại vị trí các họng nước trong nhà của hệ thống có đảm bảo theo quy định của tiêu chuẩn không và điều kiện tiếp cận để bảo quản, sử dụng chúng.

Kết thúc kiểm tra hoạt động hệ thống cung cấp nước

Sau khi tiến hành kiểm tra, các thành viên trong đoàn kiểm tra họp để thống nhất kết quả kiểm tra

Sau khi tiến hành kiểm tra, các thành viên trong đoàn kiểm tra họp để thống nhất kết quả kiểm tra

Sau khi tiến hành kiểm tra, các thành viên trong đoàn kiểm tra họp để thống nhất kết quả kiểm tra gồm các nội dung cơ bản sau:

– Thảo luận và thống nhất về tình trạng hoạt động và các hư hỏng, thiếu sót của hệ thống.

– Thống nhất các biện pháp và giải pháp khắc phục.

– Thống nhất thời hạn khắc phục những hư hỏng, thiếu sót. Chú ý thời hạn khắc phục phải tính đến điều kiện thực tế của cơ sở.

– Những kết quả nội dung kiểm tra hoạt động hệ thống cung cấp nước và kiến nghị của đoàn kiểm tra được đưa vào biên bản kiểm tra, có chữ ký của các bên, một bản báo cáo cho lãnh đạo chịu trách nhiệm quản lý cơ sở.

Những lưu ý khi thiết kế nhà dạng ống

phòng cháy chữa cháy nhà dạng ống
phòng cháy chữa cháy nhà dạng ống

Thời gian qua các vụ cháy gây thiệt hại lớn về người và tài sản liên tiếp xảy đặc biệt những vụ cháy nguy hiểm này xảy ra ở những ngôi nhà thiết kế dạng ống bịt kín không lối thoát, khả năng phòng cháy chữa cháy kém

 

Phòng cháy chữa cháy nhà dạng ống
Phòng cháy chữa cháy nhà dạng ống

 

Theo các chuyên gia phòng cháy chữa cháy (PCCC), có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến hỏa hoạn, tuy nhiên yếu tố lớn nhất vẫn là sự chủ quan và thiếu ý thức của con người đối với công tác PCCC. Những vụ cháy ở nhà dân hay quán karaoke gần đây nhất cho thấy, hầu hết những ngôi nhà xây dạng ống luôn tiềm ẩn nguy cơ cao, khiến nạn nhân tử vong khi đang ngủ trong nhà vào thời điểm xảy ra hỏa hoạn.

Rạng sáng, 16/12/2016, người dân kinh hoàng khi phát hiện lửa bốc ra tại căn nhà nhỏ trong hẻm 453 đường Lê Văn Sỹ (P12, Quận 3, Tp Hồ Chí Minh). 10 xe cứ hỏa cùng hàng chục Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy tiếp cận ngôi nhà từ nhiều hướng, dập tắt lửa. Tuy nhiên, do ngọn lửa quá lớn đã thiêu rụi toàn bộ căn nhà và khiến 6 người trong một gia đình tử vong.

Mới đây, vụ cháy xảy ra ở căn nhà 4 tầng ở ngõ 205/53, đường Xuân Đỉnh (Bắc Từ Liêm, Hà Nội) chỉ trong một thời gian ngắn nhưng đã khiến 4 người trong một gia đình tử vong. Theo lời kể của người dân, ngôi nhà này chỉ có một cửa (độc đạo) là cửa chính, người dân phải mất nhiều thời gian mới có thể phá được cánh cửa này.

Điều đáng tiếc là trong những vụ cháy này, người dân hàng xóm quanh nhà nạn nhân đã bất lực trước việc cứu người ra khỏi khói lửa bởi cửa chính ngôi nhà bị nhiều lớp cửa khóa chặt, toàn bộ mặt tiền các tầng trên được hàn khung lồng thép kiên cố khiến người ở ngoài không thể nào vào bên trong để cứu người. Hầu hết các ngôi nhà dạng ống thiết kế không có lối thoát khí nên khi xảy ra cháy, khói sẽ bao quanh ngôi nhà và thoát lên trên dễ dẫn đến tình trạng ngạt thở khiến nạn nhân khó thoát khỏi đám cháy.

 

cháy nhà dạng ống

 

Toàn bộ mặt tiền các tầng trên của ngôi nhà được hàn khung lồng thép kiên cố khiến công tác cứu hỏa gặp khó khăn.

Đã có những cảnh báo về tình trạng lắp đặt lồng sắt, bịt kín của các ngôi nhà, tự triệt tiêu phương án thoát nạn khẩn cấp khi xảy ra sự cố cháy nổ, và thực tế hàng loạt vụ hỏa hoạn với thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản. Nhưng dường như không ít người dân vẫn thiếu sự cẩn trọng trước nguy cơ cháy nổ, thiếu ý thức chấp hành các quy định về phòng chống cháy nổ.

Người dân sống tại các nhà ống ở thành thị nên chủ động mở các lối thoát hiểm ở ban công, không nên bịt kín. Các gia đình nên lắp đặt các thiết bị báo cháy trong nhà để phát hiện vụ cháy sớm nhất, bởi đa phần các vụ cháy vào ban đêm, người dân chỉ phát hiện ra khi thấy hơi nóng và khói bốc lên phòng ngủ.

Các nhà dân liền kề nên bàn bạc với nhau để tạo ra các lối thoát hiểm thông thoáng ở ban công từ nhà này sang nhà khác, đề phòng trường hợp xảy ra hỏa hoạn, có thể trợ giúp nhau.

Các chuyên gia cũng cho rằng người dân sinh sống trong nhà ống tại các thành phố cũng cần lưu ý đến quá trình thiết kế các công trình dân sinh. Dù là nhà ở hay cửa hàng đều phải có cửa thoát nạn, nếu có điều kiện thì có cửa ở cả hai đầu nhà là tốt nhất, còn lại đa số các nhà chỉ có một phía trước thì cửa phải thiết kế thế nào để người trong nhà có thể mở thoát ra nhanh nhất.

Với những ngôi nhà ống thì nên có ban công thoát hiểm (lớn hay nhỏ tùy theo điều kiện của mỗi nhà) và lắp cửa chống cháy lối ra ban công để ngăn lửa và khói từ trong nhà ra ban công, có thể cả cửa từ cầu thang vào các phòng cũng lắp cửa chống cháy.

 

cháy nhà ống khung sắt

Để phòng cháy chữa cháy tốt, Tuyệt đối không làm lồng sắt bao kín nhà, nếu phải làm lồng sắt chống trộm thì hãy làm thế nào trộm không vào được nhưng người trong nhà thoát ra dễ dàng. Hệ thống điện phải được lắp đặt có thiết kế phù hợp công suất cho từng tầng, từng khu vực, từng cụm thiết bị riêng biệt, khi không dùng là tắt điện. Không để các thiết bị nạp điện qua đêm. Thường xuyên kiểm tra bảo dưỡng hệ thống điện, nếu thiết bị điện nào thấy không bình thường thì phải kiểm tra, sửa chữa thay thế ngay…

Nếu trong nhà chẳng may bị cháy, mọi người phải hết sức bình tĩnh tìm cách thoát hiểm. Trong trường hợp, nếu ngọn lửa đang cháy ở tầng dưới khói bốc mạnh ở cầu thang thì không được chạy xuống qua cầu thang, không chạy vào buồng kín, không chạy vào nhà vệ sinh  mà phải ra ban công nơi có dưỡng khí, đóng chặt cửa chống cháy ngăn ban công với trong nhà.

Tiêu chuẩn phòng cháy chữa cháy – tiêu chí quan trọng khi phát triển căn hộ cao tầng

Tiêu chuẩn phòng cháy chữa cháy – tiêu chí quan trọng khi phát triển căn hộ cao tầng

(Taichinh) –Tiêu chuẩn về phòng cháy chữa cháy đang trở thành tiêu chí quan trọng trong chiến lược phát triển căn hộ cao tầng của các chủ đầu tư bất động sản.
Tiêu chuẩn về phòng cháy chữa cháy đang trở thành tiêu chí quan trọng trong chiến lược phát triển căn hộ cao tầng. Nguồn: internet
Tiêu chuẩn về phòng cháy chữa cháy đang trở thành tiêu chí quan trọng trong chiến lược phát triển căn hộ cao tầng

Một chuyên gia trong lĩnh vực bất động sản ngay lập tức đưa ra cảnh báo sau vụ cháy tại chung cư Carina Plaza (quận 8, TP. Hồ Chí Minh) rằng, người mua nên cẩn trọng với việc cò đất, đầu nậu nhân sự việc này “thổi giá” đất nền. Cảnh báo này không thừa, vì ở một vài khu vực giáp ranh TP. Hồ Chí Minh, giá đất nền đang tăng, tại các sự kiện mở bán dự án, hàng trăm khách hàng chen chân giành suất đầu tư.

Điều này cho thấy, nhu cầu bỏ tiền vào bất động sản của người dân là có thực và sự cố cháy nhà cao tầng trên phạm vi cả nước vừa qua dù nhiều hay ít cũng ảnh hưởng đến tâm lý người mua.

 Tuy nhiên, theo ông Lê Hoàng Châu – Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP. Hồ Chí Minh (HoREA), tình trạng này chỉ diễn ra trong ngắn hạn, khoảng từ 3 – 6  tháng, bởi về lâu dài, với quỹ đất hạn hẹp, khó có thể phát triển loại hình nhà thấp tầng, nên căn hộ chung cư vẫn là xu hướng tất yếu tại các đô thị lớn như Hà Nội hay TP. Hồ Chí Minh.

Nâng chuẩn phòng cháy chữa cháy cho căn hộ

Liên quan đến vấn đề này, người đứng đầu HoREA nêu ra dẫn chứng, như trường hợp của Singapore, 80% dân số nước này hiện sống trong các căn hộ chung cư nhưng tính an toàn vẫn được đảm bảo, bởi thiết kế hệ thống  đạt quy chuẩn về chất lượng, đồng thời trong quá trình đưa các tòa nhà vào vận hành, từ chủ đầu tư, đơn vị quản lý cho đến cư dân đều tuân thủ các quy định về phòng cháy chữa cháy. Đó là chưa kể việc tập huấn về phòng cháy chữa cháy cho cư dân cũng được tiến hành thường xuyên nhằm trang bị kiến thức, kỹ năng xử lý tình huống khi có sự cố xảy ra.

Giải pháp sắp tới là cơ quan quản lý tiếp tục nghiên cứu quy chuẩn, tiêu chuẩn để điều chỉnh công tác PCCC an toàn hơn. Tuy nhiên, điều quan trọng nhất là chủ chủ đầu tư phải thực hiện đúng thiết kế. Nếu kết cấu sai sẽ ảnh hưởng lớn đến chất lượng công trình, tính mạng, của cải của người dân. Theo tôi, ngoài những quy chuẩn, tiêu chuẩn trong kết cấu công trình, người dân cần trang bị những dụng cụ thoát nạn phòng khi sự cố xảy ra.

Ở góc độ đơn vị tư vấn, nghiên cứu thị trường cũng như quản lý tòa nhà, bà Trang Bùi – Giám đốc thị trường Việt Nam của Jones Lang Lasalle (JLL) cho rằng, vụ hỏa hoạn tại chung cư Carina Plaza vừa rồi, ở góc độ nào đó sẽ có tác động đến thị trường căn hộ. Nhưng trước hết sẽ giúp các đối tượng tham gia vào thị trường này có cái nhìn nghiêm túc hơn về công tác phòng cháy chữa cháy tại chỗ.

Chặt chẽ “tiền hậu kiểm”

Ông Phạm Lâm – Tổng giám đốc DKRA Việt Nam nhìn nhận, sự cố không may vừa qua có tác động đến tâm lý người mua căn hộ, nhưng cũng không thể nói vì sự sợ hãi mà họ không tiếp cận phân khúc căn hộ, vấn đề là họ sẽ chậm lại và quan sát kỹ hơn.

Những dự án được phát triển bởi chủ đầu tư uy tín, thương hiệu lớn như Novaland, CapitaLand, Keppel Land, Hưng Thịnh, cũng như được các nhà thầu có tên tuổi như Coteccons, Hòa Bình… thi công sẽ có lợi thế cạnh tranh trong việc lấy được niềm tin của khách hàng.

Tuy nhiên, theo đại diện DKRA Việt Nam, nhìn chung, về mặt kỹ thuật xử lý phòng cháy chữa cháy hiện nay tại các chung cư (mới) được đánh giá là đảm bảo an toàn, vấn đề vận hành như thế nào còn tùy thuộc vào đơn vị quản lý có chuyên nghiệp hay không, có năng lực ứng phó, xử lý kịp thời khi có sự cố xảy ra, có thường xuyên tổ chức tập huấn cho cư dân về phòng cháy chữa cháy hay không?… Và hơn nữa là ý thức của cư dân về phòng cháy chữa cháy tại nơi mình sinh sống.

Song, để tích hợp đủ các yếu tố trên thì các khu căn hộ phải có ban quản trị hoạt động hiệu quả, minh bạch về tài chính…

Bởi, như mới đây, một số chung cư ở Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh, cư dân tố ban quản trị vì những khuất tất trong thu – chi, ảnh hưởng đến vấn đề duy tu, bảo dưỡng chung cư, đặc biệt là hệ thống phòng cháy chữa cháy tại chỗ. Điển hình như cư dân thuộc chung cư Văn Phú Victoria (Hà Nội) vừa có đơn thư cầu cứu cơ quan chức năng thể hiện mong muốn được tổ chức hội nghị nhà chung cư bất thường để bầu lại ban quản trị.

Lý do cư dân Văn Phú Victoria đưa ra là chi phí vận hành mỗi năm của tòa nhà lên đến hàng chục tỷ đồng nhưng việc chi cho các hạng mục nào không được công khai, việc lựa chọn đơn vị quản lý vận hành cũng không được tổ chức lấy ý kiến cư dân, phí bảo trì 2% (tương ứng hơn 40 tỷ đồng) mà chủ đầu tư bàn giao cũng không được kê khai rõ ràng.

Bày tỏ quan điểm về việc vận hành các khu căn hộ sau hoàn thiện, đại diện một nhà phát triển dự án tại TP. Hồ Chí Minh đã cho biết ngay buổi mở bán sản phẩm mới đây rằng, đã đến lúc cư dân phải quan tâm đến công tác vận hành tòa nhà, “tiền nào của nấy”, nếu chúng ta yêu cầu mức phí quản lý thấp thì liệu có chọn được đơn vị quản lý chuyên nghiệp?

Nếu cư dân “từ bỏ” quyền giám sát đối với ban quản trị về những việc tưởng chừng rất nhỏ ngay khu căn hộ như môi trường, phòng cháy chữa cháy… thì ai dám đảm bảo không xảy ra tình trạng có cháy nhưng thiết bị phòng cháy chữa cháy tại chỗ vô tác dụng như trường hợp Carina Plaza gặp phải?!

Theo Nguyên Bảo – Hải Âu/doanhnhansaigon.vn

Công ty tư vấn phòng cháy chữa cháy uy tín

Các đơn vị tư vấn phòng cháy chữa cháy ngày càng phát triển giúp phục vụ nhu cầu ngày càng cao của khách hàng. Công ty TNHH phòng cháy chữa cháy 3S Việt Nam với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực phòng cháy chữa cháy sẽ là địa chỉ tư vấn giúp bạn đạt được hiệu quả an toàn cũng như tiết kiệm tối đa cho bạn.

Hiện nay trên thị trường có nhiều trung tâm tư vấn về phòng cháy chữa cháy tuy nhiên Công ty TNHH phòng cháy chữa cháy 3S Việt Nam luôn là địa chỉ được đông đảo khách hàng tin tưởng và ủng hộ.

Những lý do Công ty TNHH phòng cháy chữa cháy 3S Việt Nam được đánh giá cao.

Công ty TNHH phòng cháy chữa cháy 3S Việt Nam có đội ngũ nhân viên có trình độ cao.

Hầu hết các nhân viên tại Công ty TNHH phòng cháy chữa cháy 3S Việt Nam đều được đào tạo bài bản, có kiến thức vững vàng về hoạt động phòng cháy chữa cháy. Do vậy họ luôn đưa ra các tư vấn về phòng cháy chữa cháy hiệu quả cho khách hàng.

Lý do nên chọn tư vấn về phòng cháy chữa cháy tại PCCC Lan Anh 1

Tư vấn về phòng cháy chữa cháy

Bên cạnh đó kinh nghiệm cùng sự nhiệt tình, tận tâm của đội ngũ nhân viên sẽ lắp đặt hệ thống phòng cháy chữa cháy theo yêu cầu của khách hàng nhanh chóng, thuận tiện với hiệu quả phòng cháy tốt nhất.

Trang thiết bị phòng cháy chữa cháy đa dạng, chất lượng.

Là công ty tư vấn về phòng cháy chữa cháy có nền tảng phát triển tốt, Công ty TNHH phòng cháy chữa cháy 3S Việt Nam có nguồn hàng thiết bị phòng cháy chữa cháy đa dạng như: còi báo cháy, chuông báo cháy, bình cứu hỏa, lăng phun, vòi chữa cháy, tủ chữa cháy…Chúng tôi đáp ứng đầy đủ nhu cầu của khách hàng.

Bên cạnh đó Công ty TNHH phòng cháy chữa cháy 3S Việt Nam luôn cung cấp các thiết bị chất lượng nhất, đảm bảo nhất mang lại hiệu quả phòng cháy chữa cháy lâu dài, hiệu quả.

Lý do nên chọn tư vấn về phòng cháy chữa cháy tại PCCC Lan Anh 2

Tư vấn về phòng cháy chữa cháy

Công ty TNHH phòng cháy chữa cháy 3S Việt Nam có đầy đủ dịch vụ phòng cháy chữa cháy.

Ngoài tư vấn về thiết bị PCCC tại Công ty TNHH phòng cháy chữa cháy 3S Việt Nam bạn có thể sử dụng đa dạng các loại dịch vụ khác như: tư vấn lắp đặt hệ thống phòng cháy chữa cháy,bảo hành sửa chữa thiết bị phòng cháy chữa cháy, cung cấp lắp đặt hệ thống thiết bị điện….Như vậy tại Công ty TNHH phòng cháy chữa cháy 3S Việt Nam mọi vấn đề về phòng cháy chữa cháy bạn mong muốn đều được trung tâm giải quyết nhanh chóng, hiệu quả.

Trung tâm nhận được phản hồi tích cực của khách hàng

Một trong những lí do lớn nhất khiến bạn nên tư vấn phòng cháy chữa cháy tại Công ty TNHH phòng cháy chữa cháy 3S Việt Nam đó là những phản hồi tích cực từ phía khách hàng. Hầu hết khách hàng đã từng sử dụng dịch vụ của Công ty TNHH phòng cháy chữa cháy 3S Việt Nam đều tỏ ra vô cùng hài lòng và muốn quay lại sử dụng tiếp dịch vụ khi cần.

Lý do nên chọn tư vấn về phòng cháy chữa cháy tại PCCC Lan Anh 3

Tư vấn về phòng cháy chữa cháy

Như vậy tư vấn về phòng cháy chữa cháy tại Công ty TNHH phòng cháy chữa cháy 3S Việt Nam là một trong những địa chỉ gợi ý hoàn hảo hiện nay. Đến với Công ty TNHH phòng cháy chữa cháy 3S Việt Nam là đến với dịch vụ phòng cháy chữa cháy trọn gói, giá rẻ, an toàn và chất lượng nhất.

Theo Lan Anh

Giới thiệu hệ thống PCCC với công nghệ hiện đại nhất hiện nay

CÔNG NGHỆ PCCC HIỆN ĐẠI NHẤT HIỆN NAY

Công nghệ phòng cháy chữa cháy hiện đại nhất hiện nay

 

Theo thống kê của Bộ Công an, năm 2015 cả nước đã xảy ra 2.792 vụ cháy, trong đó xảy ra nhiều vụ cháy lớn tại khu dân cư, chung cư, chợ và trung tâm thương mại, gây thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản. Nguyên nhân chính được cho là mật độ xây dựng các công trình quá chật chội, ý thức của người dân và chủ đầu tư các tòa nhà về công tác PCCC chưa cao. Ngoài ra, các hệ thống PCCC hiện hành lại chưa được cập nhật, nâng cấp hợp lí dẫn đến chưa phát huy hiệu quả tối ưu khi các vụ cháy xảy ra.

Vì vậy, việc đầu tư lắp đặt hệ thống PCCC chất lượng có ý nghĩa rất quan trọng vì nó giúp bảo vệ tính mạng con người và tài sản, cũng như làm giảm thiệt hại khi hỏa hoạn xảy ra. Hệ thống báo cháy giúp phát hiện đám cháy, đồng thời cảnh báo cho cư dân trong tòa nhà để kịp thời sơ tán. Trong khi đó, hệ thống khắc phục đám cháy tại chỗ sẽ giúp ngăn chặn sự lan rộng của đám cháy và hỗ trợ lực lượng cứu hỏa trong việc dập tắt đám cháy một cách nhanh chóng và hiệu quả. Do vậy, khi thiết kế và xây dựng bất kì công trình nào, chủ đầu tư nên xem việc lắp đặt hệ thống PCCC là một trong những ưu tiên hàng đầu.

Bài viết này xin giới thiệu một số công nghệ PCCC hiện đại nhất hiện nay, nhằm cung cấp thông tin hữu ích cho các cá nhân và tổ chức trong quá trình lựa chọn, thiết kế và nâng cấp một hệ thống PCCC hợp lý, hiệu quả.

Một hệ thống PCCC truyền thống hay hiện đại đều bao gồm hai phần chính là hệ thống báo cháyhệ thống khắc phục đám cháy.

1. HỆ THỐNG BÁO CHÁY

Đối với hệ thống báo cháy, các đầu báo chính là thành phần quan trọng nhất. Các loại đầu báo phổ biến hiện nay là đầu báo nhiệt và đầu báo khói. Trên thị trường cũng đã xuất hiện một số loại đầu báo hiện đại có chức năng kết hợp cả báo nhiệt lẫn báo khói hoặc có khả năng tích hợp với các hệ thống âm thanh trong tòa nhà để đưa ra kịch bản di tản khi xảy ra cháy.

Hệ thống báo cháy tự động theo địa chỉ (Addressable fire alarm system) là hệ thống báo cháy tiên tiến nhất hiện nay. Khác với hệ thống báo cháy thông thường chỉ có khả năng báo cháy cho một khu vực rộng, hệ thống báo cháy địa chỉ sẽ truyền dẫn tín hiệu từ từng đầu báo riêng biệt về đến trung tâm điều khiển để phát hiện điểm gây cháy chính xác và cụ thể. Ngoài ra, hệ thống này có thể giao tiếp với hệ thống quản lý tòa nhà thông minh (IBMS), hệ thống âm thanh PA, hệ thống thang máy để cảnh báo trên phạm vi rộng hơn và sử dụng nhiều hình thức khác nhau để cảnh báo cho toàn bộ cư dân trong tòa nhà.

2. HỆ THỐNG KHẮC PHỤC ĐÁM CHÁY

Tại Việt Nam, phương tiện chữa cháy thông dụng nhất là bình bột và bình CO2, được lắp đặt ở hầu hết cơ quan, doanh nghiệp theo Luật Phòng cháy và Chữa cháy. Tuy nhiên, trên thực tế, không phải đám cháy nào cũng có thể khắc phục bằng bình chữa cháy. Ngoài ra, nếu không được trang bị kiến thức cơ bản, người sử dụng sẽ rất dễ gặp tai nạn trong quá trình sử dụng. Ví dụ, bình CO2 chỉ có thể làm loãng đám cháy trong không gian kín, nhưng do đặc tính CO2 gây suy hô hấp nên không thể sử dụng khi trong phòng vẫn có người. Ngoài ra, nếu dùng không đúng cách thì người sử dụng rất dễ bị bỏng lạnh. Các hệ thống khắc phục đám cháy thường được chia làm 3 loại là sử dụng nước, bọt và khí.

Hệ thống sử dụng nước

Hệ thống khắc phục đám cháy bằng nước quen thuộc nhất là hệ thống sprinkler. Đây là hệ thống được lắp đặt rộng rãi tại các khu vực có diện tích lớn như cao ốc văn phòng, chung cư, khách sạn và trung tâm thương mại. Tuy nhiên, hệ thống này chỉ là phương pháp chữa cháy tạm thời, không phù hợp để dập các đám cháy lớn dễ gây hư hỏng cho các thiết bị và tài sản quý giá.

Để khắc phục hạn chế trên, một số nhà sản xuất thiết bị PCCC đã phát triển công nghệ mới nhất trong chữa cháy sử dụng nước là công nghệ phun sương. Hệ thống chữa cháy phun sương có thể kiểm soát, ngăn chặn và dập tắt đám cháy hiệu quả bằng cách phun sương với tốc độ cao, tạo ra các hạt sương có kích thước cực nhỏ (từ 50 – 120µm) đi qua đầu phun và nhanh chóng bao trùm vào đám cháy cũng như làm mát khu vực xung quanh.

Hệ thống phun sương sẽ phun ra ba loại hạt với ba kích cỡ khác nhau. Loại hạt thứ nhất là hạt nhỏ nhất có tốc độ phát tán cực kì nhanh có tác dụng làm giảm nhiệt độ trong đám cháy. Loại hạt thứ hai với kích thước trung bình có tác dụng bao trùm lấy các đồ vật nhằm cách ly các vật này khỏi vùng cháy, tránh cho đám cháy lan rộng. Loại hạt thứ ba là hạt có kích thước lớn nhất nên không bị bay hơi quá nhanh, sẽ giúp hỗ trợ loại hạt đầu tiên lan tỏa nhanh chóng trong đám cháy.

Hệ thống sử dụng bọt

Với các đám cháy có nguyên nhân từ xăng, dầu, thì nước không có tác dụng dập được lửa. Khi đó, người ta phải sử dụng hệ thống chữa cháy bằng bọt. Hệ thống này, khi được kích hoạt, sẽ phun ra một loại bọt bao phủ lên trên bề mặt xăng dầu, tách chất lỏng dễ cháy ra khỏi không khí và lửa, nhờ đó ngọn lửa bị dập tắt.

Tuy nhiên, khi nén bình đựng bọt, áp suất cao trong bình có thể tiềm ẩn nhiều nguy hiểm, dễ gây cháy nổ. Vì vậy, một số nhà sản xuất thiết bị PCCC đã bắt đầu phát minh các bình chữa cháy bọt sử dụng áp suất bên ngoài thay vì trong bình, nhờ đó tăng cường sự an toàn cho người sử dụng. Đây chính là một trong những cải tiến đáng kể nhất trong chữa cháy bằng bọt.

Hệ thống sử dụng khí

Hệ thống chữa cháy dùng khí thông dụng nhất là khí CO2, tuy nhiên nó chỉ có thể sử dụng trong môi trường kín và không có mặt con người do khí này ngăn cản hô hấp của con người và có thể dẫn tới tử vong.

Để thay thế CO2, hỗn hợp khí trơ đang là phương pháp tiên tiến nhất và ngày càng được dùng rộng rãi. Hỗn hợp khí trơ phổ biến nhất bao gồm khí Cacbon Dioxit, Nitơ và Agon. Sử dụng hỗn hợp khí trơ để chữa cháy không gây hư hại cho máy móc, không gây chập điện và hơn cả là không gây nguy hiểm cho hô hấp và tính mạng con người. Với ưu điểm này, hệ thống khí trơ thường được dùng cho các trạm không lưu, data center và phòng máy chủ,v.v.

Tóm lại, một hệ thống PCCC cần có hệ thống báo cháy và hệ thống khắc phục đám cháy (sử dụng nước hoặc bọt hoặc khí hoặc kết hợp cả ba). Các hệ thống PCCC đã được cải tiến liên tục trong những năm qua, vậy nên người dân cũng như CĐT nên chú trọng tìm hiểu, cập nhật các công nghệ mới nhất này, cũng như tham khảo ý kiến chuyên gia để có thể tích hợp một hệ thống PCCC phù hợp và hiện đại nhất cho công trình của mình.

Thiết bị thoát hiểm hiệu quả, tiện dụng

Hôm nay, Phongchay3s xin giới thiệu một dụng cụ cứu hộ thoát hiểm nhỏ gọn hữu ích trong phòng cháy, chữa cháy của lính cứu hỏa Anh chia sẻ kinh nghiệm thoát hiểm trong đám cháy: Chỉ một vật dụng nhỏ gọn có thể cứu sống bạn

Lính cứu hỏa Anh chia sẻ kinh nghiệm thoát hiểm trong đám cháy: Chỉ một vật dụng nhỏ gọn có thể cứu sống bạn

Vào năm 2016, một phụ nữ Anh quốc tên Antoinette Duran đã mất bố và anh trai sau một vụ hỏa hoạn dữ dội thiêu rụi cả căn nhà. Cô luôn luôn hối hận vì đã không chuẩn bị một thứ vật dụng rất đơn giản và nhỏ bé trong nhà – thứ mà lẽ ra đã có thể cứu mạng người thân của mình khỏi đám cháy: Thang cứu

Vào năm 2016, Antoinette Duran (Anh quốc) đã mất cha và người anh khuyết tật khi căn nhà của bố mẹ cô ấy bốc cháy.

Duran đã đau lòng đến chết đi sống lại khi biết cha và anh của mình đang ở ngay trong nhà, giữa cơn hỏa hoạn mà không thể thoát ra ngoài. Tới tận thời điểm đó, cô mới thấu hiểu tầm quan trọng của một kế hoạch cứu sinh ngay trong căn nhà của mình.

Lính cứu hỏa Anh chia sẻ kinh nghiệm thoát hiểm trong đám cháy: Chỉ một vật dụng nhỏ gọn có thể cứu sống bạn - Ảnh 1.

Vào năm 2016, căn nhà của Antoinette Duran đã bốc cháy dữ dội khiến cha và anh trai cô thiệt mạng.

Nhân viên cứu hỏa địa phương sau đó cũng đã có cảnh báo rằng bất cứ ai cũng nên có một kế hoạch thoát hiểm trong trường hợp căn nhà gặp phải các sự cố như hỏa họan, động đất. Những phương pháp phòng chống thực ra cũng rất đơn giản và không hề tốn kém.

Người phát ngôn của bộ phận phòng cháy chữa cháy Denver, Norfolk sau đó đã nói rằng một kế hoạch tự giải cứu bản thân khỏi đám cháy được chuẩn bị trước luôn tạo ra khác biệt rõ ràng giữa sống và chết.

Lực lượng cứu hỏa Denver sau đó đã thử nghiệm và chỉ ra rằng chỉ với một số loại thang cứu hộ có thể được gấp gọn gàng và đặt ở nhà là các thành viên trong gia đình Duran đã có thể thoát hiểm an toàn.

Những loại thang được lính cứu hỏa Anh đề nghị sử dụng khi thoát hiểm đều có kích cỡ khá gọn gàng, dễ cất giữ trong nhà, ví dụ như thang Kiddle KL-2S, thang EL53W-2 hay thang X-IT 2 Story.
Lính cứu hỏa Anh chia sẻ kinh nghiệm thoát hiểm trong đám cháy: Chỉ một vật dụng nhỏ gọn có thể cứu sống bạn - Ảnh 3.

Chỉ có giá 27USD (khoảng hơn 600 nghìn đồng), chiếc thang này sẽ trở thành vị cứu tinh của bạn trong những trường hợp sinh tử.

Đồng thời, ở Nhật Bản, các căn nhà chung cư có 4 tầng trở lên thường có thang lánh nạn hoặc sử dụng một loại thang móc thông minh có giá khoảng 14.800 Yên nếu nhà có khoảng 2 tầng; nếu cao hơn khoảng 3 đến 4 tầng thì loại thang thích hợp có giá khoảng 18000 Yên.

Cộng thêm chi phí vận chuyển thì những loại thang thông minh này có giá khoảng 6 đến 8 triệu đồng khi về đến Việt Nam.

Lính cứu hỏa Anh chia sẻ kinh nghiệm thoát hiểm trong đám cháy: Chỉ một vật dụng nhỏ gọn có thể cứu sống bạn - Ảnh 4.

Loại thang móc thông minh của Nhật Bản, có khả năng kéo dài cho các công trình từ 2 tới 4 tầng, đồng thời cũng được bảo hành tới 5 năm.

Do đó, ngay hôm nay, hãy tính toán tới các phương án thoát hiểm an toàn cho căn nhà của bạn. Sự chuẩn bị kỹ càng đôi khi sẽ tạo nên khác biệt lớn lao giữa “sống” và “chết” theo cái cách mà bạn không thể ngờ tới đấy!

Theo Soha.vn

Giới thiệu giải pháp lắp đặt chữa cháy phòng server HI-FOG

Giới thiệu giải pháp lắp đặt chữa cháy phòng server phun sương (HI-FOG)

Hiện nay việc lắp đặt chữa cháy phòng server có rất nhiều giải pháp, công nghệ khác nhau. Hãy cùng Phòng cháy 3S tìm hiểu một trong những giải pháp ưu việt nhất hiện nay – giải pháp chữa cháy HI-FOG.

lắp đặt chữa cháy phòng server

Hiện tượng cháy trong phòng server

Trong các phòng máy tính hay còn gọi là data center, server room, có hai loại đám cháy thường xảy ra, đó là cháy âm ỉ và bùng cháy.

Cháy âm ỉ

Khi các thiết bị điện có lớp vỏ nhựa hoặc các loại dây cáp bị quá nhiệt, sẽ xảy ra hiện tượng cháy âm ỉ. Loại cháy này tạo ra khói có thể gây nguy hiểm cho con người và gây ra các thiệt hại không tưởng cho thiết bị.

Cháy bùng phát

Khi các thiết bị quá nhiệt mà không kiểm soát, sẽ xảy ra đám cháy bùng phát. Đám cháy này có đặc điểm lan truyền rất nhanh và gây nguy hại cho các thiết bị xung quanh và cho cả tòa nhà, văn phòng. Vì vậy, việc chống cháy cần phải được thực hiện ngay từ giai đoạn đầu tiên bằng cách dập tắt nhanh chóng đám cháy âm ỉ, loại trừ khói để không ảnh hưởng tới các hoạt động.

lắp đặt chữa cháy phòng server

Hiện nay, công nghệ chữa cháy phun sương (water mist) HI-FOG được xem như là công nghệ hàng đầu thế giới. Hệ thống HI-FOG tạo ra sương bằng việc sử dụng áp lực cao với kích thước trung bình từ 50 – 120µm. Trên 5000 thử nghiệm đã được tiến hành, và đã chứng tỏ hiệu quả sử dụng tối ưu của hệ thống HI-FOG.

Tổng quan về hệ thống chữa cháy phun sương HI-FOG

Giải pháp chữa cháy phun sương Hi-Fog được ứng dụng vào việc lắp đặt chữa cháy phòng server (data center), phòng nguồn, tổng đài viễn thông (telecom center), phòng máy động cơ, phòng điều khiển, khu máng cáp, trạm biến thế, các khu vực trong nhà máy công nghiệp, nhà máy dầu khí và hóa dầu, kho hàng, kho chất lỏng dễ cháy, khu thương mại, khách sạn, văn phòng, viện bảo tàng, khu nhà nghỉ, và hầm tàu điện ngầm, hầm đường bộ…

Hệ thống chữa cháy Hi-Fog có thể xác định được rõ vị trí các điểm có nguy hiểm cháy nổ, phun nước vào khu vực bảo vệ trong 10 phút hoặc tối đa 30 phút theo tiêu chuẩn NFPA. Việc phun nước này đủ để dập tắt và hút khói đám cháy âm ỉ cũng như đám bùng cháy, ngăn ngừa các nguy hiểm cho thiết bị và con người.
Hệ thống phun sương Hi-Fog được công nhận bởi các tổ chức UL, FM, VdS và được ứng dụng rộng rãi trên khắp thế giới. Lượng nước sử dụng của Hi-Fog chỉ bằng 1/10 so với hệ thống Sprinkler thông thường, vì vậy mà các thiệt hại do nước được giảm xuống mức thấp nhất. Sương chỉ được phun ra ở khu vực có cháy, các thiết bị lân cận sẽ được bảo vệ khỏi nhiệt bức xạ. Hệ thống này hoạt động ngay cả khi cửa phòng mở, giúp con người thoát khỏi nơi nguy hiểm một cách dễ dàng.

Các thiết bị cần thiết khi lắp đặt chữa cháy phòng server

Bình nitrogen, đầu phun,  bình chứa nước, hệ thống đường ống và hệ thống bơm là những gì cần thiết cho hệ thống Hi-Fog phòng server.

Đầu phun

Đầu phun của Hệ thống chữa cháy Hi-Fog có 2 loại khác nhau là đầu phun hở (spray head) và đầu phun kín (sprinkler). Các đầu phun sẽ được lắp đặt trên trần và cả dưới sàn.

lắp đặt chữa cháy phòng server

Khi có cháy, đầu phun sẽ phun sương tốc độ cao với kích thước hạt sương chỉ từ 0.025 tới 0.2 mm, tạo ra hiệu quả khuếch tán lớn. Đảm bảo cho việc làm mát đám cháy và ngăn chặn hiệu quả bức xạ nhiệt.

Đường ống

Đường ống sử dụng trong Hệ thống chữa cháy Hi-Fog là loại ống thép không gỉ AISI316, có kích thước tối đa cho đường cấp nước chính là 38 mm, đường ống nhánh là 12 mm. Các khớp nối là loại nối ren, việc uốn lượn và lắp đặt rất thuận tiện.

lắp đặt chữa cháy phòng server
Hệ thống chữa cháy Hi-Fog sử dụng bơm khí (GPU – Gas Pump Unit) được kích hoạt bằng các bình nitrogen, vì vậy mà nó không phụ thuộc vào bất cứ nguồn điện nào, trong khi các ứng dụng lắp đặt chữa cháy phòng server khác có thể sử dụng bơm điện hoặc bơm diesel. Áp suất hoạt động của hệ thống bơm là 140 bar, đảm bảo một trạm bơm cũng có thể bảo vệ cả tòa nhà mà không cần quan tâm đến độ cao.
lắp đặt chữa cháy phòng server

Cách thức hoạt động của hệ thống phun sương HI-FOG

HI-FOG sử dụng nước một cách hiệu quả nhất bằng công nghệ tạo sương áp lực cao, dập tắt lửa bằng ba cơ chế làm mát, đẩy oxygen và hấp thu bức xạ nhiệt. Sự kết hợp giữa vận tốc cao và kích thước hạt sương phù hợp sẽ bảo đảm hấp thụ nhiệt, khói, và làm mát hiệu quả:

lắp đặt chữa cháy phòng server
– Làm mát: Hơi sương của nước hấp thụ nhiệt tốt hơn bất cứ hóa chất chữa cháy nào.
– Đẩy oxy: Hơi sương tràn vào không khí và sẽ đẩy oxygen ra ngoài.
– Hấp thụ bức xạ nhiệt: Hạt sương sẽ hấp thụ, làm tan bức xạ nhiệt một cách hiệu quả.

Lợi ích khi sử dụng hệ thống phun sương cho phòng server

Phòng server với máy móc hoạt động xuyên suốt, nhiệt độ cao rất dễ gây cháy, dẫn đến thiệt hại không nhỏ cho doanh nghiệp. Vì thế, trước khi đám cháy lây lan và bùng phát, nên dập tắt nó ngay tức khắc nếu không muốn những hậu quả kế tiếp xảy ra.

Doanh nghiệp không thể thuê nhân viên ngồi cả ngày chỉ để canh chừng phòng server, vì thế, lắp đặt chữa cháy phòng server là một giải pháp cần thiết và tối ưu.

Việc sử dụng hệ thống sprinkler và phun sương thông thường có áp suất thấp sẽ có thể gây thêm thiệt hại sau kích hoạt, bởi thiệt hại do nước có thể nhiều hơn cả thiệt hại do cháy. Do đó, quý khách hãy sử dụng hệ thống chữa cháy HI-FOG công nghệ cao của công ty Phòng cháy 3s

Với lượng nước rất nhỏ sẽ giúp giảm thiểu tối đa thiệt hại cho thiết bị cũng như vấn đề vệ sinh sau cháy. Việc lắp đặt cũng rất nhanh chóng và dễ dàng do đường ống có kích thước nhỏ gọn, đặc biệt là khi cần cho việc mở rộng hệ thống sau này.

Liên hệ với chúng tôi qua Hotline sau: 091.316.8088 nếu quý khách quan tâm đến vấn đề thiết kế, lắp đặt hệ thống PCCC

Bảo dưỡng hệ thống pccc theo quy trình

Bảo dưỡng hệ thống pccc là điều khá quan trọng trong các tòa nhà, hay bất kỳ nơi nào đã từng lắp đặt hệ thống pccc, vì lý do lâu ngày không dùng, kèm theo là ít khi sử dụng tới, cho nên hệ thống thường bị hỏng hoặc gỉ sét không hoạt động khi có hỏa hoạn.

Bảo dưỡng hệ thống pccc

Hệ thống pccc là một trong những hệ thống quan trọng và không thể thiếu đối với các chung cư cao ốc, nhà xưởng hiện nay. Nó đóng một vai trò hết sức quan trọng trong việc bảo vệ tài sản và tính mạng con người.

Chủ đầu tư thường phải bỏ ra một nguồn kinh phí lớn cho việc lắp đặt một hệ thống báo cháy, chữa cháy. Tuy nhiên sau khi hòan thành và đưa vào khai thác và sử dụng không ít hệ thống gặp trục trặc, không ít hệ thống do lâu ngày không kiểm tra nên đến lúc cháy không hoạt động, một số khó khăn khác trong quá trình sữ dụng do nguời dùng không nắm bắt hết toàn bộ hệ thống… gây thiệt hại lớn về tài sản và tính mạng con nguời, khiến cho việc đầu tư ban đầu trở nên không hiệu quả.

Bảo dưỡng hệ thống pccc

Các bình khí chứa chất chống cháy- bảo dưỡng hệ thống pccc

Nếu đúng quy trình là việc kiểm tra các hệ thống này được thực hiện hằng tuần, vậy tại sao phải kiểm tra liên tục? Mục đích là kiểm tra cho chắc hay là vì không tin vào thiết bị? Nhưng khi kiểm tra mấy hệ thống này đâu phải đơn giản, kéo theo nhiều vấn đề rắc rối xung quanh, nên thông thường là nhát thực hiện.
Nếu lấy lý do là những người vận hành không làm đúng quy trình và cháy đã xảy ra rồi quy trách nhiệm, vậy tại sao không thiết kế hệ thống đủ tin cậy, cần là xài được ngay, khỏi phải sợ hư rồi chạy thử theo quy định mãi.

can-bo-kiem-tra-bao-duong-the-thong-pccc

Nhân viên kỹ thuật kiểm tra hệ thống pccc

Trách nhiệm PCCC là của nhà quản lý, nhà đầu tư, nhà thiết kế phải tưởng tượng ra các tình huống mà thiết kế phòng tránh. Chứ đâu có phải là giao cho ban bảo vệ các tòa nhà. Liệu có bao nhiêu ban bảo vệ các tòa nhà cao tầng, chung cư làm đúng quy trình này, trong khi hợp đồng lao động của họ là có thời hạn.
Phải đáp ứng lấy thủy trị hỏa khi cháy xảy ra trong mọi tình huống. Không có lý do hư cái này, thiếu cái kia mà “tịt ngòi” rồi quy trách nhiệm cá nhân. Nếu các bạn đọc bình luận theo quan điểm phê bình chuyên môn mà không nhìn nhận thực tế.
Nguồn: internet
Hiểu được các quy trình, các biến cố trong quá trình vận hành thử, cũng như quan sát các đơn vị khác trong 1 thời gian dài. Chúng tôi Công Ty TNHH Phòng Cháy Chữa Cháy 3S Việt Nam cung cấp gói dịch vụ bảo trì, sửa chữa, nâng cấp và bảo dưỡng hệ thống pccc, báo cháy với mục đích nhằm giúp cho chủ đầu tư khai thác và vận hành hiệu quả hệ thống báo cháy, chữa cháy, bảo đảm an toàn tài sản và tính mạng của con nguời.

Liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn cách lắp đặt pccc cũng như bảo dưỡng và bảo trì hệ thống pccc

Quy chuẩn xây dựng nhà cao tầng đối với công tác phòng cháy chữa cháy

Nhiều dự án nhà cao tầng xây chen lấn trong các khu dân cư cũ, hoặc nhóm các chung cư cao tầng chất tải lên hệ thống hạ tầng hiện có gây ra vấn đề nổi cộm đặc biệt là công tác phòng cháy chữa cháy (PCCC).
Các chung cư cao tầng chất tải lên hệ thống hạ tầng hiện có gây quá tải hạ tầng đô thị với nhiều vấn đề nổi cộm đặc biệt là công tác phòng cháy chữa cháy. Nguồn: Internet
Các chung cư cao tầng chất tải lên hệ thống hạ tầng hiện có gây quá tải hạ tầng đô thị với nhiều vấn đề nổi cộm đặc biệt là công tác phòng cháy chữa cháy

Những định nghĩa quốc tế về xây dựng nhà cao tầng gắn với công tác phòng cháy chữa cháy

Trên thế giới nhà cao tầng hay công trình cao tầng luôn kết nối và song hành với công tác an toàn cứu hộ, cứu nạn và an toàn phòng cháy chữa cháy. Theo cuốn “High-Rise Security and Fire Life Safety” của tác giả Geoff Craighead, NXB Elsevier Inc (Mỹ) năm 2009 trên thế giới hiện nay chưa có thuật ngữ chính xác, tuy nhiên nhà cao tầng có thể được định nghĩa như sau:

Một tòa nhà mà chiều cao của nó có thể ảnh hưởng đến sự thoát nạn (Hội nghị quốc tế về các tòa nhà cao tầng).

Điểm phân chia công trình cao tầng thường là tầng 7, đôi khi xác định từ tầng 7 trở lên là nhà cao tầng, hoặc xác định bằng chiều cao tuyến tính (tính bằng feet hoặc metre).

Một công trình được coi là cao tầng khi chiều cao của nó cao hơn tầm với tối đa của thiết bị phòng cháy chữa cháy, khoảng 75 feet (23m) – và 100 feet (30m), hoặc trong khoảng 7 – 10 tầng (phụ thuộc vào khoảng cách giữa các sàn).

Nhà cao tầng trong tiêu chuẩn và quy chuẩn Việt Nam về xây dựng và phòng cháy chữa cháy

Tại Việt Nam, chưa có tài liệu phân loại chính thức và chính xác các công trình kiến trúc theo số tầng cao. Theo TCXDVN 323: 2004 “Nhà ở cao tầng – Tiêu chuẩn thiết kế” thì nhà ở cao tầng là loại nhà ở, căn hộ có chiều cao từ 9 – 40 tầng (trên 40 tầng thường gọi là nhà siêu cao tầng).

Đầu năm 2013, Bộ Xây dựng ra Quyết định 212 hủy bỏ 169 tiêu chuẩn xây dựng trong đó có TCXDVN 323:2004: “Nhà ở cao tầng – Tiêu chuẩn thiết kế”, chỉ giữ lại 20 tiêu chuẩn được cho là phù hợp trong giai đoạn hiện nay, đến nay vẫn chưa có tiêu chuẩn thay thế. QCVN 06:2010/BXD về an toàn cháy cho nhà và công trình là một bước tiến so với TCVN 2622:1995 – “Phòng cháy, chống cháy cho nhà và công trình – Yêu cầu thiết kế”. Quy chuẩn xác định nhà thuộc nhóm nguy hiểm cháy theo công năng có chiều cao lớn hơn 50m và 70m phải có giải pháp riêng được cơ quan phòng cháy chữa cháy thẩm định phê duyệt, nghĩa là chưa có trong quy chuẩn.

Những bất cập

Tầm với các thiết bị phòng cháy chữa cháy ở Việt Nam hiện nay cao nhất là 56m (khoảng 18 tầng), Hà Nội có 2 chiếc xe loại này. Đầu tư xe có tầm với vượt khoảng cách này là không khả thi vì xe rất nặng, có thể gây sập cống đứt dây điện, đường cua xe dài không thuận tiện với địa hình đường đông, ngõ nhỏ tại các đô thị của Việt Nam buộc phải sử dụng máy bay trực thăng mà do ngân sách hạn hẹp hiện nay Việt Nam chưa có.

Một số dự án quy hoạch xây dựng mới đây trong khu vực nội đô đã cho phép xây dựng lên cao tới tới 50 tầng và trên 50 tầng khi phê duyệt thiết kế quy hoạch đều đã chứng tỏ tuân theo tiêu chuẩn – quy chuẩn Việt Nam. Vậy có nên xem xét lại các quy chuẩn này hay không, khi công tác phòng cháy chữa cháy liên quan tới an toàn tính mạng và tài sản của người dân?

Nguồn: TS. LÝ VĂN VINH -VIỆN KIẾN TRÚC QUỐC GIA

8 trang thiết bị PCCC bắt buộc phải có ở chung cư

Trong vụ cháy chung cư Carina, thông tin ban đầu cho thấy có dấu hiệu thiết bị PCCC đã bị tác động. Việc chiếm đoạt, hủy hoại, tự ý thay đổi, di chuyển các phương tiện PCCC đã được trang bị tại công trình là vi phạm vào các hành vi bị nghiêm cấm theo quy định của Luật phòng cháy và chữa cháy.

Vào khoảng 1h30 phút ngày 23.3, lửa kèm theo khói đen tỏa ra từ tầng hầm bãi xe của chung cư Carina Plaza (đường Võ Văn Kiệt, P.16, Q.8, TP.HCM).

Cảnh sát có mặt dập tắt đám cháy sau đó nhưng vụ hỏa hoạn đã khiến 13 người tử vong, 60 người bị thương, hơn 100 ô tô xe máy bị cháy rụi. Nguyên nhân sự việc vẫn đang tiếp tục được điều tra làm rõ.

8 trang thiết bị PCCC bắt buộc phải có ở chung cư - Ảnh 1

Hiện trường vụ cháy chung cư Carina Plaza (đường Võ Văn Kiệt, P.16, Q.8, TP.HCM).

Sau vụ cháy này, nhiều bạn đọc đặt câu hỏi, ở chung cư bắt buộc phải có những trang thiết bị PCCC nào?

Theo công bố từ Cổng thông tin điện tử của Sở cảnh sát PCCC TP Hà Nội, các trang thiết bị, dụng cụ PCCC bắt buộc phải trang bị với nhà chung cư bao gồm:

1. Bình chữa cháy (số lượng, định mức, chủng loại bình chữa cháy căn cứ theo điều 5.1 TCVN 3890:2009, TCVN 7435-1 để trang bị).

2. Hệ thống báo cháy tự động (áp dụng đối với nhà chung cư cao từ 7 tầng trở lên hoặc nhà chung cư có tầng hầm).

3. Hệ thống chữa cháy tự động (áp dụng đối với nhà chung cư cao từ 25m trở lên).

4. Hệ thống họng nước chữa cháy trong nhà (áp dụng đối với nhà chung cư cao từ 5 tầng trở lên).

5. Hệ thống cấp nước chữa cháy ngoài nhà.

6. Phương tiện cứu người bao gồm: dây cứu người, thang dây, ống cứu người (áp dụng đối với nhà chung cư cao từ 25m trở lên và có hơn 50 người trên 1 tầng).

7. Phương tiện chiếu sáng sự cố và chỉ dẫn thoát nạn.

8. Dụng cụ phá dỡ thông thường (bao gồm: kìm cộng lực, cưa tay, búa, xà beng).

Ngoài ra, cổng thông tin điện tử Sở cảnh sát PCCC TP Hà Nội cũng nêu rõ, việc chiếm đoạt, hủy hoại, tự ý thay đổi, di chuyển các phương tiện PCCC đã được trang bị tại công trình là vi phạm vào các hành vi bị nghiêm cấm theo quy định tại Điều 13 Luật phòng cháy và chữa cháy.

Theo Đình Việt/Báo Dân Việt

3S thiết kế, thi công và hoàn thiện hồ sơ hệ thống pccc

 Hoả hoạn cũng là một trong những mối nguy hiểm mà con người cần đề phòng nhất. Hiểu nguyên lý thiết kế để thi công hệ thống pccc hoàn chỉnh nhất

Chúng ta cần trang bị đầy đủ những phương tiện phòng cháy chữa cháy để kịp thời xử lí nhanh khi có xự cố xảy ra. Chỉ có những hệ thống báo cháy, chữa cháy được thiết kế đúng đắn, đầy đủ chức năng, ổn định và đạt tiêu chuẩn mới có thể đảm bảo cho cao ốc, nhà xưởng, ngôi nhà thân yêu của mình một cách chắc chắn khỏi những rủi ro do hoả hoạn gây ra.
Với những sản phẩm được thiết kế phù hợp, đạt tiêu chuẩn sẽ mang đến những tính năng hữu dụng nhất: Có thể tránh được những mối nguy hiểm do hoả hoạn gây ra. Báo trước được những hiểm hoạ do cháy nổ sắp xảy ra( nhờ hệ thống các đầu dò, đầu báo nhiệt, đầu báo khói, đầu báo gas…) Có thể xử lí dễ dàng khi xảy ra xự cố (nhờ những thiết bị chữa cháy được thiết kế phù hợp, hoàn hảo và dễ xử dụng). Sơ Đồ Hệ Thống Báo Cháy, Chữa Cháy Tự Động. Bình chữa cháy Hệ thống ống dẫn Vòi phun Màn hình hiển thị Chuông báo Nút ấn kích hoạt Đèn báo Đầu dò, đầu báo Màn chắn lửa Tủ trung tâm. Hệ thống báo cháy tự động là hệ thống bao gồm tập hợp các thiết bị có nhiệm vụ phát hiện và báo động khi có cháy xảy ra. Việc phát hiện ra các tiến hiệu cháy có thể được thực hiện tự động bởi các thiết bị hoặc bởi con người, và nhất thiết phải hoạt động liên tục trong 24/24 giờ.
II: CÁC THÀNH PHẦN CỦA MỘT HỆ THỐNG BÁO CHÁY TỰ ĐỘNG
1. Thành phần của hệ thống báo cháy Một hệ thống báo cháy tự động tiêu biểu sẽ có 3 thành phần như sau:
+, Trung tâm báo cháy Được thiết kế dạng tủ, bao gồm các thiết bị chính: một mainboard, một biến thế, một battery. +, Thiết bị đầu vào – Đầu báo: báo khói, báo nhiệt, báo lửa… – Công tắc khẩn ( nút nhấn khẩn)
+, Thiết bị đầu ra – Bảng hiển thị phụ (bàn phiếm) – Chuông báo động, còi báo động – Đèn báo động, đèn Exit – Bộ quay số điện thoại tự động.
2, Giải thích chi tiết các thiết bị:
+ Trung tâm báo cháy: (tủ trung tâm, trung tâm điều khiển, controlpanel)
Đây là thiết bị quan trọng nhất trong hệ thống và quyết định chất lượng cửa hệ thống cung cấp năng lượng cho các đầu báo cháy năng lượng hoặc các sự cố tín hiệu kỹ thuật, hiển thị các thông tin và phát lệnh báo động, chỉ thị nơi xảy ra cháy. Trong trường hợp cần thiết có thể truyền tín hiệu đến nơi nhận tin báo cháy. Có khả năng tự kiểm tra hoạt động bình thường của hệ thống, chỉ thị sự cố của hệ thống như: Đứt dây chập mạch.
+ Thiết bị đầu vào: Là thiết bị nhạy cảm với các hiện tượng của sự cháy(sự tăng nhiệt, toả khói, phát sáng, phát lửa), và có nhiệm vụ nhận thông tin nơi xảy ra sự cháy và truyền tín hiệu đến trung tâm báo cháy.
– Đầu báo khói:(Smoke detector) Là thiết bị giám sát trực tiếp phát hiện ra dáu hiệu khói để truyển các tín hiệu về trung tâm xử lý. Thời gian truyền tín hiệu về trung tâm báo cháy của các đầu báo khói không quá 30s. Mật độ khói trong môi trường tại khu vực đặt đầu báo vượt qua ngưỡng cho phép(10%-20%) thì đầu báo sẽ phát tín hiệu về trung tâm để xử lí.
– Đầu báo nhiệt: (Heat detector) Dùng để dò nhiệt độ của môi trường trong phạm vi được bảo vệ, khi nhiệt độ của môi trường không thoả mãn những qui định của các đầu báo nhiệt do nhà sản xuất qui định, thì nó sẽ phát tín hiệu báo động gửi về trung tâm xủ lí.
– Đầu báo lửa: (Flame detector) Là thiết bị cảm ứng các tia cực tím phát ra từ ngọn lửa, nhận tín hiệu, rồi gửi tín hiệu về trung tâm xử lý khi phát hiện lửa. Đầu báo lửa rất nhạy cảm với các tia cực tím và được nghiên cứu tỉ mỉ để tránh tình trạng báo cháy giả. Đầu dò chỉ phát tín hiệu về trung tâm báo cháy khi có hai xung cảm ứng tia cực tím sau hai khoảng thời gian mỗi thời kỳ là 5S. Đầu báo lửa xử dụng chủ yếu ở các nơi xét thấy có sự nguy hiểm cao độ những nơi mà ngọn lửa là dấu hiệu tiêu biểu cho sự cháy( ví dụ: kho chứa chất lòng dễ cháy)
– Công tắc khẩn cấp( Emergency breaker) Được lắp đặt tại những nơi dễ thấy của hành lang, các cầu thang để xử dụng khi cần thiết. Thiết bị này cho phép người sử dụng chủ động truyền thông tin báo cháy bằng cách nhấn hoặc kéo vào công tắc khẩn, báo động khẩn cấp cho mọi người đang hiện diện trong khu vực đó biết để có biện pháp xử lý hoả hoạn và di chuyển ra khỏi khu vực nguy hiểm bằng các lối thoát hiểm.
+ Thiết bị đầu ra: Nhận tín hiệu từ trung tâm báo cháy truyền đến và có tính năng phát đi bằng âm thanh(chuông, còi), bằng tín hiệu phát sáng(đèn) giúp mọi người nhận biết đang có hiện tượng cháy xảy ra. Bảng hiển thị phụ: Hiển thị thông tin các khu vực xảy ra sự cố từ trung tâm báo cháy truyền đến, giúp nhận biết tình trạng nơ xảy ra sự cố để xử lý kịp thời.
Chuông báo cháy: Được lắp đặt tại phòng bảo vệ, các phòng có nhân viên trực ban, hành lang, cầu thang hoặc những nơi có nhiều người qua lại nhằm thông báo cho những người xung quanh có thể biết được sự cố đang sảy ra để có phương án xử lý, di tản kịp thời. Khi xảy ra sự cố hỏa hoạn, chuông báo động sẽ phát tín hiệu báo động giúp cho nhân viên bảo vệ nhận biết và thông qua thiết bị theo dõi sự cố hoả hoạn (bảng hiển thị phụ) sẽ biết khu vực nào xảy ra hoả hoạn, từ đó thông báo kịp thời đến các nhân viên có trách nhiệm phòng cháy chữa cháy khắc phục sự cố hoặc có biện pháp xử lý thích hợp.
Đèn: Có công dụng phát tín hiệu báo động, mỗi loại đèn có chức năng khác nhau( Đèn chỉ lối thoát hiểm, đèn báo cháy, đèn báo phòng)
Bàn phiếm: là phương tiện điều khiển mọi hoạt động của hệ thống. Qua bàn phím, bạn có thể điều khiển hoạt động theo ý muốn một cách dễ dàng, như nhập lệnh đưa hệ thống vào chế độ giám sát, hoặc có thể ngưng chế độ giám sát một số khu vực trong toàn bộ hệ thống, hoặc có thể lập trình để hệ thống tự động chuyển sang chế độ giám sát vào một thời gian nhất định trong ngày đối với một khu vực nào đó.
III: NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA HỆ THỐNG BÁO CHÁY TỰ ĐỘNG
Quy trình hoạt động của hệ thống báo cháy là một qui trình khép kín. Khi có hiện tượng về sự cháy (chẳng hạn như nhiệt độ gia tăng đột ngột, có sự xuất hiện của khói hoặc lửa ) các thiết bị đầu vào (đầu báo, công tắc khẩn) nhận tín hiệu và truyền thông tin của sự cố về trung tâm báo cháy.
Tại đây trung tâm sẽ xử lý thông tin nhận được, xác định vị trí nơi xảy ra sự cháy (thông qua các zone) và truyền thông tin đến các thiết bị đầu ra(bảng hiển thị, chuông, còi, đèn) các thiết bị này sẽ phát tín hiệu âm thanh, ánh sáng để mọi người nhận biết khu vực đang xảy ra sự cháy và xử lí kịp thời.
1, Cách Nhận Biết Và Báo Cháy: Khi một đám cháy xảy ra, ở những vùng cháy thường có dấu hiệu sau: Lửa, khói, vật liệu chỗ cháy bị phá huỷ Nhiệt độ vùng cháy tăng lên cao Không khí bị ôxi hoá mạnh Có mùi cháy và khét Để đề phòng cháy chúng ta có thể dựa vào những dấu hiệu trên để đặt các hệ thống cảm biến làm các thiết bị báo cháy. Kịp thời khống chế đám cháy giai đoạn đầu. Thiết bị báo cháy điện tử giúp chúng ta liên tục theo dõi để hạn chế các vụ cháy tai hại, tăng cường độ an toàn, bình yên cho mọi người.
2, Thiết Bị Báo Động Thiết bị báo động gồm có hai loại: Báo động tại chỗ Báo động qua điện thoại Báo động tại chỗ ta có thể xử dụng các chuông điện, mạch tạo còi hú hay phát ra tiếng nói để cảnh báo. Trong các hệ thống báo cháy, bộ cảm biến thường đặt ở nơi dễ cháy và nối với các thiết bị báo động bằng dây dẫn điện, do đó trong một số trường hợp có thể làm dây bị đứt. Vì vậy một hệ thống báo cháy sẽ trở nên hiệu quả khi sử dụng các bộ phận vô tuyến, trong đó bộ phận thu được gắn với mạch báo động, còn mạch phat gắn với bộ cảm biến. tuy nhiên việc lắp đặt gặp nhiều khó khăn và giá thành cao. Báo động qua diện thoại giúp ta đáp ứng nhanh các thông tin về sự cố đến các cơ quan chức năng. Khi có tín hiệu báo động sẽ tự động quay số đến các cơ quan như: Nhà riêng, công an, phòng cháy chữa cháy…
3, Phân Loại Hệ Thống Báo Cháy
Hệ thống báo cháy sử dụng hai loại điện thế khác nhau: 12V và 24V. Về mặt lý thuyết cả hai loại này đều có tính năng kỹ thuật và công dụng như nhau. Nhưng, so với hệ thống báo cháy 24V thì hệ thống báo cháy 12V không mang tính chuyên nghiệp khả năng truyền tín hiệu đi xa hơn, và không bắt buộc phải có bàn phím lập trình. Tuy nhiên, trung tâm xử lí báo cháy 12V (trung tâm Networx) có giá thành thấp hơn so với trung tâm xử lý hệ báo cháy 24V (trung tâm microm,…) Hệ thống báo cháy được chia làm hai hệ chính:Gồm hệ báo cháy thông thường và hệ báo cháy địa chỉ: Hệ báo cháy thông thường: Với tính năng đơn giản, giá thành không cao, hệ thống báo cháy này chỉ thích hợp lắp đặt tại các công ty có số lượng phòng ban không nhiều, phân xưởng có diện tích vừa và nhỏ… Các thiết bị được mắc nối tiếp với nhau và mắc nối tiếp với trung tâm báo cháy, nên khi xảy ra sự cháy trung tâm báo cháy chỉ có thể nhận biết khái quát và hiển thị toàn bộ khu vực Zone mà hệ thống giám sát(chứ không cho biết chính xác vị trí từng đầu báo, từng địa điểm có cháy). Điều này làm hạn chế khả năng xử lý của nhân viên giám sát Hệ Thống Báo Cháy Địa Chỉ: Với tính năng kỹ thuật cao, hệ thống báo cháy địa chỉ dùng để lắp đặt tại các công ty mà mặt bằng sử dụng lớn, được chia ra làm nhiều khu vực độc lập, các phòng ban trong từng khu vực riêng biệt với nhau. Từng thiết bị trong hệ thống được mắc trực tiếp vào trung tâm báo cháy giúp trung tâm nhận tín hiệu xảy ra tại từng khu vực, từng địa điểm một cách rõ ràng, chính xác. Từ đó trung tâm có thể nhận biết thông tin sự cố một cách chi tiết và được hiển thị trên bảng hiển thị phụ giúp nhân viên giám sát có thể xử lý sự cố một cách nhanh chóng.
QUY ĐỊNH CHUNG
Việc thiết kế lắp đặt hệ thống báo cháy tự động phải tuân thủ các yêu cầu quy định của các tiêu chuẩn, quy phạm hiện hành có liên quan và phải được các cơ quan phòng cháy, chữa cháy có thẩm quyền chấp nhận.
1. Yêu cầu kỹ thuật đối với tủ trung tâm: Tủ trung tâm phải được lắp đặt trên tường, vách ngăn, trên bàn tại những nơi không có nguy hiểm về cháy nổ. Khoảng cách giữa các trung tâm báo cháy với trần nhà làm bằng vật liệu cháy không được nhỏ hơn 1.0m. Trong trường hợp các tủ trung tâm lắp cạnh nhau, khoảng cách giữa các tủ trung tâm báo cháy không được nhỏ hơn 50mm.
2. Yêu cầu kỹ thuật đối với đầu báo tự động: Đặc tính kỹ thuật Đầu báo cháy nhiệt Đầu báo cháy khói Đầu báo cháy lửa Thời gian tác động Không lớn hơn 120s Không lớn hơn 30s Không lớn hơn 5s Ngưỡng tác động Từ 40ºC đến 170ºC sự gia tăng nhiệt độ trên 5ºC/phút Độ che mờ do khói: Từ 20-70% trên khoảng cách giữa đầu phát và đầu thu của đầu báo khói tia chiếu. Từ 5-20% đầu báo cháy khói thông thường. Ngọn lửa trần cao 15mm, cách đầu báo cháy 3m. Độ ẩm không khí tại nơi dặt đầu báo. Không lớn hơn 98% Không lớn hơn 98% Không lớn hơn 98% Nhiệt độ làm việc Từ -10ºC – 170ºC Từ -10ºC – 50ºC Từ -10ºC – 50ºC Diện tích bảo vệ Từ 15m²-50m² Từ 50m²-100m² Hình chóp có góc 120º, chiề cao từ 3 đến 7m.
4. Yêu cầu kỹ thuật đối với các bộ phận liên kết: – Cáp tín hiệu của hệ thống báo cháy tự động phải dặt chìm trong tường, trần nhà… Và phải có biện pháp bảo vệ dây dẫn chốn chập hoặc đứt dây( luồn trong ống kim loại hoặc ống bảo vệ khác). – Các mạch tín hiệu báo cháy phải sử dụng dây dẫn riêng và cáp có lõi bằng đồng. Lõi đồng của từng dây dẫn tín hiệu từ các đầu báo cháy tự động đến đường cáp trục chính phải không nhỏ hơn 0.75mm. – Không cho phép chung các mạch điều khiển của hệ thống báo cháy tự động với mạch điện áp trên 60V trong cùng một đường ống, một hộp, một bó,..của cấu kiện xây dựng. Cho phép lắp đặt chung các mạch trên khi có vách ngăn ở giữa bằng vật liệu không cháy. – Số lượng đầu nối của các hộp đấu dây và số lượng dây dẫn của cáp trục chính phải có dự phòng 20%.
5. Yêu cầu kỹ thuật đối với nguồn điện và tiếp đất bảo vệ:
– Trung tâm của hệ thống báo cháy phải có hai nguồn điện độc lập. Một nguồn 220V xoay chiều và một nguồn là ắc quy dự phòng.
– Dung lượng ắc quy dự phòng phải bảo đảm ít nhất 12 giờ cho thiết bị hoạt động ở chế độ thường trực và 1 giờ khi có cháy.
– Các trung tâm báo cháy phải được tiếp đất bảo vệ.
PHẦN II: SẢN PHẨM TIÊU BIỂU
I: HƯỚNG DẪN ĐẤU LẮP TỦ BÁO CHÁY TỰ ĐỘNG PARADOX:
1. Giới thiệu trung tâm báo cháy Paradox Trung tâm báo cháy Paradox là một hệ thống báo cháy có chất lượng tốt, xuất xứ từ Canada. Hệ thống này được sử dụng rộng rãi trong các gia đình và công sở, mang lại sự an toàn, yên tâm cho quý khách. Ngoài ra , tủ Paradox còn có chức năng báo động ra số điện thoại của quý khách khi quý khách đặt báo động nhưng không ở trong nhà.Đây là một tính năng rất hữu ích của Paradox.
2. Cách đấu dây:
2.1:Lắp nguồn AC 16V. AC AC Biến Áp 220V AC
2.2 Lắp bàn phím. Các chân đấu trên bàn phím.: AUX + , AUX-, GRE, YEL. Các chân đấu trên bo chính: AUX + , AUX-, GRE, YEL. AUX + AUX- GRE YEL AUX + AUX – GRE YEL Bàn Phím
2.3 Lắp chuông. Các chân đấu chuông Bell 12+,- lắp chuông 1 chiều 12 V BELL + Bell – Dây +
2.4 Lắp đầu báo. Lắp báo nhiệt. VD : Lắp báo nhiệt ở cổng số 3, đầu báo nhiệt 4 chân. Zone 3 com 1K Trở 1K 2.5 Lắp đầu báo khói. Báo khói là đầu báo cháy có 4 chân, đầu báo cháy có nguồn nuôi, ta đấu chân số 2 đầu báo cháy vào chân PGM trên bo mạch chính, chân PGM có nhiệm vụ dập nguồn đầu báo khói khi muốn đặt lại trạng thái cho đầu báo khói. VD đấu đầu báo khói vào cổng số 4. PGM AUX+ COM ZONE4 ZONE4 3 2 R=1K 4 1 2.6. Lắp đường dây điện thoại TÍP RING +26V II: SẢN PHẨM HỆ THỐNG CHỮA CHÁY: 1, Bình Chữa Cháy: Bình bột BC Bình bột ABC Trọng lượng Áp suất Thời gian phun Khoảng cách phun MFZ1 MFZL1 1kg 1.4Mpa 6s 2.5m MFZ2 MFZL2 2kg 1.4Mpa 8s 2.5m MFZ3 MFZL3 3kg 1.4Mpa 8s 2.5m MFZ4 MFZL4 4kg 1.4Mpa 9s 4m MFZ5 MFZL5 5kg 1.4Mpa 9s 4m MFZ8 MFZL8 8kg 1.4Mpa 12s 5m 2, Lăng Vòi Chữa Cháy: Đường kính vòi (mm) 38 45 52 65 70 75 Màu sắc Trắng / Đỏ / Da cam / Đen… Áp suất nổ (bar) 55 50 50 48 47 46 Áp suất làm việc (bar) 22.5 Nhiệt độ -200C ~ +500C
PHẦN III: KẾT LUẬN
Sau một thời gian tìm hiểu đề tài, với sự hướng dẫn tận tình của giáo viên hướng dẫn và đội ngũ cán bộ kỹ thuật, 3S Việt Nam cùng với sự nỗ lực của toàn bộ thành viên trong nhóm trong việc tìm hiểu đề tài “ hệ thống báo cháy, chữa cháy tự động”. Đề tài này giúp chúng ta hiểu như thế nào là một hệ thống báo cháy, chữa cháy tự động và tầm quan trọng của hệ thống trong đời sống xã hội hiện nay. Tuy có sự hướng dẫn tận tình của giáo viên hướng dẫn và sự nỗ lực của tất cả các thành viên trong nhóm, nhưng đây là một đề tài khá mới mẽ những tài liệu liên quan còn hạn chế, nên bài viết trên không tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Rất mong đón nhận những ý kiến đóng góp của thầy cô cùng các bạn, để đề tài phát triển ngày càng hoàn thiện hơn. 
Nguồn: Tổng hợp

Bảo trì hệ thống PCCC

 Bảo trì hệ thống báo cháy

Bảo trì hệ thống báo cháy

Bảo trì hệ thống pccc và báo cháy là công việc vô cùng quan trọng và cấp thiết trong bối cảnh ở Việt Nam thời gian gần đây liên tiếp xảy ra những vụ cháy gây thiệt hại hàng nghìn tỷ mà nguyên nhân chủ yếu là do hệ thống pccc và báo cháy không được bảo trì theo định kỳ nên khi xảy ra sự cố không thể phát huy tác dụng

Bảo trì hệ thống pccc và báo cháy theo tiêu chuẩn quốc tế

Một hệ thống báo pccc và báo cháy cơ bản bao gồm: tủ báo cháy trung tâm, đầu báo (nhiệt, khói), nút nhấn khẩn cấp, chuông báo cháy, còi báo động. Vì thế việc bảo trì hệ thống pccc và báo cháy chính là hiệu chỉnh cho các thiết bị này luôn hoạt động ổn định và trơn tru

Công ty 3S với đội ngũ nhân viên kỹ thuật giỏi, yêu nghề và siêng năng trong công việc luôn sẵn sảng phục vụ quý khách hàng đối tác mang lại sự an toàn nhất cho mọi đối tác đã lựa chọn chúng tôi.
Khi thực hiện việc bảo trì hệ thống pccc và báo cháy tự động, đội ngũ nhân viên của chúng tôi luôn kiểm tra chéo chất lượng làm việc và hiệu quả công việc dựa trên sự đánh giá của khách hàng. Và thường xuyên thay đổi vị trí bảo trì giữa các nhân viên sau mỗi lần hoàn thành nhiệm vụ nhằm tạo sự mới mẻ trong môi trường làm việc và tìm ra những phát sinh mới và sáng tạo mới cho quý khách hàng. Quy trình bảo trì chi tiết gồm:
A. QUY TRÌNH BẢO TRÌ HỆ THỐNG PCCC
Sơ đồ bảo trì hệ thống pccc
1. Kiểm tra tủ điều khiển bơm chữa cháy của hệ thống báo cháy:
– Kiểm tra đèn báo pha: Để Test xem nguồn 3 pha vào có bị mất pha không.
– Đèn báo quá tải: Để Test xem máy bơm có bị quá nhiệt hay quá tải không.
– Kiểm tra đồng hồ Volt, Ampe: Xem giá trị điện áp nguồn vào có đủ không.
– Kiểm tra chế độ hoạt động của tủ (luôn ở chế độ Auto).
– Kiểm tra CB tổng, CB điều khiển máy bơm: Xem các CB có sự cố khác thường không, CB luôn ở trạng thái ON.
– Rơle trung gian, delay timer: Test xem các tiếp điểm có đóng ngắt tốt không.
– Kiểm tra bộ sạc bình tự động: Giá trị điện áp AC vào và nguồn DC ra bình.
2. Kiểm tra máy bơm chữa cháy của hệ thống báo cháy tự động:
– Máy bơm điện, máy bơm bù áp: Có bị quá nhiệt không, tốc độ quay có bình thường không, có tiếng kêu lạ không, kiểm tra xem máy có bị rò điện không.
– Máy bơm dầu Diezen:
+ Có bị quá nhiệt không, tốc độ quay có bình thường không, có tiếng kêu lạ không, kiểm tra xem máy có bị rò điện không.
+ Kiểm tra tình trạng rò rỉ dầu nhớt của máy.
+ Kiểm tra bình đề: Volt bình, mực nước bình, các cọc tiếp xúc, tình trạng rò rỉ của bình.
– Kiểm tra các đường ống cứu hỏa chính dẫn lên các tầng:
+ Kiểm tra các van khóa đường ống dẫn nước chính cấp cho các tầng.
+ Kiểm tra các đường ống chính cấp nước cho các tầng có bị rò rỉ không.
+ Kiểm tra đồng hồ đo áp lực nước.
+ Kiểm tra hệ thống các vòi phun nước cứu hỏa ở các tầng.
3. Hộp chữa cháy và bình chữa cháy
– Vệ sinh hộp chữa cháy và bình chữa cháy trong các phòng bằng dẻ lau và cồn.
– Kiểm tra áp suất bình chữa cháy.

B, QUY TRÌNH BẢO TRÌ HỆ THỐNG BÁO CHÁY

Bảo trì hệ thống báo cháy
Sơ đồ bảo trì hệ thống báo cháy
1, Tủ trung tâm :
– Kiểm tra tín hiệu thông số kỹ thuật bo mạch
– Kiếm tra bộ phận nguồn.
– Lập trình lại trung tâm, bảng điều khiển, tín hiệu đèn, bàn phím vv…
– Lau chùi tiếp điểm và thổi bụi.
– Test toàn bộ tủ điều khiển sau khi đã kiểm tra và bảo dưỡng.
2, Hệ thống cáp tín hiệu.
– Kiểm tra lại toàn bộ hệ thống cáp tín hiệu.
– Xác định lại độ bền và các mối nối cáp.
– Bổ sung các mối nối vào bản vẽ sơ đồ thiết bị ( Do sự cố mất tín hiệu thường xảy ra tại các vị trí nối cáp tín hiệu)
3, Đầu dò khói.
– Kiểm tra bộ phận nguồn, dây tín hiệu
– Lau chùi các tiếp điểm, lau chùi bụi vv…
– Đo các thông số kỹ thuật, test khói.
– Test lại khả năng hoạt động của hệ thống báo động, đầu dò tín hiệu.
Nguyên lý hoạt động và cách bảo trì hệ thống pccc và báo cháy
4, Đèn chớp.
– Kiểm tra bộ phận cung cấp tín hiệu.
– Kiểm tra bộ phận nguồn.
– Lau chùi bụi và các tiếp điểm.
5, Còi báo cháy.
– Kiểm tra độ rung.
– Kiểm tra bộ phận nguồn
– Kiểm tra dây tín hiệu
– Lau chùi các tiếp điểm và lau chùi bụi.
6, Nút nhấn khẩn ( Công tắc đập vỡ kính).
– Kiểm tra bộ phận cung cấp tín hiệu.
– Kiểm tra bộ phận nguồn.
– Lau chùi bụi bẩn và các đầu nối tiếp xúc.
C, Nguyên tắc đảm bảo an toàn với bảo trì hệ thống pccc và báo cháy tự động
Bảo trì hệ thống pccc và báo cháy theo định kỳ
Bảo trì hệ thống pccc và báo cháy theo định kỳ để đạt hiểu quả cao nhất
– Để đảm bảo an toàn và hiệu quả trong sản xuất và phòng cháy chữa cháy các thiết bị phòng cháy và chữa cháy phải được vệ sinh, kiểm tra định kỳ nhằm kịp thời thay thế, bổ sung các thiết bị hư hỏng hoặc không đạt tiêu chuẩn PCCC.
– Đối với hệ thống báo và chữa cháy tự động nên kiểm tra và bảo trì toàn bộ ít nhất 3 tháng 1 lần

Quý khách đang có nhu cầu bảo trì hệ thống pccc và báo cháy cho đơn vị mình mà vẫn chưa tìm được đơn vị có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực bảo trì hệ thống pccc và báo cháy thì Phòng cháy 3S chính là giải pháp hoàn hảo nhất mà quý vị đang tìm kiếm.
Công ty chúng tôi với kinh nghiệm trong ngành thi công hệ thống pccc. Hiện đang là đối tác chuyên cung cấp các giải pháp và thiết bị báo cháy và bảo trì định kỳ hệ thống pccc và báo cháy cho hàng loạt các khu công nghiệp lớn trên cả nước.

Nguồn: Tổng hợp

Dạy trẻ 7 kỹ năng thoát hiểm khi hỏa hoạn

Cháy, nổ luôn là mối nguy cơ tiềm ẩn đe dọa đến tài sản và tính mạng của mỗi người. Bởi vậy, việc trang bị những kiến thức và kỹ năng để thoát hiểm khi xảy ra cháy nổ cho cộng đồng là vô cùng quan trọng. Đối với trẻ nhỏ, để ghi nhớ và thực hiện được những kỹ năng thoát hiểm không hề dễ dàng. Dưới đây là những mẹo nhỏ có thể hướng dẫn các bậc phụ huynh cách dạy trẻ ghi nhớ những kỹ năng cần thiết để thoát hiểm.

Để huấn luyện cho trẻ ghi nhớ những kỹ năng thoát khỏi hỏa hoạn, thầy cô hoặc phụ huynh có thể thực tập cùng bé bằng những phương pháp chơi mà học.

Ví dụ, cho bé đóng vai lính cứu hỏa hoặc nạn nhân, viết lên tấm bảng số cứu hỏa 114, số điện thoại của bố mẹ hoặc người thân và dạy trẻ nhớ.

Để bắt đầu, cha mẹ có thể gợi mở bằng cách gợi ý cho trẻ trả lời các câu hỏi trắc nghiệm sau:

  1. Số điện thoại cứu hỏa là gì:
  2. 113
  3. 114
  4. 115
  5. 1080

Câu 2: Nếu bị kẹt trong đám cháy mà có người lớn, các con sẽ làm gì?

  1. Làm theo sự chỉ dẫn của người lớn.
  2. Kêu cứu.
  3. Khóc lóc ầm ĩ.
  4. Chạy ra ngoài.

Từ bài trắc nghiệm của các bé, cha mẹ hãy dẫn ra một câu chuyện để hướng dẫn và giúp các bé thực hành về kỹ năng thoát hiểm khi gặp phải đám cháy, gồm:

Kỹ năng 1: Khi ngửi thấy mùi khét, khói hoặc trông thấy lửa cháy thì các con phải gọi ngay cho các chú lính cứu hỏa. Số điện thoại các chú là 114.

Kỹ năng 2: Nếu bị kẹt trong đám cháy có người lớn bên cạnh, các con phải bình tĩnh làm theo sự chỉ dẫn của người lớn.

Kỹ năng 3: Chỉ cho bé những lối có thể thoát ra ngoài khi có hỏa hoạn. Dặn bé cố gắng thoát ra ngoài càng nhanh càng tốt tuyệt đối không chần chừ mang theo đồ đạc hoặc nán lại gọi điện cho cứu hỏa.

Kỹ năng 4: Nếu gia đình bạn sống trong tòa nhà cao tầng hoặc khu chung cư, hãy dạy bé rằng đừng bao giờ di chuyển xuống dưới đất bằng thang máy khi có hỏa hoạn vì khi đó thang máy có thể ngừng giữa chừng do ngắt điện. Trường hợp ở gần tầng thượng hơn, hãy di chuyển lên tầng thượng thay vì di chuyển xuống dưới.

Kỹ năng 5: Nhớ rằng không những lửa mà khói và hơi độc cũng có thể dẫn đến tử vong. Để tránh bị ngộp vì khói, hãy dạy bé di chuyển ra ngoài bằng cách bò sát mặt đất, bịt khăn hoặc vải thấm nước lên miệng, mũi. Hãy khoác thêm một chiếc áo được nhúng nước nếu có thể.

Kỹ năng 6: Khi tóc hoặc quần áo bị bén lửa hãy dạy bé phải dừng lại, nằm xuống và lăn người qua lại hoặc lăn tròn.

Kỹ năng 7: Nếu kẹt trong phòng không thể thoát ra ngoài, hãy lấy vải ướt bịt chặt các khe cửa rồi chui xuống gầm giường và nằm sát xuống sàn nhà. Bởi gầm giường là nơi đầu tiên những người lính cứu hỏa để mắt đến khi tìm kiếm những người còn kẹt lại trong một vụ hỏa hoạn.

Khi có khói, cần dạy trẻ lấy khăn hoặc vải thấm nước bịt mũi và miệng để tránh bị ngạt. 

Ngọc Bảo

Thay đổi quan điểm thiết kế hệ thống phòng cháy chữa cháy

Hệ thống phòng cháy chữa cháy (PCCC) phải đáp ứng lấy thủy trị hỏa khi cháy xảy ra trong mọi tình huống. Không có lý do hư cái này, thiếu cái kia mà “tịt ngòi” rồi quy trách nhiệm cá nhân.

Chúng tôi xin giới thiệu bài viết của tác giả Lê Quang Tèo, tác giả bài viết ” Sai lầm trong thiết kế và thi công hệ thống phòng cháy chữa cháy“.

Sơ đồ hoạt động của hệ thống

Tôi trân trọng các ý kiến bình luận của mọi độc giả khác nhau về những gì tôi đã trình bày trong bài viết. Nhiều ý kiến cho rằng tôi nói tầm bậy, thiếu hiểu biết kỹ thuật, viết tào lao. Tôi chỉ đứng đứng dưới góc độ của một người dân, còn các anh kỹ sư điện lạnh làm sao để nếu cháy mà chữa được, cứu được người và của thì là ổn.

Tôi không phản bác tất cả hệ thống phòng cháy chữa cháy đã áp dụng. Điều tôi muốn nhấn mạnh ở đây là cần thay đổi quan điểm thiết kế để hệ thống được hoàn hảo hơn, cuộc sống an toàn hơn. Trong mọi tình huống xấu nhất “vẫn còn đường về”, chứ không phải là tháo tất cả đem vứt.

Chúng ta cần đưa ra các tình huống xấu nhất xảy ra, từ đó mới điều chỉnh lại bài toán thiết kế để phù hợp. Chứ đừng để cháy xảy ra là gọi 114 mang đồ nghề chạy đến và dân chạy tán loạn trong tòa nhà, còn các hệ thống trong tòa nhà thì chỉ đủ dập các đám cháy nho nhỏ.

Tôi đưa thêm ý kiến về các vấn đề sau

– Hệ thống đầu phun nước tự động trong hệ thống phòng cháy chữa cháy:

Tôi cũng như hầu hết các bạn đều thừa nhận các đầu phun tự động này là niềm tin của tất cả mọi người khi bước vào nhà cao tầng. Đầu phun này sẽ tự kích nổ khi nhiệt độ đạt đủ ngưỡng: Đó là yếu tố duy nhất để nó làm việc. Nhưng tầm khoảng cách của nó là từ 2.5 đến 3m, chỉ khi cháy từ dưới lên và đủ sức lớn của nhiệt thì mới kích được. Và phải chờ cho cháy hơi lớn chút thì cái này mới xả nước kịp, trong khoảng thời gian chờ xả nước tự động thì cháy đã lan quanh nhiều rồi và theo một chuỗi thời gian nối tiếp nhau cho tới khi hết cái để cháy hoặc dập cháy cưỡng bức thì mới tắt.

Phạm vi đặt vòi này không phải là phủ kín 100% diện tích toàn bộ, nên khả năng nhận nhiệt độ khi các đám cháy nằm xa tâm rất lâu.

Tầm bố trí của vòi này là ngang mặt trần laphong, nếu cháy xảy ra ở mặt trên trần thì cũng hơi khó cho cái đầu này nhận nhiệt để nổ.

Bố trí hệ thống đầu báo

Nếu nói về thành tích tham gia ứng cứu của hệ thống phòng cháy chữa cháy này như nhiều độc giả đã chỉ ra và bảo tôi cần phải tìm hiểu thì chúng ta cần nhìn nhận dưới nhiều góc độ khác nhau:

Nếu cháy đủ lớn và vòi này kích nổ và tự dập lửa kịp thì quá tốt, vì đó là trách nhiệm của nó. Nhưng thiết nghĩ nếu cháy đâu chỉ có lửa mà còn khói, khỏi vẫn tiềm ẩn nguy cơ cháy tiếp theo và gây chết người. Mà khói thì đâu củ đủ sức làm cái vòi này nổ đâu.

Một đám cháy đang bắt đầu phát ra từ góc phòng làm việc, đầu tiên là có người hô hoán lên rồi có kẻ bỏ chạy, có người ở lại tìm mọi cách dập lửa chống cháy lan bằng bình CO2. Nhưng dập không nổi, lửa vẫn lan và đầu phun vẫn chưa đủ nhiệt để nổ. Thôi bỏ chạy hết, chỉ còn lại một người ở lại cố gắng dập lửa, mà cái người ở lại đó là một anh kỹ sư điện lạnh. Anh biết trên đầu anh có nước, đủ 70 độ là cái vòi trên đầu nổ xả nước cứu, nên anh nghĩ ở lại chắc hơn chờ tí nữa là nước xả xuống chứ chạy xuống kia chen nhau không khéo rồi chết.

Một đám cháy đang bắt đầu phát ra từ góc phòng làm việc, đầu tiên là có người hô hoán lên rồi có kẻ bỏ chạy, có người ở lại tìm mọi cách dập lửa chống cháy lan bằng bình CO2. Nhưng dập không nổi, lửa vẫn lan và đầu phun vẫn chưa đủ nhiệt để nổ. Thôi bỏ chạy hết, chỉ còn lại một người ở lại cố gắng dập lửa, mà cái người ở lại đó là một anh kỹ sư điện lạnh. Anh biết trên đầu anh có nước, đủ 70 độ là cái vòi trên đầu nổ xả nước cứu, nên anh nghĩ ở lại chắc hơn chờ tí nữa là nước xả xuống chứ chạy xuống kia chen nhau không khéo rồi chết.

Nhiều ý kiến lại cho rằng tôi cần tìm hiểu thêm về vấn đề này và phê bình về chuyên môn. Cũng có ý kiến cho rằng 5, 10 phút là nhiệt độ đủ ngưỡng 50 đến 100 độ. Chẳng lẽ bạn cầu mong cháy thêm tí nữa hay sao? Cháy nhiều hơn, cháy lâu hơn?

Tôi muốn nhiều bạn đọc cần nhìn nhận vấn đề dưới góc độ người tiêu dùng chứ không phải là một nhà chuyên môn, nhà thầu chào hàng, quảng bá để thi công. Rồi bình luận nội dung dưới các góc độ phiến diện khác nhau. Nếu nó xịn và đủ sức ứng cứu mọi tình huống thì các vụ cháy xảy ra khỏi cần nhờ đến 114.

Vậy điểm yếu của đầu phun tự động của hệ thống phòng cháy chữa cháy là ở đâu? Điều kiện duy nhất để nó hoạt động là có ngọn lửa cháy khách quan để nổ đầu phun.

Trở lại vi dụ trên, nếu anh kỹ sư kia còn đủ thông minh và tỉnh táo thì ảnh kiếm ngọn lửa hơ dưới đầu vòi cho nó nổ và xịt nước (mặc dù xét theo luật, đó là phóng thêm hỏa). Còn nếu cứ máy móc có đủ nhiệt để nước xịt thì ngồi chờ chết, đơn giản chỉ cần đập văng cái đầu này đi là nước xịt như mở nước rửa tay chứ có gì đâu mà (nếu anh kỹ sư kia cùng đồng nghiệp của ảnh làm cho cái vòi này xịt nước ngay từ lúc mới phát cháy đi thì vụ cháy chỉ còn là xử lý nội bộ). Điều tôi muốn nhắc đến là tại sao đầu phun không thiết kế bán tự động, ngoài điều kiện đủ 70 độ nổ thì còn cho phép con người giật tụt cái vòi này bằng tay khi thấy cần thiết.

Có tài liệu thiết kế hệ thống phòng cháy chữa cháy nào hay văn bản hướng dẫn PCCC nào chỉ dẫn là giật cho văng cái đầu này để nước xịt ra không?

Tôi chắc chắn rằng, sẽ có nhiều ý kiến lại cho rằng, sao không dùng bình CO2, vòi chữa nước bằng tay để dập lửa như theo tình huống vị dụ trên. Nhưng tôi muốn nói thêm rằng, sự ngẫu nhiên trong xã hội là rất nhiều, bình CO2 không có (thiếu, hết), vòi nước bên ngoài chỉ có mấy cái, đang dập lửa chỗ khác, không ai biết sử dụng…v.v. Và kết cấu các tòa nhà thiên biến vạn hóa đủ kiểu, thiết kế và bố trí theo nhiều cách khác nhau

 – Hệ thống bơm và các phương án dự phòng của một hệ thống phòng cháy chữa cháy:

Nếu đúng quy trình là việc kiểm tra các hệ thống này được thực hiện hằng tuần, vậy tại sao phải kiểm tra liên tục? Mục đích là kiểm tra cho chắc hay là vì không tin vào thiết bị? Nhưng khi kiểm tra mấy hệ thống này đâu phải đơn giản, kéo theo nhiều vấn đề rắc rối xung quanh, nên thông thường là nhát thực hiện.

Nếu lấy lý do là những người vận hành không làm đúng quy trình và cháy đã xảy ra rồi quy trách nhiệm, vậy tại sao không thiết kế hệ thống phòng cháy chữa cháy đủ tin cậy, cần là xài được ngay, khỏi phải sợ hư rồi chạy thử theo quy định mãi.

Trách nhiệm PCCC là của nhà quản lý, nhà đầu tư, nhà thiết kế phải tưởng tượng ra các tình huống mà thiết kế phòng tránh. Chứ đâu có phải là giao cho ban bảo vệ các tòa nhà. Liệu có bao nhiêu ban bảo vệ các tòa nhà cao tầng, chung cư làm đúng quy trình này, trong khi hợp đồng lao động của họ là có thời hạn

– Các hệ thống lạnh, điện (vật liệu chống cháy):

Nhiều ý kiến lại cho rằng các vật liệu trên là chống cháy! Và tôi đã đưa ra nhận định sai, cần tìm hiểu nhưng theo tôi chống cháy chứ đâu có phải không cháy, không cháy liền thì từ từ cũng cháy…Còn vật liệu cách nhiệt cách âm là sợi thủy tinh, ống dẫn điện không cháy, lâu cháy. Đó là thành quả nghiên cứu của khoa học sau khi đã có cháy rồi mới cùng nghiên cứu và phát triển.

Các vật liệu trên ra đời khi nào, bạn có thể bảo tôi đọc một bản thiết hệ thống thông gió – điện tòa nhà năm 2011. Các vật liệu chống cháy mới ra đời năm 2000 chẳng hạn. Vậy các tòa nhà trước năm 2000 sử dụng loại gì? (nếu lui thời gian lại thì cũng được). Rồi các nhà sản sản xuất những vật liệu cứ cho là không hợp chuẩn 5 sao đi, thì họ bán cho các chuẩn 1 sao, bán chui, thi công chui. Có biết bao nhiêu nhà sản xuất, bao nhiêu nhà thầu, bao nhiêu tiêu chuẩn công trình 3, 4, 5 sao để chủ đầu tư lựa chọn nhà thầu hạch toán giá gói thầu…v.v? Bao nhiêu hệ thống hiện đại chống cháy mới ra đời sau này còn các công trình xây dựng trước đây thì sao?

Tôi chỉ nhìn nhận vấn đề dưới góc độ người tiêu dùng, người dân, chứ không phải nhà chuyên môn như nhiều bạn đọc đã bình luận.

Hệ thống PCCC phải đáp ứng lấy thủy trị hỏa khi cháy xảy ra trong mọi tình huống. Không có lý do hư cái này, thiếu cái kia mà “tịt ngòi” rồi quy trách nhiệm cá nhân. Nếu các bạn đọc bình luận theo quan điểm phê bình chuyên môn mà không nhìn nhận thực tế, tôi xin dừng góp ý tại đây. Nếu quan điểm của tôi là sai thiếu chuyên môn thì quan điểm của các bạn là đúng. Nhưng sự thật là khi “cháy thì ai cũng bỏ chạy” hàng loạt và gọi 114 cho chắc.

Lê Quang Tèo

Khí FM200 là gì ?

Khí FM200 là khí được nhập khẩu hoàn toàn của hãng kidde xuất xứ tại Mỹ. Hiện nay việc nạp khí FM200 diễn ra với giá rất cao, Để hiểu rõ hơn mời quý khách hãy chọn dịch vụ của chúng tôi nạp sạc khí fm200 đầy đủ đúng giá chất lượng


1. Khí FM200 là khí gì? Hệ thống PCCC  Fm200 là gì ?

– Là chất khí sạch, không màu, không mùi, chứa cacbon, hydro và flo.

Khối lượng phân tử: 170.03 g/mol

– Khí FM200 có tên khoa học là Heptafluoropropane và công thức hóa học là CF3CHFCF3.

– Không phá hủy tầng ozone, không gây hại cho các thiết bị điện tử

– Không ảnh hưởng đến sức khỏe con người, nhất là với những người mặc bệnh về hô hấp.

– Không để lại cặn bã sau khi phun xả vì thế không tốn thời gian, công sức lau dọn như sử dụng các chất chữa cháy khác.

– Thông số kỹ thuật:

–     Công thức hóa học: 1,1,1,2,3,3,3 Heptafluoroproane (CF3CHFCF3)

–     Nhiệt độ sôi ở 1 atm: -16 oC

–     Nhiệt độ đông: -131.1 oC

–     Khối lượng riêng: 621 kg/m3

–     Nhiệt lượng hóa hơi tại điểm sôi: 132.6 kJ/kg

–     Độ nhớt ở nhiệt độ 25 oC: 0.184 centistokes

–     Khả năng tác động đến tầng ozone: 0

–     Thời gian tồn tại trong thiên nhiên: (31 – 42) năm

2. Nguyên lý chữa cháy:

Để hình thành ngọn lửa thì nhất thiết cần đến sự có mặt của 3 yếu tố: nhiên liệu bị đốt cháy, không khí để cung cấp oxy và nguồn nhiệt để vật có thể đạt tới điểm đốt cháy. Nhiệt độ, oxy và nhiên liệu hình thành nên một “tam giác lửa”. Thuật ngữ này được các nhân viên cứu hỏa sử dụng khá phổ biến. Bởi lẽ, chỉ cần tiêu diệt được 1 cạnh trong tam giác hay chính là 1 trong 3 yếu tố trên là họ có thể dập tắt ngọn lửa trong PCCC.

Hệ thống FM200 dập cháy theo phương thức vật lý, khi tiếp xúc với đám cháy, các phân tử FM-200 nhanh chóng hấp thụ mạnh nhiệt lượng của đám cháy, làm cho đám cháy được dập tắt trong thời gian ngắn nhất. Là một phương thức tiên tiến trong hệ thống PCCC trên thế giới

3. Ưu điểm khi dùng khí FM200:

AN TOÀN

– FM-200 được chứng nhận không có độc tính, không gây hại cho con người.

– Không phá hủy tầng ozone do không chứa Brom và Clo.

– Với tính chất không dẫn điện, FM200 không gây hư hỏng cho các thiết bị điện tử nhạy cảm.

– Chất khí FM200 này không những có tác dụng chữa cháy hiệu quả, mà nó còn cân bằng được lượng khí oxi cần thiết để cho con người hô hấp tạm thời trong trường hợp khẩn cấp. Ngoài ra, với chất khí chữa cháy “sạch” này, sau khi hoàn tất nhiệm vụ chữa cháy, nó không để lại hậu quả tai hại nào đối với các vật dụng, máy móc nằm trong khu vực vừa được chữa cháy.

TIẾT KIỆM

– Lượng FM-200 cần để dập cháy chỉ bằng 6.25% đến 9% thể tích môi trường.

– Do được nén với khối lượng lớn trong bình chứa dưới áp suất cao nên hệ thống FM-200 giúp tiết kiệm không gian và cả chi phí đầu tư thiết bị, bình chứa cho hệ thống.

– Do không phản ứng hóa học với các vật liệu thông thường nên FM-200 sẽ không phá hủy hoặc gây hư hại đến các trang thiết bị trong khu vực chữa cháy, giúp tiết kiệm chi phí cho việc xử lý sau cháy.

4. Ứng dụng của hệ thống chữa cháy FM200

Hệ thống PCCC này ứng dụng thích hợp tại những môi trường trong sạch, nơi có con người làm việc, và có trang bị những loại máy móc hoặc dữ liệu có giá trị cao.

– Phòng máy tính trung tâm (data center, serve room)

– Thiết bị điện, điện tử, thiết bị lưu trữ, viễn thông (telecom center)

– Kho hàng hóa có giá trị cao, kho ngân quỹ.

– Phòng trưng bày nghệ thuật, viện bảo tàng.

– Phòng thí nghiệm, phòng thiết bị y khoa.

– Nhà máy hóa dầu, trạm dầu khí trên biển, trạm bơm dầu khí.

Khí FM200 do ai cung cấp, nhà cung cấp này ở đâu?

– Khí FM200 có 02 nhà cung cấp lớn: Chemetron và Kiddle, xuất xứ ở USA.

– Khí FM200 có công thức hóa học, cấu tạo thành phần giống nhau, hai hãng Chemetron và Kiddle chỉ khác nhau về thương hiệu thương mại còn khí FM200 hai hãng này bán hoàn toàn giống nhau về cấu tạo và công dụng như nhau.

Làm sao để mua đúng sản phẩm khí FM200 ( trường hợp nạp khí hoặc mua hệ thống FM200 mới)?

– Có hai cách để khách hàng kiểm tra mình mua có đúng hàng chính hãng (khí FM200)

– Thứ 1: Khi cung cấp hệ thống FM200 hoặc nạp sạc công ty Pccc cung cấp cho quý khách đầy đủ giấy từ chứng nhận xuất xứ (CO), chứng nhận chất lượng (CQ) của lô hàng, các giấy chứng nhận này được cung cấp bởi nhà sản xuất khí FM200, các cơ quan kiểm định về chất lượng sản phẩm tại USA.

– Thứ 2: Công ty Pccc phải báo cáo đầy đủ các thông tin: Khối lượng khí bán cho khách là bao nhiêu, bán cho khách nào, ở đâu; thông tin khách hàng; seri bình đã bán,… và các thông tin liên quan đến đơn hàng (kể cả bán mới và nạp khí). Do đó khách hàng có thể tự kiểm tra với hãng để biết rằng mình mua đúng khí FM200 mà không phải là khí khác.

Nạp khí FM200 làm sao tôi biết công ty PCCC có nạp đúng với khối lượng mà tôi yêu cầu?

– Bằng cách thủ công và đơn giản nhất để biết có đúng khối lượng khí yêu cầu nạp hay không đó là cân bình.

– Quý khách cân bình rỗng trước khi nạp và cân bình đầy đã nạp sau khi nạp xong thì sẽ biết khối lượng khí nạp có đủ như yêu cầu hay không.

– Trường hợp bình quý khách chuyển giao cho công ty PCCC không phải là bình rỗng hoàn toàn (tức là vẫn còn khí FM200 cũ trong bình chưa xài hết). Trường hợp này, quý khách sử dụng phương pháp kiểm tra như trên sẽ không chính xác vì lúc quý khách cân là khối lượng bình rỗng + khí FM200 cũ, trường hợp này cân bình sau khi nạp đầy và kiểm tra đối chiếu với thông số của bình (thông thường có dán nhãn hoặc khắc chìm trên bình) để kiểm tra khối lượng khí đã nạp vào bình.

Quy trình nạp khí FM200 thực hiện như thế nào?

– Sau khi thỏa thuận và ký hợp đồng với khách hàng về dịch vụ nạp sạc khí FM200 thì tiến hành thực hiện như sau:

Nhận bình rỗng của khách hàng về để nạp.

Kiểm tra vỏ bình có còn sử dụng được hay không; có đảm bảo khi nạp khí vào an toàn cho người sử dụng hay không. Nếu bình đã quá cũ không còn sử dụng được thì loại bỏ và báo cho khách hàng biết.

Nếu bình nhận từ khách hàng còn khí FM200 cũ thì Công ty PCCC tiến hành xả toàn bộ khí cũ này ra, kiểm tra sửa chữa van đầu bình.

Nạp khí vào bình đủ số lượng và đúng áp lực.

Thông báo với khách hàng để hoàn trả bình đã nạp đầy.

Thanh lý hợp đồng và kết thúc dịch vụ.

Những thiết bị an ninh, chữa cháy cho hệ thống phòng cháy chữa cháy hiện đại bậc nhất thế giới

Khoảng 20 quốc gia và vùng lãnh thổ đã mang đến buổi triển lãm những thiết bị, công nghệ, phương tiện chữa cháy, cứu nạn cứu hộ và thiết bị an ninh hiện đại bậc nhất thế giới.

Cục Cảnh sát Phòng cháy, chữa cháy và Cứu nạn – cứu hộ (Bộ Công an) đã tổ chức “Triển lãm và hội nghị quốc tế về kỹ thuật, phương tiện phòng cháy chữa cháy, cứu nạn cứu hộ và thiết bị an ninh, an toàn, bảo vệ” tại Trung tâm hội chợ triển lãm Sài Gòn – SECC đường Nguyễn Văn Linh, quận 7, TPHCM.

Hệ thống báo cháy tự động là hệ thống gồm tập hợp các thiết bị có nhiệm vụ phát hiện và báo động khi có cháy xảy ra. Việc phát ra các tín hiệu cháy có thể được thực hiện tự động bởi các đầu dò (khói, nhiệt, lửa,…) hoặc bởi con người (thông qua nút nhấn khẩn cấp). Hệ thống phải hoạt động liên tục 24/24 giờ kể cả khi mất điện. Hệ thống báo cháy có thể cung cấp các chức năng chính như sau:
– Cung cấp một phương tiện để phát hiện đám cháy đang bùng phát theo phương pháp thủ công hoặc tự động.
– Cảnh báo cho con người trong tòa nhà biết có cháy và thông tin sơ tán.
– Truyền tín hiệu thông báo cháy cho cơ quan hoặc các đơn vị ứng phó khẩn cấp khác.
– Cung cấp tín hiệu điều khiển thiết bị ngoại vi: ngắt nguồn điện, hệ thống không khí, thang máy, cửa ngăn cháy, cửa thoát nạn,… Ngoài ra hệ thống báo cháy còn có thể điều khiển thiết bị chữa cháy.
Một hệ thống báo cháy tự động tiêu biểu sẽ có 3 thành phần như sau:
– Trung tâm báo cháy: Được thiết kế dạng tủ, bao gồm các thiết bị chính: bo mạch xử lý thông tin, bộ nguồn, ác quy dự phòng.
– Thiết bị đầu vào (thiết bị giám sát):
+ Đầu báo: báo khói, báo nhiệt, khói nhiệt kết hợp, báo gas, báo lửa, đầu báo Beam…
+ Công tắc khẩn (nút nhấn khẩn).
+ Module giám sát (hệ địa chỉ)
– Thiết bị đầu ra
+ Chuông báo động, còi báo động, đèn báo động,…
+ Bảng hiển thị phụ.
+ Bộ quay số điện thoại tự động.
+ Module điều khiển.
Lãnh đạo TPHCM, Cục Cảnh sát Phòng cháy, chữa cháy và Cứu nạn - cứu hộ (Bộ Công an) tham quan triển lãm
Lãnh đạo TPHCM, Cục Cảnh sát Phòng cháy, chữa cháy và Cứu nạn – cứu hộ (Bộ Công an) tham quan triển lãm

Theo Ban tổ chức, triển lãm có quy mô 460 gian hàng của 270 đơn vị là các cơ quan, tổ chức, nhà sản xuất, cung cấp chuyên nghiệp đến từ 18 quốc gia và vùng lãnh thổ như Anh, Hoa Kỳ, Đức, Australia, Ấn Độ, Hàn Quốc, Trung Quốc…

Triển lãm giới thiệu các sản phẩm công nghệ tiên tiến trong lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy, cứu hộ cứu nạn như: robot chữa cháy, thiết bị hút khói, thiết bị chịu lửa… các thiết bị ứng dụng trong khu công nghiệp, hệ thống ngân hàng, tòa nhà cao tầng…

Xe thang hiện đại biểu diễn tại triển lãm
Xe thang hiện đại biểu diễn tại triển lãm
Bộ thiết bị dò tìm trong đống đổ nát
Bộ thiết bị dò tìm trong đống đổ nát. Thiết bị cung cấp một khả năng lớn để tìm kiếm những người bị nạn trong đống đổ nát tốt hơn nhằm tập trung những nỗ lực tịm kiếm hiệu quả trong điều kiện hỗn loạn, phức tạp của những vụ cháy
Thiết bị chữa cháy trên cao do Hàn Quốc sản xuất
Thiết bị chữa cháy trên cao do Hàn Quốc sản xuất. Thiết bị cho phép từ xa có thể tiếp cận đám cháy một cách linh hoạt
Lãnh đạo TP trải nghiệm xe thang hiện đại
Lãnh đạo TP trải nghiệm xe thang hiện đại. Xe thang với tốc độ vươn, khẩu độ lớn cho phép tiếp cận gần hơn đám cháy, mang lại khả năng tốt hơn cho đội ngũ phòng cháy, chữa cháy
Súng bắn dây dùng trong cứu hộ
Súng bắn dây dùng trong cứu hộ. với tốc độ và độ vươn lớn cùng với móc khỏe khoắn sẽ vươn tới những điểm cao, những góc cứu hộ cần thiết để cứu hộ tòa nhà, công trình khi xảy ra sự cố.
Áo chống đạn
Áo chống đạn
Bộ thiết bị quét giác mạc mắt, dùng trong lĩnh vưc an ninh, sân bay, các toà nhà đòi hỏi an ninh cao
Bộ thiết bị quét giác mạc mắt, dùng trong lĩnh vưc an ninh, sân bay, các toà nhà đòi hỏi an ninh cao. Thiết bị này cho phép kiểm soát tốt các đối tượng ra, vào những nơi đòi hỏi an toàn an ninh cao, các tòa nhà chính phủ hay các sân bay, nhà ga. Ngoài ra còn thiết thực phục vụ các hội nghị, các diễn đàn với yêu cầu về an ninh lớn
Sau khi quét mống mắt thì dữ liệu trên hệ thống sẽ hiện ra thông tin (Công nghệ này hứa hẹn sẽ áp dụng ở sân bay, các toà nhà đòi hỏi an ninh cao để kiểm soát người ra vào).
Sau khi quét mống mắt thì dữ liệu trên hệ thống sẽ hiện ra thông tin (Công nghệ này hứa hẹn sẽ áp dụng ở sân bay, các toà nhà đòi hỏi an ninh cao để kiểm soát người ra vào).
Áo chữa cháy, cứu hộ có thể chịu được nhiệt 1.200 độ, nặng tới 4kg
Áo chữa cháy, cứu hộ có thể chịu được nhiệt 1.200 độ, nặng tới 4kg. Người mặc sẽ được bảo hộ tốt hơn trong những điều kiện khắc nghiệt của đám cháy nhằm thực hiện tốt công tác phòng cháy, chữa cháy cho công trình và nhà ở
Các thiết bị dùng trong lĩnh vực cứu hộ
Các thiết bị dùng trong lĩnh vực cứu hộ
Xe máy có gắn hệ thống chữa cháy để thực hiện nhiệm vụ chữa cháy những ngôi nhà trong hẻm nhỏ
Xe máy có gắn hệ thống chữa cháy để thực hiện nhiệm vụ chữa cháy những ngôi nhà trong hẻm nhỏ. Một biện pháp cơ động cần thiết trong điều kiện đô thị chật hẹp, xe chữa cháy lớn không thể tiếp cận tốt hiện trường

Đình Thảo

Đón tết cũng những chiến sỹ phòng cháy chữa cháy

Dịp Tết cũng là khoảng thời gian cao điểm và căng thẳng nhất đối với lực lượng cảnh sát phòng cháy chữa cháy, bởi thời điểm này hoạt động thắp hương, đốt vàng mã để cúng ông bà, tổ tiên khiến cho nguy cơ cháy nổ tăng cao. Chỉ cần một chút bất cẩn là có thể xảy ra cháy lớn.

Trong những ngày này, tất cả cán bộ chiến sĩ phòng cháy chữa cháy đều được quán triệt tinh thần tập trung cao nhất cho công việc, các phương tiện chữa cháy như xe bồn chữa cháy, xe thang, vòi phun,… đều được kiểm tra kỹ càng hàng ngày để sẵn sàng khi có sự việc xảy ra.

Ngày 15-2 (tức ngày 30 tết) những người lính Phòng Cảnh sát phòng cháy chữa cháy số 4 đang chuẩn bị đón giao thừa tại đơn vị, trên gương mặt mỗi người, ai nấy đều vui vẻ, chúng tôi cảm nhận những niềm tin, phấn khởi mong năm mới an vui hạnh phúc.

Cs phòng cháy chữa cháy quây quần bên nhau hát ca khúc mừng năm mới tại điểm bảo vệ pháo hoa

Chữa cháy xe trên đèo Hải Vân.

Lập tức, tiếng bộ đàm vang lên từ trung tâm thông tin chỉ huy thông báo có một vụ cháy xe du lịch 45 chỗ BKS 43B-02531 của Công ty Dịch vụ du lịch Khanh Hoa bốc cháy trên đèo Hải Vân, có 26 khách du lịch đang mắc kẹt trên xe. Gác lại mọi chuyện, CS phòng cháy chữa cháy “hỏa tốc” lên đường làm nhiệm vụ.

Quãng đường xa, đèo dốc khiến việc di chuyển của xe chữa cháy và công tác tiếp nước gặp nhiều khó khăn. Sau khi tiếp cận, lực lượng chữa cháy đã phá kính, triển khai 3 lăng B dập tắt hoàn toàn đám cháy sau 20 phút, đưa khách du lịch ra ngoài an toàn. Đồng thời phun nước làm mát khu vực xung quanh, nhất là các lùm cây ven đường không để cháy lan sang rừng Hải Vân.

Đêm giao thừa trong khi các gia đình được quây quần bên nhau, trao nhau những lời chúc yêu thương thì những chiến sĩ Cảnh sát phòng cháy chữa cháy thành phố phải sẵn sàng thường trực chiến đấu tại đơn vị, tại các điểm bắn pháo hoa để đảm bảo an toàn cho người dân đón Tết.

Chẳng năm nào các anh có một cái Tết trọn vẹn bên gia đình, người thân nhưng với họ Tết cũng rất đặc biệt, Tết bên đồng chí, đồng đội cùng nhau hát những ca khúc mừng năm mới và luôn trong tâm thế sẵn sàng chiến đấu vì bình yên hạnh phúc của nhân dân.

Thường trực sẵn sàng đảm bảo an toàn phòng cháy chữa cháy.

Có lẽ việc chữa cháy trong thời điểm đầu năm mới là kỷ niệm đáng nhớ nhất với Thiếu úy Trần Minh Đức – Cán bộ đội chữa cháy Phòng Cảnh sát phòng cháy chữa cháy số 1 chia sẻ, đây là năm đầu tiên anh đón tết tại đơn vị, sau khi nhận lời chúc tết của lãnh đạo từ lúc 23h anh cùng đồng đội lên đường ứng trực lễ hội pháo hoa. Hơn 1h sáng anh mới về đến đơn vị.

Chưa kịp nghỉ ngơi, các anh lại nhận được tin có một vụ cháy xảy ra tại số nhà K381/27 đường Phan Châu Trinh do ông Trần Văn Vần làm chủ hộ. Sau 5 phút, lực lượng cảnh sát phòng cháy chữa cháy đã huy động 2 xe chữa cháy cùng hàng chục chiến sỹ trực tiếp đến hiện trường, phối hợp với chính quyền và người dân địa phương dập tắt đám cháy.

Tuy nhiên vụ cháy đã khiến một đồng chí Nguyễn Phan Quốc Thịnh (chiến sĩ Phòng Cảnh sát phòng cháy chữa cháy số 1) bị thương phải vào bệnh viện. Có thể thấy công việc của lính chữa cháy khó khăn, vất vả nhưng họ không hề quản ngại khó khăn, xông pha cứu người cứu tài sản cho nhân dân.

CS phòng cháy chữa cháy chữa cháy tại số nhà K381/27 đường Phan Châu Trinh sau đêm giao thừa.

Qua những câu chuyện của người lính phòng cháy chữa cháy dịp Tết, càng hiểu sâu hơn về những hy sinh thầm lặng mà mỗi người lính phòng cháy chữa cháy đang đối mặt và nếm trải. Trong thời khắc thiêng liêng của ngày đầu năm mới, họ đã phải nhận nhiệm vụ khó khăn, vất vả và không kém phần hiểm nguy. Thế nhưng không một ai nao núng tinh thần. Tất cả nhận lệnh như “bản năng của nghề nghiệp” Có lệnh là lên đường.

Cháy, nổ xảy ra là điều không ai mong muốn, điều không mong muốn nữa là trong dịp Tết. Tuy nhiên điều không mong muốn ấy vẫn diễn ra. Vượt qua những khó khăn, nguy hiểm, những người lính phòng cháy chữa cháy Cảnh sát phòng cháy chữa cháy TP Đà Nẵng đã tỏa sáng những việc tốt, bình dị, cao quý, góp phần giữ bình yên cuộc sống, để một mùa Xuân mới đến với mọi người, mọi nhà trong an lành, hạnh phúc… Tất cả vì bình yên, hạnh phúc của nhân dân.

(Theo Công An Nhân Dân)

Tự hào là lính cứu hỏa, Phòng cháy chữa cháy

(LĐTĐ) Nghề nào cũng có khó khăn, vất vả bởi đặc thù riêng của từng công việc. Vào những ngày Tết, nhiều người vẫn thầm lặng thực hiện nhiệm vụ của mình. Với lính cứu hỏa, nhiệm vụ còn nặng nề hơn, đối đầu với “giặc lửa” bao giờ cũng gian nan, vất vả. Không có đêm giao thừa, thay nhau ứng trực Tết, những cán bộ, chiến sỹ phòng cháy chữa cháy (PCCC) góp phần không nhỏ giúp người dân đón Tết trong yên bình.

Những cái Tết… không nghỉ của người lính phòng cháy chữa cháy

Lại thêm một năm, Hạ sỹ Nguyễn Xuân Tín (SN 1997, quê ở Thường Tín Hà Nội), chiến sỹ Phòng Cảnh sát PC&CC số 2 – Cảnh sát PC&CC Hà Nội, chuẩn bị đón giao thừa mà không có người thân trong gia đình bên cạnh. Quanh năm ngày tháng, lúc nào cũng trong tình trạng sẵn sàng giáp mặt với “giặc lửa” nên càng gần những ngày Tết, những người lính phòng cháy chữa cháy chỉ mong được “thất nghiệp”.

tin nhap 20180206165258
Diễn tập PCCC

Tuy nhiên, Tết những người lính phòng cháy chữa cháy tiếp tục ứng trực ở đơn vị để sẵn sàng lên đường làm nhiệm vụ. Hạ sỹ Nguyễn Xuân Tín chia sẻ: “Trong 3 ngày Tết, có khoảng 30 cán bộ, chiến sỹ tập trung ở đơn vị làm việc như những ngày thường. Thậm chí, bọn em xác định, những ngày này nếu có nhiệm vụ đột xuất, anh em còn phải cố gắng, hết mình hơn nữa trong công việc”. Tín kể lại một kỷ niệm cùng đồng đội chữa cháy bất ngờ, khoảng 16h chiều mùng 1 tết Nguyên đán Đinh Dậu, khi mà anh em đang tất bật, hồ hởi cùng nhau chuẩn bị cho bữa tối thì tin báo cháy khẩn cấp.

Ngay lập tức 14 cán bộ, chiến sỹ vứt bỏ hết bát đũa, đồ ăn và nhanh chóng mặc đồng phục cảnh sát phòng cháy chữa cháy, xuất xe và lao nhanh đến điểm đang xảy ra hỏa hoạn. Khu vực cháy tại một nhà dân ở tầng 2 khu tập thể trên đường Phạm Ngọc Thạch (quận Đống Đa). Khi đến nơi, anh em tập trung phá cửa và nỗ lực dùng vòi phun để dập tắt kịp thời. Rất may, do chủ hộ vắng nhà nên thiệt hại về người không xảy ra, tài sản cũng không bị cháy nhiều do lực lượng chữa cháy có mặt kịp thời. Không gặp nhiều khó khăn trong khi làm nhiệm vụ nhưng niềm vui của những chiến sỹ trẻ thì lại khó tả. Hoàn thành nhiệm vụ vào ngày đầu năm, giảm thiểu thiệt hại về tài sản cho người dân, được người dân khen ngợi, yêu mến như một món quà mừng tuổi hết sức có ý nghĩa.

tin nhap 20180206165258
Các cán bộ, chiến sỹ Phòng Cảnh sát PC&CC số 2 dành chút thời gian chuẩn bị quà Tết cho gia đình.

Vụ hỏa hoạn xảy ra ngay vào những thời khắc đầu năm mới hết sức bất ngờ ngay khi những người lính phòng cháy chữa cháy chuẩn bị cho bữa tiệc đầu năm nhưng không một ai nao núng tinh thần. Hạ sỹ Nguyễn Tiến Đạt (SN 1997, quê ở Ứng Hòa, Hà Nội) tâm sự: Khi lần đầu trực Tết và tham gia chữa cháy, cảm giác ban đầu với em chỉ là một chút bỡ ngỡ bởi chưa làm quen với công việc trong ngày Tết. Nhưng với mong muốn cháy bỏng là sớm dập tắt đám cháy để người dân được ăn Tết bình an đã khiến cho bọn em kịp thời trấn tĩnh và dũng cảm, nỗ lực thực hiện xuất sắc nhiệm vụ được giao”.

Nỗi niềm khi Tết về

Năm nay là thăm thứ 8, Trung úy Nguyễn Quang Quyền, Đội chữa cháy và cứu nạn cứu hộ chuyên nghiệp – Phòng Cảnh sát PC&CC số 2, đón giao thừa cùng đồng đội. Ba năm gần đây, nỗi nhớ nhà trong những khoảnh khắc giao thừa thiêng liêng càng “thấm” khi anh lập gia đình và có một bé gái kháu khỉnh. Trung úy Quyền tâm sự: Ngày Tết, đặc biệt là vào đêm giao thừa, ai cũng muốn ở bên cạnh gia đình, người thân để sum vầy, chờ khoảnh khắc thiêng liêng đón chào năm mới.

tin nhap 20180206165258
Những người lính cứu hỏa chăm chỉ làm việc, sẵn sàng lên đường làm nhiệm vụ trong những ngày Tết.

Nhưng với những người lính phòng cháy chữa cháy như bọn em, khi chọn nghề này đã xác định sẽ phải hy sinh tình cảm, hy sinh hạnh phúc cá nhân để thực hiện nhiệm vụ vinh dự, cao cả để đóng góp một phần nhỏ bé đảm bảo an ninh trật tự, an toàn xã hội trong những ngày Tết. Những mất mát, hy sinh đó đều được gia đình, vợ con, bạn bè… chia sẻ, động viên, và đó cũng là động lực để những người lính phòng cháy chữa cháy toàn tâm, toàn sức trong công việc”.

Trung úy Quyền cũng chia sẻ về kỷ niệm, anh quen bạn gái và cũng là người vợ bây giờ, vào đúng đêm 30 Tết. Khi đó, vợ anh cùng một người bạn đi xem bắn pháo hoa ở hồ Hoàng Cầu. Gặp cô gái xinh xắn, Quyền đã xao lòng và có tình cảm ngay từ giây phút ban đầu. Qua vài câu chuyện ngắn ngủi làm quen, Quyền xin số điện thoại của cô gái, gọi điện chúc mừng năm mới ngay sau giao thừa. Từ đó, hai người thường xuyên gọi điện, nhắn tin qua lại rồi cuối cùng nên nghĩa vợ chồng.

Đến giờ khi nhắc lại chuyện tình cảm của mình, Trung úy Quyền vẫn còn cảm thấy bồi hồi. Cái nghề nguy hiểm anh đã chọn, không những thỏa mãn ước mơ từ thủa nhỏ được làm lính phòng cháy chữa cháy mà còn mang đến cho anh niềm hạnh phúc, một tình yêu đích thực. Mỗi lần nhìn đứa con gái bé bỏng chơi đùa, Trung úy Quyền lại cảm thấy như có thêm động lực trong công việc và luôn tâm niệm: Khi đã khoác trên mình sắc phục người lính 114, sẽ “hết mình vì dân phục vụ”.

Với Hạ sỹ Nguyễn Xuân Tín và Nguyễn Tiến Đạt cũng như nhiều cán bộ, chiến sỹ trẻ, những ngày Tết với họ, nỗi nhớ nhà, nhớ người thân, bạn bè… cũng phần nào vơi đi khi họ biết rằng, việc đánh đổi những giờ phút đón tết sum vầy bên gia đình, thậm chí phải hy sinh tuổi trẻ, hy sinh hạnh phúc của cá nhân mình hay những lúc phải đối mặt với đau thương, mất mát sẽ được đền đáp bằng tình cảm, sự yêu mến của nhân dân dành cho họ…

Rất nhiều câu chuyện cảm động xung quanh sự hy sinh, những nỗi niềm của những cán bộ, chiến sỹ phòng cháy chữa cháy mà chúng tôi không thể kể hết ở đây. Xuân đã đến rất gần, những người lính phòng cháy chữa cháy quả cảm đang ở bên nhau sau giờ luyện tập. Những hộp bánh, kẹo, gói trà, hộp mứt, những bao lì xì… đong đầy tình yêu thương đang được các anh gói gém làm quà tết cho cho gia đình, những người thân. Để sau đó, các anh lại mướt mải mồ hôi luyện tập, sẵn sàng đối đầu với “giặc lửa”.

Hoàng Duy

Theo Lao động

6 đồ vật tiềm ẩn khả năng gây nổ ở ngay cạnh chúng ta

Bạn chắc vẫn còn nhớ, một vụ cháy nổ lớn bất ngờ xảy ra tại khu nhà thấp tầng trong Khu đô thị Văn Phú (Hà Đông, Hà Nội) khiến nhiều người thương vong. Nhiều người cho rằng, tiếng nổ khủng khiếp phát ra cách đó 4 – 5 km vẫn còn nghe thấy.

Không ít nhân chứng cho rằng, đây là một vụ nổ gas, hay bình oxy… nên mới có sức công phá đáng sợ như vậy.

Mặc dù các nhà chức trách vẫn đang truy tìm nguyên nhân gây ra vụ cháy nổ, nhưng có một sự thật là có khá nhiều “quả bom nổ chậm” ở xung quanh chúng ta mà bạn cần biết để phòng tránh.

1. Bình gas 

Bếp gas được coi là một vật dụng phổ biến trong căn bếp của nhiều gia đình. Tuy nhiên, đây được cho là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra những vụ cháy nổ lớn.

6 đồ vật tiềm ẩn khả năng gây nổ ở ngay cạnh chúng ta - Ảnh 1.

Cần biết rằng, các vụ nổ bình gas chủ yếu do khí gas bị rò rỉ. Bản thân khí gas không thể gây cháy nổ.

6 đồ vật tiềm ẩn khả năng gây nổ ở ngay cạnh chúng ta - Ảnh 2.

Nguyên lý cháy nổ là do khí gas kết hợp với oxy trong không khí tạo thành hỗn hợp cháy và chỉ cần ở trong nhiệt độ cao phù hợp hoặc có tia lửa phát ra khi bật công tắc bật đèn, quạt, điện thoại, giày cao gót có kim loại tiếp với mặt sàn… thì rất dễ xảy ra cháy nổ lớn.

2. Bật lửa 

Bật lửa là vật dụng quen thuộc với nhiều đấng mày râu, nhưng chúng lại là một nguồn phát cháy nổ tiềm ẩn mà ít người để ý.

6 đồ vật tiềm ẩn khả năng gây nổ ở ngay cạnh chúng ta - Ảnh 3.

Cụ thể, trong bật lửa gas có chứa một lượng gas nhất định, khi gas trong bật lửa bị rò rỉ (do nứt vỏ nhựa, hở van…) ra môi trường xung quanh (có khí oxy), gặp môi trường nhiệt độ đủ cao hay có tia lửa điện (dù rất nhỏ) có thể gây hiện tượng cháy nổ, gây hại cho người sử dụng.

3. Pin, sạc dự phòng

Sạc, pin dự phòng của điện thoại là một thiết bị tích điện dùng để cung cấp năng lượng cho pin chính của máy bạn.

6 đồ vật tiềm ẩn khả năng gây nổ ở ngay cạnh chúng ta - Ảnh 4.

Cấu tạo chung của những viên pin năng lượng, cụ thể ở đây, 1 cell Pin Lithium-ion được cấu tạo bởi rất nhiều tấm mang điện tích trái dấu xếp chồng lên nhau và phân tách nhau bởi những lớp cách điện.

Nhưng do 2 điện cực trái dấu chỉ được phân tách bởi 1 tấm cách điện mỏng, nên trong trường hợp đặc biệt, những tấm này bị hỏng và điện tích được dẫn trực tiếp qua các bản cực trái dấu, toàn viên Pin sẽ nóng lên nhanh chóng và gây cháy nổ.

Bởi lẽ đó mà nhiều hãng hàng không đã ban lệnh cấm mang pin, sạc dự phòng trong hành lý ký gửi để phòng tránh nguy cơ cháy nổ xảy ra.

4. Tủ lạnh

Nghe có vẻ hơi lạ nhưng đây thực là quả bom nổ chậm ở trong nhà bạn. Cần biết rằng, cấu tạo của tủ lạnh gia đình gồm dàn lạnh, dàn nóng, bình gas, máy nén, các ống dẫn… trong đó bình gas có chức năng bơm gas lên dàn lạnh phục vụ quá trình làm lạnh.

6 đồ vật tiềm ẩn khả năng gây nổ ở ngay cạnh chúng ta - Ảnh 6.

Máy nén giúp gas lưu thông trong tủ lạnh; khi tủ lạnh hoạt động máy nén sẽ chuyển gas ở dạng khí sang dạng lỏng và đưa gas tuần hoàn làm lạnh khắp máy.

Nguy cơ cháy nổ tủ lạnh thường gặp ở những tủ đã quá cũ hoặc do sửa chữa hàn xì, thay gas nhiều lần nên có cặn bẩn gây tắc ống mao nối từ dàn ngưng đến dàn bay hơi, giảm khả năng làm mát, dẫn đến áp suất hệ thống quá cao, dễ cháy nổ.

6 đồ vật tiềm ẩn khả năng gây nổ ở ngay cạnh chúng ta - Ảnh 7.

Bên cạnh đó cũng có trường hợp do điện áp tăng đột ngột, máy nén liên tục đưa hơi gas vào dàn nóng, làm tăng áp suất của gas, dẫn tới cháy nổ.

 5. Nước hoa 

Nước hoa là vật liệu dễ nổ ư – hẳn nhiều bạn sẽ cảm thấy ngớ ngẩn nhưng sự thật đây là một quả bom hẹn giờ khi bạn để chúng trên ô tô hay nơi có nhiệt độ cao.

6 đồ vật tiềm ẩn khả năng gây nổ ở ngay cạnh chúng ta - Ảnh 8.

Trong nước hoa có chứa thành phần rượu cồn – đây là thành phần dễ bay hơn, cháy. Nếu tình cờ bình đựng nước hoa có dạng thấu kính lồi đặt trong ô tô và bị Mặt trời chiếu vào, sản sinh điểm hội tụ sẽ làm cháy chất cồn bên trong, dễ tạo thành vụ cháy nổ nghiêm trọng.

6. Bình cứu hỏa mini

Chúng ta biết rằng, bình chữa cháy mini là “thần hộ mệnh”, vật dụng không thể thiếu trong mỗi chiếc ô tô. Nhưng nếu không được bảo quản đúng cách, chúng có thể hoàn toàn phản tác dụng và trở thành “trái bom nổ chậm” gây nguy hiểm tính mạng bạn bất cứ lúc nào.

Bình chữa cháy mini thường có dạng bột – là bình chữa cháy bên trong chứa khí N2 làm lực đẩy để phun bột dập tắt đám cháy.

6 đồ vật tiềm ẩn khả năng gây nổ ở ngay cạnh chúng ta - Ảnh 10.

 Các bình chữa cháy cần được bảo quản nơi mát mẻ với nền nhiệt không quá 55 độ C.

Tuy nhiên các loại bình chữa cháy phải được bảo quản trong điều kiện mát mẻ, tránh để gần nơi có nhiệt độ cao hoặc ngoài trời, nhiệt độ thích hợp từ -10 độ C tới 55 độ C.

Nếu ở trong nhiệt độ quá nóng, như hấp thụ trực tiếp nhiệt lượng từ Mặt trời có thể gây tăng thể tích bình, chất lỏng bên trong bình tăng theo. Khi đạt ngưỡng áp suất đủ lớn, nó sẽ gây ra hiện tượng cháy nổ vô cùng nguy hiểm.

Hệ thống PCCC là gì?

Để đảm bảo công tác phòng cháy chữa cháy (PCCC), người dân cũng như chủ đầu tư (CĐT) công trình cần thiết kế và lắp đặt hệ thống PCCC phù hợp với đặc thù công trình để có thể khắc phục được các đám cháy khác nhau. Tuy nhiên, tại Việt Nam, ở nhiều nơi, ý thức của người dân và CĐT trong công tác PCCC chưa cao.

Theo thống kê của Bộ Công an, năm 2015 cả nước đã xảy ra 2.792 vụ cháy, trong đó xảy ra nhiều vụ cháy lớn tại các khu dân cư, chung cư, chợ và trung tâm thương mại, gây thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản. Vì vậy, việc tìm hiểu và xây dựng một hệ thống PCCC hiệu quả là vô cùng quan trọng.

Bài viết này sẽ giới thiệu tổng quan về nguyên lý của hệ thống PCCC và một số giải pháp PCCC cơ bản cho các tòa nhà, để cung cấp cho người dân và CĐT những hiểu biết sơ bộ về PCCC, từ đó có thể lựa chọn giải pháp và lắp đặt các hệ thống hợp lí và hiệu quả.

Đầu tiên, chúng ta cần hiểu rõ nguyên lý hình thành một đám cháy. Một đám cháy xảy ra dựa trên ba yếu tố cần là:

  • Ôxy
  • Nguồn nhiệt
  • Chất cháy

Và ba điều kiện đủ là:

  • Ôxy phải lớn hơn 14%
  • Nguồn nhiệt phải đạt tới giới hạn bắt cháy của chất cháy
  • Thời gian tiếp xúc của 3 yếu tố đủ để xuất hiện sự cháy

Thiết kế hệ thống chữa cháy khí: http://phongchaybmc.com

Như vậy, để phòng ngừa và dập tắt được đám cháy thì chúng ta cần loại bỏ một trong những yếu tố tạo thành sự cháy trên. Trên cơ sở đó, bốn phương pháp chính để dập tắt đám cháy được xây dựng như sau:

Phương pháp làm lạnh là hạ nhiệt độ của vùng cháy xuống thấp hơn nhiệt độ tắt dần hoặc hạ nhiệt độ của chất cháy xuống thấp hơn nhiệt độ bốc cháy của nó. Phương pháp này được áp dụng chủ yếu để dập đám cháy chất rắn, còn đối với chất lỏng và khí thì ít khi áp dụng vì việc hạ nhiệt độ của vùng cháy xuống thấp hơn nhiệt độ bốc cháy là rất khó để thực hiện.

Phương pháp cách ly các chất phản ứng với vùng cháy là ngăn cách sự tiếp xúc giữa các chất cháy và chất ôxy hoá ở vùng phản ứng cháy. Phương pháp này được áp dụng để dập tắt hầu hết các dạng đám cháy, tuy nhiên cần kết hợp phun nước làm mát để loại trừ sự cháy trở lại.

Phương pháp giảm nồng độ các chất phản ứng là làm cho nồng độ của các chất tham gia phản ứng cháy giảm xuống thấp hơn giới hạn bốc cháy của chúng. Có thể thực hiện phương pháp này bằng cách thay đổi tỷ lệ giữa chất cháy và chất ôxy hoá hoặc giữ nguyên tỷ lệ nhưng đưa thêm vào vùng cháy những loại chất trơ (không tham gia phản ứng cháy), cụ thể là bằng cách phun nước, phun sương hơi nước, khí trơ, bột chữa cháy.

Phương pháp kìm hãm (ức chế) hoá học phản ứng cháy là làm mất khả năng hoạt hoá các tâm hoạt động của phản ứng cháy chuỗi. Các chất được sử dụng để dập cháy theo phương pháp này gồm một số loại bột chữa cháy.

Trên thực tế, công tác PCCC thường sử dụng kết hợp nhiều phương pháp với nhau, một phương pháp sẽ đóng vai trò chủ đạo còn các phương pháp còn lại đóng vai trò bổ trợ.

Một khi đã nắm được những nguyên lí hình thành đám cháy và chữa cháy, việc hiểu cơ chế hoạt động của hệ thống PCCC sẽ trở nên dễ dàng hơn. Một hệ thống PCCC có hai thành phần là hệ thống báo cháy và hệ thống chữa cháy.

Xem thêm hệ thống chữa cháy: Phongchay3s.com

1. HỆ THỐNG BÁO CHÁY

Hệ thống báo cháy có vai trò quan trọng trong công tác PCCC vì nó giúp phát hiện kịp thời đám cháy đang bùng phát, đồng thời cảnh báo cho cư dân trong tòa nhà và lực lượng cứu hỏa. Hệ thống báo cháy tự động thường có ba thành phần: một là trung tâm báo cháy (gồm bo mạch xử ký, bộ nguồn, ác quy), hai là thiết bị đầu vào (gồm đầu báo và công tắc khẩn), ba là thiết bị đầu ra (gồm bảng hiện thị phụ, chuông báo, đèn báo).

Hệ thống báo cháy được phân loại làm hệ thống báo cháy thông thường (Conventional Fire Alarm System) và hệ thống báo cháy theo địa chỉ (Addressable Fire Alarm system). Trong khi hệ thống báo cháy thông thường chỉ có khả năng báo cháy cho một khu vực rộng, hệ thống báo cháy địa chỉ sẽ truyền dẫn tín hiệu từ từng đầu báo riêng biệt về đến trung tâm điều khiển, để phát hiện điểm gây cháy chính xác, cụ thể. Với tính năng kỹ thuật cao, hệ thống báo cháy địa chỉ dùng để lắp đặt tại các công trình lớn, được chia ra làm từng điểm độc lập.

2. HỆ THỐNG CHỮA CHÁY

Hệ thống chữa cháy được chia làm ba loại: sử dụng nước, sử dụng bọt và sử dụng khí.

Sử dụng nước

Hệ thống chữa cháy bằng nước quen thuộc nhất là hệ thống sprinkler- hệ thống chữa cháy tự động với đầu phun kín luôn ở chế độ thường trực.

Với một hệ thống sprinkler thông thường, các đầu sprinkler được gắn vào hệ thống ống có chứa sẵn nước và nước sẽ được phun ra ngay lập tức khi từng sprinkler riêng lẻ mở do nhiệt từ đám cháy kích hoạt. Còn với hệ thống sprinkler hồng thủy, tất cả các sprinkler đã được lắp đặt sẽ phun nước cùng một lúc khi hệ thống báo cháy đặt gần các sprinkler được kích hoạt.

Hệ thống sprinkler có ưu điểm là lắp đặt nhanh, không tốn nhiều chi phí, nhưng thường chỉ là phương pháp chữa cháy tạm thời, không phù hợp để dập các đám cháy lớn. Bên cạnh đó, hệ thống này gặp phải hạn chế là gây hư hỏng cho các thiết bị và tài sản quý giá.

Sử dụng bọt

Hệ thống chữa cháy bằng nước không có tác dụng trong các đám cháy hình thành từ xăng hay dầu. Khi đó, người ta phải sử dụng hệ thống chữa cháy bằng bọt (foam). Foam được tạo bởi nước, bọt cô đặc và không khí. Tùy vào loại bọt được dùng, hệ thống bọt có thể chữa cháy bằng nhiều cách, hoặc phủ trùm lên trên bề mặt chất cháy một lớp bọt dày, dập tắt ngọn lửa và cách ly nhiên liệu với không khí, hoặc làm lạnh nhiên liệu bằng lượng nước có chứa trong bọt.

Hệ thống sử dụng bọt điển hình FOAM: https://www.phongchay3s.com

Tại Việt Nam, có rất nhiều nhà phân phối bọt chữa cháy với giá thành từ rẻ đến đắt. Tuy nhiên có một điểm cần lưu ý là mỗi một loại bọt có thành phần khác nhau, và có tốc độ khắc phục khác nhau. Khi một đám cháy xảy ra thì tốc độ chữa cháy được ưu tiên hàng đầu để hạn chế tối đa thiệt hại về người và tài sản. Vì vậy, người dân và CĐT các tòa nhà không nên quá tiết kiệm mà sử dụng các loại bọt có giá thành rẻ với hiệu suất làm việc thấp, vì nếu chẳng may cháy nổ xảy ra, thì thiệt hại để lại còn lớn hơn nhiều số tiền đầu tư ban đầu bỏ ra.

Sử dụng khí

So với hệ thống chữa cháy sử dụng nước và bọt, hệ thống sử dụng khí ưu việt hơn cả nhờ có thể sử dụng trong các khu vực có máy móc và thiết bị điện tử.

Hai phương pháp chữa cháy bằng khí phổ biến nhất hiện nay là bằng khí CO2 và khí trơ. Sử dụng bình CO2 để chữa cháy có ưu điểm là giá thành rẻ, nhưng do đặc tính CO2 gây suy hô hấp và có thể dẫn đến tử vong nên không thể sử dụng bình khi trong phòng có người. Hơn nữa, nếu không biết cách sử dụng, người dùng rất dễ bị bỏng lạnh khi sử dụng bình này. Còn với phương pháp khí trơ, do khí trơ không gây ảnh hưởng tới hô hấp, nên có thể sử dụng khi có mặt con người. Hỗn hợp khí trơ hay được sử dụng để chữa cháy là hỗn hợp bao gồm Cacbon Dioxit, Nitơ và Argon.

Tóm lại, một hệ thống PCCC cần có hệ thống báo cháy và hệ thống chữa cháy. Mỗi một hệ thống lại phù hợp với tính chất khác nhau của đám cháy, cũng như là đặc thù công trình. Người dân cũng như CĐT công trình nên coi trọng công tác PCCC, cũng như nên tham khảo ý kiến chuyên gia để có thể tích hợp hệ thống phù hợp nhất cho công trình của mình.

Hướng dẫn sử dụng bình chữa cháy bột và bình chữa cháy bột CO2

PDF. In Email
1. Bình chữa cháy CO2: MT3(3kg CO2) – MT5(5kg CO2)….

a)  Cấu tạo :

alt

 

b)  Công dụng:

Bình chữa cháy CO2 là loại bình chữa cháy xách tay bên trong chứa khí CO2-790C được nén với áp lực cao, dùng để dập tắt các đám cháy nhỏ mới phát sinh: Đám cháy chất rắn, chất lỏng và hiệu quả cao đối với đám cháy thiết bị điện, đám cháy trong phòng kín, buồng hầm. Cách sử dụng và thao tác đơn giản thuận tiện, hiệu quả.

c) Cách sử dụng và nguyên lý chữa cháy:

Khi xảy ra cháy, xách bình CO2 tiếp cận đám cháy, một tay cầm loa phun hướng vào gốc lửa tối thiểu là 0,5m còn tay kia mở khóa van bình. Khi mở van bình, do có sự chênh lệch về áp suất, CO2 lỏng trong bình thoát ra ngoài qua hệ thống ống lặn và loa phun chuyển thành dạng như tuyết thán khí, lạnh tới -790C. Khi phun vào đám cháy CO2 có tác dụng làm loãng nồng độ hỗn hợp hơi khí cháy, đồng thời làm lạnh vùng cháy dẫn tới triệt tiêu đám cháy.

Chú ý:

– Đọc hư­ớng dẫn, nắm kỹ tính năng tác dụng của từng loại bình để bố trí dập các đám cháy cho phù hợp.

– Khi phun phải tắt hẳn mới ngừng phun

– Khi dập các đám cháy chất lỏng phải phun phủ lên bề mặt cháy, tránh phun xục xuống chất lỏng.

– Khi phun tuỳ thuộc vào từng đám cháy mà chọn vị trí, khoảng cách đứng phun cho phù hợp.

– Không nên sử dụng bình chữa cháy để dập các đám cháy ngoài trời. Nếu dùng, khi phun phải chọn đầu h­ướng gió.

– Đề phòng bỏng lạnh. Chỉ đ­ược cầm vào phần nhựa, cao su trên vòi và loa phun.

– Trước khi phun ở phòng kin, phải báo cho mọi người ra hết khỏi phòng, phải dự trù lối thoát ra sau khi phun

d) Những điểm chú ý khi sử dụng bảo quản bình CO2:

– Không sử dụng bình khí CO2 để chữa các đám cháy có kim loại kiềm, kiềm thổ, than cốc, phân đạm. Vì khi phun khí CO2 vào đám cháy sẽ sinh ra phản ứng hoá học, trong phản ứng đó sẽ tạo ra khí CO là loại khí vừa độc hại vừa có nguy hiểm cháy nổ làm cho đám cháy phát triển phức tạp thêm.

CO2 + C  =  2CO ­; CO2 + M  =  MO  +  CO

– Khi phun phải cầm vào phần nhựa của loa phun, tránh cầm vào phần kim loại và nhất là không để khí CO2 phun vào người sẽ gây bỏng lạnh. Không nên dùng bình khí CO2 chữa các đám cháy ở nơi trống trải, có gió mạnh vì hiệu quả thấp.

– Khi chữa cháy các thiết bị có điện cao thế phải đi ủng và găng tay cách điện; chữa cháy trong phòng kín phải có biện pháp bảo đảm an toàn cho người.

– Đặt bình ở nơi râm mát, dễ thấy, dễ lấy, thuận tiện khi sử dụng. Không để bình chữa cháy ở nơi có nhiệt độ cao quá 550C dễ gây hiện tượng tăng áp suất dẫn đến nổ bình nếu van an toàn không hoạt động.

– Thường xuyên kiểm tra, bảo dưỡng, thay thế nếu thấy hỏng hóc các bộ phận của bình: Loa phun, vòi phun, van khoá. Thay thế những bình bị rò khí.

– Phương pháp kiểm tra lượng CO2 trong bình: Phổ biến là phương pháp cân, nếu thấy lượng CO2 giảm so với lượng CO2 ban đầu là bình bị rò khí.

 2. Bình bột chữa cháy

a) Cấu tạo:

alt

 

b) Công dụng:

Bình chữa cháy bột là bình chữa cháy bên trong chứa khí N2 làm lực đẩy để phun bột dập tắt đám cháy. Tuỳ theo mỗi loại bình chữa cháy có thể dập tắt được các đám cháy chất rắn, lỏng, khí cháy, đám cháy điện và thiết bị điện mới phát sinh. Bột chữa cháy không độc, không dẫn điện, có hiệu quả cao; thao tác sử dụng bình đơn giản, dễ kiểm tra, dùng để chữa cháy những đám cháy nhỏ, mới phát sinh.

Các chữ cái A, B, C trên bình thể hiện khả năng dập cháy của bình chữa cháy đối với các đám cháy khác nhau. Cụ thể:

+ A: Chữa các đám cháy chất rắn như: gỗ, bông, vải, sợi…

+ B: Chữa các đám cháy chất lỏng như: xăng dầu, cồn, rượu…

+ C: Chữa các đám cháy chất khí như: gas (khí đốt hoá lỏng),…

Các số 2, 4, 8 thể hiện trọng lượng bột được nạp trong bình, đơn vị tính bằng kilôgam.

Ví dụ: Bình chữa cháy ký hiệu MFZ8, trên bình có ghi ABC là bình chữa cháy có thể dùng để chữa cháy hầu hết các đám cháy chất rắn, chất lỏng, chất khí dễ cháy…

c) Cách sử dụng:

* Đối với loại xách tay: Khi có cháy xảy ra xách bình tới gẩn địa điểm cháy. Lắc xóc bình từ 3-4 lần để bột tơi, giật chốt hãm kẹp chì, chọn đầu hướng gió hướng loa phun vào gốc lửa. Giữ bình ở khoảng cách 1,5 m tuỳ loại bình, bóp van bình chữa cháy để bột chữa cháy phun ra, khi khí yếu thì tiến lại gần và đưa loa phun qua lại để dập tắt hoàn toàn đám cháy.

* Đối với bình xe đẩy

– Đẩy xe đến chỗ có hỏa hoạn, kéo vòi rulo dẫn bột ra, hướng lăng  phun bột vào gốc lửa.

– Giật  chốt an toàn (kẹp chì), kéo van chính trên miệng bình chữa cháy vuông góc với mặt đất.

– Cầm chặt lăng phun chọn thuận chiều gió và bóp cò, bột sẽ được phun ra.

Khi mở van (tuỳ từng loại bình có cấu tạo van khoá khác nhau thì cách mở khác nhau) bột khô trong bình chữa cháy được phun ra ngoài nhờ lực đẩy của khí nén (nén trực tiếp với bột hoặc trong chai riêng) qua hệ thống ống dẫn. Khi phun vào đám cháy bột có tác dụng kìm hãm phản ứng cháy và cách ly chất cháy với ôxy không khí, mặt khác ngăn cản hơi khí cháy tiến vào vùng cháy dẫn đến đám cháy bị dập tắt.

Chú ý:

– Đọc hướng dẫn, nắm kỹ tính năng tác dụng của từng loại bình chữa cháy để bố trí bình cho phù hợp.

– Khi phun phải đứng ở đầu hướng gió (cháy ngoài); đứng gần cửa ra vào (cháy trong). Khi phun phải tắt hẳn mới ngừng phun.

– Khi dập các đám cháy chất lỏng phải phun chất chữa cháy bao phủ lên bề mặt cháy, tránh phun xục trực tiếp xuống chất lỏng đề phòng chúng bắn ra ngoài, cháy to hơn.

– Khi phun tuỳ thuộc vào từng đám cháy và lượng khí đẩy còn lại trong bình mà chọn vị trí, khoảng cách đứng phun cho phù hợp.

Bình chữa cháy đã qua sử dụng cần để riêng tránh nhầm lẫn.

– Khi phun giữ bình ở tư thế thẳng đứng

d) Những điểm chú ý khi sử dụng bảo quản bình bột chữa cháy:

– Để nơi dễ thấy, dễ lấy thuận tiện cho việc chữa cháy.

– Đặt ở nơi khô ráo, thoáng gió, tránh những nơi có ánh nắng và bức xạ nhiệt mạnh, nhiệt độ cao nhất là 500C. Nếu để ngoài nhà phải có mái che.

– Khi di chuyển cần nhẹ nhàng. Tránh tiếp xúc trực tiếp với nhiệt độ cao, thiết bị rung động.

– Phải thường xuyên kiểm tra bình chữa cháy theo quy định của nhà sản xuất hoặc ít nhất 3 tháng/lần. Nếu kim chỉ dưới vạch đỏ thì phải nạp lại khí.

– Kiểm tra khí đẩy thông qua áp kế hoặc cân rồi so sánh với khối lượng ban đầu. Kiểm tra khối lượng bột bằng cách cân so sánh.

– Thường xuyên kiểm tra, bảo dưỡng, thay thế nếu thấy hỏng hóc các bộ phận của bình chữa cháy: Loa phun, vòi phun, van khoá. Thay thế những bình bị rò khí.                                                                                              

Đàm Nhung


 

Những đơn vị nào bắt buộc phải tổ chức huấn luyện nghiệp vụ PCCC?

Nơi tập trung đông người, hoạt động trong lĩnh vực có tài sản có giá trị thì thuộc diện quản lý về phòng cháy và chữa cháy (PCCC).

Dưới đây là những trao đổi của bạn đọc với Luật sư Nguyễn Công Thành về những quy định mới của Luật PCCC để bạn đọc tiếp cận và có những cân nhắc đầu tư, vận hành và tập huấn cho nhân viên. Đảm bảo thực hiện đúng quy định của nhà nước về an toàn PCCC.

Bạn đọc Phạm Tuân (Chân Sơn, huyện Yên Sơn, Tuyên Quang): Nghị định số 79/2014/NĐ-CP “Quy định chi tiết thi hành một số điều luật của Luật Phòng cháy và chữa cháy và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều luật của Luật Phòng cháy và chữa cháy“.

Chi tiết tại Điều 5 “Phụ lục I Danh mục cơ sở thuộc diện quản lý về phòng cháy chữa cháy” có tiểu mục quy định: “10. Trụ sở cơ quan hành chính nhà nước, trụ sở làm việc, cơ sở nghiên cứu”.

Tôi chưa hiểu rõ quy định về “trụ sở làm việc” ở đây là nơi làm việc của cán bộ nhân viên của tất cả các loại hình doanh nghiệp, cơ quan tổ chức kể cả tư nhân hay chỉ bao gồm trụ sở làm việc của các đơn vị nhà nước?

Những đơn vị nào bắt buộc phải tổ chức huấn luyện nghiệp vụ PCCC? - Ảnh 1

Hình minh họa. (Ảnh: Thái Nguyễn)

Đơn vị tôi là chi nhánh của doanh nghiệp tư nhân, có số lao động của chi nhánh là dưới 40 người, hoạt động trong lĩn vực ngân hàng, kinh doanh tiền tệ, văn phòng, phòng làm việc của chi nhánh gồm 3 tầng, diện tích mặt sàn tầng 1 là 200m2 (tổng diện tích sử dụng 3 sàn là 591,6m2). Như vậy có thuộc “danh mục cơ sở thuộc diện quản lý về PCCC” theo phụ lục I của nghị định này không?

Đơn vị tôi có thuộc đối tượng bắt buộc phải tổ chức tập huấn luyện nghiệp vụ PCCC và thực tập phương án chữa cháy theo quy định tại điều 31, điều 46 luật PCCC hay không?

Luật sư Nguyễn Công Thành (Đoàn luật sư TP Hà Nội trả lời): Nơi sản xuất, kinh doanh, công trình công cộng, trụ sở làm việc, khu chung cư và các công trình độc lập được coi là cơ sở thuộc diện quản lý về phòng cháy và chữa cháy.

Căn cứ theo Điều 2 Nghị định 79/2014/NĐ-CP ngày 31/07/2014 của chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật phòng cháy và chữa cháy, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật phòng cháy và chữa cháy thì: “Nghị định này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, hộ gia đình trong hoạt động phòng cháy và chữa cháy và cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến hoạt động phòng cháy và chữa cháy tại Việt Nam”.

Do vậy, “Trụ sở làm việc” thuộc diện quản lý về phòng cháy chữa cháy có nghĩa là nơi làm việc của cán bộ nhân viên của tất cả các loại hình doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức không phân biệt tư nhân hay nhà nước hoặc được xây dựng từ nguồn vốn nào.

Theo quy định tại Điều 5 Nghị định 79/2014/NĐ-CP ngày 31/07/2014 của chính phủ: “Cơ sở thuộc diện quản lý về phòng cháy và chữa cháy là nơi sản xuất, kinh doanh, công trình công cộng, trụ sở làm việc, khu chung cư và các công trình độc lập theo quy định tại Khoản 1 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này. Cơ quan, tổ chức có thể có một hoặc nhiều cơ sở”.

Do vậy, theo như thông tin cung cấp thì đơn vị của bạn là nơi tập trung đông người, hoạt động trong lĩnh vực có tài sản có giá trị và thuộc danh mục cơ sở thuộc diện quản lý về phòng cháy và chữa cháy theo quy định tại phụ lục I của nghị định 79/2014/NĐ-CP của chính phủ và bắt buộc phải tổ chức huấn luyện nghiệp vụ PCCC.

Theo quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều 15 Mục 3 thông tư 66/2014 của Bộ Công an quy định về Tổ chức, biên chế đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở hoạt động theo chế độ không chuyên trách:

“b) Cơ sở, phương tiện giao thông cơ giới có từ 10 người đến 50 người thường xuyên làm việc thì biên chế của đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở tối thiểu là 10 người, trong đó có 01 đội trưởng”.

Cũng theo Điều 16 thông tư 66/2014 thì Đối tượng huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ về phòng cháy và chữa cháy bao gồm: “Cán bộ, đội viên đội dân phòng, đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở, đội phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành”. Do đó, đơn vị của bạn thuộc đối tượng phải tổ chức tập huấn nghiệp vụ PCCC.

Trong thời gian tới, những đối tượng thuộc quy định bắt buộc phải tổ chức huấn luyện nghiệp vụ PCCC thì cần bố trí thời gian, phương tiện và cử nhân viên tham gia tập huấn nhằm đảm bảo thực hiện đúng, đủ và chính xác quy trình PCCC cần thiết. Để tránh xảy ra hỏa hoạn cũng như thuận lợi cho công tác kiểm tra PCCC, bạn cần lưu ý để không ảnh hưởng đến tình hình kinh doanh cũng như gặp những rủi ro không cần thiết.

Nguyễn Xinh (Theo Soha.vn)

Đạp thẳng mặt nữ sinh ngồi trên lan can định tự tử, anh lính cứu hỏa khiến netizen Hàn “dậy sóng”

Đoạn clip ghi lại cảnh anh lính cứu hỏa Hàn Quốc giải cứu một nữ sinh trung học có ý định tự tử đã thu hút hàng triệu lượt xem trên Youtube.

Cách đây ít tháng, cộng đồng mạng Hàn Quốc xôn xao vì một đoạn clip kéo dài 1 phút ghi lại cảnh anh lính cứu hỏa giải cứu một cô gái đang có ý định tự tử làm dậy sóng cảnh lính cứu hỏa đạp thẳng người để giải cứu nữ sinh.

Lính cứu hỏa Hàn Quốc giải cứu nữ sinh định tự tử bằng cách… đạp chân vào người cô gái.

Trong clip, cô gái mặc áo trắng là một nữ sinh trung học. Ngồi trên lan can tầng 8 của một tòa chung cư, cách mặt đất khoảng 20 mét, nữ sinh này đang muốn nhảy xuống dưới. Hai lính cứu hỏa cố gắng tiếp tục cô gái trẻ từ lan can tầng trên, một người giữ dây và một người leo xuống.

Khi thấy đã tiếp cận đủ gần, người lính cứu hỏa leo dây đã nhanh chóng… đạp thẳng hai chân vào người nữ sinh, khiến cô ngã ngửa ra đằng sau và nằm gọn trong căn hộ chung cư. Sau đó, anh nhảy vào phía trong căn hộ qua lan can để đảm bảo cô gái được an toàn.

Đạp thẳng mặt nữ sinh ngồi trên lan can định tự tử, anh lính cứu hỏa khiến netizen Hàn dậy sóng - Ảnh 2.

Anh lính cứu hỏa hành động nhanh chóng.

Đạp thẳng mặt nữ sinh ngồi trên lan can định tự tử, anh lính cứu hỏa khiến netizen Hàn dậy sóng - Ảnh 3.

Nữ sinh đã nằm gọn trong căn phòng sau cú đạp chân của anh lính cứu hỏa.

Đoạn clip trên hoàn toàn là thật chứ không phải dàn dựng, cắt ghép. Người quay là một người sống ở tòa chung cư gần với tòa chung cư mà cô gái trong clip sinh sống.

Người lính cứu hỏa được xác định là Kim Yong Hyun của Sở Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy Thành phố Siheung. Đến nay, nó đã thu hút hơn 3,2 triệu lượt xem trên Youtube và gần đây lại gây sốt trở lại nhờ những đoạn clip giải cứu có nội dung tương tự.

Theo chia sẻ của anh Kim với đài MBC, bố mẹ của cô gái trẻ đã cố gắng thuyết phục cô không tự tử nhưng không được. Anh Kim có thể bị kiện nếu như gây thương tích cho nữ sinh, tuy nhiên vì tình huống khẩn cấp, anh đã lựa chọn việc dùng “vũ lực” để cứu cô gái.

May mắn là sau khi được giải cứu, cô gái vẫn an toàn và không bị thương mà chỉ hơi sốc vì bất ngờ.

Đạp thẳng mặt nữ sinh ngồi trên lan can định tự tử, anh lính cứu hỏa khiến netizen Hàn dậy sóng - Ảnh 4.

Anh Kim Yong Hyun – người giải cứu cô gái trong clip.

Anh Kim cũng cho biết, đối với công việc là một lính cứu hỏa, đây chỉ là việc đương nhiên phải làm. So với việc trở thành chủ đề gây bão trên internet, anh lo lắng nữ sinh mà mình giải cứu sẽ gặp nguy hiểm hơn.

Cư dân mạng Hàn Quốc đã để lại rất nhiều bình luận dưới đoạn clip, họ ca ngợi hành động của anh Kim và nói rằng anh không có lỗi gì trong chuyện này.

Tự tử ở giới trẻ hiện đang là một trong những vấn đề khá nóng tại Hàn Quốc. Theo thống kê, chỉ tính riêng Seoul, mỗi năm có tới hơn 2000 vụ tự tử được phát hiện.

Không chỉ tại Hàn Quốc, phương pháp giải cứu người có ý định tự tử này cũng từng được áp dụng rất nhiều lần trên thế giới:

Đạp thẳng mặt nữ sinh ngồi trên lan can định tự tử, anh lính cứu hỏa khiến netizen Hàn dậy sóng - Ảnh 5.
Đạp thẳng mặt nữ sinh ngồi trên lan can định tự tử, anh lính cứu hỏa khiến netizen Hàn dậy sóng - Ảnh 6.
Đạp thẳng mặt nữ sinh ngồi trên lan can định tự tử, anh lính cứu hỏa khiến netizen Hàn dậy sóng - Ảnh 7.
Đạp thẳng mặt nữ sinh ngồi trên lan can định tự tử, anh lính cứu hỏa khiến netizen Hàn dậy sóng - Ảnh 8.

Thường chỉ cần đạp một lần là có thể giải cứu thành công.

Đạp thẳng mặt nữ sinh ngồi trên lan can định tự tử, anh lính cứu hỏa khiến netizen Hàn dậy sóng - Ảnh 9.

Tuy nhiên với người phụ nữ này, người giải cứu phải đạp hai lần.

Theo: Soha.vn

10 điều bạn phải biết khi nhà bị cháy – Kỹ năng sinh tồn

Thời gian gần đây có khá nhiều vụ cháy nhà xảy ra, và không ít tai nạn thương tâm xảy ra do mọi người không biết làm gì để thoát hiểm. Bài viết sau đây sẽ đưa ra cho các bạn 10 điều quan trọng mà bạn cần phải lưu ý khi có cháy nhà hoặc hỏa hoạn.
Ứng cứu khi xảy ra cháy nổ
Ứng cứu khi xảy ra cháy nổ

1. Báo cho tất cả mọi người biết có cháy.

Phải đảm bảo rằng tất cả mọi người trong nhà biết có cháy – hét lên và tập hợp mọi người lại.

2. Biết đường thoát

Một kế hoạch thoát thân có thể giúp mọi thành viên trong gia đình thoát khỏi ngôi nhà đang cháy. Lời khuyên là hãy ra ngoài thật nhanh và an toàn. Khói từ đám cháy có thể gây khó nhìn mọi đồ vật, vì thế, việc học và nhớ các cách ra khỏi nhà là rất quan trọng. Có bao nhiêu lối thoát hiểm? Làm thế nào để đi tới những lối thoát hiểm đó? Vì thế, cả gia đình nên cùng vẽ một bản đồ cho kế hoạch thoát hiểm của mình.

3. Khi thoát hiểm, cần nhớ những điều sau:

  • Không cố thu những đồ có giá trị hay đi tìm vật nuôi trong nhà
  • Không tìm hiểu đám cháy
  • Bò trên sàn nhà nếu có khói – không khí sạch hơn ở gần sàn nhà, vì thế, để mũi càng thấp càng tốt; hãy nhớ – khói rất độc, và có thể giết bạn
  • Khi ra ngoài, chỉ mở cửa bạn cần và đóng tất cả các cửa đang mở để ngăn đám cháy lan nhanh
  • Trước khi mở cửa, hãy đặt mu bàn tay lên cánh cửa, nếu thấy ấm, đừng mở – mặt kia của cánh cửa đang cháy. Dùng mu bàn tay để thử, không dùng lòng bàn tay. Vì lòng bàn tay bị bỏng sẽ cản trở việc thoát thân của bạn khi bạn bò hay xuống thang cứu hỏa.
  • Nếu đang chạy thoát cùng người khác, hãy đi cùng nhau nếu có thể
  • Lên kế hoạch 1 cuộc thoát hiểm an toàn

Rất có thể lối thoát bị cháy hoặc có khói, vì thế, bạn cần phải biết những lối thoát khác ở chỗ nào. Ngoài ra, nếu bạn sống trong chung cư, bạn cũng cần phải biết cách tốt nhất đến cầu thang hay các lối thoát hiểm khác.

4. Các biện pháp an toàn

  • Nếu bạn đang ở trong phòng đóng cửa khi nhà bị cháy, bạn cần phải áp dụng các biện pháp sau:
  • Kiểm tra xem có lửa hay khói vào nhà qua các khe trên cửa hay không (Bạn đang kiểm tra để xem có lửa ở mặt sau hay không.)
  • Nếu nhìn thấy khói bốc lên từ phía dưới cửa – không được mở cửa!
  • Nếu không nhìn thấy khói – hãy đặt mu bàn tay vào cánh cửa. Nếu cánh cửa nóng hay rất ấm -không được mở cửa!
  • Nếu không nhìn thấy khói – và cánh cửa không nóng – dùng mu bàn tay nhẹ nhàng chạm vào quả đấm cửa. Nếu quả đấm cửa nóng hoặc rất ấm – không mở cửa!

Nếu quả đấm cửa mát, và bạn không nhìn thấy khói quanh cửa, bạn có thể mở cửa rất chậm và cẩn thận. Khi mở cửa, nếu bạn thấy lửa bùng lên, hay có khói xông vào phòng, hãy đóng cửa thật nhanh và đảm bảo chắc chẳn rằng nó đã được đóng chặt. Nếu không có khói hay lửa khi bạn mở cửa, hãy tiến thẳng đến cửa thoát hiểm của bạn.

5. Luôn giữ ở vị trí thấp

Nếu bạn thấy có khói trong nhà, hãy giữ cơ thể mình ở vị trí thấp gần sàn khi tìm đường thoát hiểm. Trên thực tế, trong một đám cháy, khói và khí độc làm nhiều người bị hại hơn là lửa. Bạn sẽ hít ít khói hơn nếu cơ thể bạn ở gần sát nền nhà. Theo tự nhiên, khói bay lên cao, vì thế, nếu có khói khi bạn đang trên đường thoát hiểm, ở vị trí thấp có nghĩa bạn bò dưới khói. Bạn có thể cúi sát xuống sàn nhà, và bò bằng bàn tay và đầu gối dưới đám khói.

ảnh cháy nhà,hỏa hoạn,làm gì khi cháy nhà,kỹ năng sinh tồn,kỹ năng sống

Thoát hiểm qua cửa dẫn ra ngoài nên là lựa chọn đầu tiên của bạn, nhưng bạn cũng có thể kiểm tra xem cửa sổ có thể là lối chạy thoát được không. Thậm chí cửa sổ trên tầng cao cũng có ích khi bạn cần giúp đỡ, từ lính cứu hỏa, hay từ người khác.

Nhờ người thân dạy bạn cách mở khóa cửa sổ, mở chúng, và bỏ tấm chắn nếu cần. Nên nhớ rằng bạn chỉ làm điều này trong trường hợp khẩn cấp! Rất nhiều trẻ nhỏ đã bị thương vì ngã qua cửa sổ.

Đôi khi, có gia đình còn có thang thoát hiểm để dùng khi cần thoát khỏi tầng cao trong nhà. Nếu trong nhà có thang, hãy nhờ người thân chỉ cho bạn cách sử dụng nó.

Ngoài việc lên kế hoạch các lối thoát hiểm, bạn cũng cần biết nơi gia đình sẽ gặp nhau ngoài trời. Điều này rất có ích vì khi hỗn loạn mọi người cần tập hợp ở một nơi, để mọi người biết rằng tất cả đều an toàn. Bạn có thể chọn hành lang khu nhà gần đó hay một nơi khác gần nhà.

Lo lắng cho thú cưng hay đồ chơi yêu thích là bình thường, nhưng khi có cháy, bạn phải bỏ chúng lại. Điều quan trọng nhất là bạn phải ra được ngoài an toàn. Bạn cũng cần nhớ rằng bạn không nên ở lại trong nhà lâu hơn thời gian bạn bắt buộc phải ở trong đó – cho dù là để gọi xe cứu hỏa. Rất có thể đã có người gọi ở bên ngoài rồi. Khi đã ra ngoài rồi, đừng quay lại để lấy bất cứ thứ gì – dù là thú cưng.

6. Nếu quần áo của bạn bị cháy:

  • Đừng chạy vòng quanh – bạn sẽ chỉ quạt cho ngọn lửa và làm chúng cháy nhanh hơn thôi
  • Nằm xuống – việc này giúp lửa khó lan ra hơn và giảm tác động của lửa lên mặt và đầu bạn (lửa cháy từ dưới lên trên)
  • Dập lửa – bao trùm ngọn lửa bằng vật liệu nặng, như áo khoác hay chăn, việc này giúp phá vỡ nguồn cung cấp oxi cho lửa
  • Lăn vòng quanh – lăn giúp dập lửa

7. Làm gì khi không thể ra ngoài ngay lập tức?

Nếu không thể thoát ra ngoài nhanh được vì lửa hay khói đã chặn mất lối thoát, nếu lối thoát hiểm của bạn bị chặn:

  • Nếu bạn ở tầng trệt, ra ngoài bằng cửa sổ – ném chăn, gối, đệm xuống đất ở bên ngoài để đỡ bạn
  • Nếu bạn không thể mở cửa sổ, hãy dùng một vật nặng để đập vỡ nó ở góc cuối -khi chạm vào các mép sắc cần dùng vải, khăn mặt, hay chăn
  • Hạ trẻ xuống càng thấp càng tốt trước khi thả bé xuống – để người lớn đỡ trẻ nếu có thể
  • Hạ thấp cơ thể bạn bằng cách đặt tay lên bậc cửa sổ trước khi thả mình xuống

Nếu không thể ra ngoài, hãy tập hợp mọi người vào một phòng:

  • Chọn một phòng có cửa sổ nếu có thể
  • Hãy ngăn khói và lửa vào qua cửa bằng cách chặn các khe hở quanh cửa với khăn trải giường, chăn, quần áo hoặc băng dính.
  • Nếu trong phòng có cửa sổ nhưng không giúp bạn thoát ra được, hãy mở nó ra và đứng trước cửa sổ để hít thở và gọi giúp đỡ.
  • Nếu bạn có thể lấy được một mảnh quần áo hay khăn mặt, hãy đặt nó trên miệng để không hít khói vào. Tốt hơn nếu bạn nhúng ướt miếng vải trước khi che lên miệng.
  • Ngay từ bây giờ, hãy nghĩ xem phòng nào là tốt nhất – bạn cần một cửa sổ có thể mở được, và nếu có thể, một chiếc điện thoại để gọi cấp cứu

Dù có sợ hãi, bạn cũng không bao giờ được nấp dưới gầm giường hay phòng để đồ. Vì khi đó, sẽ rất khó khăn để lính cứu hỏa tìm ra bạn. Hãy nhớ rằng lính cứu hỏa và những người khác sẽ tìm bạn để giải thoát cho bạn. Họ tìm thấy bạn càng sớm, bạn sẽ ra ngoài được càng nhanh.

 8. Gọi cứu hỏa

Khi đã ra ngoài được an toàn, hãy dùng điện thoại di động, điện thoại nhà hàng xóm, hay điện thoại công cộng để gọi dịch vụ cứu hỏa khẩn cấp. Khi nói chuyện với tổng đài viên, bạn hãy:

  • Cho biết địa chỉ chính xác của bạn
  • Nói với họ cái gì bị cháy, ví dụ như “một ngôi nhà hai tầng” chẳng hạn
  • Giải thích xem có ai bị mắc kẹt không, nếu có, họ đang ở phòng nào – bạn càng cung cấp được nhiều thông tin cho dịch vụ cứu hỏa, họ có thể giúp bạn càng nhanh và hiệu quả.

9. Không quay lại

Bạn nên tìm một nơi an toàn gần nhà để đợi. Nếu còn có người trong nhà, hãy đợi đội lính cứu hỏa tới. Bạn có thể kể với họ về người bị mắc kẹt và họ sẽ tìm người mắc kẹt giúp bạn nhanh hơn.

Nếu quay lại nhà bị cháy, bạn sẽ làm cho những nỗ lực cứu người mất tích của lính cứu hỏa bị chậm lại, đồng thời tự đặt bản thân vào tình huống rất nguy hiểm.

ảnh cháy nhà,hỏa hoạn,làm gì khi cháy nhà,kỹ năng sinh tồn,kỹ năng sống

10. Làm gì khi bạn sống trong chung cư cao tầng?

Nếu sống trong chung cư, bạn sẽ cần phải chuẩn bị tình huống lửa có thể bắt nguồn ngay bên ngoài căn hộ nhà bạn, hay trong cầu thang. Xem phần “Lên kế hoạch chạy thoát an toàn” dưới đây để biết thêm thông tin về việc lập kế hoạch thoát hiểm – bao gồm hướng dẫn chi tiết cho các nhà cao tầng.

Nếu lửa bắt nguồn từ căn hộ của bạn hay trong cầu thang và bạn không thể ra ngoài:

  • Tập hợp mọi người vào một phòng với cửa sổ, đặt đệm, bộ đồ giường, hay quần áo quanh mép dưới của cửa để chặn khói vào phòng
  • Mở cửa sổ, hãy vẫy tấm vải ngoài cửa sổ để lính cứu hỏa biết bạn đang ở đó
  • Nếu ngọn lửa ở ngay ngoài căn hộ nhà bạn, hãy bịt kín khe cửa bằng băng dính nếu có thể, bạn cũng có thể sử dụng bộ chăn, ga giường, hay quần áo
  • Bịt lỗ thoáng khí hoặc quạt gió hướng bị cháy và và gọi cứu hỏa, cho biết số căn hộ của bạn
  • Tưới nước vào cửa nếu thấy cửa nóng

Thoát hiểm khi sống trong nhà cao tầng

Sống ở tầng cao không có nghĩa là bạn sẽ nguy hiểm hơn khi có cháy. Các căn hộ cao tầng có tường, trần, và cửa chống lửa sẽ giúp chặn lửa và khói lại.

Hầu hết các kế hoạch của bạn giống như các căn nhà dưới mặt đất, nhưng có vài điểm khác biệt:

  • Bạn sẽ không thể dùng thang máy khi có cháy, vì thế, phải cân nhắc điều này khi chọn lối thoát hiểm
  • Đếm xem có bao nhiêu cửa trên đường tới cầu thang khi bạn không thể sử dụng thang máy, đề phòng trường hợp bạn không nhìn thấy đường
  • Đảm bảo rằng cầu thang bộ và cửa thoát hiểm không có chướng ngại vật và cửa không bao giờ bị khóa
  • Thường xuyên kiểm tra để đảm bảo rằng bạn có thể mở cửa cầu thang bộ từ cả hai phía
  • Nếu có cháy ở nơi khác trong tòa nhà, thông thường bạn sẽ an toàn nhất khi ở trong căn hộ của bạn, trừ khi khói và lửa làm gây hại cho bạn. Nếu bị ảnh hưởng, hãy tìm cách ra ngoài, ở ngoài, và gọi cứu hỏa

Theo kidshealth.orf và direct.gov.uk

Dịch: Phan Quốc Đạt

Cảm ơn các bạn đã đọc bài, đừng quên chia sẻ bài viết cho bạn bè, biết đâu nó sẽ cứu được một mạng người!

Công nghệ phòng cháy chữa cháy

Bài viết này sẽ giới thiệu một số công nghệ PCCC thông dụng và hiện đại nhất hiện nay trên thế giới theo chuyên gia của Phòng cháy 3s, hy vọng có thể giúp các chủ đầu tư công trình lựa chọn hệ thống PCCC phù hợp.

Trước khi tìm hiểu về các giải pháp chữa cháy, chúng ta cần phải hiểu một đám cháy được hình thành như thế nào, cũng như là nguyên lý chữa cháy và cấu tạo của hệ thống PCCC. Một đám cháy xảy ra cần có ba yếu tố: ôxy, nguồn nhiệt và chất dẫn cháy (như giấy, báo, gỗ). Và để dập tắt một đám cháy, chúng ta cần “tiêu diệt” một hoặc cả ba yếu tố trên.

Hệ thống PCCC với công nghệ phun sương
Hệ thống PCCC với công nghệ phun sương

Một hệ thống PCCC cơ bản cần phải có hệ thống báo cháy và hệ thống khắc phục đám cháy.

1 – Báo cháy (Detection)

Nếu như trước đây, chúng ta chỉ quen thuộc với hình thức báo cháy là chuông báo, thì giờ đây thế giới đã và đang áp dụng hệ thống báo cháy tự động theo địa chỉ (Addressable fire alarm system) – hệ thống tiên tiến nhất hiện nay.

Khác với hệ thống báo cháy thông thường chỉ có khả năng cảnh báo cháy cho một khu vực rộng, hệ thống báo cháy địa chỉ có thể giao tiếp với hệ thống quản lý tòa nhà thông minh (IBMS), hệ thống âm thanh PA, hệ thống thang máy để cảnh báo trên phạm vi rộng hơn và sử dụng nhiều hình thức khác nhau để cảnh báo cho người trong tòa nhà.

Hiện nay, tại Việt Nam, các chủ đầu tư công trình có thể tiếp cận với thiết bị này, ngoài ra có một số hệ thống PCCC có một điểm đặc biệt khác đầu báo thông thường đó là đầu báo đa năng có thể cảm ứng cả nhiệt lẫn khói. Hơn thế, địa chỉ của từng đầu đọc được đặt ở đế và được lắp đặt ngay trong quá trình thi công. Vậy nên, khi công trình hoàn thành, việc lắp đặt các đầu báo sẽ không xảy ra sai sót, khiến tiến độ nhanh hơn và tiết kiệm chi phí hơn.

2 – Hệ thống chữa cháy

Hệ thống chữa cháy được chia làm ba loại: một là sử dụng nước, hai là sử dụng bọt và ba là sử dụng khí.

Hệ thống sử dụng nước

Hệ thống chữa cháy bằng nước quen thuộc nhất là hệ thống sprinkler. Hệ thống này có ưu điểm là lắp đặt nhanh, không tốn nhiều chi phí, nhưng thường chỉ là phương pháp chữa cháy tạm thời, không phù hợp để dập các đám cháy lớn.

Để khắc phục nhược điểm trên, một số nhà sản xuất thiết bị PCCC đã phát triển công nghệ mới nhất trong chữa cháy sử dụng nước là công nghệ phun sương. Hệ thống chữa cháy phun sương có thể kiểm soát, ngăn chặn và dập tắt đám cháy hiệu quả bằng cách phun sương ở tốc độ cao, tạo ra các hạt sương với kích thước cực nhỏ (50-120µm) khi đi qua đầu phun, nhanh chóng bao trùm vào đám cháy cũng như làm mát khu vực xung quanh. Trong buổi hội thảo giới thiệu giải pháp và đào tạo chuyên môn PCCC cũng đã hé lộ phát minh mang tính đột phá mang tên Aquamist – công nghệ chữa cháy phun sương hiện đại nhất hiện nay trên thế giới.

Aquamist là một hệ thống phun sương với ba kích cỡ hạt khác nhau. Loại hạt thứ nhất – là hạt nhỏ nhất có tốc độ phát tán cực kỳ nhanh để làm giảm nhiệt độ trong đám cháy nhanh hơn. Loại hạt thứ hai với kích thước trung bình, có tác dụng bao trùm lấy các đồ vật nhằm cách ly các vật này khỏi vùng cháy, tránh cho đám cháy lan rộng. Loại hạt thứ ba, cũng là hạt có kích thước lớn nhất nên không bị bay hơi quá nhanh, sẽ giúp hỗ trợ loại hạt đầu tiên lan tỏa trong đám cháy.

Hệ thống sử dụng bọt

Với các đám cháy hình thành từ chất dẫn là xăng dầu, thì nước không có tác dụng dập được lửa. Khi đó người ta phải sử dụng hệ thống bằng chữa cháy bằng bọt. Hệ thống chữa cháy bằng bọt (foam), khi được kích hoạt, sẽ phun ra một loại bọt bao phủ lên trên bề mặt xăng dầu, tách chất lỏng dễ cháy ra khỏi không khí và lửa, nhờ đó ngọn lửa bị dập tắt.

Tuy nhiên, khi nén bình đựng bọt, áp suất cao trong bình có thể tiềm ẩn nhiều nguy hiểm, dễ gây cháy nổ. Vì vậy, một số bình chữa cháy bọt sử dụng áp suất bên ngoài thay vì trong bình, nhờ đó tăng cường sự an toàn cho người sử dụng. Đây chính là một trong những cải tiến đáng kể nhất trong chữa cháy bằng bọt.

Hệ thống sử dụng khí

Hệ thống chữa cháy tự động bằng khí được sử dụng để chữa cháy các khu vực trung tâm điều khiển điện, tự động, viễn thông hoặc các khu vực mà hệ thống chữa cháy bằng nước, bọt, bột không phù hợp vì có thể gây ra hỏng hóc nghiêm trọng cho máy móc.

Hệ thống PCCC sử dụng khí thông dụng nhất là khí C02, tuy nhiên nó chỉ có thể sử dụng trong môi trường kín và không có mặt con người, do khí này gây tổn hại nghiêm trọng tới hệ hô hấp và có thể dẫn tới tử vong. Để khắc phục điều này, Tyco đã phát minh hỗn hợp khí trơ bao gồm nitơ, cacbon dioxit và agon. Hệ thống này khắc phục đám cháy bằng cách sử dụng nguyên lý giảm nồng độ ôxy xuống 12%. Ở nồng độ này, con người vẫn có thể hô hấp bình thường, trong khi đó lại giảm đủ oxy để hạn chế đám cháy.

Tóm lại, một hệ thống PCCC cần có hệ thống báo cháy và hệ thống khắc phục đám cháy (sử dụng nước hoặc bọt hoặc khí hoặc kết hợp cả ba). Mỗi hệ thống lại phù hợp với tính chất khác nhau của đám cháy, cũng như đặc thù từng công trình. CĐT nên coi trọng công tác này, cũng như nên tham khảo ý kiến chuyên gia trong quá trình thiết kế và lựa chọn giải pháp cho công trình của mình

Bạn cần biết

Những điều cần biết đối với phòng cháy chữa cháy hộ gia đình

Phòng cháy chữa cháy là công việc vô cùng quan trọng, hậu quả mà hỏa hoạn gây ra là những mất mát to lớn về người và tài sản, nếu không có biện pháp, giải pháp hiệu quả để phòng tránh, hạn chế kịp thời đám cháy xảy ra, chuẩn bị phòng cháy chữa cháy hộ gia đình cần những lưu ý cần thiết.

Trong thời gian qua, những thiệt hại do sử dụng thiết bị không đúng cách, dùng điện thoại khi đang sạc dẫn đến những tại nạn đáng tiếc, để tránh điều này, cơ quan PCCC đã có những khuyến nghị cần thiết để người dân tự nâng cao cảnh giác, đảm bảo an toàn cuộc sống trước hỏa hoạn.

Đặc biệt trong tình hình hiện nay cháy, nổ diễn ra hết sức phức tạp đối với nhà ở, hộ gia đình. Nguyên nhân chủ yếu vẫn là do sự cố về điện và bất cẩn trong sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt như: tự ý câu, móc thêm các thiết bị tiêu thụ điện ngoài thiết kế ban đầu, đấu nối dây dẫn tự ý, không đảm bảo yêu cầu kỹ thuật điện, đường dây dẫn điện không được kiểm tra, thay thế kịp thời, không ngắt điện bàn là, tủ lạnh, máy vi tính… khi đun nấu không tắt bếp trước khi ra khỏi nhà.

Nối điện không đúng quy chuẩn

 

Một số hình ảnh  gây ra cháy

Nhằm đảm bảo an toàn phòng cháy chữa cháy (PCCC) đối với việc phòng cháy chữa cháy hộ gia đình cần lưu ý một số nội dung sau:

1. Không để nhiều đồ dùng, hàng hóa dễ cháy nơi đun nấu. Không dự trữ xăng, dầu, khí đốt, khí dễ cháy nổ và các chất lỏng dễ cháy ở trong nhà.

2. Ô tô, xe máy và các phương tiện dụng cụ có xăng dầu, chất lỏng dễ cháy để trong nhà ở phải cách xa bếp đun nấu, nguồn sinh nhiệt. Thiết bị chứa, dẫn xăng, dầu… phải đảm bảo kín.

3. Hạn chế sử dụng gỗ, tấm nhựa, mút xốp… để ốp tường, trần, vách ngăn nhằm hạn chế cháy lan.

4. Lắp thiết bị tự ngắt (Aptomat) cho hệ thống điện chung toàn nhà, từng tầng, từng nhánh và từng thiết bị điện tiêu thụ điện công suất lớn, không để hàng hóa dễ cháy gần hệ thống điện như: bóng điện, ổ cắm, cầu dao. Điều này làm giảm nguy cơ cao trong phòng cháy chữa cháy hộ gia đình, tránh việc quá tại nguồn điện.

5. Khi sử dụng bàn là, bếp điện, lò sấy phải có người trông coi, không để trẻ nhỏ, người già mắt kém, người bị tàn tật, người bị tâm thần sử dụng các thiết bị điện.

6. Bố trí nơi thờ cúng hợp lý, tường phía đặt bàn thờ, trần phía trên ban thờ phải bằng vật liệu không cháy. Đèn, hương, nến phải đặt chắc chắn trên các vật không cháy, cách xa vật dễ cháy, hạn chế tối đa vàng mã, hương, nến để trên bàn thờ. Chỉ đốt đèn, nến, thắp hương khi có người lớn ở nhà trông coi. Khi đốt vàng mã phải trông coi, có che chắn tránh cháy lan hoặc bị gió cuốn tàn lửa gây cháy lan.

7. Khi sử dụng gas cần lưu ý: Khóa van bình gas trước, sau đó mới khóa van bếp, tránh trường hợp chỉ khóa van bếp mà quên khóa van bình gas. Khi ngửi thấy mùi khí ngay lập tức cảnh báo cho mọi thành viên trong gia đình biết, tuyệt đối không bật công tắc điện, hay bất cứ dụng cụ, thiết bị nào có phát sinh tia lửa mà nhanh chóng mở tất cả các cửa để thông gió; kiểm tra cụm van, bình gas, đường ống xác định vị trí rò rỉ bằng nước xà phòng. Cố định tạm thời vị trí rò rỉ hoặc tháo dây dẫn gas và mang bình ra nơi thoáng gió và thông báo cho nhà cung cấp gas hoặc đơn vị PCCC để xử lý

8. Trước khi rời khỏi nhà và trước khi đi ngủ phải tắt hết tất cả thiết bị điện không cần thiết.

9. Không lắp lồng sắt, lưới sắt ở lan can nhà cao tầng nên trang bị thang dây để thoát nạn khi cháy xảy ra.

10. Cửa có nhiều khóa nên sử dụng các loại khóa kiểu chìa khác nhau để dễ phân biệt khi mở và quy định nơi để chìa khóa dễ thấy, dễ lấy.

11. Nhà có trẻ nhỏ, người già, người tàn tật thì phải có nhiều biện pháp thoát nạn, cứu người phù hợp và không được khóa cửa phòng của những người nêu trên.

12. Chuẩn bị sẵn dụng cụ phá dỡ như búa, rìu, kiềm cộng lực để tạo lối thoát nạn. Không bố trí đồ vật cản trở đường lối, cửa thoát nạn. Điều này rất quan trọng trong việc di chuyển, thoát nạn trong phòng cháy chữa cháy hộ gia đình.

13. Mỗi gia đình nên có dự kiến các tình huống thoát nạn khi có cháy xảy ra để thoát nạn an toàn khi cháy. Trang bị dụng cụ chứa nước, xô thùng xách nước để vừa phục vụ sinh hoạt, vừa phục vụ chữa cháy, trang bị bình chữa cháy khí COvà bột khô, đồng thời hướng dẫn cho mọi người trong gia đình phải biết sử dụng thành thạo các dụng cụ chữa cháy đã được trang bị.

14. Khi xảy ra cháy tìm mọi cách báo cháy nhanh nhất cho mọi người xung quanh biết, gọi điện thoại cho lực lượng cảnh sát PCCC 114 đồng thời sử dụng phương tiện chữa cháy ban đầu cứu chữa.

Theo http://www.pccc.hochiminhcity.gov.vn

Ứng Phó Hỏa Hoạn

Hỏa hoạn là sự cháy xảy ra ngòai sự kiểm soát của con người, gây thiệt hại về sức khỏe, tính mạng con người và tài sản việc ứng phó hỏa hoạn là rất cần thiết phải tìm hiểu và thực hành.

Để ứng phó hỏa hoạn, người ta đã nghĩ ra nhiều cách, chế tạo ra nhiều phương tiện, thế nhưng… cháy vẫn cứ cháy.

Người ta nói Phòng cháy hơn chữa cháy. Vì vậy mọi người trong chúng ta cần phải nêu cao ý thức Phòng cháy để giảm thiểu tối đa những tai họa tồi tệ này. Đồng thời bảo vệ trước hết là tài sản và tính mạng của chính gia đình mình và sau là của cộng đồng xã hội.

Chúng tôi xin hướng dẫn cách cần thiết để ứng phó với hỏa hoạn:

LÀM GÌ KHI GẶP ĐÁM CHÁY?

Khi thấy một đám cháy phát khởi, chúng ta hãy bình tĩnh:

  1. Hô to “Cháy! Cháy!” để báo động cho người trong nhà và cư dân gần đó biết (hay có thể thì thổi còi, đánh kẻng…).
  2. Cúp điện, (và cô lập các nguồn khí gas)
  3. Dùng bình chữa cháy cá nhân dập lửa ngay

Nếu một mình bạn không thể dập đám cháy:

  1. Gọi điện thoại (hay chạy đi báo, nếu gần) cho Sở Cứu hoả (114), Cảnh sát (113), Cấp cứu (115). Khi báo nhớ nói rõ chi tiết: địa điểm, số nhà, đường phố, phường, khóm, con đường gần nhất để đến đó. Tính chất đám cháy: lớn, nhỏ, cháy xăng, hoá chất…
  2. Tập họp đội chữa cháy (những người được huấn luyện trước).
  3. Nếu là nhà cao tầng thì kêu gọi những cư dân gần đó mang theo mền, bạt, thang, nệm… để cứu những người nhảy qua các cửa sổ.
  4. Trong khi chờ đợi đội cứu hoả chuyên nghiệp, đội tại chỗ phải tìm mọi cách để áp chế và ngăn chặn ngọn lửa lan, dùng các phương tiện phù hợp và sẵn có như: cát, nước, chăn ướt, bình cứu hoả…
  5. Cấp cứu (xem phần sơ cấp cứu) và di chuyển các nạn nhân ra khỏi vùng nguy hiểm.
  6. Giúp dân chúng di tản đồ đạc và cắt cử người trông chừng. Giữ trật tự, ngăn cản những kẻ hiếu kỳ và hôi của.
  7. Bố trí người đón lính cứu hoả, dọn dẹp đồ vật choáng lối đi của nhân viên cứu hoả hay vòi rồng.
  8. Giúp lính cứu hoả bằng cách phụ giúp di chuyển các vòi nước

Lý Thuyết chữa cháy:

Một đám cháy cần có 3 yếu tố để có thể bắt đầu và lan rộng:

  1. Nguồn nhiệt (que diêm, tàn thuốc, tia lửa điện…)
  2. Nguồn nhiên liệu (xăng, dầu, cây gỗ, giấy, vải…)
  3. Khí oxy (dưỡng khí)

Khi có đủ 3 yếu tố nói trên thì sự cháy vẫn chưa xuất hiện được mà cần phải có 3 điều kiện nữa thì sự cháy mới có thể xuất hiện.

  • Nồng độ Ôxy phải lớn hơn 14%
  • Nguồn nhiệt phải đạt tới giới hạn bắt cháy của chất cháy.
  • Thời gian tiếp xúc của 3 yếu tố đủ để xuất hiện sự cháy.hoahan

Loại trừ một trong 3 yếu tố trên là chúng ta bẻ gãy được “Tam giác lửa” để dập tắt đám cháy. Thí dụ:

  1. Loại bỏ nguồn nhiệt: phun nước vào đám cháy…
  2. Loại bỏ nguồn nhiên liệu: dẹp bỏ gỗ, cỏ khô, giấy, vải, xăng dầu… ra khỏi đường tiến công của lửa.
  3. Loại bỏ oxy: phủ bọt chống cháy, chăn ướt lên đám cháy,…

CÁC VẬT LIỆU VÀ DỤNG CỤ CHỮA CHÁY

Có nhiều loại vật liệu và phương tiện chữa cháy khác nhau dùng để dập tắt nhiều loại hoả hoạn khác nhau. Việc dùng sai vật liệu chữa cháy không những có thể gây nguy hiểm cho người chữa cháy mà còn làm cho đám cháy lan rộng ra. Vì vậy chúng ta cần phải hiểu rõ đặc tính của từng vật liệu và dụng cụ chữa cháy

Cát: dùng để dập tắt những đám cháy nhỏ hay những đám cháy do điện, các chất nhựa hoá học hay các chất lỏng dẫn hoả như xăng dầu, sơn… gây ra.

Nước: dùng để chữa các đám cháy do gỗ, giấy, vải, cỏ rác… Tuyệt đối không dùng nước để chữa những đám cháy do điện hay các chất lỏng dẫn hoả như xăng dầu, sơn… gây ra.

Phân loại đám cháy:

Theo tiêu chuẩn Việt Nam, căn cứ vào trạng thái của chất cháy mà đám cháy được phân thành các loại như sau:

  1. Chất cháy rắn: Ký hiệu A
  2. Chất cháy lỏng: Ký hiệu B
  3. Chất cháy khí: Ký hiệu C
  4. Chất cháy kim loại: Ký hiệu D
  5. Cháy điện: Ký hiệu E

Phân loại đám cháy và quy ước ký hiệu đám cháy để sản xuất thiết bị phương tiện chữa cháy và sử dụng phương tiện chữa cháy đúng với từng loại đám cháy (trên các bình chữa cháy ghi ký hiệu chữ gì thì sử dụng chữ được những loại đám cháy đó).

Hãy nhớ: ngọn lửa được khống chế sớm được phút nào là cơ may dập tắt càng lớn phút đó. Và khói của hầu như tất cả các đám cháy  đều chứa nhiều chất độc, không nên đứng dưới gió. Nếu trong phòng kín thì cố gắng nín thở và chạy ra chỗ thoáng hoặc gần cửa.

XÔNG VÀO NHÀ

Để cứu người trong đám cháy hay giúp họ di tản đồ đạc, đôi khi chúng ta phải xông vào một ngôi nhà đang cháy. Vì vậy, trước khi xông vào nhà đang cháy chúng ta phải biết cách tự bảo vệ mình:

  • Bịt mũi và miệng bằng khăn ướt (giảm thiểu bức xạ nhiệt và lọc một phần khí độc)
  • Làm ướt đẩm quần áo của mình (có thể choàng thêm một cái mền ướt)
  • Đội nón bảo hộ hay ít ra là một cái nồi trên đầu.

Lưu ý: ứng phó hỏa hoạn phải quan sát, đánh giá tình hình nguy hiểm trước khi quyết định tiến vào khi không có trang bị bảo hộ, công cụ hỗ trợ chuyên nghiệp. Hạn chế tối đa việc tiếp cận đám cháy một mình, phải luôn có người hỗ trợ.

     Di chuyển trong nhà cháy:

  • Giữ thấp người, đi khom lưng nép sát vào tường (hoặc bò càng sát sàn nhà càng tốt) vì tránh được hơi nóng và khói.
  • Quan sát phía trên, đề phòng các vật đang cháy rơi xuống.
  • Quan sát phía sau xem còn đường thoát ra hay không.

CỨU NGƯỜI

Trong trường hợp có người bị thương hay bất tỉnh, hãy chuyển họ ra hỏi đám cháy bằng phương pháp nào thuận tiện nhất. Nếu gặp người đang ngất vì khói, các bạn muốn di chuyển họ ra khỏi căn nhà cháy, ta có thể dùng một trong những phương pháp ứng phó hỏa hoạn sau:

Bò và kéo nạn nhân:

Đặt nạn nhân nằm ngửa, cột hai tay nạn nhân bằng khăn quàng ở chỗ cườm tay, choàng vòng tay nạn nhân qua cổ của ta rồi vừa bò vừa kéo nạn nhân đi.

hoahan1

Hoặc dùng phương pháp của người lính cứu hỏa hay những phương pháp khác, miễn là an toàn và thuận tiện.

hoahoan2 hoahoan8
  Phương pháp của lính cứu hỏa 1 Phương pháp  của lính cứu hỏa 2

ÁO QUẦN NẠN NHÂN BẮT CHÁY

Ngăn không cho nạn nhân hốt hoảng chạy ra ngoài vì bất kỳ một cử động hay một làn gió nhẹ nào cũng làm cho lửa cháy mạnh hơn.

–  Lập tức quấn chặt nạn nhân bằng áo khoác  hay mùng màn, chăn, đệm, thảm, hay một miếng vải dày (tất cả không phải loại làm bằng nilon hay cenlulo). Sau đó đặt nạn nhân nằm xuống, làm như thế lửa sẽ bị ngộp vì thiếu oxy và tắt đi.

–  Hay nhanh chóng đặt nạn nhân nằm xuống đất, xoay chỗ bị cháy lên trên rồi dập tắt lửa bằng nước hay bằng các dụng cụ chữa cháy

Lưu ý ! để ứng phó hỏa hoạn tuyệt đối không cố lột quần áo cháy dính vào da nạn nhân sẽ gây vết thương trầm trọng them, cố gắng làm mát và giảm đau bằng nước lạnh cho đến khi nạn nhân được đưa đến nơi chữa trị chuyên nghiệp.

hoahoan3

Dừng lại – Nằm xuống và lăn:

Thực tập cho các em Ấu và Thiếu cách đối phó khi áo quần của mình bị bắt lửa bằng cách “Dừng lại, nằm xuống và lăn” (Stop, Drop, and Roll):

  • Dừng lại: Nếu em thấy áo quần của mình đang bị bốc cháy, theo bản năng em sẽ chạy đi tìm một lối ra. Đừng hoảng sợ! Ngay lập tức đứng yên, chấm dứt bất kỳ chuyển động nào, vì càng chạy thì lửa càng cháy mạnh hơn.
  • Nằm xuống: Lập tức nằm xuống sàn nhà hay mặt đất và che mặt bằng tay.
  • Lăn: Lăn tròn trên mặt đất nhiều vòng cho đến khi ngọn lửa bị dập tắt.

Nếu đang ở trong nhà thì dùng chăn hay áo khoác trùm lên ngang cổ rồi mới lăn.

  • hoahoan4Chúng ta nên học cách sử dụng một vài dụng cụ chữa cháy đơn giản.
  • Mỗi cá nhân hãy tự rèn luyện để có thể tự cứu mình và cứu người khác.
  • Nếu việc cứu nạn vượt quá khả năng thì phải đủ khả năng tự thoát nạn, không để mình trở thành gánh nặng cho người khác.

TỰ THOÁT HIỂM KHI NHÀ Ở GẶP HỎA HOẠN

Rời khỏi tòa nhà đang cháy

Khi căn nhà bạn đang ở bị cháy, bạn hãy bình tĩnh, cố gắng hết sức mình để giúp đỡ mọi người ra khỏi toà nhà đang cháy mà không liều lĩnh gây nguy hại cho bản thân.

Nỗi lo sợ khủng hoảng cũng lan truyền rất nhanh. Bạn phải kiềm chế hoặc trấn an những người nào có thể làm tăng sự náo động.

–  Đóng các cửa phía sau bạn (nhưng đừng khoá).

–  Tìm bảng thông báo về các lối thoát và các điểm tập trung.

–  Hãy làm quen với các hướng dẫn phòng chống cháy tại sở làm hoặc nếu bạn đang là khách viếng thăm một cơ sở kinh doanh thì bạn phải theo mọi chỉ dẫn của nhân viên ở đó.

Khói và sự hoảng loạn

Bất kỳ đám cháy nào trong một không gian chật hẹp đều tạo ra bầu không khí rất nguy hiểm vì lượng oxy giảm, khí cacbonic và các khí độc khác tăng lên. Xin nhấn mạnh với các bạn là: bị vài vết phỏng bạn vẫn còn hoạt động thân thể được nhưng nếu để hít phải một hơi khói độc, nó có thể khiến bạn gục ngã.

Khi nhìn thấy khói, con người thường rơi vào tình trạng hoảng loạn. Đây là trạng thái hình như khó chế ngự được và một khi xuất hiện, nó sẽ lan nhanh. Hoảng loạn sẽ khiến người ta có thể tự giết chết mình.

Thế nhưng chỉ cần nhận thức được vài vấn đề cơ bản: Điều gì đang xảy ra? Cần phải làm gì? Chạy đi đâu? Bằng cách nào? thì hoảng loạn sẽ không còn.

Điều quan trọng cần nhớ là khi nhìn thấy khói không có nghĩa là cả toà nhà đang cháy rụi. Một điều cần biết thêm về khói là nó gây xốn mắt và buộc lòng phải nhắm mắt lại.

Lúc đó, lượng không khí còn thở được đang ở phía dưới sát sàn nhà. Bạn nhớ kỹ: Hãy bò hoặc trườn từ từ ra phía ngoài. Ai không biết điều này sẽ khó mà thoát đi xa được.

Vì vậy , chúng ta phải hiểu:

  • Khói là mối nguy hiểm lớn.
  • Khói có khuynh hướng bốc lên vì vậy không khí trong sạch hơn ở gần sàn nhà.
  • Khom xuống trên bàn tay và đầu gối của mình rồi bò nhanh dưới khói hướng đến lối ra an toàn gần nhất.

hoahoan5

LỐI THOÁT HIỂM NẰM Ở ĐÂU?

Nó quanh quẩn đâu đấy thôi. Hành lang nào chạy ra phía ngoài, một vài điểm tựa khả dĩ, các khúc quanh, chướng ngại vật…

  • Cần phải tập cho mình một thói quen kiểm tra chung quanh khi đến một nơi mới: việc này chỉ tốn 30 giây và có thể không bao giờ có cơ hội lần thứ hai.
  • Một cái gì đó đánh thức bạn trong đêm: có thể là điện thoại, ai đó đang đập cửa, mùi khói hoặc một xáo trộn nào đó. Bất cứ cái gì, bạn hãy xem xét, kiểm tra trước khi ngủ lại.
  • Giả sử bạn thức giấc vì ngửi thấy mùi khói trong phòng: hãy chụp lấy xâu chìa khóa, lập tức lăn xuống giường và bò ra phía cửa. Thậm chí ngay cả khi bạn vẫn chịu đựng được khói nếu chạy đi thì cũng đừng làm thế.
  • Bạn cần giữ gìn cặp mắt và lá phổi lâu chừng nào tốt chừng đó: bị vài vết phỏng bạn vẫn còn hoạt động thân thể được nhưng nếu để hít phải một hơi khói nó có thể khiến bạn gục ngã.
  • Trước khi mở cửa hãy dùng mu bàn tay kiểm tra nó, nếu cánh cửa hoặc tay nắm quá nóng thì đừng mở vì lửa có thể đang cháy bên ngoài. Bạn hãy hé mở từ từ rồi liếc nhanh ra hành lang đánh giá tình hình trong lúc tay bạn vẫn giữ cánh cửa (đề phòng trường hợp bạn cần đóng mạnh lại ngay).
  • Khi bạn tìm cách thoát hiểmt, hãy luôn  đi men theo bờ tường vì rất dễ bị lạc hay mất phương hướng trong khoảng khói mù mịt; chưa kể nếu đi giữa hành lang, dòng người náo loạn sẽ xô ngã bạn ngay. Khi đã đến lối thoát và sắp bước xuống (cần nhớ là bạn đi xuống chứ không phải bò) thì nhớ lấy tay vịn lan can. Đừng xem nhẹ điều này, dòng thác người sẽ đẩy bạn ngã và rất có thể bạn sẽ không gượng dậy được.

MỘT MÌNH TRONG PHÒNG KHI CÓ HỎA HOẠN

Khói tràn vào phòng, cửa chính thì nóng quá không thể mở được hoặc hành lang đầy nghịt khói…hoahoan6

Đừng mất bình tĩnh, nhiều người có thể tự vệ được ở trong phòng và bạn cũng thế. Điều đầu tiên bạn cần làm là mở cửa sổ để thông khói và kêu cứu. Ai không mở được có thể dùng chiếc ghế phá cửa sổ (tuy nhiên, bạn cần quan sát thật nhanh, nếu nhìn thấy khói bên ngoài cửa sổ thì đừng mở cửa. Vì giả như bên ngoài đang có khói và cửa sổ lại bị vỡ không thể đóng lại được thì khói tràn vào và coi như bạn đã bị dính bẫy do chính mình tạo ra). Phá cửa ít khi nào là một giải pháp hay vì thế bạn hãy học cách mở và đóng cửa sổ nhanh nhất.

  • Nếu có nước, hãy cho nước vào một cái thau to hoặc bồn tắm.
  • Đừng nhảy vào nước vì đó là cách người ta luộc chín tôm, cua.
  • Thấm ướt các tấm chăn trải giường hoặc khăn tắm và nhét vào các khe cửa để ngăn khói luồn vào.
  • Dùng một vật gì đó liên tục tạt nước ra sàn phòng để làm dịu sức nóng.
  • Sờ tường nếu thấy nóng thì tạt nước lên. Bạn có thể dùng tấm nệm giường chặn ngay cánh cửa và kê thêm tủ quần áo cho chắc chắn. Giữ cho mọi thứ luôn ướt.
  • Nhúng khăn tắm rồi gấp nó lại theo hình tam giác rồi bịt mặt theo kiểu khẩu trang, cho góc khăn còn lại vào miệng ngậm.
  • Quay vòng chiếc khăn thấm ướt sẽ giúp làm thông bớt khói.
  • Nếu bên ngoài cửa sổ có lửa, hãy tháo bỏ màn cửa và di chuyển các vật dễ cháy ra xa. Cũng có thể tạt nước xung quanh cửa sổ.
  • Bình tĩnh chờ cứu viện.

ĐỀ PHÒNG HOẢ HOẠN:

Hỏa hoạn là một tai nạn có khi rất thảm khốc, vì vậy chúng ta phải biết cách đề phòng. Vì “Phòng cháy hơn chữa cháy”.

Phòng cháy không có nghĩa là chúng ta dập tắt được một ngọn lửa khi mới phát ra mà phải có những biện pháp cụ thể để phòng ngừa ngọn lửa có thể phát ra.

Những nguy cơ hỏa hoạn:

Chúng ta cần phải biết rõ tính chất nguy hiểm của các vật dễ cháy để có những xử lý thích đáng.

  • Không hút thuốc hay bật lửa những chỗ gần xăng, dầu.
  • Khi dừng xe đổ xăng, tắt máy xe, không gọi điện thoại di động.
  • Khi châm dầu vào đèn, lò đun nấu… các bạn phải chắc chắn rằng lửa đã tắt.
  • Khi châm cồn vào lò nấu hay lẩu, các bạn cũng phải chắc chắn rằng lửa đã tắt (vì lửa cồn rất khó thấy vào ban ngày).
  • Khi vào chỗ tối mà ngửi thấy mùi ga hay xăng dầu, đừng bật quẹt để soi.
  •  Trước khi đánh lửa bếp gas để đun nấu nên kiểm tra lại ống dẫn gas và van an toàn, nhất là sau khi qua đêm.
  • Nếu dùng than củi để nấu ăn, khi nấu xong phải dụi tắt hoàn toàn cho hết khói. Nhốt than cháy dở vào trong một hũ đất.
  • Điện là một nguyên nhân gây cháy cao. Kiểm tra thường xuyên các dây điện, thay thế các dây cũ, tróc vỏ bọc, các thiết bị điện quá cũ kỹ, băng lại các mối nối…
  • Nếu có sử dụng máy phát điện thì nên để cách xa nhà và không để xăng dầu gần nơi đặt máy.
  • Dọn sạch cỏ rác và các vật dễ cháy xung quanh nhà.

Đề phòng hỏa hoạn ở nhà:

  • Trước khi đi vắng nhớ cúp cầu dao điện, tắt đèn dầu, bếp lò, khoá bếp gas, kiểm tra nhang đèn nơi thờ cúng.
  • Không chong đèn dầu trong mùng.
  • Không hút thuốc trên giường.
  • Khi đun nấu bằng củi hay rơm rạ, không được rời xa bếp.
  • Không để xăng dầu, cồn, các chất dễ cháy… gần nơi nấu nướng.

Đề phòng hỏa hoạn ở đất trại, nơi hoang dã

Các bạn đừng bao giờ chủ quan cho rằng trong rừng chỉ toàn là cây xanh thì làm sao mà cháy được. Vì cho dù có nhiều cây xanh khó cháy, nhưng vẫn có nhiều loại cây chỉ cần một tia lửa là bắt cháy ngay, nhất là các loại cây có dầu. Hơn nữa, trong rừng có rất nhiều loại chất dẫn lửa nhanh như cỏ khô, lá khô, cành cây  khô, trái cây khô…

Hãy ghi nhớ: Một cây thông có thể làm ra triệu que diêm. Một que diêm có thể đốt sạch triệu cây thông.

Vì vậy, khi nhóm lửa để nấu ăn hay đốt lửa trại, các bạn phải tuân thủ những điều sau:

  1. Nhóm lửa nấu cơm ở chỗ ít gió, xa gốc cây khô, gốc cây có dầu.
  2. Không đốt lửa dưới các tàn cây vì lá có thể bắt cháy hoặc héo khô do sức nóng của ngọn lửa bốc lên.
  3. Dọn sạch cành cây, lá khô… xung quanh khu vực làm bếp hay đốt lửa trại để đề phòng cháy lan.
  4. Không để những vật dễ cháy, những chất dẫn lửa gần đống lửa.
  5. Cắt người trực trông chừng lửa.
  6. Chuẩn bị những vật liệu phòng cháy: Nước, cát, cành tươi bó thành chổi…

Dập lửa nơi hoang dã:

hoahoan7

– Dập tắt các bếp lửa (hay chỗ đốt lửa trại) nếu các bạn còn lâu mới cần lại hay trước khi rời đất trại bằng cách dội nước vào đống lửa.

– Dùng một cái cây khều đống tro rồi dội nước lại một lần nữa vì có thể than hồng còn cháy âm ỉ ở dưới đống tro.

– Để chắc chắn lửa đã tắt hẳn các bạn phải kiểm tra. Nếu đống lửa đã hoàn toàn nguội lạnh thì mới được dùng xẻng để xúc bỏ xuống hố rồi lấp lại.

Thiết bị thám sát đám cháy để lập phương án dập lửa

Thiết bị thám sát đám cháy để lập phương án dập lửa hiệu quả:

Hôm nay, Phòng cháy 3s xin giới thiệu một trong những tiến bộ khoa học công nghệ liên quan đến công tác phòng cháy chữa cháy. Đây là kết quả nghiên cứu và áp dụng những công nghệ lõi trong thời gian qua để đảm bảo công tác chữa cháy được thuận lợi và an toàn. Việc hiểu rõ tình trạng của đám cháy để có những biện pháp hiệu quả nhất, hạn chế những sai sót và thiệt hại trong quá trình ứng cứu và thực hiện chữa cháy.

Hỏa hoạn là sự cháy xảy ra ngòai sự kiểm soát của con người, gây thiệt hại về sức khỏe, tính mạng con người và tài sản.

Để đối phó với hỏa hoạn, người ta đã nghĩ ra nhiều cách, chế tạo ra nhiều phương tiện, thế nhưng… cháy vẫn cứ cháy.

Người ta nói Phòng cháy hơn chữa cháy”. Vì vậy mọi người trong chúng ta cần phải nêu cao ý thức Phòng cháy để giảm thiểu tối đa những tai họa tồi tệ này. Đồng thời bảo vệ trước hết là tài sản và tính mạng của chính gia đình mình và sau là của cộng đồng xã hội.

 

Các nhà khoa học Hàn Quốc tạo ra thiết bị xâm nhập vào đám cháy và thông báo tình hình ở hiện trường, giúp lực lượng cứu hỏa đưa ra phương án hành động nhanh nhất.
IFL Science hôm 20/1 đưa tin, hệ thống Robot chịu lửa trên không (FAROS) là một sáng kiến cứu hỏa do nhóm nghiên cứu tại Viện Khoa học và Công nghệ tiên tiến Hàn Quốc (KAIST) phát triển. FAROS có thể giúp phát hiện và dập tắt đám cháy tại các tòa nhà cao tầng, đồng thời bay qua và leo lên các bức tường. KAIST đã áp dụng các công nghệ được trang bị cho RAROS trong thời gian qua để phát triển thiết bị của mình.

RAROS có thể bay vào bên trong những đám cháy để cung cấp thông tin hiện trường. (Ảnh: WordPress).

FAROS trang bị một camera chịu nhiệt để xác định vị trí của người mắc kẹt trong tòa nhà. Một loạt các công nghệ xử lý hình ảnh cho phép thiết bị này xác định nguyên nhân đám cháy. Việc tìm ra được vị trí người mắc kẹt sẽ tạo điều kiện xử lý chính xác và nhanh gọn trong việc giải cứu nạn nhân bởi thời gian càng rút ngắn thì xác suất thành công càng cao.

Trong video giới thiệu, FAROS có khả năng chịu nhiệt cực cao (1000°C) trong hơn một phút mà không hề bị hư hại là nhờ vào lớp phủ aramid. Vật liệu này thường được sử dụng trong công nghệ ôtô, hàng không, vũ trụ và quân sự để tạo ra các bề mặt chịu nhiệt. Điều này cho phép thiết bị tiếp cận những vị trí mà con người không thể tới gần đồng thời tránh những thiệt hại không đáng có.

Phía bên dưới thiết bị là lớp đệm không khí được duy trì ở nhiệt độ tối ưu nhờ hệ thống làm mát nhiệt điện. Trong hệ thống, dòng điện được truyền giữa hai vật liệu khác nhau. Chênh lệch nhiệt độ giữa hai bên sinh ra hiệu điện thế theo hiệu ứng Peltier, giúp duy trì hoạt động của thiết bị.

Nhờ các công nghệ trên, FAROS có thể thâm nhập vào hiện trường đám cháy và truyền thông tin cho lính cứu hỏa bên ngoài. Sau đó, họ sẽ đưa ra những quyết định chính xác, giúp rút ngắn thời gian giải quyết các đám cháy trên cao.

“Trinh sát đám cháy được hướng dẫn tại Khoản 1 Điều 7 Thông tư 39/2016/TT-BCA quy định về tiếp nhận, xử lý thông tin báo cháy và triển khai hoạt động chữa cháy của lực lượng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy do Bộ trưởng Bộ Công an ban hành.

Theo đó, khi đến nơi xảy ra cháy, người chỉ huy chữa cháy căn cứ vào tình hình, diễn biến của đám cháy, tổ chức trinh sát đám cháy để nắm tình hình vụ việc, khả năng bố trí, triển khai lực lượng, phương tiện chữa cháy tiếp cận đám cháy và quyết định biện pháp kỹ thuật, chiến thuật chữa cháy phù hợp, cụ thể:

a) Trường hợp đám cháy không phức tạp, người chỉ huy chữa cháy có thể trực tiếp quan sát và quyết định biện pháp kỹ thuật, chiến thuật chữa cháy phù hợp để dập tắt đám cháy;

b) Trường hợp đám cháy có diễn biến phức tạp hoặc có nhiều yếu tố nguy hiểm đe dọa đến tính mạng, sức khỏe của lực lượng chữa cháy thì người chỉ huy chữa cháy phải thành lập tổ trinh sát đám cháy có tối thiểu từ 02 đến 03 cán bộ trở lên để tổ chức trinh sát. Trường hợp cần thiết, người chỉ huy chữa cháy có thể yêu cầu cán bộ, nhân viên của cơ sở nơi xảy ra cháy tham gia giúp tổ trinh sát thực hiện nhiệm vụ;

Tổ trinh sát đám cháy có nhiệm vụ xác định:

– Có hay không có người bị nạn trong đám cháy; số lượng, vị trí, tình trạng của người bị nạn; biện pháp và khả năng cứu người bị nạn;

– Các yếu tố nguy hiểm có thể đe dọa đến tính mạng, sức khỏe của người bị nạn cũng như lực lượng tham gia chữa cháy;

– Các chất cháy chủ yếu, nguy cơ cháy lan và khả năng phát triển của đám cháy;

– Vị trí thích hợp để bố trí phương tiện chữa cháy;

– Khả năng sử dụng phương tiện chữa cháy thực có của cơ sở để phục vụ cho chữa cháy; các nguồn nước có thể sử dụng cho chữa cháy;

– Thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự phân công của người chỉ huy chữa cháy.

c) Căn cứ vào tình hình, diễn biến của đám cháy và lực lượng, phương tiện chữa cháy hiện có, người chỉ huy chữa cháy có thể quyết định đồng thời việc tổ chức trinh sát đám cháy và triển khai lực lượng, phương tiện để tổ chức cứu người, cứu tài sản và dập tắt đám cháy.”

Nguồn: KhoahocTV

Hệ thống phòng cháy chữa cháy chung cư

Hệ thống phòng cháy chữa cháy hiệu quả thường bắt đầu bằng một hệ thống đồng bộ từ giai đoạn phát hiện, cảnh báo và các biện pháp xử lý sự cố. Chúng ta thường không để ý để xây dựng một hệ thống phòng cháy chữa cháy nên vấn đề mà các chuyên gia luôn ưu tiên để khuyên các gia đình lưu ý. Đây là thiết bị cực kỳ quan trọng của hệ thống phòng cháy chữa cháy trong mỗi chung cư, tuy nhiên không phải ai cũng quan tâm và để ý đến nó. Một thiết bị không tốn quá nhiều tiền của mà mang lại lợi ích thiết thực nhất, vì vậy bạn hãy lắp nhiều thiết bị báo khói trong căn nhà mình. Khi lắp các thiết bị này rồi bạn cũng nên kiểm tra nó thường xuyên chứ không phải bỏ mặc chúng.

hệ thống phòng cháy chữa cháy

Nội quy phòng cháy chữa cháy của một tòa nhà

  1. Lắp chuông báo khói và kiểm tra thường xuyên:

Đây là thiết bị cực kỳ quan trọng thuộc hệ thống phòng cháy chữa cháy trong mỗi chung cư, tuy nhiên không phải ai cũng quan tâm và để ý đến nó.

Một thiết bị không tốn quá nhiều tiền của mà mang lại lợi ích thiết thực nhất, vì vậy bạn hãy lắp nhiều thiết bị báo khói trong căn nhà mình.

Khi lắp các thiết bị này rồi bạn cũng nên kiểm tra nó thường xuyên chứ không phải bỏ mặc chúng.

  1. An toàn cháy nổ khi nấu ăn

Nguyên nhân gây ra cháy nổ hầu như xuất phát từ nhà bếp, vì vậy bạn phải hết sức cẩn thận khi nấu nướng, nhất là khi đun dầu nóng. Đặc biệt không để trẻ em một mình trong bếp khi đang bật các thiết bị nấu nướng. nấu ăn an toàn cũng là biện pháp phòng cháy tốt nhất cho căn hộ chung cư. Bên cạnh đó, cần thường xuyên kiểm tra khu vực bếp để đảm bảo các thiết bị đều đuợc sử dụng đúng thiết kế, không có thiết bị quá cũ, thiếu an toàn. Đặc biệt, cần lưu ý thiết kế hệ thống bếp thoáng gió. Kiểm định thiết bị sử dụng ga liên tục, thay mới các thiết bị cũ, sử dụng thiết bị đồng bộ của nhà sản xuất, tránh sửa chữa, điều chỉnh. Nếu cần bạn hãy để các chuyên gia làm việc đó. Đặc biệt cần lưu ý vấn đề này để thiết kế hệ thống phòng cháy chữa cháy hiệu quả.

  1. Xây dựng lối thoát hiểm an toàn trong nhà, kiểm tra nguy cơ cháy nổ trước khi đi ngủ

Bạn phải dự trù trước tình huống xấu nhất và con đường thoát hiểm khi có cháy nổ xảy ra, phải đảm bảo rằng cả nhà đều biết con đường này. Khi có cháy xảy ra bạn phải tìm cách thoát ra ngoài và gọi cứu hỏa ngay lập tức, không nên xử trí một mình. Trước khi đi ngủ nên cẩn thận kiểm tra các khu vực dễ cháy nhất như nhà bếp, các vị trí lắp ráp ổ điện…

hệ thống phòng cháy chữa cháy
hệ thống phòng cháy chữa cháy

Những biện pháp phòng cháy tốt nhất cho căn hộ chung cư

  1. Một ổ điện tốt nhất nên xài một phích cắm

Một vài hệ thống điện chỉ đuợc thiết kế để gánh một lượng thiết bị với công suất nhất định. Việc bạn sử dụng quá nhiều thiết bị so với thiết kế của nhà sản xuất thì sẽ gây những hiện tuợng quá tải. Nếu một ổ điện mà gánh quá nhiều phích cắm thì nguy cơ quá tải gây cháy nổ rất dễ xảy ra, nhất là với các ổ cấm và dây điện cũ. Do đó, cần có một bộ tự động phát hiện và ngắt nguồn ngay khi có dấu hiệu quá tải để tránh việc cháy nổ xảy ra ngoài dự tính.

  1. Không vứt bừa bãi tàn thuốc lá, thắp hương

Việc hút thuốc lá là thói quen khó bỏ của một số người. Tuy nhiên, đừng để thói quen này làm ảnh hưởng đến cuộc sống của bạn. Một hệ thống phòng cháy chữa cháy dù có tốt nhưng vẫn chủ yếu do ý thức của con người vận hành, sử dung và quan trọng nhất là thận trọng hơn. Do đó, khi hút thuốc bạn cần lưu ý. Tàn thuốc lá là nguyên nhân gây ra các vụ cháy khá nhiều, chính vì vậy bạn phải đảm bảo chúng thật sự tắt trước khi vứt đi. Bên cạnh đó, truyền thống thắp hương nhớ tới tổ tiên của chúng ta cũng không ít lần mang đến những rắc rối. Khi thiết kế hệ thống phòng cháy chữa chaý, chúng tôi luôn lưu ý các khách hàng của mình thận trọng, đồng thời lưu ý nhiều hơn để tránh cho quý khách những khó khăn khi gặp phải.

  1. Lưu ý khi dùng nến

Nến và các loại đèn trang trí cũng là nguyên nhân hàng đầu gây ra các vụ cháy. Sử dụng nến nên cắm trên nền cứng, tránh xa rèm cửa. Trước khi đi ngủ tốt nhất nên tắt hết các loại nến. Thực hiện tốt những khuyến cáo này là bạn đã bảo vệ được tài sản cũng như con người trong gia đình bạn. Trên đây là một số biện pháp phòng cháy tốt nhất cho căn hộ chung cư, các cư dân hãy lưu ý thực hiện đúng những nguyên tắc phòng cháy chữa cháy để không xáy ra những vụ cháy đáng tiếc. xin chân thành cảm ơn

Theo: http://chungcuflc.com/bien-phap-phong-chay-tot-nhat-cho-can-ho-chung-cu/

Những cách chữa cháy xăng dầu cần biết

Để đảm bảo an toàn phòng cháy chữa cháy xăng dầu nhanh gọn hiệu quả cao bạn cần phải biết cách chữa cháy mang lại hiệu quả cao. Dưới đây là những cách chữa cháy xăng dầu nhanh nhất, mời các bạn cùng tham khảo.

1. Chữa cháy xăng dầu bằng cát

Cát có tác dụng hấp thụ nhiệt và có thể ngăn vật liệu cháy tiếp xúc với oxy.

Đây là phương án ai cũng có thể dập tắt đám cháy được. Cát là nguyên liệu dễ tìm kiếm, nhiều đơn vị thường có báo trí sẵn các thùng cát chữa cháy sắn chủ động trong việc phòng cháy chữa cháy. Cát có tác dụng hấp thụ nhiệt và có thể ngăn vật liệu cháy tiếp xúc với oxy. Nhờ đó, quá trình cháy không thể duy trì và nhanh bị dập tắt.

Khi xảy ra cháy, mọi người nên tìm cát xúc vào đám lửa để ngăn chất lỏng cháy lan ra. Đây là nguyên liệu rẻ tiền, dễ kiếm và sử dụng đơn giản nên được nhiều cây xăng lưu trữ để phục vụ hiệu quả quá trình chữa cháy.

2. Chữa cháy xăng dầu bằng chăn chiên

Chăn ướt ngăn không khí tiếp xúc với vật liệu cháy

Song song với những hành động đó, khi thấy xuất hiện các đám cháy, bạn nên xác định được đó là đám cháy to hay nhỏ để báo lên lực lượng Cảnh sát PCCC. Ngoài ra, cần báo cho những người liên quan biết để tránh xa và có phương án cùng tham gia chữa cháy.

Đối với đám cháy nhỏ như trường hợp thùng phuy, can chứa xăng dầu bị cháy có thể dùng chăn, bao tải nhúng nước phủ kín chỗ bị cháy. Đồng thời di chuyển những vật chưa bị cháy ra nơi an toàn, dùng nước làm mát thùng phuy xung quanh chống cháy lan. Nếu xăng dầu chảy tràn ra ngoài mặt đất gây cháy thì dùng đất, cát phủ kín đám cháy. Trường hợp xăng dầu chứa trên ôtô, trên tàu hỏa cháy cũng có thể áp dụng biện pháp như trên để chữa cháy, đồng thời dùng bình chữa cháy dập tắt đám cháy.
Đối với đám cháy nhỏ như trường hợp thùng phuy, can chứa xăng dầu bị cháy có thể dùng chăn, bao tải nhúng nước phủ kín chỗ bị cháy.

3. Chữa cháy bằng bọt foam

Foam ngăn tiếp xúc ôxi


Hệ thống chữa cháy bằng bọt Foam được dành cho các kho xăng dầu được bố và lắp đặt hệ thống trong việc chủ động phòng cháy chữa cháy. Bọt Foam chữa cháy được hiểu là một mảng bọt có khối lượng lớn, có tính bền, chứa đầy không khí, có tỷ trọng nhỏ hơn dầu, xăng, hoặc nước. Dung dịch Foam chữa cháy được tạo ra bởi 3 thành phần: nước, bọt cô đặc, và không khí. Nước được trộn với bọt cô đặc, tạo thành một dung dịch foam. Dung dịch Foam này lại được trộn với không khí (hút không khí) để tạo ra một loại bọt chữa cháy có đủ tính năng, sẵn sàng phun lên bề mặt vật gây cháy và dập tắt cháy.

Hệ thống chữa cháy bằng bọt Foam hoạt động theo nguyên tắc cách ly là chủ yếu. Khi có lửa cháy thì hệ thống sẽ được kích hoạt và phun ra một loại bọt bao phủ lên trên bề mặt xăng dầu, nhanh chóng tách chất lỏng dễ cháy ra khỏi không khí và lửa, nhờ vào đó có thể ngọn lửa bị dập tắt. Ngoài ra lượng nước có chứa trong bọt còn đóng vai trò làm lạnh nhiên liệu và trùm phủ không cho chất lỏng bốc hơi hòa trộn vào không khí tạo thành hỗn hợp cháy nổ.

Khi có đám cháy, hệ thống điều khiển trung tâm sẽ báo cháy bằng cách hú còi. Lúc này, nhân viên trực có thể xác định được khu vực cháy. Khi nhiệt độ tại khu vực cháy khoảng 60-8000C, đầu sprinkler vỡ, nước phun ra, áp lực hệ thống giảm, bơm tự động kích hoạt cung cấp nước cho bồn chứa hợp chất.
Khi nước đi qua đường ống dẫn (tín hiệu sẽ báp về tủ báo cháy), van điện từ sẽ mở ra, một phần nước sẽ vào bồn Foam tạo áp lực với tủ chứa foam bên trong bồn và áp lực này sẽ đẩy foam thoát ra ngoài theo hướng có vòi phun mà ra ngoài. Do sức căng bề mặt của foam cao nên lớp màng phủ vậy cháy khá bền giúp cô lập vật cháy, không gây cháy trở lại.
Các bước chữa cháy xăng dầu bạn cần biết
Đối với đám cháy lớn như trường hợp kho bể, xitec chứa xăng dầu bị cháy, tốc độ cháy rất lớn và ngọn lửa bốc cao, nhiệt độ của ngọn lửa khoảng 1.100oC có thể làm biến dạng hoặc phá vỡ thành thiết bị. Trường hợp trong bể, xi téc có lẫn nước có thể xảy ra hiện tượng sôi trào làm xăng dầu tràn ra ngoài hoặc bắn tung tóe tạo thành những đám cháy mới. Trong những trường hợp như vậy chữa cháy là hêt sức khó khăn, do đó cần phải tuân thủ các bước sau:

Báo động cho toàn cơ quan.
Báo cháy cho lực lượng Cảnh sát PCCC , công an hoặc chính quyền nơi gần nhất.

Sơ tán tài sản, phuy xăng dầu lân cận ra vị trí an toàn.
Rút bớt lượng xăng dầu trong bể cháy ra nơi an toàn (nếu có thể).
Dùng hệ thống phun nước làm mát bể bị cháy và bể lân cận.
Dùng hệ thống phun bọt dập tắt đám cháy.
Thông báo tình hình cháy, loại chất cháy… theo yêu cầu của lực lượng chữa cháy chuyên nghiệp.
Chịu sự chỉ huy của lực lượng Cảnh sát PCCC.
Bảo vệ hiện trường vụ cháy.

Bí thư Hà Nội: Cần cưỡng chế chung cư không đảm bảo PCCC

Làm việc với Cảnh sát PCCC Hà Nội, Bí thư Thành ủy Hoàng Trung Hải nhấn mạnh cần khẩn trương xây dựng quy trình cưỡng chế đối với chung cư, công trình không đảm bảo PCCC.

Theo Thiếu tướng Hoàng Quốc Định, Giám đốc Cảnh sát PCCC Hà Nội, cảnh sát PCCC đã siết chặt quản lý đối với nhà, công trình cao tầng có vi phạm, tuy nhiên, còn nhiều tồn tại do các quy định chưa đầy đủ.
Phó chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Văn Sửu cho biết, tới đây, UBND TP sẽ có thông báo kết luận về 79 công trình vi phạm PCCC đã đưa vào sử dụng.

phòng cháy chữa cháy, Phó chủ tịch Hà Nội, Nguyễn Văn Sửu, chuông báo cháy
Phó chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Văn Sửu

Nhiều công trình trong danh sách này đã khẩn trương khắc phục. Tuy nhiên, TP sẽ chỉ ra 1-3 vị trí để xử lý “điểm”. Quy trình xử lý đang được Cảnh sát PCCC TP hoàn thiện, cố gắng hoàn tất trong tháng này. Sở Tư pháp sẽ giám sát quy trình để khi thực hiện không xảy ra vi phạm.
Đối với những công trình vi phạm đang xây dựng, chưa đưa vào sử dụng, Phó chủ tịch TP cho hay, tới đây UBND TP sẽ tiếp tục ra văn bản yêu cầu nghiêm cấm việc cấp điện, nước.
“Đơn vị nào ký hợp đồng bán nước, bán điện thì người đại diện pháp luật của chủ doanh nghiệp đó phải bị xử lý hình sự. Sở Xây dựng, Sở Công thương là cơ quan quản lý nhà nước phải theo dõi, giám sát”, ông Sửu yêu cầu.
Lãnh đạo TP cũng nêu tình trạng dù trên có nhiều quy định, yêu cầu làm quyết liệt, nhưng ở dưới vẫn vi phạm, kể cả ở chung cư vài chục tầng.
“Dứt khoát là không để tồn tại. Tới đây chủ tịch xã, phường, thị trấn, chủ tịch quận, huyện phải kiểm soát cái này”, ông Sửu nói thêm.
Ông Sửu cũng chỉ ra việc mặc dù đã được bố trí nơi đốt vàng mã ở khu chung cư nhưng vẫn có người dân đốt ở hành lang, khi chuông báo cháy kêu thì “đập là nó tịt”. Ông nhấn mạnh nên xử lý cả những người dân vi phạm PCCC.
“Trước HĐND tôi đã khuyến cáo người dân ý thức về phòng cháy. Nhiều khi tập huấn cứ bảo là chắc gì đã cháy, cháy chắc gì đã chết. Ngay bản thân tính mạng mình mình còn không lo thì sao được. Tới đây sẽ vận động tiếp. Kể cả người dân nào vi phạm cũng phải bị xử lý”, ông Sửu nói.
Theo Bí thư Thành ủy Hà Nội Hoàng Trung Hải, PCCC là vấn đề rất lớn, với những chủ đầu tư, công trình không đảm bảo PCCC thì tiếp tục kiểm tra, xử phạt, đặc biệt phải làm quy trình cưỡng chế.

phòng cháy chữa cháy, Phó chủ tịch Hà Nội, Nguyễn Văn Sửu, chuông báo cháy

Không thể để yên được. Vi phạm về PCCC có thể bị đến tội hình sự bởi đe dọa tính mạng của rất nhiều người. Tôi đề nghị khẩn trương xây dựng quy trình này. Phải đảm bảo tính mạng cho người dân”, ông Hải nhấn mạnh.
Bí thư Hải cho hay, quy định về PCCC đã có nhưng chủ đầu tư không thực hiện thì lực lượng PCCC phải có quyền cưỡng chế.
“Cưỡng chế thực hiện các quy định về PCCC để đảm bảo an toàn cho người dân. Một khu chung cư không đảm bảo về PCCC thì buộc phải thực hiện, nếu không sẽ đưa xe, đưa trang thiết bị đến. Có 2 cách, hoặc là đưa người dân ra hoặc là đưa trang thiết bị đến để đảm bảo an toàn. Chi phí đó ai sai thì phải chịu”, Bí thư HN nói rõ.
Theo lãnh đạo Thành ủy, phải sớm ra quy trình hướng dẫn chứ không để “trắng án”, vi phạm rồi mà PCCC đến cũng không làm gì được.
Theo: Vietnamnet.vn

Phòng cháy chữa cháy chuyên nghiệp (PCCC)

Hệ thống phòng cháy chữa cháy là một trong những khoản đầu tư cần được chú trọng và thực hiện nghiêm túc theo quy định của pháp luật nhằm đảm bảo an toàn cho các tòa nhà, công trình kiến trúc.Việc đầu tư phòng cháy chữa cháy là việc cần thiết đối với khách hàng và chủ đầu tư tránh được những thiệt hại không cần thiết.

Công nghệ phòng cháy chữa cháy hiện đại nhất hiện nay

Theo thống kê của Bộ Công an, năm 2015 cả nước đã xảy ra 2.792 vụ cháy, trong đó xảy ra nhiều vụ cháy lớn tại khu dân cư, chung cư, chợ và trung tâm thương mại, gây thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản. Nguyên nhân chính được cho là mật độ xây dựng các công trình quá chật chội, ý thức của người dân và chủ đầu tư các tòa nhà về công tác phòng cháy chữa cháy chưa cao. Ngoài ra, các hệ thống phòng cháy chữa cháy hiện hành lại chưa được cập nhật, nâng cấp hợp lí dẫn đến chưa phát huy hiệu quả tối ưu khi các vụ cháy xảy ra.

Vì vậy, việc đầu tư lắp đặt hệ thống phòng cháy chữa cháy chất lượng có ý nghĩa rất quan trọng vì nó giúp bảo vệ tính mạng con người và tài sản, cũng như làm giảm thiệt hại khi hỏa hoạn xảy ra. Hệ thống báo cháy giúp phát hiện đám cháy, đồng thời cảnh báo cho cư dân trong tòa nhà để kịp thời sơ tán. Trong khi đó, hệ thống khắc phục đám cháy tại chỗ sẽ giúp ngăn chặn sự lan rộng của đám cháy và hỗ trợ lực lượng cứu hỏa trong việc dập tắt đám cháy một cách nhanh chóng và hiệu quả. Do vậy, khi thiết kế và xây dựng bất kì công trình nào, chủ đầu tư nên xem việc lắp đặt hệ thống phòng cháy chữa cháy là một trong những ưu tiên hàng đầu.

Bài viết này xin giới thiệu một số công nghệ phòng cháy chữa cháy hiện đại nhất hiện nay, nhằm cung cấp thông tin hữu ích cho các cá nhân và tổ chức trong quá trình lựa chọn, thiết kế và nâng cấp một hệ thống phòng cháy chữa cháy hợp lý, hiệu quả.

Một hệ thống phòng cháy chữa cháy truyền thống hay hiện đại đều bao gồm hai phần chính là hệ thống báo cháy và hệ thống khắc phục đám cháy.

1. Hệ thống báo cháy

Đối với hệ thống báo cháy, các đầu báo chính là thành phần quan trọng nhất. Các loại đầu báo phổ biến hiện nay là đầu báo nhiệt và đầu báo khói. Trên thị trường cũng đã xuất hiện một số loại đầu báo hiện đại có chức năng kết hợp cả báo nhiệt lẫn báo khói hoặc có khả năng tích hợp với các hệ thống âm thanh trong tòa nhà để đưa ra kịch bản di tản khi xảy ra cháy.

Hệ thống báo cháy tự động, phòng cháy chữa cháy chuyên nghiệp theo địa chỉ (Addressable fire alarm system) là hệ thống báo cháy tiên tiến nhất hiện nay. Khác với hệ thống báo cháy thông thường chỉ có khả năng báo cháy cho một khu vực rộng, hệ thống báo cháy địa chỉ sẽ truyền dẫn tín hiệu từ từng đầu báo riêng biệt về đến trung tâm điều khiển để phát hiện điểm gây cháy chính xác và cụ thể. Ngoài ra, hệ thống này có thể giao tiếp với hệ thống quản lý tòa nhà thông minh (IBMS), hệ thống âm thanh PA, hệ thống thang máy để cảnh báo trên phạm vi rộng hơn và sử dụng nhiều hình thức khác nhau để cảnh báo cho toàn bộ cư dân trong tòa nhà.

2. Hệ thống khắc phục đám cháy

Tại Việt Nam, phương tiện chữa cháy thông dụng nhất là bình bột và bình CO2, được lắp đặt ở hầu hết cơ quan, doanh nghiệp theo Luật Phòng cháy và Chữa cháy. Tuy nhiên, trên thực tế, không phải đám cháy nào cũng có thể khắc phục bằng bình chữa cháy. Ngoài ra, nếu không được trang bị kiến thức cơ bản, người sử dụng sẽ rất dễ gặp tai nạn trong quá trình sử dụng. Ví dụ, bình CO2 chỉ có thể làm loãng đám cháy trong không gian kín, nhưng do đặc tính CO2 gây suy hô hấp nên không thể sử dụng khi trong phòng vẫn có người. Ngoài ra, nếu dùng không đúng cách thì người sử dụng rất dễ bị bỏng lạnh. Các hệ thống khắc phục đám cháy thường được chia làm 3 loại là sử dụng nước, bọt và khí.

Hệ thống sử dụng nước

Đầu phun áp lực

Hệ thống khắc phục đám cháy bằng nước quen thuộc nhất là hệ thống sprinkler. Đây là hệ thống phòng cháy chữa cháy chuyên nghiệp được lắp đặt rộng rãi tại các khu vực có diện tích lớn như cao ốc văn phòng, chung cư, khách sạn và trung tâm thương mại. Tuy nhiên, hệ thống này chỉ là phương pháp chữa cháy tạm thời, không phù hợp để dập các đám cháy lớn dễ gây hư hỏng cho các thiết bị và tài sản quý giá.

Để khắc phục hạn chế trên, một số nhà sản xuất thiết bị phòng cháy chữa cháy đã phát triển công nghệ mới nhất trong chữa cháy sử dụng nước là công nghệ phun sương. Hệ thống chữa cháy phun sương có thể kiểm soát, ngăn chặn và dập tắt đám cháy hiệu quả bằng cách phun sương với tốc độ cao, tạo ra các hạt sương có kích thước cực nhỏ (từ 50 – 120µm) đi qua đầu phun và nhanh chóng bao trùm vào đám cháy cũng như làm mát khu vực xung quanh.

Hệ thống phun sương sẽ phun ra ba loại hạt với ba kích cỡ khác nhau. Loại hạt thứ nhất là hạt nhỏ nhất có tốc độ phát tán cực kì nhanh có tác dụng làm giảm nhiệt độ trong đám cháy. Loại hạt thứ hai với kích thước trung bình có tác dụng bao trùm lấy các đồ vật nhằm cách ly các vật này khỏi vùng cháy, tránh cho đám cháy lan rộng. Loại hạt thứ ba là hạt có kích thước lớn nhất nên không bị bay hơi quá nhanh, sẽ giúp hỗ trợ loại hạt đầu tiên lan tỏa nhanh chóng trong đám cháy.

Hệ thống sử dụng bọt

Bình bọt khí áp suất cao

Với các đám cháy có nguyên nhân từ xăng, dầu, thì nước không có tác dụng dập được lửa. Khi đó, người ta phải sử dụng hệ thống chữa cháy bằng bọt. Hệ thống này, khi được kích hoạt, sẽ phun ra một loại bọt bao phủ lên trên bề mặt xăng dầu, tách chất lỏng dễ cháy ra khỏi không khí và lửa, nhờ đó ngọn lửa bị dập tắt.

Tuy nhiên, khi nén bình đựng bọt, áp suất cao trong bình có thể tiềm ẩn nhiều nguy hiểm, dễ gây cháy nổ. Vì vậy, một số nhà sản xuất thiết bị phòng cháy chữa cháy đã bắt đầu phát minh các bình chữa cháy bọt sử dụng áp suất bên ngoài thay vì trong bình, nhờ đó tăng cường sự an toàn cho người sử dụng. Đây chính là một trong những cải tiến đáng kể nhất trong chữa cháy bằng bọt.

Hệ thống sử dụng khí

Hệ thống bình nén tòa nhà

Hệ thống chữa cháy dùng khí thông dụng nhất là khí CO2, tuy nhiên nó chỉ có thể sử dụng trong môi trường kín và không có mặt con người do khí này ngăn cản hô hấp của con người và có thể dẫn tới tử vong.

Để thay thế CO2, hỗn hợp khí trơ đang là phương pháp tiên tiến nhất và ngày càng được dùng rộng rãi. Hỗn hợp khí trơ phổ biến nhất bao gồm khí Cacbon Dioxit, Nitơ và Agon. Sử dụng hỗn hợp khí trơ để chữa cháy không gây hư hại cho máy móc, không gây chập điện và hơn cả là không gây nguy hiểm cho hô hấp và tính mạng con người. Với ưu điểm này, hệ thống khí trơ thường được dùng cho các trạm không lưu, data center và phòng máy chủ,v.v.

Tóm lại, một hệ thống phòng cháy chữa cháy cần có hệ thống báo cháy và hệ thống khắc phục đám cháy (sử dụng nước hoặc bọt hoặc khí hoặc kết hợp cả ba). Các công nghệ phòng cháy chữa cháy đã được cải tiến liên tục trong những năm qua, vậy nên người dân cũng như CĐT nên chú trọng tìm hiểu, cập nhật các công nghệ phòng cháy chữa cháy mới nhất này, cũng như tham khảo ý kiến chuyên gia để có thể tích hợp một hệ thống phòng cháy chữa cháy chuyên nghiệp phù hợp và hiện đại nhất cho công trình của mình.

LIÊN HỆ PCCC BMC

Văn phòng

Tầng 11, Tòa nhà VEAM
Phú Thượng, Tây Hồ, Hà Nội


Kết nối với chúng tôi